1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ đạo đức kinh doanh nhân tố quyết định sự thành công của công ty

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Trương Thị DIệu Linh, Trần Vủ Tuyết Ngân, Phạm Minh Phát, Nguyễn Thị Thanh Lan, Vũ Quang Huy
Người hướng dẫn Lê Văn
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CÔNG TY VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong việc kinh doanh...2 2.2.Đạo đức kinh doanh giúp chất lượng công ty đi lên...2 2.3.. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công trong

Trang 1

Bộ Giáo Dục Vào Đào TạoTrường Đại Học Văn Lang

MÔN HỌC:TRÁCHNHIỆM XÃ

HỘI CÔNG TY VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

LỚP: 222_DQT0021_02TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH

SỰ THÀNH CÔNG C@A CÔNG TY

Giảng viên: Lê Văn

Tp.HCM, ngày 28 tháng 4 năm 2023

Trang 2

Mục Lục

Lời mở đầu 1

I Tổng quan – Giới thiệu: 2

1 Khái niệm đạo đức kinh doanh 2

2 Các đặc điểm của đạo đức trong kinh doanh 2

2.1 Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong việc kinh doanh 2

2.2.Đạo đức kinh doanh giúp chất lượng công ty đi lên 2

2.3 Đạo đức kinh doanh khiến người lao động người lao động tận tâm và có sự cam kết với công ty 2

2.4 Đạo đức kinh doan giúp tăng độ hài lòng khách hàng 3

2.5 Đạo đức kinh doanh giúp công ty tạo ra lợi nhuận 3

3 Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh của công ty 3

3.1 Thiết lập bộ quy tắc đạo đức 3

3.2 Hiểu được tầm quan trọng của người lãnh đạo 4

3.3 Thực hiện bộ quy tắc ứng xử 4

3.4 Đánh giá hiệu quả 5

4 Các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh 5

4.1 Tôn trọng khách hàng 5

4.2 Trung thực và minh bạch 5

4.3 Thực hiện đúng pháp luật 6

4.4 Trách nhiệm xã hội 6

Trang 3

4.5 Đào tạo, chăm sóc nhân viên 6

II Thực trạng nghiên cứu 6

1 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển của công ty 6

1.1 Yếu tố của đạo đức kinh doanh tạo nên sự thành công của công ty 7

1.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của công ty 7

1.3 Giải pháp giúp tăng cường đạo đức kinh doanh ở Việt Nam 8

2 Khái quát về vấn đề đạo đức kinh doanh hiện nay ở Việt Nam 9

2.1 Điểm mạnh 9

2.2 Một số vấn đề tồn tại, bất cập 9

2.3 Nguyên nhân tồn tại và những hạn chế 10

3 Bài học thực tiễn về đạo đức kinh doanh của công ty 10

3.1 Trường hợp không áp dụng tốt đạo đức kinh doanh 10

3.2 Trường hợp áp dụng tốt đạo đức kinh doanh 11

III Kiến nghị và đề xuất 11

1 Phương pháp nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh cho các công ty tại Việt Nam 11

1.1 Về phía công ty 12

1.2 Về phía nhà nước 13

Kết luận 14

Trang 4

Họ và tên MSSV Nội dung Đánh giá

Phạm Minh Phát

mở đầu,lời kết

100%

Bảng phân công

Trang 5

Lời mở đầu

Trong thời đại hiện đại, kinh doanh không chỉ đơn thuần là một hoạt động mang tínhthương mại mà còn là một phương tiện quan trọng để đóng góp vào sự phát triển của đấtnước Tuy nhiên, để đạt được sự thành công trong kinh doanh, ngoài việc có năng lựcquản lý và sản xuất hiệu quả và đạo đức kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng không thểthiếu trong một công ty

Đạo đức kinh doanh là khái niệm đang được nhiều công ty quan tâm và áp dụng tronghoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh không chỉ giúp công ty duy trì uy tín và sự tintưởng của khách hàng mà còn giúp công ty thực hiện hoạt động kinh doanh bền vững vàmang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện đại, yêu cầu về đạo đức kinhdoanh đang được đặt ra cao hơn Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánhgiá vai trò của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh doanh là rất cần thiết Bài tiểuluận này sẽ giúp cho các công ty hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đạo đức và ứng dụngchúng trong hoạt động kinh doanh

Điều đặc biệt, bài tiểu luận này sẽ phân tích cụ thể các đặc điểm của đạo đức kinhdoanh và nêu những lý do khiến đạo đức kinh doanh được coi là một yếu tố quan trọngđóng vai trò quyết định đến sự thành công của công ty Nghiên cứu này sẽ đề cập đếnnhững ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến sự phát triển của công ty, từ đó giúp cáccông ty áp dụng đạo đức kinh doanh vào thực tiễn kinh doanh của mình

Với những lí do trên, đề tài "Đạo đức kinh doanh – Nhân tố quyết định sự thành côngcủa công ty" là một đề tài rất cần thiết và đáng quan tâm trong lĩnh vực kinh tế Với bàitiểu luận này hy vọng sẽ đóng góp ý nghĩa trong việc tăng cường ý thức đạo đức tronghoạt động kinh doanh và giúp cho các công ty phát triển bền vững

Trang 6

I Tổng quan – Giới thiệu:1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh bao gồm tập hợp các nguyên tắc và chuẩn mực để điềuchỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể trong hoạt độngkinh doanh Nó được coi là phạm trù đạo đức cần được áp dụng vào hoạt độngkinh doanh của một công ty, đồng thời là một nhân tố quan trọng tác động đến sựthành công và bền vững của công ty Đạo đức kinh doanh còn là truyền thống đạođức tốt đẹp của dân tộc, các chuẩn mực đạo đức này cần được phát huy trong xãhội

2 Các đặc điểm của đạo đức trong kinh doanh

2.1 Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong việc kinhdoanh

Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi của các chủ thể bằng cách bổ sung vàkết hợp với pháp luật để điều chỉnh các hành vi kinh doanh Khi các chủ thể tuânthủ đạo đức kinh doanh, các hành vi sẽ trở nên đúng đắn hơn và phù hợp với quyđịnh pháp luật Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và tránh những hành vi viphạm pháp luật

2.2.Đạo đức kinh doanh giúp chất lượng công ty đi lên

Các công ty tuân thủ đạo đức kinh doanh sẽ thu hút được sự tin tưởng của khách hàng,tăng khả năng bền vững và phát triển lâu dài trong ngành Đồng thời, các nhà đầu tư cũngquan tâm đến việc công ty có áp dụng đạo đức kinh doanh hay không, bởi vì yếu tố nàyảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty Các công ty quản lý tài sản cũng thườnggiới thiệu cổ phiếu của các công ty có đạo đức kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư

2.3 Đạo đức kinh doanh khiến người lao động người lao động tận tâm và cósự cam kết với công ty

Trang 7

Nhờ có việc áp dụng đạo đức kinh doanh vào mà sự tận tâm và cam kết củangười lao động bởi vì họ tin tưởng vào tương lai của công ty và được quan tâmđến Đồng thời, đạo đức kinh doanh cũng giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn,trả lương xứng đáng và đầy đủ trách nhiệm theo hợp đồng.

2.4 Đạo đức kinh doan giúp tăng độ hài lòng khách hàng

Khi này công ty sẽ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu Công ty phải luônlắng nghe, tôn trọng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có thểđể tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Nhờ đó, công ty có thể xây dựngmối quan hệ lâu dài với khách hàng, giúp tăng doanh số bán hàng, nâng cao uy tínvà thương hiệu của công ty Nói chung, đạo đức kinh doanh là một yếu tố quantrọng để đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và giúp công ty phát triển bền vững

2.5 Đạo đức kinh doanh giúp công ty tạo ra lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty sẽ tăng tích cực bằng cách đảm bảo rằng các hành vi kinhdoanh được thực hiện theo đúng quy định và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đạođức trong kinh doanh Những công ty này sẽ có khả năng đạt được thành công tàichính lớn

3 Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh của công ty

3.1 Thiết lập bộ quy tắc đạo đức

Để xây dựng đạo đức kinh doanh cho công ty, việc thiết lập bộ quy tắc đạo đức là cầnthiết Bộ quy tắc này là nền tảng giá trị cho công ty, giúp duy trì trật tự các hành vi và đềcao các giá trị đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp vì lợi ích của công ty lẫn cộng đồng

Bộ quy tắc đạo đức giúp củng cố niềm tin của cộng đồng và nhân viên đối với công ty,đồng thời thông báo trách nhiệm của bản thân đối với công ty và xã hội Nó thường gồmba phần: lời mở đầu, nội dung bộ quy tắc và lời hồi kết

Trang 8

 Lời mở đầu giới thiệu về công ty và sứ mệnh được đặt ra, nhấn mạnh tầm quantrọng của đạo đức và sứ mệnh Nó cũng khái quát các nội dung chính để giúp nhânviên hiểu rõ hơn các vấn đề được nhấn mạnh phía sau.

 Phần nội dung bộ quy tắc nêu ra các nguyên tắc về các chuẩn mực đạo đức màcông ty cần phải có Các nguyên tắc này phải tuân thủ suốt quá trình hoạt động củacông ty Bên cạnh đó, phần nội dung cũng nêu rõ trách nhiệm của nhân viên vàcông ty đối với cộng đồng và chính công ty Nó cũng đưa ra các biện pháp xử lýkhi một cá nhân vi phạm các điều đã nêu trong bộ quy tắc

 Lời hồi kết sẽ nhấn mạnh mục đích khi công ty được thành lập hay nói chính xácđó chính là sứ mệnh đi kèm với trách nhiệm đã được đặt ra

3.2 Hiểu được tầm quan trọng của người lãnh đạo

Một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của bộ quy tắc đạođức trong toàn công ty là sự tự giác của các nhà lãnh đạo trong việc làm tấm gương tốt vềđạo đức cho nhân viên Các nghiên cứu cho thấy những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm vàđạo đức tốt thường thu hút được những ứng viên tài năng cho công ty

Những nhà lãnh đạo xuất sắc thường đưa ra những thông điệp động viên và tạo độnglực cho nhân viên Tuy nhiên, để đạt được sự tôn trọng của nhân viên, họ cần được đối xửvới sự tôn trọng và được đánh giá dựa trên nỗ lực của bản thân, chứ không phải qua sựgắt gỏng, hối thúc deadline hay lời chê trách cho sự cố gắng của họ Thật đáng tiếc rằnghiện nay ít nhà lãnh đạo hiểu được điều này

3.3 Thực hiện bộ quy tắc ứng xử

Để bộ quy tắc đạo đức trở thành hiện thực, các công ty cần áp dụng chúng vào hoạtđộng kinh doanh sản xuất hàng ngày Các nguyên tắc đạo đức cần phù hợp và rõ ràngđược trình bày trong nội dung của bộ quy tắc đạo đức

Nên có người chịu trách nhiệm đạo đức kinh doanh để quản lý và điều chỉnh bộ quytắc phù hợp với từng thời điểm

Trang 9

Khi phát hiện các sai phạm về đạo đức, cần áp dụng biện pháp răn đe như đã quy địnhtrong bộ quy tắc Sự liêm minh và không thiên vị của lãnh đạo rất quan trọng trong việcđảm bảo sự tồn vong của công ty.

Nếu nhà lãnh đạo vi phạm quy tắc đạo đức, họ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan cóthẩm quyền cao hơn và phải chịu trừng phạt tương ứng Nếu mức độ nghiêm trọng khôngcao, họ phải chịu trách nhiệm trước các cấp lãnh đạo Nếu mức độ nghiêm trọng cao vàảnh hưởng đến cộng đồng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

3.4 Đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả là bước cuối cùng quan trọng trong việc xây dựng đạo đức kinhdoanh Công ty có thể chọn đánh giá xuyên suốt hoặc theo thời điểm:

 Đánh giá xuyên suốt yêu cầu sự đầu tư và cập nhật liên tục từ bộ phận đạo đứckinh doanh

 Đánh giá theo thời điểm được tổ chức một lần mỗi năm và đưa ra biện pháp giảmthiểu vi phạm hoặc trừng phạt vi phạm nguyên tắc

Tùy vào điều kiện của công ty, sẽ có biện pháp đánh giá phù hợp nhất

4 Các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh

Các nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việcxác định và đảm bảo sự thành công của công ty Các tiêu chuẩn và nguyên tắc này cungcấp cho các công ty một hướng đi rõ ràng và giúp họ đạt được những mục tiêu kinhdoanh một cách đúng đắn và bền vững

4.1 Tôn trọng khách hàng

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của đạo đức kinh doanh Các công ty cần đặt lợi íchcủa khách hàng lên hàng đầu, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cam kết cung cấpsản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất có thể Việc tôn trọng khách hàng sẽ giúp côngty xây dựng được uy tín và danh tiếng tốt trong cộng đồng

Trang 10

4.2 Trung thực và minh bạch

Sự trung thực và minh bạch trong các hoạt động kinh doanh của công ty là điều vôcùng quan trọng, việc này đảm bảo rằng công ty không thực hiện những hành độngkhông đúng đắn hoặc gian lận để đạt được lợi ích Các thông tin về sản phẩm, giá cả vàchất lượng cần được công bố công khai để khách hàng có thể đưa ra quyết định chínhxác

4.3 Thực hiện đúng pháp luật

Các công ty cần tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh Điều này bao gồmviệc tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng, và đảm bảo sửdụng tài nguyên môi trường một cách bền vững

4.4 Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đạo đức kinhdoanh, trách nhiệm xã hội chú trọng đến các vấn đề xã hội và môi trường Các công ty cótrách nhiệm giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộngđồng và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội

4.5 Đào tạo, chăm sóc nhân viên

Đào tạo giúp nhân viên hiểu được các giá trị đạo đức mà công ty đặt ra, nhân viên cóthể áp dụng đạo đức kinh doanh vào các quyết định thực tế, cách đối xử với khách hàngvà đối tác, và cách giải quyết những tình huống đạo đức khó khăn Đồng thời, chăm sócnhân viên cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh Cáccông ty cần tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, công bằng và tôn trọng nhân viên.Điều này giúp nhân viên cảm thấy tình cảm và có động lực để thực hiện đạo đức trongkinh doanh

Trang 11

II Thực trạng nghiên cứu1 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong sự phát triển của côngty

Khi đất nước ngày càng phát triển thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong thời kỳgặt hái nhiều cơ hội cũng như những thử thách to lớn Các công ty Việt Nam vừa hợp tácvừa cạnh tranh với nhau Họ không những cạnh tranh về các mặt đầu tư, chiến lược,quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao sự uy tín của công ty vàtrách nhiệm lên hàng đầu Do đó, các công ty trong nước và quốc tế sẽ cạnh tranh về sựkhác biệt, văn hóa và sự uy tín cũng là một trong những yếu tố cần phải được truyền bárộng rãi

1.1 Yếu tố của đạo đức kinh doanh tạo nên sự thành công của công ty

Có hai yếu tố cơ bản: trung thực và tôn trọng.Thứ nhất, một công ty trung thực tuyệt đối không được sử dụng các thủđoạn gây thiệt hại, làm ăn phi pháp, cạnh tranh không lành mạnh để kiếm lờicho bản thân cũng như công ty

o Đối với đối tác và khách hàng, công ty phải đảm bảo thực hiện đúngnghĩa vụ: không sản xuất hàng kém chất lượng, hàng giả, gây ảnhhưởng sức khỏe cho con người, quảng cáo trá hình, làm giả nhãn mácvà xuất xứ hàng hóa Công ty phải nghiêm túc chấp hành các quy địnhcủa luật pháp; không buôn lậu, trốn thuế

o Đối với môi trường, công ty không được tàn phá, xả các chất thải độchại ra ngoài và kinh doanh những hàng hóa hoặc dịch vụ không đúngvới thuần phong mỹ tục

Thứ hai, trong kinh doanh luôn luôn đòi hỏi công ty phải có trách nhiệmcũng như tôn trọng quyền lợi, đảm bảo an toàn lao động, tạo điều kiện cho cácđội ngũ công, nhân viên trong công ty; cải tiến đổi mới cũng như tôn trọng

Trang 12

nhu cầu, sở thích của khách hàng; tạo môi trường làm việc lành mạnh; tạo ralợi ích cho bản thân cũng như cho khách hàng.

o Phạm vi áp dụng rộng rãi bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân của mộthoạt động kinh doanh như cổ đông, chủ công ty, chính phủ, khách hàng,công nhân viên trong công ty…

o Ví dụ đạo đức kinh doanh bao gồm:+ Tôn trọng khách hàng và bảo mật thông tin khách hàng một cách kĩ lưỡng+ Công khai minh bạch

+ Lấy nhu cầu của khách hàng làm mục tiêu để phát triển+ Vạch trần các hành vi vi phạm đạo đức

1.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của công ty

Như đã đề cập ở trên, đạo đức kinh doanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trongkinh doanh mà còn tạo dựng niềm tin với đối tác, khách hàng, nhân viên trong và ngoàicông ty

Một số công ty sử dụng đạo đức kinh doanh như một công cụ quảng cáo Nếu họ sửdụng nó một cách khôn ngoan, giá trị thương hiệu của công ty sẽ tăng nhanh hơn

Đối với các nhà đầu tư và cổ đông, họ sẽ nhìn thấy tiềm năng trong công ty của bạn vàcó thể đầu tư nhiều tiền hơn vào công ty “Trình độ không bằng thái độ” nếu cư xử đúngmực, bạn sẽ gặt hái được thành công rực rỡ

Đạo đức kinh doanh góp phần hoàn thiện xã hội văn minh hiện đại hơn, loại bỏ các tệnạn xã hội và các quy tắc ngầm Nâng cao năng suất, hiệu quả của chất lượng công việccủa cá nhân và nhóm Tạo môi trường làm việc thân thiện và tạo sự gắn bó bền chặt giữanhân viên với công ty

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w