1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đo Đạc Trắc Địa.pdf

127 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1. Các hệ tọa độ trong trắc địa (3)
    • 1.1. Khái niệm (3)
    • 1.2. Mặt thủy chuẩn và độ cao (5)
    • 1.3. Định vị điểm theo hệ qui chiếu quốc tế WGS-84 (5)
    • 1.4. Định vị điểm theo hệ qui chiếu quốc gia VN-2000 (0)
    • 1.5. Định vị điểm theo hệ qui chiếu HN-72 (0)
    • 1.6 Hệ tọa độ vuông góc phẳng địa chính (20)
    • 1.7 Hệ tọa độ vuông góc phẳng công trường (21)
    • 1.8 Hệ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa (21)
    • 1.9 Hai bài toán cơ bản trong trắc địa (24)
    • 1.10 Tổng hợp các hệ tọa độ trắc địa (26)
  • Chương 2 Máy định vị toàn cầu GPS (28)
    • 2.1 Ưu điểm của định vị toàn cầu GPS (28)
    • 2.2 Hệ thống định vị toàn cầu GPS (28)
    • 2.3 Các phương pháp đo GPS (29)
    • 2.4 Tín hiệu sóng vô tuyến điện của vệ tinh (31)
    • 2.5 Các nguồn sai số trong định vị toàn cầu (31)
    • 2.6 Tính toán trong định vị toàn cầu GPS (32)
  • Chương 3 Máy toàn đạc điện tử (34)
    • 3.1. Ưu điểm của máy toàn đạc điện tử (34)
    • 3.2. Máy toàn đạc điện tửTC(R)405 (34)
    • 3.3. Đặc tính kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử TC(R) 405 (0)
    • 3.4. Chức năng , nhiệm vụ , cách sử dụng từng bộ phận trong máy toàn đạc điện tử…36 3.5. Cài đặt trong máy toàn đạc điện tử TC(R)405 (36)
    • 3.6. Những thao tác cơ bản tại mỗi trạm máy (48)
  • Chương 4. Máy chiếu đứng thiên đỉnh la ze (71)
    • 4.1 Khái niệm và phân loại máy chiếu đứng thiên đỉnh la ze (0)
    • 4.2 Đặc tính kỹ thuật của máy chiếu đứng thiên đỉnh la ze (0)
    • 4.3 Truyền trục lên tầng cao bằng máy chiếu đứng thiên đỉnh la ze (72)
    • 4.4 Độ chính xác truyền trục lên tầng cao bằng máy chiếu đứng thiên đỉnh la ze (74)
  • Chương 5. T ính toán Trắc địa (76)
    • 5.1. Sai số đo đạc (76)
    • 5.2. Tính toánmột đại lượng được đo đạc trực tiếp nhiều lần (77)
    • 5.3. Tính toán một đại lượng đượcđo đạc gián tiếp (80)
    • 5.4. Thiết kế công tác đo đạc (81)
  • Chương 6. Đo góc (85)
    • 6.1. Phân loại góc đo (85)
    • 6.2. Máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử (86)
    • 6.3. Kiểm nghiệm và điều chỉnh máy kinh vĩ (87)
    • 6.4. Đo góc bằng (88)
    • 6.5. Độ chính xác đo góc bằng (92)
    • 6.6. Đo góc đứng (94)
  • Chương 7. Đo dài (104)
    • 7.1. Phân loại đo dài (97)
    • 7.2. Đo dài bằng thước thép (99)
    • 7.3. Đo dài bằng máy quang học có vạch ngắm xa và mia đứng (101)
    • 7.4. Đo khoảng cách gián tiếp (102)
  • Chương 8. Đo cao (0)
    • 8.1. Phân loại đo cao (0)
    • 8.2. Máy nivô và mia (106)
    • 8.3. Kiểm nghiệm và điều chỉnh máy nivô (108)
    • 8.4. Các phương pháp đo cao hình học (111)
    • 8.5. Độ chính xác đo cao hình học (116)
    • 8.6. Đo cao lượng giác (117)

Nội dung

2 LỜI NÓI ĐẦU Nội dung tài liệu gồm có:các hệ tọa độ trắc địa,máy định vị toàn cầu GPS, máy toàn đạc điện tử, máy chiếu đứng thiên đỉnh laze,tính toán trắc địa, đo góc, đo dài , đo cao.

Các hệ tọa độ trong trắc địa

Khái niệm

1.Đối tượng nghiên cứu của trăc địa Đối tượng nghiên cứu của trăc địa là mặt đất

Mặt đất tự nhiên gồm có:

1/ 71% là biển cả Đáy biển sâu nhất gần 11km

2/ 29% lục địa Núi cao nhất gần 9km

3/ Gần đúng có thể coi Trái đất là hình cầu với bán kính 6371km

3 Mục đích của trắc địa là:

1/Xác định tọa độ của các điểm mặt đất , 2/Biểu diễn mặt đất thành bản đồ,

3/Xây dựng các công trình

4.Định vị điểm mặt đất (hình 1.1)

Muốn định vị điểm mặt đất phải :

1/Thành lập các hệ tọa độ

Trong chương 1 này sẽ giới thiệu 10 loại hệ tọa độ trắc địa đang được sử dụng trong xây dựng và kiến trúc

2/ Xác định các yếu tố tọa độ

4 Điểm A trong không gian có thể được xác định bởi 3 yếu tố là: a/Góc A b/Độ dài dA c/Độ cao HA

5 Các chuyên ngành của trắc địa:

5/Trắc địa công trình,vv

6 Ứng dụng của trắc địa

Trắc địa đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực:

3/Giao thông vận tải , 4/ Xây dựng và kiến trúc ,vv

7 Nội dung của trắc địạ đang được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng và kiến trúc

I/Đo đạc trắc địa 2/Đo đạc bản đồ 3/Đo đạc công trình 11/ Hệ tọa độ trắc địa

12/ Máy điịnh vị toàn cầu gps 13/ Máy toàn đạc điện tử

21/Lưới khống chế 22/Bản đồ địa hình

23/Bản đồ địa chinh 24/Bình đồ địa hình 25/Mặt cắt địa hình 26/Bản đồ ảnh

31/Độ chính xác cần thiết

32/Các phương pháp bố trí 33/Các phương pháp truyền trục

35/Quan trắc biến dạng (lún ,nghiêng ,dịch chuyển)

8 Nội dung của “ đo đạc trắc địa”

1/ Hệ tọa độ trắc địa 2/ Máy điịnh vị toàn cầu gps 3/ Máy toàn đạc điện tử

Mục đích của đo đạc trắc địa là xác định tọa độ điểm mặt đất Đo đạc trắc địa khác với đo đạc thủy văn, đo đạc khí tượng,vv….

Mặt thủy chuẩn và độ cao

1/Độ cao H là một trong ba yếu tố (x, y, H) để định vị điểm trong không gian Vậy độ cao H là gì?

2/ Độ cao (thủy chuẩn) của một điểm là khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy đến mặt thủy chuẩn (hình 1.2)

Ví dụ đỉnh núi Everest cao 8.848 mét

3/ Phương dây dọi là phương của sợi dây treo vật nặng

4/ Mặt thủy chuẩn (gêôit)là mặt nước biển trung bình yên tĩnh tưởng tượng kéo dài xuyên qua các lục địa làm thành một mặt cong khép kín có pháp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương dây dọi đi qua điểm ấy

5/Việt Nam chọn gốc của mặt thủy chuẩn tại Hòn Dấu (Đồ Sơn – Hải Phòng.).

Định vị điểm theo hệ qui chiếu quốc tế WGS-84

6 1/Từ năm 1984 thế giới sử dụng hệ qui chiếu WGS-84 để định vị điểm

2/Hiện nay việc đo đạc GPS của Mỹ theo hệ này

2.Qủa đất quốc tế [C,CN]

1/C=tâm của quả đất quốc tế WGS-84

2/CN=Trục quay của quả đất quốc tế WGS-84 (N là cực bắc)

3/[ꓕCN,C]= Mặt phẳng xích đạo của quả đất quốc tế WGS-84.Đó là mặt phẳng vuông góc với trục quay CN tại C

4/[CN,G]= Mặt phẳng kinh tuyến gốc của quả đất quốc tế WGS-84 Đó là mặt phẳng chứa trục quay CN và chứa G (G=đài thiên văn Grin uýt,Anh)

3.Mặt qui chiếu quốc tế WGS-84 [oab]

Mặt qui chiếu WGS-84 có ba đặc điểm :

1/Hình dáng :elip khối hai trục:

1a/ o=tâm của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84

1b/ b=trục đứng của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84

1c/ [ꓕb,O]=mặt phẳng xích đạo của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84

1d/ [b,G]=mặt phẳng kinh tuyến gốc của măt quy chiếu quốc tế WGS-84

1e/ AA 01 = pháp tuyến qua A cắt mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 tại A01

2/Kích thước : a c78137m (bán trục lớn) b c56752m (bán trục bé) α =1/298,257 (độ dẹt cực)

3/Định vị :mặt quy chiếu quốc trế WGS-84 được lồng vào quả đất quốc tế WGS-84 sao cho trùng nhau hoàn toàn như sau :

Tâm O của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 trùng với tâm C của quả đất quốc tế WGS-84

Bán trục bé b của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 trùng với trục quay CN của quả đất quốc tế WGS-84

7 Mặt phẳng xích đạo [ꓕb,O] của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 trùng với mặt phẳng xích đạo [ꓕCN,C] của quả đất quốc tế WGS-84

Mặt phẳng kinh tuyến gốc [b,G] của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 trùng với mặt phẳng kinh tuyến gốc [CN,G] của quả đất quốc tế WGS-84

Nhận xét : mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 là cơ sở để thành lập các hệ tọa độ trong hệ này Nhưng nó lại hoàn toàn trùng khớp quả đất quốc tế WGS-84 Do vậy quả đất quốc tế WGS- 84 sẽ trực tiếp là cơ sở để thành lập các hệ tọa độ trong hệ này

4.Hệ tọa độ địa tâm không gian quốc tế WGS-84(OXYZ)

1/Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 (CXYZ) được thành lập như sau:

Gốc O của hệ địa tâm không gian quốc tễ WGS-84 trùng với tâm C của quả đất quốc tế WGS-84

1b/Trục đứng OZ ≡ CN , hướng lên trên là chiều dương (+)

Trục đứng OZ của hệ địa tâm không gian quốc tễ WGS-84 trùng với trục quay CN của quả đất quốc tế WGS-84, hướng lên trên là chiều dương (+)

1c/Trục ngang OX = [CN,G] cắt [ꓕCN,C] ,hướng từ tâm C ra ngoài kinh tuyến gốc là chiều dương (+)

Trục ngang OX của hệ địa tâm không gian quốc tễ WGS-84 là giao tuyến giữa mặt kinh tuyến gốc [CN,G] của quả đất quốc tế WGS-84 với mặt phẳng xích đạo [ꓕCN,C] của quả đất quốc tế WGS-84,hướng từ tâm C ra ngoài kinh tuyến gốc là chiều dương (+)

1d/Trục dọc OY= thuộc [ ꓕ CN,C] và ꓕ OX tại C, hướng sang phải là chiều dương

Trục dọc OY nằm trong mặt phẳng xích đạo [ꓕCN,C] của quả đất quốc tế WGS-84 và vuông góc với trục OX tại tâm C của quả đất quốc tế WGS-84

2/ Đặc điểm : ba trục OX, OY, OZ vuông góc với nhau từng đôi một

3/Điểm A chiếu vuông góc xuống ba trục tọa độ được ba thành phần tọa độ đẻ định vị điểm A là XA,YA, ZA

4/ Vi dụ :Điểm R (Tháp Rùa,Hà nội) có tọa độ địa tâm quốc tế WGS.84 là:

5 Hệ tọa độ Trắc địa không gian quốc tế WGS-84(BLH tđ )

1/Hệ tọa độ trắc địa không gian quốc tế WGS-84(BLH tđ ) được thành lập bởi bốn gốc:

8 1a/ AA 01 : Pháp tuyến của mặt qui chiếu quốc tế WGS-84 chứa điểm A

1b/ [oab] : Mặt qui chiếu quốc tế WGS-84

1c/ [ꓕCN,C] : Mặt phẳng xích đạo của quả đất quốc tế WGS-84

1d/ [CN,G] : Mặt phẳng kinh tuyến gốc của quả đất quốc tế WGS-84

2/ Điểm A chiếu vuông góc xuống mặt qui chiếu WGS-84 được ba thành phần tọa độ để định vị điểm A là B,L,H tđ với ký hiệu:

2a/ B= góc (AA 01 , [ꓕCN,C]) : là độ vĩ trắc địa quốc tế WGS-84.(N:bắc ,S:nam) Độ vĩ trắc địa quốc tế WGS-84 là góc nhọn giữa đường pháp tuyến AA01 của mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 đi qua A với mặt phẳng xích đạo [ꓕCN,C] của quả đất quốc tế WGS-84,tính về hai phía bắc và nam bán cầu tương ứng gọi là độ vĩ bắc N hay độ vĩ nam S

2b/ L=góc([CN,G],[CN,A]) : là độ kinh trắc địa quốc tế WGS-84.(E:đông,W:tây) Độ kinh trắc địa quốc tế WGS-84 là góc phẳng của nhị diện giữa mặt phẳng kinh tuyến gốc [CN,G] với mặt phẳng kinh tuyến chứa điểm A của cùng quả đất quốc tế WGS-84 ,nó có giá trị từ

