1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở việt nam hiện nay

174 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Hồng Hải
Người hướng dẫn TS. Lê Như Thanh, PGS, TS. Hoàng Minh Đô
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý Công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Một là, tổng hợp và phân tích các tài liệu, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến thể chế QLNN đối với tôn giáo, từ đó chỉ ra những kết quả luận án

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN HỒNG HẢI

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Quản lý công Mã số: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 TS Lê Như Thanh 2 PGS, TS Hoàng Minh Đô

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi Mọi tư liệu, số liệu trong luận án có nội dung rõ ràng, trung thực và có nguồn gốc xuất xứ Việc trích dẫn tư liệu của các công trình nghiên cứu đã được công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình công trình nào

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Hồng Hải

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đề tài “Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”

là nội dung nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong thời gian học tập tại Ban Quản lý đào tạo, khoa Hành chính học - Học viện Hành chính Quốc gia Thể chế QLNN đối với tôn giáo là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm; nghiên cứu về thể chế QLNN đối với tôn giáo được đặt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đi cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… luôn có sự vận động, biến đổi, đa dạng và khó lường Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án không tránh khỏi còn có nhiều hạn chế, khiếm khuyết, nghiên cứu sinh mong muốn được Quý Thầy, Cô quan tâm, hướng dẫn để hoàn thiện đề tài luận án

Với lòng biết ơn chân thành, nghiên cứu sinh xin được gửi lời tri ân tới Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia, Ban quản lý Đào tạo, Khoa Hành chính học; đặc biệt là TS Lê Như Thanh và PGS.TS Hoàng Minh Đô đã tận tình hướng dẫn, kèm cặp nghiên cứu sinh trong suốt quá trình từ xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu và hoàn thành luận án

Hà Nội, tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Hồng Hải

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 17

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 17

1.1.1 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo 17

1.1.2 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với tôn giáo 20

1.1.3 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến thể chế, thể chế quản lý nhà nước 28

1.2 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 31

1.2.1 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 31

1.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 32

Kết luận chương 1 36

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO 37

2.1 Quan niệm chung về thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 37

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tôn giáo 37

2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo 43

2.1.3 Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 45

2.1.4 Vai trò của thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 52

2.2 Các yếu tố cấu thành thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 54

2.2.1 Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với tôn giáo 55

2.2.2 Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo 59

2.3 Các yếu tố tác động đến thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 60

Trang 6

2.3.1 Đường lối chính sách của Đảng cầm quyền 60

2.3.2 Điều kiện kinh tế 60

2.3.3 Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 62

2.3.4 An ninh quốc gia 64

2.3.5 Tình hình tôn giáo của quốc gia 65

2.4 Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới và những giá trị tham khảo 67

2.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 67

2.4.2 Kinh nghiệm của Hợp chúng quốc Hoa kỳ 70

2.4.3 Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp 75

2.4.4 Những giá trị tham khảo 81

Kết luận chương 2 84

Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 85

3.1 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam 85

3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển các tôn giáo ở Việt Nam 85

3.1.2 Đặc điểm của tôn giáo Việt Nam 88

3.2 Phân tích thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam 90 3.2.1 Thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với tôn giáo 91

3.2.2 Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo 108

3.3 Đánh giá thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay 116

3.3.1 Thành tựu, nguyên nhân đạt được 116

3.3.2 Hạn chế, nguyên nhân 121

Kết luận chương 3 127

Trang 7

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 129 4.1 Dự báo tình hình và hoạt động tôn giáo ở nước ta trong thời gian tới 129

4.1.1 Xu hướng phát triển của tôn giáo Việt Nam tác động đến hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo 129 4.1.2 Những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 131

4.2 Quan điểm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 132

4.2.1 Hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo tuyệt đối, nhất quán theo đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo 132 4.2.2 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam phải phù hợp với đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của tôn giáo; truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam và hội nhập quốc tế 133 4.2.3 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam phải đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 135 4.2.4 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị mà trung tâm là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp 136 4.2.5 Kết hợp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo với hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước 136

4.3 Một số nhóm giải pháp cơ bản hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 138

4.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với tôn giáo 138 4.3.2 Nhóm các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với

Trang 8

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Từ viết tắt Nghĩa của từ

ANQG: An ninh quốc gia

CBCC: Cán bộ, công chức CCHC: Cải cách hành chính CCTC: Cải cách thể chế CNTT : Công nghệ thông tin CNXH: Chủ nghĩa xã hội CQHC: Cơ quan hành chính CQ HCNN: Cơ quan hành chính nhà nước

GHCG: Giáo hội Công giáo HTCT: Hệ thống chính trị HTPL: Hệ thống pháp luật NNPQ: Nhà nước pháp quyền QLHC: Quản lý hành chính QLNN: Quản lý nhà nước QPPL: Quy phạm pháp luật TNTG: Tín ngưỡng, tôn giáo TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân VBPL: Văn bản pháp luật XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng, liên quan mật thiết đến hầu hết các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội; tác động không nhỏ đến chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, quốc phòng, an ninh của đại đa số các nước trên thế giới Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo với lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá lớn với 27% dân số là lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc Phân theo nguồn gốc, các tôn giáo ở Việt Nam gồm tôn giáo ngoại nhập, tôn giáo nội sinh Trong các tôn giáo ngoại nhập có tôn giáo có nguồn gốc Phương Đông như Phật giáo (Ấn Độ), Đạo giáo, Nho giáo (Trung Quốc), có tôn giáo có nguồn gốc đến từ phương Tây như Công giáo, Tin lành Có tôn giáo được khởi sinh tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề tôn giáo trong vấn đề quốc gia - dân tộc,

đã xác lập luận đề có tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo là: “Mọi người có quyền tự do TNTG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do TNTG; không ai được xâm phạm tự do TNTG hoặc lợi dụng TNTG để vi phạm pháp luật” [81]

Công tác tôn giáo thời gian qua đã đạt được những thành tựa góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước qua từng thời kỳ Để đạt được những kết quả đó, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế QLNN về tôn giáo đã được quan tâm, nhất là từ khi đất nước mở cửa, đổi mới, hội nhập Trước những yêu cầu mới hiện nay, hoàn thiện thể chế QLNN nói chung và thể chế QLNN đối

với tôn giáo là hết sức cần thiết với bước đột phá tư duy: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân; tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới tại Nghị quyết số 24/NQ-TW

ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VI) về tăng

Trang 11

cường công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó CCTC là một trong sáu nội dung trọng tâm (CCTC; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số) Trên tinh thần Nghị quyết đó, việc lựa

chọn đề tài “Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”

xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, thể chế QLNN nói chung, thể chế QLNN đối với tôn giáo nói

riêng là một nội dung cốt lõi, công cụ của QLNN, quyết định bản chất, hiệu

lực, hiệu quả của công tác tôn giáo Thể chế QLNN về tôn giáo có vai trò rất

quan trọng trong hoạt động của nền hành chính pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ hai, tôn giáo là đời sống tinh thần của con người và tồn tại khách

quan như một thực thể xã hội QLNN đối với tôn giáo là yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò của tôn giáo trong quá xây dựng và phát triển xã hội Công cuộc đổi mới của đất nước đặt ra những yêu cầu phải đẩy mạnh CCHC nhà nước trong đó CCTC là bộ phận cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự hoàn thiện nền dân chủ

