1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn ramakien trên sân khấu khon của thái lan

205 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn: Ramakien trên sân khấu Khon của Thái Lan
Tác giả Đào Thị Diễm Trang
Người hướng dẫn GS.TS. Phan Thị Thu Hiền
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận văn học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 38,4 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Đóng góp của luận án (13)
  • 6. Bố cục của luận án (14)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ (14)
    • 1.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết (16)
      • 1.1.1. Ảnh hưởng, tiếp nhận và tiếp biến văn hóa (16)
      • 1.1.2. Chuyển thể và chiếm dụng (25)
      • 1.1.3. Nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật biểu diễn (40)
    • 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (46)
      • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước (46)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (56)
  • CHƯƠNG 2. TỪ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ ĐẾN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN: SỬ THI RAMAYANA VÀ SÂN KHẤU ĐÔNG NAM Á (15)
    • 2.1. Sử thi Ramayana (62)
      • 2.1.1. Đôi nét về sử thi Ramayana (62)
      • 2.2.2. Các giá trị của sử thi Ramayana (65)
    • 2.2. Nghệ thuật ngôn từ Ramayana tại Đông Nam Á (69)
    • 2.3. Nghệ thuật biểu diễn Ramayana tại Đông Nam Á (76)
      • 2.3.1. Sân khấu rối (77)
      • 2.3.2. Sân khấu ca kịch (81)
      • 2.3.3. Các sân khấu mặt nạ có nguồn gốc Ramayana tại Đông Nam Á (83)
      • 2.3.4. Âm nhạc của một số loại hình sân khấu hóa Ramayana tại Đông (86)
  • CHƯƠNG 3. TỪ TRUYỆN KỂ RAMAKIEN ĐẾN SÂN KHẤU KHON: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHÂN VẬT (16)
    • 3.1. Hệ thống nhân vật của Ramakien (91)
      • 3.1.1. Các thay đổi về nhân vật trong Ramakien so với Ramayana (91)
      • 3.1.2. Hệ thống nhân vật theo loài, giới và phẩm cách trong Ramakien . 89 3.2. Các phương thức biểu hiện nhân vật của Ramkien trên sân khấu (97)
      • 3.2.1. Ký hiệu hóa nhân vật bằng ngoại hình (100)
      • 3.2.2. Ký hiệu hóa nhân vật bằng hành động (115)
  • CHƯƠNG 4. TỪ TRUYỆN KỂ RAMAKIEN ĐẾN SÂN KHẤU KHON: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ (62)
    • 4.1. Các phương thức tự sự Ramakien ở Thái Lan (122)
      • 4.1.1. Truyện thơ (122)
      • 4.1.2. Các loại hình nghệ thuật thị giác (128)
      • 4.2.1. Phương thức tự sự của tác phẩm văn học (133)
      • 4.2.2. Phương thức tự sự của tác phẩm sân khấu (136)
    • 4.3. Từ truyện thơ Ramakien đến Khon: những thay đổi về kết cấu trần thuật và kỹ thuật trần thuật (139)
      • 4.3.1. Những thay đổi về kết cấu trần thuật (139)
      • 4.3.2. Những thay đổi về kỹ thuật trần thuật (146)
  • KẾT LUẬN (152)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (155)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Tôi là Đào Thị Diễm Trang, tác giả của luận án Từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn: Ramakien trên sân khấu Khon của Thái Lan, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tr

Mục tiêu nghiên cứu

Luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được như sau:

1/ Nghiên cứu các lý thuyết về văn học so sánh bao gồm ảnh hưởng, tiếp nhận, chuyển thể, lý thuyết về ký hiệu học, lý thuyết về nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật biểu diễn có thể ứng dụng để tìm hiểu trường hợp cụ thể là chuyển thể Ramakien thành sân khấu Khon

2/ Nghiên cứu lịch sử hình thành, quá trình phát triển của nghệ thuật Khon

3/ Nghiên cứu quá trình chuyển thể tác phẩm văn học Ramakien sang tác phẩm sân khấu Khon trên phương diện xây dựng đường dây kịch bản (tự sự sân khấu, hệ thống nhân vật)

4/ Nghiên cứu quá trình chuyển thể tác phẩm văn học Ramakien sang tác phẩm sân khấu Khon trên phương diện biểu diễn (mặt nạ, trang phục, âm nhạc, vũ đạo)

5/ Đề xuất các khả năng nghiên cứu về sân khấu mặt nạ Đông Nam Á và thế giới tại Việt Nam

Từ các mục tiêu trên, đề tài sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về Khon và cập nhật những thông tin mới về nghiên cứu Khon trên phương diện nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật biểu diễn Đề tài này cũng có thể đặt trong mối quan hệ so sánh đối chiếu với các đề tài nghiên cứu về sân khấu mặt nạ của Đông Nam Á, từ đó cho thấy đặc điểm nổi bật và thống nhất của loại hình sân khấu mặt nạ tại khu vực này.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cơ bản:

Khi nghiên cứu Ramakien và Khon, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích để tiếp cận chúng từ nhiều góc độ như nội dung và nghệ thuật Sau đó, chúng tôi tổng hợp các luận điểm và luận chứng đã phân tích thành những luận đề lớn, sắp xếp chúng theo một hệ thống khoa học, giúp hình thành nên các suy nghĩ và phát hiện của mình một cách mạch lạc.

4.2 Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng nghiên cứu vào mối quan hệ đa chiều, đa dạng để làm bật lên những điểm tương đồng và khác biệt với các đối tượng khác

Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành:

4.3 Phương pháp nghiên cứu chuyển thể sân khấu: sau khi tìm tòi, nghiên cứu bằng nguồn tư liệu hiện có và xác lập được một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về chuyển thể sân khấu, chúng tôi sẽ ứng dụng những quan điểm, phương pháp nghiên cứu của lý thuyết này vào việc tiếp cận trường hợp chuyển thể truyện thơ Ramakien thành sân khấu Khon

4.4 Phương pháp nghiên cứu ký hiệu học: luận án khảo sát, phân tích những ký hiệu được sử dụng trong nghệ thuật Khon, bao gồm mặt nạ, mũ miện và chuyển động của diễn viên, từ đó cho thấy đặc trưng của chuyển thể sân khấu là chuyển tải ngôn từ thành hình thể và hành động của diễn viên

Phương pháp nghiên cứu biểu diễn học là phương pháp tiếp cận để nghiên cứu các khía cạnh của biểu diễn như thủ pháp dàn dựng sân khấu, thủ pháp xây dựng nhân vật, thủ pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp lát cắt.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành:

4.6 Phương pháp lịch sử - xã hội: Nhìn nhận sự hình thành và phát triển của Khon trong bối cảnh lịch sử - chính trị - văn hoá - xã hội cụ thể Từ đó, phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành những đặc trưng của Khon.

Đóng góp của luận án

Luận án Từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn: Ramakien trên sân khấu Khon của Thái Lan có các đóng góp sau:

- Về phương diện lý luận văn học: Luận án trình bày các cơ sở lý luận về quá trình du nhập và tiếp biến văn học giữa một quốc gia và một khu vực; làm rõ lý thuyết chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm sân khấu, khái quát và phân tích các thao tác của chuyển thể sân khấu Từ đó, luận án cho thấy chuyển thể không phải là công việc tùy tiện, cảm tính mà đó là những thao tác bài bản, chặt chẽ và có hệ thống Bên cạnh các lý thuyết liên quan đến chuyển thể, luận án còn kiến giải các giá trị của sân khấu Khon trên các phương diện lý thuyết khác như ký hiệu học, biểu diễn học, nhân học sân khấu Luận án đặc biệt lưu tâm đến mối quan hệ giữa phương thức trần thuật trong văn bản văn học Ramakien và phương thức trần thuật trên sân khấu biểu diễn Khon

- Về phương diện văn học sử: Ramakien – tác phẩm văn học trung đại có giá trị quan trọng bậc nhất đối với người Thái – chưa được dịch và nghiên cứu kỹ lưỡng tại Việt Nam Tác giả luận án thực hiện những thao tác tiên phong trong việc tìm hiểu văn bản Ramakien và các dạng thức nghệ thuật khác của Ramakien, góp phần làm sáng rõ diện mạo văn học Thái Lan trung đại

- Về phương diện văn học so sánh: Mô hình tìm hiểu, phân tích, lý giải quá trình chuyển thể Ramakien thành Khon có thể được vận dụng cho các nghiên cứu về quá trình chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm sân khấu (mặt nạ, rối) ở các nước Đông Nam Á sử dụng cùng hệ thống kịch bản là sử thi Ramayana Từ đó, có thể thấy sân khấu mặt nạ Khon không phải là một loại hình đơn lẻ mà là một hình thức biểu diễn có tính hệ thống trong khu vực

Luận án Từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn: Ramakien trên sân khấu Khon của Thái Lan còn các hạn chế sau:

- Về phương diện ngôn ngữ: Tác giả luận án chỉ có thể tiếp cận tác phẩm, các tài liệu văn học sử, lý luận văn học, lý luận nghệ thuật, các luận án và luận văn… bằng tiếng Việt và tiếng Anh Do đó, tác giả có thể bỏ sót những thông tin quan trọng về đề tài nghiên cứu bằng ngôn ngữ khác – đặc biệt là ngôn ngữ Thái Lan

Về mặt tài liệu, các tài liệu liên quan đến văn bản Ramakien bao gồm văn bản văn học và kịch bản vẫn còn rất hiếm Hiện nay, các tác phẩm liên quan đến văn bản Ramakien chủ yếu vẫn chỉ nằm trong phạm vi giới hạn, khiến cho việc tìm kiếm và tiếp cận tài liệu gặp nhiều khó khăn.

Ramakien mà tác giả luận án sưu tầm được chỉ ở mức độ truyện kể dân gian, các bản lược dịch hoặc trích dịch Do đó, nếu có văn bản truyện thơ

Ramakien/ kịch bản Khon đầy đủ của Rama I/ Rama II thì công việc nghiên cứu chuyển thể sân khấu Ramakien sẽ nhanh chóng và chính xác hơn

- Về phương diện tiếp cận biểu diễn sân khấu: Ngày nay, Khon không được biểu diễn thường xuyên nên việc sắp xếp xem Khon trực tiếp tại Thái Lan thật sự khó khăn Tác giả luận án chỉ mới được xem Khon trực tiếp tại Thái Lan một vài lần, còn lại là xem trên mạng xã hội YouTube Nếu được xem tận mắt các vở Khon nhiều hơn, tác giả có thể sẽ cảm nhận tốt hơn nữa diện mạo và tinh thần của Khon

- Về phương diện nghiên cứu: Việc chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm sân khấu không chỉ có phương thức trần thuật và phương thức biểu hiện nhân vật Có rất nhiều vấn đề khác của chuyển thể sân khấu như âm nhạc, bối cảnh… đã chưa được khai thác trong luận án này.

Bố cục của luận án

Ngoài Dẫn nhập và Kết luận, luận án Từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật biểu diễn: Ramakien trên sân khấu Khon của Thái Lan có các phần chính như sau:

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Tổng quan về cơ sở lý thuyết

1.1.1 Ảnh hưởng, tiếp nhận và tiếp biến văn hóa

1.1.1.1 Ảnh hưởng và tiếp nhận Ảnh hưởng (Influence) là một đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh Trường phái so sánh Pháp, trường phái so sánh Mỹ và trường phái so sánh Nga đều có những nghiên cứu về ảnh hưởng Trong số đó, trường phái Pháp đặt nền móng cho nghiên cứu ảnh hưởng với quan điểm văn học so sánh là

“lịch sử các mối quan hệ văn học mang tính quốc tế, chứ không phải là sự so sánh hai nền văn học với nhau” (Trần Thị Phương Phương, 2020, tr.38) Thuyết ảnh hưởng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh vào thế kỷ XX với các tên tuổi của trường phái Pháp như Fernand Baldenspenger, Paul Van Tieghem, Jean-Marie Carré

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng một tác phẩm chịu ảnh hưởng sẽ không bao giờ ra đời nếu nhà văn không đọc tác phẩm của tác giả trước mình, và ảnh hưởng không phải là trường hợp đơn lẻ mà có thể được tìm thấy trong nhiều biểu hiện, thậm chí là có cả một trình tự lịch sử, một hệ thống văn học Ảnh hưởng nghiên cứu quá trình tác động của một nền văn học này đến một nền văn học khác, một tác giả này đến một tác giả khác… Có nhiều mức độ ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng: có ý thức hay vô thức, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh mẽ hay yếu ớt Các khái niệm hoặc lĩnh vực có liên quan đến ảnh hưởng là phiên dịch (Translation), mô phỏng (Imitation), vay mượn (Borrowing/ Emprunt), chuyển thể (Adaptation), Phong cách hóa (Stylization), phỏng nhại (Parody), biến dạng (Variation)…

Theo quan điểm "vay mượn", tác phẩm văn học nghệ thuật bản địa hóa Ramayana là những minh chứng rõ nét cho việc sử dụng có chủ ý các chất liệu, phương thức đã có trước trong các tác phẩm văn học, như cách ngôn, hình tượng, biện pháp tu từ, motif, cốt truyện.

Ramayana ở Đông Nam Á là một hiện tượng phức tạp hơn vay mượn vì nó bao gồm các yếu tố khác như bản địa hóa (Glocalization), bứng trồng (Transplantation), mô phỏng (Imitation), chuyển thể (Adaptation) Không chỉ riêng Ramayana mà các thần thoại, sử thi khác của Ấn Độ cũng đã được lan truyền và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, kéo theo hàng loạt tác phẩm văn học và các hình thức nghệ thuật phái sinh Tuy nhiên, các tác phẩm phái sinh này có bản sắc riêng về ngôn ngữ, tư tưởng, kết cấu., hình tượng nhân vật nên không đơn thuần là sao chép mà thực sự là một hình thức tái sáng tạo Do đó, khái niệm “ảnh hưởng” sẽ bao quát được trường hợp này hơn

Ảnh hưởng văn học là hiện tượng tiếp xúc có chiều sâu, tạo ra thay đổi trong sáng tác văn học Quá trình này bắt đầu từ việc tiếp xúc, kích thích gợi ý sáng tác và dẫn đến sáng tạo nên những tác phẩm mới chưa từng có trong nền văn học Trong quan hệ ảnh hưởng, người tiếp nhận đóng vai trò chính trong khi người cho ảnh hưởng chỉ là tác nhân Ảnh hưởng văn học là quan hệ hai chiều, giữa người tạo ảnh hưởng và người chịu ảnh hưởng, trong đó người tiếp nhận đóng vai trò chủ động trong quá trình sáng tạo.

Sử, 2020, tr.38) Do đó, ảnh hưởng và tiếp nhận là hai mặt của một đồng xu Nghiên cứu ảnh hưởng và nghiên cứu tiếp nhận được xem là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ, giúp nhận ra quan hệ ảnh hưởng không phải là quan hệ một chiều giữa nguồn ảnh hưởng và nguồn chịu ảnh hưởng Tiếp nối tư tưởng nền văn học trong nước cần phải thường xuyên học hỏi văn học nước ngoài của Goethe, một số nhà tư sản tiến bộ như Voltaire, Diderot, Schiller, Hegel, Heine… đều đồng thuận rằng văn học là công cụ của chủ nghĩa nhân đạo và là cơ sở quan trọng để hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Đầu thế kỷ XIX, một số biểu hiện của lý thuyết tiếp nhận (Reception Theory) được hình thành, trở thành một trong những giải pháp cho cuộc khủng hoảng phương pháp luận văn học

Lý thuyết tiếp nhận bắt nguồn từ công trình của Hans Robert Jauss, ra đời vào cuối những năm 1960 và trở thành tác phẩm có ảnh hưởng nhất trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 ở Đức và Hoa Kỳ Trong bài luận

“Sự thay đổi trong loại hình của văn học cổ điển” (1969), Hans Robert Jauss đã hệ thống lại lịch sử của các phương pháp nghiên cứu văn học và khẳng định tính cần thiết của một cuộc cách mạng trong nghiên cứu văn học đương đại: “…khi nghiên cứu lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận, nhà văn học sử nhất thiết phải tái lập lại tầm đón đợi của tác phẩm quá khứ vào thời điểm lịch sử nó xuất hiện” (Huỳnh Vân, 2013, https://phebinhvanhoc.com.vn/hans- robert-jauss-lich-su-van-hoc-la-lich-su-tiep-can/) Lý thuyết tiếp nhận là một hình thức nghiên cứu phản ứng của người đọc, nhấn mạnh vào sự tiếp nhận hoặc diễn giải của từng người đọc cụ thể nhằm tập hợp các trường nghĩa được tạo ra từ một văn bản văn học Điều này có nghĩa là một cuốn sách, một vở kịch, một bản nhạc, một bộ phim hay bất kì sáng tạo nghệ thuật nào không hề được thưởng thức như nhau mà quá trình tiếp nhận, cắt nghĩa tác phẩm phụ thuộc vào nền tảng văn hóa cá nhân và kinh nghiệm sống của người xem Ý nghĩa của một tác phẩm không phải là vốn liếng của tự thân văn bản, mà được tạo ra trong mối quan hệ giữa văn bản và người đọc

Nhà lý luận văn hóa Stuart Hall là một trong những người đề xuất chính cho lý thuyết tiếp nhận, lần đầu tiên được phát triển trong bài tiểu luận năm

1973 mang tên “Encoding and Decoding in the Television Discourse” (Hall S., 1973) Cách tiếp cận của ông được đánh giá là mô hình mã hóa và giải mã truyền thông hiệu quả, là một hình thức phân tích văn bản tập trung vào phạm vi đàm phán và phản biện của khán giả Hall cũng đã phát triển một lý thuyết về mã hóa và giải mã, tập trung vào các quá trình giao tiếp đang diễn ra trong các văn bản ở dạng kịch bản Rõ ràng, người đọc càng ít có dịp tiếp xúc, chia sẻ với tác giả hoặc sống xa thời đại của tác giả thì càng ít nhận ra ý đồ sáng tạo của tác giả Chẳng hạn, vua Ăng-đuông (thế kỉ XIX) của Campuchia viết truyện thơ Nàng Ca Cây nhằm mục đích giáo huấn phụ nữ Nhưng kết quả là độc giả lại cảm thương cho sự cô đơn của nhân vật Ca Cây và thầm cảm phục sự nổi loạn của nàng Hoặc Hồ Biểu Chánh có lẽ thú vị với những khía cạnh đậm màu sắc nhân tình thế thái trong tiểu thuyết của V Hugo hơn là quan tâm đến các quan niệm chính trị xã hội nước Pháp được đại văn hào thể hiện

Lý thuyết tiếp nhận ngày càng được giới thiệu rộng rãi cho khán giả tại các sự kiện biểu diễn, tập trung chủ yếu ở nhà hát Susan Bennett là một nhà nghiên cứu người Mỹ Luận án tiến sĩ “The Role of the Theatre Audience: A Theory of Production and Reception” của bà cung cấp khá nhiều ý tưởng, dẫn chứng thú vị và xác đáng về tầm đón đợi của khán giả đối với kịch Lý thuyết tiếp nhận còn được áp dụng trong nghiên cứu lịch sử và phân tích cảnh quan Trong công trình The Afterlife of Gardens, nhà sử học phong cảnh John Dixon Hunt cho rằng sự sống còn của vườn tược, phong cảnh phần lớn liên quan đến sự tiếp nhận của công chúng (Hunt J.D., tr.11) Ở mức độ tiếp nhận văn học xuyên quốc gia, có thể thấy rằng vì nhiều lý do, một tác giả “nội địa” tiếp cận một sáng tác của nước ngoài, bị tác động bởi tác phẩm đó và nếu đủ tầm ảnh hưởng thì sẽ truyền sự xao xuyến về tác phẩm cho đất nước của anh ta Những đúc kết giống nhau hoặc tương tự nhau có xu hướng xảy ra khi một nhóm độc giả/ khán giả có cùng nền tảng văn hóa tiếp cận tác phẩm, cảm nhận và diễn giải nó Theo đó, nếu hai độc giả/ khán giả có trải nghiệm văn hóa và cá nhân khác nhau thì việc tiếp cận tác phẩm của họ sẽ khác biệt rất nhiều Mối quan tâm của mỗi độc giả chưa bao giờ trùng khít Tác phẩm Bà Bovary có thể được chú trọng ở khía cạnh giới, tính dục, nữ quyền, nhân chủng học hay xã hội học Tác phẩm Guliver du ký, Ngàn lẻ một đêm hay được nhìn nhận ở góc độ giải trí cho trẻ em nhưng giá trị của tác phẩm có thể chạm đến phê bình sinh thái, lịch sử, tôn giáo, chính trị, nhân quyền, giới, tính dục Sức liên tưởng khi đọc tác phẩm ở mỗi cá nhân cũng hoàn toàn khác Nó tùy thuộc vào quan niệm sáng tạo, kinh nghiệm sống và năng lực tri nhận tác phẩm vốn tế vi ở mỗi người

Văn học dân tộc là gương mặt đại diện cho quốc gia, thể hiện ý thức, quan điểm, kinh nghiệm sống của nhà cầm quyền và người dân Trong quá trình tiếp nhận văn học, dù là tự giác hay bị cưỡng chế thì người tiếp nhận đã nhận thức được sức mạnh và giá trị của các nền văn học quốc gia khác hơn là chỉ của riêng mình, từ đó hình thành mong muốn kế thừa, sở hữu các thành tựu văn học ngoài quốc gia Tác động của tài liệu văn học ngoài quốc gia đã ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo (có ý thức hoặc vô thức) của các tác giả, nhà nghiên cứu – phê bình, nhà chuyển thể trong nước Các nhà Phục hưng chủ nghĩa sẽ không thể có những sáng tạo cao quý nếu thiếu đi văn học Hy Lạp và La Mó cổ đại M Bakhtin khụng thể viết Tỏc phẩm Franỗois Rabelais và nền văn hoá dân gian thời Trung Cổ và Phục Hưng nếu không có các trước tác của Rabelais Sự tiếp nhận các tác phẩm thi ca của Pháp tại Việt Nam đã tạo nên phong trào Thơ Mới Trong một số bài Thơ Mới, ta lại thấy bóng dáng của Đường thi Ở thế kỉ XXI, độc giả còn có nhiều cơ hội tiếp nhận văn học hơn thông qua quá trình dịch văn học, lượng sách vở phong phú với chất lượng in ấn tốt hơn bao giờ hết

Như vậy, nghiên cứu tiếp nhận văn học chính là nghiên cứu thái độ, tầm vóc của độc giả Có thể chia người đọc thành hai nhóm: chủ động và thụ động Độc giả thụ động dễ chấp nhận những sản phẩm được xuất bản công khai, xem nó như một tiết mục giải trí, “điểm chữ”, dễ dàng đồng tình với những ý kiến phê bình hoặc chiêu thức quảng bá của truyền thông Độc giả thụ động còn “cả tin” khi cho rằng những gì đang diễn ra trong tác phẩm (thường tập trung vào khía cạnh tiêu cực) là toàn bộ hiện thực đời sống

Ngược với độc giả thụ động, độc giả chủ động có thể chấp nhận, khen ngợi một phần hoặc toàn phần tác phẩm, phản biện hoặc phê phán, tẩy chay nó Họ cũng tạo lập ra các danh sách cụ thể nhằm cung ứng tốt nhất cho nhu cầu đọc (tác giả, thể loại, trào lưu) chứ không tiện đâu chọn đó Họ còn chứng tỏ sự liên kết của mình với tác phẩm thông qua việc ghi chú lại những chi tiết quan trọng, đặt ra những nghi vấn và viết đánh giá (review), phê bình, chuyển thể Với họ, việc đọc không còn gói gọn trong phạm vi cá nhân mà có thể lan tỏa đến cộng đồng đọc có cùng mối quan tâm và mong muốn được chia sẻ cảm nhận Họ có thể trở thành người xem trung thành của một tác giả, thể loại nào đó nhưng cũng dễ bị mất hứng thú với những tác phẩm không còn sự thách thức hoặc lặp đi lặp lại các hào quang cũ

TỪ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ ĐẾN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN: SỬ THI RAMAYANA VÀ SÂN KHẤU ĐÔNG NAM Á

Sử thi Ramayana

2.1.1 Đôi nét về sử thi Ramayana

Cùng với Mahabharata, Ramayana là sử thi Ấn Độ nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả trên toàn thế giới Ngoài giá trị văn chương nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm còn được xem là thành trì đạo đức của người Ấn Độ, cứu vớt họ khỏi vòng tội lỗi để vươn tới sự toàn bích của tâm hồn Nehru cho rằng Ramayana và Mahabharata luôn mãi là một lực lượng sống trong cuộc đời nhân dân Ấn Độ

Hơn 2000 năm nay, câu chuyện Ramayana đã chứng minh được sức sống sánh cùng sông núi khi không chỉ trường tồn ở mọi miền đất Ấn Độ mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới Cũng như Mahabharata, Ramayana là một itihasa – tức một câu chuyện kể về các sự kiện trong quá khứ bao gồm trong đó nhiều giáo lý về các mục tiêu của đời người

Bản kể Ramayana đầu tiên cho đến nay vẫn được xem là của một tác giả độc lập tên Valmiki Song, lai lịch của vị đạo sĩ này lại giống một giai thoại hơn là hiện thực “Những điều ta có được về ông chủ yếu là qua truyền tụng và phần ghi chép trong khúc ca thứ nhất của sử thi – khúc ca Bala” (Lê

Nguyên Cẩn & Nguyễn Thị Mai Liên, 2006, tr.18) Nhà hiền triết này được cho là đã sáng tác hai Ramayana, một bản dành cho thần linh gồm

1.000.000.000 sloka (câu thơ đôi) và một bản gồm 24.000 sloka cho người trần thế (Iyengar, 2005, tr.43) Câu chuyện Valmiki từ một kẻ lầm đường lạc lối đã tu tập thành công và sáng tác Ramayana được xác tín và ghi nhận trong nhiều nghiên cứu Đây cũng là đầu mối quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

Ramayana được sáng tạo dựa trên những hình mẫu có thật ở Ấn Độ cổ đại Vào thế kỉ thứ VI – thế kỉ III tr.CN, vua Dasaratha đã kiến thiết nên vương quốc Kosala thịnh vượng nằm bên bờ sông Saryu với kinh đô là Ayodhya Ông có bốn người con trai là Rama, Bharata, Lakshmana và Shatrughna Vợ của Rama là Sita, vợ của Bharata là Mandavi, vợ của Lakshmana là Urmila và vợ của Shatrughna là Srutakirti Hai con trai của Rama là Lava và Kusa cai trị ở Sravasti Hai con trai của Bharata là Tak Taksha và Pushkala đã xây dựng những vương quốc nổi tiếng và hưng thịnh ở hai bên bờ sông Indus, phần lớn đất đai thuộc bang Punjab ngày nay, chưa kể các phần còn lại ở Pakistan Tương tự, hai con trai của Lakshmana là Angada và Chandraketu là vua của các vương quốc Karupada và Chandrakanti, tức vùng Malwa Hai con trai của Shatrughna là Subahu và Shatrughati cũng cai trị Mathura và Vidisha Các tượng đài về Hanuman vẫn được tìm thấy khá nhiều tại Uttar Pradesh

Cho đến thời điểm này, một số nhà nghiên cứu khẳng định có khoảng 300 văn bản Ramayana tại Ấn Độ và các nước Đông Nam Á (Roy, O., 2017) Có nhiều cách phân loại bản kể Ramayana như: phân loại theo thời điểm sáng tác, phân loại theo ngôn ngữ (tiếng Sankrit, tiếng Bengali, tiếng Tamil, tiếng Malayam, tiếng Hindi, tiếng Urdu, tiếng Marathi, tiếng Kamban, tiếng Kirtibas, tiếng Tulsidas…), phân loại theo địa danh (Bắc Ấn, Nam Ấn, Trung Ấn…), phân loại theo tôn giáo (Bà La Môn giáo, Jain giáo, Islam giáo, Phật giáo)

Một số bản kể Ramayana tiêu biểu tại Ấn Độ là:

- Các bản kể tiếng Sankrit ra đời từ thế kỉ IV-III trước Công nguyên (TCN) và tiếp tục được hoàn thiện đến sau Công nguyên (SCN) như:

Adhyatma Ramayana, Vasistha Ramayana (Yoga Vasistha), Laghu Yoga Vasishtha, Ananda Ramayana, Agastya Ramayana, Adbhuta Ramayana…

- Bản kể tiếng Bengal: Krittivasi Ramayan

- Bản kể tiếng Hindi: Tulsidas Ramayana

- Bản kể tiếng Tamil: Kamba Ramayana

- Bản kể tiếng Malayalam: Ezhuttachan Ramayana

Tại Ấn Độ, bản sử thi Ramayana được thể hiện dưới nhiều phiên bản khác nhau Trong đó, bản Kumudendu Ramayana của Karnataka vào thế kỷ XIII và Ramacharitamanasa của Tulsidas ở Bắc Ấn vào thế kỷ XVI là những bản phổ biến rộng rãi.

Ngoài các văn bản kinh điển, Ramayana còn tồn tại dưới hình thức bản kể dân gian, bản kể tóm lược và các loại hình nghệ thuật lấy cảm hứng và nội dung của sử thi như múa, kịch, rối, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, truyện tranh, điện ảnh Tác phẩm cũng đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức, Nga, Ý, Ả Rập, Uzbec, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam…), được giảng dạy, nghiên cứu trên nhiều phương diện tại các trường đại học

2.2.2 Các giá trị của sử thi Ramayana

Ramayana là bức tranh sắc nét và bao quát văn minh và văn hóa, xã hội và chính trị, tư tưởng tôn giáo và cuộc sống trần thế của Ấn Độ cổ đại Tác phẩm thể hiện dấu ấn sâu rộng của bối cảnh và con người trên toàn cõi Ấn Độ – từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ Bihar đến Punjab, từ Hy Mã Lạp Sơn đến Narmada Nhân vật của sử thi được xây dựng từ những hình mẫu bằng xương bằng thịt, bao gồm vẻ đẹp thể chất cùng những phẩm chất tốt đẹp như trí tuệ, lý tưởng, sự tận tụy, trung thành, tính trung thực, lòng dũng cảm, đức hạnh, tình yêu bền bỉ đối với cuộc sống gia đình Các hành xử của con người đều dựa trên Dharma, vừa trân trọng thực tại vừa hướng tới mục tiêu cao nhất của nhân sinh là giải thoát tuyệt đối Dharma không chỉ được hiểu là pháp trị mà là công bằng, sự thật Gandhi thường xuyên trích dẫn Ramayana trong những bài phát biểu hoặc lời hiệu triệu nhân dân Ấn Độ đoàn kết, tôn trọng nhân quyền và bình đẳng; “…diễn ngôn về sử thi đã giao thoa hoặc xử lý lại, hoặc thậm chí có thể cung cấp một thành ngữ cho các hệ tư tưởng của các chính trị đế quốc Ấn Độ thời kỳ đầu, đặc biệt là Asoka” (Sheldon, P.,

Tác phẩm hàm chứa những yếu tố quan trọng của triết học duy tâm lẫn duy vật khi con người cứ khao khát tìm ra cốt lõi bên trong của sự vật, sự việc Nó cũng thâu tóm quan niệm sống, phong tục, lao động… Đối với người Ấn Độ, Veda, Upanishad, Ramayana và Mahabharata là những di sản tuyệt vời nhất mà tổ tiên để lại cho họ Nhờ dựa vào các sự kiện trong sử thi, các nhà khảo cổ Ấn Độ đã tìm thấy các địa danh còn tàng ẩn ở miền Trung Ấn, đảo Lanka Có thể thấy, Ramayana bao trùm lên tất thảy các phương diện của Ấn Độ từ truyền thống đến hiện tại, cụ thể là: tôn giáo, triết học, văn học, chính trị, văn hóa dân gian, biểu diễn sân khấu (múa Ramalila, kịch), kiến trúc, hội họa, điện ảnh…

Người Ấn Độ say đắm triết lý, giáo lý, vẻ đẹp con người và ý nghĩa ngôn từ của Ramayana hơn là đơn thuần thuật lại câu chuyện hoặc các sự kiện chính Họ xem Ramayana là kinh thánh, là sách dạy đạo đức, các quy tắc đối nhân xử thế Sita có một năng lực vô hạn trong việc chịu đựng đau khổ, biết hy sinh bản thân, luôn giữ mình khiết tịnh và trong sạch Những phẩm chất như vậy có thể truyền cảm hứng cho cộng đồng Chính phủ Ấn Độ thường kêu gọi phụ nữ không cần bắt chước phụ nữ phương Tây mà chỉ cần noi theo sự mạnh mẽ của Sita, Draupadi, Savitri và Damayanti để giải phóng bản thân Một số phong tục, lễ hội của người Ấn Độ có vết tích từ các chi tiết, tình tiết trong Ramayana: tục thờ Bhima, tục quan sát Bhatrujibanti Osha vào ngày thứ tám của tháng Ashwina, lễ hội ánh sáng Diwali…

Nhiều chi tiết trong Ramayana trở thành nguồn cảm hứng cho các sử thi và truyện cổ Ấn Độ, đặc biệt là các huyền thoại lập quốc Nổi bật trong số đó là truyện Kotrabaina-Ramela ở Chhattisgarh và phía tây Orissa Vợ của chàng Kotrabaina là nàng Ramela xinh đẹp đã bị nhà vua bắt giữ Kotrabaina đem 12 con cừu, 12 con bò đực cùng với Kurmel Sandh (con bò có phép thuật) và Ultia Gadra (con cừu có phép thuật) đến Bendul cứu vợ Nàng Ramela sau khi được giải thoát phải trải qua hai thử thách để được dân làng đón nhận trở lại: thử thách đi vào lửa và thử thách được đứa con sáu tháng tuổi từ xa bò một mạch đến vú mẹ để bú sữa (Mishra, 1993) Ngoài ra, nguồn gốc tộc người Gond cũng có liên quan đến sử thi này Một cặp vợ chồng tộc người Gond bị một vị thần nguyền rủa rằng họ sẽ không có con trừ khi được uống charanodaka (nước từ chân) của Rama trên hành trình chàng đến Lanka Cặp vợ chồng đợi Rama trong rừng và khi chàng đến, họ xin phép rửa chân cho chàng và lấy nước đó uống Rama ban phước cho họ và cho biết họ sẽ có ba con trai là Alko, Talko và Korcho Sau khi chiến thắng Ravana, Rama đã mang theo cả gia đình người Gond trở về với mình Nhiều đoạn trong

Ramayana đã được trình diễn bằng hình thức bansgeet (sử thi được diễn xướng với âm thanh của sáo tre)

Các sử thi Ấn Độ luôn chứa đựng ngồn ngộn trong chúng màu sắc và chất liệu thiên nhiên, từ bối cảnh, Dharma (đạo lý, ý thức về bổn phận) cho đến tính dục và rất nhiều khía cạnh khác Sử thi Ramayana mở đầu bằng bài thơ nói về một người thợ săn giết chết một trong hai con chim đang quấn quýt nhau và Valmiki nguyền rủa người thợ săn Chi tiết này trở thành ẩn dụ sinh thái xuyên suốt tác phẩm Dù cho cốt truyện có li kì, gay cấn như thế nào thì mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa người với các động vật khác và rộng hơn là thiên nhiên luôn được nhấn mạnh Khi bị lưu đày trong rừng, Rama – Sita và Lakshmana đã biến thử thách và gian khổ thành một cuộc sống quân bình và êm ả, biểu hiện cho mối quan hệ mật thiết giữa Prakruti (nhiên giới) và Purusha (con người) Khi quỷ Ravana bắt cóc Sita, Rama bị buộc phải chiến đấu với quỷ để giành lại thế cân bằng này Trợ giúp cho chàng là “đội quân xanh” – những chiến binh đến từ rừng thẳm như khỉ, gấu, đại bàng… Rừng rậm, núi non, sông ngòi và biển cả đóng vai trò như những người bạn thân thiết và trung thành của Rama, đưa chàng đến vinh quang chiến thắng

Không chỉ có vậy, đọc Ramayana, ta sẽ thấy sự hiện diện thường xuyên của đất, cây, nước, lửa, không khí – những nguyên tố làm nên sự sống theo nhiều trường phái triết học và huyền học Cốt truyện của Ramayana luôn có sự song hành với các không gian thiên nhiên rộng lớn mà trong đó, quan hệ giữa con người và tự nhiên luôn hòa quyện khó tách bạch Chịu ảnh hưởng tinh thần cốt lõi đó, các phiên bản Ramayana tại Đông Nam Á toát lên bầu khí quyển sinh thái mà gần như không phải gắng gượng gì Tự thân

Ramayana đã là một câu chuyện sinh thái khi các nhân vật chính từ bỏ tiện nghi vật chất để trải nghiệm cuộc đời mình trong rừng thẳm qua nhiều năm tháng, đánh mất hoặc tìm thấy chính mình cũng trong không gian đó

Nghệ thuật ngôn từ Ramayana tại Đông Nam Á

Trong quá trình di cư đến Đông Nam Á, người Ấn Độ không chỉ mang theo tài sản vật chất mà còn mang theo các giá trị tinh thần được hun đúc từ nền văn hóa lâu đời bậc nhất phương Đông Truyện cổ và sử thi là những món quà tinh túy và đẹp đẽ mà người Ấn Độ, bằng chính lòng sùng tín thi ca của họ, đã trao tặng cho người Đông Nam Á: “…dòng thơ Rama sớm nhất có được từ Đông Nam Á nhờ vào giai cấp tăng lữ Bà la môn, các quý tộc, các nhà thám hiểm, thương nhân và những người (thuộc các ngành nghề) khác, những người đã đi thuyền xuôi dòng sông Hằng và vành đai ven biển của vịnh Bengal” (Sarkar, 2003, tr.207)

Khi di chuyển đến các quốc gia Đông Nam Á, một mặt, người Ấn Độ lưu giữ và truyền bá nền văn hóa của mình; mặt khác, những yếu tố bền vững và lan tỏa khắp nơi đó thỏa thuê “cộng sinh” vào văn hóa bản địa, tạo nên những hình thức văn hóa mới vừa quen vừa lạ và cũng đặc sắc không kém Vùng đất sở hữu khí hậu nóng ẩm và kinh tế nông nghiệp là môi trường thuận lợi để sử thi này được diễn xướng hằng đêm, khi hơi ấm dễ chịu và những ngọn gió mát lành lan tỏa trong khuôn viên chùa, trên cánh đồng, bãi chợ, phụng sự cả chức năng nghi lễ, chức năng giáo dục lẫn giải trí

Các truyện kể dân gian và các văn bản dịch Ramayana sang tiếng bản địa được thực hiện bởi các tu sĩ và tầng lớp quý tộc là những hình thức văn học về Ramayana đầu tiên ở Đông Nam Á Quá trình nhuận sắc Ramayana thành các truyện thơ diễn ra ở khu vực lục địa, trong khi Hikayat – một hình thức thơ văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Cận Đông – được sử dụng để biểu đạt Ramayana ở khu vực hải đảo

Riêng ở Việt Nam, Ramayana được dịch và giới thiệu từ trước 1975 Hai bản dịch quan trọng là Ramayana của Đào Xuân Quý (1985), Ramayana của

Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2023), một số công trình nghiên cứu

Ramayana tại Việt Nam là: Ấn Độ - miền đất thần thoại và sử thi của Cao Huy Đỉnh: Dù khá sơ lược nhưng Cao Huy Đỉnh đã tóm tắt sử thi Ramayana và có một vài khái quát quan trọng “Kiếp thứ bảy của Vishnu là hoàng tử Rama Truyện hoàng tử Rama ra đời vào khoảng 500-600 năm TCN và được ghi lại thành văn khoảng đầu CN” (Cao Huy Đỉnh, 162); “Ramayana là tập thơ thành văn đầu tiên của người Ấn Độ Nó có ảnh hưởng rất lớn đến văn học nghệ thuật Ấn Độ Từ xưa nó được lưu truyền trong những nước Đông Nam Á có quan hệ với Ấn Độ” (Cao Huy Đỉnh, 2015, tr.163-164)

Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Vanmiki do Lê

Nguyên Cẩn chủ biên và Nguyễn Thị Mai Liên biên soạn: Cuốn sách gồm hai phần: Cuộc đời, Sự nghiệp (giới thiệu và phân tích xung đột, không gian – thời gian nghệ thuật, hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana của Valmiki; phân tích đoạn trích Rama buộc tội; giới thiệu một số đánh giá về tác phẩm Ramayana và bài “Huyền thoại trong anh hùng ca Ramayana” của Nguyễn

Thị Mai Liên), (Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Thị Mai Liên, 2006)

Ramayana được Will Durant cho rằng mất khoảng 5 thế kỷ mới hoàn thành (từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ II SCN) và có khả năng là tác phẩm tập thể của nhiều thi sĩ rong Ông so sánh Ramayana với Odyssey khi cho rằng cả hai sử thi đều kể về "những nỗi gian truân, lưu lạc khắp nơi của một vị anh hùng trong khi người vợ ở nhà ngong ngóng trông chồng từng ngày".

Bước vào vườn hoa văn học châu Á của Lưu Đức Trung: bài viết

“Vanmiki – con người của huyền thoại” giới thiệu tổng quát về tác giả Valmiki và tóm tắt tác phẩm Ramayana Tác giả sách còn phân tích các đoạn trích Rama buộc tội, Hồ Pampa (Lưu Đức Trung, 2002)

Hợp tuyển văn học Ấn Độ của Lưu Đức Trung – Phan Thu Hiền: tóm tắt Ramayana và giới thiệu các chương Hồ Pampa, Bước nhảy của Hanuman, Rama buộc tội do Phạm Thủy Ba dịch (Lưu Đức Trung – Phan Thu Hiền,

Sử thi huyền thoại Đông Tây của Phan Quang: Giới thiệu và tóm tắt sử thi Ramayana (Phan Quang, 2008)

Vấn đề bản địa hóa sử thi Ramayana ở một số nước Đông Nam Á cua Đỗ Thu Hà: cuốn sách dày dặn 500 trang, đặc biệt đóng góp đầu tiên và công phu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong đời sống văn hóa – văn học Đông Nam Á, nhấn mạnh vai trò của Sêri Rama và quá trình bản địa hóa Ramayana ở Indonesia, Campuchia, Thái Lan và trích dịch Sêri Rama (Đỗ Thu Hà,

Cảm thức nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Phạm Phương Chi: sách được in từ luận án tiến sĩ cùng tên Tác giả dựa vào những nguyên lý thẩm mĩ của thi pháp học cổ điển Ấn Độ và hướng tiếp cận liên ngành để giới thiệu các cảm thức nghệ thuật của sử thi Ramayana, chỉ ra các mối tương quan giữa chúng với truyền thống mĩ học, văn hoá, tôn giáo, triết học của Ấn Độ (Phạm Phương Chi, 2014)

Về phương diện văn học, quá trình bản địa hóa các tác phẩm văn học Ấn Độ diễn ra hết sức mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á Kế thừa toàn bộ khung sườn của Ramayana, các văn bản bản địa hóa tác phẩm này tại Đông Nam Á cũng phát triển câu chuyện dựa trên hai bối cảnh: kinh thành và rừng thẳm Trong đó, không gian rừng thẳm lấn át không gian kinh thành, là nơi xảy ra những sự kiện quan trọng của câu chuyện Không chỉ có vậy, không gian rừng thẳm còn là nơi để các nhân vật có trải nghiệm về đời sống vật chất, tìm kiếm sức mạnh, lòng dũng cảm và bản ngã của mình Trong thế giới đó, con người nhận thức được mối quan hệ sâu sắc của bản thân với nhiên giới và cả những ý niệm tâm linh

Theo nhiều nhà nghiên cứu, có hai con đường truyền bá văn học Ấn Độ sang Đông Nam Á: con đường cung đình và con đường dân gian Con đường cung đình giúp cho văn bản văn học bản địa hóa định hình và phát triển hoàn thiện; còn con đường dân gian lại làm cho các tác phẩm Ấn Độ có diện mạo mới mẻ, phong phú, sống động tại khu vực này Với dung lượng vừa phải, nội dung cô đọng và phù hợp với tâm lý cư dân Đông Nam Á, Ramayana trở thành tác phẩm được ưa chuộng bậc nhất tại khu vực này Những mặt đối lập trong tác phẩm: tình yêu và hận thù, thiện và ác, sự thật và giả trá, lòng trung thành và thói phản trắc… khiến Ramayana trở thành cuốn sách dạy lẽ phải, cách sống và khơi gợi ước vọng cho con người Về hình thức văn học, có thể thấy một số bản kể Ramayana tiêu biểu: Phra Lak Phra Lam (Lào), Reamker

Các quốc gia Đông Nam Á đều có những phiên bản kể riêng của sử thi Ramayana, gồm có Yama Yatdaw (Myanmar), Seri Rama (Indonesia), Campuchia , trong đó phiên bản Dạ Thoa vương (Việt Nam) được coi là bản chuyển thể ngắn gọn nhất.

Thời thượng cổ, ở ngoài nước Âu Lạc có nước Diệu Nghiêm, chúa nước ấy hiệu là Dạ Thoa vương, còn gọi là Trường Minh vương hay Thập đầu vương (vua mười đầu) Nước này phía Bắc giáp Hồ Tôn Tinh quốc, Nước Hồ Tôn tinh có vua là Thập Xa vương, có thái tử là Vi Bà Vợ Vi Bà là Bạch Tĩnh Chiếu Nương, dung mạo rất đẹp đẽ Dạ Thoa nghe nói rất thích, bèn đánh Hồ Tôn để cướp vợ Vi Bà Vi Bà tức giận bèn đem loài vượn di hầu phá núi, lấp bể thành đường phẳng để công phá nước Diệu Nghiêm, giết Dạ Thoa vương, cướp vợ y mà trở về (Loài tinh Hồ Tôn tức là tinh di hầu, chính là nước Chiêm Thành ngày nay vậy) (Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh & Kiều Phú,

Bản kể trên cho thấy Việt Nam không chỉ nằm trong khu vực văn hóa Đông Á như rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam nhận xét; mà thực tế là luôn có một dòng mạch văn hóa Đông Nam Á – với tất cả sự phức hợp và đặc sắc – hòa trộn êm thấm, sâu nặng vào văn hóa Việt Nam Ở các nước trên thế giới, tính văn học của Ramayana được chú trọng và khai thác nghiên cứu trên nhiều phương diện như đặc điểm thể loại, nghệ thuật ngôn từ… Có thể thấy một số hướng nghiên cứu nổi bật như sau: hướng nghiên cứu thi pháp học (nội dung, nghệ thuật, nhân vật, đặc điểm trần thuật), hướng nghiên cứu văn học – văn hóa (các yếu tố văn hóa dân gian, địa lý, tôn giáo, tộc người, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực, thuốc men…) Đặc biệt, hướng nghiên cứu văn học so sánh rất được ưa chuộng bởi Ramayana được xem là sử thi mẫu mực của phương Đông, thường được nghiên cứu đối chiếu với các bộ sử thi vĩ đại của phương Tây như Iliad, Odyssee hay vùng Trung

TỪ TRUYỆN KỂ RAMAKIEN ĐẾN SÂN KHẤU KHON: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHÂN VẬT

TỪ TRUYỆN KỂ RAMAKIEN ĐẾN SÂN KHẤU KHON: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

Các phương thức tự sự Ramakien ở Thái Lan

Bên cạnh các bản kể dân gian, Ramakien được phổ biến rộng rãi trong và ngoài phạm vi Thái Lan thông qua các truyện thơ cung đình Mặc dù ý thức được nguồn gốc Ấn Độ của Ramakien nhưng đối với một bộ phận lớn người Thái, Ramakien là quốc bảo văn chương, là một tác phẩm thuần Thái Chỉ đến năm 1913, vua Rama VI mới thực sự thực hiện một nghiên cứu kỹ lưỡng về nguồn gốc của Ramakien và mô tả mối liên hệ của nó với Ramayana Hiện nay, giới nghiên cứu văn bản Ramakien thường tập trung khai thác các truyện thơ xuất hiện từ thời Rattanakosin (1797-1932) cho đến về sau Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì họ có thể chủ động tìm đọc và xử lý văn bản Việc dịch

Ramakien (chủ yếu là Ramakien của vua Rama I) thành các ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Trung…) cũng góp phần phổ biến, tạo tiền đề thuận lợi cho việc nghiên cứu tác phẩm này Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một bản dịch nào đầy đủ về Ramakien mà chủ yếu là lược dịch

Dựa theo bối cảnh lịch sử xã hội của Thái Lan, có thể phân chia các giai đoạn phát triển của truyện thơ Ramakien thành hai giai đoạn: các truyện thơ trước triều đại Rattanakosin và các truyện thơ từ triều đại Rattanakosin trở đi

4.1.1.1 Các truyện thơ Ramakien hoặc có yếu tố Ramakien trước triều đại Rattanakosin

Bia khắc trên đá thời vua Ramkhamhaeng (1292) ghi lại câu chuyện về nhân vật Phra Ram (Rama), cho thấy tầm quan trọng của sử thi Ramakien trong thời Kỳ Sukhothai (1277-1317) Do đó, các bia đá này được xem như là hình thức văn học đầu tiên ghi chép về Ramakien.

Thời kỳ Ayutthaya (1351-1767): Bản khắc đá số XXXVIII (1397) thể hiện các luật lệ dành riêng cho vua Ayutthaya Bản khắc này khẳng định nhà vua phải có nghĩa vụ chính đáng là mang lại hòa bình, ổn định cho đất nước Những nỗ lực đó được so sánh với phương pháp trị vì của Rama Tiếp đó, vua Ramathibodi (thế kỉ XV) sáng tác một số câu thơ so sánh mối quan hệ giữa ông và anh trai mình tương tự mối quan hệ của Rama và Laskmana trong

Ramayana Một số nhân vật (cả thần và người) trong câu chuyện Ramayana xuất hiện trong các câu thơ của tác phẩm Lilit Ongkan Chaeng Nam (Herbert,

P & Crothers, A.M., tr.33) Một tác phẩm khác là Lilit Yuan Phai đã được sáng tác dưới triều đại Boromatrilokanat hoặc Ramathibodi II nhưng không rõ tác giả Bài thơ mô tả chiến thắng của Ayutthaya trước đế chế Lanna (Chiang Mai) Tác phẩm được xem như một sử thi quân sự với một số câu thơ miêu tả sức mạnh và năng lực của nhà vua tựa như Phra Ram sử dụng cung tên để chiến thắng Thotsakan Sau đó, tác giả khuyết danh so sánh điều này với tài thao lược và sự chiến thắng của phe Ayutthaya trước Lanna Dưới triều đại của vua Narai (trị vì từ 1656-1688), việc sáng tác văn học được xem trọng Các nhà sử học văn học Thái Lan gọi đây là thời đại hoàng kim của văn học bản địa Thái Lan Việc đề cập hoặc sử dụng cốt truyện của Ramayana rất phổ biến trong thời gian này

Cũng trong thời kì Ayutthaya, nhà thơ danh tiếng Thái Lan là Siprat cũng đưa Ramayana vào các bài Nirat (một loại thơ tương tự thể “hành”) của mình Nỗi buồn của nhà thơ được ví với nỗi buồn của Phra Ram lúc chàng chỉ đạo những con khỉ đắp đường cao lên để có thể tiếp tục hành trình tìm lại Nang Sida, đồng thời nhấn mạnh sức mạnh và tài năng của Phra Ram Trong thời kỳ cuối Ayutthaya, nhà thơ Phra Mahanak Wat Tha Sai sáng tác Pun No Wat

Kham Chan Đoạn 306 của tác phẩm này mô tả hành trình của nhà thơ với vua Borommakot đến một lễ hội ở Saraburi để tỏ lòng tôn kính với Phật Một số câu thơ có liên quan đến vở rối bóng Maiyarap (Maiyarap là một nhân vật trong Ramakien) Ngoài ra, các màn mở đầu điển hình của nhà hát múa rối bóng thời kì này đều có cảnh khỉ trắng và khỉ đen chiến đấu Các nhân vật như vua Dasaratha, Sita, Ram cùng mũi tên thiêng liêng đã chinh phục ma quỷ ở Lanka được đề cập trong một bài thơ được sáng tác trong triều đại của vua Narai (trị vì từ1656 - 1688)

Thời kỳ Thonburi (1768 - 1782): Có hai sáng tác đầy chất thơ vào thời kỳ Thonburi có đề cập đến Phra Ram Đầu tiên là bài Klong Phra Kiat Phra Chao Krung Thonburi (tạm dịch: Những câu thơ klong về Phra Kiat Phra Chao Krung ở Thonburi), được Nai Suan Mahatle sáng tác vào năm 1771

Tác phẩm này so sánh khả năng chiến đấu của nhà vua với khả năng của vua

Ram Một bài nirat khác của Phraya Maha Nuphap nói về nỗi buồn biệt ly của đôi lứa có nhắc đến việc Ram giết con quỷ Miirica (con quỷ giả dạng con nai vàng) Vào năm 1770, vua Taksin sáng tác một vở Lakhon mô tả cuộc phiêu lưu của Hanuman ở Lanka và câu chuyện về con trai của Rama là chàng Monkut

Cuộc chiến đấu giữa người Xiêm và Miến Điện (năm 1767) đã tàn phá hoàng cung và nhiều công trình vĩ đại khác của kinh đô Ayutthaya Hầu như toàn bộ kinh sách có giá trị của Thái Lan đều bị thiêu rụi hoặc tản mác Ngay trong những ngày đầu tái thiết đất nước thời kỳ Thonburi, vua Taksin (1767 – 1782) đã hạ lệnh cho người đi tìm và ghi lại tất cả các dị bản của Ramakien Ông là người đầu tiên viết lại truyện thơ Ramakien và chuyển thể thành Lakhon (vũ kịch) gồm bốn chương Do mải mê chinh phạt và ban hành những luật lệ hết sức hà khắc, Taksin không được lòng thuộc hạ Ông bị họ truất ngôi và chém đầu vào năm 1782 Viên tướng của Taskin là Chao Phraya Chakri trở thành vị vua mới, xưng là Rama I, dời đô về Bangkok và xây dựng thủ đô theo hình mẫu của Ayutthaya cũ Dưới thời Rattanakosin (1782-1932), vua Rama I đã chủ trương xây dựng lại nền văn học Nhà vua lập hội thi sĩ cung đình, cho người đi khắp nơi sưu tầm, thu thập các tài liệu văn học

Ramakien nhờ đó mà được nhuận sắc dưới hình thức truyện thơ cung đình, tranh tường, phù điêu, vũ kịch mặt nạ…

4.1.1.2 Các truyện thơ Ramakien từ triều đại Rattanakosin trở về sau Dấu ấn của Ramakien không chỉ ở trên các bức tranh, phù điêu, vở rối, vở Khon hay truyện thơ mà còn hiện diện trong tên hiệu của các vị vua Thái Lan thời kì Rattanakosin (1782-1932) Vị vua đầu tiên của thời kì này là Chakri và các vua Thái về sau đều lấy hiệu là Rama Vị vua Thái Lan đương thời là Rama X

Ramakien của vua Rama I (1797): Đích thân nhà vua đã chủ trì việc soạn thảo truyện thơ Ramakien (1797) gồm 117 tập, được chia thành 102 phần, mỗi phần gồm 24 trang, mỗi trang gồm 4 dòng, mỗi dòng khoảng 20 từ Toàn bộ tác phẩm gồm 52.086 câu thơ và 195.840 từ, là truyện thơ đầy đủ và toàn diện nhất về hoàng tử Rama bằng tiếng Thái Truyện gồm ba phần chính: phần đầu tiên kể về nguồn gốc của các nhân vật chính, phần thứ hai là câu chuyện Phra Ram bị lưu đày và đến đảo Lanka cứu vợ khỏi tay quỷ Thotsakan, còn phần cuối mô tả các sự kiện xảy ra sau khi Phra Ram chiến thắng Thotsakan “Mục đích chính của ngài rõ ràng là để đưa vào trong câu chuyện những lễ nghi và truyền thống nhà nước thuộc về hoàng cung mà phần lớn những sách vở có ghi chép đã mất đi từ sau cuộc chiến tranh tàn phá với Miến Điện” (Rajadhon, tr.72) Tuy nhiên, độ dài và các chi tiết quá tỉ mỉ của tác phẩm khiến nó không thích ứng với nghệ thuật biểu diễn Vua Rama I còn cho họa sĩ vẽ 178 bức tranh tường minh họa truyện Ramakien trong chùa Phật Ngọc Lục Bảo của hoàng cung

Ramakien của vua Rama II (1815): truyện thơ có nhiều tình tiết mới lạ, sống động, rất thích hợp để ứng dụng vào nghệ thuật biểu diễn và “đã trở thành một kiệt tác của nền văn học Thái Lan với những câu thơ tuyệt diệu và phong cách viết giàu hình ảnh, âm điệu” (Đỗ Thu Hà, tr.185) Truyện thơ của vua Rama II có nhiều ưu điểm về mặt ngôn ngữ lẫn diễn xướng nếu so với các văn bản Ramakien khác Dù vậy, Ramakien của Rama II không đầy đủ cốt truyện và lớp lang như Ramakien của Rama I, chỉ có khoảng 14.300 câu thơ Ở phần đầu Ramakien của Rama II, Phra Ram đưa Hanuman đi tìm Sida vì nàng đang bị Thotsakan bắt cóc, tức là tác phẩm bỏ qua cảnh lưu đày gia đình Phra Ram và cảnh Thotsakan bắt cóc Sida Phần thứ hai trong Ramakien của

Rama II cũng không miêu tả cuộc chiến đấu thứ hai của anh em Phra Ram, Phra Phrot và Phra Sattarut mà chỉ kể về việc Phra Ram chia cách vởi Nang Sida cho đến lúc họ được thần Indra giải hòa

Từ truyện thơ Ramakien đến Khon: những thay đổi về kết cấu trần thuật và kỹ thuật trần thuật

4.3.1 Những thay đổi về kết cấu trần thuật

Kết cấu trần thuật (narrative structure) là câu chuyện và cốt truyện Có thể thấy kiểu truyện lồng khung xâu chuỗi trong tác phẩm Ramakien Từ khung chính là câu chuyện cuộc đời Ram và Sida, các khung phụ lần lượt hiện ra, cụ thể là câu chuyện về cuộc đời của Thotsakan, Hanuman Từ các nhân vật chính này, các khung nhỏ hơn lần lượt xuất hiện.Ramakien là toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của Ram, từ khi bị lưu đày cho đến khi trở về kin h đô và lên ngôi vua Khi khảo sát các văn bản Ramakien (tiếng Anh) đã sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy bản kể Ramakien của vua Rama I do Chalermnit dịch có 47 chương, bản kể Ramakien của vua Rama I do Ollson dịch có 84 chương, bản kể của J.M Cadet có 152 mẩu chuyện được trần thuật dựa trên các bức phù điêu trong chùa Phra Jetubon, bản của có 50 mẩu chuyện dựa trên các bức tranh tường trong chùa Phật Ngọc Lục Bảo Đặc điểm chung của các chương/ mẩu chuyện này là đều trần thuật toàn bộ diễn biến câu chuyện Ramakien theo trình tự thời gian với các tình tiết, chi tiết vô cùng tỉ mỉ Chẳng hạn: Sự ra đời của Montho, Kaiyakesi yêu cầu cho con trai Bharata lên ngôi vua, Ravana bắt cóc Sida, Sadayu tìm thấy Thotsakan, Bhibek tham gia quân đội của Ram, Surgiva bẻ gãy cây dù khổng lồ, Cái chết của Ravana… (Chalermnit, 1965, Mục lục); Con trai của Thotsarot, Nang Sida tìm thấy một người cha, Cuộc hành trình băng qua khu rừng, Thotsakan trở nên bất tử nhờ phép thuật, Djakrawat lao vào cuộc chiến sống còn, Nang Sida vẽ một bức tranh về Thotsakan, Nang Sida trốn trong lòng đất mẹ, Cuộc chiến mới với lũ quỷ… (Ollson, R.A., 1968, Mục lục)

Cấu trúc trần thuật của các bản kể này bao gồm:

- Nguồn gốc xuất xứ, lai lịch của các nhân vật chính

- Các mối quan hệ tình cảm của các nhân vật chính

- Hành trình dịch chuyển và gặp gỡ của các nhân vật chính

- Các cuộc chiến đấu quan trọng

- Sự chiến thắng vẻ vang của nhân vật chính diện trước nhân vật phản diện

- Sự thất bại toàn diện của nhân vật phản diện

- Hạnh phúc và sự bất tử của các nhân vật chính diện

Một đoạn trong chương Sự ra đời của Hanuman sẽ cung cấp một phần đặc điểm trần thuật này:

Tiên nữ Sawaha đứng trên đỉnh núi Djakrawan, miệng luôn mở và chỉ ăn gió Phra Isuan nhìn thấy nàng và nghĩ rằng nàng có thể sinh ra một chiến binh hùng mạnh để giúp đỡ Phra Narai Ngài ra lệnh cho thần Gió Phra Pai đặt các vũ khí của bầu trời vào miệng Sawaha, nhờ thế, Sawaha có thể sinh ra một con khỉ Xương sống của con khỉ này được làm từ gậy nạm ngọc của ngài, vì thế nó có thể bay lơ lửng trong không khí Thân mình nó được nhào nặn từ đinh ba của ngài, đầu được làm từ chiếc đĩa kim cương của ngài Con khỉ này được trao cho sức mạnh để khống chế những chiếc đinh ba và sử dụng sức mạnh đó để chiến đấu Bằng sức mạnh của thần Gió, nó có thể bay xuyên qua không khí, tấn công những loài quỷ và hoàn thành sứ mệnh được giao Con khỉ này sẽ trở thành cha của những con khỉ con được sinh ra bởi một nữ đồng trinh thánh thiện Khi Phra Pai có được những lời chỉ dẫn đó, ngài bay đến chỗ Sawaha, trao cho nàng tất cả sức mạnh của ngài thông qua ba loại vũ khí mà ngài đã đặt vào miệng của nàng Sau ba mươi tháng, một con khỉ con bước ra từ miệng của Sawaha Chàng ta bay đến thiên giới và nhảy qua nhảy lại trước mặt cha mình Con khỉ này to lớn như một con khỉ đã mười sáu tuổi, có bộ lông trắng lấp lánh như kim cương Răng chàng là kim loại, và khi chàng ta thở sâu, hơi thở đó có thể thổi bay cả mặt trăng và những vì sao Chàng có bốn gương mặt và tám cánh tay, thân hình cao to, khỏe mạnh Cha chàng đặt tên cho chàng là Hanuman Ngài rất hài lòng với đứa con này và tin rằng con của ngài sẽ trở nên vĩ đại hơn nữa khi lớn lên Một cách kiêu hãnh, ngài đã sẵn sàng để tiến cử con trai với Phra Isuan

Trong khi đó, Khon là lát cắt của câu chuyện Một vở Khon 5 màn chỉ tập trung vào một vài sự kiện chính của Ramakien và đào sâu các kịch tính trong sự kiện đó Các vở thường kết thúc với hình ảnh Phra Ram cùng đoàn quân thắng trận trong niềm hân hoan Diễn viên đóng vai Phra Ram sẽ được các diễn viên khác đỡ lên vị trí cao nhất ngay trung tâm sân khấu Các diễn viên phối hợp tạo dáng tương tự một tổ hợp hình khối, là cảnh kết thúc vở diễn Chưa có vở Khon nào khai thác cảnh Phra Ram giết chết Thotsakan, vì nó liên quan đến sự kiêng kỵ của người Thái Theo các nhà nghiên cứu, người Thái cho rằng Thotsakan cũng là thần linh Việc một vị thần bị giết trực tiếp trong một cảnh diễn là điềm gở Ngoài các vở khai thác các cuộc chiến đấu trong Ramakien thì Khon còn có các vở khai thác các câu chuyện tình sâu lắng hoặc nhẹ nhàng, vui tươi Vở Nang Loi: Nàng tiên trôi sông do vua Rama II chỉ đạo dàn dựng và viết lời ca, lời thơ là một ví dụ điển hình

Bản kể của vua Rama I không có nhân vật Nang Loi mà chỉ có nhân vật Benjakai Benjakai là con gái của Phiphek – anh trai và là nhà tiên tri của Thotsakan Khi Hanuman đốt cháy các cung điện của Lanka và giết chết ngàn người con của Thotsakan, vua quỷ vô cùng đau đớn và quyết chí phục hận Hắn ra lệnh cho cháu gái của mình là Benjakai biến thành Nang Sida, giả làm xác trôi đến dòng sông mà Phra Ram và Phra Lak hay ra tắm để làm nhụt nhuệ ý chí chiến đấu của đối thủ Quả vậy, khi thấy xác của Benjakai trong hình hài Sida, Phra Ram vô cùng đau khổ và trách móc Hanuman Nhưng Hanuman thông minh đã phân tích cho Phra Ram thấy điểm vô lý của xác chết này: xác trôi sông nhưng rất tươi tắn và không hề hôi thối hay phân hủy; vả lại, dòng sông Lanka không thể chảy ngược từ hạ nguồn về thượng nguồn Sau đó, Hanuman ra lệnh hỏa thiêu xác của Sida giả Benjakai không chịu được sức nóng của lửa, đành bay lên trời Hanuman bay theo, bắt nàng trở lại Phra Ram tha chết cho nàng và sai Hanuman đưa nàng về Longka để báo tin thất bại cho vua quỷ Tình yêu đã nảy sinh giữa Hanuman và Benjakai trên đường đi “Hanuman tán tỉnh Benjakai, chiếm lấy tình yêu của nàng và ân ái với nàng trước khi gửi nàng về Lanka” (Chalermnit, 1965, tr.57)

Nang Loi: Nàng tiên trôi sông là sáng tác riêng của vua Rama II dành cho sân khấu Khon Vở Khon này chỉ tập trung vào các màn: Nang Loi nhận lệnh Thotsakan cải trang thành Sida, Nang Loi giả làm xác trôi sông, Phra Ram khóc thương Sida, Hanuman lật mặt Nang Loi, Phra Ram tha chết cho Nang Loi, Hanuman đưa Nang Loi về Longka và hai người phải lòng nhau Vở

Nang Loi: Nàng tiên trôi sông do Nhà hát Quốc gia Thái Lan trình diễn

(https://youtu.be/AwnBBlq6NmY) có độ dài khoảng 90 phút, khá ngắn so với các vở Khon truyền thống (thường từ 2 – 4 giờ) Đây chắc chắn không phải là vở Khon về Nang Loi duy nhất, chỉ là vở Khon mà tác giả luận án tiếp cận được

Luận án tiến sĩ Thai Classical Music for the Phrommas Episode in Khon

Performancecủa Suchada Sowat tập trung nghiên cứu âm nhạc của vở Khon

Phrommas để chứng minh rằng âm nhạc góp phần rất quan trọng vào việc biểu đạt nội dung cũng như quy định kết cấu của một vở Khon Ông nhận định Phrommas do hoàng tử Naris sáng tác vào năm 1898 dựa trên truyện thơ

Ramakien của vua Rama II nhưng đã “sắp xếp lại nó thành một dạng mới bằng cách cắt một số phần của bản gốc và thêm vào các câu thơ của chính mình như một kết nối để tạo một vở Khon ngắn mang tên Phrommas” (Sowat

Bot konsoet của Phrommas mang màu sắc riêng biệt (Sowat, 2018, tr.82-96) Vở được trình diễn lần đầu tại cung điện Thái Lan năm 1899, sau đó được diễn lại nhiều lần Bot konsoet trở thành trường hợp kinh điển để giảng dạy tại các trường đào tạo Sân khấu – Điện ảnh Tác phẩm tái hiện một chương ngắn trong truyện Ramakien, ca ngợi vai trò của em trai Rama là Laksmana.

Laskmana Nhà nghiên cứu khẳng định “Phrommas hội tụ những tư tưởng đạo đức chịu ảnh hưởng từ tinh thần Phật giáo” (Sowat S., 2018, tr.90)

Từ các dữ kiện trên, ta có thể thấy kết cấu trần thuật của Khon có sự thay đổi đáng kể so với truyện thơ Ramakien Khon chỉ vay mượn cốt truyện của truyện thơ Ramakien chứ không diễn toàn bộ câu chuyện, chỉ trích diễn từ một đến một vài chương của truyện thơ, hoặc tập hợp những sự kiện cốt lõi nhất thành các màn biểu diễn Theo Jackkrit Duangpattra, có 10 màn xoay quanh hai bối cảnh là đảo Lanka và doanh trại của Rama trong các vở Khon dưới thời Rattanakosin Các cảnh này bao gồm: A Ravana/ B Tin tức về trận chiến/ C Chuẩn bị cho trận chiến/ D Ravana/ E Các binh tướng tình nguyện ra trận/ F Chiến trận/ G Rama/ H Trước trận chiến/ I Vibhishana báo tin / J Chiến trận (Duangpattra J., tr.166-167) Các cảnh này có thể được đảo trật tự, thêm bớt hoặc phối hợp với các cảnh khác tùy theo người tổ chức vở diễn Ở buổi ban đầu, Khon được biểu diễn ngoài trời, không có cảnh trí, phông màn mà chỉ có một vài chiếc bục tượng trưng cho doanh trại của Phra Ram hay cung điện của Thotsakan Tùy theo thứ bậc, các tướng sĩ sẽ ngồi trên những chiếc bục cao thấp khác nhau, còn chiếc bục cao nhất tượng trưng cho ngai vàng Một số sự kiện của Ramakien sẽ không được diễn mà chỉ được nghệ nhân kể lại vắn tắt Đại cảnh thường xuyên xuất hiện trong Khon là chiến trận Cuộc trao đổi, đàm phán của các sứ giả được dùng để mở đầu cảnh Tiếp đó, hai phe đối đầu tiến ra sân khấu từ hai phía đối diện nhau Phra Ram và Thotsakan ngồi trên những cỗ xe truyền thống mạ vàng với hoa văn trang trí có hình ngọn lửa Khi trận chiến lên đến đỉnh điểm, Phra Ram và Thotsakan bước xuống xe để đấu tay đôi Phra Ram – người chiến thắng – sẽ đứng trên đùi của Thotsakan với dáng điệu vươn thẳng người Đây là cảnh kết kinh điển của một vở Khon

Qua việc tiếp cận với Ramakien cũng như Khon, chúng tôi nhận thấy tác giả văn học cũng như tác giả sân khấu của Thái Lan không tập trung biểu đạt các triết lý về vòng đời, vai trò của người nam và người nữ theo các quy chuẩn đạo đức xã hội như Ramayana của Ấn Độ mà chủ yếu khai thác yếu tố kịch tính của tác phẩm gốc Hình tượng nhân vật Hanuman được xây dựng linh hoạt với nhiều hoạt động, nhiều chiến công và cả các thành tích tình ái Các vở Khon thường xuyên biểu diễn đoạn Ram, Laskmana, Hanuman và đoàn quân khỉ đi tìm kiếm Sida sau khi nàng bị quỷ Thotsakan bắt cóc Có thể thấy, sự linh hoạt trong hành động của nhân vật chính là nguồn cảm hứng cho Khon – một nghệ thuật vốn chú trọng nhảy múa và âm nhạc Một vở Khon phải có các tình tiết đối phó với kẻ thù và chiến trận thì mới khai thác được chủ nghĩa anh hùng, vai trò của nam giới và nhà cầm quyền quý tộc Bên cạnh đó, chủ nghĩa lãng mạn cũng được chú trọng trong Khon khi đề cao tình yêu sắc dục, tinh thần phiêu lưu, các phép thuật và trí thông minh dân dã Điều này có liên quan mật thiết đến ba chủ đề cốt yếu của văn học Thái Lan truyền thống là tôn giáo, cung đình và các vấn đề thế tục

4.3.2 Những thay đổi về kỹ thuật trần thuật Để kể một câu chuyện trên sân khấu, các nhà nghiên cứu chuyển thể chắc chắn phải kết hợp cái lõi nội dung của văn bản với các kỹ thuật biểu diễn Tác phẩm chuyển thể sân khấu vì lẽ đó không cần phải đồng bộ tuyệt đối đường dây câu chuyện, hệ thống nhân vật, thậm chí quan điểm của tác giả gốc mà tập trung tăng cường tính trình diễn Sự xuất hiện của các nhân vật trên sân khấu, từ hình ảnh đến hành động, đều là sự cụ thể hóa trí tưởng tượng của con người - nhà sáng tạo lẫn khán giả, những người đã có kinh nghiệm về truyện kể văn học Dù có hài lòng hay không thì nhà sáng tạo cũng đã góp phần đưa ra một cách hiểu tác phẩm gốc, tăng cường khả năng tiếp cận tác phẩm gốc bằng một hình thức thiên về tính giải trí và tương tác Ở cấp độ tường thuật bề mặt, kỹ thuật biểu diễn sân khấu mang lại khả năng diễn giải đa dạng và phong phú cho khán giả ở các trình độ và lứa tuổi khác nhau

Bối cảnh sân khấu là yếu tố quan trọng của kỹ thuật trần thuật sân khấu Không gian của sân khấu luôn hạn chế rất nhiều so với không gian của ngôn từ văn học Do đó, nhà chuyển thể xác lập cảnh trí sân khấu dựa trên sự tổng hợp các hiểu biết về tác phẩm, cân nhắc bỏ qua các yếu tố bất khả biểu hiện trên sân khấu hoặc chọn lựa phương án mô phỏng trong khả năng cho phép Các vở Khon được biểu diễn ở hoàng cung hoặc nhà hát chuyên nghiệp thường sử dụng các phông bạt kích cỡ lớn có hình vẽ các đại cảnh như bầu trời, rừng rậm, núi đá, cung điện, hoa viên dựa trên màu sắc thực tế Tất cả các vở Khon đều sử dụng các gam màu rực rỡ như đỏ, vàng, hồng, xanh da trời, tím, cam trong kỹ thuật tạo hình bối cảnh, kết hợp với trang phục lấp lánh và có màu sắc đa dạng của các diễn viên, tạo nên độ lộng lẫy cho tổng thể bối cảnh sân khấu

Sân khấu Khon cũng đặc biệt lưu ý tạo ra những khoảng trống rộng ở phần giữa và hai cánh sân khấu để diễn viên thuận tiện di chuyển, nhảy múa và nhào lộn cũng như thực hiện các cảnh chiến trận Tùy theo quy mô của sân khấu và đoàn hát, một vở Khon có thể đưa cả voi, chim chóc thật hoặc mô phỏng thực tế vào vở diễn Ngày nay, do chịu ảnh hưởng các khuynh hướng của sân khấu hiện đại, các vở Khon có khuynh hướng cách điệu hóa hoặc giản tiện tối đa bối cảnh Điều này có thể kích thích trí tưởng tượng và sự liên tưởng của người xem Tuy nhiên, nó cũng có thể làm mất đi mức độ hoành tráng so với các vở Khon có bối cảnh truyền thống

Trên sân khấu Khon, người dẫn chuyện có tiếng nói, còn diễn viên thì không Vì lẽ đó, một số nhà nghiên cứu đã gọi Khon là kịch câm Có thể tìm thấy rõ nhất ý tưởng này trong công trình Classical Dance and Theatre in South-East Asia của Jukka O.Miettinen Ông viết: “Khon thường được miêu tả như kịch câm sử dụng mặt nạ Điều này là một khuynh hướng khi các diễn viên không thể hiện giọng nói, họ chỉ diễn xuất các nhân vật trên sân khấu bằng điệu bộ và sự tổng hợp của ngôn ngữ múa cổ điển Thái Lan” (Miettinen, O., 1993, tr.55) Điều này vừa đúng vừa không đúng Bởi lẽ, các nghệ nhân kể chuyện luôn ngâm một vài đoạn thơ trong Ramakien (thường là theo chỉ định của thành viên hoàng gia, sau này là đạo diễn) và đọc diễn cảm một vài đối thoại ngẫu hứng từ phía hông sân khấu Khon để minh họa nội dung của màn diễn Điều đó nghĩa là một vở Khon (thường từ một đến ba tiếng đồng hồ) vẫn có ngôn từ, chỉ là không có thoại kịch liên tục và thời lượng dành cho ngôn từ khá ít so với thời lượng toàn bộ vở Khon Kịch bản Khon Ramakien bao gồm màn viết lời mới kết hợp với một số đoạn trong truyện thơ, được ngâm xen kẽ giữa các màn biểu diễn Các nghệ nhân ngâm thơ trong buổi biểu diễn Khon được gọi là Kon Pak Có hai kiểu Kon Pak là Kam Pak và Cheraca Các Kam Pak sẽ ngâm các đoạn thơ ca ngợi được chỉ định sẵn trong kịch bản, trong khi các Cheraca ngâm các cuộc đối thoại bằng văn vần được gọi là “rai” và đôi khi thuyết minh các hành động trên sân khấu Còn lại, diễn xuất, vũ đạo và âm nhạc mới là những thành tố quan trọng bậc nhất và xuyên suốt vở diễn

“Kam Pak thể hiện các cuộc trò chuyện hay đối thoại giữa các nhân vật, trong khi Cheraca nhận nhiệm vụ mô tả (Tunsakul, A., 1985, tr.73)

Ngày đăng: 12/09/2024, 13:50

w