0 0 đến ±180 0 tính từ mặt phẳng kinh tuyến gốc về hai nửa đông và tây bán cầu , tương ứng gọi là độ kinh đông E hay độ kinh tây W

2c/ H tđ = AA 01 : là độ cao trắc địa quốc tế WGS-84 Độ cao trắc địa quốc tế H tđ là khoảng cách theo phương pháp tuyến tính từ điểm A ấy đến mặt qui chiếu quốc tế WGS-84

3/ Ví dụ : Điểm R (Tháp Rùa,Hà nội) có tọa độ Trắc địa quốc tế WGS.84 là:

6 Phép chiếu bản đồ UTM

1/Đầu tiên mỗi một điểm A thuộc mặt đất tự nhiên sẽ được chiếu vuông góc xuống mặt quy chiếu quốc tế WGS-84 là A01 (phép chiếu thứ nhất)

2/Tiếp theo các điểm A01 thuộc mặt quy chiếu WGS-84 (cong) này sẽ được biểu diễn tương ứng trên mặt phẳng theo phép chiếu bản đồ UTM là A01’ (phép chiếu thứ hai)

3/N ội dung phép chiếu bản đồ UTM là mặt trụ nằm ngang cắt múi chiếu 6 độ theo hai vòng cát tuyến đối xứng qua kinh tuyến giữa múi và cách nó 180 km.Chiếu xuyên tâm.Khai triển mặt trụ thành mặt phẳng

4/ Hình chiếu của mỗi múi chiếu UTM có các đặc điểm sau:

4a/ Bảo toàn về góc (đồng dạng)

4b/ Xích đạo thành đường thẳng nằm ngang Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng đứng và chúng vuông góc với xích đạo

+ Chiều dài hình chiếu của hai cát tuyến bằng độ dài thật (hệ số biến dạng k = 1)

9 + Phần trong giữa hai cát tuyến có chiều dài hình chiếu bị co ngắn lại (biến dạng âm) Kinh tuyến giữa múi bị co ngắn lại nhiều nhất, hình chiếu của nó trong múi loại sáu độ chỉ còn dài bằng k0 0,9996 chiều dài thật (trong múi loại ba độ có k0 = 0,9999)

+ Phần ngoài hai cát tuyến có chiều dài hình chiếu bị dãn dài ra (biến dạng dương) Kinh tuyến ở mép biên múi có chiều dài hình chiếu bị dãn dài ra nhiều nhất

7 Hệ tọa độ vuông góc phẳng trắc địa quốc tế WGS-84 (oxy)

1/ Trên mỗi múi chiếu bản đồ UTM-WGS-84 thế giới đã thành lập một hệ tọa độ vuông góc phẳng trắc địa quốc tế WGS-84 như sau:

1a/ Gốc o : nằm trên hình chiếu xích đạo và cách điểm chính giữa I của múi chiếu WGS-84 một đoạn là oI = 500km về bên trái

1b/ Trục x : thẳng đứng ,đi qua gốc o, song song với hình chiếu kinh tuyến giữa múi WGS-84 (ox// IN)và cách nó một đoạn là oI = 500km về bên trái, hướng lên trên (phía bắc ) là chiều dương (+)

1c/ Trục y : nằm ngang ,đi qua gốc o , trùng với hình chiếu xích đạo , vuông góc với trục x , hướng sang phải (phía đông) là chiều dương (+)

1d/- Để đơn trị người ta quy ước rằng: trước mỗi tung độ y phải ghi cả số hiệu múi chiếu q Giữa chúng (q và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.)

2/ Ưu điểm :việc thành lập hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS.84 như trên tạo cho mọi điểm thuộc Bắc bán cầu đềù có tọa độ (x,y) luôn dương:

3/Điểm A chiếu vuông góc xuống hai trục tọa độ được hai thành phần tọa độ để định vị A là xA,yA

5/ Nhận xét : tọa độ vuông góc phẳng WGS-84 (x;y) và tọa độ trắc địa quốc tế WGS-84 (B;L) có quan hệ với nhau: x = f1(B;L) (1.1) y = f2(B;L) (1.2)

1-4 ĐỊNH VỊ ĐIỂM THEO HỆ QUI CHIÊU QUỐC GIA VN-2000

Từ năm 2000 Việt Nam sử dung hệ qui chiếu VN-2000 để định vị điểm

2 Qủa đất quốc tế [C,CN]

1/C=tâm của quả đất quốc tế WGS-84

2/CN=Trục quay của quả đất quốc tế WGS-84 (N là cực bắc)

3/[ꓕCN,C]= Mặt phẳng xích đạo của quả đất quốc tế WGS-84.Đó là mặt phẳng vuông góc với trục quay CN tại C

4/[CN,G]= Mặt phẳng kinh tuyến gốc của quả đất quốc tế WGS-84 Đó là mặt phẳng chứa trục quay CN và chứa G (G=đài thiên văn Grin uýt,Anh)/

3.Mặt qui chiếu quốc gia VN-2000 [o’a’b’]

Mặt qui chiếu VN-2000có ba đặc điểm : (hình 1.3)

1/Hình dáng :elip khối hai trục:

1a/ o’=tâm của mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 1b/ b’=trục đứng của mặt quy chiếu quốc giaVN-2000

1c/ [ꓕb’,O’]=mặt phẳng xích đạo của mặt quy chiếu quốc giaVN-2000.Đó là một mặt phẳng vuông góc với trục đứng b’ của mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 ở tại tâm điểm o’ của mặt quy chiếu quốc gia VN-2000

1d/ [b’,G]=mặt phẳng kinh tuyến gốc của mặt quy chiếu quốc gia VN-2000.Đó là một mặt phẳng đi qua trục bé b’ của mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 và điểm G (đài thiên văn Grin uyt)

1e/ AA 02 =pháp tuyến qua A cắt mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 tại A02

2/Kích thước : a’ c78137m (bán trục lớn ) b’ c56752m (bán trục bé) α’ =1/298,257 (độ dẹt)

3/Định vị :mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 được lồng vào quả đất quốc tế WGS-84 sao cho phần lãnh thổ VN gần trùng nhất với mặt thủy chuẩn gêôit.Do vậy lúc này mặt quy chiếu quốc gia VN-2000 hoàn toàn không trùng với quả đất quốc tế WGS-84 nữa ,cụ thể:

Hệ tọa độ vuông góc phẳng địa chính

1/ Hệ toạ độ vuông góc phẳng địa chính từng tỉnh có đặc điểm (hinhf 1.7) a/Gốc o đc nằm trên xích đạo và cách điểm giữa (I đc ) của múi 3 độ địa chính từng tinh một đoạn là o đc I đc = 500 km về bên trái

21 b/ Trục x đc thẳng đứng , đi qua o đc , song song với kinh tuyến giữa múi 3 độ địa chính của từng tỉnh (o đc x đc // I đc N) và cách nó một đoạn lào đc I đc = 500 kmvề bên trái , hướng lên trên (phỉa bắc) là chiều dương + c/ Trục y đc nằm ngang , đi qua o đc , trùng với hình chiếu xích đạo , vuông góc với trục x đc , hướng sang phải (phía đông) là chiều dương +

2/Tọa độ vuông góc phẳng địa chính (x đc ,y đc ) chỉ có giá trị sử dụng trong từng tỉnh

Hệ tọa độ vuông góc phẳng công trường

1/ Hệ tọa độ vuông góc phẳng công trường có đặc điểm (hinhf 1.8)

Hình 1.8 a/ Gốc o* nằm ở góc tây nam công trường , đảm bảo sao cho tọa độ của mọi điểm (x*,y*) đều dương b/ Trục đứng x* thường được chọn nằm song song với đường giao thông c/ Trục ngang y* vông góc với trục x*

2/ Tọa độ vuông góc phẳng công trường(x đc ,y đc ) chỉ có giá trị sử dụng trong từng công trường xây dựng

Hệ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa

1/ Định hướng một đường nào đó là xác định góc hợp bởi đường đó với một đường khác đã được chọn làm gốc

2/ Góchội tụ kinh tuyến là góc hợp bởi giữa hai kinh tuyến thực

3/Góc phương vị thực A là góc hợp bởi giữa phương bắc của kinh tuyến thực theo chiều quay kim đồng hồ đến đường thẳng cần xác định

4/Góc phương vị từ A t là góc hợp bởi giữa phương bắc kinh tuyến từ theo chiều quay kim đồng hồ đến đường thẳng cần xác định

1/ Nếu chọn hướng gốc là kinh tuyến giữa của mỗi múi chiếu ta có khái niệm góc định hướng

2/ Góc định hướng  của một đường ở trên mặt phẳng là góc giữa các hình chiếu của kinh tuyến giữa múi (trục) và hướng của đường thẳng đó ở trên mặt phẳng, nó được tính từ phương Bắc của kinh tuyến giữa múi (trục) đến hướng của đường ấy theo chiều quay của kim đồng hồ và có giá trị từ 0 đến 360 (hình 1.9):

3/ Sự liên hệ giữa góc định hướng  với các góc bằng  trong một đường gấp khúc được minh họa trên hình 1.10 (quy ước hướng đi 123):

3a/ Tính theo góc bằng bên phải β ph

Từ hình vẽ 1.10 có: α23 + β2 ph = α12 + 180 0

3b/ Tính theo góc bằng bên trái β2 tr

Tại vì β2 ph = 360 0 – β2 tr, do đó khi thay thế biểu thức này vào vào công thức (1.7) ta sẽ được: α23 = α12 -180 0 + β2 tr (1.8)

3 Hệ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa (Aα AB )

1/ Trên mặt phẳng vị trí của từng điểm có thể được xác định hoặc theo hệ tọa độ vuông góc hoặc theo hệ tọa độ độc cực

2/ Hệ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa được thành lập như sau (hình 1.11):

2a/ Gốc cực A: thường là một điểm của lưới khống chế Trắc địa mặt bằng đã được cố định trên thực địa và có tọa độ vuông góc phẳng VN-2000 đã biết (xA’,yA’)

2b/ Trục cực AB: thường là một cạnh của lưới khống chế Trắc địa mặt bằng.Nó là nửa đường thẳng xuất phát từ A đi qua B vàhợp với phương bắc của kinh tuyến giữa múi một góc định hướng αAB

3/ Tọa độ độc cực phẳng trắc địa : vị trí mặt bằng của điểm chi tiết i trong hệ tọa độ độc cực phẳng trắc địa được xác định bởi hai yếu tố sau:

3a/ Góc cực (  i ): Là góc bằng  tính từ trục cực (AB) theo chiều quay của kim đồng hồ đến tia ngắm Ai của điểm chi tiết i Nó có giá trị từ 0 đến 360 (điều này khác với toán học)

3b/ Bán kính cực (S i ): Là khoảng cách bằng kể từ gốc cực (A) đến điểm chi tiết i

4/Phạm vi sử dụng: hẹp ,chỉ trong từng trạm máy

4 Từ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa (β,S) tính toán chuyển đổi sang tọa độ vuông góc phẳng VN-2000 (x’,y’) (hình 1.12)

(o’x’y’) là hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2000 (gốc o’, trục đứng o’x’,trục ngang o’y’)

(A αAB) là hệ tọa độ độc cực phẳng trong trắc địa (gốc cực A, trục cực AB)

Từ hình vẽ 1.12 có: xi’ = xA’ + si cos(αAB + βI) (1.9) yi’ = yA’ + si sin(αAB + βI)

(xi’, yi’) - tọa độ vuông góc phẳng VN-2000 của điểm chi tiết i.(cần tính?)

(xA’, yA’) - tọa độ vuông góc phẳng VN-2000 của điểm khống chế mặt bằng A.(đã biết)

AB - góc định hướng của cạnh khống chế mặt bằng AB (đã biết)

i - góc cực của điểm chi tiết i.(đo được)

Si - bán kính cực của điểm chi tiết i (đo được).

Hai bài toán cơ bản trong trắc địa

1 Bài toán thuận: tính tọa độ vuông góc của một điểm ? (từ độc cực thành vuông góc)

Cho biết tọa độ của điểm 1 là (x1,y1), khoảng cách ngang giữa điểm 1 với điểm 2 là S12, góc định hướng của đường thẳng 1-2 là 12 Hãy tính tọa độ (x2,y2) của điểm 2? (hình 1.13)

Chiếu các điểm 1 và 2 lên các trục tọa độ

Hình chiếu của đoạn thẳng S12 trên các trục tọa độ là x12 và y12 Từ tam giác vuông 1A2 có:

Thường gặp bài toán thuận khi tính toán tọa độ điểm khống chế Trắc địa

2 Bài toán ngược: tính đoạn thẳng? tính góc định hướng?(từ vuông góc thành độc cực)

Cho biết tọa độ của điểm 1 là (x1,y1) và điểm 2 là (x2,y2) Tính đoạn thẳng S12 và góc định hướng của nó 12? (hình 1.13)

1/ Đoạn thẳng S12 chính là cạnh huyền của tam giác vuông với các cạnh vuông x12 và y12, được tính theo công thức sau:

2/ Góc định hướng 12 được tính từ tam giác vuông 1A2:

Giải phương trình lượng giác cơ bản trên sẽ tìm được nghiệm tổng quát là:

Căn cứ vào dấu của x và y, tiến hành biện luận để tìm ra một góc định hướng 12 cụ thể duy nhất (bảng 1.2)

Dấu x Dấu y Giá trị  Chọn k ?

