Dựa trên cơ sở những phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại BAOVIET Bank, Chương 3 đã đưa ra các định hướng phát
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP
PHÁT TRIEN NGUON VON THONG QUA
KENH THI TRUONG LIEN NGAN HANG TAI
NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAO VIET
NGANH: TAI CHÍNH NGÂN HÀNG
TRAN THUY DUONG
HA NOI, 2024
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP
PHÁT TRIEN NGUON VON THONG QUA
KENH THI TRUONG LIEN NGAN HANG TAI
NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN BAO VIET
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Trần Thùy Dương
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Lan
Hà Nội, 2024
Trang 3viên hướng dẫn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nào
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2024
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tham gia học tập lớp cao học Tài chính — Ngân hàng Khóa 29A
Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo — PGS.TS Nguyễn Thị Lan, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này
Tôi cũng xin bảy tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng trách Thương mại Cổ phần Bảo Việt đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi thực
hiện đề án này.
Trang 5CỐ MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾẾT TẮTT s-s<ss©Evse£Evvseetrsseerrseerrrseerrssee vi
J.0\):000979)102757 HH)HAH vii
0Ö 0);8,00/9:00):84270757 ~ viii TÓM TÁT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ ÁN - ccssecccssseee ix 0908006071007 1
1 Tính cấp thiết của đỀ tài . 2- 2< ©c<©©cee©©ee€E+eeerxeeErseereerrreerrrerrrecrrreee 1
2 Tổng quan tình hình nghiÊH €ứU - 2° s°©ce<©©cee++ee€czeetrsecreeecreecre 2 3 MUC HEU NQHIEN CU e 5 4 Câu hỏi và NhiGM VU NGNIEN CÍH 5-5 5< << << SE =sxeseesesee 5 5 Đối tượng và phạm vỉ nghiÊH €Ứ1 s< 2s ©cseccseeceeecreecreeerreecrceee 6 6 Phương pháp H,ÌÏHÏÊH1 CIỨH - <- <5 << << xxx 9x nghe me 6
1.2 Tổng quan về thị trường liên ngân hiàng << ©ce<©cseeccseccee 13
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên ngân hàng - 13
1.2.2 Phân loại thị trường liên ngân hÌng có Sex ssesvxeeresxee 17 1.2.3 Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng -© e©ccccccccec 18 1.2.4 Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng -.- - - 55+ +5+<+x+++ 20 1.3 Phát triển nguồn vẫn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cỗ pphẰM 22 ©ce< 2e ©+zeEEzeE+eeCrrecrrrecrxrrrrrerrrerrrerreerrreecree 25
1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của phát triển nguồn vốn thông qua thị trường //2/8/1-7/.8,./-000n0n0Ẽ0n858588 Ầ.ồ 25
Trang 61.3.2 Các hoạt động huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng 28 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường 7 0h- 33 1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại một số NHTM khác và bài học cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt 34
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển nguôn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại
một số NHTM tại Việt Nam che 34
1.4.2 Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt -.- 5 -++ 37
KÉT LUẬN CHUƯƠNG T 22- 2< ©©2<©©Eze€EzeeE+eecrzeerreecrrerrrerrrecrreee 39 CHUONG 2 THUC TRANG PHAT TRIEN NGUON VON THONG QUA KENH THI TRUONG LIEN NGAN HANG TAI NGAN HANG TMCP BAO
2.1 Thực trạng phát triển nguồn vốn của BAOVIET BANK 40
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt - ¿55555 <<+cs+x++ 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BAOVIET BANK cccccccccicccsrrrrrrrrreee 43
2.1.3 Thực trạng phát triển nguôn vốn của Ngân hàng TMCP Bảo Việt 60 2.2 Thực trạng phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hang của BAOVLET BANK từ năm 2()18-21()2 << << =s=s=s=sesesrseseseersee 65 2.2.1 Thực trạng huy động vốn nội tệ trên thị trường liên ngân hàng 65 2.2.2 Thực trạng huy động vốn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng 70 2.3 Đánh giá về phát triển nguồn vẫn thông qua kênh liên ngân hàng tại
[7.1///207.00/ 0 h 74 2.3.1 Quy mé nguén von huy d6ng tir kénh liên ngân hàng 74 2.3.2 Chỉ phí huy động vốn qua kênh lién ngGn NANg ccecccccssccsssesssessssessseesseee 75 2.3.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng VỐN -©225ccc+ccccccccreccee 7 2.4 Đánh giá chung về phát triển nguồn vẫn qua kênh liên ngân hàng tại
[7.1///207.00/ 0 h 80
2.4.1 Những kết quả đã đạt đhược 5-55 2c E221 80
2.4.2 Những hạn chế còn tôn tại và ngujyên nhâH 2-©2cz+2cscccccccccet 82
'.cz897089:(0(c67200 ae ,ÔỎ 86
Trang 73.1 Định hướng phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại
BAOVWIET BANK sssssssssssssssssssssssssssssssusssssscsssssesssuesssssesssssesssusssssuesssacsssensessaneessaees 87 3.1.1 Định hướng phát triển nguon von ctia BAOVIET BANK 87
3.1.2 Định hướng phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại ,7I01/I50,.0/ 000008886 88 3.2 Giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng 2/0027/10//340.7.0/ 00h h
3.2.1 Tăng vốn điều lệ
3.2.2 Phát triển hệ thống quan hệ đối tác Tổ chức tín dụng - 91
3.2.3 Nang cao ha tang CONG NNE ccccecccesssesssssvsessssesssessssesssessssesssessssesssesseess 93 3.2.4 Nâng cao năng ÏỰC QUẲH ÍTỆ + SE SEEEEEEEEeksrEkkekkskrrrskreree 95
3.2.5 Hoàn thiện cơ cầu tổ chức . ccccccccccttttEEEEtttrrrrrrrrrrrrriirreee 97
3.2.6 Nâng cao năng lực HhẬN SỊ + tt SEEEEEEEEEeksrEkkekksrrrskreree 98
3.2.7 Cải thiện sản phẩm và nghiệp vụ huy động vốn qua kênh thị trường liên
/‹218///1-8EEPPES ắä 99
3.3.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà Hước . -ccccccccsrcces 101
3.3.2 Đối với Ngdn hang TMCP BGO Vibt cecccccssssssssssssesssvssssssssssssessssessesvves 104
3.3.3 Đối với các chủ thể liÊH qM4H - 22-5252 2S St ECEEEcEEEcrrrrerrres 104
3.3.4 Đối với các TCTD khác ©525sz 222 s2 2211112212112222111 21 ke, 105 000.) 06:09) c1 106
KET LUẬN _ 107
TÀI LIỆU TIÊNG VIẸT i TAI LIEU TIENG ANH iii
WEBSITE cscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssesssssssuuunnnnsssssesssssessssssessses iv PHỤ LỤC ++++2222222222222222222222222EEEEEEErrrrrrree i
Trang 8ALM BCTC BAOVIET BANK FTP
GTCG
KDTT LNH NHNN NHTM TCTD
Quản lý tài sản nợ Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bảo Việt Fund Transfer Pricing - Lãi suất điều
chuyên vốn nội bộ
Giấy tờ có giá
Kinh doanh Tiền tệ
Liên ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương mại Tổ chức Tín dụng
Trang 9DANH MUC BANG
Bang 2.1 Cac mốc lịch sử và thành tựu chính đã đạt được của BAOVIET Bank 42
Bảng 2.2 Các chỉ số tài chính cơ bản của BAOVIET BANK tir 2018-2023 43
Bảng 2.3 Tổng nguồn vốn của BAOVIET BANK từ 2018-2023 (Tỷ VND) 61 Bảng 2.4 Mức độ hoàn thành nguồn vốn huy động của BAOVIET BANK từ năm
b2 zÄ0a 0P ‹‹:1I 61
Bảng 2.5 Các chi tiêu nguồn vốn của BAOVIET BANK giai đoạn 2022-2023 và
Bảng 2.6 Lãi suất bình quân nguồn vốn của BAOVIET BANK từ tháng § năm 2023
đến đầu năm 2024 2-2s+2S92E2E52512112112111212217112121121211211 2112112111211 2EEE xe 63
Bảng 2.7 Số dư nhận nguồn, đây nguồn VND trên LNH của BAOVIET BANK từ
Trang 10DANH MUC HINH VE
Hình 1.1 Diễn biến tỷ giá USD từ đầu năm 2023 2-222222222222222222222222-e2 16
Hình 1.2 Chủ thê tham gia thị trường lién ngan hang eee 18
Hình 1.3 Diễn biến lãi suất VNIBOR từ đầu năm 2023 - 21
Hình 1.4 Mô hình tông thê của hệ thống thanh toán liên ngân hàng IBPS 24
Hình 1.5 Thống kê sự phát triển của SWIFTnet tại các thị trường cuối tháng I2 nAd .,Ô 25 Hình 2.1 Cơ cầu cổ đông của BAOVIET BANK tại thoi diém 31/12/2023 40
Hình 2.2 Cơ cấu cổ đông của Tập đoàn Bảo Việt tại thời điểm 31/12/2023 41
Hình 2.3 Mô hình nghiệp vụ phát triển nguồn vốn liên ngân hàng tại BAOVIET BANK 56
Hình 2.4 Tỷ lệ LDR của BAOVIET BANK từ năm 2018-2023 . 64
Hình 2.5 Số dư vay NHNN của BAOVIET BANK từ 2018 - 2023 65
Hình 2.6 Số dư tiền gửi BAOVIET BANK (quy VND) tại NHNN từ 2018-2023 66
Hình 2.7 Khối lượng GTCG trên LNH mà BAOVIET BANK nắm giữ 70
Hình 2.8 Diễn biến tỷ giá USD/ VND từ cuối tháng 12/2023 đến nay 71
Hình 2.9 Biéu d6 Swap rate curve đầu năm 2024 -22©22222222222272122221222222 e2 72 Hình 2.10 Doanh số giao dich ngoại tệ LNH của BAOVIET Bank từ 2018 - 202373 Hình 2.12 Tăng trưởng nguồn vốn qua kênh LNH từ năm 2018-2023 75
Hình 2.12 Số dư nhận nguồn, đây nguồn trên LNH từ năm 2022 — 2023 78
Hình 2.13 Hạn mức cho vay nội tệ trên thị trường LNH từ năm 2018-2023 79
Hình 2.14 Hạn mức giao dịch ngoại tệ trên LNH của BAOVIET BANK 80
Trang 11TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU DE AN
Tên đề tài: “Phát triển nguôn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân
đem lại lợi nhuận cho các NHTM
Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động phát triển
nguồn vốn trên kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Từ đó
đánh giá được những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tổn tại và chỉ ra được
Trang 12phát triển nguồn vốn trong xu thế đi lên của thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam
Dựa trên cơ sở những phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại BAOVIET Bank, Chương 3 đã đưa ra các định hướng phát triển đối với hoạt động này tại Ngân hàng, bao gồm:
Tăng vốn điều lệ; Phát triển hệ thống quan hệ đối tác các tổ chức tín dụn; Nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin; Nâng cao năng lực quản trị; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức; Nâng cao năng lực nhân sự; Cải thiện sản phẩm và nghiệp vụ Bên cạnh đó, tác giả
còn đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản là Ngân hàng Nhà nước, Tập
đoàn Bảo Việt, và các Tổ chức tín dụng khác
3 Kết luận —- khuyến nghị
Thông qua những phân tích, tác giả đưa ra được những giải pháp trọng điểm để phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Trong đề án này, tác giả đã nêu khái quát về phát triển nguồn vốn nói chung, và phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng nói riêng, cũng như đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng
Trên cơ sở những phân tích, nhìn nhận về thực trạng phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại BAOVIET Bank, tác giả đã đánh giá sự phát triển, thành công, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hoạt động này Thêm vào đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng, giải pháp cho ngân hàng và kiến nghị cho cơ quan chủ quản và các chủ thê liên quan
Trang 13Phát triển nguồn vốn là một nghiệp vụ quan trọng đối với Ngân hàng Thương mại bởi lẽ nguồn vốn chính là tiền để để sống còn, duy trì hoạt động và kinh doanh Việc huy động, phát triển nguồn vốn ngân hàng thương mại là hoạt động thiết yếu của mọi ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và ồn định tình hình tài chính của Ngân hàng
Đề huy động và phát triển nguồn vốn, NHTM có thể thông qua một số kênh khác nhau như huy động tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp, tô chức xã hội (hay còn gọi là Thị trường I), hoặc vay Ngân hàng nhà nước Tuy nhiên, việc vay Ngân hàng Trung ương tương đối phức tạp, nhiều thủ tục và tính khả thi của kênh này còn phụ thuộc vào định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo từng thời điểm của Ngân hàng Trung ương Mặt khác, việc huy động nguồn vốn trên thị trường I, vốn đã tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và ý muốn của người gửi tiền, không phải lúc nào cũng sẽ đáp ứng nhu
cầu về khối lượng, kỳ hạn và mức độ kịp thời cho NHTM Trên thực tế, nhằm đáp ứng
những nhu cầu thanh toán hằng ngày, liên tục với giá trị và kỳ hạn khác nhau một cách thường xuyên, thì các NHTM sẽ huy động nguồn vốn từ các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường Liên ngân hàng (còn gọi là Thị trường II), nhờ những ưu điểm của thị trường
như giao dịch với khối lượng lớn, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện trong việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách linh hoạt cho ngân hàng Cụ thể, trong giai đoạn 2023 đến đầu
năm 2024, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng diễn ra vô cùng sôi động, khối lượng
chuyển tiền hẳng ngày giữa các ngân hàng (CITAD) là 350,000-450,000 tỷ VND, phản
ánh mức độ thanh khoản vô cùng tốt trên thị trường Ở BAOVIET BANK, hoạt động phát triển nguồn vốn trên liên ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thanh khoản và kinh doanh của ngân hàng Tại
thời điểm 31/12/2022 và 31/12/2023, số dư đi vay, nhận gửi tiền từ liên ngân hàng lần lượt là 24,058 tỷ và 28,379 tỷ VND, tương ứng với 27.77% và 36.25% tổng nguồn
vốn của ngân hàng Nếu xét đến cơ cấu đa dạng của nguồn vốn bao gồm cả vốn chủ sở hữu, tiền gửi thị trường 1, công cụ phái sinh, thì nguồn vốn từ LNH đã chiếm
Trang 14nghìn tỷ, chủ yêu được huy động trực tiếp từ thị trường LNH trong ngày thì mới đảm bảo được khối lượng và thời gian giải ngân nhanh chóng đến vậy Do đó, BAOVIET
BANK đã nhận thức rõ được vai trò của việc phát triển nguồn vốn trên thị trường liên
ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh mức độ cạnh tranh về vốn giữa các NHTM ngày càng gia tăng Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong những năm gần đây đã chú trọng vào các nghiệp vụ huy động, giao dịch nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng và
đạt được những thành tựu nhất định Dù vậy hoạt động phát triển nguồn vốn trên kênh
liên ngân hàng khó tránh khỏi những khó khăn, hạn chế để vừa quản lý nguồn vốn cho toàn hàng, vừa sử dụng nguồn vốn hiệu quả dé kinh doanh Chính vì lẽ đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển nguồn vốn của ngân hàng thì việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân tích đánh giá tình hình, từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng là van dé có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường LNH, trong quá trình học tập tại trường cũng như công tác thực tế tại Ngân
hàng TMCP Bảo Việt, tác giả đã lựa chọn thực hiện để án về “Phát triển N guồn vốn
thông qua kênh thị trường Liên ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại cỗ phần
Bảo Việt”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu thường hiếm khi thực hiện cụ thể thực
trạng hoạt động phát triển nguồn vốn của một ngân hàng thương mại mà sẽ phân tích trên quan điểm thực trạng toàn thị trường liên ngân hàng, các yếu tố liên quan, các
nhân tổ tác động đến hoạt động hiệu quả của thị trường liên ngân hàng hoặc sự ảnh
hưởng qua lại của thị trường liên ngân hàng đến các yếu tố vĩ mô khác trong thị
trường tiền tệ
Các tác giả Ben R Craig a, Falko Fecht b, Gũnseli Tiimer-Alkan trong “The
Trang 15vay lẫn nhau đề đáp ứng nhu cầu thanh khoản Nghiên cứu “Lending relationships 1n the interBank market” (2007) của các tác giả João F Cocco a, Francisco J Gomes a, Nuno C Martins đề cao vai trò của quan hệ cho vay trên thị trường liên ngân hàng đối với việc huy động nguồn vốn và giải quyết các nhu cầu thanh toán của ngân hàng
Nghiên cứu của Florlan Heider et.al trong “Liquidity hoarding and interBank market spreads: The role of counterparty risk” (2009) chỉ ra ảnh hưởng của thị trường liên ngân hàng đến các rủi ro có thể xảy ra đến nguồn vốn của ngân hàng, trong đó đặc biệt tập trung vào rủi ro đối tác Nghiên cứu cho thấy rủi ro tiềm tàng trong tài sản của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến tính thanh khoản của nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến (2010), trong Giáo trình “Nguyên lý và Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” đã cung cấp những lý thuyết cơ bản về nguồn vốn của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nguồn vốn Tác giả cũng đã làm rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn nói chung đối với ngân hàng thương mại, và đưa ra các cách phân loại nguồn vốn theo các tiêu chí khác nhau, trong đó có cách phân loại theo thị trường bao gồm nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng
Cũng đã có những nghiên cứu thực tiễn về tình hình phát triển nguồn vốn của NHTM, đánh giá tình hình phát triển nguồn vốn và đề xuất giải pháp cho các NHTM Một số nghiên cứu trong đó bao gồm:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lâm Hồng Huyền “Hoạt động giao dịch tiền tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cô phần dau tu và phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: thực trạng và giải pháp” (2013) làm rõ cơ sở lý luận về thị trường tiền tệ liên ngân hàng và giao dịch tiền tệ liên ngân hàng, phân tích thực trạng và giải pháp thúc đây hoạt động giao dịch tiền tệ liên ngân hàng tại Ngân hàng
Trang 16Luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Thu Hằng (2015) “Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đề từ đó rút ra các giải pháp cho cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Vietcombank
2.3 Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
e Ly thuyết có tính kế thừa
Đề án kế thừa khung lý thuyết về định nghĩa và các khái niệm liên quan đến nguồn vốn, phát triển nguồn vốn, thị trường liên ngân hàng và phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng
Về mặt kinh nghiệm nghiên cứu, các công trình đã tham khảo đều có những ưu
điểm, và hạn chế riêng, tác giả đã lựa chọn những ưu điểm tốt nhất từ những tài liệu
tham khảo, và chọn lọc những nội dung phù hợp với đề tài, phạm vi nghiên cứu của mình Từ những nghiên cứu đã tham khảo, tác giả đã lựa chọn việc phân loại các giao dịch phát triển nguồn vốn thông qua thị trường LNH thành các giao dịch nội tệ LNH và ngoại tệ LNH, đồng thời lọc ra những tiêu chí dé đánh giá sự phát triển nguồn vốn thông qua thị trường LNH trong đề án của mình
e Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu trên đều đưa ra những lý luận cơ bản về hoạt động phát triển nguồn vốn tại NHTM nói chung và các lý thuyết về thị trường liên ngân hàng Tuy nhiên, từ trước đến nay phần lớn các nghiên cứu về phát triển nguồn vốn thường tiếp
cận theo quan điểm thị trường I, tức là làm việc với khách hàng là các cá nhân và
doanh nghiệp và rất hiếm các nghiên cứ đi vào thị trường II hay thị trường liên ngân hàng Bên cạnh đó, mỗi nghiên cứu được thực hiện với không gian, thời gian và phạm
vị nghiên cứu khác nhau Đến hiện tại, chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nảo liên
Trang 17giải pháp tích cực nhất để phát triển hoạt động nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng
tại BAOVIET BANK
3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề án này là đề xuất các giải pháp đề phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng TMCP Bảo Việt 4 Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu Đề án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Việc nghiên cứu việc phát triên nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt sẽ dựa trên những lý thuyết nào?
(2) Thực trạng phát triển nguồn vốn tại BAOVIET BANK hiện nay như thế nào?
(3) Giải pháp để phát triển nguồn vốn thông qua kênh liên ngân hàng cho
Trang 18Đối tượng nghiên cứu của đề án là tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển nguồn vốn thông qua kênh liên ngân hàng và thực trạng phat triên nguồn vốn qua thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
5.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu của BAOVIET BANK từ năm
2018 đến năm 2023
Nhằm giới hạn phạm vị nghiên cứu theo như mục tiêu đề ra, đề án này tập trung xem xét, phân tích thực trạng và đánh giá các chỉ tiêu về quy mô phát triển nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn
thông qua kênh liên ngân hàng tại BAOVIET BANK
6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thu thập, thống kê và xử lý các
đữ liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính (BCTC) về tình hình hoạt động phát
triển nguồn vốn của BAOVIET BANK, các lỗi và vấn đề thường gặp trong quá trình phát triển nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng; phương pháp so sánh, phân tích và
tổng hợp thực trạng nhằm đánh giá những thành tựu đạt được và tìm ra các hạn chế
còn tồn tại của hoạt động phát triển nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động
6.2 Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập và sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp
hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, cũng như các
trang báo, tạp chí có liên quan Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng dữ liệu nội bộ từ Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt và Tập đoàn Bảo Việt Mọi dữ liệu được lựa
chọn và xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao nhất trước khi
tiến hành phân tích và đánh giá.
Trang 19Việc thực hiện công tác phát triển nguồn vốn qua kênh liên ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Thứ nhất, phát triển nguồn vốn liên hệ trực tiếp đến việc đảm bảo thanh khoản, quản lý và điều phối vốn cho toàn hàng, quyết định yếu tố sống còn của mỗi ngân hàng Đồng thời, trong điều kiện huy động nguồn vốn rất hiệu quả, nguồn vốn giá rẻ từ thị trường liên ngân hàng
được tận dụng vào việc kinh doanh hiệu quả trên các thị trường dé dem lại lợi nhuận
cho ngân hàng Nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ thực trạng bao gồm nhưng không giới
hạn về cơ cấu, cách thức, thực trạng phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên
ngân hàng tại BAOVIET BANK 7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề án nghiên cứu có những đóng góp thực tiễn trong việc nhìn nhận thực trạng về công tác phát triển nguồn vốn trên thị trường LNH tại BAOVIET BANK về phương pháp, cách thức tổ chức vận hành quy trình và kết quả Từ đó chỉ ra các hạn chế trong phát triển nguồn vốn LNH tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Từ những vấn đề rút ra từ thực trạng tại BAOVIET BANK, nghiên cứu còn đề
xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm thúc đầy và phát triên nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Chương 2 Thực trạng phát triển nguồn vốn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Chương 3 Giải pháp phát triên nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt
Trang 20NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Tổng quan về nguồn vốn và phát triển nguồn vốn
1.1.1 Khái niệm nguồn vốn và phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tiến (2010), nguồn vốn của NHTM “ld cdc gid tri tiền tệ của chính NHTM, do NHTM huy động hay đi vay, được dung để tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cho vay, đầu tư tài chính, bảo lãnh và các
dịch vụ ngân hàng khác ”
1.1.1.2 Dac điểm của nguồn vốn ngân hàng thương mại Các đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng có thể được khái quát như sau: (1) Trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng, tỷ trọng vốn chủ sở hữu khá thấp, chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi vốn huy động và vốn đi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 90%
(2)_ Trong các nguồn vốn, thì nguồn vốn huy động với tỷ trọng khoảng 70% đóng vai trò tối quan trọng, không những về mặt cầu phần mà còn về mặt chất lượng nguồn
vốn với những tính chất quan trọng như tính én định về số dư, ổn định về kỳ hạn bình
quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với đi vay Chính vì vậy, trên thực tế thì các chính sách về nguồn vốn của các ngân hàng thường tập trung vào nguồn vốn huy động và nếu không đề cập chỉ tiết thì nguồn vốn thường được hiểu là vốn huy động
(3)_ Nguồn vốn của ngân hàng phản ánh quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn, vì vậy nguồn vốn có tính thời hạn và tính hoàn trả
(4) Với uy tín của ngân hàng, các khoản nợ được đánh giá là có mức độ an toàn cao Do đó, GTCG mà ngân hàng phát hành đề huy động vốn không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn có khả năng thanh khoản cao Điều này được thể hiện qua việc chúng
Trang 21NHTM tất đông; kỳ hạn và khối lượng của các khoản nợ rất đa dang; tuy nhiên nhu
cầu chỉ tiêu của khách hàng có thể phát sinh đột xuất dẫn đến việc rút vốn trước hạn có thể xảy ra
(6) Nếu việc rút vốn xay ra ồ ạt do bat ồn chính trị, kinh tế-xã hội dẫn đến bất ôn cho hệ thống ngân hàng nói chung hoặc lo ngại ngân hàng nào đó phá sản, có thể khiến cho ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản và dẫn đến phá sản
1.1.1.3 Phân loại nguôn vẫn của NHTM
Có nhiều cách để phân loại nguồn vốn, tuy nhiên thông thường người ta thường
sẽ phân loại dựa trên tính chất sở hữu Căn cứ vào đó, nguồn vốn được phân loại
thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả (bao gồm vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác) a) Vốn chủ sở hữu: vốn do ngân hàng tạo lập, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn (khoảng 10%) nhưng đây là điều kiện pháp lý bắt buộc để được thành lập ngân hàng Ở Việt Nam, để thành lập một ngân hàng thương mại cỗ phần thì người chủ phải đáp ứng vốn pháp định 3,000 tỷ VND, do đó, VCSH của NHTM cũng phải không nhỏ hơn con sô này
b) Vốn huy động: là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn thu hút tử bên ngoài của NHTM Vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (GTCG) như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
c)_ Vốn đi vay: xuất phát từ quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW và các TCTD khác Thị trường vay mượn giữa các ngân hàng nói trên gọi là thị trường liên ngân hàng hay thị trường II (đề phân biệt với thị trường I là thị trường với các cá nhân và tô chức phi tín dụng) Khi có nhu cầu vay vốn, NHTM sẽ tìm đến các ngân hàng khác để vay trước, nếu không được đáp ứng thì mới buộc phải tìm đến NHTW để vay, vì vậy, NHTW được xem là người cho vay cuối cùng
d) Vốn khác: trong quá trình hoạt động, NHTM cũng tạo được một số nguồn vốn
Trang 22đặc thù như vốn uy thac tir các tô chức (tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức kinh tế xã hội); vốn bổ sung từ hoạt động thanh toán (tiền gửi ký quỹ, tiền từ thanh toán không dung tiền mặt, tiền gửi của ngân hàng khác đề nhờ thanh toán hộ); và nhiều khoản khác
1.1.1.4 Khái niệm phát triển nguôn vốn của ngân hàng thương mại
Theo triết học Mác-Lênin, Phát triển được hiểu là “quá trình vận động tiễn lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo vê mọi mặt Sự phát triển là kết quả của
quá trình thay đổi dân về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo
đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở
mức (cấp độ) cao hơn ” Từ khái niệm trên, và khái niệm về Nguồn vốn của NHTM được nêu trong phần trước, chúng ta có thể rút ra khái niệm Phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương mai “/d quá trình tăng cường, huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cung cấp vay cho khách hàng và thực hiện các hoạt động tài chính khác” Việc phát triên nguồn vốn của NHTM có vai trò quan trọng thiết yếu trong việc đảm
bảo rằng họ có đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cho nền kinh
tê
1.1.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển nguồn vốn của ngân hàng thương
mại Nhiều tác giả đã tổng hợp các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn vốn của NHTM, tác giả Vũ Thị Hồng Nga (2022) rút ra được 9 nhân tố, phân
loại thành các nhân tố chủ quan (năng lực tài chính, năng lực quản trị, cơ sở hạ tầng
công nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược) và nhân tố khách quan (môi trường kinh tế- chính trị, môi trường pháp lý, tăng trưởng kinh tế, thu nhập dân cư, môi trường KHCN) Nhóm tác giả tại Đại học Kinh tế Tashkent State Uzbekistan (2021) cũng
phân loại ra 16 nhân tố và chia thành các nhân tố nội tại NHTM và ngoại tại của môi
trường GS, TS Nguyễn Văn Tiến cũng chia ra 9 nhân tố liên quan đến các nhân tố môi trường vĩ mô mà ngân hàng không thê triệt tiêu và các nhân tố ngân hàng có sẵn
để quản lý và sử dụng trong huy động Sau khi tiếp thu một cách chon lọc các nghiên
Trang 23cứu đi trước, tác giả đã rút ra những nhân tố sau:
1.1.2.1 Nhân tổ khách quan
Là những nhân tổ thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn vốn của NHTM Chúng không thể bị làm thay đổi, tuy nhiên ngân hàng có thê
nghiên cứu, dự báo, từ đó đề ra các giải pháp “đi tắt đón đầu” để hạn chế tác động
xấu của nó tới hoạt động kinh doanh của mình, cũng như tận dụng cơ hội khai thác môi trường khi thuận lợi
a) Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế, chính
sách tiền tệ, lạm phát, tỷ giá ảnh hưởng đến thu nhập, tiết kiệm, đầu tư, thanh
toán, chỉ tiêu của khách hàng, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động
của NHTM b) Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định về chính trị sẽ tác động tích cực đến công tác huy động vốn của ngân hàng Biến động chính trị có thé tao ra rúi ro cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Sự ồn định chính trị cũng làm tăng khả năng dự báo có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động huy động của các NHTM
Về mặt pháp luật, chính phủ và cơ quan chủ quản (NHTW, uỷ ban chứng khoán, bộ tài chính) thông qua các chính sách tiền tệ và tài chính có thê tác động đến
lãi suất, điều này sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các NHTM Ngoài ra, các biện pháp điều tiết tài chính như hạn chế cho vay hoặc tăng hạn mức tín dụng có thể
ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Mặt khác, các quy định về
vốn tối thiểu yêu cầu cho các ngân hàng, quy tắc về phòng ngừa rủi ro và quản lý rủi
ro, cũng như các yêu cầu báo cáo tài chính đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM và khả năng huy động và sử dụng vốn
c) Môi trường công nghệ thông tin Hoạt động ngân hàng không thể tách rời sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin Đặc biệt trong thời kỳ bùng nỗ của cách mạng công nghiệp 4.0, các NHTM đã và đang áp dụng nhiều các tiễn bộ công nghệ vào sản phâm dịch vụ mới như dịch
Trang 24vụ ngân hàng live Banking, téng dai ao (AI chatbot), Thái độ của khách hàng gửi tiền cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi công nghệ mà ngân hàng sử dụng và mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, trực tiếp tác động đến lượt khách đến giao dịch và nguồn vốn huy động tương ứng
đ) Môi trường văn hoá xã hội và tâm lý, thói quen
Sự khác biệt về văn hoá xã hội và đặc điểm của cộng đồng sẽ tạo ra những điểm
khác nhau trong chiến lược hoạt động của NHTM, sự thay đổi tương ứng sẽ nảy sinh
khó khăn, thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn Môi trường văn hoá xã hội tạo nên
tập quán, thói quen, tâm lý có tác động không nhỏ đến phát triển nguồn vốn e) Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số đa dạng đồng nghĩa với việc tình hình tài chính, nhu cầu chỉ tiêu
và tiết kiệm, khẩu vị rủi ro, yêu cầu về sản phẩm tài chính khác nhau Do đó, các
NHTM cũng cần phải điều chỉnh công cụ huy động và chiến lược huy động tương ứng
1.1.2.2 Nhân tô chủ quan Các yếu tố nội tại của NHTM là những yếu tố có sẵn dé quan lý, điều hành và
sử dụng trong kinh doanh Vì thuộc về nội lực nên bản thân ngân hàng có thể thay
đôi, bố sung, định hướng dé các yếu tố này đề phát huy được tốt nhất
a) Vốn tự có
Vốn tự có quyết định đến uy tín ngân hàng, là chiếc đệm giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro phá sản và ảnh hưởng tới quy mô hoạt động của ngân hàng và yếu tố quyết định giới hạn tối đa của nguồn vốn
b) Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam dễ ngân hàng có hướng đi xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động Trong chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định việc mở rộng hay thu hẹp quy mô huy động, cơ cấu nguồn vốn, lãi suất, mạng lưới, chỉ phí huy động vốn
Trang 25c) Các phương thức huy động vốn Những NHTM có sản phẩm huy động phong phú, đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền Những yếu tố cấu thành sản phẩm huy động có thể kể đến như: loại tiền, kỳ hạn, lãi suất, tiện ích đi kèm NHTM vừa phải đảm bảo được hiệu quả phát triển nguồn vốn cũng như hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng d) Lai suất
Lai suat la gia ca su dung tiền tệ Việc tăng, giảm lãi suất sẽ tác động trực tiếp
đến sức hút của khách hàng Tuy nhiên, NHTM phải cân nhắc kỹ càng đề có thể cân đối lãi suất huy động, cho vay đề đạt hiệu quả kinh doanh Do nhu cầu của khách hàng gửi tiền rất đa dạng, nên để đáp ứng nhu cầu gửi tiền, các ngân hàng phải có chính
sách lãi suất thích hợp
e) Ủy tín và thâm niên của ngân hàng Khách hàng luôn ưu tiên yếu tố an toàn đối với tài sản, tiền của họ, do đó, ngân hàng có uy tín sẽ được khách hàng tin tưởng lựa chọn để giao dịch Mặt khác, thâm niên của ngân hàng thường sẽ là yếu tố thuyết phục người dùng về mặt sản phẩm, tiện ích và quy mô
f) Mạng lưới kênh phân phối Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ Từ đó, ngân hàng có thể điều chỉnh và cải tiến sản phẩm và dịch vụ để phản ánh chính xác nhu cầu thực tế của khách hàng, tăng cơ hội huy động vốn Các NHTM có thể mở
rộng kênh phân phối theo hướng truyền thống là mở các chỉ nhánh, phòng giao dịch,
điểm giao dịch hoặc theo hướng hiện đại là các dịch vụ ngân hàng điện tử online
1.2 Tổng quan về thị trường liên ngân hàng 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên ngân hàng 1.2.1.1 Khái niệm thị trường liên ngân hàng
Theo định nghĩa của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) “7hj /rường liên
Trang 26ngân hàng là thị trường không chính thức, nơi các ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau
với các hạn mức tín dụng nội bộ được thiết lập dựa trên khẩu vị rủi ro của từng ngân
hàng” Ngân hang Nhà nước Việt Nam quy định “Thi rường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và điều hành nhằm giúp các tổ chức tín dụng là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và bảo đảm khả năng chỉ trả trong thanh toán ”
Đồng thời, NHNN cũng quy định trong thông tư 21/2012/TT-NHNN về thời hạn cho
vay giữa các tô chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm
Từ những nội dung trên, chúng ta có thé kết luận “7h trong liên ngân hàng
(LNH) là thị trường vốn ngắn hạn, do NHTW tổ chức dé giải quyết nhu cầu của các NHTM muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số ngân hàng này, với các khoản vốn tạm thời thiếu ở một số ngân hàng khác ” Nói cách khác, thị trường liên ngân hàng là nơi trao đổi, mua bán vốn khả dụng giữa các tô chức tài chính trung gian, nhất là giữa các NHTM với nhau
Thị trường liên ngân hàng còn được gọi là thị trường II Hoạt động của thị trường II góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của toàn hệ thống ngân hàng, nhờ có thị trường II mà tình trạng thừa và thiếu vốn khả dụng trong các NHTM được giải quyết một cách khá triệt đề Thị trường liên ngân hang là thị trường giao dịch tiền tệ trong phạm vi hẹp so với thị trường I (diễn ra giữa TCTD và khách hàng cá nhân, tổ
chức kinh tế), đó là giao dịch giữa các tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhau Đây là một
thị trường nơi các giao dịch vốn ngắn hạn diễn ra các nhiều hình thức khác nhau giữa ngân hàng với các tổ chức trung gian tài chính khác, đo đó thị trường này xét về tính
chất là loại thị trường có trình độ cao hơn và là loại thị trường bậc cao của thị trường tiền tệ
1.2.1.2 Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng a) _ Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán buôn
Khác với các giao dịch của cá nhân và tổ chức kinh tế, các đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là các TCTD (chủ yếu là các ngân hàng và công ty tài chính) nên khối lượng giao dịch thường rất lớn Ở Việt Nam, khối lượng
Trang 27giao dịch tối thiểu trên thị trường liên ngân hàng là 50 tỷ VND
b) — Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy cao Xuất phát từ đặc điểm các thành viên chính của thị trường này phần lớn là các ngân hàng và các TCTD đáp ứng trình độ về chuyên môn, vốn, đạo đức nghề nghiệp và được các cơ quan chủ quản cấp phép hành nghề nên có uy tín cao đối với các đối tác và khách hàng Các thành viên trên thị trường cũng đã có mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, nên thông thường các giao dịch thường là tín chấp, nghĩa là không có
tài sản đảm bảo, thủ tục đơn giản và có đơn vị tác nghiệp riêng biệt
Ngoài ra, các công cụ giao dịch trên thị trường đều là công cụ tài chính ngắn hạn và có tính thanh khoản cao như tín phiếu, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng giao dich, Các công cụ này dễ chuyên nhượng, khi cần có thể được bán ngay trên thị trường đề thu tiền đảm bảo an toàn cho các ngân hàng tham gia giao dịch
Chính vì những lí do trên, thị trường liên ngân hàng có độ tin cậy cao c) Thị trường liên ngân hàng là thị trường liên kết toàn cẫu
Không giống với hoạt động của một sở giao dịch chứng khoán tập trung, các
hoạt động trên thị trường liên ngân hàng không diễn ra tại một địa điểm nhất định mà
thường là trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các ngân hàng trong phạm vi toàn cầu Các
thành viên có thể giao dịch trực tiếp qua điện thoại, các hệ thống giao dịch điện tử
hoặc thông qua hệ thống môi giới Vì tính chất này mà hoạt động của thị trường được
thực hiện 24/24 giờ Nhờ có hệ thống thông tin hiện đại mà một ngân hàng có thê tiễn
hành giao dịch với nhiều ngân hàng khác trên thế giới Như vậy, trong một chừng mực nào đó, có thê thấy thị trường liên ngân hàng là một thị trường mang tính chất toàn cầu
d) — Thị trường liên ngân hàng có độ nhạy cảm với thông tin cao Do tính toàn cầu của thị trường như đã phân tích ở trên, tính chất của thị trường liên ngân hàng là hết sức nhạy cảm Sự biến động của thị trường, nhất là những biến động lớn, sẽ gây ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường khác trên toàn cầu Một ví dụ
ở Việt Nam là vụ việc của Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Trang 28Gòn (SCB) vào năm 2022, điễn ra trong bối cảnh các sai phạm về trái phiếu doanh
nghiệp và chiếm đoạt tài sản làm hàng loạt nhân sự cấp cao của Vạn Thịnh Phát và
SCB bị bắt giữ, điều tra Thông tin này khi lan ra toàn thị trường đã khiến tâm lý của các khách hàng, các đối tác trở nên tiêu cực, dẫn đến nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái căng thanh khoản, và tệ hơn là độ tín nhiệm của các ngân hàng cho vay cũng
giảm đi Hay ví dụ về việc nhằm kiểm soát lạm phát sau đại dịch Covid, Cục dữ trữ
liên bang Mỹ (FED) đã liên tục tăng lãi suất điều hành từ năm 2022 đến nay Từ đó,
các thị trường tại các quốc gia khác cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về mặt lãi
suất Dù NHNN Việt Nam không hề tăng lãi suất, mà ngược lại, hạ lãi suất điều hành
để thúc đầy tin dụng, nhưng cũng chính vì vậy mà đã phải chấp nhận việc lãi suất bị chênh với phần còn lại của thế giới, và phải chịu áp lực lên tỷ giá đồng USD tại thời
điểm đó Cụ thể, tại thời điểm giữa năm 2023 khi lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn
lần lượt giảm xuống còn 3% và 4.5%, áp lực tỷ giá cũng gia tăng trong tháng 7 và đầu tháng 8, khi tỷ giá USD/VND chạm mức 23.963 tại ngay 15/08/2023 (+1,7% so
với cuối thang 6) Tính từ đầu năm 2023, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1,4%
FED nang 25 FED nang 25
24,000 | đểm cơ bảnlãi , suất điều hành điểm cơ bàn lãi suất điều hành điểm cơ bản lãi FED nang 25 105
át Mỹ hỗ trợ để giảm FED giữ nguyễn
23,300 vn phat! fo thiêu rủi ro từ lãi suất điêu hành
đự báo khủng hoảng Ki vn trong cuộc họp 100 2e so ho suất điều hành mies
ss 6S PM Ao ees OP PSs SSK
—Ty gid USD/VND (cột trái) ——Chi sé dollar index (điễm, cột phải)
Hình 1.1 Diễn biến tỷ giá USD từ đầu năm 2023
Nguôn: Báo cáo cập nhật triển vọng vĩ mô, VNDirect (2023)
Do tính chất là thị trường bán buôn, nên thị trường liên ngân hàng còn cung cấp các thông tin quan trọng cho nền kinh tế Lãi suất LIBOR - London InterBank Offered
Trang 29Rate — Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn, là lãi suất trung bình mà các ngân hàng lớn trên toàn thế giới sử dụng khi cho vay lẫn nhau, đồng thời cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới Tương tự, ở Việt Nam, lãi suất VNIBOR (Vietnam InterBank offered rate) do Thompson Reuters tổng hợp từ dữ liệu báo cáo lãi suất của 12 NHTM lớn nhất cũng là cơ sở để các ngân hàng áp dụng khi cho vay trên thị trường 2, từ đó quyết định đến lãi suất cho vay trên thị trường 1 đối với các cá nhân và tô chức
Hơn nữa, thị trường liên ngân hàng còn giúp NHTW có thể phân tích các xu hướng của nền kinh tế, từ đó đưa ra các quyết định can thiệp khi cần thiết Không chỉ có vậy, thị trường LNH còn có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán và các thị trường khác, có thể nói nó đóng vai trò làm “thị trường chuẩn” của nền kinh tế, vì vậy nó được theo dõi, phân tích và cập nhật thường xuyên
1.2.2 Phân loại thị trường liên ngân hàng Có nhiều cách đề phân loại thị trường liên ngân hàng, trong đó, các căn cứ chính đề phân chia như sau:
1.2.2.1 Căn cứ theo đẳng tiền giao dịch
Dựa vào đồng tiền được sử dụng trong giao dịch dé phan loai, co thé chia lam 2 loại thị trường như sau:
Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là nơi diễn ra giao dịch ngắn hạn đối với
đồng bản tệ Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: các giao dịch trên thị trường được thực
hiện bằng các đồng tiền ngoại tệ, thường là ngoại tệ mạnh như USD, GBP, EUR, 1.2.2.2 Căn cứ theo thời hạn giao dịch
Thị trường liên ngân hàng cho vay qua đêm (ON): kỳ hạn được tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến ngày làm việc liền kề tiếp theo, trong trường hợp ngày tiếp theo là ngày nghỉ/ ngày lễ thì sẽ lùi sang ngày làm việc liền kề ngay sau ngày nghỉ
Thị trường liên ngân hàng cho vay kỳ hạn cô định: các kỳ hạn 1W, 2W, 1M,
Trang 302M, 3M Thị trường liên ngân hàng cho vay qua đêm liên tục: bản chất của các giao
dịch tại đây là các giao dịch ON, tuy nhiên được gia hạn liên tục cho đến khi được
chấm dứt theo ý chí của bên vay hoặc cho vay 1.2.2.3 Căn cứ theo tinh chất đảm bảo
Thị trường cho vay có đảm bảo: là thị trường mà các hoạt động cho vay phải có dam bao (secured) bang tài sản bảo đảm như GTCG, hợp đồng repo,
Thị trường cho vay tín chấp: giao dịch giữa các NHTM chủ yếu là các giao dịch không có tài sản đảm bảo (clean)
Các NHTM thường sẽ đặt ra hạn mức giao dịch đối với các TCTD khác, căn cứ để phân bổ hạn mức dựa trên: Xếp hạng tín nhiệm nội bộ, lịch sử giao dịch và
quan hệ hợp tác 1.2.2.4 Căn cứ theo đặc điểm giao dịch
Thị trường liên ngân hàng truyền thống: gồm các giao dịch tiền gửi và cho vay LNH
Thị trường liên ngân hàng phái sinh: gồm các giao dịch công cụ phái sinh như
quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi
1.2.3 Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng
Ngân hing Trung „ Ương „
Hình 1.2 Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng
Nguôn: Website Ngân hàng Nhà nước (2006)
Trang 311.2.3.1 Các ngân hàng thương mại NHTM đóng vai trò chủ chốt và quan trọng nhất trong thị trường liên ngân hàng Họ là các trung gian tài chính chính thống hoạt động trên thị trường này, với vai trò chính là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng vốn đó đề cho các tô chức kinh tế và cá nhân vay Sự không trùng khớp về thời gian và số lượng của vốn trong kinh doanh của ngân hàng đã dẫn đến các ngân hàng khi thì tạm thời thừa vốn khi thì tạm thời thiếu vốn Hiện tượng thừa và thiếu vốn đó diễn ra hàng giờ, hàng ngày dẫn đến các NHTM luôn phải khắc phục tình trạng dư thừa và thiếu hụt vốn Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng tham gia nhằm trao đổi vốn ngắn hạn với mục đích: tận dụng vốn nhàn rỗi dé kiếm lợi tối đa và bỏ ra mức phí thấp nhất có thể cho khoản
tiền vay Nhờ vào tính chất kinh doanh của họ trong lĩnh vực tiền tệ, sự tham gia cua
các NHTM đã trở thành động lực quan trọng thúc đây sự phát triển của thị trường này
Căn cứ vào tình hình ngân quỹ của mình, NHTM có thê can thiệp trên thị trường với tư cách cho vay hoặc đi vay Xuất phát từ nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và tính
chất, thời hạn của các khoản vốn thừa hoặc thiếu, các thảnh viên tham gia không chỉ
là người cho vay hoặc là người di vay, khi các thành viên dự đoán xu hướng thay đôi của lãi suất, họ có thể là người đi vay dé có vốn cho vay do chênh lệch về các kỳ hạn
lãi suất khác nhau, với nhiều kỳ vay ngắn hạn họ có thể sử dụng được vốn với một thời gian dài hơn, hoặc một kỳ hạn dài có thể chia ra nhiều kỳ hạn ngắn để tính linh hoạt của vốn cao hơn
1.2.3.2 Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường liên ngân hàng với vai trò là nhà đưa ra các chính sách, quy định và thống nhất các quy trình nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả Đồng thời, cơ quan này cũng đảm nhận vai trò kiểm tra, giám sát và giải quyết các vấn đề để đảm bảo quá trình vận hành của thị trường được điều chỉnh một cách đồng nhất Khi cần thiết, NHTW cũng tham gia vào việc mua
bán vốn nhằm can thiệp vào thị trường đề thực hiện các chính sách tiền tệ Thông qua
việc mua bán vốn, NHTW làm thay đổi tiền cơ sở và qua đó làm thay đổi vốn khả
Trang 32dụng của các thành viên, tác động vào lãi suất thị trường, ảnh hưởng đến cung cầu tiền, tác động vào các mục tiêu của chính sách kinh tế từ đó phát huy vai trò quản lý của NHTW
1.2.3.3 Các nhà môi giới Công ty môi giới thị trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thị trường tiền tệ nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng Nhờ có các công ty này mà hoạt động của thị trường liên ngân hàng được diễn ra trôi chảy, an toản
Các công ty môi giới thực hiện việc môi giới để người cho vay/mua các công cụ tài chính gặp người vay/ bán các công cụ tài chính trên thị trường đề thực hiện giao dịch nhằm được hưởng phí hoa hồng từ các bên tham gia giao dịch Ngoài ra các công ty môi giới cũng có thể thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch trên thị trường cho các công ty kinh doanh trên lĩnh vực này
1.2.3.4 Các tổ chức khác
Ngoài các NHTM, thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng còn bao gồm các TCTD và định chế tài chính khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, Tùy thuộc vào loại hình tổ chức và loại hình kinh doanh được cấp phép mà các tô chức trên được phép tham gia giao dịch các sản phâm, công cụ khác nhau trên thị trường liên ngân hàng Ví dụ như, công ty quản lý quỹ có thể thực hiện giao địch GTCG trên thị trường, nhưng không được giao dịch vay/ gửi vốn trên liên ngân hàng
1.2.4 Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Như đã đề cập ở trên, thị trường liên ngân hàng được phân loại thành thị trường
nội tệ và ngoại tệ, do tính chất khác nhau của đồng tiền được sử dụng mà các giao
dịch tại hai thị trường này cũng sẽ được phân loại tương ứng như sau: 1.2.4.1 Các giao dịch nội tệ
a) Giao dịch đi vay/ cho vay
Giao dịch dưới hình thức đi vay và cho vay có hai loại là tín chấp (clean) và cho vay có thế chấp (secured) bằng các loại chứng phiếu
Trang 33Giao dịch tín chấp là hình thức chuyền giao vốn đơn thuần không kèm theo các chứng phiếu đề làm bảo đảm, hay còn gọi là thị trường vay trơn Loại giao dịch này được thực hiện trong những trường hợp vay nóng với thời gian ngắn Các ngân hàng đồng ý cho nhau vay theo loại này xuất phát từ đặc điểm các thành viên rất tin tưởng và tín nhiệm nhau hoặc người đi vay được người môi giới tín nhiệm, vì thế người cho vay đã không yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp cho khoản vay
Cho vay có thế chấp bằng các loại chứng phiếu là loại cho vay khá phô biến
trên thị trường LNH Đó là loại giao dịch ngân hàng khác cho vay một khoản tiền trên cơ sở ngân hàng vay phải có các chứng từ có giá thế chấp, đảm bảo cho khoản tiền vay đó
Lãi suất áp dụng trên thị trường nội tệ liên ngân hàng là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn giữa các ngân hàng Trên thị trường, nếu cung lớn hơn cầu thì lãi suất ngân hàng giảm còn cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng Quan hệ vay mượn giữa các ngân hàng được giao dịch hàng ngày, hàng giờ, vì vậy, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng được hình thành hàng ngày Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được hình thành và phát triển gắn với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng Thời kỳ đầu, lãi suất được hình thành hàng ngày do thoả thuận trực tiếp giữa các thành viên giao dịch Sau này, lãi suất được xác định dựa vào lãi suất của các ngân hàng đã có thị phần lớn về huy động vốn và cho vay trên thị trường Nhiều nước đã áp dụng cách tính lãi suất này, trong đó có Việt Nam với lãi suất VNIBOR được tông hợp từ lãi suất của 12 ngân hàng thương mại lớn nhất
Trang 34Diên biên lãi suât Vnibor từ đầu năm 2023
9 8 7 6 5
4
A
0 DP Oa a oP em Dm Dm mm > gh oh
oS’ + oS” oy” oy’ oy’ ® op’ oe a avo” 0” 29 nd’
Hình 1.3 Diễn biến lãi suất VNIBOR từ đầu năm 2023
Nguôn: Thomson-Reuter (2023) b) Giao dịch giấy tờ có giá
Các giao dịch GTCG bao gồm phát hành GTCG, chiết khấu và giao dịch dưới hình thức hợp đồng mua lại
1.2.4.2 Các giao dịch ngoại tệ a) Giao dich giao ngay (SPOT)
Giao dịch ngoại tệ giao ngay là quá trình mua bán một số lượng ngoại tệ nhất
định giữa hai bên dựa trên tỷ giá hối đoái hiện tại Việc thanh toán được thực hiện
trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau khi cam kết mua bán được thực hiện Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do TCTD yết giá tại thời điểm giao địch hoặc đo hai bên tự thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân hang Nhà nước (NHNN)
b) Giao dich ky han (FORWARD)
Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch mua, bán ngoại tệ theo một tỷ giá xác
định trước và cho một ngày thanh toán xác định trong tương lai Trong giao dịch hối đoái có kỳ hạn, hai bên ký hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ vào ngày (T) và đồng
Trang 35thời họ phải thoả thuận với nhau việc giao ngoại tệ và trả tiền vào ngày (T+n) nhưng tỷ giá đã được xác định tại thời điểm ký hợp đồng (T) còn n là kỳ hạn đã thoả thuận
e) Giao dịch hoán đổi (SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP) là giao dịch đồng thời mua và bán một
lượng ngoại tệ tại hai thời điểm khác nhau với tỷ giá được xác định tại hai ngày giá trị ký hợp đồng
đ) Giao dich quyén chon (Option) Quyền lựa chọn ngoại tệ là giao dịch cho phép người mua Option có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua (Call Option) hoặc bán (Put Option) một lượng ngoại tệ tại một tỷ giá được xác định trước vào một ngày xác định trong tương lai Hợp đồng quyền chọn mua là hợp đồng quy định người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí nhất định để dành quyền mua hoặc chấm dứt mua một
số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá đã thoả thuận mua vào lúc trước hoặc khi hợp
đồng đáo hạn Hợp đồng quyền chọn bán là hợp đồng, trong đó quy định người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản chỉ phí nhất định để dành quyền
bán hoặc chấm đứt bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá thoả thuận bán
vào lúc trước hoặc khi hợp đồng đáo hạn 1.2.4.3 Thanh toán trên thị trường liên ngân hàng
a) Thanh toán nội tệ
Quan hệ vay, trả giữa các ngân hàng thông thường áp dụng hình thức chuyên khoản qua tài khoản tiền gửi tại NHTW Điều này có nghĩa là thông qua quan hệ tín dụng được thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và ngân hàng vay, NHTW “ghi nợ” làm giảm số dư tài khoản tiền gửi của ngân hàng cho vay, đồng thời “ghi có” làm tăng số dư tài khoản tiền gửi của ngân hàng vay theo số lượng tiền vay Trong đó, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) là phương tiện thanh toán được sử dụng chủ yếu cho các giao dịch LHN Đây là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến,
hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá là kênh thanh toán nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay với thời gian thực hiện một lệnh thanh toán chỉ
diễn ra không quá 10 giây
Trang 36
Hình 1.4 Mô hình tông thể của hệ thống thanh toán liên ngân hàng IBPS
Nguôn: Website Bộ tài chính Mof'gov.vn (2012) b) Thanh toán ngoại tệ
Thanh toán chuyên khoản được tiễn hành dưới hình thức thanh toán bù trừ thông qua trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing house) Có 2 hệ thống thanh toán bù trừ lâu đời và có khối lượng giao dịch lớn nhất là CHIPS (Clearing House InterBank Payment System) 6 My va CHAPS (The Clearing House Automated Payment System) Cac NHTM sau khi tré thành thành viên có thể tham gia vào hệ thống và
thực hiện các giao dịch thanh toán ngoại hối
Sau này, hệ thống SWIFT (The Society for Worldwide InterBank Financial Telecommunications) ra đời đã giúp cho việc giao dịch, thanh toán giữa hầu hết các ngân hàng trên thế giới được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia Các thành phần trong hệ thống này được kết nối với nhau thông qua mạng vệ tỉnh và các bức điện tín được chuyên giữa các ngân
hàng được chuẩn hóa (điện SWIFT) để giảm thiểu tối đa các lỗi đo sự khác biệt về
ngôn ngữ và tập quán
Trang 3725 = 18.4
(Millions)
6.5
| L] Europe, Middle Americas and
(*) Growth adjusted to business days (251.2 in 2022 vs 252.05 in 2021)
Hình 1.5 Thống kê sự phát triển của SWIFTnet tại các thị trường cuối tháng
12/2022
Nguon: Swift.com (2022) 1.3 Phát triển nguồn vốn qua kênh thị trường liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần
1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của phát triển nguồn vốn thông qua thị trường liền ngân hàng
1.3.1.1 Khái niệm phát triển nguôn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng Từ những định nghĩa trước đó về phát triển nguồn vốn của NHTM và về thị trường LNH, có thể kết luận “Phá triển nguôn vốn thông qua thị trường liên ngân hàng là quá trình mà các ngân hàng và TCTD khác sử dụng các giải pháp để tăng cường mở rộng nguồn vốn, thông qua kênh thị trường LNH với chỉ phí hợp lý, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các NHTM một cách tối ưu, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời”
Các hoạt động trên thị trường LNH thường diễn ra thông qua các giao dịch về
vốn ngắn hạn, trong đó một ngân hàng có thê mượn tiền từ ngân hàng khác đề đáp ứng nhu cầu về thanh khoản ngắn hạn hoặc tăng cường nguồn vốn đề cung cấp cho
Trang 38khách hàng của mình Các giao dịch này thường được thực hiện qua các hợp đồng cho vay ngắn hạn, bao gồm cả vay qua đêm hoặc vay trong vài ngày
1.3.1.2 Sự cần thiết của việc phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng a) Kênh huy động và sử dụng vốn hiệu quả của NHTM
Thông qua các nghiệp vụ ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, chủ yếu là các giao dịch cho vay qua đêm, nguồn vốn của các TCTD được sử dụng một cách tối ưu nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng Với hình thức cho vay/ gửi tiền, các ngân hàng tận dụng nguồn vốn của mình trong thời gian ngắn nhất có thể để tìm kiếm lợi nhuận Mặt khác, khi các ngân hàng có nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn trong quá trình hoạt động, bằng thị trường liên ngân hàng, nhu cầu vay vốn của họ có thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhất nhờ đi vay trực tiếp các TCTD thay vì đi vay từ cá nhân và tổ chức phi tín dụng Như vậy, chính thị trường liên ngân hàng giúp cho các ngân hàng nhanh chóng tìm kiếm các nguồn tiền, tăng cơ hội sinh lợi nhuận bằng cách hạn chế các khoản dự trữ ở mức thấp nhất để phân bổ ngân quỹ cho các tài sản sinh lời, đồng thời điều chỉnh kịp thời các phương thức chỉ trả Nhờ có thị trường
LNH mà các hoạt động sôi động và việc sử dụng vốn của các NHTM có hiệu quả và linh hoạt hơn
b) Giúp các NHTM cân đối, đảm bảo thanh khoản
Thông qua phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng còn phòng và ngăn ngừa rủi ro nảy sinh trong quá trình kinh doanh Các giao dịch đi vay trên thị trường liên ngân hàng phản ánh cung cầu tiền tệ giữa các NHTM thông qua diễn biến về lãi suất và tỷ giá trên thị trường, do đó các ngân hàng sẽ áp dụng nghiệp vụ của thị trường để ngăn ngừa rủi ro, tăng thu nhập, giảm chỉ phí Nhờ đó, giúp các ngân hàng thực hiện cân bằng vốn trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế
c)_ Thị trường trung tâm và nơi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nguồn vốn của
NHTM
Với tư cách là một thị trường bán buôn vốn, thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng tiến hành các hoạt động giao dịch nguồn vốn một cách sôi động và tích
Trang 39cực với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa Doanh số cho vay giữa các ngân hàng
luôn chiếm tỷ trọng lớn Bên cạnh đó, hệ thống danh mục hoạt động nghiệp vụ mà các NHTM thực hiện trên thị trường là đa dạng nhất
Đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường LNH đóng vai trò là thị trường
trung tâm Sự ra đời, hoạt động và phát triển của thị trường tiền tệ luôn đi kèm với các hoạt động của thị trường LNH, sau đó mở rộng ra các loại thị trường khác Do đó, hiệu quả hoạt động của thị trường LNH ở mọi mức độ đều ảnh hưởng đến hiệu
quả của toàn bộ thị trường tiền tệ và thị trường tài chính Nhờ sự công hữu của nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá qua các thị trường mà thị trường liên ngân hàng là trung
tâm đã làm bùng nỗ các hoạt động cuả thị trường tài chính hiện đại
d) NHTW thực hiện các chính sách tiền tệ thông qua hoạt động trên thị trường
LNH
Thông qua hoạt động phát triển nguồn vốn của các NHTM trên thị trường liên ngân hàng, NHTW có thê sử dụng các công cụ để điều tiết tỷ giá, Ổn định lượng tiền lưu thông trong nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, NHTW đều can thiệp vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với mức
độ khác nhau phụ thuộc vào loại hình kinh tế, mức độ thị trường, chế độ tỷ giá áp
dụng và thái độ của chính phủ trong việc kiêm soát tỷ giá Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, NHTW can thiệp bằng cách thực hiện cho các ngân hàng thành viên vay bằng cách mua các giấy tờ có giá của các ngân hàng thành viên dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu nhằm làm tăng lượng tiền cung ứng hoặc làm giảm lượng tiền cung ứng bằng cách mua vốn của các thành viên thừa vốn dưới hình thức bán chứng từ có giá cho các thành viên này Như vậy, hoạt động phát triển nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng có thể được xem là công cụ đề NHTW thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, khi cần điều tiết tỷ giá, điều tiết lãi suất thì thị trường LNH là nơi
can thiệp có hiệu quả nhất Hoạt động nguồn vốn trên LNH còn tạo điều kiện cho
NHTW phát huy vai trò là người cho vay cuối cùng, khi ngân hàng thành viên có nguy cơ mất khả năng chỉ trả, nếu xét thấy cần thiết NHTW sẽ cho vay nhằm đảm
bảo ổn định và an toàn cho hệ thống.
Trang 40Căn cứ vào quy mô vốn khả dụng của hệ thống và lãi suất hình thành trên thị
trường LNH mà NHTW có thể quyết định bơm hay rút tiền từ lưu thông về, thông
qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ Vì vậy, thị trường liên ngân hàng là nơi cung cấp các thông tin phục vụ cho việc phân tích, dự báo và định hướng chính sách tiền tệ của NHTW, đồng thời cũng là nơi trực tiếp truyền tải các tác động của chính
sách tiền tệ tới nền kinh tế một cách dễ dàng Như vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các thông tin trên thị trường
liên ngân hàng Một thị trường liên ngân hàng phát triển toàn diện và lành mạnh sẽ đưa ra những dấu hiệu, thông tin của thị trường một cách chính xác, giúp NHTW có thé dua ra những chính sách hiệu quả và kịp thời
1.3.2 Các hoạt động huy động vẫn trên thị trường liên ngân hàng 1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn nội tệ
a) Hoạt động đi vay/ nhận tiền gửi (money market) Các ngân hàng có thể đi vay dưới hình thức ứiển gửi bằng cách ngân hàng cho vay gửi một khoản tiền vào ngân hàng đi vay, số dư trên tài khoản coi như số tiền mà ngân hàng gửi cho ngân hàng nhận gửi vay, hai bên lập hợp đồng tiền gửi để tiện theo dõi việc trả nợ khi hết hạn sử dụng tiền gửi Sử dụng tài khoản tiền gửi giữa các ngân hàng cũng được coi là hình thức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
Đối với giao dịch đi vay, hình thức vay ứín chấp được ưa chuộng và sử dụng với
khối lượng nhiều hơn cả trên thị trường LNH nhờ sự thuận tiện và linh hoạt của nó Thực hiện theo các giao dịch này, các thành viên có vốn nhàn rỗi cần cho vay sẽ chào
bán vốn (offer) bằng cách thông báo trên mạng viễn thông (hoặc qua người môi giới nếu có người môi giới) và người có nhu cầu vay vốn cũng thông báo trên mạng viễn thông (hoặc thông báo cho người môi giới) về nhu cầu vốn can vay (bid) Sau đó là quá trình diễn ra sự ghép nối những thông tin về vay và cho vay giữa các ngân hàng,
khi đã có sự ăn khớp về số lượng vốn, về thời hạn và lãi suất thì coi như đã thực hiện
xong một khoản vay và cho vay Thủ tục vay không thế chấp rất đơn giản do không phải làm thủ tục về thế chấp đảm bảo vốn vay, thường được áp dụng với các khoản vay ngắn hạn như qua đêm, một vài ngày, dưới ba tháng, hoặc vay do nhu cầu thanh