1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại việt nam

199 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thứ nhất, việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ còn chậm và tồn tại nhiều hạn chế; Thứ hai, giám sát hoạt động kinh doanh b

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỒNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN

THỌ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2024

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HỒNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN

THỌ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS TS Bùi Quang Tuấn 2: GS.TS Nguyễn Công Nghiệp

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghi ên cứu khoa học độc lập của mình dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học:

1: PGS.TS Bùi Quang Tuấn 2: GS.TS Nguyễn Công Nghiệp

Các số liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực Kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Không vi phạm quy định về tính trung thực trong nghiên cứu khoa học

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh bày tỏ biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Quang

Tuấn và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án của mình

Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà quản lý, cán bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã dành thời gian tham gia phỏng vấn và trả lời phiếu khảo sát nhằm cung cấp thông tin khoa học và thực tiễn giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này

Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Khoa học Quản lý Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Tài chính Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, các đồng nghiệp trong và ngoài trường đã giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu

Xin cảm ơn các thành viên gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học và thực hiện luận án

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Hồng

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ILỜI CẢM ƠN IIMỤC LỤC IIIDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ VIIDANH MỤC BẢNG IXDANH MỤC HÌNH, HỘP XDANH MỤC PHỤ LỤC XI

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1

2.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 5

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6.ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 12

7.Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 12

8.KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14

1.1.TỔNGQUANTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨUVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌVÀQUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌ 14

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 14

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 22

1.2.NHẬNXÉTCHUNGVỀCÁCNGHIÊNCỨUTRONGVÀNGOÀINƯỚC 30

1.2.1 Những giá trị khoa học và thực tiễn 30

1.2.2 Những hạn chế của các nghiên cứu đã công bố 31

1.3.KHOẢNGTRỐNGNGHIÊNCỨUVÀNHỮNGVẤNĐỀNGHIÊNCỨUCỦALUẬNÁN 32

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 32

1.3.2 Vấn đề nghiên cứu của luận án 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 35

2.1.NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌ 35

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm nhân thọ 35

Trang 6

2.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ 37

2.1.3 Phân loại bảo hiểm nhân thọ 39

2.1.4 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ 43

2.2.QUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌ 45

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 45

2.2.2 Chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 46

2.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 47

2.2.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 49

2.2.5 Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 49

2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 60

2.2.7 Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 63

2.3. KINHNGHIỆMQUỐCTẾVỀQUẢNLÝNHÀNƯỚCBẢOHIỂMNHÂNTHỌCỦAMỘTSỐQUỐCGIAVÀKHUVỰCTRÊNTHẾGIỚIVÀBÀIHỌCRÚTRACHOVIỆTNAM 64

2.3.1 Kinh Nghiệm của một số quốc gia và khu vực trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 64

2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 74

3.1.1 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 80

3.1.2 Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 82

3.1.3 Thực trạng tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 83

3.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh và tuân thủ quản lý, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 93

3.1.5 Thực trạng thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 103

3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam 104

3.1.7 Các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 108

3.2.ĐÁNHGIÁTHỰCTRẠNGQUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌTẠIVIỆTNAM 113

3.2.1 Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam 113

Trang 7

3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về BHNT tại

4.1.3 Định hướng phát triển bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 140

4.2.QUANĐIỂMVÀĐỊNHHƯỚNGHOÀNTHIỆNQUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌTẠIVIỆTNAM 141

4.2.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 142

4.2.2 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 144

4.3.GIẢIPHÁPHOÀNTHIỆNQUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌTẠIVIỆTNAM 145

4.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 146

4.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 146

4.3.3 Nhóm giải pháp về năng lực hoạt động, mô hình và phương thức quản lý, giám sát về BHNT tại Việt Nam 149

4.3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 151

4.3.5 Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 152

4.3.6 Nhóm giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 155

4.3.7 Nhóm giải pháp khác 157

4.4.KIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNQUẢNLÝNHÀNƯỚCVỀBẢOHIỂMNHÂNTHỌTẠIVIỆTNAM 157

4.4.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ ban ngành có liên quan 157

4.4.2 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 158

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 158

KẾT LUẬN 159DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NCS ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU I

Trang 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO IIPHỤ LỤC VII

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

BHNT Bảo hiểm nhân thọ

AIRM Quản lý bảo hiểm Đông Nam Á Asean Insurance Regulatory

Chamber CEPS Trung tâm nghiêm cứu chính sách

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership

CRAFT Khung đánh giá rủi ro toàn diện Comprehensive Risk Assessment

Framework and Techniques C-ROSS Hệ thống khả năng thanh toán theo

định hướng rủi ro của Trung Quốc

China Risk Oriented Solvency System

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DNBHNT Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

FATF Tổ chức đặc nhiệm tài chính Financial Action Task Force

FTA Hiệp định thương mại tự do Free Trade Agreement GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product

Trang 10

HĐBHNT Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ IAIS Hội các nhà giám sát bảo hiểm quốc

tế

International Association of Insurance Supervisors IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc

tế

International Accounting Standards Board

ICP Các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm Insurance Core Pricipals IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Internal Rate of Return ISA Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm Insurance Supervisory Authority KDBH Kinh doanh bảo hiểm

KTQT Kinh tế quốc tế MAS Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Monetary Authority of Singapore MCR Yêu cầu về vốn tối thiểu Minimum Capital Requirement NAIC Hiệp hội quốc gia các ủy ban bảo

OCR Công nghệ nhận dạng ký tự quang

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn riêng về nhân sự của DNBHNT 84Bảng 3.2: Cơ cấu nghiệp vụ bảo hiểm theo số hợp đồng mới giai đoạn 2016-2023 95Bảng 3.3: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ BHNT giai đoạn 2016-2022 97Bảng 3.4: Cơ cấu trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng BHNT giai đoạn 2016-2022 98Bảng 3.5 Vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 100Bảng 3.6 Cơ cấu danh mục đầu tư của thị trường BHNT Việt Nam giai đoạn từ năm 2016-2022 102Bảng 3.7 Cơ cấu dự phòng nghiệp vụ của thị trường BHNT Việt Nam giai đoạn 2016-2022 103Bảng 3.8 Kết quả phân tích điểm trung bình và độ lệch chuẩn của biến nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới QLNN về BHNT tại Việt Nam 105Bảng 3.9 Kết quả phân tích điểm trung bình và độ lệch chuẩn của biến nhân tố môi trường quản lý ảnh hưởng tới QLNN về BHNT tại Việt Nam 107Bảng 3.10 Kết quả phân tích tiêu chí tính hiệu lực về QLNN về BHNT tại Việt Nam109Bảng 3.11 Kết quả phân tích tiêu chí tính hiệu quả về QLNN về BHNT tại Việt Nam 110Bảng 3.12 Kết quả phân tích tiêu chí tính phù hợp về QLNN về BHNT tại Việt Nam 111Bảng 3.13 Kết quả phân tích tiêu chí tính bền vững về QLNN về BHNT tại Việt Nam 112Bảng 4.1 Thị phần bảo hiểm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương năm 2030 137

Trang 12

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 1 Khung nghiên cứu 5

Hình 2 Quy trình nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 9

Hình: 2.1 Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ 50

Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHNT 63

Hình 2.3 Mô hình hệ thống Solvency II 69

Hình 2.4: Biên khả năng thanh toán Solvency II 69

Hình 2.5: Hệ thống khả năng thanh toán theo định hướng rủi ro của Trung Quốc CROSS) 71

(C-Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy QLNN về bảo hiểm tại Việt Nam 81

Hình 3.2: Quy mô, tốc độ tăng trưởng và đóng góp GDP của doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2016-2023 94

Hình 3.3 Doanh thu phí bảo hiểm gốc và số tiền chi trả bảo hiểm gốc của thị trường BHNT giai đoạn 2016-2022 96

Hình 3.4: Số lượng đại lý của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2022 99

2016-Hộp 3.1 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với người tham gia bảo hiểm và nền kinh tế Việt Nam 115

Hộp 3.2 Đánh giá về hiện tượng cạnh tranh giữa các DNBH nhân thọ 122

Hộp 3.3 Đánh giá về trục lợi bảo hiểm và chế tài xử lý 123

Hộp 3.4 Nguyên nhân các vụ vi phạm quy định trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam thời gian qua 125

Hình 4.1 Nội dung thảo luận trên mạng xã hội về BHNT từ 07-25/4/2023 135

Hình 4.2 Số DNBHNT nổi bật trên truyền thông giai đoạn từ tháng 6/2021 - tháng 5/2022 và giai đoạn từ tháng 6/2022 - 5/2023 136

Hình 4.3 Tình hình triển khai Insurtech trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 138

Hình 4.4 Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường hảo hiểm nhân thọ Việt Nam 139

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thông tin về chuyên gia tham gia phỏng vấn……… ………….………….vii

Phụ lục 2: Nội dung phỏng vấn chuyên gia ……… ……….… viii

Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả phỏng vấn……… ……… … ix

Phụ lục 4: Phiếu khảo sát: Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam… xi

Phụ lục 5: Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo hểm nhân thọ tại Việt Nam… xv

Phụ lục 6: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê mô tả trên phần mềm SPSS 20 ……….… xxi

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận án

Trong xã hội hiện đại, bảo hiểm nhân thọ giữ vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, giúp xử lý các rủi ro và biến cố trong cuộc sống, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động xã hội, góp phần nâng cao sức sản xuất của nền kinh tế, trên cơ sở đó góp phần ổn định tài chính và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại giữa các nước Về mặt xã hội, bảo hiểm nhân thọ góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trong xã hội

Hiện nay, Việt nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều Càng ngày, người dân càng nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm nhân thọ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tăng nhanh về số lượng cũng như quy mô

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là hoạt động kinh doanh có điều kiện Không giống các hoạt động kinh doanh hàng hóa thông thường khác, kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực cung cấp dịch vụ vô hình, chu kỳ kinh doanh bị đảo ngược, cụ thể: DNBHNT nhận tiền phí bảo hiểm trước và trả tiền bảo hiểm sau Chu kỳ tham gia bảo hiểm nhân thọ khoảng từ 10 đến 20 năm và còn có thể dài hơn, nên khách hàng tham gia bảo hiểm có xác suất gặp rủi ro khá cao Hoạt động đầu tư: một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của DNBHNT, cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nếu đầu tư không hiệu quả, DNBHNT có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán Kỹ thuật tính phí bảo hiểm nhân thọ và dự phòng nghiệp vụ được quy định đối với từng sản phẩm BHNT nhưng không hoàn toàn chính xác, do đó DNBHNT có thể gặp rủi ro khi định phí bảo hiểm thấp và dự phòng không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán

Hoạt động quản lý Nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, thông qua đó các chủ thể có thẩm quyền sẽ được sử dụng quyền lực Nhà nước về hành pháp để quản lý mọi lĩnh vực xã hội Hoạt động quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ là cần thiết, để đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoạt động theo một khuôn khổ nhất định, đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất cho các DNBHNT và thị trường BHNT phát triển

lành mạnh; đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm (thường là những người không am hiểu kỹ thuật, nghiệp vụ BHNT)

Hiện nay, vai trò quản lý, giám sát thị trường BHNT của Nhà nước đang ngày càng được tăng cường, hoàn thiện Tuy nhiên không tránh khỏi còn một số vấn đề cần được cải thiện:

Trang 15

Thứ nhất, việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ còn chậm và tồn tại nhiều hạn chế;

Thứ hai, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thông qua hoạt động

nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bài bản;

Thứ ba, tổ chức thông tin, xử lý thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo

hiểm nhân thọ, chưa theo kịp và đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ;

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân

thọ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

rà soát tính tuân thủ quy định pháp luật, chưa tập trung nhiều vào việc phát hiện sớm các rủi ro của thị trường và DNBHNT do thiếu các công cụ hỗ trợ và thông tin thị trường còn chưa đầy đủ; Chưa có kho dữ liệu chung để quản lý;

Thứ năm, tình trạng trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và có xu hướng tăng nhanh,

cạnh tranh ngày càng gay gắt.Từ những tồn tại hạn chế nêu trên, liên tục trong thời gian gần đây thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc “lùm xùm” đáng báo động Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, số vụ vi phạm quy định về BHNT gia tăng Đến năm 2023, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam cho thấy: Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng gay gắt, dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên tục vi phạm quy định trong kinh doanh bảo hiểm Tính đến hết tháng 5-2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam đã nhận được 201 kiến nghị qua điện thoại, 355 kiến nghị qua email Ngoài các vụ khiếu nại qua điện thoại và qua email, còn nhiều các ý kiến phản ánh qua các nền tảng mạng xã hội khác, phản ánh sự thiếu tin tưởng vào sản phẩm và thiếu tin tưởng vào doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Rõ ràng người dân đang giảm lòng tin đối với bảo hiểm nhân thọ Hơn bao giờ hết, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ rất cần có sự định hướng, quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước để lành mạnh hóa thị trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, lấy lại và củng cố lòng tin của khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam ổn định và phát triển bền vững

Xuất phát từ phương diện lý luận và yêu cầu thực tiễn cấp bách nêu trên, NCS lựa

chọn đề tài luận án: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM”

để nghiên cứu

Trang 16

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Luận án đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đã công bố và tìm ra khoảng trống nghiên cứu, làm cơ sở cho việc tìm ra vấn đề nghiên cứu của luận án nhằm xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Hệ thống hóa, luận giải và làm rõ cơ sở lý luận về BHNT và quản lý Nhà nước về BHNT

- Tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, từ đó tìm ra những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, phân tích bối cảnh mới và xu hướng thị trường bảo hiểm nhân thọ, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về BHNT tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong thời gian tới

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung

- Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đề cập trong luận án là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Hoạt động kinh doanh đó bao gồm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ gốc, đầu tư, tái bảo hiểm… Tuy nhiên để bảo đảm tính chuyên sâu của luận án cũng như hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ gốc và đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Trang 17

- Hướng tiếp cận của luận án: Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ có nhiều cách tiếp cận khác nhau, luận án tiếp cận theo nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ có nhiều nội dung nhưng để bảo đảm tính chuyên sâu, luận án chỉ giới hạn nội dung quản lý nhà nước bao gồm xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ; tổ chức quản lý giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHNT tại Việt Nam Nội dung quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ bao gồm quản lý, giám sát về tổ chức hoạt động và tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ có nhiều cách tiếp cận và nhiều nhân tố ảnh hưởng nhưng trong luận án các nhân tố ảnh hưởng được tiếp cận theo cấp độ hệ thống đó là nhân tố môi trường vĩ mô với các nhân tố: Chính sách pháp luật; Công nghệ; kinh tế; hội nhập và nhân tố môi trường quản lý bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý với các nhân tố: tổ chức bộ máy quản lý; năng lực cán bộ quản lý; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin; tính tuân thủ pháp luật của DNBHNT

- Hoạt động quản lý nhà nước về BHNT cả trước trong và sau khi DNBHNT giải thể Tuy nhiên luận án chỉ nghiên cứu trong quá trình hoạt động của DNBHNT;

- Tham gia quản lý hoạt động bảo hiểm nhân thọ có nhiều chủ thể như chính phủ, Bộ tài chính và các ngành liên quan Tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu chủ thể quản lý trực tiếp là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam;

- Chủ thể chịu sự quản lý là các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm DNBHNT và DNBH phi nhân thọ Tuy nhiên luận án chỉ nghiên cứu chủ thể chịu sự quản lý là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;

- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam về chính sách, thực tế ứng dụng và hiệu quả mang lại về số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham gia thị trường, sản phẩm kinh doanh, thị phần, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm Luận án lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn sâu và lấy phiếu khảo sát của cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm nhân thọ và các nhà nghiên cứu về bảo hiểm

Về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ như Mỹ, liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Singapore để làm bài học cho Việt Nam

Về thời gian

Trang 18

- Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam từ năm 2016 đến 2023 Số liệu nghiên cứu bắt đầu từ năm 2016 sau khi tổng kết tình hình triển khai chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm từ năm 2011-2015, bắt đầu một chu kỳ mới Do hạn chế về nguồn số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam công bố nên số liệu về doanh thu phí, tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP của bảo hiểm nhân thọ được thu thập từ năm 2016-2023 Các số liệu chi tiết về hoạt động kinh doanh của DNBHNT được thu thập từ năm 2016-2022

- Thời gian áp dụng đề xuất, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035

4 Thiết kế nghiên cứu

4.1 Khung phân tích

Nguồn: Tác giả

Hình 1 Khung nghiên cứu

4.2 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam? (2) Thực trạng quản lý nhà nước về BHNT hiện nay như thế nào?

(3) Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển thị trường BHNT tại Việt Nam?

5 phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Các nhân tố môi trường vĩ mô

- Chính sách pháp luật

- Công nghệ - Môi trường kinh tế

- Hội nhập

Các nhân tố môi trường

quản lý

- Tổ chức bộ máy quản lý - Năng lực cán bộ quản lý - Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra

- Ứng dụng CNTT - Tính tuân thủ pháp luật của DNBHNT

Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Thực trạng quản lý nhà nước về BHNT tại Việt

Nam

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bộ máy tổ chức

- Quản lý, giám sát - Thanh tra, kiểm tra - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm Bối cảnh

mới, xu hướng thị

trường

Bối cảnh mới, xu hướng thị

trường

Giải pháp hoàn thiện QLNN về BHNT tại Việt Nam

Trang 19

Cách tiếp cận nghiên cứu về đề tài luận án là cách tiếp cận quản lý kinh tế với cách tiếp cận theo hệ thống được thực hiện:

Cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống từ trên xuống: Tác giả tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu đối với cơ quan quản lý, giám sát trực tiếp là Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính; Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; Trường, Viện đào tạo về bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Ngân hàng Thương mại (Cơ quan liên kết của bảo hiểm nhân thọ với ngân hàng (Bancasurance))

Cách tiếp cận nghiên cứu hệ thống từ dưới lên: Tác giả tiến hành nghiên cứu bằng việc thu thập thông tin phản ánh, khiếu nại của khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ và phiếu khảo sát DNBHNT Trên cơ sở đó, tập trung nghiên cứu, chỉ ra những nội dung cần tăng cường quản lý giám sát và những giải pháp quản lý giám sát BHNT

Bên cạnh phương pháp hệ thống, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Từ chức năng nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan, chỉ ra các nội dung cần liên kết giữa các Bộ, Ngành liên quan để quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh BHNT Bối cảnh mới của Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam được xem xét trên một số khía cạnh: Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách sâu rộng; Tác động của cách mạng công nghệ 4.0; Sự chuyển dịch của nền kinh tế sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; bất ổn chính trị và thay đổi cục diện; dịch bệnh và thay đổi cục diện thế giới; suy giảm lòng tin của người dân đối với bảo hiẻm nhân thọ; vv…

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 5.2.1 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp, được khai thác từ: Số liệu của Tổng cục Thống kê; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam; từ Báo cáo Tài chính của các DNBHNT; từ các nghiên cứu khoa học các cấp; từ các giáo trình, sách chuyên khảo, báo cáo khoa học, bài báo trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ thư viện, thư viện số, dữ liệu số và website, vv…

Nội dung Quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ: được trích dẫn từ các văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản của Bộ, Ngành, Cục có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ

Sử dụng dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích tổng quan, xây dựng cơ sở lý thuyết về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ; nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia và khu vực trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ như kinh nghiệm của Châu Âu, Mỹ, Trung quốc và Singapore Dữ liệu thứ

Trang 20

cấp (đặc biệt là số liệu thống kê), được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp để nghiên cứu, bao gồm:

Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng trong việc xây dựng bảng biểu, sắp

xếp và xử lý dữ liệu làm căn cứ đưa ra nhận định đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Phương pháp so sánh: từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên

thế giới, tác giả tiến hành so sánh: mô hình “quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ trên cơ sở rủi ro” và mô hình “quản lý nhà nước trên cơ sở khả năng thanh toán” Phương pháp so sánh còn được áp dụng cho việc so sánh số liệu giữa các năm (từ 2016 - 2022) nhằm phân tích tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng

Phương pháp hệ thống hóa: Tác giả áp dụng khi nghiên cứu và trích dẫn các văn

bản pháp lý về bảo hiểm nhân thọ

Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả áp dụng trong quá trình phân tích nội

dung của Luận án (từng khía cạnh, được phân tích từ trên xuống, từ dưới lên, phân tích liên ngành, đa ngành) từ đó đưa ra các nhận định đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam

Phương pháp dự báo: Được sử dụng nhằm dự báo tính hình phát triển thị trường

bảo hiểm nhân thọ trong những năm tới

Phương pháp suy luận: Tác giả áp dụng phương pháp nội và ngoại suy, để đề xuất

giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

5.2.2 Dữ liệu sơ cấp

Quy trình nghiên cứu dữ liệu sơ cấp trong luận án được thể hiện qua hình 2 có các bước:

Bước 1 Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam”

Bước 2 Tổng quan nghiên cứu

Tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu để xác định nội dung và phuơng pháp nghiên cứu

Bước 3 Thiết kế nghiên cứu

Trang 21

Với nhân tố phụ thuộc là quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ với 9 biến độc chia làm 2 nhân tố là môi trường quản lý và môi trường vĩ mô và các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ là tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững Tác giả thiết kế phiếu khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia góp ý về phiếu khảo sát để nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Bước 4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính lấy ý kiến chuyên gia và nghiên cứu định lượng là phiếu khảo sát

Bước 5 Thu thập dữ liệu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với 9 chuyên gia thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam; Hiệp hội Bảo hiểm; các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học và đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và thu thập 288 phiếu khảo sát các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, các nhà nghiên cứu, người tham gia bảo hiểm nhân thọ và nhà nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp tổng hợp các biến chỉ tiêu trên phần mềm Excel và chuyển vào phần mềm SPSS 20.0

Bước 6: Phân tích dữ liệu sơ bộ

Thông qua phân tích sơ bộ bằng phương pháp thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam bằng xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Bước 6: Phân tích dữ liệu chính thức

Phân tích dữ liệu chính thức bằng cách xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá thực trạng

Bước 7: Kết quả nghiên cứu

Luận án trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Trang 22

Các bước nghiên cứu chính thức Các bước nghiên cứu bổ trợ

Nguồn: Tác giả

Hình 2 Quy trình nghiên cứu dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được tác giả sử dụng kết hợp với dữ liệu thứ cấp, để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, làm cơ sở để đưa ra nhận xét đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phương pháp sau:

(1) Phương pháp điều tra (khảo sát)

Tác giả sử dụng phiếu khảo sát, được thiết kế theo thang đo Likert có 5 mức độ (từ 1 đến 5) từ thấp đến cao 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Lưỡng lự; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý

Thang đo Likert 5, mức độ đồng ý được làm tròn toán học tới số nguyên đầu tiên Gần với mức giá trị nào thì sẽ đánh giá ở mức giá trị đó Ý nghĩa các mức như sau: 1,00-1,49: Rất không đồng ý; 1,50-2,49: Không đồng ý 2,50-3,49: Lưỡng lự 3,50-4,49: Đồng ý 4,50-5,00: Rất đồng ý

Phân tích dữ liệu sơ bộMục tiêu nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Ý kiến chuyên gia góp ý phiếu điều traHiệu chỉnh phiếu điều

tra

Thu thập dữ liệu

Kết quả nghiên cứuPhân tích dữ liệu chính thức

Trang 23

Người được hỏi sẽ đưa ra câu trả lời của mình đối với từng nội dung bao gồm: đánh giá thị trường BHNT; về các nhân tố ảnh hưởng và từng tiêu chí về hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Đối tương khảo sát, gồm: cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm; Cơ quan, Viện nghiên cứu; Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ; đại lý bảo hiểm; người tham gia bảo hiểm

Phương thức khảo sát: được thực hiện qua 2 bước: - Khảo sát sơ bộ: Tác giả gửi mẫu Phiếu khảo sát, lấy ý kiến của người được khảo sát về nội dung, hình thức của Phiếu khảo sát, từ đó hoàn thiện Phiếu khảo sát phù hợp với đối tượng nghiên cứu Phiếu khảo sát được làm trên Google Doc và gửi qua Zalo và mail Mẫu phiếu khảo sát sơ bộ được gửi cho 35 đáp viên theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và được tiến hành từ tháng 12 năm 2022 tại Hà Nội

- Khảo sát chính thức: được thực hiện trên tập dữ liệu lớn với kết quả thu được là 288 đáp viên, thông qua phiếu khảo sát (phụ lục 4) Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 3 phần: Phần 1, đánh giá về thị trường bảo hiểm nhân thọ; Phần 2, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng bao gồm nhân tố môi trường quản lý và môi trường vĩ mô; Phần 3, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trên 4 tiêu chí: hiệu lực; hiệu quả; phù hợp; bền vững

Phiếu khảo sát được thực hiện theo phương thức ngẫu nhiên, phi xác suất, dựa trên khả năng mà tác giả có thể tiếp cận được (Nguyễn Văn Thắng, 2015)

Để đảm bảo kích thước mẫu trong phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng công thức của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011) với tối thiểu 50 phiếu, tức là mức tối thiều ≥ n*5+50 với n là biến quan sát trong bảng hỏi Với kích thước mẫu được thực hiện trong Luận án là 288 đáp viên trả lời, đảm bảo vượt trên mức tối thiểu đã đặt ra và đảm bảo độ tin cậy khi nghiên cứu 288 phiếu nhận được từ các đáp viên như sau: 30 đáp viên là các cán bộ quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ (chiếm 10,42%); 30 đáp viên là các nhà khoa học làm trong các cơ quan, viện nghiên cứu (chiếm 10,42%); 128 đáp viên làm việc trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và nhân viên ngân hàng trực tiếp làm công tác đại lý bảo hiểm nhân thọ (chiếm 44,44%); 100 phiếu còn lại thuộc về người tham gia bảo hiểm nhân thọ với (chiếm 34,72%)

Thời gian khảo sát chính thức, được thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 10/2023 thông qua gửi email, zalo, messenger bằng cách gửi đường link google form, gọi điện và khảo sát trực tiếp

Tác giả xử dụng phần mềm SPSS 20,0 để xử lý dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát: theo đó số liệu được cập nhật vào phần mềm, được mã hóa thông tin và phân tích kết quả theo phương pháp thống kê Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát đã bổ sung thêm căn cứ, giúp tác giả có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ,

Trang 24

các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam

(2) Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình làm Luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia để thực hiện 4 bước công việc:

Bước 1: Lấy ý kiến các chuyên gia của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để hoàn thiện nội dung và hình thức phiếu khảo sát và nội dung phỏng vấn;

Bước 2: Khi bảo vệ tài liệu tổng quan, tác giả tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các nhà khoa học trong Hội đồng bảo vệ tài liệu tổng quan;

Bước 3: Lấy ý kiến các nhà khoa học khi tác giả bảo vệ 3 chuyên đề trước Hội đồng bảo vệ, từ đó giúp tác giả tiếp tục hoàn thiện về hình thức và nội dung luận án;

Bước 4: Lấy ý kiến các nhà khoa học khi tác giả bảo vệ Luận án trước Hội đồng bảo vệ Luận án Tiến sỹ Đây sẽ là bước cuối cùng để tác giả có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện qua 2 hình thức: Nguồn dữ liệu được tập hợp qua báo, tạp chí, tọa đàm trực tiếp về thực trạng quản lý Nhà nước về Bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, giám sát bảo hiểm, như: Bà Phạm Thu Phương-Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính; Ông Ngô Trung Dũng – Phó tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; TS.Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) kiêm Giáo đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia; Ông Nguyễn Đức Thắng – Chủ tịch của GAMA tại Việt Nam (Được thể hiện qua các hộp về nội dung phỏng vấn) Nguồn dữ liệu thông qua phỏng vấn chuyên gia, được tác giả thực hiện thông qua gửi phiếu phỏng vấn bằng email, zalo, gọi điện thoại và phỏng vấn trực tiếp với 9 chuyên gia, bao gồm: các chuyên gia quản lý giám sát là cán bộ quản lý và chuyên viên Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Việt Nam – Bộ Tài chính; Nguyên chủ tịch hiệp hội bảo hiểm Viêt Nam ….; Các Viện, Trường và Khoa trong lĩnh vực tài chính; cán bộ thuộc Công ty bảo hiểm nhân thọ và cán bộ ngân hàng với tư cách là đại lý bảo hiểm (Cơ quan liên kết của bảo hiểm nhân thọ với ngân hàng (Bancasurance)) (Phụ lục 1) Nội dung phỏng vấn về thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam và thực trạng quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Nội dung phỏng vấn gồm 5 câu hỏi liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam: (1) Những mặt được, chưa được về thị trường bảo hiểm nhân thọ

Trang 25

Nam (3)Mô hình quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (4) Những mặt đạt được và chưa được khác trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (5) Ý kiến cá nhân, nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Phụ lục 2)

Thông qua ý kiến chuyên gia, tác giả tổng hợp, phân tích và đưa vào các nội dung phù hợp trong quá trình nghiên cứu; làm rõ những nội dung chưa được thể hiện trong phiếu khảo sát và bổ sung nguồn số liệu định tính, có cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về BHNT tại Viêt Nam Từ đó giúp tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Viêt Nam

6 Đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, luận giải, làm rõ, phát triển và bổ sung sơ

sở lý luận quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ: Đưa ra được định nghĩa bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ; xây dựng và luận giải các tiêu chí ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ bao gồm nhân tố môi trường vĩ mô và nhân tố môi trường quản lý; xây dựng và luận giải các tiêu chí tổng hợp đánh giá quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ bao gồm tiêu chí hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững

Về thực tiễn nghiên cứu: Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà

nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế với 4 mô hình quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia và khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Singapore và Châu Âu Luận án đã tổng hợp và phân tích được hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam và phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam theo nội dung quản lý nhà nước gồm xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm nhân thọ; tổ chức quản lý giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHNT tại Việt Nam Luận án cũng xây dựng, phân tích được hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bào hiểm nhân thọ tại Việt Nam gồm nhân tố môi trường vĩ mô và nhân tố môi trường quản lý, cùng với các tiêu chí đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bào hiểm nhân thọ tại Việt Nam gồm tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững theo thang đo Likert 5 mức độ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án đã đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chi tiết và

chuyên sâu, có ý nghĩa về mặt lý luận quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ trong bối cảnh mới Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ làm tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên

Trang 26

Về mặt thực tiễn: Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của một số quốc

gia và liên minh Châu Âu đối với quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ, luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng quản lý nhà nước về BHNT Luận án đánh giá thực trạng hoạt động của các DNBHNT và thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam qua số liệu tập hợp được từ các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, qua số liệu thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam Luận án còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý, đại lý bảo hiểm nhân thọ và số liệu khảo sát các đối tượng có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ; đưa ra một số giải pháp toàn diện, đồng bộ, khoa học nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam; định hướng phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo để cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực thi chính sách quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tham khảo để hoàn thiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

8 Kết cấu của luận án

Đề tài của luận án: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HiỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM”, Ngoài phần mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án Tập trung nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến đề tài để tìm ra khoảng trống nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ trong đó nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về BHNT Bên cạnh đó luận án còn tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về BHNT của một số quốc gia và khu vực trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung quốc và Singapore từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong đó nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam như việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức quản lý, giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về BHNT

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt

Trang 27

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1 Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

 Phân loại bảo hiểm nhân thọ Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có nhiều loại được chia làm nhiều tiêu thức khác nhau, theo nghiệp vụ bảo hiểm, tác giả Shrikrishna Laxman Karve (2009) đã trình bày

trong cuốn sách “Principles of life insurance” (Các nguyên tắc của bảo hiểm nhân thọ)

Tác giả trình bày 4 loại hình bảo hiểm nhân thọ bao gồm: (1) Bảo hiểm tử kỳ: Thường áp dụng để trích lập dự phòng cho người phụ thuộc (2) Bảo hiểm trọn đời: Số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ thời điểm nào sau khi ký kết hợp đồng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong Một số doanh nghiệp bảo hiểm thường ấn định thanh toán bảo hiểm trọn đời khi hoàn thành tuổi 100 nhưng ở Ấn Độ thường là 80 tuổi hoặc thời hạn 35 năm tùy từng thời điểm (3) Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Thời hạn cố định không quá 70 năm Số tiền bảo hiểm được chi trả thì người bảo hiểm sống đến đáo hạn hợp đồng hoặc chết trong kỳ hạn hợp đồng (4) bảo hiểm niên kim nhân thọ: Là loại bảo hiểm hữu ích cho tuổi già thường áp dụng cho người lao động không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội [82] Phân lịa theo phạm vi bảo hiểm, Mike Smith và Celia Ray Hayhoe (2013) đã nghiên cứu:

“Life Insurance: The Different Types of Policies” (Bảo hiểm nhân thọ: Các loại chính sách khác nhau) Các tác giả đã trình bày 4 loại hình bảo hiểm nhân thọ gồm: (1) Bảo

hiểm có kỳ hạn được thực hiện từ một đến 30 năm Nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn nêu trên, công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng đúng số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm có kỳ hạn thường là thấp nhất trong số các loại bảo hiểm nhân thọ khác nhau (2) Bảo hiểm trọn đời nhà bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm chết bất cứ thời điểm nào sau khi ký kết hợp đồng Phí bảo hiểm thường nhiều cao hơn chính sách có kỳ hạn và phí bảo hiểm đầy đủ phải trả mỗi năm (3) Bảo hiểm nhân thọ toàn diện (Universal-Life) tương tự như chính sách trọn đời Tuy nhiên, chính sách trọn đời mang lại cho chủ sở hữu hợp đồng có sự lựa chọn thay đổi phí bảo hiểm và chính sách khi tử cong (4) Bảo hiểm nhân thọ toàn diện có thể thay đổi (Variable Universal-Life) Nó cho phép người mua bảo hiểm có số tiền bảo hiểm đầu tư vào quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và các tài sản khác (giống như quỹ tương hỗ) Các quỹ này có thể cho phép số tiền bảo hiểm tăng với tỷ lệ cao hơn bảo hiểm trọn đời hoặc bảo hiểm toàn diện [76]

 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Trang 28

Nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với xã hội và đối với toàn bộ nền kinh tế Các tác giả David Cummins, và Michael Cragg, Bin Zhou, Jehan deFonseka của

The Brattle Group (2010) đã nghiên cứu: “The Social and Economic Contributions of the Life Insurance Industry”(Đóng góp vào nền kinh tế và xã hội của ngành bảo hiểm nhân thọ) Các tác giả đã nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với sự thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, sức khỏe cộng đồng và nguồn lực tài chính cho các hộ gia đình ở Hoa Kỳ bao gồm: (1) Thông qua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm niên kim và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm phi y tế như bảo hiểm thu nhập cho người tàn tật và bảo hiểm chăm sóc dài hạn đã được bán trực tiếp cho các cá nhân hoặc thông qua người sử dụng lao động hoặc đại lý, ngành bảo hiểm nhân thọ hoạt động như một nhà cung cấp tư nhân duy nhất bảo vệ tài chính cá nhân (2) Ngành bảo hiểm nhân thọ của Hoa Kỳ cũng là một ngành đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách hỗ trợ cả chi tiêu của người tiêu dùng và thị trường vốn (3) Bảo hiểm nhân thọ bổ sung bảo hiểm xã hội và các chương trình phúc lợi, đưa nhiều gia đình thoát nghèo và

giảm áp lực trên các khoản chi của chính phủ [56]

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng giữa các quốc gia trên thế giới bao gồm cả nhân tố vĩ mô và vi mô có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau Các quốc gia khác nhau, nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ cũng khác nhau Các tác giả Beck, Thorsten, Ian và

Webb (2003) có nghiên cứu: “Economic, Demographic, and Institutional Determinants of Life Insurance Consumption across countries” (Các yếu tố về kinh tế, nhân khẩu học và thể chế quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở các quốc gia) đã nghiên cứu hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của 68 quốc gia trên thế giới để tìm

sự khác biệt trong việc mua bảo hiểm giữa các quốc gia dựa trên các yếu tố trong nghiên cứu là kinh tế, nhân khẩu học và thể chế Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao, hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, tỷ lệ lạm phát thấp và các yếu tố về tôn giáo và thể chế có xu hướng mua bảo hiểm cao hơn Ngoài ra hành vi mua bảo hiểm nhân thọ ảnh hưởng tích cực bởi lãi suất tiết kiệm, các yếu tố nhân khẩu học như trình độ học vấn, tuổi thọ và hệ thống an sinh xã hội không ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua bảo hiểm [53] Nghiên cứu về các nhân tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ tại Malaysia, tác giả Lim và Haberman

(2003) đã nghiên cứu: “Macroeconomic Variables and the Demand for Life Insurance in Malaysia” (Các biến kinh tế vĩ mô và nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Malaysia) Các

tác giả đã nghiên cứu sự tương tác giữa các biến số kinh tế vĩ mô như tài chính, thu nhập, lạm phát, lãi suất, giá cả và nhân khẩu học như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, và tuổi thọ ảnh hưởng đến nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ để tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ trong bối cảnh

Trang 29

kiệm và sự thay đổi giá bảo hiểm là hai biến số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Malaysia Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm không ảnh hưởng tiêu cực đến mong đợi của khách hàng khi mua bảo hiểm nhân thọ và sự thay đổi giá bảo hiểm có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với nhu cầu bảo hiểm nhân thọ [70] Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tổng cầu về bảo hiểm nhân thọ của các nền kinh tế phát

triển, Li et.al (2007) trong nghiên cứu: “Demand for Life Insurance in OECD Countries” (Nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ của các nước OECD) Các tác giả đã kết

luận: Thu nhập đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Nếu tăng 1 phần trăm thu nhập có thể làm tăng ít nhất 0,6% nhu cầu bảo hiểm nhân thọ Đặc biệt, nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ giảm dần theo tuổi thọ trung bình (xác suất tử vong thấp hơn) và tăng theo tỷ lệ phụ thuộc (số người phụ thuộc) Trình độ học vấn có liên quan tích cực đến cuộc sống nhu cầu bảo hiểm, trong khi ảnh hưởng của chi tiêu an sinh xã hội là tiêu cực đáng kể Mặt khác, lạm phát làm giảm đáng kể lượng cầu cho bảo hiểm nhân thọ Lãi suất thực tế cao không thuyết phục được các hộ gia đình mua nhiều bảo hiểm hơn, nhưng thực sự kích thích họ giảm mua bởi vì lợi ích mong đợi cao hơn cho cùng một số tiền đầu tư hoặc vì ưu tiên tiêu dùng đối với hoạt động trả góp [69] Nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở 14 quốc gia ở Trung và Đông Nam Âu (CSEE) giai đoạn 1998 – 2010 Tác giả Jordan Kjosevski (2012) đã

nghiên cứu: “The Determinants of Life Insurance Demand In Central and Southeastern Europe” (Các yếu tố quyết định nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Trung và Đông Nam Châu Âu) Kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP bình quân đầu người, lạm phát,

sức khỏe, chi tiêu, trình độ học vấn và luật pháp là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về nhu cầu bảo hiểm nhân thọ Các yếu tố như lãi suất thực, kiểm soát tiền tệ, quy mô gia đình, kiểm soát tham nhũng và kiểm soát hiệu quả của chính phủ dường như không ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ [68] Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu

cầu mua bảo hiểm nhân thọ, tác giả Ganesh Dash (2018) đã nghiên cứu: “Determinants of life insurance demand: Evidences from India” (Yếu tố quyết định cầu bảo hiểm nhân thọ: Bằng chứng từ Ấn Độ) Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm

nhân thọ như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô gia đình và thu nhập hàng năm và tác động của chúng đến hành vi mua hàng của họ Nghiên cứu cũng bao gồm khu vực cư trú, thương hiệu của công ty bảo hiểm, phí bảo hiểm Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Ấn độ là độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn Các yếu tố không có ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu người mua bảo hiểm nhân thọ là phí bảo hiểm nhân thọ và các nhân tố trung lập là giới tính, trình trạng hôn nhân, thương hiệu doanh nghiệp, địa điểm cư trú, kiểu hộ gia đình [59] Nhằm mục đích xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ, Các tác giả Marzia Nomi and Md Mahiuddin Sabbir (2020) đã nghiên

cứu “Investigating the factors of consumers’purchase intention towards life insurance

Trang 30

in Bangladesh: An application of the theory of reasoned action” (Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng tại Bangladesh: Ứng dụng của lý thuyết hành động hợp lý) Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ 315 những

người trả lời làm việc trong các tổ chức công và tư nhân khác nhau ở Bangladesh Kết quả cho thấy: Thái độ, yếu tố chủ quan, động cơ sợ rủi ro, động cơ tiết kiệm và hiểu biết về tài chính có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng Tôn giáo được phát hiện có tác động tiêu cực đến ý định mua hàng Động cơ tiết kiệm là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa các động cơ sợ rủi ro và ý định mua, cũng như giữa hiểu biết về tài chính và ý định mua đến nhu cầu của bảo hiểm nhân thọ tại Bangladesh [73]

1.1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Nghiên cứu về các quy định quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm của các nước đang phát triển trong bối cảnh tự do hóa thị trường bảo hiểm, ban thư ký UNCTAD (1995)

đã nghiên cứu: “Regulation and supervision of insurance operations: analysis of responses to a questionnaire and possible elements for establishing an effective insurance supervisory authority” (Quy định và giám sát hoạt động bảo hiểm: phân tích các câu trả lời cho bảng câu hỏi và các yếu tố có thể để thiết lập một cơ quan giám sát bảo hiểm hiệu quả) Nghiên cứu được thực hiện bằng 1 bảng hỏi được gửi đến cơ quan

phụ trách giám sát bảo hiểm ở các nước đang phát triển được phản hồi từ 42 quốc gia trong đó có 18 quốc gia Châu Phi và 12 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, 10 nước Mỹ Latinh và 2 nước Châu Âu Kết quả cho thấy tất cả các quốc gia đều đồng ý mục đích giám sát ngành bảo hiểm là: (1) Bảo vệ người tiêu dùng; (2) Sự an toàn và lành mạnh của các công ty bảo hiểm; (3) Tầm quan trọng của bảo hiểm trong quá trình tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu còn đưa ra phạm vi giám sát bảo hiểm, các quy định về các vấn đề thực tế mà cơ quan giám sát bảo hiểm gặp phải, nguồn nhân lực cung cấp cho cơ quan giám sát bảo hiểm và phạm vi, trách nhiệm của họ và cuối cùng liệt kê các yếu tố để thiết lập một cơ quan giám sát bảo hiểm hiệu quả [83]

Với mục tiêu hướng dẫn chính sách về cấu trúc của quản lý và giám sát bảo hiểm

được nghiên cứu bởi OECD (2020): “Policy Guidance on the Structure of Insurance Regulation and Supervision” (Hướng dẫn chính sách về cấu trúc quản lý và giám sát bảo hiểm) Một trong những mục tiêu chính của tài liệu là cung cấp các khái niệm và định

nghĩa liên quan đến quản lý và giám sát bảo hiểm với các thông lệ trong lĩnh vực này Với việc nắm rõ hơn các khái niệm và ứng dụng thực tế, các cơ quan bảo hiểm sẽ có cơ hội để xem xét cách họ có thể đưa các phương pháp hay nhất vào cấu trúc quản lý giám sát bảo hiểm Các loại hình công ty bảo hiểm đang được quản lý và giám sát trên thị trường cũng sẽ tác động tới chức năng của cơ quan quản lý bảo hiểm Hiệp hội các nhà giám sát bảo hiểm quốc tế (IAIS) Các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm (ICP) có chủ ý sử dụng thuật ngữ

Trang 31

(1) Định nghĩa và khái niệm: Ngoài các định nghĩa được sử dụng, phần này cũng mở rộng về cách quy mô và cấu trúc của hệ thống bảo hiểm, cũng như địa phương có thể thực hiện được.(2) khung cấu trúc thể chế quản lý và giám sát bảo hiểm: Trình bày điều kiện cốt lõi của các thể chế, cũng như các thể chế khác nhau liên quan về vai trò và trách nhiệm Các cấu trúc thể chế khác nhau cũng xem xét khi áp dụng trong lĩnh vực giám sát bảo hiểm (3) Mục tiêu và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và giám sát bảo hiểm: các mục tiêu cốt lõi cũng như mục tiêu bổ sung và sự tương tác giữa cơ quan giám sát bảo hiểm và công ty bảo hiểm (4) Tính độc lập và trách nhiệm báo cáo của các tổ chức bảo hiểm [79]

Nhằm so sánh các quy định của nhà nước về quản lý và giám sát bảo hiểm của các nước thuộc OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) các nước Châu Á, các nước Trung và Đông ÂU (CEEC: Central and Eastern European countries) và các quốc gia Độc lập (NIS: New independent states) được tài trợ bởi Nhật Bản Báo cáo được trình bày bởi Đơn vị Bảo hiểm và lương hưu tư nhân, Báo cáo được xuất bản

bởi OECD (2000): “Regulation and Supervision in the OECD Countries, ASIAN Economies and CEEC and NIS countries” (Quy định quản lý và giám sát ở các nước OECD, các nền kinh tế Châu Á và các nước CEEC và NIS) Báo cáo so sánh các quy

định của nhà nước về quản lý và giám sát bảo hiểm bao gồm: (1) Tổ chức quản lý và giám sát bảo hiểm: Cơ quan quản lý, cơ quan giám sát, nguồn vốn và lực lượng lao động (2) Quản lý và giám sát bảo hiểm trực tiếp: Nguyên tắc và yêu cầu cấp giấy phép (3) Giám sát tổng hợp: Nguyên tắc và thủ tục giám sát, Giám sát khả năng thanh toán, Quy định kỹ thuật, Các khoản đầu tư (4) Quản lý và giám sát các công ty tái bảo hiểm: Quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm xuyên biên giới (5) Các khó khăn về mặt tài chính của công ty bảo hiểm: Các biện pháp thực hiện trước khi các công ty bảo hiểm phá sản, Lập quỹ bảo vệ chủ hợp đồng và khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty bảo hiểm (6) Các quy định khác như quy định về bảo hiểm bắt buộc, đại lý bảo hiểm, kiểm toán…[78]

Nhằm cung cấp sự hiểu biết và kiến thức về giám sát bảo hiểm đặc biệt là kết hợp với các nguyên tắc giám sát bảo hiểm của Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (2003) đã đưa ra ấn phẩm:

“Supervision of insurance operations” (Giám sát hoạt động bảo hiểm) Ấn phẩm đã

cung cấp các nội dung về giám sát bảo hiểm bao gồm: (1) tổng quan về giám sát bảo hiểm nhằm cung cấp một số nội dung cơ bản để thiết lập và giám sát của chính phủ đối với bảo hiểm, nội dung, các công cụ và con người để giám sát bảo hiểm, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp và hợp tác quốc tế (2) Tập trung vào trách nhiệm chính của người giám sát bao gồm: Cấp giấy phép và các hoạt động giám sát, vai trò của người bảo lãnh phát hành và giám sát viên trong việc theo dõi và giám sát các thủ tục và hướng dẫn bảo lãnh phát hành (3) Mô tả các công cụ chính để giám sát sự ổn định tài chính của các công ty bảo hiểm như giám sát khả năng thanh toán và tình trạng tài chính của công ty bảo hiểm bao gồm cả giám sát và phòng chống rửa tiền (4) Tập trung vào hoạt động

Trang 32

giám sát các đại lý và nhà môi giới bảo hiểm bao gồm thủ tục cấp phép và các yêu cầu trong quá trình cấp phép và trách nhiệm của đại lý và môi giới đối với người được bảo

doanh bảo hiểm ở Châu Âu: Yêu cầu đòi bồi thường của người mua bảo hiểm cao và lợi nhuận đầu tư thấp; Tỷ lệ phí bảo hiểm và điều khoản bồi thường cần được xem xét lại để đảm bảo rằng chúng phản ánh đúng; Sự an toàn của các công ty tái bảo hiểm phải được giám sát và các công ty bảo hiểm cần chắc chắn rằng họ có đủ vốn để tiếp tục hoạt động Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tiếp tục cải thiện việc thu thập dữ liệu và nỗ lực lập mô hình, đo lường và quản lý rủi ro của họ, cải thiện việc công bố hồ sơ rủi ro cá nhân và các thông lệ quản lý rủi ro liên quan trong báo cáo hàng năm của họ Các cơ quan quản lý cần phải cẩn thận hơn trong việc giám sát khả năng thanh toán và đảm bảo rằng các chủ hợp đồng được bảo vệ trong khung pháp lý (2) Sự phát triển về quy định toàn cầu trong lĩnh vực bảo hiểm: Đối với các yêu cầu về khả năng thanh toán, Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS) đã phát triển một loạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn đã được chứng minh là có hiệu quả Tuy nhiên trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm cần tăng cường giao tiếp, minh bạch, hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng khuôn khổ khả năng thanh toán toàn cầu mới để tránh trùng lặp các quy tắc và chi phí nhằm đảm bảo sự ổn định của khung pháp lý cho các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên toàn thế giới Đối với các tiêu chuẩn định giá, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) cần đưa ra quyết định về tiêu chuẩn mực kế toán cho tài khoản bảo hiểm (3) Hướng tới một khuôn khổ quản lý và giám sát mới của Châu Âu: Các vấn đề chung được giải quyết trong cấu trúc ba trụ cột của khung khả năng thanh toán mới cho các công ty bảo hiểm Khả năng thanh toán II sẽ cho phép các công ty bảo hiểm / tái bảo hiểm tránh những thiệt hại đáng kể không lường trước được và đảm bảo hợp lý cho các chủ hợp đồng và người thụ hưởng Nó phải khuyến khích các tổ chức được giám sát cải thiện các thủ tục đánh giá và quản lý rủi ro nội bộ của họ thông qua việc thực thi định giá các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với rủi ro Và nó nên khuyến khích một thị trường châu Âu duy nhất cho các dịch vụ tài chính, đảm bảo một sân chơi bình đẳng và đóng góp vào một ngành bảo hiểm được quản lý tốt hơn và cạnh tranh hơn có thể thực hiện tốt hơn chức năng chính là chấp nhận và phân tán rủi ro Các cơ quan quản lý châu Âu cần phát triển một khuôn khổ cung cấp cách tiếp cận quy định khác biệt cho các công ty nhân thọ, phi nhân thọ và tái bảo hiểm bằng cách tính đến sự

Trang 33

khác biệt của họ về kinh doanh và rủi ro (4) Bài học từ kinh nghiệm của các cơ quan quản lý quốc gia Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Hà Lan đang giới thiệu các phương pháp tiếp cận theo dòng kỹ thuật phù hợp với thị trường để định giá tài sản và nợ phải trả, cùng với biên khả năng thanh toán tối thiểu phản ánh những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt [54]

Nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, các tác giả George E Rejda và Michael J McNamara (2014) đã nghiên cứu:

“Principles of risk management and insurance” (Các nguyên tắc quản lý rủi ro và bảo hiểm), trong cuốn sách này đã nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với bảo hiểm bao gồm:

(1) Giải thích những lý do chính phải quản lý đối với các công ty bảo hiểm: Duy trì khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, Để bảo vệ người tiêu dùng do không hiểu biết đầy đủ về bảo hiểm, Đảm bảo mức phí bảo hiểm hợp lý và sự phát triển của ngành bảo hiểm (2) Các quy định pháp lý được đưa ra nhằm bảo đảm hoạt động an toàn của các công ty bảo hiểm như: Quy định sự hình thành và cấp phép các công ty bảo hiểm, Quy định khả năng thanh toán, Quy định tỷ giá, Biểu mẫu chính sách, Thực hiện kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng, Đánh thuế các công ty bảo hiểm (3) Mô tả một số cách tiếp cận để hiện đại hóa các quy định về bảo hiểm [60]

1.1.1.3 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Để đảm bảo thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển bền vững cần có yếu tố quản lý giám sát của nhà nước Bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa kỳ Nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, tác giả Gerard M

Brannon, (1991) đã nghiên cứu: "Public policy and life insurance," (Chính sách công và bảo hiểm nhân thọ) Trong nghiên cứu tác giả trình bày các chính sách mà chính phủ

quản lý các công ty bảo hiểm nhân thọ bao gồm: (1) Chính sách quy định dự trữ: Nhà nước yêu cầu các công ty nhân thọ phải có khả năng thanh toán sau khi cố tình phóng đại các khoản nợ phải trả hoặc do tính phí quá thấp cho dịch vụ được cung cấp Quy định về dự trữ nhằm đảm bảo công ty nhân thọ luôn có đủ tài sản ghi sổ để trang trải các khoản trợ cấp tử vong trong tương lai theo tất cả các chính sách, (2) chính sách hạn chế đầu tư: Những hạn chế này giới hạn các công ty bảo hiểm nhân thọ đối với các khoản đầu tư tương đối không có rủi ro và khiến người tiêu dùng không cần thiết phải đánh giá mức độ rủi ro của danh mục đầu tư của công ty Đôi khi chúng cũng loại trừ những đổi mới tài chính chẳng hạn như trái phiếu rác Tuy nhiên, các hạn chế đầu tư đã tạo ra các vấn đề do chính sách đầu tư “bảo thủ” không bảo vệ các chủ hợp đồng trước rủi ro lạm phát hoặc các vấn đề về khả năng thanh toán có thể phát sinh khi lãi suất tăng theo lạm phát và các chủ hợp đồng rút vốn (3) Đảm bảo khả năng thanh toán Các cơ quan quản lý nhà nước có thể can thiệp vào công việc của một công ty gần như mất khả năng thanh toán và, nếu cần thiết, có thể áp đặt các khoản thuế đối với các công ty nhân thọ khác để bù đắp những khiếm khuyết của công ty mất khả năng thanh toán Những khoản thu này đôi khi được

Trang 34

ghi giảm thuế phí bảo hiểm để, một cách hiệu quả, quỹ nhà nước được sử dụng để bảo lãnh.(4) Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khác Một lĩnh vực truyền thống của bảo vệ người tiêu dùng là tiêu chuẩn hóa các hình thức chính sách và ngôn ngữ Đây là một vấn đề lâu dài trong bảo hiểm nhân thọ nhưng nó là một vấn đề mới nổi đối với bảo hiểm chăm sóc dài hạn Với chi phí ngày càng tăng của Medicaid, hiện đang chi trả cho một nửa chi phí viện dưỡng lão ở Hoa Kỳ, việc quy định các chính sách chăm sóc dài hạn là một vấn đề chính sách công quan trọng [61]

Để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ các tác

giả Rosa Cocozza and Emilia Oi Lorenzot (2006) đã nghiên cứu: “Solvency of Life Insurance Companies: Methodological Issues” (Khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm nhân thọ: Các vấn đề về phương pháp luận) Nghiên cứu đề cập đến vấn đề

đánh giá khả năng thanh toán đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đặc biệt liên quan đến rủi ro đầu tư: (1) Vấn đề khả năng thanh toán đối với một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, trọng tâm chính là trường hợp của danh mục đầu tư theo niên kim (2) Đo lường chính xác các thành phần rủi ro khác nhau trong việc tính toán biên khả năng thanh toán, cũng như các mối liên hệ với việc giám sát bảo hiểm nhân thọ (3) Từ khảo sát đề ra phương pháp luận chính hiện đang được các cơ quan quản lý áp dụng trong đánh giá khả năng thanh toán, phương pháp phân tích chỉ ra rằng có thể thu được phân bố xác suất của các tham số chính liên quan đến danh mục hợp đồng bảo hiểm Phương pháp luận này đã được áp dụng cho việc dự trữ danh mục đầu tư bảo hiểm nhân thọ, chính xác hơn là cho danh mục đầu tư bao gồm một nhóm các chính sách niên kim nhân thọ [80]

Nhằm quản lý rủi ro của các công ty bảo hiểm nhân thọ Tác giả Michael Koller

(2011) đã xuất bản cuốn sách “Life Insurance Risk Management Essentials” (Các yếu tố cơ bản về quản lý rủi ro bảo hiểm nhân thọ) Tác giả đã đưa ra các khái niệm cơ bản

về quản lý rủi ro trong công ty bảo hiểm nhân thọ Nhưng trọng tâm tổng thể của cuốn sách này chủ yếu là quản lý rủi ro tài chính, quản lý rủi ro bảo hiểm, chỉ đạo kinh tế của một công ty bảo hiểm, các quy trình và sản phẩm bảo hiểm Trong quản lý rủi ro trong công ty bảo hiểm nhân thọ bao gồm: (1) Rủi ro tài chính, (2) Rủi ro bảo hiểm (3) Rủi ro hoạt động Về quan điểm pháp lý về quản lý rủi ro, tác giả cho rằng: có sự khác biệt giữa việc quản lý rủi ro đối với một tổ chức bảo hiểm theo quan điểm của công ty và theo quan điểm của cơ quan quản lý Mục đích chính của đơn vị bảo hiểm là tối ưu hóa lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro và do đó nó không có động cơ để đánh giá thấp hơn hoặc quá mức các yêu cầu về vốn của mình Mặt khác, cơ quan quản lý đặt trọng tâm lớn hơn vào tính bảo mật và tỷ lệ hoàn vốn và đảm bảo lợi ích của người mua bảo hiểm Các cơ quan quản lý bảo vệ lợi ích của các chủ hợp đồng và đặt mục tiêu yêu cầu vốn ở mức cao nhất trong phạm vi hợp lý Theo quan điểm của tác giả, việc đánh giá ước tính chính xác nhất về vốn lưu động và vốn pháp định, vì lý do cả mức vốn quá cao với tỷ suất lợi nhuận ngầm định

Trang 35

quán, cũng chưa đo lường được các rủi ro của công ty bảo hiểm nhân thọ Thước đo vốn - dựa trên chế độ khả năng thanh toán cũ - không có khả năng đo lường rủi ro tài sản - nợ phải trả Nói cách khác, rủi ro mà bên tài sản của bảng cân đối kế toán (các khoản đầu tư) có thể hoạt động khác với bên nợ phải trả (nghĩa vụ kỹ thuật) không thể được đánh giá một cách chính Kết quả là tài sản đã được sử dụng để đưa vào rủi ro nằm ngoài bất kỳ tỷ lệ nào so với danh mục bảo hiểm bên nợ phải trả Điều này cho thấy sự cần thiết của các cơ quan quản lý Châu Âu phải điều chỉnh các công cụ và phương pháp quản lý Do đó cần áp dụng Solvency II, nhưng điều quan trọng là Solvency II phải chấp nhận lợi ích đa dạng hóa và đảm bảo khả năng thay thế vốn tương ứng [75]

Với mục đích giúp cơ quan quản lý bảo hiểm và các công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh, các tác giả Jin-Li Hu và Hsueh-E Yu

(2014) đã nghiên cứu: “Risk management in life insurance companies: Evidence from Taiwan” (Quản lý rủi ro trong công ty bảo hiểm nhân thọ: Bằng chứng từ Đài Loan)

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa rủi ro đầu tư, rủi ro bảo lãnh phát hành và tỷ lệ vốn trong thời gian từ năm 2004-2009 ở Đài Loan Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp là phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) và phương pháp hồi quy lượng tử hai giai đoạn (2SQR) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mức vốn thấp (hoặc rủi ro) và mức vốn cao (hoặc rủi ro) Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) không giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa vốn - rủi ro Phương pháp hồi quy lượng tử hai giai đoạn (2SQR) chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa vốn và rủi ro bảo lãnh phát hành là tích cực, trong khi mối quan hệ giữa rủi ro đầu tư và vốn cho thấy mô hình đảo ngược Kết quả trên có ý nghĩa với việc kiểm tra và giám sát các công ty bảo hiểm nhân thọ của cơ quan quản lý bảo hiểm Cơ quan quản lý bảo hiểm cũng nhận thấy rằng: Yêu cầu về vốn tăng lên có thể làm giảm rủi ro và tăng cường an toàn cho các công ty bảo hiểm nhân thọ nhưng các ràng buộc về quy định cũng ngăn họ đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lợi nhuận cao và đẩy họ chuyển sang đầu tư các lĩnh vực kém hiệu quả [67]

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

 Phân loại bảo hiểm nhân thọ Nghiên cứu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường BHNT Việt Nam tác giả Phạm Thị Định và Nguyễn Thành Vinh (2015) có nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam” Các tác giả cho rằng hiện nay, các sån phẩm bảo hiểm nhân thọ mà các doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường là khá đa dạng và phong phú, và được chia thành 2 nhóm: (l) Nhóm l: gồm các sån phẩm truyền thống là Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm Sinh kỳ, Båo hiểm tử kỳ, Båo hiểm hỗn hợp, Båo hiêm trå tiền định kỳ, và Båo hiểm hưu trí; (2) Nhóm 2: gồm các sån phẩm liên kết đầu tư là Bảo

Trang 36

hiểm liên kết đơn vị và Båo hiểm liên kết Chung [12] Xu hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày nay, người tham gia bảo hiểm vừa quan tâm đến bảo hiểm rủi ro vừa mong muốn gia tăng lợi nhuận trong đó sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được quan tâm là bảo hiểm liên kết đầu tư Khi nghiên cứu về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tác giả Phạm Hồng Nhung (2017) có nghiên cứu: “Phát triển bảo hiểm liên kết đầu tư trên thị trường BHNT” tác giả đã phân tích lợi ích của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư: (1) Về mặt đầu tư: với số tiền nhỏ có thể đầu tư vào nhiều danh mục đầu tư (2) Xóa bỏ hạn chế mà nhà đầu tư cá nhân gặp phải vì được đầu tư bởi các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm (3) Có tính minh bạch (4) Tính minh bạch của sản phẩm và để phát triển sản phẩm này tác giả đã đưa ra một số giải pháp (1) Đối với cơ quan quản lý: hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý giams sát (2) Đối với DN: Hoàn thiện bổ sung thêm các lợi ích từ sản phẩm và công khai minh bạch (3) Đối với khách hàng: Lựa chọn Sp phù hợp và cẩn trọng nguy cơ thua lỗ [34]

Phân tích kênh phân phối của bảo hiểm nhân thọ bao gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh qua ngân hàng Khi nghiên cứu về kênh phân phối sản phẩm BHNT, tác giả Nguyễn Quang Hiện và Phạm Huyền Trang (2019) “Sản phẩm BHNT và phân khúc khách hàng cao cấp tại các NHTM” khi phân tích kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua hệ thống ngân hàng thương mại tác giả cho rằng: Bancassurance là mô hình các NHTM tham gia kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ từ năm 2014 Số lượng triệu phú đô la tăng Đặc điểm của kênh phân phối này là (1) Ngoài nhu cầu đầu tư còn bảo vệ tương lai và đảm bảo an toàn nên các Sp là liên kết đầu tư, BH hỗn hợp, bảo hiểm bổ trợ (2) Số lượng chỉ chiếm 4% nhưng doanh thu phí cao gấp 3 lần (3) Số lượng hợp đồng nhiều hơn khách hàng thông thường và thường là hợp đồng cho chủ thể, gia đình và con cháu (4) Lựa chọn cán bộ ngân hàng tư vấn trọn gói và yêu cầu bảo mật thông tin [17]

 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ Khi nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng, tác giả Phùng Ngọc Khánh (2016) với nghiên

cứu “BHVN: Thực hiện thành công các giải pháp chỉ đạo của Đảng và Nhà nước” đã

khẳng định: dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được một số thành tựu: (1) Thực hiện tốt chính sách BH góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (2) Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội (3) Bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư (4) Thúc đẩy hội nhập, hợp tác KTQT (5) Thực hiện các chương trình mục tiêu cấp bách của chính phủ và dự báo: Thị trường bảo hiểm sẽ phát triển và khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế xã hội [25]

Nghiên cứu về vai trò của BHNT tác giả Lê Thị Thanh (2016), có nghiên cứu:

“BHNT: Giải pháp tài chính tốt cho người dân” đã Phân tích về lợi ích của việc tham

Trang 37

gia bảo hiểm nhân thọ (1) Số phí thu được đầu tư trở lại nền kinh tế (2) Các DNBH được xếp vào nhóm 1 về xếp hạng DNBH (3) Công tác kiểm tra giám sát tiếp tục được triển khai theo kế hoạch (4) Tình hình tài chính ngày càng vững mạnh [40] Nghiên cứu của tác giả Ngô Việt Trung, (2016) về vao trò quan trọng của thị trường bảo hiểm Việt

Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội: “Thị trường bảo hiểm: Khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội” Tác giả đã chứng minh vai trò của thị

trường bảo hiểm: (1) Thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, củng cố các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế (2) Bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội (3) Bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư (4) Thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế [45]

 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của từng công ty bảo hiển nhân thọ tác giả Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Văn Ngọc có nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential” (2015) Các tác giả đưa ra 12 nhân tố gồm: Rào cản về thu nhập và thông tin, Lợi ích do bảo hiểm mang lại, Tư vấn viên, Tính phức tạp của sản phẩm, Ủng hộ của người thân, Sự kiện trong cuộc sống, Động cơ mua bảo hiểm, Rủi ro và lợi nhuận, Kinh nghiệm mua bảo hiểm, Công ty bảo hiểm, Rào cản về phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm, Kênh phân phối hợp lý Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 1 nhân tố quan hệ nghịch đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ là Sự kiện trong cuộc sống và 4 nhân tố quan hệ thuận đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ là (1) Tư vấn viên, (2) Ủng hộ của người thân, (3) Công ty bảo hiểm (4) Kênh phân phối hợp lý [41] Nghiên cứu của Phạm Thị Loan và Phan Thị Dung (2015) về “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Manulife trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” Tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng gồm: Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, Các sự kiện trong cuộc sống, Các động cơ mua BHNT, Các rào cản trong việc mua BHNT, Nhận thức giá trị sản phẩm, Thương hiệu công ty, Dịch vụ khách hàng, Kinh nghiệm mua BH trước đây, Ý kiến người thân Kết quả nghiên cứu có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự là: (1) Sự kiện và động cơ thúc đẩy mua bảo hiểm nhân thọ (2) Ý kiến của người thân (3) Uy tín của Công ty bảo hiểm và (4) Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm [29]

Để phát triển thị trường bảo hiểm, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam, tác giả Phạm Hồng Nhung (2017) có nghiên cứu

“Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT Việt Nam” Công trình nghiên cứu

đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bao gồm: “(1) Nỗ lực của chính phủ (2) Chính sách quản lý nhà nước (3) Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường và DNBH (4) Sản phẩm đa dạng (5) Thu nhập của người dân tăng” [35] Nghiên

Trang 38

cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ, tác giả Đỗ Hoàng

Anh và Phạm Hồng Mạnh (2019) có nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân tại TP Quảng Ngãi” Các tác giả đã phân

tích ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hành vi mua của người dân thành phố Quảng Ngãi bao gồm: Đặc điểm tâm lý, các sự kiện trong cuộc sống, kiến thức của khách hàng về BHNT, các yếu tố thuộc về nhân khẩu học, các động cơ mua BHNT và những rào cản tham gia BHNT Các tác giả đã sử dụng mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) để đánh giá quyết định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn TP Quảng Ngãi và có kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHNT của người dân gồm 4 yếu tố: (1) Thái độ và trách nhiệm đạo lý; (2) Kỳ vọng của người tham gia; (3) Sự thuận tiện tiếp cận dịch vụ BHNT; (4) Thương hiệu của Công ty [1]

1.1.2.2 Nghiên cứu về thực trạng thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm nhân

thọ Việt Nam  Nghiên cứu về thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam

Khi nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam tác giả Doãn Thanh Tuấn,

(2016) có nghiên cứu: “Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm: Thành công và những vấn đề đặt ra” Tác giả đã đánh giá về thị trường bảo hiểm giai đoạn năm

2011-2015 với (1) Tổng doanh thu BH tăng mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm trong đó BHPNT 11,7%, BHNT tăng trưởng bình quân 24,6%/năm (2) Quy mô dự phòng nghiệp vụ BH tăng (3) Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các DNBH vượt chỉ tiêu tăng 1,7 lần so với 2010 (4) Tổng tiền đầu tư vào trái phiếu chính phủ là 89.000 tỷ đồng (5) Góp phần tăng NSNN (6) Tuân thủ nguyên tắc quản lý giám sát do hiệp hội BH quốc tế ban hành Theo báo cáo tự đánh giá với diễn đàn các nhà quản lý bảo hiểm Đông nam á (AIRM) VN tuân thủ 13/26 các nguyên tắc quản lý giám sát BH theo thông lệ quốc tế (Đạt 50%) hoàn thành chỉ tiêu quyết định 193/QĐ-ttg [47] Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, (2016) đã đánh giá triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2016 qua

nghiên cứu: “Triển vọng thị trường bảo hiểm năm 2016” Cục Quản lý, giám sát bảo

hiểm cho rằng thời gian qua thị trường bảo hiểm vẫn còn một số hạn chế là: (1) Quy mô thị trường nhỏ so với tiềm năng (2) Luật pháp về bảo hiểm chưa phù hợp với các luật khác (3) Sp chưa đa dạng, kênh phân phối thiếu chuyên nghiệp (4) Năng lực tài chính chưa mạnh, công nghệ quản trị điều hành chưa hiện đại, trình độ đội ngũ còn hạn chế Sang năm 2016 muốn phát triển thị trường bảo hiểm cần: (1) Đẩy mạnh chế độ xây dựng chính sách (2) Thực hiện đề án phát triển thị trường BH (3) Hoàn thành việc thanh tra kiểm tra (4) Tăng cường hợp tác đối ngoại và hội nhập quốc tế để thị trường bảo hiểm phát triển trong năm 2016 [10] Cũng nhận định về thị trường bảo hiểm Việt nam các tác

giả Nguyễn Ngọc Hà và Lê Văn Sáng (2017) đã nghiên cứu “Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập” Tác giả đã nhận định: (1) số

Trang 39

định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm (2) phân khúc khai thác bảo hiểm còn chưa đồng đều, các DNBH chủ yếu tập trung khai thác tại các thành phố lớn và các đối tượng có thu nhập cao nên muốn phát triển thị trường bảo hiểm cần (1) Nghiên cứu, hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm; (2) Tiếp tục triển khai hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thuỷ sản, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm vi mô; nghiên cứu, xây dựng các chính sách bảo hiểm thiên tai (3) Các DN kinh doanh bảo hiểm cần đổi mới hơn nữa công tác quản trị DN theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; quan tâm đến việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối như bancassurance, hệ thống đại lý, thương mại điện tử; (4) Các DN cần hợp tác cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện tốt việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư không may gặp rủi ro để sớm khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội (5) Các cơ quan hữu quan cần bám sát tình hình hoạt động của DN, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của DNBH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời cho các DNBH (6) Tiếp tục triển khai thực hiện, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký

kết…[14]

 Nghiên cứu về thực trạng thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của thị trường BHNT tác giả Phạm Thị Định

và Nguyễn Thành Vinh (2015) có nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam” Các tác giả nghiên cứu chất lượng dịch vụ của thị trường

BHNT tại thành phố Hà Nội với thước đo chất lượng dịch vụ: (l) Hình ånh công ty, trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam (2) Näng lực nhân viên bảo hiểm, (3) Giåi pháp tài chính, (4) TIếp cận dịch vụ, (5) Ðảm båo, và (6) Tin cậy Nghiên cứu kết luận hình ảnh công ty thông qua truyền thông đẹp, ấn tượng và thu hút khách hàng nhưng các nhân viên/đại lý båo hiểm hay nói quá nhiều, làm khách hàng có cåm giác bị phiền hà, quấy rầy Về năng lực của nhân viên bảo hiểm trình độ không cao, chưa được đào tạo chuyên môn tài chính, bảo hiểm Nhiều đại lý BHNT quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi dây thiệt hại cho người mua Về giải pháp tài chính khách hàng cho rằng lãi suất của bảo hiểm quá thấp Về tiếp cận dịch vụ do ở ngoại thành có diện tích rộng, phạm vi lớn, số lượng đại lý ít nên chưa thuận tiện Về đảm bảo khách hàng đánh giá cao danh tiếng và năng lực tài chính của công ty BHNT Về điểm tin cậy đa số khách hàng hài lòng với sự đảm bảo cam kết của công ty BHNT [12]

Trang 40

Nghiên cứu về thị trường bảo hiểm nhân thọ tác giả Phùng Đắc Lộc, (2016) đã

nghiên cứu “Dấu ấn mới trên thị trường BHNT” Tác giả cho rằng năm 2015 có nhiều

dấu ấn mới với thị trường BHNT Việt Nam như Các DNBHNT đã vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội để phát triển sản phẩm mạng lưới Trong giai đoạn tới cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát huy vai trò ổn định nền tài chính quốc gia (1) Cần sửa đổi bổ sung luật để tăng trưởng, đảm bảo minh bạch và an toàn tài chính (2) Tăng cường quản lý, giám sát theo hướng kết hợp giám sát từ xa và đối thoại trao đổi (3) DNBH phải hoàn thiện công tác quản trị tài chính theo hướng tập trung hóa, tăng cường kỷ luật và hiệu quả quản lý tài sản, quản lý tài chính đảm bảo tuân thủ pháp luật (4) DNBH cần rà soát danh mục đầu tư đảm bảo an toàn hiệu quả (5) DNBH cần hợp tác chia sẻ thông tin nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh [30]

1.1.2.3 Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Liên quan đén hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, tác giả Hoàng Trần Hậu và Hoàng Mạnh Cừ (2011) đã có đề tài nghiên

cứu khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam” Các tác giả đã (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ

bản về thị trường bảo hiểm và công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm, (2) Phân tích thực tế hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, (3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam [16]

Nhằm mục đích quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải có việc giám sát hoạt động của các DNBH trong đó giám sát tài chính là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm tác giả Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Ngọc Định (2004)

có nghiên cứu “Giám sát tài chính đối với các công ty bảo hiểm” Tác giả nghiên cứu về

các phương diện bao gồm (1) Phương pháp giám sát: chỉ mới chú trọng đến khâu giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (2) Nội dung giám sát: giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung vào: Kiểm tra, giám sát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, Kiểm tra, giám sát về tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ và Kiểm tra, giám sát về tình hình đầu tư [42] Tác

giả Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Tiến Hùng (2013) có nghiên cứu “Giám sát an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam”, các tác giả đã nhận định về hoạt

động của các DNBH Việt Nam là (1) Quy mô nhỏ, (2) Vốn kinh doanh, (3) chưa khai thác và mở rộng tiềm năng của thị trường, (4) tiềm ẩn nhiều rủi ro Các tác giả đưa ra nội dung cần giám sát tài chính bao gồm: (1) Kiểm tra các điều kiện về tài chính cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, (2) giám sát trong quá trình hoạt động về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư, (3) thực hiện giám sát tài chính như kiểm tra các điều kiện hoạt động và giám sát điều kiện hoạt động, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định

Ngày đăng: 11/09/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w