Thường gặp bài toán ngược khi tính toán những số liệu cần thiết để bố trí công trình

Cho biết tọa độ của điểm 1 là x1 = 500,00m; y1 = 200,00m; tọa độ của điểm 2 là x2 = 312,34m; y2 = 413,45m Hãy tính khoảng cách S12 và góc định hướng 12 của cạnh 12:

 2/ Góc định hướng của cạnh 12 là 12:

(x2 – x1) (312,34m - 500,00m) - 187,66m Nghiệm tổng quát là: 12 = - 4840’44” + k  180(với k = 0, 1, 2.)

Biện luận: Tại vì: y > 0, x < 0 Do đó: 90 20" thì điều chỉnh như sau: để nguyên máy ở vị trí I2, xoay ốc kích nâng để cho số đọc trên mia đặt ở B trùng với số đọc: b'2 = b2 + 1,1h (8-5)

Sau đó vặn lỏng một ốc, còn ốc kia (của riêng ống thủy dài) vặn chặt lại để điều chỉnh cho bọt nước của ống thủy dài vào giữa Sau khi điều chỉnh bọt nước phải kiểm tra lại góc i, nếu vẫn thấy lớn hơn quy định trên thì tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạt yêu cầu

2 Kiểm nghiệm và điều chỉnh máy nivô tự động

1/ Kiểm nghiệm và điều chỉnh ống thủy tròn

Phải kiểm nghiệm hàng ngày Cách kiểm nghiệm như đối với ống thủy dài Độ lệch của bọt nước của ống thủy tròn khỏi điểm không mỗi khi quay đi 180 không được lớn hơn (0,2 – 0,3)mm

2/ Xác định và khử góc i Đặt máy ở giữa đường thẳng nối hai mia cách nhau từ 50-80m (trạm I1), hình 8.8

Sau khi đã đưa bọt nước của ống thủy tròn về giữa, đọc số a1 trên mia sau và b1 trên mia trước

Sau đó chuyển máy ra phía ngoài mia trước và cách mia này từ 3 đến 5m (trạm I2) Đọc số a2 trên mia sau và b2 trên mia trước Tính trước số đọc là a'2 = (a1 b1) + b2 rồi so sánh với số đọc thực tế a2 Sự khác nhau giữa a’2 và a2 không được lớn hơn 4mm Trong trường hợp vượt hạn sai trên phải dùng ốc điều chỉnh của màng dây chữ thập để đưa vạch ngang của nó lên xuống sao cho a2 = a'2 Kiểm tra lại

Hàng ngày trước khi đo đều phải kiểm tra góc i

3/ Xác định sai số tự điều chỉnh

Chẳng hạn với máy Koni-007

Hai mia đặt cách nhau từ 40 đến 100m, máy đặt chính xác ở giữa hai mia Tiến hành đo chênh cao lần lượt theo 5 vị trí bọt nước của ống thủy tròn (hình 8.9) (bọt nước ở giữa I và lệch trước II, sau III, trái IV, phải V đi 2mm) Ở mỗi vị trí đo chênh cao 5 lần Lấy kết quả trung bình của từng

111 vị trí II, III, IV, V Lần lượt so với kết quả trung bình vị trí I Đại lượng chênh lệch không được lớn hơn 1mm Nếu vượt quá hạn sai cho phép ở trên thì phải đưa máy về xưởng sửa chữa

Các phương pháp đo cao hình học

1 Công tác chuẩn bị tại mỗi trạm máy đo cao hình học

1/ Cân bằng máy nivô theo ống thủy tròn (hình 8.10)

1a) Vặn hai ốc cân máy 1 và 2 ngược chiều nhau sao cho bọt thủy tròn chạy vào đường trung trực của đoạn 12, (hình 8.10a)

1b) Vặn ốc cân máy thứ 3 còn lại sao cho bọt thủy tròn chạy vào điểm không (hình 8.10b)

2/ Cân bằng máy nivô theo ống thủy dài (hình 8.11)

2a) Để cho ống thủy dài nằm song song với đường nối hai ốc cân máy 1, 2 vặn hai ốc cân máy 1, 2 ngược chiều nhau sao cho bọt thủy dài chạy vào điểm không (hình 8.11a)

2b) Quay ống thủy dài đi một góc 90 (hình 8.11b) Chỉ vặn ốc cân máy 3 còn lại sao cho bọt thủy dài chạy vào điểm không

3/ Tìm màng dây chữ thập rõ nét nhất

112 Quay ống kính ra vùng trong sáng Vặn vòng xoay kính mắt cho đến khi nào nhìn thấy màng dây chữ thập hiện lên rõ nét nhất Điều này phụ thuộc vào từng người đo

4a) Bắt mục tiêu sơ bộ theo đầu ruồi và khe ngắm (hoặc theo ống ngắm sơ bộ)

4b) Bắt mục tiêu chính xác: Vặn ốc điều ảnh để nhìn thấy mục tiêu rõ ràng Vặn ốc vi động ngang để đưa trung tâm màng dây chữ thập vào đúng mục tiêu Điều này phụ thuộc vào cự ly từ máy đến từng mục tiêu cụ thể

2 Các phương pháp đo cao hình học

Tùy theo độ chính xác giảm dần, đo cao hình học có các phương pháp sau:

1/ Phương pháp đo cao hình học hạng I

2/ Phương pháp đo cao hình học hạng II

3/ Phương pháp đo cao hình học hạng III

4/ Phương pháp đo cao hình học hạng IV

5/ Phương pháp đo cao kỹ thuật (hạng V)

3 Phương pháp đo cao hình học hạng IV

1/ Dụng cụ đo cao hình học hạng 1V

- Máy nivô có độ phóng đại ống kính >25 lần, độ nhạy của ống thủy dài 25"/2 mm - Mia hai mặt đen đỏ, hoặc mia một mặt có gắn ống thủy tròn Giá mia

2/ Sơ đồ đo cao hình học hạng 1V (hình 8.12)

Muốn đo độ chênh cao hAB

- Tại A và B dựng mia thẳng đứng

- Đặt máy nivô ở giữa và cách đều hai mia dựng tại A và B.(Kéo thước đo dài) Ký hiệu trên hình vẽ:

1/Cơ số: t: trên ; g : giữa ; d’: dưới

2/ Chỉ số dưới: S: sau ; T: trước

3/Chỉ số trên: (‘): lượt đo đi (một phẩy) ; (“): lượt đo về (hai phẩy)

Hình 8.12 3/ Quy trình đo cao hình học hạng 1V

Trong phương pháp đo cao hình học hạng IV với mia một mặt, trình tự đo như sau:

1/ Ngắm mia sau (đặt tại A):

- Đọc số trên mia sau theo vạch giữa: g s = 2000mm

- Đọc số trên mia sau theo một vạch đo xa (hoặc trên ts, hoặc dưới ds)

2/ Ngắm mia trước (đặt tại B):

- Đọc số trên mia trước theo vạch giữa: g t = 1700mm

- Đọc số trên mia trước theo một vạch đo xa (hoặc trên tt, hoặc dưới dt)

3/ Thay đổi chiều cao máy nivô ít nhất 10cm

4/ Ngắm mia trước (đặt tại B):

- Đọc số trên mia trước theo vạch giữa: g t = 1500mm

5/ Ngắm mia sau (đặt tại A):

- Đọc số trên mia sau theo vạch giữa: g s = 1804mm

4/ Tính toántrong đo cao hình học hạng 1V

Trong phương pháp đo cao hình học dạng IV với mia một mặt, trình tự tính toán như sau:

1/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở lượt đo đi là h AB :

AB s t h   g g 2000mm 1700mm 300mm  (8.7) 2/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở lượt đo về là h AB :

AB s t h   g g 1804mm 1500mm 304mm  (8.8) 3/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B một lần đo đủ là hAB:

4/ Tính khoảng cách từ máy nivô đến mia sau (đặt tại A) là ls: ls = K.ns = K.(tsds) = 2K.(tsg's) = 2K.(g'sds) (8.10) ls = 2K.(g'sds) = 2.100.(2000mm1500mm) = 100000mm = 100,0m (8.11) 5/ Tính khoảng cách từ máy nivô đến mia trước (đặt tại B) là lt: lt = K.nt = K.(ttdt) = 2K.(ttg't) = 2K.(g'tdt) (8.12) lt = 2K.(g'tdt) = 2.100.(2190mm  1700mm) = 98000mm = 98,0m (8.13) 6/ Tính độ chênh tầm ngắm sau-trước tại mỗi trạm đo là l:

l = ls  lt = 100000mm – 98000mm = +2000mm = +2,0m (8.14) 7/ Tính độ chênh tầm ngắm sau-trước tích lũy trên một đoạn đường đo là [l]:

5/ Quy địnhtrong đo cao hình học hạng 1V

Trong phương pháp đo cao hình học hạng IV với mia một mặt cần phải tuân theo các quy định sau:

1/ Sự khác nhau của độ chênh cao giữa lượt đo đi với lượt đo về tại mỗi trạm máy không được vượt quá 5mm

2/ Tầm ngắm xa nhất từ máy nivô đến mia (lmax) không được vượt quá 100m lmax 100m (8.17)

3/ Độ chênh tầm ngắm sau - trước tại mỗi trạm đo (l) không được vượt quá 5m

4/ Độ chênh tầm ngắm sau - trước tích lũy trong một đoạn đường đo [l] không được vượt quá 10m

5/ Chiều cao tia ngắm tối thiểu so với mặt đất là 200mm s t s t g , g , g , g    200mm (8.20)

4 Phương pháp đo cao kỹ thuật (hạng V)

1/ Dụng cụ đo cao kỹ thuật

- Máy nivô có độ phóng đại ống kính V x  20 x Độ nhạy ống thủy dài chính xác hơn 45"/2 mm

115 - Mia hai mặt đen đỏ, hoặc mia một mặt, có gắn ống thủy tròn để làm căn cứ dựng mia thẳng đứng Giá mia

2/ Sơ đồ đocao kỹ thuật (hình 8.13)

Muốn đo độ chênh cao hAB giữa hai điểm A và B:

- Tại A và B dựng mia thẳng đứng

- Giữa A và B đặt máy nivô sao cho khoảng cách từ máy nivô đến mia sau gần bằng khoảng cách từ máy nivô đến mia trước (bằng cách đếm số bước chân)

Hình 8.13 3/ Quy trình đo cao kỹ thuật với mia một mặt

1/ Ngắm mia sau Đọc số trên mia theo vạch giữa: g s  2000mm 2/ Ngắm mia trước Đọc số trên mia theo vạch giữa: g  t 1700mm 3/ Thay đổi chiều cao của máy nivô ít nhất 10cm

4/ Ngắm mia trước Đọc số trên mia theo vạch giữa: g  t 1500mm 5/ Ngắm mia sau Đọc số trên mia theo vạch giữa: g s  1806mm

4/ Tính toán trong đo cao kỹ thuật với mia một mặt

1/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở lượt đo đi là h AB

AB s t h   g g 2000mm 1700mm 300mm  (8.22) 2/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở lượt đo về là h AB

AB s t h   g g 1806mm 1500mm 306mm  (8.23) 3/ Tính độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở một lần đo đủ là hAB:

5/ Quy định trong phương pháp đo cao kỹ thuật

1/ Sự khác nhau của độ chênh cao giữa hai điểm A và B ở lượt đo đi và lượt đo về không được vượt quá 7mm

2/ Máy đặt cách đều hai mia sau, trước Tầm ngắm xa nhất từ máy nivô đến mia (lmax) không được vượt quá 120m lmax 120m (8.26)

Độ chính xác đo cao hình học

Trong kết quả đo cao hình học có chứa những sai số nào? Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng sai số? Biện pháp hạn chế, khắc phục chúng để nâng cao độ chính xác kết quả đo như thế nào?

1 Sai số do môi trường

Hiện tượng khúc xạ đứng là yếu tố quan trọng nhất Cần đo vào lúc đẹp trời Phải dùng ô che nắng cho máy Đảm bảo tia ngắm cao hơn mặt đất 0,2m

2 Sai số do dụng cụ đo

1/ Sai số do điều kiện cơ bản của máy nivô không được đảm bảo (trục ngắm không song song với trục ống thủy dài) Để hạn chế nó, khi đo phải hạn chế tầm ngắm từ máy đến mia, hạn chế độ chênh tầm ngắm trước, sau (đặt máy cách đều hai mia) Phải kiểm nghiệm và điều chỉnh máy thật cẩn thận trước khi đem đo

2/ Do khoảng chia trên mia không chính xác

3 Sai số do người đo

1/ Sai số do cân bọt nước không thật chính xác Để hạn chế sai số này, dùng máy có  càng nhạy càng tốt, dận chân máy thật chắc chắn

2/ Sai số ngắm sinh ra do khả năng phân biệt của mắt người có hạn: n x m 60

60"- góc nhìn nhỏ nhất mà mắt thường có thể phân biệt được;

V x - độ phóng đại của ống kính; mn- sai số ngắm Để hạn chế nó, cần dùng máy có độ phóng đại ống kính càng lớn càng tốt

3/ Sai số do dựng mia nghiêng Để hạn chế nó, phải dùng mia có gắn ống thủy tròn để làm căn cứ dựng mia đứng

4/ Sai số do làm tròn số đọc:

Trong đó: t- độ chính xác của bộ phận đọc số

Biện pháp: dùng máy càng chính xác càng tốt

4 Sai số do đối tượng đo: ảnh hưởng của độ cong Trái đất

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ cong Trái đất đối với kết quả đo cao hình học, ta xét trường hợp bất lợi nhất ở hai điểm C, B trên hình 8.14

Tìm sai số về độ cao h do ảnh hưởng độ cong Trái đất từ tam giác vuông OCoBo có:

    Ở mẫu số bên vế phải h là vô cùng bé so với đường kính Trái đất 2R nên ta có thể bỏ qua h được: t2 h 2R

Nếu t = 50m thì h = 0,2mm Bởi vậy trong đo cao hình học phải kể đến ảnh hưởng này Phải hạn chế tầm ngắm từ máy đến mia

Trong đo cao hình học, việc hạn chế tầm ngắm từ máy đến mia có ý nghĩa chủ yếu nhất để đảm bảo và nâng cao độ chính xác các kết quả đo.

Đo cao lượng giác

1/Khi phải đo nhiều, cần nhanh và độ chính xác đòi hỏi không cao lắm, như trong đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, ta sẽ áp dụng phương pháp đo cao lượng giác

118 2a/ Máy kinh vĩ có vạch ngắm xa (hình 7.8)

3/Sơ đồ tổ chức đo (hình 8-15): Để xác định độ chênh cao hAB giữa hai điểm A và B trên mặt đất : 3a/ Taị điểm A (đã biết độ cao là HA): đặt máy kinh vĩ

3b/ Tại điểm B (cần xác định độ cao HB ?): dựng mia thẳng đứng

4/ Công thức tính Từ hình vẽ có :

HB = HA + hAB (8.31) hAB + l = h’ + i hAB=h’ + i - l

= S’ tg V +i-l = S.tgV +i-l (tại vì MQ’)

= Kn.cos 2 V.tgV +i-l = Kn.cosV.sinV + i - l

Trong đó: hAB = BB' là độ chênh cao giữa hai điểm A và B trên mặt đất

K là hệ số máy đo xa, thường K = 100; n là khoảng cách trên mia chắn giữa hai vạch đo xa trên (t) và dưới (d'), n= td'

V = góc NMQ là góc nghiêng của trục ngắm MN i = AM chiều cao của máy kinh vĩ đặt tại A l = BN là chiều cao điểm ngắm trên mia đặt tại B

119 hAB = BB' là độ chênh cao giữa hai điểm mặt đất A,B nhưng lại đươc tính theo các thông số đo được có liên quan đến trục ngắm MN của máy kinh vĩ là (K,n,V,i,l)

6/Chú ý phân biệt MN  AB: (trục ngắm MN khác với mặt đất AB) h’= NQ : là độ chênh cao giữa hai đầu của trục ngắm MN hAB= BB' : là độ chênh cao giữa hai điểm A và B trên mặt đất.( hABh’)

D’= MN : là khoảng cách nghiêng giữa hai đầu của trục ngắm MN

D = AB : là khoảng cách nghiêng giữa hai điểm A , B trên mặt đất.(DD’)

S’ = MQ : là khoảng cách ngang giữa hai đầu của trục ngắm MN

S= AB’ : là khoảng cách ngang giữa hai điểm A,B trên mặt đất.(S = S’vì AB’= MQ)

V = góc NMQ : là góc đứng ( góc dốc) của trục ngắm MN

= góc BAB’ : là góc đứng (góc dốc) của mặt đất AB.( V)

7/ Đo cao lượng giác bằng máy kinh vĩ có vạch ngắm xa và mia đứng có thể đạt được độ chính xác vào khoảng 4cm trên mỗi 100 mét dài

8/Phương pháp đo cao lượng giác này thường được áp dụng để:

+ Đo chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, + Xác định gián tiếp chiều cao công trình, +Xác định gián tiếp độ cao trên đỉnh công trình không tới được

1 Phạm Văn Chuyên Trắc địa trong xây dựng NXB Giáo dục Hà Nội, 1996

2 Phạm Văn Chuyên (17 tác giả) Sổ tay xây dựng thủy điện NXB Giao thông Vận tải.1996

3 Phạm Văn Chuyên Trắc địa đại cương NXB Giao thông Vận tải Hà Nội, năm

4 Phạm Văn Chuyên Trắc địa đại cương NXB Giao thông Vận tải Hà Nội, 2008

5 Phạm Văn Chuyên Hướng dẫn giải bài tập trắc địa đại cương NXB Giao thông Vận tải Hà Nội, 2008

6 Phạm Văn Chuyên.Hướng dẫn thực hành trắc địa đại cươngNXB Giao thông Vận tải.2008

7 Phạm Văn Chuyên Công tác trắc địa trong giám sát thi công xây dựng công trình NXB Giao thông Vận tải Hà Nội, 2009

8 Phạm Văn Chuyên Trắc địa trong xây dựng NXB Giao thông Vận tải Hà Nội, 2014

9 Phạm Văn Chuyên Đo đạc NXB Xây dựng Hà Nội, 2001

10 Phạm Văn Chuyên Trắc địa đại cương NXB Xây dựng Hà Nội, 2003

11 Phạm Văn Chuyên Hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập trắc địa đại cương NXB Xây dựng Hà Nội, 2003

12 Phạm Văn Chuyên Hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập trắc địa NXBXây dựng 2005

13 Phạm Văn Chuyên Hướng dẫn thực hành trắc địa đại cương NXB Xây dựng 2005

14 Phạm Văn Chuyên, Lê Văn Hưng, Phan Khang Sổ tay trắc địa công trình NXB Xây dựng Hà Nội, 2006

15 Phạm Văn Chuyên Trắc địa NXB Xây dựng Hà Nội, 2006

16 Phạm Văn Chuyên Công tác trắc địa trong giám sát thi công xây dựng công trình NXB.Xây dựng Hà Nội, 2009

17 Phạm Văn Chuyên Hướng dẫn sử dụng máy đo đạc xây dựng công trính NXB Xây dựng Hà Nội, 2014

18 Phạm Văn Chuyên.Đo đạc giám sát thi công xây dựng công trình NXB.Xây dựng 2014

19 Phạm Văn Chuyên Đo đạc xây dựng công trính NXB Xây dựng Hà Nội, 2015

20 Phạm Văn Chuyên Giáo trình trắc địa NXB Xây dựng Hà Nội, 2019

21 Phạm Văn Chuyên, Lê Văn Hưng, Phan Khang Sổ tay trắc địa công trình NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1996

22 Phạm Văn Chuyên: Trắc địa NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998,1999.2000 23 Phạm Văn Chuyên: Trắc địa đại cương NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2016

24 Phạm Văn Chuyên Xác định độ chính xác đo đạc khi bố trí nhà công nghiệp theo phương pháp tọa độ vuông góc Tạp chí “Trắc địa” số 1/1984 (Bungari)

121 25 Phạm Văn Chuyên Xác định dung sai trắc địa trong xây dựng lắp ghép Tạp chí “Trắc địa” số 3/1984 (Bungari)

26 Phạm Văn Chuyên Nghiên cứu chương trình giảng dạy trắc địa trong trường Đại học Xây dựng Hà Nội Tạp chí “Trắc địa và Bản đồ” số 1/1993

27 Vũ Nghiễn, Phạm Văn Chuyên Các phương pháp giải bài toán trắc địa bất định Tạp chí

“Trắc địa-Bản đồ” số 2/1993

28 Phạm Văn Chuyên Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến biến dạng công trình Tạp chí

“Trắc địa-Bản đồ” số 2/1993

29 Phạm Văn Chuyên.Quan trắc lún các công trình bằng đất.Tạp chí “Xây dựng” số 2/1994

30 Phạm Văn Chuyên Đo vẽ hoàn công Tạp chí “Xây dựng” số 4/1994

31 Phạm Văn Chuyên Quan trắc lún nhà nhiều tầng Tạp chí “Người Xây dựng” số 4/1994

32 Phạm Văn Chuyên Độ chính xác tính toán khối lượng đất đào hay đắp khi san nền công trình Tạp chí “Trắc địa-Bản đồ” số 1/1995

33 Phạm Văn Chuyên Dung sai trắc địa trong xây dựng Tạp chí “Xây dựng” số 3/1996

34 Phạm Văn Chuyên.Công tác bố trí trắc địa khi xây nhà.Tạp chí“Người Xây dựng” 7/1996

35 Phạm Văn Chuyên Nghiên cứu dung sai trắc địa theo chuỗi kích thước Tạp chí “Cầu đường Việt Nam” số 4/2000

36 Phạm Văn Chuyên.Các phương pháp thiết kế công tác trắc địaTạp chí“Địa chính” số 6/2000

37 Phạm Văn Chuyên Bố trí điểm phụ của đường cong tròn Tạp chí “Xây dựng” số 7/2000

38 Phạm Văn Chuyên Mặt thủy chuẩn và hệ thống độ cao công trình Tạp chí “Người Xây dựng” số 10/2000

39 Phạm Văn Chuyên Chuyền trục lên cao khi xây nhà nhiều tầng “Tuyển tập công trình Đại học Xây dựng” số 1/2000

40 Phạm Văn Chuyên Phiên hiệu bản đồ địa hình kiểu Việt Nam 2000 Tạp chí “Xây dựng” số 10/2001

41 Phạm Văn Chuyên Hệ thống định vị toàn cầu GPS Tạp chí “Địa chính” số 11/2001

42 Phạm Văn Chuyên Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM-VN2000 Tạp chí “Người Xây dựng” số 9/2002

43 Phạm Văn Chuyên Phiên hiệu bản đồ địa hình theo hệ thống UTM quốc tế Tạp chí “Người Xây dựng” số 1/2004

44 Phạm Văn Chuyên Mặt thủy chuẩn quy ước trong xây dựng, độ cao quy ước công trường và những hệ tọa độ không gian thường được sử dụng trong trắc địa xây dựng công trình

Tạp chí “Người Xây dựng”, số 7/2014

122 45 Phạm Văn Chuyên Những hệ tọa độ vuông góc phẳng thường được sử dụng trong trắc địa xây dựng công trình Tạp chí “Người Xây dựng”, số 9/2014

46 Phạm Văn Chuyên Kỹ thuật định vị toàn cầu GPS.Tạp chí“Người Xây dựng”, 11/2014

47 Phạm Văn Chuyên Xác định khối lượng đất đào hay đắp khi san nền công trình theo phương pháp lưới ô vuông với trọng số của các đỉnh mắt lưới Tạp chí “Người Xây dựng”, số 1/2015

48 Phạm Văn Chuyên Ứng dụng đo cao lượng giác trong trắc địa Xây dựng công trình Tạp chí “Người Xây dựng”, số 8/2015

49 Phạm Văn Chuyên Thiết kế công tác đo đạc trắc địa xây dựng công trình theo phương pháp cân bằng ảnh hưởng các nguồn sai số Tạp chí “Người xây dựng” số 10/2015

50 Phạm Văn Chuyên.Xác định khoảng cách của hai điểm trong trắc địa xây dựng công trình

Tạp chí “Người xây dựng” số 3 và 4 năm/2016

51 Phạm Văn Chuyên Phân biệt giữa những hệ tọa độ vuông góc phẳng trong trắc địa với nhau và so sánh chúng với hệ tọa độ vuông góc phẳng Đề-các trong toán học Tạp chí

“Người xây dựng” số 5 và 6 năm 2016

52 Phạm văn Chuyên Những chuyên đề trắc địa cần thiết giảng dạy cho cao học ngành xây dựng công trình Tạp chí “Người xây dựng” số 7 và 8 năm 2016

53 Phạm văn Chuyên Đề cương chi tiết các chuyên đề trắc địa giảng dạy cho cao học ngành xây dựng công trình Tạp chí “Người xây dựng” số 9 và 10 năm 2016

54 Phạm văn Chuyên Xác định độ chính xác cần thiết của công tác đo đạc trắc địa xây dựng công trình theo phương pháp bỏ qua ảnh hưởng Tạp chí “Người xây dựng” số 11 và 12 năm 2016

55 Phạm văn Chuyên Xác định độ chính xác cần thiết của công tác đo đạc trắc địa xây dựng công trình theo phương pháp tỷ lệ ảnh hưởng Tạp chí “Người xây dựng” số 1 và 2 năm

56 Phạm văn Chuyên Truyền trục lên tầng cao trong xây dựng nhà siêu cao tầng bằng máy định vị toàn cầu GPS theo phương pháp bố trí điểm gián tiếp gần đúng dần Tạp chí “Người xây dựng” số 3 và 4 năm 2017

57 Phạm văn Chuyên Xác định độ chính xác cần thiết của công tác đo đạc trắc địa xây dựng công trình theo phương pháp tối ưu về kinh tế và kỹ thuật Tạp chí “Người xây dựng” số 5 và 6 năm 2017

58 Phạm văn Chuyên Sử dụng máy toàn đạc điện tử và máy định vị toàn cầu GPS trong đo đạc thi công xây dựng cầu Tạp chí “Người xây dựng” số 7 và 8 năm 2017

Ngày đăng: 11/09/2024, 09:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN