1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ.

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Quản Lý Của Trường Phái Pháp Trị. Đánh Giá Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Trường Phái Pháp Trị
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Tư Tưởng Quản Lý
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 444,97 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ. BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Lịch sử tư tưởng quản lý Mã phách:………………………….... Hà Nội - 2021 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ .......................................................................... 1 1.1. Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý ................................................. 1 1.1.1. Khái niệm quản lý ........................................................................... 1 1.1.2. Khái niệm tư tưởng quản lý ............................................................ 2 1.2. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời kỳ Cổ-Trung Đại……………. ............................................................................................ 3 1.3.Tư tưởng quản lý của trường phái Pháp trị ............................................. 4 1.3.1.Vài nét về tác giả Hàn Phi Tử .......................................................... 4 1.3.2. Các tác giả trong cùng trường phái ................................................. 5 1.3.3. Nội dung tư tưởng của Hàn Phi tử (phái Pháp trị) .......................... 5 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ ......................................................................................................................... 14 2.1. Đánh giá chung .................................................................................... 14 2.2. Những ưu điểm ..................................................................................... 14 2.3. Những hạn chế ..................................................................................... 15 2.4. Định hướng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý ngày nay ......... 15 KẾT LUẬN .................................................................................................... 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 18 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ 1.1. Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý 1.1.1.Khái niệm quản lý Quản lý là một hoạt động đa dạng cho nên rất có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý: Theo Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”. Theo Robert Kreitner: “Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn”. Còn trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng : “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý khi là động từ mang ý nghĩa: “quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; “lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Về bản chất, có thể hiểu quản lý là quá trình làm việc với hoặc thông qua những người khác nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả nhất. [1] 1 Qua các quan điểm trên có thể hiểu chung quản lý là: “Quản lý là quá trình điều hành, điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay các hoạt động một cách phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định của tổ chức đề ra”. Như vậy quản lý là hiện tượng tồn tại ở mọi chế độ xã hội. Bất kỳ hoạt động, tổ chức nào cũng cần phải có quản lý để tồn tại, phát triển và để đạt được mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường. Quản lý tốt thì xã hội phát triển tốt, ngược lại nếu quản lý không tốt, buông lỏng mọi thứ thì kết quả sẽ không đạt được như ý muốn và làm chậm quá trình phát triển. 1.1.2.Khái niệm tư tưởng quản lý Từ xa xưa khi xã hội loài người xuất hiện, con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động nên các tư tưởng quản lý và trường phái quản lý được hình thành. Theo một số tài liệu ghi nhận tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là những biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh. Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng, bao gồm những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học. Các khái niệm mang tính nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. [2] Tư tưởng quản lý là những quan điểm về quản lý, nhưng chưa đầy đủ, tồn tại một cách rời rạc, phản ánh thực tiễn quản lý ở một giai đoạn xã hội nhất định trong lịch sử. Tư tưởng quản lý được hình thành như là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền thế giới quan và phương pháp luận nhất quán đại diện cho một ý chí, một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn. Để xuất hiện các tư tưởng quản lý thì cần phải có sự phân công lao động trí óc, lao động chân tay và hợp 2 tác lao động. Đó cũng chính là các yếu tố khách quan cho sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. 1.2. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời kỳ Cổ-Trung Đại Từ thế kỉ VIII-III TCN1 xã hội nhà Chu bước vào thời kì biến động lớn toàn diện kéo dài. Giai đoạn lịch sử này gọi là thời kỳ Đông Chu (thường được gọi là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc) đây là thời kỳ bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc. Thời Xuân Thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, cũng là thời của Lão Tử, Khổng Tử. Còn thời Chiến Quốc (403-221 TCN) là thời của Hàn Phi Tử Về kinh tế: Nền sản xuất xã hội chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc nhiều vào làm thuỷ lợi. Đây là thời kỳ công cụ bằng sắt ra đời thay thế công cụ bằng đồng, bằng đá vì vậy kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ. Bước đầu hình thành và phát triển thương nghiệp, những đô thị xuất hiện dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc. Về chính trị: Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến, đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai Về xã hội: Xã hội lúc này rơi vào tình trạng hết sức đảo lộn. Quan hệ sản xuất thời kỳ này mang nặng tính nô lệ gia trưởng. Đất đai thuộc về tầng lớp 1TCN: Trước Công Nguyên 3 địa chủ,chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản, xuất hiện nảy sinh mẫu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa địa chủ mới lên với giai cấp quý tộc cũ, mẫu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ quý tộc nhà Chu và mâu thuẫn cục bộ trong nội bộ tầng lớp quý tộc nhà Chu đang bị phân hóa. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng) [3] . Chính vào thời kỳ ấy đã xuất hiện các nhà tư tưởng lớn và hình thành lên các nhà triết học để đưa ra các giải pháp. 1.3. Tư tưởng quản lý của trường phái Pháp trị 1.3.1. Vài nét về tác giả Hàn Phi Tử Hàn Phi Tử hay còn gọi là Hàn Phi (280 TCN - 233 TCN), sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Hàn Phi Tử là người nước Hàn và là học giả nổi tiếng cuối thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Ông xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc, là công tử của vua công nước Hàn, nhưng ông chỉ là con thứ của vua nên không phải là người kế vị ngôi vua. Theo nhiều tư liệu thì Hàn Phi Tử có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách. Ông là người tài cao, học rộng, tiếp thu và thông thạo những tư tưởng quốc trị của các bậc tiền bối đi trước( Nho gia, Đạo gia, Mạc gia…) nhưng lại tâm đắc với học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về pháp trị. Tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng ông có tinh thần yêu nước, tiến bộ, trọng kẻ sĩ, trọng người giỏi pháp thuật, chê bọn quý tộc, cổ hủ, vô dụng. Theo ông, muốn cho nước Hàn mạnh (một nước nhỏ, yếu nằm sát nước Tần, luôn bị nhòm ngó) thì phải dùng “Thuật” và “Pháp” cải tổ lại nội chính để tạo ra nội lực mạnh, đừng trông cậy vào ngoại giao của bọn du thuyết. Trong thời thế loạn lạc, nước Hàn suy yếu, Hàn Phi Tử đã nhiều lần dâng thư lên vua nhưng đều bị khước từ. Sau này khi Tần đánh Hàn, ông bị phái đi sứ nước 4 Tần. Tại đây, những tư tưởng pháp trị của ông rất được Tần Thủy Hoàng thích. Sau này, do sự đố kị của bạn cũ là Lý Tư, ông đã bị bức tử trong ngục. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng áp dụng đạo pháp trị của ông một cách triệt để. Hàn Phi Tử được coi là đại diện xuất sắc nhất của trường phái Pháp gia, là người chủ trương dùng pháp chế để cai trị Đất nước. 1.3.2.Các tác giả trong cùng trường phái Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là người nước Tề. Vốn xuất thân giới bình dân nhưng có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Ông đề cao “luật”, “lệnh”, “hình”, “chính” Thân Bất Hại (385-337 TCN) là người nước Trịnh với xu hướng trọng “Thuật”, ông cho rằng không nên tập trung quá mức vào pháp luật và quyền thế mà phải dùng các thủ thuật, mánh khóe để cai trị đất nước. Thận Đáo (370-290 TCN) là người nước Triệu với xu hướng trọng “Thế”, ông cho rằng người quản lý phải sử dụng quyền thế, quyền lực của mình thì mới quản lý được thiên hạ. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Thương Ưởng (390-338 TCN) với xu hướng trọng “Pháp”, ông cho rằng muốn giữ ổn định cho quốc gia phải dùng pháp luật. Nhưng pháp luật đó phải được công bố một cách rộng rãi và công khai để cho mọi người dân thi hành một cách nghiêm túc. Hàn Phi Tử là người hợp nhất được cả 03 xu hướng trọng “Thế”, “Thuật”, “Pháp” nâng tầm tư tưởng Pháp trị. 1.3.3. Nội dung tư tưởng của Hàn Phi tử (phái Pháp trị) Hiện thực xã hội thay đổi, khủng hoảng về chính trị, xã hội và đạo đức. Nên đặt ra yêu cầu cho lí luận giải đáp để vãn hổi trật tự. Tuy nhiên các học 5 thuyết chính trị đương thời trước đó là học thuyết “Đức trị” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia lại bất lực, không đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc. Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết “Pháp trị” xuất hiện lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử. Hàn Phi Tử người sáng lập ra thuyết “Pháp trị” đã phê phán gay gắt xã hội đương thời và đưa ra cách giải quyết thiết thực hơn. Ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hóa và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Cho nên không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó Hàn Phi Tử đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ. Hàn Phi Tử cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu". [4] a. Quan niệm về con người Trong khi Khổng Tử quan niệm rằng “bản tính của con người là thiện, sống gần nhau, muốn giúp đỡ lẫn nhau” (Tính tương cận, tập tương viễn) thì Tuân Tử, một học trò của Khổng Tử lại viết rằng “nhân chi sơ, tính bản ác” (nhân chi tính ác), ông cho rằng bản chất con người là “ác”. Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử cũng cho rằng con người có “tính bản ác”, đồng thời còn bổ sung và phát triển thêm nhiều nội dung mới. Tuân Tử nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị, đối với ông cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là “ác”. Vì vậy Tuân Tử nói đến tính “ác” để khuyên nhà cầm quyền dùng đức trị, uốn nắn lại tính cho dân. Còn 6 Hàn Phi Tử chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước. Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một số rất ít thánh nhân có tính bản thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: “tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa.” Nếu bức tranh của Tuân tử về con người chứa đầy những mảng xám thì thực tiễn đen tối thời cuối Chiến quốc làm cho bức tranh của Hàn Phi trở thành một mầu đen tuyệt đối.[5] “Bất chấp quan hệ máu mủ ruột thịt, có những cha mẹ đẻ ra con trai thì ăn mừng trong khi đẻ ra con gái thì đem giết bỏ. Cả hai hành động đều xuất phát từ cùng một cha mẹ, nhưng đối xử phân biệt hết sức tàn nhẫn, chỉ vì cân nhắc và tính toán mối lợi của gia đình trong tương lai lâu dài”. “Một đứa con bị cha mẹ đối xử không tốt, nó sẽ lớn lên với nỗi oán hận cha mẹ. Lúc trưởng thành, nó không phụng dưỡng cha mẹ cho tử tế, cha mẹ lại oán giận nó. Do đó, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, vốn là quan hệ thân thiết nhất trong tất cả các quan hệ, vẫn gây ra những oán thoán thù hận, tất cả đều do lợi ích của mỗi người không được đáp ứng như người đó mong muốn”. “Thợ xe ngựa làm ra xe ngựa, nên mong có nhiều người giầu; thợ áo quan làm ra áo quan, nên mong có nhiều người chết. Không phải thợ xe ngựa có lòng tốt, ấy chỉ vì được lợi khi có nhiều người giầu; cũng chẳng phải thợ áo quan ghét bỏ mọi người, ấy chỉ vì được lợi khi có nhiều người chết. Tất cả đều do vụ lợi mà ra”. “Thầy thuốc rút máu độc ra khỏi vết thương của bệnh nhân, không phải vì ông ấy là cha đẻ của bệnh nhân, mà chỉ vì nhận được lệ phí do bệnh nhân chi trả”. Hiện thực phũ phàng ấy làm cho Hàn Phi hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng giáo hoá con người bằng lễ nghĩa, đạo lý, và do đó hối thúc ông đi tới chỗ cho rằng chỉ có thể cai trị con người bằng sức mạnh trừng trị của pháp luật. 7 Cho nên, với Hàn Phi, các quan hệ giữa con người với con người đều bị quyết định bởi cái lợi ích cá nhân, lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại đến thân ở đâu thì người ta theo đó mà tránh, mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối. Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất: “Các vua thời cổ nhường ngôi thiên tử cũng chỉ là từ bỏ cuộc sống của một người giữ cổng, từ bỏ cuộc đời lao khổ của một tên nô lệ, có gì đáng khen đâu. Một viên huyện lệnh ngày nay khi chết rồi mà con cháu mấy đời sau còn được ung dung ngựa xe, vì vậy mà người ta quý chức huyện lệnh. Thời xưa nhường ngôi thiên tử thật dễ nay từ chức huyện lệnh thật khó là do cái lợi hậu, bạc khác nhau. Cổ nhân khinh tài vật, không phải vì có lòng nhân, mà vì tài vật nhiều, ngày nay người ta tranh đoạt nhau không phải là ty tiện mà vì tài vật ít. Ngày xưa người ta coi thường và từ bỏ ngôi thiên tử không phải là cao thượng mà vì quyền thế ít, ngày nay người ta coi trọng, tranh nhau quan chức không phải là đê tiện mà vì quyền thế nhiều”. Với những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc và những lời phê phán chế độ quân chủ một cách sắc bén đã cho thấy Hàn Phi Tử là một người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng. Nhưng ông lại là một người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, một người có trí tuệ sâu sắc. b. Về sự phù hợp của lý luận và thời thế Tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử đối lập với tư tưởng Nho gia bởi vì ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn. Khác với Khổng Tử và Mạnh Tử mượn đời xưa để phê phán đời nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi Tử cho rằng, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đất nước. Các nhà Nho trên mây trên gió bàn việc chính sự chẳng qua chỉ như trẻ con nghịch đất, không thể đem lại hiệu quả thực tế: “Trẻ con đùa nghịch với nhau lấy đất làm 8 cơm, lấy bùn làm canh, lấy gỗ làm thịt. Nhưng chiều đến, thế nào cũng trở về nhà ăn cơm. Cơm đất, canh bùn có thể đùa để chơi, nhưng không thể dùng để ăn. Khen những điều truyền tụng từ thượng cổ, hùng biện mà không chắc chắn, nói chuyện nhân nghĩa của các tiên vương mà không biết sửa đổi nước, thì đó cũng đều là những điều có thể dùng để đùa chơi chứ không dùng để trị nước” [6] Theo Hàn Phi Tử, lý luận phải phù hợp với thời thế thì mới có ích: “Việc phải theo thời, biện pháp phải thích hợp, phong tục xưa và nay khác nhau, biện pháp cũ và mới phải khác nhau”. Khổng Tử nói “Vua ra vua, tôi ra tôi” là nhấn mạnh đến mặt nhân nghĩa, đạo đức, còn Hàn Phi Tử lại quan tâm nhiều đến khoảng cách, địa vị giữa người cai trị và người bị trị. Đồng thời, ủng hộ chế độ chuyên chế phong kiến, cổ vũ cho sự độc tài của các vua. Ông viết: “Không nước nào luôn mạnh, không nước nào luôn yếu. Người thi hành pháp luật mà cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu”. Hàn Phi Tử cho rằng thời Nghiêu, Thuấn tồn tại cách thời đại của ông đã mấy ngàn năm lịch sử, sự hiểu biết về họ cũng chỉ là truyền thuyết không thể xác thực được. Chính vì vậy, cai trị ngày nay mà áp dụng những phương thức của thời đại khác là không phù hợp, cai trị thời nay cần phải cứng rắn ban hành luật pháp một cách rõ ràng nhằm lặp lại trật tự xã hội, đưa mọi việc vào khuôn khổ, phép tắc. c. Các khái niệm cơ bản trong quản lý - cai trị của Hàn Phi Tử Trước Hàn Phi Tử thì Thận Đáo đề cao “Thế” (quyền lực), Thân Bất Hại đề cao “Thuật” (phương pháp quản lý) , Thương Ưởng đề cao “Pháp” (pháp luật) trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố đó. Ông cho rằng “Pháp”, “Thuật”, “Thế” là ba yếu tố cốt lõi của quản lý - 9 cai trị thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong đó có yếu tố “Pháp” là yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định. Lý luận về “Thế”của Hàn Phi Tử “Thế” là một thuật ngữ triết học chính trị có nghĩa quan trọng bậc nhất đối với Pháp gia. Những người chủ trương dùng “Thế” và đề cao “Thế” được gọi là phái “trọng Thế”. Trước Hàn Phi người đề cao “Thế” và “trọng Thế” là Thận Đáo. Theo Hàn Phi Tử bản tính con người là tự tư, tự lợi nên vua không cần “hiền” mà cần “thế”. Vua phải biết dựa vào thế của mình và ban lệnh buộc quan phải răm rắp tuân theo. Vua phải có “Thế” mới chế ngự được bề tôi, mới có thể tùy cơ ứng biến, mới bao quát được sự thay đổi của đất nước. Trong thời kỳ Chiến Quốc, để giữ vững được chủ quyền bảo vệ đất nước, nhà vua phải giương cao quyển lực, dùng quyền lực chống lại được sự nhiêu loạn của đám quý tộc phân quyền, để tập trung lực lượng xây dựng đất nước làm cho đất nước phát triển. Từ đó mới uy hiếp được lực lượng bên ngoài, cái gốc của nhà vua mới bền vững được. Hàn Phi tin tưởng rằng chỉ có uy quyền mới có thể trị quốc vì thông thường, bề tôi đối với vua chúa không có quan hệ huyết thống mà chỉ do uy quyền của nhà vua mà bề tôi phải phụng sự, bởi vì họ bị trói buộc bởi quyền thế mà không thể không làm việc. Theo Hàn Phi Tử, “Thế” không liên quan đến đạo đức và tài trí của con người. Ông đặt địa vị, quyền thế lên trên tài, đức: “chỉ cần tài, đức trung bình nhưng có quyền thế là trị được nước” [7]. Là người trọng thế, trọng sự cưỡng chế của quyền lực, Hàn Phi Tử chủ trương: “Chủ quyền phải được tập trung vào một người, đó là vua”. Vua phải nắm quyền thưởng, phạt, phải được mọi người tôn kính và tuân thủ triệt để Thưởng, phạt là chỗ dựa để nhà vua khống chế bề tôi: thưởng hậu, phạt nặng, khen chê phải đúng lúc, phù hợp. Thưởng thì phải “tín” (xác thực, tin tưởng), phạt thì phải “tất” (cương quyết); Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải 10 nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư. Thưởng hậu thì dân thấy lợi mà ham; phạt nặng thì dân thấy sợ mà tránh [8] . Đó chính là nguyên tắc chủ yếu của sự thưởng phạt. Như vậy, quan niệm về “Thế ” của Hàn Phi là một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo trị quốc, là một chỗ dựa không thể thiếu của một ông vua trong việc thực thi quyền lực của mình. Pháp luật phải công bằng, vua chúa thì phải công minh. Lý luận về “Pháp” của hàn Phi Tử Trong 3 yếu tố đường lối trị nước của Hàn Phi Tử thì “Pháp” được coi là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất dùng làm tiêu chuẩn để phân định danh phận đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, thiện - ác. Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, “Pháp” là phạm trù chính trị - xã hội được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, “Pháp” là thể chế quốc gia, là chế độ chính trị - xã hội của đất nước; theo nghĩa hẹp, “Pháp” là những điều luật, luật lệ, những quy định mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Các nhà tư tưởng của phái Pháp gia dùng chữ “Pháp” theo cả hai nghĩa rộng và hẹp [9]. Khi lập pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như: Pháp luật phải hợp thời; Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành; Pháp luật phải công bằng; Pháp luật có tính cách phổ biến. Vua có quyền đặt ra luật pháp (lập pháp) nhưng không được tùy tiện mà phải kịp thời và tuân theo những nguyên tắc nhất định: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho nên thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cũng theo thời mà biến”. Hàn Phi Tử cho rằng cái gọi là “Pháp” phải là bộ luật thành văn, được biên soạn, in ấn cẩn thận, do quan phủ định ra, được công bố cho tất cả mọi người đều biết. Đồng thời, pháp luật phải rành mạch thì dân chúng mới thi hành được. “Pháp” phải nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, 11 không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen để tránh mọi người lợi dụng kẽ hở của luật pháp mà làm mất đi ý nghĩa thực tế của nó. Như vậy, mọi người dân mới có cái để tuân theo, quan lại nắm giữ và thực thi pháp luật để ràng buộc dân chúng, việc giữ gìn trị an cũng sẽ dễ dàng hơn. Ông yêu cầu vua, quan phải lấy luật pháp mà dạy dân, phải truyền bá luật pháp như một phép công điều khiển hành vi của mọi người. Theo ông pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình ổng định và công bằng. Lý luận về “Thuật” của Hàn Phi Tử Cùng với “Pháp” và “Thế” thì “Thuật” cũng là một yếu tố không thể thiếu trong tư tưởng pháp trị của “Pháp gia”. Chữ "Thuật" của Hàn Phi Tử được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược điều khiển công việc và dùng người, khiến người triệt để, tận tâm thực hiện hiến lệnh của nhà vua. Chữ “Thuật” có hai nghĩa căn bản là “kỹ thuật” và “tâm thuật”. Trong đó, “kỹ thuật” là nghệ thuật điều khiển, sai khiến bề tôi; còn “tâm thuật” là cách thức nhà vua kiềm chế, giấu kín cảm xúc trong lòng không để bề tôi biết, do đó bề tôi không thể lợi dụng những sơ hở của vua để mua chuộc, lộng hành. “Thuật trị quan lại và gian tà” là cách loại trừ bọn gian thần, áp dụng vào việc trị quan chứ không trị dân. Theo ông có tám loại gian thần, tựu trung lại gồm hai hạng là: kẻ thân thích của vua và quần thần, cả hai đều đánh vào tình cảm, dục vọng và điểm yếu của vua để lung lạc, che giấu vua, để tự do hoành hành, ngăn cản, hãm hại trung thần [10]. Để ngăn chặn gian thần, ngoài việc nêu gương, răn đe để làm nghiêm pháp luật thì Hàn Phi Tử còn đề ra nhiều biện pháp khống chế như chia bọn họ ra từng loại để có cách xử lý khác nhau: “Người hiền, có thể bắt vợ con thân thích làm con tin; kẻ tham lam, cho tước lộc hậu hỹ, mua chuộc để khỏi làm phản; kẻ gian tà, phải làm cho khốn khổ bằng cách trừng phạt. Theo ông, với kẻ xấu, nếu không cải hóa được thì phải trừ khử. Muốn trừ họ mà không 12 làm thương tổn đến danh tiếng của vua hãy nên đầu độc họ hoặc dùng kẻ thù của họ để giết, nhưng tốt nhất là không dùng những kẻ không nên dùng, để khỏi phải đề phòng”. “Thuật” còn thể hiện trong “thuật dùng người”. Quy tắc cơ bản của thuật dùng người theo Pháp gia là thuyết “Hình danh”. Theo thuyết này, muốn đánh giá con người phải xét cái sự thực đã làm (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. “Dùng quy tắc hình danh mà thu phục bề tôi thì không được nghe lời giới thiệu của người khác, mà phải đích thân xem xét người cần dùng có xứng đáng không vì người giới thiệu có thể vì tình riêng, tư lợi, muốn kéo bè đảng mà đề cử hạng bất tài vô đức. Trong đời, kẻ có tài chưa nhất định đã có đức, kẻ có đức chưa nhất định có tài, cho nên việc bổ nhiệm người nếu không có thuật thì sẽ bại”. Ông nhấn mạnh việc dùng người là hết sức quan trọng. “Khi bề tôi nói thì vua phải trầm mặc, lầm lì không khen không chê, không để lộ ý nghĩ và tình cảm của mình; Phải bắt bề tôi nói, không được làm thinh, mà nói thì phải có đầu có đuôi có bằng cớ; Lời nói của bề tôi không được trước mâu thuẫn với sau; Bề tôi phải đưa ra ý kiến rõ rệt, không được mập mờ, ba phải để trốn tránh trách nhiệm; Quan trọng nhất lời nói phải thiết thực, có công dụng, không phải là hư ngôn. Khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi và để xem lời nói của họ có giá trị không. Kiểm tra việc đã qua để biết lời nói có đúng không; để bề tôi ở gần mình để biết nội tình của họ; dùng những điều mình biết rồi để tra hỏi những điều chưa biết; nói những điều trái ngược để biết ý tứ kẻ dưới .Giao chức cho họ làm việc rồi mới biết thực hay hay dở. Khi giao chức phải nhớ quy tắc: Mới đầu giao một việc nhỏ rồi tăng dần; Không cho kiêm nhiệm; Đã giao trách nhiệm cho một người thì đừng dùng kẻ khác để nhòm ngó kẻ đó.” Tóm lại, để trị nước hiệu quả nhà vua cần phải dùng “Thuật trị nước”, phải biết cả “kỹ thuật” và “tâm thuật” 13 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ 2.1. Đánh giá chung Có thể nói “Pháp gia” ra đời là một sản phẩm tất yếu của lịch sử khi Trung Quốc đang biến động về kinh tế, chính trị và xã hội. Tư tưởng pháp trị đề cao pháp luật, sử dụng các biện pháp cứng rắn với các hình phạt; đề cao: “luật, hình, lệnh, chính”; thống nhất “Thế”, “Thuật”, “Pháp” thành pháp trị. Bằng con mắt tinh đời, Hàn Phi Tử nhìn nhận sự vật, sự việc một cách thẳng thắn, khách quan và chân thực. Với lối tư duy biện chứng, lý luận sắc bén, cách diễn đạt đầy thuyết phục, Hàn Phi đã xây dựng thành công tư tưởng “Pháp trị” vừa có tính thực tiễn cao, vừa có lôgic chặt chẽ. Ông là một người duy lý, duy lợi theo chủ nghĩa thực dụng, nhìn thế cục và con người tuy lạnh lùng, tàn nhẫn và có phần cực đoan, nhưng không bi quan. Hàn Phi Tử đã đề cao vai trò của pháp luật và coi trọng việc giáo dục, bóc trần mọi quan hệ giả tạo giữa người với người, phê phán chế độ quân chủ từ bên trong. Bên cạnh đó quan điểm của Hà Phi Tử về con người vẫn còn hạn chế nhất là việc ông thừa nhận mọi người đều vì lợi mà làm nên, con người không có nhiều lý tưởng cao đẹp để phấn đấu và hy sinh, con người luôn ở địa vị thấp hèn và bị phụ thuộc. Đó chính là sự mâu thuẫn trong thuyết của Hàn Phi. Tuy nhiên, Hàn Phi Tử vẫn khẳng định được vị trí và giá trị tư tưởng của mình, in dấu ấn vào lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói riêng và lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung. 2.2. Những ưu điểm - Học thuyết mang nhiều tính triết lý chính trị thực tiễn cao vừa có logic vừa chặt chẽ và sắc bén đã làm thay đổi thời thế lúc bấy giờ “ khi thời đại thay đổi, những đường lối cũng phải thay đổi”. 14 - Quyền lực của nhà nước tập trung vào tay một người đó là vua để bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán. - Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo. Mục đích chính của quyền lực là để giúp cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện để quản lý đất nước. - Yêu cầu thực thi pháp luật nghiêm minh: mọi người phải tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật, không có ngoại lệ trong xét xử, thưởng phải “tín” phạt phải “tất”. Chứng minh được hiệu lực tối ưu của pháp luật. - Khi xảy ra mâu thuẫn nội bộ, pháp luật sẽ là công cụ tiết chế các mối quan hệ, không gây ra tình trạng hỗn loạn. - Có nhiều điểm tiến bộ về mặt xã hội, khuyến khích và trọng dụng nhân tài. 2.3. Những hạn chế - Quan điểm về con người quá cực đoan, độc đoán. Coi thường người dân, tuyệt đối hóa kẻ thống trị. Con người đều vì lợi mà làm nên, con người không có nhiều lý tưởng cao đẹp để phấn đấu và hy sinh, con người luôn ở địa vị thấp hèn và bị phụ thuộc. - Chính sách theo xu hướng chuyên chế, độc tôn không quan tâm đến nhân nghĩa, tài đức. - Tập trung quyền lực vào một cá nhân, có thể gây ra sự ức chế tâm lý cho người làm chủ. - Chỉ nhìn thấy khía cạnh vu lợi, mà không thấy được lý tưởng cao đẹp. - Quá đề cao pháp luật lạm dụng uy quyền và bạo lực cực đoan. 2.4. Định hướng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý ngày nay Trong xã hội, tư tưởng của Hàn Phi Tử được áp dụng trong các bộ luật, các thể chế để nhằm trấn áp những kẻ chống đối, những người thi hành trái với những gì nhà nước quy định. Pháp luật là một yếu tố vô cùng quan trọng, là công cụ không thể thiếu, đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một 15 công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp lên những giá trị mới. Ngoài ra còn góp phần tạo dựng những quan hệ mới. Nên nếu thiếu đi pháp luật đất nước sẽ không có trật tự, không có kỷ cương, không có văn minh thậm chí còn không có cả ý thức đạo đức.Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Ví dụ: Nước Việt Nam ta đã áp dụng tư tưởng pháp trị của “Pháp gia” vào việc xậy dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa Việt trên cả ba mặt trận là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay, học thuyết “Pháp trị” cũng được áp dụng nhiều trong hoạt động quản lý. Đưa ra các quy định chung trong công việc đối với các nhân viên. Áp dụng “Thuật” trong phương thức quản lý tổ chức, người quản lý phải là người có trí tuệ cao, có năng lực để đạt được mục tiêu đề ra. Phải đặt lợi ích của nhân viên, lợi ích chung của tập thể lên hàng đầu, luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên đồng thời phải phân biệt được cái đúng và cái sai. Công bằng việc thưởng phạt trong công việc và chết độ đãi ngộ hiền tài. Ngoài ra nhà quản lý cần phải biết cách tìm kiếm cơ hội mới và phải thực hiện cơ hội đó, biết sáng tạo tìm ra giải pháp của vấn đề, chủ động giải quyết công việc để hoàn thành mục tiêu đề ra. Tận dụng tối ưu quyền lực của người lãnh đạo, luôn đề cao người có năng lực. 16 KẾT LUẬN Có thể nói Pháp gia là một trường phái triết học, một tư tưởng lớn góp phần giải đáp được những yêu cầu lịch sử xã hội Trung Quốc đương thời: Dùng pháp luật để cai trị, làm tiêu chuẩn để điều khiển hành vi, đạo đức của con người. Pháp gia là công cụ quan trọng cho sự phát triển của đời sống xã hội và củng cố chế độ chuyên chế ở Trung Quốc thời Chiến quốc. Đường lối pháp trị của Pháp gia, mặc dù còn có những hạn chế trong lịch sử nhưng vẫn có những giá trị có ý nghĩ quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù ra đời cách đây hơn 2200 năm, nhưng tư tưởng pháp trị của Pháp gia vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa lịch sử của nó và được vận dụng rất nhiều vào thời đại nay. 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.8. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội. [2]. https://dinhnghia.com.vn/khai-niem-tu-tuong-la-gi-tu-tuong-ho-chi-minh la-gi-y-nghia-tu-tuong/. [3]. Triết học Trung Quốc. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc: https://wiki.edu.vn/wiki/index.php?title=Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8D c_Trung_Qu%E1%BB%91c. [4]. Tư tưởng Hàn Phi: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Phi. [5]. Châu Khê, Khoa học và Tổ quốc Tháng 10/2011. Xem “Luận về bản tính thiện, ác – Học thuyết của Sigmund Freud”, hoặc trên mạng: http://vietsciences.free.fr , http://viethungpham.wordpress.com/. [6]. Phan Ngọc (dịch). Hàn Phi Tử. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001 tr.327. [7]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.45. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội. [8]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.45. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội [9]. PGS.TS. Đặng Thị Lan, ThS Trần Thị Nhung, “ Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay”, tr.195: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/95530/1/KY-04.pdf. [10]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.43. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội. Nguyễn Hiến Lê. Sách Hàn Phi Tử – Học Thuyết Pháp Trị của trường phái Pháp Gia: https://nguyenhienle.com.vn/sach-han-phi-tu-hoc-thuyet-phap-tri cua-truong-phai-phap-gia.html 18

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Lịch sử tư tưởng quản lý Mã phách:………

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA

TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ 1

1.1.Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý 1

1.1.1 Khái niệm quản lý 1

1.1.2 Khái niệm tư tưởng quản lý 2

1.2 Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời kỳ Cổ-Trung Đại……… 3

1.3.Tư tưởng quản lý của trường phái Pháp trị 4

1.3.1.Vài nét về tác giả Hàn Phi Tử 4

1.3.2 Các tác giả trong cùng trường phái 5

1.3.3 Nội dung tư tưởng của Hàn Phi tử (phái Pháp trị) 5

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ 14

Trang 3

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ

1.1 Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý

1.1.1.Khái niệm quản lý Quản lý là một hoạt động đa dạng cho nên rất có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về khái niệm quản lý:

Theo Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”

Theo Robert Kreitner: “Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn”

Còn trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm rằng : “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý khi là động từ mang ý nghĩa: “quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; “lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định

Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”

Về bản chất, có thể hiểu quản lý là quá trình làm việc với hoặc thông qua

những người khác nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả nhất [1]

Trang 4

2 Qua các quan điểm trên có thể hiểu chung quản lý là: “Quản lý là quá trình điều hành, điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay các hoạt động một cách phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định của tổ chức đề ra”

Như vậy quản lý là hiện tượng tồn tại ở mọi chế độ xã hội Bất kỳ hoạt động, tổ chức nào cũng cần phải có quản lý để tồn tại, phát triển và để đạt được mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường Quản lý tốt thì xã hội phát triển tốt, ngược lại nếu quản lý không tốt, buông lỏng mọi thứ thì kết quả sẽ không đạt được như ý muốn và làm chậm quá trình phát triển

1.1.2.Khái niệm tư tưởng quản lý Từ xa xưa khi xã hội loài người xuất hiện, con người biết lao động theo từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động nên các tư tưởng quản lý và trường phái quản lý được hình thành

Theo một số tài liệu ghi nhận tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là những biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng, bao gồm những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học Các khái niệm mang tính nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực [2]

Tư tưởng quản lý là những quan điểm về quản lý, nhưng chưa đầy đủ, tồn tại một cách rời rạc, phản ánh thực tiễn quản lý ở một giai đoạn xã hội nhất định trong lịch sử Tư tưởng quản lý được hình thành như là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền thế giới quan và phương pháp luận nhất quán đại diện cho một ý chí, một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn Để xuất hiện các tư tưởng quản lý thì cần phải có sự phân công lao động trí óc, lao động chân tay và hợp

Trang 5

3 tác lao động Đó cũng chính là các yếu tố khách quan cho sự ra đời và phát triển của xã hội loài người

1.2 Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời kỳ Cổ-Trung Đại

Từ thế kỉ VIII-III TCN1 xã hội nhà Chu bước vào thời kì biến động lớn toàn diện kéo dài Giai đoạn lịch sử này gọi là thời kỳ Đông Chu (thường được gọi là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc) đây là thời kỳ bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc Thời Xuân Thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, cũng là thời của Lão Tử, Khổng Tử Còn thời Chiến Quốc (403-221 TCN) là thời của Hàn Phi Tử

Về kinh tế: Nền sản xuất xã hội chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc nhiều vào làm thuỷ lợi Đây là thời kỳ công cụ bằng sắt ra đời thay thế công cụ bằng đồng, bằng đá vì vậy kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ Bước đầu hình thành và phát triển thương nghiệp, những đô thị xuất hiện dẫn đến sự ra đời của tầng lớp quý tộc

Về chính trị: Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến, đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai

Về xã hội: Xã hội lúc này rơi vào tình trạng hết sức đảo lộn Quan hệ sản xuất thời kỳ này mang nặng tính nô lệ gia trưởng Đất đai thuộc về tầng lớp

1 TCN: Trước Công Nguyên

Trang 6

4 địa chủ,chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản, xuất hiện nảy sinh mẫu thuẫn xã hội: mâu thuẫn giữa địa chủ mới lên với giai cấp quý tộc cũ, mẫu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ quý tộc nhà Chu và mâu thuẫn cục bộ trong nội bộ tầng lớp quý tộc nhà Chu đang bị phân hóa

Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng) [3] Chính vào thời kỳ ấy đã xuất hiện các nhà tư tưởng lớn và hình thành lên các nhà triết học để đưa ra các giải pháp

1.3 Tư tưởng quản lý của trường phái Pháp trị

1.3.1 Vài nét về tác giả Hàn Phi Tử Hàn Phi Tử hay còn gọi là Hàn Phi (280 TCN- 233 TCN), sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa Hàn Phi Tử là người nước Hàn và là học giả nổi tiếng cuối thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc Ông xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc, là công tử của vua công nước Hàn, nhưng ông chỉ là con thứ của vua nên không phải là người kế vị ngôi vua Theo nhiều tư liệu thì Hàn Phi Tử có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách Ông là người tài cao, học rộng, tiếp thu và thông thạo những tư tưởng quốc trị của các bậc tiền bối đi trước( Nho gia, Đạo gia, Mạc gia…) nhưng lại tâm đắc với học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về pháp trị Tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng ông có tinh thần yêu nước, tiến bộ, trọng kẻ sĩ, trọng người giỏi pháp thuật, chê bọn quý tộc, cổ hủ, vô dụng Theo ông, muốn cho nước Hàn mạnh (một nước nhỏ, yếu nằm sát nước Tần, luôn bị nhòm ngó) thì phải dùng “Thuật” và “Pháp” cải tổ lại nội chính để tạo ra nội lực mạnh, đừng trông cậy vào ngoại giao của bọn du thuyết Trong thời thế loạn lạc, nước Hàn suy yếu, Hàn Phi Tử đã nhiều lần dâng thư lên vua nhưng đều bị khước từ Sau này khi Tần đánh Hàn, ông bị phái đi sứ nước

Trang 7

5 Tần Tại đây, những tư tưởng pháp trị của ông rất được Tần Thủy Hoàng thích Sau này, do sự đố kị của bạn cũ là Lý Tư, ông đã bị bức tử trong ngục Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng áp dụng đạo pháp trị của ông một cách triệt để Hàn Phi Tử được coi là đại diện xuất sắc nhất của trường phái Pháp gia, là người chủ trương dùng pháp chế để cai trị Đất nước

1.3.2.Các tác giả trong cùng trường phái Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là người nước Tề Vốn xuất thân giới bình dân nhưng có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước Ông đề cao “luật”, “lệnh”, “hình”, “chính”

Thân Bất Hại (385-337 TCN) là người nước Trịnh với xu hướng trọng “Thuật”, ông cho rằng không nên tập trung quá mức vào pháp luật và quyền thế mà phải dùng các thủ thuật, mánh khóe để cai trị đất nước

Thận Đáo (370-290 TCN) là người nước Triệu với xu hướng trọng “Thế”, ông cho rằng người quản lý phải sử dụng quyền thế, quyền lực của mình thì mới quản lý được thiên hạ Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền

Thương Ưởng (390-338 TCN) với xu hướng trọng “Pháp”, ông cho rằng muốn giữ ổn định cho quốc gia phải dùng pháp luật Nhưng pháp luật đó phải được công bố một cách rộng rãi và công khai để cho mọi người dân thi hành một cách nghiêm túc

Hàn Phi Tử là người hợp nhất được cả 03 xu hướng trọng “Thế”, “Thuật”, “Pháp” nâng tầm tư tưởng Pháp trị

1.3.3 Nội dung tư tưởng của Hàn Phi tử (phái Pháp trị) Hiện thực xã hội thay đổi, khủng hoảng về chính trị, xã hội và đạo đức Nên đặt ra yêu cầu cho lí luận giải đáp để vãn hổi trật tự Tuy nhiên các học

Trang 8

6 thuyết chính trị đương thời trước đó là học thuyết “Đức trị” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia lại bất lực, không đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết “Pháp trị” xuất hiện lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử

Hàn Phi Tử người sáng lập ra thuyết “Pháp trị” đã phê phán gay gắt xã hội đương thời và đưa ra cách giải quyết thiết thực hơn Ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hóa và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng

Cho nên không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó Hàn Phi Tử đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ Hàn Phi

Tử cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật

không hùa theo người sang Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu" [4]

a Quan niệm về con người Trong khi Khổng Tử quan niệm rằng “bản tính của con người là thiện, sống gần nhau, muốn giúp đỡ lẫn nhau” (Tính tương cận, tập tương viễn) thì Tuân Tử, một học trò của Khổng Tử lại viết rằng “nhân chi sơ, tính bản ác” (nhân chi tính ác), ông cho rằng bản chất con người là “ác” Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử cũng cho rằng con người có “tính bản ác”, đồng thời còn bổ sung và phát triển thêm nhiều nội dung mới Tuân Tử nhìn thiện ác trong bình diện của chính trị, đối với ông cái gì đi ngược với đạo đức luân lý của xã hội, đi ngược lại với thái bình thịnh trị là “ác” Vì vậy Tuân Tử nói đến tính “ác” để khuyên nhà cầm quyền dùng đức trị, uốn nắn lại tính cho dân Còn

Trang 9

7 Hàn Phi Tử chủ trương dùng hình phạt để ngăn ngừa những hành động của dân có hại cho nước Theo Hàn Phi Tử, chỉ có một số rất ít thánh nhân có tính bản thiện, còn đại đa số vốn có tính ác: “tranh nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa.”

Nếu bức tranh của Tuân tử về con người chứa đầy những mảng xám thì thực tiễn đen tối thời cuối Chiến quốc làm cho bức tranh của Hàn Phi trở

thành một mầu đen tuyệt đối.[5] “Bất chấp quan hệ máu mủ ruột thịt, có

những cha mẹ đẻ ra con trai thì ăn mừng trong khi đẻ ra con gái thì đem giết bỏ Cả hai hành động đều xuất phát từ cùng một cha mẹ, nhưng đối xử phân biệt hết sức tàn nhẫn, chỉ vì cân nhắc và tính toán mối lợi của gia đình trong tương lai lâu dài” “Một đứa con bị cha mẹ đối xử không tốt, nó sẽ lớn lên với nỗi oán hận cha mẹ Lúc trưởng thành, nó không phụng dưỡng cha mẹ cho tử tế, cha mẹ lại oán giận nó Do đó, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, vốn là quan hệ thân thiết nhất trong tất cả các quan hệ, vẫn gây ra những oán thoán thù hận, tất cả đều do lợi ích của mỗi người không được đáp ứng như người đó mong muốn” “Thợ xe ngựa làm ra xe ngựa, nên mong có nhiều người giầu; thợ áo quan làm ra áo quan, nên mong có nhiều người chết Không phải thợ xe ngựa có lòng tốt, ấy chỉ vì được lợi khi có nhiều người giầu; cũng chẳng phải thợ áo quan ghét bỏ mọi người, ấy chỉ vì được lợi khi có nhiều người chết Tất cả đều do vụ lợi mà ra” “Thầy thuốc rút máu độc ra khỏi vết thương của bệnh nhân, không phải vì ông ấy là cha đẻ của bệnh nhân, mà chỉ vì nhận được lệ phí do bệnh nhân chi trả” Hiện thực phũ phàng ấy làm cho

Hàn Phi hoàn toàn mất niềm tin vào khả năng giáo hoá con người bằng lễ nghĩa, đạo lý, và do đó hối thúc ông đi tới chỗ cho rằng chỉ có thể cai trị con người bằng sức mạnh trừng trị của pháp luật

Trang 10

8 Cho nên, với Hàn Phi, các quan hệ giữa con người với con người đều bị quyết định bởi cái lợi ích cá nhân, lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại đến thân ở đâu thì người ta theo đó mà tránh, mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối

Theo ông, quyền lực suy cho cùng cũng chỉ vì quyền lợi vật chất: “Các

vua thời cổ nhường ngôi thiên tử cũng chỉ là từ bỏ cuộc sống của một người giữ cổng, từ bỏ cuộc đời lao khổ của một tên nô lệ, có gì đáng khen đâu Một viên huyện lệnh ngày nay khi chết rồi mà con cháu mấy đời sau còn được ung dung ngựa xe, vì vậy mà người ta quý chức huyện lệnh Thời xưa nhường ngôi thiên tử thật dễ nay từ chức huyện lệnh thật khó là do cái lợi hậu, bạc khác nhau Cổ nhân khinh tài vật, không phải vì có lòng nhân, mà vì tài vật nhiều, ngày nay người ta tranh đoạt nhau không phải là ty tiện mà vì tài vật ít Ngày xưa người ta coi thường và từ bỏ ngôi thiên tử không phải là cao thượng mà vì quyền thế ít, ngày nay người ta coi trọng, tranh nhau quan chức không phải là đê tiện mà vì quyền thế nhiều”

Với những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc và những lời phê phán chế độ quân chủ một cách sắc bén đã cho thấy Hàn Phi Tử là một người duy lý, duy lợi, theo chủ nghĩa thực dụng Nhưng ông lại là một người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, một người có trí tuệ sâu sắc

b Về sự phù hợp của lý luận và thời thế Tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử đối lập với tư tưởng Nho gia bởi vì ông có một quan niệm hết sức sâu sắc về thực tiễn Khác với Khổng Tử và Mạnh Tử mượn đời xưa để phê phán đời nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi Tử cho rằng, mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi lý luận phải đều được bắt nguồn từ chính thực tiễn của đất nước Các nhà Nho trên mây trên gió bàn việc chính sự chẳng qua chỉ như trẻ con nghịch đất,

không thể đem lại hiệu quả thực tế: “Trẻ con đùa nghịch với nhau lấy đất làm

Ngày đăng: 15/09/2024, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.8. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng quản lý
[3]. Triết học Trung Quốc. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc: https://wiki.edu.vn/wiki/index.php?title=Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc_Trung_Qu%E1%BB%91c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Trung Quốc
[4]. Tư tưởng Hàn Phi: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0n_Phi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hàn Phi
[5]. Châu Khê, Khoa học và Tổ quốc Tháng 10/2011. Xem “Luận về bản tính thiện, ác – Học thuyết của Sigmund Freud”, hoặc trên mạng:http://vietsciences.free.fr , http://viethungpham.wordpress.com/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận về bản tính thiện, ác – Học thuyết của Sigmund Freud
[6]. Phan Ngọc (dịch). Hàn Phi Tử. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2001 tr.327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Phi Tử
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
[7]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.45. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng quản lý
[8]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.45. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng quản lý
[9]. PGS.TS. Đặng Thị Lan, ThS Trần Thị Nhung, “ Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay”, tr.195:https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/95530/1/KY-04.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay”
[10]. PGS.TS. Trần Đình Thảo (Chủ biên), 2019, Tập bài giảng: Lịch sử tư tưởng quản lý, tr.43. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.Nguyễn Hiến Lê. Sách Hàn Phi Tử – Học Thuyết Pháp Trị của trường phái Pháp Gia: https://nguyenhienle.com.vn/sach-han-phi-tu-hoc-thuyet-phap-tri-cua-truong-phai-phap-gia.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng quản lý", tr.43. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội. Nguyễn Hiến Lê. "Sách Hàn Phi Tử – Học Thuyết Pháp Trị của trường phái Pháp Gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w