Ông Huỳnh Phú Sổ người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo có thể được xem là một vị giáo chủ trẻ nhất tuyên bố lập đạo khi chưa tròn 20 tuổi, đã tiếp thu tư tưởng của các hệ phái tôn giáo trước
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, trong đó có Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác Bốn tôn giáo được du nhập từ nước ngoài và hai tôn giáo có nguồn gốc nội sinh là Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời muộn nhất và phát triển mạnh ở khu vực miền Tây Nam Bộ Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 2 triệu tín đồ Từ khi được thành lập cho đến nay tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo đã có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng Ông Huỳnh Phú Sổ (người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo) có thể được xem là một vị giáo chủ trẻ nhất (tuyên bố lập đạo khi chưa tròn 20 tuổi), đã tiếp thu tư tưởng của các hệ phái tôn giáo trước đó, đặc biệt là tư tưởng nhập thế của những vị sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa Ông Huỳnh Phú Sổ đã khẳng định sứ mệnh của đạo Hòa Hảo chính là học Phật tu nhân và thực hiện Tứ Ân “Ân Tổ tiên – cha mẹ, Ân Đất nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng bào – nhân loại”, trong đó ân thứ nhất và ân thứ hai là quan trọng nhất đối với một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bởi nó là tiềm thức, là tình cảm và truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Từ đó hình thành tư tưởng nhập thế “tốt đời đẹp đạo” trong cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo Đón nhận và thực hành tư tưởng nhập thế của ông Huỳnh Phú Sổ khởi xướng, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo luôn giữ gìn chánh đạo và thực hành giáo pháp, thực hiện song hành tu phước và tu huệ, học Phật và tu nhân Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tất cả là cư sĩ tại gia, vừa chuyên cần học giáo lý Nhà Phật vừa đem tinh thần và sức lực để cống hiến cho xã hội Tinh thần
2 nhân ái, hòa hiệp, tương trợ là những khái niệm luôn hiện diện trong đời sống tâm linh của đồng bào tín đồ theo Phật giáo Hòa Hảo
Theo dòng lịch sử, Phật Giáo Hòa Hảo đã phát triển rộng khắp Nam
Trong số các tỉnh thành trong cả nước, các tỉnh Tây Nam Bộ được xem là nơi có dấu ấn đậm nét nhất về sự phát triển của Phật Giáo Hòa Hảo Sau giai đoạn tạm thời lắng dịu do những biến cố lịch sử, tôn giáo này đã được Nhà nước công nhận vào tháng 6 năm 1999 Sự kiện này trở thành động lực thúc đẩy hoạt động của Phật Giáo Hòa Hảo, đem lại sự phấn khởi cho toàn thể tín đồ Các hoạt động xã hội hóa của tôn giáo này bắt đầu sôi nổi trở lại, ngày càng đa dạng và mang lại hiệu quả thiết thực Hiện nay, tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh phía Đông Nam Bộ có đông đảo tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, họ đã và đang đóng góp tích cực vào các chương trình xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng thịnh vượng.
Thành phố Cần Thơ là một địa phương có rất đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt nhiều xã trong thành phố có số lượng tín đồ theo Phật Giáo Hòa Hảo chiếm đa số Ở những nơi này, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chung tay góp sức vào các hoạt động xã hội hóa, hỗ trợ đáng kể trong những lĩnh vực mà Nhà nước chưa có điều kiện thực hiện được Học tập và làm theo lời dạy về tư tưởng nhập thế của ông Huỳnh Phú Sổ, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ không chỉ trao dồi tinh thần học Phật tu nhân mà còn cống hiến những việc làm của mình cho quê hương Cần Thơ ngày càng giàu đẹp, những việc làm ý nghĩa này đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới theo chủ trương và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tuy nhiên, đa số đồng bào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ là nông dân trình độ học vấn còn thấp, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính, nên thu nhập thấp, vẫn còn nhiều gia đình tín đồ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo Với những đặc điểm trên đã tác động không nhỏ đến Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ, tất yếu dẫn đến các hoạt động xã hội hóa của tín đồ cũng bị ảnh hưởng, bên cạnh đó do trình độ dân trí đa phần còn thấp, nhận thức pháp luật và chính trị còn hạn chế nên rất dễ bị các phần tử có tư tưởng cực đoan lợi dụng làm xấu đi hình ảnh đẹp cũng như những cống hiến to lớn của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ cho xã hội Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền quản lý về công tác tôn giáo nói chung và ở Thành phố Cần Thơ nói riêng cần phải nắm vững tư tưởng cốt lõi của Phật giáo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội vùng có nhiều tín đồ sinh sống Đồng thời nghiên cứu những phương hướng cùng với những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của Phật giáo Hòa Hảo ở thành phố Cần Thơ hiện nay Ở góc độ người nghiên cứu tư tưởng triết học tôn giáo và cũng từ những nhu cầu của thực tiễn đặt ra như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình là: “Tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo và các hoạt động xã hội hóa ở thành phố Cần Thơ hiện nay”.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Phật Giáo Hòa Hảo là một tôn giáo mới, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt tích cực và hạn chế của đời sống xã hội, cho đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến Phật Giáo Hòa Hảo
Những công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo ở Việt Nam
Ban Tôn giáo Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội, giới thiệu một số tôn giáo lớn ở Việt Nam; Lữ Khánh (1994), Quan điểm nhiệm vụ và chính sách đối với tôn giáo – những tôn giáo hiện nay, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, trình bày những chính sách của Nhà nước đối với một số tôn giáo được thừa nhận tư cách pháp nhân; Nguyễn Đức Lữ (2012), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, giới thiệu về quá trình hình thành tôn giáo, những lý luận cơ bản về tôn giáo, tình hình tôn giáo và những chính sách đối với tôn giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ; Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, giới thiệu những tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam và một số tôn giáo phổ biến hiện nay; Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trình bày lý luận chung về tôn giáo, diễn biến và tình hình hoạt động của một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo
Những công trình nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng Nam Bộ
Bùi Thị Kim Quỳ (1990), Đôi điều suy nghĩ về sinh hoạt tín ngưỡng ở nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Xã hội, Hà Nội, giới thiệu đến người đọc những đặc trưng về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, đặc biệt là những nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long; Ngô Văn Lệ (1994), Thử nêu một vài nguyên nhân dẫn đến sự ra đời các tôn giáo miền Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Viện Nghiên cứu Phật học, trình bày những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự xuất hiện của một số tôn giáo ở miền Nam Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỳ 20; Nguyễn Phước Tài (2013),
Mối quan hệ giữa các tôn giáo từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa
5 đến Phật Giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Triết học (ĐH KHXH&NV-ĐHQG TP.HCM) chỉ ra mối liên hệ kế thừa tư tưởng từ "Bửu Sơn Kỳ Hương" đến "Tứ Ân Hiếu Nghĩa" và Phật giáo Hòa Hảo Minh Chi (1992) giải thích sự đa dạng tôn giáo miền Nam là hiện tượng xã hội do điều kiện khách quan, chủ quan (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam) Đặng Thế Đại (1998) giới thiệu diễn trình tín ngưỡng dân gian, tôn giáo bản địa và ngoại nhập ở Việt Nam Đinh Văn Hạnh (1995) tìm hiểu cội nguồn tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thời đại, Hội Dân tộc học Việt Nam số 6,7, trình bày những nguyên nhân và nguồn gốc hình thành các tôn giáo ở vùng đồng bằng châu thổ Sông
Cửu Long; Đinh Văn Hạnh (1996), Tứ Ân – Nguyên lý đặc trưng của Bửu
Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Hòa Hảo, Tạp chí Khoa học Xã hội,
Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí Minh, Số chuyên đề Quý II, trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Tứ Ân, đó cũng chính là đặc điểm tư tưởng chung của ba tôn giáo bản địa, ở mỗi tôn giáo quan điểm về tứ ân có sự sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của từng tôn giáo; Phạm Bích Hợp (2007),
Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, giới thiệu sơ lược quá trình nam tiến và khẩn hoang Nam Bộ, bên cạnh đó những lưu dân đã đem theo những tín ngưỡng ở địa phương mình đến vùng đất mới, sách còn trình bày nguồn gốc và nội dung tư tưởng cốt lõi của các tôn giáo bản địa vùng đồng bằng Sông Cửu Long; Đỗ Quang Hưng (2001), tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Vương
Kim (1966), Bửu Sơn Kỳ Hương, Nxb Long Hoa, Sài Gòn, giới thiệu về tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, giải thích tên gọi, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển, nội dung tư tưởng giáo lý, tổ chức và nghi lễ của Bửu Sơn
Những công trình nghiên cứu về Phật Giáo Hòa Hảo Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng Sông Cửu Long của
Luận án của Nguyễn Hoàng Sa (1999) trình bày quan điểm Mác-xít về tôn giáo và phân tích điều kiện, nguyên nhân xuất hiện của Phật giáo Hòa Hảo ở đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu của Lâm Quang Láng (2007) tập trung vào hệ thống giáo hội cũng như các tổ chức chính trị, quân sự của Phật giáo Hòa Hảo từ 1945 đến 1975.
Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam
Bộ, TP Hồ Chí Minh, luận án trình bày về bộ máy hành chính của Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt là tổ chức chính trị quân sự của Phật Giáo Hòa Hảo giai đoạn 1945 – 1975; Bùi Thị Thu Hà (2012), Phật Giáo Hòa Hảo tri thức cơ bản, Nxb Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, sách trình bày những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất về Phật Giáo Hòa Hảo, cung cấp cho đọc giả kiến thức sơ yếu và tổng quan về Phật giáo ở Nam Bộ; Bùi Thị Thu Hà (1998), Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NCLS số 4, bài viết nói về vai trò của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; Bùi Thị Thu Hà (1996), Công tác Hòa Hảo vận của Đảng bộ An Giang trong kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, Tạp chí NCLS Đảng, số 9, bài viết khái quát lại những quá trình thực hiện công tác dân vận đối với tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo trong hai cuộc
7 kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Đảng bộ An giang, một tỉnh có số lượng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông nhất vùng Nam Bộ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới kinh tế; Bùi Thị Thu Hà (2002), Đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo ở
An Giang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Luận án tiến sĩ, luận án tìm hiểu vai trò của quần chúng tín đồ đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975, qua đó thấy được vai trò của Đảng bộ An Giang trong công tác vận động tín đồ theo Phật Giáo Hòa Hảo, góp phần to lớn vào những chiến thắng vẻ vang ở địa phương; Nguyễn Văn Hầu (1969), Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo, Nxb Hương Sen, Sài Gòn, giải đáp những thắc mắc của tín đồ và học giả về Phật Giáo Hòa Hảo thông qua hình thức hỏi - đáp; Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Căn cốt giáo lí của Phật Giáo Hòa Hảo: “Học Phật tu nhân” hay “Tu nhân học Phật”,
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Số 3, bài viết nếu lên một vấn đề chưa được làm sáng tỏ như tư tưởng cốt lõi của giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo là “học
Phật – tu nhân” hay “tu nhân – học Phật”, từ đó làm rõ những quan điểm trước đó chưa được thống nhất; Lê Thành Thảo (1974), Sinh hoạt Phật Giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia, tiểu luận, trường Đại học Văn khoa, Sài Gòn, tiểu luận trình bày đôi nét về đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo ở Tây Nam Bộ; Nguyễn Văn Hầu (1973), Vấn đề giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo qua một số trước tác của Đức Huỳnh giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 12, Hà Nội, bài viết tìm hiểu những yếu tố và tiền đề hình thành nên giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo qua những tác phẩm của ông Huỳnh Phú Sổ - người sáng lập ra Phật Giáo Hòa Hảo; Mai Thị Thanh (2012), Ảnh hưởng của Phật Giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Ngoài ra, để phục vụ cho đề tài luận văn, tác giả còn tổ chức điền dã để tiếp cận và phỏng vấn các tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ Trên cơ sở lý luận trên luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, quy nạp – diễn dịch, khai thác và xử lý tài liệu, tổng kết thực tiễn, khái quát hóa…
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần vào việc nhận thức thêm về Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt là tư tưởng giáo lý cơ bản Phật Giáo Hòa Hảo, với sự ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống đạo đức tâm linh của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thể hiện thông qua các hoạt động xã hội hóa của đồng bào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ hiện nay
Kết quả của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học và những minh chứng về sự cống hiến của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ nói riêng và Phật Giáo Hòa Hảo nói chung cho xã hội; qua đó làm cơ sở để các cấp chính quyền có những chính sách quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo phát huy hơn nữa những đóng góp của mình cho xã hội, đồng thời làm cho tư liệu nghiên cứu về Phật Giáo Hòa Hảo ngày càng đa dạng và sâu sắc hơn.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 2 chương và
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Khái quát lịch sử Phật giáo Hòa Hảo
1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo
1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Hòa Hảo
Phật Giáo Hòa Hảo được thành lập vào thập niên 30 của thế kỷ XX ở khu vực miền Tây Nam Bộ, vị giáo chủ sáng lập nên tôn giáo này là ông Huỳnh Phú Sổ, đây là một trong hai tôn giáo nội sinh của Việt Nam, có ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân ở miền đất phía Nam Việt Nam, đa số tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo là quần chúng nông dân cùng khổ dưới ách thống trị hà khắc của thực dân, quan lại địa chủ phong kiến
Tình hình thế giới trong giai đoạn lịch sử nêu trên có nhiều biến động mạnh mẽ, các nước tư bản chủ nghĩa đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế làm xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thực dân ngày càng gay gắt và thế giới, đứng trước bờ vực chiến tranh khốc liệt toàn cầu Thời điểm này, nước Việt Nam chỉ là một dân tộc nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, trong nước các thế lực của triều đình phong kiến yếu hèn đã không bảo vệ được non sông gấm vóc, không những vậy, vua quan nhà Nguyễn lo sợ mất quyền lợi của mình đã không ngần ngại dâng đất cho giặc, làm tay sai và đàn áp các phong trào yêu nước của quần chúng nhân dân Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) đã xảy ra và tất yếu một thuộc địa của Pháp như Việt Nam không thể tránh khỏi bị tai họa, để có quân lực và tài lực cho chính quốc, thực dân Pháp ra sức thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), con người và của cải của nông dân bị cường hào ác bá – tay sai của thực dân Pháp ra sức
12 vơ vét, bóc lột dã man, trước đó dân ta lầm than cơ cực trăm điều giờ càng điêu tàn, thảm hại hơn Đứng trước cảnh nước mất nhà tan dân ta sôi sục căm hờn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy phản kháng nhưng tất cả bị đều bị dìm trong biển máu Một số quần chúng mất niềm tin trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng cho mình đã tìm đến tôn giáo như tìm kiếm một sự che chở, cứu rỗi
Tuy nhiên, trong xã hội đương thời, các tôn giáo truyền thống của người Việt như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo không còn thích ứng với thời cuộc Nếu như thời Lý – Trần Phật giáo là hệ tư tưởng cơ bản của giai cấp phong kiến, là nền tảng cho phong hóa kỷ cương và thước mực của đạo đức, nhân cách, phẩm chất của con người, làm cho nước ta thời ấy có một nền văn hiến nổi bật và rực rỡ Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo không thể giải quyết được những vấn đề mới xuất hiện trong đời sống thực tiễn khi phương thức sản xuất phong kiến dần được thay thế bằng phương thức sản xuất tư bản (đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là tình trạng nửa thuộc địa, nửa phong kiến hay giai đoạn tiền tư bản)
Sau thời Lý – Trần, Nho giáo ngày càng chiếm vị trí quan trọng khi được các thế lực phong kiến tiếp nhận và chọn làm hệ tư tưởng chính thống phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị Tuy nhiên, khi hoàn cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, nền kỹ nghệ hiện đại và hệ tư tưởng tư sản Phương Tây được truyền bá vào Việt Nam đã làm thay đổi nhanh chóng ý thức hệ của người Việt Nam, những ràng buộc, những tín điều hà khắc, những quan điểm bảo thủ của Nho giáo càng bộc lộ những hạn chế Những luân lý tưởng chừng bất biến theo thời gian giờ lại thay đổi nhanh chóng và khó mà đáp ứng trước sự biến đổi của đời sống xã hội như đạo lý “tam cương, ngũ thường” hay “tam tòng, tứ đức” Với lối sống đề cao cái tôi và tự do cá nhân của thế giới tư bản đã công phá mạnh mẽ nền đạo đức của Nho giáo Do đó, tư
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20, khi Nho giáo dần mất đi vị thế về đạo đức, cùng với tâm lý của những lưu dân di cư khai phá vùng đất Nam Bộ, nhu cầu về một giáo thuyết mới đã xuất hiện Phật giáo Hòa Hảo đã ra đời đáp ứng nhu cầu đó, trở thành một điểm tựa tinh thần và chuẩn mực đạo đức giúp định hướng thái độ sống của quần chúng lao động.
Mặt khác, ở Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó, hệ tư tưởng tư sản vẫn chưa được hình thành Giai cấp tiểu tư sản và giai cấp trí thức yêu nước đã được hình thành nhưng bế tắc về con đường cứu nước khi hàng loạt những ý tưởng canh tân đất nước lần lượt thất bại Từ đầu thế kỷ XX, sau khi các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân ta lần lượt bị dập tắt, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), trong xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa và chuyển biến về đời sống và tư tưởng rõ rệt, các tầng lớp tiểu tư sản trí thức được hình thành Khởi xướng phong trào cứu nước theo hướng mới, canh tân đất nước, chủ trương cứu nước và giành độc lập bằng con đường phát triển kinh tế Mở đầu là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đề xuất, rồi phong trào Duy Tân ở Trung kỳ của Phan Châu Trinh đều lần lượt rơi vào bế tắc rồi thất bại nhanh chóng Tầng lớp quý tộc, phong kiến có tinh thần ái quốc lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm vẫn không thắng lợi Tất cả những yếu tố trên gây ra một tâm lý hụt hẫng, hoang man trong quần chúng lao động, bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn nhưng không thể phản kháng trước thế lực ngoại xâm quá mạnh, nỗi đau triền miên về tinh thần cho kiếp nô lệ, càng làm cho nhân dân Nam Bộ khát khao một điểm tựa tinh thần để họ vượt qua được những bế tắc trong đời sống xã hội Trong bối cảnh đó, việc ông Huỳnh
Phú Sổ sáng lập ra một tôn giáo mới dựa trên những yêu cầu cấp thiết về mặt tinh thần của xã hội đương thời đã bù đắp nỗi đau tinh thần của những lớp người cùng khổ
Tất cả những yếu tố trên là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo, đáp ứng được nguyện vọng, tạo điểm tựa tinh thần và niềm tin vào tương lai của những người nông dân đang bị áp bức, bóc lột
1.1.1.2 Vai trò của ông Huỳnh Phú Sổ trong việc sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo
Giáo chủ của Phật Giáo Hòa Hảo tên thật là Huỳnh Phú Sổ, sinh ngày
15 tháng 01 năm 1920, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) Ông Huỳnh Công Bộ (cha của ông Huỳnh Phú Sổ) là một trong những người tiên phong đi khai phá vùng đất mới (Cù lao huyện Phú Tân), nên ông là người có địa vị và danh tiếng trong vùng Vì vậy, ông Huỳnh Phú Sổ được giáo dục và học hành thuận lợi hơn những thiếu niên cùng lứa tuổi
Học hết sơ đẳng, ông học tiếp bậc tiểu học tại trường Tiểu học bổ túc Tân Châu Nhưng do sức khỏe yếu ớt không có điều kiện để học tiếp lại bệnh tật ông phải nghỉ học
Sau nhiều lần đi chữa bệnh khắp nơi không khỏi, ông bà Hương Cả gửi ông Huỳnh Phú Sổ lên vùng Thất sơn tìm thầy trị bệnh Tại đây ông Huỳnh Phú Sổ được một ông đạo vừa có kiến thức về đạo pháp, vừa có tài trị bệnh bằng thuốc nam, nhân dân trong vùng gọi là ông Đạo Xom (tên thật là Lê Hồng Nhật), tu trên núi Trà Sư, là người vừa trị bệnh vừa truyền đạo pháp cho ông Huỳnh Phú Sổ
Trong quá trình chữa bệnh và học đạo, ông Huỳnh Phú Sổ đã tích lũy vốn kiến thức y học dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa tư tưởng từ hai tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa Riêng tại vùng Thất Sơn, ông đã học được nhiều bài thuốc quý và quan niệm chữa bệnh theo nguyên tắc "lấy thuốc Nam chữa người Nam".
Sơn, ông Huỳnh Phú Sổ cũng đã có dịp tiếp xúc với các sĩ phu yêu nước của phái “Binh Gia Nghị”, đây là những nhà yêu nước đang ẩn mình trong vùng Thất Sơn để chờ cơ hội kháng chiến chống Pháp [22], qua tổ chức này, ông Huỳnh Phú Sổ càng nung nấu một ý chí căm thù giặc sâu sắc, ra sức kêu gọi nông dân đoàn kết đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam
Năm 1937, thầy Đạo Xom mất, ông Huỳnh Phú Sổ trở về quê nhà, khi nơi đây đang xảy ra dịch bệnh Nhân lúc này, ông đem kiến thức về y học mà mình đã học được ra trị bệnh cứu người Vừa trị bệnh ông vừa thuyết pháp đã gây sự chú ý của nhân dân trong vùng Vì vậy, tiếng tăm về tài chữa bệnh của ông lan đi nhanh chóng Nhân dân trong vùng xem ông như một vị Phật sống, rất mực khâm phục và tôn kính
Tư tưởng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo
1.2.1 Hệ thống giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo
Trong bối cảnh chính trị xã hội của miền Nam Việt Nam vào những năm Pháp thuộc và cai trị hà khắc của chế độ phong kiến, đa phần người dân không biết chữ, trình độ học vấn thấp Phần lớn người nông dân điều
38 dốt nát, lạc hậu và không có điều kiện tiếp thu những tri thức từ thế giới văn minh bên ngoài Đó cũng là một trong những chính sách thâm độc của thực dân, phong kiến muốn người dân ngu, dốt để dễ bề cai trị Vì vậy, khi khai đạo, ông Huỳnh Phú Sổ đã có chủ ý quan tâm đến những người nông dân, giai cấp bị áp bức nhiều nhất của xã hội nên ông đã dùng những lời thơ đơn giản, mộc mạc dễ hiểu, dễ nhớ làm phương tiện truyền đạo Tư tưởng giáo lí của Phật Giáo Hòa Hảo gồm hai nội dung: Các tác phẩm của ông Huỳnh Phú Sổ và nội dung tư tưởng giáo lý của ông Huỳnh Phú Sổ
Các tác phẩm của ông Huỳnh Phú Sổ
Các tác phẩm của ông Huỳnh Phú Sổ được thể hiện trong quyển “Sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ” gồm những bài sấm kệ do ông Huỳnh Phú Sổ viết, Sấm giảng có 2 phần:
Phần thứ nhất: Sấm giảng giáo lý
Phần thứ hai: Thi văn giáo lý
Những tác phẩm được viết riêng của ông Huỳnh Phú Sổ
1 Sấm giảng khuyên người đời tu niệm
2 Kệ dân của người khùng
6 Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo
Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm, đây là quyển mà ông đã viết vào năm Kỹ Mão 1939, tại làng Hòa Hảo gồm có 912 câu, dưới dạng thơ lục bát, như tên gọi của Sấm giảng, nội dung của nó là những lời khuyên, lời thức tỉnh chân thành đến lê dân bá tánh, bất kể thành phần giai cấp nào cũng được ông Huỳnh Phú Sổ quan tâm và khuyên răn
Mở đầu sấm giảng là những câu tiên tri về sự tồn vong của thế giới loài người trên trái đất Xã hội mà con người hiện đại đang sống có lắm điều tội lỗi, cần phải thay bằng một xã hội tốt đẹp hơn, đạo đức hơn
“Hạ ngươn nay đã hết đời, Phong ba biến chuyển đổi đời gia cang
Năm Mèo Kỷ Mão rõ ràng, Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi…” [71; 25] Để giáo hóa được chúng sinh, ông đã phải cải trang thành nhiều hạng người khác nhau, trước khi lập đạo, ông vừa chữa bệnh vừa thuyết giảng với những lời tiên tri về xã hội trong tương lai, lời giảng mang màu sắc huyền bí Ông nói điều thiên cơ với mong muốn người có lương tri sẽ hiểu và giác ngộ, lời lẽ rất uyên thâm và có phần kì quặc nên khiến cho một số người cười chê và cho đó là lời nói viễn vong, không có thực, còn hạng người có lòng tu hiền, nghe những lời rao giảng của ngài thì tỏ ra lo lắng và lắm điều suy nghĩ
“Cơ thâm thì họa diệt thâm, Nào trong sách sử có lầm ở đâu
Người khôn nghe nói càng rầu, Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo…”[71; 25]
Quyển thứ hai: Kệ dân của người khùng, quyển này được ông viết ngày 12 tháng 9 năm 1939, gồm có 476 câu, được viết dưới dạng thơ thất ngôn Nội dung cũng có ý giống quyển thứ nhất về việc cảnh tỉnh người u mê trong cõi trần tục Đặc điểm của quyển này là quan điểm của ông về cách tu hành sao cho giải thoát khỏi bể khổ của nhân gian và tìm về cõi tây phương cực lạc
Quyển thứ ba, Sấm giảng (văn lục bát, dài 612 câu, xuất bản lần đầu năm 1939) Quyển này ông Huỳnh Phú Sổ định hướng cách tu hành cho
40 người tín đồ, trước hết là phải tu tâm theo Phật tính, sau đó mới tu nhân Trong các đạo hạnh tốt đẹp của người tu hành thì đạo hiếu là quan trọng nhất, là nguồn gốc cho mọi sự tốt đẹp khác
Quyển thứ tư, Giác mê tâm kệ (văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, xuất bản lần đầu năm 1939) Quyển này ông Huỳnh Phú Sổ thể hiện sự khuyến khích tu hành Ngoài ra ông còn luận về vấn đề học Phật - tu nhân, kêu gọi tín đồ tu hành theo Pháp môn Tịnh độ tông, là phương pháp tu hành giữ tâm thanh tịnh, trong sạch để hướng đến giác ngộ Bên cạnh đó, ông Huỳnh Phú Sổ còn luận về cách tu hiền, chỉ dẫn cho người tín đồ biết cách đối nhân xử thế như thế nào để hợp với lẽ phải
Quyển thứ năm, Khuyến thiện (Đoạn thứ nhất và đoạn cuối cùng viết bằng lối lục bát, đoạn giữa viết bằng lối thất ngôn, dài 756 câu, xuất bản lần đầu 1942 Quyển này thể hiện đường hướng đạo pháp của Phật Giáo Hòa Hảo chính là khuyến thiện và nhập thế, ông nhấn mạnh phương thức tu hành của tôn giáo do mình sáng là tu tại gia, tín đồ của ông tất cả đều là cư sĩ tại gia, trong đó Pháp môn Tịnh độ được ông chọn làm phương pháp tu hành căn bản, vì nó phù hợp với hoàn cảnh xã hội, phù hợp với trình độ và căn cơ của đông đảo quần chúng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Quyển thứ sáu: Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo hay còn gọi là “tôn chỉ hành đạo” của Phật Giáo Hòa Hảo
Mỗi tôn giáo ngoài giáo lí còn có giáo luật để định ra những qui tắc mà một tín đồ phải thường hành để đạt được thành quả của sự tu hành Phật Giáo Hòa Hảo cũng không ngoại lệ Tuy nhiên, do hoàn cảnh chính trị xã hội rối ren nên từ khi khai đạo cho đến năm 1945 tức là 6 năm sau ông Huỳnh Phú Sổ mới có điều kiện để hệ thống lại những phương thức tu hành hay còn gọi là tôn chỉ hành đạo
Nội dung của quyển thứ sáu gồm có: Lời nói đầu, những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền, luận về Tam nghiệp, luận về Bát Chánh đạo, cách thờ phượng và sự ăn ở của một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Ngoài ra, nội dung của sách còn đề cập đến việc tang, hôn nhân cũng như sự cúng lạy của người cư sĩ tại gia và cuối cùng là lời khuyên bổn đạo
Phần thứ hai: Thi văn giáo lí Phật Giáo Hòa Hảo của ông Huỳnh Phú
Sổ Đây là những bài do tín đồ của đạo sưu tầm, đó là những bài được ông Huỳnh Phú Sổ viết từ ngày khai đạo 14 tháng 7 năm 1939 cho đến sự kiện Đốc Vàng dẫn đến sự vắng mặt của ông Huỳnh Phú Sổ vào ngày 25 tháng
2 năm 1947 Các tác phẩm được chia theo năm sáng tác, liên tục chín năm từ năm 1939 đến năm 1947 Phần này khoảng 200 bài, với nhiều nội dung khác nhau: Những bài thơ, bài vịnh, những bài luận về tôn giáo và một số toa thuốc nam do ông Huỳnh Phú Sổ sưu tầm để phổ biến cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
1.2.2 Nội dung tư tưởng giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo
Tư tưởng cốt lõi của Phật Giáo Hòa Hảo là "học Phật - tu nhân" Tư tưởng này kế thừa từ các tôn giáo trước đó, đặc biệt là Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa Tuy nhiên, tư tưởng "học Phật - tu nhân" của Phật Giáo Hòa Hảo vẫn có những đặc điểm riêng biệt Ông Huỳnh Phú Sổ lựa chọn pháp môn này xây dựng Phật Giáo Hòa Hảo vì mục đích cứu độ chúng sanh, giúp họ sống trong đời Thượng Ngươn an lạc.
Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
1.3.1 Vai trò của Phật Giáo Hòa Hảo trong hoạt động kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ Đa số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân, cho đến nay tình hình này vẫn chưa có sự thay đổi nhiều, thêm vào đó là một số tầng lớp tiểu thương và trí thức gia nhập đạo nhưng vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp Cho nên bản chất của Phật Giáo Hòa Hảo vẫn còn giữ được nét thuần chất của người nông dân Nam Bộ Ngay từ khi thành lập đạo, ông Huỳnh Phú Sổ đã xác định bản thân mình là cư sĩ canh điền (nông dân), một mặt ông truyền bá Phật pháp, một mặt ông còn chăm lo đến đời sống kinh tế của quần chúng tín đồ Đối với người nông dân, mảnh ruộng, con trâu, cái cày là cả một gia tài bởi nó là tư liệu sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp lúc bấy giờ, đặc biệt là nghề trồng lúa nước Những lưu dân đến vùng đất Nam Bộ khai phá đã mang trong mình khao khát có được những vùng đất trù phú hơn và sản xuất tốt hơn Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ quê nhà, những người lưu dân đã tiến hành sản xuất nghề lúa nước trên vùng đất khẩn hoang được
Nếu khẳng định rằng tuyệt đại đa số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân Nam Bộ thì không thể phủ nhận cống hiến của người tín đồ nông dân cho sự phát triển kinh tế ở địa phương, nhất là lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn xếp hạng thứ 2 thứ 3 trên thế giới, đối với thành tựu như trên, không thể không kể đến những đóng góp tích cực của quần chúng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho nền kinh tế đất nước Ông Huỳnh Phú Sổ luôn căn dặn tín đồ phải biết siêng năng, cần cù và chăm chỉ làm ăn, bản thân của ông cũng có một trại ruộng và làm gương cho tín đồ về sự chí thú làm ăn, phát triển nông nghiệp Muốn giúp đỡ đồng
66 bào trước hết người tín đồ phải có của ăn của để thì mới bố thí, còn nếu kinh tế gia đình túng thiếu thì rất khó giúp đỡ người khác bởi bản thân mình còn chưa lo xong làm sao giúp đỡ người khác
Ngay trong lời khuyên bổn đạo của ông Huỳnh Phú Sổ, trong Điều thứ nhì, ông đã căn dặn người tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo “chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn…”[71; 178] là người tín đồ chân chính phải biết lo sản xuất phát triển kinh tế, nhưng làm ăn như thế nào thì ông Huỳnh Phú Sổ cũng căn dặn rất kỹ “cách làm ăn phải y như trong mục Bát Chánh đã dạy:
- Bỏ những sự bất chánh: Lường cân, tráo đấu, buôn lậu, đầu cơ, buôn rượu, bán thuốc phiện…
- Làm những nghề lương thiện, không có lường gạt ai, bỏ những thói gian xảo…” [71;172]
Với tư tưởng nhập thế, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo luôn làm theo lời căn dặn của vị giáo chủ của mình, hăng say sản xuất và tích cực làm những công việc ích nước lợi dân Trong thời Nhật – Pháp đánh nhau ở miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản tạm thời cai trị và thực hiện chính sách nhổ lúa trồng đai làm cho hai triệu đồng bào ta chết đói vào năm 1945 Trước cảnh đồng bào ta đang lâm vào cảnh khốn cùng do giặc gây ra Ông Huỳnh Phú Sổ đã sáng tác bài “Khuyến Nông”, kêu gọi toàn thể đồng bào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ra sức sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung vào nghề trồng lúa để lấy gạo cứu đói đồng bào miền Bắc đang trong thời điểm nguy kịch
“…Thấy con số chết mới kinh nguy Cũng tại vì Tây – Di bày kế
Phá hoại nền kinh tế nước ta
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông
Nắm tay trở lại cánh đồng Cần lao, nhẫn nại Lạc Long tổ truyền” [71; 423] Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo sản xuất trong thời chiến tranh là để cứu nguy cho đồng bào và đồng thời làm hậu phương vững chắc cho các chiến sĩ tham gia kháng chiến
Ngày nay, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trở về với vai trò người nông dân khuyến thiện, sản xuất và phát triển kinh tế chân chính Các tín đồ trong đạo động viên nhau học tập kinh nghiệm trồng lúa chất lượng cao, thu hoạch bội thu, làm tăng sản lượng lúa gạo của đồng bằng Sông Cửu Long, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và có điều kiện thực hiện những việc thiện theo nhu cầu tâm linh của họ Bên cạnh đó, những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo còn tích cực học nghề, có việc làm ổn định và tăng thu nhập cho cá nhân, nên giảm được tình trạng thất nghiệp, xóa bỏ các tệ nạn xã hội Hiện nay, số lượng vật chất mà đồng bào tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đóng góp cho xã hội tăng qua các năm Sau đây là số lượng tiền mà tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo của 16 tỉnh (thành phố) đóng góp cho xã hội
(Trích Báo cáo số liệu hoạt động xã hội của Ban Từ thiện xã hội – Ban trị Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo năm 2015)
Dựa trên những số liệu thống kê, đời sống kinh tế của tín đồ đã có những bước phát triển vượt bậc Sự thịnh vượng về kinh tế đóng vai trò là động lực và điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đời sống tín đồ, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các hoạt động tôn giáo.
68 trọng cho các tín đồ thực hiện công tác xã hội hóa cho địa phương mình ngày càng nhiều hơn và chất lượng hơn
Chính Phủ ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập gồm 19 tiêu chí, mặc dù được cấp trung ương cấp kinh phí về các địa phương để thực hiện, nhưng vẫn còn hạn chế do nguồn kinh phí quốc gia có giới hạn Do đó, việc hợp tác giữa nhân dân và Nhà nước trong việc thực hiện các công trình phúc lợi xã hội là hết sức cần thiết Tại những địa phương có đông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vấn đề phối hợp giữa nhân dân và chính quyền địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới được biểu hiện rất nổi bật
Phật giáo Hòa Hảo đóng góp đáng kể vào các tiêu chí nông thôn mới Các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hòa Hảo thời gian qua bao gồm hai mảng chính: từ thiện và xã hội.
Các hoạt động từ thiện của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Bếp ăn tình thương: Một hoạt động được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ 20, đây là hoạt động nổi bật từ khi Phật Giáo Hòa Hảo được công nhận tư cách pháp nhân Ngày nay, các bếp ăn từ thiện đã đi vào hoạt động trong các bệnh viện phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Bên cạnh đó còn có bếp ăn tình thương phục vụ miễn phí cho các em học sinh, sinh viên, người lao động nghèo hoặc bán với giá rất thấp Các địa phương có hoạt động bếp ăn từ thiện phát triển là Hậu Giang, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Nai….Hiện nay Ban Từ thiện xã hội đang thực hiện chuyên đề “bếp ăn từ thiện góp phần an sinh xã hội”, bước đầu thí điểm các bếp ăn xã hội vào các ngày trong tháng như: 4 ngày (14,15,29,30 âm lịch) hoặc 2 ngày (15,30 âm lịch) Cứ năm năm một lần sẽ tổng kết
69 công tác bếp ăn từ thiện để kiểm điểm và đề ra phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo
Vì người nghèo: Hoạt động giúp đỡ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống không phân biệt đối tượng và đa dạng về hình thức Phổ biến là hoạt động phát quà cho bà con nghèo và bà con ở những vùng khó khăn như biên giới, vùng dân tộc thiểu số, bà con gặp thiên tai, các nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ mồ côi, nhận trợ cấp thường xuyên người già neo đơn, những người vô gia cư Các địa phương có tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thực hiện tốt công tác này như: TP Hồ Chí Minh, An Giang…
Hỗ trợ bệnh nhân nghèo: Bệnh tật là một trong những cái khổ sinh, lão, bệnh, tử, đối với người nghèo thì cái khổ về bệnh càng nhiều hơn khi họ không có kinh phí trị bệnh Nhằm thiết thực giúp đỡ những người đang gặp khó khăn vướng phải bệnh tật, trong đó có hoạt động mổ mắt nhân đạo, được thực hiện từ rất sớm và hiện nay hoạt động này đã phát triển đều khắp trong khu vực Hoạt động hỗ trợ tiền điều trị, tiền viện phí, chuyển viện cho bệnh nhân nghèo đang được thực hiện rộng khắp tại hầu hết các bệnh viện ở miền tây
Một số địa phương đã thực hiện nghĩa cử cao đẹp hỗ trợ hòm, đồ tẩm liệm, gạo cho gia đình nghèo có tang Đặc biệt, địa phương còn xây dựng nghĩa trang nhân dân, hỗ trợ xây mộ cho gia đình khó khăn mà không thu phí Những hành động này thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vượt qua nỗi mất mát và an lòng tiễn biệt người thân.
Các hoạt động xã hội của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo
Các hoạt động chăm lo tết cho người nghèo: Hoạt động này được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, Ban Trị sự Trung ương phát động tham gia nên hầu như tất cả các Ban Trị sự đều phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc địa phương vận động tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, các nhà hảo tâm địa phương
PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY
Phật giáo Hòa Hảo với đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay
2.1.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ
2.1.1.1 Vài nét về lịch sử, địa lý của Thành phố Cần Thơ
Thành Phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu Giang, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km 2 , chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức xuất hiện trên bản đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, vùng đất Trấn Giang cũng có nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.
Năm 1832, vua Minh Mạng thành lập Nam Kỳ Lục Tỉnh gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên Trong đó, Cần Thơ khi đó thuộc huyện Phong Phú, huyện Tuy Biên, tỉnh An Giang.
Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh
Sau ngày 30/4/1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương
Thiện hợp nhất thành lập tỉnh Hậu Giang
Tháng 3 năm 1976, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất thành lập tỉnh Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ
Năm 1991, tỉnh Hậu Giang được tách làm hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng Ngày 26/11/2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết Số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành hai đơn vị hành chính cấp tỉnh là Thành Phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang Đơn vị hành chính của Thành Phố Cần Thơ hiện nay gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường)
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế, con người, văn hóa, tôn giáo của thành phố Cần Thơ Đặc điểm về kinh tế Thành Phố Cần Thơ
Qua 10 năm phát triển (2004 - 2013), Thành Phố Cần Thơ đã đạt những thành tựu khá toàn diện, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau: Cơ cấu kinh tế (giá thực tế) chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp giảm từ 20,76% xuống còn 8,61%, công nghiệp - xây dựng tăng từ
38,41% lên 38,92%, dịch vụ tăng từ 40,82% lên 52,47% [98] Định hướng cơ cấu kinh tế thành phố sau năm 2020 là “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao”; đến năm 2030 khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm 98% trong cơ cấu kinh tế; Thành Phố Cần Thơ sẽ là một trung tâm du lịch, trung tâm giao thương và phân phối hàng hóa [98] Sau khi Thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực trung ương, hoạt động kinh tế phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Qui mô dân số hợp lí và vị trí trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long nên Thành phố Cần Thơ có điều kiện thuận lợi nhất định trong việc phát triển kinh tế xã hội Đặc điểm về người Cần Thơ
Người Cần Thơ có nhiều đặc điểm chung với người dân của các tỉnh miền Tây Nam Bộ vì họ có chung nguồn gốc là lưu dân đi khẩn hoang vùng đất mới Tuy nhiên, người Cần Thơ vẫn có những nét đặc trưng riêng về tính cách, từ đó hình thành nên những giá trị độc đáo khác biệt với các địa phương còn lại của Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hội thảo khoa học đầu tiên của Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ diễn ra với chủ đề "Đất và người Cần Thơ" khẳng định bối cảnh không gian văn hóa, kinh tế và xã hội của vùng đất Cần Thơ đã hình thành tính cách của con người nơi đây.
Trước đó, Nghị Quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị có ghi: “Xây dựng người Cần Thơ trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch” Những tiêu chí trên chính là những tính từ để xác định tính cách của người Cần Thơ đồng thời cũng là những tiêu chuẩn về nhân cách của người Cần Thơ Do điều kiện lịch sử khách quan và chủ quan của con người trong quá trình khẩn hoang, xây dựng kinh tế vùng đất mới đã dần dần hình thành nên những nét tính cách đặc trưng như trên Đặc điểm về văn hóa của Thành Phố Cần Thơ
Thành Phố Cần Thơ có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời của các bậc tiền nhân để lại, trong đó có nhiều công trình di tích lịch sử cấp Quốc gia như: Đình Bình Thủy, Chùa Long Quang, Chùa Ông, Nhà thờ Họ Dương, Chùa Nam Nhã, Mộ nhà thơ Phan Văn Trị, Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Khám Lớn Cần Thơ, Chùa Hội Linh và các công trình di tích cấp thành phố khác
Sinh hoạt văn hóa của người Cần Thơ rất đa dạng, năm 1833 có “Tao Đàn Bà Đồ” do bà Nguyễn Thị Nguyệt sáng lập và cũng là nơi hội tụ các nho sĩ yêu nước Ngoài ra trong dân gian còn có loại hình nghệ thuật rất
84 phổ biến cho đến ngày nay là “Đờn ca tài tử” Văn hóa ẩm thực Cần Thơ rất đặc sắc và đa dạng với nhiều món ăn đậm chất miền Tây Nam Bộ Đặc điểm về tôn giáo ở Thành Phố Cần Thơ
Tôn giáo ở Thành phố Cần Thơ gồm có Phật giáo, Phật giáo Nam Tông, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Công Giáo và một số tôn giáo khác
Quá trình phát triển của Thành Phố Cần Thơ từng bước hình thành vị trí Tây Đô Sự phát triển của các tôn giáo Thành Phố Cần Thơ cũng theo hướng chọn Cần Thơ để thiết lập các tổ chức, trụ sở quan trọng của Giáo hội như:
1) Phật giáo được truyền đến vùng đất Cần Thơ từ rất lâu, khi những người Việt đầu tiên đến đây định cư đã mang theo tín ngưỡng Phật giáo và phát triển cho đến ngày nay Hiện nay Ban trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thành Phố Cần Thơ được đặt tại số 97 Chùa Khánh Quang, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành Phố Cần Thơ
Thực trạng về các hoạt động xã hội hóa của Phật giáo Hòa Hảo ở thành phố Cần Thơ hiện nay
2.2.1 Những đóng góp tích cực của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong các hoạt động xã hội hóa ở Thành phố Cần Thơ hiện nay
2.2.1.1 Khái niệm và vai trò xã hội hóa trong đời sống xã hội
Khái niệm xã hội hóa theo quan điểm xã hội học
Thuật ngữ xã hội hóa trong khoa học xã hội nói chung, xã hội học nói riêng không đồng nhất với khái niệm xã hội hóa đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay như xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế hay thể thao v.v Sau đây là một số quan điểm về khái niệm xã hội hóa của một số nhà xã hội học
Neil Smelser (Mỹ), xã hội hóa là “quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”
Nhà xã hội học người Nga G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá:
Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội
Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội
Khái niệm xã hội hóa theo qian điểm của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thuật ngữ xã hội hóa có nghĩa là "làm cho thành của chung", tương tự như các định nghĩa trong các tiếng nước ngoài (dưới sự kiểm soát của chính phủ, sở hữu tập thể, phù hợp với môi trường xã hội, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa).
Còn theo những gì Tiến sĩ Nông Phú Bình viết trong cuốn Một số thuật ngữ hành chính do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2000, thì “xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”
Như vậy có thể hiểu xã hội hóa là quá trình chuyển giao cho những cá nhân tổ chức (ngoài nhà nước) hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực mà trước đây do Nhà nước quản lý hoặc phối hợp cùng với Nhà nước thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội với mục tiêu đem lại kết quả tốt nhất trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Vị trí và vai trò của xã hội hóa
Từ các khái niệm nêu trên, có thể thấy được các hoạt động xã hội hóa đóng vai trò quan trọng đời sống kinh tế - xã hội
Các hoạt động xã hội hóa góp phần cải thiện vấn đề bức thiết đang tồn tồn tại trong xã hội và tăng cường mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng Hoạt động xã hội hóa có vai trò trợ giúp các cá nhân đang chịu những thiệt thòi trong xã hội có cơ hội được hưởng lợi ích chung của cộng đồng Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội hóa tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng, khơi dậy truyền thống đoàn kết, tinh thần nhân ái, nhân nghĩa và sự yêu thương con người với nhau vốn là tính cách của con người Việt Nam
2.2.1.2 Hoạt động xã hội hóa của Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ
Tham gia hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực y tế
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chăm chỉ làm việc để kiếm sống, vừa tích cực nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện Qua khảo sát tại Thành phố Cần Thơ, trong năm 2014 các tổ thuốc nam từ thiện của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ đã cấp cho người dân 22.712.814 thang thuốc miễn phí Họ làm việc với thái độ chân thành, với kinh nghiệm tốt, cho nên các lương y là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chiếm được niềm tin và tình cảm lớn trong dân chúng Bằng phương pháp y học cổ truyền, bằng thái độ phục vụ tận tình của các lương y nên trong năm 2014 đã châm cứu
112 được 9.650 lượt bệnh nhân Các tổ thuốc nam thường có chi hội chuyên đi tìm các loại cây, lá thuốc từ các nơi đem về và trong năm 2014, họ đã thu thập được 279.330 kg thảo dược và con số này mỗi ngày mỗi tăng Đến những vùng Phật giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ mọi người dễ dàng nhìn thấy mỗi ngày, từng đoàn, từng tốp người đi bằng các phương tiện khác nhau từ xe đạp đến xe máy hoặc cả ô tô tải vào núi để hái thuốc về cơ sở thuốc nam của mình Hoặc gần gũi hơn, họ tìm đến những loại cây thuốc nam dại mọc trên đồng hay tại những vùng đất còn hoang chưa có người sử dụng Họ thực hiện điều đó một các thành tâm và tự nguyện, xem đó là hành vi thực hiện hạnh đức, pháp tu của người cư sĩ tại gia mà tôn giáo mình đang “trau tĩa niệm hằng” [6]
Hoạt động xã hội hóa về xây cất nhà tình thương, góp phần xóa nhà tre lá tạm bợ của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ Đối với bà con trong và ngoài đạo gặp khó khăn về đời sống, không có điều kiện cất nhà kiên cố, bà con tín đồ đã quyên góp xây cất được 612 căn nhà tình thương với tổng kinh phí do tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ ủng hộ là 3.672.000.000đ (2014) Tuy chưa thể giúp đỡ được tất cả những gia đình nghèo trong toàn Thành phố Cần Thơ nhưng với tinh thần tương thân tương ái và sự nỗ lực ủng hộ vật chất cùng với công sức xây cất nhà, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã góp phần đem đến sự ổn định về nơi ở cho bà con nghèo, để họ có thể yên tâm phấn đấu lao động sản xuất thoát nghèo [6] Đối với một số hộ có điều kiện kinh tế hơn nhưng chưa đủ tiền để dựng nhà, bà con tín đồ có giải pháp ủng hộ sườn nhà, trong năm 2014, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ đã cho bà con cận nghèo 105 sườn nhà với kinh phí là 315.000.000đ [6]
Xây dựng bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện ở Thành phố Cần Thơ
Ngành y tế Cần Thơ đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, trong đó nổi bật là sự nâng cấp và xây dựng hệ thống bệnh viện Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều nằm trong nội ô, gây khó khăn cho bệnh nhân ngoại thành trong chi phí đi lại, ăn uống Với mong muốn san sẻ gánh nặng, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo Cần Thơ đã thành lập các bếp ăn từ thiện tại các bệnh viện công, phục vụ miễn phí cơm cháo chay, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thơm ngon Không chỉ hỗ trợ bệnh nhân nghèo, mà đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế cũng thường xuyên dùng bữa tại các bếp ăn này Ngoài cơm, cháo, tổ từ thiện còn cung cấp miễn phí nước uống (nóng và lạnh) Trong năm 2014, tổ từ thiện đã phục vụ được 119.120 kg gạo với kinh phí hoạt động lên đến 1.191.200.000đ.
Phát triển mạng lưới xe chuyển viện từ thiện ở Thành phố Cần Thơ Đối với bà con vùng quê nghèo, vấn đề bệnh tật là một nỗi lo toan, bởi gia cảnh nghèo thiếu thốn cái ăn cái mặc, có đau ốm cũng không thể đi bệnh viện, thường bà con uống thuốc nam để trị bệnh, nhưng một số bệnh nặng thì phải chuyển lên bệnh viện lớn, đó là một chuyện rất khó khăn bởi họ không có tiền Trước tình trạng trên, trong những năm qua, ngoài những chiếc xe từ thiện đã mua để giúp người nghèo chuyển bệnh thì trong năm
2014, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở Thành phố Cần Thơ đã mua được thêm 6 xe chuyển bệnh từ thiện mới với kinh phí 1.920.000.000đ Cũng trong năm
2014, những chiếc xe từ thiện đã thực hiện được 6.750 lượt với kinh phí dùng để bảo trì, nguyên liệu và ăn uống của tài xế là 2.250.000.000đ [6]
Xây dựng công trình công cộng nông thôn ở Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ đang chuyển mình với những công trình tiêu biểu quy mô tầm cỡ quốc gia, nhưng vẫn còn chưa rộng khắp, tại những vùng nông thôn xa thành thị, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, gây rất nhiều trở ngại khó khăn trước hết là sinh hoạt sản xuất của người dân, tiếp đến là những trở ngại về mặt kinh tế - xã hội khác như việc đi học của các em học sinh, vận chuyển hàng hóa để giao lưu mua bán, trong khi kinh phí của thành phố còn hạn hẹp, là lúc các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có thể xem là cánh tay nối dài của Nhà nước để xây dựng những công trình nông thôn mang nhiều ý nghĩa Trong đó có các hoạt động tiêu biểu do các tín đồ thường xuyên thực hiện như làm đường bê tông, xây cầu bê tông, xây cầu ván qua sông nhỏ, sửa cầu cũ, và trãi cát đường với các kinh phí do tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và các nhà hảo tâm toàn thành phố đóng góp Trong năm 2014: Làm đường bê tông với chiều dài: 14.564m, kinh phí 7.282.000.000đ, xây cầu bê tông 37 cây, kinh phí 536.500.000đ, cất cầu ván 17 cây với kinh phí 34.670.000đ, sửa cầu cũ 12 cây với kinh phí 24.000.000đ, trãi cát đường 39.310m với kinh phí 982.750.000đ [6]
Bảo trợ người nghèo ở Thành Phố Cần Thơ Đa số người dân sống ở vùng nông thôn của Thành phố Cần Thơ làm nghề trồng lúa nên việc thiếu lương thực là hiếm thấy Tuy nhiên, do hoàn cảnh bệnh tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi vẫn túng thiếu gạo ăn, bên cạnh những túi gạo bố thí của các gia đình có điều kiện mỗi dịp tang ma hay giỗ để cầu phước cho người quá vãng, thì những người này thường xuyên được bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trợ cấp gạo hàng tháng với
115 tổng số lượng 104.277kg, với tổng số kinh phí đóng góp toàn đạo ở Thành phố Cần Thơ 1.042.770.000đ (2014) [6]
Mỗi năm tết đến, mỗi gia đình Việt Nam đều đoàn tụ sum vầy bên nhau sau một năm làm việc vất vả, đời sống kinh tế - xã hội của Thành Phố Cần Thơ ngày càng phát triển, ngày tết của các gia đình ngày càng ấm cúng và đầy đủ vật chất, tiện nghi Song, vẫn còn rất nhiều gia đình không được hưởng trọn niềm vui đó vì cái nghèo, lo cho cái ăn đã là quá khó khăn, những vật phẩm ngày tết càng xa vời, cho nên mỗi dịp tất niên, bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thành phố Cần Thơ đã bàn bạc và chia sẽ niềm vui mỗi dịp tết đến cùng bà con nghèo với những phần quà, đó có thể là những gói bánh mứt tết, gạo, đường, sữa… với mục đích mọi người cùng nhau hưởng trọn ý nghĩa của cái tết truyền thống dân tộc Việt Nam, trong dịp xuân Giáp Ngọ 2014, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã trao tặng 2.765 phần quà cho bà con nghèo trong thành phố với tổng số kinh phí 276.550.000đ [6]