Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2 Vi nấm y học xn 2
Thể sợi - Mycelium: cấu trúc mạng hoặc giống như sợi nấmSợi nấm nền (chuyên biệt cho dinh dưỡng) thâm nhập vào chất dinh dưỡng, và sợi nấm trên không (để nhân giống vô tính) phát triển trên môi trường dinh dưỡng.
Hình chồi - Nấm thallus: Toàn bộ sợi nấm là cơ thể nấm2 Dạng nấm men (hoặc giống như nấm men) Dạng ký sinh trùng được tìm thấy trong mô người hoặc ở nhiệt độ phòng thí nghiệm > 30°C.
- Nấm men: Cấu tạo đơn bào,hình tròn hoặc bầu dục và đường kớnh 3-10 àm Một số tế bào nấm men kộo dài bị xích lại với nhau và giống như sợi nấm thật được gọi là pseudohyphae.
Dạng lưỡng hình (Dimorphic)• Hai dạng tồn tại cho một loài nấm tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và môi trường.
+ Dưới 30 0 C trong môi trường tự do tồn tại ở dạng nấm sợi
+ Trên 30 0 C trong cơ thường tồn tại ở dạng nấm menNấm gây bệnh biến dạng có dạng tế bào nấm men ở giai đoạn ký sinh và xuất hiện dưới dạng sợi nấm trong giai đoạn hoại sinh
Histoplasma capsulatum dạng nấm mốc nuôi cấy ở 30 °C Histoplasma capsulatum –
Trừ Penicillium islandium không tồn tại ở dạng lưỡng hình
SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NẤM
Tất cả các loại nấm là dị dưỡng carbon , có nghĩa là chúng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng ngoại sinh là nguồn carbon hữu cơ, hiếu khí bắt buộc.
Có hệ thống enzyme tham gia chuyển hóa phong phú: Celluloza, Proteaza, Gelatinlaza, Trypsin, Catalaza, Oxydaza Chúng tiết các men này ra môi trường, phân giải các hợp chất phức tạp thành những hợp chất đơn giản để hấp thu.
• Nhiều loài có khả năng duy trì hoạt động trao đổi chất trong môi trường dinh dưỡng cơ bản nhất.
• Các kiểu trao đổi chất phổ biến:: ưa lạnh, ưa axít, và ưa mặn.
VAI TRÒ CỦA NẤM Đặc điểm trao đổi chất của vi nấm có tác dụng có lợi và có hại
- Phân huỷ mạnh: giúp tiêu huỷ rác và chất thải.
- Lên men: Sử dụng trong công nghiệp rượu, bia, bánh mì.
- Một số nấm được dùng làm thực phẩm hoặc sản xuất protein làm thành thịt nhân tạo.
- Nhiều loại kháng sinh được chiết xuất từ nấm: penicillin F từ
Penicillium notatum…Steroid (thuốc tránh thai), ciclosporin (thuốc ức chế miễn dịch)
Tác hại: Gây độc cho cơ thể, sinh độc tố ngấm vào thực phẩm aflatoxin – Aspergillus flavus , islanditoxin – Penicillium islandium … Phalloi -Amanita phalloides gây ung thư
- Nấm gây bệnh cho động vật, thực vật.
- Nấm làm hư hỏng lương thực, thực phẩm và rất nhiều vật dụng liên quan đến đời sống con người như đồ hộp, vải, len, dụng cụ quang học
- Nấm sinh sản sinh sản vô tính hoặc hữu tính bằng bào tử
- Các bào tử phát tán thụ động theo gió, tồn tại trong đất, trên cây cối, gỗ mục khi gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành nấm.
1 Sinh sản vô tính: Sinh sản sinh dưỡng của sợi nấm và nấm men hình thành các bào tử vô tính.
+ Nấm sợi: Kéo dài phần đỉnh do hình thành tế bào đặc biệt đàn hồi Hình thành các u phân nhánh.
