1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhập môn truyền thông đa phương tiện học thuyết truyền thông đang được áp dụng tại việt nam

43 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học thuyết truyền thông đang được áp dụng tại Việt Nam
Tác giả NAMELESS
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Xuân Linh
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Tuy nhiên bước vào thế ki XVI-XVII, khi mà sự phát triển của công nghệ in ấn đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới, báo chí và truyền thông đang trên đà phát tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HE CONG CHUNG TRUYEN THONG

NHAP MON TRUYEN THONG DA PHUONG TIEN

Dé Tai: HOC THUYET TRUYEN THONG DANG DUOC ÁP DUNG

TAI VIET NAM Nhóm thực hiện: NAMELESS M& hoc phan: 21171INMU30262

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Xuân Linh

Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2021

Trang 2

DIEM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

BANG DANH GIÁ CÔNG VIỆC

Đánh gia %

công việc

2 Tran Buu Trung 2173201040516 3 Trịnh Huy Phúc 2173201040529 4 Võ Thị Mỹ Tiên 2173201040541 5 Nguyễn Thị Xuân Mai | 2173201040518 6 Trần Đàm Thái Hà 2173201040523 7 Hồ Ngọc Vân Anh 2173201040515

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

LOI MO DAU

Trang 6

I PHAN TICH 4 HOC THUYET TRUYEN THONG

A Thuyết Độc Đoán Thuyết độc đoán đã chỉ phối hệ thống truyền thông (Truyền thông độc đoán) của các triều đại phong kiến phương Tây thế kỉ XVI, XVII như thời Vương tộc Bourbon ở Pháp, quân chủ Hapsburg (Tây Ban Nha), và đặc biét la Nha Tudor 6 Anh Ngoai ra, Mussolini của Ý và Đức Quốc xã của Hitler cũng sử dụng một phân hệ thống của thuyết Độc Đoán

Nội dung triết lý

Nguyên lý cơ bản của thuyết này bắt nguồn từ quan niệm răng việc con người độc lập, không phụ thuộc nhà nước là ngu muội, sai trái Năng lực cá nhân là hữu hạn còn năng lực của tap thé là vô hạn Cá nhân phải dựa dẫm vào tập thê, mà hình thức tập thê cao nhất là nhà nước Chính vì vậy, nhà nước quan trọng hơn mọi cá nhân và mọi cá nhân phải phụ thuộc vào nhà nước Thuyết này cũng quan niệm về khả năng tư duy, nhận thức của mỗi cá nhân có sự cách biệt rất lớn Những cá nhân có năng lực tư duy giải quyết vẫn đề, đưa ra quyết định, phân biệt đúng sai, tiếp thu trí thức thì sẽ được xếp vào vị trí cao trong hệ thống Phần lớn dân chúng bị xem là thiếu khả năng nhận thức nên cần phải nhận được sự truyền đạt, tuyên truyền từ nhà nước Hay nói cách khác, với thuyết độc đoán, tri thức và sự thật bị quy định và ràng buộc bởi nhà nước, trở thành những quy tắc chuẩn mực riêng

Các cá nhân phải phục tùng nhà nước, vì chỉ duy nhất nhà nước mới đủ năng lực và quyên lực đề đưa ra quyết định cho tập thể Từ các quan niệm trên, những người theo thuyết Độc đoán quan niệm mục đích của truyền thông chỉ là sự hỗ trợ, là công cụ nhằm ủng hộ, thực hiện cho nhu cầu và mục tiêu của chính phủ Bên cạnh đó, truyền thông còn là phương pháp giáo dục dân chúng thông qua việc truyền đạt các kiến thức cơ bản, các tin tức, tư tưởng được quy định bởi nhà nước

Những nội dung bị cấm và được phép: Cam chi trich trực tiếp các lãnh đạo chính trị đương nhiệm cũng như quyết định và chính sách của họ

Cám mọi hành vì, nỗ lực nhằm lật đồ chính quyền Cấm đưa thông tin về các vấn đề của chỉnh phủ, trừ những quyết định cuối cùng được thông qua bởi nhà nước Phạm vi van đè thảo luận phụ thuộc vào từng nhóm xã hội (công chúng bị xem là thiếu kiến thức sẽ không được tham gia thảo luận hoặc bị giới hạn phạm vì thảo luận, nhưng nhớm có năng lực thấm định thì được phép thảo luận rộng hơn

trên bình diện triết hoc)

Trang 7

So với thuyết toàn trị Xô Viết, trong mô hình độc đoán, nhà nước không yêu cầu sự đồng tình trọn vẹn, chỉ cần không chỉ trích lãnh đạo đương nhiệm, không chống lại các dự án, chính sách đang tiến hành, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của nhà nước

Vận hành hệ thống kiểm soát Hệ thống truyền thông Độc đoán được vận hành theo một quy tac bat di bat dich nhằm hỗ trợ, xúc tiến các chính sách, dự án của chính quyền Đối với các chính quyền lỏng lẻo, non kém trong khâu quản lý thì họ cắm truyền thông không được phép can thiệp, tìm hiểu về các mục tiêu của chính phủ Ngược lại, đối với đa phần các chính quyền độc đoán về sau thì họ xem truyền thông như một cánh tay đắc lực của nhà nước Nghĩa là, truyền thông đã trở thành công cụ, là chất tăng trưởng nhằm phục vụ cho các mục tiêu của chính phủ, được chính phủ toàn quyền kiêm soát chặt chẽ

Để siết chặt cũng như kìm hãm sự phát triển của truyền thông, các nhà nước độc đoán đã sử dụng nhiều phương pháp khống chế toàn quyên Tuy nhiên, đo tốc độ phát triển của truyền thông, báo chí không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng đã khiến cho các phương pháp này trở nên lỗi thời, không còn hiệu quả Các phương pháp kiểm soát hệ thống truyền thông của nhà nước tiêu biểu ở thế kỉ XVI-XVII đã được thực thi tiêu biểu như:

Phương pháp 1: Hình thành hệ thống cấp phép cho cá nhân/tô chức được quyên in ấn xuất bản Đồi lại các cá nhântô chức phải phục vụ cho chính phú, nhà nước đã đồng nhất lợi ích của người tham gia ngành truyền thông với lợi ích của nhà nước

Phương pháp 2: Hình thành hệ thống kiếm duyệt tác phẩm — hệ thống cấp phép cho từng tác phẩm xuất bản, đặc biệt là các tác phẩm liên quan đến tôn giáo, chính trị

Phương pháp 3: Hình thành hệ thống khởi tỐ với các trường hợp vi phạm giới hạn, diéu lệ in ấn, xuất bản những thông điệp chống đổi chính phủ với hai tội danh lớn nhất là mưu phản và nồi loạn

Bên cạnh đó vẫn còn các phương pháp mới hơn, mang tính chất tiêu xảo được chính quyền sử dụng nhằm kiêm soát truyền thông như: đùng quỹ ngân sách đề mua lại hoặc trợ cấp cho các báo chí tư nhân nhằm thực hiện hóa việc kiếm soát, mua chuộc, đe dọa các chủ but, tri thức chéng đối lại nhà nước

Tổng Kết: Thuyết Độc Đoán là học thuyết có mặt sớm nhất so với ba học thuyết còn lại vào thời kì phương tiện truyền thông vẫn chỉ là bước khởi đầu, sơ khai nên tạo nhiều thuận lợi cho chính quyền kiểm soát, kìm hãm Qua đó khăng định được rằng học thuyết này đã quy định

Trang 8

mô hình truyền thông đại chúng trong một thời gian đài hơn bất kỳ học thuyết nào khác Tuy nhiên bước vào thế ki XVI-XVII, khi mà sự phát triển của công nghệ in ấn đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới, báo chí và truyền thông đang trên đà

phát triển nhanh chóng làm cho Thuyết Độc Đoán bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhiều lỗ hỏng,

nhà nước không thể kiểm soát được nền truyền thông đang vượt ngoài tầm kiểm soát khi đó, dẫn đến sự sup đồ của nhà nước và xuất hiện học thuyết moi

B Thuyết Tự Do

Thuyết Tự Do hay còn gọi là thuyết truyền thông Tự Do áp dụng ở Anh sau năm 1688 và ở Mỹ, bên cạnh đó nó còn có tầm ảnh hưởng lớn đến các khu vực khác Thuyết này được xuất pháp từ chủ nghĩa tự do Các nhà triết học, chính trị học ủng hộ thuyết Tự Do gồm Thomas Jefferson, John Locke, John Milton

Nội dung triết lý: Nội dung triết ly cua hoc thuyét này được dựa trên nền tảng triết học chủ nghĩa tự do, phát triển vào nửa cuối thế ki XVII-XVIII, hậu thời kì thuyết độc đoán Thuyết tự do được ra đời dựa trên nền tảng là những định luật bất biến của Newton hay tư tưởng của John Locke về quyền tự do Đối với những người theo học thuyết này, họ quan niệm cá nhân có tầm quan trọng và năng lực vượt trên mọi tập thể Nói cách khác, cá nhân chính là nhân tố tất yếu của xã hội, mọi cá nhân đều có tầm nhìn quan trọng nhất định Con người là sinh vật có tư đuy, có khả năng ghi nhớ, giải quyết vấn đề, bàn luận và thúc đây sự phát triển của xã hội Theo quan niệm của các nhà triết học theo chủ nghĩa tự do, việc hoàn thiện cá nhân, gia tăng lợi ích cá nhân là mục đích và cũng là chức năng của xã hội

Trái với học thuyết độc đoán cho rằng nhà nước là biểu hiện cao nhất cho sự phát triển của loài người thì đến với thuyết Tự Do, họ lại cho rằng Nhà nước không thé dong vai trò quan trọng hơn các cá nhân — người tạo dựng lên Nhà nước đó Nhà nước chỉ là một công cụ hữu hiệu, thiết yêu nhằm phục vụ mục đích của các cá nhân đơn thuần

Mọi cá nhân đều có khả năng tư duy phân biệt, tư đuy nhận thức, có thể tìm được sự thật và chân lí Chân lí và sự thật phải được từng người xác minh, và người kiểm chứng cần phải tìm đủ thông tin để chứng minh chân lí đó

Những mặt nội dung bị cấm và cho phép: Phi báng cá nhân, gây hiềm khích giữa các sắc tộc, tôn giáo

Nội dụng khiếm nhằ, khiêu dâm

Trang 9

Người theo thuyết tư do có quyên từ bỏ tự do để chỉnh phú kiểm soát truyền thông nhằm hạn chế các hoạt động truyền giáo nồi loạn, phạm pháp

Vận hành hệ thống truyền thông báo chí tự do: Chính phủ có nghĩa vụ ra sức tạo điều kiện đề mọi tổ chức, cá nhân đủ tiềm lực kinh tế đều được tham gia hoạt động truyền thông Triển khai tranh luận tự to đề tiếp cận sự thật Học thuyết tự do tin răng, nếu cá nhân tiếp xúc với nhiều thông tin, cả đúng và sai thì công chúng sẽ tự tìm ra được thông tin phủ hợp với nhu cầu của bản thân và đúng với quy tắc của xã hội Giảm thiểu tác động quyền lực của nhà nước đối với truyền thông Truyền thông cung cấp thông tin và giải trí cho công chúng, đồng thời kinh doanh và quảng cáo nhăm trở nên độc lập với chính phủ Môi trường truyền thông được vận hành theo nguyên lý tự đo, các phương tiện truyền thông sẽ được tư hữu hóa và cạnh tranh trong thị trường tự do, nhà nước không được tham gia vào cuộc chơi mà phải có chức năng tạo ra sân chơi lành mạnh va duy trì cơ câu đề các cá nhân và tô chức tự do tương tác với nhau

Tuy nhiên, tự do nào cũng đều có giới hạn, bên cạnh những mục cắm đối với truyền thông Nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp kiêm soát báo chí trong một chừng mực nhằm tránh các hành vi bạo loạn, xuyên tạc, kích động trong quần chúng Tiêu biểu là hệ thong điện báo, hệ thông tòa án, kiểm soát xuất nhập khâu, thuế quan

Do truyền thông được vận hành theo mô hình tự do nên vẫn còn một số vấn đề tồn đọng Điển hình là xung đột giữa nhà nước và báo chí, quyền lực báo chí và quyền lực nhà nước luôn ở hai đỉnh cực đối đầu nhau để giành lợi ích Điều này dễ gây ra các cuộc nội chiến, bạo động dẫn đến mất đoàn kết trong quần chúng, tạo cơ hội bùng nỗ chiến tranh xâm lược Vì thế, tự do ngôn luận chỉ phù hợp trong thời bình, so với bối cảnh thời chiến XVII-XVIII cần có sự nhất quán trong tư tưởng, và điều tiết trong tự đo ngôn luận Tiêu biểu là cuộc nội chiến ở Mĩ (1861-1865), và lần lượt các cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp châu Âu cũng như trên thế giới trong XIX - XX đã khiến cho học thuyết tự do gặp nhiều trở ngại, và tụt hậu lại phía sau

Kết Luận: Thuyết Tự Do là một trong những học thuyết được phổ biến và hướng đến nhiều nhất trên các quốc gia Nó trở thành nguyên lý xây dựng hoàn mĩ nên nhiều nền truyền thông Tuy nhiên, thuyết Tự Do vẫn còn mặt hạn chế, nêu ở các nước kém phát triển hay đang phát trién sẽ rất khó khăn khi du nhập tư tướng tự do báo chí của phương Tây

Trang 10

C Thuyết Trách nhiệm Xã Hội Với sự xuất hiện của những biến chuyên xã hội và lịch sử ở nửa cuối thế ký XIX và khoảng đầu thế ky XX đã dẫn đến sự biến đôi khác dần khỏi chủ nghĩa tự do thuần tuy, thé chỗ vào chính là một học thuyết được gọi là “học thuyết Trách nhiệm Xã hội” Học thuyết nay phat trién dựa trên bốn yếu tô lớn: Cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghiệp, Sự đe đọa đối với việc quản lí nhà nước cua chính phủ, Sự ngờ vực những giả định cơ bản của Thời kỳ

Ánh sáng và Sự phát triển của tinh thần nghề nghiệp

Nội dung triết lý: Thuyết Trách nhiệm Xã hội được xây dụng trên nền tảng học thuyết truyền thông Tự do Nhưng nếu ở Thuyết tự do khắng định quan điểm phải tách biệt truyền thông ra khỏi sự kiêm soát chặt chẽ của chính phủ thì thuyết trách nhiệm xã hội lại bô sung răng truyền thông phải có trách nhiệm với xã hội Cuốn sách tiêu biểu có vai trò quan trọng đặc biệt để củng cố quan điểm này là “Tự do báo chí: Một bộ khung nguyên tắc” bởi tác giả William E Hocking

Dựa trên nền tảng của học thuyết Tự Do Thuyết Trách nhiệm xã hội cũng cho rằng con người có đạo đức và tư duy, nhưng lại nghi ngờ khả năng động lực đi tìm sự thật của con người Bên cạnh đó, học thuyết này cũng chấp nhận vai trò của truyền thông trong việc cung cấp các hình thức nội dung “giải trí”, với điều kiện những nội dung đó phải tốt Bởi lẽ, vì bản chất tự nhiên mà con người có thê đễ đàng bị thao túng, trở thành nạn nhân của sự lừa đối và cám đỗ nếu không được định hướng đúng đắn do các thế lực lớn lợi dụng thuyết Tự nhằm mục đích cá nhân cũng như kiểm soát truyền thông đại chúng vì tư lợi

Mục đích của thuyết Trách nhiệm Xã hội nhằm vạch ra một hướng đi và những suy nehĩ tự do mà báo chí hướng đến Do báo chí thời kì XX vẫn có nhiều mặt trái như đã nêu trên, sây nên sự xung đột đối với sự thay đôi và phát triển của xã hội Bên cạnh đó, thuyết Trách nhiệm Xã hội còn có chức năng lên án và công khai các hoạt động báo chí truyền thông có vấn đề, điều tra và phúc đáp đơn kiện của công chúng, góp phần củng cô những lợi ích của truyền thông đem lại

Những mặt bị cam: Can thiệp sâu sắc vào các quyền cả nhân được xã hội công nhận và các lợi ich co bản của xã hội

Vận hành hệ thống kiểm soát:

Trang 11

Nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như đã áp dụng thuyết Trách nhiệm Xã hội mà phạm vi đối tượng sử dụng đã được mở rộng hon đáng kế; tức những ai có nhụ cầu thê hiện ý kiến, quan điểm cá nhân thì đều được sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng Phạm vi người sử dụng được mở rộng đã dẫn đến sự ra đời của các quy tắc ngành - quy định nghiêm ngặt về trách nhiệm của các cá nhân thuộc nội bộ ngành: phải đảm bảo với nghề nghiệp của mình cũng như với toàn xã hội trên yêu cầu truyền thông phải nhanh chóng, trung thực, súc tích, thông minh và đem đến ý nghĩa thực sự đôi với những sự việc, thông tin; phục vụ nhu cầu trao đối, bình luận và phê phán của công chúng cũng như cung cấp một bức tranh đại điện cho những nhóm cấu thành xã hội Từ đó truyền tải tốt những mục tiêu và giá trị của xã hội

Bên cạnh đó, bản thân chính phủ - nhà nước cũng phải can thiệp vào thị trường truyền thông, biết chọn lọc và loại bỏ những nội dung phản cảm, thiếu đúng đắn, điều tiết các hành vi của các công ty ngoài nhà nước để tránh thị phần bị thâu tóm bởi các công ty đó, điều mà nếu xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng độc quyền Tuy nhiên, nhà nước cũng cần phải lưu ý để tránh không xâm hại đến các quyền tự do ngôn luận, bởi quyền tự đo ngôn luận và tự do báo chí là những quyền lợi đúng đắn mà nhà nước không thê xâm phạm

Dấu vậy, tuy tự do thế hiện quan điểm cá nhân là một quyền được công nhận trên toàn thế giới, thi công dân vẫn không thê đựa vào đó đề tiếp cận với bất kỳ đối tượng nảo của truyền thông đại chúng Nghĩa là, công dân không thể cứ yêu cầu như thê đó là một đặc quyên có sẵn của bản thân, răng các phương tiện truyền thông phải truyền tải những gì mà công dân nói

Hơn thế nữa, quyền tự do ngôn luận cũng đi đôi với quyền được sai cũng như phải biết chịu trách nhiệm trước lỗi sai Tôn tại ít nhất hai lý đo chính đáng để chấp nhận được những sai sót này: (1) Học thuyết Trách nhiệm Xã hội, giống như học thuyết Tự đo thì việc tìm kiếm rồi lan tỏa sự thật cần có nền tảng là một sự tự do lớn; (2) Mỗi cá nhân có quyền đảm bảo rằng người đó đã tìm ra sự thật thông qua sự khám phá của riêng mình chứ không dựa vào sự sắp xếp, áp đặt của bất kỳ một thế lực nào khác Tuy nhiên, quyền lợi đúng đắn chỉ dành cho những sai sot tung thực Cả những cá nhân đã sai phải có ý thức tìm ra sự thật Chính vì vậy, một người không có quyền có chủ ý hoặc vô trách nhiệm với lỗi sai của mình, bởi như vậy là đồng nghĩa với việc vô trách nhiệm đối với xã hội Giống như Hiệu ứng cánh bướm, dù chỉ một cái đập cánh của con bướm bé nhỏ cũng có thê gây ra sự thay đôi (kế cả khi rất nhỏ) trong điều kiện góc, dẫn đến kết quả là những sự thay đôi lớn hơn một sai phạm

Trang 12

kế cả khi là không ai trông thấy, cũng có khả năng gây nên những ảnh hưởng bị kéo theo khó lường

Kết luận: Dòng chảy phát triển của học thuyết truyền thông luôn song hành cùng học thuyết kinh tế Thuyết truyền thông tự do tương ứng với thuyết nền kinh tế tự do - tối thiêu hóa can thiệp của chính phủ vào thị trường Kế thừa và phát triển là thuyết truyền thông trách nhiệm xã hội tương ứng với nền kinh tế hỗn hợp cho phép chính phủ can thiệp vảo thị trường và xã hội, góp phần nắm quyền kiêm soát và điều hướng đại chúng bằng công cụ truyền thông tốt hơn

quyên kiểm soát và điều hướng đại chúng bằng công cụ truyền thông tốt hơn D Thuyết Toàn trị Soviet

Được hình thành trong thời kì của Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, phát sinh từ cơ sở học thuyết của nhà triết học Karl Marx; từ nguồn gốc này, hoàn toàn là dễ hiểu khi học thuyết Toàn trị Soviet được áp dụng triệt dé trong nha nude Lién bang Soviet dưới thời của Lenin và người kế thừa là Stalin cũng như phần nào được sử đụng trong chính quyền phát xít Đức của Adolf Hitler bởi hai chế độ này đều theo một cách nào đấy, hướng vào xã hội nhằm tạo ra một thể thống nhất đồng lòng: với Adolf Hitler thì đó là một để chế quân phiệt, còn về phía Karl Marx là một xã hội chủ nghĩa nơi mà ai cũng có nghĩa vụ và của cải ngang băng nhau

Bởi đóng vai trò như một cô vấn toàn diện cho các tầng lớp nhân dân, dẫn dắt họ vượt qua thời kì phong kiến đồ nát, loại bỏ tàn dư của chế độ Tư bản cũng như đi qua thời kì quá độ, nền tảng của học thuyết nảy mang một sự tin cậy lớn Từ đó, dễ dàng nhận được sự tự nguyện định hướng cũng như chấp nhận bị kiểm soát từ nhân dân

Nội dung triết lý: Có thê nói, thuyết truyền thông Toản trị Soviet là công cụ của nhà nước và Dang Cộng sản có mỗi quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác Điều này khác biệt với thuyết Độc đoán khi ở thuyết Độc đoán, quyền lực tập trung hoàn toàn vào tay nhà nước, chính phủ, dẫn đến việc độc quyên - độc tài Ngoài ra, thuyết còn mang tính chất nhất quán và nội bộ, tức là thống nhất về nội dung và các nội dung từ ngoài nước không thể thâm nhập vào Từ đó, hỗ trợ giác ngộ nhân dân, tăng sự hiệu quả trong việc tuyên truyền và vận động Và cũng vì tính chất của thể chế chính trị, mà thuyết Truyền Toan tri Soviet doi hoi su déng tinh tron

Trang 13

vẹn và hoàn toàn, thống nhất tư tưởng và chấp nhận tư tưởng đó, tuyệt đối không được phản đối, kê cả hình thức phản đối ngầm trong tâm tưởng

Tuy nhiên, trách nhiệm to lớn nhất vẫn là làm sao đê đảm bảo quyền tự do cho người

dân Đề giải thích cho điều này, có thê hiểu răng hình thức tự do kiểu Liên Xô khác với hình

thức tự do của các nước tư bản mà ta vẫn thường quen thuộc: Tự do báo chí và truyền thông ở Liên Xô nghĩa là không chấp chứa tư bản, tư tưởng danh vọng hay chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản vô chính phủ Nghĩa là các tô chức truyền thông và các nội dung truyền thông đều là của đại chúng, thuộc về đại chúng chứ không nằm trong tay của những cá nhân có ưu điểm về kinh tế Hình thức tự do này không mâu thuẫn với sự can thiệp của chính phủ bởi lẽ, tự do thuộc khuôn khô nhà nước này luôn làm những điều tốt đẹp cho nhân dân và vì nhân dân

Những mặt bị cam: Phê phán bộ máy chính trị và công chức đương nhiệm Phê phán đường lỗi của Đảng

Phê phán các lãnh đạo Vận hành hệ thống kiểm soát:

Có thể nói, học thuyết Toàn trị Soviet thuộc về chủ sở hữu là nhà nước và được kiểm soát chặt chế bởi nhà nước, tồn tại đơn thuần như một công cụ của nhà nước với phương ân tổ chức như sau: (1) Kiểm soát, đánh giá và phê bình tô chức truyền thông, kiểm duyệt nội dung truyền thông: (2) Nội dung đưa lên báo chí không định hướng cập nhập sự kiện hay kinh đoanh mà cốt lõi là để giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân

Tuy nhiên, một vấn đề mà hệ thống truyền thông Toàn trị Soviet gặp phải đó là làm sao đề đảm bảo cân băng giữa các nguyên tắc lý thuyết và thực tiễn hoạt động Xét về lý thuyết và nguyên tắc, sự đúng đắn của mô hình nhà nước Liên Xô là hoàn toàn tuyệt đối —- theo nhu Marx va các vi lãnh tụ khác Nhưng khi đi vào hoạt động thực tiễn, truyền thông phải biết thay đổi quan điểm liên tục theo chỉ thị cấp trên nhằm đảm bảo tốt các mục tiêu của Đảng Bởi mục tiêu của Đảng Soviet luôn là mệnh lệnh tối cao nhất nên sự nhất quán trong thông điệp truyền thông có thê bị thay đối liên tục sao cho phù hợp với chỉ thị của Đảng, dẫn đến sự nhất quán không thế đảm bảo Giới truyền thông Soviet luôn phải có khả năng thay đôi quan điểm liên tục, tức là họ có thế đễ dàng kết tội cho một người trước đó bị thần tượng hóa hoặc ủng hộ một chính sách mà bấy lâu nay họ luôn phản đối lại nếu như cái lãnh tụ tối cao đã đưa xuống chỉ thị là “hướng đi” đã bị thay đôi Hệ thống tham gia vào các

Trang 14

công tác truyền thông này là phụ thuộc vào “ý chí của lãnh đạo” và giá trị của những ý chí đó chứ không phải là của cá nhân họ

Kết luận: Phương tiện truyền thông đại chúng của Soviet hay thuyết Toản trị Soviet như một người phát ngôn cho đường lỗi và công cụ tuyên truyền của nhà nước Bên cạnh đó, những ý tưởng của chính quyền Soviet về một xã hội sau cách mạng đều chỉ nằm ở mức lý tưởng, có phần xa vời thực tế, gặp khó khăn trong việc làm cho những hoạt động thực tiễn thực sự song hành với các nguyên tắc lý thuyết đề ra

Trang 15

PHAN II: PHAN TICH DAC DIEM TUYEN TINH THỜI GIAN DI CÙNG ĐẶC

TRUNG, NHU CAU PHAT TRIEN CUA MO HINH QUAN LY XA HOL TU DO

SAN SINH RA CAC HQC THUYET TRUYEN THONG TUONG UNG

Trải qua hàng triệu năm tổn tại, loài người - khởi nguồn từ loài vượn cô đã thích nghi và tiến hóa thành sinh vật bậc cao nhất, đứng trên đỉnh tháp sinh vật học Con người chính là sản phẩm, sinh vật cao nhất mà tự nhiên từng sản sinh, con người vận động, phát triển thông qua quá trình lao động, và trong suốt hàng triệu năm thực hiện quá trình lao động ay, con người đã tạo ra cả lịch sử, và đặc biệt là xã hội Theo triết học gia C Mác đã

từng khăng định rằng: “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biêu hiện tông số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau” Xã hội chính là hình

thức tổ chức vật chất cao nhất trong đời sông vật chất của loài người Con người luôn vận

động và không ngừng tiến hóa hình thành nên những hình thái xã hội hoàn thiện, phát triển

hơn so với các hình thái xã hội tiền nhiệm Theo quan niệm duy vật biện chứng về xã hội (chủ nghĩa duy vật lịch sử), ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử thì sẽ có từng cơ cấu xã

hội khác nhau với tên gọi là hình thái kinh tế - xã hội, mỗi hình thái kinh tế - xã hội được ra

đời sẽ phù hợp với mỗi cột mốc lịch sử Tính từ sự xuất hiện của người tính khôn (Homo

sapiens), xã hội đầu tiên đã được ra đời, và từ đó loài người đã phát triển, hình thành, trải qua tất cả 5 hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp đến cao như: Hình thái kinh tế - xã

hội nguyên thủy (Công xã nguyên thủy), hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái

kinh tế - xã hội phong kiến, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, và hình thái kinh tế -

xã hội cộng sản chủ nghĩa Dưới sự phát triển vượt bậc của loài người, trong suốt quá trình hàng triệu năm lao động không ngừng nghỉ của lực lượng sản xuất, đến khi công cụ lao động bằng kim loại được ra đời, đời sống vật chất của loài người được cải thiện, tạo ra sự dư thừa sản phẩm và dẫn đến quá trình hình thành nên giai cấp Cán cân cân bằng của công xã nguyên thủy đã bị phá bỏ, xã hội xuất hiện nên các giai cấp khác nhau vả sản sinh ra nhiều hệ lụy về sau này Sự cân bằng của xã hội nguyên thủy đã chấm dứt bởi giai cấp đã được ra đời, đặt hồi kết cho giai đoạn nguyên thủy, đưa lịch sử loài người bước sang một giai đoạn mới với sự xuất hiện của một mô hình xã hội mới - Nhà nước Nhà nước chỉ được ra đời khi xã hội trở nên giai cấp hóa, có tất cả 4 mô hình nhà nước được sản sinh theo 4 giai đoạn lịch

sử khác nhau, khởi đầu chính là mô hình nhà nước chiếm hữu nô lệ (nhà nước chủ nô), nối

tiếp là nhà nước phong kiên, nhà nước tư bản, và cuôi cùng là nhà nước chủ nghĩa — mô

Trang 16

hình nhà nước cao nhất từng tồn tại 4 kiều mô hình nhà nước quản lý xã hội nay trải đài từ thời cô đại, trung đại và đến cả hiện đại ngây nay, với mỗi mô hình nhà nước khác nhau sẽ có những đặc trưng, bản chất riêng biệt, từ đó xã hội cũng dần biến đổi theo cho phù hợp với mô hình nhà nước tương ứng Các cá nhân phải thích nghi với nhu cầu của xã hội, dẫn đến nền truyền thông cũng phải chịu những chế tài, quy tắc xử sự chung của luật pháp do nhà nước (hoặc người đứng đầu) ban hành Chắng hạn như ở mô hình nhà nước phong kiến độc đoán, nền truyền thông phải hứng chịu những giới luật hà khắc, thậm chí là có phần cực đoan, vô lý, truyền thông khi đó bị gói gọn trong quyên lực nhà nước, chăng thể phát triển và phô biến rộng rãi đến đời sông xã hội của loài người Truyền thông nói chung và báo chí nói riêng chỉ như những công cụ hỗ trợ, xúc tiến quá trình tuyên truyền những chính sách, dự án mang đậm tính vị kỉ của nhà nước độc đoán Truyền thông là công cụ thuộc nhà nước, do nhà nước và vì lợi ích của nhà nước Nhưng quá trình vận động của con người là liên tục, không ngừng nghỉ nên xã hội cũng từng bước chuyền mình sang thế thức mới, xuất hiện nên nhiều thời khắc chuyền giao lịch sử, và kết quả dẫn đến mô hình nhà nước mới được ra đời

Do lịch sử mang tính tuyến tính thời gian nên các quá trình hình thành nên mô hình quản lý xã hội (nhà nước) luôn nối tiếp nhau, từ đó các học thuyết truyền thông cũng nỗi tiếp nhau về mặt thời gian và kế thừa những thành tựu của nhau, phát triển từ những học

thuyết tiền nhiệm trước đó Tuyến tính thời gian là một phương trình thời gian kéo đài liên

tục, nỗi tiếp nhau theo trình tự từ quá khứ trải dài đến hiện tại và vô tận theo tương lai Nền truyền thông luôn chịu ảnh hưởng của một học thuyết truyền thông nhất định theo mỗi kiêu mô hình nhà nước tương ứng và khi nhà nước cũ sụp đồ sẽ kéo theo sự khủng hoảng của học thuyết truyền thông đó, và một khi nhà nước mới ra đời, nền truyền thông lại tiếp tục chuyên sang một học thuyết mới Theo như các nghiên cứu phân tích của Fred S Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm, có tất cả 4 học thuyết truyền thông tương ứng với 4 cột mốc tuyến tính thời gian thuộc 4 mô hình quản lý xã hội khác nhau, gồm Thuyết độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội, thuyết Toàn trị Soviet Trong đó thuyết Toàn trị Soviet kế thừa từ thuyết độc đoán và thuyết Trách nhiệm xã hội kế thừa từ thuyết Tự do,

đây chính là biếu hiện cho tính kế thừa của tuyến tính thời gian, tuy nhiên đây không phải

sự kế thừa toàn phần mà chỉ là sự kế thừa dựa trên nguyên tắc phát triển từ những thành tựu của học thuyết tiền nhiệm, từ đó cải biến cho phù hợp với những quy tắc, định chế của mô hình quản lý xã hội tương ứng Qua đó ta thấy được truyền thông và mô hình quản lý xã hội (nhà nước) có môi quan hệ vô cùng mật thiệt và không thê tách rời Mỗi mô hình quản lý xã

Trang 17

hội sẽ tạo nên một nên truyền thông mới phù hợp với đặc trưng của xã hội và ban chat của nhà nước

Học thuyết truyền thông độc đoán: Vốn được xem là học thuyết xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất trên bình diện về cả lịch sử và địa lý Học thuyết này được hình thành từ thời chế độ độc tài và chính trị cầm quyên, trải dài từ thời Plato - triết học cô đại đến thời Niccolò Machiavelli - triết học phục hưng, được xây dựng dựa trên mô hình xã hội độc tài trong các tác phâm của các triết học gia như Hegel, Plato, Machiavelli, Hobbes Thuyết độc đoán đã chi phối hệ thống truyền thông của các triều đại phong kiến phương Tây thế ki XVI, XVII, biến nền truyền thông khi đó thành truyền thông độc đoán Đặc biệt là vào thời kì nhà Tudor ở Anh, vương tộc Bourbon ở Pháp, quân chủ Hapsburg ở Tây Ban Nha đã sử dụng triệt đề học thuyết này như nền móng cho các hệ thống kiểm soát báo chí Sức ảnh hưởng của thuyết Độc đoán là điều không thể phủ nhận, vài thế kỉ sau đó, phần lớn các nước vẫn sử dụng học thuyết này như một thuyết cơ bản, nó đã được du nhập vào các quốc gia châu A, Nam Mi Cé thé ndi hoc thuyết Độc đoán là tiền đề quyết định mô hình truyền thông đại chúng trong một thời gian dài hơn bất kỳ học thuyết truyền thông nào khác

Cùng với sự tổn tại của học thuyết truyền thông Độc đoán là mô hình quản lý xã hội theo nhà nước phong kiến với người đứng đầu nhà nước là hoàng tộc Xã hội lúc bấy giờ phân chia giai cấp rõ rệt, dẫn đến sự đối lập về quyền lợi cá nhân Cụ thê, truyền thông khi đó thuộc về nhà nước, chỉ có hoàng gia và quý tộc phong kiến với địa vị, chức sắc cao mới được phép sử dụng và có nhiều điều kiện đề tiếp xúc với truyền thông khi đó Vào thời kỳ thuyết Độc đoán bao trùm cả nhà nước phong kiến phương Tây, tri thức được xem như một thứ xa xỉ thuộc về chính quyên, sự thật và công lý do nhà nước định ra và chỉ có nhà nước mới có quyên phổ cập tri thức đến quần chúng nhân dân Học thuyết này cũng bãi bỏ năng lực của cá nhân, phê phán sự nhận thức của bản thân là ngu muội, lạc lối, mọi cá nhân phải phục tùng tập thê mà hình thức tập thể cao nhất tổn tại trong xã hội chính là nhà nước Vì lẽ đó mà những cá nhân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội đều không có cơ hội, hay nói cách khác là không đủ tư cách đề khám phá trí thức, cũng như không thể tác động vào nền truyền thông của quốc gia Nhu cầu tìm kiếm tri thức ở mỗi cá nhân đều bị ràng buộc trong mỗi giới hạn nhất định, xảy ra nhiều mặt tranh chấp trong xã hội, người dân cần được tự do tìm kiêm tri thức và nói lên quan điệm của mình, nhưng hành động đó trong nhà nước độc đoán

Trang 18

được xem là hành vi chống phá, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia (nhà nước) Thị trường thông tin khan hiếm, truyền thông chỉ như con cờ phục vụ cho thê chế quốc gia, nói như nhà văn nổi tiếng người Anh, tiễn sĩ Samuel Johson đã nhận định về nền truyền thông độc đoán “Aiếu như không có gì có thể được công bố ngoài những gì chính quyên đã phê duyệt trước đó, quyên lực luôn là tiêu chuẩn của chân lí; nếu tất cả những người mơ mộng về cải cách đổi mới có thê tuyên truyền đự đn của mình, sẽ không thể có sự ồn định; nếu môi lời than phiên chính phủ có thể lan truyền sự bất mãn, sẽ không thể có hòa bình; và nếu tất cả những người theo chủ nghĩa hoài nghỉ về thân học giảng giải những ý tưởng điên rồ của mình, sẽ không thể có tôn giáo ” Những nguyên lí cực đoan của thuyết độc đoán đối với các nhà nước phong kiến phương Tây đương thời đã tác động vào sự phát triển của xã hội, sản sinh ra một xã hội giai cấp hóa với nhiều xung đột giữa các tầng lớp với nhau về nhu cầu, và điều kiện tri thức, đời sống Và một khi xã hội bất ôn, các mâu thuẫn giai cấp ngày một tăng lên đã góp phần làm rung chuyên bộ máy nhà nước cầm quyền, người dân bắt đầu tìm đến sự tự do, các hệ thống kiếm duyệt, thuế quan và các định chế vận hành hệ thống truyền thông độc đoán rơi vào tình thế khủng hoảng trầm trọng Thị trường thông tin hỗn loạn, nhà nước không thể kìm hãm sự phát triển chủ nghĩa tự do, và số lượng ấn phâm thuộc ngoài biên chế độc đoán xuất hiện ô ạt, mâu thuẫn xã hội đã lên đến đỉnh điểm, mỗi nguoi đều có

mưu cầu lợi ích riêng, dẫn đến mô hình quản lý xã hội khi đó rơi vào thế lưỡng nan Bước

vào nửa cuối thế ki XVI-XVII, khi mà sự phát triển vượt bậc của công nghệ 1n ấn đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới, báo chỉ và truyền thông đang trên đà phát triển nhanh chóng, số lượng ấn phâm ngày một tăng lên, khiến cho học thuyết Độc đoán bộc lộ nhiều mặt hạn ché, đầy lỗ hỏng Củng với sự xuất hiện của truyền thông Tự do đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước, vì vậy các phương án kiểm soát đương thời chỉ mang tính chất phòng thủ trước sự trỗi dậy của học thuyết Ty do

Học thuyết truyền thông Tự do: Cũng giống như các học thuyết khác học thuyết Tự do được phát triển dựa trên nguyên lí triết học, từ đó tạo ra nền tảng cơ bản cho cầu trúc xã hội và chính trị mà trong đó truyền thông đang hoạt động Trong thế kỉ trước, sau sự sụp đô của thuyết Độc đoán, một phân lớn các nước thuộc "thế giới văn minh" đã tuyên bố tuân theo những nguyên tắc tự do

và bắt đầu sử dụng thuyết Tự do như một cách vận hảnh thê chế xã hội mới Mục đích chính

là tạo ra một thị trường thông tin tự do, công bằng, phù hợp cho tất cả mọi cá nhân đủ “tiềm

Trang 19

lực kinh tế” đều được tham gia vào truyên thông theo nguyên lý kinh doanh tự do Chính vì tư tưởng có phần tiến bộ, đi ngược lại sự cổ tục, cực đoan mà thuyết Độc đoán từng áp dụng, sẽ không khó đề thấy được sức ảnh hưởng của học thuyết Tự đo đối với các nước theo lối văn minh khi đó Nếu như thuyết độc đoán bị phần lớn phê phán vì chính sự độc tài, trống rỗng mà nó đem lại nhưng thực chất nó là nền tảng của các học thuyết truyền thông sau này thì ngược lại thuyết Tự do được xem như một chuẩn mực, một đích chung mà phần lớn truyền thông đang hướng đến Thế ký XVI là thời gian trải niệm và thế kỉ XVII là chứng kiến sự phát triển của các nguyên lý triết học, XVII là thời kì đưa những nguyên tắc này vào thực tiễn Nước Anh vào thế ky XVII duge giới triết học nhận định xem đây là cái nôi của những triết học gia nỗi tiếng vào XVII, cuộc cách mạng năm 1688 đã đưa Quốc hội lên nắm quyên tôi cao thay cho nhà vua, dẫn đến một bước ngoặt lịch sử mới với một mô hình quản lý xã hội tương ứng với học thuyết truyền thông mới được ra đời Nhờ vào sự lãnh đạo của quốc hội, quyền lực độc tài của nhà nước phong kiến đã bị loại bỏ, tạo ra một thể chế quốc gia mới với hình thức đa đảng Vào giai đoạn này, nước Anh đã chịu ảnh hưởng sâu

sắc bởi những lí luận về tình hình xã hội và lí luận triết học chính trị của John Locke, đặc

biệt là với những cá nhân theo chủ nghĩa tự do sau nay Theo John Locke, cá nhân chính là tiền đề tiên quyết của sự phát triển xã hội và quốc gia, nhà nước chỉ đơn thuần là nơi được nhân dân giao phó, ủy thác quyên lực, đồng thời cũng có thê thu hồi quyền lực Nhà nước không hoàn toàn là tuyệt đối, nó vẫn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế, vả quyền lực tập trung không thuộc về nhà nước toàn phần Quy luật triết học về khế ước xã hội và quan điểm cách mạng tự do của John Locke đã trở thành nguồn cảm hứng to lớn cho cả hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp và cả lỗi hành văn của ông cũng xuất hiện trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp Do đó có thế thấy học thuyết truyền thông Tự do được ra đời gan với chủ nghĩa Tự do và được phát triển dựa trên những lí luận, tư tưởng của John Locke sau năm 1688 6 Anh và ở Mỹ, từ đó lan truyền phổ biến khắp các quốc gia khác trên thế giới

Học thuyết Tự đo được phát triển khi tầng lớp tư sản, tư sản thành thị chiếm ưu thế so với tàn dư quý tộc phong kiến ở mô hình nhà nước cũ Thế kỉ XVIII đã đánh dấu cho sự kiện chuyên giao hoàn toàn các nguyên lí của chủ nghĩa độc đoán sang nguyên lí của chủ nghĩa tự đo Hệ thống kiểm soát báo chí của chủ nghĩa độc doan da dan sup dé, nha tho không còn là cơ quan đầu não của báo chí, quyền lực nhà vua không thế điều tiết thị trường thông tin tự do Thuyết tự do đề cao tính cá nhân của con người, chân lý, sự thật, tri thức

Trang 20

đều có thê đo mỗi cá nhân tự tìm tòi, khám phá, nhưng đồng thời phải đủ khả năng chứng minh sự tồn tại của những tri thức đó Nền truyền thông dần chuyền hóa sang thê thức tư nhân, các tòa soạn, nhà in, nhà xuất bản tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo số lượng ân phâm đã vượt ra khỏi con số không lồ Mỗi cá nhân, tổ chức thuộc mọi tầng lớp đủ tiềm lực kinh tế đều có thê tham gia vào thị trường thông tin tự đo, không còn sự phân biệt giai cấp như thời kì thuyết độc đoán Nhà nước phải có nhiệm vụ tạo ra các môi trường thích hợp cho nhân dân phát triển bản thân, tìm ra những chân lý, sự thật của riêng mình Vì là nền truyền thông tự đo nên những định chế, quy tắc của pháp luật được loại bỏ đi đa số, người dân được phép tự do ngôn luận về mọi mặt, ngay cả chính trị, triết học, tuy nhiên vẫn ton tại những mục cắm như nội dung khiêu dâm, phi báng gây hiềm khích giữa các sắc tộc

Xã hội khi đó là một thế thức tự do, với khâu hiệu là “tự cân bằng” và “thị trường ý tưởng

tự đo”, đây là thời kì quan trọng trong chặng đường phát triển nền dân chủ, nó đã tạo ra một bước tiến lớn cho cuộc sống hạnh phúc của con người Và hơn hết, quan trọng nhất thuyết tự do đã trở thành nguyên tắc dẫn đường, soi sáng cho quá trình văn minh hóa ở các nước phương Tây trong suốt hơn hai thế kỷ Học thuyết tự đo phát triển rực rỡ nhất ở Tây Âu vào XVI và XVII, theo Milton và Holmes đều nhắn mạnh tính siêu việt của nguyên tắc tự do và quan điểm cá nhân về chân lí nếu hoàn toàn không bị kiểm soát thì sự thật sẽ luôn chiến thang trong bất kì cuộc đối đầu nảo Tuy nhiên tự do nào cũng có giới hạn, và sự tự do ở thuyết tự do đã vượt ngoài khuôn khổ cho phép khi sự nắm quyền của các tập đoàn độc tài đang thống trị cả nền truyền thông khi đó, xã, liên tục xảy ra tranh chấp quyền lực giữa báo chí tư nhân và nhà nước, cả hai luôn ở hai đầu đối cực với nhau gay gắt, xã hội xuất hiện nhiều thành phần lợi dụng thời cơ đề châm ngòi cho nội chiến, tạo tiền đề cho các quốc gia khác thực hiện mưu cầu chiến tranh hóa Mãi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai (World War II) khi các ngòi nô chiến tranh đi vào hồi nguội lạnh, thì các giá trị của chủ nghĩa tự do một lần nữa được tô chức Liên Hiệp Quốc (United Nations) phục đậy đề bước lên đài đối chọi với các học thuyết còn lại

Thuyết trách nhiệm xã hội: Bước dần vào thế ki XX đã xảy ra sự chuyền dịch xa dần khỏi chủ nghĩa tự do thuần túy của thuyết Tự do và bắt đầu xuất hiện nên một học thuyết truyền thông mới với tên gọi “Học thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí” Đây được xem là học thuyết kế thừa từ những

thành tựu của học thuyết Tự do với nhiều cải biên phù hợp với tình hình văn hóa xã hội Với

Trang 21

mục tiêu tương tự học thuyết tiền nhiệm là tạo ra một thị trường tự do trao đôi thông tin nhưng thiết lập nên quyền của công chúng đối với thông tin và yêu cầu nhà xuất bản phải có trách nhiệm đạo đức Có thể nói sứ mệnh của báo chí khi nảy chính là “quyền được biết của công chúng” và “trách nhiệm đối với công chúng của báo chí” Đây là một bước tiến bộ so với thị trường truyền thông đang khủng hoảng của thuyết Tự do Về mặc chức năng của báo chí, thuyết trách nhiệm xã hội cơ bản là giống với những điều được John Locke đặt ra trong học thuyết tự do với 6 nhiệm vụ cơ bản Điểm đặc biệt ở thuyết trách nhiệm xã hội so với

học thuyết tiền nhiệm - thuyết tự do là ở chỗ thuyết Trách nhiệm xã hội qui định nghiêm

ngặt về trách nhiệm xã hội của các cá nhân thuộc nội bộ ngành theo nguyên tắc tuân thủ, đảm bảo phù hợp với nghề nghiệp của chính mình cũng như với cả xã hội Do học thuyết trách nhiệm xã hội xuất hiện và phát triển ở các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây nên quyên “tự đo” luôn được đặt lên hàng đầu, người dân được quyền tự do ngôn luận, bảy tỏ quan điểm một cách công khai, hợp pháp, báo chí và truyền thông phần lớn vẫn do tư nhân nam quyền, nhưng khi xảy ra khủng hoảng, xuất hiện vấn để gây bất ôn đến xã hội, nhà nước sẽ nhảy vào thực hiện quá trình điều tiết xã hội, khống chế những mâu thuẫn xã hội trở về mức bình thường, đảm bảo tuyệt đối dịch vụ cộng đồng và xã hội Xét về mặt xã hội, so với học thuyết Tự do hạn chế về người có quyền sử dụng truyền thông khi chỉ có những cá nhân có đủ tiềm lực kinh tế mới có đủ tư cách sử dụng thì bước vào thời kì phát triển của học thuyết trách nhiệm xã hội, phạm vi của thị trường tự do được mở ra rộng hơn, mọi cá nhân thuộc mọi tầng lớp đều có quyền bày tỏ nên tiếng nói của mình, đây là một bước ngoặt trong việc bình đắng quyền và lợi ích của người đân đối với nền truyền thông quốc gia

Học thuyết trách nhiệm xã hội vào thời kỉ các nước tư sản những năm 1920, 1930 được xem gần như là một học thuyết hoàn hảo khi trao quyền được nói, được biết, được tự do ngôn luận, được tự do tham gia vào nền truyền thông quốc gia cho mọi cá nhân, tô chức,

và không bị lệ thuộc vào điều kiện kinh tế như trước Thuyết trách nhiệm xã hội đã mang

đến một định nghĩa “tự do” thật sự cho người dân, thị trường thông tin không còn bị ràng buộc, thống trị bởi sự bành trướng của các tập đoàn truyền thông như ở thuyết Tự do, sự điều tiết, chân chỉnh nền truyền thông phủ hợp, kịp thời so với các nguyên lý, quy tắc vận hành của nhà nước Tư bản đã giúp cho xã hội tư bản được bình ồn, và phát triển Nhưng do quá trình lao động của con người là liên tục, không ngừng nghỉ nên trong quá trình vận động đó, loài người đã sản sinh ra một tâng lớp mới, một thê chê nhà nước mới và dựa trên

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w