XHCN và đòi hỏi của quá trình hội nhập khu vực, quốc tế

Thứ ba, hiện trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo hiện nay ở nước ta

còn nhiều hạn chế như: Hệ thống VBPL có những bất cập chưa tạo được một hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động QLNN đối với tôn giáo Các VBPL điều chỉnh hoạt động của tôn giáo còn khá nhiều khoảng trống chưa điều chỉnh; bộ máy QLNN về tôn giáo thường xuyên có sự thay đổi cơ cấu tổ chức đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN đối với tôn giáo Công tác QLNN đối với tôn giáo vẫn mang nặng tính hành chính, cùng với đó, quá trình thực hiện chức năng QLNN đối với tôn giáo, các cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ đã không tránh được những hạn chế; còn thiếu cơ sở, phương pháp khoa học để làm tốt nhiệm vụ được giao lúng túng trước các

Trang 12

tình huống thực tế xảy ra; nguồn lực tài chính, vật chất phục vụ công tác QLNN đối với tôn giáo chưa đáp ứng yêu cầu Do vậy, không giải quyết kịp thời, thậm chí một số vụ việc xử lý còn chưa dứt điểm, dẫn đến khiếu kiện kéo dài

Thứ tư, lý luận khoa học hành chính công về thể chế QLNN đối với tôn

giáo đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết Hiện nay, dưới góc độ khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh quan niệm về thể chế, QLNN, thể chế QLNN Có quan niệm đồng nhất thể chế với HTPL; lại có quan niệm cho rằng thể chế gắn liền với tổ chức, có quan điểm nêu ra thể chế bao gồm tổ chức với hệ thống các quy tắc chung được sử dụng để vận hành, điều chỉnh tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Thứ năm, đã có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu ở các cấp độ về nhiều

mặt của công tác QLNN đối với tôn giáo Nhưng chưa có một công trình nghiên

cứu khoa học chuyên biệt về đề tài “Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” Vì vậy, cần thiết phải luận giải, làm rõ những luận

điểm khoa học về HTPL và cơ quan QLNN đối với tôn giáo trong xây quá trình dựng NNPQ Việt Nam XHCN, qua đó cung cấp những tri thức khoa học phục vụ thực tiễn quản lý

Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra

Do vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Quản lý công

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:

Trang 13

Một là, tổng hợp và phân tích các tài liệu, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến thể chế QLNN đối với tôn giáo, từ

đó chỉ ra những kết quả luận án sẽ kế thừa, những vấn đề chưa được nghiên cứu

và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh

Hai là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thể chế QLNN đối với tôn giáo

thông qua việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên các khái niệm trong luận án như: Thể chế, QLNN, thể chế QLNN, thể chế QLNN đối với tôn giáo Từ đó, xác định cụ thể các yếu tố tác động và yếu tố cấu thành thể chế QLNN đối với tôn giáo cũng như làm rõ vai trò, mục đích thể chế QLNN đối với tôn giáo

Ba là, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với tôn

giáo ở Việt Nam hiện nay; xác định những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam

Bốn là, tổng hợp các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp

nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam, trong đó tập trung vào hai cấu thành của thể chế QLNN đối với tôn giáo gồm:

Thứ nhất, hệ thống văn bản QPPL về tôn giáo Thứ hai, hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Trong luận án, phạm vi về nội dung, tác giả nghiên

cứu thể chế QLNN đối với tôn giáo được nghiên cứu gắn với hoạt động của hệ thống CQ HCNN thực hiện quản lý hệ thống VBPL quy định, điều chỉnh những quan hệ xã hội đối với tôn giáo ở Việt Nam

Phạm vi về không gian: Thực hiện nghiên cứu về thể chế QLNN đối với

tôn giáo ở Việt Nam

Trang 14

Phạm vi về thời gian: Từ 01/01/2014, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam (2013) có hiệu lực Đây là một sự kiện pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình lập hiến của nước ta Hiến pháp 2013 đã thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", theo đó Điều 24 Hiến pháp 2013

quy định: "1 Mọi người có quyền tự do TNTG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào…" Đây là một sự phát triển trong thời kỳ đất nước ta "đổi mới và hội

nhập sâu" với thế giới, thể hiện quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người Đề tài này xác định đó là điểm bắt đầu, song nhấn mạnh những yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận, các nguyên lý cơ bản của của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về thể chế QLNN đối với tôn giáo được thể hiện trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và các VBPL của Nhà nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài luận án được nghiên cứu bằng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác để chọn lọc các tri thức khoa học có liên quan đến thể chế QLNN đối với tôn giáo Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp nhằm làm sáng rõ hơn các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài

Phương pháp tiếp cận của luận án là đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể Qua đó, góp phần hoàn chỉnh lý luận về thể chế QLNN đối với tôn giáo làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo

Tại Chương 1, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa

học tiến hành phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến thể chế QLNN đối với tôn giáo Những tài liệu được chọn lọc đó sẽ cung cấp những số liệu,

Trang 15

những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Tại Chương 2, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp phân tích, tổng

hợp để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và đưa ra định nghĩa về thể chế QLNN đối với tôn giáo

Tại Chương 3, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp phân tích, tổng

hợp, so sánh để nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân hạn chế

Tại Chương 4, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu

như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn của thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam, nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam là gì? 2 Những yếu tố nào cấu thành thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam?

3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam?

4 Thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế gì? nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó là gì và những vấn đề đặt ra hiện nay?

5 Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam dựa trên cơ sở quan điểm nào?

6 Những định hướng và những nhóm giải pháp cơ bản nào để tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

5.2 Giả thuyết khoa học

Thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay còn nhiều

Trang 16

bất cập Vì vậy, cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện

Giả thuyết 1: Thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam đã có một số

công trình nghiên cứu nhưng chưa toàn diện từ cả khía cạnh lý luận và thực tiễn

Giả thuyết 2: Hệ thống quy định pháp luật QLNN đối với tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay chưa được quy định một cách cụ thể, đầy đủ và rõ ràng, yêu cầu đặt ra là cần phải tiếp tục được hoàn thiện

Giả thuyết 3: Bên cạnh những kết quả đạt được, thể chế QLNN đối với

tôn giáo ở Việt Nam còn nhiều bất cập về tổ chức bộ máy; về đội ngũ CBCC quản lý; về phương pháp, hình thức quản lý; về cơ sở vật chất để xây dựng và thực thi thể chế QLNN đối với tôn giáo

Giả thuyết 4: Nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam

cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng có tính toàn diện, hệ thống và các giải pháp phù hợp với đặc thù của HTCT ở Việt Nam

6 Dự định những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về thể chế

QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam Hiện nay, từ góc độ khoa học Quản lý công chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập toàn diện vấn đề này

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, các bài viết,

nghiên cứu đã được công bố của Việt Nam và thế giới, luận án sẽ tập hợp, đưa ra khái niệm, vai trò của thể chế, QLNN, thể chế QLNN, thể chế QLNN đối với tôn giáo

Thứ ba, từ việc nghiên cứu thực tế thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay, đánh giá thực trạng, xác định được nguyên nhân, kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế của thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay để có căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn

Thứ tư, trên cơ sở xác định các quan điểm hoàn thiện thể chế QLNN đối

với tôn giáo ở Việt Nam, luận án sẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo

* Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu

Trang 17

Luận án sẽ góp phần bổ sung lý luận thể chế QLNN đối với tôn giáo, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có liên quan và là nguồn tư liệu có giá trị cho các CQ QLNN trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về thể chế

QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học về thể chế QLNN đối với tôn giáo Chương 3: Thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn

giáo ở Việt Nam

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Thời gian qua, những nội dung liên quan đến tôn giáo, QLNN đối với tôn giáo, thể chế QLNN đối với tôn giáo đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý cũng như những người làm công tác thực tiễn với nhiều công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài ở những cấp độ khác nhau, có thể chia thành các nhóm nghiên cứu sau:

1.1.1 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Cuốn sách “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, Đặng

Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2012 [91] Trong phần nội dung cuốn sách, tác giả đã phân tích sâu sắc, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tôn giáo như đưa ra và phân tích khái niệm tôn giáo, lịch sử hình thành ý thức tôn giáo; nhu cầu, vai trò và diễn biến tôn giáo trong đời sống xã hội Bên cạnh đó, nội dung cuốn sách cũng làm rõ tình hình, đặc đặc tôn giáo Việt Nam và chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”,

Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Nxb Tôn giáo, 2007 [63] Nội dung cuốn sách nêu bật quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng; tình hình tôn giáo trên thế giới và một số đặc điểm các tôn giáo ở Việt Nam; chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới”, tác giả Nguyễn Văn Dũng, Nxb Tôn giáo, 2010 [24] Trong nội dung

cuốn sách, tác giả đã làm rõ vị trí của tôn giáo trong đời sống chính trị - xã hội của nước Mỹ; trong đó, tôn giáo chiếm một vị trí và có ảnh hưởng lớn đến đời

Trang 19

sống chính trị - xã hội của nước này và cho đến nay, mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi trong lòng nước Mỹ Nội dung cuốn sách cũng đã nêu bật chính sách tôn giáo của Liên bang Nga; vị trí, ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội phương Đông, của đạo Islam trong đời sống chính trị ở Cộng hoà Hồi giáo Iran, Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan

Luận án Tiến sĩ Triết học với đề tài “Đời sống tín ngưỡng tôn giáo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay” của tác giả

Nguyễn Hoài Sanh, Học viện Khoa học xã hội, 2013 [76] Nội dung luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, quan hệ giữa TNTG với văn hóa, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với các tổ chức tôn giáo, sự xuất hiện các biểu hiện tôn giáo mới hiện nay

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học với đề tài “Tôn giáo và pháp luật về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Vân Hà, Học

viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2014 [37] Phần nội dung Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành HTPL về tôn giáo ở Việt Nam; những kinh nghiệm xây dựng pháp luật về tôn giáo của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có đối chiếu với tiến trình xây dựng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam Qua nghiên cứu tiến trình xây dựng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, tác giả đã có những đánh giá sâu sát về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo; từ đó xác định những vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam

Bài Tạp chí “Tôn giáo và an ninh xã hội ở khu vực Đông Nam Á”, Nguyễn

Thị Bạch Tuyết, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3/2008 [90] Nội dung bài viết đã giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội, đã có những phân tích về sinh thái và chỉnh thể văn hoá, các tín ngưỡng dân gian và tôn giáo phổ biến ở khu vực Đông Nam Á Nội dung bài viết còn có những phân tích về các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, sự đa dạng về văn hoá, tôn giáo và bản sắc riêng của

Trang 20

mỗi tộc người trong quốc gia cũng như vai trò của tôn giáo đối với an ninh xã hội Tác giả cũng đã phân tích sâu sắc những bài học trong lịch sử về cách giải quyết xung đột tôn giáo bằng con đường hoà bình

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Sách chuyên khảo:“Các tôn giáo trên thế giới”, Lewis M Hopfe và Mark

R Woodwarrd, Nxb Thời đại, 2011 [124] Cuốn sách trình bày những nội dung cơ bản về một số tôn giáo trên thế giới gồm: Những tôn giáo cơ sở; các tôn giáo gốc Ấn Độ; các tôn giáo khởi nguyên từ Trung Quốc và Nhật Bản và những tôn giáo phát tích từ khu vực Trung Đông Nội dung cuốn sách đã khái quát lược sử Kitô giáo từ khi mới hình thành, công tác lãnh đạo Giáo hội ở thời kỳ đầu

Cuốn sách“Mười tôn giáo lớn trên thế giới”, Hoàng Tâm Xuyên, Nxb Chính trị Quốc gia, 1999 [98] Nội dung cuốn sách, tác giả đã giới thiệu khái quát về tôn giáo cổ đại cũng như bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự, của 10 tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay

Công trình nghiên cứu: Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc của tác giả

Henri Maspero do Lê Diên dịch, 2000 [118] Nội dung cuốn sách đã khái quát tôn giáo dân gian, lịch sử phát triển của các tôn giáo Trung Quốc Tôn giáo cổ đại, sự khủng hoảng tôn giáo trong giai đoạn chiến tranh; những nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo trong lịch sử Trung Quốc; các vị thần trong các tôn giáo cổ Trung Quốc Đặc biệt, tác giả đã giải thích sự phát triển của các tôn giáo này ở đất nước Trung Quốc và cách chúng được tiếp nhận, giao thoa với văn hóa Trung Quốc

Nhìn chung, các công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu về lý luận tôn giáo ở mỗi khía cạnh, một lĩnh vực cụ thể về lĩnh vực tôn giáo có giá trị tham khảo về mặt lý luận về tôn giáo đối với tác giả luận án

Trang 21

1.1.2 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với tôn giáo

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về tôn giáo và Công giáo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Hoàng Minh Đô và Đỗ Lan Hiền, Nxb Lý luận chính trị, 2015 [35] Trong

cuốn sách, các tác giả đã có những phân tích sâu sắc làm sáng tỏ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng Trong đó, C Mác, Ăng-ghen đã vận dụng nguyên lý của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để giải thích bản chất, vai trò của tôn giáo và lý do vì sao tôn giáo vẫn tồn tại trong CNXH Quan điểm này đã được Lê nin phát triển trong điều kiện thực tiễn của nước Nga sau cách mạng tháng Mười Nga Tác phẩm đã đi sâu

nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo trên các khía cạnh: “Tự do TNTG”, “Kính chúa, yêu nước”, “Lương, Giáo đoàn kết” Đó là kim chỉ nam

trong chính sách đối với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đổi mới, mở cửa xây dựng NNPQ XHCN Đặc biệt, nhóm tác giả cũng đã đưa ra kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo và bài học cho Việt Nam; dự báo được xu hướng phát triển của các tôn giáo Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm động viên tín đồ tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc

Sách chuyên khảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Tôn giáo và công tác tôn giáo”, Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003 [68]

Nội dung của sách là tập hợp các bài viết có nội dung tìm hiểu các quan điểm, học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo Các tác giả đã đưa ra những góc nhìn toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tôn giáo và công tác tôn giáo Đó chính là cơ sở cho việc xây dựng, hình thành quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo của nước ta hiện nay

Trang 22

Cuốn sách “Tôn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Đức Lữ, Nxb Chính trị - Hành chính,

2009 [64] Nội dung cuốn sách đã nghiên cứu những lý luận chung về tôn giáo; khái quát bức tranh tôn giáo thế giới và Việt Nam; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong suốt các giai đoạn cách mạng cách mạng Việt Nam, nhất là khi đất nước tiến hành “mở cửa” đổi mới Tác giả đã luận chứng và minh họa bằng thực tiễn sinh động của hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trên cơ sở bám sát văn kiện của Đảng, từ đó, gợi mở những vấn đề cần trao đổi nghiên cứu thêm

Cuốn sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn”, Đỗ Quang Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005 [51] Trong tác phẩm

của mình, tác giả đã nêu lên bối cảnh quốc tế và trong nước tác động, ảnh hưởng đến tình hình tôn giáo Việt Nam thế kỉ 20 Có những luận bàn về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tôn giáo và những nhận thức ban đầu về vấn đề tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam (giai đoạn 1924-1945) và sự phát triển trong nhận thức, đường lối, quan điểm về tôn giáo của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng, từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo đến 2005

Cuốn sách “Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Hồng Dương, Nxb Chính trị quốc

gia, 2012 [31] Nội dung cuốn sách, tác giả đã phân tích làm rõ những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo; phác họa bức tranh tổng thể về tôn giáo Việt Nam hiện nay Đi sâu tìm hiểu về kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc, Thái Lan, Xinhgapo; qua đó có so sánh, đánh giá với công tác tôn giáo của nhà nước Việt Nam hiện nay Từ đó, gợi mở những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở Việt Nam

Luận án Tiến sĩ Triết học “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo” của Phạm Hữu Xuyên, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007 [97] Trong nội dung luận án, Phạm Hữu Xuyên cho rằng:“Với Hồ Chí Minh

Trang 23

tự do tín ngưỡng thực sự chỉ có được khi đất nước được độc lập Nói cách khác tự do tín ngưỡng phải gắn với lợi ích của cả dân tộc, tự do tín ngưỡng không phải để duy trì và biện hộ cho quan hệ thống trị giai cấp” [97, tr.57] và “Quyền tự do tín ngưỡng là quyền dân chủ, được pháp luật thừa nhận, cũng như các quyền khác; quyền phải gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân” [97,

tr.59] Luận án đi sâu tìm hiểu quan điểm đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh

Sách chuyên khảo: “QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay”, Nguyễn Hữu Khiển, Nxb Công an nhân dân, 2001

[59] cho thấy: Giữa chính trị và tôn giáo có mối quan hệ qua lại tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, đều lấy con người là cơ sở hoạt động, có mục tiêu nhu cầu và phương pháp độc lập Nhà nước tạo điều kiện cho tín đồ sinh hoạt tôn giáo; hỗ trợ tài chính, vật chất; đảm bảo pháp lý; bảo vệ quyền sở hữu, thông qua tổ chức tôn giáo để tăng cường ảnh hưởng chính trị, ngược lại các tôn giáo cũng dựa vào nhà nước để tăng cường ảnh hưởng, mở rộng tín đồ, đảm bảo sự ổn định và phát triển Phần cuối cuốn sách trình bày những cơ sở lý luận về QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam

Bài tạp chí “Tiến trình lập pháp tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay”, Nguyễn Khắc Huy, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 1/2007 [49] Tác giả

đã khái quát tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam; khẳng định chính sách "Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân, kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Những biến động của tình hình tôn giáo ở Việt Nam từ những năm 1990 trở lại đây Luật pháp về tôn giáo ngày càng hoàn thiện từ các văn bản luật, dưới luật lần lượt được ban hành đã hình thành nên HTPL đủ sức đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và của các tổ chức tôn giáo Việc không ngừng bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về TNTG để đáp ứng thực tiễn cuộc sống và đời sống tinh thần của đồng bào các tôn giáo là một đòi hỏi khách quan Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất tôn trọng sự quan

Trang 24

tâm của các quốc gia đối với Việt Nam về nhân quyền, đặc biệt về tự do TNTG

Đề tài khoa học cấp Bộ: “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN” do Hoàng Minh Đô làm chủ nhiệm,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006 [34] Nội dung đề tài đã làm sáng tỏ vai trò, vị trí của dòng tu trong suốt lịch sử GHCG; quá trình hình thành, phát triển của các dòng tu Công giáo tại Việt Nam; thực trạng các dòng tu và hoạt động đạo của các dòng tu Công giáo ở Việt Nam Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của các dòng tu, đề tài đã chỉ ra những hạn chế, thách thức trong QLNN đối với các dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những xu thế phát triển của các dòng tu Công giáo ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN

Trong cuốn sách“Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền”, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 [54], tác giả Đỗ Quang Hưng đã trình bày toàn cảnh bức tranh tôn giáo Việt Nam hiện nay, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa giáo hội với nhà nước Việt Nam Cuốn sách đã dành một khoảng dung lượng để khảo sát và đánh giá những chuyển biến của quá trình thực hiện chính sách tôn giáo trong các giai đoạn khác nhau từ sau cách mạng tháng Tám (1945), từ sự hình thành và phát triển mô hình nhà nước thế tục, tiến trình của luật pháp tôn giáo, những trọng điểm của quá trình đổi mới chính sách tôn giáo Nhưng điểm đến của đề tài không chỉ quan tâm đến mối quan hệ nhà nước và giáo hội mà còn đi sâu vào khía cạnh NNPQ và tôn giáo Từ đó, xác định hai nhóm giải pháp lớn về lý luận chính sách tôn giáo và các chính sách tôn giáo cụ thể

Trong nghiên cứu:“Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và

thực tiễn”, đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tác giả Đỗ Quang

Hưng [53] đã tổng kết thực tiễn đời sống tôn giáo và việc triển khai thực hiện chính sách tôn giáo của nước ta trong thời kỳ đổi mới Đồng thời, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ nhà nước và giáo hội; phân tích, đánh giá bước

Trang 25

tiến của chính sách tôn giáo đặc biệt là xây dựng pháp luật về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới để đặt ra việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo

Cuốn sách “Nhà nước - Pháp luật - Tôn giáo” của tác giả Đỗ Quang

Hưng, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, 2015 [56] Cuốn sách bao gồm ba phần: Quan hệ nhà nước và giáo hội; Tôn giáo; Luật pháp và tôn giáo Nội dung cuốn sách, tác giả đã khái quát quá trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nước Theo tác giả, các tôn giáo ở Việt Nam là một lực lượng xã hội đông đảo (27% dân số) có vai trò rất lớn trên các lĩnh vực truyền thống như giáo dục,

y tế và từ thiện Tác giả đã đưa ra khái niệm và đặc điểm“NNPQ XHCN về tôn giáo ở Việt Nam”, cuốn sách có đề cập đến hoàn thiện mô hình QLNN về tôn giáo thích hợp và hiệu quả Trong phần II: Tôn giáo, tác giả đã có “Mấy suy nghĩ về Công giáo đồng hành với dân tộc và CNXH” Tác giả đã đưa ra năm

đặc điểm cơ bản trong chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo Đặc biệt, tác giả cũng đề cập tới sự lợi dụng Công giáo để chống phá nhà nước của các thế lực thù địch

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại” Nxb Lý luận chính trị, 2016 [61] Cuốn

sách với 37 bài viết, bài nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học, những nhà quản lý trên lĩnh vực tôn giáo đã làm rõ quan điểm đổi với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đã đánh giá làm rõ thành tựa và hạn chế của chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của nước ta từ năm 1990 đến nay; xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn đáp nhằm ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước Đã có những bài viết tập trung nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo trong NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay, so sánh với Hoa Kỳ Đặc biệt, một số bài viết đã nêu những ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật TNTG để luật này hoàn thiện, được ban hành đi vào cuộc sống

Trang 26

Bài Tạp chí “Công tác QLNN về tôn giáo hiện nay”, Hà Quang Trường,

Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2015 [87] Trong bài viết, tác giả đã trình bày và phân tích toàn bộ những nội dung cơ bản về quản lý các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam từ những năm đầu hòa bình lập lại sau Hiệp định Giơnevơ (1954) Theo đó, quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo, nói đúng hơn là các tổ chức tôn giáo là theo hướng pháp quyền, nhà nước là chủ thể quản lý các tôn giáo Trong đó, việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về tôn giáo; đẩy mạnh đầu tư và triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào theo tôn giáo là những nhiệm vụ then chốt, trọng tâm, đồng thời thúc đẩy việc tự điều chỉnh của tôn giáo để thích ứng với sự quản lý của NNPQ XHCN; phát huy những điểm tương đồng của tôn giáo và CNXH, những yếu tố tích cực của tôn giáo để phát triển kinh tế - xã hội, việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ngay từ cơ sở; đồng thời chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Minh Thư, 2004 [84] Trên cơ sở nghiên cứu tình

hình, đặc điểm tôn giáo, về hiện trạng về pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt tác giả đưa ra giải pháp cần xây dựng “Luật về hoạt động tôn giáo”

Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học “QLNN về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay”, tác giả Bùi Hữu Dược, 2014 [25] Trong luận án, tác giả đã

trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về tôn giáo ở Việt Nam; đánh giá, phân tích thực trạng kết quả QLNN về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, đồng thời có những dự báo và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới

Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng tiếp cận các bài viết về tôn giáo và pháp luật về tôn giáo trên hai tạp chí chủ đạo về nghiên cứu tôn giáo và chính sách

tôn giáo ở Việt Nam đó là là Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Nghiên cứu

Trang 27

Tôn giáo) và Tạp chí Công tác Tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ), nhất là các

bài viết từ 1990 trở lại đây

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các tư liệu về kinh điển được luận án sử dụng bao gồm C.Mác, Ph.Ăngghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 17, 18, 1985 [106]; C.Mác, Ph.Ăng ghen về vấn đề tôn giáo, Nguyễn Đức Sự chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2000 [74]; C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin về tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2001 [105]; C.Mác, Ph.Ănghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần,

Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001, Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch [54], Nhìn chung, những tư liệu này chứa đựng một cách tương đối toàn diện hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận chung về tôn giáo theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác

Các bài viết của các tác giả Pháp về tính thế tục và luật pháp về tôn giáo ở châu Âu cũng là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp cận vấn đề

QLNN về tôn giáo trên thế giới như: Cuốn sách La laicité (Tính thế tục), Claude

Durand, Nxb Paris, Dalloz, 2004 [103] Cuốn sách đã giới thiệu nguồn gốc của chủ nghĩa thế tục Trong những năm gần đây, chủ nghĩa thế tục đã lấy lại được vị trí nổi bật, vì sự trỗi dậy của tôn giáo trong một xã hội đa văn hóa và sự cám dỗ của một số nhóm nhất định để xác định bản thân trong các cộng đồng bởi một giáo phái Nó đã được quy định về quan hệ giữa nhà nước và các tôn giáo Nó đã và vẫn là một sự hòa giải của trật tự công cộng và các quyền tự do của cá nhân Bên cạnh những cuộc khủng hoảng tạm thời như những cuộc khủng hoảng đánh dấu kỷ niệm lễ rửa tội của Clovis hay đám tang tôn giáo của François Mitterrand, hay thậm chí gần đây là sự liên quan đến di sản Kitô giáo trong phần mở đầu của Hiến pháp Châu Âu Ngoài ra, sự nổi lên của Hồi giáo như một tôn giáo thứ hai áp đặt một phản ánh mới về chủ nghĩa thế tục Chủ nghĩa thế tục "à la française" (kiểu Pháp) là một phương tiện hội nhập hay nó tạo thành một trở ngại cho hội nhập? Những câu hỏi này đã làm mới các cuộc

Trang 28

tranh luận triết học về chủ nghĩa thế tục và QLNN về tôn giáo ở lục địa già

Nghiên cứu “Tôn giáo và chính trị ở Pháp trong bối cảnh của sự kiến thiết ở châu Âu”, Jean-Paul Wilillaime, Nxb Berghahn Books, Inc, 2007 [121]

Nội dung công trình đề cập cách tiếp cận của Pháp đối với các mối quan hệ Nhà nước - Tôn giáo - Xã hội với những đặc trưng riêng biệt Nghiên cứu đã đề cập đến sự tiến triển của những mối quan hệ này và những căng thẳng của chúng bằng cách tập trung vào ba chủ đề làm cho mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo được thể hiện theo những cách quan trọng, đó là trường học, giáo phái và sự phát triển của Hồi giáo Bài viết xem xét những vấn đề này trong bối cảnh có nhiều biến đổi lớn hơn trong tôn giáo (thế tục hóa) và chính trị (suy thoái và thay đổi vai trò của nhà nước trong xã hội) Sự phát triển các tôn giáo gần đây trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự thích ứng của QLNN đối với tôn giáo của Cộng hòa Pháp

Cuốn sách “Đa dạng tôn giáo: So sánh Pháp - Việt Nam”, Nguyễn Hồng

Dương - P.Hoffman chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 2011 [111] Tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu về tính đa dạng tôn giáo; tính hiện đại của tôn giáo; biến chuyển của đời sống tôn giáo Pháp - Việt đương đại; vấn đề phương pháp nghiên cứu tôn giáo hiện nay Đó là những vấn đề lớn thuộc về đời sống tôn giáo của hai nước Cộng hoà Pháp và Việt Nam Thông qua vấn đề nghiên cứu ở mỗi nước, so sánh để có cái nhìn sâu sắc hơn, đa chiều hơn về đời sống tôn giáo Pháp - Việt đương đại Đồng thời, tác phẩm đã làm rõ nhiều khía cạnh lý thuyết như: Sự biến đổi của địa - tôn giáo; chuyển biến đức tin; tính đa dạng trong mối quan hệ với tính hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay… Về thực tiễn cho thấy rằng, chính xu hướng đa dạng của đời sống tôn giáo đã tạo nên, không chỉ ở Châu Âu mà cả ở Việt Nam những sức ép về pháp lý, về mô hình nhà nước thế tục ở mỗi nước

Sách chuyên khảo “Nghiên cứu tôn giáo Pháp - Việt Nam”, Đỗ Quang

Hưng và Claude Langlois chủ biên, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Trường Cao

Trang 29

đẳng thực hành Paris, 2007 [119] Trong cuốn sách này, kết quả hợp tác là tập hợp của nhiều bài nghiên cứu có giá trị về những diễn biến trong đời sống tôn giáo ở Pháp và châu Âu, đồng thời có những thông điệp hữu ích về chính sách đổi mới trong QLNN về tôn giáo ở Việt Nam

Ngoài ra còn có một số tài liệu liên quan mà luận án có thể tham khảo như:

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948); Công ước về quyền dân sự và chính trị; Tuyên ngôn Viena và chương trình hành động (1993); Thỏa ước năm 1801 giữa Tòa thánh và Chính phủ Pháp; Luật tách rời nhà thờ và nhà nước của Cộng hòa Pháp (1905), Điều lệ công tác tôn giáo của thành phố Thượng Hải (1995), Điều lệ quản lý sự vụ tôn giáo của thành phố Quảng Châu…

1.1.3 Nhóm công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến thể chế, thể chế quản lý nhà nước

1.1.3.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Đã có nhiều tác giả ở Việt Nam sử dụng thuật ngữ “thể chế” trong các tác phẩm của mình, nhưng chủ yếu trên cơ sở dịch, trích dẫn các định nghĩa thể chế của các nghiên cứu nước ngoài, chẳng hạn như nghiên cứu của Đinh Văn Ân và

Võ Trí Thành trong cuốn “Thể chế - CCTC và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam”, Nxb Thống kê 2002 [3] Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên năm 2022 [70] đưa ra khái niệm “thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”

Bài viết “Cải cách thể chế hành chính - tiếp cận dưới góc độ lý luận và kinh nghiệm Nhật Bản”, Phạm Hồng Quang, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn

phòng Quốc hội, số 5/2012 [73] Tác giả cho rằng: CCTC hành chính được hiểu

“Là cải cách quy trình xây dựng và thông qua các văn bản QPPL liên quan đến hoạt động QLHC, nhằm làm rõ trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp và lấy ý kiến của người dân; là biểu hiện sự kết hợp giữa CCHC và cải cách lập pháp nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động QLHC phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời

Trang 30

sống xã hội; là việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về kinh tế, tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính giữa các CQNN với công dân, giữa các cơ quan HCNN với các tổ chức, doanh nghiệp và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau”

Trong bài viết “Cải cách thể chế tại Việt Nam - Từ góc nhìn đề án 30”

của TS Ngô Hải Phan, Báo Chính phủ điện tử ngày 07/7/2011 [69], tác giả cho rằng thông qua Đề án 30, Chính phủ đã khắc phục một cách có hệ thống những bất cập về TTHC, một số nội dung chính sách đi kèm và để đạt được mức tăng trưởng bền vững cao hơn, chúng ta cần phát triển các chiến lược cải cách thể chế có chiều sâu hơn nữa, tập trung vào các thực tiễn thể chế tốt có tác động thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu, tăng trưởng và việc làm Đồng thời, qua nghiên cứu bước đầu thực tiễn Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể gồm giải pháp dài hạn và giải pháp ngắn hạn để CCTC ở Việt Nam

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình có nghiên cứu về vấn đề này

như: “Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa” của Phạm Việt Thái, Nxb Khoa học Xã hội, 2008 [80]; “Năng lực thể chế” của Nguyễn Sỹ Dũng, Báo Người Đại biểu nhân dân số tháng 01/2006 [19]; “20 năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN" của Nguyễn Cúc, Nxb Lý luận chính trị, 2005 [16]; “Nâng cao năng lực thể chế trong phát triển kinh tế xã hội” của Đặng Văn Thanh đăng trên phần Nghiên cứu - lý luận, Website Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử

ngày 02/11/2010 [81] …

Một số luận án tiến sĩ cũng đề cập đến vấn đề này như:

Luận án tiến sĩ “The role of institution in business transaction in Viet Nam” của Nguyễn Thị Hồng Hải, Đại học Birmingham, 2007 [40] Nội dung

đề tài nghiên cứu vai trò của thể chế trong nền kinh tế, thể chế nhà nước và phi nhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Trang 31

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế” của Trần Anh Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007 [88]; Luận án tiến sĩ Quản lý công “Thể chế QLNN về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” của Trương Thị Thu Hiền, Học viện Hành chính quốc gia, 2019 [43]; Luận án tiến sĩ Quản lý công “Thể chế QLNN đối với giáo dục sau đại học ở Việt Nam hiện nay” của Lê Như Phong, Học viện Hành chính

quốc gia, 2017 [71] Các luận án đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về thể chế QLNN, đã đưa ra những khái niệm về thể chế, thể chế QLHC dựa trên những nghiên cứu của tác giả dưới lăng kính kinh tế học và hành chính công ở từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội

1.1.3.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Thuật ngữ "thể chế" (institution) được sử dụng trong khoa học xã hội từ

rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về thể chế Thuật ngữ “thể chế” theo tiếng anh, tiếng la tinh hay tiếng Nga (institution, institutions, Учреждения…) đều phản ánh một nội dung về việc thiết lập một tổ chức, một công việc với những quy định pháp lý về quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ và quy tắc hoạt động của nó, buộc các thành viên trong tổ chức đó thống nhất chấp hành

Chẳng hạn trong lĩnh vực kinh tế, tác phẩm “Analytical Institutional Economics: challenging problems in the economics of resources for a new environment”, tạm dịch: Kinh tế học thể chế phân tích: những vấn đề thách thức

trong kinh tế học nguồn lực cho một môi trường mới, đăng trên tạp chí American Journal of Agricultural Economics, số ra ngày 01/12/1972 [100],

Schmid A đã đưa ra khái niệm về thể chế là “Tập hợp các mối quan hệ được quy định giữa mọi người”

Năm 1990, trong cuốn “Institutions, Instututional Change and Economic Performance”, tạm dịch: Các thể chế, sự thay đổi thể chế và vận hành kinh tế,

Trang 32

Nxb Cambridge University [110], Douglass North đã đưa ra hệ thống lý thuyết về thể chế, những thay đổi và sự tác động của nó đối với các hoạt động kinh tế:

“thể chế là những quy tắc của trò chơi trong xã hội, hay đó là những quy tắc mang tính minh bạch và nhân văn để điều chỉnh những hành vi giao dịch giữa con người với nhau Lý thuyết về thể chế được xây dựng dựa trên các hành vi ứng xử giữa con người với nhau phù hợp với lý thuyết của chi phí giao dịch”

Trong tác phẩm “Toward a Comparative Institutional Analysis”, tạm dịch: Hướng tới phân tích một thể chế so sánh, Nxb MIT 2001 [125], tác giả

Masahiko Aoki đã tiếp cận lý thuyết cổ điển về thể chế kinh tế mới được bắt nguồn từ học giả Ronald Coase, trong đó đánh giá cao vai trò của khung thể chế và chi phí giao dịch trong vận hành kinh tế Với nghĩa thể chế là quy tắc của trò chơi, sự phát triển kinh tế cùng với hiệu quả của nó luôn được xem là những yếu tố cơ bản làm thay đổi thể chế hay phải cải cách nó Ông đã phân tích và lý giải cho sự phát triển của thể chế, đặc biệt liên quan đến thể chế hành chính ở các nước XHCN hiện nay và XHCN ở Đông Âu, Liên Xô trước đây nay đã đổi sang nền kinh tế thị trường

1.2 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

1.2.1 Đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những công trình khoa học, các bài viết có liên quan đến đề tài luận án, tác giả cho rằng các học giả, các nhà nghiên cứu đã thành công ở nhiều khía cạnh nghiên cứu, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, các tài liệu tổng quan đã cung cấp một khối lượng kiến thức sâu,

rộng về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của các tôn giáo trên thế giới cũng như tôn giáo ở Việt Nam

Thứ hai, đã có nhiều nghiên cứu khá công phu của các tác giả đi trước,

thuộc các thế hệ khác nhau đã làm sáng tỏ quan điểm của nghĩa Mác - Lê nin,

Trang 33

tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Những phát triển trong quan điểm về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập, giành chính quyền, xây dựng và phát triển đất nước cho đến nay cũng là những thành tựu to lớn

Thứ ba, phần lớn các công trình nghiên cứu thuộc nhóm thứ nhất đã tập

trung nghiên cứu các vấn đề: vị trí, vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội, hệ thống, quy định pháp luật về tôn giáo… mà ít đề cập đến nội dung QLNN đối với tôn giáo Do vậy, các giải pháp và gợi ý chính sách của nhóm các công trình này chưa tập trung vào việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với tôn giáo trong thời gian tới

Thứ tư, các công trình nghiên cứu của nhóm thứ hai đi sâu phân tích việc

thực hiện các chính sách về tôn giáo, thực tiễn hoạt động một số tôn giáo ở Việt Nam, bối cảnh mới về tôn giáo quốc tế và khu vực tác động đến tôn giáo Việt Nam, vấn đề quản lý tôn giáo… Việc đánh giá, phân tích hoạt động QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã có những điểm khác biệt ở từng công trình nghiên cứu do thời điểm nghiên cứu, bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc biệt là phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau Đã có một số học giả tìm hiểu, phân tích hệ thống chính sách, pháp luật tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo ở một số quốc gia từ đó chỉ ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ năm, các luận án với đề tài thể chế QLNN ở từng lĩnh vực của đời

sống kinh tế - xã hội đã bước đầu làm rõ vai trò của thể chế trong một số lĩnh vực QLHC nhà nước cụ thể như: kinh tế, giáo dục, chính trị, xã hội

Trong khi đó, chủ đề “Thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” mang tính hệ thống còn là một khoảng trống, chưa được đề cập trong các

công trình trước đó

1.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

1.2.2.1 Những nội dung được đề tài kế thừa

Qua việc nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh thấy rằng: các công trình khoa học có

Trang 34

nội dung liên quan đến đề tài thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng ở cả đối tượng, phạm vi và mức độ Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã xây dựng được nền tảng cơ bản quan trọng cho lý luận để từ đó có thể xây dựng lý luận về thể chế QLNN đối với tôn giáo Đó là, những định hướng quan trọng giúp nghiên cứu sinh tìm hiểu sâu và làm rõ những vấn đề về thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam

Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp khung lý thuyết cơ bản và một số kinh nghiệm thực tiễn có liên quan cho phần nội dung của đề tài nghiên

cứu “Thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, cụ thể:

Một là, những vấn đề liên quan có tính lý luận về thể chế và QLNN đối

với tôn giáo là định hướng quan trọng cho các nội dung nghiên cứu sâu về thể

chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Hai là, số liệu về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trong những năm

qua; phân tích, đánh giá về công tác QLNN đối với tôn giáo ở từng giai đoạn

lịch sử của đất nước và thành tựu, hạn chế, nguyên nhân cũng như những vấn

đề đặt ra trong thực hiện công tác QLNN đối với tôn giáo

Ba là, những báo cáo tổng hợp, những phân tích xác đáng về quan điểm,

cách thức để hướng tới những nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo

Như vậy, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, vận dụng phù hợp, Luận án có thể kế thừa những ưu điểm, thành tựu của các nghiên cứu này

1.2.2.2 Những nội dung đề tài cần tiếp tục nghiên cứu

a) Những vấn đề lý luận cần tiếp tục nghiên cứu Có thể thấy, đối tượng nghiên cứu trong phần lớn các công trình, tài liệu nói trên chủ yếu theo các hướng: nghiên cứu về công tác QLNN về tôn giáo, công tác QLNN đối với tôn giáo ở một vùng, địa phương nhất định… và các nghiên cứu về thể chế QLNN ở các lĩnh vực khác không liên quan đến tôn giáo Chưa có công trình nào phân tích, luận giải cơ sở khoa học những vấn đề có

Trang 35

tính lý luận về thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Những thiếu hụt về mặt lý luận nêu trên cần được nghiên cứu làm rõ trong khuôn khổ đề tài luận án Cụ thể:

Luận án sẽ xây dựng cơ sở lý luận hoàn chỉnh về thể chế QLNN đối với tôn giáo Trong đó, đưa ra quan điểm của tác giả về khái niệm thể chế QLNN đối với tôn giáo; vai trò, nội dung thể chế QLNN đối với tôn giáo; các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế QLNN đối với tôn giáo theo cách tiếp cận từ giác độ khoa học quản lý công, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về thể chế QLNN đối với tôn giáo ở một số nước để rút ra bài học cho Việt Nam

b) Những vấn đề thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước cho thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam gồm: HTPL; các cơ quan QLNN đối với tôn giáo Vì vậy, luận án cần tiếp tục nghiên cứu triển khai làm rõ những nội dung sau trong Chương 3 của luận án:

Thứ nhất, hệ thống hóa và đánh giá toàn diện thực trạng thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực

Thứ hai, dự báo các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế QLNN đối

với tôn giáo trong bối cảnh hiện nay, trong đó có tác động của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; từ đó, dự báo xu hướng phát triển thể chế QLNN đối với tôn giáo và đưa ra quan điểm của tác giả về hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo

c) Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất Các công trình khoa học được đề cập trong tổng quan tình hình nghiên cứu đã có những đề xuất về một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN ở một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội và các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN đối với tôn giáo trong thời gian tới Nhưng đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện

Trang 36

thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Những đề xuất đó sẽ được giải quyết trong Chương 4 của luận án, tập trung ở các nội dung: quan điểm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay; phân tích và đưa ra một hệ thống các giải pháp đồng bộ, rõ ràng, cụ

thể, khả thi nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với tôn giáo

Trang 37

Kết luận chương 1

Chương 1 đã khái quát hóa các công trình khoa học, tài liệu và giáo trình giảng dạy, bồi dưỡng liên quan đến tôn giáo và công tác QLNN đối với tôn giáo Trong đó, tập trung nghiên cứu những tác phẩm, cuốn sách chuyên khảo, đề tài khoa học có nghiên cứu, tìm hiểu, bàn luận, trao đổi xung quanh chủ đề tôn giáo như: giới thiệu về nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển qua các giai đoạn, thời kỳ của các tôn giáo trên thế giới Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đạt được kết quả nhất định trong việc thu thập, hệ thống hoá các thông tin, dữ liệu, tài liệu, hồ sơ có liên quan đến lịch sử du nhập, hình thành và phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam; những vấn đề liên quan đến giá trị đạo đức, lối sống, các giá trị văn hóa của các tôn giáo gắn với, giao thoa với văn hoá dân tộc trong quá trình thâm nhập, tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc Việt Nam, cũng như thực tiễn đời sống của tín đồ tôn giáo ở Việt Nam Đồng thời, tại Chương 1, tác giả luận án đã bước đầu tìm hiểu các nghiên cứu về thể chế, thể chế QLNN của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những người làm thực tiễn trong và ngoài nước

Trên cơ sở đánh giá kết quả mà các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước có liên đến tôn giáo, đến công tác QLNN về tôn giáo và những nghiên cứu về thể chế, thể chế QLNN, tác giả đã đưa ra một số nhận xét khái quát về những nội dung, khía cạnh mà các học giả đã xây dựng được; chỉ ra những khoảng trống mà các học giả chưa nghiên cứu hoặc chưa nghiên cứu sâu Qua đó, nghiên cứu sinh xác định được những nội dung đặt ra với đề tài luận án

Đến nay, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về thể chế QLNN đối với

tôn giáo ở nước ta hiện nay Do đó, đề tài “Thể chế QLNN đối với tôn giáo ở nước ta hiện nay” là một đề tài không trùng lặp, chưa được nghiên cứu trong

bất kỳ công trình khoa học nào Đề tài mang tính lý luận và thực tiễn cao, được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ trong luận án của nghiên cứu sinh

Trang 38

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI TÔN GIÁO 2.1 Quan niệm chung về thể chế quản lý nhà nước đối với tôn giáo

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tôn giáo 2.1.1.1 Khái niệm về tôn giáo

Các kết quả khảo cổ đã minh chứng con người tồn tại cách đây từ 4 đến 6 triệu năm nhưng có đến hàng triệu năm con người không biết đến tôn giáo Hầu hết giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại (Homo Sapiens) tổ chức thành xã hội (cách đây khoảng 45.000 năm trước) thì tôn giáo mới xuất hiện với những hình thức sơ khai như: Tô-tem giáo, Ma thuật, Tang lễ… Angghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyên thủy, từ những quan niệm hết sức tối tăm của con người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ: trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là những cái trước tiên được phản ánh như thế và trong quá trình

phát triển hơn nữa thì “ở những dân tộc khác nhau, những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp”, song “chẳng bao lâu, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạ” và thoạt đầu, chúng cũng là những cái “không thể hiểu được” đối với con người, nhưng lại “thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên” Vì vậy, “những nhân vật ảo tưởng, lúc đầu chỉ phản ánh những sức mạnh huyền bí của các lực lượng tự nhiên, thì nay lại vì thế, có cả những thuộc tính xã hội và trở thành những đại biểu cho các lực lượng lịch sử” [105]

Tiếng Latinh tôn giáo - Religare: nghĩa là sự ràng buộc, sự nối liền của cái tột cùng, như sự gắn bó với Chúa, với Thượng đế, là sự phản ánh mối quan

Trang 39

hệ giữa con người và thần thánh; giữa cái linh thiêng với cái trần tục Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội, là một sản phẩm do con người tạo ra trong lịch sử Kể từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn giữ một vai trò, vị trí nhất định trong xã hội, tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh của mỗi quốc gia Khi nhà nước xuất hiện thì tôn giáo không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của quần chúng mà từng bước trở thành phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự áp bức, bóc lột, bành trướng, xâm lược của mình Tôn giáo trong thời điểm này đã có sự gắn kết chặt chẽ với chính trị và từng bước bị dân tộc hóa dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới

Hình 1 Biểu đồ các tôn giáo trên thế giới

(Nguồn https://vi.m.wikipedia.org) Định nghĩa tôn giáo thế nào, định nghĩa tôn giáo theo loại hình gì là vấn đề gây tranh cãi không chỉ trong giới xã hội học tôn giáo Tây phương mà cả ở những nhà khoa học xã hội XHCN trước đây Các nhà nghiên cứu về tôn giáo cơ bản đồng quan điểm tôn giáo có liên quan đến cái linh thiêng, cái siêu tự nhiên, cái siêu nghiệm trong thế đối nghịch với cái trần tục, cái tự nhiên, cái

duy nghiệm Giáo sư E, Durkheim đưa ra định nghĩa về tôn giáo “là một hệ thống cố kết những tín ngưỡng và thực hành có liên quan tới các sự vật linh

Trang 40

thiêng, tức là những sự vật được tách riêng ra, bị cấm đoán, đó là những tín ngưỡng và thực hành kết nối tất cả những ai tin theo thành một cộng đồng gọi là giáo hội” [113, tr.49] Max Weber cho rằng tôn giáo là “một hoạt động tập thể đặc biệt” và ông đưa ra hai khái niệm quan trọng: một là, “ngay cả khi vượt qua những lời dẫn đến dạng này hoặc dạng khác ở bên ngoài, tôn giáo có liên quan ở dưới đây, cách thức để tự suy giảm trên quả đất này”; hai là, “những hành vi mong muốn đến từ tôn giáo hoặc ma thuật là những hành vi ít tương đối, lý tính” Một trong những đóng góp của Weber chỉ ra rằng “có những dạng khác nhau của lý tính - lý tính công cụ và lý tính tinh thần và rằng ngay cả việc hợp lý hóa của tôn giáo đóng vai trò chính trong sự xuất hiện hiện đại hóa”

[52, tr.44]

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời như sự phản ánh những bất

công trong xã hội với chức năng “đền bù hư ảo” Ăng ghen cho rằng “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [107, tr 437]; “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [107, tr 569] Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện tôn giáo bắt nguồn từ chính các mâu thuẫn xã hội; “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần” [108,

tr.570] Mác và Ăngghen đã nhận thấy nguồn gốc và bản chất của tôn giáo

Trên tinh thần đó, các ông đề xuất: “chúng ta không biến những vấn đề thế tục thành thần học Chúng ta biến những vấn đề thần học thành vấn đề thế tục”

[108, tr.533] Kế thừa quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đồng thời nhận thấy vai trò quan trọng của tôn giáo trong quá trình thực hiện cách

mạng, Lê nin cho rằng “Mỗi người đều phải được hoàn toàn tự do không những muốn theo tôn giáo nào thì theo mà còn phải có quyền truyền bá bất kỳ tôn giáo

Ngày đăng: 14/09/2024, 06:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
34. Hoàng Minh Đô (2006), Đề tài khoa học cấp Bộ: “Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN
Tác giả: Hoàng Minh Đô
Năm: 2006
46. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình “Hành chính công”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành chính công
Tác giả: Học viện Hành chính
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2008
52. Đỗ Quang Hưng (2011), “Phật giáo và chính trị đầu kỷ nguyên độc lập, tiếp cận từ một luận đề của Max waber”, Tạp chí Khoa học - Đại học quốc gia Hà Nội số 27, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo và chính trị đầu kỷ nguyên độc lập, tiếp cận từ một luận đề của Max waber
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Năm: 2011
53. Đỗ Quang Hưng (2013), Đề tài trọng điểm “Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay - Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Năm: 2013
97. Phạm Hữu Xuyên (2007), Luận án Tiến sĩ Triết học “Quan điểm Hồ Chí Minh về TNTG”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm Hồ Chí Minh về TNTG
Tác giả: Phạm Hữu Xuyên
Năm: 2007
118. Henri Maspero (Lê Diên dịch) (2000), “道教與中國宗教”(Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 道教與中國宗教
Tác giả: Henri Maspero (Lê Diên dịch)
Năm: 2000
120. Jacques, Roland (2004). "Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ: Phải chăng cần viết lại lịch sử?" Nguyễn Đăng Trúc dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ: Phải chăng cần viết lại lịch sử
Tác giả: Jacques, Roland
Năm: 2004
1. Ngọc Anh, Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam,http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-chinh-sach-ton-giao,-tin-nguong/TIM-HIEU-VE-QUA-TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-TRIEN-DAO-TIN-LANH-O-VIET-NAM-1372 Link
18. Dòng mẹ chúa cứu chuộc, http://tinmung.net/nghithuc/Phung-Vu-Giai-Dap/chuc%20nu%20pho%20te%20trong%20giao%20hoi.htm Link
99. Wikipedia, Danh_sách_đơn_vị_hành_chính_tại_Việt_Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_đơn_vị_hành_chính_tại_Việt_Nam Link
2. Vũ Văn An (2020), Lệnh hành pháp về việc thăng tiến tự do tôn giáo quốc tế của Tổng thống Donald Trump,Vietcatholic.org/News/Html/256847.htm Khác
3. Đinh Văn Ân và Võ Trí Thành (2002), Thể chế - cải cách thể chế và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội Khác
4. Ban chấp hành trung ương (1990), Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990 Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới của Bộ Chính trị khóa VI Khác
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998), Chỉ thị 37/CT-TW, ngày 02/7/1998 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội Khác
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003), Nghị Quyết số 25/NQ- TW, ngày 12/3/ 2003, Về công tác tôn giáo, Hà Nội Khác
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Báo Nhân dân ngày 19/3/2011 Khác
8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 Khác
9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2013 Khác
10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2015), Tập bài giảng Tôn giáo và công tác tôn giáo (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội Khác
11. Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Báo cáo về hoạt động đối ngoại năm 2011-2020, Tài liệu lưu trữ, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w