+ Nấm men: Sinh sản bằng cách nảy chồi Tế bào mẹ phát triển thành tế bào con hoặc bào tử trần nẩy chồi Vòng eo giữa hai tế bào được tách ra nhờ sự hình thành vách ngăn
+ Một số loài sinh sản theo cả hai dạng nấm men và nấm sợi+ Các bào tử vô tính có một số loại hình thái: Bào tử đính, bảo tử nang, bào tử đốt và bào tử chồi.
2 Sinh sản hữu tính: Xảy ra ở nấm chuẩn (eumycetes) giống như ở sinh vật nhân chuẩn.
+ Nhân của hai tế bào đơn bội hợp nhất để tạo thành hợp tử lưỡng bội.
+ Các nhân lưỡng bội sau đó trải qua quá trình giảm phân tạo các nhân đơn bội, cuối cùng dẫn đến các bào tử đơn bội: bào tử tiếp hợp, nang bào tử và bào tử đảm Các bào tử hiếm khi được hình thành khi nấm ký sinh trên mô người KHÔNG CÓ sản hữu tính.
VAI TRÒ Y HỌC CỦA VI NẤM
+ Gây độc cho cơ thể (dị ứng hoặc sản sinh độc tố) + Gây bệnh cho cơ thể
• Mới biết rất ít về các yếu tố gây bệnh do nấm.
+ Sức đề kháng tự nhiên của vật chủ với vi nấm chủ yếu dựa vào thực bào và có một phần do đáp ứng miễn miễn dịch.
+ Bệnh do nấm cơ hội phát triển chủ yếu ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (ví dụ: giảm bạch cầu trung tính).
VAI TRÒ Y HỌC CỦA VI NẤM Đường xâm nhập của nấm:
+ Xâm nhập trực tiếp: hít vào qua đường hô hấp;
+ Chấn thương, hoặc qua các vật nhọn: vào dưới da
+ Tiếp xúc ô nhiễm bề mặt da: gây bệnh ở da hoặc niêm mạc ngoài
• Yếu tố độc lực của nấm:
+ Các yếu tố độc lực: enzym đặc biệt (nấm da có keratinaza), độc tố (A.flavus sinh aflatoxin), ảnh hưởng cơ học (nấm tóc), phản ứng viêm, miễn dịch dị ứng….
VAI TRÒ Y HỌC CỦA VI NẤM
• Yếu tố độc lực của nấm chịu ảnh hưởng của:
+ Nhiệt độ môi trường + Đường lây nhiễm: hô hấp (Aspergillus), da (nấm da), niêm mạc (Candida), khoang rỗng (Candida, Malassezia)…, nội sinh (Candida).
+ Cơ chế bảo vệ của cơ thể: sự toàn vẹn của da niêm mạc, nhiệt độ cao trong cơ thể, hệ các vi sinh vật hội sinh, khả năng thực bào của đại thực bào và BC đa nhân… Miễn dịch đặc hiệu ít có vai trò bảo vệ
NẤM GÂY DỊ ỨNG, NHIẼM ĐỘC CHO CƠ THỂ
+ Bào tử nấm gây dị ứng khi hít phải
+ Một số nấm khi ăn vào sẽ bị ngộ độc cấp tính như Mycetismus choleriformis, M sanguinareus
+ Một số nấm mốc sinh độc tố ngấm vào thực phẩm, nếu ăn thực phẩm đó có thể bị nhiễm độc hoặc bị bệnh: Aspergillus flavus sinh aflatoxin, độc tố này gây ung thư gan thực nghiệm.
Dị ứng nấm, phấn hoa:
• Các bào tử của nấm có mặt khắp nơi xâm nhập vào đường hô hấp theo không khí.
• Những bào tử này chứa chất gây dị ứng mạnh mà những người nhạy cảm có thể biểu hiện phản ứng quá mẫn mạnh.
• Tùy thuộc vào cơ địa, nó có thể gây viêm mũi dị ứng, hen phế quản hoặc viêm phế nang dị ứng.
• Một số loại nấm sản xuất độc tố nấm, loại được biết đến nhiều nhất là aflatoxin được sản xuất bởi các loài
• Những độc tố này được đưa vào cùng thức ăn có nấm đang phát triển
• Aflatoxin B1 có thể góp phần gây ung thư gan nguyên phát, được ghi nhận ở Châu Phi và Đông Nam Á.
CÁC NẤM GÂY BỆNH CHO CƠ THỂ, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG CHỐNGBệnh vi nấm da (Cutaneous mycoses)Đây là bệnh những phổ biến nhất trong các bệnh do vi nấm gây ra
(i)Từ người sang người bằng trực tiếp (có bệnh và người không có bệnh) hoặc gián tiếp
(qua các vật dụng như khăn lau,lược, nón, quần áo, chiếu, ghế ngồi v.v );
(ii)Từ thú sang người (truyền từ chó, mèo, trâu bò sang người);
(iii) Từ đất sang người (nông dân).
Bệnh vi nấm trên da (dermatophytoses)Theo nguồn lây nhiễm chia 3 nhóm
+ Nấm ưa đất (geophilic): sống hoại sinh trong đất, nhiễm vào động vật và người tiếp xúc với đất (Microsporum gypseum, M. fulvum, Trichophyton ajelloi, T Terrestre )
+ Nấm ưa động vật (zoophilic): ký sinh chủ yếu ở ĐV, nhiễm vào người qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp: M.canis – chó, mèo, T equium từ ngựa, T mentagrophytes – chó, trâu, bò, lợn
+ Nấm ưa người: chỉ ký sinh trên người như M.audouinii, T rubrum – có tính đặc hiệu cao kể cả vị trí ký sinh
Tất cả đều tiến hóa từ nấm ưa đất, nhất là những loài có enzyme ketinaza
2 Bệnh vi nấm trên da (dermatophytoses)
Các loài và giống nấm có khả năng gây bệnh trên da khác nhau:
- Giống Epidermophyton chỉ ký sinh gây bệnh ở da, móng - Giống Microsporum chỉ ký sinh gây bệnh ở da, tóc
- Giống Trichophyton có thể ký sinh cả ở da, móng, tóc, lông - Loài phổ biến nhất là T rubrum
Là nấm ưa keratin nên những vùng có keratine trong có thể đều có khả năng nhiễm nấm
2 Bệnh vi nấm da (Cutaneous mycoses)
Bệnh vi nấm cạn gây ra bởi một số vi nấm có khả năng xâm nhập nông ở những vị trí:
✓ phần phụ da - Thượng bì
- Vi nấm dạng sợi (Dermatophytes) - Nấm men (Candida)
2 Bệnh vi nấm da (Cutaneous mycoses)
Tác nhân gây bệnh và vị trí xâm nhập
2 Bệnh vi nấm da (Cutaneous mycoses)
Vị trí gây bệnh : TÓC, NANG LÔNG,
MÓNG, DA (mặt, thân , bẹn, chân)
- Trong đất (phân hủy các mảnh vụn của các chất sừng);
- Xác chết của động vật.
- Bệnh truyền lây từ động vật sang người.
- Người cũng là vật chủ
Bệnh của tóc, da đầu có thể bị viêm; tùy theo vi nấm gây bệnh, có 4 thể chốc đầu :
(1)- Chốc đầu mảng xám (gray patch, teigne microsporique):
Vi nấm gây bệnh là các loại Microsporum sp., ở Việt Nam có thể gặp M canis, M ferrugineum, M audouinii Tóc đứt ngang cách da đầu vài milimét thành mảng tròn, lan nhanh trên đầu, da đầu không sưng Bệnh hay gặp ở trẻ em và lây nhanh thành dịch nhỏ ở trường học.
(2)- Chốc đầu mưng mủ (kerion, kérion): Vi nấm gây bệnh là Trichophyton mentagrophytes,
Microsporum canis Da đầu bị sưng, mủ bọc ởchân sợi tóc làm sợi tóc tuột đi khiến bệnh nhân có những mảng tròn gồ cao và trụi tóc.
(3)- Chốc đầu chấm đen (black dot ringworn, teigne tondante): Vi nấm gây bệnh là T. tonsurans, T violaceum Da đầu bị viêm, sợi tóc đứt ngang sát da đầu, trông giống những chấm đen nhỏ
(4)- Chốc đầu lõm chén (favus, teigne favique): Vi nấm gây bệnh là T. schoenleinii Da đầu bị viêm mạn tính, có những mài hình lõm chén, đường kính 10 -
15mm, bờ gồ cao và không đều, tóc không rụng nhưng mất nước bóng; thường bốc mùi hôi như chuột Bệnh thường kéo dài và làm teo da đầu,khi chữa hết nấm, tóc cũng không mọc lại được; do đó bệnh nhân bị hói đầu.
2.1.2 Bệnh ở da nhẵn (tinea corporis): Ở vùng da nhẵn không lông - có 2 dạng
(1)- Hắc lào (tinea circrinata): Sang thương đầu tiên là sẩn đỏ, có bóng nước,ngứa, lan rộng ra chung quanh vùng trung tâm lành dần, tạo nên hình vòng Những vết thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng.
(2)- Vẩy rồng (tinea imbricata, Tokelau): Vi nấm gây bệnh:T concentricum Bệnh kéo dài lâu năm nên thường cả một vùng da rộng lớn bị, có khi cả thân mình: da không viêm nhưng ngứa và tróc vẩy, các vẩy xếp thành hình đồng tâm Ở Việt nam, bệnh hay gặp ở vùng dân tộc ít người, rất khó chữa.
2.1.3 Bệnh râu, ria (tinea barbae): Ở vùng râu, ria trên mặt và cổ
2.1.4 Nấm bẹn (tinea cruris, eczema marginatum)
Có 2 thể, tùy theo loại vi nấm gây bệnh:
(1)- Do Epidermophyton floccosum: hai bên bẹn có 2 mảng da đỏ hồng, ngứa, đối xứngbờ viêm, có bóng nước, lan rộng ra hai bên đùi.
(2)- Do T rubrum, T mentagrophytes : hai mảng ở bẹn không đối xứng, ngứa, lan một cách chậm chạp ra mông hoặc lên thân mình.
2.1.5 Chân vận động viên (athete's foot – Tinea pedis): có 2 dạng
Thường gặp ở kẽ chân vận động viên thể dục thể thao, cũng có thể gặp ở những người đi giầy liên tục.
(1)- Thể mạn tính : thường do T rubrum: kẽ chân tróc vẩy trắng,để lộ da non màu đỏ bên dưới Đôi khi kẽ nứt da, nhiễm khuẩn gây đau đớn.
(2) - Thể bóng nước , lan rộng lên mu và lòng bàn chân, thường do T. mentagrophytes, E.floccosum Có thể có phản ứng dị ứng vì các chất độc của vi nấm thấm vào máu : có nhiều bóng nước ở lòng bàn chân, thân mình v.v
2.1.6 Nấm móng (tinea unguum, onychomycosis)
Bệnh nấm móng có 2 thể chính:
(1) Thể trắng và nông, trong ấy vi nấm phát triển thành những mảng có giới hạn trên bề mặt móng.
(1) Thể xâm nhập từ bờ xa của móng: vi nấm ăn lần vào bên trong và lên trên; dần dần móng trở nên đục lồi lõm, nâu đen và bị phá hủy một phần hoặc toàn phần, trơ ra nền móng xù xì, đen.
2.2 Bệnh do nấm men gây ra (candidoses)
✓ Nấm men Candida có khoảng 300 loài, là dạng nấm đơn bào, hình cầu hay oval, thỉnh thoảng có hình ống, sinh sản mọc chồi.
✓ Nấm men Candida thuộc họ Cryptococcaceae, thường ký sinh ở một số cơ quan tiêu hoá, hô hấp và trên da.
✓ Khi gặp điều kiện thuận lợi thì trở thành tác nhân gây bệnh, đặc biệt loài Candida albicans.
✓ Ở những người bình thường khỏe mạnh, người ta tìm thấy vi nấm Candida sp trong miệng 30%,ruột 38% , âm đạo 39%, các nếp xếp của da quanh hậu môn 46% ,phế quản: 17% Trong một số điều kiện nhất định, vi nấm Candida sp chuyển từ trạng thái hoại sinh sang ký sinh (gây bệnh)
Các điều kiện thuận lợi cho Candida sp gây bệnh là:
(i) Yếu tố sinh lý : phụ nữ có thai, sự gia tăng các hormones gây biến đổi sinh thái ở âm đạo ii) Yếu tố bệnh lý: Tiểu đường; béo phì; suy dinh dưỡng; giảm đề kháng.
(iii) Yếu tố nghề nghiệp: Các nghề ẩm ướt thường xuyên như bán nước uống, bán trái cây, bán cá, làm bếp trong các nhà hàng ăn uống v.v
(iv) Yếu tố thuốc men: Dùng kháng sinh phổ rộng, Corticoides, thuốc ức chế miễn dịch.
Candidose nông gồm: Candidose da, niêm mạc, móng và quanh móng
Candidose sâu: Candidose phủ tạng hay hệ thống.
2.2.1 Bệnh ở niêm mạc : Miệng: thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, gọi là tưa, đẹn.
Sang thương: những vết, điểm màu trắng sữa, mịn như kem, ranh giới rõ, rải rác ở lưỡi, niêm mạc má, nướu, vòm miệng màu đỏ tươi, thưa thớt hoặc liên kết thành đám rộng, có thể lan xuống cả thực quản, khí quản làm trẻ ngại bú, nuốt.
➢ Lây từ âm hộ, âm đạo của mẹ
➢ Do thiếu vệ sinh khi cho con bú
➢ Cơ thể suy nhược (đẻ non),
➢ dùng kháng sinh hoặc bệnh nhiễm khuẩn toàn thân làm giảm sức đề kháng.
➢ Người lớn gặp ở bệnh nhân suy nhược (ung thư) , bệnh mạn tính.
Đẹn (tưa)Thường gặp ở trẻ sơ sinh (4 - 5%), trẻ nhũ nhi suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, người suy kiệt, người già yếu (10
%), lạm dụng kháng sinh; thiếu riboflavin.
Bệnh cũng thường gặp ở người tổn thương miễn dịch do tiểu đường, ung thư máu, lymphoma, chứng giảm bạch cầu hạt và HIV/AIDS. Đặc điểm: Niêm mạc miệng viêm đỏ, khô; lưỡi bóng hoặc có gai thịt nhỏ, xuất hiện những điểm trắng, mảng trắng
Thường gặp ở lưỡi, đôi khi ở vòm hầu, amydal.
Viêm thực quảnGặp ở trẻ còi cọc hoặc ở người lớn suy kiệt, dùng kháng sinh, corticoides lâu ngày; thường có viêm phổi kèm theo Trẻ bệnh bỏ ăn, nghẹn họng, ói mửa, khó thở Người lớn khó nuốt, đau sau xương ức.
Viêm ruộtHay xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc trẻ đang sử dụng kháng sinh phổ rộng, người đang bị bệnh bạch cầu cấp hay các loại ung thư máu khác Bệnh nhân đau bụng, tiêu chảy, sôi ruột, ngứa hậu môn ,các triệu chứng biến mất khi ngưng kháng sinh và uống mycostatin Có rất nhiều vết loét ở niêm mạc bao tử, tá tràng và ruột non Thủng ruột là biến chứng dễ xảy ra, dẫn đến viêm phúc mạc và phát tán vi nấm theo đường máu đến gan, lách và các cơ quan khác.
Viêm cơ quan sinh dụcGặp ở phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng cuối), tiểu đường hoặc đang dùng kháng sinh phổ rộng
Bệnh nhân thấy rất ngứa hoặc rát bỏng âm hộ, ra huyết trắng giống như sữa đông, niêm mạc sưngđỏ, có nhiều mảng trắng.
Bệnh nhân đi tiểu rát, đau trong khi giao hợp
Nam viêm qui đầu: viêm đỏ, ngứa, có bóng nước nhỏ hoặc bọc mủ ở đầu dương vật hay bao qui đầu Thể bệnh này hay gặp ở những người không cắt bao qui đầu và không giữ vệ sinh sau khi hoạt động tình dục.
5.Viêm da: Sang thương chủ yếu xuất hiện và phát triển ở vùng da xếp nếp như bẹn, giữa 2 mông, nách, rốn, dưới
2 vú v.v :da bị viêm thành mảng to, màu đỏ, ẩm, có rỉ nước vàng, ngứa; phần thượng bì hoại tử, màu trắng, mục nát, dễ vỡ khi lấy đầu mũi dao cạo nhẹ, để lộ phần da non màu đỏ ở dưới.
6 Viêm da do tã lót (diaper dermatitis): Da vùng hạ bộ bị sưng đỏ, lở thành mảng với những bọc mủ vệ tinh.
Viêm móng và quanh móng: Phần mềm ở gốc móng sưng đỏ, đau, chảy nước vàng hay chảy mủMóng dần dần trở nên đục, bề mặt nâu nhạt và lồi lõm.
Bệnh vi nấm nội tạng khác (systemic mycoses)
Bệnh vi nấm nội tạng khác (systemic mycoses)
TÓM TẮT VỀ XÉT NGHIỆM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
CHẨN ĐOÁN VI NẤM GÂY BỆNH
+ Lâm sàng: Vị trí bệnh, hình ảnh đặc trưng.
+ Dịch tễ: Nghề nghiệp, môi trường.
+ Cận lâm sàng: các XN
Các xét nghiệm chẩn đoán:
Dựa vào các yếu tố:
XN trực tiếp – hình thể (KOH, mực tàu).
XN giải phẫu bệnh lí (PAS, GMS ).
Nuôi cấy – định loại hình thể
Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Quyết định sô 3429/QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm 2021
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN
“HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM XÂM LẤN”
Thu thập & Vận chuyển mẫu vật
✓ Dùng cho các bệnh nhiễm trùng da liễu
◆ Mô, BM & Dịch cơ thể
✓ Mô - nghiền hoặc băm nhỏ trước khi nuôi cấy
✓ Dịch cơ thể - ly tâm & sử dụng phần lắng để nuôi cấy
◆ Nước tiểu - Ly tâm & sử dụng phần lắng để nuôi cấy
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Các phương pháp xét nghiệm
➢ Xét nghiệm huyết thanh học
➢ PCR & các phương pháp phân tử khác
1- Xét nghiệm chẩn đoán phòng thí nghiệm
Xét nghiệm trực tiếp: Làm tiêu bản
- Sử lý làm mềm bằng KOH 10% - 30%
- Phết lam - Nhuộm mực tàu (đen) hoặc mực Parker xanh - Làm ấm - Quan sát dưới kính hiển vi, đối pha
Soi tươi: Lấy bệnh phẩm nhỏ KOH 10% xem dưới kính hiển vi thấy bào tử nấm hạt men và sợi nấm.
Cấy: Trong môi trường Sabouraud mọc thành những khuẩn lạc ướt, trắng đục như kem và bốc mùi đặc biệt.
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Xét nghiệm trực tiếp – Đóng vai trò quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh do nấm
➢ Sử lý bằng dung dịch KOH trên lam hoặc ống nghiệm – Ngâm mẫu vật trong KOH 10 đến 20% - tiêu hóa các mảnh vụn protein, hòa tan chất sừng Có thể bổ sung DMSO để đẩy nhanh quá trình làm sạch da và cắt móng tay
➢ Calcofluor trắng - nhuộm huỳnh quang – để quan sát hình thể nấm
➢ Nhuộm mực tàu – quan sát hình thể dưới kính hiển vi
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Sử lý bằng KOH phát hiện Aspegillus
Calcofluor trắng phát hiện nấm men Blastomyces
Nhuộm mực tàu phát hiệm
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Mô bệnh học – làm tiêu bản
✓ Nhiễm trùng bề ngoài - viêm da cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính với viêm nang lông
✓ Nhiễm trùng dưới da & toàn thân - phản ứng u hạt với xơ hóa hoặc viêm sinh mủ
Nhuộm thường quy: Hematoxylin & Eosin (HE)
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Làm tiêu bản mô bệnh học
Nhuộm đặc biệt: PAS (Per Iodic acid), GMS (Grocott Gomori Methanamine Silver), Nhuộm mucicarmine theo Mayer, và nhuộm theo phương pháp của Gridley.
Nhuộm huỳnh quang- kháng thể
➢ Để phát hiện kháng thể nấm trong bệnh phẩm lâm sàng chẳng hạn như mủ, máu, dịch não tủy, các phần mô
➢ Ưu điểm - có thể phát hiện nấm ngay cả khi có ít mẫu vật
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Môi trường chung Sabouraud Dextrose Agar (SDA)
✓ Chứa 2% dextrose, kháng sinh (gentamicin, chloramphenicol) và cycloheximide
✓ Bột ngô agar (CMA) - bào tử, hình thành bào tử chlamydospore
✓ Bird seed agar- cryptococcus, tạo thành các khuẩn lạc màu nâu
✓ Thạch Brain Heart Infusion (BHI – Thạch tim não) - nấm lưỡng hình & các loại nấm khó tính khác
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
➢ Thông thường các mẫu cấy dương tính thu được sau 7- 10 ngày
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Nuôi cấy: Dựa vào hình thái khuẩn lạc –hình dạng, màu sắc, mùi
Soi hình thái nấm dưới kính hiển vi sử dụng phương pháp nhuộm Lactophenol
Cotton Blue (LPCB)Lactic acid - Phenol- Glycerol – Cotton blue
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Các xét nghiệm miễn dịch học
✓ Sắc ký miễn dịch - được sử dụng rộng rãi nhất
✓ Điện di miễn dịch(CIEP)
✓ Phản ứng Ab huỳnh quang gián tiếp
✓ Phản ứng quá mẫn chậm
XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG VI NẤM GÂY BỆNH
Các xét nghiệm sinh học phân tử
✓ Điện di protein ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc: dựa vào sinh thái của nấm, kết hợp chữa bệnh với phòng bệnh.
Ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
➢ Thay đổi điều kiện môi trường nơi nấm kí sinh.
➢ Phá bỏ chỗ bám: cạo râu, cắt bỏ lông, tóc, móng
➢ Diệt bào tử bằng những thuốc kháng nấm.
Kết hợp điều trị với phòng bệnh nấm.
❖ Đông y: Thảo mộc: trầu không, bạch hạc, muồng trâu, săng lẻ, cặn tinh dầu chàm
➢ Thuốc tại chỗ: ASA, BSI, Benzosali, Whitfield
➢ Thuốc toàn thân: Griseofulvin, Amphotericin B, Nystatin, flucytosine
➢Thuốc mới: azole (biazole: Ketoconazole, Miconazole, triazole: Fluconazole, Itraconazole ), allylamine
• Thuốc để điều trị nấm tương đối hạn chế:
1 Polyenes: Các tác nhân này liên kết với sterol màng và phá hủy cấu trúc màng + Amphotericin B: Được sử dụng trong điều trị nấm toàn thân + Nystatin, natamycin: Chỉ sử dụng tại chỗ trong điều trị nấm niêm mạc.
2 Azoles: Những tác nhân này phá vỡ sự sinh tổng hợp ergosterol Tác dụng của chúng chủ yếu là chống nấm có tác dụng phụ đường tiêu hóa
+ Ketoconazole: Một trong những azole đầu tiên Không còn được sử dụng vì tác dụng phụ.
+ Fluconazole: Dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch Đối với việc điều trị nấm bề mặt và toàn thân và viêm màng não do cryptococcus ở bệnh nhân AIDS.
+ Itraconazole: Ứng dụng uống và tiêm tĩnh mạch Sử dụng trong nấm toàn thân và da và cũng để điều trị aspergillosis.
+ Voriconazole: Ứng dụng uống và tiêm tĩnh mạch Hoạt động tốt chống lại Candida và Aspergillus
3 Thuốc chống dị ứng: 5-Fluorocytosine: Can thiệp vào tổng hợp ADN Qua đường uống điều trị candida, aspergillosis và cryptococcosis
4 Allylamines: Terbinafine Đường uống và tại chỗ điều trị nấm da Ức chế sinh tổng hợp ergosterol.
5 Echinocandin : Caspofungin điều trị aspergillosis kháng; candida hầu họng và thực quản Ức chế sinh tổng hợp glucan của thành tế bào.
6 Griseofulvin: Kháng sinh điều trị nấm da dermatomycoses
Sử dụng qua đường uống, điều trị thường trong nhiều tháng. Điêu trị bệnh nấm da:
Thường sử dụng một số thuốc bôi như: Acid boric, Acid acétic, Acidbenzoic, cồn Iod đậmđặc, ASA, BSI
Kháng sinh kháng nấm, loại Griseofulvin để uống và bôi.
Thuốc mới nhất hiện nay, đang được dùng phổ biến để điều trị các bệnh nấm da là kem Nizoral bôi ngoài da và thuốc bôi của nội là Demacol, Gentisol, Boraderm Điêu trị bệnh nấm men:
- Bệnh tưa miệng do Candida, làm thay đôi môi trường miệng bằng mật ong, Natribicacbonat 5%, nước vôi
- Viêm âm đạo do Candida:
+ Palmatin của cây hoàng đằng.
+ Kháng sinh kháng nấm: Nystatin viên nén 100.000, uống hoặc đặt tại chỗ.
+ Gyno - pevaryl – Depot: Liều 2 viên dạng viên đạn đặt âm đạo
+ Neo-Penotral dạng viên nang: diệt nấm, diệt vi khuẩn, diệt trùng roi Điều trị các bệnh nâm nội tạng:
+ Kháng sinh kháng nấm như Nystatin, Candicidin, Amphotericin B, Griseofulvin
+ Ketoconazol, viên nén mầu trắng vỉ 10 viên,+ Sporal thuốc kháng nấm tổng hợp, phổ rộng- Chú ý phải uống thuốc Sporal khi ăn no và uống trọn cả viên Điều trị được tất cả các bệnh nấm
Vệ sinh đề phòng nấm xâm nhập cơ thể: giữ gìn bảo vệ da, vệ sinh môi trường
Khống chế các đường lây lan của nấm: cách li, tiệt khuẩn, xử lí chất thải của BN.
Điều trị triệt để BN.
Nâng cao thể trạng, hạn chế yếu tố thuận lợi (lạm dụng kháng sinh, corticoit ), điều trị tốt các bệnh mạn tính, phòng nhiễm HIV