1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lạng sơn

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Chu Thị Hồng Thái
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Bích Loan
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 850,88 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do xây dựng đề án (10)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Hiệu quả của đề án trong ứng dụng thực tiễn (16)
  • 7. Kết cấu của đề án (17)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số (18)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số (29)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN (17)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân dân tộc thiểu số (38)
    • 2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số (42)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (51)
  • Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN (17)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030 (56)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (58)
    • 3.3. Nguồn lực và lộ trình thực hiện (63)
  • KẾT LUẬN (68)

Nội dung

Ngày nay với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đồng bào DTTS không chỉ có mục tiêu giảm nghèo mà còn hướng tới mục tiêu làm giàu, phát triển toàn diện về mọi mặt của đời s

Lý do xây dựng đề án

Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó chính sách hỗ trợ vay vốn là chính sách quan trọng, giúp cho đồng bào DTTS có nguồn lực để tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đồng bào dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 14% số dân nhưng lại cư trú trờn ắ diện tớch của cả nước, đa số là ở khu vực miền nỳi, vựng sõu, vựng xa, vùng biên giới, hải đảo, nơi có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chịu thiên tai, bão lũ, trình độ dân trí không đồng đều, một số nơi trình độ dân trí còn thấp, điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại còn hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn, với điều kiện đặc thù như trên việc tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại là rất khó khăn Để hỗ trợ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo và làm giàu thì việc hỗ trợ vay vốn các chương trình tín dụng chính sách thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với sự hỗ trợ về lãi suất, thủ tục vay vốn đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá xa về đời sống và trình độ phát triển của đồng bào DTTS so với bình quân các vùng trong cả nước

Có thể khẳng định trong thời gian qua chính sách tín dụng cho đồng bào DTTS đã có nhiều thành tựu, nhất là trong thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách với trình độ phát triển kinh tế - xã hội mỗi giai đoạn khác nhau cần phải có sự thay đổi, sửa đổi, đổi sung để bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước và trên

2 thế giới Ngày nay với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đồng bào DTTS không chỉ có mục tiêu giảm nghèo mà còn hướng tới mục tiêu làm giàu, phát triển toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội, để hỗ trợ đồng bào DTTS thực hiện mục tiêu đó chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ là "đòn bẩy", khích lệ đồng bào DTTS thực hiện được mục tiêu của mình, và để làm được điều đó các chính sách tín dụng cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của đồng bào DTTS

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có 200 xã, phường, thị trấn, trong đó có 199 xã phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; dân số khoảng 802,1 nghìn người, với gần 89% dân số sống ở khu vực nông thôn; đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt thấp (năm 2022 là 51,7 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số khoảng 29 triệu đồng/năm) [21] Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ về vốn cho đồng bào

DTTS, từ đó đã góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, qua nhiều năm triển khai thực hiện, nhiều chương trình cho vay đã thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội, tổng nguồn vốn cho vay đã tăng nhiều hơn so với trước đây Tuy nhiên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ chế phân bổ vốn, thời hạn cho vay, hạn mức cho vay ở một số chương trình, dự án chưa hợp lý; công tác quản lý, điều hành, phối hợp ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở cơ sở, còn có hiện tượng cho vay không đúng đối tượng, hiệu quả sử dụng vốn không cao …Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn triển khai các chính sách, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan, để từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn

3 cho đồng bào DTTS, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Ngoài chính sách hỗ trợ vốn thông qua hệ thống NHCSXH, trên thực tế hiện nay đồng bào DTTS cũng đang được hưởng một số chính sách vay vốn khác từ các quỹ như: Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất….,tùy thuộc vào từng địa phương nơi đồng bào DTTS sinh sống và tham gia các tổ chức có hỗ trợ vay vốn Tuy nhiên, nguồn vốn của các loại Quỹ trên thường rất ít, nhất là đối với tỉnh có nguồn thu thấp như tỉnh Lạng Sơn, đối tượng vay vốn hẹp và phải đáp ứng được các yêu cầu khá khắt khe của các chủ thể quản lý Quỹ, số lượng đồng bào DTTS được vay vốn từ các nguồn Quỹ trên không nhiều nên việc nghiên cứu chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS từ các loại Quỹ trên là không điển hình Do vậy, trong khuôn khổ đề án, tác giả chủ yếu nghiên cứu đến chính sách hỗ trợ vay vốn thông qua hệ thống NHCSXH

Trên đây là lý do, học viên lựa chọn đề tài "Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" làm đề án tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, với sự đa dạng về văn hóa, truyền thống của các dân tộc tại các vùng miền và các địa phương khác nhau đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS ở Việt Nam, các cuốn sách, đề tài nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại đều mong muốn đề xuất được các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao cả về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS, trong đó không thể thiếu động lực quan trọng là chính sách hỗ trợ tín dụng vay vốn cho đồng bào DTTS, điển hình như:

4 Nhóm nghiên cứu Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, Nguyễn Lâm Thành – Triệu Văn Bình đồng chủ biên (năm 2011) với cuốn sách "Chính sách dân tộc ở Việt Nam, thực trạng và định hướng giải pháp", Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật phát hành [18], nội dung cuốn sách đã trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản vùng DTTS và miền núi ở Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ giai đoạn 2011- 2020, bước đầu đánh giá việc thực hiện chính sách trên thực tế ở một số nội dung cơ bản Trên cơ sở đó, cuốn sách đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chính sách dân tộc giai đoạn 2021 – 2030

Tác giả Nguyễn Quốc Đoàn với bài viết "Chính sách đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam" (Ngày 21/6/2020) trên Tạp chí nghiên cứu dân tộc [9], bài viết đã đánh giá thực trạng hiệu quả công tác tổ chức thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người, qua đó bàn thảo những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả chính sách cho đồng bào DTTS rất ít người

Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đạt Tuấn (năm 2020) về đề tài "Hoàn thiện công tác thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội", tại

Trường Đại học Lâm nghiệp [24], luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, trong đó có đề cấp đến chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Tác giả Lê Đức Cường với luận văn thạc sĩ (năm 2021), Học viện khoa học xã hội với đề tài "Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk" [7] Luận văn nghiên cứu vấn đề thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và đề ra một số giáp pháp, hỗ trợ về vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk là một trong các giải pháp được đề cập đến trong luận văn

5 Đề tài luận văn thạc sĩ "Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" của tác giả Bùi Ánh Dương (năm 2019), trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên [8], luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo và đưa ra được một số giải pháp giảm nghèo, trong đó có đề cập đến chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Tác giả Nguyễn Hữu Tiến (2019) với luận văn thạc sĩ "Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định",

Trường Đại học Đà Nẵng [19], luận văn đã đánh giá được thực trạng về công tác phát triển, tạo sinh kế và đưa ra được một số giải pháp hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ vốn để phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Qua nghiên cứu, mỗi đề tài, công trình nghiên cứu đều tiếp cận đến một góc độ nhất định về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, trong đó đã đề cập đến chính sách hỗ trợ vốn vay thông qua các Chương trình tín dụng chính sách xã hội Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS, như vậy đồng nghĩa với việc chưa có đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Mục tiêu và nhiệm vụ đề án

4.1 Mục tiêu Đề tài nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS

Khảo cứu kinh nghiệm một số địa phương có đặc điểm tương đồng Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề trước khi đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cho vấn đề hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, cụ thể như:

- Phương pháp luận: Trên cơ sở của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước để đánh giá, phân tích các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS, cụ thể trong đề án là chính sách hỗ trợ vốn

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các bộ, ngành trung ương, các địa phương trên cả nước trên các trang báo điện tử; các báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong phần đánh giá cơ sở thực tiễn và thực trạng hoạt động cho vay vốn đối với đồng bào DTTS, sử dụng để so sánh, phân tích số liệu qua các năm, từ năm 2023 so với năm 2021, 2022 và ngược lại

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước, của tỉnh Lạng Sơn về hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS để nêu cơ sở lý luận, đánh giá nội dung thực trạng của hoạt động hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các dữ liệu khai thác từ các báo cáo, bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu; tổng hợp đánh giá dữ liệu, thông tin được khai thác để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS.

Hiệu quả của đề án trong ứng dụng thực tiễn

Lạng Sơn là tỉnh có đông đồng bào DTTS (chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh), việc hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, thông qua việc đánh giá thực trạng các chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS sẽ thấy sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp cho việc thực thi chính sách hiệu quả hơn góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển

8 nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Kết cấu của đề án

Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái niệm về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu được thực hiện bởi chính sách tín dụng xã hội qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Tại Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã khẳng định:

Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội [6] Đây là một loại tín dụng mang tính chính sách và là hình thức tín dụng đặc biệt, có những đặc trưng cơ bản là: không vì mục tiêu lợi nhuận; đối tượng cho vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên DTTS, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ kinh doanh khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn….; nguồn vốn để cho vay chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước; cơ chế cho vay có tính ưu đãi (như thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất thấp, hầu hết chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản, có cơ chế xử lý rủi ro )

Ngoài góp phần thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, hiện nay chính sách tín dụng góp phần quan trọng trong thực hiện các Chương

10 trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Do đó chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số được hiểu là việc Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính (chủ yếu là ngân sách Nhà nước) cho đồng bào DTTS được vay vốn với chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục đơn giản, có có chế xử lý rủi ro… nhằm mục đích để cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào DTTS cả về vật chất và tinh thần như: về nhà ở, đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất…

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc cùng sinh sống, phần lớn đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đường đi lại khó khăn, nhưng lại là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng Đời sống của đồng bào DTTS đa số còn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao Để hỗ trợ cho đồng bào DTTS thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền

Từ thực tiễn công tác giảm nghèo của đất nước ta trong thời gian qua, cho thấy, việc hỗ trợ vốn vay thông qua tín dụng chính sách xã hội có hiệu quả hơn nhiều so với các chính sách cấp phát, tài trợ cho không; thông qua quá trình vay vốn làm cho đồng bào DTTS dần tiếp cận với hệ thống, dịch vụ tài chính - ngân hàng, cơ chế thị trường, biết cách làm kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của đồng vốn, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo, tránh sự ỷ lại, trông chờ vào nhà nước Vì vậy, tín dụng chính sách xã hội là chính sách hết sức nhân văn, là công cụ quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu cho đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác

Từ đó cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn tệ nạn cho vay lãi nặng, "tín dụng đen", đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội ở các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới…Việc đảm bảo cho đồng bào DTTS có đời sống kinh tế - xã hội ổn định, phát triển cũng góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, phòng chống được việc các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng và Nhà nước

Có thể khẳng định, chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS thông qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội có vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn, "là "trụ cột", là "điểm sáng" trong việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững" [17], xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, kéo gần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và giữa các dân tộc trong cả nước

1.1.3 Nội dung chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Để thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ phải thực hiện đồng bộ các nội dung được thực hiện chủ yếu bởi NHCSXH như sau:

1.1.3.1 Về nguồn vốn hoạt động và công tác huy động vốn

Theo Thông tư số 62/2016/TT-BTC, ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg, ngày 19/12/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg, ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm: Vốn chủ sở hữu và các quỹ; vốn huy động; vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn khác

12 Trên thực tế, theo báo cáo của NHCSXH Trung ương hiện nay nguồn hoạt động bao gồm các nguồn như sau:

(1) Vốn ngân sách Nhà nước cấp: vốn điều lệ, vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

(2) Vốn vay và huy động: Vốn vay Ngân hàng Nhà nước, vay và nhận ủy thác từ nước ngoài; nhận tiền gửi 2% của các tổ chức trong tín dụng Nhà nước; Phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh; Huy động vốn của tổ chức, cá nhân trên thị trường

(3) Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương và các chủ đầu tư khác (4) Các nguồn vốn khác

Nguồn vốn của các địa phương bao gồm:

(1) Vốn do NHCSXH Trung ương cấp;

(2) Vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trên thị trường và huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua các Tổ TK&VV;

(3) Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương [12]

Có thể thấy cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc lớn vào ngân sách nhà nước; vốn hoạt động của địa phương phụ thuộc vào nguồn do trung ương cấp và ngân sách địa phương ủy thác, việc huy động các tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm thường không lớn do lãi suất gửi tại NHCSXH thấp, chủ yếu đến từ chính các đối tượng vay vốn gửi để thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn nên số tiền gửi không nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc số vốn cho vay không lớn thì số tiền gửi cũng không nhiều Mặt khác nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, đối với các tỉnh có nguồn thu lớn thì việc ủy thác sang NHCSXH lớn và ngược lại

1.1.3.2 Các chương trình cho vay

Các chương trình cho vay hỗ trợ cho đồng bào DTTS cũng như các đối tượng chính sách khác qua hệ thống NHCSXH đều do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, mức vay, thời hạn cho vay Qua

13 từng giai đoạn phát triển hệ thống NHCSXH, trước đây đã thực hiện nhiều chương trình cho vay đối với các đối tượng là đồng bào DTTS như: Cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động thuộc diện hộ nghèo, người DTTS; cho vay giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn; Cho vay vốn để hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào DTTS nghèo, và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn… Đến nay các chương trình cho vay trên đã được thay thế bằng các chương trình cho vay khác ưu việt hơn, đa dạng về lĩnh vực, linh hoạt về đối tượng cho vay, tựu chung lại có các chương trình cho vay chính mà đồng bào DTTS được thụ hưởng như sau:

- Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay hộ mới thoát nghèo

- Cho vay học sinh sinh viên

- Cho vay hỗ trợ, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

- Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

- Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở

- Cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở; cho vay hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị [12, tr.15]

Ngoài ra, còn một số chương trình cho vay khác, các chương trình cho vay với nội dung phong phú, đa dạng đối tượng thụ hưởng, do đó đông đảo đồng bào DTTS có thể được thụ hưởng chính sách, với lãi suất ưu đãi (tùy

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân dân tộc thiểu số

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Đông Bắc,diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, trong đó có 13,40% là đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng và đất lâm nghiệp chiếm 74,34% diện tích tự nhiên của tỉnh, 3,46% đất chuyên dụng, 0,98% đất ở, hiện còn 94.513 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là núi đá chưa có rừng [27] Địa hình đa dạng, gồm kiểu địa hình núi cao, núi thấp, núi đá vôi và vùng đồi gò bát úp; xen kẽ các khu vực đồi, núi là các dải thung lũng, bãi bằng,…Đất đai Lạng Sơn cơ bản là màu mỡ, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho nhiều loại cây trồng; thổ nhưỡng Lạng Sơn gồm 43 loại đất khác nhau, hình thành theo các phân vùng địa lý, địa hình, với đặc trưng là đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét Lạng Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt; nhiệt độ bình quân hằng năm là 210C, nét đặc trưng nổi bật về nhiệt độ là có mùa Đông giá rét, sương muối, nhất là vùng núi cao phía Bắc; lượng mưa bình quân hằng năm là 1.390 mm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hằng năm, số ngày mưa trung bình 130 đến 140 ngày/năm; độ ẩm không khí bình quân năm là 82% Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đa số làm nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên như trên đất đai tương đối màu mỡ thuận lợi cho đồng bào phát triển kinh tế đồi rừng, tuy nhiên sự đa dạng và phức tạp của địa hình, nhất là độ dốc lớn ở một số khu vực đã hạn chế nhất định đến các hoạt động tổ chức sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, nhất là về áp dụng cơ giới hóa trong canh tác và

30 trong khâu vận chuyển nông, lâm sản; mùa đông lạnh, khu vực núi cao có băng tuyết, mùa mưa lượng mưa lớn dễ xảy ra lũ quét và sạt lở cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, là những nguy cơ làm cho mất mùa, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân, tác động đến hiệu quả của công tác hỗ trợ vay vốn cho đồng bào DTTS

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Lạng Sơn có 200 xã, phường, thị trấn, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, Lạng Sơn có có 199 xã phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm: 86 xã khu vực III, 08 xã khu vực

II, 105 xã khu vực I; dân số khoảng 802,1 nghìn người, với gần 89% dân số sống ở khu vực nông thôn; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đạt thấp so với bình quân của cả nước, (năm 2023 là 59,8 triệu đồng/năm), thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số khoảng 29 triệu đồng/năm (năm 2023); tổng số hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 30.835 hộ, chiếm 14,98% (trong đó hộ nghèo là 12.397 hộ, hộ chiếm 6,02%; hộ cận nghèo là 18.438 hộ, chiếm 8,96%), trong đó tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là người DTTS chiếm trên 90% [26]

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn có 02 huyện nghèo và 05 huyện biên giới, quy mô nền kinh tế nhỏ, năng suất lao động thấp, đồng bào DTTS vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ gia đình; hạ tầng còn nhiều khó khăn, đến hết năm 2023, tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 96,1%, tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn hoặc được cứng hóa đạt 80,5%; toàn tỉnh có 98 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 54,1%; 22 xã NTM nâng cao, chiếm 22,4%; 04 xã NTM kiểu mẫu, chiếm 4,1%; bình quân đạt 14,08 tiêu chí/xã [20]

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

TT Tên chỉ tiêu Số lượng Đơn vị tính

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân Từ 7-7,5 %

2 GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 Từ 2.900 – 3.000 USD

3 Thu nội địa tăng bình quân Từ 8 – 9 %

4 Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn Từ 166 – 168 Nghìn tỷ

5 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 115 xã

6 Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến 2025 65 %

7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 65 %

8 Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 65 %

9 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2025

Nguồn: Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 27/9/2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Để đạt được những chỉ tiêu cụ thể như trên, với tỉ lệ dân số trên 83,91% là người DTTS, việc hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay vốn có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Với điều kiện kinh tế - xã hội như trên, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm đầu tư vào khu vực vùng đồng bào DTTS, nhất là về cơ sở hạ tầng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu của của tín dụng chính sách, nếu không đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản phẩm nông lâm, sản do đồng bào DTTS vay vốn để phát triển mà có cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm thị trường,vận chuyển, tiêu thụ, khó cạnh tranh; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguồn vốn cũng sẽ gặp khó khăn; kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh quan tâm tăng nguồn vốn tín dụng để hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế; xây, sửa nhà ở; xây dựng các công trình nước

33 sạch vệ sinh môi trường…nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS Để đạt được kết quả trên cấp uỷ, chính quyền phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS trên địa bàn bằng các chương trình hỗ trợ cho vay như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ SXKD vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường là giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu và cũng tác động lớn đến chính sách như về nguồn vốn, việc giải ngân theo các chương trình, công tác quản lý, kiểm tra giám sát để nguồn vốn hỗ trợ đạt được hiệu quả.

Thực trạng chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, do vậy chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách và chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức CTXH ngày càng được nâng lên, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cũng còn có những khó khăn hạn chế, được thể hiện chủ yếu qua các nội dung sau:

2.2.1 Công tác huy động vốn

Nguồn vốn để thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu từ NHCSXH Trung ương phân bổ hàng năm; từ nguồn ngân sách của tỉnh và các huyện, thành phố bổ sung ủy thác sang NHCSXH cùng cấp; vốn huy động qua tổ chức, cá nhân trên thị trường và tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) lãi nhập nguồn vốn Tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng năm 2023 là 4.406.517 triệu đồng, tăng 1.152.593 triệu đồng so với năm 2021, trong đó: Nguồn vốn Trung ương: 3.675.352 triệu đồng; nguồn vốn huy động qua tổ chức, cá nhân trên thị trường và tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là 579.646

34 triệu đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 151.519 triệu đồng

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay giai đoạn 2021 – 2023 và lũy kế đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn Năm Lũy kế đến hết năm 2023

Tỷ lệ cơ cấu vốn

3 Nguồn vốn huy động qua tổ chức, cá nhân và qua Tổ

Nguồn: Báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023 và tổng hợp của tác giả

Qua bảng trên cho thấy, năm 2023 nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh Lạng Sơn 557.534 triệu đồng, tăng 84.935 triệu đồng so với năm 2022 và tăng 545.534 triệu đồng so với năm 2021, là do được cấp để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ, đểthực hiện Chương trình MTQGphát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 Nguồn vốn địa phương chuyển sang hàng năm ít chỉ chiếm 3,4% trên tổng số nguồn vốn, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước là 10%; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, nhất là thời điểm sau đại dịch Covid-19

Có thể thấy, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH tỉnh phụ thuộc rất lớn vào nguồn Trung ương cấp hàng năm (chiếm tỉ lệ 83,4% tổng số vốn), nguồn vốn địa phương phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách và sự quan tâm, bố trí ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện từ các nguồn để ủy thác sang NHCSXH tỉnh; nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn không lớn, do lãi suất gửi NHCSXH (trung bình các năm dưới 5%) bằng khoảng 76% lãi suất so với các ngân hàng thương mại (với mức trung bình 6,5%), tiền gửi tiết kiệm từ các Tổ VV&TK phụ thuộc vào số lượng hộ được vay và tham gia vào các Tổ, nếu số hộ vay ít tiền huy động vốn cũng không nhiều

2.2.2 Kết quả cho vay theo một số chương trình hỗ trợ vốn đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chiếm đa số do vậy được vay vốn hầu hết các chương trình qua NHCSXH, chủ yếu qua 11/19 chương trình cho vay (trong đó 08 chương trình đã hết thời gian giải ngân và ngân hàng vẫn đang quản lý dư nợ)

Bảng 2.3 Số dư nợ của một số chương trình hỗ trợ vốn vay đồng bào

DTTS được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đơn vị tính: Triệu đồng

Lũy kế đến hết năm

1 Cho vay ưu đãi hộ nghèo 174.170 272.688 184.673 832.703

2 Cho vay hộ cận nghèo 182.108 249.234 178.525 690.526

3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 160.474 107.229 96.566 431.423

4 Cho vay HSSV hoàn cảnh khó khăn 3.167 6.250 5.765 23.445

5 Cho vay giải quyết việc làm 119.872 333.897 489.205 735.020

6 Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

7 Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn

8 Cho vay SXKD vùng khó khăn 265.398 146.781 196.547 766.565

9 Cho vay nhà ở xã hội 27.140 102.246 170.714 300.890

10 Cho vay thương nhân vùng khó khăn 2.270 300 197

11 Cho vay Chương trình MTQG vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nguồn: Báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023 và tổng hợp của tác giả

Qua bảng trên thấy rằng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm phần lớn tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2023 có xu hướng giảm so với năm 2022, một phần do tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm, mặt khác do nguồn vốn ít không đáp ứng nhu cầu, một số hộ có tâm lý lo ngại về khả năng trả lãi, một số hộ nghèo không có tư liệu sản xuất (đất đai), do bệnh tật không đủ sức khỏe để thực hiện sản xuất kinh doanh Theo số liệu thống kê lũy kế đến hết 2023 có 23.312 lượt hộ nghèo và cận nghèo đang vay vốn tại

37 NHCSXH Theo Quyết định số 2267/QĐ-UBND ngày 30/12/2023 của UBND tỉnh về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Lạng Sơn năm 2023, toàn tỉnh hiện có 30.835 hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ nghèo 12.397 hộ (6,02%), hộ cận nghèo 18.438 (8,96%) [21] Như vậy còn có trên 7.500 hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa vay vốn

Vốn vay giải quyết việc làm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số dư nợ, nhu cầu ngày càng lớn và tăng dần qua các năm, theo báo cáo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Lạng Sơn năm 2023, nhu cầu vay vốn của chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm rất lớn (trên 500 tỷ đồng/năm), nhưng nguồn vốn từ NHCSXH Trung ương và ngân sách địa phương bổ sung hằng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ dân trên địa bàn

Việc tăng trưởng dư nợ chương trình cho vay Hộ SXKD tại vùng khó khăn gặp nhiều khó khăn vì đối tượng vay vốn bị thu hẹp do ảnh hưởng bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, khi các xã vùng III (vùng khó khăn) hoàn thành xây dựng nông thôn mới sẽ trở thành vùng I, nhân dân trên địa bàn xã sẽ không còn được hưởng các chính sách ưu đãi Hiện nay các hộ gia đình, người lao động tại 112 xã vùng I, II và theo kế hoạch giai đoạn 2023-2025 dự kiến có 40 xã về đích đích nông thôn mới, không được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với vùng khó khăn của NHCSXH đang thiếu vốn SXKD, tạo việc làm cho người lao động.

Nguồn vốn vay nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là những chương trình đang được đồng bào DTTS quan tâm và có nhu cầu vốn vay lớn để giải quyết các nhu cầu về chỗ ở, việc làm, cải thiện và nâng cao chất lượng sống nhưng trên thực tế

38 chưa đáp ứng được nhu cầu Hạn mức cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường là 10 triệu/công trình so với giá cả vật liệu, công năng sử dụng các công trình hiện nay chưa đáp ứng được chi phí xây dựng

2.2.3 Công tác quản lý các nguồn vốn vay

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 37/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH với nhiệm vụ được giao là thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh; các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ; nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức CTXH, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh gồm: Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; tại cấp huyện, cơ cấu, thành phần Ban đại diện HĐQT NHCSXH tương tự như cấp tỉnh; từ năm 2015, theo chỉ đạo của Chính phủ, 100% Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện; theo mô hình này Ban đại diện HĐQT các cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động của NHCSXH, triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo hiệu quả

Công tác giao dịch được thực hiện ngay tại trụ sở UBND cấp xã, các điểm giao dịch thực hiện giao dịch vào một ngày cố định trong tháng (kể cả thứ bẩy, chủ nhật), niêm yết công khai các chương trình cho vay, danh sách hộ vay vốn, bộ thủ tục giải quyết công việc, hòm thư góp ý tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn không phải đi xa nơi cú trú, nhất là các hộ đồng bào DTTS được tiếp sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tiếp cận với các dịch vụ của NHCSXH nhanh chóng, thuận lợi, tiết giảm chi phí, đồng thời

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN

Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030

31.1 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025

Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ (2020 – 2025) của tỉnh Lạng Sơn, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,11% Hết năm

2023 GRDP bình quân đầu người đạt 2.382 USD (đạt 82,1%); có 98 xã đạt chuẩn NTM ( đạt 85,2%); trồng rừng mới đạt 9.828,5ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 64,2% (đạt 98,7%); số trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 285 trường (đạt 95%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62% ( đạt 95,7%); tỷ lệ hộ nghèo còn 5,92%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98% (đạt 98,9%) [28]

Phương hướng nhiệm vụ thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn cuối nhiệm kỳ (giai đoạn 2024 -2025) đề ra như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)đạt 7,24%

- GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 2.929 USD

- Thu nội địa tăng bình quân 8,41%

- Tổng vốn đầu tư xã hội cả giai đoạn là 170,15 nghìn tỷ đồng

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 116 xã

- Số trường học đạt chuẩn quốc gia đến 2025 là 304 trường

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 65%

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 là 2,92%

- Trồng rừng mới hằng năm đạt 9.626 ha; tỷ lệ che phủ rừng đến năm

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến năm 2025 đạt

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 cơ bản ước tính đều đạt, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu như giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu ngân sách nội địa, tổng vốn đầu tư xã hội, số xã đạt chuẩn nông thôn mới vẫn là các chỉ tiêu khó, thách thức đối với tỉnh, việc hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS là một trong các giải pháp hữu hiệu và trực tiếp, bởi những hộ nghèo, xã chưa đạt chuẩn NTM khó thực hiện chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống tại các xã khó khăn, các tiêu chí đạt xã NTM còn thấp Do vậy, cần có giải pháp cụ thể, thiết thực, trực tiếp tác động để thúc đẩy việc thực hiện các chỉ tiêu, nhất là tăng thêm nguồn lực về vốn hỗ trợ cho các đối tượng như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ SXKD vay vốn

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030

Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn vềcông tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030 nêu quan điểm: "Phát huy mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng, trong đó nguồn lực Nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định; tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư" [20] và đặt ra một số chỉ tiêu định hướng đến năm 2030 đó là:

Cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn, phấn đấu 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới;giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; duy trì 100% xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế; phấn đấu 375 trường học đạt chuẩn quốc gia; trên 99,6% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác; 99% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; không còn nhà tạm, nhà dột nát

49 Tiếp tục thu hẹp khoảng cách, chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế

- xã hội của đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lượng cao; tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội nhằm từng bước phát triển toàn diện, nhanh, bền vững; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 67% Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia [ 20]

Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ "ưu tiên, mở rộng phạm vi cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh" [20] và giao cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện

Việc bố trí nguồn lực, thực hiện các chỉ tiêu phát triển trên sẽ tác động đến chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, có thêm nguồn lực, tạo điều kiện để hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận với các nguồn vốn vay để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, học tập nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nhà ở, sử dụng nước sạch đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của đồng bào DTTS góp phần vào thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách

Một là, có có chế phân bổ nguồn vốn phù hợp đối với các tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp và nhận hỗ trợ ngân sách trung ương lớn như tỉnh Lạng Sơn, (giai đoạn 2021 - 2023 mỗi năm nhận hỗ trợ từ 70 - 80%) Các địa phương khó khăn cần nguồn vốn lớn, nhưng chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm phân bổ theo tỷ lệ đối ứng 1:1 là không hợp lý

Hai là, có cơ chế chuyển nguồn vốn vay hộ SXKD vùng khó khăn không giải ngân được do hết đối tượng, được chuyển sang cho vay Chương

50 trình hỗ trợ, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đang có nhu cầu rất lớn nhưng không có nguồn

Ba là, nâng mức cho vay tối đa đối với các chương trình: Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 10 triệu đồng/công trình lên 20 triệu đồng/công trình để phù hợp với điều kiện, giá cả xây dựng của thị trường, đảm bảo đáp ứng chi phí cần thiết để hộ dân xây dựng công trình đảm bảo chất lượng; Chương trình cho vay học sinh sinh viên khó khăn từ 04 triệu lên 06 triệu/tháng/sinh viên để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt phù hợp với thực tế hiện nay

Bốn là, bổ sung đối tượng vay vốn tín dụng chính sách đối với hộ đồng bào DTTS làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, tạo điều kiện cho các đối tượng này có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu

Năm là, bổ sung thêm chương trình cho vay đối với đồng bào DTTS sinh sống tại các xã biên giới để thực hiện mục tiêu bảo vệ bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia Do hiện nay chưa có chính sách riêng cho nhân dân khu vực biên giới mà thực hiện lồng ghép với cách chính sách khác nên đồng bào DTTS ở các xã biên giới khi về đích nông thôn mới sẽ không còn được hỗ trợ vay vốn đối với một số chương trình cho vay

3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện chính sách

Một là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa việc về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số Triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Công tác thông tin tuyên truyền về các chủ trương tín dụng chính sách xã hội đảm bảo luôn được công khai, minh bạch trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương, để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, chính quyền địa phương cần đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ

51 tầng về giao thông, cấp điện, sóng điện thoại, mạng internet để phục vụ công tác tuyên truyền được rộng khắp các vùng; phối hợp với cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình, chính quyền địa phương và các tổ chức CTXH nhận ủy thác đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, các mô hình SXKD hiệu quả, các chủ trương, chính sách mới, quyền và nghĩa vụ của hộ vay vốn đồng thời thường xuyên rà soát nhu cầu vay vốn, phấn đấu đáp ứng 100% vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn

Hai là, thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình, thủ tục, mức vay phù hợp; đặc biệt hộ vay phải có phương án rõ ràng, hiểu và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền lợi khi vay vốn; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả Nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV, nơi trực tiếp thực hiện một số công việc quan trọng trong quy trình cho vay

Ba là, đẩy mạnh việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thực tiễn phục vụ nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả cho hoạt động chuyên môn nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng làm việc trực tiếp tại cơ sở

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, chú trọng công tác kiểm tra của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, của Chủ tịch UBND cấp xã, của các tổ chức CTXH, thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục, nội dung kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị của

52 cơ sở và người dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Năm là, tăng cường trách nhiệm và phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội.Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên bố trí bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Tổ chức CTXH nhận ủy thác phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ; kết hợp với NHCSXH trong việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng để lựa chọn những Tổ trưởng tổ TK&VV có năng lực kiến thức quản lý kinh tế và nghiệp vụ ngân hàng thông qua việc bình xét cho vay chính xác, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định

3.2.3 Nhóm các giải pháp khác Để chính sách hỗ trợ vay vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thực thi hiệu quả, cần có thêm một số giải pháp khác như sau:

Một là, Cần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách một cách bền vững, Lạng Sơn là tỉnh có tiềm năng về phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó du lịch và kinh tế cửa khẩu được đánh giá là các ngành mũi nhọn, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được lợi thế, ngân sách hàng năm vẫn nằm trong nhóm các tỉnh phụ thuộc lớn vào trung ương (gần 80%), do vậy cần có các giải pháp đồng bộ về quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó ngân sách tỉnh có nguồn thu bền vững, bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đồi tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh

Hai là, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn Hiện nay, phong trào xây dựng nông thôn mới đã đem lại sự đổi thay lớn cho khu vực nông thôn, tuy nhiên với địa hình chia cắt, hàng năm phải chịu các đợt thiên tai, lũ lụt, sạt lở, nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng,

53 có nơi vẫn chưa có đường bê tông từ thôn đến xã, chưa có cầu dân sinh bắc qua sông, suối điều này làm cản trở sự phát triển chung của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn cho vay, sản phẩm làm ra khó khăn trong việc thu hái, vận chuyển, làm tăng chi phí, khó cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất ở các địa bàn có giao thông thuận lợi Do vậy, cần chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng các công trình giao thông để đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán hàng hóa, nâng cao thu nhập

Ba là, Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; với sự phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, có nhiều chính sách hỗ trợ tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề nông thôn hàng năm, nhiều nơi đồng bào dân tộc thiểu số đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, tuy nhiên có nơi vẫn tổ chức sản xuất theo thói quen, truyền thống, tự cung, tự cấp, chưa dám mạnh dạn thay đổi mô hình phát triển kinh tế, không dám vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh

Nguồn lực và lộ trình thực hiện

- Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương: hàng năm cần nguồn vốn Trung ương phân bổ khoảng 800.000 triệu đồng/năm (năm 2023 là 557.534 triệu đồng), mỗi năm tăng thêm 5% để dần đáp ứng nhu cầu của đồng bào DTTS vay vốn giải quyết việc làm, SXKD.Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 cơ bản ước tính đều đạt, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu như giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu ngân sách nội địa, tổng vốn đầu tư xã hội, số xã đạt chuẩn nông thôn mới vẫn là các chỉ tiêu khó, thách thức đối với tỉnh Do vậy, cần có nguồn lực để thúc đẩy việc thực hiện các chỉ tiêu, nhất là tăng thêm nguồn lực về vốn hỗ trợ cho các đối tượng như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ SXKD vay vốn

- Đối với ngân sách tỉnh: theo báo cáo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, nhu cầu vốn duy trì và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh khoảng 500.000 triệu đồng mỗi năm, hiện nay nguồn trung ương và tỉnh đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vốn, đối với tỉnh có nguồn thu ngân sách còn thấp như tỉnh Lạng Sơn khi thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào DTTS tương tự như chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, mỗi năm cần quan tâm dành 100.000 triệu đồng (năm 2023 là 48.485 triệu đồng), mỗi năm căn cứ vào nguồn thu ngân sách, nhu cầu vay vốn của người dân để tăng thêm nguồn vốn hỗ trợ cho các chương trình này từ 5-10%; để hỗ trợ vốn vay cho đồng bào DTTS thu nhập thấp hoặc có mức sống trung bình không thuộc các đối tượng chính sách được vay vốn qua NHCSXH, đối tượng đồng bào DTTS sinh sống tại khu vực biên giới có nhu cầu vay SXKD

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân: hiện nay tại NHCSXH hiện nay còn thấp, do việc huy động với lãi suất chưa cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại, nhưng dần sẽ phải thay đổi phương thức huy động khi nguồn lực từ ngân sách giảm vì các đối tượng chính sách sẽ giảm dần do mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng số xã đạt chuẩn NTM thì nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn Mỗi năm huy động từ các tổ chức cá nhân 100.000 triệu đồng (năm 2023 là 48.282 triệu đồng), mỗi năm phấn đấu tăng từ 5-10%

3.3.1.4 Nguồn lực về con người Để thực hiện quản lý nguồn hỗ trợ ngày càng cao, cần thiết có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu Hoạt động cho vay ở NHCSXH 50% do NHCSXH thực hiện, còn 50% sẽ do chính quyền địa phương thực hiện Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện tinh giản biên chế 10% theo lộ trình, việc đề xuất tăng số lượng người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước khó thực hiện, do vậy đề xuất NHCSXH căn cứ vào vị trí việc làm, tổng nguồn vốn huy động được để tăng thêm nguồn nhân lực tại các phòng giao dịch cấp huyện từ 10 -15 (hiện nay là 7 - 11 người) để hỗ trợ chính quyền địa phương, các tổ chức CTXH trong thực hiện các quy trình trong công tác thẩm định, giải ngân và kiểm tra giám sát sau giải ngân Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, hướng dẫn các tổ chức xã hội, các Ban quản lý Tổ TK&VV về nghiệp vụ ngân hàng

Khuyến khích sự tham gia của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ vào hoạt động hỗ trợ cho vay, tham gia vào công tác tuyên truyền chính sách, thẩm định đối tượng, thu lãi, xử lý nợ xấu, quá hạn bằng việc hỗ trợ chi phí khi các đồng chí tham gia hoạt động của ngân hàng

56 Nguồn vốn trung ương và tỉnh chuyển sang NHCSXH phấn đấu năm

2024 đạt 900.000 triệu đồng, mỗi năm tăng 5-10% Trong đó nguồn thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh cho đồng bào DTTS mỗi năm đạt 100.000 triệu đồng, mỗi năm tăng 5-10%, nguồn Trung ương phân bổ vốn chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt 300.000 triệu đồng/năm

Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt 100.000 triệu đồng, phấn đấu mỗi năm tăng từ 5-10%

Chuyển nguồn vốn vay hộ SXKD vùng khó khăn không giải ngân được do hết đối tượng, được chuyển sang cho vay Chương trình hỗ trợ, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm

Nâng mức cho vay tối đa đối với các chương trình: Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 10 triệu đồng/công trình lên 20 triệu đồng/công trình; Chương trình cho vay học sinh sinh viên khó khăn từ 04 triệu lên 06 triệu/tháng/sinh viên

Cán bộ ngân hàng tại các phòng giao dịch cấp huyện bố trí từ 8-12 người; trích hoa hoa hồng từ nguồn thu của NHCSXH hỗ trợ cho các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ khi tham gia hoạt động hỗ trợ vay vốn Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa việc về chính sách hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình, thủ tục, mức vay phù hợp

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, chú trọng công tác kiểm tra của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, của Chủ tịch UBND cấp xã, của các tổ chức CTXH

Tăng cường trách nhiệm và phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội.Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ưu tiên bố trí bổ sung nguồn vốn ngân sách địa

57 phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Nguồn vốn trung ương và tỉnh chuyển sang NHCSXH phấn đấu năm

2026 đạt 1.170.000 triệu đồng, mỗi năm tăng 15%, trong đó nguồn thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh cho đồng bào DTTS năm 2026 đạt 130.000 triệu đồng, mỗi năm tăng 15% Đến năm 2030 tổng vốn trung ương và địa phương đạt 1.872.000 triệu đồng

Nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đến năm 2026 là 130.000 triệu đồng, mỗi năm tăng thêm 15%, đến năm 2030 đạt 188.500 triệu đồng

Cán bộ ngân hàng tại các phòng giao dịch cấp huyện bố trí từ 10-15 người; tăng chi phí hỗ trợ cho các Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ khi tham gia hoạt động hỗ trợ vay vốn lên 15% so với giai đoạn 2024-2025

Bổ sung đối tượng vay vốn tín dụng chính sách đối với hộ đồng bào DTTS làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình; bổ sung chương trình cho vay đối với đồng bào DTTS sinh sống tại các xã biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách một cách bền vững, để ngân sách tỉnh có nguồn thu bền vững, bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đồi tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn để đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán hàng hóa, nâng cao thu nhập Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; nâng cao dân

58 trí cho đồng bào dân tộc thiểu số từ các cấp học phổ thông, dạy nghề, phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ

Ngày đăng: 16/09/2024, 09:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH (2022), "Kết quả hoạt động năm 2021 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2022" Báo cáo số 04/BC-BĐD, ngày 10/2/2022, tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động năm 2021 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2022
Tác giả: Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH
Năm: 2022
2. Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH (2023), "Kết quả hoạt động năm 2022 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2023", Báo cáo số 01/BC-BĐD, ngày 19/01/2023, tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động năm 2022 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2023
Tác giả: Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH
Năm: 2023
3. Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH (2024), "Kết quả hoạt động năm 2023 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2024" Báo cáo số 05/BC-BĐD, ngày 23/01/2024, tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạt động năm 2023 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Tác giả: Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH
Năm: 2024
4. Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội (2024), Quyết định "Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025", Số 134/QĐ-BLĐTBXH, ngày 31/1/2024 của Bộ Laođộng,Thương binh và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025
Tác giả: Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội
Năm: 2024
5. Chính phủ (2002), Nghị định "về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác", Số 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
6. Lê Đức Cường (2021), "Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk", luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện M'DrắK, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Lê Đức Cường
Năm: 2021
7. Bùi Ánh Dương (2019), "Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", luận văn thạc sĩ, Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Tác giả: Bùi Ánh Dương
Năm: 2019
8. Nguyễn Quốc Đoàn (2020) bài viết "Chính sách đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam", Tạp chí nghiên cứu dân tộc, Tập 9 (số 2), Trang 16-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đầu tư đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người tại Việt Nam
9. Lê Hanh (2023), bài viết "Cao Bằng: Chính sách tín dụng tạo sức bật cho vùng dân tộc thiểu số", Báo điện tử Pháp luật, ngày 29/11/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Bằng: Chính sách tín dụng tạo sức bật cho vùng dân tộc thiểu số
Tác giả: Lê Hanh
Năm: 2023
10. Thu Huyền (2023) bài viết "Tín dụng chính sách “trợ lực” cho người dân Tuyên Quang", Báo ảnh Dân tộc và Miền núi, ngày 15/12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng chính sách “trợ lực” cho người dân Tuyên Quang
13. Ngân hàng chính sách xã hội (2023), bài viết "Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và đảm bảm an sinh xã hội", Thông tin ngân hàng chính sách xã hội, số 90 + 91 (Xuân Giáp Thìn), Trang 13 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và đảm bảm an sinh xã hội
Tác giả: Ngân hàng chính sách xã hội
Năm: 2023
14. Bảo Nhi (2024), bài viết "Năm 2023, cả nước có khoảng 6.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 02/01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm 2023, cả nước có khoảng 6.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tác giả: Bảo Nhi
Năm: 2024
15. BT (2023), bài viết "Thái Nguyên: Tín dụng ưu đãi hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo". Báo điện tử Chính phủ, ngày 07/09/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Nguyên: Tín dụng ưu đãi hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tác giả: BT
Năm: 2023
16. Nguyễn Lâm Thành (2023), bài viết "Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số", Tạp chí Cộng sản, ngày 16/10/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Tác giả: Nguyễn Lâm Thành
Năm: 2023
17. Nguyễn Lâm Thành – Triệu Văn Bình (Năm 2011), "Chính sách dân tộc ở Việt Nam thực trạng và định hướng giải pháp", Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách dân tộc ở Việt Nam thực trạng và định hướng giải pháp
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
18. Nguyễn Hữu Tiến (2019), "Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định", luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Tác giả: Nguyễn Hữu Tiến
Năm: 2019
19. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2021) Nghị quyết "về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030", Số 58- NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2030
20. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2023), Báo cáo" Tình hình quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thưvề tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW", Số 367-BC/TU, ngày 22/5/2023, của Tỉnh ủy Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thưvề tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Tác giả: Tỉnh ủy Lạng Sơn
Năm: 2023
21. Lê Minh Trang (2020), bài viết "Các nhân tố tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập của người nghèo thông qua Ngân hàng CSXH", Tạp chí Công thương, ngày 18/5/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập của người nghèo thông qua Ngân hàng CSXH
Tác giả: Lê Minh Trang
Năm: 2020
22. Thùy Trang – Hữu Trung (2023) "Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”", Trang thông tin điện tử Ngân hàng chính sách xã hội, ngày16/8/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN