1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da

140 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol của lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Tác giả Vừ Thị Diệu Hiền
Người hướng dẫn PGS. TS. Lờ Thị Hồng Nhan
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật hóa học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (16)
    • 1.1. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA (16)
      • 1.1.1. Cấu trúc của da (16)
      • 1.1.2. Chức năng của da (17)
    • 1.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA (17)
    • 1.3. XỬ LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ DA BỊ TỔN THƯƠNG (19)
    • 1.4. XU HƯỚNG DÙNG HOẠT CHẤT THIÊN NHIÊN CHĂM SÓC DA (20)
      • 1.4.1. Các hoạt chất thiên nhiên thường sử dụng (20)
      • 1.4.2. Trầu không (Piper betle Linn.) (20)
      • 1.4.3. Lá Vối (Syzygium nervosum) (22)
    • 1.5. CÁC SẢN PHẨM DIỆT KHUẨN CÓ CHỨA CHIẾT XUẤT TỪ TỰ NHIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG (24)
    • 1.6. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (27)
  • CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM (28)
    • 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ (28)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
      • 2.2.1. Đo độ nhớt (29)
      • 2.2.2. Đo pH (29)
      • 2.2.3. Đo màu (30)
      • 2.2.4. Đánh giá cảm quan sản phẩm mỹ phẩm (30)
      • 2.2.5. Đánh giá độ bền sản phẩm mỹ phẩm (36)
        • 2.2.5.1. Phương pháp sốc nhiệt (37)
        • 2.2.5.2. Phương pháp ly tâm (37)
        • 2.2.5.3. Phương pháp lưu nhiệt (38)
        • 2.2.5.4. Phương pháp phơi sáng (38)
      • 2.2.6. Đo khả năng kháng vi sinh vật (38)
        • 2.2.6.1. Sự nhạy cảm, ức chế và tiêu diệt (38)
        • 2.2.6.2. Phương pháp khuếch tán trong bản thạch (39)
        • 2.2.6.3. Phương pháp pha loãng trong thạch (40)
      • 2.2.7. Đo khả năng kháng oxy hóa (41)
    • 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (42)
      • 2.3.1. Chuẩn bị & đánh giá cao chiết (42)
        • 2.3.1.1. Cao chiết lá trầu không (42)
        • 2.3.1.2. Cao chiết lá vối (43)
      • 2.3.2. Xây dựng nền sản phẩm cơ bản (44)
        • 2.3.2.1. Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày (44)
        • 2.3.2.2. Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân định kỳ (48)
      • 2.3.3. Phối trộn bộ sản phẩm chứa chiết cao trầu (0)
      • 2.3.4. Phối trộn bộ sản phẩm chiết cao vối (0)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN (53)
    • 3.1. CHUẨN BỊ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN LIỆU (53)
      • 3.1.1. Cao chiết lá trầu không (53)
        • 3.1.1.1. Tính chất cơ bản (53)
        • 3.1.1.2. Khả năng kháng oxi hoá (54)
        • 3.1.1.3. Khả năng kháng vi sinh (55)
        • 3.1.1.4. Kết luận (58)
      • 3.1.2. Cao chiết vối (58)
        • 3.1.2.1. Tính chất cơ bản (58)
        • 3.1.2.2. Khả năng kháng oxi hoá (60)
        • 3.1.2.3. Khả năng kháng vi sinh (61)
        • 3.1.2.4. Kết luận (64)
    • 3.2. XÂY DỰNG NỀN SẢN PHẨM MỸ PHẨM CƠ BẢN (65)
      • 3.2.1. Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày (66)
        • 3.2.1.1. Nền sữa rửa mặt (W) (66)
        • 3.2.1.2. Nền kem dưỡng (C) (68)
      • 3.2.2. Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân định kỳ (72)
        • 3.2.2.1. Nền mặt nạ (M) (72)
        • 3.2.2.2. Nền mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) (74)
    • 3.3. PHỐI TRỘN BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN HÀNG NGÀY CHỨA (78)
      • 3.3.1. Sữa rửa mặt (78)
        • 3.3.1.1. Tính chất cơ bản (78)
        • 3.3.1.2. Độ bền (80)
      • 3.3.2. Kem dưỡng (C) (83)
        • 3.3.2.1. Tính chất cơ bản (83)
        • 3.3.2.2. Độ bền (84)
    • 3.4. PHỐI TRỘN BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN ĐỊNH KỲ CHỨA CAO CHIẾT VỐI (87)
      • 3.4.1. Mặt nạ (M) (87)
        • 3.4.1.1. Tính chất cơ bản (87)
        • 3.4.1.2. Độ bền (87)
      • 3.4.2. Mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) (90)
        • 3.4.2.1. Tính chất cơ bản (90)
        • 3.4.2.2. Độ bền (90)
    • 3.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG (93)
      • 3.5.1. Hoạt tính bộ sản phẩm chứa cao chiết trầu (94)
      • 3.5.2. Hoạt tính bộ sản phẩm chứa cao chiết vối (96)
        • 3.5.2.1. Mặt nạ (96)
        • 3.5.2.2. Mặt nạ tẩy tế bào chết (97)
    • 3.6. KHẢ NĂNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (99)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)
  • PHỤ LỤC (108)

Nội dung

Dựa vào kết quả đánh giá cảm quan và hoạt tính kháng vi khuẩn đã chọn được nồng độ của hai cao chiết thích hợp là 0.3% và 0.5% để phối vào nền sản phẩm chăm sóc cá nhân.. Do đó, việc ứng

TỔNG QUAN

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

Diện tích bề mặt khoảng 2 m 2 Da được chia làm ba lớp riêng biệt dựa vào yếu tố sinh lý, sinh hóa và hình dạng cấu tạo, gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da

Lớp biểu bì (Epidermis): Dày từ 0.07 – 1.8 mm, bao gồm tầng sừng và tầng tế bào sống Trong đó, tầng sừng gồm các tế bào đã chết, xếp gần nhau, rất dễ bong ra Tầng tế bào sống bao gồm các tế bào có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới, chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da, một số tế bào sống phân hóa thành tế bào sinh lông và tế bào sinh móng

Lớp đáy (hay stratum basale): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh

Lớp tế bào gai (hay Stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt

Lớp hạt (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu - các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì

Lớp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được

Lớp sừng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn

Lớp trung bì (Dermis): Dày từ 0.7 – 7 mm, lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, gồm các thụ quan, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máo, dây thần kinh Trong đó, tuyến nhờn có nhiệm vụ chính là tiết chất nhờn, tạo thành một lớp chất nhờn bao phủ bề mặt da, giúp da mềm mịn, không bị thấm nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài Tuyến mồ hôi có kiểu dạng chùm dưới da (nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân, nách, hang, trán) có từ

2 đến 3 triệu tuyến Nhiệm vụ là tiết mồ hôi (là các chất thải bã được lọc từ máu ra), giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống nhiệt độ bình thường khi quá nóng Muối Lysozym có tính kháng khuẩn cao Có 2 loại tuyến mồ hôi là tuyến mồ hôi toàn vẹn và tuyến mồ hôi bán hủy

Phần nước của màng này, như là các axit bảo vệ bao gồm:

 Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi

 Các axit tự do từ dầu

 Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác - là nhân tố của quá trình sừng hóa

Da rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của chúng ta Một làn da khỏe hoạt động như một rào cản giữa thế giới bên ngoài và bên trong cơ thể và là sự bảo vệ cơ thể đầu tiên và tốt nhất Các chức năng của da chủ yếu bao gồm bảo vệ, điều hòa nhiệt độ, bài tiết, dự trữ chuyển hóa, tạo keratin và melanin, cảm giác, miễn dịch

Da cũng đóng một vai trò quan trọng về tâm lý Là chỉ số dễ thấy nhất của sức khỏe, tình trạng da của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm thấy về bản thân mình và cách người khác cảm nhận chúng ta ra sao Khi làn da khỏe mạnh và không có bất kì vấn đề gì, nó có thể làm mọi chuyện tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn

Da là một cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi từ môi trường bên ngoài Ngoài ra chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D, da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể

CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA

Da là bộ phận bao bọc bên ngoài cơ thể, da là nơi trực tiếp tiếp xúc với các tác động từ môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời, vi sinh vật, các tác nhân lý hóa khác Chính vì vậy, da rất dễ bị tổn thương như khô da, nám, tàn nhang, lão hóa…

Trong đó, mụn trứng cá và nhiễm khuẩn là vấn đề rất thường xuyên gặp ở da

Mụn trứng cá hình thành dưới tác động lẫn nhau của nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do tăng sản xuất chất bã, sừng hóa lỗ nang lông và sự có mặt của vi khuẩn Propionibacterium acne [10] Vi khuẩn P.acne tự nhiên đã có trên da của con người, sâu trong nang lông; nó không thực sự là nguyên nhân gây mụn trứng cá nhưng góp phần vào quá trình hình thành mụn Nó tích lũy và phóng thích những thành phần trung gian dẫn đến hình thành mụn mủ, làm trầm trọng hơn tình trạng mụn

Những cách vi khuẩn xâm nhập vào da có thể qua 3 cách khác nhau như sau: xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài thông qua vết thương, viêm nhiễm toàn thân, lan rộng trên da thông qua đường máu và nhiễm từ độc tố

Có rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại và gây tổn thương da Trong đó, chủ yếu là các khuẩn cầu gram-dương là nguyên nhân dẫn đến phần lớn tình trạng nhiễm khuẩn ở da và thông thường một loại vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, tùy theo nó sinh sống ở lớp nào của da Các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm gây ra ít phổ biến hơn Có 6 loại vi khuẩn bao gồm vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm đã và đang được dùng để đánh giá khả năng kháng khuẩn của các sản phẩm chăm sóc cá nhân có những đặc điểm như sau:

 Enterococus faecalis là loại vi khuẩn có hình cầu và bắt màu gram dương, là vi khuẩn sống trong hệ vi sinh bình thường của người, chúng là một nguyên nhân gây các nhiễm trùng cơ hội đặc biệt đối với người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, …

 Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) là loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng trong cơ thể Đây là chủng vi khuẩn thường gặp trên da người và trong điều kiện bình thường chúng không gây ra bệnh, nếu chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương trên da hay qua đường hô hấp, chúng có thể gây ra nhiễm trùng rất nghiêm trọng

 Escherichia coli (E.coli) là trực khuẩn gram âm, hình que ngắn, bình thường sống trong đại tràng của người và động vật và không gây ra bệnh Tuy nghiên trong điều kiện sinh lý cơ thể thay đổi, stress, loạn khuẩn xảy ra, … thì một số dòng độc có thể gây bệnh cho người và một số động vật

 Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh) là trực khuẩn gram âm, là một trong những vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật, thường được tìm thấy trong đất, nước hoặc trên cơ thể con người và động vật Chúng là mầm bệnh cơ hội gây nhiễm trùng tấn công các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch tại các bệnh viện, gây nhiễm trùng hô hấp, đường tiết niệu, các vết bỏng, vết thương và nhiễm trùng huyết

 Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) (Tụ cầu vàng Methicillin) là loại vi khuẩn gram dương, loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường Chúng thường gây ra nhiễm trùng phần nhiều trên da như loét, mụn mủ hoặc nhọt, nhiễm trùng có thể đi vào nơi phẫu thuật, trong máu hoặc gây ra viêm phổi, nếu nhiễm trùng nặng có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, đau thắt ngực hoặc nhịp tim

 Salmonella typhi (Trực khuẩn thương hàn) là trực khuẩn gram âm, là nguyên nhân chính gây ra bệnh thương hàn, và một số bệnh khác như nhiễm trùng giới hạn ở ống tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, phổi, …

XỬ LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ DA BỊ TỔN THƯƠNG

Theo quy luật, khi có vấn đề xảy ra thì đều có hướng giải quyết để ngăn ngừa những tổn thương hiện tại và phòng ngừa cho tương lai Để điều trị những tổn thương về da, từ phương pháp dân gian, phương pháp truyền thống đến sự phát triển của khoa học ngày nay đều đã được nghiên cứu Nhìn chung, có 3 cách để điều trị da bị tổn thương do vi khuẩn như sau:

Dùng kháng sinh, kháng khuẩn: là phương pháp điều trị thường áp dụng đối với da nhiễm khuẩn Các kháng sinh erythromycin, mupirocin, clindamycin [9] dùng kháng sinh để điều trị khi gặp tình trạng mụn trứng cá viêm nhiễm nặng Có thể sử dụng tetracyline (thường dùng hơn), doxycyline Ngoài ra còn một số loại kháng sinh được kê để điều trị mụn như erythromycin, minocycline, lime cycline, dùng kết hợp trimethoprim, sulfamethoxazole và trimethoprim Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị thường áp dụng đối với da nhiễm khuẩn

Ngoài phương pháp sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá, người ta còn dùng thêm các hoạt chất kháng khuẩn tại chỗ, bôi ngoài da như retinoid, benzoyl peroxide, dùng kết hợp với các loại kháng sinh tại chỗ khác, hoặc với salicylic acid và azelaic acid

Hiện tại, xu hướng ngành mỹ phẩm chăm sóc cá nhân dùng những loại tinh dầu, dầu nền và chiết xuất từ tự nhiên để điều trị như tinh dầu Tea Trea, Lavender, dầu Neem Ưu điểm nổi bậc nhất là tính an toàn cho sức khỏe, khả năng tương thích với nhiều loại da và có chỉ số an toàn cho da rất cao; không có tác dụng phụ và không gây kích ứng da.

XU HƯỚNG DÙNG HOẠT CHẤT THIÊN NHIÊN CHĂM SÓC DA

1.4.1 Các hoạt chất thiên nhiên thường sử dụng

Hai loại hợp chất có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong các dòng sản phẩm hiện nay là tinh dầu và các chiết xuất

Tinh dầu là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất có phân tử lượng thấp được chiết tách từ cây cỏ bằng phương pháp chưng cất với nước và nhiều loại dung môi hữu cơ

Terpenoids và phenylpropanoids là những thành phần chủ yếu hình thành nên mùi đặc trưng và những hoạt tính sinh học của tinh dầu Đặc biệt là tinh dầu đã được chứng minh là có khoảng ức chế khá rộng đối với các vi khuẩn gây bệnh gram-dương, gram- âm Hoạt tính kháng khuẩn sẽ khác nhau đối với mỗi loại tinh dầu khác nhau cũng như đối với từng loại vi khuẩn khác nhau

Tương tự như tinh dầu, các chiết xuất bằng các dung môi khác nhau từ nhiều loại cây cũng thể hiện nhiều hoạt tính sinh học và cũng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phân lập các hợp chất như alkaloids, flavonoids, sesquiterpene lactones, diterpenes, triterpenes, naphtoquinones, v.v từ các cây thuốc để khảo sát hoạt tính của nó[16]

Trong cây có nhiều hợp chất khác nhau, độ phân cực khác nhau sẽ tan vào trong dung môi có độ phân cực khác nhau Do đó, thành phần của chiết xuất từ các dung môi khác nhau sẽ khác nhau và cũng thể hiện hoạt tính khác nhau

1.4.2 Trầu không (Piper betle Linn.)

Tên khoa học: Piper betle Linn, họ: Piperaceae Phân bố chủ yếu khu vực Ấn Độ, Philippine, khu vực Đông Nam Á và Đông Phi Tại Việt Nam, được trồng ở khắp nơi trong nước để lấy lá ăn trầu, trồng sát tường, cạnh bể nước

Bộ phận cho tinh dầu: lá (0.25%)

Có nhiều nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của hoạt tính hydroxychavicol từ chiết xuất của lá trầu không để kháng khuẩn Streptococus mutans (một loại vi khuẩn được tổng hợp từ thức ăn còn dư bám lên bề mặt răng)

Những nghiên cứu từ các bài báo trong và ngoài nước về là trầu: lá trầu chứa từ 0.1-2.0% tinh dầu Tinh dầu lá trầu có màu từ vàng nhạt đến vàng sậm và có hương thơm nồng cay Tinh dầu lá trầu có tác dụng hạn chế các bệnh về tim mạch, hô hấp cùng với khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn và nhiều chức năng dược lý khác là do sự có mặt của eugenol Tinh dầu lá trầu còn chứa chavibetol, caryophyllene và methyl eugenol, là một nguồn khai thác tiềm năng cho các sản phẩm từ thảo dược [12]

Bảng 1-1 Thành phần chính trong tinh dầu trầu không

Monoterpenes trans-sabinene hydrate (tr)

(E)-caryophyllene (0.4%), δ-cadinene (tr), α-humulene (tr), γ-muurolene (tr)

Alcohols α-cadinol (tr), T-muurolol (tr)

Esters methyl salicylate (tr), chavibetol acetate (11.7%), allylpyrocatechol diacetate (6.2%) Aldehydes n-decanal (tr)

Chavicol (0.4%), eugenol (0.4%), chavibetol (80.5%), methyl eugenol (0.4%)

Không chỉ tinh dầu mà cao chiết từ lá trầu không cũng có nhiều hoạt tính sinh học

Cao chiết EtOH của lá trầu được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, chống lại các loại nhiễm khuẩn ở người bao gồm cả vi khuẩn gram-âm và gram-dương Người ta đã tìm thấy carbohydrate, protein, các hợp chất polyphenolic, flavonoid và alkaloids hiện diện trong lá trầu Cao chiết từ lá trầu còn thể hiện khả năng kháng oxy hóa, bắt gốc tự do khá mạnh [12]

Một nghiên cứu vào năm 2011 đã khảo sát hoạt tính của tinh dầu trầu không kháng lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau bằng phương pháp đĩa khuếch tán (disc diffusion)

Kết quả thu được là hoạt tính của tinh dầu mạnh nhất trên vi khuẩn S.aureus với đường kính ức chế là 26 mm tại nồng độ 15 μL, tiếp theo là P.aeruginosa: 19 mm tại nồng độ

25 àL; S.epidermidis: 20 mm tại nồng độ 20 àL; E.coli: 22 mm tại nồng độ 18 àL;

M.luteus: 21.6 mm tại nồng độ 18 àL Số liệu cho thấy được tiềm năng của tinh dầu trong việc ứng dụng vào điều trị các loại nhiễm khuẩn da khác nhau Bài nghiên cứu cũng xây dựng công thức gel kháng khuẩn trên 2 nền khác nhau là hydroxy propyl methyl cellulose (HPMC) và carbopol 934 phối với tinh dầu trầu không và tiến hành kiểm tra các thông số như pH, độ nhớt, tính đồng nhất, khả năng dàn trải, tính kích ứng da, khả năng kháng khuẩn trước và sau khi phối vào nền gel Kết quả cho thấy nền gel không ảnh hưởng khả năng kháng khuẩn của tinh dầu và công thức với 1% carbopol 934 và 5% HPMC cho kết quả tốt nhất [13]

Năm 2015, trong một nghiên cứu để khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết EtOH từ một số loại thảo mộc ở Philippine chống lại các loại vi khuẩn gram-dương như Staphylococcus aureus kháng methicillin và Enterococcus kháng vancomycin, trầu không thể hiện hoạt tính cao nhất với đường kính ức chế 16-33 mm; nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 19-156 μg/mL; nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) 312 μg/mL Đối với các chủng vi khuẩn gram-âm, trầu không cũng thể hiện hoạt tính đáng kể Bài nghiên cứu đã cho thấy được tiềm năng to lớn của trầu không trong việc ức chế các loại vi khuẩn đã kháng thuốc, kháng kháng sinh [14]

Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã tiến hành khảo sát và phát triển công thức nền kem diệt khuẩn với thành phần các chiết xuất từ trầu không, sầu đâu (Azadirachta indica), rễ cây cam thảo (Glycyrrhiza glabra) thay đổi Nghiên cứu tiến hành đánh giá các thông số như độ pH, độ nhớt, độ bền, khả năng kháng khuẩn v.v… trong một tháng

Nghiên cứu cho thấy công thức kem với 0.1% từng loại chiết xuất và 80.4% nước cho kết quả tốt nhất với mọi thông số kiểm tra [15]

Cây vối có tên khoa học là Syzygium nervosum, cây thuộc họ Sim (Myrtaceae), là một loài thực vật có hoa trong họ Đào kim nương Đặc điểm của cây vối: Cây vối là loại thân mộc cỡ vừa có thể cao tới 12-15 m, đường kính của cây có thể lên đến 50 cm, cuống lá dài 1-1.5 cm Lá hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn Phiến lá cây vối dai, cứng Vỏ màu nâu đen, nứt dọc Hoa vối gần như không có cuốn, màu lục nhạt, trắng Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị Cây ra hoa tháng 5-7 Quả vối hình cầu hay hình trứng, đường kính 7-12 m, khi chín có màu tím sậm, có dịch Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối Đặc điểm phân bố: Cây mọc nhiều ở nhiệt đới Cây vối có ở rất nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng đến miền núi nhưng ở miền Bắc có nhiều hơn Cây mọc hoang hoặc trồng khắp nơi (ven bờ ao, bờ suối) Khu vực phân bố: các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam của Trung Quốc; Ấn Độ, Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, các đảo Java, v.v…

Thành phần hoạt tính của nụ vối là một hợp chất polyphenol có tên 2’,4’- dihydroxy-6’-methoxy-3’,5’-dimethylchalcone Chất này đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược trên các tế bào ung thư đa kháng thuốc (Multidrug resistance)

CÁC SẢN PHẨM DIỆT KHUẨN CÓ CHỨA CHIẾT XUẤT TỪ TỰ NHIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Sản phẩm Hình minh họa Thành phần chính

Tea tree skin clearing facial wash (The Body Shop)

Hình 1-1 Tea tree skin clearing facial wash

Melaleuca Alternifolia Leaf Oil Calophyllum Inophyllum Seed Oil

Gel trị mụn Tea Tree (The Body Shop)

Hình 1-2 Gel trị mụn Tea Tree

Calophyllum Inophyllum Seed Oil, Melaleuca Alternifolia Leaf Oil

Hình 1-3 Stress check face mask

Curcuma Longa Root (Turmeric) Root Extract, Cinnamomum Camphora

Multicaulis (Chamomile) Oil, Pogostemon Cablin (Patchouli) Leaf Oil, Vetiveria Zizanoides (Vetivert) Root Oil

Hình 1-4 Purifying Neem face wash

Five-leaved Chaste Tree (Vitex negundo

Silk Cotton T (Salmalia malabarica oil

Barbados Aloe (Aloe barbadensis) leaved Chaste Tree Vitex negundo)

Silk Cotton Tree Salmalia malabarica)

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng chiết xuất tự nhiên vào các sản phẩm chăm sóc da, nhằm cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho da Trong nội dung của luận văn này sẽ hướng tới xây dựng 2 bộ sản phẩm bao gồm bộ sản phẩm chăm sóc hàng ngày và bộ sản phẩm chăm sóc định kỳ với mục đích kháng vi sinh và kháng khuẩn, ngăn ngừa và bảo vệ da Cả cao chiết lá trầu không và cao chiết lá vối có nhiều hoạt tính sinh học tốt như: kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm,…Vì vậy, đề tài này tập trung phối chế hai loại cao chiết này vào 2 bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân, cụ thể là:

+ Bộ sản phẩm chăm sóc hàng ngày phối cao chiết trầu: bao gồm sữa rửa mặt + kem dưỡng

+ Bộ sản phẩm chăm sóc định kỳ phối cao chiết vối: bao gồm mặt nạ tẩy tế bào chết + mặt nạ.

THỰC NGHIỆM

NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ

Bảng 2-1 Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất

Cao chiết trầu Trường Đại Học Bách Khoa

Cao chiết vối Trường Đại Học Bách Khoa

Máy khuấy Công Ty Natural Rendez-vous

Bể siêu âm Trung Quốc

Máy ly tâm (Hettich zentrifugen

Máy đo độ nhớt (Brookfield DV-E Viscometer)

Brookfield Metek instrumentation and specialty controls, USA

Máy đo pH (Lab 850 Schott

Dầu olive (olive oil) Angel Camacho Alimentacion, S L

Dầu cám gạo (rice bran oil) Thai Edible Oil Co., Ltd Dầu dừa (coconut oil) Lương Quới, Vietnam Dầu hạnh nhân (sweet almond oil) Henry Lamotte Oils GMBH Dầu thầu dầu (castor oil) Thai Castor Oil Industries Co., Ltd Dầu jojobar (jojobar oil) Olvea Vegetable Oils

Bơ hạt mỡ (shea butter) Olvea Vegetable Oils

Verstatil SL Evonik Dr Straetmans GmbH

Dermosoft GMCY Evonik Dr Straetmans GmbH

Citric acid Weifang Ensign Industry Co., Ltd

Dermosoft 1388 ECO Evonik Dr Straetmans GmbH

White kaoline Argile Blanche Surfine

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đo độ nhớt Độ nhớt của sản phẩm được xác định bằng máy đo độ nhớt DV-E Brookfield Đây như 1 công cụ lưu biến cho phép xác định độ nhớt bằng cách đo độ ma sát nội bộ của chất lỏng

Mẫu cần được đưa về nhiệt độ phòng (24-26 o C) và khuấy đều trước khi đo Tra kim đo và tốc độ quay của kim cho phù hợp với từng sản phẩm Điều chỉnh kim đo và tốc độ theo yêu cầu Tiến hành đo và ghi kết quả đo độ nhớt tại hai thời điểm: 30s và 60s

2.2.2 Đo pH pH của sản phẩm được xác định bằng máy đo pH Lab 850 Schott Instrument

Mẫu được pha thành dung dịch 5% trong nước cất Tráng đầu dò bằng nước cất và lau bằng khăn giấy Nhúng đầu dò ngập trong mẫu, đợi máy ổn định và ghi kết quả

Tiến hành 3 lần và số liệu thể hiện ở dạng trung bình

2.2.3 Đo màu Để đánh giá sự thay đổi màu sắc và độ bền màu của sản phẩm theo thời gian, sử dụng phương pháp đo màu trên hệ thống CIELCH đo ba thông số L*, C*, h, sau đó tính toán sự chênh lệch màu sắc

Hệ thống CIELCh sử dụng ba giá trị L*: độ sáng của màu (Lightness); C*: độ bão hòa màu (Chroma); h: góc màu thể hiện ánh màu (Hue of metamerism)

Sự khác biệt giữa hai màu trong hệ thống CIELCH được xác định thông qua các hiệu số sau:

∆ ∗ = ∗ − ∗ : sự khác nhau về độ sáng giữa 2 màu

∆ ∗ = ∗ − ∗ : sự khác nhau về độ bão hòa giữa 2 màu

∆ℎ = ℎ − ℎ : sự khác nhau về tông màu giữa 2 màu Sự sai biệt về màu sắc giữa 2 màu được tính bằng giá trị E*

∆ ∗ = (∆ ∗ ) + (∆ ∗ ) + (∆ℎ) Hai màu có giá trị E* > 1 tương ứng với khoảng cách màu mà mắt có thể nhận biết được sự khác biệt màu sắc giữa hai màu, giá trị này càng lớn, sự khác biệt màu sắc càng lớn; E* < 1: mắt không thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 màu

2.2.4 Đánh giá cảm quan sản phẩm mỹ phẩm

Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm chính là việc xác định thang điểm đánh giá sản phẩm Đây là thang điểm dành cho người xây dựng công thức Thang điểm này đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản để người xây dựng công thức dựa vào đó để có hướng lựa chọn nguyên liệu và điều chỉnh hàm lượng nguyên liệu cho thích hợp

Trong điều kiện tại công ty, quy trình đánh giá cảm quan của sản phẩm được thực hiện và đánh giá bởi một bộ phận chuyên nghiệp (Training department) như sau:

- Đối tượng: Chọn các đối tượng có làn da thuộc 4 kiểu là da nhờn, da khô, da nhạy cảm và da thường hoặc da kết hợp

- Dùng trực tiếp sản phẩm lên da, cách sử dụng sản phẩm được áp dụng như quy trình sử dụng một sản phẩm hoàn thiện với lượng tương ứng phù hợp

- Đối với vùng đánh giá là mặt, thực hiện đánh giá trên toàn bộ khuôn mặt

- Đối với sản phẩm dùng cho cơ thể, chọn đánh giá trên cánh tay trong thời gian khoảng 30 phút

- Đánh giá cảm quan: Sau khi đưa sản phẩm lên da, đánh giá các chỉ tiêu cảm quan theo thời gian 5 phút, 10 phút và 30 phút

Bảng 2-2 Tiêu chí đánh giá cảm quan sản phẩm sữa rửa mặt

Khả năng lấy mẫu (Độ pump) 5

Cảm quan khi sử dụng Độ tan khi đánh bọt 5

Cảm giác trơn khi mát-xa 5 Độ bọt 5

Cảm quan sau khi sử dụng Độ mềm da 5

20 Độ ẩm 5 Độ mượt da (không rít) 5 Độ kích ứng trên da 10 10 Độ bền hệ 10 35

Bảng 2-3 Tiêu chí đánh giá cảm quan sản phẩm kem dưỡng

Khả năng lấy mẫu (Độ pump) 4

Cảm quan khi sử dụng

Cảm giác thoa trên da 5

Khả năng thẩm thấu 5 Độ mát trên da 5

Cảm quan sau Độ bóng dầu 5 10 khi sử dụng Độ mượt da 5 Độ ẩm 5 Độ rít 5 Độ kích ứng trên da 10 10 Độ bền hệ 10 35

Bảng 2-4 Tiêu chí đánh giá cảm quan mẫu mặt nạ

Khả năng lấy mẫu (Độ pump) 5

Cảm quan khi sử dụng

Khả năng dễ rửa trôi 5 Độ khô 5 Độ mát trên da 5

Cảm quan sau khi sử dụng Độ sáng da 5

20 Độ mượt da (Không rít) 5 Độ ẩm 5 Độ kích ứng trên da 10 10 Độ bền hệ 10 35

Bảng 2-5 Tiêu chí đánh giá cảm quan của mẫu mặt nạ tẩy tế bào chết

Khả năng lấy mẫu (Độ pump) 5

Cảm quan khi Khả năng dàn trải 5 20 sử dụng Độ khô 5 Độ tẩy tế bào chết 5 Độ mát trên da 5

Cảm quan sau khi sử dụng Độ sáng da 5

20 Độ mềm 5 Độ ẩm 5 Độ mượt da (không rít) 5 Độ kích ứng trên da 10 10 Độ bền hệ 10 35

 Cách chuyển đổi số điểm về đánh giá cảm quan sản phẩm

Với thang điểm như sau:

 Cảm quan trước khi sử dụng

1 Màu sắc A Không chấp nhận B Tạm chấp nhận C.Bình thường D Đẹp E Rất đẹp 2 Độ đồng nhất

A.Không đồng đều B Hơi đồng đều C.Bình thường D Đồng nhất

E Rất đồng nhất 3 Khả năng lấy mẫu (Độ pump)

A Rất khó B Khó C.Bình thường D Dễ E Rất dễ

A Khó chịu B Hơi khó chịu C.Bình thường D Hơi dễ chịu E Dễ chịu

 Cảm quan khi sử dụng

A Rất khó B Khó C.Bình thường D Dễ E Rất dễ

6 Cảm giác thoa trên da

A Rất khó chịu B Khó chịu C.Bình thường D Hơi dễ chịu E Dễ chịu 7 Độ khô

A Rất khô B Khô C.Bình thường D Mượt E Rất mượt

A Không mát B Hơi mát C.Bình thường D Mát E Rất mát

9 Mức độ tẩy tế bào chết

A Rất khó B Khó C.Bình thường D Dễ lấy E Rất dễ

 Cảm quản sau khi sử dụng

9 Độ bóng dầu A Rất nhờn B Nhanh nhờn C.Nhờn D Bình thường E Không nhờn 10 Độ mượt da

A.Không mượt B.Hơi mượt C.Bình thường D Mượt E Rất mượt 11 Độ ẩm

A Rất khô B Khô C.Bình thường D Mượt E Rất mượt

A.Nóng B Hơi nóng C.Bình thường D Mát E Rất mát

Song song đó một số chỉ tiêu bắt buộc phải đạt được như: độ an toàn cho người sử dụng và tính an toàn cho môi trường, độ pH phải phù hợp với da

Cách thực hiện các nội dung đánh giá chi tiết như sau:

- Khả năng lấy mẫu: Sao khi pump lấy nền vẫn còn nằm trên đầu ngón tay

- Độ đồng nhất: Sau khi phối trộn xong để ổn định 48 giờ, sau đó quan sát bằng mắt thường độ bóng mịn

- Khả năng thẩm thấu: Thể hiện thời gian thẩm thấu của sản phẩm trên da

- Cho 0.1 (g) mẫu vào vùng diện tích đặt ra (25 cm 2 ), dùng một đầu ngón tay thoa nhẹ trên da Tính thời gian thẩm thấu từ lúc bắt đầu thoa và cho đến khi mẫu trên da đã khô

- Độ bóng da: Sau khi thoa xong, mẫu cũng đã thẩm thấu thì xem xét trên da có đổ bóng của dầu gây ra hay không

- Độ mượt da: Dùng một lượng mẫu thoa lên mu bàn tay, sau khi mẫu đã thấm và khô, thì dùng các đầu ngón tay để kiểm tra độ mượt trên da

- Độ rít: Cũng tương tự như cách đánh giá độ mượt da

 Kiểm tra chỉ tiêu kích ứng của mỹ phẩm Đây là phương pháp xác định đơn giản nhất độ kích ứng của da khi một chất hay một dạng mỹ phẩm nào đó tiếp xúc trực tiếp lên da

Bộ phận Training department sẽ thực hiện việc kiểm tra trên diện rộng để đánh giá sản phẩm về độ kích ứng, cảm quan sử dụng cũng như những yếu tố liên quan

Bước 1: Sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu trên đầu ngón tay

Bước 2: Thoa nhẹ vào những vùng da mỏng như: vùng da cổ tay bên trong, sau gáy Vùng da này phải được rửa sạch trước khi thoa sản phẩm lên

Bước 3: Để yên và không rửa trong khoảng thời gian 48h

Bước 4: Trong khoảng thời gian từ 0h – 48h theo dõi các dấu hiệu nóng rát, ngứa, châm chít, vùng thoa bị ửng đỏ Nếu sau 48h không thấy bất kỳ dấu hiệu nào thì có thể kết luận sản phẩm không gây kích ứng

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Chuẩn bị & đánh giá cao chiết

2.3.1.1 Cao chiết lá trầu không

Nguyên liệu lá trầu không được mua tại vườn Bà Điểm, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Sau khi mua về sẽ chọn lựa kỹ, rửa sạch, để ráo nước và bảo quản cẩn thận cho đến khi thực hiện thí nghiệm Sau đó, lá trầu không được xay nhuyễn và được thực hiện theo quy trình chiết

Lá trầu tươi được xay nhuyễn, sau đó tiến hành chiết kiệt với dung môi ethanol, tỉ lệ 1:5 (rắn: lỏng), gia nhiệt ở 55 o C trong thời gian 60 phút, sau đó lọc thu được dịch chiết

Bã bột lá trầu chiết kiệt với dung môi ethanol, sau đó lọc thu dịch chiết (thực hiện 2 lần)

Các dịch chiết này gộp chung sau đó đem đi cô quay loại bỏ dung môi sẽ thu được cao ethanol (cao tổng)

Hiệu suất chiết được tính theo công thức:

Với w1 - độ ẩm của cao w2 - độ ẩm nguyên liệu

Lá vối sau khi được mua từ nhà vườn được chọn lựa kỹ và loại bỏ những tạp chất

Sau đó, lá được rửa sạch và phơi ráo Lá sẽ được bảo quản cẩn thận ở nơi khô ráo chờ đến khi chiết

Tương tự, lá vối tươi được xay nhuyễn đem chiết kiệt với dung môi ethanol với tỉ lệ 1:5 (rắn: lỏng ), gia nhiệt ở 55 o C trong thời gian 60 phút, sau đó lọc thu được dịch chiết

Bã bột lá vối chiết kiệt với dung môi ethanol, sau đó lọc thu dịch chiết (thực hiện 2 lần)

Các dịch chiết này gộp chung sau đó đem đi cô quay loại bỏ dung môi sẽ thu được cao ethanol (cao tổng)

Hiệu suất cao chiết tổng được tính theo công thức sau:

Trong đó: m0 – khối lượng mẫu (g) m1 – khối lượng cao sau khi chiết (g) u0, u1 – Độ ẩm của nguyên liệu, cao chiết (%) Độ ẩm của hai cao chiết được xác định bằng máy đo độ ẩm SATORIUS MA35

Máy hoạt động theo nguyên lý tác dụng của nhiệt được cung cấp làm bay hơi nước của mẫu nguyên liệu cho đến khi khối lượng không đổi Máy đo chênh lệch khối lượng của mẫu trước và sau để tính % độ ẩm của mẫu

Nguyên liệu được cắt nhỏ và cho vào đĩa nhôm với khối lượng tối thiểu 0.1 g, sau đó được cho vào máy để tiến hành đo Tiến hành 3 lần và số liệu thể hiện ở dạng trung bình Độ ẩm trung bình được xác định bằng cách lấy trung bình kết quả của các lần đo

2.3.2 Xây dựng nền sản phẩm cơ bản 2.3.2.1 Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày

Bảng 2-6 Thành phần nền sữa rửa mặt cơ bản

Phase STT Nguyên liệu Công dụng

Dầu nền 2 Rice Bran oil

Tác nhân xà phòng hóa 5 Nước

Làm mềm, giữ ẩm da 7 Castor oil

13 Citric acid Điều chỉnh pH 14 Nước

Cho các thành phần của pha A vào cốc, khuấy đều và gia nhiệt lên 70 o C Hòa tan potassium hydroxide trong nước, để nguội, cho vào pha A, tiến hành quá trình xà phòng hóa trong 1.5 giờ

Sau đó cân và cho pha C vào, tiếp tục để phản ứng xảy ra trong 45 phút

Cân và gia nhiệt pha D bên ngoài lên 70 o C, cho vào hệ Khuấy đến khi hệ đồng nhất và đặc lại, tốc độ vừa phải, tránh tạo bọt Thời gian khuấy không quá 1 giờ

Giữ nhiệt độ ở 70 o C, cân và cho pha E từ từ vào Tiếp tục khuấy rồi giải nhiệt xuống 55 o C thì dừng

Hình 2-2 2 Quy trình khuấy trộn nền sữa rửa mặt cơ bản

Bảng 2-7 Thành phần nền kem cơ bản

Cân xanthan gum cho vào glycerin phân tán đều, tránh vón cục Sau đó cho vào cốc đã cân nước, citric acid, verstasil SL và potassium sorbate Gia nhiệt pha A lên đến 65 – 70 o C Khuấy trong khoảng 15 phút cho xanthan gum trương nở hoàn toàn

Gia nhiệt pha B lên 65 – 70 o C cho chảy hoàn toàn Cho pha B vào pha A, tiến hành nhũ hóa với tốc độ vừa phải, tránh tạo bọt nhiều Thời gian nhũ hóa trong 20 - 25 phút

Sau đó giải nhiệt hệ xuống dưới 40 o C thì dừng

Phase STT Nguyên liệu Công dụng

2 Citric acid Điều chỉnh pH

Hình Hình 2-3 Quy trình khuấy trộn nền kem cơ bản

2.3.2.2 Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân định kỳ

 Nền mặt nạ cơ bản

Bảng 2-8 Thành phần nền mặt nạ cơ bản

Pha STT Thành phần Công dụng

2 Citric Acid Điều chỉnh pH

6 Dermosoft 1388 ECO Bảo quản 7 Shea Butter (Karite) Làm mềm

Chuẩn bị pha A và B trước bên ngoài, gia nhiệt pha A lên 75 – 80 o C, cho pha B vào cốc, khuấy cho B trương nở hoàn toàn

Tiến hành nhũ hóa: Chuẩn bị pha C trước bên ngoài: Gia nhiệt C lên đến 75-80 o C

Tiến hành nhũ hóa trong thời gian 20 phút Giải nhiệt xuống 55-60 o C

Phân tán đất sét: Cho pha D vào từ từ, trong thời gian 20 phút Khi nhiệt độ đạt xuống dưới 38 o C thì dừng, thời gian 15 phút sau đó dừng lại

Hình 2-4 Quy trình khuấy trộn nền mặt nạ cơ bản

Nhiệt độ T = 50 - 55 o C Thời gian t = 15 phút Tốc độ khuấy tại vạch 5-6 Nhiệt độ T = 75-80 o C Thời gian t = 20 phút Tốc độ vạch 5 - 6 Cho 3 và pha B vào

Thời gian t= 5 phút Tốc độ khuấy tại vạch 3 - 4 Nhiệt độ T = 75 -80 o C Thời gian t = 30 phút

Thêm pha D vàoTốc độ khuấy tại vạch 5-6Nhiệt độ 35 – 38 o C thì dừng

 Nền mặt nạ tẩy tế bào chết cơ bản

Bảng 2-9 Thành phần nền mặt nạ tẩy tế bào chết cơ bản

Pha STT Thành phần Chức năng

2 Citric Acid Điều chỉnh giá trị pH

B 3 Sodium Alginate Tẩy tế bào chết

Chuẩn bị pha A trước bên ngoài Phân tán từ từ (3) vào đến khi trương nở hoàn toàn Gia nhiệt cốc lên 75-80 o C Cho pha C đã chuẩn bị trước bên ngoài vào cốc

Tiến hành nhũ hóa: Chuẩn bị pha D trước bên ngoài: Gia nhiệt pha D lên đến 75-

80 o C, và cho vào cốc, nhũ hóa trong thời gian 20 phút

Phân tán đất sét (White Kaoline): Giải nhiệt xuống 55-60 o C, cho pha E vào từ từ, trong thời gian 20 phút Giải nhiệt đến khi nhiệt độ đạt xuống dưới 38 o C thì dừng

Hình 2-5 Quy trình khuấy trộn nền mặt nạ tẩy tế bào chết

2.3.3 Phối trộn bộ sản phẩm chứa cao chiết trầu

Cao chiết trầu được phân tán sơ bộ trong nước bằng phương pháp siêu âm, sau đó phối vào sữa rửa mặt (W) và kem dưỡng (C) với hàm lượng 0.1-0.7% Các mẫu sản phẩm được tiến hành đánh giá ngoại quan, tính chất vật lý, cảm quan sử dụng và độ bền

2.3.4 Phối trộn bộ sản phẩm chứa cao chiết vối

Cao chiết vối được phân tán sơ bộ trong nước bằng siêu âm, sau đó phối vào mặt nạ (M) và mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) với hàm lượng 0.1-0.7% Các mẫu sản phẩm được tiến hành đánh giá ngoại quan, tính chất vật lý, cảm quan sử dụng và độ bền

Trong thử nghiệm này, sản phẩm được thử nghiệm trực tiếp trên tình nguyện viên

Tình nguyện viên là nam, được lựa chọn trên tiêu chí không sử dụng các mỹ phẩm dưỡng cũng như diệt khuẩn Vùng da mặt được chia thành các vùng với các thử nghiệm:

 Sử dụng combo sản phẩm nền (rửa mặt + thoa kem không có phối hoạt chất)

 Sử dụng combo sản phẩm (rửa mặt + thoa kem có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

 Sử dụng combo sản phẩm (rửa mặt + đắp mặt nạ có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

 Sử dụng Combo sản phẩm (rửa mặt + mặt nạ tẩy tế bào chết có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

Hệ vi sinh trên vùng da thử nghiệm sẽ được lấy bằng que tiệt trùng và cấy trên thạch Vùng da thử sản phẩm cũng được lấy mẫu theo thời gian Sau thời gian ủ 24 giờ, mật độ khuẩn lạc thể hiện hàm lượng vi sinh đã được lấy trên vùng da thử nghiệm

Kết quả trình bày trong các phần bên dưới.

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

CHUẨN BỊ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN LIỆU

Trong nội dung này, hai đối tượng thực vật được quan tâm của đề tài là lá trầu không và lá vối được sử dụng để chiết và thu cao cồn Các đặc tính cơ bản, hoạt tính sinh học của hai cao được đánh giá

3.1.1 Cao chiết lá trầu không

Hình 3-1 Lá trầu tươi Hình 3-2 Cao chiết lá trầu

Bảng 3-1 Các tính chất cơ bản của cao chiết trầu

Ngoại quan Dạng cao khô, màu lục sẫm, hơi vàng nâu Mùi Mùi hơi nồng, cay, rất đặc trưng Độ ẩm 1.44 % Độ tan Tan tốt trong chloroform; dễ tan trong ethanol và DMSO; tan kém trong nước Màu sắc  Nguyên cao: màu lục sẫm, hơi vàng nâu

 Hòa tan trong chloroform: dung dịch trong, ánh lục - vàng

 Hòa tan trong EtOH: dung dịch trong, màu sáng và có ánh lục rõ hơn khi hòa tan trong chloroform Nồng độ càng cao dung dịch càng tối màu, ánh lục càng rõ hơn, ánh vàng giảm

 Hòa tan trong DMSO: dung dịch trong suốt, độ sáng tương đồng khi hòa tan trong chloroform, ánh vàng rõ hơn Nồng độ càng cao, độ sáng dung dịch càng giảm, ánh lục và ánh vàng càng tăng

 Hòa tan trong nước: dung dịch có màu vàng, ánh xanh

Nồng độ càng cao, màu vàng càng đậm, gần như nâu

Cao chiết trầu được thu từ lá tươi với hiệu suất khá cao, lên đến 31.09% (quy về nguyên liệu khô) Cao trầu có màu sậm, khi pha loãng vẫn giữ màu vàng ánh xanh khá rõ Điều này có thể ảnh hưởng đến ngoại quan, màu sắc của sản phẩm Các thông tin của màu sắc khi hòa tan trong dung môi được trình bày chi tiết trong bảng 3.1 Cao vẫn giữ được mùi đặc trưng của trầu, chứng tỏ tinh dầu vẫn còn trong cao Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh thành phần tinh dầu có hoạt tính kháng vi sinh rất mạnh nên dự đoán hoạt tính này vẫn còn được bảo toàn trong cao

Hàm lượng ẩm và chất dễ bay hơi trong cao chỉ 1.44%, thỏa các điều kiện bảo quản dược liệu Khi hàm lượng này thấp thì cao chiết sẽ được tồn trữ lâu dài và không có vi sinh phát triển

3.1.1.2 Khả năng kháng oxi hoá

Từ kết quả thực nghiệm trên biểu đồ 3.1, cho thấy nồng độ cao trầu càng cao thì khả năng bắt gốc tự do càng cao Khả năng bắt gốc tự do tăng nhanh, và đạt đến >

95% khi nồng độ mẫu trong khoảng nồng độ từ 125 μg/mL Sau nồng độ này thì sự có mặt của hoạt chất không hiệu quả nữa Điều này thể hiện chỉ cần sử dụng hoạt chất ở vùng nhỏ hơn 125 mg/mL

Hình 3-3 Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao chiết trầu

Dựa vào đồ thị đường cong ức chế DPPH của cao trầu, xác định được giá trị IC50 32.39 μg/mL, cao hơn 2 lần so với chất chuẩn dùng trong thí nghiệm là Vitamin C có IC 50 = 16.37 μg/mL Như vậy, có thể thấy cao chiết trầu có khả năng kháng oxy hóa không cao Tuy nhiên, thí nghiệm vẫn chứng minh được cao chiết trầu có khả năng kháng oxy hóa và đây là cơ sở cho tiềm năng ứng dụng hoạt tính này của cao chiết trầu vào sản phẩm chăm sóc da

3.1.1.3 Khả năng kháng vi sinh

Trong phạm vi đề tài, đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết trầu được tiến hành trên 6 chủng vi khuẩn

*Khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết trầu: Để khảo sát sơ bộ khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, sử dụng phương pháp khuếch tán trong bản thạch Nồng độ mẫu cao thử hoạt tính kháng khuẩn trong thí nghiệm là 100 mg/mL dung môi DMSO Chất kháng sinh chuẩn dùng để đối chứng là Gentamicin

LogC Đường kính vòng kháng khuẩn của Gentamicin được thể hiện trong hình 3-9 Kết quả khả năng ức chế vi khuẩn của mẫu cao trầu được thể hiện ở hình bên dưới:

Hình 3-4 Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết trầu với 6 loại vi khuẩn

Bảng 3-2 Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết trầu

STT Loại vi khuẩn Đường kính (mm) Gentamicin Cao trầu

5 Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) 23 20

Chú thích: Số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6 tương ứng là kí hiệu của 6 loại vi khuẩn tương ứng như trong bảng 3-2

Dựa vào kết quả đo đường kính vòng kháng khuẩn, rút ra được một số kết luận về hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết trầu như sau:

 Cao chiết trầu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao, có khả năng kháng được tất cả 6 loại vi khuẩn tiến hành thí nghiệm

 Khả năng kháng các chủng vi khuẩn gram-dương cao hơn so với các chủng vi khuẩn gram-âm

 Hoạt tính đặc biệt của cao đối với 2 loại tụ cầu khuẩn là Staphylococcus aureus và MRSA, với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 22 mm và 20 mm (so với kháng sinh chuẩn Gentamicin là 36 và 23 mm)

 Hoạt tính thấp nhất đối với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, đường kính vòng kháng khuẩn là 12 mm (hoạt tính của kháng sinh Gentamicin là 34 mm)

 Xác định giá trị MIC của cao chiết trầu

Dựa vào kết quả từ thí nghiệm khảo sát sơ bộ khả năng kháng khuẩn của cao trầu, tại nồng độ 100 mg/mL, cao có thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Từ kết quả này, khảo sát các khoảng nồng độ xung quanh giá trị 100 mg/mL để tìm ra giá trị MIC của cao chiết trầu Cao chiết trầu được phân tán trong dung môi DMSO, các nồng độ cao chiết trầu tiến hành khảo sát là 10.0; 5.0; 2.5; 1.25; 0.625; 0.3125 mg/mL Trên bề mặt thạch, các vị trí ứng với từng chủng vi khuẩn đã đề cập ở trên

Hình 35 Kết quả đo giá trị MIC của cao chiết trầu

Chú thích: Số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6 tương ứng là kí hiệu của 6 loại vi khuẩn tương ứng như trong hình 3-5

Dựa vào hình, có thể thấy tại nồng độ 10 mg/mL, cao chiết trầu ức chế được hoàn toàn sự phát triển của cả 6 loại vi khuẩn

Tại các nồng độ thấp hơn, cao chiết trầu không ức chế được hoàn toàn sự phát triển của các loại vi khuẩn Nhưng có thể thấy, 3 loại vi khuẩn là E faecalis, S.aureus và MRSA tại các nồng độ thấp hơn của cao chiết trầu vẫn phát triển ít hơn so với 3 loại vi khuẩn còn lại Điều này tương đồng với kết quả thí nghiệm khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn đã nêu ở trên, cao chiết trầu thể hiện hoạt tính tốt hơn với các vi khuẩn gram-dương Vậy giá trị MIC của cao chiết lá trầu là 10 mg/mL

Qua các thí nghiệm đã tiến hành, chứng minh được cao chiết trầu có hoạt tính sinh học cao: khả năng kháng oxy hóa tốt (IC 50 = 32.39 μg/mL), khả năng kháng khuẩn rất cao, đặc biệt với các chủng vi khuẩn gram-dương (MIC = 10 mg/mL)

XÂY DỰNG NỀN SẢN PHẨM MỸ PHẨM CƠ BẢN

Nghiên cứu nhu cầu và xu hướng thị trường mỹ phẩm hiện nay, rất nhiều ứng dụng hợp chất chiết xuất từ tự nhiên đã được phát triển rộng rãi để tăng tính năng kháng vi sinh vật, kháng oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường Định hướng phát triển công thức theo đúng chiến lược công ty là tất cả các thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên phải có chứng nhận nguồn gốc thiên nhiên rõ ràng

Sau quá trình tham khảo và chọn lọc những sản phẩm chăm sóc cá nhân đang được lưu hành thị trường từ công ty mỹ phẩm Natural Rendez-vous, hai bộ sản phẩm chăm sóc da đã được định hướng và nghiên cứu để có thể phối cao chiết trầu và cao chiết vối

+ Bộ sản phẩm chăm sóc hàng ngày: gồm sữa rửa mặt và kem dưỡng được phối cùng cao chiết trầu Sau một ngày làm việc, chất nhờn và bụi bẩn làm da bị dơ, lâu ngày sẽ dẫn đến bít lỗ chân lông Đầu tiên, chúng ta cần dùng sữa rửa mặt ngay khi ở ngoài về Để làm sạch và chăm sóc da hiệu quả, những bước cơ bản phải được thực hiện Đặc biệt đối với da đã và đang có xu hướng bị tổn thương do ảnh hưởng của môi trường xung quanh làm da khô hơn, tiết nhiều nhờn và gây ra mụn cần được chăm sóc đặc biệt hơn Do đó, làm sạch da và dưỡng da là hai bước sẽ được thực hiện mỗi ngày

 Bộ sản phẩm chăm sóc theo định kỳ: loại bỏ tế bào chết trên lớp sừng, làm tươi mới làn da Mặt nạ có thể thực hiện 1-2 lần một tuần và tẩy tế bào chết 1 tuần một lần Định hướng phát triển công thức theo đúng chiến lược công ty là tất cả các thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên phải có chứng nhận nguồn gốc thiên nhiên rõ ràng

Khi phối cao chiết tự nhiên vào một công thức mỹ phẩm sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng dựa vào sự ổn định và sự bền của 4 nền sản phẩm tham khảo, sẽ giúp nhiều cho những phán đoán và đưa ra những hướng giải quyết kịp thời để đáp ứng các chỉ tiêu về độ bền, cảm quan và giữ được hoạt tính trong cao chiết khi phối Trong điều kiện tại công ty, quy trình đánh giá cảm quan của sản phẩm được thực hiện và đánh giá bởi một bộ phận chuyên nghiệp nên giá trị cảm quản sản phẩm sẽ có giá trị rất cao Chi tiết về sự điều chỉnh công thức sẽ được trình bày tại những phần tiếp theo

3.2.1 Bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày

Như đã đề cập, tất cả các công thức được phát triển hay điều chỉnh đều phải sử dụng từ những nguyên liệu có nguồn gốc và chứng nhận từ tự nhiên, công thức sữa rửa mặt được phát triển từ việc sử dụng chất hoạt động bề mặt anion là muối Na từ quá trình xà phòng hóa các loại dầu trong tự nhiên (dầu olive, dầu cám gạo, dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu jojoba) Muối Na này được dùng để loại bỏ bụi và chất nhờn Đây là một chất hoạt động bề mặt an toàn thậm chí với nồng độ cao Những thành phần dầu này giúp làm sạch bụi và chất nhờn, giữ da luôn sạch và mượt Cấu trúc sản phẩm sữa rửa mặt với pH từ 9 đến 10 Đối với quy trình thực hiện sản phẩm sữa rửa mặt, yếu tố pH là một trong những yếu tố cần phải được kiểm soát chặt chẽ Có những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xà phòng hóa là hàm lượng hỗn hợp dầu và dung dịch kiềm, thời gian phản ứng và tốc độ khuấy Hàm lượng dầu và dung dịch xút của quá trình xà phòng hóa được kiểm soát bằng chỉ số axit

Bảng 3-6 Khảo sát công thức nền sữa rửa mặt (W) cơ bản

STT Nguyên liệu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Công thức sữa rửa mặt dạng trong CT1, CT2 và CT3 được định hướng phát triển, tuy nhiên khi phối cao chiết trầu vào thì ngoại quan được đánh giá không đạt nên chuyển sang công thức dạng đục

Công thức dạng đục CT4 và CT5 được xây dựng bằng cách kết hợp với chất hoạt động bề mặt vừa được tạo ra từ quá trình xà phòng hóa được hòa tan trong nước theo quy trình nóng tại nhiệt độ 70-75 o C, bổ sung chất làm đặc (Olivem 1000) để tăng độ nhớt của sản phẩm, thêm vào chất bảo quản (Vertasil SL và Dermosoft GMCY) và chất trung hòa để đạt pH an toàn cho da

Bảng 3-7 Thang điểm đánh giá cảm quan nền sữa rửa mặt (W) cơ bản Tiêu chí đánh giá % m i CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Màu sắc 5 0 0 0 0 0 Độ đồng nhất 5 5 5 5 5 5

Khả năng lấy mẫu (Độ pump) 5 4 5 5 5 5

Cảm quan khi sử dụng Độ tan khi đánh bọt 5 5 5 5 5 5

Cảm giác trơn khi mát-xa 5 5 5 5 5 5 Độ bọt 5 2 2 4 3 3

Cảm quan sau khi sử dụng Độ mềm da 5 5 5 5 5 5 Độ ẩm 5 5 5 5 5 5 Độ mượt da (không rít)

Tổng điểm 225 180 185 195 190 190 Phần trăm đạt (Max: 225) 100 80.00 82.22 86.67 84.44 84.44

Hình 3-11 Phần trăm đánh giá cảm quan của nền sữa rửa mặt (W) cơ bản

Vì chất hoạt động bề mặt được tạo thành từ quá trình xà phòng hóa tự nhiên nên bị giới hạn độ bọt Do đó, trong quá trình sử dụng, thao tác tạo bọt phải nhẹ nhàng khi phối trộn với nước thì mức độ bọt sẽ ở mức có thể chấp nhận được Tất cả các cảm quan thể hiện tính chất của sản phẩm được thể hiện trong bảng 3.7 đều được đánh giá với thang điểm cao nhất

Công thức CT5 khác với công thức CT4 vì được bổ sung hỗn hợp dầu hạnh nhân, dầu jojobar và dầu thầu dầu để bổ sung dưỡng chất cho da và một phần nhỏ dùng để trung hòa lượng kiềm còn dư Kết quả đánh giá cảm quản cho thấy giữa công thức CT4 và CT5 không có cảm giác khác biệt rõ ràng nên Công thức CT4 và CT5 có thể được áp dụng làm nền cơ bản để phối chế cao chiết trầu vì kết quả đánh giá cảm quan tốt gần như nhau đều đạt gần 90% Trong đề tài này, công thức CT5 đã được chọn làm nền kem để phối cao chiết trầu

Công thức nền kem cơ bản vẫn sẽ được điều chỉnh và phát triển dựa trên nền kem dưỡng dịu nhẹ ngăn ngừa lão hóa dành cho ban ngày Nền kem cơ bản tạo thành không chứa bất kì hoạt chất và tinh dầu Tuy nhiên, nền kem đã thay đổi cảm quan, nên đã tiến hành thay đổi lại hoàn toàn công thức

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Chọn những thành phần cơ bản với hàm lượng nước lớn từ 65.0 - 90.0 %, có thể dùng nước cất hoặc nước tinh khiết

Chọn thành phần dầu nền: sẽ chọn những loại dầu có thời hạn sử dụng dài, những loại dầu khác nhau sẽ cho kết quả trong nền kem khác nhau do mỗi loại dầu chứa hàm lượng loại axit béo nhất định Trong bài này, nền kem dành cho mặt được chọn là loại dầu nhẹ (dầu dừa) và dầu có tính chất trung bình (dầu cám gạo)

Lựa chọn hỗn hợp chất nhũ hóa phải vừa đáp ứng được tính chất cơ học và hóa học của hệ nhũ Tính chất cơ học thể hiện qua sự khuấy trộn, tốc độ khuấy càng mạnh, những giọt mixen sẽ đồng nhất và kích thước mịn sẽ tạo thành và hệ nhũ sẽ càng bền

Tuy nhiên, tính chất cơ học này tuy đơn giản nhưng cấu trúc hệ nhũ nhưng có thể sẽ không bền theo thời gian tại các nhiệt độ khác nhau Mỗi loại cấu trúc nhũ tương sẽ có tương ứng một chất nhũ được tạo ra và được đánh giá qua giá trị cân bằng ưa nước – ưa béo (kí hiệu là HLB) Trong đề tài này, hệ kem được chọn là hệ dầu trong nước nên giá trị HLB sẽ cao

Olivem 1000 có chứa sorbitan olivate – là ester của chất sorbitol và axit béo olive; cetearyl olivate – là một ester của dầu olive và cetearyl alcohol giá trị HLB lần lượt là 9 và 10 Olivem 1000 là một chất tự nhũ hóa, tự hình thành mạng lưới tinh thể bên trong hệ thống nhũ, do đó dễ dàng hình thành một hệ nhũ tương bền Tính chất dễ lướt, giữ ẩm và độ dàn trải đồng đều được giữ nguyên từ tính chất của dầu olive có trong chất nhũ hóa này Mạng lưới gel bền trong hệ nhũ tương, hấp phụ vào da và giảm sự mất nước xuyên qua da mà không hòa tan protein và chất béo của da Điều chỉnh tính lưu biến: làm tăng độ ổn định trong khi độ nhớt không ảnh hưởng đáng kể, đồng thời để có tính chất cấu trúc sản phẩm bền và độ hấp phụ trên da vượt trội, sự lựa chọn xanthan gum là một phương pháp tối ưu Hàm lượng xanthan gum được khảo sát từ 0.1 đến 0.3%, vì nếu nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến cảm quan khi sử dụng

PHỐI TRỘN BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN HÀNG NGÀY CHỨA

3.3.1 Sữa rửa mặt 3.3.1.1 Tính chất cơ bản

Mẫu sữa rửa mặt (W) được lưu trữ ở 3 nhiệt độ: ở nhiệt độ phơi sáng (25 ± 5 o C) và nhiệt độ tủ ấm (45 o C ± 2.0 o C) và một lượng nhỏ được kiểm chứng độ bền sốc nhiệt của sản phẩm Tính chất cơ bản của sữa rửa mặt được thể hiện trong bảng 3.14

Bảng 3-14 Tính chất cơ bản của nền sữa rửa mặt (W) có chứa cao chiết trầu

Nồng độ (%) cao chiết trầu

Cao phân tán trong nước sơ bộ trước khi phối vào sản phẩm bằng phương pháp siêu âm Thời gian khuấy tăng khi nồng độ sử dụng cao chiết tăng mới có thể đạt cấu trúc đồng đều Khi nồng độ cao lên trên 1% thì sản phẩm khó đạt độ phân tán đồng đều Do vậy, chỉ sử dụng nồng độ từ 0.1 - 0.7% hàm lượng cao chiết Công thức sữa rửa mặt kết hợp với hàm lượng cao được thể hiện như trong phụ lục

Giữa các mẫu có nồng độ khác nhau, độ nhớt gần như không có sự khác biệt, các giá trị độ nhớt tương đồng nhau Có thể thấy các giá trị nồng độ cao chiết khảo sát không ảnh hưởng đến độ nhớt của hệ

Hình 3-19 Giá trị độ nhớt của nền sữa rửa mặt sau một tuần ở điều kiện phòng

Giá trị độ nhớt khi mới làm so với giá trị độ nhớt để ổn định qua đêm gần như nhau, chứng tỏ quá trình xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn, sau một ngày hệ ổn định, giá trị độ nhớt > 400,000 (cP) và giá trị này ổn định sau một tuần

Khi phối trộn cao trầu vào sản phẩm, do hàm lượng sử dụng không cao nên không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc cũng như một số cảm quan khi sử dụng Trong nội dung này tập trung đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm Nhìn chung, các tiêu chí cảm quan đều gần như không đổi khi phối trộn cao vào nền Sữa rửa mặt vẫn giữ được như các tiêu chí khi sử dụng và sau khi sử dụng so với mục tiêu ban đầu Độ nhớt sản phẩm giảm nhưng vẫn giữ được cấu trúc “kem đặc” để có thể pump ra từ tuýp Nhược điểm lớn nhất của sản phẩm là lượng cao càng nhiều thì màu càng tối và giảm tính đồng đều của nền

Do tính chất của cao chiết trầu có màu lục sẫm nên khi phối vào nền sữa rửa mặt đã có sẵn màu vàng nhẹ sẽ tạo thành màu vàng sẫm, ánh lục; điều này làm ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm Nồng độ cao trầu càng cao, màu càng đậm và sẫm do đó tiêu chí màu sắc đạt điểm càng thấp

Dựa trên ngoại quan sản phẩm cũng như bảng điểm đánh giá, nồng độ cao chiết trầu ứng dụng vào nền sữa rửa mặt trong khoảng 0.3% - 0.5% là hợp lý

Mới Qua đêm 3 ngày 1 tuần Đ ộ n hớt (cP )

Trong nội dung này, các phương pháp đánh giá độ bền dựa trên các tác động cơ học, sốc nhiệt, gia tốc lão hoá và phơi sáng Các thông số của sản phẩm được đánh giá như độ đồng nhất cấu trúc, bền pha, màu sắc và pH của sản phẩm Nhìn chung, qua các phương pháp đánh giá đều thể hiện độ bền cấu trúc của sản phẩm rất tốt (Bảng 3.15)

Bảng 3-15 Độ bền cấu trúc nền sữa rửa mặt (W) có chứa cao chiết trầu

Ly tâm Không tách Không tách Không tách Không tách Sốc nhiệt Không tách Không tách Không tách Không tách Phơi sáng Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều Lưu nhiệt Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều

Các đánh giá khi có tác động nhiệt độ cho thấy sự biến đổi màu sắc khá rõ và dễ nhận ra Nồng độ cao càng tăng, cảm quan màu sắc được đánh giá với chỉ số càng thấp

Hình 3-20 Độ lệch màu của sản phẩm sữa rửa mặt (W) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-21 Độ lệch màu của sản phẩm sữa rửa mặt (W) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Hình 3-22 Giá trị pH của sản phẩm sữa rửa mặt

(W) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-23 Giá trị pH của sản phẩm sữa rửa mặt

(W) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Ngoại quan của sản phẩm thay đổi rõ rệt theo thời gian tồn trữ, xu hướng chuyển sang màu ánh nâu Sự biến đổi màu càng rõ rệt khi nồng độ cao sử dụng càng tăng

Mẫu W7 có 0.7% cao sau 4 tuần lưu 45 o C chuyển hẳn thành màu nâu Để đánh giá rõ hơn về sự biến đổi màu, thông số độ lệch màu tổng ΔE* được tính toán và so sánh

Xu hướng màu các mẫu trong điều kiện 45 o C đậm dần theo thời gian Các biến đổi này là do các khung polyphenol trong cao chiết đã bị polymer hóa, tạo hiện tượng sậm màu Đây là hiện tượng nâu hóa thông thường của các dịch chiết thực vật

Quan sát đồ thị, độ lệch màu của các mẫu sữa rửa mặt tăng đáng kể theo thời gian

Các giá trị E* đều lớn hơn 1 rất nhiều, chứng minh sự chênh lệch màu rất rõ rệt Sự không bền màu có thể giải thích là do trong thành phần của cao chiết trầu có chứa chlorophyll - đặc tính là rất không bền với nhiệt độ cao, dễ hình thành sản phẩm phân

W1W3W5W7 hủy không mong muốn màu hơi nâu Do đó, các mẫu ở điều kiện lưu nhiệt có xu hướng sẫm màu hơn, ánh vàng nâu rõ hơn theo thời gian

Các sản phẩm sau khi xà phòng hóa thường sẽ có pH cao, cần thời gian để pH ổn định Điều này thể hiện qua sự giảm mạnh pH các mẫu trong 1 tuần đầu lưu trữ Giai đoạn sau đó giá trị pH của các mẫu sữa rửa mặt có xu hướng giảm theo thời gian và vẫn nằm trong vùng 9 - 10 của sản phẩm có chất hoạt động là gốc xà phòng Giá trị pH có khác biệt đối với các mẫu sử dụng nồng độ cao khác nhau, tuy không rõ Sự thay đổi pH cũng có thể là kết quả của sự biến đổi các hợp chất trong cao Vậy cả 4 mẫu sữa rửa mặt đều không bền màu ở điều kiện lưu nhiệt

Quan sát đồ thị có thể thấy tương tự như các mẫu ở điều kiện lưu nhiệt, tại điều kiện phơi sáng, giá trị pH của các mẫu sữa rửa mặt cũng có xu hướng giảm Lý do cũng đã được giải thích ở phía trên, nền sữa rửa mặt cơ bản xuất phát từ sản phẩm của quá trình xà phòng hóa, cần một khoảng thời gian nhất định để ổn định pH Độ giảm giá trị pH là rất nhỏ, nằm trong khoảng 0.1 - 0.6 pH của các mẫu sữa rửa mặt với từng nồng độ khác nhau cũng không có sự khác biệt lớn, các giá trị gần như bằng nhau và độ giảm pH tại từng thời điểm kiểm tra cũng tương đương nhau Có thể kết luận pH của các mẫu sữa rửa mặt ổn định theo thời gian và không bị sự có mặt của cao chiết trầu làm ảnh hưởng, chênh lệch là do sai số

PHỐI TRỘN BỘ SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN ĐỊNH KỲ CHỨA CAO CHIẾT VỐI

3.4.1 Mặt nạ (M) 3.4.1.1 Tính chất cơ bản

Thông số đánh giá Mẫu trắng

Tương tự như bộ sản ph pháp đánh giá độ bền dựa trên các tác đ sáng Các thông số của sản ph ẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN ĐỊNH KỲ

Tính chất cơ bản của nền mặt nạ (M) chứa cao chiết vố

Nồng độ (%) cao chiết vối

4.45 4.50 4.52 n phẩm chứa cao chiết trầu, trong nội dung này, các phương a trên các tác động cơ học, sốc nhiệt, gia tốc lão hoá và ph n phẩm được đánh giá như độ đồng nhất cấu trúc, b ẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN ĐỊNH KỲ CHỨA ối

4.51 i dung này, các phương c lão hoá và phơi u trúc, bền pha, màu sắc và pH của sản phẩm Nhìn chung, qua các phương pháp đánh giá đều thể hiện độ bền cấu trúc của sản phẩm rất tốt (Bảng 3-19)

Bảng 3-19 Độ bền cấu trúc nền mặt nạ (M) có chứa cao chiết vối

Ly tâm Không tách Không tách Không tách Không tách Sốc nhiệt Không tách Không tách Không tách Không tách Phơi sáng Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều Lưu nhiệt Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều

Có thể thấy rằng, các đánh giá có tác động nhiệt độ cho thấy sự biến đổi màu sắc khá rõ và dễ nhận ra Nồng độ cao càng tăng, cảm quan màu sắc được đánh giá với chỉ số càng thấp

Hình 3-28 Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ

(M) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-29 Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ (M) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Hình 3-30 Giá trị pH của sản phẩm mặt nạ

(M) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-31 Giá trị pH của sản phẩm mặt nạ (M) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Nhìn chung, các mẫu đều thay đổi theo một quy luật nhất định, pH của các mẫu có sự giảm rất ít theo thời gian Vì hệ cấu trúc các mẫu sản phẩm cần có thời gian để ổn định, đồng nhất của hệ Độ thay đổi màu ∆E của các mẫu tăng theo thời gian Những mẫu có nồng độ cao chiết càng cao thì sự thay đổi màu càng biểu hiện rõ rệt Nguyên nhân của sự biến đổi này cũng được giải thích là do chlorophyll gặp nhiệt độ cao trong tủ ấm trong khoảng thời gian dài sẽ bị biến đổi thành màu hơi nâu, do tạo thành sản phẩm thủy phân không mong muốn như pheophytin, pheophorbide, làm cho màu của mẫu bị sậm hơn

Sự thay đổi pH trong tủ ấm khá giống nhau Các mẫu có pH đều có xu hướng giảm đều, nhưng sự giảm pH rất ít, có thể xem là pH của hệ ổn định Sự khác biệt pH giữa

M1M3M5M7 các mẫu không đáng kể, có thể nói sự khác biệt về nồng độ cao chiết trong mẫu không ảnh hưởng đến pH của mẫu

Tương tự, độ thay đổi màu ∆E của các mẫu tăng theo thời gian Những mẫu có nồng độ cao chiết càng cao thì sự thay đổi màu càng biểu hiện rõ rệt Vậy trong điều kiện phơi sáng và lưu nhiệt các mẫu sản phẩm mặt nạ chứa cao chiết với đều bền

3.4.2 Mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) 3.4.2.1 Tính chất cơ bản

Bảng 3-20 Tính chất cơ bản của nền mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) có chứa cao chiết vối

Nồng độ (%) cao chiết vối

Tương tự, trong nội dung này, các phương pháp đánh giá độ bền dựa trên các tác động cơ học, sốc nhiệt, gia tốc lão hoá và phơi sáng Các thông số của sản phẩm được đánh giá như độ đồng nhất cấu trúc, bền pha, màu sắc và pH của sản phẩm Nhìn chung, qua các phương pháp đánh giá đều thể hiện độ bền cấu trúc của sản phẩm rất tốt (Bảng 3.21)

Bảng 3-21 Độ bền cấu trúc nền mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) có chứa cao chiết vối

Phương pháp đánh giá SM1 SM3 SM5 SM7

Ly tâm Không tách Không tách Không tách Không tách Sốc nhiệt Không tách Không tách Không tách Không tách Phơi sáng Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều Lưu nhiệt Đồng đều Đồng đều Đồng đều Đồng đều

Nồng độ cao càng tăng, cảm quan màu sắc được đánh giá với chỉ số càng thấp Kết luận được rút ra sau quá trình đánh giá cảm quan từ bộ phận đánh giá mẫu chuyên biệt là có thể chấp nhận tại nồng độ 0.3% và 0.5% nếu màu sắc bền theo thời gian

Hình 3-32 Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-33 Độ lệch màu của sản phẩm tẩy tế bào chết (SM) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Hình 3-34Giá trị pH của sản phẩm mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) tại điều kiện lưu nhiệt theo thời gian

Hình 3-35 Giá trị pH của mẫu mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) tại điều kiện phơi sáng theo thời gian

Kết quả trên cho thấy, độ thay đổi màu ∆E của các mẫu tăng theo thời gian, những mẫu có nồng độ cao chiết càng cao thì xu hướng thay đổi màu càng lớn Sự thay đổi màu rất lớn (∆E nằm trong khoảng từ 4 đến 21) Nguyên nhân của sự thay đổi màu rõ rệt của các mẫu mặt nạ tẩy tế bào chết được giải thích tương tự như sự thay đổi màu của mẫu mặt nạ trong cùng điều kiện

Giá trị pH các mẫu mặt nạ tẩy tế bào chết trong 4 tuần ở điều kiện phơi sáng có xu hướng giảm nhẹ, có thể xem pH các mẫu ổn định trong điều kiện phơi sáng

Kết quả trên cho thấy, sự thay đổi màu của các mẫu không đồng đều, ∆E có xu hướng giảm trong khoảng tuần 1 và 2, sau đó tăng dần từ tuần 2 đến tuần 4 Tuy nhiên, sự thay đổi màu của các mẫu khá lớn (∆E >1), điều này cũng được giải thích giống với sự thay đổi màu của mẫu mặt nạ ở điều kiện phơi sáng.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

Để đánh giá hoạt tính kháng khu giếng thạch đã được thử nghi ràng trên cả 4 sản phẩm cũng nh không nhận diện được rõ ràng Tr Điều này có thể do nồng đ khuếch tán của hoạt chất vào n khoáng sét, có khả năng hấp ph chẽ

Hình 3-36 Kiểm tra hoạt tính c mặt trong dung môi DMSO

Hình 3-38 Kiểm tra hoạt tính củ

Như vậy, mô hình đánh gi hợp Do vậy, luận văn đã sử trên da được tiến hành

4 5 ỆU QUẢ SỬ DỤNG t tính kháng khuẩn của các sản phẩm, phương pháp khu nghiệm ban đầu Tuy nhiên, các kết quả thể ũng như trên 6 đối tượng vi khuẩn Các vòng khán c rõ ràng Trừ mẫu kem, có vòng kháng khuẩn nhưng r ng độ sản phẩm quá đặc, thành phần phức tạp nên c t vào nền thạch Các sản phẩm mặt nạ thì có thành ph p phụ cao nên cũng có thể giữ cao hoạt chất bê t tính của mẫu sữa rửa t trong dung môi DMSO

Hình 3-37 Kiểm tra hoạt tính của mẫu kem tr dung môi DMSO (a) và nư ểm tra hoạt tính của mẫu mặt nạ Hình 3-39 Kiểm tra hoạt tính của mẫu mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) nh giá hoạt tính bằng phương pháp giếng th ử dụng phương pháp thử khả năng diệt vi sinh v

(a) m, phương pháp khuếch tán ể hiện không rõ Các vòng kháng khuẩn n nhưng rất nhỏ p nên cản trở sự thì có thành phần t bên trong chặt ạt tính của mẫu kem trong (a) và nước (b) ểm tra hoạt tính của mẫu mặt nạ tẩy ết (SM) ng thạch không phù t vi sinh vật trực tiếp

Trong thử nghiệm này, sản phẩm được thử nghiệm trực tiếp trên tình nguyện viên

Tình nguyện viên là nam, được lựa chọn trên tiêu chí không sử dụng các mỹ phẩm dưỡng cũng như diệt khuẩn Vùng da mặt được chia thành các vùng với các thử nghiệm:

 Sử dụng combo sản phẩm nền (rửa mặt + thoa kem không có phối hoạt chất)

 Sử dụng combo sản phẩm (rửa mặt + thoa kem có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

 Sử dụng combo sản phẩm (rửa mặt + đắp mặt nạ có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

 Sử dụng Combo sản phẩm (rửa mặt + mặt nạ tẩy tế bào chết có phối hoạt chất ở nồng độ khác nhau)

Hệ vi sinh trên vùng da thử nghiệm sẽ được lấy bằng que tiệt trùng và cấy trên thạch Vùng da thử sản phẩm cũng được lấy mẫu theo thời gian Sau thời gian ủ 24 giờ, mật độ khuẩn lạc thể hiện hàm lượng vi sinh đã được lấy trên vùng da thử nghiệm

Kết quả trình bày trong các phần bên dưới

3.5.1 Hoạt tính bộ sản phẩm chứa cao chiết trầu

K1, K2, K3 là các đĩa thạch petri được trải vi khuẩn lấy từ mặt của tình nguyện viên sau khi sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da hàng ngày combo (nền sữa rửa mặt – nền kem dưỡng cơ bản) và sau khi sử dụng bộ combo (sữa rửa mặt – kem dưỡng chứa cao chiết trầu) Các mốc thời gian kiểm tra số lượng vi khuẩn là t = 0, t = 30 phút, t 60 phút, t = 90 phút, t = 120 phút

Tiến hành kiểm tra tại 2 nồng độ cao chiết trầu là 0.3% và 0.7%

Kết quả được thể hiện ở hình 3.39

Hình 3-40 Mật độ khuẩn lạc theo thời gian khi dùng bộ combo sản phẩm (sữa rửa mặt và kem dưỡng) chứa cao chiết trầu

Hình 3-16, cho thấy sự khác biệt của lô thí nghiệm dùng sản phẩm nền và có phối hoạt chất ngay sau khi sử dụng Mật độ vi sinh khá tương đồng chứng tỏ hàm lượng vi sinh trên da là tương đương nhau Việc có tồn tại vi sinh trên da sau khi rửa là điều đương nhiên vì hệ vi sinh vật tự nhiên trên da là khá cao, việc tẩy rửa chỉ làm giảm chứ không triệt tiêu hoàn toàn Với mẫu sử dụng 0.7% thì số khuẩn lạc có ít hơn, thể hiện có tác động của hàm lượng cao trầu trong việc sát khuẩn của quá trình rửa và sử dụng kem sau đó Điểm khác biệt trong kết quả thử nghiệm là theo thời gian thì mật độ vi sinh trên vùng da sử dụng combo có cao trầu xu hướng lại giảm (đánh giá dựa trên mật độ khuẩn lạc cũng như kích thước khuẩn lạc) Kết quả này khác với thử nghiệm của sinh viên Âu Hoàng Phương trên combo sản phẩm phối tinh dầu Chanh Trúc: hoạt tính diệt vi sinh mạnh ngay sau khi sử dụng và duy trì trong 120 phút thì bắt đầu phát triển lại

[10] Điều này có thể là do sau khi b cao chiết trầu), vùng da lại ti động, gây nên sự giảm mật đ cao, được phối trộn trên nề Trong khi đó với combo rử nên khả năng tác động vi sinh gi chất khi sử dụng ở dạng cao Tuy nhiên, trong ph cần có những thử nghiệm sâu hơn đ

3.5.2 Hoạt tính bộ sản phẩ

Tương tự như trên, hoạ khả năng kháng khuẩn của s sẽ được rửa sạch da mặt bằng s loại mặt nạ đất sét nền (không ch đất sét có chứa cao chiết lá v tiệt trùng thu thập vi khuẩn trên da m như sau: ngay sau khi đắp m

(a) Vi khuẩn trên da tại th mặt nạ cơ bản (trái)

(b) Vi khuẩn trên da tại th sau 30 phút (phải)

(a) là do sau khi bị tác động rửa của sữa rửa mặt (có tác nhân di i tiếp tục duy trì hoạt chất tiếp xúc nên hệ vi sinh đ t độ của chúng Sự khác biệt ở đây chính là ho ền kem nên duy trì trên da lâu, kéo dài thời gian tương tác ửa mặt - gel có tinh dầu chanh trúc thì hoạt ch ng vi sinh giảm dần theo thời gian Đây có thể là ưu đi ng cao Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn chỉ đánh giá sơ b m sâu hơn để chứng minh hoạt tính cũng như ưu đi ạt tính bộ sản phẩm chứa cao chiết vối ạt tính của sản phẩm sẽ được đánh giá bằng cách ki a sản phẩm trên da của tình nguyện viên Tình nguy ng sữa rửa mặt nhẹ dịu, sau đó, da mặt bên trái s n (không chứa hoạt chất) còn da mặt bên phải sẽ đư t lá vối trong vòng 15-20 phút Sau đó rửa sạch, dùng que bông n trên da mặt của tình nguyện viên vào kho p mặt nạ (t = 0), sau 30 phút, 60 phút và 120 phút. t quả đánh giá hiệu quả sử dụng của sản phẩm mặt nạ i thời điểm chưa sử dụng mặt nạ (phải) và khi s i thời điểm vừa mới sử dụng mặt nạ phối cao chi

(b) (c) t (có tác nhân diệt là vi sinh đã bị tác là hoạt chất ở dạng i gian tương tác t chất dễ bay hơi là ưu điểm của hoạt đánh giá sơ bộ, ng như ưu điểm này ng cách kiểm tra n viên Tình nguyện viên t bên trái sẽ được đắp được đắp mặt nạ ch, dùng que bông n viên vào khoảng thời điểm , sau 30 phút, 60 phút và 120 phút ạ

) và khi sử dụng nền i cao chiết (trái) và

(c) Vi khuẩn trên da tại th mặ nạ phối cao chiết

Kết quả trên cho thấy, đ khuẩn lạc mọc nhiều hơn so v năng kháng khuẩn Tại thờ điểm sau khi sử dụng mặt n thời gian t = 30 phút, 60 phút, 120 phút (b, c), thì s Điều này thể hiện rằng, cao chi phát huy tác dụng ức chế vi khu thế, mặt nạ có phối cao chiế kiểm chứng trên nhiều tình nguy khuẩn của mặt nạ phối cao chi

3.5.2.2 Mặt nạ tẩy tế bào ch

Tương tự với mẫu mặt n đánh giá bằng cách kiểm tra nguyện viên Tình nguyện viên s đó, da mặt bên trái sẽ được đ còn da mặt bên phải sẽ đượ vòng 3 - 5 phút Sau đó, dùng tay t nhàng bằng nước Dùng que bông ti nguyện viên vào khoảng th phút và 120 phút

Hình 3-42 Kết quả đánh giá hiệu quả

(a) i thời điểm sau 60 phút (trái) và 120 phút (ph y, đối với nền mặt nạ cơ bản không phối ch u hơn so với các hình còn lại, nên nền mặt nạ cơ bả ời điểm ban đầu khi mặt chưa sử dụng mặt n t nạ (b), số khuẩn lạc mọc lên gần giống nhau Tuy nhiên, sau i gian t = 30 phút, 60 phút, 120 phút (b, c), thì số lượng khuẩn lạc ng, cao chiết vối cũng giống như cao chiết trầu c vi khuẩn trên da, ngay cả khi đã được loại kh ết có khả năng ức chế được vi khuẩn trên da Tuy nhiên u tình nguyện viên để có thể xác định chính xác kh i cao chiết có hiệu quả đối với mọi loại da hay không. ào chết t nạ, thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của sản ph m tra khả năng kháng khuẩn của sản phẩm trên da c n viên sẽ được rửa sạch da mặt bằng sữa rửa m c đắp loại nền mặt nạ tẩy tế bào chết (không ch ợc đắp mặt nạ tẩy tế bào chết có chứa cao chi , dùng tay tẩy chế bào chết bằng phương pháp k ùng que bông tiệt trùng thu thập vi khuẩn trên da m ng thời điểm như sau: ngay sau khi sử dụng, sau 30 phút, 60 ết quả đánh giá hiệu quả sử dụng của sản phẩm mặt nạ tẩy tế b

KHẢ NĂNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

Khi đánh giá về khả năng xâm nhập thị trường thì hai điều quan tâm đến là chi phí sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng

Chi phí sản phẩm được tính toán ban đầu dựa trên giá của các nguyên liệu liệu sử dụng (trình bày trong phụ lục 10) Cao chiết hoạt chất được tính toán sơ bộ ở quy mô phòng thí nghiệm có chi phí khoảng 9.6 triệu đồng/kg Khi phối vào sản phẩm, chi phi thay đổi như sau:

Bảng 3-22 Ước tính giá của sản phẩm chứa cao chiết

Giá thành ( ngàn đồng/ kg)

Mặt nạ tẩy tế bào chết 166.228

Sữa rửa mặt thảo dược (Chiết xuất dâu tằm, từ mầm và cám gạo, đậu xanh)

Kem trầu không – Pizkie cream điều trị chàm (Bơ hạt mỡ, dầu Jojoba, dầu Dừa, tinh dầu Trầu không)

Acne-n-Pimple Cream ((Himalaya) Tinh dầu Sầu Đâu

Purifying Neem Scrub (Himalaya) Tinh dầu Sầu Đâu)

Purifying Neem Face Wash (Himalaya) Tinh dầu Sầu Đâu)

Tùy loại sản phẩm, khi phối cao hoạt chất vào sản phẩm thì chi phí nguyên liệu có thể tăng ít nhiều, qua bảng 3-22, cho thấy chi phí nguyên liệu có thể tăng lên khá cao, khoảng 30% (0.3% cao chiết) và khoảng 50% (0.5% cao chiết) Sự tăng cao này do giá hoạt chất ước tính sản xuất ở quy mô nhỏ, có thể giảm nếu triển khai sản xuất quy mô công nghiệp

Trên thực tế, chi phí sản xuất và những thứ phát sinh như chi phí quản lý, quảng cáo và tiếp thị sẽ được tính cho toàn bộ chi phí và đánh giá giá cho những sản phẩm đến khách hàng Thông thường, chi phí này thường được ước tính khoảng 1.5-2 lần chi phí nguyên liệu Các ước tính chi phí cho thấy sản phẩm phối hoạt chất tuy cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều một số sản phẩm cùng xu hướng trên thị trường (giá tầm 900 nghìn đến khoảng 2 triệu đồng/kg sản phẩm) Điều này cho thấy việc bổ sung hoạt chất rất khả quan Đây chính là ưu điểm của các sản phẩm

Quy trình sản xuất đối với 2 bộ sản phẩm có những bước làm tăng chi phí sản xuất và có thể phải đầu tư thêm thiết bị:

- Thứ nhất, thời gian phân tán cao chiết trong môi trường nước sẽ thêm 30 – 40 phút

- Thứ hai, phải chuẩn bị thiết bị bể siêu âm, dùng để phân tán cao chiết

Tuy có những yếu điểm như vậy nhưng sự cạnh tranh được về giá cả cũng như quan trọng nhất là hoạt tính nổi trội của sản phẩm sẽ là điểm thu hút người tiêu dùng và tạo sự khác biệt đối với thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Ngày đăng: 09/09/2024, 02:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Honari, G. and H. Maibach, Chapter 1 - Skin Structure and Function, in Applied Dermatotoxicology. 2014, Academic Press: Boston. p. 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 1 - Skin Structure and Function", in "Applied Dermatotoxicology
4. Đoàn Lê Phương Hà, Định hướng ứng dụng chiết xuất nghệ trắng (Curcuma aromatic Salisb.) trong mỹ phẩm (2011), luận văn tốt nghiệp, Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: luận văn tốt nghiệp
Tác giả: Đoàn Lê Phương Hà, Định hướng ứng dụng chiết xuất nghệ trắng (Curcuma aromatic Salisb.) trong mỹ phẩm
Năm: 2011
7. Nguyễn Văn Thanh, Trần Cát Đông, 2001. Xây dựng mô hình đánh giá chất có tiềm năng kháng khuẩn. Bộ môn vi sinh. Khoa Dược, Đại học Y-Dược Tp HCM.Kỷ yếu công trình khoa học công nghệ dược, 433-438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ môn vi sinh. Khoa Dược, Đại học Y-Dược Tp HCM
9. Stulberg, D.L., M.A. Penrod, and R.A. Blatny, Common bacterial skin infections. Am Fam Physician, 2002. 66(1): p. 119-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Common bacterial skin infections
10. Phuong, A.H., Creating a line of Acne treatment products using Citrus Hystrix (Kaffir Lime) essential oils as active ingredient. 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Creating a line of Acne treatment products using Citrus Hystrix (Kaffir Lime) essential oils as active ingredient
11. Avi Shai, Howard I. Maibach,R. Baran (2001) Handbook of cosmetic skin care, Martin Dunitz ; Distributed in the U.S. by Blackwell Science, London; Malden, MA, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of cosmetic skin care
12. Das, S., et al., Biotechnological intervention in betelvine (Piper betle L.): A review on recent advances and future prospects. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 2016. 9(10): p. 938-946 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biotechnological intervention in betelvine (Piper betle L.): A review on recent advances and future prospects
13. Satpathy, B., et al., Formulation and evaluation of herbal gel containing essential oils of piper betle against skin infecting pathogens. IJPS, 2011. 2(3):p. 373-378 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation and evaluation of herbal gel containing essential oils of piper betle against skin infecting pathogens
14. Valle Jr, D.L., et al., Antibacterial activities of ethanol extracts of Philippine medicinal plants against multidrug-resistant bacteria. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2015. 5(7): p. 532-540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibacterial activities of ethanol extracts of Philippine medicinal plants against multidrug-resistant bacteria
15. Pandey, S., et al., Development and evaluation of antimicrobial herbal cosmetic preparation. African Journal of Pharmacy and Pharmacology, 2014. 8(20): p.514-528 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and evaluation of antimicrobial herbal cosmetic preparation
16. Wu YZ, Z.Y., Chen NH, Wang GC, Li YL., Chemical Constituents from Syzygium samarangense Branches and Leaves. US National Library of Medicine National Institutes of Health, 2015. 4: p. 754-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical Constituents from Syzygium samarangense Branches and Leaves
17. Pei-Chi Lee, H.-Y.G., Chi-Cho Huang, Chin-Feng Chan, Chemical Composition of Leaf Essential Oils of Syzygium samarangense (BL.) Merr. et Perry cv. Pink at Three Maturity Stages. International Journal of Applied Research in Natural Products, 2016. Vol 9, No 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical Composition of Leaf Essential Oils of Syzygium samarangense (BL.) Merr. et Perry cv. Pink at Three Maturity Stages
18. Consolacion Y. Ragasa, F.C.F.J., Dennis D. Raga and Chien-Chang Shen, Chemical constituents of Syzygium samarangense Der Pharma Chemica, 2014.6: p. 256-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemical constituents of Syzygium samarangense
19. PRASANNA ANJANEYA REDDY. L, V.R.K., BHAKSHU MD LEPAKSHI, VEERANJANEYA REDDY. L, NARASIMHA REDDY. B, Investigation of chemical and pharmacological properties of essential oils from two Syzygium species of andhra pradesh, India. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of chemical and pharmacological properties of essential oils from two Syzygium species of andhra pradesh, India
21. Jerry L McCullough,Kristen M Kelly (2006) Prevention and treatment of skin aging, Annals of the New York Academy of Sciences, 1067 (1), 323-331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annals of the New York Academy of Sciences
22. Hiroshi Shimizu (2007) Shimizu's textbook of dermatology, Hokkaido University, [Japan] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shimizu's textbook of dermatology
39. N. Akhtar, B. A. Khan, T. Mahmood, H. M. S. Khan, A. Mehmood,T. Saeed (2011) Exploring cucumber extract for skin rejuvenation, Afr. J. Biotechnol.African Journal of Biotechnology, 10 (7), 1206-1216 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Afr. J. Biotechnol. "African Journal of Biotechnology
40. Chakraborty D, Shah B. Antimicrobial, antioxidative and antihemolytic activity of Piper betel leaf extracts. Int J Pharm Pharm Sci 2011; 3(3): 192-199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Pharm Pharm Sci
42. Siddiqui MF, Sakinah M, Ismail AF, Matsuura T, Zularisam AW. The anti- biofouling effect of Piper betle extract Pseudomonas aeruginosa and bacterial consortium. Desalination 2012; 288: 24-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Piper betle" extract "Pseudomonas" aeruginosa and bacterial consortium. "Desalination
46. Emil A Tanghetti (2013) The role of inflammation in the pathology of acne, Journal of Clinical &amp; Aesthetic Dermatology, 6 (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Clinical & Aesthetic Dermatology

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1. Thành phần chính trong tinh dầu trầu không - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 1 1. Thành phần chính trong tinh dầu trầu không (Trang 21)
Hình 1-1 .Tea tree skin clearing - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 1 1 .Tea tree skin clearing (Trang 24)
Hình 1-2 . Gel trị mụn Tea Tree - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 1 2 . Gel trị mụn Tea Tree (Trang 25)
Hình 2-2 2. Quy trình khuấy trộn nền sữa rửa mặt cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 2 2 2. Quy trình khuấy trộn nền sữa rửa mặt cơ bản (Trang 45)
Hình  Hình 2-3. Quy trình khuấy trộn nền kem cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
nh Hình 2-3. Quy trình khuấy trộn nền kem cơ bản (Trang 47)
Hình 2-4. Quy trình khuấy trộn nền mặt nạ cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 2 4. Quy trình khuấy trộn nền mặt nạ cơ bản (Trang 49)
Bảng 2-9. Thành phần nền mặt nạ tẩy tế bào chết cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 2 9. Thành phần nền mặt nạ tẩy tế bào chết cơ bản (Trang 50)
Hình 3-1. Lá trầu tươi Hình 3-2. Cao chiết lá trầu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 1. Lá trầu tươi Hình 3-2. Cao chiết lá trầu (Trang 53)
Hình 3-3 .  Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao chiết trầu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 3 . Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao chiết trầu (Trang 55)
Hình 3-4. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết trầu với 6 loại vi khuẩn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 4. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết trầu với 6 loại vi khuẩn (Trang 56)
Hình 3-8. Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao chiết vối - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 8. Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao chiết vối (Trang 60)
Hình 3-9. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết vối với 6 loại vi khuẩn - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 9. Đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết vối với 6 loại vi khuẩn (Trang 61)
Hình 3-10. Kết qu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 10. Kết qu (Trang 62)
Bảng 3-6. Khảo sát công thức nền sữa rửa mặt (W) cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 3 6. Khảo sát công thức nền sữa rửa mặt (W) cơ bản (Trang 66)
Hình 3-11. Phần trăm đánh giá cảm quan của nền sữa rửa mặt (W) cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 11. Phần trăm đánh giá cảm quan của nền sữa rửa mặt (W) cơ bản (Trang 68)
Hình 3-13. Phần trăm đánh giá cảm quan của nền mặt nạ (M) cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 13. Phần trăm đánh giá cảm quan của nền mặt nạ (M) cơ bản (Trang 74)
Bảng 3-12. Khảo sát công thức nền mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) cơ bản - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 3 12. Khảo sát công thức nền mặt nạ tẩy tế bào chết (SM) cơ bản (Trang 75)
Bảng 3-14. Tính chất cơ bản của nền sữa rửa mặt (W) có chứa cao chiết trầu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 3 14. Tính chất cơ bản của nền sữa rửa mặt (W) có chứa cao chiết trầu (Trang 78)
Hình 3-19. Giá trị độ nhớt của nền sữa rửa mặt sau một tuần ở điều kiện phòng - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 19. Giá trị độ nhớt của nền sữa rửa mặt sau một tuần ở điều kiện phòng (Trang 79)
Hình 3-20. Độ lệch màu của sản phẩm sữa rửa - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 20. Độ lệch màu của sản phẩm sữa rửa (Trang 81)
Bảng 3-16. Tính chất cơ bản của nền kem dưỡng (C) có chứa cao chiết trầu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng 3 16. Tính chất cơ bản của nền kem dưỡng (C) có chứa cao chiết trầu (Trang 83)
Hình 3-24. Độ lệch màu của sản phẩm kem - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 24. Độ lệch màu của sản phẩm kem (Trang 85)
Hình 3-28. Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 28. Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ (Trang 89)
Hình 3-29.  Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ (M) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 29. Độ lệch màu của sản phẩm mặt nạ (M) (Trang 89)
Hình 3-36. Kiểm tra hoạt tính c - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 36. Kiểm tra hoạt tính c (Trang 93)
Hình 3-40. Mật độ khuẩn lạc theo thời gian khi dùng bộ combo sản phẩm (sữa rửa mặt và kem dưỡng) - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 40. Mật độ khuẩn lạc theo thời gian khi dùng bộ combo sản phẩm (sữa rửa mặt và kem dưỡng) (Trang 95)
Hình 3-42. Kết quả đánh giá hiệu quả - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Hình 3 42. Kết quả đánh giá hiệu quả (Trang 97)
Phụ lục 10. Bảng giá thành của 1 kg sản phẩm cho 4 loại công thức phối cao chiết trầu - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
h ụ lục 10. Bảng giá thành của 1 kg sản phẩm cho 4 loại công thức phối cao chiết trầu (Trang 137)
Bảng giá thành nguyên liệu tính trên 1 kg sản phẩm của nền mặt nạ tẩy tế bào chết - Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật hóa học: Định hướng ứng dụng hoạt chất từ cao chiết Ethanol từ lá trầu không và lá vối vào sản phẩm chăm sóc da
Bảng gi á thành nguyên liệu tính trên 1 kg sản phẩm của nền mặt nạ tẩy tế bào chết (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN