1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Quảng Trị - Lớp 7.Pdf

58 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Quảng Trị
Tác giả Nguyễn Văn Thuấn, Mai Huy Phương, Lê Văn Tính, Lê Thị Lan, Đỗ Mạnh Tôn, Nguyễn Hoàng Sơn, Huỳnh Chí Danh, Hồ Thị Tố Trinh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Đình Hùng, Lê Anh Đức, Nguyễn Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Ngọc Long
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Quảng Trị
Chuyên ngành Giáo Dục Địa Phương
Thể loại Tài liệu Giáo dục địa phương
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 8,75 MB

Nội dung

Thổ nhưỡng Do sự đa dạng của đá mẹ, địa hình và khí hậu nên đất Quảng Trị được hình thành khá phức tạp và đa dạng về thể loại, bao gồm 11 nhóm đất với 32 loại đất... So với các tỉnh, thà

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Văn Thuấn - Mai Huy Phương (đồng Chủ biên) Lê Văn Tính - Lê Thị Lan - Đỗ Mạnh Tôn - Nguyễn Hoàng Sơn - Huỳnh Chí Danh

Hồ Thị Tố Trinh - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Xuân Hiếu Trần Đình Hùng - Lê Anh Đức - Nguyễn Thị Hoài Phương Nguyễn Thị Hồng Lĩnh - Nguyễn Thanh Tâm - Trần Ngọc Long

Tài liệu Gide duc dia phueng

TINH QUANG TRI

NHA XUAT BAN GIAO DUC VIET NAM

Trang 2

(Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng sách `

J

MỞ ĐẦU

Oo Mở đầu bài học là một số hình ảnh, thông

tin, câu hỏi liên quan đến nội dung bài học (từ thực tế đời sống, sản xuất hoặc từ các ảnh chụp có tính thực tiễn cao, ) nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học

KIẾN THỨC MỚI

Đây là phần nội dung chính, thể hiện qua kênh hình và kênh chữ Thông qua các hoạt động học tập ở phần này, học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới, phát triển năng lực, phẩm chất

LUYỆN TẬP Bao gồm các câu hỏi, bài tập, bài tập thực hành giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng

VẬN DỤNG

Bao gồm các câu hỏi, bài tập tình huống, hoạt động trải nghiệm yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học

$% ————==

Trang 3

2 Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở Quảng Trị 13

Quảng Trị qua các triều đại phong kiến (từ thế

Quang Tri

Trang 4

Lời nói đầu

HH Ồ aNAWEeÈờ

Các em học sinh thân mến! Quảng Trị là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, mảnh đất này là chiến trường ác liệt, chịu nhiều đau thương, mất mát, hi sinh, nhưng với truyền thống anh dũng, kiên cường, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã lập nên kì tích, cùng với cả nước làm nên thắng lợi vẻ vang, ghi dấu ấn vào lịch sử dân tộc

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, là tỉnh thuộc khu vực miền Trung với lợi thế nhiều mặt, Quảng Trị có điều kiện để giao lưu, trao đổi văn hoá và hợp tác phát triển đa ngành kinh tế trong nước cũng như khu vực và thế giới

Để giúp các em hiểu hơn về quê hương của mình, Sở Giáo dục và

Đào tạo Quảng Trị đã tổ chức biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị — Lớp 7 Nội dung tài liệu gồm 8 chủ dé, giúp các em có hiểu biết cơ bản về văn hoá, địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội, môi trường, của địa phương Qua đó, các em sẽ thêm yêu quy, tự hào và có ý thức bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương

Mong rằng, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị - Lớp 7 sẽ mang đến cho các em những kiến thức bổ ích và giúp các em hoàn thành tốt nội dung giáo dục địa phương lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Ban biên soạn

Trang 5

— Liên hệ được thực tế nơi em ở

MỞ ĐẦU

Trò chơi: Ai biết nhiều nhất về quê hương Quảng Trị? Yêu câu: Trả lời đúng và nhanh nhất một số câu hỏi về đặc điểm tự nhiên của Quảng Trị Cách chơi: Chơi theo nhóm, khi giáo viên đọc các câu hỏi, các nhóm ghi, thảo luận Trong vòng 3 phút, nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhất các câu hỏi sau đây thì nhóm đó thắng cuộc

@ 1 Kể tên các huyện của tỉnh Quảng Trị giáp biển 2 Dạng địa hình nào sau đây: núi, đồi, đồng bằng, chiếm đa số diện tích của tỉnh? 3 Các tháng nào trong năm ở Quảng Trị có gió Tây Nam khô nóng?

4 Cho biết tên con sông dài nhất của tỉnh Quảng Trị 5, Tên dãy núi cao nhất của tỉnh Quảng Trị là gì? * KIEN THUC MGI

| DAC DIEM TU NHIEN VA TAI NGUYEN THIEN NHIEN 1 Địa hình, khoáng sản

a Địa hình Địa hình Quảng Trị thấp dần từ tây sang đông, đông nam và chia thành 4 dạng địa hình: núi cao, gò đồi - núi thấp, đồng bằng và ven biển Trong đó, đồi núi là địa hình phổ biến với 4/5 diện tích toàn tỉnh

Trang 6

— Địa hình núi cao phân bố ở phía tây từ dãy Trường Sơn đến miền đổi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2 000 m, độ dốc 20 - 300 Các khối núi điển hình là Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên, phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất

Do có độ cao lớn nên phần đỉnh núi thuộc đai á chí tuyến gió mùa, có khí hậu mát mẻ quanh năm (nhiệt độ trung bình năm khoảng 16 - 17C, mùa hạ dưới 25°C)

Dạng địa hình này thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hổ tiêu, cây ăn quả lâu năm

- Địa hình đồng bằng là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 25 - 30 m Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa Ba “Laie sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hình 1.1 Thung lũng và núi thấp Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương các-xtơ Tà Nùng (huyện Hướng Hoá) đối phì nhiêu Đây là vùng trọng điểm sản

xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các

- Địa hình ven biển chủ yếu là các cồn ‹

thấp, trũng dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các côn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời Hình 1.2 Bờ biển Cửa Tùng

Trang 7

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số dạng địa hình đặc trưng: - Địa hình các-xtơ phân bố ở Hướng Hoá, Cam Lộ và Đakrông - Địa hình ba-dan: khối ba-dan Gio Linh - Cam Lộ, khối ba-dan Vinh Linh

1 Kể tên các dạng địa hình nơi em ở 2 Nêu những thuận lợi và khó khăn của các dạng địa hình đó đối với sản xuất và đời sống

b Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khoáng sản thuộc các loại khoáng sản kim loại và phi kim loại

— Nhóm khoáng sản kim loại: sắt (chủ yếu ở Cam Lộ, Đông Hà, Tân Lâm), vàng (chủ yếu ở Hướng Hoá và Đakrông, ngoài ra còn có ở xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh), tỉ tan (phân bố trong các dải cát dọc bờ biển từ Vĩnh Linh đến Hải Lang)

Hình 1.3 Khai thác đá vôi xi măng khối D -

Tân Lâm, huyện Cam Lộ

— Nhóm khoáng sản phi kim loại: đá vôi, sét gạch ngói, đá xây dựng, sét xi mang phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh

Sự đa dạng về tài nguyên khoáng sản là thế mạnh, tạo ra động lực cho sự phát triển của tỉnh nói chung và ngành khai thác và chế biến khoáng sản nói riêng Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng không lớn, lại phân bố ở vùng núi khó khai thác, nên hoạt động khai thác cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường

@ Ở địa phương em đang sinh sống có các loại khoáng sản nào?

2 Khí hậu 300 Ì tượngmưa Nhiệt độ [ $5

Quảng Trị có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nền nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất như thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi không bị gián đoạn như các vùng ôn đới Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25%, tăng dần từ Bắc vào Nam và giảm theo độ cao của địa hình Lượng mưa trung bình năm khoảng 2 000 - 2 800 mm Khí hậu phân thành hai mùa:

EmmLượng mưa ——hhiệt độ

Hình 1.4 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tỉnh

Quảng Trị

Trang 8

nóng Lượng mưa trong mùa này không đáng kể kết hợp với nền nhiệt cao nên xảy ra tình trạng hạn hán trên diện rộng, hiện tượng xâm nhập mặn sâu xuất hiện

Mỗi năm, Quảng Trị có hơn 100 ngày có gió phơn Tây Nam hoạt động, nhất là

vào các tháng 6, 7 và nửa đầu tháng 8 Gió thổi luồng không khí khô và nóng làm tăng thêm cảm giác khó chịu, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh

hoạt của người dần

- Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đông Bắc, có nhiệt độ thấp hơn so với mùa khô Đây cũng là thời gian hay có bão, bão thường xuất hiện từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11 Với đặc điểm mưa với

cường độ lớn (nhất là mưa trong các cơn bão) và tập trung trong thời gian ngắn nên thời gian này thường xảy ra lũ quét, sạt lở ở vùng núi và ngập lụt ở đồng bằng, gây

thiệt hại nặng nề về đời sống và hoạt động sản xuất

Khí hậu Quảng Trị còn có sự phân hoá theo vùng do yếu tố độ cao, hướng địa hình

Qua thông tin dự báo thời tiết hằng ngày trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị, em hãy tìm hiểu sự khác biệt về nhiệt độ của các địa điểm Khe Sanh và Đông Hà

- Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, lượng nước các sông thay đổi và

chênh lệch lớn theo mùa trong năm

- Hàm lượng phù sa thấp (63,5 g/m?) Lượng phù sa thay đổi theo mùa, thấp vào

mùa khô và tăng cao vào mùa mưa Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông

Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh)

Trang 9

Ngoài ra, ở phía tây giáp biên giới Việt - Lào còn có một số sông nhánh chảy theo hướng tây thuộc hệ thống sông Mê Kông Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phòng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hoá)

1 Nơi em sinh sống có sông suối nào chảy qua? Người dân trong vùng đã sử dụng nước sông suối đó vào mục đích gì?

2 Trình bày giá trị kinh tế của sông ngòi tỉnh Quảng Trị 4 Thổ nhưỡng

Do sự đa dạng của đá mẹ, địa hình và khí hậu nên đất Quảng Trị được hình thành khá phức tạp và đa dạng về thể loại, bao gồm 11 nhóm đất với 32 loại đất

Bảng T.1 Diện tích và nơi phân bố các nhóm đất ở Quảng Trị

Đất cát 32 542 8,86 Phong, Vinh Linh

Đất phù sa A0 821 8,60 Tat ca cac huyện, thị xã, thành phố

trong tỉnh Đất lầy và than bùn 504 0,11 | Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh

Đất xám 1074 0,23 | Cam Lộ

Tất cả các huyện, thị xã, thành phố

Đất đó vàng 353.197 | 74,42 Hoá, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh

và Cam Lộ

Đất thung lũng dốc 2384 0,50 Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hải

Đất xói mòn trơ sỏi Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam

Phong

(Nguồn: Thuyết minh Bản đồ đất tỉnh Quảng Trị)

Theo em, trong các loại đất ở bảng 1.1, loại đất nào màu mỡ nhất? Ở Quảng Trị, loại đất đó đang được canh tác các cây trồng gì?

Trang 10

So với các tỉnh, thành trong cả nước có cùng điều kiện tự nhiên, tỉnh Quảng Trị có quỹ đất khá lớn nhưng việc sử dụng còn bất cập, lãng phí và hiệu quả chưa cao, nhất

là chưa khai thác, phát huy được thế mạnh của đất đồi núi Quá trình chuyển đổi cơ

cấu kinh tế và xây dựng các mô hình còn chậm Lợi thế lớn nhất đã được tận dụng là trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba-dan Việc khai thác vùng cát chậm do đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn

5 Sinh vật a Thực vật Thảm thực vật Quảng Trị có quá trình phát triển lâu dài, khá đa dạng về kiểu loại, được hình thành do sự tác động phối hợp của khí hậu, đất đai, địa hình đa dạng và chịu sự tác động lâu đời của con người

Quảng Trị đứng thứ 5 cả nước về tỉ lệ che phủ rừng với 50,1% (2020) Rừng phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực đổi núi phía tây

Thực vật ở Quảng Trị đa dạng về Hình 1.5 Rừng nguyên sinh Rú Lịnh,

2 152 loài khác nhau, trong đó có một số loài quý hiếm và đặc hữu như lim xanh, giáng hương, gu lau, cam lai @ Nhờ đâu mà Quảng Trị có sự phong phú về tài nguyên thực vật?

Hiện nay, hầu hết các kiểu thảm thực vật nguyên sinh đã bị tác động, hàng loạt các kiểu thảm thứ sinh nhân tác và các quần xã cây trồng hình thành Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng đã bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi

Theo em, tài nguyên rừng của tỉnh ta bị suy giảm do những nguyên nhân nào? Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

b Động vật So với cả nước, tài nguyên động vật của Quảng Trị không thuộc loại giàu, nhưng so với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì Quảng Trị là tỉnh có nhiều tiềm năng Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm trong thời gian gần đây

Trang 11

Bảng 1.2 Thành phần loài động vật tỉnh Quảng Trị

Hình 1.6 Gà lôi lam mào trắng ở Khu bảo tồn

Đakrông, huyện Đakrông

@ Sự phong phú về tài nguyên động vật của Quảng Trị do đâu mà có?

Trang 12

3 Trong quá trình khai thác khoáng sản ở Quảng Trị, cần chú ý đến vấn đề gì? 4 Trả lời nhanh (đúng - sai) những thông tin sau về đất và sinh vật ở tỉnh Quảng Trị

Chất lượng rừng đang bị suy giảm

- Tên con sông - Nơi bắt nguồn, nơi đổ về - Vẻ đẹp của sông

- Giá trị kinh tế của sông b Tìm hiểu và nêu những hoạt động của người dân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương nơi em sống

4 Hãy thử đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và sinh vật biển của tỉnh Quảng Trị

5 Thiết kế một bức tranh cổ động kèm theo khẩu hiệu để kêu gọi người dân địa

phương em bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Trang 13

é ay mat i Tang déng chay

Hình 2.1 Sự khác nhau về môi trường khi có rừng và khi rừng bị phá

2 Cho biết nguyên nhân gây nên sự khác nhau đó

Trang 14

* KIEN THUC MGI

Các đặc điểm của khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, gió, nắng, làm thay đổi độ

cao, độ dốc, hình thái của địa hình Các trận mưa lớn sau một thời kì khô nóng, thường làm đất đá bị cuốn trôi, trượt đất, lở đất xuất hiện ở vùng núi; bờ sông, bờ biển ở vùng đồng bằng nhiều nơi bị xói lở

- Vùng núi cao có khí hậu mát hơn vì có nhiệt độ thấp hơn vùng đồng bằng là do

độ cao của nó lớn hơn (càng lên cao nhiệt độ càng giảm) - Gió phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào) ở Quảng Trị là do gió từ Ấn Độ Dương rất

Ne ` z A 2

mY 3 Cc Q cr or > © or C —_ Cc Q: _ (O or mY < ¬ mY 3 Or Mm ¬ (O mY "ö °_ Q)z < _ ` ¬ = Cc Q = © Y Q — (O ĐA) < 3 Cc wy Q WY Cc Q mm) oy! <

(Lào), khi vượt qua đỉnh núi đến sườn Đông thì độ ẩm giảm xuống và nhiệt độ tăng lên, gây ra hiện tượng gió phơn khô và nóng

nhưng mở rộng lòng sông vùng đồng bằng nên vào mùa mưa lũ lên nhanh

Sự khác nhau về địa hình sẽ làm cho sông suối khác nhau Vùng núi có độ dốc lớn nên thường có nhiều suối, sông nước chảy xiết Các sông ở vùng núi thường có nhiều

thác ghềnh thuận lợi để phát triển thuỷ điện, du lịch nhưng lại gây khó khăn cho giao

thông, dễ gây lũ quét vào mùa mưa Các sông chảy trong vùng đồng bằng thường uốn khúc quanh co, nước chảy êm đềm

Trang 15

Hình 2.2 Sông Đakrông chảy trong vùng núi Hình 2.3 Sông Bến Hải đoạn chảy qua vùng

@ Hãy lấy ví dụ để làm rõ mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, thuỷ văn 4 Mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu, thuỷ văn với sinh vật

Do các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thuỷ văn nên giới sinh vật ở vùng núi cũng có nhiều nét độc đáo Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên vùng chân núi tổn tại các loài ưa nóng, nhưng càng lên cao thì xuất hiện cảnh quan á nhiệt đới, ôn đới trên núi

Ở Quảng Trị, từ độ cao 800 - 1 200 m đã có

một số loài lá kim xuất hiện Trên 1 000 m,

các loài lá kim bắt đầu chiếm ưu thế Có thể

nói thực vật tự nhiên của Quảng Trị đa dạng, phong phú

rae

Hinh 2.4 Thuc vat chiu lanh 6 Voi Mep

Con người Quảng Tri da tan dung sự khác biệt của vùng núi, đồng bằng dé tao ra các sản phẩm nông lâm nghiệp đặc trưng của từng miền

Trang 16

Ở dãy núi Voi Mẹp thuộc xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hoá, trong một ngày thời tiết thay đổi rất thất thường Trên địa bàn có rừng nguyên sinh cây cối rậm rạp Nhiệt độ ở Voi Mẹp khá thấp, dưới 10°C nên có các loài ưa lạnh phát triển

2 Kể tên và độ cao của 3 thác nước ở Quảng Trị

3 Sưu tầm tranh ảnh về một số loài thực vật chịu lạnh ở vùng núi Quảng Trị

để gia đình bạn B hiểu vì sao như vậy

Trang 17

Z

Học xong chủ đề này, em sẽ: — Trình bày được khái quát quá trình vùng đất Quảng Trị trở

thành một bộ phận lãnh thổ của Đại Việt — Trình bày được những nét chính về quá trình xây dựng,

bảo vệ quê hương của nhân dân Quảng Trị từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI

Hình 3.1 Miếu thờ Huyền Trân Công chúa ở Hình 3.2 Đường Huyền Trân Công chúa tại

làng Kim Đâu (xã Thanh An, huyện Cam Lộ) thành phố Đông Hà

Em biết gì về nhân vật lịch sử liên quan đến hình 3.1, 3.2? Nhân vật lịch sử này có liên quan gì đến vùng đất Quảng Trị?

* KIẾN THỨC MỚI I KHÁI QUÁT LỊCH SỬ QUẢNG TRỊ TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI

Thế kỉ X, vùng đất Quảng Trị thành nơi giao tranh thường xuyên giữa Đại Việt —- Chăm-pa

Giữa thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt Bằng những thủ đoạn ngoại giao, nhà Tống đã ra sức xúi giục các nước xung quanh quấy phá Đại Việt, đặc biệt là

Trang 18

Chăm-pa ở phía nam Vì vậy, tình hình biên giới Việt - Chăm-pa rất căng thẳng Để loại

trừ nguy cơ tấn công từ phía nam, làm thất bại âm mưu lôi kéo và liên kết tấn công của nhà Tống, năm 1069, vua Lý Thánh Tông đã quyết định đem quân đi đánh Chăm-pa Đây là một cuộc tấn công nhằm mục đích tự vệ Bị thất bại, vua Chăm-pa (Chế Củ) phải cắt đất ba châu là Bố Chính, Địa Lí và Ma Linh dâng cho Đại Việt

Châu Bố Chính, Địa Lí nay là vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình Châu Ma Linh nay là đất hai huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, một phần huyện Cam Lộ và một phần thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị Đến năm 1075, nhà Lý đổi tên Ma Linh thành

Minh Linh

Sau khi Đại Việt đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên lẫn thứ ba

(1288), quan hệ giữa Đại Việt và Chăm-pa càng trở nên thân thiết Tháng 3 — 1301, dé tăng thêm mối quan hệ hoà hiếu giữa hai nước Đại Việt - Chăm-pa, Thượng hoàng

Trần Nhân Tông hứa gả con gái cho vua Chăm-pa là Chế Mân Nhưng mãi đến đầu năm 1305, việc cầu hôn của Chế Mân mới được chấp nhận Năm 1306, sau khi nhận lễ vật cầu hôn, vua Trần Anh Tông gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân Vua Chế Mân xin dâng đất châu Ô và châu Rí (Lý) làm vật dẫn cưới và phong Huyền Trân

là Hoàng hậu Năm 1307, nhà Trần đổi châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu

Hoá Như vậy, sau đám cưới Huyền Trân, phần đất phía nam Quảng Trị được sáp nhập

vào Đại Việt (trong đó bao gồm huyện Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị và một

phần thành phố Đông Hà (phía nam sông Hiếu ngày nay))

Như vậy, trải qua hơn 200 năm, bằng các con đường khác nhau, vùng đất Quảng Trị ngày nay mới trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt

ra af

POOOYP EMCO |; | OW No oocoCooOoc20020020000000009009000900090090099099099099909909909999999©oeeooo-

cl

Ngôi miếu thờ bà [Huyền Trân Công chúa] ở xóm Chùa, làng Kim Đâu thuộc xã

Cam An [nay là xã Thanh An], huyện Cam Lộ (nhìn ra bàu Đá, đối diện làng Cẩm

Thạch) cho thấy nó được xây dựng từ rất sớm Với lối kiến trúc bằng gạch xây theo kiểu vòm cuốn thành ba tầng mái lợp ngói liệt có đường cổ diêm là kiểu đền miếu mang phong cách thời Lê (thế kỉ XVI - XVII)

Nhiều làng ở Quảng Trị thờ Huyền Trân và tránh gọi tên chữ, dân gian thường gọi là “bà Chúa” hay bà “Chúa Ngọc” Ngay cả văn bản sắc phong của các triều đại phong kiến về sau cũng nhuận sắc theo cách này Ví dụ như sắc phong mới phát

hiện gần đây ở làng Nghĩa An gọi là “Ngọc Diễn phi” và phong bà Huyền Trân vào

Trang 19

Đầu thế kỉ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, nhân dân Quảng Trị đồng lòng theo Đặng Tất, Đặng Dung nổi dậy khởi nghĩa, đánh quân địch nhiều trận oanh liệt

Tháng 8 - 1425, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân), nhân dân Thuận Hoá mang lương thực ủng hộ nghĩa quân, nô nức tòng quân cứu nước

Những năm đầu thời Lê sơ, vùng đất Quảng Trị vẫn là nơi diễn ra các cuộc xung đột biên giới Nhưng với chủ trương quyết liệt của nhà nước phong kiến, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông, cộng với sức hấp dẫn tại vùng đất mới, nên vẫn tiếp tục thu hút một lượng lớn dân cư từ phía bắc vào nhập cư Nhiều làng mạc ở Quảng Trị được thành lập trong giai đoạn này

Em hãy thể hiện trên trục thời gian quá trình vùng đất Quảng Trị trở thành một bộ phận lãnh thổ của Đại Việt

II CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT QUẢNG TRỊ TỪ THẾ KỈ X DEN THE Ki XVI Sau khi vùng đất Quảng Trị ngày nay trở thành một phần lãnh thổ Đại Việt, các triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu tổ chức những đợt di dân lập ấp, khai phá vùng đất mới, thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ của mình Công cuộc khai phá vùng đất Quảng Trị bắt đầu từ triều đại nhà Lý phát triển sang nhà Trần và Lê Bên cạnh các cuộc di dân tập trung có tổ chức và quy mô lớn, dựa trên lời kêu gọi của các triều đại phong kiến, là những cuộc di dân tự phát, mang tính chất lẻ tẻ, thưa thớt và rời rạc của từng nhóm nhỏ, thậm chí là từng gia đình, từng đoàn người một Những cuộc di dân này diễn ra liên tục qua nhiều thế kỉ

Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã chiêu mộ dân nghèo, phiêu tán đến châu Minh Linh khai khẩn, làm ăn Một số lượng lớn dân nghèo vùng Thanh - Nghệ,

vùng châu thổ Bắc Bộ lần lượt đến đây, thiết lập nên một hệ thống làng mạc ven các chân đổi đất đỏ bazan, các vùng thung lũng thấp, vùng ven sông và

ven biển Trong số những người di dân ấy, những người cùng một họ (tộc)

thường tụ tập một nơi rồi thành lập một làng mang yếu tố gốc gác cùng một

họ, tộc (như: Phan Xá, Hồ Xá, Võ Xá, Bùi Xá, Đặng Xá, Cao Xá, Mai Xá, ) Một số

làng mang tên Nôm cổ có gốc gác từ Bắc có lẽ cũng xuất hiện khá sớm ở vùng đất này (như: Tân Sài, Cổ Trai, Lâm Sài, Thuỷ Mội, Thuỷ Cần, )

Sau năm 1306, các cuộc di dân dưới thời Trần đã diễn ra nhiều hơn Một số quan lại cao cấp được vua Trần cử vào trấn nhậm, vỗ về dân chúng để tiếp tục khai khẩn đất đai, tạo lập làng xóm, kiên trì bám trụ để xây dựng và giữ gìn bờ cöi

Thời nhà Lê, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ

7 (1466), đã có nhiều chính sách khuyến khích, cộng với sức hấp dẫn tại vùng đất mới, nên vẫn tiếp tục thu hút một lượng lớn dân cư từ phía bắc di cư vào nam Nhiều làng mạc ở Quảng Trị được thành lập vào những năm đầu thế kỉ XV,

như: Cao Xá, Bích Giang, Hà Lạc, Nhĩ Thượng (Gio Linh); Hoa Viên, Trung Đan, Hội

Khánh, Nhan Biều, Thượng Độ, Nghĩa Đoan, An Cư, Bố Liêu, huyện Vũ Xương); Câu Nhi, Hà Lộ, An Khang, Đồng Giám, An Hưng, Lam Thuỷ, Trà Trì Thượng, Long Đôi,

Thái Nại, huyện Hải Lăng), Dọc theo bờ biển, trên các bồn địa giữa cồn cát trong

và cồn cát ngoài, trong giai đoạn này cũng đã hình thành những xóm thôn, làng mạc trù phú Từ phía bắc vào có các làng: Diêm Hà, Hà Lợi, Việt Yên, Phó Hội, tiếp đến là An Lợi, Hà Tây, rồi vào Đông Dương, Đan Quế, Đồng Giám, Mỹ Thuỷ,

Trang 20

Hình 3.3 Đình làng Câu Nhi (xã Hải Tân, huyện Hải Lăng)

(làng Câu Nhi là một trong những làng cổ được thành lập vào đầu thế kỉ XV)

Những cư dân Việt vào đây sinh sống đoàn kết, gắn bó với người Chăm, người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi - Pa Cô, đã tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc Dù trải qua những biến động lịch sử, những người Chăm hiền hoà đã ở lại đất này, chung lưng góp sức với người Việt cùng nhau xây dựng những làng xã mới

Tư liệu 1 Văn bản Thỉ Thiên Tự viết năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) của dòng họ Bùi khai canh ở làng Câu Nhi (xã Hải Tân, huyện Hải Lăng) có ghi:

Lúc mới vào đất này vẫn còn nhiều người Chiêm Thành, ta lấy lòng thành tín đối đãi tử tế với họ, nên người Chiêm Thành tôn kính, vâng phục Họ thường mang thé cẩm đến biếu ta Ta đem thổ cẩm đó dâng vua được ban khen

(Dẫn theo Nguyễn Hữu Thông, Huế - nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr 15) Đến giữa thế kỉ XVI, sau năm thế kỉ khai phá vùng đất mới đã tạo nên những thay đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, biến vùng đất Quảng Trị trở thành nơi nhộn nhịp, phát triển, dân cư đông đúc, trù phú

Số làng xã ở Quảng Trị giữa thế kỉ XVI

Minh Linh (Vĩnh Linh và Gio Linh ngày nay) 65

(Theo Tiến sĩ Sùng Nham hầu Dương Văn An, Ô châu cận lục,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr 29, 35, 36)

Tư liệu 2

Đồng bằng lấy nông tang làm cơ nghiệp Bờ biển sống bằng nghề cá muối Thổ nghi chẳng thiếu một thứ gì Rượu tăm rất ngon Hải vị sơn

Trang 21

cả ruộng tư do khai khẩn được Ngoài tô ruộng, các loại thuế khác cũng

nhiều Xuân sang thì mở hội, bến sông la liệt người đi Hạ tới thì bày cuộc giấu thăm, rộn ràng ca múa Có người có của, theo thói theo lề Sự mua ban thì tuỳ nơi đong lường Ba đấu thóc không quá hai tiền Khi

cày thì dùng hai con trâu mà cái cày ở giữa Bừa thì giống cái giường mà người đứng ở trên

(Tiến sĩ Sùng Nham hầu Dương Văn An, Ô châu cận lục, Sđd, tr 41)

Phủ Triệu Phong có năm huyện Núi sông kì tú, ruộng đồng mở mang, nhân dân đông đúc, thực là nơi đại tụ hội trọng yếu của một phương Cảnh tượng trù phú, phong vật tốt tươi, không còn nơi nào hơn được nữa

(Tiến sĩ Sùng Nham hầu Dương Văn An, Ô châu cận lục, Sđd, tr 65)

2 rd

OOO?) EM CO |; 3 Ì OW Bổ, cccoocooooooooooooooooooo2oooo92299990.9999-.999-.999 .999-.999 -œœ©e Lj 1)

Cuốn sách Ô châu cận lục được Tiến sĩ Dương Văn An

(người Lệ Thủy - Quảng Bình) biên soạn trong các năm 1553 - 1555 Đây là cuốn sách ghi chép những

điều thiết yếu về địa lí, tự nhiên, xã hội, lịch sử, vùng đất châu Ô (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và bắc Quảng Nam ngày nay) thế kỉ XVI Cuốn sách cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao khi tìm hiểu về vùng đất châu Ô, trong đó có vùng đất Quảng Trị thời

2 Khai thác Tư liệu 2, em hãy mô tả vùng đất Quảng Trị vào giữa thế kỉ XVI theo các yêu cầu sau:

- Hoạt động kinh tế chủ yếu

- Phương thức canh tác chính

- Hình thức sở hữu ruộng đất - Đời sống tỉnh thần

Trang 22

44) — Thừa [hiên - Huế

RE +“ s

NGS : | a: Ranh gidi tinh ¬

© ere ge ene Ranh gidi huyén, thixd

Out Quốc tế La Lay @ ýé- _ Sông, suối, hồ 106° 37' 20" 106° 59' 48" 107° 22' 15"

- Nêu những khó khăn gặp phải - Những điều cần chuẩn bị trước khi bắt đầu cuộc chỉnh phục vùng đất mới - Nêu những việc cần làm để thích ứng, chỉnh phục khi đến vùng đất mới - Qua đó, nêu cảm nghĩ của mình về công lao của cha ông trong cuộc cuộc khai phá, chỉnh phục vùng đất Quảng Trị quê hương

Trang 23

4 = CA DAO QUANG TRI

Học xong chủ đề này, em sẽ: — Nhận biết được một số nét độc đáo của ca dao Quảng Trị

thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, ngắt nhịp — Nhận biết được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của người dân

Quảng Trị thể hiện trong ca dao — Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bai ca

dao Quảng Trị — Có tình yêu mến, trân trọng và có ý thức giữ gìn, lưu truyền

ca dao địa phương

MỞ ĐẦU Quảng Trị là vùng đất có đặc điểm địa lí, lịch sử, phong tục tập quán riêng, hình thành từ lâu đời Người dân Quảng Trị gắn bó máu thịt với miền đất quê hương Ý chí, khát vọng sống mãnh liệt và tình yêu quê hương tha thiết của con người nơi đây là cội nguồn nảy sinh nhiều thể loại văn học dân gian đặc sắc, trong đó có ca dao

Trang 24

* KIEN THUC MGI

I KHÁI QUÁT VỀ CA DAO QUANG TRI

Ca dao là thể loại trữ tình có vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Quảng Trị Với số lượng khá lớn, nội dung phong phú, sâu sắc, ca dao Quảng Trị bộc lộ da dạng, tỉnh tế các cung bậc tình cảm của người dân Quảng Trị trước các vấn đề lịch sử, xã hội và đời sống cá nhân Qua ca dao, có thể nhận thấy nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên, những bước thăng trầm của lịch sử, văn hoá, nét tính cách, tâm hồn đặc trưng của người dân sống trên mảnh đất Quảng Trị

Về mặt hình thức, các bài ca dao Quảng Trị thường là phần lời của các điệu hát (hát

ru con, hát đồng dao, hát vè), điệu hò (hò giã gạo, hò mái đẩy, hò đưa linh, hò Như Lệ),

điệu lí (lí chiều chiều, lí năm canh, lí chuồn chuồn, lí tình tang, lí giao duyên) Ngôn từ, nhịp điệu và hình thức thể loại của ca dao Quảng Trị đa dạng, độc đáo, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, phù hợp với cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Quảng Trị

Về mặt nội dung, ca dao Quảng Trị biểu hiện phong phú đời sống, tâm hồn, tình cảm của người dân Quảng Trị, có nhiều bài thể hiện tâm trạng, cảm xúc nhớ thương quê hương bản quán Từ chỗ xa ngái nghìn trùng, người con Quảng Trị trông vời quê cũ, họ bày tỏ tâm tư:

Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ, ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh, Ai về Triệu Phong, Quảng Trị quê mình,

Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương Tình yêu lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng là một đề tài lớn trong ca dao Quảng Trị So với những vùng đất khác, ca dao về tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình ở Quảng Trị vừa có nét mộc mạc, chất phác vừa tinh tế, lắng sâu Trong những bài ca dao về đề tài này, tình cảm thủy chung, cao thượng được trân trọng; thói giả dối, bạc bẽo bị ghét bỏ, lên án:

— Mẹ trông con ra ngồi cầu Ái Tử,

Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu Mỏi mòn bóng xế trăng lu, Khác chỉ con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp nguôi lòng — Ai mà ở bạc có trời

Lòng em khăn khắn một lời như xưa — Được nên chồng nên vợ thì hay Rủi thời đói khổ có ăn mày cũng phu thê

Trang 25

Ca dao Quảng Trị còn phản ảnh đậm nét cuộc kháng chiến, kiến quốc; ca ngợi Đảng, Bác Hồ và cách mạng; động viên tỉnh thần nhân dân; phản ánh những tiếng nói sâu nặng, nghĩa tình, tấm lòng thuỷ chung; khát vọng hoà bình của nhân dân trên mảnh đất gian khó, đau thương mà kiên cường, anh dũng:

Sông Bến Hải bên bồi, bên lở Câu Hiền Lương bên nhớ bên thương

Bao giờ giặc Mĩ hết phương Bắc Nam sum họp con đường vô ra Nét độc đáo khác của ca dao Quảng Trị là dù nói về cuộc sống lao động vất vả, nhọc nhằn hay thể hiện những lời than thân trách phận của người dân lam lũ, tảo tần, thì qua những bài ca dao đó ta vẫn thấy ánh lên vẻ đẹp của vùng đất, con người Quảng Trị với ý chí kiên cường mạnh mẽ và niềm lạc quan mãnh liệt vào cuộc sống

Ca dao Quảng Trị phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, được nhân dân nâng niu, gìn giữ, chắt lọc, gọt giữa qua nhiều thế hệ nên có nhiều bài hay, giá trị thẩm mí cao Ca dao Quảng Trị không chỉ bày tỏ tâm tư tình cảm của con người Quảng Trị, thoả mãn nhu cầu tinh than của nhân dân địa phương mà còn góp vào kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam nhiều viên ngọc sáng

@ 1 Về hình thức, ca dao Quảng Trị có những điểm độc đáo nào? 2 Nêu một số nội dung chính trong ca dao Quảng Trị

II ĐỌC - HIÊU VĂN BẢN “MƯỜI CÁI TRỨNG”

Hình 4.2 Một góc chợ Diên Sanh (thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị)

Trang 26

MƯỜI CÁI TRỨNG Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn, Đi vay, đi tạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng Một trứng: ung

Hai trứng: ung, Ba trứng: ung, Bốn trứng: ung, Năm trứng: ung, Sáu trứng: ung, Bảy trứng: ung, Còn ba trứng nở ra ba con: Con diều tha,

Con qua bat, Con mat cắt xơi Chớ than phận khó ai oi! Còn da lông mọc, còn chổi nảy cây

