Số lượng nghiên cứu và tính đa dạng trong nghiên cứu vai trò người cha trong mối quan hệ cha-con là rất ít, đặc biệt là mốu liên hệ giữa vai trò, hình ảnh người cha với mức độ cảm nhận g
Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
1- Cảm nhận về giá trị bản thân ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số giá trị bản thân cao và nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân thấp khác nhau như thế nào?
2- Hình ảnh, vai trò người cha được mô tả khác nhau như thế nào ở nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân cao và nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân thấp?
3- Cảm nhận về mối quan hệ cha-con như thế nào ở hai nhóm nam giới trên? 4- Vai trò người cha thể hiện như thế nào trong việc giúp con hình thành và xây dựng giá trị bản thân? Điều gì cản trở việc xác định giá trị bản thân của người con?
Tính cấp thiết của đề tài
Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn tham khảo về chủ đề người cha, vốn là một chủ đề chưa được nhiều tác giả quan tâm khám phá và nghiên cứu Đặc biệt, ở Việt Nam, đây có thể là cơ sở để mở ra những hướng nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của người cha trong việc tham gia chăm sóc con cái, quan niệm về việc làm cha, các yếu tố văn hóa – xã hội đang tác động đến việc làm cha như thế nào Ý thức về giá trị bản thân sẽ giúp mỗi cá nhân hiều được con người và thế mạnh của bản thân từ đó phát triển thuận lợi hơn trong việc phát huy những lĩnh vực sở trường của mình Ý thức về giá trị bản thân đồng thời giúp chống lại những suy nghĩ tiêu cực, vốn là nguyên nhân của tình trạng trầm cảm và tự sát Tuy nhiên việc cảm nhận giá trị bản thân một cách tích cực đòi hỏi một quá trình xây dựng căn tính phù hợp và lâu dài Với áp lực ngày càng cao của cuộc sống, đề tài nghiên cứu cho thấy những khó khăn đang tồn tại trong mối quan hệ cha me - con cái cũng như những cách thức mà người cha người mẹ có thể giúp con xây dựng căn tính và giá trị bản thân của mình qua tương tác trong đời sống gia đình, thay vì để con phải loay hoay tìm những phương cách giải quyết vấn đề theo cách tiêu cực
Từ nhận thức về vai trò người cha đối với sự phát triển của con trẻ, kết quả nghiên cứu có thể gợi mở những thay đổi về chính sách, truyền thông về giới và bình đẳng giới, trong đó thúc đầy sự tham gia và chia sẻ của người cha trong công việc chăm sóc, dưỡng dục con vì vai trò cả cha lẫn mẹ đều quan trọng như nhau trong quá trình hình thành phát triển nhân cách con trẻ.
Khái niệm giá trị bản thân và lý thuyết về giá trị bản thân
Lý thuyết của Moris Rosenberg
Cảm nhận giá trị bản thân (viết tắt GTBT) là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về tổng thể bản thân của một cá nhân về chính họ (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995), liên quan đến ý thức tổng thể của một người về giá trị của người ấy
Giá trị bản thân bao gồm hai chiều kích: năng lực và giá trị Năng lực là mức độ cá nhân cảm thấy mình có năng lực và hiệu quả, trong khi giá trị thể hiện mức độ họ cảm thấy có giá trị Giá trị bản thân bao gồm nhận thức và tình cảm Thái độ đối với bản thân là nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cá nhân có về chính mình Những suy nghĩ nội tâm này trở thành cảm xúc khi chúng mang xu hướng tích cực hoặc tiêu cực.
GTBT được chia ra hai loại chính: tổng thể và riêng biệt Thái độ đối với bản thân nói chung, được gọi là GTBT tổng thể, còn thái độ cụ thể đối với một số khía cạnh nhất định của bản thân thường được cho là GTBT riêng biệt Trước tiên, khi nghiên cứu về bất kỳ thái độ nào, nhất là khi xem việc cảm nhận GTBT là một thái độ thì phải kể đến một thực tế là con người có thể nhìn đối tượng theo cách “tổng thể” hoặc xem xét đối tượng đó với các "khía cạnh" cụ thể khác nhau (Marsh, 1990) Ví dụ, một nhân viên có thể có một thái độ tích cực với công ty mà mình đang làm việc nói chung, nhưng cô ấy cũng có thể có thái độ không hài lòng đối với một bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty Mặc dù sự khác biệt giữa thái độ tổng thể và thái độ riêng biệt đôi khi bị bỏ qua, nhưng chúng không tương đương hoặc có thể hoán đổi cho nhau Điểm này cũng áp dụng cho GTBT, một thứ có thể được xem như một thái độ về một đối tượng, mặc dù người nắm giữ thái độ và đối tượng mà thái độ hướng tới - chính bản thân người đó (Rosenberg, 1979) Đặc điểm thứ hai của thái độ là chúng bao gồm cả yếu tố nhận thức và tình cảm Thái độ đó mang tính nhận thức thể hiện rõ qua thực tế là chúng đề cập đến đối tượng
- một thái độ thể hiện một số suy nghĩ về một sự vật cụ thể (ví dụ: con người, đối tượng vật chất, nhóm, ý tưởng, v.v.) Còn về tình cảm, chúng được thể hiện qua thực tế là thái độ có cả hai chiều tích cực và tiêu cực (đối với một số đối tượng) và cường độ Các yếu
6 tố nhận thức và tình cảm này thấm nhập một cách khác nhau ở hai loại GTBT tổng thể và riêng biệt
GTBT riêng biệt cụ thể liên quan đến hành vi, trong khi GTBT tổng thể liên quan nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995) GTBT riêng biệt có liên quan chặt chẽ đến năng lực và hiệu quả của bản thân, có xu hướng là một yếu tố dự đoán về hành vi hoặc hiệu suất
Khi nói về GTBT riêng biệt, tức là đang nói đến một khía cạnh cụ thể của bản thân Trong chừng mực nào đó, khía cạnh này liên quan đến một số lĩnh vực về năng lực GTBT riêng biệt có nhiều điểm chung với khái niệm về năng lực bản thân Bandura (1982) đã liên hệ đến sự tự tin của mỗi cá nhân mà từ đó cá nhân đó có thể đạt được mức độ hiệu suất cụ thể, xác định một số lý do tại sao việc nhận thức về GTBT thường sẽ giúp nâng cao hiệu suất trong công việc Ông lưu ý, một lý do mà "những người thường đánh giá bản thân kém cỏi trong cuộc sống có xu hướng tạo ra sự kích thích cảm xúc cao, trở nên quá bận tâm đến những khiếm khuyết cá nhân và nhận định những khó khăn tiềm tàng lớn hơn thực tế, làm suy yếu việc sử dụng những khả năng mà nhiều người sở hữu”
Một lý do khác mà Bandura (1982) nêu ra để nhận thức về năng lực bản thân dẫn đến hiệu suất thành công là sự tự đánh giá tính hiệu quả Tự đánh giá tính hiệu quả quyết định con người sẽ bỏ ra bao nhiêu nỗ lực và họ sẽ kiên trì trong bao lâu khi đối mặt với những trở ngại Khi đối mặt với khó khăn, những người nghi ngờ nhiều về năng lực của mình sẽ giảm bớt nỗ lực hoặc bỏ cuộc hoàn toàn, trong khi những người có ý thức mạnh mẽ về tính hiệu quả sẽ nỗ lực nhiều hơn để vượt qua thách thức.
Việc cảm nhận GTBT theo cách tổng thể có thể ít khả năng tác động trực tiếp mạnh mẽ đến hiệu suất Vì một điều, GTBT tổng thể giống như là sự chấp nhận bản thân hoặc sự tôn trọng chính mình còn năng lực chỉ là một yếu tố chưa hẳn là quan trọng nhất góp phần tạo nên những cảm giác như vậy Có một số khía cạnh của bản thân có thể nằm ngoài cảm nhận về GTBT, trong khi những khía cạnh khác có thể là trọng tâm Trừ khi một khía cạnh cụ thể là quan trọng đối với cá nhân, có ít lý do hơn để nghĩ rằng giá trị tổng thể sẽ cho chúng ta biết nhiều về hành vi hoặc hiệu suất của
7 một người đối với khía cạnh riêng và hành vi đó cũng không nhất thiết sẽ cho biết nhiều điều về việc cảm nhận giá trị tổng thể (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995)
Mặc dù GTBT tổng thể ít có khả năng trở thành một yếu tố dự đoán rõ rệt cho hành vi hoặc hiệu suất so với GTBT riêng biệt cụ thể, nhưng có lý do để tin rằng nó là một yếu tố dự đoán về sức khỏe tâm thần Nền tảng của nó nằm ở "thuyết nâng cao giá trị bản thân" (self-enhancement) (Kaplan, 1975; Swann, 1987), cho rằng GTBT là động cơ cơ bản của con người Mặt khác, động cơ hướng đến GTBT đã được Maslow (1970) xác định là một trong những nhu cầu “ưu việt” của con người Tất cả các lý thuyết này đều chia sẻ quan điểm cho rằng trong con người tồn tại một mong muốn phổ quát là bảo vệ và nâng cao cảm nhận về GTBT và sự thất vọng của mong muốn này gây ra một số đau khổ trong tâm lý con người Việc duy trì GTBT dẫn đến động cơ tự bảo vệ, quá trình tự nâng cao bản thân và nhiều cách ứng phó Ví dụ, một người đàn ông có biệt tài về máy móc, anh ta có thể sửa chữa hay chế tạo một thiết bị cơ khí với sự tự tin và kỹ năng của một thợ cơ khí lành nghề Mặt khác, cùng một cá nhân này, nếu anh ta cảm nhận GTBT tổng thể một cách tiêu cực, anh ta có thể thiếu sự tự chấp nhận hoặc thiếu tôn trọng bản thân, anh ấy có thể cảm thấy cách nào đó mình là người vô giá trị, có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu
Những nghiên cứu trước đây đã đưa đến phát hiện quan trọng về mối tương quan nghịch chiều giữa GTBT (tổng thể) và trầm cảm (Rosenberg, 1985; Wylie, 1979) Ở trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già đều cho thấy cùng một cách thức Nghiên cứu của Pearlin và Lieberman (1979) trên 2.300 người trưởng thành ở Chicago và những phát hiện tương tự xuất hiện trong nghiên cứu của Rosenberg và Simmons (1972) Sử dụng các mô hình phương trình cấu trúc để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả ẩn dưới các mối tương quan được báo cáo thường xuyên này, các tác giả đã phát hiện ra rằng việc cảm nhận GTBT và chứng trầm cảm ảnh hưởng lẫn nhau một cách đáng kể, mặc dù mối quan hệ tiêu cực giữa hai biến dường như phần nào là do tác động của chứng trầm cảm đối với GTBT hơn là ảnh hưởng của GTBT đối với chứng trầm cảm (Rosenberg, Schooler, và Schoenbach 1989) Bằng chứng lâm sàng (Beck, Rush, Shaw và Emery, 1979) ủng hộ những kết quả định lượng này
Lý thuyết của Alfred Adler
Cảm nhận về giá trị bản thân trong tâm lý học là cảm giác tự tin và hài lòng về bản thân, đồng nghĩa với việc tôn trọng chính mình Thuật ngữ Minderwertigkeitsgefühl dùng để chỉ cảm giác thấp kém, kém giá trị hoặc bị giới hạn, thúc đẩy con người phấn đấu nâng cao bản thân và người khác Nhận thức về sự không toàn vẹn có thể khiến con người xa rời lẽ phải và cộng đồng, dẫn đến tự đề cao bản thân khi họ cảm thấy chán nản, không được tôn trọng hoặc bị xa lánh Việc tự coi mình có giá trị sẽ chuyển thành việc tôn trọng chính mình, nảy sinh từ các hoạt động hữu ích, phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng.
Theo lý thuyết này, tất cả trẻ sơ sinh đều có cảm giác tự ti và kém cỏi ngay khi bắt đầu trải nghiệm thế giới Từ những trải nghiệm ban đầu này, nhu cầu thu hút sự chú ý của cha mẹ hình thành nên những mục tiêu hư cấu, vô thức của trẻ Chúng tạo cho đứa trẻ nhu cầu nỗ lực khắc phục sự thấp kém - nhu cầu bù đắp điểm yếu bằng cách phát triển những điểm mạnh khác Tuy nhiên, đôi khi quá trình bù đắp gặp trục trặc, cảm giác tự ti trở nên quá mãnh liệt và đứa trẻ bắt đầu cảm thấy như thể mình không thể kiểm soát được mọi thứ xung quanh Điều này lên đến đỉnh điểm là trạng thái bù đắp quá mức để đạt được mục tiêu của mình và trở nên bệnh hoạn
Adler nhận định, tất cả các triệu chứng loạn thần kinh đều có mục tiêu là bảo vệ giá trị bản thân của bệnh nhân và do đó bảo vệ cách sống của anh ta (Phong cách sống, trang 263) Điều duy nhất để khỏi cảm giác tự ti liên tục là kiến thức và cảm giác mình có giá trị bắt nguồn từ sự đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng Có giá trị không có nghĩa gì khác ngoài giá trị đối với xã hội loài người (trang 255)
2 Vai trò của người cha trong việc hình thành GTBT nơi con trẻ
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai mô hình lý thuyết đặc thù về ảnh hưởng của mối quan hệ cha-mẹ đến việc phát triển GTBT của trẻ và GTBT sẽ liên quan như thế
Vai trò của người cha trong việc hình thành giá trị bản thân nơi con trẻ
Lý thuyết về căn tính
Lý thuyết căn tính được xây dựng trên những định nghĩa và mệnh đề của thuyết
Tương tác biểu tượng Căn tính là những nhận thức được áp dụng theo phản xạ dưới dạng câu trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai?" Đó là các vị trí trong những cấu trúc có tổ chức của những mối quan hệ xã hội mà một người thuộc về và các vai trò xã hội gắn liền với các vị trí này Chúng ít nhiều đề cập đến các thành phần chỉ định vị trí được tự nội tại hóa (self-internalized) mà chúng đại diện cho sự tham gia của con người trong các mối quan hệ vai trò có cấu trúc Vì vậy, có một mối quan hệ mật thiết giữa vai trò và căn tính, được nhấn mạnh trong thuật ngữ “căn tính vai trò” (role identity), được sử dụng bởi Burke (1980) để chỉ đến cái gọi là "căn tính" Với định nghĩa này, một người có thể có nhiều căn tính bằng với số lượng của các mối quan hệ có cấu trúc mà họ tham gia
Do đó, người đó có thể giữ nhiều căn tính ví dụ như một bác sĩ, một bà mẹ, một người theo tôn giáo, một người bạn, một vận động viên trượt tuyết, v.v., tất cả hợp lại tạo nên con người cô ta
Nói ngắn gọn hơn, căn tính là một tập hợp các ý nghĩa đại diện cho sự hiểu biết, cảm xúc và kỳ vọng được áp dụng cho bản thân với tư cách là một người có vị trí xã hội (Stets & Burke, 2000)
Vận hành bình thường của căn tính mang tính vai trò (hay nói cách khác là quá trình xác định cái tôi) dẫn đến hành vi tạo ra sự phù hợp giữa các ý nghĩa liên quan đến cái tôi trong những tình huống với ý nghĩa và kỳ vọng trong tiêu chuẩn xác định căn tính Các hành động được thực hiện để làm điều này tạo thành các hành vi vai trò của người đảm nhận vai trò, và những hành vi này tạo ra - duy trì cấu trúc xã hội mà trong đó vai trò được lồng vào (Burke & Reitzes, 1981)
Nghiên cứu về GTBT trước đây nói chung được tiến hành riêng dựa trên giả định về một trong ba cách hình thành khái niệm, và mỗi khái niệm được hình thành gần như độc lập với nhau Khái niệm thứ nhất đó là GTBT được xem như một kết quả Khi GTBT được xem như một kết quả, thì trọng tâm chính là các quá trình sản sinh hoặc ức chế GTBT (Harter, 1993) Khái niệm thứ hai, GTBT đã được nghiên cứu như một động cơ thúc đẩy bản thân, ghi nhận xu hướng con người hành xử theo cách duy trì hoặc làm tăng sự đánh giá tích cực về bản thân (Tesser, 1988) Cuối cùng, GTBT đã được nghiên cứu như một bộ đệm cho bản thân, giúp bảo vệ bản thân khỏi những trải nghiệm có hại (Longmore và DeMaris, 1997) Nghiên cứu của Cast và Burke (2002) đã tích hợp ba khái niệm này để xây dựng nên lý thuyết khung về GTBT dựa trên nền của thuyết tương tác biểu tượng cấu trúc (Stryker, 1980) Từ đó, Ervin và Stryker (2001) sau này nghiên cứu về mối liên hệ giữa mức độ cảm nhận GTBT (hay còn gọi là lòng tự trọng), khả năng xác định căn tính và tính cam kết về căn tính (sự gắn bó của các cá nhân trong cấu trúc xã hội) Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các khái niệm khác nhau về GTBT vẫn chưa rõ ràng
Cast và Burke (2002) đã làm nổi bật vai trò quan trọng của việc cảm nhận GTBT trong quá trình xác định cái tôi (self-verification) trong các nhóm, cộng đồng Cái tôi bao gồm nhiều bản sắc phản ánh các vị trí xã hội khác nhau mà một cá nhân chiếm giữ trong cấu trúc xã hội Ý nghĩa căn tính phản ánh quan niệm của một cá nhân về bản thân hoặc bản thân người ấy là một người chiếm giữ vị trí cụ thể đó hoặc họ “tự đảm nhận vai trò” (Stryker, 1980) Quá trình tự xác định căn tính xảy ra khi các ý nghĩa trong một hoàn cảnh xã hội khớp với các ý nghĩa trong một căn tính Do đó, khi mỗi cá nhân thể hiện vai trò và xác định căn tính, họ đồng thời sản sinh và tái tạo các cấu trúc xã hội vốn là nguồn gốc của những ý nghĩa đó Khi áp dụng cái nhìn như vậy trong nghiên cứu của mình, Cast và Burk tập trung vào cá nhân trong cấu trúc xã hội vốn có đặc điểm là vị trí tương tác biểu tượng mang tính cấu trúc
Việc xác định, khẳng định căn tính sẽ tạo ra cảm giác về năng lực và cảm giác có giá trị ở mỗi cá nhân Khi một cá nhân có thể xác định căn tính của mình dựa trên căn tính của nhóm bằng cách thay đổi hoặc duy trì ý nghĩa trong tình huống phù hợp với ý nghĩa căn tính của bản thân họ, GTBT của họ sẽ tăng lên thông qua hành động hiệu quả đó Xác định căn tính dựa theo nhóm hoặc theo cộng đồng cũng có khả năng
11 tạo ra GTBT, vì việc xác định căn tính trong nhóm có nghĩa là đồng thuận và chấp nhận chính bản thân mình Ngược lại, nếu cá nhân không thể tự xác định căn tính trong nhóm, trong cộng đồng thì điều này có thể để lại cảm giác kém hiệu quả và không được nhóm chấp nhận Ngay cả trong mối quan hệ giữa hai người, căn tính của mỗi người được xác định liên quan đến hoạt động của người kia (Burke & Stets, 1999)
Trong vai trò người chồng, người cha, một cá nhân có thể cảm thấy có trách nhiệm cung cấp tài chính và hỗ trợ nuôi dạy con cái Họ thể hiện danh tính này thông qua những hành động như làm việc, kiếm tiền hoặc hướng dẫn, dạy dỗ trẻ Ngược lại, một số người tuy đảm nhận vai trò làm cha nhưng lại dành thời gian và năng lượng cho những hoạt động ít liên quan đến việc xác định danh tính là người chồng, người cha, chẳng hạn như tụ tập và tiệc tùng với bạn bè.
2.1.1 GTBT như một bộ đệm
Khái niệm này cung cấp một khung lý thuyết để hiểu mối quan hệ cha con, cũng như cách đứa trẻ coi người cha như một nguồn hỗ trợ tâm lý
Khi quá trình xác định căn tính bị gián đoạn, cá nhân có thể trải qua những cảm xúc tiêu cực khi nhận ra môi trường và các chuẩn mực xung quanh không phù hợp với quá trình tự định danh của họ Để tránh cảm giác này, họ có thể rút lui khỏi môi trường hoặc che giấu căn tính của mình Tuy nhiên, để duy trì các mối quan hệ xã hội, họ cần tìm kiếm những nguồn lực hỗ trợ như gia đình, bạn bè hoặc trị liệu tâm lý (GTBT) để đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và vượt qua quá trình định danh phức tạp này.
Ví dụ, nếu một người xác định căn tính mình là một học sinh, em ấy xác định căn tính mình là học sinh có năng lực, thể hiện qua thành tích cao trong học tập nhưng chẳng may, gặp một sự cố ngoài ý muốn hoặc một lần em ấy chủ quan và thi trượt trong một kỳ thi Nếu là người có ý thức về GTBT, học sinh ấy có thể sẽ không bị đè nặng
12 bởi cảm xúc tức giận bản thân hoặc quá đau buồn do không thể đạt học sinh giỏi Đồng thời, nếu cha mẹ chấp nhận và đồng cảm với em ấy, trở thành nguồn động viên tinh thần và củng cố niềm tin vào bản thân của con thì với thời gian, học sinh ấy có thể làm thay đổi ý nghĩa trong hoàn cảnh bằng cách học tập chăm chỉ hơn hoặc rút kinh nghiệm từ sự cố vừa rồi để có thể làm tốt hơn ở những lần khác, qua đó tái xác định những ý nghĩa trong căn tính học sinh của mình
Ngược lại, với những đứa trẻ có người cha hay mẹ bạo hành hoặc lạm dụng cảm xúc, áp đặt những luật lệ khắt khe hoặc đòi hỏi quá mức, chúng có thể sẽ tách rời mối quan hệ với người cha, người mẹ ấy, xa cách để hạn chế những tác hại của sự can dự tiêu cực của họ Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi sự hung hăng của cha với mẹ gia tăng, sự thân mật và mong muốn gần gũi của thanh thiếu niên với cha mẹ sẽ giảm đi (Winstok & Eisikovits, 2003)
2.1.2 GTBT như là một kết quả của quá trình xác định căn tính Động cơ chính hay “mục tiêu” trong mô hình xác định căn tính là cá nhân sẽ hành động làm sao để khớp ý nghĩa nhận thức trong tình huống với ý nghĩa bên trong của tiêu chuẩn xác định căn tính Điều này ngụ ý muốn nói đến mối liên hệ quan trọng giữa mục tiêu và những gì đạt được Đó cũng là mức độ khác nhau mà một cá nhân có thể đạt đến sự hòa hợp giữa “lý tưởng” (tiêu chuẩn xác định căn tính) và nhận thức về môi trường hoặc hiệu suất “thực tế” của bản thân Việc cảm nhận được GTBT có thể được coi là kết quả trực tiếp của quá trình tự xác định căn tính thành công Khi một cá nhân nhận được phản hồi khi xác định căn tính, vai trò trong nhóm (thông qua đánh giá, phản ánh và so sánh xã hội từ nhóm) thì cảm giác được chấp nhận và đánh giá cao bởi những người khác trong nhóm được củng cố, làm gia tăng cảm nhận của người đó về GTBT (Ellison, 1993)
Lý thuyết Tâm lý Cái tôi (Psychology of the self)
Một người cha thấu cảm có nhiều khả năng hiểu đời sống cảm xúc bên trong của con mình hơn (Berger, 1987) Sự hiểu biết thấu cảm về đời sống bên trong của đứa trẻ không chỉ đóng vai trò thúc đẩy GTBT tích cực, mà còn đặt người cha vào vị trí, vai trò của một người mà trẻ tìm kiếm để có được sự thoải mái, sự nuôi dưỡng và an toàn Đây là trọng tâm của lý thuyết tâm lý Cái Tôi, những phản hồi đồng cảm này được
Kohut đặt tên là chức năng của đối tượng cái tôi -bản ngã (selfobject functions) Self- objects là những thành tố tinh thần cần thiết cho GTBT Việc hình thành cái tôi tâm lý phụ thuộc vào việc những người chăm sóc cho trẻ có thể liên tục cung cấp những gì trong môi trường sống của trẻ, đó là những đáp ứng tâm lý nhất định mà trẻ cần người chăm sóc ý thức về cái tôi đang hình thành ở trẻ Các chức năng của đối tượng cái tôi (self-objects) này là: sự phản hồi, lý tưởng hóa, và sánh đôi
2.2.1 Phản hồi là nhu cầu của đứa trẻ cảm thấy được phản ánh, được khuyến khích, được nhìn nhận, khẳng định, chấp nhận và được đánh giá cao với những gì chúng thể hiện bởi một người cha người mẹ yêu thương, có thể đáp ứng về mặt cảm xúc với chúng
2.2.2 Lý tưởng hóa là nhu cầu tâm lý muốn thuộc về, hoặc được liên kết với một người khác đáng ngưỡng mộ và tôn trọng, chẳng hạn như người cha (Bacal, 1992)
2.2.3 Sánh đôi (tương tự khái niệm đồng nhất hóa của Freud) là một trải nghiệm hợp nhất tâm lý cơ bản mà đứa trẻ mong muốn trở nên giống với một người khác ở những đức tính như sự ổn định, sự khôn ngoan và điềm tĩnh, Ví dụ, ta có thể quan sát một đứa trẻ có những hành vi bắt chước bố như cách đi đứng, nói chuyện, hay những thói quen và khả năng mà bố nó hay thể hiện như sửa chữa đồ đạc trong nhà, vận hành máy móc,….đỏ là những biểu hiện hành vi của lý tưởng hóa và sánh đôi Kohut cho rằng việc tìm kiếm và hiểu về cái tôi, về GTBT là phần rất quan trọng của quá trình phát triển nhân cách
Mối quan hệ của người nam trưởng thành với cha của họ, theo lý thuyết về căn tính và tâm lý học cái tôi, sẽ có tác động đáng kể đến việc thiết lập mối quan hệ của họ với những người khác, bao gồm cả với con cái của họ Theo những nghiên cứu về GTBT, làm như thế có thể dẫn đến mối quan hệ gia đình bền chặt hơn và giảm tỷ lệ
15 bạo lực gia đình Những đứa trẻ có cha mẹ tham gia vào các hoạt động với con trẻ, với nhà trường cùng với các giáo viên đã hoàn thành việc học tốt hơn và có được những công việc tốt hơn khi trưởng thành so với những đứa trẻ có cha mẹ không tham gia những hoạt động với với giáo viên và nhà trường (Horn & Sylvester 2002).
Lý thuyết về mối quan hệ tam giác theo quan điểm hệ thống Gestalt
Lý thuyết phát triển mối quan hệ theo Geatalt đề cập đến sự phát triển ranh giới tiếp xúc giữa đứa trẻ và hình ảnh cha mẹ của nó, hơn là sự phát triển của trẻ Theo cách tiếp cận này, sự phát triển diễn ra ở ranh giới tiếp xúc, được coi là nơi ghi lại các mối quan hệ có trải nghiệm Từ những cân nhắc này, hình dạng tam giác được đặt ở một cấp độ khác với bộ đôi và bộ ba không được tạo thành từ một bộ đôi cộng với một bộ đôi khác, mà là kết quả của một nền tảng quan hệ cơ bản Giovanni Salonia phác thảo việc xây dựng cách thức cha – mẹ cùng nuôi dạy con cái trong các bài viết của ông về phức cảm Oedipus sau Freud (2010) Ông đề xuất một mô hình Gestalt mới cho bộ ba tam giác và cũng chứng thực mô hình cơ bản theo đó 'không phải người cha điều chỉnh cặp đôi mẹ-con, mà cặp đôi cha-mẹ sẽ điều chỉnh mỗi cặp cha-con hoặc mẹ-con (Salonia, 2010, trang 347)
Tam giác Gestalt thể hiện một nhận thức luận trong đó các mối quan hệ có tính tự điều chỉnh Từ góc độ này, công việc trị liệu hệ thống sẽ tập trung vào mối quan hệ cùng nuôi dạy con cái và sau đó là các thành viên khác trong gia đình Không giống như Trò chơi ba bên của Lausanne, cái nhìn Gestalt không giới hạn xem xét các hành vi bằng lời nói hoặc phi ngôn ngữ mà nó tập trung chủ yếu vào trải nghiệm quan hệ: trải nghiệm của cha mẹ nằm trong mối quan hệ với con cái nhưng nó cũng được xác định bởi cách cha mẹ trải nghiệm mối quan hệ đó với người bạn đời nuôi dạy con cái của mình và cách người đó nhìn nhận mối quan hệ giữa người cha/ người mẹ kia và đứa trẻ Ví dụ, khi cha mẹ ôm con, họ sẽ đưa ra cách ôm khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố trải nghiệm này Do đó, tam giác chính liên quan đến nhiều mối quan hệ hơn là hành vi Khi khi mở ra tam giác, liệu pháp Gestalt đặt mối quan hệ vào trung tâm của quá trình, cũng như việc nuôi dạy con cái và đứa trẻ Bản chất tam giác của mối quan hệ đã được khắc ghi ngay từ đầu bởi vì ngôi thứ ba đã có mặt trong cặp đôi ban đầu Không nhất thiết người thứ ba xuất hiện để mở ra mối quan hệ mẹ con: không phải
“nhân danh người cha” mà “nhân danh mối quan hệ” mà tình cảm được điều tiết
(Salonia, 2010, trang 345) Nói cách khác, sự phát triển không được xem là điều gì đó chỉ xảy ra với đứa trẻ mà là sự tiến triển giữa cha mẹ và con cái Do đó, mối quan hệ giữa cha-mẹ đóng vai trò điều tiết cho cả mối quan hệ mẹ-con và cha-con
Hơn nữa, quan điểm này chủ yếu tập trung vào trải nghiệm được thể hiện Trên thực tế, tính mới của quan điểm Gestalt liên quan đến việc xem xét những thay đổi về cơ thể của đứa trẻ và hình ảnh cha mẹ, được kích hoạt bởi cơ thể của mỗi thành viên trong gia đình trong mối quan hệ với nhau Quan điểm này không đòi hỏi cha mẹ phải gạt bỏ sự khác biệt của họ: trên thực tế, một liên minh cha mẹ sẽ vững chắc hơn khi mỗi phụ huynh tìm ra cách nâng cao các quan điểm khác nhau thông qua nhận thức về việc làm phong phú cho nhau
Mối quan hệ cha mẹ-con cái không chỉ đơn thuần là một cặp đôi mà còn là đối tác, đòi hỏi phải có sự cân nhắc ý kiến của cả cha và mẹ Những cảm xúc của một bậc cha mẹ khi đánh giá về phong cách nuôi dạy con cái của người kia là vô cùng quan trọng và có thể đưa ra những hướng dẫn có ý nghĩa về mặt lâm sàng trong việc nuôi dạy trẻ.
Lý thuyết Tương tác biểu tượng cấu trúc
Thuyết Tương tác Biểu tượng, được Herbert Blumer xây dựng từ công trình của Cooley, Mead và nhiều tác giả khác, cung cấp một khuôn khổ hệ thống để suy ngẫm về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Thuyết này không chỉ là lý thuyết mà còn là phương pháp, đặc biệt hữu ích trong việc hiểu thái độ, động cơ, hành vi và cách cá nhân diễn giải các sự kiện Nó còn giúp hiểu cách mỗi người quản lý ấn tượng về bản thân và người khác, đảm nhận vai trò trong nhóm (Thorne, 1994) và hợp tác, phối hợp hoạt động với người khác (Burke, 2003).
