1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh gia lai hiện nay

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay
Tác giả Nguyễn Hương Giang, Dương Quế Lâm, Phan Hồ Thiện, Trương Nguyễn Bảo Trân, Trần Võ Như Uyên, Phan Thanh Vũ, Huỳnh Ngọc Yến Vy, Phạm Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Cao Văn Thống
Trường học Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xây dựng Đảng
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 654,29 KB

Nội dung

Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay ..... Khái niệm Chính sách dân tộc Về phương diện lý luận và thực tiễn

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG



VẤN ĐỀ XÓA MÙ CHỮ CHO ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

1 Nguyễn Hương Giang

2 Dương Quế Lâm

3 Phan Hồ Thiện

4 Trương Nguyễn Bảo Trân

5 Trần Võ Như Uyên

6 Phan Thanh Vũ

7 Huỳnh Ngọc Yến Vy

8 Phạm Hải Yến

222040010

222040018

222040062

222040033

222040015

222040052

222040038

222040013

GVHD: ThS Cao Văn Thống

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 2

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG



VẤN ĐỀ XÓA MÙ CHỮ CHO ĐỒNG BÀO

DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

1 Nguyễn Hương Giang

2 Dương Quế Lâm

3 Phan Hồ Thiện

4 Trương Nguyễn Bảo Trân

5 Trần Võ Như Uyên

6 Phan Thanh Vũ

7 Huỳnh Ngọc Yến Vy

8 Phạm Hải Yến

222040010

222040018

222040062

222040033

222040015

222040052

222040038

222040013

GVHD: ThS Cao Văn Thống

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái niệm Chính sách dân tộc 1

2 Thực trạng xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay 1

3 Nguyên nhân mù chữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay 3

4 Giải pháp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay 4

5 Chính sách xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay 6

6 Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

1

1 Khái niệm Chính sách dân tộc

Về phương diện lý luận và thực tiễn, chính sách dân tộc là một hệ thống chính sách tác động vào các quan hệ tộc người, vào vùng dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng ở các vùng này

Mục tiêu của chính sách dân tộc là đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các dân tộc thiểu số, góp phần củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Có thể chia chính sách dân tộc thành hai nhóm chính:

- Chính sách chung: Áp dụng cho tất cả các dân tộc trong quốc gia, bao gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh,

- Chính sách riêng: Áp dụng cho các dân tộc thiểu số, nhằm hỗ trợ họ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển với các dân tộc khác

2 Thực trạng xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, tình trạng mù chữ vẫn còn phổ biến tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 - 60, với tỷ lệ mù chữ mức

độ 1 là 4,22%, tương đương hơn 44.300 người trong tổng số 1.049.500 cư dân ở

độ tuổi 15 - 60; mù chữ mức độ 2 chiếm 6,46%, khoảng 67.700 người Đáng chú

ý, có tới 50.964 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện không biết chữ (chiếm 11,2%), phần lớn là phụ nữ

Ngày 11/8, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ Gia Lai vừa có báo cáo kết quả phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ trong năm 2022

Theo đó, trong năm 2021, tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường là 99,68% và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là 32.931/33.117 trẻ, đạt tỉ lệ 99,44% Bên cạnh đó, tổng số trẻ từ 0 - 2 tuổi là 60.783, đến lớp là 3.130 trẻ, đạt tỉ lệ 5,15% Còn tổng số trẻ từ 3 - 5 tuổi là 90.702, đến lớp là 73.669 trẻ, đạt tỉ lệ

Trang 5

2

81,22% Ngoài ra, tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi trên địa bàn được tiếp cận giáo dục là 79/128 trẻ Đặc biệt, năm 2021, có 220/220 xã và 17/17 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi

Với cấp Tiểu học, tổng số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 là 33.451/33.485 trẻ, đạt tỉ lệ 99,9% Bên cạnh đó, tổng số trẻ từ 11 - 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (tính đến năm học 2020 - 2021) là 115.406/117.958 trẻ, đạt tỉ lệ 97,84% Đồng thời, tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi trên địa bàn được tiếp cận giáo dục là 393/410 trẻ, đạt tỉ lệ 95,8% Trong năm 2021, toàn tỉnh Gia Lai đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2

Còn với cấp Trung học cơ sở, tổng số thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi tốt nghiệp Trung học cơ sở (tính đến năm học 2020 - 2021) là 96.065 em, đạt tỉ lệ 92,83% Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 11 - 18 tuổi trên địa bàn là 1.090

em, số trẻ khuyết tật từ 11 - 18 tuổi được tiếp cận giáo dục là 570/605 em, đạt tỉ

lệ 84% Trong năm 2021, tỉnh Gia Lai đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ

sở mức độ 1

Riêng kết quả xóa mù chữ, tỉnh Gia Lai có dân số độ tuổi từ 15 - 25 là 290.774 người, trong đó số người biết chữ là 286.700 người, tỉ lệ 98,6% Còn ở

độ tuổi từ 15 - 35 là 589.332 người, trong đó số người biết chữ là 567.580 người,

tỉ lệ đạt 96,31% Riêng độ tuổi từ 15 - 60 có 1.044.452 người, trong đó số người biết chữ là 969.677 người, tỉ lệ đạt 92,84%

Tính đến ngày 27-7, toàn tỉnh có 7/17 địa phương (gồm: Pleiku, Phú Thiện, Chư Păh, Đak Pơ, Chư Prông, Đức Cơ, Krông Pa) đã mở được 46 lớp xóa mù chữ với 1.181 học viên Các địa phương còn lại cũng đã tổ chức vận động học viên, xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ và dự kiến triển khai trong tháng 8-2023 Tổng nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương được phân bổ trong năm 2022 và

2023 để thực hiện công tác mở lớp xóa mù chữ là hơn 17,55 tỷ đồng

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 10/10/2023, Gia Lai mở được 226 lớp học

Trang 6

3

xóa mù chữ cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, kinh phí gần 13 tỷ đồng (hoàn thành 73,5% chỉ tiêu được giao trong năm học 2022 - 2023 và theo kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022 - 2025)

Hiện nay, chương trình được phân bổ đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố; tiến hành rà soát các đối tượng thuộc diện xóa mù chữ theo chuẩn chương trình phổ thông 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Trong thời gian tới, chương trình xóa mù chữ sẽ được mở rộng và triển khai dạy học đại trà ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai

3 Nguyên nhân mù chữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay

Nguyên nhân 1: Điều kiện kinh tế - xã hội

- Tình trạng nghèo đói: Gia Lai là một tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao, đặc biệt ở các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình không có khả năng cho con em đi học, nhiều trẻ phải bỏ học phụ giúp gia đình đi kiếm sống, dẫn đến tình trạng bỏ học, mù chữ

- Hạ tầng giáo dục còn nhiều hạn chế: Lớp học xóa mù chữ chưa được quan tâm đúng mực do nhiều trường học tại vùng dân tộc thiểu số thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Thiếu giáo viên đặc biệt là giáo viên có trình độ chuyên môn giảng dạy bằng tiếng dân tộc, mức lương và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục khiến cho học sinh không hứng thú với việc học và hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục của người dân

- Nhận thức của người dân: Một số người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng

xa, chưa có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập dẫn đến việc không cho con em đi học, nghỉ học sớm và không cho con em tham gia vào các lớp xóa mù chữ Ngoài ra cũng một phần do tâm lý e ngại, tự ti về khả năng học tập của mình nên họ không tham gia các lớp xóa mù chữ

Nguyên nhân 2: Vị trí địa lý

- Địa hình hiểm trở: Gia Lai là tỉnh có địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông

đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh, nhất là vào mùa mưa

Trang 7

4

- Dân cư phân bố thưa thớt: Một số khu vực dân cư phân bố thưa thớt, việc tập trung học sinh để tổ chức các lớp học gặp nhiều khó khăn Do địa hình hiểm trở, chi phí vận chuyện vật liệu cao nên việc xây dựng trường học ở các vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn

- Khó tiếp cận được nguồn thông tin: Do vị trí địa lý hẻo lánh, đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục

Nguyên nhân 3: Văn hóa

- Một số giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai một Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra khiến trẻ em không có cơ hội đến trường

+ Tập quán sinh hoạt, quan niệm lạc hậu: Một số dân tộc thiểu số ở Gia Lai có tập quán sinh hoạt du canh du cư, thường xuyên di chuyển, ảnh hưởng đến việc học tập của con em Họ không coi trọng giáo dục cho rằng con em, đặc biệt là con gái không cần học chữ, chỉ cần ở nhà làm việc nhà, việc học tập không mang lại lợi ích thiết thực gì cho cuộc sống

+ Sự đa dạng ngôn ngữ: Gia Lai là nơi sinh sống của nhiều thành phần dân tộc thiểu số với nhiều ngôn ngữ khác nhau Việc thiếu giáo viên và sách vở bằng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khiến việc học tập của con em họ gặp nhiều khó khăn Một số người dân không biết tiếng Kinh, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin và giáo dục

- Một số chính sách hỗ trợ xóa mù chữ chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút

do thiếu kinh phí, bộ máy chính quyền cơ sở còn thiếu quyết liệt, thiếu sự quan tâm và chưa nắm vững các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, quan trọng hơn, sự hưởng ứng tham gia từ người dân còn chưa tích cực điều này dẫn đến tình trạng mù chữ còn cao

4 Giải pháp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay

1/ Có cơ chế hiệu quả hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

Trang 8

5

2/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu

số và các đối tượng chính sách xã hội

3/ Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các trẻ em nghèo, nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc giai đoạn trẻ thơ

và giáo dục mầm non, chuẩn bị bước vào cấp tiểu học

4/ Nâng cao nhận thức cộng đồng về sự cần thiết của phát triển toàn diện sức khỏe và trí tuệ của trẻ từ giai đoạn trẻ thơ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo về vai trò, tác dụng của giáo dục đối với việc thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội

5/ Chú trọng nâng cao nhận thức trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

và miền núi về công tác phòng chống mù chữ, chống tái mù chữ bằng các hình thức, như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tầm quan trọng của việc biết chữ đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng; tuyên truyền về công tác xóa mù chữ gắn kết với việc xây dựng xã hội học tập và các phong trào thi đua của địa phương…

6/ Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chí về cơ sở hạ tầng giáo dục 7/ Tăng cường nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp, điểm trường, trường nội trú, nhất là cấp mầm non và tiểu học theo chuẩn hóa, thân thiện với trẻ, cung cấp môi trường học tập

an toàn và hiệu quả cho trẻ

8/ Chăm lo chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục tại địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số

9/ Khuyến khích, tạo điều kiện thu hút đội ngũ giáo viên bám thôn, bản tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng giao thông đi lại khó khăn; có chính sách hỗ trợ đối với người tham gia dạy xóa mù chữ ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Trang 9

6

10/ Tăng cường xã hội hóa, kêu gọi trách nhiệm cộng đồng trong công tác xóa mù chữ cho trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi

11/ Ngành giáo dục cần xây dựng chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng trên cơ sở 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông)

12/ Tăng cường ưu tiên đào tạo nhân lực cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn bằng nhiều hình thức phù hợp Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số cho giáo viên và cán bộ làm công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số

13/ Kết hợp giữa đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số

14/ Có quy trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu thực tế Thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số

5 Chính sách xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai hiện nay

1 Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo điều kiện và đầu tư vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt khoảng cách phát triển với các vùng khác trong nước Giai đoạn I của chương trình kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025 và là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch phát triển dài hạn cho các vùng này

Mục tiêu chính của Chương trình mục tiêu quốc gia là phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 Tăng cường phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh chính trị và an sinh xã hội cho các

Trang 10

7

vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Các biện pháp và chính sách sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc, và tăng cường an ninh, trật tự trong các vùng này

Nội dung của chương trình bao gồm việc:

- Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương

- Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, tăng thu nhập bình quân chung

- Quy hoạch ổn định dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

- Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội

- Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 3%/năm

- Thu nhập bình quân đầu người của vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt 70% mức bình quân chung cả nước

- 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã

- 100% hộ dân dân tộc thiểu số và miền núi được sử dụng điện lưới quốc gia

- 100% trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi mầm non được đến trường

- 95% trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở được đến trường

Chương trình có tầm nhìn chiến lược, dài hạn Mục tiêu cụ thể, rõ ràng, sát với thực tế Giải pháp đồng bộ, khả thi Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư còn hạn chế Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp Ý thức của một số đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế

Quyết định này thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm bớt kỳ vọng phát triển giữa các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với các vùng khác Đồng thời, chương trình

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w