1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu tập huấn xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
Trường học TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
Chuyên ngành XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG
Thể loại Tài liệu tập huấn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,51 MB

Nội dung

Đặc điểm hình thể hồng cầu bị ký sinh

- Hồng cầu bị P falciparum ký sinh kích thước gần như bình thường, không trương to Hồng cầu màu hơi nhạt, ở rìa hồng cầu sẫm màu hơn Trên hồng cầu có những hạt Maurer, hạt to thưa thớt bắt màu đỏ (kích thước khoảng 1l) hoặc có thể thấy vết Maurer.

- Hồng cầu bị P vivax ký sinh: Trương to, hình bầu dục hoặc méo mó Trên hồng cầu có những hạt Schuffner là những hạt nhỏ, nhiều lấm tấm bắt màu đỏ.

- Hồng cầu bị P malariae ký sinh: Không thay đổi kích thước, không nhạt màu, không có hạt

- Hồng cầu bị P ovale ký sinh: Trương to hình bầu dục, quả lê hoặc kéo dài cs hình đuôi nheo màu sẫm, rìa hồng cầu có hình răng cưa Trên hồng cầu có hạtSchuffner bắt màu đỏ.

Những hình thể biến đổi của KSTSR do ảnh hưởng của thuốc sốt rét

Do bệnh nhân uống thuốc điều trị sốt rét, nên KSTSR có thể thay đổi ở nhân và NSC:

- Nhân có thể trở nên thô hơn, mầu sẫm hơn hoặc có thể trở nên xốp hoặc nhạt hơn màu bình thường.

- Nguyên sinh chất bắt màu xanh nhạt, có những khoảng trống hoặc phân ra từng cụmNSC

Mối liên quan giữa vòng đời KSTSR đến các biểu hiện lâm sàng của bệnhThời kỳ ủ bệnh

Là thời gian tính từ khi bị muỗi có thoa trùng đốt đến khi có cơn sốt đầu tiên, thời gian này khác nhau tùy thuộc loại KSTSR, thời kỳ này tương đương với giai đoạn phát triển trong gan của KSTSR.

- Plasmodium falciparum trong khoảng 6 - 14 ngày

- Plasmodium vivax: trong khoảng 9 - 17 ngày

- Plasmodium malariae trong khoảng 18 - 40 ngày

- Plasmodium ovale trong khoảng 16 - 18 ngày

Tính chất gây bệnh 1 P falciparum

- Không có thể ngủ ở gan nên không có cơn SR tái phát xa (nhưng thời gian tồn tại có thể từ 6 tháng - 2 năm).

- Cơn sốt tái phát gần của P falciparum là do sự tiếp tục phát triển của KSTSR ở thể vô tính trong hồng cầu ở mật độ rất thấp mà trước đó kính hiển vi không phát hiện được (dưới ngưỡng kính hiển vi).

Chu kỳ của vô tính trong hồng cầu của P falciparum thường kéo dài 48 giờ Tuy nhiên, do loài ký sinh trùng này thường có nhiều dòng (clone) kế tiếp nhau nên khi lây nhiễm vào cơ thể sẽ gây nên tình trạng sốt hàng ngày, do mỗi dòng ký sinh trùng có thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính khác nhau.

- P falciparum thường gây ra sốt rét ác tính vì:

+ Có khả năng xâm nhập tất cả các loại hồng cầu từ non đến già, lại có khả năng nhân nên và sinh sản rất nhanh Vì vậy những bệnh nhân bị sốt rét do P. falciparum hồng cầu bị phá hủy nhanh và nhiều, nếu không được điều trị sớm sẽ gây thiếu máu rất nặng.

+ P falciparum làm thay đổi tính chất của hồng cầu bị ký sinh, do trên bề mặt các hồng cầu nhiễm KST có các núm lồi (knob) làm hồng cầu nhiễm KST dễ kết dính với hồng cầu lành và kết dính với các tế bào nội mạc của vi mạch các tạng như não, thận, phổi…Sự kết dính là một trong các nguyên nhân gây tắc mạch, phù nề dẫn đến các biến chứng nặng nề ở các bệnh nhân sốt rét ác tính(SRAT)

Đối với bệnh nhân nhiễm trùng do ký sinh trùng sốt rét đơn dòng (clone) kép P falciparum, các đỉnh sốt xuất hiện khi thể hoa thị vỡ, cách nhau 48 giờ đối với mỗi đơn dòng Khi nhiễm trùng nhiều đơn dòng, khoảng cách giữa các đỉnh sốt càng thu hẹp (sốt chồng cơn), do các thể hoa thị vỡ gần như cùng thời điểm.

- Có thể ngủ ở gan là nguồn dự trữ KSTSR, khi có những yếu tố kích thích các thể ngủ này lại phát triển, KSTSR lại được phóng thích vào máu và cơn sốt lại xuất hiện Cơn sốt này gọi là sốt tái phát xa (relapse).

- Thời gian tồn tại trong cơ thể người của P vivax có thể từ 1 - 3 năm,

- Chu kỳ vô tính trong hồng cầu 48 giờ nên trên lâm sàng SR do P vivax và

P ovale có cơn sốt cách nhật.

- Có ái tính với hồng cầu non, đặc biệt là các hồng cầu lưới nên tỷ lệ hồng cầu nhiễm không cao Chính vì vậy, sốt rét do P vivax và P ovale thường diễn biến nhẹ, ít biến chứng mặc dù trong cơn sốt nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41 0 C

P malariae là chủng loại KSTSR gây nên một chu kỳ sốt cách 3 ngày (72 giờ) KST có những đặc điểm hình thái khác hẳn các loài khác, phát triển chậm ở cả 2 vật chủ Bệnh nhẹ nhưng tồn tại dai dẳng trong cơ thể nhiều năm, nhiều khi suốt cả đời người.

falciparum vivax malariae ovale

Cơn sốt đầu SR nặng

SR nhẹ – SR nặng SR nhẹ SR nhẹ

Xâm nhập Mọi lứa tuổi HC non

Chu kỳ hồng cầu (giờ) 48 48 72 50

Tồn tại trong cơ thể 6 tháng - 2 năm 1 - 3 năm 3 - 5 năm 3 - 4 năm

KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN

TT Các bước tiến hành Tiêu chuẩn

1 Chuẩn bị dụng cụ: Kim chích, bông, cồn 70 0 , lam sạch, lam kéo, phiếu xét nghiệm, bút chì, bút bi, giá lam Đầy đủ

2 Hỏi bệnh nhân và ghi đủ các mục cần thiết vào phiếu xét nghiệm

Ghi đầy đủ, chính xác

3 Sát trùng nơi chích máu: Dùng bông cồn 70 0 sát khuẩn đầu ngón tay thứ tư, trẻ nhỏ lấy máu ở ngón chân cái hoặc gót chân và để khô tự nhiên Đúng tiêu chuẩn

4 Chích máu: Chích nhanh, sâu khoảng

2mm và dùng bông khô lau bỏ giọt máu đầu Đúng kỹ thuật

- Lấy 1 giọt máu tương đương 1mm 3 vào giữa lam (làm giọt đàn)

- Lấy 3 mm 3 máu vào 1/4 lam còn lại (làm giọt đặc)

Lấy máu đúng vị trí, đủ khối lượng

6 Kéo lam giọt đàn: Dùng lam kéo dàn đều giọt máu - Chiều dài 2,5cm và cách đều 2 mép lam 2mm, máu dàn đều màu hồng nhạt, không sóng không mỡ.

- Chỉ có một lớp hồng cầu dàn đều trên lam máu.

7 Đánh máu giọt đặc: dùng một góc lam đánh theo 1 chiều (không qua 6 động tác) Đúng kích thước Đường kính 1cm, máu dàn đều

Để bảo quản các giọt máu đặc có trong mẫu lam máu, người ta có thể để khô tự nhiên hoặc sấy lam cách xa nguồn nhiệt khoảng 25 - 30 cm Sau đó, sử dụng bút chì để ghi số hiệu lam máu và ngày lấy máu vào phần đầu giọt máu.

Giọt máu không rạn, nứt

10 Thao tác nhẹ nhàng, thành thạo Thái độ hòa nhã

 Làm tiêu bản giọt máu đặc (giọt dày): Có ưu điểm nhiều máu nên tập trung nhiều KSTSR Khi soi tìm KSTSR thường dùng giọt đặc.

 Làm tiêu bản giọt máu đàn (giọt mỏng): Có ưu điểm nền máu mỏng, chỉ có 1 lớp hồng cầu trải đều trên lam, trước khi nhuộm được cố định bằng cồn, khi nhuộm hồng cầu không bị phá vỡ Hình thể KST đẹp và điển hình, các thành phần hữu hình của máu đều đẹp và rõ ràng Xác định thể loại KSTSR quan sát trên giọt đàn là tốt nhất Vì vậy, trong chẩn đoán KSTSR nên làm cả giọt đặc và giọt đàn

KỸ THUẬT NHUỘM LAM MÁUPhương pháp nhuộm thường quy

Để nhuộm tốt, nên làm riêng từng loại lam giọt mỏng, giọt dày và sử dụng nồng độ cũng như thời gian nhuộm khác nhau Trong thực tế, thường làm lam giọt mỏng và giọt dày trên cùng một lam Khi đó, vấn đề quan trọng nhất là phải nhuộm lam giọt dày cho có chất lượng tốt Để đạt được điều này, lam máu cần phải được để khô qua đêm.

- Giem sa cốt - Cồn methanol (để cố định lam giọt mỏng) - Viên dung dịch đệm - Giấy thử pH

- Ống đong - Pipet - Cốc có mỏ 50ml, 100ml - Giá lam

- Giá cài lam - Lam máu bệnh nhân - Đồng hồ báo phút - Găng tay

2 Kiểm tra lam máu và phiếu xét nghiệm: Mở phiếu xét nghiệm kiểm tra:

- Số lượng lam máu bệnh nhân.

- Số hiệu lam máu ghi trên phiếu xét nghiệm và số hiệu trên lam có trùng nhau không.

- Kiểm tra kỹ thuật làm lam máu.

+ Vị trí giọt máu đặc, đàn + Lượng máu lấy: Đúng số lượng? nhiều? ít?

+ Kỹ thuật: Dàn giọt máu dày và mỏng đều không, xước, mỡ ?

3 Cố định cồn lam giọt mỏng:

- Nghiêng lam 45 0 giọt máu đàn quay xuống dưới.

- Dùng pipet nhỏ cồn methanol lên trên giọt máu đàn để cố định.

4 Tính lượng dung dịch Giem sa 4% cho số lam nhuộm:

- 1 lam giọt đặc cần 1ml dung dịch Giem sa nhuộm 4%

- 1 lam giọt đàn cần 1,5ml dung dịch Giem sa nhuộm 4%

- Từ đó tính ra số ml dung dịch Giem sa mẹ và số ml dung dịch đệm pH 7,2

5 Cách pha: (Bảng tính sẵn số ml dung dịch 4%).

Để nhuộm 100 tiêu bản máu (có cả giọt dày và giọt mỏng), cần sử dụng 250ml dung dịch Giemsa Mỗi tiêu bản máu (bao gồm cả giọt dày và giọt mỏng) sẽ cần 2,5ml dung dịch Giemsa.

Cứ 100ml dung dịch giem sa 4% thì cần 4ml dung dịch giem sa mẹ 250ml dung dịch giem sa 4% thì cần số ml dung dịch giemsa mẹ là:

250 ml x 4 ml Số ml giem sa mẹ = - = 10 ml

100ml Số ml dung dịch đệm : 250ml - 10ml = 240ml

- Xếp lam lên giá: Các lam cách nhau ít nhất 0,5cm, giọt đàn quay về một phía, giá lam phải để thật phẳng.

- Nhỏ dung dịch Giem sa nhuộm: Nhỏ hết lượng dung dịch Giem sa nhuộm đã pha lên máu, không được chạm đầu pipet vào lam máu và nhỏ không có bọt.

- Không nhỏ nhiều quá để thuốc nhuộm tràn mép lam và để thời gian 40 đến 45 phút.

- Rửa lam: Mở vòi nước chảy nhẹ rồi đưa giá lam (phía có giọt đàn) về phía vòi nước, cách vòi khoảng 3 đến 5 cm Lưu ý không để dung dịch Giem sa nhuộm chảy trước khi đưa vào vòi nước Rửa liên tục cho đến khi nước trong thì dừng.

- Rửa dụng cụ: Dùng chổi lông và xà phòng rửa sạch dụng cụ dưới vòi nước.

7 Đóng gói và ghi phiếu xét nghiệm:

- Ghi họ và tên người nhuộm.

- Dung dịch pH nhuộm, nồng độ nhuộm và thời gian nhuộm.

Phương pháp nhuộm nhanh

Giọt mỏng và giọt dày trên cùng 1 lam: Phương pháp này phù hợp với viêc nhuộm nhanh các lam giọt dày trong trường hợp yêu cầu trả lời gấp kết quả, nhưng phương pháp này tốn nhiều thuốc nhuộm.

Phương pháp nhuộm riêng từng lam:

1 Để lam giọt dày thật khô, nếu yêu cầu trả lời kết quả nhanh có thể làm khô lam bằng cách quạt hay phơi lam bằng hơi nóng nhẹ như đèn ở kính hiển vi hay hơi nóng của máy sấy tóc Phải cẩn thận tránh quá nóng, nếu không lam giọt dày sẽ bị cố định do nóng.

2 Cố định lam giọt mỏng bằng cách: Nghiêng lam 45 0 giọt máu đàn quay xuống dưới Dùng pipet nhỏ cồn lên trên giọt máu đàn để phá vỡ hồng cầu (Lam giọt dày không được cố định do đó phải tránh không để cồn hay hơi cồn tiếp xúc với lam.

3 Pha dung dịch Giem sa 10% trong nước cất hay nước đã khử ion có đệm pH 7,2.

Nếu số lượng lam nhuộm ít chỉ cần 3 giọt thuốc nhuộm với 1ml nước đệm sẽ được một nồng độ dung dịch Giem sa chính xác 1 lam cần khoảng 3ml thuốc nhuộm đã pha.

4 Rót nhẹ thuốc nhuộm trên lam, có thể dùng 1 pipet để nhỏ giọt Có thể đặt úp mặt lam và một khay nhuộm hình lòng chảo và cho thuốc nhuộm vào phía dưới lam.

6 Đẩy nhẹ nhàng thuốc nhuộm khỏi lam bằng cách nhỏ thêm những giọt nước sạch vào lam Không được đẩy trực tiếp thuốc nhuộm khỏi lam và sau đó rửa, làm như vậy sẽ để lại một lớp váng trên mặt tiêu bản.

7 Đặt lam máu lên giá lam để ráo và khô nước, đảm bảo sao cho giọt dày không chạm vào giá lam.

Đánh giá lam nhuộm đạt tiêu chuẩn

- Vi trường: Sạch, không có cặn bẩn của Giem sa.

- Bạch cầu: Nhân bắt màu tím đỏ, các hạt đặc hiệu rõ ràng (Bạch cầu trung tính các hạt bắt màu đỏ, bạch cầu acid các hạt bắt màu da cam).

- Ký sinh trùng sốt rét: Nhân bắt màu đỏ, nguyên sinh chất màu xanh da trời.

Hạt Schuffner và Maure bắt màu hồng đỏ.

1 Đánh giá một lam máu giọt mỏng đạt tiêu chuẩn :

- Nền lam cần phải sạch, không có mảnh bẩn, màu hồng cầu là màu xanh hồng nhạt.

- Bạch cầu trung tính có màu tím đỏ và có các hạt đặc hiệu rõ ràng.

- Nhân (Cromatin) của ký sinh trùng sốt rét có màu đỏ và nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời.

- Có điểm những hạt Schuffner trong hồng cầu nhiễm P vivax hoặc P ovale,có những vết thô như vết Moure trong hồng cầu nhiễm P falciparum bắt màu đỏ hồng.

- Hồng cầu phải được dung dải hết - Bạch cấu có màu tím đỏ

- Các hạt đặc hiệu rõ ràng - Nhân ký sinh trùng bắt màu đỏ, nguyên sinh chất bắt màu xanh da trời.

Màu sắc của Ký sinh trùng sốt rét và hồng cầu bị nhiễm liên quan với độ pH dung dịch nhuộm

BÀI 5 KỸ THUẬT SOI PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉTTiêu chuẩn để chẩn đoán loại KSTSR trên tiêu bản

Để chẩn đoán loại KSTSR ta dựa vào đặc điểm hình thể của từng loài KSTSR, dựa vào đặc điểm hồng cầu bị ký sinh:

- Nếu soi một tiêu bản ta chỉ gặp thể tư dưỡng trẻ, yếu tố hồng cầu bị ký sinh không thay đổi kích thước thì ta kết luận là P.Ft ; nếu gặp thêm giao bào hình chuối hoặc hình lưỡi liềm thì kết luận P Ftg càng trở nên chắc chắn.

- Nếu soi một tiêu bản ta gặp đủ các thể như: Tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già, phân liệt, giao bào Kết hợp với yếu tố hồng cầu bị ký sinh trương to méo mó thì ta kết luận là P Vtsg.

- Trên thực tế cũng có thể gặp những bệnh nhân cùng một lúc nhiễm 2 loại KST là: P F và P V thì ta kết luận là nhiễm phối hợp (P Ftg + P Vtsg)

Cách ghi kết quả xét nghiệm

- Dương tính với P falciparum: P.f ; PF ; F - Dương tính với P vivax: P.v ; P.V; V - Dương tính với P malariae: P.m; PM; M - Dương tính với P ovale: P.o; PO; O a) P falciparum:

- Soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút trên tiêu bản giọt dày chỉ thấy toàn tư dưỡng trẻ Kết luận Ft

- Nếu soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy thể tư dưỡng trẻ và giao bào chuối Kết luận là Ftg.

- Nếu soi 200 vi trường thấy tư dưỡng trẻ, giao bào chuối và thể phân liệt Kết luận Ftsg b) P vivax

Soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy thể tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già, phân liệt, giao bào nằm trong hồng cầu trương to méo mó có hạt Schuffner Kết luận Vtsg c) P malariae

Soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy thể tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già, phân liệt, giao bào nằm trong hồng cầu không trương to méo mó có hạt Maure, thể phân liệt hình hoa thị, hồng cầu không trương, dải khăn quàng vắt ngang hồng cầu Kết luận Mtsg. d) P ovale

Soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy thể tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già, phân liệt, giao bào Hồng cầu trương to méo mó hình quả lê hoặc răng cưa, có hạt to thô Kết luận Otsg e) Phối hợp P.falciparum và P.vivax

- Nếu soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy tư dưỡng trẻ của P.falciparum (thể rìa, nhẫn 2 nhân) và tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già và giao bào của P.vivax thì kết luận Ft + Vtg.

- Nếu soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút thấy giao bào chuối và tư dưỡng trẻ, tư dưỡng già, giao bào của P.vivax Kết luận là Fg + Vtg. f) Kết luận âm tính:

Soi 200 vi trường trong thời gian 10 phút trên tiêu bản giọt đặc không thấyKSTSR Kết luận âm tính (-) Nếu bệnh nhân có sốt rét lâm sàng thì nên lấy máu xét nghiệm nhiều lần vào những lúc bệnh nhân đnag lên cơn sốt.

Các hình thể dễ nhầm với ký sinh trùng sốt rét

Những hình thể dễ nhầm với KSTSR có thể gặp trên tiêu bản trong khi soi kính hiển vi:

- Tiểu cầu đứng đơn độc có thể dễ nhầm với thể tư dưỡng trẻ của KSTSR.

- Tiểu cầu đứng tập trung có thể nhầm với thể phân liệt.

- Bạch cầu hạt dập nát có thể nhầm với thể tư dưỡng già, hạt đỏ của bạch cầu định tính có thể nhầm với nhân KSTSR.

- Hồng cầu lưới dễ nhầm với thể tư dưỡng già của P.vivax, hồng cầu hạt lưới dễ nhầm với thể phân liệt.

- Cặn Giem sa có thể nhầm với nhân của KSTSR.

- Một số hình giả như: nấm mốc, vi sinh vật đơn bào, nấm bào nang bay trong không khí được gió đưa đi, chúng đậu lại trên giọt máu trong quá trình máu chưa khô, trước khi nhuộm hay sau khi nhuộm và trong khi để khô máu đã nhuộm (có hình tròn hoặc hình bầu dục, hình lưỡi liềm có nhân ở giữa, dễ nhầm với thể giao bào của KSTSR)

- Một số khác được coi như là chất làm nhiễm bẩn giọt máu: do không lau sạch đầu ngón tay của bệnh nhân, bụi bẩn từ ngón tay đã làm nhiễm bẩn giọt máu cũng dễ gây ra các hình giả dễ nhầm với KSTSR.

BÀI 6 ĐẾM MẬT ĐỘ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT TRÊN TIÊU BẢN MÁU NHUỘM GIEM SA

Phương pháp dùng hệ thống dấu cộng: Đến số ký sinh trùng trong 1 vi trường

- Soi 100 vi trường có 1 - 10 KSTSR : Kết luận + - Soi 100 vi trường có 11 - 100 KSTSR : Kết luận ++

- Soi 1 vi trường có 1 - 10 KSTSR : Kết luận +++

- Soi 1 vi trường có trên 10 KSTSR : Kết luận ++++

Phương pháp này đơn giản, nhan, độ tin cậy tương đối (Với điều kiện 1 vi trường chuẩn: có 15 - 20 bạch cầu)

Phương pháp tính mật độ KSTSR trên lam giọt dày (Dựa vào số lượng bạch

Số lượng bạch cầu chuẩn của người được quy định là 8.000BC/ mm 3 Đếm ký sinh trùng sốt rét trên lam giọt dày a) Nếu đếm được 200 bạch cầu mà số lượng KST > 10 thì dừng và áp dụng công thức:

Số lượng KSTSR đếm được x số lượng bạch cầu chuẩn KSTSR/m 3 Số bạch cầu đã đếm b) Nếu đếm 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR < 10 phải tiếp tục đếm cho đến 500 hoặc 1000 bạch cầu mới áp dụng công thức trên để tính số KSTSR/mm 3 c) Trường hợp mật độ KSTSR trên lam nhiều: Đếm chưa đủ 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR ≥ 500 thì ta không đếm mà áp dụng công thức trên để tính số lượng KSTSR luôn. Ưu điểm của phương pháp:

- Không cần các trang thiết bị đắt tiền.

- Dễ áp dụng ở mọi vùng (không cần điện).

- Dễ dàng xác định chủng loại và mật độ KSTSR, được ứng dụng nghiên cứu KSTSR kháng thuốc.

- Đòi hỏi kỹ thuật viên có trình độ.

- Thời gian đào tạo lâu (1 tháng-3 tháng).

- Kết quả phụ thuộc vào các trang bị và kỹ thuật nhuộm (độ sáng của kính hiển vi, chất lượng lam nhuộm ).

Đếm ký sinh trùng trên lam giọt máu mỏng (dựa vào số lượng hồng cầu)

- Chỉ đếm KST trên lam giọt máu đàn khi không thể thực hiện được trên lam giọt máu đặc Phương pháp này còn được thực hiện khi ước tính mật độ KST quỏ dày trờn 80.000 KST/àl, tương đương với 100 KST/àl trờn lam giọt mỏu đặc.

- Thực hiện như bước 1 trên giọt máu đặc.

- Cách đếm số lượng thể vô tính KSTSR trên giọt máu đàn:

+ Đếm ký sinh trùng ở 40 vi trường, số lượng hồng cầu ước tính trên mỗi vi trường khoảng 250 hồng cầu 40 x 250 = 10.000 hồng cầu;

+ Dùng 02 máy đếm: 01 máy đếm KST, 01 máy đếm hồng cầu;

+ Đếm toàn bộ số hồng cầu và số KST trong vi trường;

+ Đếm KST từ trái qua phải, từ dưới lên trên, cách 5 vi trường đếm 1 vi trường, để tránh bỏ sót hoặc lặp lại đảm bảo tính ngẫu nhiên trong quá trình đếm Đếm ký sinh trùng trên lam giọt mỏng

+ Số lượng KST/àl mỏu trờn lam giọt mỏu đàn liờn quan tới số lượng hồng cầu chuẩn (số lượng hồng cầu chuẩn theo WHO khoảng 5.000.000 hồng cầu/àl);

+ Cụng thức tớnh số ký sinh trựng/àl mỏu:

Số lượng KSTSR đếm được x 5.000.000 KSTSR/àl 10.000

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VIChức năng của từng bộ phận kính

- Thị kính: Độ phóng đại thứ cấp của mắt độ phóng đại thay đổi từ 5 – 10X

- Thân giữ thị kính: Chứa gương và nhìn hình ảnh trực tiếp từ vật kính

- Mũi kính: Đỡ đầu mang thị kinh quay các vị trí khi sử dụng

- Vật kính: Các vật kính với nhiều cấp phóng đâị khác nhau 4x, 10x,40x và

100x (yêu cầu có dầu khi sử dụng vật kính 100 x - Thân kính: Khung chính ghép các phần của kính

- Mâm kính: Đặt lam lên soi

Những việc cần làm

1) Phải phủ kín kính hiển vi bằng 1 mảnh vải hoặc mảnh nilon khi không dùng kính.

2) Phải đặc biệt chú ý bảo vệ kính hiển vi tránh bụi trong thời kỳ khô nóng.

3) Phải đặc biệt chú ý bảo vệ thấu kính và lăng kính khỏi bị mốc, nấm trong thời kỳ nóng ẩm.

Chú ý: có thể làm bằng cách.

- Để kính hiển vi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ.

- Bảo quản kính hiển vi trong phòng có máy hút ẩm

- Gắn 1 bóng đèn 15 hoặc 25 wat bên trong 1 tủ đứng có cánh cửa khít chặt.

- Đặt một bóng đèn 15 wat vào trong từng họpp đựng kính hiển vi nó sẽ hoạt động như 1 tủ ấm.

- Ở những vùng không có điện, đặt giá đỡ hộp kính hiển vi cách lò sưởi của tủ lạnh hoặc máy phát chạy bằng ga hoặc dầu hỏa 30 cm.

4) Hàng ngày lau sạch dầu soi ở vật kính bằng 1 mảnh vải mềm nhúng xylen, và lau sạch bóng bằng 1 mảnh vải mềm sạch không có sơ.

5) Lau thị kính bằng vải mềm không có sơ vải hoặc bằng vải mỏng.

6) Xiết chặt ốc đáyhộp kính hiển vi để giữ kính khỏi bị hỏng khi vận chuyển.

7) Khi đặt mua các bộ phận thay thế phải ghi số model của kính, nếu có thể thì ghi cả số của bộ các bộ phận đó.

Những việc không làm

1) Không được dùng vải mỏng đã lau vật kính để lau thị kính.

2) Không được dùng cồn để lau các mặt sơn của kính hiển vi.

3) Không được cố lau những bộ phận của kính hiển vi mà bạn chưa được hướng dẫn làm.

4) Không được để trống lỗ thấu kính, dùng 1 nắp đậy thích hợp hoặc 1 miếng băng dán lên lỗ trống.

5) Không được đổi thấu kính từ các kính hiển vi khác hãng sản xuất ngay cả 1 số model cùng hãng sản xuất cũng có những đặc điểm khác nhau.

LÀM SẠCH VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ, LAM KÍNH

Yêu cầu

Làm sạch và bảo quản các dụng cụ thủy tinh là yêu cầu cơ bản để đạt kết quả tốt trong phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng.

Vật liệu

- Gạc, bông hoặc len - Xà phòng (bột hoặc nước) - Nước sạch

- 4 mảnh vải sạch khô, không có sợi bông.

- Lam kính: Lam kính thông thường được đựng trong hộp 72 lam Trên bề mặt hộp lam thường ghi “washed” (đã rửa) hoặc “pre-cleaned” (đã làm sạch trước đó) Tuy nhiên vẫn cần phải rửa sạch lam, làm khô và đóng gói lại trước khi sử dụng.

Qui trình rửa

- Loại bỏ lam có ánh ngũ sắc và các lam bị trầy xước.

- Ngâm lam vào xà phòng trong 30 phút, rửa sạch lam bằng nước.

- Dùng vải cotton lau khô từng lam- Chú ý: Cầm 2 cạnh của lam khi lau (tránh làm bẩn bề mặt lam)

Các vật dụng thủy tinh khác

- Các loại dụng cụ thủy tinh như bình nón, bình cầu, pipet, đũa thủy tinh phải rửa sạch và để khô trước khi sử dụng

- Rửa dụng cụ bằng xà phòng, đảm bảo rửa sạch không để xà phòng bám lại trên dụng cụ.

- Bình đựng dung dịch nhuộm phải được rửa hàng tuần.

Ngày đăng: 18/09/2024, 08:49

w