(Theo Kiều Thu Hoạch, Tỉnh tuyển văn học Việt Nam, Tập 1 - Văn học dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004)

@ 1 Theo em, nhân vật trữ tình trong bai ca dao này là ai? 2 Em hãy hình dung cảnh ngộ và cách giải quyết tình thế của nhân vật trữ tình Nêu nhận xét về cảnh ngộ và cách giải quyết đó

3 Điều mong đợi và kết quả thực tế đã xảy ra với nhân vật trữ tình như thế nào? 4 Sau khi trải qua tình cảnh và kết cục không như mong đợi, nhân vật trữ tình có cảm nghĩ như thế nào? Nêu đánh giá của em về cảm nghĩ của nhân vật trữ tình

5, Chỉ ra và nêu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao Nêu nhận xét về thể thơ và nhịp điệu của bài ca dao

6 Từ nội dung bài ca dao trên, hãy viết một đoạn văn (8 - 10 dòng) nêu cảm nghĩ

của em về vùng đất và con người Quảng Trị

Trang 27

_ /Ê LUYỆN TẬP

1 Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cộ con đò khác đưa

Cây đa bến cộ còn lưa Con đò đã thác năm xưa tê rồi a “cộ? “lưa? “tê” là những từ ngữ địa phương Quảng Trị Hãy giải thích nghĩa và tìm các từ toàn dân có ý nghĩa tương đương

b Nêu tác dụng của từ địa phương có trong bài ca dao c Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao và tác dụng của nó 2 Đọc bài ca dao dưới đây và cho biết:

Chẳng thơm cũng thể hương đàn,

Chẳng trong cũng thể Đá Hàn chảy ra Nước Đá Hàn hoà trong hoà mát,

Bãi Cồn Cờ, nhỏ cát dé di a Địa danh Đá Hàn chỉ nơi nào ở Quảng Trị?

b Bài ca dao trên bộc lộ tình cảm gì của người dân Quảng Trị? c Tìm một dị bản của bài ca dao, so sánh và nhận xét về hình thức, nội dung của dị bản đó

đt VẬN DỤNG 1 Hãy sưu tầm một số dị bản của bài ca dao Mười cái trứng mà em biết Nêu nhận xét về hình thức và nội dung của một trong các dị bản ấy

2 Tìm hiểu thêm một số bài ca dao tiêu biểu khác ở địa phương viết về đề tài

quê hương 3 Viết đoạn văn (5 - 8 dòng) ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài ca dao Quảng Trị mà em yêu thích

Trang 28

2 TUC NGU 6 QUANG TRI

— Biết viết đoạn văn nêu cảm nhận, suy nghĩ về tục ngữ địa phương

— Biết trân trọng, tự hào; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của

Trang 29

* KIEN THUC MGI

I KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGU QUANG TRI

Kho tàng văn học dân gian Quảng Trị vốn đa dạng về thể loại, sâu sắc và phong phú về nội dung Bên cạnh các thể loại trữ tình dân gian như ca dao, hò, vè các thể loại tự sự dân gian như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố cũng đóng góp một phần quan trọng làm nên diện mạo của văn học dân gian tỉnh nhà Ngoài một bộ phận tục ngữ vốn là tài sản chung của tất cả các vùng miền, Quảng Trị còn có một kho tàng các câu tục ngữ đặc trưng của địa phương

Về nội dung phản ánh, tục ngữ Quảng Trị có thể chia làm 2 bộ phận: Tục ngữ về tự nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội Trong đó, tục ngữ về tự nhiên và lao động sản xuất chiếm số lượng lớn trong kho tàng tục ngữ Quảng Trị So với các vùng miền khác trên cả nước, Quảng Trị là vùng đất không có nhiều sản vật Con người Quảng Trị vì thế mà cần cù, chịu thương, chịu khó Những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên cũng vì thế mà có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhân dân địa phương trong việc giúp đỡ con người chinh phục và chế ngự tự nhiên để lao động sản xuất Mưa nắng, gió bão là nhân tố tác động thường xuyên đến đời sống và việc làm của con người Nhân dân, bằng sự quan sát nhạy bén về các thay đổi của mây, trời, gió, trăng, cây cối, chim chóc mà tổng hợp đưa ra những dự báo về thời tiết và khí hậu của địa phương Chẳng hạn:

— Chớp ngã Cồn Tiên', mưa liền một trộ? — Sấm Đâu Mâu? không cầu cũng đến

— He' vàng thì gió(,) he đỏ thì mưa

— Kiến cánh vỗ tổ bay ra

Bão táp, mưa sa gần tới Ngoài ra, còn có một kho tàng tục ngữ về lao động, sản xuất đúc kết kinh nghiệm từ trồng trọt đến chăn nuôi Chẳng hạn, bàn về kinh nghiệm trồng lúa, trồng hoa màu thì có những câu:

“—~ Làm mùa tháng năm xem rằm tháng tám — Đậu mười hai, khoai mười một

— Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ — Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

— Tỏ trăng mười bốn được tằm Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa Chiêm“

Cồn Tiên: một địa danh thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tinh Quang Trị

Trộ: trận (từ ngữ địa phương)

Dau Mau: mot địa danh thuộc xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

He: ráng (trong nghĩa ráng chiều) (từ ngữ địa phương)

Ngày đăng: 10/09/2024, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN