Cả bốn yếu tố: nhiệt độ 0C, thời gian phút, tỷ lệ DM/NL ml/g,hàm lượng ethanol % đều ảnh hưởng đến hàm lượng flavonoid tổng và khả năng kháng oxy hóa từ dịch chiết lá vối.. Khảo sát ảnh
TỔNG QUAN
Tổng quan về cây vối
- Tên tiếng việt: Cây vối, vối nhà
- Tên nước ngoài: Lid eugenia (Anh)
- Tên khoa học: Cleistocalyx operaculatus (Roxb.) Merr et Perry
- Tên đồng nghĩa: Eugenia operaculata Roxb., Syzygium nervossum DC., Syzygium operaculatum (Roxb.) Nied
- Trong hệ thống phân loại của A L Takhtajan (2009) [11], vị trí phân loại của loài Cleistocalyxoperculatus như sau:
2.1.3 Khái quát về họ Sim Myrtaceae
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus Roxb, thuộc chi Cleistocalyx, họ Sim Mytaceae Các cây thuộc họ Sim thường mọc xen lẫn với các cây gỗ khác thành đai rừng nhiệt đới, ít khi mọc thuần loại
Họ Sim phân bố ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu ở châu Mỹ và châu Úc Họ Sim là một họ lớn gồm 90 chi và 3000 loài, cây thuộc họ Sim có đặc điểm thực vật như sau:
Cây gỗ lớn, cây nhỡ hoặc cây bụi Lá đơn, hoặc mép có khía răng, lá thường mọc đối nhau và có tuyến mỡ Hoa mọc thành cụm ở nách hay ở đầu cành, có hình xim hoặc hình chùm Hoa đều lưỡng tính Đài hình ống dính hoàn toàn vào bầu hay chỉ dính một ít Lá đài gồm 4-5 cánh xếp lợp vào nhau, ít có ống dài nguyên Nhị xếp thành một hay nhiều dãy rời nhau hoàn toàn hoặc dính ở gốc thành ống ngăn, bao phấn đính ở lưng hay gốc Đĩa mật không có hay nếu có thì hình vành khăn, che kín ở phía gốc vòi Bầu hoàn toàn hạ hay hạ một phần, có 4-5 ô hay nhiều hơn; vòi đơn kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia 3-4 thuỳ; trong bầu thì noãn xếp thành hai hay nhiều dãy Quả nang hoặc thịt, có sợi và thường được bọc kín bởi ống đài Trong quả thường có 1 hạt, hạt có nội nhũ, phôi thẳng hay cong, đôi khi nạc với hai lá mầm không xa nhau
2.1.4 Tổng quan về chi Cleistocalyx
Chi Cleistocalyx là một chi tương đối lớn của họ Sim Ngoài đặc điểm chung của họ sim, các loài cây thuộc chi Cleistocalyx còn có đặc điểm thực vật riêng: Quả nạc, khi chín không nở Vòi không có lông, ô quả không có vách ngang chia thành ô nhỏ, ống đài nguyên hay rách bất định, đài nguyên thành mũ, quả mập có một hạt Cụm hoa xim hay chùy
Sau đây là phần giới thiệu sơ bộ một số cây đại diện thuộc chi Cleistocalyx thường thấy ở Việt Nam
Tên ở Việt Nam: Trâm Ô Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc cao 15m, nhánh mảnh, lá có phiến xoan thon, dài 4-7cm, chót có mũ, có đốm trong gân phụ, rất mảnh, nụ cao 13mm, rộng 3mm, phần của đài và cánh hoa làm thành một lớp rụng sớm với nhị, noãn gồm 3 buồng, quả mập; cây được trồng phổ biến ở rừng Biên Hòa
Tên Việt Nam: Trâm lá đen Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh vàng đỏ Lá có phiến bầu dục, màu nâu đen trên mặt lúc khô, gân phụ cách nhau 2-3mm, cuống dài 1cm Chùm tụ tán cao 6cm ở ngọn nhánh, hoa trắng, nụ dài 5mm, hoa 5 cánh rụng 1 lượt, tiểu nhị nhiều Quả mập tròn, lúc khô đen, to hơn 1cm, một hạt
Cây thường phân bố ở các vùng: Rừng Bình Dương, Thủ Đức
Tên Việt Nam: Trâm nắp vối Đặc điểm thực vật: Vối là loại cây thân mộc cỡ vừa, chiều cao trung bình 5 – 6 m nhưng có thể cao tới 12 – 15 m Vỏ cây màu nâu đen Hoa nhỏ có màu trắng lục, họp thành cụm 3 – 5 hoa ở nách lá Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị Cụm hoa hình tháp, trải ra ở kẽ các lá đã rụng Cây Vối ra hoa vào tháng 5 – 7 hàng năm Quả Vối hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím
Cây thường phân bố ở các vùng: Rừng và Bắc Trung Nam
Tên Việt Nam: Vối gân mạng Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh tròn xám, to 2-3mm Lá có phiến bầu dục đến trái xoan, to 9-14 x 5,5-7cm chót lá rộng, đáy tròn gân phụ mịn, cách nhau 4-8mm, gân cách bìa 2-3mm Phát hoa ở lá và ngọn Hoa như không cọng, cao 7mm, đài rụng thành chóp, tiểu nhụy nhiều Trái tròn, to 1.5mm, lùm bụi
Tên Việt Nam: Vối nước Đặc điểm thực vật: Cây thân gỗ, cao 20-25m, vỏ dày 6- 8 mm, vỏ có màu xám trắng hay nâu đen nhạt Cành non màu nâu xám, hình vuông, lúc già hình cột tròn
Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục dạng trứng ngược dài 6-12cm, rộng 2,5-5,5cm, đầu tròn tù Hoa mọc cụm, sinh ra đầu cành Hoa lưỡng tính, đài hoa đính thành 1 thể dạng mũ, lúc nở hoa rụng dạng vòng Nhiều nhị, rời nhau, lúc chồi hoa cong vào Quả mọng hình cầu hay hình trứng, lúc chín có màu nâu tím Một năm có 2 mùa hoa nở vào tháng 3 và giữa tháng 7
Cây thường phân bố ở các vùng: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, GiaLai, KonTum.
Tìm hiểu chung về cây vối
Cây thân gỗ, cao 5-6 m có khi hơn, cành non, tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn
Lá có cuống, dài 8-20 cm, hình trứng, rộng 5-10 cm Hai mặt lá có những đốm màu nâu, cuống dài 1-1,5cm Hoa gần như không có cuống, màu lục trắng nhạt hợp thành cụm hoa hình tháp toả ra ở những lá đã rụng Quả hình cầu hay hơi hình trứng, đường kính 7-12cm, xù xì Toàn lá, cành non, và nụ vối có mùi thơm đặc biệt dễ chịu của vối [9,12]
Hình 2 1 Hình cây, lá và nụ vối
Vối là cây đặc hữu của vùng Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc Ở Việt Nam, vối mọc tự nhiên dọc theo các bờ suối hay ao hồ, ở vùng núi thấp và trung du, thuộc các tỉnh Cao Bằng (Hà Giang, Thông Nông, Thạch An, ); Lạng Sơn (Đồng Mô,
Hữu Lũng…), Bắc Giang (Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế…); Vĩnh Phúc (Lập Tjach, Tam Dương); Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình… cây vối còn được trồng rải rác các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ Cây được trồng ở bờ ao để chống sạt lỡ đất, vừa tận dụng khoảng không gian
Vối thuộc loại cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển nhanh; trong vòng 03 năm đầu, chiều cao thân có thể đến 5m Cây phân cành nhiều, chồi và lá non ra nhiều trong mùa xuân hè Những cây mọc ở chỗ được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả rất nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt khỏe Ngoài ra, để cho cây có nhiều cành lá người ta thường chặt bớt cành hàng năm, nhằm kích thích cho sự sinh chồi mới Chồi mới mọc ra theo kiểu lưỡng phân; những chồi phát triển thành cành có trên một năm tuổi mới ra hoa quả [12]
2.2.3 Ứng dụng của cây vối
Lá và nụ vối có vị đắng, chát, tính hàn, có tác dụng sát trùng, giải biểu, tán nhiệt, khử thấp, hóa trệ Vỏ thân cây vối có vị cay, tính ôn, có tác dụng sát trùng, chỉ dưỡng (làm hết ngứa)
Lá và nụ vối đã được nhân dân Việt Nam nấu nước uống vừa thơm, vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng Liều dùng hàng ngày: 10-20g Lá vối tươi hay khô sắc đặc làm thuốc sát trùng da nụ vối được dùng chữa sốt đau đầu, chữa bệnh tiêu hóa, viêm dạ dày - ruột cấp Vỏ thân sắc nước, dùng ngoài chữa viêm da [23]
Lá vối có tác dụng chữa đầy bụng, không tiêu, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp giảm mỡ trong máu, hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, giúp ăn ngon, làm thuốc sát khuẩn ngoài da Theo đông y, lá vối có tính vị quy kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt, sốt rét, đau đầu [9,12]
2.2.4 Thành phần hóa học của cây vối
2.2.4.1 Thành phần hóa học của tinh dầu nụ hoa vối
Năm 1994, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Xuân Dũng, và Hoàng Văn Lựu đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu vối ở các địa phương khác nhau của tỉnh Nghệ An [13], thu được những kết quả như sau:
Hàm lượng tinh dầu dao động trong khoảng (0,1-0,4%) Hàm lượng tinh dầu vối ở Quế Phong (0,4%) là cao nhất Thấp nhất là tinh dầu vối ở thành phố Vinh (0,1%) Trong các bộ phận khác nhau của cây vối thì hàm lượng dầu cao nhất tập trung ở nụ hoa (0,48%), trong đó hoa đã nở lượng tinh dầu giảm dần (0,28%) và ít nhất trong hoa già (0,18%)
Bảng 2 1 Hàm lượng tinh dầu vối ở các địa phương của Nghệ An Đối tượng nghiên cứu Địa điểm Hàm lượng (%)
Thành phố Vinh Huyện Hưng Nguyên
Tây Nghi Lộc Huyện Nam Đàn Huyện Tân Kỳ
Phong Thành phố Vinh Thành phố Vinh Thành phố Vinh
Bảng 2 2 Thành phần hóa học của tinh dầu vối
STT Tên chất Hoa vối (nụ + hoa ) (%)
1 α-Thujen 0,1 Vết Vết Không có
3 Camphen Vết Vết Vết Không có
4 Sabinen 0,2 Không có Không có Vết
11 Tecpinolen 0,1 Không Không có Vết
15 Tecpinen-4-ol Vết Không có Không có Không có
20 α-Gurunen Vết Vết 0,2 Không có
28 Murenoen Vết Vết Vết Vết
30 δ-Cadinen Vết Vết Vết Vết
33 (Z)-nerolidol 0,3 Không có Không có 0,2
34 (E)-nerolidol Không có 0,4 0,2 Không có
36 Globulot 0,2 Không có 0,1 Không có
38 Các chất chưa nhận biết 4,2 0,7 3,5 3,8
2.2.4.2 Thành phần hóa học của nụ hoa vối
Năm 1990, nhóm tác giả Zhang, Fengxian, Liumeifang: Lu Renrong (Trung Quốc) đã phân lập một số chất trong hoa và nụ vối :
Axit xinamic (C9H8O2) (1); axit galic (C7H6O5) (2); etylgalat (C9H10O5) (3); 7- hidroxi-5-metoxi-6,8-dimetylflavon (C18H18O4) (4); 2,4-đihidroxyl-6-metoxi-3,5- dimetylchacon (C18H18O4) (5); 5,7-đihidroxi-6,8-đimetylflavanon (C17H16O4) (6); axit oleanolic (C30H48O3) (7); axit ursolic (C30H48O3) (8); β-sitosterol (C27H40O) (9); c h = c h c o o h c o o h o h h o o h c o o c 2 h 5 o h o h h o
2.2.5 Hoạt tính sinh học của lá và nụ vối
Tác dụng ức chế tế bào ung thư phát triển của 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy- 3',5'-dimethylchalcone phân lập từ nụ vối
Tác dụng ức chế maltase đường ruột làm giảm đường huyeetsgaay tiểu đường trên chuột
Tác dụng chống oxy hóa: ức chế enzyme 𝛼-glucosidase
Tác dụng chống Alzheimer: thông qua cơ chế ức chế acetylcholinesterase và butyrylcholinesterase, các flavonoid được phân lập trong nụ vối như quercetin, kaempferol, tamarixetin có tác dụng chống Alzheimer
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng sinh học in vitro và in vivo của lá và nụ vối như tác động chống ung thư, hạ đường huyết và tác động tăng trương lực cũng như làm giảm nhịp tim [27] Trong nghiên cứu của Byung và cộng sự trên phân đoạn nước dịch trích ly methanol từ nụ vối, hợp chất 5,7,8,4'-tetrahydroxy-3,5- dimethoxyflavone-3-0-B-Dgalactopyranosid, gossypetin-8,3'-dimethylether-3-0-B-Dgalactosid và myricotin-3-methylether-3-O-B-D galactopyranosid được đánh giá tác động gây độc tế bào in vitro trên các dòng tế bào ung thư Hela, HL-60 và A549 bằng phương pháp thử nghiệm MTT đã cho thấy tác động gây độc tế bào yếu trên tế bào Hela với IC50) 38.7; 42.1 và 45.5 MM, tác động gây độc tế bào trung bình trên dòng tế bào HL-60, IC50 đo được từ 13,7 đến 18.1 KM và tác động gây độc tế bào yếu trên dòng tế bào A549 với IC50) lớn hơn 100 AM [16] Byung và cộng sự cũng nghiên cứu phân đoạn ethyl acetat từ dịch trích ly methanol của nụ vối và chứng minh được các hợp chất 3-formyl-4,4',6'-trihydroxy-2'-methoxy-5'- methylchalcon,(2S)-8-formyl-6methylnaringenin, và (2S)-8-formyl-6- methylnaringenin7-0-B-D-glucopyranosid có tác động chống oxy hóa với IC50 22.8 và 27.1 àM[17]
Tinh dầu trong cây vối ở Nepal hầu như không có tác động kháng khuẩn đối với Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, cũng như không thể hiện tác động kháng nấm đối với Aspergillus niger và Candida albicans và không có tác động gây độc tế bào đáng kể trên các dòng tế bào ung thư MCF-7, MDA-MB-231 và 5637 [3]
Thành phần tinh dầu trong nụ vối có tác dụng ngăn ngừa thức ăn thối rữa, ức chế mầm bệnh trên da, kháng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), Enterococci kháng vancomycin và vi khuẩn đa đề kháng (MARB) Nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC) và nồng độ vi khuẩn tối thiểu bị ức chế (MBC) trong khoảng từ 1 – 20 àl/ml Dịch trớch ly cần cho thấy khả năng ức chế vi khuẩn gram âm và P aeruginosa Giá trị MIC và MBC của dịch trích ly cồn trong khoảng từ
Flavonoid: 7-hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethylflavanon, 2.4'-dihydroxy- 6'methoxy-3',5'-dimethylchalcon,2',4'-dihydroxy-3'-methyl-6'-methoxychalcon và 2,2',4'-trihydroxy-6'-methoxy-3',5-dimethylchalcon có khung chalcon cho thấy khả năng ức chế trên enzyme neurominidase của virut H1N1 và H9N2 Chất 2,2',4- trihydroxy-6-methoxy-3,5'-dimethylchalcon thể hiện tác động mạnh nhất trên neurominidase H1N1 và neurominidase H1N1 kháng oseltamivir với giá trị IC50 là 8.15±1.05 và 3.31 + 1.34 àM Hợp chất 7-hydroxy-5-methoxy-6,8- dimethylflavanon, 2,4'dihydroxy-6'-methoxy-3',5'-dimethylchalcon;2,4'-dihydroxy- 3'-methyl-6'methoxychalcon và 2,2',4'-trihydroxy-6'methoxy-3',5'-dimethylchalcon cho thấy tác động ức chế không cạnh tranh trong những nghiên cứu động học Flavonoid methyl hóa phân lập từ C operculatus có tiềm năng phát triển thành những chất ức chế neurominidase của H1N1 [27]
Tác động ngăn ngừa Alzheimer được đánh giá qua thử nghiệm ức chế hai enzyme acetylcholinesterase và butylrylchilineaterase, cả 5 flavonoid: myricetin-3- methylether 3-O-B-D-galactopyranosid, myricetin-3'-dimethylether 3-0-B-D- galactopyranosid, quercetin, kaempferol và tamarixetin đều thể hiện tác động ức chế enzyme acetylcholinesterase với IC50 lần lượt là 19.9; 37.8; 25.9; 30.4 và 22.3 àM, trong khi đó tác động ức chế butylrylchilineaterase chỉ thể hiện với flavonoidayricotin-3'-methylether 3-O-BD-galactopyranosid, quercetin, kaempferol và tamarixetin với giỏ trị IC50 lần lượt là 152.5; 177.8; 62.5 và 160.6 àM [18]
Những công trình nghiên cứu về cây vối
Hoàng Văn Lựu đã xác định hàm lượng và thành phần tinh dầu lá, nụ, hoa vối ở một vùng tại Nghệ An; tách và xác định cấu trúc một số flavonoid (2' 4'- dihydroxy-6methoxy-3'5’-dimethyl chalcone, 5,7-dihydroxy-6,8-dimethyl flavanone, 7-Hydroxy-5-methoxy-6,8-dimethyl flavanone, acid cinnamic, acid oleanic) từ nụ và (acid oleanic, Bsitosterol) từ vỏ vối [11] Đào Thị Thanh Hiền đã nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của lá vối bao gồm tác dụng kháng khuẩn, tác dụng lợi mật và khả năng gây độc tế bào Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn cho thấy lá vối đối với E coli, loại vi khuẩn hay gây bệnh đường ruột, hai vi khuẩn Gram dương thử nghiệm, loại vi khuẩn hay gặp ở bệnh viêm da
Nước sắc lá vối u có tác dụng lợi mật rất mạnh, tác dụng độc tế bào của 4 mẫu thử trích ly | từ lá vối bước đầu cho thấy cả tinh dầu và cao khô toàn phần đều có khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư (ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư tử cung) Điều này mở ra hướng nghiên cứu mới đối với dược liệu lá vối [28]
Nhóm tác giả Trong Tuan Dao, Bui Thanh Tung và các cộng sự đã cho thấy flavonoid methyl hóa phân lập từ C.operculatus có tiềm năng phát triển thành những chất ức chế neurominidase của virus cúm gia cầm H1N1 [28]
Nhóm tác giả Byung Sun Min và cộng sự đã đánh giá qua thử nghiệm ức chế hai enzyme acetylcholinesterase và butylrylchilineaterase (thuộc nhóm tác nhân gây bệnh Alzheimer), cả 5 flavonoid tách từ nụ vối: myricotin-3’-methylether 3-O-B-Dgalactopyranosid, myricetin-3'-dimethylether 3-0-B-D-galactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tamarixetin đều thể hiện tác động ức chế enzyme acetylcholinesterase với IC50 lần lượt là 19.9; 37.8; 25.9; 30.4 và 22.3 àM, trong khi đó tác động ức chế butylrylchilineaterase chỉ thể hiện với flavonoid myricetin-
3'-methylether 3-O-B-Dgalactopyranosid, quercetin, kaempfrol và tamarixetin với giỏ trị IC50 lần lượt là 152.5; 177.8; 62,5 và 160.6 àM [18]
Trà nụ vối đã được nghiên cứu cho thấy có khả năng ức chế Na+, K+, Cat - ATPase trong tim chuột làm tăng sự co bóp và giảm tần số co bóp của tim chuột
Cơ chế tác động của trà nụ vối tương đối chậm hơn tuy nhiên hiệu quả ổn định hơn Ouabain (là một glucosid trích ly xuất từ hạt cây Strophantus gratus, họ trúc đào
(Apocynaceae) có tác dụng chữa trụy tim mạch nhanh bằng cách tiêm tĩnh mạch) [29]
Tinh dầu được phân lập từ các nụ vối ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn Gram âm (P aeruginosa) và Gram dương, methicillin-resistant
Staphylococcus aureus (MRSA), kháng Vancomycin Enterococci (VRE) Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của tinh dầu kháng lại các vi sinh vật thử nghiệm đã được tìm thấy trong khoảng 1-20 ul /ml [30].
Những sản phẩm từ cây vối hiện đang có trên thị trường
- Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dạng sản phẩm có nguồn gốc từ cây vối như: lá vối sấy khô, nụ vối khô, bột lá vối Các sản phẩm đều có cách sử dụng tương tự nhau như là pha với nước nóng hoặc sử dụng như trà dùng để uống hằng ngày.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lá vối được mua tại vườn trồng tại Thủ Đức, Lá được thu hoạch vào tháng 3/2022, được lựa chọn có kích thước đồng đều, kích thước lá 6-12 cm, loại bỏ các lá vàng và hư hỏng đem rửa sạch với nước, để ráo Tiếp theo lá được đóng trong túi
PE bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 5-7 o C trong một ngày cho đến khi đem đi thí nghiệm Tiêu chí chọn lá đã già, một mặt lá màu xanh đậm, mặt còn lại màu vàng nhạt
3.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất, dung môi
Hình 3 1 Lá vối nguyên liệu
- Máy đo quang phổ PerkinElmer
- Cân điện tử 4 số lẻ, 2 số lẻ
- Bình định mức 50ml, 100ml
- Cốc thủy tinh 100ml, 250ml
- Dung môi: Cồn tuyệt đối
Hình 3 2 Sơ đồ nghiên cứu
3.3.2 Quy trình trích ly dịch lá vối
Hình 3 3 Quy trình trích ly dịch lá vối
- Lá vối được thu mua và vận chuyển về phòng thí nghiệm Lá vối được tiến hành làm sạch để loại vỏ tạp chất, lá hỏng… sau đó được rửa sạch và để ráo tự nhiên
- Chần: lá vối sau khi được làm ráo tự nhiên tiến hành khảo sát nhiệt độ chần với nhiệt độ trong khoảng 70-100 o C trong thời gian 5-30 giây để chọn được thông số phù hợp cho các quá trình tiếp theo Mục đích của quá trình này nhằm bất hoạt các emzyme polyphenol oxidase có trong lá vối
- Làm nguội nhanh: lá vối sau khi chần được vớt ra ngoài và được làm nguội nhanh trong 5 phút ở nhiệt độ (2-5 o C) bằng nước đá lạnh rồi lấy ra ngoài để ráo Mục đích là để giảm mức độ biến đổi hóa học, hóa sinh và sinh học Khi đó, mức độ giảm chất lượng về thành phần dinh dưỡng và cảm quan của sản phẩm sẽ được giảm tối thiểu
- Xay: lá vối được xay nhằm để phá vỡ cấu trúc của nguyên liệu để nâng cao hiệu quả của quá trình trích ly Kích thước của nguyên liệu càng nhỏ thì diện tích tiếp xúc bề mặt nguyên liệu và dung môi sẽ càng lớn Lá vối sau khi chần sẽ được xay nhỏ kích thước 0,5-1 mm bằng thiết bị xay gián đoạn (Philips Blender, HR2096/00) Mỗi lần xay khoảng 100g lá trong 2 phút
- Trích ly: đây là quá trình trích ly rắn – lỏng, dung môi được sử dụng trong nghiên cứu này là nước – cồn, dung môi thẩm thấu vào trong các tế bào của lá Mục đích của quá trình này nhằm khảo sát và tìm ra điều kiện tối ưu các thông số cần khảo sát như: nhiệt độ trích ly, thời gian trích ly, nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, pH
- Lọc: mẫu sau quá trình trích ly được tiến hành lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ 0,25mm Mục đích của quá trình này nhằm tạo ra một hỗn hợp huyền phù đồng nhất, đồng thời đây cũng là bước chuẩn bị cho quá trình sấy phun
3.3.3 Phương pháp thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm khảo sát sơ bộ
Mục đích của thí nghiệm khảo sát là sàng lọc các thông số (yếu tố khảo sát) ảnh hưởng có ý nghĩa lên hiệu quả thu hồi flavonoid bằng phương pháp thực nghiệm một yếu tố ở một thời gian Cụ thể các yếu tố sẽ được lần lượt khảo sát độc lập, khi một yếu tố khảo sát thì các yếu tố còn lại được cố định ở một mức được lựa chọn Phương pháp phân tích phương sai một chiều (one-way ANOVA) và LSD (Least Significant Difference) được sử dụng để so sánh hiệu quả giữa các mức yếu tố với α = 0,05
Thí nghiệm tối ưu hóa
Mục đích của thí nghiệm này là xác định tối ưu hóa quá trình trích ly, để thu hồi hiệu quả flavonoid cao nhất Để tối ưu quy trình trích ly, mô hình CCRD (Central Composite Rotatable Design) với 4 yếu tố và 5 mức được sử dụng trong nghiên cứu này Khoảng biến thiên của các biến được xác định dựa trên kết quả khảo sát trước đó Hàm mục tiêu đại diện cho hiệu quả trích ly là hàm lượng flavonoid thu hồi
3.4 Khảo sát ảnh hưởng của quá trình chần
3.4.1 Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ chần
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Nồng độ dung môi Ethanol (%): 50
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chần
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chần
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Nồng độ dung môi Ethanol (%): 50
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi
Nồng độ dung môi Ethanol (%v/v): 40, 50, 60, 70
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian chần (giây): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 2
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian chần (giây): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 2
Nồng độ dung môi Ethanol (%): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 3
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Thời gian trích ly (phút): 45 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.5 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly
Thời gian trích ly (phút): 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian chần (giây): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 2
Nồng độ dung môi Ethanol (%): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 3 Nhiệt độ trích ly ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 4
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.6 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi
Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1:6, 1:7, 1:8, 1:9, 1:10, 1:11
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian chần (giây): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 2
Nồng độ dung môi Ethanol (%): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 3
Nhiệt độ trích ly ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 4
Thời gian trích ly (phút): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 5 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.4.7 Khảo sát ảnh hưởng của pH
Thí nghiệm 7: Khảo sát ảnh hưởng của pH
Thông số khảo sát: pH: 4,0; 4,5; 5,0; 5,6; 6,0; 6,5
Nhiệt độ chần ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 1
Thời gian chần (giây): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 2
Nồng độ dung môi Ethanol (%): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 3
Nhiệt độ trích ly ( o C): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 4
Thời gian trích ly (phút): giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 5
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: giá trị tốt nhất thu được ở thí nghiệm 6
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
3.5 Khảo sát điều kiện tối ưu hóa quá trình trích ly Flavonoid trong lá vối
Bố trí thí nghiệm tối ưu hóa quá trình trích ly polyphenol từ lá Vối được tiến hành theo mô hình 2 mức (Level Factorial Design) với 4 yếu tố ảnh hưởng là Ảnh hưởng của các nhân tố chiết: Nhiệt độ trích ly (X1 ), thời gian trích ly (X2 ), tỉ lệ nguyên liệu/dung môi (X3 ) và nồng độ ethanol (X4 ) Khoảng giới hạn cận trên và dưới của bốn yếu tố X1, X2, X3, X4 được rút ra từ kết quả các thí nghiệm 2.5.1, 2.5.2, 2.5.3, 2.5.4, 2.5.5, 2.5.6, 2.5.7 Hàm mục tiêu Y được chọn là hàm lượng Flavonoids
Mô hình toán học mô tả ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc có dạng hàm đa thức bậc hai có dạng tổng quát như sau:
Xi,j: Nhân tố mã hóa của biến độc lập ảnh hưởng đến Yk
B0 : Hệ số hồi qui bậc 0
Bj : Hệ số hồi qui bậc 1 mô tả ảnh hưởng của biến Xj đến Yk
Bij: Hệ số ảnh hưởng đồng thời của biến Xi và Xj đến Yk
Bjj: Hệ số hồi qui bậc hai mô tả ảnh hưởng của biến X 2 j đến Yk Để xác định được các thông số tối ưu của các thông số X1, X2, X3, X4 ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly Flavonoid
Số thí nghiệm N= k2 + 2k + cp với k các yếu tố còn cp là số thí nghiệm ở trung tâm được thực hiện lặp lại (N'; k=4; cp = 3) Trong đó, k là số biến số độc lập và 2k số thí nghiệm bổ sung tại α (giá trị α còn được gọi là điểm “sao” hay cánh tay đòn) Khoảng cách từ tâm đến điểm sao α = 2k/4 (α = 2 với k=4) Tất cả các nghiên cứu được thực hiện ở 5 mức (-α, -1, 0, +1, +α) Như vậy, trong nghiên cứu ngày 27 thí nghiệm sẽ được thực hiện với 24 thí nghiệm toàn phần ở hai mức trên dưới, 2 x 4 = 8 thí nghiệm ở điểm sao nằm cách vị trí thực nghiệm mọt khoảng ±α, 3 thí nghiệm được lặp lại ở tâm
Bảng 3 1 Ma trận bố trí thí nghiệm mã hóa các biến độc lập
Tên biến Mức nghiên cứu
X2: Thời gian trích ly (phút) 40 50 60 70 80
X3: Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi
Ghi chú: = 2, U max , U min là giá trị cận trên (+1) và cận dưới (-1) của biến độc lập, U 0 = (U min + U max )/2 là giá trị trung bình của cận trên và cận dưới
Kết quả thí nghiệm thiết kế theo mô hình 2 Level Factorial Design thu được sẽ được xử lý bằng chương trình Design Expert 12 và tiến hành phân tích để chọn ra được điều kiện trích ly tối ưu Sau khi chọn được điều kiện trích ly tối ưu, tiến hành các thí nghiệm tại các điểm thuộc vùng quy hoạch để đánh giá sự phù hợp giữa số liệu thực nghiệm với số liệu tính toán từ mô hình
3.6 Ứng dụng Bột sấy phun dịch trích để bổ sung hoạt chất cho nước giải khát hương cam
3.6.1 Xác định hoạt tính chống oxy hóa của nước giải khát hương cam
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả đo một số thành phần trong nguyên liệu lá vối
STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng
1 Độ ẩm % Khối lượng NL 69,50 ± 2,54
2 Tro % Khối lượng chất khô NL 3,45 ± 1,05
3 Đường khử % Khối lượng chất khô NL 7,25 ± 0,7
4 Protein tổng % Khối lượng chất khô NL 4,70 ± 0,52
4.2 Khảo sát ảnh hưởng của các thông số của các quá trình đến hàm lượng flavonoid và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích ly
4.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần Điều kiện chần và trích ly:
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Nồng độ dung môi Ethanol (%)(v/v): 50
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
Mẫu đối chứng là mẫu không qua quá trình chần, đem xay trực tiếp với dung môi ethanol 50%v/v, sau đó đem trích ly ở 50℃ trong 45 phút, sau đó lọc qua giấy lọc đo được hàm lượng flavonoid tổng 14,23 ± 1,42 (mg RE/g chất khô nguyên liệu), hàm lượng DPPH 335,23 ± 10,75 (àmol TE/g chất khụ nguyờn liệu)
Hình 4 1 Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến hàm lượng flavonoid
Hình 4 2 Ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH
Quan sát từ kết quả thí nghiệm, ta nhận thấy quá trình chần có ảnh hưởng rất tích cực đến việc thu nhận các hợp chất flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa từ lá vối Khi tăng nhiệt độ trong phạm vi từ 70 o C đến 90 o C hàm lượng flavonoid và DPPH đều tăng so với mẫu đối chứng Tại nhiệt độ chần 90 o C hàm lượng TFC và DPPH lần lượt đạt 27,53 (mg RE/g chất khụ nguyờn liệu), 679,91 ± 4,11 (àmol TE/g chất khô nguyên liệu) So với mẫu đối chứng, quá trình chần tại nhiệt độ 90 o C
H o ạt tớnh c h ố n g o xy h ú a (à m o l TE /gD W )
DPPH giúp hàm lượng flavonoid tăng đến 193,5% và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH tăng 202,8%, cao nhất trong các mẫu chần Khi tiếp tục tăng nhiệt độ chần thì hàm lượng TFC và DPPH không tăng mà còn có dấu hiệu giảm mạnh Tại nhiệt độ chần
100 o C, hàm lượng TFC còn lại 82,78% và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH còn lại 96,25% so với mẫu chần tại nhiệt độ 90 o C
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ chần ở 90 o C cho giá trị TFC (27,53 ± 1,81 (mg RE/g chất khụ nguyờn liệu), và hàm lượng DPPH (679,91 ± 4,11 àmol TE/g chất khô nguyên liệu) đạt giá trị cao nhất Quá trình chần ở đây có tác dụng là vô hoạt enzyme polyphenol oxidase (PPO), là tác nhân chính gây ra hiện tượng oxy hóa các hợp chất polyphenol có trong nguyên liệu
Enzyme PPO bị bất hoạt từ 70-90 o C nhưng để có thể bất hoạt được hoàn toàn cần một khoảng thời gian phù hợp và điều này phụ thuộc vào mỗi loại nguyên liệu [32] E Nunez-Delicado và cộng sự (2007) đã nghiên cứu về khả năng bất hoạt enzyme PPO của nho Napoleon, ở khoảng nhiệt độ từ 70 - 80℃, còn khoảng 20% lượng enzyme hoạt động và đến 100℃ thì enzyme PPO bị bất hoạt hoàn toàn [49] Một nghiên cứu khác về nho Victoria, enzyme bất hoạt hoàn toàn sau 10 phút tại 70℃ [50] Valderrama và cộng sự (2001) cũng bất hoạt enzyme PPO trong táo hoàn toàn trong 10 phút ở 75 o C [51] Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng giúp loại bỏ không khí, đặc biệt là khí oxy ở bên trong tế bào thực vật, góp phần hạn chế quá trình oxy hóa diễn ra Mặt khác, dưới nhiệt độ cao, các mô mềm ra, thành tế bào mềm hơn giúp cải thiện sự khuếch tán của dung môi, dẫn đến tăng hiệu suất trích ly ở thí nghiệm sau
Kaiser và cộng sự (2013) đã chứng minh rằng quá trình chần có thể giải phóng polyphenol liên kết với protein hay polysaccharide thành dạng tự do, giúp tăng hàm lượng phenolics tổng và hoạt tính kháng oxy hóa [52] Các kết luận tương tự cũng được công bố bởi Maria và cộng sự (2012) trên bã táo.[33]
Tuy nhiên, nếu tăng nhiệt độ chần thì sẽ làm giảm hàm lượng polyphenol tổng và hoạt tính kháng oxy hóa Điều này có thể giải thích là do nhiệt độ cao làm biến đổi các hợp chất polyphenol
Theo các kết quả trên, chúng tôi chọn mốc nhiệt độ 90℃ làm thông số cố định cho các thí nghiệm tiếp theo
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chần
Thời gian chần cũng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất, chất lượng của dịch trích ly flavonoid cũng như tính chi phí của quá trình Nếu thời gian quá ngắn, không đủ khả năng bất hoạt một lượng lớn enzyme polyphenol oxidase trong nguyên liệu lá tươi Lá tươi sau khi chần sẽ trương nở tế bào và mất một phần lớp sáp ở bề mặt lá, giúp quá trình trích ly tăng hiệu quả do dung môi xâm nhập vào trong tế bào dễ dàng để hòa tan và trích ly flavonoids ra ngoài Thời gian chần tăng sẽ tác động làm tăng hiệu quả trích flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa do enzyme polyphenol oxidase bị bất hoạt đáng kể, ngăn ngừa tác động oxy hóa flavonoid và làm giảm thấp hoạt tính chống oxy hóa Kết quả sẽ chỉ ra thời gian chần thích hợp
Nhiệt độ chần ( o C): 90 (Kết quả 3.1.1)
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Nồng độ dung môi Ethanol (%)(v/v): 50
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
Hình 4 3 Ảnh hưởng của thời gian chần đến hàm lượng Flavonoid được trích ly
Hình 4 4 Ảnh hưởng của thời gian chần đến hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH
Mẫu đối chứng không qua quá trình chần, dùng dung môi 50%, trích ly với nhiệt độ là 60 o C, thời gian trích ly là 45 phút, tỷ lệ nguyên liệu với dung môi là 1/10
Hàm lượng TFC (mg RE/gDW)
Hoạt tớnh chống oxy húa (àmol TE/gDW)
Quan sát từ kết quả thí nghiệm, ta nhận thấy quá trình chần có ảnh hưởng rất tích cực đến việc thu nhận các hợp chất flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa từ lá vối Khi tăng thời gian chần từ 15 đến 45 giây thì hàm lượng flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH đều tăng so với mẫu đối chứng Tại thời gian chần 45 giây, hàm lượng flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa lần lượt đạt 28,24 d ±1,51 (mg RE/g chất khụ nguyờn liệu) và 675,91 c ±13,40 (àmol TE/g chất khụ nguyờn liệu) (theo DPPH) So với mẫu đối chứng, quá trình chần tại thời điểm 45 giây giúp hàm lượng flavonoids tăng đến 157,5% và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH tăng 126,39%, cao nhất trog các mẫu tại các thời gian giác nhau Khi tiếp tục tăng thời gian chần từ 45 giây lên 60 giây thì hàm lượng flavonoids và từ 45 lên 75 giây hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH tăng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Tại thời điểm 75 giây thì hàm lượng flavonoids còn lại 87,32% và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH còn lại 97,49% so với mẫu chần tại thời điểm 45 giây
Quá trình chần có tác dụng vô hoạt enzyme polyphenol oxidase, là tác nhân chính gây ra hiện tượng oxy hóa các hợp chất polyphenol trong nguyên liệu tăng lên nhanh góp phần làm bất hoạt enzyme polyphenol oxidase trong nguyên liệu một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn C.Y Lee, et al [31] cũng có kết luận tương tự rằng quá trình chần đã giúp vô hoạt enzyme polyphenol oxidase ở củ cải đường (Beta vulgaris, L), tuy nhiên, thời gian cần thiết để vô hoạt enzyme còn phụ thuộc vào kích thước của nguyên liệu khi thực hiện quá trình chần Theo Christiane, et al (2008) [52], enzyme polyphenol oxidase sẽ bị bất hoạt ở khoảng nhiệt độ 70 - 90°C, và thời gian cần thiết để bất hoạt thì tùy vào từng loại nguyên liệu (tìm các số liệu về thời gian chần ảnh hưởng đến enzyme PPO đối với các loại lá) Tuy nhiên, khi thời gian chần kéo dài, một phần hợp chất polyphenol sẽ bị thất thoát ra ngoài theo nước chần, từ đó suy ra flavonoids cũng sẽ bị ảnh hưởng và giảm thấp khi trích ly Quá trình chần làm tăng hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hóa đã được trình bày trong các nghiên cứu của Maria, et al [33] trên bã táo, của Nurhuda, et al
[34] trên vỏ trái chôm chôm Trong nghiên cứu này, 45 giây là khoảng thời gian chần thích hợp cho hàm lượng flavonoids và hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH cao nhất không có sự khác biệt với các khoảng thời gian tiếp theo nên thời gian này sẽ được sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo Kết quả tại mốc thời gian 45 giây là cao nhất có thể do nguyên liệu có thời gian tiếp xúc đủ lâu với nhiệt độ cao giúp phá vỡ các liên kết glycoside Nhiều hợp chất nhóm polyphenol tạo liên kết glycoside với một số loại đường có trong các nguyên liệu thực vật [53] Các hợp chất polyphenols cũng có đặc điểm nhạy cảm với nhiệt, nên sau khi tiếp xúc với nhiệt thời gian tương đối, polyphenols có thể bị biến tính, do đó ở mức thời gian 120 giây, kết quả cho thấy có sự giảm sút hàm lượng polyphenol tổng và hoạt tính kháng oxy hóa Bên cạnh đó thời gian chần kéo dài quá lâu, các hợp chất polyphenol cũng bị thất thoát qua dịch chần
Từ kết quả thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn thời gian chần là 45 giây – thông số cố định cho các thí nghiệm tiếp theo
4.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ ethanol
Các nồng độ dung môi khác nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất trích ly thu được Vì khi ethanol pha loãng với nước sẽ tăng dần tính phân cực của dung môi giúp thu nhận nhiều hợp chất chống oxy hóa có tính phân cực hơn Kết quả dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt của các nồng độ cồn khác nhau
Hình 4 5 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng Flavonoid được trích ly
Hình 4 6 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa theo
Nồng độ dung môi Ethanol (%)(v/v): 0, 40, 50, 60, 70
Nhiệt độ chần ( o C): 90 (Kết quả 3.1.1)
Thời gian chần (giây): 45 (Kết quả 3.1.2)
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Thời gian trích ly (phút): 45
Nhiệt độ trích ly ( o C): 50 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH
Hàm lượng flavonoids trích ly được tăng dần theo nồng độ dung môi 40% tương ứng 24,11 (mg RE/g chất khô nguyên liệu) đến mức cao nhất 35,17 (mg RE/g chất khô nguyên liệu) với nồng độ 60% tăng 145,87%, khác biệt có ý nghĩa với các nồng độ còn lại Tương tự thì khả năng bắt gốc tự do của dịch trích ly ứng với nồng độ dung mụi 40% là 607,74 (àmol TE/g chất khụ nguyờn liệu) tăng 123,38% lờn đến 749,85 (à mol TE/g chất khụ nguyờn liệu) ứng với nồng độ 60% khỏc biệt cú ý nghĩa với các nồng độ khác So với mẫu đối chứng được trích ly với nước cất (Ethanol 0%v/v) thì nồng độ ethanol 60%v/v cao gấp 2,71 lần đối với hàm lượng TFC, và cao gấp 2,26 lần đối với khả năng chống oxy hóa thông qua hàm lượng DPPH
Sự gia tăng nồng độ ethanol làm tăng tính thấm của dung môi qua màng tế bào Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến quá trình trích ly flavonoid toàn phần có trong lá vối được tiến hành trong thời gian 45 phút, nhiệt độ trích ly 50 o C tỷ lệ nguyên liệu trên dung môi 1/10 Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy, trong cùng một điều kiện, khi trích ly ở điều kiện khác nhau thì sẽ cho hàm lượng flavonoid toàn phần khác nhau và hàm lượng flavonoid toàn phần tăng lên khi trích ly từ nồng độ 40% đến 60% và hàm lượng flavonoid toàn phần cao nhất tại nồng độ 60% với giá trị thu được tương ứng 35,17±1,32 (mg RE/g chất khô nguyên liệu) Tiếp tục tăng nồng độ lên 70% thì hàm lượng flavonoid toàn phần không tăng mà còn có xu hướng giảm Điều này là do mức độ phân cực của dung môi phụ thuộc và hằng số điện môi, giá trị liên kết hydro, trong đó nước có hằng số điện môi, giá trị liên kết hydro cao hơn ethanol Do đó khi trộn lẫn ethanol và nước sẽ cho các hỗn hợp ethanol nước có mức độ phân cực khác nhau, nồng độ dung môi có độ phân cực tương ứng với hợp chất được trích ly sẽ hòa tan chất đó tốt hơn Do đó nồng độ 60% là thích hợp nhất để thực hiện quá trình tách trích ly flavonoid toàn phần từ lá vối Kết quả này cũng tương tự với nồng độ dung môi ethanol 60%(v/v) tối ưu dùng để trích ly các hợp chất phenol và flavonoid trong lá tía tô [41]
4.2.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Hình 4 7 Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hàm lượng Favonoids được trích ly
Hình 4 8 Ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly đến hoạt tính chống oxy hóa theo DPPH
Nhiệt độ chần ( o C): 90 (Kết quả 3.1.1)
Thời gian chần (giây): 45 (Kết quả 3.1.2)
Nồng độ dung môi Ethanol (%)(v/v): 60 (Kết quả 3.1.3)
Tỷ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/10
Thời gian trích ly (phút): 45 pH: 5,6 (pH tự nhiên của lá nguyên liệu)
Hàm mục tiêu: TFC, DPPH