1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Tác giả Lê Nguyễn Đoan Trinh
Người hướng dẫn Tiến sỹ Bùi Trọng Vinh, Tiến sỹ Trần Anh Tú
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 8,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Gò Công Đông (19)
    • 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên (19)
      • 1.1.1. Giới thiệu (19)
      • 1.1.2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu (19)
      • 1.1.3. Đặc điểm địa hình (19)
      • 1.1.4. Đặc điểm khí hậu (20)
      • 1.1.5. Đặc điểm thủy – hải văn (24)
      • 1.1.6. Thổ nhưỡng – thảm thực vật (25)
    • 1.2. Đặc điểm địa chất và lịch sử phát triển bờ biển, để biển Gò Công Đông (26)
      • 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển đê biển Gò Công Đông (29)
    • 1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội (33)
      • 1.3.1. Xã hội và nhân văn (33)
      • 1.3.2. Kinh tế (35)
    • 1.4. Nhận xét (37)
  • CHƯƠNG 2. Hiện trạng xói lở/bồi tụ đới bờ Gò Công Đông (39)
    • 2.1. Giới thiệu (39)
    • 2.2. Thực trạng xói lở và bồi tụ đới bờ Gò Công Đông từ 1991-2014 (39)
      • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 2.2.2. Kết quả phân tích diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông (41)
    • 2.3. Diễn biến rừng ngập mặn Gò Công Đông qua các giai đoạn (44)
    • 2.4. Đánh giá hiện trạng kè đê và xói lở/bồi tụ bờ biển Gò Công Đông (49)
    • 2.5. Nhận xét (56)
  • CHƯƠNG 3. Đánh giá nguyên nhân xói lở đới bờ Gò Công (58)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (58)
    • 3.2. Kết quả khảo sát thực địa (62)
      • 3.2.1. Các yếu tố tự nhiên (62)
      • 3.2.2. Tác động từ các hoạt động sống của con người (71)
      • 3.2.3. Nhận xét (77)
    • 3.3. Kết quả phân tích bằng mô hình toán (78)
      • 3.3.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình (78)
      • 3.3.2. Lưới tính, biên mô hình (81)
      • 3.3.3. Các số liệu sử dụng (83)
      • 3.3.4. Thiết lập – Kiểm định mô hình (83)
      • 3.3.5. Kết quả mô phỏng đánh giá tác động sóng, gió, dòng chảy ven bờ Gò Công Đông (87)
      • 3.3.6. Nhận xét, đánh giá (94)
  • CHƯƠNG 4. Các giải pháp phòng chống xói lở (96)
    • 4.1. Dự báo xu thế diễn biến đường bờ (96)
    • 4.2. Đề xuất một số giải pháp phòng chống xói lở (0)
      • 4.2.1. Giải pháp công trình (99)
      • 4.2.2. Giải pháp phi công trình (110)
      • 4.2.3. Đánh giá khả năng phục hồi rừng ngập mặn (110)
  • Tài liệu tham khảo (117)

Nội dung

TÓM TẮT Với đường bờ biển nằm song song theo hướng Bắc – Nam, bờ biển và đê biển Gò Công Đông, thuộc huyện biển phía Đông tỉnh Tiền Giang, phải luôn hứng chịu tác động trực tiếp của sóng

Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Gò Công Đông

Điều kiện địa lý tự nhiên

Gò Công Đông là một huyện duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang, với đường bờ biển dài 32km Toàn Huyện có diện tích khoảng 270km 2 Huyện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các thị trấn: Tân Hòa, Vàm Láng và các xã:

Tân Điền, Tăng Hòa, Phước Trung, Bình Ân, Tân Đông, Bình Nghị, Gia Thuận,

Kiểng Phước, Tân Phước, Tân Thành, Tân Tây Trong đó, thị trấn Vàm Láng và các xã Tân Điền, Kiểng Phước và Tân Thành là vùng trực tiếp giáp với biển Đông Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản Và vùng ven biển của huyện được bao bọc bởi dải rừng ngập mặn đang ngày càng suy thoái trước các tác động của điều kiện tự nhiên

1.1.2 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính là vùng ven biển Gò Công tức thuộc địa phận các xã Vàm Láng, Kiểng Phước, Tân Điền, và Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, nằm ở tọa độ 106°40'50” đến 106 o 47’40” kinh độ Đông và 10°15'35” đến 10°25'45” vĩ độ Bắc Ranh giới vùng nghiên cứu được xác định cụ thể như sau:

- Phía Bắc: Giáp sông Soài Rạp

- Phía Nam: Giáp sông cửa Tiểu

- Phía Đông: Giáp biển Đông

- Phía Tây: Là tuyến đê biển Gò Công Đông

Dải ven bờ biển Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, khuynh hướng thấp dần từ Bắc đến Nam và từ Tây sang Đông, cao độ trung bình mặt đất tự nhiên khoảng +0.7 – +0.8m, cao nhất là khoảng +1.3 – +1.4m, thấp nhất khoảng +0.4– +0.5m Với cao độ mặt đất tự nhiên thấp như vậy, sự hiện diện của đê biển giúp bảo vệ nội đồng không bị nước biển xâm nhập vào sâu, đặc biệt là lúc triều cường hay khi có bão kết hợp triều cường Bãi biển Gò Công tương đối thoải với độ dốc 1– 5×10 -3

Hình 1-1 Vị trí, phạm vi nghiên cứu

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung cũng như vùng bờ biển Gò

Công Đông nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thường đi kèm với gió mùa Tây Nam; Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành phổ biến trong thời kỳ này là gió mùa Đông Bắc

Nhiệt độ trong khu vực là tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm 2013 tại trạm đo Mỹ Tho là 27.3 o C Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng

(29 – 30 o C) Nhiệt độ cao còn kéo dài cho tới tháng 5 Hình 1-2 thể hiện nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2010 đến 2013 tại trạm đo Mỹ Tho

Hình 1-2 Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm (2010 – 2013) tại Mỹ Tho

Gò Công là nơi quanh năm có nền nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi thoát nước lớn Tổng giờ nắng trung bình năm 2013 là 2340.6 giờ Trong đó, số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa Độ ẩm tương đối thấp nhất trong năm rơi vào khoảng tháng 3 (74%) và lớn nhất vào tháng 9 (88%) Độ ẩm trung bình cả năm của năm 2013 là 78.9%

Hình 1-3 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm (2010 – 2013) tại Mỹ Tho

Lượng mưa trong năm phân bố không đồng điều, mưa thường tập trung trong các tháng 5 – 10, tương ứng với chế độ gió mùa Tây Nam Tại trạm Mỹ

Tho, tổng lượng mưa bình quân mùa mưa trong năm 2013 là 986.5mm, chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gắn liền với gió Đông Bắc ít ẩm, lượng mưa thường nhỏ Tổng lượng mưa trung bình mùa khô năm 2013 là 306 mm, chiểm 15 -20% tổng lượng mưa cả năm So sánh bảng phân bố lượng mưa và nhiệt độ giữa các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu, với lượng mưa nhỏ lại rơi vào lúc nhiệt độ lên cao, làm lượng bốc hơi nước cao, khiến nước trong các đầm lầy rừng ngặp mặn luôn trong tình trạng độ mặn lớn Điều này gây khó khăn cho đời sống của dải rừng ngập mặn Nên trong những này gần đây, dù tỉnh ra sức khôi phục lại dải rừng phòng hộ nhưng vẫn không đạt được hiệu quả Hình 1-4 thể hiện lượng mưa trung bình tháng từ năm 2010 đến 2013 tại trạm đo Mỹ Tho

Hình 1-4 Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (2010 – 2013) tại Mỹ Tho

Hàng năm vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chể độ gió mùa Với hai

Bảng 1-1 Phân bố gió mùa hàng năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Mùa khô Gió mùa Đông Bắc

Mùa Mưa Gió mùa Tây Nam

Mùa khô Gió mùa Đông Bắc

Gió mùa Tây Nam thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 9

Hướng gió thịnh hành trong thời kỳ gió mùa Tây Nam là Tây Tây Nam, Tây Nam và Tây, trong đó chủ yếu là hướng Tây Nam Vận tốc gió trung bình theo hướng này là từ 4 - 6 m/s, tốc độ lớn nhất vào khoảng 8-10 m/s Hình 1-5 thể hiện hoa gió đo tại trạm Bạch Hổ (tọa độ: 108 o 00’, 10 o 31’ ) và tại vị trí ven biển Bến Tre, cách bờ khoảng 10 km (tại tọa độ: 106 o 52’29.46”, 10 o 08’50.78”) là kết quả từ mô hình khí tượng toàn cầu CFSR của NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration) từ năm 2000 - 2010

Hình 1-5 (a) Hoa gió tại trạm Bạch Hổ; (b) Hoa gió tại vị trí ven biển Bến Tre cách bờ khoảng 10 km (kết quả mô hình toàn cầu CFSR – NOAA, giai đoạn 2000-2010)

(Nguồn:Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Khang và nnk, 2010)

Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Gió thường thổi theo hướng: Đông Bắc, Đông và Đông Nam, trong đó chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc Vận tốc gió trung bình đạt khoảng 8 – 10 m/s, cao nhất là từ 12 – 14 m/s Như vậy có thể thấy vào mùa gió Đông Bắc, vận tốc gió trung bình cao hơn so với vận tốc trung bình vào mùa gió mùa Tây Nam

Hơn nữa, gió mùa Đông Bắc có hướng gió gần như trực diện với đường bờ biển, có tần suất gió vượt trội, và tốc độ gió cũng lớn hơn nhiều so với gió mùa Tây Nam, nên có thể thấy gió mùa Đông Bắc là hướng gió chính chi phối

D :\ R ESEAR C H PR OJ EC T S\ XOI LOGOC ON G\ D AT A\ T huy Van\ N OAA\ W IN D \w nd10m gdas 2000-2009 POI N T S df s 0

10 % đến quá trình xói lở bờ biển của khu vực nghiên cứu, vì gió là yếu tố ngoại sinh chính tạo ra sóng, cũng như chi phối đến các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ

Bảng 1-2 Thống kê tần suất gió theo hướng và cấp gió tại khu vực ven bờ Gò Công Đông năm 2000 – 2010 (Trích từ mô hình khí hậu toàn cầu CFSR)

Cấp gió và tốc độ gió tương ứng (m/s)

1.1.5 Đặc điểm thủy – hải văn

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều Biển Đông, chế độ gió mùa, cũng như chế độ dòng chảy của hệ thống sông Mekong và Sài Gòn – lần tốc độ truyền triều của sông Hậu và gấp 3 lần tốc độ truyền triều của sông Hồng (Nguyễn Ân Niên và nnk, 2007)

Hình 1-6 Diễn biến mực nước thủy triều thực đo tại trạm Vũng Tàu từ 2007-2009

(Nguồn: Viện kỹ thuật Biển)

Gió là yếu tố ngoại sinh chính tạo ra sóng, ngoài ra chế độ gió mùa nói trên cũng tạo ra các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ trái chiều nhau: dòng chảy mùa hè (gió mùa Tây Nam) đi từ Nam lên Bắc, và dòng chảy mùa đông (gió mùa Đông Bắc) hướng từ Bắc xuống Nam Điều này cho thấy các quá trình thủy động lực ven bờ biển vùng nghiên cứu diễn ra khá phức tạp

1.1.6 Thổ nhưỡng – thảm thực vật

Đặc điểm địa chất và lịch sử phát triển bờ biển, để biển Gò Công Đông

1.2.1 Địa mạo – hình thái bờ biển

Huyện Gò Công Đông nằm trong khu vực hạ lưu tam giác vùng châu thổ và tiếp nối là các bãi triều ven biển, địa hình bằng phẳng, nghiêng từ Tây sang Đông, xen lẫn với nhiều giồng cát lớn hình cánh cung

Về hình thái bờ biển, thì bờ biển Gò Công Đông là đoạn chuyển tiếp giữa hình thái “cửa sông triều chiếm ưu thế” của lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai và hình thái “đồng bằng triều chiếm ưu thế” của đồng bằng Sông Cửu Long

Theo khái niệm của tổ chức khoa học Địa chất Úc – Geoscience Australia (David & nnk, 2003) thì hình thái “Cửa sông triều chiếm ưu thế” có đặc trưng là cửa sông có dạng hình phễu kéo dài theo hướng dòng chảy, do tác động của dòng chảy sông triều mạnh tạo nên lạch sâu Cụ thể như cửa Soài Rạp, có lạch sâu đến cao trình -11 đến -10m Đáy của các lạch sâu này là bùn sét chặt sít Hai bên các cửa sông này thường là các môi trường ngập triều đa dạng, như bãi ngập triều,

Trang 13 Do chịu sự chi phối của dòng chảy sông Soài Rạp chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cũng như tác động của dòng chảy sông cửa Tiểu theo hướng Tây Đông, nên hình thái đáy bờ biển khu vực nghiên cứu có dạng tam giác nhọn, có đỉnh nhọn tại cửa Soài Rạp, và đáy tại cửa Tiểu Đường bờ biển Gò Công Đông có dạng thẳng theo hướng Bắc Nam, được kẹp giữa cửa Tiểu và cửa Soài Rạp Hướng của đường bờ biển này trực diện với tác động của sóng biển trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, và có thể đây chính là một trong những lý do khiến bờ biển Gò Công Đông nhiều thập kỷ nay luôn trong tình trạng bị xâm thực

1.2.2 Phân bố thạch động lực và đặc điểm địa chất vùng biển ven bờ

Theo Trần Như Hối và nnk, 2002, vùng biển ven bờ Gò Công Đông (độ sâu từ 0 ÷20m) có phân bố thạch học được thể hiện như trên hình 1-7

Hình 1-7 Phân bố thạch động học vùng bờ biển Gò Công và vùng lân cận

(Nguồn: Trần Như Hối và nnk, 2002)

Theo đó, vùng bờ biển nghiên cứu được cấu tạo bởi trầm tích cát sạn bãi triều cổ bị phủ bởi trầm tích cát bùn tiền châu thổ tương tác sóng biển, trầm tích cát bãi triều tiền châu thổ tàn dư và các trầm tích tiền châu thổ tương tác sóng biển hiện đại

MYÕ THO TAÂN HIEÄP MỸ PHƯỚC

PHÚ MỸ HOÀ BEÁN TRE

NGÃ BA AN NINH ĐẠI NGẢI

LONG BÌNH Cệ ÛA ẹ ÒNH AN

OÅ C HIE ÂN CỬA HÀM

Cệ ÛA S OA ỉI R ẠP

Trầm tích bùn sét tiền châu thổ tương tác sóng biển hiện đại Trầm tích bùn sét biển nông ven bờ hiện đại

Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tương tác sóng biển hiện đại Trầm tích cát bãi triều tiền châu thổ hiện đại

Trầm tích cát bãi triều tiền châu thổ tàn dư Trầm tích cát bùn tiền châu thổ tương tác sóng biển

Trầm tích cát bùn biển nông ven bờ 10

Trầm tích cát bùn sạn biển nông ven bờ cổ Trầm tích cát sạn bãi triều cổ

Trầm tích sạn cát bãi triều cổ Ranh giới tường thạch động lực Đường bờ hiện đại Đường đẳng sâu 10

Bờ bồi tụ Bờ xói lở Hướng di chuyển các dòng trầm tích

BẢN ĐỒ THẠCH ĐỘNG LỰC VÙNG BIỂN HÀ TIÊN - GÒ CÔNG

(Thành lập theo tài liệu khảo sát và đo đạc của TT địa chất khoáng sản biển năm 1998, 1999, 2000 - Cà mau - Gò công)

1.2.3 Quá trình thành tạo đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực bờ biển Gò Công Đông

Theo các nghiên cứu về kiến tạo Địa chất của vùng đồng bằng sông Cửu Long (Lap và nnk, 2000; Oanh và nnk, 2002), trong khoảng 6000 năm qua đồng bằng đã tiến ra biển khoảng hơn 250km từ vùng biên giới Campuchia cho đến đường bờ biển hiện tại Vào thời kỳ Holocene giữa, khoảng 4000 đến 6000 năm trước đây, mực nước biển cao hơn mực nước biển hiện tại khoảng 2.5 ÷ 4.5m (Lap và nnk, 2000; Saito, 2001) Đường bờ biển khi đó (ứng với mực nước lớn nhất) nằm ở Campuchia Phần lớn diện tích đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là vùng biển nông Từ đó, đồng bằng đã phát triển ra biển với tốc độ khoảng 9km 2 /năm

Theo các kết quả phân tích địa tầng từ các hố khoan sâu gần đây (Tanabe và nnk, 2001; Oanh và nnk, 2002; Xue và nnk, 2010), tốc độ tiến ra biển của đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 45m/năm trước 2500 năm trước đây, và khoảng 20 đến 30m/năm trong khoảng 2500 năm gần đây Hình thái của đồng bằng, các tướng trầm tích, địa mạo của tầng mặt, và tốc độ phát triển đã thay đổi từ khoảng 2500 năm trước, khi quá trình thành tạo đồng bằng chuyển từ dạng triều chiếm ưu thế (tide-dominated) sang dạng triều chiếm ưu thế - sóng chi phối (wave-influenced tide-dominated) Trong giai đoạn đó, tốc độ biển thoái giảm dần và bề mặt của thềm lục địa trở nên dốc hơn (Hình 1-8)

Hình 1-8 Quá trình phát triển của thềm lục địa khu vực Trà Vinh, Bến Tre hơn 3000 năm qua (Nguồn: Oanh và nnk, 2002)

Tại khu vực Gò Công, quá trình thành tạo với triều chiếm ưu thế đã tạo nên các gò, các giồng tập trung rõ nhất quanh thị xã Gò Công ngày nay như giồng Tre, giồng Cát (xã Yên Luông), giồng Tháp (xã Tân Tây) giồng Sơn Quy (xã Tân Trung), giồng Nâu (xã An Hòa) Tại xã Tân Thành thuộc Gò Công Đông có các giồng Bà Lẫy, giồng Bà Canh, giồng Đình Các giồng cát có cao độ 0.8 đến 1.1m vượt lên vùng trũng xung quanh (Nguyễn Ân Niên và nnk, 2008)

1.2.4 Lịch sử hình thành và phát triển đê biển Gò Công Đông

Chiều dài của đê cửa sông và đê biển bao Gò Công Đông là 43.612 km trong đó phần đê biển là 21.018km Bắt đầu từ K0 ở cống Vàm Láng phía cửa Soài Rạp và kết thúc ở cửa rạch Long Uông (K43 + 612) phía cửa Tiểu

Theo Nguyễn Ân Niên và nnk, 2008, quá trình hình thành và phát triển đê biển Gò Công đã trải qua các thời kỳ sau:

 Trước 1930: Đê biển chỉ là các bờ bao nhỏ nhằm ngăn nước mặn tràn vào ruộng lúa một vụ (lúa mùa Hè – Thu hoặc Thu – Đông) và nằm sâu bên trong dải rừng ngập mặn Trước tình trạng xâm thực của biển và sự thoái hoá của rừng, các bờ bao đều phải được gia cố lùi dần vào trong

 Từ năm 1955 đến 1972: Tuyến đê đã trải qua 3 đợt trùng tu lớn vào các năm 1955, 1967 và 1972 Đợt đại tu 1972, đoạn đê xung yếu dài 2100m thuộc xã Tân Thành được tập trung gia cố và cũng trùng với đoạn kè cứng hiện nay (K28 đến K30); Đoạn đê dài 600m thuộc xã Tân Điền cũng được gia cố bằng giải pháp lát tấm đan bê tông trên mái và kè đá chân đê Nhưng các biện pháp này đều không mang lại hiệu quả và chỉ 2 năm sau đê bị sạt chân Năm 1973, Hàn Quốc viện trợ xây dựng cống

Rạch Bùn với van Clapet và củng cố đoạn đê quanh Rạch Bùn Tuy nhiên đoạn này xói lở mạnh uy hiếp công trình và cống Rạch Bùn cùng tuyến đê đã được đề nghị dời vào sâu nội đồng hàng trăm mét

 Từ năm 1976 ÷ 1978: Đoạn đê xung yếu từ cống Rạch Bùn đến Tân Thành đã được tập trung tu sửa bằng biện pháp thi công là đắp đất, thả đá áp trúc một cách thủ công và phải huy động 12000 đến 100000 công/năm để thực hiện

 Năm 1979: Đoạn đê từ Rạch Bùn đến đoạn đê xung yếu nhất hiện nay được gia cố bằng cách dùng xáng cạp múc đất ngoài đê để bồi đắp vào

 Giai đoạn 1983 ÷ 1985: Hình thành tuyến đê cửa sông và đê biển dài 43.612km như hiện nay, nhưng trước việc bị biển xâm thực và dải rừng phòng hộ bị suy thoái (do biển lấn và do lạm thác) nên bên cạnh việc phục hồi và quản lý chặt chẽ rừng phòng hộ đã phải thực hiện các biện pháp áp trúc và hình thành tuyến đê phòng thủ bên trong

 Năm 1985 ÷ 1986: Đoạn đê từ Tân Thành đến Vàm Láng được gia cố và từ năm 1986 ÷ 1990 các tuyến đê xung yếu cũng được gia cố bằng cừ tràm, đất đắp

Hình 1-9 Vị trí tuyến đê giai đoạn 1983 – 1985 (Nguồn: Sở NN &PTNT Tiền Giang)

Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.3.1.1 Dân cư và sự phân bố dân cư

Dân số trung bình huyện Gò Công Đông sơ bộ năm 2013 là 142820 người, chiếm 8.4% dân số của cả tỉnh Tiền Giang Mật độ dân số là 534 người/km 2 Tỉ lệ tăng dân số các năm gần đây là khoảng 1.1%, giảm nhanh so với 1.27% năm 2005 Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, sơ bộ năm 2013, dân số trung bình ở nông thôn là 122567 người, chiếm hơn 85% dân số cả huyện

1.3.1.2 Cơ sở hạ tầng xã hội a Giao thông

Với ưu thế của hệ thống sông ngòi, có hai cửa sông lớn Soài Rạp, Cửa Tiểu thông ra biển Đông, có tuyến đê chạy dọc bờ biển dài 18.5km; giao thông vận tải cả đường thủy và đường bộ của huyện khá thuận lợi khi cách trung tâm thành phố của tỉnh 41km, thành phố Hồ Chí Minh 58km Đặc điểm địa lý này được xác định là lợi thế nổi bật đã tạo nên vị thế của huyện trong phát triển kinh tế biển, phát triển giao thông vận tải thủy - bộ kết nối ra biển đã đưa huyện trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, có tác động thúc đẩy sự giao thương hàng hoá trong và ngoài nước

- Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện gồm ba trục chính: Quốc lộ 50, đường tỉnh 862, đường tỉnh 871 và 7 đường huyện kết hợp với tuyến đê sông – biển đan xen nhau tạo nên mạng lưới giao thông đường bộ phong phú Tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường bộ là 321 km, trong đó đường tỉnh chiếm 11.7%; Quốc lộ chiếm 3.51%; huyện lộ 13.54%; nội thị 1.84%; đường xã 42.8%; và đường đê 26%

- Đường thuỷ: Mạng lưới sông kênh rạch có tổng chiều dài 322km, đảm bảo cho gần 90% số lượng hàng hóa vận chuyển Hệ thống bến bãi tương đối đầy đủ nhưng mức khai thác còn kém hiệu quả và đã xuống cấp nặng b Hệ thống thủy lợi – Cấp thoát nước

Hệ thống thoát nước tại thị trấn và các cụm điểm dân cư lớn hiện trạng còn kém, đặc biệt trong điều kiện các kênh rạch tự nhiên đều có các cống đầu mối điều tiết

Tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; phần nước mưa đều chảy tràn mà không có biện pháp lưu giữ Các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ đều không xử lý nước thải

Cấp nước đô thị: Từ năm 2002, thị trấn Tân Hòa và một phần xã Phước Trung đã được cấp nước từ nguồn nước do công ty cấp nước tỉnh đưa về với dân số được cấp nước đạt tỷ lệ 70% dân số trong phạm vi được cấp nước

Cấp nước nông thôn: Hiện nay, hầu hết các xã – trung tâm đều có trạm cấp nước mặt từ nguồn nước của dự án ngọt hóa Gò Công Ngoài ra còn có 32 giếng tầng sâu phục vụ cho dân cư 2 xã Bình Đông và Bình Xuân Các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn đảm bảo cung cấp nước sạch cho 4169 hộ trên địa bàn, với khối lượng nước 593566m 3 Số còn lại trong dân cư thì sử dụng lu, hồ chứa nước mưa để sử dụng. c Mạng lưới điện

Toàn huyện đã xây lắp được 284km điện trung thế, 332km điện hạ thế, đáp ứng được 31964 hộ có điện sử dụng, đạt 98.98% Trong đó có 19283 hộ có

- Giáo dục: Lĩnh vực giáo dục – đào tạo được quan tâm, hệ thống các trường phổ thông phát triển rộng khắp Cơ sở vật chất và điều kiện học tập của học sinh ngày càng được nâng cao

- Y tế: Mạng lưới y tế tuy đã phủ kín toàn huyện, hầu hết là nhà kiên cố cấp

4, chưa có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia; một số cơ sở y tế xuống cấp nền trầm trọng như Tân Hòa, thiếu phòng làm việc như Tân Tây, nhiều nơi chưa có cổng và tường rào; các cơ sở y tế chưa được trang bị máy móc hiện đại Tuy nhiên trên địa bàn huyện cũng có một số phòng mạch Tây y, nhà thuốc Tây và cơ sở y học dân tộc, chủ yếu tập trung tại thị trấn và chợ xã, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Kinh tế của huyện Gò Công Đông phát triển theo hướng nông nghiệp – ngư nghiệp – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó nông – ngư nghiệp đóng vai trò chủ lực Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khá cao và ổn định, bình quân tăng 10.5% trong 10 năm gần đây, hiện đang có nhiều tiềm năng đột phá về thủy hải sản và công thương nghiệp

Trong phát triển nông nghiệp, với vị trí đất đai thuộc vùng nhiễm mặn lợ đã chủ động ngọt hóa, có nhiều giồng cát, Gò Công Đông có nền nông nghiệp khá phát triển, đủ điều kiện để hình thành vành đai xanh cho các khu công nghiệp trong vùng và của khu vực

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất lúa bình quân năm 2013 sơ bộ đạt 5.3 tấn/ha, tăng hơn so với những năm trước đó Cũng trong năm này, sản lượng lương thực đạt 176434 tấn, giảm so với năm 2012 nhưng không nhiều Bình quân lương thực trên đầu người là 1235kg Tổng sản lượng lúa năm 2013 đạt 176170 tấn trên tổng diện tích gieo trồng lúa là 33122ha

Bên cạnh canh tác lúa chiếm ưu thế, thì rau màu cũng được chú ý phát triển Diện tích trồng rau màu thực phẩm trong năm 2010 là 7500 ha, sản lượng 88000 tấn Năm 2013, diện tích trồng cây ăn quả của huyện là 1492 ha

Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp Xong trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi đã dần ổn định Năm 2013, duy trì đàn heo 43767 con, đàn bò 6517 con, đàn gia cầm 515000 con

Nhận xét

Với vị trí nằm sát biển Đông, Gò Công Đông là một trọng điểm kinh tế quan trọng của tỉnh Tiềng Giang (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá, du lịch sinh thái biển…), nơi đây cũng là cửa ngõ các tuyến giao thông thủy quan trọng hướng về Thành Phố Hồ Chí Minh và ra biển Đông Ngoài ra, với vị trí thuộc vùng nhiễm mặn lợ đã chủ động ngọt hóa, có nhiều giồng cát, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, phát triển nông nghiệp (lúa, rau màu, sơ ri)

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm khí hậu nơi đây cũng có những hạn chế như: Lượng mưa rất thấp mà bốc thoát hơi nước cao làm cho nước trong khu vực dãi rừng ngập mặn lưu thông kém, tăng độ mặn của nước, không phù hợp cho môi trường sống của cây và thủy sinh Hiện tượng xâm nhập mặn quanh năm và không chủ động được nguồn nước ngọt sạch phục vụ đời sống và sản xuất công nghiệp Khu vực đê biển bị xói lở mạnh vào mùa gió Đông Bắc, với hướng gió chính gần như trực diện với đường bờ và có vận tốc gió, tần suất gió lớn hơn hẳn so với gió mùa Tây Nam, điều này làm an toàn của đê luôn bị đặt trong tình trạng báo động.

Hiện trạng xói lở/bồi tụ đới bờ Gò Công Đông

Giới thiệu

Diến biến xói lở hay bồi tụ ở các bờ biển được cấu tạo từ thành phần là cát và trầm tích bở rời, thường phụ thuộc rất nhiều vào sự cân bằng vận chuyển trầm tích theo phương ngang và dọc bờ tại khu vực bờ biển đó Khi sự cân bằng trầm tích bị phá vỡ, tức lượng trầm tích từ các sông đổ ra tăng giảm bất thường, do tác động của các công trình đập ở thượng lưu sông…, sẽ dẫn đến quá trình bồi/xói diễn ra nhanh hơn

Trong khu vực nghiên cứu, sự hiện diện của dãi rừng ngập mặn phòng hộ có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ bờ biển trước các tác động của thiên nhiên Sự suy thoái mạnh mẽ dãi rừng phòng hộ này trong những năm qua đã đe dọa đến sự an toàn của tuyến đê biển phía bên trong, cũng như đe dọa đến tính mạng của hàng nghìn hộ dân sống sau đê

Nắm bắt xu thế bồi xói của đường bờ là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, để kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục xói lở, kích thích bồi tụ, bảo vệ dãi rừng phòng hộ, cũng là bảo vệ đời sống nhân dân trong khu vực.

Thực trạng xói lở và bồi tụ đới bờ Gò Công Đông từ 1991-2014

Từ lâu, công nghệ xử lý ảnh viễn thám kết hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS được sử dụng để nghiên cứu diễn biến đường bờ biển theo cả không gian lẫn thời gian Cụ thể trong phương pháp này, các bản đồ giấy, các ảnh vệ tinh được thu thập và chuyển đổi về cùng hệ tọa độ (Trong đề tài này tác giả đưa về cùng hệ tọa độ UTM WGS84); sử dụng phần mềm ENVI 4.7 giải đoán làm nổi bật đối tượng đang nghiên cứu; Sử dụng kết hợp các phần mềm GIS khác như Mapinfo để xử lý chồng ghép các bản đồ đã qua giải đoán, từ đó có thể thấy và phân tích sự biến động đường bờ biển

Bên cạnh đó, các chuyến khảo sát thực địa, điều tra xã hội học tại địa phương vùng nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm kiểm chứng với kết quả thu được từ việc phân tích, giải đoán, chồng ghép ảnh vệ tinh Để đánh giá sự biến đổi đường bờ biển theo thời gian, các ảnh vệ tinh qua các thời kỳ đã được thu thập từ Cục Địa chất Liên Bang Mỹ (USGS) cũng như các ảnh vệ tinh khai thác từ Google Earths Bảng 2-1 thể hiện thông tin các ảnh vệ tinh được sử dụng cho nghiên cứu

Dựa vào các biến cố chính đã từng xảy ra tại khu vực nghiên cứu, và dựa vào các hình ảnh vệ tinh đa thời mà tác giả thu thập được, chất lượng độ phân giải của ảnh, diễn biến hình thái đường bờ biển Gò Công Đông được chia thành các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trước năm 2000: Là giai đoạn mà phong trào chặt phá rừng nuôi tôm phát triển mạnh Trong năm 1997, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Linda (11/1997)

+ Giai đoạn 2000 – 2010: Đê biển được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đồng thời xây kè bảo vệ đê Trong giai đoạn này khu vực nghiên cứu tiếp tục bị tàn phá từ cơn bão Durian (12/2006)

+ Giai đoạn 2010 – 2015: Công trình kè tại đoạn đê xung yếu xuống cấp được tu sửa, nhiều đoạn kè mới được xây dựng để bảo vệ đoạn đê đang đối diện trực tiếp với biển

Bảng 2-1 Thông tin ảnh vệ tinh được sử dụng

STT Ngày chụp Loại dữ liệu Định dạng Độ phân giải Nguồn

1 22/11/1991 Lansat 4-5 TM Raster 30mx30m USGS 2 24/12/1997 Lansat 4-5 TM Raster 30mx30m USGS 3 29/4/2000 Lansat 4-5 TM Raster 30mx30m USGS 4 17/12/2006 Lansat 4-5 TM Raster 30mx30m USGS Để đạt hiệu quả hơn trong việc xác định ranh giới giữa mực nước và đường bờ cho khu vực nghiên cứu, tiến hành tổ hợp các kênh ảnh theo tỷ số TM 5-2 giữa kờnh 5 (1.55-1.75àm) và kờnh 2 (0.52-0.60àm) (Deguchi và nnk, 1995)

𝐵5 + 𝐵2 Ảnh sau khi tách lọc được vector hóa, xuất sang công cụ Mapinfo để chồng ghép, bằng cách này, sự thay đổi đường bờ qua các giai đoạn sẽ được thể hiện rõ

2.2.2 Kết quả phân tích diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông

Hình 2-1 Diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông từ năm 1991 đến 2000

Hình 2-1 trên thể hiện kết quả phân tích diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông trong giai đoạn những năm trước năm 2000 Kết quả cho thấy, đường bờ bị xói lở nghiêm trọng, với tốc độ xói lở trung bình 11m/năm Cao nhất lên đến 28m/năm tại điểm xói lở giáp ranh xã Tân Thành và xã Tân Điền trong giai đoạn 1991 – 1997 Dải rừng phòng hộ hầu như không còn hiện diện tại vị trí khoanh tròn xanh

Cũng theo kết quả phân tích trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, bên cạnh các vị trí xói lở chủ yếu tại Kiểng Phước, Tân Điền hay xói lở nghiêm trọng tại Tân Thành, thì nhận thấy có sự xói lở và bồi tụ nhẹ xen kẽ ở đoạn bờ thuộc thị trấn Vàm Láng và đoạn gần giáp cửa Tiểu thuộc xã Tân Thành, với tốc độ bồi tụ trung bình khoảng 5m/năm

Hình 2-2 Diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông từ năm 2000 đến 2010 Ở giai đoạn 2000-2010, đường bờ biển bị xói lở mạnh mẽ trên toàn đoạn bờ, thay vì chỉ tập trung tại Xã Tân Điền như giai đoạn trước năm 2000 Tốc độ xói lở trung bình trong giai đoạn này khoảng 10m/năm, lớn nhất là 11m/năm giai đoạn 2000-2006, nhỏ nhất là 7m/năm giai đoạn 2006-2010 Nhận thấy đường bờ biển ngày một tiến sát về phía chân đê biển, nhất là đoạn đê từ khu du lịch Tân Thành đến đoạn gần cống Rạch Bùn thuộc xã Tân Điền

Theo thông tin từ ông Trần Hoàng Bá – là phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ trong một đợt mùa gió Chướng (Gió mùa Đông Bắc) năm 2010, cả mảng rừng hơn 10ha (vị trí khoanh tròn đỏ) đã không còn tồn tại

Trước tình trạng suy thoái của dải rừng phòng hộ ven biển sau các đợt hư hỏng Xu hướng xói lở trong giai đoạn 2010 – 2015 này là tập trung vào khu vực thuộc xã Kiểng Phước, nơi mà dải rừng phòng hộ còn lại tương đối

Hình 2-3 Diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông từ năm 2010 đến 2015

Năm 2010, diện tích rừng phòng hộ tại xã Kiểng Phước qua phân tích ảnh vệ tinh là 224.8ha (Lê Mạnh Hùng và nnk, 2010), thì đến năm 2015, diện tích rừng tại đây chỉ còn 198.2ha Nên cuối năm 2014, địa phương đã phải xây thêm

1350m kè xây mới tại khu vực phía Bắc cống Rạch Bùn và thuộc xã Kiểng Phước (Khoanh tròn xanh) để bảo vệ đê

Tại đoạn nhỏ giáp ranh cửa Tiểu, bồi tụ vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng với vận tốc nhỏ, trung bình 3-4m/năm Tuy nhiên, ngay tại vị trí cách cửa Tiểu 2km về phía Bãi tắm Tân Thành, xảy ra xói mòn đột biến Hình 2-4 là ảnh vệ tinh chụp vào năm 2010 và năm 2014 cho thấy sự biến mất các hồ nuôi tôm tại vị trí khoanh tròn đỏ Theo kết quả ghi nhận thực tế thì đây là khu vực được người dân địa phương sử dụng làm ruộng nuôi nghêu, và xây hồ nuôi tôm từ trước năm 2010 Nhưng về sau, các hồ nuôi tôm không được sử dụng và bị bỏ hoang, chính quyền địa phương cũng chưa kịp đầu tư xây dựng hết đoạn tường kè đá bảo vệ bờ, khi triều cường lên cao kết hợp với sóng lớn phá vỡ bờ hồ và bờ bị lấn sâu vào bên trong

Hình 2-4 Ảnh vệ tinh năm 2010 (a) và 2014(b) tại Xã Tân Thành- Gò Công Đông

Diễn biến rừng ngập mặn Gò Công Đông qua các giai đoạn

Theo Nguyễn Ân Niên và nnk, 2008; Trịnh Văn Hạnh, 2010, diễn biến quá trình phát triển rừng ngập mặn khu vực Gò Công có thể chia làm các giai đoạn như sau:

Rừng ngập mặn đa dạng, phong phú có đầy đủ các đai, các tầng tán đặc trưng, đai rừng rộng hàng nghìn mét Bãi biển, bồi tụ tạo thành các phân lớp mùn bồi tụ hàng năm, dần cao hơn mực nước triều, mở rộng nhanh vùng đồng bằng mầu mỡ Trong một thời gian dài rừng ngập mặn lúc bây giờ không chỉ là tường chắn sóng mà còn là thảm rừng điều chỉnh mực nước triều lên xuống ổn định cho cả vùng Đường bờ không có hiện tượng xói lở, đê chỉ đắp bằng đất như bờ bao để ngăn mặn phục vụ canh tác nông nghiệp

Do xây dựng tuyến đường giao thông cắt qua khoảng giữa khu rừng ngập mặn từ cửa Soài Rạp đến cửa Tiểu Tuyến đường đã chia cắt làm cho phần rừng loài cây khác cũng chỉ còn lại các cây trưởng thành do không có đủ điều kiện tái sinh Nhiều khu rừng ở các bãi thấp bị suy thoái nặng Đê bao phía ngoài tuyến đường ở Tân Điền và Tân Thành bị tràn vỡ nhiều đoạn, phải dời sâu vào phía nội địa hàng trăm mét Nhưng nhiều đoạn đê và đường bờ vẫn bị xói lở, phải tôn tạo nhiều lần trong các năm 1955, 1965 và 1967 Như vậy có thể thấy sự suy thoái của rừng ngập mặn ở đây vào thời kỳ nói trên đã gây ra xói lở đê và đường bờ, mặc dù đê đã được tôn tạo và lùi sâu vào nội địa

Nhận thấy nguyên nhân gây ra xói lở, chính quyền địa phương đã triển khai chương trình trồng rừng ( 1971- 1973) rộng hàng trăm mét từ chân đê ra phía biển

Vào các năm 1978 - 1981 dân di cư tập trung đến khu vực này đắp bờ bao và phá rừng hàng loạt ở phía ngoài đê để trồng cây ăn trái (dưa hấu và mảng cầu) Chỉ còn lại dải rừng hẹp phía biển Do bị ngăn cách bởi các bờ bao, rừng ngập mặn ở nhiều nơi không thể tái sinh và bị suy thoái nghiêm trọng Các bờ bao sau vài năm đã bị sóng gây xói lở và vỡ hàng loạt Các vườn cây ăn trái bị ngập nước, không sử dụng được Ngay cả con đê phía trong cũng bị xói lở ở nhiều nơi, phải bồi trúc và thả đá áp trúc ở nhiều đoạn để gia cố (1978-1979)

Năm 1985, CHDC Đức tài trợ Dự án nuôi tôm ở khu vực Tân Thành và Tân Điền Người ta đắp nhiều bờ bao quanh các khoảng trống liền kề các khu rừng Nhiều dải rừng ngập mặn lại một lần nữa bị bức tử Đến năm 1987 dự án nuôi tôm bị phá sản Người dân địa phương tận dụng các đầm để tiếp tục nuôi tôm Việc chặt phá rừng để mở rộng đầm nuôi tôm đã trở thành phong trào Rừng ngập mặn khu vực này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng Một số khu vực rừng bị xóa sổ, có đoạn đê không còn rừng ngập mặn bảo vệ phải trực diện với biển, nên bị xói lở mạnh Trước tình hình đó chính phủ đã cho phép xây dựng tuyến đê cửa sông ven biển ở khu vực này (dài 43.612km), trong đó có nhiều đoạn phải áp trúc, đồng thời phải hình thành tuyến đê biển phòng thủ phía sâu trong nội địa, cách tuyến đê chính khoảng 400- 500 m

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Khảo sát cho thấy các dải rừng ngập mặn còn lại ở Tân Thành và Tân Điền hiện nay chủ yếu là rừng hỗn giao đơn giản (mấm, đước) hoặc thuần loài (bần chua hoặc mấm), điều kiện tái sinh hạn chế (sóng lớn và hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên) Nhiều cây trong các dải rừng này đã qua giai đoạn trưởng thành và đang trong thời kỳ thoái hóa, một số khu vực rừng ngập mặn sẽ tiếp tục biến mất trong tương lai gần Dải rừng hẹp (50 -150m) không đủ khả năng chắn sóng Xói lở ngày càng nghiêm trọng Toàn bộ tuyến đê biển ở khu vực này đã được tu bổ, nâng cấp lên đê cấp III đồng bằng, một số đoạn đã được kè và lát mái kiên cố Tuy nhiên không có cây ngập mặn chắn sóng nên mỗi mùa gió chướng đến chính quyền và nhân dân địa phương ở đây vẫn rất lo lắng, mặc dù tuyến đê phòng thủ bên trong cũng đã được tu bổ, gia cố nhiều hơn

Dưới đây là một số hình ảnh thu thập được về dải rừng ngập mặn qua các đợt thực địa khảo sát tại Gò Công Đông

Hình 2-5 Mảng rừng ngập mặn còn khá dày (200m) tại xã Kiểng Phước (7/2014)

Hình 2-6 Mảng rừng mỏng manh trước biển – tại xã Tân Điền (7/2014)

Hình 2-7 Đoạn bờ không còn sự hiện diện của rừng ngập mặn - xã Tân Thành (7/2014)

Hình 2-8 Cây chết, bật gốc, trơ rễ - xã Tân Thành (1/2015)

Đánh giá hiện trạng kè đê và xói lở/bồi tụ bờ biển Gò Công Đông

Qua các đợt khảo sát thực địa thực hiện vào các đợt gió mùa tại khu vực nghiên cứu, các hình ảnh về hiện trạng xói lở/bồi tụ đường bờ, hiện trạng xuống cấp/sữa chửa nâng cấp các tuyến đê, kè đê biển được ghi nhận lại

Dưới đây là những hình ảnh thực tế về sự xói lở bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn và tình trạng kè đê hiện tại trong khu vực nghiên cứu mà tác giả và các cộng sự ghi nhận trong chuyến thực địa tháng 7 và tháng 9 năm 2014

Hình 2-10 Đoạn bờ thuộc xã Vàm Láng chụp từ phía biển vào Đoạn bờ thuộc thị trấn Vàm Láng có lớp phủ rừng ngập mặn còn tương đối dày so với những đoạn bờ còn lại dọc bờ biển Gò Công Đông Tuy nhiên trong 4 năm trở lại đây, sự suy giảm rừng ngập mặn cùng với sự thu hẹp bờ diễn ra mãnh liệt Hình 2-11 là hình chụp từ vệ tinh, cho thấy sự khác biệt về thảm rừng giữa 2 năm 2014 và 2010

Hình 2-11 Sự thay đổi về mảng rừng ngập mặn tại đoạn gần cửa Soài Rạp giữa 2 năm

Hình 2-12 Điểm xói lở nghiêm trọng tại đoạn bờ xã Kiểng Phước Đoạn bờ thuộc xã Kiểng Phước có lớp phủ rừng ngập mặn mỏng hơn so với Vàm Láng Trong vòng 4 năm, từ năm 2010 đến 2014, thì đây là khu vực có tốc độ xói cao nhất so với toàn khu vực Quan sát sau 2 tháng trong năm 2014 (tháng 7 và 9), tình hình mất trầm tích, mất cây ngập mặn dễ dàng thấy được Hình 2-13 cho thấy sự mất trầm tích chỉ sau 2 tháng 7 và 9 năm 2014

(a) (b) Hình 2-14 Xói lở dẫn đến cây ngập mặn chết và bậc gốc chỉ sau 2 tháng – Kiểng Phước

Hình 2-15 Xói lở tại cùng 1 vị trí vào 2 đợt tháng 9/2014 (a) và 12/2014 (b)

Hình 2-14 (a) và (b) chỉ ra sau 2 tháng, lượng trầm tích bị dòng nước lôi đi, làm bật gốc cây Và hình 2-15 là hình ảnh xói lỡ xảy ra tại cùng 1 vị trí ở hai thời điểm khác nhau, cụ thể là giữa mùa gió Tây Nam (9/2014) và mùa gió Đông Bắc (12/2014)

Giai đoạn năm 2010-2014, các điểm xói lở nghiêm trọng tập trung vào khu vực Kiểng Phước và phía Bắc xã Tân Thành Xuất hiện các điểm xói lở ăn sâu vào gần chân đê tại đoạn bờ Kiểng Phước Hình 2-16 là hình ảnh các ống buy mới được thực hiện vào đầu năm 2014 để bảo vệ chân đê Đến cuối năm 2014, tại vị trí các ống buy này lại tiếp tục được gia cố thêm bằng các mái kè đê

Hình 2-16 Ống buy bảo vệ đoạn đê đang trực diện trước sóng biển – Kiểng Phước

Hình 2-17 Đoạn mái kè mới được xây phía Bắc cống Rạch Bùn – Tân Điền Đoạn bờ thuộc xã Tân Điền hầu như lớp phủ rừng ngập mặn không còn lại bao nhiêu Nơi rừng dày nhất chỉ khoảng 20m tính từ chân đê ra đến mép nước biển, còn lại mép nước đã ăn sát vào chân đê Diện tích rừng ngập mặn còn lại tính đến cuối năm 2011 ở xã Tân Điền là 56.16ha (Phạm Minh Cương và cs,

(a) (b) Hình 2-18 Cùng 1 điểm xói lở vào tháng 1/2015 (a) và tháng 7/2014 (b)

Hình 2-19 Cống Rạch Bùn năm 2010 và 2014 – Tân Điền

Tại vị trí cống Rạch Bùn, hình 2-19, năm 2010, nhờ có các hộc đá bảo vệ, giúp rừng phòng hộ được tiếp tục khôi phục và vươn ra biển Tuy nhiên, 4 năm sau đó, năm 2014, thì rừng phòng hộ lại tiếp tục suy giảm Cách cống Rạch Bùn chưa đầy 20m về phía Bắc, nước biển đã có thể tiến sát vào chân đê lúc nước ròng, với những con sóng liên tục đập vào kè mái đê vừa mới hoàn thành cách đó vài tháng, hình 2-20 Và khi nước kém, làm lộ ra bãi triều rộng lớn với dấu vết của hang chân sóng tại mảng rừng mỏng manh còn sót lại, hình 2-21

Hình 2-20 Cống Rạch Bùn lúc nước ròng và nước kém

Hình 2-21 Hang chân sóng lúc nước kém – xã Tân Điền Đoạn đê xung yếu giữa xã Tân Điền và xã Tân Thành hầu như không còn sự hiện diện của các mảng rừng phòng hộ, thay vào đó là biển lấn sát vào chân đê được gia cố bằng mái kè bê tông xi măng Hình 2-22 cho thấy dọc đoạn đê thuộc xã Tân Thành, hướng Tân Thành đi Vàm Láng, không còn sự hiện diện của rừng phòng hộ, nước biển tiến sát vào chân đê, phần kè mái đê lún sụp, hư hỏng do tác động của sóng biển

Hình 2-22 Dọc theo đoạn đê biển thuộc xã Tân Thành, hướng Tân Thành đi Vàm Láng

Hình 2-23 Kè mái đê sụp và nứt nẻ

Sau cơn bão Linda (11/1997), nhà nước đã đầu tư hoàn chỉnh 43.612km đê biển Gò Công Đông Tại các đoạn đê xung yếu (thuộc Nam xã Tân Điền, và xã Tân Thành) đã được đầu tư xây kè với chiều dài gần 3km tính từ năm 1998 đến tháng 4/2010 Do kinh phí hạn chế, nên tỉnh chỉ đầu tư xây dựng kè theo từng đoạn, xói đến đâu xây kè đến đó Đến năm 2014, tỉnh tiếp tục xây mới các đoạn kè tại các vị trí xói lở mới, với tổng chiều dài kè mới là 1350m

Theo thời gian, dưới lực xung kích của sóng biển đánh trực tiếp vào bờ kè, lôi kéo vật liệu trầm tích phía trước chân kè, làm lộ ra các hàng ống buy và sụp mái kè (Hình 2-23)

Bên cạnh hiện tượng xói lở xảy ra dọc suốt tuyến đê biển đi từ Vàm Láng về đến khu du lịch Tân Thành, thì vẫn có 1 phần nhỏ khoảng hơn 2km dọc biển từ khu du lịch Tân Thành về hướng cửa Tiểu là đoạn bờ bồi – xói xen kẽ Tại đây là bãi triều nuôi nghêu lớn nhất khu vực của người dân địa phương, hình 2-24 Nhờ việc xây tường kè đá, phần bờ biển tại vị trí này (hình 2-24) vẫn còn được bảo vệ Nhưng ngay liền kề khu vực này về phía cửa Tiểu, tường kè chưa được đầu tư nên gây ra xói lở khá nghiêm trọng khu vực này chỉ sau 4 năm (2010-2014) đã được chỉ ra ở hình 2-4

Hình 2-24 Bãi triều nuôi nghêu rộng vài cây số tại Xã Tân Thành giáp Cửa Tiểu.

Nhận xét

Qua các kết quả được nghiên cứu và phân tích trên đây, bức tranh toàn hơn về phía đê biển Với tốc độ xói lở như hiện nay, chắc chắn chỉ sau 5 – 10 năm nữa, hầu hết dọc chiều dài bờ biển Gò Công Đông từ Vàm Láng đến cuối đoạn đê xung yếu tại xã Tân thành sẽ bị biển áp sát nếu như vẫn chưa áp dụng giải pháp phòng chống xói lở nào, thay vì chỉ xây kè bảo vệ đê mỗi khi biển gần tiến sát vào bờ Về lâu dài các dãi kè này, dưới lực xung kích của sóng lớn, đều hư hỏng và xuống cấp, đe dọa đến an toàn đê, và an toàn tính mạng của người dân sống sau đê Đây không phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả, chỉ mang tính tức thời Bảo vệ đê, bảo vệ rừng phòng hộ, hạn chế tác động của sóng biển là các vấn đề cấp bách đối với khu vực bờ biển Gò Công Đông.

Đánh giá nguyên nhân xói lở đới bờ Gò Công

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu xác định nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông, đầu tiên, trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ các nghiên cứu có trước về lĩnh vực xói lở bờ biển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực nghiên cứu, tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu này, đồng thời kết hợp với các số liệu quan trắc, khảo sát thực địa thực tế tại Gò Công Đông về các yếu tố khí hậu – thủy hải văn – môi trường,… từ đó, nhận diện các yếu tố chính tác động đến quá trình bồi xói ứng với khu vực đang nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện 4 chuyến thực địa khảo sát ứng với 2 mùa khí hậu tại khu vực nghiên cứu Hai chuyến thực địa vào mùa mưa gồm tháng 7 và tháng 9 năm 2014; Hai chuyến thực địa vào mùa khô gồm tháng 12 năm 2014 và tháng 3 năm 2015 Trong đó, tiến hành lấy hai đợt mẫu gồm mẫu trầm tích và mẫu nước trong 2 thời gian: Đợt 1 vào tháng 9 (mùa mưa) và đợt 2 vào tháng 12 (mùa khô) năm 2014 Đồng thời tiến hành đo sóng và đo dòng chảy ven biển của khu vực nghiên cứu trong các chuyến khảo sát Bảng 3-1 và

3-2 trình bày tọa độ, vị trí, thời gian lấy mẫu và đo đạc dữ liệu Hình 3-5 trình bày sơ đồ vị trí lấy mẫu và vị trí quan trắc sóng Dưới đây là các hình ảnh ghi lại quá trình thực địa khảo sát tại huyện Gò Công Đông

Hình 3-2 Công tác bảo quản mẫu và ghi nhãn mẫu nước và mẫu trầm tích

Hình 3-3 Công tác kiểm tra chất lượng môi trường nước biển ven bờ tại hiện trường

Hình 3-4 Công tác đo sóng, vận tốc dòng ven bờ và xa bờ; Thiết bị sử dụng đo đạc

Tất cả mẫu trầm tích sau khi thu thập được chuyển về phòng thí nghiệm khoa môi trường của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP Hồ Chí Minh để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng; Và phòng thí nghiệm khoa môi trường, phòng thí nghiệm đất khoa Địa chất & Dầu khí của trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh để kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, thành phần hạt của trầm tích Mẫu nước biển ven bờ được gửi thí nghiệm tại công ty Môi trường Sài Gòn Xanh để xác định đặc điểm môi trường nước trong phòng; và phòng thí nghiệm khoa Môi trường của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – TP Hồ Chí Minh để kiểm tra hàm lượng kim loại nặng trong nước

Tiếp đó, mô hình toán học mô phỏng các quá trình bằng phương pháp toán số và được minh họa dưới dạng hình ảnh động được thực hiện Ưu điểm lớn nhất mà mô hình toán học đem lại là cho phép mô phỏng các quá trình phức tạp một cách linh hoạt, áp dụng cả khi khu vực rộng lớn và tại nhiều thời điểm khác nhau

Tuy nhiên, nhược điểm mà khi sử dụng mô hình toán học là sự hạn chế về mặt dữ liệu cho mô hình, nhất là với điều kiện của nước ta, số liệu quan trắc thực tế còn ít và chưa được quản lý thống nhất

Bảng 3-1 Tọa độ vị trí và thời gian lấy mẫu

Tọa độ Ký hiệu vị trí mẫu

STT Tọa độ Ký hiệu vị trí Thời gian Yếu tố đo

9 702185 1145997 SR1 08/3/2015 Đo sâu đáy 10 699743 1145858 SR2 08/3/2015 Sóng, dòng chảy 11 696118 1146584 SR3 08/3/2015 Sóng, dòng chảy a) Vị trí lấy mẫu trầm tích và mẫu nước ven bờ b) Vị trí quan trắc sóng

Hình 3-5 Sơ đồ vị trí lấy mẫu và quan trắc sóng

Cụ thể bộ mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là bộ mô hình MIKE 21/3 FM Coupled được phát triển bởi DHI (Viện thủy lực Đan Mạch) Đây là bộ mô hình hiện đại, cho phép mô phỏng đồng thời các quá trình vật lý như sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát và biến đổi hình thái đường bờ có độ tin cây chấp nhận được, quan trọng là được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới Trong bộ mô hình này, các module được trực tiếp sử dụng cho nghiên cứu bao gồm:

- Module xây dựng lưới tính Mesh Generator

- Module thủy động lực (MIKE 21 HD)

- Module vận chuyển cát không dính kết (MIKE 21 ST)

- Module lan truyền sóng (MIKE 21 SW)

- Module tính toán diễn biến đường bờ (LITPACK).

Kết quả khảo sát thực địa

Sự suy thoái rừng ngập mặn cũng như xói lở bồi tụ dải ven biển là một quá trình phức tạp, là hệ quả tương tác của nhiều yếu tố Trong đó có thể chia ra hai nhóm chi phối lớn: nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố tác động từ các hoạt động sống của con người

3.2.1 Các yếu tố tự nhiên: Đối với bờ biển Gò Công Đông, các yếu tố tự nhiên sau được cho là chi phối đến sự suy thoái rừng ngập mặn cũng như quá trình xói lở bồi tụ bờ biển: cấu tạo vùng bờ và hướng đường bờ, tác động của gió, sóng, thủy triều, dòng chảy ven bờ,…Bên cạnh đó, rừng ngập mặn cũng là một trong những yếu tố điều phối đến quá trình định hình đường bờ biển, và có mối quan hệ chặt chẽ đến các quá trình xói lở và bồi tụ bờ biển

3.2.1.1 Ảnh hưởng của cấu tạo vùng bờ và hướng đường bờ:

Theo Nguyễn Văn Lập và nnk, 2000; Tạ Thị Kim Oanh và nnk, 2002; Trần

Như Hối và nnk, 2003; , , thì vùng

Holoxen hiện đại – Pleistoxen muộn), mà thành phần chủ yếu là bùn sét màu nâu, bùn sét màu nâu chứa cát có lẫn vụn xác sinh thực vật

Bảng 3-3 Kết quả phân tích thành phần hạt mẫu trầm tích bờ biển

STT Số hiệu mẫu Độsâu lấymẫu từ đến (m)

THÀNH PHẦN HẠT , % SỨC CHỐNG

5 0 - 2 0 2 0 - 1 0 1 0 - 0 5 0 5 0 - 0 2 5 0 2 5 - 0 1 0 0 1 0 - 0 0 5 0 0 5 - 0 0 1 0 0 1 - 0 0 0 5 < 0 0 0 5 G ó c ma sá ttro ng φ o L ực dín h c kG /cm 2

1 GC1-Đ2 0.0 - 0.2 0.2 0.2 3.2 30.1 21.6 11.6 5.1 28.0 05 o 49' 0.079 Bùn á sét, màu xám xanh đen

2 GC1-Đ4 0.0 - 0.2 0.4 5.6 2.2 19.5 11.3 61.0 03 o 19' 0.090 Bùn sét, màu xám nâu 3 GC2-Đ2 0.0 – 0.2 0.3 1.4 40.0 38.0 4.6 5.9 3.9 6 - -

Cát hạt mịn- trung, lẫn vỏ sò, màu nâu đen 4 GC3-Đ2 0.0 - 0.2 0.3 0.7 0.7 0.7 1.7 10.4 29.0 10.9 45.6 03 o 46' 0.105

Bùn sét lẫn xác thực vật, màu xám xanh đen 5 GC3'-Đ2 0.0 - 0.2 0.8 1.5 17.7 14.5 65.5 04 o 34' 0.116

Bùn sét lẫn xác thực vật, màu xám xanh đen 6 GC4-Đ1 0.0-0.2 0.2 1.3 35 37.1 4.6 8.5 7.5 5.8 - -

Cát hạt mịn lẫn hữu cơ, vỏ sò, màu nâu đen

Với cấu tạo địa chất là bùn sét yếu (c, φ nhỏ) như trình bày trong bảng 3-3 trên, chỉ cần động lực vừa phải của sóng gió cũng đủ phá vỡ kết cấu bề mặt bờ

Nếu như thảm thực vật phủ bề mặt không có hay thưa thớt thì các lớp đất này sẽ chịu tác động trực tiếp của sóng gió và dễ dàng bị phá vỡ Do thành phần hạt rất mịn nên phần lớn vật liệu bờ sau khi bị phá vỡ sẽ chuyển thành bùn cát lơ lửng, dễ dàng bị sóng và dòng chảy ven bờ chuyển đi nơi khác

Bên cạnh đó, bờ biển Gò Công Đông có hướng đường bờ nằm gần trùng với hường Kinh tuyến nên cũng là yếu tố quyết định để quá trình bồi tụ hay xói lở diễn ra Đặc biệt vào mùa gió chướng, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió thổi theo hướng Đông Bắc là chủ yếu, cho thấy đường bờ Gò Công Đông có phương gần như trực diện với hướng của gió nên quá trình xói lở diễn ra rất mạnh

Theo kết quả phân tích thành phần cơ giới trầm tích ven biển Gò Công Đông tháng 2/2013 (Trịnh Thị Thắng, 2013), đoạn từ đê xung yếu đến bãi biển Tân Thành, thành phần cơ giới trầm tích chủ yếu là cát mịn chiếm 62 – 84% Đây là điều kiện bất lợi cho sự phát triển sinh sôi của cây ngập mặn, khi rễ của chúng chỉ có thể cắm vào các lớp bùn sét Qua khảo sát, tại khu vực xói lở, lớp bùn sét bề mặt đã không còn, thay vào đó là lớp cát bùn lẫn vỏ sò với bề dày hơn 0,5m

Hình 3-6 quan sát bề dày lớp cát tích tụ ven bờ khu vực gần cửa sông Soài Rạp

Hình 3-6 Phân lớp trầm tích tại xã Kiểng Phước

3.2.1.2 Tác động của gió và dòng chảy do gió – Sóng:

Gò Công Đông thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm vùng này bị điều tiết bởi gió mùa với các hướng chính là Đông Bắc và Tây Nam Chế độ gió mùa tạo ra các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ trái chiều nhau: dòng chảy mùa hè (gió mùa Tây Nam) đi từ Nam lên Bắc, và dòng chảy mùa đông (gió mùa Đông Bắc) hướng từ Bắc xuống Nam

Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam cũng là mùa mưa lũ, mùa có nguồn phù sa từ các sông dồi dào nhất trong năm, đồng thời hướng gió mùa này ngược với

Nhưng khi vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc (thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), gió thường thổi theo hướng: Đông Bắc, Đông Đông Bắc và Đông, trong đó chủ yếu là hướng Đông Bắc và Đông Đông Bắc, hướng gió gần như trực diện với đường bờ biển nên có thể xác định gió mùa Đông Bắc là hướng gió chi phối chính đến quá trình xói lở của bờ biển trong khu vực Dòng chảy vào mùa này hướng từ Bắc về Nam, nên gần như lôi kéo phần lớn bùn cát được bồi tụ trong mùa gió Tây Nam bị sóng phá vỡ ở phía Bắc vận chuyển về phía Nam, được minh họa ở hình 3-7

Hình 3-7 Phân bố độ đục ven biển đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gió mùa Đông Bắc (1/2007) xây dựng từ phân tích ảnh vệ tinh MODIS

(Nguồn: Lê Mạnh Hùng và cs, 2010)

Cũng ghi nhận được một số hình ảnh trong chuyến khảo sát tháng 3 năm 2015, ngay tại vị trí giữa luồng cửa Soài Rạp, độ đục dòng khá thấp (Hình 3-8)

Ngày nay, khi các công trình đập tại các thượng nguồn sông được hình thành, một phần làm giảm lượng phù sa đưa về cửa sông, thêm vào đó, với các tác động của sóng gió, phần bờ bị phá vỡ, các vật liệu trầm tích bị dòng chảy kéo ra xa bờ, hoặc bị cuốn về phía Nam, làm cho khả năng bồi tụ phần bờ thuộc xã Kiểng Phước, Tân Điền – Tân Thành trở nên khó khăn hơn rất nhiều

Hình 3-8 Nước sông đổ ra biển tại vị trí luồng sông cửa Soài Rạp

Vào kỳ gió mùa Tây Nam, sóng gây ra bởi gió có chiều cao rất nhỏ, ít tác động đến bờ cũng như dải kè bảo vệ chân đê Hình 3-9 thể hiện thực tế sóng khảo sát vào mùa gió mùa Tây Nam ứng với lúc nước ròng và nước kém Ngược lại, hình 3-10 cho thấy sóng gió tác động mãnh liệt lên bờ, cây rừng phòng hộ vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc

Hình 3-9 Hoạt động sóng gió vào mùa gió mùa Tây Nam khi nước ròng và nước kém (Phía Bắc cống Rạch Bùn, ngày 18/9/2014)

Hình 3-10 Hoạt động sóng vào mùa gió mùa Đông Bắc (Phía Bắc cống Rạch Bùn, ngày 7/12/2014)

Cũng ứng với kỳ gió mùa Đông Bắc, sóng gây ra bởi gió này cũng gần như trực diện với hướng bờ biển Hình 3-11 và hình 3-12 cho thấy trường sóng vào bờ biển Gò Công Đông, nơi sóng có chiều cao lớn tập trung gần như trùng với vị trí xói lở ngoài thực tế của bờ biển này

Hình 3-11 Trường sóng ứng với sóng đến SE, mực nước cao 1.52m, vận tốc gió 15m/s (Nguồn: Nguyễn Ân Niên, 2013)

Hình 3-12 Bờ biển xói lở thực tế ứng với trường sóng đến SE (Nguồn: Ảnh chụp từ GoogleEarth ngày 14/3/2014)

Các hình 3-13; 3-14 là biểu đồ kết quả đo sóng vào mùa gió mùa Tây Nam năm 2014 (19/9/2014) và các hình 3-15; 3-16; 3-17 thể hiện kết quả đo sóng vào đầu mùa gió Đông Bắc năm 2014 (06/12/2014) tại bờ biển Gò Công Đông

Hình 3-13 Chiều cao sóng thực đo tại bờ biển Gò Công Đông – GC

(Mùa gió mùa Tây Nam 2014)

Hình 3-14 Chiều cao sóng thực đo tại bờ biển Gò Công Đông – GC’

(Mùa gió mùa Tây Nam 2014)

Có thể thấy qua đồ thị sóng, vào mùa gió mùa Tây Nam dao động sóng ổn định, biên độ nhỏ, chiều cao sóng đáng kể chỉ khoảng 0.2m Điều này là ngược

Hình 3-15 Chiều cao sóng thực đo tại bờ biển Gò Công Đông – GC_1

(Mùa gió mùa Đông Bắc 2014)

Hình 3-16 Chiều cao sóng thực đo tại bờ biển Gò Công Đông – GC_3

(Mùa gió mùa Đông Bắc 2014)

Hình 3-17 Chiều cao sóng thực đo tại bờ biển Gò Công Đông – GC_4

(Mùa gió mùa Đông Bắc 2014)

3.2.1.3 Mối quan hệ giữa rừng ngập mặn và xói lở bờ biển:

Rừng ngập mặn cũng là một trong những yếu tố chính đều phối đến quá trình định hình đường bờ biển, và có mối quan hệ chặt chẽ đến các quá trình xói lở và bồi tụ bờ biển Rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, góp phần giữ và giúp bùn cát, trầm tích tích tụ Ngược lại, quá trình bồi tụ tạo môi trường tốt cho rừng ngập mặn tiếp tục phát triển rộng Một khi rừng ngập mặn suy thoái thì quá trình xói lở sẽ xảy ra, và khi bờ không còn khả năng bồi tụ thì rừng ngập mặn khó có thể hồi phục… Quá trình xói lở bờ - suy thoái rừng như vậy sẽ diễn ra liên tục, với tốc độ ngày càng nhanh

Kết quả phân tích bằng mô hình toán

3.3.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình

3.3.1.1 Mô hình thủy lực (MIKE 21 HD)

Tích phân các phương trình chuyển động và phương trình liên tục theo phương thẳng đứng trên khoảng độ sâu h=η+d cho ta các mô hình nước nông 2 chiều dạng:

Ta có δhu δt + δhu δx 2 + δhvu δy (3.2)

- x,y thành phần trong hệ tọa độ Decartes

- η độn dâng mặt nước so với mốc cao độ, gọi là mực nước

- d độ sâu cột nước khi mực nước bằng 0

- h=η+d độ sâu cột nước tổng cộng

- u, v thành phần vận tốc lần lượt theo phương x và y

- Ω vận tốc góc; Ф vĩ độ địa lý

- s độ mặn, với τ sx τ sy là các thành phần ứng suất ma sát gió lên mặt nước và ứng suất ma sát đáy theo phương x y tương ứng

Các ứng suất trên mặt bên khối nước T ij bao gồm ma sát nhớt, ma sát rối do trượt vận tốc và được xác định qua hệ số nhớt rối và gradient vận tốc trung bình độ sâu dạng:

𝛿x (3.5) Với ū và v là các thành phần vận tốc trung bình theo độ sâu được định nghĩa bởi các quan hệ: hū = −d η udz ; hv = −d η vdz

3.3.1.2 Mô hình vận chuyển bùn cát (MIKE 21 ST)

Trong module MIKE 21/3 ST (Sand transport) là module vận chuyển chuyên nghiệp về vận chuyển bùn cát không dính kết dựa vào nghiên cứu của Deigaars,R., Fredsoe,J., và Hedagaard,I.B (1986)

Module tính toán quá trình vận chuyển cát do tác động của dòng chảy thuần túy, hàm lượng cát lơ lửng được xác định bởi phương trình bảo tồn dạng:

𝛿y+ 𝑄 𝐿 𝐶 𝐿 + ℎ𝑆 (3.6) Phương trình được giải bằng phương pháp thể tích hữu hạn

- S - số hạng nguồn bùn cát do xói hoặc bồi (kg/m 3 /s) Khi S>0 quá trình xói đáy và bờ xảy ra và ngược lại, khi S

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Báo cáo tình hình suy thoái và một số giải pháp xử lý, khôi phục rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang. (2012). Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tiền Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình suy thoái và một số giải pháp xử lý, khôi phục rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang. (2012)
Tác giả: Báo cáo tình hình suy thoái và một số giải pháp xử lý, khôi phục rừng phòng hộ ven biển Tiền Giang
Năm: 2012
[2]. Bộ Tài nguyên &amp; Môi Trường. (2011). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Bản đồ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên &amp; Môi Trường
Nhà XB: NXB Bản đồ Hà Nội
Năm: 2011
[3]. Phùng Tửu Bôi và cộng sự. (2001) Rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam. Báo cáo chuyên đề. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2001) Rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam
[4]. Phạm Minh Cương và cs,. (2012). “Nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2012"). “"Nghiên cứu nguyên nhân làm suy giảm rừng ngập mặn và các giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Phạm Minh Cương và cs
Năm: 2012
[5]. Daniel G. Spelchan, Isabelle A. Nicoll. (2011) Rừng ngập mặn – sổ tay hướng dẫn cho giáo viên. NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011) Rừng ngập mặn – sổ tay hướng dẫn cho giáo viên
Nhà XB: NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
[6]. Phan Kiều Diễm, Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Điệp Văn Đen. (2012). Đánh giá tình hình sạt lở, bồi tụ khu vực ven biển Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ 1995-2010 sử dụng viễn thám và công nghệ GIS. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ – Số 26 – Phần A, trang 35-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2012). Đánh giá tình hình sạt lở, bồi tụ khu vực ven biển Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ 1995-2010 sử dụng viễn thám và công nghệ GIS
Tác giả: Phan Kiều Diễm, Võ Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Điệp Văn Đen
Năm: 2012
[7]. Lê Song Giang, Nguyễn Thị Phương. (2009). Nghiên cứu sự thay đổi chế độ thuỷ lực của sông Nhà Bè và Lòng Tàu do đào kênh Hiệp Phước bằng mô hình toán số. Tạp chí Khoa học &amp; Công nghệ các trường Đại học kỹ thuật – Số 74, trang 92-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2009). Nghiên cứu sự thay đổi chế độ thuỷ lực của sông Nhà Bè và Lòng Tàu do đào kênh Hiệp Phước bằng mô hình toán số
Tác giả: Lê Song Giang, Nguyễn Thị Phương
Năm: 2009
[8]. Trần Thị Thanh Hương, Lê Quốc Tuấn. (2010). “Cơ chế gây độc của arsen và khả năng giải độc arsen của vi sinh vật”. Hội thảo Môi trường và phát triển bền vững, vườn quốc gia Côn Đảo – Đại học Nông Lâm, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2010). “Cơ chế gây độc của arsen và khả năng giải độc arsen của vi sinh vật”
Tác giả: Trần Thị Thanh Hương, Lê Quốc Tuấn
Năm: 2010
[12]. Phạm Văn Ngọt và tgk.(2012). Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM – Số 33, trang 115 – 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2012). Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Ngọt và tgk
Năm: 2012
[13]. GS TSKH Nguyễn Ân Niên. “Tham luận về vấn đề khôi phục và phát triển bền vững rừng ngập mặn ven bờ biển Gò Công Đông-Tièn Giang” – Hội KH thuỷ lợi TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tham luận về vấn đề khôi phục và phát triển bền vững rừng ngập mặn ven bờ biển Gò Công Đông-Tièn Giang” –
[14]. Thorsten Albers, Nicole von Lieberman. (2011). Nghiên cứu về dòng chảy và Mô hình xói lở. NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011). Nghiên cứu về dòng chảy và Mô hình xói lở
Tác giả: Thorsten Albers, Nicole von Lieberman
Nhà XB: NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Năm: 2011
[15]. Hoàng Văn Thơi, Phạm Trọng Thịnh. (2012). Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm một số loài cây ngập mặn. NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2012). Hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm một số loài cây ngập mặn
Tác giả: Hoàng Văn Thơi, Phạm Trọng Thịnh
Nhà XB: NXB Deutsche Gesellschaft Fur – Internationale Zusammenarbeit (GIZ) – Dự án Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Năm: 2012
[16]. Huỳnh Trung Tín, Trần Bảo Trân, Bùi Trọng Vinh. (2013). Diễn biến hình thái đường bờ tại khu vực ven biển Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.Tuyển tập các công trình khoa học kỷ niệm 35 năm khoa Kỹ Thuật Địa Chất &amp; Dầu Khí, Trang 32 – 39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2013). Diễn biến hình thái đường bờ tại khu vực ven biển Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh
Tác giả: Huỳnh Trung Tín, Trần Bảo Trân, Bùi Trọng Vinh
Năm: 2013
[17]. Huỳnh Trung Tín. (2013). Đánh giá tác động do khai thác cát đến diễn biến bờ biển tại khu vực Cần Giờ. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2013). Đánh giá tác động do khai thác cát đến diễn biến bờ biển tại khu vực Cần Giờ
Tác giả: Huỳnh Trung Tín
Năm: 2013
[18]. Đào Văn Tuấn. (2010). Ứng dụng MIKE 21 trong tính toán bồi xói luồng tàu do tác dụng của dòng chảy và sóng. Tạp chí khoa học Công nghệ Hàng hải, số 21 – 01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2010). Ứng dụng MIKE 21 trong tính toán bồi xói luồng tàu do tác dụng của dòng chảy và sóng
Tác giả: Đào Văn Tuấn
Năm: 2010
[21]. Trịnh Thị Thắng. (2013). Đặc điểm trầm tích bãi triều và biến động đường bờ biển khu vực Gò Công Đông – Tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2013). Đặc điểm trầm tích bãi triều và biến động đường bờ biển khu vực Gò Công Đông – Tỉnh Tiền Giang
Tác giả: Trịnh Thị Thắng
Năm: 2013
[23]. Bùi Trọng Vinh, I. Deguchi. (2012). Góp phần làm sáng tỏ cơ chế xói lở đường bờ và chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp. Tạp chí khoa học về trái đất, Vol 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2012). Góp phần làm sáng tỏ cơ chế xói lở đường bờ và chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp
Tác giả: Bùi Trọng Vinh, I. Deguchi
Năm: 2012
[25]. Boyd, E. C., Wood, C.W and Thunjai, T. (2002). Aquaculture pond bottom soil quality management. Department of Fisheries and Allied Aquaculture Auburn University, Alabama,40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002). Aquaculture pond bottom soil quality management
Tác giả: Boyd, E. C., Wood, C.W and Thunjai, T
Năm: 2002
[26]. Bryan J. Boruff, Christopher Emrich, and Susan L. Cutter. (2005). Erosion Hazard Vulnerability of US Coastal Counties. Journal of Coastal Research: Volume 21, Issue 5: pp. 932 – 942 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2005). Erosion Hazard Vulnerability of US Coastal Counties
Tác giả: Bryan J. Boruff, Christopher Emrich, and Susan L. Cutter
Năm: 2005
[27]. Bui Trong Vinh, Ichiro Deguchi, Keiji Nakatsuji. (2008) Beach erosion caused by development in littoral region – Effect of Sand Extraction around River Mouth. Proceedings of the 8 th General seminar on Environmental Science &amp; TechnologyIssues, page 114-119, Japan, Osaka Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2008) Beach erosion caused by development in littoral region – Effect of Sand Extraction around River Mouth

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1. Vị trí, phạm vi nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 1 1. Vị trí, phạm vi nghiên cứu (Trang 20)
Hình  1-8. Quá trình phát triển của thềm lục địa khu vực Trà Vinh, Bến Tre hơn 3000 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
nh 1-8. Quá trình phát triển của thềm lục địa khu vực Trà Vinh, Bến Tre hơn 3000 (Trang 29)
Hình 1-9. Vị trí tuyến đê giai đoạn 1983 – 1985 (Nguồn: Sở NN &amp;PTNT Tiền Giang) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 1 9. Vị trí tuyến đê giai đoạn 1983 – 1985 (Nguồn: Sở NN &amp;PTNT Tiền Giang) (Trang 31)
Hình 1-10. Khối tứ diện làm tường chắn sóng cách đê 500m về phía biển - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 1 10. Khối tứ diện làm tường chắn sóng cách đê 500m về phía biển (Trang 32)
Hình 1-12. Nâng cao trình mặt đê đoạn đê xung yếu Tân Thành, gia cố mặt trước và - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 1 12. Nâng cao trình mặt đê đoạn đê xung yếu Tân Thành, gia cố mặt trước và (Trang 33)
Hình 2-3. Diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông từ năm 2010 đến 2015 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 3. Diễn biến đường bờ biển Gò Công Đông từ năm 2010 đến 2015 (Trang 43)
Hình 2-4. Ảnh vệ tinh năm 2010 (a) và 2014(b) tại Xã Tân Thành- Gò Công Đông - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 4. Ảnh vệ tinh năm 2010 (a) và 2014(b) tại Xã Tân Thành- Gò Công Đông (Trang 44)
Hình 2-6. Mảng rừng mỏng manh trước biển –  tại xã Tân Điền (7/2014) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 6. Mảng rừng mỏng manh trước biển – tại xã Tân Điền (7/2014) (Trang 47)
Hình 2-7. Đoạn bờ không còn sự hiện diện của rừng ngập mặn - xã Tân Thành (7/2014) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 7. Đoạn bờ không còn sự hiện diện của rừng ngập mặn - xã Tân Thành (7/2014) (Trang 47)
Hình 2-8. Cây chết, bật gốc, trơ rễ - xã Tân Thành (1/2015) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 8. Cây chết, bật gốc, trơ rễ - xã Tân Thành (1/2015) (Trang 48)
Hình 2-11. Sự thay đổi về mảng rừng ngập mặn tại đoạn gần cửa Soài Rạp giữa 2 năm - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 11. Sự thay đổi về mảng rừng ngập mặn tại đoạn gần cửa Soài Rạp giữa 2 năm (Trang 49)
Hình 2-12. Điểm xói lở nghiêm trọng tại đoạn bờ xã Kiểng Phước - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 12. Điểm xói lở nghiêm trọng tại đoạn bờ xã Kiểng Phước (Trang 50)
Hình 2-15. Xói lở tại cùng 1 vị trí vào 2 đợt tháng 9/2014 (a) và 12/2014 (b) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 15. Xói lở tại cùng 1 vị trí vào 2 đợt tháng 9/2014 (a) và 12/2014 (b) (Trang 51)
Hình 2-16. Ống buy bảo vệ đoạn đê đang trực diện trước sóng biển – Kiểng Phước - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 16. Ống buy bảo vệ đoạn đê đang trực diện trước sóng biển – Kiểng Phước (Trang 52)
Hình 2-22. Dọc theo đoạn đê biển thuộc xã Tân Thành, hướng Tân Thành đi Vàm Láng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 2 22. Dọc theo đoạn đê biển thuộc xã Tân Thành, hướng Tân Thành đi Vàm Láng (Trang 55)
Hình 3-9. Hoạt động sóng gió vào mùa gió mùa Tây Nam khi nước ròng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 9. Hoạt động sóng gió vào mùa gió mùa Tây Nam khi nước ròng (Trang 66)
Hình 3-10. Hoạt động sóng vào mùa gió mùa Đông Bắc (Phía Bắc cống Rạch Bùn, - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 10. Hoạt động sóng vào mùa gió mùa Đông Bắc (Phía Bắc cống Rạch Bùn, (Trang 67)
Hình 3-19. Rừng ngập mặn suy thoái nặng nề tại bờ biển Tân Điền – Gò Công Đông. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 19. Rừng ngập mặn suy thoái nặng nề tại bờ biển Tân Điền – Gò Công Đông (Trang 71)
Hình 3-20. Ao nuôi tôm phía sau đê biển và ống xả thải trực tiếp phía trước đê biển – - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 20. Ao nuôi tôm phía sau đê biển và ống xả thải trực tiếp phía trước đê biển – (Trang 72)
Hình 3-22. Vị trí bãi rác thuộc xã Kiểng Phước – Gò Công Đông. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 22. Vị trí bãi rác thuộc xã Kiểng Phước – Gò Công Đông (Trang 75)
Hình 3-24. Mầm cây con tự phát tại bờ biển Gò Công Đông - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 24. Mầm cây con tự phát tại bờ biển Gò Công Đông (Trang 77)
Hình 3-26. Vị trí kiểm định - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 26. Vị trí kiểm định (Trang 86)
Hình 3-28. Kiểm định giá trị mực nước tại vị trí Vũng Tàu tháng 11 và 6 năm 2010 - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 28. Kiểm định giá trị mực nước tại vị trí Vũng Tàu tháng 11 và 6 năm 2010 (Trang 87)
Hình 3-32. Chiều cao chân xói lở &gt;0.8m - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 32. Chiều cao chân xói lở &gt;0.8m (Trang 90)
Hình 3-34. Hoa sóng ứng với kỳ gió mùa Đông Bắc và kỳ gió mùa Tây Nam ứng với gió - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 34. Hoa sóng ứng với kỳ gió mùa Đông Bắc và kỳ gió mùa Tây Nam ứng với gió (Trang 91)
Hình 3-36. Biểu đồ vận tốc dòng chảy trung bình ứng với phương án 1 và 3 tại các vị - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 3 36. Biểu đồ vận tốc dòng chảy trung bình ứng với phương án 1 và 3 tại các vị (Trang 93)
Hình 4-14. Các khối bê tông được dùng để phá sóng, bảo vệ bờ biển ở Nigeria. - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 4 14. Các khối bê tông được dùng để phá sóng, bảo vệ bờ biển ở Nigeria (Trang 106)
Hình 4-17. Khối Tetrapod phá sóng ở cảng St Francis, Nam Phi (trái) và kè mỏ hàn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 4 17. Khối Tetrapod phá sóng ở cảng St Francis, Nam Phi (trái) và kè mỏ hàn (Trang 107)
Hình 4-20. Túi Geotube chống xâm thực giữ bãi ở  Lộc An (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 4 20. Túi Geotube chống xâm thực giữ bãi ở Lộc An (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) (Trang 108)
Hình 4-22. Chế tạo, vận chuyển và lắp đặt cấu kiện Reef Ball - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu nguyên nhân gây xói lở bờ biển Gò Công Đông - tỉnh Tiền Giang, dự báo và đề xuất giải pháp phòng chống
Hình 4 22. Chế tạo, vận chuyển và lắp đặt cấu kiện Reef Ball (Trang 109)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN