1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng công chức cấp xã trên Địa bàn huyện thới bình tỉnh cà mau

116 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Tác giả Lê Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Cà Mau
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn thạc sỹ
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 786 KB

Cấu trúc

  • 1.2. Chất lượng công chức cấp xã (17)
  • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã (29)
  • 1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã (34)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA (40)
    • 2.2. Tình hình công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình (43)
    • 2.3. Phân tích chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình trong giai đoạn hiện nay (46)
    • 2.4. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng công chức xã trên địa bàn huyện Thới Bình (64)
  • Chương 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO (75)
    • 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (82)
  • KẾT LUẬN (99)
    • I. Thông tin cá nhân (106)
    • II. Khảo sát ý kiến (106)
    • I: Thông tin chung (111)
    • I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DÀNH CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ (113)
    • Trong 5 năm gần đây đồng chí đã bị kỷ luật từ khiển trách trở lên không? (114)
      • II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP XÃ (114)
      • III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT DÀNH CHO NGƯỜI DÂN - Số cán bộ lãnh đạo quản lý khảo sát: 60 người (115)

Nội dung

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.

Chất lượng công chức cấp xã

Tùy theo góc độ tiếp cận mà từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau như:

Từ góc độ nhà sản xuất có thể xem “chất lượng” là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự án) so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt; theo quan điểm của người tiêu dùng, “chất lượng” là tổng thể các đặc tính của một thực thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay “chất lượng “là giá trị mà khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Theo một cách hiểu khác thì “chất lượng” là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với sự vật khác hay “chất lượng” là đặc tính khách quan của sự vật, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính; nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Ở Việt Nam hiện nay, theo từ điển tiếng Việt thì chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc” [39, tr 44]

Rõ ràng “chất lượng” là một khái niệm khó định nghĩa, mang tính chất định tính hơn là định lượng và chúng ta không thể cân đo đong đếm được.

Song, qua các phân tích ở trên chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất “chất lượng” là cái tạo nên bản chất sự vật, là thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của mỗi con người hay sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật này khác so với sự vật kia

1.2.2 Khái niệm chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng công chức là khả năng giải quyết các vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực, khả năng thỏa mãn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cung ứng các dịch vụ hành chính; được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của công chức là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức… của công chức theo những tiêu chí nhất định Để đánh giá chất lượng công chức phải dựa trên sự tổng hợp những yếu tố như: trí tuệ khoa học,chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực, sự gắn bó với tập thể, với cộng đồng và khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu chất lượng đối với cán bộ, công chức ngày càng cao, đòi hỏi công chức không những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn quy định mà còn phải phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trên các mặt, nêu cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tinh thần kỷ luật cao, có tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gắn bó với tập thể, với cộng đồng, có kỹ năng tốt trong việc kết hợp tri thức khoa học, kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn một cách nhạy bén, linh hoạt; luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu, chất lượng công chức cấp xã là sự thể hiện thông qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; thái độ, tinh thần phục vụ Nhân dân; chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công cũng như sự tín nhiệm, hài lòng của người dân đối với công chức trong quá trình thực thi công vụ.

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã

Tiêu chí để đánh giá chất lượng công chức khá đa dạng: Có thể là đánh giá dựa trên tỷ lệ giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng quy định về thời gian, quy trình, thủ tục; có thể là sự đo lường về mức độ thỏa mãn của người dân khi hưởng thụ dịch vụ hành chính liên quan đến các yếu tố như: sự hài lòng về thái độ phục vụ, sự hài lòng về thời gian giải quyết công việc của người dân… Song, để đánh giá chung nhất về chất lượng công chức cấp xã chủ yếu tập trung vào các tiêu chí sau: tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu chí về trình độ; tiêu chí về kỹ năng giải quyết công việc; tiêu chí về kết quả thực thi công vụ; tiêu chí về uy tín trong công tác và sự tín nhiệm, hài lòng của người dân trong giải quyết công việc.

1.2.3.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của công chức và hiệu quả tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là nền tảng của người cách mạng, của cán bộ, đảng viên, cũng như gốc của cây, nguồn của sông Theo Người, cán bộ, đảng viên phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân; ngược lại nếu cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng sẽ lôi cuốn, tập hợp được lực lượng

- Về phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị của công chức là tổng hợp các đặc tính cá nhân của công chức về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị Cụ thể:

+ Nhận thức chính trị của công chức là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vai trò, nhiệm vụ của công chức, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng của người công chức.

+ Thái độ chính trị của công chức là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói,việc làm của người công chức xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành động của công chức, bao gồm lòng trung thành, tính vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị Công chức phải là người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thái độ chính trị của công chức đúng hay không đúng; kiên quyết, dứt khoát hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc hay không nghiêm túc… có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của công chức.

+ Hành vi chính trị của công chức là hành động mang tính chính trị, như tiên phong, gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Phẩm chất đạo đức của công chức bao gồm các yếu tố: ý thức đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức.

+ Ý thức đạo đức của người công chức là quan niệm, sự hiểu biết về đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã

1.3.1 Các yếu tố chủ quan - Tinh thần trách nhiệm trong công tác là sự nhận thức, thái độ của công chức đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nghĩa là việc công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm là luôn luôn tìm cách để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình một cách vô tư, trong sáng, không vụ lợi Người công chức có tinh thần trách nhiệm là người luôn nhận thức rõ và tìm cách thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng, vì cuộc sống hạnh phúc của Nhân dân mà trước hết phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức phân công, thể hiện tốt chức trách của mình với bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, cơ quan, đoàn thể Có thể nói, tinh thần trách nhiệm của công chức chính là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, năng lực của công chức Một nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hay không ngoài dựa vào kết quả công vụ thì còn dựa vào trách nhiệm công vụ, hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau.

- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức, là việc công chức phải thực hiện trong khi thi hành công vụ đó là: chấp hành nghiêm sự phân công của lãnh đạo và các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; đảm bảo thời gian làm việc theo quy định, không đi muộn về sớm, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc; không uống rượu bia trước, trong giờ làm việc Trong giai đoạn hiện nay, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công chức trong hoạt động thực thi công vụ.

- Đặc điểm tâm lý cá nhân, là hiện tượng tinh thần, đời sống nội tâm của con người, là những gì con người suy nghĩ, hành động, cảm nhận hàng ngày Mỗi người có cấu trúc hệ thần kinh và cơ thể khác nhau; tuổi tác khác nhau; giới tính khác nhau; nghề nghiệp khác nhau; địa vị xã hội khác nhau; điều kiện sống khác nhau nên sẽ có tâm lý khác nhau Tâm lý có thể giúp con người tăng thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn để đi đến thành công, cũng có thể khiến con người trở nên yếu ớt, bạc nhược và thất bại.

1.3.2 Các yếu tố khách quan - Công tác tuyển dụng: Đối với nền hành chính nhà nước, tuyển dụng công chức là một khâu quan trọng có tính chất quyết định chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ Thực hiện tốt công tác tuyển dụng sẽ giúp lựa chọn được những người thật sự ưu tú, có tài năng, phẩm chất, góp phần xây dựng một đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước Để đảm bảo tuyển được đội ngũ công chức chất lượng cao, hoạt động này phải tuân thủ các quy định chặt chẽ về nguyên tắc, điều kiện, quy trình tuyển dụng Theo đó, tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và thông qua thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh Hình thức thi, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ, kinh nghiệm và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

- Công tác bố trí, sử dụng công chức đúng chỗ, đúng lúc, đúng năng lực, sở trường là rất quan trọng Bởi nếu bố trí, sử dụng công chức đúng người, đúng việc sẽ tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt năng lực, động viên công chức cống hiến sức lực, tài trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Bố trí, sử dụng công chức không đúng, không chính xác có thể làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân, thậm chí gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc hoặc làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể Để thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng công chức, trước hết phải dựa trên quy hoạch và tiêu chuẩn của công chức, từ đó có sự bố trí, sử dụng đúng chỗ, đúng sở trường, vừa tầm, không quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của công chức; đồng thời, việc bố trí, sử dụng công chức phải bảo đảm đúng nguyên tắc, minh bạch, công khai, công tâm, khách quan; phải tuân theo một quy trình khoa học, thống nhất giữa các khâu từ phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến đề bạt, bố trí và sử dụng cán bộ; phải xây dựng thành một tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phải đáp ứng được yêu cầu công việc được giao

Vì vậy, công tác bố trí, sử dụng công chức là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với chất lượng của công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng, thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng công chức là điều kiện để công chức phát huy năng lực, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tiêu chuẩn hóa năng lực cho đội ngũ công chức; đây là nhân tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức cấp xã, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác cải cách hành chính Đào tạo, bồi dưỡng công chức góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân, tổ chức ngày càng tốt hơn Thông qua đó, giúp công chức nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh đang đảm nhiệm

Công chức phải được trang bị cả kiến thức lý thuyết và kiến thức thực tiễn; không chỉ là kiến thức hành chính mà cả những kiến thức của các lĩnh vực có liên quan; không chỉ giới hạn ở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị mà cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao kỹ năng của công chức trong thực hiện nhiệm vụ Do đó, nếu công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được thực hiện nghiêm túc, đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ giúp công chức trau dồi được nghiệp vụ và cập nhật tri thức, phát huy được hiệu quả công việc và nâng cao chất lượng công chức

- Khen thưởng và kỷ luật: Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công lao, sự đóng góp và khuyến khích, động viên những công chức đã có thành tích xuất sắc trong quá trình thực thi công vụ Khen thưởng giúp tạo động lực làm việc cho công chức, khích lệ nâng cao tinh thần cố gắng của công chức trong thời gian tiếp theo Tuy nhiên, nếu khen thưởng không công bằng sẽ dễ gây nên sự bất hòa, tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh và đặc biệt là gây ra “bệnh thành tích” trong cơ quan, đơn vị

Kỷ luật là việc kiểm điểm, xử lý và trừng phạt đối với công chức có hành vi không tuân theo hoặc vi phạm quy định của pháp luật, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị Kỷ luật giúp nâng cao ý thức trong quá trình thực thi công vụ của công chức Tuy nhiên, nếu kỷ luật không công bằng sẽ làm triệt tiêu động lực làm việc của công chức, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức

- Chính sách và chế độ đãi ngộ, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức Nếu có chính sách và chế độ đãi ngộ tương xứng sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của công chức; đồng thời, góp phần chống nạn tham nhũng - vấn đề gây nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay.

Chính sách đãi ngộ đối với công chức phải thực sự xác định là động cơ trực tiếp, quan trọng nhất để thu hút và giữ chân công chức Thực tế, rất nhiều trường hợp công chức bỏ cơ quan nhà nước để ra làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước trong thời gian gần đây là một minh chứng khẳng định chính sách và chế độ đãi ngộ đối với công chức vẫn còn bất hợp lý Vì vậy, các cơ quan chức năng phải tập trung thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ đối với công chức một cách toàn diện, nhất là đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần như: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ban ngành và Nhà nước trao tặng.

- Về thanh tra, kiểm tra công chức nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức; kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, hạn chế, thiếu sót và phát huy những mặt tích cực trong quá trình thực thi công vụ của công chức Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu tập trung về trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc giao tiếp ứng xử nơi công sở, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của công chức Thực tiễn thời gian qua cho thấy, vẫn còn nhiều công chức giải quyết nhiệm vụ được giao chậm thời gian; công tác tiếp dân và tuyên truyền pháp luật hiệu quả còn hạn chế dẫn đến công dân khiếu nại, tố cáo đối với công chức… Để khắc phục tình trạng trên, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công chức nói chung.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là những điều kiện thiết yếu hỗ trợ phục vụ đắc lực cho công chức trong quá trình thực thi công vụ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức, trong đó yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc có vai trò hết sức quan trọng Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc thiếu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể đáp ứng yêu cầu công việc dẫn đến hiệu suất công việc sẽ đạt thấp Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng công chức đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính và xu thế hội nhập hiện nay.

Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã

1.4.1 Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công chức cấp xã

Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện quyền quản lý nhà nước ở địa phương Chính quyền cơ sở ở vị trí đầu tiên, trực tiếp của mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với công dân, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của cơ quan cấp trên muốn xuống đến người dân địa phương tất nhiên phải qua chính quyền cơ sở. trong đó công chức xã là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp xã.

1.4.2 Xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí quan trọng hàng đầu trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối, chính sách Do đó, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay thì giải pháp trọng tâm chính là xây dựng đội ngũ công chức có đủ vừa có tài, vừa có đức.

Thực tiễn trong những năm qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt động nâng cao chất lượng công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ công chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định; cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ Nhân dân và sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Như vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng công chức nói chung, công chức xã nói riêng trong nền công vụ là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.

1.4.3 Xuất phát từ đòi hỏi của Nhân dân về nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công

Hiện nay, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là xu thế dân chủ hóa, toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công ngày càng cao hơn Nhà nước không còn là một bộ máy quyền lực đứng trên Nhân dân và cai trị Nhân dân, mà phải có trách nhiệm phục vụ Nhân dân, thể hiện bằng các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho Nhân dân và các tổ chức

Do đó, để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công phải đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy hiện nay chất lượng cung ứng dịch vụ công có nhiều mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế; đạo đức của một bộ phận công chức trực tiếp giải quyết các dịch vụ hành chính công sa sút, biến chất; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa được siết chặt Vì vậy, để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho Nhân dân thì một trong những giải pháp then chốt đó là đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, đặc biệt là kỹ năng hành chính của công chức, trong đó có đội ngũ công chức cấp xã.

1.4.4 Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã

UBND cấp xã là cơ quan hành chính thẩm quyền chung thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó, để thực hiện những công việc thuộc nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp xã một cách thường xuyên, chuyên nghiệp cần phải có đội ngũ công chức cấp xã được đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

Thực tiễn cho thấy hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã mang tính đa dạng, phức tạp Công chức cấp xã phần lớn là người trưởng thành từ địa phương, am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống của địa phương, đồng thời là công dân; người đại diện của cộng đồng, đại diện choNhà nước cung ứng các dịch vụ hành chính công tại địa phương đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân Nơi nào có đội ngũ công chức cấp xã vững mạnh, đảm bảo chất lượng thì bộ máy chính quyền cấp đó mới hoạt động hiệu quả; đồng thời nếu bộ máy chính quyền cấp xã làm việc có hiệu quả thì đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của Nhân dân, tạo ra sự phấn khởi,tin tưởng của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước; đồng thời tạo ra sự hiểu biết,đồng thuận lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân Ngược lại, nếu chính quyền cấp xã không giải quyết một cách thấu đáo những vướng mắc của nhân dân, công chức cấp xã làm việc không tốt có thể làm bùng phát sự phản ứng tiêu cực của Nhân dân đối với chính quyền, với chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước Do đó, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở phần lớn là phụ thuộc và chính năng lực, trình độ, phẩm chất của lực lượng này hoặc có thể nói cách khác phần lớn phụ thuộc vào chất lượng công chức cấp xã.

1.4.5 Xuất phát từ thực trạng chất lượng công chức cấp xã hiện nay

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng công chức, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiện toàn đội ngũ công chức; qua đó đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong các mặt công công tác lãnh đạo, chỉ đạo góp phần bảo đảm ổn định chính trị, an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định về phẩm chất đạo đức, lối sống Một số công chức chưa tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, có công chức còn lợi dụng chức trách được giao để nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh của công chức với Nhân dân, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền địa phương

Ngoài ra, trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, đòi hỏi công chức nói chung cần phải kiến thức rộng, chuyên môn sâu, kỷ năng tốt, thành thạo về tin học, giao tiếp ngoại ngữ tốt, tuy nhiên thực trạng trình độ chuyên môn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện nay cũng còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình thực thi nhiệm vụ

Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi công vụ một số công chức còn bộ lộ những hạn chế nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao về thái độ trong công việc, khối lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao; Thái độ trong giao tiếp và kết quả xử lý yêu cầu của tổ chức, công dân chưa tạo được sự hài lòng cao… Chính vì vậy yêu cầu phải nâng cao chất lượng công chức cấp xã là rất cần thiết.

Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi họ là người giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở; là người giữ vai trò quyết định trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp uỷ cấp trên, cấp uỷ cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền xã Vì lẽ đó, yêu cầu chất lượng đối với công chức ngày càng cao, đòi hỏi người công chức không những có trình độ, phẩm chất theo tiêu chuẩn quy định mà còn phải tiên phong, gương mẫu, có tinh thần kỷ luật cao, có kỹ năng, tư duy khoa học, lý luận sắc bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Trong chương 1 này, tác giả đã luận giải khoa học những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng công chức cấp xã; khái quát về công chức cấp xã; khái niệm và các yếu tố cấu thành công chức cấp xã; Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức công chức cấp xã; Các yếu tố ảnh hưởng đến công cấp xã;

Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức cấp xã Qua đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn thị huyện Thới Bình, tỉnhCà Mau ở chương 3.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA

Tình hình công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình

Số lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình được xác định theo Theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 [23] của Chính phủ về “sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố” thì số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; trong đó, loại 1 tối đa 23 người, loại 2 tối đa

21 người, loại 3 tối đa 19 người; đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng công chức giảm 01 người

Căn cứ vào Nghị định này, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 693/QĐ-UBND, ngày 09/4/2021 về việc “giao số lượng cán bộ, công chức xã trên địa bàn huyện Thới Bình”; Theo đó xã loại 1 có 11 cán bộ,

11 công chức; xã loại 2 có 11 cán bộ, 9 công chức [44] Đồng thời UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Quyết định số 2591/

QĐ-UBND, ngày 23/11/2021 về việc “phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình”; Theo đó, có 10 xã loại 1; có 2 xã thuộc xã loại 2 Như vậy, đối chiếu với số lượng công chức theo phân loại xã thì định mức số lượng cán bộ, công chức xã là 260 người (cán bộ là 132 người; công chức là 128 người)

Theo số liệu báo cáo thống kê của phòng Nội vụ tính đến tháng 12/2021, tổng số CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình là 258/260 người gồm: cán bộ là có mặt 130/132 người (trong đó Phó Chủ tịch UBND kiêm Bí thư Đoàn TNCSHCM 2 người); công chức có mặt là 128/128 người.

Theo số liệu thống kê so sánh số lượng công chức được giao và công chức có mặt năm 2021 so với 2016 cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Thực trạng số lượng công chức

TT Tên đơn vi Phân loại xã

Số lượng biên chế được giao

Số lượng biên chế được giao

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2021

Nhìn chung về số lượng công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thới Bình ổn định, không có công chức hợp đồng Việc có sự biến động về số lượng là do thực hiện Đề án tăng cường Công an Chính quy về cấp xã nên tại UBND các xã, thị trấn không bố trí Trưởng Công an xã vào vị trí công chức so với từ năm 2019 trở về trước.

2.2.2 Về cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc

Bảng 2.2 cơ cấu độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. ĐVT: Số lượng: người; tỷ lệ: %

- Tổng số công chức là 128 người. Độ tuổi Giới tính Dân tộc

45 Nam Nữ Kinh Dân tộc thiểu số

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

- Về cơ cấu độ tuổi qua bảng 2.2 cho thấy độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong khi đó số lượng công chức chủ yếu nằm trong độ tuổi trung niên từ 30- 45 tuổi, chiếm 44,5%; độ tuổi từ 45 trở lên cũng đang chiếm tỷ lệ khá cao là 32,1% điều này tiềm ẩn nguy cơ sự mất cân bằng, hay nói cách khác là “già hóa” đội ngũ công chức

- Xét về cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức cấp xã qua bảng 2.2 cho thấy cơ cấu giới tính có sự chuyển hướng theo hướng tích cực, cơ cấu giới tính đã gần có sự cân bằng Điều này cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện trong những năm qua đã quan tâm, thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trong cơ cấu đội ngũ công chức, qua đó góp phần phát huy vai trò của mỗi giới trong nền công vụ.

- Về thành phần dân tộc, qua bảng 2.2 cho thấy số lượng công chức chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số rất ít, đến nay chỉ có 02 công chức là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 1,7 % so với tổng số công chức cấp xã Điều này cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn thị xã trong những năm qua chưa quan tâm đến việc ưu tiên tuyển dụng đối với công chức cấp xã là người đồng bào dân tộc thiểu số

Phân tích chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình trong giai đoạn hiện nay

2.3.1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức hằng năm của phòng Nội vụ, nhìn chung đa số công chức đều là đảng viên nên việc nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác ngày càng có hiệu quả và có nhiều thuận lợi

Bên cạnh đó, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với Nhân dân; tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu, giúp lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ được giao

Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) phòng chống “suy thoái về tư tưởng chính trị; suy thoái về đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về

“Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh” và Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành

Trung ương quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên… qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong việc tu dưỡng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong đội ngũ công chức.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi nêu trên vẫn còn một số công chức cấp xã chưa tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, khả năng làm việc lại hạn chế; có công chức còn lợi dụng chức trách được giao để nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh của công chức với Nhân dân, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền địa phương

2.3.2 Về trình độ của công chức - Trình độ học vấn

Bảng 2.3 Thực trạng công chức theo trình độ học vấn

TT Tên đơn vi Phân loại xã

Trình độ mặt THPT mặt THPT

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2021

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy trình độ học vấn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình đều đạt chuẩn về trình độ theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ, và được chú trọng ngay từ khi tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.4 Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2016

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

Tỷ lệ chức xã có mặt

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2016

- Bảng 2.5 Thực trạng công chức theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ năm 2021

Tổng số lượng công chức xã

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2021

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy trình độ chuyên môn của công chức được quan tâm và ngày càng nâng cao Năm 2016, có 01 công chức Thạc sĩ (ngành quản lý đất đai); có 116/139 công chức có trình độ Đại học; có 22/141 công chức trình độ cao đẳng, trung cấp Đến năm 2021, số lượng công chức có trình độ thạc sỉ nâng lên là 04 công chức, công chức có trình độ trung cấp chỉ còn 7/128 công chức Kết quả trên là do được sự quan tâm sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã trong công tác cán bộ, thường xuyên tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời, cộng với ý thức chủ động và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân công chức nên nhìn chung 100% công chức đảm trình độ chuyên môn theo quy định về trình độ Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 và Thông tư số: 06/2012/TT-BNV, 30/10/2012 của Bộ Nội vụ “hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn”

Nhưng theo Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ thì yêu cầu tiêu chuẩn trình độ chuyên môn của công chức cấp xã là tốt nghiệp Đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh công chức xã Tuy nhiên Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư 13/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành (ngày 25/12/2019) phải đáp ứng đủ theo quy định. Đối chiếu với thực trạng trình độ chuyên môn của công chức xã trên địa bàn huyện Thới Bình thì còn 07 công chức (03 cao đẳng, 04 Trung cấp) cần phải được quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức, khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Có thể nói rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức không phải là yếu tố duy nhất hay yếu tố mang tính quyết định, nhưng không phủ nhận việc có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ giúp công chức có được sự hiểu biết toàn diện và có khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, đồng thời có thể vận dụng tốt hơn trong quá trình quản lý, điều hành và làm việc trực tiếp với người dân địa phương, tạo được uy tín trong đội ngũ công chức Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay thì việc phải có đội ngũ CBCC ngang tầm cả về bản lĩnh, phẩm chất, trình độ, năng lực, kỹ năng là rất cần thiết; do đó, trong thời gian tới thực hiện quy định công chức cơ sở phải tốt nghiệp đại học là phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.

- Trình độ lý luận chính trị Nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ công chức cấp xã là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; triển khai hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Bảng 2.6 Thực trạng trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2016 ĐVT: người

TT Tên đơn vi Tổng số lượng công chức xã

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2016

- Bảng 2.7 Thực trạng trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2021 ĐVT: người

Tổng số lượng công chức xã có mặt

Sơ cấp, chưa qua đào tạo

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2021

Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về Công chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn chung của cán bộ - công chức cấp xã là: “hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.

Qua đối chiếu, so sánh số liệu bảng 2.4.1 (số liệu 2016) và bảng 2.4.2(số liệu 2021) cho thấy, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình có trình độ lý luận chính trị qua các giai đoạn đều ở mức cao, tỷ lệ công chức có trình độ cao cấp là 08 người, chiếm 6,2% (năm 2016 là 4,3%); Trung cấp lý luận chính trị là 97 người, chiếm 75,8% (năm 2016 là 70,2%); sơ cấp, chưa qua đào tạo là 23 người, chiếm 18% (năm 2016 là 19,1%) Thực trạng trên cho thấy cấp ủy đảng, chính quyền có sự quan tâm, chú trọng đến công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức cấp xã Tuy nhiên vẫn còn18% công chức cấp xã chưa được đào tạo lý luận chính trị, và số liệu này chưa có sự thay đổi nhiều trong cả giai đoạn (năm 2016 là 19,1%), trong thời gian tới cần được tiếp tục quan tâm đưa đi đào tạo nâng cao khả năng lý luận chính trị của công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

- Trình độ quản lý nhà nước

Bảng 2.8 Thực trạng trình độ quản lý nhà nước của công chức xã trên địa bàn huyện Thới Bình ĐVT: người; tỷ lệ: %

Tổng số lượng công chức xã

Chuyên viên Cán sự Chưa qua đào tạo

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2021

Trình độ quản lý nhà nước chia thành các cấp: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự Qua bảng số liệu 2.8 cho thấy số lượng công chức được bồi dưỡng quản lý Nhà nước chương trình cán sự là 15 người, chiếm 11,7%; chưa qua đào tạo 13 người, chiếm tỷ lệ 10,2% Đặc biệt đã được bồi dưỡng chương trình chuyên viên chiếm tỷ lệ khá cao 78,1%, điều này cho thấy các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở có quan tâm, coi trọng việc cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước, đã góp phần trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của công chức.

Tuy nhiên đối chiếu kết quả bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên với thực trạng trình độ chuyên môn của công chức tại bảng số 2.4 thì tổng số trên địa bàn huyện có 118 công chức có trình độ chuyên môn đại học, 01 thạc sĩ, như vậy có nghĩa là có 19 công chức đang được hưởng lương ngạch chuyên viên nhưng chưa được đưa đi bồi dưỡng quản lý nhà nước theo chương trình tương ứng, nội dung cần được quan tâm đưa đi bồi dưỡng QLNN kịp thời cho công chức có điều kiện, nhằm đảm bảo quy định của pháp luật cho từng ngạch công chức hành chính.

Bảng 2.9 Thực trạng trình độ tin học của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình ĐVT: người; tỷ lệ: %

Số lượng biên chế công chức có mặt

Có chứng chỉ Tin học

Số lượng biên chế công chức có mặt

Có chứng chỉ Tin học

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2016, 2021

Theo số liệu tổng hợp ở bảng 2.9 thì giai đoạn 5 năm từ năm 2016 đến năm 2021, số công chức có chứng chỉ tin học đạt 100% Qua đó, cho thấy công chức cấp xã đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định và yêu cầu biết sử dụng tin học được quan tâm từ tuyển dụng vì đó cũng là môn điều kiện khi tuyển dụng Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bảo của nền công nghệ số, đòi hỏi công chức phải luôn luôn tự nghiên cứu, tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin để áp dụng trong quá trình thực thi công vụ của mình.

Bảng 2.10 Thực trạng trình độ ngoại ngữ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình ĐVT: người; tỷ lệ: %

Số lượng biên chế công chức có mặt

Có chứng chỉ Tiếng Anh trình độ B

Số lượng biên chế công chức có mặt

Có chứng chỉ Tiếng Anh trình độ B

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thới Bình năm 2016, 2021

Đánh giá chung về thực trạng chất lượng công chức xã trên địa bàn huyện Thới Bình

2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 2.4.1.1 Ưu điểm

Từ thực trạng chất lượng công chức cấp xã trên địa huyện Thới Bình như trên, có thể rút ra một số ưu điểm chính sau:

Trong những năm qua nhìn chung chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình đã được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng tại địa phương.

Về cơ bản, đến nay đội ngũ công chức ngày càng được tiêu chuẩn hóa cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ và dần thực chất, chất lượng hơn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Đa số công chức được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước; phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trung thực, trong sáng, giản dị, khiêm tốn; có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tinh thần trách nhiệm với công việc; kiên quyết đấu tranh với những hành vi suy thoái về đạo đức lối sống và những biểu hiện tiêu cực khác; luôn gần gũi, gắn bó mật thiết với Nhân dân Cuối năm đa số công chức đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Kỹ năng xử lý công việc của công chức không ngừng được trau dồi,hoàn thiện; công chức có ý thức tự học tập, tự rèn luyện kỹ năng cho bản thân; qua đó, việc vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế giải quyết các công việc của công chức ngày càng chính xác, nhanh chóng, hiệu quả; các kỹ năng cơ bản như: kỷ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp cơ bản đều đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương và nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước

Qúa trình thực thi công vụ, công chức có thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, có sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao Qua đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, cơ bản công chức đều hoàn thành công việc đúng tiến độ, đạt yêu cầu đề ra. Đa số công chức đã xây dựng được uy tín trong công tác, xây dựng được lòng tin của đồng nghiệp và người dân, được Nhân dân ngày càng yêu mến và tín nhiệm từ đó dần xây dựng vững chắc hơn lòng tin của Nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng công chức trên địa bàn huyện nói chung, công chức cấp xã nói riêng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm công cuộc cải cách hành chính của huyện.

Việc tuyển dụng, sử dụng, bố trí công chức trong những năm qua cơ bản đã căn cứ vào nhu cầu thực tế công việc và tiêu chuẩn quy định; công tác đào tạo, bồi dưỡng có nhiều thay đổi tích cực, các cấp ủy, chính quyền thường xuyên tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhờ đó đa số công chức đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao

Bản thân công chức có ý thức nỗ lực phấn đấu, học tập, rèn luyện, tự vươn lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1 Tồn tại, hạn chế

Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành từ huyện đến xã đã dành nhiều sự quan tâm trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng công chức cấp xã; đồng thời, cùng với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của bản thân mỗi công chức trong quá trình thực thi công vụ Song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhất là trước yêu cầu đổi mới trong cải cách hành chính và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của công chức cấp xã hiện nay còn nhiều mặt hạn chế Một số công chức có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống; có lúc có nơi còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giải quyết công việc sai quy định, hướng dẫn, giải thích công việc cho người dân dài dòng, khó hiểu, thái độ làm việc hời hợt, thiếu nhiệt tình nhằm mục đích vụ lợi; còn có biểu hiện cục bộ, kèn cựa địa vị, ganh tị, bè phái, lợi ích nhóm, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không phối hợp với nhau dẫn đến hiệu quả công việc không cao

Theo báo cáo của phòng Nội vụ huyện đến tháng 12/2021 có 05 công chức cấp xã được xếp loại ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; 01 công chức không hoàn thành nhiệm vụ liên tục 2 năm đã giải quyết tinh giản biên chế; 01 công chức vi phạm quy định đã giải quyết cho thôi việc (công chức quân sự); 01 công chức có dấu hiệu biển thủ tiền hỗ trợ của mạnh thường quân để đóng góp vào quỹ an sinh xã hội của xã với số tiền 35 triệu đồng (công chức này nhận mà không báo cáo, đến lúc mạnh thường quân hỏi lãnh đạo UBND xã thì mới phát hiện ra công chức đó đang giữ 6 tháng mà không báo cáo lãnh đạo), đến nay đã đề nghị khắc phục và nhắc nhở trước tập thể.

Thứ hai, mặc dù đội ngũ công chức cấp xã được tuyển dụng trong những năm gần đây đã đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,hầu hết đều có bằng trung cấp, Đại học, có trình độ ngoại ngữ, tin học hơn nữa, trong quá trình công tác còn được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhưng mặt bằng tri thức của công chức còn thấp so với yêu cầu của công việc, kiến thức lý thuyết, lý luận thiếu vững chắc, sự trải nghiệm thực tiễn, vốn sống còn ít; năng lực thực thi công vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn

Thứ ba, Việc học tập lấy chứng chỉ để hợp lý hoá theo tiêu chuẩn chức danh đã làm cho đội ngũ công chức học khá nhiều nhưng kỹ năng cần thiết để thực thi công vụ còn hạn chế, chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Một số công chức chưa có thói quen xây dựng kế hoạch làm việc, tổ chức thực hiện công việc chưa khoa học, không đúng quy trình, quy định; xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ đôi lúc còn lúng túng.

Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những công việc cụ thể còn gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, vẫn còn một số công chức chuyên môn nghiệp vụ không đúng chuyên ngành nên chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực chuyên môn, thiếu năng động, chủ động giải quyết công việc.

Thứ tư, trình độ, năng lực của một số công chức cấp xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, một số một số công chức cấp xã đã qua một số lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng hiệu quả không cao, dẫn đến không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ; bên cạnh đó, động cơ, thái độ làm việc của một số công chức thiếu tích cực, thiếu chủ động; làm việc còn cầm chừng, thiếu nhiệt tình dẫn tới công việc tồn đọng, chậm tiến độ, chất lượng, hiệu quả không cao; thiếu khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo, đột phá trong cách thức giải quyết công việc.

Thứ năm, kết quả thực thi công vụ chưa cao, nhiều công chức làm việc đạt kết quả thấp Một số công chức vẫn chưa thực sự nắm vững đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, những vấn đề phát sinh trong Nhân dân để tham mưu cho chính quyền giải quyết một cách kịp thời Một số công chức còn bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, sử dụng thời gian làm việc không hiệu quả dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, làm giảm niềm tin của Nhân dân vào bộ máy quản lý của nhà nước Qua nghiên cứu báo cáo kết quả đánh giá cán bộ, công chức năm 2021 của phòng Nội vụ huyện, vẫn còn một số cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hằng năm là 252/258 người 97,7% trên tổng số cán bộ, công chức cấp xã của thị xã; tỷ lệ cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế là 5 người, chiếm 2%; tỷ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ là 02 người, chiếm 0,8%

2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là những nguyên nhân sau:

QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

3.2.1 Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của công chức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” Do đó, các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng phải thường xuyên duy trì và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với công chức; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những công chức suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống Bên cạnh đó, tự thân mỗi công chức cần phải nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống trong mọi nơi, mọi lúc, nhất là trước những cám dỗ vật chất phải tự đấu tranh với chính mình, thực hiện đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính”, không sa ngã, tích cực đấu tranh chống lại những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân Thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho công chức. Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định trong Luật cán bộ, công chức và văn hóa công vụ.

Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; định kỳ lấy ý kiến nhận xét của Nhân dân về tư cách, đạo đức của công chức Thông qua việc tăng cường giám sát của Nhân dân sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và xây dựng đội ngũ công chức có ý thức trách nhiệm tốt, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ngăn ngừa và phòng, chống có hiệu quả tệ nạn quan liêu, tham nhũng, cơ hội, thực dụng, qua đó góp phần bảo đảm cho cương lĩnh, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước được chấp hành và thực thi một cách nghiêm minh.

3.2.2 Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức

Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình trong những năm qua, nhìn chung cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tuyển chọn được một số lượng công chức đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; sau khi tuyển dụng cơ bản công chức đều đã được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại nhất định như: công tác tuyển dụng chưa chặt chẽ, khách quan; nội dung thi tuyển có lúc còn nặng về lý luận chưa chú trọng đến kỹ năng thực tiễn; việc bố trí, sử dụng công chức có lúc, có nơi chưa đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, dẫn đến chưa phát huy được hết năng lực của công chức

Có thể khẳng định, công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đúng công chức chính là khâu đầu tiên có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, đơn vị; là điều kiện để công chức cống hiến, phát huy năng lực Do đó, việc đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công chức; vậy để thực hiện tốt giải pháp này trong quá trình thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đối với công tác tuyển dụng công chức: Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về về vị trí, vai trò của công tác tuyển dụng công chức; việc tuyển dụng công chức phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc thực tế của cơ quan Để làm được điều này UBND huyện phải kết hợp đồng bộ cùng với các giải pháp khác như: xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm, hệ thống mô tả công việc phù hợp hay nói cách khác xây dựng khung năng lực chung và khung năng lực đặc thù phù hợp với vị trí công việc, đặc điểm tình hình thực tế tại địa bàn nơi công tác

Tập trung đổi mới chế độ thi tuyển công chức theo hướng “công khai, dân chủ, minh bạch”; chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức, thời gian, cách tính điểm,… đến những yêu cầu, đối tượng dự thi Hiện nay, cách ra đề thi của UBND huyện còn sử dụng cùng một nội dung thi tuyển cho nhiều đối tượng khác nhau, chỉ chú trọng việc kiểm tra trí nhớ của thí sinh mà chưa đặt ra các câu hỏi để đánh giá khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp, nhất là chưa đánh giá các kỹ năng chuyên ngành cần có đối với vị trí dự tuyển Chính vì vậy, trong thời gian tới UBND huyện nên áp dụng thêm thi tuyển thông qua hình thức phỏng vấn, bởi vì hoạt động công vụ của công chức không chỉ là hoạt động mang tính chất sự vụ, giấy tờ mà còn bao gồm nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng xử lý vấn đề Tuyển dụng thông qua hình thức phỏng vấn sẽ giúp phát hiện những điểm riêng của từng ứng viên trước cùng một yêu cầu công việc, nhận biết, lựa chọn được ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng trong quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất cho vị trí việc làm cần tuyển dụng Ngoài ra, UBND huyện cần linh hoạt, có chính sách ưu tiên tuyển thẳng không qua thi tuyển và xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt nhằm thu hút nhân tài, giúp Nhà nước tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo nhân sự, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi tuyển công chức cấp xã giúp đảm bảo được nguyên tắc khách quan, công bằng, từ đó tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, nâng cao tính minh bạch trong tuyển dụng Thí sinh dự thi được biết kết quả ngay sau khi thi mà không còn băn khoăn vào khâu ra đề cũng như chấm thi như trước đây; từ đó tạo niềm tin cho thí sinh cũng như giúp tiết kiệm thời gian chi phí, đơn giản hóa nhiều thủ tục, hồ sơ, giấy tờ trong hoạt động tuyển dụng.

Bộ phận tham mưu Phòng Nội vụ huyện cần phải chủ động tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện các nội dung, điều kiện cần thiết để tổ chức thi tuyển công chức cấp xã; thực hiện niêm yết công khai, rộng rãi tại trụ sở UBND huyện, UBND các xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong Nhân dân biết để thu hút thí sinh tham dự Đối với các xã, phường có đông đồng bào dân tộc thiểu số (Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, Hồ Thị Kỷ), cần có cơ chế, chính sách ưu tiên riêng cho việc tuyển dụng công chức là người dân tộc thiểu số tại chỗ Bởi vì công chức là người thường xuyên tiếp xúc và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, vì vậy cần có công chức là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng công chức cấp xã để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nhằm đem lại niềm tin cho Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, đối với công tác bố trí, sử dụng công chức: Bố trí, sử dụng công chức phải kịp thời thay thế những công chức không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp.

Bố trí, sử dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc Để thực hiện tốt điều này phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản:

+ Một là phải trọng dụng nhân tài; hai là phải lựa chọn công việc thích hợp cho từng người Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vị trí việc làm và số người làm việc tương ứng Vì vậy, các địa phương,đơn vị cần tiến hành mô tả vị trí việc làm và quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của từng vị trí công tác Trên cơ sở bản mô tả công việc, cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ đưa ra cái nhìn khái quát, cụ thể nhất đối với từng vị trí việc làm cũng như xác định được tính phức tạp của từng mảng công việc để sắp xếp, bố trí, sử dụng công chức hợp lý, hiệu quả đảm bảo đúng người, đúng việc.

Bố trí, sử dụng công chức phải căn cứ vào năng lực, đạo đức, lối sống và trình độ chính trị của công chức đó chứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp.

Một tồn tại lâu nay trong bổ nhiệm công chức là quá coi trọng bằng cấp Từ vấn đề này kéo theo rất nhiều hệ lụy, đó là việc mua bán bằng cấp, quan chức thi nhau đi học để có bằng, để chuẩn hóa, tình trạng “học giả, bằng thật”, học thật, bằng thật nhưng không có chất lượng Vì vậy, trong quá trình bố trí, sử dụng công chức nên xác định tiêu chí bằng cấp là điều kiện cần chứ không phải là tiêu chí quan trọng nhất và đòi hỏi phải trải qua sát hạch, thi tuyển một cách thực chất, khách quan, công bằng, minh bạch Đây là việc làm thiết thực, thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay

3.2.3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng

Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng Tập trung bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hoá, chuyên môn, kiến thức,kỹ năng Tiến hành khảo sát, lựa chọn các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về quy mô, chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,giáo trình phù hợp với nhu cầu để hợp đồng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã lâu dài Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính.

Thực hiện tốt khâu tuyển chọn là chưa đủ để nâng cao chất lượng công chức, mà muốn phát huy được vai trò đội ngũ công chức phải làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng Nhìn chung trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm chú trọng dẫn đến nhiều sai phạm liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ gây bức xúc trong Nhân dân Do đó, công tác đào tạo bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã trên địa bàn huyện cần thực hiện tốt các nội dung sau: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sớm chuẩn hóa các chức danh theo quy định UBND huyện cần xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã.

Ngày đăng: 14/09/2024, 10:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bộ Chính trị, Kết luận số 12-KL/TW, ngày 22/3/2017 về “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổsung một số nội dung quy định về công tác cán bộ
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Sự thật, Hà Nội - 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XII
Nhà XB: Nxb Sự thật
14. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021của Chính phủ, ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chính Phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ban hànhchương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030
15. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốcgia
Năm: 1999
18. Chính phủ (2011), Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về“Công chức xã, phường, thị trấn”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
19. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, về chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: vềchính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
21. Chính phủ, Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010, Quy định những người là công chức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định những người là công chức
22. Nguyễn Trọng Điều (chủ biên - 2007), Về chế độ công vụ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chế độ công vụ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
25. Đinh Văn Mậu (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về quản lý nhà nước
Tác giả: Đinh Văn Mậu
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2007
26. Phạm Khắc Nhưỡng (2009), Luật cán bộ công chức và các quy định mới nhất đối với cán bộ, công chức áp dụng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cấp xã, phường, thị trấn, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật cán bộ công chức và các quy địnhmới nhất đối với cán bộ, công chức áp dụng trong cơ quan nhà nước, đơn vịsự nghiệp cấp xã, phường, thị trấn
Tác giả: Phạm Khắc Nhưỡng
Nhà XB: Nxb. Lao động - Xã hội
Năm: 2009
27. Trần Thị Hạnh (2015), “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và một số kiến nghị”. Tạp chí Cộng Sản 7/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãtừ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa XI và một số kiến nghị
Tác giả: Trần Thị Hạnh
Năm: 2015
28. Trịnh Văn Khánh và Đinh Thị Minh Tuyết (2011), “ Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã”, Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện Hành chính, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực thực thicông vụ của đội ngũ công chức cấp xã
Tác giả: Trịnh Văn Khánh và Đinh Thị Minh Tuyết
Năm: 2011
29. PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS. Trần Xuân Sầm đồng chủ biên (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng và PGS. TS. Trần Xuân Sầm đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb. Chínhtrị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
30. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũcán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Tác giả: Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
31. Huyện ủy Thới Bình, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2015 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ 05 năm giai đoạn 2020 – 2025, Thới Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế xã hội 05 năm giai đoạn 2015 – 2020 và phương hướng,nhiệm vụ 05 năm giai đoạn 2020 – 2025
33. Huyện ủy Thới Bình (2017), Chương trình hành động số 12-CTr/TU, ngày 02/7/2017 thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về “phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”, Thới Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triểnnguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
Tác giả: Huyện ủy Thới Bình
Năm: 2017
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2021), Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 23/11//2021 về việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Thới Bình, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2591/QĐ-UBNDngày 23/11//2021 về việc phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bànhuyện Thới Bình
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Năm: 2021
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2021), Quyết định số 48/2021/QĐ- UBND ngày 20/12/2021 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý công chức, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý côngchức, trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Năm: 2021
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2021), Quyết định số 51/2021/QĐ- UBND ngày 20/12/2021 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý viên chức trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý viênchức trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Năm: 2021
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2007), Quyết định số 19/2007/QĐ- UBND ngày 12/6/2007 về Quy chế thi tuyển và xét tuyển công chức cấp xã, Đắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: về Quy chế thi tuyển và xét tuyển công chức cấp xã
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w