1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Quảng Nam Lớp 3.Pdf

38 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Duy Hùng, Phạm Duy Anh, Nguyễn Bá Hảo, Trương Thị Ngọc Quyên, Hồ Ngọc Thảo, Hồ Văn Hưng, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trương Công Một, Nguyễn Thị Thanh Hữu, Trương Minh Tú, Nguyễn Hữu Dung, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thanh Loan
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu giáo dục
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 26,2 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU Nội dung Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam lớp 3 gồm 6 chủ đề: Bài chòi Quảng Nam; Lễ hội Bà Thu Bồn; Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; Cây nêu trong đời s

Trang 1

TỈNH QUẢNG NAMTÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

3Lớp

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đọc có thể mua sách tại các Công ty Sách - Thiết bị trường học ở các địa phương hoặc các cửa hàng sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam :

- Tại Tp Hà Nội : 187B, 187C Giảng Võ ; 232 Tây Sơn ; 25 Hàn Thuyên ; 51 Lò Đúc ; 45 Hàng Chuối ;

67B Cửa Bắc ; 45 Phố Vọng ; Ngõ 385 Hoàng Quốc Việt ; Ngõ 12 Láng Hạ ; 17T2 - 17T3 Trung Hoà - Nhân Chính ; Toà nhà HESCO Văn Quán - Hà Đông

- Tại Tp Đà Nẵng : 145 Lê Lợi ; 39 Trịnh Đình Thảo ; 223 Lê Đình Lý ; 272 Trần Cao Vân.

- Tại Tp Hồ Chí Minh : 261C Lê Quang Định, phường 7, quận Bình Thạnh ; 231 Nguyễn Văn Cừ, quận 5 ;

116 Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh.

- Tại Tp Cần Thơ : 162D Đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều

- Tại Website bán hàng trực tuyến : www.sach24.vn

Website : www.iseebooks.vn

Trang 2

TÀI LIỆU giáo dục địa phương

TỈNH QUẢNG NAM

3Lớp

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN HOÀNG NAM (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN DUY HÙNG (Chủ biên) PHẠM DUY ANH - NGUYỄN BÁ HẢO - TRƯƠNG THỊ NGỌC QUYÊN HỒ NGỌC THẢO - HỒ VĂN HƯNG - NGUYỄN THỊ THANH THẢO - TRƯƠNG CÔNG MỘT

NGUYỄN THỊ THANH HỮU - TRƯƠNG MINH TÚ - NGUYỄN HỮU DUNG

TRẦN THỊ THANH HUYỀN - NGUYỄN THỊ THANH LOAN

Trang 3

VẬN DỤNG

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề có liên quan đến kiến thức của chủ đề, từ đó phát huy năng lực tư duy, sáng tạo

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU

Nội dung Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam lớp 3 gồm 6 chủ đề: Bài chòi Quảng Nam; Lễ hội Bà Thu Bồn; Nhà yêu nước

Phan Châu Trinh; Cây nêu trong đời sống văn hoá ở Quảng Nam; Bãi biển Bàn Than; Làng rau Trà Quế được tích hợp vào các môn

học và hoạt động trải nghiệm Ở mỗi chủ đề, hệ thống kiến thức và các hình ảnh minh hoạ được trình bày phù hợp với các hoạt động học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Qua đó, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, hình thành ý thức về những việc cần làm để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hoá về vùng đất, con người và phong tục, tập quán của người dân Quảng Nam

NHÓM TÁC GIẢ

Trang 5

Chủ đề

1

MỤC LỤC

Chủ đềNội dungTrang

3Nhà yêu nước Phan Châu Trinh16

4Cây nêu trong đời sống văn hoá ở Quảng Nam20

Trang 6

BÀI CHÒI QUẢNG NAM

Chủ đề

1

Em đã biết gì về Bài chòi Quảng Nam?

Hô hát Bài chòi ở phố cổ Hội An

Liên hoan hô hát Bài chòi tại thành phố Tam Kỳ

KHỞI ĐỘNG

Bài chòi là loại hình dân ca và là trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng Ngày nay, Bài chòi không chỉ bó hẹp trong không gian của đình làng mà còn được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch

“Gió xuân phảng phất nhành tre Mời bà con cô bác lắng nghe Bài chòi”

1

2

Trang 7

1 Đặc điểm của trò chơi Bài chòi

KHÁM PHÁ

Video “Bài chòi Hội An”

Các chòi con

Ống đựng thẻ cáiChòi trung tâm tại sân khấu

3

Trang 8

Cờ hộiCờ đuôi nheo phát cho người

Dụng cụ chính để chơi Bài chòi gồm: bộ thẻ bài, ống đựng thẻ cái, cờ hội, cờ trúng thưởng (lá cờ đuôi nheo), dùi gõ, mõ tre

Anh hiệu, chị hiệu là những người giỏi hò vè, đối đáp để hô hát Bài chòi Khi chơi Bài chòi thường có trống, ban nhạc cổ để góp phần cho trò chơi thêm hấp dẫn Lời ca trong Bài chòi gần gũi với đời sống người dân; phản ánh đời sống sinh hoạt; ca ngợi lao động, tình yêu lứa đôi, quê hương đất nước,…

Trang 9

2 Cách chơi Bài chòi

Anh hiệu, chị hiệu rút thẻ và hát, hô tên con bàiNgười chơi được nhận thẻ bài con có tên 3 con bài

Người chơi có thẻ bài đúng tên con bài được hô

sẽ được nhận một cờ đuôi nheo

Trang 10

1 Sắp xếp thứ tự các bước chơi Bài chòi dưới đây.

2 Hãy đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu với khách tham quan về cách chơi Bài chòi.

THỰC HÀNH

1 Anh hiệu, chị hiệu xóc ống thẻ cái, rút thẻ và hát, hô tên con bài.2 Người chơi nào được 3 cờ đuôi nheo thì thắng cuộc, được nhận thưởng.3 Người chơi có đúng con bài được hô sẽ được nhận một lá cờ đuôi nheo.4 Tiếp tục chơi lượt tiếp theo.

5 Người chơi được nhận thẻ bài con có tên 3 con bài.

Hoạt động 2 Học sinh tập hô hát Bài chòi theo hướng dẫn của giáo viên hoặc

các nghệ nhân ở địa phương

Hoạt động 1 Sưu tầm một số câu hát Bài chòi và giới thiệu với các bạn những

câu hát mà em sưu tầm được

VẬN DỤNG

Gợi ý câu ca:

Học sinh Trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, thành phố Tam Kỳ

tham gia chơi Bài chòi

Bà con cô bác lắng lặng mà nghe,Lắng lặng mà nghe là tôi hô con bài

Con gì nó ra đâyBạn ơi hãy lắng mà ngheLời cô dạy bảo khuyên răn mỗi ngày

Siêng năng học tập công dàyTương lai xán lạn mai này đắp xây

Vì lợi ích mười năm trồng câyTrăm năm ích nước dựng xây quê nhà

Tay bạn nắm lấy tay taChăm lo học tập mới là trò ngoanƠ bạn mình ơi! Ới bà con ơi là cái anh

Nhứt trò…

17

Trang 11

Quang cảnh lễ hội Bà Thu Bồn tại Dinh Bà thuộc xã Quế Trung, huyện Nông SơnQuang cảnh lễ hội Bà Thu Bồn tại Lăng Bà

thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên

Trang 12

1 Nguồn gốc, mục đích tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn

– Đọc phần “Em có biết” và kể lại truyền thuyết về Bà Thu Bồn.– Thảo luận nhóm về mục đích tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn.

KHÁM PHÁ

Dinh Bà Thu Bồn tại xã Quế Trung,

huyện Nông SơnLăng Bà Thu Bồn tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên

EM CÓ BIẾT?

Có truyền thuyết rằng, Bà Thu Bồn là nữ tướng vua Chăm rất xinh đẹp, có tài điều binh khiển tướng Bà đã đến Phường Rạnh (nay thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) để định cư, làm căn cứ đóng quân, địa điểm lịch sử ấy là Dinh Bà hiện nay Cùng với việc chiêu quân và tổ chức luyện binh, Bà còn cho quân lính đào giếng, đào ao, trồng lúa, chăn nuôi, dạy cho dân trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ, dệt vải,

cách dùng thảo mộc trong rừng để chữa bệnh cho người và vật nuôi

Trong một lần giao chiến bị thất bại, Bà gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, thân Bà xuôi dòng về miền dưới, được dân làng Thu Bồn (nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) an táng, thờ phụng và xây dựng Lăng Bà ngày nay Sau khi qua đời, Bà đã hiển linh phù hộ cho dân làng vượt qua thiên tai, dịch bệnh.

Trang 13

2 Các hoạt động trong lễ hội Bà Thu Bồn

a) Quan sát các hình ảnh dưới đây, em hãy kể tên một số hoạt động trong phần nghi lễ của lễ hội Bà Thu Bồn

Quang cảnh lễ Rước sắc tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyêntại xã Quế Trung, huyện Nông SơnQuang cảnh lễ Rước sắc

Quang cảnh lễ tại Dinh Bà Thu BồnQuang cảnh lễ Rước nước

từ sông Thu Bồn về Lăng Bà Thu Bồn tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên

Quang cảnh lễ tại Lăng Bà Thu Bồn

Quang cảnh chuẩn bị lễ Rước nước từ Giếng Bà về Dinh Bà Thu Bồn tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn

Trang 14

b) Kể tên một số hoạt động trong phần hội của lễ hội Bà Thu Bồn.

Múa Chăm trong lễ hội tại huyện Nông SơnHát Bài chòi trong lễ hội

tại huyện Duy Xuyên

Thi đấu bóng chuyền trong lễ hội tại huyện Nông Sơn

Đua thuyền trong lễ hội tại huyện Duy Xuyên

Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam Hằng năm, khoảng từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, người dân hai huyện Nông Sơn và Duy Xuyên cùng lúc tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn Đây là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, biết ơn Bà Thu Bồn, đồng thời thể hiện khát vọng phồn vinh, cầu hạnh phúc, bình an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu

Trang 15

1 Thảo luận nhóm để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về lễ hội Bà Thu Bồn theo các gợi ý sau:

– Thời gian, địa điểm và mục đích tổ chức lễ hội; – Các hoạt động diễn ra trong lễ hội;

Trang 16

Hoạt động 1 Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về lễ hội Bà Thu Bồn và giới thiệu với

bạn những tư liệu, hình ảnh mà em sưu tầm được

Hoạt động 2 Kể về một lễ hội ở địa phương mà em biết theo các gợi ý sau:– Tên lễ hội là gì?

– Lễ hội diễn ra ở đâu? – Nêu một số hoạt động trong lễ hội – Lễ hội có ý nghĩa gì?

VẬN DỤNG

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Co,

huyện Bắc Trà MyLễ hội Bà Phường Chào, huyện Đại Lộc

Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình

Lễ hội Cầu ngư tại xã đảo Tam Hải,

huyện Núi Thành

Trang 17

NHÀ YÊU NƯỚC PHAN CHÂU TRINH

huyện Phú Ninh

Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh tại xã Tam Lộc, huyện Phú NinhTrường Trung học cơ sở Phan Châu Trinh,

huyện Nông Sơn

Ở Quảng Nam có nhiều trường học, con đường mang tên nhà yêu nước Phan Châu Trinh

Trang 18

Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam Ông là người học rộng, tài cao, có tinh thần yêu nước nồng nàn, có tư tưởng đổi mới hướng đến nâng cao dân trí và cải tổ xã hội Làm quan được vài năm sau đó từ quan, bắt đầu hoạt động chính trị nhiều nơi trong và ngoài nước Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1926.

Đọc thông tin trên và trả lời các câu hỏi.– Nhà yêu nước Phan Châu Trinh quê ở địa phương nào của tỉnh Quảng Nam?– Nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã khởi xướng phong trào có tên là gì? – Phong trào đó nhằm mục đích gì?

44

Trang 19

Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh tại xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamMộ phần nhà yêu nước Phan Châu Trinh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà yêu nước Phan Châu Trinh chủ trương tiến hành phong trào Duy tân nhằm cải cách về văn hoá – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm

46

Trang 20

1 Hãy kể những điều em biết về nhà yêu nước Phan Châu Trinh.2 Xem video hoặc tham quan thực tế Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh tại xã

Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Chia sẻ cảm xúc của em khi được xem video hoặc tham quan Nhà lưu

niệm Phan Châu Trinh

Hoạt động 2: Sưu tầm tư liệu và thể hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng lại một

công trình mang tên nhà yêu nước Phan Châu Trinh (trường học, con đường, Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh )

Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh tại huyện Phú Ninh

49

Trang 21

Em đã nhìn thấy cây nêu chưa? Nhìn thấy khi nào và ở đâu?

CÂY NÊU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở QUẢNG NAM

tỉnh Quảng Nam

Cây nêu ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên QuangCây nêu ở Hoàng thành Thăng Long,

Trang 22

Cây nêu của đồng bào Co ở huyện Bắc Trà My

1 Cây nêu trong đời sống văn hoá của đồng bào Co

Người Co tin rằng, trong không gian văn hoá của lễ hội, cây nêu chính là điểm kết nối giữa các vị thần và thế giới con người Đây là biểu tượng của lòng thành kính của đồng bào và cũng là nguyện ước, là niềm tin để cầu xin các thần linh ban cho cộng đồng làng có cuộc sống yên bình, no đủ

Cây nêu của người Co thường được làm bằng gỗ cây chò và có chiều cao khoảng từ 4 m – 9 m Màu sắc trên cây nêu có 5 màu (đỏ, xanh lam, đen, trắng, vàng) Đỉnh của cây nêu có gắn hình con chim chèo bẻo làm bằng gỗ

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin trên và trả lời các câu hỏi.– Cây nêu của đồng bào Co ở huyện Bắc Trà My được làm bằng vật liệu gì? – Cây nêu có mấy loại màu sắc? Đó là những màu sắc nào?

– Trên đỉnh cây nêu có gắn hình con vật gì?

KHÁM PHÁ

56

Trang trí cây nêu

57

Trang 23

Cây nêu của đồng bào Cơ-tu, huyện Tây GiangTrang trí cây nêu

2 Cây nêu trong đời sống văn hoá của đồng bào Cơ-tu

Cây nêu của người Cơ-tu là vật thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày Cây nêu gắn liền với các hoạt động trong nghi lễ của các lễ hội Mừng lúa mới, cầu mưa, lập làng,

Cây nêu của người Cơ-tu thường là cây thân gỗ được những nghệ nhân dân gian Cơ-tu trang trí, đặt tại nơi hành lễ, trước sân nhà làng Cây nêu được trang trí thành ba phần: đế, thân và ngọn Phần đế và thân thường là một khúc gỗ to, phần ngọn là một ống lồ ô Thông thường, cây nêu cao khoảng 5 m và trang trí với hoạ tiết, hoa văn, màu sắc gần gũi với thiên nhiên và con người

Trải qua bao thế hệ, cây nêu đã in sâu vào trong tiềm thức mỗi người Cơ-tu Hình tượng cây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong các thành viên trong gia đình bình an, khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi mà còn thể hiện bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của những nghệ nhân dân gian Cơ-tu

Đọc thông tin trên và trả lời các câu hỏi.– Cây nêu của đồng bào Cơ-tu dựng trong dịp nào? – Ý nghĩa của cây nêu đối với đồng bào Cơ-tu

Trang 24

3 Phong tục dựng cây nêu ở một số địa phương

Cây nêu của đồng bào Giẻ-Triêng,

huyện Phước SơnCây nêu của đồng bào Xơ-đăng,

huyện Nam Trà My

Cây nêu của đồng bào Ca Dong,

huyện Bắc Trà My Cây nêu ngày Tết của đồng bào Kinh

Trang 25

Chủ đề

5

1 Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Cây nêu của đồng bào các dân tộc ở Quảng Nam thường được làm từ vật liệu gì?

– Hãy mô tả màu sắc, hình vẽ, vật trang trí trên cây nêu mà em biết

2 Hãy vẽ bức tranh có hình cây nêu gắn với khung cảnh làng quê.

THỰC HÀNH

VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Sưu tầm hình ảnh cây nêu ở Quảng Nam từ báo, tạp chí, Internet,…

Hoạt động 2: Em hãy giới thiệu về vẻ đẹp của cây nêu qua các hình ảnh em đã

sưu tầm được

64

Trang 26

BÃI BIỂN BÀN THAN

Chủ đề

5

Kể tên những bãi biển đẹp ở tỉnh Quảng Nam.

KHỞI ĐỘNG

Bãi biển Tam Thanh, thành phố Tam KỳBãi biển Bàn Than, huyện Núi Thành

Bãi biển An Bàng, thành phố Hội AnBãi biển Hà My, thị xã Điện Bàn

Quảng Nam có nhiều bãi biển đẹp như: Hà My, An Bàng, Tam Thanh, Bàn Than,… Các bãi biển này thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan

Trang 27

1 Nét đặc trưng của biển Bàn Than, huyện Núi Thành

Quan sát hình ảnh, đọc phần “Em có biết” và trả lời các câu hỏi sau: – Bãi biển Bàn Than ở địa phương nào của tỉnh Quảng Nam và chúng ta có thể đến đó bằng phương tiện nào?

– Biển Bàn Than có gì đẹp? Các ghềnh đá có gì đặc trưng?

KHÁM PHÁ

Rêu mọc trên đá ở biển Bàn Than

Những khối đá xếp chồng lên nhauBãi đá hoang sơ ở biển Bàn Than

Trang 28

Bến phà đến xã đảo Tam HảiXã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành

2 Tìm hiểu những hoạt động, cảnh đẹp, món ăn ở biển Bàn Than qua các hình ảnh

Ngư dân khai thác hải sản Người dân khai thác rong biển

EM CÓ BIẾT?

Biển Bàn Than thuộc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km về phía đông nam Để đến với những ghềnh đá ở biển Bàn Than, phà là phương tiện thuận lợi nhất

Đặc trưng của biển Bàn Than là những dãy đá đen nằm san sát bên nhau với nhiều hình dáng độc đáo, những dãy rêu xanh phủ trên đá tạo thành vẻ đẹp độc đáo cho địa danh này.

Trang 29

8281

Trang 30

THỰC HÀNH

1 Giới thiệu về biển Bàn Than theo các gợi ý:

– Biển Bàn Than thuộc xã, huyện nào của tỉnh Quảng Nam? – Những cảnh đẹp nào ở biển Bàn Than mà em thích? – Các ghềnh đá tại biển Bàn Than có gì đặc biệt? – Những hoạt động thường diễn ra trên biển Bàn Than là gì?

2 Em hãy vẽ lại một cảnh đẹp ở biển mà em thích.

VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Em hãy nêu những việc cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi

tham gia tắm biển theo những gợi ý sau: – Cần chuẩn bị những gì trước khi đi tắm biển? – Tại sao chỉ tắm biển khi có người lớn đi cùng?– Tắm biển ở vị trí nào để được an toàn?

– Trước khi xuống biển phải khởi động như thế nào? – Thời gian tắm biển bao lâu là hợp lí?

Hoạt động 2: Em hãy giới thiệu với người thân về một bãi biển mà em biết theo

gợi ý sau:– Tên của bãi biển là gì?– Bãi biển đó ở đâu?– Quang cảnh bãi biển như thế nào? – Có những hoạt động nào diễn ra ở bãi biển?

Trang 31

LÀNG RAU TRÀ QUẾ

Chủ đề

6

Làng chiếu Bàn Thạch, huyện Duy Xuyên

Làng rau Trà Quế, thành phố Hội AnLàng nghề trầm hương Trung Phước, huyện Nông Sơn

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều,

thị xã Điện Bàn

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ về những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam mà em biết.

Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An là một trong những làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Quảng Nam

Trang 32

Cánh đồng rau xanh mát của làng rau Trà QuếNgười dân thường tưới rau bằng bình có vòi hoa sen để rau không bị dập

1 Tìm hiểu về làng rau Trà Quế

Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:– Làng rau Trà Quế ở địa phương nào của tỉnh Quảng Nam? – Làng rau Trà Quế có đặc điểm gì?

KHÁM PHÁ

Làng rau Trà Quế nằm ở khu vực sông Cổ Cò, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An

89

Ngày đăng: 17/09/2024, 05:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN