TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Bài khóa luận đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của biến động chi phí quản lý doanh nghiệp đến quản trị lợi nhuận của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết của nghiên cứu
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đặc biệt là thị trường tài chính Hiện nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một sân chơi tiềm năng cho các doanh nghiệp huy động vốn với mong muốn mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh sản xuất Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) tính đến thời điểm 31/12/2023, có tổng cộng 2.290 số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước Theo nhiều chuyên gia đánh giá, việc nâng hạng thị trường mới nổi chỉ còn là vấn đề thời gian và có thể sẽ hoàn tất trong giai đoạn 2024 – 2025, là tiền đề đưa TTCK Việt Nam lên một tầm cao mới Tuy nhiên, ngoài sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thì các sai phạm liên quan đến việc quản trị lợi nhuận (QTLN) trong công bố thông tin (CBTT) trên BCTC là một chủ đề thời sự phổ biến trong những năm gần đây Một loạt các sự kiện phá sản của các công ty hàng đầu thế giới vào đầu thế kỷ 21 được cho là có gian lận trong BCTC, một số vụ việc tiêu biểu có thể kể đến là Tập đoàn năng lượng Enron – một trong những công ty năng lượng lớn nhất Hoa Kỳ đã sụp đổ vào năm 2001, vụ bê bối tài chính của Tập đoàn viễn thông Worldcom bị phát hiện năm 2002,… nguyên nhân do các nhà quản lý cấp cao và giám đốc tài chính tham gia vào việc thực hiện hành vi QTLN để thổi phồng lợi nhuận quá cao so với thực tế đưa BCTC đến gian lận Tại Việt Nam, công ty Cổ phần Dược Viễn Đông vào năm 2019 đã bị phát hiện thực hiện nhiều hành vi gian lận BCTC giai đoạn từ 2013 – 2018 như là cố ý làm sai lệch các khoản thu chi, khai khống doanh thu và lợi nhuận, sử dụng vốn vay sai mục đích gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK Việt Nam Ngoài ra, vụ việc của công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết đã cho thấy lãnh đạo công ty tiếp tục thực hiện những sai phạm khi nhiều lần BCTC có ý kiến ngoại trừ mang tính trọng yếu, đồng thời chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách để Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) có lãi
Hành vi QTLN là một phương pháp phổ biến để làm sai lệch bức tranh tài chính thật sự của doanh nghiệp Bằng phương pháp gián tiếp hay trực tiếp, các nhà quản trị luôn thực hiện hành vi QTLN với mục đích làm đẹp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi CBTT trên BCTC bằng cách lợi dụng các xét đoán kế toán dồn tích để che giấu số liệu Chi phí và lợi nhuận là hai chỉ tiêu đặc biệt nhạy cảm mà hầu hết tất cả các nhà quản trị đều hướng đến Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) trên Báo cáo KQHĐKD đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá được khả năng quản trị chi phí của công ty, được sử dụng cho các hoạt động quản lý và điều hành hoạt động trong doanh nghiệp, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí Chính vì vậy, nên chi phí QLDN là đối tượng dễ bị các nhà quản lý tác động đến
Sản xuất là một ngành chủ chốt, dẫn dắt thị trường và mang tính trọng yếu góp phần phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia vì vừa tạo ra nguồn cung tự thân vừa có thể xuất khẩu sang các nước khác góp phần lớn trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế Việt Nam Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu QTLN cụ thể cho lĩnh vực sản xuất là một đề tài cấp thiết nhưng hiện nay ở Việt Nam, các bài viết liên quan đến lĩnh vực sản xuất còn hạn chế
“Xuất phát từ những phân tích thực tế và lý luận trên, người sử dụng thông tin trên BCTC luôn đặt ra câu hỏi rằng liệu có mối quan hệ nào giữa biến động chi phí QLDN và QTLN Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu liên quan để giải đáp cho vấn đề này Do đó, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu về “Ảnh hưởng chi phí quản lý doanh nghiệp đến quản trị lợi nhuận tại các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Đề tài nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị có thể thấy được ảnh hưởng của biến động chi phí QLDN có tác động hay không đến mức độ QTLN trong doanh nghiệp sản xuất Qua đó, tác giả còn đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện biến động chi phí QLDN và cải thiện QTLN.”
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là tìm hiểu về những biến động của chi phí QLDN ảnh hưởng như thế nào đến QTLN của các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để tối thiểu biến động chi phí QLDN và cải thiện hành vi QTLN của các nhà quản trị
Mục tiêu 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng khoản mục chi phí QLDN đến QTLN của
CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam
Mục tiêu 2: Đưa ra một số giải pháp để có thể tối thiểu hoá chi phí QLDN và cải thiện QTLN của công ty.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng về biến động chi phí QLDN và QTLN của các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2011 – 2022 như thế nào?
Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của khoản mục chi phí QLDN đến QTLN của CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để tối thiểu hoá chi phí QLDN và hạn chế hành vi QTLN?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Biến động chi phí QLDN và QTLN của của các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2011 – 2022
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tác giả lựa chọn 2.120 quan sát được thực hiện trong phạm vi các CTSX được niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Tác giả lựa chọn 2 Sở giao dịch này vì đây là 2 Sở giao dịch mua bán chứng khoán đáng tin cậy nhất Việt Nam và thông tin cung cấp khá rộng rãi và đầy đủ, có chính sách quản trị thông tin công bố nghiêm ngặt, phù hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu của tác giả
Phạm vi về dữ liệu nghiên cứu: Thu thập dữ liệu tài chính, cụ thể là chi phí QLDN, doanh thu bán hàng, doanh thu thuần từ HĐKD, phải thu khách hàng, tổng tài sản, nguyên giá TSCĐ, lợi nhuận sau thuế,… trên BCTC của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất đã được kiểm toán thông qua phần mềm Fiinpro Đây là hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin tài chính liên quan đến các lĩnh vực Kinh tế – Tài chính – Vĩ mô Việt Nam một cách toàn diện và chuyên sâu với hơn 3000 công ty đại chúng dành cho các nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và các doanh nghiệp Việt Nam Fiinpro đồng phát triển bởi FiinGroup và QUICK Corp (thuộc tập đoàn Nikkei Nhật Bản) đã được chính thức cài đặt và sử dụng từ tháng 7/2021 tại nhiều tổ chức tài chính lớn như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, và ngày càng được phổ biến trong các trường đại học và được các chuyên gia đánh giá cao bởi sự uy tín, chính xác, chuyên nghiệp
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Thu thập dữ liệu trong phạm vi 12 năm gần nhất từ 2011 – 2022 Thứ nhất, tác giả mở rộng phạm vi thời gian để tăng khả năng quan sát mẫu dữ liệu để đạt được kết quả nghiên cứu đáng tin cậy nhất Thứ hai, vì năm
2011 là cột mốc năm đầu tiên trong “Chiến lược Phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020”, chính sách siết chặt trong quản lý các thông tin được công bố trên BCTC, thông tin tăng tính minh bạch và có độ tin cậy cao hơn Thứ ba, từ 2007 – 2010 là giai đoạn chứng kiến khủng hoảng kinh tế toàn cầu của năm 2008, đây cũng là yếu tố tác động lên kết quả nghiên cứu Thứ tư, vì một số lý do hạn chế về nguồn lực tác giả chưa thể tổng hợp dữ liệu cho năm 2023, tuy vậy năm 2022 vẫn là mốc thời gian đảm bảo tính kịp thời.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận định lượng, sử dụng những kế thừa từ những bài nghiên cứu trong và ngoài nước trước có đề tài liên quan, bổ sung thêm những điểm mới của tác giả
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả sử dụng tập dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ phần mềm Fiinpro, các thông tin này được lọc chỉ lấy các công ty đã được kiểm toán BCTC và thuộc lĩnh vực sản xuất được niêm yết trên TTCK Việt Nam Cụ thể, các công ty này niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán
Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng là số liệu chi phí QLDN, lợi nhuận, doanh thu, tài sản… được trình bày trên BCTC đã được kiểm toán công khai trên phần mềm Fiinpro Đây là hệ thống cơ sở cung cấp dữ liệu toàn diện về Kinh tế – Tài chính – Vĩ mô với hơn 3000 công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam, đồng phát triển bởi FiinGroup và QUICK Corp (thuộc tập đoàn Nikkei của Nhật Bản) và được các chuyên viên đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và đang ngày càng sử dụng phổ biến cho mục đích giảng dạy tại các trường đại học Hiện nay, Fiinpro được các chuyên gia đánh giá cao về tính uy tín, chuyên nghiệp, chính xác
Trang web đăng nhập Fiinpro: https://fiinpro.com/
Các tài liệu liên quan khác được thu thập từ sách, báo, internet và các nguồn thông tin khác có mức độ uy tín cao để bổ sung và hỗ trợ trong quá trình thực hiện nghiên cứu
1.5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ việc đọc tài liệu tham khảo tại các công ty, các bài nghiên cứu trước, tác giả tiến hành tổng hợp các thông tin qua các năm dưới dạng bảng thông qua các công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện xử lý tính toán như Excel, STATA
1.5.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Trong quá trình tiến hành phân tích, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để đưa ra các nhận xét về sự tăng giảm, cao thấp khác nhau giữa các biến động chi phí QLDN trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất.
Bố cục của khoá luận
Khoá luận được chia bố cục thành 5 chương trình bày về lý do chọn đề tài, nền tảng lý thuyết, giả thuyết và kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và một số đề xuất Cụ thể:
Chương 1: Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu để thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, người viết cũng nêu rõ các mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, thời gian và phương pháp để làm cơ sở và hướng đi cho bài nghiên cứu về “Ảnh hưởng chi phí QLDN đến QTLN tại các công ty sản xuất niêm yết trên TTCK Việt Nam”.
Chương 2: Tác giả nêu tổng quan những bài nghiên cứu trước có đề tài liên quan đến biến động chi phí QLDN và QTLN, kế thừa từ khe hổng nghiên cứu để đề xuất ra hướng đi, mô hình nghiên cứu của tác giả Đồng thời cũng đưa ra một số khái niệm, cơ sở lý thuyết cho những vấn đề được đặt ra trong đề tài.
Chương 3: Tác giả nêu ra những phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện, cách thức thu thập dữ liệu và tiến hành xây dựng những mô hình kiểm định, hồi quy, tương quan
Chương 4: Chương này trình bày kết quả và thảo luận, so sánh kết quả thu được với những kết quả của những bài nghiên cứu trước với mục đích chính là phân tích thực trạng biến động của chi phí QLDN so với QTLN các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chương 5: Kết luận toàn bộ khóa luận và đưa ra một số giải pháp giúp tối thiểu biến động chi phí QLDN và cải thiện hành vi QTLN cho các CTSX.
Đóng góp của đề tài
Dựa vào kết quả nghiên cứu, khóa luận này sẽ mở rộng lý thuyết về các biến động chi phí QLDN ảnh hưởng đến QTLN của các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam Bài nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn sâu hơn vào yếu tố này ảnh hưởng đến việc QTLN của các CTSX trên thực tế Ngoài ra, khóa luận cũng sẽ tạo ra một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực tương tự.
Nghiên cứu trong khóa luận đánh giá và đo lường tình hình QTLN tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Kết quả của nghiên cứu phản ánh sự tác động và mức độ tác động của biến động chi phí QLDN đối với QTLN Do đó, nghiên cứu này đóng góp ý nghĩa quan trọng cho cả lý thuyết và thực tiễn trong việc hiểu sâu hơn về vấn đề này và hỗ trợ cho các nhà kinh tế đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu về đề tài, thể hiện rõ các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp được áp dụng trong khoá luận Đồng thời, tác giả cũng trình bày phạm vi, không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu của đề tài "Ảnh hưởng chi phí quản lý doanh nghiệp đến quản trị lợi nhuận tại các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" Chương 1 cũng đã chỉ ra những đóng góp và các nội dung sẽ được thực hiện trong bài nghiên cứu này.
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một số khái niệm liên quan
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kỳ nhất định Chi phí là hao phí tài nguyên (bao gồm hữu hình và vô hình), vật chất và lao động Những hao phí này gắn liền với hoạt động, mục đích sản xuất kinh doanh Theo Huỳnh Lợi và cộng sự (2020), chi phí được phân loại theo nhiều cách, ví dụ: theo chức năng hoạt động, theo mối quan hệ với thời kỳ xác định KQHĐKD, sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định, theo cách ứng xử của chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 01: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.”
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là một nhân tố được các nhà đầu tư và quản trị doanh nghiệp rất quan tâm Việc phân loại, ghi nhận chính xác, đẩy đủ sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá và quản lý chi phí hiệu quả
Từ đó đưa ra được các quyết định kinh tế sáng suốt cho ra khả năng sinh lời cao
2.1.2 Phân loại chi phí qua góc độ kế toán chi phí
Những nhà quản trị luôn quan tâm đến việc quản lý hiệu quả chi phí phát sinh trong doanh nghiệp vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả Để quản lý chi phí tốt, nhà quản trị phải nhận diện và phân tích các hoạt động gây ra chi phí
Theo Huỳnh Lợi và cộng sự (2020), có những cách phân loại chi phí như sau:
Hình 2 1 Các cách phân loại chi phí
(Nguồn: Huỳnh Lợi và cộng sự (2020) trang 35 – 54)
Cách phân loại chi phí Chi phí phân loại
Theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất (hình 2.2)
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất
Theo mối quan hệ với thời kỳ xác định KQHĐKD
Sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
- Chi phí trực tiếp và gián tiếp
- Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được
Theo cách ứng xử của chi phí
• Định phí không bắt buộc
Hình 2 2 Tóm tắt về chi phí sản xuất 2.1.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, định nghĩa về chi phí QLDN :“Chi phí QLDN là tài khoản dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm: các chi phí về lương nhân viên bộ phận QLDN (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,
…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên QLDN; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đỏi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghi khách hàng ).”
Chi phí QLDN theo thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:
Hình 2 3 Phân loại chi phí QLDN theo thông tư 200/2014/TT-BTC
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Cuối kỳ, chi phí QLDN được kết chuyển vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh và được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) và thể hiện chi tiết những nội dung kinh tế tạo thành trong Thuyết minh trên BCTC
Phân loại chi phí Định nghĩa
Chi phí nhân viên quản lý
Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên QLDN, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp
Chi phí vật liệu quản lý
Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác QLDN như văn phòng phẩm… vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, … (giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT)
Chi phí đồ dùng văn phòng
Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ đùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế, hoặc chưa có thuế
Chi phí khấu hao TSCĐ
Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tầng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng…
Thuế, phí và lệ phí Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bải, tiền thuê đất,… và các khoản phí, lệ phí khác
Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác QLDN: các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế… (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ
2.1.4 Biến động chi phí quản lý doanh nghiệp
Theo Anderson và cộng sự (2003), biến động chi phí là sự bất cân xứng về mối quan hệ kinh tế trong việc đáp ứng chi phí và giảm doanh thu Theo một ví dụ của Weiss (2010) đã đưa ra hành vi biến động về chi phí như sau: “Nếu doanh thu bán hàng tăng 15%, chi phí tăng 10% Nhưng khi doanh thu bán hàng giảm 15%, chi phí giảm dưới 10%” Như vậy có thể nói biến động chi phí là việc tăng chi phí tại thời điểm bán hàng đang nhiều hơn là giảm cùng một lượng chi phí khi giảm doanh thu
Chen và cộng sự (2012) đã nhận định rằng, hành vi chi phí là một vấn đề quan trọng cho các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh tế cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là trong kế toán chi phí và quản lý Hành vi gia tăng chi phí do sự giảm khối lượng các hoạt động của công ty được gọi là biến động chi phí (Calleja và cộng sự, 2006)
Theo Veneris và cộng sự (2015), biến động chi phí QLDN thể hiện rằng các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định có chủ ý với mục đích sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách không phù hợp Bởi vì nguyên nhân do giảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể gây ra việc doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không phù hợp khi phát sinh Biến động chi phí QLDN có thể bắt nguồn từ nhiều loại chi phí như chi phí sản xuất và kinh doanh (Chen và cộng sự, 2012)
Biến động chi phí được xác định theo quyết định của các nhà quản lý chịu trách nhiệm về việc kiểm soát chi phí cho các tài nguyên không cần thiết trong tình huống giảm doanh số Các công ty có xuất hiện biến động chi phí được chia làm hai nhóm: nhóm hiệu quả (có tin tức tích cực) và nhóm không hiệu quả (có tin tức tiêu cực) Các công ty có biến động hiệu quả được tác giả xếp vào nhóm doanh nghiệp hiện tại tuy doanh số giảm, nhưng trong tương lai gần doanh số của họ có dự kiến tăng Các công ty hoạt động có doanh số giảm do chịu thêm chi phí (tài nguyên không sử dụng), việc có tạo ra lợi ích của công ty trong tương lai bằng cách tránh các chi phí điều chỉnh tài nguyên (giảm và tăng trở lại) Đối với các công ty có biến động chi phí không hiệu quả là những công ty có doanh số hiện tại giảm nhưng doanh thu của họ dự kiến là giảm vĩnh viễn (dài hạn), do đó các công ty hoạt động không hiệu quả về mặt chi phí bổ sung (tài nguyên không sử dụng) sẽ không tạo ra được những lợi ích hiện tại và tương lai Vì vậy, bất kể công ty thuộc nhóm hiệu quả hay không hiệu quả đều có tác động không tốt đến lợi nhuận hiện tại (giảm doanh số hằng năm), nguyên nhân là do doanh số giảm này không được bù đắp bằng hoặc cùng một mức giảm trong chi phí Tuy nhiên, biến động chi phí của các công ty thuộc nhóm hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận trong tương lai do tin tức tích cực là doanh số sẽ tăng trở lại và các công ty không hiệu quả có tác động tiêu cực đến lợi nhuận do tin tức tiêu cực là doanh số sẽ giảm vĩnh viễn (Homburg và Nasev, 2010)
Cơ sở lý thuyết
Cho đến nay, một số lượng nền tảng nghiên cứu và cơ sở lý luận đáng kể để lại cho các nghiên cứu sau này là kết quả của quá trình dài xây dựng và phát triển thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước Trong bài viết này, tác giả cũng dựa trên một số nền tảng lý thuyết đã được phát triển trước đó để trả lời câu hỏi cho động cơ và nguyên nhân do đâu để nhà quản trị thực hiện hành vi QTLN thông qua điều chỉnh chi phí QLDN và những vấn đề khác liên quan đến đề tài Thông qua đó, giải thích cho việc tại sao lựa chọn các biến trong mô hình
Lý thuyết ủy nhiệm (còn được gọi là lý thuyết đại diện) được Jensen và Meckling công bố phát triển năm 1976 Lý thuyết này được phát triển với mục tiêu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm Bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm dựa trên hợp đồng Lý thuyết này nói rằng có sự tách biệt giữa quyền sở hữu với việc quản lý sử dụng nguồn lực, điều này gây ra vấn đề người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng nhiều hơn lợi ích của chủ sở hữu Tác giả đã chia chi phí ủy nhiệm thành 3 loại: chi phí giám sát, chi phí liên kết và các chi phí khác Trong lý thuyết ủy nhiệm, mối quan hệ ủy nhiệm xuất hiện rõ nhất trong hai trường hợp chính Cụ thể, đầu tiên là mối quan hệ giữa cổ đông – nhà quản lý là người trực tiếp điều hành công ty và thứ hai là mối quan hệ giữa chủ nợ - các cổ đông của công ty Tuy nhiên, điểm chung của cả hai mối quan hệ đều là tối đa hóa lợi ích của mỗi bên
Tác giả áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào nghiên cứu của mình, tác giả đã kỳ vọng rằng khi lợi ích của nhà quản lý càng nhiều thì hành vi QTLN càng cao, vì lý do tư lợi của nhà quản lý Ngoài ra, tác giả cũng tin rằng việc ủy nhiệm biến động chi phí QLDN càng cao thì QTLN càng thấp, khi các nhà đầu tư bỏ ra vốn để mở rộng quy mô công ty thì sẽ giúp cho khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp sản xuất được phát huy tốt hơn, sinh ra lợi nhuận nhiều hơn khi đó việc QTLN sẽ được thực hiện nhiều hơn
Lý thuyết lợi ích – chi phí
Theo Jean Dreze và Nicholas Stern (1987), lý thuyết lợi ích – chi phí được sử dụng phổ biến nhiều trong lĩnh vực kinh tế với mục đích đánh giá giữa lợi ích và chi phí thông qua một quy trình đồng nhất để xem xét các quyết định và kết quả đạt được của chúng Cốt lõi của lý thuyết này là dùng kiểm tra hành vi ra quyết định dựa trên lợi ích đạt được khi đã trừ đi các chi phí liên quan, dự án được chọn nếu như lợi ích lớn hơn chi phí (Stuart, 2010)
Ngoài ra, theo Vũ Hữu Đức (2010), lý thuyết này thường được sử dụng trong các đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức kinh doanh Đây là một phân tích nhằm xem xét mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích nhận về, giúp ước tính trước các lợi ích của một phương án có lớn hơn chi phí mà chủ doanh nghiệp bỏ ra hay không và chênh lệch bao nhiêu nhằm thẩm định chính sách cho dự án đó có thực sự hữu hiệu và cần thiết hay không Dựa vào lý thuyết chi phí – lợi ích, các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định thông qua cái nhìn toàn diện về một quy trình đánh giá và phân tích phù hợp, chính vì vậy lý thuyết này được sử dụng khá phổ biến (Mathew, 2002)
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau đều sẽ có nhu cầu khác nhau về việc thực hiện quản trị và ra quyết định, vì vậy các doanh nghiệp sẽ vận dụng những công cụ kỹ thuật, phương pháp khác nhau nhưng đều chung quy về kiểm soát vấn đề chi phí và lợi ích Lý thuyết lợi ích – chi phí tác động đến việc thực hiện quản trị kế toán thông qua hai nhân tố: chi phí đầu tư cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và lợi ích mang lại đến từ kế toán quản trị
Trong đề tài khóa luận tác giả quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận có được từ ảnh hưởng của biến động các chi phí nói chung và chi phí QLDN nói riêng Nếu như áp dụng các chính sách giúp giảm thiểu các chi phí ảnh hưởng đến chi phí QLDN thì lợi nhuận thu được có tăng hay không và tăng bao nhiêu? Nếu như không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng thì có thể doanh nghiệp sẽ không chấp thuận dự án đó Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh, mức độ phức tạp trong nhu cầu thông tin để ra quyết định kinh doanh sẽ khác nhau Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cần đầu tư một khoản chi phí lớn tương thích cho hệ thống kế toán quản trị hiệu quả, đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ ít tốn kém chi phí hơn Quy mô công ty lớn giúp thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn và khi đó khả năng QTLN được nhiều hơn.
Tổng quan về các nghiên cứu trước
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Bài nghiên cứu của Abdullah về “Impact of cost stickiness on financial disclosure quality: A study in the Saudi Arabian context” với mục tiêu xem xét mối liên hệ giữa chất lượng CBTT và sự biến động chi phí trong bối cảnh Ả Rập Saudi
Phạm vi nghiên cứu bao gồm 102 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Ả Rập Xê-út Tadawul trong giai đoạn từ năm 2009 – 2018 Nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng OLS gộp để kiểm tra mối liên hệ giữa chất lượng CBTT và tính ổn định của chi phí trong doanh nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng các bên liên quan đến chi phí cố định ảnh hưởng đến chất lượng CBTT tài chính và tác động của các yếu tố trong chi phí cố định đến chất lượng CBTT khác nhau do chính sách chuyển đổi khác nhau Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa chi phí bán hàng, lợi tức đầu tư, lợi tức bán hàng, quy mô công ty và chất lượng thuyết minh trong BCTC Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện mối quan hệ tiêu cực giữa giá vốn hàng bán và chất lượng thuyết minh tài chính, trong khi chi phí QLDN có ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng CBTT
“Ưu điểm của nghiên cứu này, trước hết, làm rõ được mối quan hệ giữa biến động chi phí và chất lượng CBTT trong BCTC Thứ hai, những thông tin trong nghiên cứu này hỗ trợ các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định tăng lợi nhuận Việc giảm giá vốn hàng bán có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công bố tài chính, trong khi tác động tích cực lên chi phí bán hàng cho thấy các nhà quản lý Ả Rập Saudi đang đầu tư vào bán hàng và tiếp thị để tăng lợi nhuận.”
“Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế Thứ nhất, thời gian khảo sát chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 2009 – 2018 Thứ hai, mẫu nghiên cứu nhỏ và chỉ tập trung vào Ả Rập Xê-út Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay biến đổi và phát triển nhanh chóng, kết quả của nghiên cứu có thể không còn phù hợp với thực tại và với các quốc gia khác.”
Nghiên cứu của Shi và cộng sự (2019)
Bài nghiên cứu “The role of operational stickiness in impacting new venture survival” của Shi và cộng sự đã tiến hành một cuộc điều tra với mục đích xác định liệu biến động chi phí hoạt động có tồn tại hay không và tìm hiểu những biến động chi phí đó với khả năng tồn tại biến động chi phí có mối quan hệ tác động như thế nào
Các tác giả đã sử dụng một mẫu lớn gồm hơn 200.000 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ giai đoạn từ năm 2000 – 2013 ở Trung Quốc Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích sự tồn tại để điều tra mối quan hệ phi tuyến tính giữa biến động chi phí hoạt động và khả năng tồn tại biến động chi phí
Kết quả cho thấy rằng, có sự tồn tại của chi phí hoạt động, bao gồm có biến động chi phí hàng tồn kho, tài sản, nhà máy, biến động chi phí thiết bị (PPE) và biến động chi phí nhân công Ngoài ra, các tác giả còn phát hiện ra mối quan hệ hình chữ U ngược giữa biến động chi phí hoạt động và khả năng tồn tại biến động chi phí Tức là, có một mức độ tối ưu mà nếu vượt quá mức đó thì tác động biên của biến động chi phí hoạt động lên khả năng tồn tại biến động chi phí trở nên tiêu cực, không phải bất cứ biến động chi phí nào cũng tốt
“Ưu điểm của bài viết này, thứ nhất, đây nghiên cứu đầu tiên chứng minh sự tồn tại của biến động chi phí hoạt động và mối quan hệ hình chữ U ngược giữa biến động chi phí hoạt động và khả năng tồn tại biến động chi phí Thứ hai, nghiên cứu này mở rộng khái niệm về biến động chi phí từ hàng tồn kho đến các chi phí hoạt động khác, do đó góp phần cho các nhà quản trị quản lý chặt chẽ hơn trong việc vận hành hoạt động sản xuất.”
“Cũng giống như bất kỳ nghiên cứu khác, nghiên cứu của các tác giả cũng có một số hạn chế và cũng là cơ hội mang lại giá trị cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai Thứ nhất, việc thực hiện với số liệu mẫu chỉ được thực hiện trong giai đoạn doanh thu sụt giảm Nghiên cứu trong tương lai nên được tập trung hơn vào khai thác các chỉ số mới để có thêm thông tin Thứ hai, mẫu số liệu chỉ dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất mới ở Trung Quốc Vì vậy, kết quả mang lại có thể không thể khái quát cho toàn bộ nền sản xuất kinh doanh ngoài nước.”
Nghiên cứu Collins và cộng sự (2012)
Collins và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu chứng minh rằng mối quan hệ giữa dồn tích hàng quý và tăng trưởng doanh thu trong tương lai (được đo lường trong thời gian 4 quý) và tăng trưởng của công ty trong tương lai (tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách) là phi tuyến tính
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập với mẫu toàn diện gồm 203.090 công ty ở Hoa
Kỳ trong giai đoạn từ năm 1991 – 2007, đã loại trừ các công ty thuộc lĩnh vực tài chính Đối tượng nghiên cứu chính của tác giả tập trung vào tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tăng trưởng doanh thu (SG) và tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách (MB)
Tác giả đã thực hiện mô hình Jones và Jones hiệu chỉnh nhằm giải quyết mục tiêu liên quan đến các hiệu ứng hiệu suất và tăng trưởng phi tuyến tính, đồng thời cho rằng các mô hình mở rộng được xác định rõ ràng và thể hiện sức mạnh lớn trong việc thiết lập hàng quý, điều này đang được kiểm tra QTLN
“Kết quả cho thấy rằng các mô hình dồn tích tùy ý hàng quý với ROA đã được sử dụng trong các tài liệu trước đây đã bị xác định sai đáng kể theo mô hình phi tuyến tính với các thước đo tăng trưởng doanh thu được điều chỉnh theo mùa Hơn nữa là tăng trưởng doanh thu được điều chỉnh theo mùa có tương quan với các biến số trong nghiên cứu trước đây làm phát sinh hành vi QTLN Tác giả cũng cho rằng những mô hình Jones có biến giả ROA, SG, MB là mô hình phổ biến có khả năng cao phát hiện hành vi QTLN.”
Tác giả đề xuất cách kiểm soát tuyến tính từng phần đơn giản đối với tác động phi tuyến tính của hiệu suất và tăng trưởng (hướng đến tương lai) đối với các khoản tích lũy bẩm sinh (không tùy ý) nhằm cải thiện các vấn đề về xác định sai mà không cần tốn nhiều sức lực
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước và vận dụng một số lý thuyết nền tảng có liên quan đến ảnh hưởng của biến động chi phí QLDN đến mức độ QTLN, tác giả đã tổng hợp và phát triển mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng cho các biến được tóm tắt dưới dạng bảng 2.2:
Bảng 2 1 Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Tên biến Kỳ vọng Các nghiên cứu trước Lý thuyết liên quan
Công ty có biến động chi phí QLDN càng cao thì mức độ QTLN càng thấp
Abdullah (2020), Anderson và cộng sự (2003), Hoàng Trung Lai (2015), Shi và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Võ Thảo (2021)
Lý thuyết lợi ích – chi phí
Công ty có quy mô tài sản càng lớn thì mức độ QTLN càng cao
Lý thuyết lợi ích – chi phí
Công ty có tốc độ tăng trưởng càng lớn thì mức độ QTLN càng cao
+ Collins và cộng sự (2012) Lý thuyết ủy nhiệm
Công ty có tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản càng lớn thì mức độ
+ Collins và cộng sự (2012) Lý thuyết ủy nhiệm
Công ty có tình hình lợi nhuận càng cao thì mức độ QTLN càng thấp
Lee (2016) Nguyễn Minh Nhựt (2016) Jang và cộng sự (2017)
(Ghi chú: (+) là tác động cùng chiều; (-) là tác động ngược chiều)
Thông qua tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, tác giả cũng đưa vào khóa luận kỳ vọng giả thuyết cho biến động chi phí QLDN (dADM) có tác động ngược chiều tới biến QTLN Abdullah (2020) phát hiện ra chi phí QLDN không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC công bố, vì vậy nhà quản trị không cần thực hiện điều chỉnh chi phí QLDN Theo Weiss (2015), khi chi phí tăng lên một lượng thì doanh thu cũng tăng lên cùng một lượng, nhưng khi chi phí giảm một lượng thì doanh thu không giảm cùng một lượng đó Các nhà quản trị khó kiểm soát được sự ảnh hưởng nhiều hay ít khi tác động đến chi phí QLDN để điều chỉnh lợi nhuận, họ sẽ tập trung ưu tiên vào điều chỉnh các nhân tố khác
Kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Thị Võ Thảo (2021) về biến kiểm soát SIZE đại diện cho quy mô công ty, khi công ty có quy mô hoạt động càng lớn thì giao dịch của công ty càng nhiều, nhà quản trị càng có nhiều cơ hội để thực hiện QTLN Kỳ vọng cho biến SIZE là dương
Qua việc tìm hiểu bài nghiên cứu của Collins và cộng sự (2012), tác giả tham khảo biến ROA, GROWTHS để làm biến kiểm soát kiểm tra QTLN có trong bài khóa luận của mình Công ty có chất lượng hoạt động càng cao thì nhà quản trị càng có áp lực về việc duy trì mức tăng trưởng đó để bảo vệ lợi ích lương thưởng của mình (Healy và Wahlen, 1999) Vì vậy, biến GROWTHS và ROA có tác động cùng chiều với QTLN
Tác giả đã đưa vào mô hình biến giả LOSS đại diện cho Tình trạng lỗ năm hiện tại của doanh nghiệp (LOSS=1 nếu lợi nhuận âm trong năm, LOSS=0 nếu lợi nhuận dương) để kiểm tra về hành vi QTLN và kỳ vọng cho biến giả này có tương quan đồng biến với QTLN Công ty có tình trạng lỗ ở năm hiện tại thì có xu hướng nhận được ý kiến kiểm toán điều chỉnh từ kiểm toán, cho thấy mức độ QTLN ở mức cao đã làm chất lượng BCTC trong trường hợp này giảm xuống (Nguyễn Minh Nhựt, 2016)
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo phương pháp định lượng, cụ thể tác giả đã dựa vào tổng quan các nghiên cứu trong và nước liên quan đến biến động chi phí QLDN tác động lợi nhuận Thêm vào đó, tác giả cũng dựa vào lý thuyết nền tảng là lợi ích – chi phí để trả lời các câu hỏi về mối liên hệ giữa biến động chi phí tác động lên QTLN của các CTSX
Tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, sử dụng các ước lượng OLS và kiểm định các giả thuyết để kiểm tra mức độ tác động của biến động chi phí QLDN lên biến phụ thuộc QTLN
3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu tài chính được tổng hợp dưới dạng Excel theo dạng bảng thông qua Fiinpro Sau đó, tác giả tiến hành loại bỏ các dữ liệu lỗi và cuối cùng, tác giả nhập dữ liệu vào phần mềm STATA 17.0 để chạy mô hình hồi quy, cũng như tiến hành kiểm định kết quả
Phương pháp hồi quy và phân tích dữ liệu
“Phương pháp hồi quy và phân tích dữ liệu được sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu được áp dụng là phương pháp hồi quy OLS Trong các nghiên cứu hiện đại, phương pháp OLS được sử dụng rất phổ biến do tính đáp ứng kịp thời hơn về mặt kết quả hồi quy Ngoài ra, để đảm bảo mô hình OLS trong bài hoạt động hiệu quản hơn, tác giả cố định theo biến giả ngành và năm nhằm đưa các yếu tố không và thời gian vào mô hình để đảm bảo sẽ không xảy ra tình trạng mức độ QTLN trong một năm hoặc ngành cụ thể nào đó biến động khác thường so với các năm hoặc ngành còn lại Tác giả cũng sử dụng tùy chọn Robust (mô hình sai số chuẩn mạnh - robust standard errors) kết hợp với mô hình hồi quy OLS thông thường để có thể khắc phục tình trạng phương sai tự thay đổi sau khi kiểm định bằng kiểm định White Để thận trọng, bài viết cũng kiểm định đa cộng tuyến bằng lệnh VIF bởi vì hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) là hệ số được sử dụng phổ biến để kiểm tra liệu có hiện tượng hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.”
Thiết kế nghiên cứu
Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tại thời điểm 31/12/2023 có tổng 721 số lượng công ty được niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó có 394 công ty được niêm yết trên sàn HOSE và 327 công ty được niêm yết trên sàn HNX với mức tăng 5,92% so với năm 2022
Về phạm vi không gian, tác giả chọn tập trung nghiên cứu cụ thể lĩnh vực các CTSX vì kết quả nghiên cứu sẽ đảm bảo đáng tin cậy hơn khi có sự nhất quán về các chính sách kế toán chỉ trong phạm vi ngành sản xuất Nếu dữ liệu mở rộng hơn bao gồm nhiều ngành, kết quả nghiên cứu cho ra chỉ mang tính bao quát cho thị trường trong giai đoạn nghiên cứu, sẽ có sự chênh lệch đáng kể khi so kết quả chung với một ngành cụ thể Đặc biệt, sản xuất là một ngành chủ chốt, dẫn dắt thị trường và mang tính trọng yếu góp phần phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia vì vừa tạo ra nguồn cung tự thân vừa có thể xuất khẩu sang các nước khác góp phần phát triển nền kinh tế thị trường
“Về phạm vi thời gian mà mẫu dữ liệu được thu thập, tác giả chọn phạm vi nghiên cứu của mẫu dữ liệu là trong giai đoạn 12 năm gần nhất từ năm 2011 đến 2022 Mốc bắt đầu được chọn là năm 2011, vì là năm đầu tiên trong “Chiến lược Phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” Kể từ năm 2011, các thông tin được công bố trên BCTC doanh nghiệp sẽ cần minh bạch hơn, từ đó tăng độ tin cậy của dữ liệu Ngoài ra, giai đoạn 2007-2010 chứng kiến hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nên có thể trở thành yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả nghiên cứu Từ những lý do trên, có thể xem rằng mốc thời gian vào năm 2011 là mốc thời gian ổn định, thích hợp để đưa vào tệp biến quan sát Ngoài ra, để đáp ứng tính kịp thời của nghiên cứu, mặc dù do một số hạn chế về nguồn lực tác giả không thể tổng hợp BCTC cho năm 2023, tuy vậy năm 2022 vẫn là mốc thời gian đảm bảo tính kịp thời.”
Về phạm vi dữ liệu, các dữ liệu tài chính được sử dụng được thu thập từ phần mềm FinnPro Do các nguồn thông tin tổng hợp trên phần mềm Fiinpro được xem là đáng tin cậy khi đây là cơ sở thông tin tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do một số hạn chế về nguồn lực nên tác giả chỉ có thể thu thập được 2.120 mẫu các CTSX niêm yết đã được kiểm toán trên TTCK Việt Nam từ năm 2011 – 2022
Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Võ Thảo (2021)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Võ Thảo (2021) đặt ra giả thuyết trực tiếp cho sự biến động chi phí QLDN có liên quan đến mức độ QTLN trong doanh nghiệp Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng động cơ điều chỉnh gia tăng hoặc giảm thiểu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của nhà quản lý sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi sự biến động tăng hay giảm của chi phí QLDN trong kỳ Thật vậy, Anderson và cộng sự (2003) cũng cho rằng tùy thuộc vào mức độ của các chi phí khác, mà nhà quản lý sẽ có những hành động và động cơ khác nhau để điều chỉnh chi phí sản xuất nguồn lực giảm xuống, để tránh hậu quả về kinh tế Tác giả bài viết cũng kỳ vọng với những lý do giải thích ở trên thì việc biến động tăng hay giảm trong chi phí QLDN cũng sẽ tác động đến mức độ QTLN trong doanh nghiệp
Mô hình đề xuất Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về biến động chi phí QLDN đến
QTLN, tác giả sử dụng mô hình hồi quy sau:
𝐴𝐵𝑆𝐷𝐴 𝑖,𝑡 : là biến QTLN của doanh nghiệp i vào năm t
𝑑𝐴𝐷𝑀 𝑖,𝑡 : là biến động của chi phí QLDN so với kỳ trước
𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿𝑆 𝑖,𝑡 : là các biến kiểm soát của doanh nghiệp i vào năm t
𝛽 0 , 𝛽 1 , 𝛽 2 là các hệ số hồi quy và 𝜀 𝑖,𝑡 là hạng nhiễu
“Trong mô hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là QTLN trong khi biến độc lập đo lường sự biến động trong chi phí QLDN trong năm t so với năm t-1 Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính OLS thông thường và sử dụng thêm điều chỉnh sai số chuẩn (Robust Standard Errors) để khắc phục tình trạng phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu Đồng thời, mô hình sử dụng các biến giả ngành và theo năm để cố định và kiểm soát các hiệu ứng thay đổi bởi ngành và năm.”
“Đối với biến phụ thuộc, biến 𝐴𝐵𝑆𝐷𝐴 𝑖,𝑡 là mức độ QTLN trong doanh nghiệp tại năm t, được đo lường bằng các khoản dồn tích tùy ý được tính theo mô hình Jones
Tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản
Biến giả thể hiện tình hình lợi nhuận Quy mô tài sản
Hình 3 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
(1991) và mô hình Jones hiệu chỉnh (1991) Cách tính các khoản dồn tích tùy ý theo mô hình Jones (1991) và mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) sẽ được trình bày ở phần 3.3.1.” Đối với biến độc lập, biến 𝑑𝐴𝐷𝑀 𝑖,𝑡 đại diện cho định lượng biến động chi phí QLDN trong kì, được tính bằng chênh lệch của chi phí QLDN trong năm t so với t-1 rồi chia cho doanh thu bán hàng năm t-1 (Anderson và cộng sự, 2003) (Shi, Y., Zhu, X., Zhang, S., & Lin, Y, 2019) Đối với biến kiểm soát, biến 𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿𝑆 𝑖,𝑡 được thêm vào để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của lợi nhuận, cụ thể là bao gồm 3 biến kiểm soát Biến quy mô công ty (SIZE) dùng để đo lường quy mô của công ty (Nguyễn Thị Võ Thảo, 2021), biến cơ hội tăng trưởng (GROWTHS) và tỉ lệ sinh lời/tổng tài sản (ROA) dùng để đo lường mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp (Collins và các cộng sự, 2012) và biến giả (LOSS) để xem xét các hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (LOSS =1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng sau thuế âm, LOSS=0 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng sau thuế dương (Jong Eun Lee, 2016), (Nguyễn Minh Nhựt, 2016), (Jang và cộng sự, 2017) Cách tính các biến kiểm soát sẽ được trình bày ở mục 3.3.2.
Giải thích các biến của mô hình
3.4.1 Biến phụ thuộc – hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp
“Dựa trên cơ sở lý luận đã nêu trong chương 2, tác giả đặt ra biến phụ thuộc là mức độ hành vi QTLN trong doanh nghiệp được đo lường bằng các dồn tích tùy ý tính theo mô hình Jones (1991) và mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) để kiểm tra mô hình nào sẽ cho ra kết quả đáng tin cậy hơn, biến dồn tích được tính theo công thức:”
𝐷𝐴 𝑖𝑡 là biến dồn tích bất thường của công ty i vào năm t
𝑇𝐴 𝑖𝑡 là tổng biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của công ty i vào năm t
𝑁𝐷𝐴 𝑖𝑡 là biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được của công ty i vào năm t
Tuy cùng chung một công thức gốc ban đầu, tuy nhiên mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) có một vài cải tiến so với mô hình Jones (1991) Đo lường biến dồn tích theo mô hình Jones (1991):
𝛥𝑅𝐸𝑉 𝑖𝑡 : Chênh lệch doanh thu thuần của công ty i trong năm t so với t-1
𝑃𝑃𝐸 𝑖𝑡 : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của công ty i tại năm t
𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 : Các hệ số ước tính
𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 là những tham số được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) của các hệ số 𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 trong mô hình sau:
“Phần dư 𝜀 trong mô hình trên đại diện cho biến chưa thể nhận diện được, bao gồm cả biến kế toán dồn tích điều chỉnh được (𝐷𝐴 𝑡 ).”
𝑇𝐴 𝑡 là tổng các khoản dồn tích vào năm t được tính như sau: 𝑇𝐴 𝑡 = 𝑁𝑂𝑃 𝑡 −𝐶𝐹𝑂 𝑡
𝑁𝑂𝑃 𝑡 là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vào năm t
𝐶𝐹𝑂 𝑡 là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vào năm t
Sau đó ước lượng biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được (𝑁𝐷𝐴 𝑡 ), từ phương trình:
Từ đó xác định biến kế toán dồn tích có thể diều chỉnh được như sau:
𝐴 𝑡−1 Đo lường biến dồn tích theo mô hình Jones điều chỉnh (1995):
“Dựa trên mô hình Jones (1991), Dechow và cộng sự (1995) đã cải tiến bằng cách bổ sung thêm sự thay đổi của tài khoản nợ phải thu (ΔREC) để đại diện cho những thay đổi trong doanh số bán chịu và mô hình của họ nhanh chóng trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay Mô hình Jones được điều chỉnh tính NDA như sau:”
𝛥𝑅𝐸𝑉: Chênh lệch doanh thu thuần trong năm t so với t-1
𝛥𝑅𝐸𝐶 𝑡 : Chênh lệch các khoản phải thu của năm t so với năm t-1
𝑃𝑃𝐸 𝑡 : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tại năm t
𝑎 1 , 𝑎 2 , 𝑎 3 : Các hệ số ước tính
Biến phụ thuộc QTLN trong mô hình nghiên cứu của tác giả là các khoản dồn tích được tính toán theo mô hình Jones (1991) và mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) Vì giá trị âm hay dương của biến đều thể hiện nhà quản lý có tác động hành vi QLTN Tác giả lấy trị tuyệt đối của biến 𝐷𝐴 𝑡
𝐴𝐵𝑆𝐷𝐴 1 : mức độ QTLN được tính toán theo mô hình Jones (1991)
𝐴𝐵𝑆𝐷𝐴 2 : mức độ QTLN được tính toán theo mô hình Jones hiệu chỉnh (1995)
3.4.2 Biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến độc lập là định lượng biến động trong chi phí QLDN để kiểm tra sự ảnh hưởng của mức độ QTLN của doanh nghiệp, cùng với một số biến kiểm soát tài chính Cụ thể về cách đo lường các biến và kỳ vọng về dấu tác động lên biến phụ thuộc được thể hiện trong bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3 1 Giả thuyết và kỳ vọng về dấu của các biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Khái niệm/ Công thức tính Dấu kỳ vọng
Các nghiên cứu tham khảo
BIẾN ĐỘC LẬP dADM Bằng chênh lệch chi phí
QLDN trong năm t và t-1 chia cho doanh thu bán hàng năm trước
- Abdullah (2020), Anderson và cộng sự (2003), Hoàng Trung Lai (2015), Shi và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Võ Thảo (2021)
Lý thuyết lợi ích – chi phí
SIZE Quy mô công ty được kiểm toán Tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản
Lý thuyết lợi ích – chi phí
GROWTHS Tốc độ tăng trưởng = (Doanh thu năm t - Doanh thu năm t- 1)/ Doanh thu năm t-1
ROA Tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản
= Lợi nhuận sau thuế/ Bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ
LOSS Biến giả bằng 1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng sau thuế âm trong năm và bằng 0
Lý thuyết ủy nhiệm nếu ngược lại Jang và cộng sự
(Ghi chú: (+) là tác động cùng chiều; (-) là tác động ngược chiều)
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Đối với biến độc lập: dADM: Biến đại diện cho biến động chi phí QLDN trong doanh nghiệp Biến được đo lường bằng chênh lệch chi phí QLDN trong các năm t và t-1 chia cho doanh thu bán hàng của năm trước Theo Nguyễn Thị Võ Thảo (2021), công ty có biến động chi phí QLDN càng cao thì mức độ QTLN càng thấp Đây cũng là kỳ vọng của tác giả trong mô hình nghiên cứu Đối với biến kiểm soát: Để thể hiện rõ hơn về sự ảnh hưởng của biến động chi phí QLDN đến mức độ QTLN, tác giả lựa chọn thêm vào mô hình một số biến kiểm soát Mục đích của biến kiểm soát là để điều chỉnh các hiệu ứng khác của công ty vào mô hình nghiên cứu Các biến kiểm soát được đưa vào thể hiện về quy mô hoạt động thông qua quy mô công ty và chất lượng hoạt động thể hiện qua các chỉ số tài chính
SIZE: Biến đại diện cho quy mô doanh nghiệp Biến được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản Cùng kỳ vọng với Nguyễn Thị Võ Thảo (2021), CTSX niêm yết có quy mô càng lớn thì mức độ QTLN của các nhà quản trị càng cao
GROWTHS: Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Biến được tính bằng chênh lệch doanh thu thuần năm t và năm t-1 chia cho doanh thu thuần năm trước Cách tính này được đưa vào nghiên cứu của Collins và cộng sự (2012) và có kỳ vọng cùng chiều với mức độ QTLN
ROA: Biến đại diện cho tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp Biến được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế chia cho bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ Biến này được đưa vào dựa theo nghiên cứu của Collins và cộng sự (2012), kỳ vọng trong kết quả nghiên cứu có tác động cùng chiều đến QTLN
LOSS: Biến đại diện cho tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Biến giả bằng 1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng sau thuế âm trong năm và bằng 0 nếu ngược lại Biến được đưa vào để xem xét khi doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao hoặc càng thấp thì có hay không ảnh hưởng đến mức độ QTLN của doanh nghiệp Tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu dựa vào tham khảo bài viết của Jong Eun Lee (2016), Nguyễn Minh Nhựt (2016), Jang và cộng sự (2017) khi nghiên cứu về mức độ QTLN và kỳ vọng cho biến này dương.
Quy trình phân tích dữ liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phép toán và câu lệnh trong phần mềm STATA để thực hiện phân tích dữ liệu theo quy trình sau:
Bước 1: Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để tổng hợp dữ liệu và tính toán, so sánh một số các chỉ tiêu: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu giữa các biến với mục đích có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu Từ đó, đánh giá được mức độ tác động của nó Cuối cùng, đạt được mục tiêu nghiên cứu về thực trạng biến động chi phí QLDN của các doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn 2011 – 2022
Bước 2: Phân tích tương quan
Trước khi thực hiện mô hình hồi quy thì bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, chính là kiểm tra mô hình có sự tương quan với nhau giữa các biến phụ thuộc và độc lập Nếu mô hình xuất hiện hiện tượng có sự tương quan giữa các biến thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyết dẫn đến kết quả hồi quy không có ý nghĩa
Bước 3: Kiểm tra các khuyết tật của mô hình
Tác giả kiểm tra các khuyết tật của mô hình nghiên cứu thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và kiểm tra mô hình có phương sai sai số thay đổi Ở bước này, tác giả sử dụng các phép toán và câu lệnh để kiểm tra mô hình có hiện tưởng đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi hay không
Bước 4: Hồi quy OLS với mô hình đã được cải thiện
Sau khi thực hiện kiểm tra các khuyết tật của mô hình, nếu mô hình đáp ứng đủ các điều kiện để cho ra kết quả mô hình có ý nghĩa, tác giả sẽ tiến hành thực hiện hồi quy OLS
Trong chương 3, tác giả đã trình bày về phương pháp định lượng, thiết kế nghiên cứu bao gồm mẫu nghiên cứu và cách thức lấy mẫu và chọn lọc mẫu, giải thích vì sao lại chọn mẫu nghiên cứu từ năm 2011 – 2022 Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu về quy trình phân tích dữ liệu, so sánh mô hình nghiên cứu đề xuất với mô hình nghiên cứu của bài tham khảo, giải thích cách tính các biến trong mô hình Cuối cùng là tổng hợp các giả thuyết và kỳ vọng của tác giả đối với mô hình đề xuất
Mô hình nghiên cứu xây dựng bao gồm có biến phụ thuộc tính bằng trị tuyệt đối các khoản dồn tích theo mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) để đánh giá mức độ QTLN (ABSDA), biến độc lập là biến động chi phí QLDN (dADM), biến kiểm soát là quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTHS), tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), biến giả mô tả tình hình lợi nhuận (LOSS) bằng 1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng sau thuế âm trong năm và bằng 0 nếu ngược lại
Dữ liệu thứ cấp của bài nghiên cứu được tổng hợp từ Fiinpro, xử lý qua công cụ hỗ trợ Excel và STATA, thu thập từ các CTSX được niêm yết trên TTCK đã được kiểm toán trên hai sàn giao dịch Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 – 2022 Cuối cùng, mẫu nghiên cứu đã được lọc có 2.120 quan sát chính thức.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng biến động chi phí quản lý doanh nghiệp và quản trị lợi nhuận tại các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo phương pháp định lượng với 2.120 mẫu quan sát được thu thập tại các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2011 – 2022 từ phần mềm Fiinpro
Tác giả tiến hành phân tích thực trạng biến động chi phí QLDN và QTLN từ thực hiện thống kê mô tả cho biến phụ thuộc QTLN qua các năm và biến độc lập biến động chi phí QLDN thông qua các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, cực đại, cực tiểu
4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc – quản trị lợi nhuận
Hành vi QTLN là sự can thiệp nhằm điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị lợi nhuận thực tế, gây ảnh hưởng sai lệch đến lợi nhuận trên BCTC Tuy nhiên, dù QTLN âm (giảm) hoặc dương (tăng) thì cũng đã tồn tại hành vi QTLN Chính vì vậy, để đo lường mức độ QTLN thì tác giả tiến hành chuyển đổi các giá trị QTLN sang giá trị tuyệt đối Biến ABSDA1 là giá trị tuyệt đối QTLN đo lường khoản dồn tích tùy nghi theo mô hình Jones (1991) và ABSDA2 là giá trị tuyệt đối QTLN đo lường khoản dồn tích tùy nghi theo mô hình Jones hiệu chỉnh của Dechow (1995) Tác giả thực hiện nghiên cứu song song theo cả hai mô hình để có để so sánh kết quả hiển thị và có kết quả đánh tin cậy hơn Nếu trị tuyệt đối QTLN càng cao thì mức độ QTLN tại các doanh nghiệp nghiên cứu càng lớn Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thực trạng về mức độ QTLN của các CTSX trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2022, tác giả đã chọn vẽ biểu đồ đường để thể hiện tình hình biến động của biến phụ thuộc ABSDA1 và ABSDA2
Hình 4 1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc ABSDA1 và ABSDA2 theo năm
Theo kết quả thống kê mô tả ở hình 4.1, ta có thể thấy được rằng mức độ QTLN có sự biến động trong giai đoạn 2011 – 2018
Giai đoạn từ năm 2018 – 2021 có sự giảm đột biến, điều này cho thấy rằng việc tác động vào lợi nhuận của các nhà quản lý giảm, tùy thuộc vào các điều kiện, tác động ngoại cảnh khác nhau mà nền kinh tế sản xuất có sự giảm này Theo nghi ngờ của tác giả giải thích dẫn đến sự giảm rõ rệt này, có 2 nguyên nhân chính
Thứ nhất, sự ra đời của TTCK phái sinh năm 2017 đã đánh dấu một mốc quan trọng giúp TTCK hoàn thiện cấu trúc gồm thị trường huy động vốn (cổ phiếu, trái phiếu) và thị trường phân tán rủi ro
Thứ hai, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng (CTĐC) được ra đời, bao gồm những quy định cụ thể hơn về Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giao dịch với người có liên quan, Báo cáo và CBTT Điều này giúp các doanh nghiệp từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và trả lời các vướng mắt của các doanh nghiệp, nâng cao hoạt động quản lý, giám sát các CTĐC, tổ chức niêm yết theo các quy định mới, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường Ngoài ra, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng chỉ đạo các Sở giao dịch chứng khoán tăng cường năng lực quản trị điều hành, giám sát chặt chẽ hơn về các thông tin và xử lý các vi phạm nhằm cải thiện chất lượng CBTT được niêm yết
Tiếp đến là chứng kiến sự tăng đột biến mức độ QTLN từ năm 2021, tác giả nghi ngờ điều này xảy ra do hậu quả tiêu cực của COVID-19 để lại, khiến nhiều nhà quản trị công ty có động lực hơn để thực hiện hành vi QTLN với mục đích là điều chỉnh nhằm che đậy những thông tin tài chính xấu của công ty (Yan và cộng sự, 2022)
4.1.2 Thống kê mô tả biến độc lập – chi phí quản lý doanh nghiệp và các biến kiểm soát Để tìm hiểu về thực trạng biến động chi phí QLDN tại các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2022, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả cho các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, cực tiểu, cực đại, cho biến độc lập biến động chi phí QLDN (dADM) và các biến kiểm soát quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTHS), tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), biến giả tình hình lợi nhuận (LOSS) thể hiện dưới bảng 4.1:
Bảng 4 1 Thống kê mô tả các biến độc lập và các biến kiểm soát
Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ STATA)
Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập dADM, và các biến kiểm soát SIZE, GROWTHS, ROA, LOSS được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy:
Biến biến động chi phí QLDN (dADM): Giá trị trung bình là -0.005, tức là trung bình qua mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ chi phí QLDN trên doanh thu bán hàng so với năm trước đó Biến động chi phí QLDN trên doanh thu cao nhất là CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (ACM), tăng 4.48 lần vào năm 2019 Cực tiểu tại -6.446, tức là giảm 6.4 lần là CTCP Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc (HPM) vào năm 2018 Có sự chênh lệnh đáng kể giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất, vì còn tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp đó
Biến quy mô công ty (SIZE): Quy mô công ty có giá trị bình quân là 27, giá trị nhỏ nhất là 24,32 và giá trị lớn nhất là 29,94 Như vậy có sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất cho thấy rằng quy mô công ty của các doanh nghiệp sản xuất có sự khác biệt đáng kể, điều này nguyên nhân do các công ty tuy thuộc lĩnh vực sản xuất nhưng ngành nghề khác nhau
Biến tốc độ tăng trưởng của công ty (GROWTHS): Doanh thu của các CTSX được niêm yết trên TTCK Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ so với năm trước Tốc độ tăng trưởng thấp nhất khi có doanh thu giảm 68% so với năm trước và tốc độ tăng trưởng cao nhất là 202% so với năm trước
Biến tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Kết quả cho thấy là trung bình 1 đơn vị tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được 5% lợi nhuận sau thuế Giá trị lớn nhất của ROA là 28% và giá trị nhỏ nhất là -11,6%
Biến giả tình hình lợi nhuận (LOSS): được thống kê mô tả theo bảng 4.2 dạng tần suất, kết quả cho thấy là trong 2.120 mẫu quan sát có 1.842 mẫu có lợi nhuận ròng sau thuế dương, chiếm 87% và 278 mẫu quan sát còn lại có lợi nhuận ròng sau thuế âm, chiếm 13% Tỷ lệ này cho thấy rằng đa số các doanh nghiệp sản xuất có tình hình lợi nhuận sau thuế có phản hồi tích cực trong giai đoạn 2011 – 2022
Bảng 4 2 Thống kê mô tả biến LOSS Tình hình lợi nhuận Số lượng công ty Tỉ lệ %
Lợi nhuận ròng sau thuế dương
Lợi nhuận ròng sau thuế âm
Đánh giá mô hình đo lường
Để kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tiến hành thực hiện đánh giá mô hình đo lường bằng cách phân tích tương quan giữa các cặp biến, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi để đánh giá dữ liệu có hay không phù hợp với mô hình để kịp thời điều chỉnh trước khi lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp cho bài nghiên cứu
Phân tích tương quan là một bước rất quan trọng được thực hiện trước khi phân tích mô hình hồi quy với mục đích kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc – trị tuyệt đối QTLN theo 2 mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) với biến độc lập chi phí QLDN (dADM), 3 biến kiểm soát (SIZE, GROWTHS, ROA, LOSS) Ngoài ra, dựa vào kết quả phân tích tương quan để làm tiền đề phát hiện sự tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu, dấu của kết quả tương quan cũng để làm cơ sở tham khảo cho sự tương tác trong mô hình hồi quy
Bảng 4.3 thể hiện kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu với hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) được sử dụng
Bảng 4 3 Ma trận tương quan giữa các biến
ABSDA1 ABSDA2 dADM SIZE GROWTHS ROA LOSS
(Nguồn: Tác giả truy xuất từ STATA)
Ma trận tương quan kiểm tra mối liên hệ giữa các cặp biến phụ thuộc với biến độc lập, 3 biến kiểm soát được trình bày trong bảng 4.3 đều ở mức thấp và cho kết quả giá trị r 2, đây được xem là mô hình lý tưởng, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến
Bảng 4 4 Thống kê hệ số VIF – kiểm tra đa cộng tuyến
Biến Mô hình 1 Mô hình 2
(Nguồn: Tác giả truy xuất từ STATA)
4.2.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bên cạnh việc kiểm tra vấn đề về đa cộng tuyến thì việc kiểm tra mô hình có phương sai sai số thay đổi cũng là một bước quan trọng trước khi tiến hành thực hiện hồi quy Nếu có hiện tượng phương sai sai số tự thay đổi ở mô hình nghiên cứu thì các phương sai ước lượng OLS không được tính từ các công thức OLS thông thường Ở đây, tác giả sử dụng kiểm định White cho cả hai mô hình Jones và Jones hiệu chỉnh Giả thiết H0 được sử dụng là mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kết quả cho thấy rằng giá trị P < 0.05 ➔ Kết luận: Bác bỏ giả thiết H0, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 4 5 Kết quả kiếm định White cho mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995)
Giả thiết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
Kết luận: Bác bỏ giả thiết H0
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ STATA)
Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp
Vì mô hình xảy ra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi nên tác giả lựa chọn sử dụng mô hình hồi quy OLS với phương pháp sai số chuẩn mạnh Robust (White, 1980) để khắc phục khuyết tật này
“Ở đây, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS thông thường với tùy chọn mô hình sai số chuẩn mạnh để khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Mô hình này đã được kiểm định thông qua 2.120 quan sát trong mẫu dữ liệu được tổng hợp và đo lường các khoản dồn tích tính theo mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) để phục vụ mục tiêu kiểm tra tính ảnh hưởng biến động chi phí QLDN đến QTLN của các CTSX giai đoạn 2011 – 2022 Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy biến độc lập có ý nghĩa thống kê trong hai mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) với cùng mức ý nghĩa 5% và tác động ngược chiều tới biến phụ thuộc Tác giả đã đưa vào 4 biến kiểm soát nhưng kết quả cho thấy chỉ có biến SIZE và GROWTHS có ý nghĩa về mặt thống kê, biến ROA, LOSS không có tác động đến biến phụ thuộc trong mô hình.”
Bảng 4 6 Kết quả hồi quy OLS với tùy chọn Robust
Nhóm biến độc lập dADM -0.0857** -0.0853**
Hiệu ứng cố định năm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ STATA)
(*) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%
(**) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
(***) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Thảo luận và so sánh kết quả nghiên cứu
Từ bảng kết quả hồi quy 4.4, tác giả đã tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh với kỳ vọng đã đặt ra trong chương 3
Bảng 4 7 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Tên biến Ký hiệu biến
H1 Công ty có biến động chi phí QLDN càng cao thì mức độ QTLN càng thấp dADM - -
H2 Công ty có quy mô tài sản càng lớn thì mức độ QTLN càng cao SIZE + -
H3 Công ty có tốc độ tăng trưởng càng lớn thì mức độ QTLN càng cao GROWTHS + +
Công ty có tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản càng lớn thì mức độ QTLN càng thấp
H5 Công ty có tình hình lợi nhuận càng cao thì mức độ QTLN càng thấp LOSS + 0
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đối với biến biến động chi phí QLDN (dADM):
Kết quả hồi quy của mô hình thu được là -0.0857 ở mô hình Jones (1991) và - 0.0853 ở mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) và đều cho hệ số hồi quy âm với mức ý nghĩa thống kê 5%, nghĩa là khi biến động chi phí QLDN có tác động ngược chiều với mức độ QTLN, khi biến động chi phí QLDN tăng lên càng cao thì mức độ QTLN của công ty sẽ giảm xuống càng nhiều Kết quả giống với kỳ vọng của tác giả ở chương 3 và điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước của Anderson và cộng sự (2003), Nguyễn Thị Võ Thảo (2021), Abdullah (2020), Hoàng Trung Lai (2015), Shi và cộng sự (2019) Ngoài ra, sự chênh lệch về kết quả hồi quy giữa hai mô hình là tương đối nhỏ, điều này cho thấy rằng là mặc dù sử dụng phương pháp tính khác nhau nhưng đều cho cùng một mức kết quả tương đối là như nhau Vì vậy, để kiểm tra sự biến động chi phí QLDN tác động đến mức độ QTLN thì các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một trong hai mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995)
Cơ sở lý giải cho kết quả này theo Weiss (2015) cho rằng biến động chi phí là việc tăng chi phí ở thời điểm bán hàng nhiều hơn giảm cùng một lượng khi giảm doanh thu Trong khi đó Abdullah (2020) phát hiện ra chi phí QLDN không ảnh hưởng đến chất lượng của các thuyết minh tài chính Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân biến động chi phí QLDN có tác động ngược chiều đến QTLN, thứ nhất, do các nhà quản trị khó kiểm soát được sự ảnh hưởng nhiều hay ít khi tác động đến khoản mục chi phí QLDN để điều chỉnh lợi nhuận, họ sẽ ưu tiên điều chỉnh những nhân tố khác dễ tác động lên kết quả doanh số bán hàng và sản xuất, thứ hai, do các nhà quản trị thấy rằng việc điều chỉnh chi phí QLDN cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC công bố, nếu chi phí QLDN cao cũng không mang tính tiêu cực vì điều này có thể chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang tập trung đầu tư nhiều cho việc quản lý Chính vì vậy biến động chi phí QLDN càng cao thì hành vi QTLN của nhà quản trị càng thấp Đối với biến kiểm soát quy mô công ty (SIZE): Đầu tiên, biến quy mô công ty (SIZE) thể hiện mức tương quan âm và có ý nghĩa ở cả hai mô hình, hệ số beta lần lượt là -0.00485 và -0.00399 theo mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995), điều này gợi ý mức độ QTLN càng thấp đối với các công ty có quy mô lớn Do đó giả thuyết H2 về quy mô công ty càng lớn thì mức độ QTLN càng cao bị bác bỏ Với mô hình Jones (1991), biến SIZE có mức ý nghĩa 1% và với mô hình Jones hiệu chỉnh (1995) có mức ý nghĩa 5%, điều này cũng cho thấy mô hình sẽ có độ chính xác cao hơn khi áp dụng mô hình Jones (1991) để kiểm định cho biến SIZE
“Trên thực nghiệm, các CTSX trong giai đoạn từ 2011 – 2022 có quy mô càng lớn sẽ có động cơ để tránh QTLN vì họ phải chịu nhiều sự giám sát kỹ lưỡng từ các nhà phân tích, nhà đầu tư và cơ quan quản lý Tuy nhiên, kết quả lại trái với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Võ Thảo (2021) cho rằng biến SIZE không có tác động đến biến QTLN Có thể do kết quả nghiên cứu được mở rộng trong khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn từ 2011 – 2022 và cụ thể về lĩnh vực CTSX, môi trường và lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng là một điều kiện ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của mô hình.” Đối với biến kiểm soát tốc độ tăng trưởng (GROWTHS): ”
“Biến tốc độ tăng trưởng (GROWTHS) thể hiện mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa ở hai mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995), gợi ý tốc độ tăng trưởng doanh số tăng cao qua các năm thì doanh nghiệp hay nhà quản lý càng có nhiều động cơ thực hiện hành vi QTLN Điều này phù hợp với lý thuyết ủy nhiệm, nhà quản lý lúc này sẽ có động cơ và áp lực phải duy trì tốc độ tăng trưởng doanh số của công ty trong những năm tiếp theo, dẫn đến sẽ thực hiện các hành vi QTLN Kết quả cũng đồng nhất với Collins và cộng sự (2012).” Đối với biến kiểm soát tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Biến ROA cho kết quả trái với kỳ vọng của tác giả là thực nghiệm không có ý nghĩa trong cả 2 mô hình thay vì kỳ vọng sẽ có mối tương quan dương với biến QTLN Kết quả là bác bỏ giả thuyết H4 Kết quả này khác với nghiên cứu của Collins và cộng sự (2021) Để giải thích cho điều này, có thể trong khoảng thời gian nghiên cứu và ở từng quốc gia có điều kiện kinh tế khác nhau, tình hình kinh doanh khác nhau và nghiên cứu cụ thể ở một ngành nghề sản xuất thì kết quả sẽ cho ra cũng khác nhau Đối với biến giả LOSS:”
“Biến giả LOSS=1 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận âm trong năm và bằng 0 nếu doanh nghiệp có lợi nhuận dương trong năm, theo kết quả thì biến này không thể hiện ý nghĩa trong cả 2 mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) Kết quả này bác bỏ giả thuyết H5 trong nghiên cứu Kết quả này trái ngược kỳ vọng của tác giả và nghiên cứu của Nguyễn Minh Nhựt (2016), Jang và cộng sự (2017) rằng có mối quan hệ cùng chiều khi doanh nghiệp có tình hình lợi nhuận dương hay âm thì có tác động đến biến QTLN.”
Chương 4, tác giả thực hiện nghiên cứu với 2.120 mẫu quan sát được tổng hợp từ Fiinpro bằng phần mềm STATA, Tác giả thực hiện nghiên cứu với 2.120 mẫu quan sát được tổng hợp từ Fiinpro bằng phần mềm STATA, đối tượng nghiên cứu là các CTSX niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 2011 – 2022
Tác giả đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu theo cả hai mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995) để so sánh kết quả có hay không sự khác biệt, cụ thể mô hình bao gồm có biến phụ thuộc là mức độ QTLDN được tính bằng các khoản dồn tích, biến độc lập là biến động chi phí QLDN, và đưa vào các biến kiểm soát quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng (GROWTHS), tỉ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và biến giả mô tả tình hình lợi nhuận của công ty (LOSS)
Tác giả đã trình bày các bước phân tích mô hình nghiên cứu và nêu kết quả của mô hình hồi quy bằng phương pháp OLS Đầu tiên, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả biến phụ thuộc, biến độc lập và các biến kiểm soát để có cái nhìn tổng quát và tình hình biến động của chúng trên thực nghiệm Tiếp theo, tác giả thực hiện phân tích ma trận tương quan, kiểm tra các khuyết tật của mô hình để đảm bảo mô hình đáp ứng đủ điều kiện cho ra kết quả kiểm định có ý nghĩa Mô hình nghiên cứu có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, vì vậy tác giả đã khắc phục vấn đề này bằng phương pháp thực hiện ước lượng hồi quy OLS với tùy chọn Robust mô hình sai số chuẩn mạnh Cuối cùng là trình bày ý nghĩa của mô hình hồi quy
Nhìn chung, kết quả kiểm định của tác giả giống với kỳ vọng đã đặt ra ở Chương
3 nhưng có một vài điểm khác Giống với kỳ vọng, biến độc lập dADM có sự tương quan âm với biến phụ thuộc ABSDA ở 2 mô hình Jones (1991) và Jones hiệu chỉnh (1995), biến kiểm soát GROWTHS có tương quan cùng chiều với ABSDA Khác với kỳ vọng của tác giả là biến kiểm soát SIZE có sự tương quan âm với ABSDA, trong khi biến ROA và biến giả LOSS không có ý nghĩa Để giải thích cho sự khác biệt trong kỳ vọng, tác giả nghi ngờ có thể do khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau, và cụ thể về lĩnh vực CTSX, môi trường và lĩnh vực kinh doanh khác nhau cũng là một điều kiện ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của mô hình
Chương 4 đạt được mục tiêu nghiên cứu 1 và câu hỏi 1,2 đã đặt ra ở Chương 1.