Sheldon Stryker (1980) đã phát triển nên lý thuyết Tương tác biểu tượng cấu trúc từ những tiền đề của Blumer (1969) Thuyết này hướng nhà tâm lý học xã hội đến khía cạnh của con người xã hội mà "cái tôi" như là một biến khái niệm quan trọng trong việc giải thích hành vi xã hội Đó là một hiện tượng nội tâm, có khả năng chuyển đổi trạng thái Cái tôi là cơ sở cho một quan niệm xã hội học về nhân cách hoặc (ít nhất) khía cạnh nhân cách đó có liên quan nhất về mặt xã hội, xem cái tôi là sản phẩm của
17 xã hội Do đó, nó chỉ ra các vị trí làm cơ sở cho các mối quan hệ có cấu trúc giữa các cá nhân và các vai trò xã hội đi kèm với các vị trí này như là nguồn gốc đáng kể của sự thay đổi có liên quan trong cái tôi Các mệnh đề lý thuyết cơ bản và chung nhất của chủ thuyết Tương tác biểu tượng cấu trúc khẳng định rằng các mối quan hệ vai trò có cấu trúc tác động lên cái tôi và thông qua cái tôi lên hành vi xã hội, và rằng có sự tác động qua lại lẫn nhau (Stryker & Serpe, 1982)
"Mọi vật" không chỉ có được ý nghĩa thông qua hoạt động đang diễn ra, mà con người cũng vậy Với tư cách là những người cùng tham gia vào các hành vi xã hội, hợp tác giải quyết vấn đề với nhau, thì con người giao tiếp bằng cách sử dụng giọng nói và các cử chỉ khác và chúng trở thành biểu tượng có ý nghĩa, nghĩa là có cùng ý nghĩa đối với những người cùng tham gia Khi dự đoán những phản ứng của họ, chúng ta điều chỉnh những phản ứng của chính mình đối với những dự đoán này Chúng ta hình thành tư duy, suy nghĩ, thông qua việc trở thành một phần của quá trình xã hội trong đó các biểu tượng quan trọng xuất hiện Những biểu tượng này cung cấp ý nghĩa của đồ vật, con người và sự việc, tạo thành môi trường xã hội và thể chất của chúng ta
Vì con người là thành viên của xã hội, mối quan hệ của họ với những người khác thường xảy ra trong bối cảnh của các hệ thống hoạt động được tổ chức theo khuôn khổ xã hội Khi xã hội định hình Cái tôi, thì Cái tôi (mỗi cá nhân) cũng định hình xã hội Tương tác xã hội được cấu trúc, xã hội được tạo và tái tạo liên tục Các đơn vị cộng đồng và nhóm nhỏ hơn trong xã hội là cấu trúc của các vị trí (position), ví dụ: nhóm gia đình là một cấu trúc bao gồm các vị thế của cha, mẹ, con, v.v mà hành vi hoặc vai trò theo khuôn mẫu được gắn liền với nhau Nơi mỗi cá nhân, mỗi Cái tôi được khắc họa, được làm nổi lên từ nhiều vai trò khác nhau trong các cộng đồng và nhóm khác nhau mà người đó là thành viên Cái tôi phát sinh trong sự tương tác giữa những người trong các nhóm có tổ chức, có cấu trúc đó
Có thể tóm tắt các mệnh đề của thuyết Tương tác biểu tượng cấu trúc (Stryker, 1980) như sau, trang 53-55:
1 Hành vi phụ thuộc vào một thế giới, được đặt tên hoặc phân loại Những cái tên hoặc thuật ngữ gắn liền với các khía cạnh của môi trường, cả vật chất và xã hội, mang ý nghĩa dưới dạng những mong đợi về mặt hành vi được phát triển từ những tương tác xã hội Từ sự tương tác với những người khác, con người học cách phân loại
18 các đối tượng mà mình tiếp xúc và trong quá trình đó, họ cũng học cách để biết một người được kỳ vọng sẽ hành xử thế nào khi tham chiếu các đối tượng đó
2 Trong số các thuật ngữ phân loại được biết đến trong quá trình tương tác, các biểu tượng được sử dụng để chỉ định "vị thế", các hình thái, tính ổn định tương đối của cấu trúc xã hội Chính những vị thế này mang theo những mong đợi về hành vi được cho là "vai trò" theo quy ước
3 Những người có hành động trong bối cảnh của các mô thức (pattern) hành vi có tổ chức, tức là trong bối cảnh của cấu trúc xã hội, họ gọi tên nhau theo nghĩa là thừa nhận nhau là những người có có vị trí, chức vụ Khi họ đặt tên cho nhau, họ đưa ra những mong đợi liên quan đến hành vi của nhau
4 Những người hành động trong bối cảnh hành vi có tổ chức cũng đặt tên cho chính họ Những chỉ định vị trí được áp dụng theo phản xạ này, trở thành một phần của
"cái tôi", tạo ra ở người đó những mong đợi đối với hành vi của chính họ
5 Khi bước vào các tình huống tương tác, mọi người xác định tình huống bằng cách đặt tên cho nó, cho những người tham gia tương tác khác, cho chính họ và cho các đặc điểm cụ thể của tình huống, đồng thời sử dụng các định nghĩa thu được để tổ chức hành vi của chính họ trong tình huống
6 Tuy nhiên, hành vi xã hội không được đưa ra bởi các định nghĩa này, mặc dù các định nghĩa ban đầu có thể hạn chế khả năng xuất hiện các định nghĩa thay thế từ sự tương tác Hành vi là sản phẩm của một quá trình tạo vai trò, bắt đầu bởi những mong đợi được đưa ra trong quá trình xác định các tình huống nhưng phát triển thông qua một sự trao đổi mang tính thăm dò, đôi khi cực kỳ tế nhị, giữa các chủ thể của hành vi, có thể định hình lại hình thức và nội dung của sự tương tác
7 Mức độ các vai trò được "tạo ra" chứ không chỉ đơn giản chỉ là "được sắm vai", cũng như các yếu tố cấu thành trong việc xây dựng các vai trò, sẽ phụ thuộc vào các cấu trúc xã hội lớn hơn trong đó các tình huống tương tác được đưa vào Có một số cấu trúc "mở", có một số cấu trúc tương đối "đóng" đối với tính mới trong các vai trò và trong việc thể hiện vai trò Tất cả các cấu trúc đều áp đặt một số giới hạn đối với các loại định nghĩa có thể được sử dụng và do đó là các khả năng tương tác
8 Ở mức độ mà các vai trò được tạo ra hơn là chỉ được “trình diễn”, được thể hiện như đã được gán cho, các thay đổi có thể xảy ra trong đặc tính của các định nghĩa,
19 trong các tên và thuật ngữ phân loại được sử dụng trong các định nghĩa đó và trong các khả năng tương tác Những thay đổi như vậy có thể lần lượt dẫn đến những thay đổi trong các cấu trúc xã hội lớn hơn trong đó các tương tác diễn ra
Hình ảnh, vai trò người cha qua các nghiên cứu trước đây
Hình ảnh, vai trò người cha trong văn hóa, lịch sử và truyền thông
Những ấn tượng này chứa đựng những khuôn mẫu nhận thức của nhiều người về cách những người cha thường suy nghĩ, cảm nhận và hành động - cũng như những
20 hình ảnh lý tưởng mà nhiều người cho rằng những người cha nên có suy nghĩ, cảm nhận và hành động như thế nào…, cho thấy bản chất cấu trúc tâm lý xã hội của hình ảnh người cha được xây dựng trong một thời kỳ Wilkie (1993) cho rằng mặc dù vai trò “trụ cột - người chu cấp” cho gia đình (a breadwinner) đã đại diện cho hình ảnh người cha lý tưởng thống trị trong suốt lịch sử Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng tầm quan trọng của nó đã thay đổi và đã được bổ sung vào nhiều thời điểm với các vai trò liên quan đến việc trở thành một "người giám sát đạo đức" (moral supervisor), một "hình mẫu về giới tính" ("sex-role model") và "người nuôi dưỡng" ("nurturer") Quan điểm cấu trúc xã hội được vận dụng để phân tích cả hai loại hình ảnh người cha mà các cá nhân tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày của họ, những hình ảnh này thay đổi thế nào tùy theo bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa và nền tảng xã hội của cá nhân (ví dụ: chủng tộc, giai cấp, tôn giáo)
Văn hóa làm cha đòi hỏi phải xem xét những ý nghĩa cụ thể được hình thành bởi các yếu tố xã hội như sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ đi làm Tuy nhiên, kỳ vọng gắn với hình ảnh lý tưởng về "người cha tốt" thường không phù hợp với thực tế và một phần là do giả định sai lầm về người chăm sóc con cái thay cho các bà mẹ đi làm Sự phân cực giữa hình ảnh "người cha tốt - người cha xấu" cũng bắt nguồn từ sự suy giảm phân công lao động trong gia đình Văn hóa đại chúng đưa ra những hình ảnh cạnh tranh nhau về vai trò làm cha, từ người cha có trách nhiệm, nuôi dưỡng con cái đến người cha không quan tâm.
"bế tắc", “vô tâm”, phớt lờ nghĩa vụ làm cha của mình Mặc dù những hình ảnh tiêu cực về người cha không phải là mới đối với bối cảnh văn hóa nhưng chúng có thể đã trở nên nổi bật hơn trong những năm gần đây một phần là do các phương tiện truyền thông tiếp xúc nhiều hơn
Tại phương Đông, Lin Song (2018), trong một nghiên cứu về hình ảnh người cha thể hiện qua chương trình truyền hình thực tế Bố ơi mình đi đâu thế? đang thu hút công chúng, đề cập đến việc thể hiện nam tính và tình phụ tử của người đàn ông trong xã hội hiện nay của Trung Quốc Tác giả xác định một cấu trúc kép, song song bằng phương pháp ghép “nam tính mềm mại xuyên Á Đông” (Jung, 2009) với nỗ lực điều
21 chỉnh lại các biểu hiện thông thường trước đây của nam tính thống trị mà hình mẫu là người đàn ông trụ cột, người chu cấp, người nắm quyền theo phân công lao động theo giới tính trong gia đình Mặc dù hình ảnh người cha mà chương trình truyền hình này miêu tả có vẻ tương đối dịu dàng và biểu cảm so với các kịch bản thống trị của nam giới trước đây, nhưng chúng vẫn dựa trên hệ tư tưởng giới tính truyền thống rõ rệt Dù mở rộng các quan niệm về người đàn ông Trung Quốc với tính xuyên văn hóa thì việc miêu tả vai trò làm cha nói chung vẫn bảo thủ về mặt ý thức hệ Nghiên cứu nhận định, việc đề xuất thể hiện lý tưởng hóa và lãng mạn hóa của chương trình chủ yếu đóng vai trò bù đắp cho sự vắng mặt của một người cha tích cực và đáng mơ ước trong xã hội Trung Quốc đương đại.
Sự tham gia của người cha và chất lượng mối quan hệ với con cái
Hành vi thể hiện vai trò của người cha là một trong những trọng tâm của các nghiên cứu gần đây về mối quan hệ cha - con Những nghiên cứu này chủ yếu xem xét các hoạt động gắn kết của người cha trong cách tương tác với con cái trong gia đình, ví dụ: cùng làm việc gia đình, cùng làm dự án trong học tập hay trò chuyện với con, đọc sách và đi chơi cùng vợ và con,…liên quan như thế nào đến tình cảm, tâm lý và tình trạng phát triển của con cái
Một nghiên cứu quan trọng đã phỏng vấn 40 ông bố tại miền Nam xứ Wales, Vương quốc Anh từ giữa những năm 2001 đến 2003 nhằm hiểu được nhận thức và trải nghiệm của họ về việc làm cha trong bối cảnh xã hội thay đổi Williams (2008) nhận thấy rằng vai trò của người cha đang dần chuyển sang "phi truyền thống", với sự gia tăng đáng kể trong việc tham gia và chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cùng vợ Nhiều người cha được phỏng vấn cảm thấy khác biệt so với cha của họ về cả quan điểm và hành động, thể hiện sự gia tăng đáng kể trong sự tham gia nuôi dạy con của họ, đặc biệt là trong tương tác với con và chia sẻ trách nhiệm gia đình.
Nghiên cứu của Peter Nguyễn và Monit Cheung (2009) trên thanh thiếu niên Việt Nam di cư sang Hoa Kỳ cho thấy mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy của người cha theo định hướng trừng phạt và sức khỏe tâm thần của trẻ Mặc dù nghiên cứu nhằm so sánh phong cách nuôi dạy giữa cha và mẹ, nhưng hầu hết thanh thiếu niên (83%) tập trung vào người cha, hé lộ cách nuôi dạy độc đoán thường thấy trong văn hóa giáo dục truyền thống Nho giáo Nhận thức về phong cách nuôi dạy này của thanh thiếu niên ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của các em, làm giảm lòng tự trọng và tăng mức độ trầm cảm, bất kể mức độ giao thoa văn hóa với phương Tây.
Nhìn lại, số lượng nghiên cứu về hình ảnh và vai trò người cha liên quan đến phát triển tâm lý trẻ nhỏ và người lớn tại Việt Nam còn rất hạn chế, chưa được quan tâm chú ý Chính vì thế, nghiên cứu này hy vọng góp thêm một góc nhìn, qua đó thấy rõ sự khác biệt về cách nhìn nhận về người cha giữa nhóm những người nam có mức độ cảm nhận GTBT thấp và nhóm có mức độ cảm nhận GTBT cao như thế nào trong bối cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam hiện nay
4 Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam –một số nét chính
Việt Nam là một phần của Đông Nam Á Thành phố Hồ Chí Minh, trước có tên gọi Sài Gòn, hiện là thành phố lớn nhất nước Đây còn là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng của cả nước với dân số là 9,1 triệu người, chưa kể số người nhập cư chưa đăng ký thường trú (Kiwipedia, 2022)
Văn hóa Việt Nam nói chung còn chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo, thể hiện ở cấu trúc hệ thống gia đình tuy trước đó hệ thống văn hóa bản địa đã có sự đa dạng và giao thoa với Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo, (Belanger, Oanh, Jianye, Thuy & Thanh, 2003)
Giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 đến những năm gần đây là khoảng thời gian của hai thế hệ cha và con trai từ khi họ được sinh ra, lớn lên rồi lập gia đình, sinh con và nuôi dạy con đến khi con trưởng thành hôm nay
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Sau hiệp định Genève năm 1954, miền Bắc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa Nhà nước ban hành các nghị định tuyên truyền về cách ứng xử trong gia đình trong đó vai trò phụ nữ và bình đẳng giới được đề cao (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) Những năm tiếp theo, rất nhiều đàn ông phải gia nhập quân ngũ Nhiều gia đình chỉ còn người mẹ, tỷ lệ tử vong cao do chiến tranh khiến nhiều trẻ em mồ côi cha (Mai, 2003)
Trong khi đó tại miền Nam, chính quyền tại đây tiếp tục củng cố các giá trị truyền thống và duy trì thứ bậc theo giới và thế hệ (luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) Cũng như miền Bắc, rất nhiều nam giới phải ra trận và tử vong
Năm 1975 đánh dấu sự thống nhất đất nước, song đi kèm với đó là những khó khăn về kinh tế do hậu quả chiến tranh Nhận thấy tình hình cấp bách, năm 1986, Nhà nước ban hành chính sách đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Đây là bước ngoặt quan trọng, tạo ra nhiều thay đổi, thúc đẩy mức sống người dân được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó các chính sách xã hội như Luật Hôn nhân Gia đình năm 1988,
1996 và Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2010 tiếp tục đề cao bình đẳng nam và nữ trong gia đình Mặc dù vậy, có nhiều bằng chứng cho thấy sự phân công lao động trong gia đình vẫn tiếp tục theo giới tính truyền thống (Matsuda, 1997)
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, gia nhập WTO năm 2007 Ngoài những bước tiến kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nhất là tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có, có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển (World Bank, 2023)
Ngoài ra, về mặt chính sách, Nhà nước vẫn chủ trương đẩy mạnh giáo dục để phổ biến các chủ trương và luật pháp liên quan đến gia đình, tiêu biểu là Luật Hôn nhân Gia đình ban hành năm 2014.
2000, Luật bình đẳng giới năm 2006,…) trong đó thúc đẩy việc trang bị kỹ năng làm cha mẹ, trách nhiệm của nam giới đối với công việc gia đình và đối với việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong gia đình,…(Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020).
Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam –một số nét chính
Trong bối cảnh sau dịch bệnh, với điều kiện về thời gian, ngân sách và nguồn lực, việc lấy mẫu sẽ được thực hiện theo hướng lấy mẫu thuận tiện - quả cầu tuyết (snowball) cho bước sàng lọc đầu tiên Những người tham gia sẽ được tuyển chọn từ thông báo đăng tuyển nghiệm thể nghiên cứu qua facebook cá nhân của người thực hiện nghiên cứu và trang fanpage Cộng đồng nghiên cứu khoa học USSH, fanpage WhyPsychology, Hành lang Tâm lý Mục đích nghiên cứu và phần giới thiệu về người làm nghiên cứu được giới thiệu rõ ràng trong thông báo đăng tuyển nghiệm thể Người làm nghiên cứu sẽ tiếp cận với nghiệm thể nghiên cứu thông qua email và kết quả từ thang đo sàng lọc mà nghiệm thể gửi về hộp thư cá nhân của người làm nghiên cứu (Phụ lục 1)
Đánh giá sơ khởi mức độ cảm nhận giá trị bản của nghiệm thể
Cách thức sàng lọc
Để tìm hiểu về mức độ giá trị bản thân (GTBT) ở nam giới tuổi từ 18 đến 40, một cuộc khảo sát trực tuyến đã được thực hiện bằng thang đo Rosenberg Self-Esteem Scale (RSS) Dựa trên kết quả thu được, hai nhóm tham gia có điểm số GTBT cao nhất và thấp nhất đã được xác định Việc chia nhóm này tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn về GTBT và vai trò của người cha trong cuộc sống của hai nhóm đối tượng này.
1.2 Tiêu chí tham gia nghiên cứu:
(1) Là nam giới (theo giới tính sinh học), có quốc tịch Việt Nam, sinh trưởng tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể là người đã kết hôn, ly hôn hoặc độc thân và một số đang trong mối quan hệ cặp đôi với nhiều trình độ học vấn và ngành nghề khác nhau
(2) Độ tuổi từ 18 – 40 tuổi Người trưởng thành ở đây được hiểu là những cá nhân đủ 18 tuổi trở lên (theo pháp luật quy định), đủ năng lực hành vi dân sự
(3) Đồng ý tham gia nghiên cứu
1.3 Thực hiện sàng lọc mẫu:
Test sàng lọc được thông báo để những người tham gia cùng tiến hành thực hiện trực tuyến trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2022 Sau khi tiến hành làm test sàng lọc, 3 người có điểm số cao nhất (điểm từ 40 trở xuống) và 3 người có điểm thấp nhất (từ 0 trở lên) sẽ được chọn thành hai nhóm nghiệm thể (n=6) để bước tiếp vào giai đoạn phỏng vấn sâu trực tiếp và thực hiện trắc nghiệm TAT tại Phòng
Tham vấn và Trị liệu Tâm lý trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Người đồng ý tham gia phỏng vấn sâu sẽ được hẹn lịch trước mỗi cuộc phỏng vấn
Thang đo mức độ cảm nhận GTBT Rosenberg Self-Esteem Scale (RSS) được phát triển bởi tác giả Moris Rosenberg (1965) gồm 10 mục đo lường GTBT tổng thể (global self-esteem) bao gồm cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực về bản thân, đo theo một hướng Tất cả các mục được trả lời bằng định dạng Likert 4 điểm, từ rất đồng ý đến rất không đồng ý Độ crombach-alpha cho pilot study là: 0.724 và main study là 0.719 Thang đo bao gồm 10 câu, mỗi câu có 4 mức độ trả lời: 4 – Rất đồng ý; 3 – Đồng ý; 2 – Không đồng ý; 1 – Rất không đồng ý Cách tính điểm thang đo này tương ứng với mức độ trả lời Tuy nhiên ở câu 2, 5, 6, 8, 9 điểm được đảo ngược lại Tổng số điểm càng cao cho thấy mức độ ý thức về GTBT càng cao hoặc ngược lại Đối với tiếng Việt, thang đo đã được dịch, thích nghi và sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam Với sự chấp thuận của tác giả, nghiên cứu này dùng bản dịch đã được thích nghi và sử dụng trong nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Trì Thị Minh Thúy, Trần Thanh Cao Trung & Nguyễn Tấn Đạt (2021) (Phụ lục 2)
Sau hơn 2 tháng đăng tuyển nghiệm thể, người thực hiện nghiên cứu thu được
107 phản hồi đăng kí tham gia nghiên cứu, trong đó có 104 phản hồi hợp lệ theo tiêu chí, còn lại 2 phản hồi thiếu thông tin cá nhân và 1 phản hồi bị trùng lặp
Nghề nghiệp Sinh viên, học sinh: 32.69%
Các ngành nghề khác: 67.31 % Điểm khảo sát
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ cảm nhận GTBT qua thang đo RSS
Thực hiện sàng lọc
Test sàng lọc được thông báo để những người tham gia cùng tiến hành thực hiện trực tuyến trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối tháng 7 năm 2022 Sau khi tiến hành làm test sàng lọc, 3 người có điểm số cao nhất (điểm từ 40 trở xuống) và 3 người có điểm thấp nhất (từ 0 trở lên) sẽ được chọn thành hai nhóm nghiệm thể (n=6) để bước tiếp vào giai đoạn phỏng vấn sâu trực tiếp và thực hiện trắc nghiệm TAT tại Phòng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cung cấp dịch vụ Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Để tham gia phỏng vấn sâu giúp đánh giá dịch vụ, những người đồng ý sẽ được sắp xếp lịch hẹn cụ thể trước mỗi cuộc phỏng vấn.
Thang đo sàng lọc
Thang đo mức độ cảm nhận giá trị bản thân (GTBT) Rosenberg Self-Esteem Scale (RSS) do tác giả Moris Rosenberg phát triển (1965) gồm 10 câu hỏi đánh giá GTBT toàn diện, bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực về bản thân Thang đo được thiết kế theo một chiều, tất cả câu hỏi đều được trả lời theo định dạng Likert 4 điểm Tổng điểm thang đo càng cao phản ánh mức độ ý thức về GTBT càng cao và ngược lại Thang đo RSS đã được dịch và sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại Việt Nam, với sự chấp thuận của tác giả.
Kết quả sàng lọc
Sau hơn 2 tháng đăng tuyển nghiệm thể, người thực hiện nghiên cứu thu được
107 phản hồi đăng kí tham gia nghiên cứu, trong đó có 104 phản hồi hợp lệ theo tiêu chí, còn lại 2 phản hồi thiếu thông tin cá nhân và 1 phản hồi bị trùng lặp
Nghề nghiệp Sinh viên, học sinh: 32.69%
Các ngành nghề khác: 67.31 % Điểm khảo sát
Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ cảm nhận GTBT qua thang đo RSS
Nghiên cứu về hình ảnh, vai trò người cha ở hai nhóm nghiệm thể có mức độ cảm nhận giá trị bản thân thấp và cao
Phương pháp luận
Để tìm hiểu cảm nhận của các nghiệm thể nghiên cứu về vai trò và hình ảnh người cha một cách tường tận, chi tiết và có chiều sâu, người làm nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính với thiết kế cắt ngang tại một thời điểm
Nghiên cứu định tính khởi đầu từ những giả định và sử dụng các khuôn khổ lý thuyết để tìm hiểu các vấn đề, nhằm giải quyết ý nghĩa mà các cá nhân hoặc nhóm gán cho vấn đề xã hội hoặc con người Các nhà nghiên cứu định tính áp dụng các phương pháp định tính để điều tra, thu thập dữ liệu trong bối cảnh tự nhiên, phân tích dữ liệu theo phương pháp quy nạp và suy diễn để thiết lập các mô hình hoặc chủ đề Báo cáo nghiên cứu phản ánh tiếng nói của người tham gia, góc nhìn của nhà nghiên cứu, mô tả và giải thích tính phức tạp của vấn đề, đóng góp vào kiến thức hoặc đưa ra lời kêu gọi thay đổi thực trạng.
Lý do và lợi ích khi sử dụng phương pháp định tính được tóm tắt như sau:
• Nghiên cứu định tính được thực hiện để khám phá một vấn đề
• Việc khám phá này là cần thiết vì nhu cầu tìm hiều sự phức tạp, độc đáo của một vấn đề, khi mà việc xác định các biến số không dễ dàng bằng cách đo lường bằng phương pháp định lượng
• Cho phép nhà nghiên cứu lắng nghe những tiếng nói, những quan điểm của một số người Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách nói chuyện trực tiếp với những cá nhân, để họ kể những câu chuyện mà không bị cản trở bởi những mong đợi hoặc những gì đã có trong dữ liệu
• Nghiên cứu định tính cũng giúp hiểu bối cảnh của vấn đề mà những người tham gia nghiên cứu trải nghiệm
• Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp phát triển những lý thuyết đã tồn tại một phần hoặc chưa đầy đủ cho một số quần thể nhất định hoặc lý thuyết hiện tại không nắm bắt được đầy đủ tính phức tạp của vấn đề (Creswell, 2013)
Quy trình nghiên cứu định tính:
Khởi đầu bằng việc đưa ra những giả định và hình dung lăng kính diễn giải dẫn đến chọn lựa phương pháp nghiên cứu định tính sẽ sử dụng
Dựa trên một chủ đề hoặc một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, xem xét những dữ liệu nghiên cứu đã có trước đây về chủ đề đó, xác định vấn đề cần được nghiên cứu
Xem xét những khoảng trống hoặc tính mới trong dữ liệu hoặc các nghiên cứu trước đây về một chủ đề Các chủ đề trong nghiên cứu định tính thường trải rộng trong cách lĩnh vực về khoa học xã hội và nhân văn, các vấn đề về giới, văn hóa và các nhóm thiểu số hoặc nhóm bị thiệt thòi,… Đặt những câu hỏi nghiên cứu mở để lắng nghe, tìm hiểu và khám phá những vấn đề của khách thể tham gia nghiên cứu; định hình câu hỏi nghiên cứu bằng cách
“khám phá” qua việc nói chuyện, trao đổi, phỏng vấn cá nhân khách thể
Thu thập những nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm thông tin ở dạng chữ hoặc hình ảnh, những khảo sát và trắc nghiệm khác nhau Có 4 nguồn thông tin định tính cơ bản: phỏng vấn, dữ liệu quan sát, tài liệu và dữ liệu nghe nhìn
Sau khi sắp xếp và phân loại dữ liệu, phân tích dữ liệu theo hướng quy nạp từ những cái cụ thể đến những góc nhìn tổng quát hơn, những góc nhìn này được gọi là mã, đề mục hay chủ đề
Phân tích bằng cách diễn dịch dữ liệu để có bằng chứng hỗ trợ cho việc lập luận Sắp xếp phân tích theo mức độ của chủ đề, mối quan hệ qua lại giữa các chủ đề, mô hình khái niệm, rút ra quy luật phát triển của vấn đề những dữ liệu này sẽ được diễn giải một phần dựa trên quan điểm của người tham gia nghiên cứu và một phần dựa trên cách diễn giải riêng của người làm nghiên cứu Toàn bộ tiến trình phải được liên kết với nhau
Cuối cùng, để củng cố tính xác thực của các phát hiện nghiên cứu, cần đối chiếu, so sánh với các tài liệu và nghiên cứu trước đó, đồng thời mời các chuyên gia, người có chuyên môn đánh giá, kiểm tra Việc tham khảo các quan điểm bên ngoài giúp đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của tiến trình phân tích.
Ngoài ra phải đảm bảo những tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu, tôn trọng tính bảo mật và riêng tư của khách thể, bảo quản lưu trữ dữ liệu cẩn thận, an toàn
Nghiệm thể nghiên cứu
Các nghiên cứu tương tác biểu tượng sử dụng các cuộc phỏng vấn khác nhau về kích thước mẫu, với một số nhà nghiên cứu phỏng vấn một số người tham gia và có khi chỉ một người (Carter & Alvarado, 2019) Từ kết quả sàng lọc mẫu bằng trắc nghiệm RSS, người làm nghiên cứu chọn được 2 nhóm nghiệm thể (n=6), mỗi nhóm nghiệm thể với điểm số cảm nhận về GTBT thấp (từ 0 trở lên) và cao (từ 40 trở xuống) Đặc điểm tâm lý độ tuổi 18-40:
Theo lý thuyết phát triển tâm lý xã hội, Erikson (1958, 1963) cho rằng nhân cách phát triển theo các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội, từ sơ sinh đến trưởng thành Trong mỗi giai đoạn, con người trải qua một cuộc khủng hoảng tâm lý xã hội có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển nhân cách Những khủng hoảng này mang tính tâm lý xã hội vì chúng liên quan đến nhu cầu tâm lý của cá nhân xung đột với nhu cầu của xã hội
Việc không hoàn thành một giai đoạn có thể gây khó khăn cho các giai đoạn tiếp theo và do đó, tính cách và ý thức về bản thân có thể sẽ trở nên không lành mạnh Tuy nhiên, những giai đoạn này có thể được khắc phục tùy theo mỗi cá nhân sau này
Giai đoạn 18-40 được xem là giai đoạn của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, bố mẹ, con cái ), của học hành và nghề nghiệp Một số xung đột trong giai đoạn này là thử thách để vượt qua:
Sự thân mật: Những cá nhân vượt qua thành công giai đoạn này có thể hình thành các mối quan hệ thân mật, qua lại với những người khác Họ có thể hình thành những mối liên kết chặt chẽ và thoải mái với sự phụ thuộc lẫn nhau Thân mật bao gồm khả năng mở rộng và chia sẻ bản thân với người khác, đồng thời cũng có sẵn cam kết trong các mối quan hệ và hy sinh cá nhân vì lợi ích của những mối quan hệ này Thành công giai đoạn này sẽ phát triển đức tính yêu thương
Sự cô lập thường xảy ra khi cá nhân gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân mật, có thể do ảnh hưởng của các khủng hoảng về bản dạng trước đó hoặc nỗi sợ bị từ chối Điều này khiến họ không thể xây dựng những mối liên kết gắn bó, sâu sắc với những người khác Hậu quả là họ cảm thấy mình bị loại trừ, né tránh sự thân mật và trở nên sợ hãi việc kết nối với người khác, dẫn đến cô đơn và thậm chí là trầm cảm.
Một số nhà nghiên cứu gần đây như George Vaillant (2002) cho rằng con người trong gia đoạn này tiếp tục tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống Đối với những người ở độ tuổi đầu giữa giai đoạn trưởng thành, ý nghĩa được tìm thấy thông qua công việc và gia đình
- đặc biệt là với vợ chồng, con cái và cha mẹ (Markus và cộng sự, 2004) Họ có xu hướng xác định căn tính bằng những gì họ làm, bằng sự nghiệp của họ Tuy nhiên sự hài lòng trong công việc gắn chặt với mối quan hệ xã hội, mang lại cơ hội thăng tiến và cảm giác độc lập (Mohr & Zoghi, 2006)
Mối quan hệ tích cực với những người quan trọng trong giai đoạn trưởng thành này sẽ góp phần mang lại trạng thái hạnh phúc và hài lòng (Ryff & Singer, 2009) Đặc điểm nhân khẩu học của từng nghiệm thể:
Nguyên quán Bà Rịa-Vũng Tàu
Tình trạng hôn nhân Độc thân
Thứ tự trong gia đình Con út trong gia đình có 2 người con
Kinh tế gia đình Khá
Dân tộc Kinh Điểm khảo sát RSS 19
NT1 hiện là một sinh viên ngành thiết kế mỹ thuật của một trường quốc tế tại TP.HCM Từ khi được sinh ra cho đến nay, bạn sống cùng bố mẹ và anh trai tại TP.HCM Gia đình hiện nay còn 3 người và không sống cùng ông bà nội, ngoại Cha của NT1, hiện 66 tuổi Ông được sinh ra tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cách TP.HCM 125 km Trước đây, ông là sinh viên luật khoa trường Đại học Tổng Hợp Sài Gòn (nay là trường KHXH-NV) Sau khi tốt nghiệp, cũng là thời điểm kinh tế khó khăn, ông làm
30 nhiều công việc khác nhau, sau đó ông trở lại làm luật gia khi nền kinh tế chuyển biến Ông làm việc trong một số công ty luật trong và ngoài nước với mức thu nhập khá Sau
2011, ông mất việc và hiện giờ làm dịch thuật tự do, công việc không đều dặn Mẹ NT1
60 tuổi, hiện làm quản lý cho một công ty đa quốc gia Kinh tế gia đình chủ yếu nhờ vào thu nhập của mẹ Cách đây 5 năm, anh trai của NT1 đã tự sát vì trầm cảm Theo NT1, đây là một cú sốc lớn cho gia đình, đến nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của mỗi người
NT1 trước đây học công nghệ thực phẩm, sau gần 4 năm cảm thấy không phù hợp, NT1 đã quyết định đổi ngành Hiện bạn cảm thấy hài lòng hơn ngành học mới tuy cảm thấy nhiều khi bị áp lực trong việc học vì cường độ làm việc nhiều và phải học cùng những bạn trẻ hơn mình dù “khoảng cách không nhiều lắm” Trước đây bạn có một người bạn gái nhưng sau 2 năm, cả hai đã chia tay Với NT1, bạn gái là người mà NT1 có thể chia sẻ và người hay cho NT1 những phân tích, lời khuyên hữu ích
Nghề nghiệp Công nhân bốc xếp hàng hóa
Tình trạng hôn nhân Độc thân
Tôn giáo Thiên Chúa giáo
Thứ tự trong gia đình Con cả trong gia đình có 2 người con
Kinh tế gia đình Dưới trung bình
Dân tộc Kinh Điểm khảo sát RSS 23
Gia đình NT2 có 4 người gồm ba mẹ, NT2 và một em trai Cha của NT2 (hiện
73 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Côn Đảo, một quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý Gia đình ông làm nghể đi biển, chài lưới Năm 15 -16 tuổi, ông đến Sài Gòn sinh sống Sau 1975, ông làm nhiều công việc lao động chân
31 tay để mưu sinh Đến 1988, ông dọn về sinh sống tại khu vực đường Kỳ Đồng, quận 3, trong một con hẻm nhỏ, nơi tuổi thơ của NT2 trải qua Gia đình gặp không ít khó khăn về kinh tế Lúc ấy ông bán báo và vé số trên vỉa hè gần tòa soạn báo Tuổi Trẻ trong khi mẹ (hiện 62 tuổi) làm công nhân cho một công ty thủy sản rồi sau này đi phụ giúp việc nhà Thời học cấp 1 và cấp 2, NT2 phải phụ cha mẹ kiếm tiền bằng việc đi bán vé số sau giờ học NT2 học đến lớp 11 thì rẽ ngang học trung cấp họa viên kiến trúc khi tình cờ đọc được thông báo tuyển sinh hệ vừa học vừa làm Với hy vọng sẽ có việc làm khi học môn này nhưng đối với NT2, nó không được dễ dàng khiến NT2 phải bỏ dở sau 2 năm và rồi tiếp tục học bổ túc văn hóa tiếp 2 năm để hoàn tất bậc PTTH Cảm thấy tính hình không hợp nhau nên NT2 sống với mẹ nhiều hơn với cha, bạn cũng phải thay đổi nơi ở vài lần theo công việc của mẹ Theo bạn, mẹ là người cố gắng động viên để bạn không bỏ học để hoàn tất hết lớp 12 Sau đó, NT2 đã trải qua nhiều công việc khác nhau như bảo vệ, công nhân sản xuất, lao động phổ thông và hiện nay là công nhân bốc xếp hàng hóa cho một công ty may mặc Em của NT2, sống với cha nhiều hơn, được cha gom góp tiền để học thành tài xế và hiện nay làm việc cho một công ty vận tải
Tình trạng hôn nhân Độc thân
Thứ tự trong gia đình Con cả trong gia đình có 2 con trai
Kinh tế gia đình Dưới trung bình
Dân tộc Kinh Điểm khảo sát RSS 21
Công cụ nghiên cứu
Trong năm phương pháp phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm theo thuyết Tương tác biểu tượng cấu trúc, người làm nghiên cứu dùng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, đây là công cụ chính để thu thập dữ liệu định tính Phương pháp này cho phép thu thập dữ liệu phong phú và rất hữu ích trong việc nắm bắt các sắc thái diễn giải của cá nhân, do đó chúng rất phù hợp cho các nghiên cứu sử dụng khung của lý thuyết này (Carter & Alvarado, 2019)
Ngoài ra, để tăng tính đa dạng và phong phú cho nguồn dữ liệu thu thập, với chủ đề về hình ảnh và vai trò về người cha và mối quan hệ giữa cha-con trai, người làm nghiên cứu kết hợp với trắc nghiệm phóng chiếu TAT
Trắc nghiệm TAT (Thematic Apperception Test) là bài trắc nghiệm phóng chiếu dùng 31 bức tranh đen trắng được Murray và Morgan sáng tạo năm 1935 Vào những năm 50, bài trắc nghiệm được đưa vào châu Âu với cách diễn giải mới theo trường phái phân tâm học, đặc biệt là trường phái Paris do Vica Shentoub, Daniel Lagache chủ trì tại Đại học Paris V René Descartes TAT được sử dụng rộng rãi trong trị liệu lâm sàng để chẩn đoán tâm bệnh, cấu trúc nhân cách, làm sáng tỏ các xu hướng nhận thức, vô thức cũng như cơ chế phòng vệ của con người.
36 thu được từ TAT là lời nói, câu văn, lời kể bao gồm cả hình thức và nội dung, được lưu trữ bằng bút tích hay bằng ghi âm chuyển thể TAT, ngoài việc là công cụ, còn là một vật trung gian giữa thân chủ và tâm lý gia, giúp lời nói được bộc lộ dễ dàng hơn, giúp cho ức chế của thân chủ được khai thông phần nào bằng một hình thức khác…
Bài trắc nghiệm TAT gồm 31 tranh được đánh số từ 1 đến 21 Một số tranh có số thứ tự giống nhau, nhưng được phân biệt bằng một ký hiệu đối tượng đặc thù gồm 4 nhóm đối tượng chính: B: trẻ em trai, G: trẻ em gái, M: đàn ông, F: phụ nữ.
Ví dụ: tranh 3BM, 3GF…
Việc phân loại đối tượng là không cứng nhắc Tùy trường hợp, nhân cách của thân chủ, cách đánh giá của tâm lý gia…và một số tranh có thể được sử dụng không như chỉ định
Ví dụ: tranh 3BM có thể dùng cho cả trẻ em gái và phụ nữ
Không có quy định nào bắt buộc tất cả 31 tranh hay tất cả các tranh dành cho một loại đối tượng phải được đưa ra test Việc chọn lựa các tranh sẽ đưa ra test tùy thuộc vào tâm lý gia trước khi test, tùy thuộc vào nhân cách, vấn đề, hoàn cảnh của thân chủ Các tranh được chọn phải được giải đáp rõ ràng vì sao vì sao nó được chọn trong tình huống cụ thể
Ví dụ: cho thân chủ A, nhà tâm lý B không chọn tranh 20 vì ông không nắm rõ ý nghĩa ẩn tàng của tranh 20 và việc cho kể tranh 20 có thể không giúp ông sáng tỏ thêm gì ở thân chủ A Đối tượng áp dụng test TAT: Trên 7 tuổi
Thời lượng trung bình: 45-60 phút
Trình tự: Theo thứ tự tranh Điểm mạnh: - Hệ thống phòng vệ được bộc lộ
- Hình ảnh bản thân và đối tượng
- Điều chỉnh cảm xúc và thích nghi
Phân tích định tính dữ liệu lời nói thông qua TAT
Trường phái Paris do Vica Shentoub gắn kết TAT và phân tâm học Hệ thống phân tích dữ liệu dựa trên hai khái niệm: nội dung hiển thị và khơi gợi tiềm ẩn (Phụ lục 3)
Cơ sở vật chất của TAT là khách quan, thực tế nhưng với thân chủ (nghiệm thể) nó không trung tính như vậy vì nó có khả năng khơi gợi những mâu thuẫn nội tâm vô thức trong mỗi người gắn với những điều kiện sống xung quanh họ Những tình huống được hiển thị trong tranh TAT có thể đánh thức những mâu thuẫn mang tính phổ quát, nhất là liên quan đến phức cảm Oedipe (sự phân định thế hệ và giới tính…)
Hai trục phân tích chính được đề nghị là:
- Trục bản thân : giúp xem xét phẩm chất và mức độ đầu tư hình ảnh của cá nhân thân chủ thông qua khái niệm: “bản sắc, căn tính” và “đồng nhất hóa”
-Trục đối tượng : giúp xem xét tính chất và mức độ đầu tư các mối quan hệ (tính cam kết), tính hai mặt của mối quan hệ với đối tượng và xung năng tính dục, chủ động và bị động, xu hướng tình dục và tấn công
Sau khi xem xét hai trục, dữ liệu có thể được phân chia theo những chủ đề gợi ý sau đây Đó là cơ sở để suy xét cách thức mà người đối diện với tranh TAT xử lý, giải quyết xung đột, được khơi gợi từ quá khứ:
- Hình ảnh nam, nữ, cha, mẹ
- Hình ảnh bản thân (tính ái kỷ), sự đầu tư cho hình ảnh bản thân
- Tính chất các mối quan hệ: với ông bà cha mẹ, với anh chị em và bạn bè, với con cháu…
- Tính thống nhất, chia tách, mạch lạc, hỗn loạn của nghiệm thể
- Sự bộc lộ cảm xúc: ồ ạt, dồn nén, cô lập,…
- Các nỗi lo, sự mất mát, bất lực, cô đơn và cách thức ứng phó
Mặc dù không thể trả lời đầy đủ mọi chủ đề dựa trên một bộ tranh TAT, nhưng các nhà tâm lý vẫn có thể đưa ra nhận xét về những khía cạnh nổi bật trong tâm trí của người được kiểm tra Những khía cạnh này được lặp đi lặp lại nhiều lần và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm trí của cá nhân.
Bài kiểm tra TAT cung cấp nhiều chủ đề có liên quan chặt chẽ với nghiên cứu, cho phép các nhà nghiên cứu khám phá cách thức mà các cá nhân liên hệ đến các trải nghiệm về bản dạng và những khía cạnh khác Điều này khác biệt với mục đích truyền thống là đánh giá hệ thống phòng vệ tâm lý, giúp TAT trở thành một công cụ mạnh mẽ trong nghiên cứu về bản dạng, sự phát triển và các quá trình tâm lý khác.
Quy trình nghiên cứu
Mỗi nghiệm thể đến làm test TAT và phỏng vấn trực tiếp tại Phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý trường Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Đây là một cơ sở được trang bị đúng tiêu chuẩn để chẩn đoán, tham vấn và trị liệu tâm lý cho nhiều đối tượng bao gồm trẻ em và người lớn Cơ sở trực thuộc khoa Tâm Lý, được thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 2019 và hoạt động cho đến nay, tọa lạc tại phòng K003 trong khuôn viên trường Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, địa chỉ 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Trắc nghiệm TAT: Để việc thu thập dữ liệu được diễn ra tự nhiên và tâm lý nghiệm thể không có sự chuẩn bị trước, trắc nghiệm TAT được tiến hành trước tiên
Buổi làm trắc nghiệm này được thực hiện trong khoảng từ 40 đến 60 phút Để đảm tiến trình tiến trình nghiên cứu, dữ liệu được tiến hành thu thập qua việc ghi âm và cả ghi chép Việc này được thông báo và có sự chấp thuận của nghiệm thể trước khi tiến hành
Trong khuôn khổ nghiên cứu, nghiệm thể được giới thiệu trước về phương tiện, mục đích, cách thức tiến hành nhưng không được giới thiệu về chủ đề các tranh mà nghiệm thể sẽ được xem Việc dùng TAT trong nghiên cứu này có thể giúp người làm nghiên cứu thực hiện các mục tiêu của đề tài và phù hợp với chủ đề nghiên cứu
Trước khi bắt đầu, người làm nghiên cứu trình bày rõ dự định và mục đích của buổi làm test cho nghiệm thể
Giới thiệu phương tiện và cách thức tiến hành cho nghiệm thể với hướng dẫn và yêu cầu sau:
“Anh /bạn hãy kể cho tôi nghe một câu chuyện từ những gì anh/ bạn nhìn thấy trong tranh”
Người làm nghiên cứu sắp xếp vị trí ngồi, đặt bộ tranh ở vị trí thuận tiện để đưa cho nghiệm thể lần lượt theo thứ tự đã định Những tranh chưa đưa được úp xuống, tranh tiếp theo được để ngay trên nên thứ tự phải được sắp xếp trước cẩn thận
Khi ghi chép lời kể của nghiệm thể, các yếu tố như lời nói, cử chỉ, hành vi và cả khoảng lặng đều được ghi lại cẩn thận Thời gian kể chuyện được đo tương đối, bắt đầu từ lúc đưa tranh đến lúc kể và khoảng thời gian giữa các lời kể cũng vậy Ngoài ra, thời gian thực hiện bài kiểm tra, từ lúc nghiệm thể bắt đầu kể đến khi kết thúc, cũng được tính toán tương đối.
Giữ tập trung trong lúc làm test Khi nghiệm thể gặp khó khăn quá lớn khi bắt đầu hoặc tiếp tục câu chuyện, hoặc khi gặp ức chế, cần nâng đỡ, tâm lý gia (người làm nghiên cứu) trợ giúp theo hướng gợi mở nhưng không áp đặt Khi nghiệm thể đặt câu hỏi trong khi làm test, người làm nghiên cứu khơi gợi theo hướng mở hoặc im lặng Đối với những lời kể quá ngắn gọn, nhập nhằng, tối nghĩa, người làm nghiên cứu có thể đặt một số câu hỏi khai triển vấn đề rộng ra Không ép buộc, dụ dỗ Thực sự lưu ý đến hậu quả của can thiệp
Sau khi hoàn thành bộ tranh, người nghiên cứu sẽ đưa cho đối tượng 1 xấp tranh và yêu cầu họ chọn ra 2 bức thích nhất và 2 bức ít thích nhất Sau đó, họ sẽ hỏi lý do tại sao đối tượng lại lựa chọn những bức tranh đó.
▪ Sau khi tiến hành (trước khi xử lý dữ liệu)
Nếu chuyển thể từ máy ghi âm: ghi lại chính xác từng từ ngữ
Những khoảng lặng được đánh bằng dấu /, quy ước chỗ lên hay xuống giọng Tính thời gian nhập chuyện trung bình từ lúc đưa tranh cho đến lúc bắt đầu kể Bản ghi âm được chuyển từ âm thanh sang văn bản để chuẩn bị cho tiến trình phân tích dữ liệu
Phỏng vấn bán cấu trúc:
Buổi phỏng vấn có thể kéo dài từ 30 đến 60 phút, tùy theo từng thể nghiệm Bản câu hỏi bán cấu trúc bao gồm 4 phần, ngoài các câu hỏi về thông tin nhân khẩu và các câu hỏi tổng quát là những câu hỏi nhằm tạo tương quan giữa người làm nghiên cứu và thể nghiệm.
A Các câu hỏi về GTBT của nghiệm thể
- Câu hỏi về giá trị tổng thể và giá trị giá trị riêng biệt:
Dữ liệu của phần này giúp đánh giá mức độ hài lòng và không hài lòng về bản thân của nghiệm thể ở mức độ tổng quát (sức khỏe tinh thần) và mức độ riêng biệt (hiệu suất, hành vi, …)
- Quan niệm của nghiệm thể về GTBT và cách ứng phó khi gặp nghịch cảnh Các câu trả lời của nghiệm thể giúp tìm hiểu nhận thức của nghiệm thể về GTBT ở mức độ sâu hơn và riêng tư hơn, đồng thời qua đó cho thấy cách nghiệm thể ứng phó như thế nào trong cuộc sống Qua câu trả lời, người làm nghiên cứu cũng có thể kiểm nghiệm lại kết quả sàng lọc qua thang đo RSS bước đầu
B Các câu hỏi về hình ảnh, vai trò người cha ở hai nhóm nghiệm thể
Hình ảnh người cha trong văn học, truyền thông, lịch sử và quan niệm xã hội phản ánh tư duy, kỳ vọng và lý tưởng của con cái Những câu trả lời về chủ đề này giúp hiểu sâu hơn về cách con cái hình dung và lý tưởng hóa vai trò của người cha trong cuộc sống của chúng, từ đó cho thấy những mong đợi mà chúng đặt vào người cha của mình.
-Hình ảnh, vai trò người cha thể hiện trong cuộc sống cá nhân của nghiệm thể
Dữ liệu của phần này mô tả người cha đã thể hiện căn tính vai trò của mình như thế nào trong mối quan hệ vai trò với người con, liên quan đến trải nghiệm của những người cha và người con trong bối cảnh gia đình
C Các câu hỏi về mối quan hệ cha-con của nghiệm thể
Dữ liệu này đánh giá mức độ gần gũi hay xa cách về mặt cảm xúc – tình cảm của nghiệm thể đối với người cha, từ đó giúp hiểu thêm về khó khăn hay thuận lợi của người con trong quá trình xác định GTBT
D Các câu hỏi về vai trò người cha trong việc giúp con hình thành, xây dựng GTBT và nhân tố cản trở việc xác định GTBT của người con
Phân tích dữ liệu
Người thực hiện nghiên cứu dùng phương pháp phân tích chủ đề (thematic analysis) và phân tích tường thuật (narrative analysis) để phân tích dữ liệu
Phân tích theo chủ đề là một phương pháp nghiên cứu định tính giúp giải quyết nhiều mô hình nhận thức và câu hỏi nghiên cứu Được ví như "phiên dịch viên" cho các ngôn ngữ phân tích, phân tích theo chủ đề tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu liên kết các phương pháp nghiên cứu khác nhau Phương pháp này hỗ trợ khám phá quan điểm của người tham gia, làm nổi bật điểm tương đồng và khác biệt, tạo ra những hiểu biết sâu sắc Đối với tập dữ liệu lớn, phân tích theo chủ đề giúp bộc lộ các đặc tính nổi bật, buộc nhà nghiên cứu phải có cách tiếp cận có cấu trúc tốt để xử lý dữ liệu, đảm bảo báo cáo cuối cùng rõ ràng và mạch lạc.
Phân tích tường thuật được người làm nghiên cứu dùng để hiểu cách những người tham gia nghiên cứu xây dựng câu chuyện và tường thuật từ kinh nghiệm cá nhân của chính họ Có hai tầng diễn giải trong phân tích tường thuật Đầu tiên, những nghiệm thể tham gia nghiên cứu diễn giải cuộc sống của chính họ thông qua câu chuyện kể Sau đó, nhà nghiên cứu diễn giải cách người tham gia nghiên cứu xây dựng câu chuyện kể đó (Ho & Limpaecher, 2021)
Trước tiên phần ghi âm và ghi chép từ lời nói của hai nhóm nghiệm thể trong buổi phỏng vấn và làm trắc nghiệm TAT sẽ được chuyển sang văn bản định dạng Microsoft Word Văn bản này sẽ được đọc đi đọc lại để dữ liệu được nắm bắt và phát hiện những nét đặc sắc về nội dung cũng như xu hướng mà dữ liệu thể hiện Sau đó, dựa theo những câu trả lời của nghiệm thể, một danh sách sơ khởi với những từ, cụm từ mô tả “giá trị bản thân”, “vai trò và hình ảnh người cha trong văn hóa xã hội”,
“vai trò và hình ảnh người cha trong cuộc sống của nghiệm thể”, được thiết lập Theo phương pháp phân tích chủ đề, dữ liệu này sẽ được tập hợp và phân loại thành những
42 chủ đề liên quan Tiếp theo, dựa theo tần suất xuất hiện, một danh sách chủ đề chính chắt lọc hơn sẽ được rút gọn từ danh sách ban đầu
Với bảng danh sách lần thứ hai các nhóm chủ đề nổi trội được thể hiện, người làm nghiên cứu có thể so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt ở nhóm hai nhóm nghiệm thể GTBT cao và thấp Việc phân tích chéo - đa trường hợp (cross cases -multiple cases analys) như vậy sẽ làm nâng cao khả năng khái quát hóa hoặc có thể giúp việc phân tích dữ liệu khi chuyển đổi sang các bối cảnh khác nhau của từng trường hợp Người làm nghiên cứu sẽ tìm hiểu điều gì đó có thể xảy ra ở mức độ phù hợp hoặc những khả năng khác từ kết quả của nghiên cứu đối với các bối cảnh tương tự của những trường hợp khác, vượt qua cái riêng biệt cụ thể để hiểu cái tổng thể
Cách tiếp cận theo định hướng trường hợp (case-oriented analys) trong nghiên cứu đa trường hợp sẽ xem xét trường hợp như một thực thể tổng thể - xem xét các cấu trúc, mối liên hệ, nguyên nhân và tác động xảy ra trong một trường hợp rồi sau đó mới chuyển sang phân tích so sánh một số trường hợp (Ragin, 1987) Người làm nghiên cứu tìm kiếm những điểm tương đồng cơ bản và các mối liên hệ liên tục, so sánh hai nhóm nghiệm thể có kết quả khác nhau và từ đó hình thành những lời giải thích tổng quát hơn
Để đảm bảo tính đáng tin cậy cho nghiên cứu định tính, người nghiên cứu đã tuân thủ các tiêu chuẩn đánh giá như độ uy tín, khả năng chuyển giao, độ tin cậy và độ xác thực Quá trình nghiên cứu được thực hiện với sự hướng dẫn và chấp thuận của giảng viên sau mỗi giai đoạn, từ viết đề cương đến viết kết quả Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình mã hóa, một thạc sĩ thuộc khoa giáo dục đã tham gia góp ý.
5 Đạo đức trong nghiên cứu:
Trước khi nghiệm thể tham gia phỏng vấn sâu và thực hiện trắc nghiệm TAT, mục đích và phạm vi nghiên cứu cũng như thông tin về người thực hiện nghiên cứu sẽ được giới thiệu rõ ràng với các nghiệm thể
Nghiệm thể sẽ xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản và có thể ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào Nguyên tắc bảo mật đối với các dữ liệu thu thập từ việc ghi âm, ghi chép được trình bày rõ trong bản đồng thuận tham gia nghiên cứu (tham khảo phụ lục)
Các nội dung ghi âm cùng dữ liệu cá nhân của nghiệm thể sẽ được xóa ngay sau khi người làm nghiên cứu bảo vệ đề tài
Trong những hoạt động nghiên cứu như phỏng vấn sâu và làm trắc nghiệm TAT, nếu nghiệm thể trải qua những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực thì sẽ được các chuyên gia tâm lý, những học viên chương trình cao học tâm lý lâm sàng tại Phòng Tham vấn-Trị liệu của trường KHXH-NV, hỗ trợ miễn phí.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
A Kết quả nghiên cứu là phần trả lời cho 5 câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Cảm nhận về GTBT ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp như thế nào? 2) Hình ảnh, vai trò người cha được mô tả khác nhau như thế nào ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp? 3) Cảm nhận về mối tương quan cha-con như thế nào ở hai nhóm nam giới? 4) Vai trò của người cha thể hiện như thế nào trong việc giúp con hình thành và xây dựng GTBT? Điều gì cản trở việc xác định GTBT của người con?
Các chủ đề chính và phụ của nghiên cứu được diễn tả theo sơ đồ:
Sơ đồ: Các chủ đề nghiên cứu
1 KHÁM PHÁ HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA Ở NGƯỜI NAM TRƯỞNG THÀNH
2.1.1 Là trụ cột kinh tế
2.1.2 Tham gia vào việc giáo dục & nuôi dưỡng
2.1.3 Vắng bóng, không tham gia
2.2 HÌNH ẢNH, VAI TRÒ NGƯỜI CHA TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN
2.2.1 Hình mẫu về năng lực, tính cách, phong cách sống /Không là hình mẫu
2.2.2 Tham gia vào việc giáo dục & nuôi dưỡng 2.2.3 Vắng bóng, không tham gia
1 CẢM NHẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN
1.1 Giá trị Tổng thể 1.2 Giá trị Riêng biệt 1.3 Quan niệm về GTBT 1.4 Cách ứng phó với khó khăn, thử thách
4 VAI TRÒ NGƯỜI CHA TRONG VIỆC GIÚP CON HÌNH THÀNH
• Giúp con hình thành Căn tính: 4.1 Là bộ đệm
4.2 Là động lực/ Áp lực 4.3 Kết quả
• Giúp con hình thành Tâm lý Cái tôi
4.4 Phản hồi 4.5 Lý tưởng hóa và Sánh đôi
• Nhân tố cản trở việc xác định giá trị bản thân ở người con
NHẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CHA- CON
1 Cảm nhận về GTBT ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp như thế nào?
Kết quả khảo sát thu thập được từ câu hỏi nghiên cứu này được phân tích theo chủ đề dựa trên các từ khóa Các chủ đề bao gồm:
1.1: Cảm nhận về GTBT qua đánh giá về cuộc sống hiện tại của người tham gia nghiên cứu (giá trị tổng thể): Khi được hỏi “bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại như thế nào?” câu trả lời của hai nhóm nghiệm thể có sự khác biệt rõ Nhóm có điểm số cảm nhận GTBT thấp (viết tắt: nhóm GTBT thấp) đưa ra những đánh giá cuộc sống hiện tại theo hướng lo âu, trầm cảm hoặc không xác định; bộc lộ sự không hài lòng hoặc rất ít hài lòng về cuộc sống hiện tại nhiều hơn hẳn nhóm có điểm số cảm nhận GTBT cao (viết tắt: nhóm GTBT cao) Kết quả có sự tương đồng ở dữ liệu phỏng vấn (viết tắt: pv) và dữ liệu từ tranh TAT, ví dụ: Ở nghiệm thể NT1: “…Cũng khá là áp lực vì mình cũng đã bỏ đại học, giờ đi học lại nên mình đi học trễ á….học chung với bạn bè thì mình cũng thấy khoảng cách thế hệ với bạn bè mặc dù chỉ cách 5 năm thôi…Hài lòng? Thật ra hầu như mình rất ít có cái gì hài lòng với bản thân mình…” (NT1-pv)
“Mình thấy một đứa nhóc,…đang nhìn khá là buồn về cái cây violon Có lẽ là do ba mẹ bắt, ba mẹ bắt chơi …và cậu bé khá là chán nản Cũng khá là giống bản thân mình Mình cũng học violon…nó không như guitar, rất là khó… Nên nó có nhiều cái frustrations, ờ - nhiều cái buồn, bực mình [nhấn giọng] , kiểu như thất vọng khi mà mỡnh khụng đỏnh được.Thỡ cú lẽ cậu nhúc này cũng đang cú cảm giỏc đú.ằ (NT1- tranh 1)
“ Tại vì cái mặt này không phải là mặt buồn,… khi mình mất cái gì đó mình buồn, cái buồn ở đây có sự tức nữa, giống như cái sự trách móc bản thân mình, tại sao mình không làm cái này, làm cái kia Mình thì quá quen với điều đó.” (NT1- tranh
Đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi nghiệm thể tham gia phỏng vấn sâu và thực hiện trắc nghiệm TAT, mục đích và phạm vi nghiên cứu cũng như thông tin về người thực hiện nghiên cứu sẽ được giới thiệu rõ ràng với các nghiệm thể
Nghiệm thể sẽ xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản và có thể ngừng tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào Nguyên tắc bảo mật đối với các dữ liệu thu thập từ việc ghi âm, ghi chép được trình bày rõ trong bản đồng thuận tham gia nghiên cứu (tham khảo phụ lục)
Các nội dung ghi âm cùng dữ liệu cá nhân của nghiệm thể sẽ được xóa ngay sau khi người làm nghiên cứu bảo vệ đề tài
Trong quá trình tham gia nghiên cứu, nhất là phỏng vấn sâu và làm test TAT, nếu nghiệm thể nào trải nghiệm những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, sẽ được các chuyên viên tâm lý là các học viên chương trình cao học tâm lý lâm sàng thực hiện tại Phòng Tham vấn - Trị liệu trường KHXH-NV hỗ trợ miễn phí
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
A Kết quả nghiên cứu là phần trả lời cho 5 câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Cảm nhận về GTBT ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp như thế nào? 2) Hình ảnh, vai trò người cha được mô tả khác nhau như thế nào ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp? 3) Cảm nhận về mối tương quan cha-con như thế nào ở hai nhóm nam giới? 4) Vai trò của người cha thể hiện như thế nào trong việc giúp con hình thành và xây dựng GTBT? Điều gì cản trở việc xác định GTBT của người con?
Các chủ đề chính và phụ của nghiên cứu được diễn tả theo sơ đồ:
Sơ đồ: Các chủ đề nghiên cứu
1 KHÁM PHÁ HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA Ở NGƯỜI NAM TRƯỞNG THÀNH
2.1.1 Là trụ cột kinh tế
2.1.2 Tham gia vào việc giáo dục & nuôi dưỡng
2.1.3 Vắng bóng, không tham gia
2.2 HÌNH ẢNH, VAI TRÒ NGƯỜI CHA TRONG ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN
2.2.1 Hình mẫu về năng lực, tính cách, phong cách sống /Không là hình mẫu
2.2.2 Tham gia vào việc giáo dục & nuôi dưỡng 2.2.3 Vắng bóng, không tham gia
1 CẢM NHẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN
1.1 Giá trị Tổng thể 1.2 Giá trị Riêng biệt 1.3 Quan niệm về GTBT 1.4 Cách ứng phó với khó khăn, thử thách
4 VAI TRÒ NGƯỜI CHA TRONG VIỆC GIÚP CON HÌNH THÀNH
• Giúp con hình thành Căn tính: 4.1 Là bộ đệm
4.2 Là động lực/ Áp lực 4.3 Kết quả
• Giúp con hình thành Tâm lý Cái tôi
4.4 Phản hồi 4.5 Lý tưởng hóa và Sánh đôi
• Nhân tố cản trở việc xác định giá trị bản thân ở người con
NHẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CHA- CON
1 Cảm nhận về GTBT ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp như thế nào?
Kết quả khảo sát thu thập được từ câu hỏi nghiên cứu này được phân tích theo chủ đề dựa trên các từ khóa Các chủ đề bao gồm:
Các đánh giá về cuộc sống hiện tại cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu Nhóm GTBT thấp có xu hướng thể hiện sự lo âu, trầm cảm hoặc không xác định; bày tỏ sự không hài lòng hoặc ít hài lòng về cuộc sống hiện tại Ngược lại, nhóm GTBT cao đưa ra những đánh giá tích cực hơn Sự tương đồng này được ghi nhận trong cả dữ liệu phỏng vấn và dữ liệu từ tranh TAT, phản ánh mối liên hệ giữa cảm nhận GTBT và mức độ hài lòng trong cuộc sống.
“Mình thấy một đứa nhóc,…đang nhìn khá là buồn về cái cây violon Có lẽ là do ba mẹ bắt, ba mẹ bắt chơi …và cậu bé khá là chán nản Cũng khá là giống bản thân mình Mình cũng học violon…nó không như guitar, rất là khó… Nên nó có nhiều cái frustrations, ờ - nhiều cái buồn, bực mình [nhấn giọng] , kiểu như thất vọng khi mà mỡnh khụng đỏnh được.Thỡ cú lẽ cậu nhúc này cũng đang cú cảm giỏc đú.ằ (NT1- tranh 1)
“ Tại vì cái mặt này không phải là mặt buồn,… khi mình mất cái gì đó mình buồn, cái buồn ở đây có sự tức nữa, giống như cái sự trách móc bản thân mình, tại sao mình không làm cái này, làm cái kia Mình thì quá quen với điều đó.” (NT1- tranh
Nghiệm thể NT2 biểu hiện tính mông lung, không xác định thông qua lời phát ngôn của người tham gia phỏng vấn: "Em cũng không biết, hìhì [cười gượng], nói chung hồi trước còn suy nghĩ, sau này thì thuận theo tự nhiên thôi" Câu nói này thể hiện sự không chắc chắn và thái độ buông xuôi đối với tương lai, phản ánh sự thụ động và thiếu định hướng trong suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Cả ở tranh TAT, sự chán chường, mệt mỏi được bộc lộ:
“…Thì em thấy đứa bé này nó ơ, ơ, dạng mệt mỏi, buồn, có vẻ buồn ngủ, ngồi hai tay tựa lên bàn, tay chống cằm, tay kê đồ, mắt thì, mắt nhắm mắt mở, mơ mơ màng màng, ơ - ngồi có vẻ như là - giết thời gian Trong đầu thì hầu như không có suy nghĩ nhiều, giống như là chỉ muốn ngủ một giấc (NT2, tranh 1)
Hay như NT3 chia sẻ: “…em khá là hoang mang vì em biết bản thân mình hơi chậm, đôi khi suy nghĩ hơi ngốc, không có đạt được sự kỳ vọng của ba mẹ cho lắm, cũng đôi khi là khiến người khác thất vọng” (NT3-pv)
“…với cây đàn violon Cậu bé đang nhìn nó một cách chán chường, cậu bé chỉ có một mình…Trông mặt cậu ta đang đờ đẫn nhìn nó giống như một buổi học nào đó mà cậu bé bắt buộc phải học… Cậu ta không hứng thú với nó …(NT3-tranh 1)
Trong nghiên cứu này, kết quả từ cả phỏng vấn và kiểm tra TAT thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa những người có GSTBT cao và thấp Nhóm GSTBT cao thường có cách nhìn tích cực, hài lòng về cuộc sống, thể hiện qua các từ ngữ phản ánh sự lạc quan Ngược lại, nhóm GSTBT thấp có cách nhìn tiêu cực hơn, phản ánh qua các tuyên bố mang tính chán nản và bi quan.
Nghiệm thể NT4: “…Em thấy hài lòng với cuộc sống của em Em cũng có mong muốn chứng tỏ bản thân, muốn phát triển bản thân hơn.” (NT4-pv) ô …Thỡ cậu bộ đang nghĩ về một buổi hũa nhạc nào đú mà cậu bộ từng tham gia thi đấu…cậu bé đang hơi buồn, có lẽ là bữa đó không được may mắn cho lắm và đi thi không được tốt cho lắm và bây giờ suy gẫm lại…” (NT4-tranh 1)
NT5 cảm nhận càng tích cực hơn: “ À, em bằng lòng với cuộc sống hiện tại của em Giai đoạn nào trải qua, em cũng thấy hạnh phúc hết Từ nhỏ cho tới hiện tại thì qua những cột mốc thời gian em đều bằng lòng, chứ em không bị cái – cái gì ta? – cái
Có thể cậu bé này đang suy tư về cội cõi đàn tranh, có thể cây đàn này nó được gửi tặng hay từ một người thân nào đó.
Kết quả nghiên cứu 1 Cảm nhận về giá trị bản thân ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số giá trị bản thân cao và nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân thấp như thế nào?
Quan niệm về GTBT
4 VAI TRÒ NGƯỜI CHA TRONG VIỆC GIÚP CON HÌNH THÀNH
• Giúp con hình thành Căn tính: 4.1 Là bộ đệm
4.2 Là động lực/ Áp lực 4.3 Kết quả
• Giúp con hình thành Tâm lý Cái tôi
4.4 Phản hồi 4.5 Lý tưởng hóa và Sánh đôi
• Nhân tố cản trở việc xác định giá trị bản thân ở người con
NHẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CHA- CON
Hình ảnh, vai trò người cha được mô tả khác nhau như thế nào ở nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân cao và nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân thấp?
3- Cảm nhận về mối quan hệ cha-con như thế nào ở hai nhóm nam giới trên? 4- Vai trò người cha thể hiện như thế nào trong việc giúp con hình thành và xây dựng giá trị bản thân? Điều gì cản trở việc xác định giá trị bản thân của người con?
3 Tính cấp thiết của đề tài:
Nghiên cứu này mở ra những hướng nghiên cứu mới về vai trò của người cha, giúp hiểu hơn về ảnh hưởng của người cha trong việc nuôi dạy con, quan niệm về vai trò làm cha, cũng như những tác động văn hóa - xã hội đến quá trình làm cha Ý thức về giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi người, giúp chống lại suy nghĩ tiêu cực và phòng ngừa tình trạng trầm cảm, tự sát Tuy nhiên, việc xây dựng ý thức tích cực về giá trị bản thân đòi hỏi một quá trình lâu dài hình thành bản sắc cá nhân phù hợp Nghiên cứu nhấn mạnh những thách thức trong mối quan hệ cha mẹ - con cái dưới áp lực gia tăng của cuộc sống hiện đại, đồng thời đề xuất các phương thức mà cha mẹ có thể hỗ trợ con xây dựng bản sắc và giá trị bản thân thông qua tương tác gia đình, thay vì để con tự tìm cách giải quyết theo hướng tiêu cực.
Nhận thấy vai trò quan trọng của người cha trong sự phát triển của trẻ em, nghiên cứu này gợi ý những thay đổi về chính sách và truyền thông liên quan đến giới và bình đẳng giới Những thay đổi này khuyến khích sự tham gia và chia sẻ của người cha trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái Điều này nhấn mạnh rằng vai trò của cả cha và mẹ đều có giá trị như nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
1 Khái niệm và lý thuyết về Giá trị bản thân (self-esteem)
1.1 Lý thuyết của Moris Rosenberg (1965)
Cảm nhận giá trị bản thân (viết tắt GTBT) là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về tổng thể bản thân của một cá nhân về chính họ (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995), liên quan đến ý thức tổng thể của một người về giá trị của người ấy
Có hai chiều kích của GTBT là năng lực và giá trị Chiều kích năng lực là mức độ mà một người xem mình có khả năng và hiệu quả hay không, trong khi chiều kích giá trị là mức độ mà người ấy cảm thấy mình có giá trị (Cast & Burke, 2002) Có cả nhận thức và tình cảm trong GTBT Thái độ của một người đối với bản thân họ là nhận thức, những suy nghĩ và cảm nhận về bản thân mà anh ta có về chính mình Những suy nghĩ nội tâm về bản thân trở nên những cảm xúc khi chúng có xu hướng tiêu cực hoặc tích cực (Rosenberg, Schooler & Schoenbach, 1995)
GTBT được chia ra hai loại chính: tổng thể và riêng biệt Thái độ đối với bản thân nói chung, được gọi là GTBT tổng thể, còn thái độ cụ thể đối với một số khía cạnh nhất định của bản thân thường được cho là GTBT riêng biệt Trước tiên, khi nghiên cứu về bất kỳ thái độ nào, nhất là khi xem việc cảm nhận GTBT là một thái độ thì phải kể đến một thực tế là con người có thể nhìn đối tượng theo cách “tổng thể” hoặc xem xét đối tượng đó với các "khía cạnh" cụ thể khác nhau (Marsh, 1990) Ví dụ, một nhân viên có thể có một thái độ tích cực với công ty mà mình đang làm việc nói chung, nhưng cô ấy cũng có thể có thái độ không hài lòng đối với một bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty Mặc dù sự khác biệt giữa thái độ tổng thể và thái độ riêng biệt đôi khi bị bỏ qua, nhưng chúng không tương đương hoặc có thể hoán đổi cho nhau Điểm này cũng áp dụng cho GTBT, một thứ có thể được xem như một thái độ về một đối tượng, mặc dù người nắm giữ thái độ và đối tượng mà thái độ hướng tới - chính bản thân người đó (Rosenberg, 1979) Đặc điểm thứ hai của thái độ là chúng bao gồm cả yếu tố nhận thức và tình cảm Thái độ đó mang tính nhận thức thể hiện rõ qua thực tế là chúng đề cập đến đối tượng
- một thái độ thể hiện một số suy nghĩ về một sự vật cụ thể (ví dụ: con người, đối tượng vật chất, nhóm, ý tưởng, v.v.) Còn về tình cảm, chúng được thể hiện qua thực tế là thái độ có cả hai chiều tích cực và tiêu cực (đối với một số đối tượng) và cường độ Các yếu
6 tố nhận thức và tình cảm này thấm nhập một cách khác nhau ở hai loại GTBT tổng thể và riêng biệt
GTBT riêng biệt cụ thể liên quan đến hành vi, trong khi GTBT tổng thể liên quan nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995) GTBT riêng biệt có liên quan chặt chẽ đến năng lực và hiệu quả của bản thân, có xu hướng là một yếu tố dự đoán về hành vi hoặc hiệu suất
GTBT riêng biệt đề cập đến khía cạnh cụ thể của bản thân liên quan đến năng lực Tương tự như năng lực bản thân, GTBT phản ánh sự tự tin của cá nhân trong việc đạt được thành tích cụ thể Theo Bandura (1982), nhận thức về GTBT thường thúc đẩy hiệu suất công việc cao hơn vì những người có GTBT thấp có xu hướng căng thẳng về khiếm khuyết cá nhân, phóng đại khó khăn và hạn chế sử dụng khả năng sẵn có của mình.
Một lý do khác mà Bandura (1982) đưa ra để nhận thức về năng lực bản thân dẫn đến hiệu suất thành công là "sự tự đánh giá tính hiệu quả quyết định con người sẽ bỏ ra bao nhiêu nỗ lực và họ sẽ kiên trì trong bao lâu khi đối mặt với những trở ngại và trải nghiệm khó chịu Khi đối mặt với khó khăn, những người nghi ngờ nhiều về năng lực của mình sẽ giảm bớt nỗ lực hoặc bỏ cuộc hoàn toàn, trong khi những người có ý thức mạnh mẽ về tính hiệu quả sẽ nỗ lực nhiều hơn để vượt qua thách thức" Khi đó, những người tự tin vào năng lực bản thân có nhiều khả năng đạt được kết quả thành công hơn
Việc đánh giá tổng quát về lòng tự trọng có ít tác động trực tiếp đến hiệu suất.Giá trị tự trọng tổng quát được xem như sự chấp nhận hoặc tôn trọng bản thân, trong khi năng lực chỉ là một yếu tố đóng góp một phần vào cảm giác đó Có những khía cạnh nào đó về bản thân nằm ngoài nhận thức về giá trị bản thân, trong khi những khía cạnh khác có thể là trọng tâm Trừ khi một khía cạnh cụ thể có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, thì giá trị tổng quát ít cho chúng ta biết nhiều thông tin về hành vi hoặc hiệu suất.
7 một người đối với khía cạnh riêng và hành vi đó cũng không nhất thiết sẽ cho biết nhiều điều về việc cảm nhận giá trị tổng thể (Rosenberg, Schooler, Schoenbach, & Rosenberg, 1995)
Mặc dù GTBT tổng thể ít có khả năng trở thành một yếu tố dự đoán rõ rệt cho hành vi hoặc hiệu suất so với GTBT riêng biệt cụ thể, nhưng có lý do để tin rằng nó là một yếu tố dự đoán về sức khỏe tâm thần Nền tảng của nó nằm ở "thuyết nâng cao giá trị bản thân" (self-enhancement) (Kaplan, 1975; Swann, 1987), cho rằng GTBT là động cơ cơ bản của con người Mặt khác, động cơ hướng đến GTBT đã được Maslow (1970) xác định là một trong những nhu cầu “ưu việt” của con người Tất cả các lý thuyết này đều chia sẻ quan điểm cho rằng trong con người tồn tại một mong muốn phổ quát là bảo vệ và nâng cao cảm nhận về GTBT và sự thất vọng của mong muốn này gây ra một số đau khổ trong tâm lý con người Việc duy trì GTBT dẫn đến động cơ tự bảo vệ, quá trình tự nâng cao bản thân và nhiều cách ứng phó Ví dụ, một người đàn ông có biệt tài về máy móc, anh ta có thể sửa chữa hay chế tạo một thiết bị cơ khí với sự tự tin và kỹ năng của một thợ cơ khí lành nghề Mặt khác, cùng một cá nhân này, nếu anh ta cảm nhận GTBT tổng thể một cách tiêu cực, anh ta có thể thiếu sự tự chấp nhận hoặc thiếu tôn trọng bản thân, anh ấy có thể cảm thấy cách nào đó mình là người vô giá trị, có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu
Những nghiên cứu trước đây đã đưa đến phát hiện quan trọng về mối tương quan nghịch chiều giữa GTBT (tổng thể) và trầm cảm (Rosenberg, 1985; Wylie, 1979) Ở trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già đều cho thấy cùng một cách thức Nghiên cứu của Pearlin và Lieberman (1979) trên 2.300 người trưởng thành ở Chicago và những phát hiện tương tự xuất hiện trong nghiên cứu của Rosenberg và Simmons (1972) Sử dụng các mô hình phương trình cấu trúc để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả ẩn dưới các mối tương quan được báo cáo thường xuyên này, các tác giả đã phát hiện ra rằng việc cảm nhận GTBT và chứng trầm cảm ảnh hưởng lẫn nhau một cách đáng kể, mặc dù mối quan hệ tiêu cực giữa hai biến dường như phần nào là do tác động của chứng trầm cảm đối với GTBT hơn là ảnh hưởng của GTBT đối với chứng trầm cảm (Rosenberg, Schooler, và Schoenbach 1989) Bằng chứng lâm sàng (Beck, Rush, Shaw và Emery, 1979) ủng hộ những kết quả định lượng này
1.2 Lý thuyết của Alfred Adler (1964)
Trong lý thuyết Tâm lý Cá nhân của Adler, cảm nhận được giá trị bản thân là sự tự tin và hài lòng về bản thân, đồng nghĩa với việc tôn trọng chính mình Còn khái niệm về bản thân là hình ảnh tinh thần mà một người có về chính mình Những thuật ngữ này liên quan đến cảm giác tự ti, phấn đấu vượt trội và cảm xúc cộng đồng Minderwertigkeitsgefühl là từ tiếng Đức để chỉ cảm giác thấp kém, cảm giác bị giảm giá trị hoặc bị kém giá trị, một cảm giác chung về giới hạn và cái chết thường thúc đẩy mọi người phấn đấu nhằm nâng cao bản thân và người khác Nhận thức cơ bản về sự không hoàn hảo về chính mình cũng có thể khiến con người rời xa lẽ phải và sự đóng góp cho cộng đồng, dẫn tới tự đề cao bản thân khi họ chán nản, cảm thấy không được tôn trọng hoặc cảm thấy mình không được chào đón trong cộng đồng nhân loại Adler nói "không được phép giảm bớt ý thức về giá trị của bản thân" (trang 358) Đánh giá bản thân có giá trị sẽ chuyển thành việc tôn trọng chính mình Việc nhận thức bản thân theo hướng hài lòng và có giá trị xuất phát từ những hoạt động hữu ích trong cuộc sống, tức là phù hợp với cảm xúc và đánh giá của cộng đồng
Cảm nhận về mối tương quan cha-con như thế nào ở hai nhóm nam giới có điểm số giá trị bản thân tấp và cao?
NHẬN VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CHA- CON
1 Cảm nhận về GTBT ở nhóm nam giới trưởng thành có điểm số GTBT cao và nhóm nam giới có điểm số GTBT thấp như thế nào?
Kết quả khảo sát thu thập được từ câu hỏi nghiên cứu này được phân tích theo chủ đề dựa trên các từ khóa Các chủ đề bao gồm:
1.1: Cảm nhận về GTBT qua đánh giá về cuộc sống hiện tại của người tham gia nghiên cứu (giá trị tổng thể): Khi được hỏi “bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại như thế nào?” câu trả lời của hai nhóm nghiệm thể có sự khác biệt rõ Nhóm có điểm số cảm nhận GTBT thấp (viết tắt: nhóm GTBT thấp) đưa ra những đánh giá cuộc sống hiện tại theo hướng lo âu, trầm cảm hoặc không xác định; bộc lộ sự không hài lòng hoặc rất ít hài lòng về cuộc sống hiện tại nhiều hơn hẳn nhóm có điểm số cảm nhận GTBT cao (viết tắt: nhóm GTBT cao) Kết quả có sự tương đồng ở dữ liệu phỏng vấn (viết tắt: pv) và dữ liệu từ tranh TAT, ví dụ: Ở nghiệm thể NT1: “…Cũng khá là áp lực vì mình cũng đã bỏ đại học, giờ đi học lại nên mình đi học trễ á….học chung với bạn bè thì mình cũng thấy khoảng cách thế hệ với bạn bè mặc dù chỉ cách 5 năm thôi…Hài lòng? Thật ra hầu như mình rất ít có cái gì hài lòng với bản thân mình…” (NT1-pv)
Cậu bé buồn bã nhìn cây đàn vĩ cầm, có lẽ là do bị bố mẹ bắt học nhạc mà cậu bé chẳng thích thú Tôi cũng từng có trải nghiệm tương tự, học violin không dễ dàng như guitar, dẫn đến nhiều khó chịu và thất vọng khi không thể chơi tốt Có lẽ cậu bé này cũng đang trải qua cảm xúc như vậy.
“ Tại vì cái mặt này không phải là mặt buồn,… khi mình mất cái gì đó mình buồn, cái buồn ở đây có sự tức nữa, giống như cái sự trách móc bản thân mình, tại sao mình không làm cái này, làm cái kia Mình thì quá quen với điều đó.” (NT1- tranh
Còn ở nghiệm thể NT2 là sự bộc lộ tính mông lung, không xác định: “…em cũng không biết, hìhì [cười gượng], nói chung hồi trước còn suy nghĩ, sau này thì thuận theo tự nhiên thôi…” (NT2-pv)
Cả ở tranh TAT, sự chán chường, mệt mỏi được bộc lộ:
“…Thì em thấy đứa bé này nó ơ, ơ, dạng mệt mỏi, buồn, có vẻ buồn ngủ, ngồi hai tay tựa lên bàn, tay chống cằm, tay kê đồ, mắt thì, mắt nhắm mắt mở, mơ mơ màng màng, ơ - ngồi có vẻ như là - giết thời gian Trong đầu thì hầu như không có suy nghĩ nhiều, giống như là chỉ muốn ngủ một giấc (NT2, tranh 1)
Hay như NT3 chia sẻ: “…em khá là hoang mang vì em biết bản thân mình hơi chậm, đôi khi suy nghĩ hơi ngốc, không có đạt được sự kỳ vọng của ba mẹ cho lắm, cũng đôi khi là khiến người khác thất vọng” (NT3-pv)
“…với cây đàn violon Cậu bé đang nhìn nó một cách chán chường, cậu bé chỉ có một mình…Trông mặt cậu ta đang đờ đẫn nhìn nó giống như một buổi học nào đó mà cậu bé bắt buộc phải học… Cậu ta không hứng thú với nó …(NT3-tranh 1)
Nhóm đối tượng có giá trị tổng thu nhập trước thuế (GTBT) cao có nhận định chung về cuộc sống tích cực hơn so với nhóm có GTBT thấp Dữ liệu phỏng vấn cho thấy họ sử dụng nhiều ngôn từ thể hiện sự hài lòng Dữ liệu từ bài kiểm tra hình ảnh chủ đề (TAT) của nhóm đối tượng GTBT cao cũng cho thấy sự tách biệt giữa tâm trạng của nhân vật trong bức tranh và tâm trạng của người xem.
Nghiệm thể NT4: “…Em thấy hài lòng với cuộc sống của em Em cũng có mong muốn chứng tỏ bản thân, muốn phát triển bản thân hơn.” (NT4-pv) ô …Thỡ cậu bộ đang nghĩ về một buổi hũa nhạc nào đú mà cậu bộ từng tham gia thi đấu…cậu bé đang hơi buồn, có lẽ là bữa đó không được may mắn cho lắm và đi thi không được tốt cho lắm và bây giờ suy gẫm lại…” (NT4-tranh 1)
NT5 cảm nhận càng tích cực hơn: “ À, em bằng lòng với cuộc sống hiện tại của em Giai đoạn nào trải qua, em cũng thấy hạnh phúc hết Từ nhỏ cho tới hiện tại thì qua những cột mốc thời gian em đều bằng lòng, chứ em không bị cái – cái gì ta? – cái
“truy tìm quá khứ.” (NT5-pv) ô… cú thể cậu bộ này đang đang suy tư về cỏi cõy đàn này, cú thể cõy đàn này nó được gửi tặng hay từ một người người thân nào đó (NT5-tranh 1)
Tương tự với NT6: ô Núi chung mỡnh hài lũng với cuộc sống hiện tại Cụng việc ổn định, thu nhập tốt, enjoy những hoạt động riêng ngoài công việc như thiện nguyện, gặp gỡ bạn bố, du lịch ằ (NT6-pv) ô Cú vẻ như bạn trẻ này tự kỷ, đang ngồi trước một vật, nhỡn khụng rừ, giống như cõy đàn, vẻ mặt cú vẻ khụng phải là người khỏ là thớch õm nhạc ằ (NT6-tranh 1)
1.2: GTBT thể hiện ở những lãnh vực nào trong cuộc sống? (Giá trị riêng biệt): Nhóm GTBT thấp cho thấy sự không hài lòng hoặc ít hài lòng ở những lĩnh vực riêng biệt nhiều hơn nhóm GTBT cao trong dữ liệu phỏng vấn Các nghiệm thể này có cái nhìn tiêu cực về bản thân rất nhiều Chủ đề này không có dữ liệu từ TAT
“…Mình không hài lòng về khả năng của mình và đồng thời về cả lý tưởng của mình nữa.” (NT1-pv)
“À, giá trị ở lĩnh vực nào? Thực ra nếu mà nói thì em dạng…hì hì [phì cười]
- dốt lâu khó đào tạo… không dám nói mình giỏi ở cái nào, hì hì [cười], em chỉ nói nhiều hơn làm Trước giờ nói không, chưa làm được thành ra giờ nói em giỏi cái này cái kia – không có Giờ hỏi em giỏi [thì] em ngu lâu dốt bền, em không có giỏi cái gì Thì nếu mà đưa ra quan điểm gì đó thì có thể em nói, còn nói về giỏi cái gì đó thì em xin thua, em không nói được (NT2-pv)
Còn với NT3 có chút hài lòng với khả năng học tập qua kết quả thi đậu vào cấp
3 và đại học, tuy nhiên lúc đầu nghiệm thể không cho rằng điều này là giá trị
Tầm quan trọng của NT3 đối với gia đình được thể hiện rõ qua niềm vui sướng và sự tự hào của cha mẹ và họ hàng khi cô bước vào đại học Điều này cho thấy kỳ vọng và niềm tin của gia đình rằng NT3 sẽ mang lại giá trị nhất định cho xã hội, tuy nhiên giá trị cụ thể vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Với nhóm GTBT cao, các nghiệm thể nhận diện GTBT (riêng biệt) ở các lĩnh vực dễ dàng và rõ ràng hơn nhóm GTBT thấp, ví dụ:
Vai trò của người cha thể hiện như thế nào trong việc giúp con hình thành và phát triển giá trị bản thân? Điều gì cản trở việc xác định giá trị bản thân của người con? ….77 1: Giá trị bản thân như một bộ đệm
và phát triển GTBT? Điều gì cản trở việc xác định GTBT của người con?
Với mô hình đầu tiên – lý thuyết về căn tính - mối quan hệ giữa cha và con có thể giúp GTBT hình thành và phát triển thông qua quá trình xác định căn tính của người con (Cast và Burk, 2002) Những người cha, thông qua sự tương tác với con đã thể hiện vai trò này như sau:
4.1: GTBT như một bộ đệm
Có sự tương đồng giữa hai nhóm nghiệm thể Mỗi nhóm có 1 nghiệm thể cho thấy người cha bày tỏ sự cảm thông, nâng đỡ khi nghiệm thể gặp thất bại, vấp ngã, những khi gặp trở ngại trong quá trình phát huy căn tính của họ
“…Cũng có một lần ba mình…khi mà mình muốn đổi ngành á, bỏ trường á, việc của mẹ mình thì sẽ kiểu la um xùm, chửi mắng mình… mặc dù ba mình rất ít nói chuyện với mỡnh nhưng mà ba mỡnh hỏi mỡnh là ôcho ba núi chuyện với con được khụng? Ok, thì lúc đó mình trả lời theo kiểu bảo vệ bản thân mình á… mình nghĩ ba mình cũng sẽ chửi mình tiếp,… thì ba mình…thú vị là ba mình hỏi là mình thích cái gì, xong rồi mình nói là mình thích cái này, thích design, thích nghệ thuật Rồi ba mình nói là cho dù con đi đõu, con đi ngành nào thỡ ba cũng ủng hộ con…ằ (NT1-pv)
“…Cái hình kiểu dạng khá là giống người cha đang…ân cần nhìn xuống người con, lắng nghe đứa con Đứa con thì kiểu đang nói một cái gì đó, đang đang có một cái vấn đề u sầu nào đó Người cha thì kiểu đang đang nhìn thẳng xuống, -và đang nghe nghe đứa con mình nói chuyện ” (NT1, tranh 7BM)
Tương tự, với nghiệm thể NT5, người làm phỏng vấn cũng ghi lại được kết quả như sau:
“-Vậy từ trước giờ, có khi nào em cần ba tư vấn hay khuyên nhủ điều gì không?
- Lúc chọn trường đại học Chỉ có lúc đó thôi Chọn trường chọn ngành
- Việc đó giúp em như thế nào? - người phỏng vấn hỏi tiếp
- Giúp em không bị mông lung trong suốt quãng thời gian học đại học, tại vì nhiều bạn sinh viên hay bị mông lung là không biết chọn đúng ngành hay không, học rồi ra trường như thế nào
- Em có cảm thấy thích ngành mình đã học không?
- Dạ thích Càng học càng thấy thích.” (NT5-pv)
“…Hình này là một người đàn ông có vẻ trưởng thành và lớn tuổi đang quay sang chia sẻ, có thể là cho lời khuyên cho cái người thanh niên trẻ hơn ngồi bên cạnh.” (NT5, tranh 7BM)
4.2: GTBT như một động lực của việc xác định căn tính:
GTBT cũng được khái niệm hóa như một mục tiêu, một động lực làm con người cố gắng duy trì hoặc nâng cao giá trị của họ đến một mức độ mong muốn nào đó (Rosenberg 1979; Tesser 1988) Ở chủ đề này, chỉ có người cha của nghiệm thể NT5 tỏ ra là người thấu cảm, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu không chỉ vật chất mà cả tinh thần của nghiệm thể ở những năm tháng tuổi thơ rất quan trọng, trở thành nguồn động lực cho con phát triển căn tính
“Đó là hồi em học cấp 1, hồi đó ba đón bằng xe đạp của ba Thì em hay đòi mua truyện, đòi mua đồ chơi Thì thường là mẹ không mua Bố thì hay mua, rồi về hai ba con thường bị la, nhưng mà ba vẫn mua
- Vậy lý do làm em vẫn nhớ kỉ niệm đó đến giờ là gì? – người phỏng vấn hỏi
- Tại vì thời điểm đó là thời điểm khó khăn, chỉ lo cái ăn cái mặc thôi nhưng mà ba là người duy nhất ủng hộ cái việc giải trí thành ra nó gây ấn tượng, đặc biệt
79 là về mẹ la từ con tới ba thành ra nó để lại cho mình cái kỉ niệm.” (NT5-pv)
Tranh 10 thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ cùng trao niềm tin và yêu thương giữa hai người Sự mơ hồ về giới tính trong bức tranh gợi ý rằng tình cảm này vượt ra ngoài những ranh giới thông thường.
Với những nghiệm thể khác như NT1, NT2, NT3 nhóm GTBT thấp và NT6 nhóm GTBT cao, những kỳ vọng hoặc luật lệ quá khắt khe vừa trở thành là động lực nhưng cũng vừa là áp lực đối với quá trình xác định căn tính
“…nó theo kiểu giống như mối quan hệ giữa việc cậu bé và lý tưởng của ba mẹ nó, giống như cái gì đó-…nó không ơ- nó không - ơ - làm tốt cái ước muốn của ba mẹ thì [nói nhỏ lại] nó bị thất vọng (NT1, tranh 1)
“ Tại vì cái mặt này không phải là mặt buồn, mà- cũng có thể là buồn nhưng mà cái buồn ở đây không hẳn cái buồn của việc khi mình mất cái gì đó mình buồn, cái buồn ở đây có sự tức nữa, giống như cái sự trách móc bản thân mình, tại sao mình không làm cái này làm cái kia Mình thì quá quen với điều đó.” (NT1, tranh 6BM)
“…Hoặc là mọi người có thể hiểu một kiểu khác là người con kiểu đang phải thoát ra khỏi những những cái căn phòng của mình á, kiểu những cái gì mà bố mẹ để lại, kiểu dạng muốn muốn tìm một cuộc sống riêng của mình Người con dạng không đi ra cửa chính mà phải trèo ra cửa trong phòng của mình (NT1, tranh 14)
NT2 cũng nhận định về vấn đề này như sau:
“Đơn giản như việc gia đình làm cha làm mẹ thì được giáo dục từ nhỏ, còn Việt Nam mình thì nói chung là chạy theo thành tích, thích con mình học giỏi, bắt học toàn thư toàn tài, cái gì cũng phải giỏi, cái gì cũng phải biết Dẫn đến gì? - chạy theo thành tích nhưng mà sức - khả năng con người thì không theo kịp (NT2-pv)
Bàn Luận
Kết luận
Sự khác biệt trong cách tự đánh giá và nhận thức bản thân giữa hai nhóm có mức GTBT tương ứng thấp và cao là kết quả của quá trình tương tác và kinh nghiệm với những người chăm sóc trước đây, đặc biệt là người cha Những tương tác tích cực hơn tạo điều kiện hình thành cách nhìn và đánh giá bản thân tích cực hơn ở những cá nhân có mức GTBT cao.
Hình ảnh người cha không chỉ phản ánh quan niệm về vai trò làm cha mà còn được định hình bởi bối cảnh xã hội Theo thời gian, những hình ảnh truyền thống như người cha với phong cách hà khắc và gia trưởng đã dần thay đổi để phù hợp với những giá trị mới Trong nghiên cứu này, những người con chia sẻ rằng bản thân họ từng trải nghiệm sự bất cập trong cách nuôi dạy theo kiểu cũ của cha mình, dẫn đến nhu cầu điều chỉnh hình ảnh người cha trong thời đại ngày nay.
GTBT được hình thành và tổng hòa bởi nhiều yếu tố gồm môi trường và nội tại của chủ thể, nhưng qua kết quả về sự khác biệt giữa hai nhóm nghiệm thể, với 2 mô hình lý thuyết về căn tính và tâm lý cái tôi, người cha sẽ là một nguồn lực rất lớn đóng góp vào tiến trình hình thành và xác định căn tính của người con nếu ông ấy ý thức được vai trò của mình trong suốt tiến trình ấy tuy rằng nó cũng không hề đơn giản Làm cha làm mẹ là không phải là việc đơn giản, đó là một nghệ thuật, vừa mang tính kỹ năng vừa mang tính biểu cảm
Những giá trị cao đẹp trong văn hóa truyền thống như hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, vẫn cần được gìn giữ vì đó là một phần căn tính người Việt Tuy nhiên, không vì thế mà không tận dụng những thành tựu khoa học hiện đại ví dụ như những lợi ích rút ra từ nghiên cứu của tâm lý học Cái tôi để từ đó cải thiện mối quan hệ cha con Đây là điều kiện thuận lợi để quá trình hình thành và phát triển GTBT cho mỗi cá nhân được dễ dàng hơn
4 Giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu còn hạn chế ở chỗ chưa thể đi sâu tìm hiểu bối cảnh sống trước đây
93 của những người cha của từng nghiệm thể Họ được sinh ra và lớn lên ở những vùng miền khác nhau nên chịu ảnh hưởng của yếu tố bối cảnh văn hóa này trước khi di cư đến sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh dù họ có quá trình hội nhập với đời sống văn hóa - xã hội nơi đây đã khá lâu
Hình ảnh người cha phản ánh quan niệm và phương pháp nuôi dạy con thời thế hệ 5x, 6x, đầu 7x, chưa có sự phát triển của truyền thông Nghiên cứu chưa thể bao quát quan điểm, phong cách của thế hệ bố mẹ 8x, 9x về sau Các thế hệ bố mẹ càng trẻ, quan điểm giáo dục có thể cởi mở và tâm lý hơn do ảnh hưởng của truyền thông.
Các nghiên cứu trước đây về đề tài người cha cả ở mảng xã hội học lẫn tâm lý học tại Việt Nam còn rất ít nên người làm nghiên cứu cảm thấy khó khăn trong việc tìm dữ liệu để so sánh và tham khảo, đặc biệt là nghiên cứu định tính ở mảng đề tài này lại càng hiếm hoi
Quá trình thu thập dữ liệu cũng bị hạn chế ở chỗ các nghiệm thể có trình độ học vấn khác nhau nên cách hiểu và nhìn nhận vấn đề khác nhau Có một số khái niệm ví dụ như GTBT, một số nghiệm thể hiểu rõ nhưng có một số cũng còn mơ hồ hoặc chỉ hiểu phần nào Vì thế, khi được hỏi về những khái niệm này, có một hai nghiệm thể trả lời theo kiểu dài dòng và chưa đúng trọng tâm
Trong số các nghiệm thể được phỏng vấn, tuy chỉ có một nghiệm thể bị rào cản về lòng trung thành đối với các bậc cha mẹ, nhưng điều này cũng gây trở ngại trong việc thu thập và phân tích dữ liệu Qua đó có thể thấy rõ hơn về sức ảnh hưởng của phong cách giáo dục truyền thống mà người Việt đã hấp thu qua các thế hệ
Nhờ những lợi ích đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên thế giới về sự tham gia của người cha vào quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con, các nhà giáo dục và chuyên gia tâm lý có thể tăng cường truyền thông những hình ảnh tích cực về người cha thân thiện, gần gũi và tham gia vào quá trình nuôi dưỡng, giáo dục con Tác động của truyền thông có thể dẫn đến sự thay đổi về nhận thức và hành vi nếu được chú trọng.
Không chỉ ở vấn đề về GTBT, các vấn đề về sức khỏe tinh thần quan trọng khác trong đời sống con trẻ sẽ được thuận lợi hơn nhiều khi người cha thể hiện vai trò tích cực của mình trong mối quan hệ cha con Thay đổi thói quen giao tiếp bằng mệnh lệnh với thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ cảm xúc sẽ làm cha mẹ và con cái thấu hiểu nhau hơn, việc chia sẻ và đồng hành với nhau trong cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn Để làm được điều này, người cha càng phải thích ứng nhiều hơn với những thay đổi của thời đại, học hỏi và nhận biết những nhu cầu bức thiết của con, như vậy mới có thể đồng hành cùng con và giảm bớt khoảng cách thế hệ Chìa khóa chính là cách giao tiếp, tương tác với con
Với những bạn trẻ sắp bước vào hôn nhân, cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng làm cha mẹ qua những khóa học tiền hôn nhân Những khóa này không những mang lại lợi ích cho đời sống hôn nhân gia đình trước mắt mà còn làm nền tảng để con có những hình mẫu tốt đẹp về cách giáo dục về sau
Vấn đề trầm cảm và tự sát liên quan đến áp lực điểm số và những khủng hoảng ở lứa tuổi học đường ngày càng nhiều là tín hiệu báo động cho thấy những khoảng trống trong các mối tương quan trong gia đình hoặc những sai lệch về hệ giá trị mà một số các bậc cha mẹ và cả những người hoạch định chính sách đang áp dụng Bệnh thành tích từ lâu đã được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhưng có lẽ chưa có một kế hoạch hay chương trình hành động cụ thể để đẩy lùi căn bệnh này một cách hiệu quả Vì thế, là những bậc phụ huynh, cần lắm sự hiểu biết và can đảm để vượt qua lối mòn này.