Quan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nayQuan hệ kinh tế Mỹ-Chile từ sau hiệp định thương mại tự do 2004 đến nay
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
LÊ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ MỸ- CHILE TỪ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 2004
ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-
LÊ THỊ THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ MỸ- CHILE TỪ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO 2004
ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS CÙ CHÍ LỢI 2 TS NGUYỄN DUY LỢI
HÀ NỘI - 2024
Trang 31.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13
Chương 2 28
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ-CHILE 28
2.1 Cơ sở lý luận 28
2.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế 33
2.1.2 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 38
2.1.3 Lý thuyết về FTA và vai trò của các FTA 28
2.2 Cơ sở thực tiễn 43
2.2.1 Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và tự do hóa thương mại 43
2.2.2 Chính sách thương mại -đầu tư và quan điểm của Mỹ về FTA 46
2.2.3 Chính sách thương mại-đầu tư và quan điểm của Chile về FTA 50
2.2.4 Lọi ích của Mỹ và Chile khi thực hiện FTA 55
2.2.5 Những cam kết cơ bản của FTA Mỹ-Chile 60
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3 65
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ CỦA MỸ - CHILE SAU FTA 2004 ĐẾN NAY 653.1 Quan hệ Mỹ và Chile trước khi ký kết FTA 65
Trang 43.2 Quan hệ thương mại Mỹ - Chile từ sau FTA đến nay 68
3.2.1 Xu thế biến đổi thương mại song phương 68
3.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Chile sang Mỹ 74
3.2.3 Cơ cấu hàng Chile nhập khẩu từ Mỹ 80
3.2.4 Đánh giá khả năng tiếp cận thị trường lẫn nhau của Mỹ và Chile 87
3.3 Quan hệ đầu tư Mỹ - Chile sau khi ký FTA 97
3.3.1 Thực trạng dòng FDI vào Chile 97
3.3.2 Thực trạng dòng đầu tư trực tiếp từ Mỹ đến Chile 108
3.3.3 Đầu tư trực tiếp của Chile vào Mỹ 120
4.3.1 Lợi ích và thách thức của các FTA với Việt Nam 132
4.3.2 Quan hệ thương mại của Việt Nam với Mỹ và Chile 135
4.3.3 Một số hàm ý cho Việt Nam 146
Tiểu kết chương 4 151
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 168
Trang 5DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
song phương
DIRECON
General Directorate of International Economic Relations-Chile
Tổng vụ hợp tác kinh tế quốc tế - Chile
Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Mỹ Latinh và Caribe
Americas
Khu vực thương mại tự do châu Mỹ
Mỹ
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Trang 6TPP Trans-Pacific Strategic Economic
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thương mại hàng hóa Chile-Mỹ (2003-2016) 68
Bảng 2: Tóm tắt thương mại hàng hóa giữa Chile và Mỹ 72
Bảng 3: Hàng xuất khẩu của Chile sang Mỹ phân theo nhóm Error! Bookmark not defined.Bảng 4: 12 mặt hàng xuất khẩu chỉnh của Mỹ sang Chile 2016 2021 78
Bảng 5: 12 mặt hàng xuất khẩu chỉnh của Chile sang Mỹ 2016 2021 85
Bảng 6: FDI tích lũy ở Chile từ 2003-2016 100
Bảng 7: FDI tích lũy từ Mỹ tới một số ngành của Chile (triệu đôla) 116
Bảng 8: Sản xuất năng lượng ở Chile ( triệu đôla) 130
Bảng 9: Thương mại hàng hóa Việt Nam - Chile 140
Bảng 10: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Chile 142
Bảng 11: Một số hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Chile 144
Biểu đồ 1: Khung lý thuyết IDP Error! Bookmark not defined Biểu đồ 2: Xu hướng xuất nhập khẩu Mỹ -Chile 2003-2016 70
Biểu đồ 3: Các hàng hóa chính Chile xuất khẩu sang Mỹ 2003-2016 Error! Bookmark not defined.Biểu đồ 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ vào Chile Error! Bookmark not defined.Biểu đồ 5: Dòng FDI vào Chile và tỷ lệ FDI/GDP hàng năm 99
Biểu đồ 6: Tỷ số FDI tích lũy/GDP (%) 100
Biểu đồ 7: Dòng FDI* của Mỹ vào Chile từ 2003-2020 (tỷ đô) 112
Biểu đồ 8: FDI tích lũy của Mỹ vào Chile (triệu đô la) 113
Biểu đồ 9: Cơ cấu FDI của Mỹ vào Chile theo một số ngành 114
Biểu đồ 10: Thương mại hàng hóa Việt Nam - Chile 141
Trang 8MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Chile và Mỹ là hai quốc gia châu Mỹ và đã thiết lập quan hệ từ rất sớm và càng trở nên khăng khít kể từ khi Mỹ ủng hộ nền dân chủ Chile từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 Chile là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở Mỹ Latinh, điển hình cho một nền kinh tế thành công theo đồng thuận Washington FTA giữa hai nước có hiệu lực từ 1/1/2004 càng là minh chứng quan hệ bền vững và phát triển giữa hai bên
Là một trong sáu đối tác đầu tiên đàm phán thành công FTA với Mỹ (ngoài ra còn có Canada, Mexico, Jordan, Singapore, and Israel), Chile đàm phán FTA với tất cả các đối tác có thể trên phạm vi toàn cầu Từ đó hình thành một hệ thống các thỏa thuận tự do hóa thương mại với bản thân là trục của một “hệ thống nan hoa” các FTA Nhờ vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia này được hưởng điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều khi tiếp cận thị trường các nước trong “hệ nan hoa” so với nhà đầu tư tại các nước khác Và trong trường hợp này, FTA không chỉ tạo cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài mà còn tăng đáng kể sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và môi trường thương mại quốc gia này
Vào thời điểm năm 2004, FTA giữa Mỹ và Chile là một hiệp định tự do toàn diện nhất của Mỹ ký với một nước khác: một hiệp định không loại trừ bất cứ vấn đề nào bao gồm cả những nội dung về nông nghiệp, dệt may, thiết lập cân bằng thỏa đáng các vấn đề mua sắm chính phủ, lao động, môi trường, công đoàn, thương mại điện tử, [84] Đây là một trong hiệp định tự do thế hệ mới đầu tiên Khác với FTA truyền thống vì ngoài lĩnh vực thương mại, đầu tư hiệp định bao trùm cả các lĩnh vực phi thương mại, các cam kết về thuế của cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ sâu hơn và yêu cầu thực thi cao hơn
Trang 9Nghiên cứu quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile sau gần 20 năm thực hiện FTA này là một đề tài cần thiết khi nghiên cứu về khu vực Mỹ Latinh và cụ thể hơn là các mối quan hệ trong khu vực Bên cạnh đó, Mỹ và Chile là hai nền kinh tế có sự khác biệt rất lớn về quy mô nền kinh tế Mỹ gấp hàng trăm lần Chile Xét về mặt trình độ phát triển kinh tế Việt Nam và Chile có sự khác biệt nhưng quy mô kinh tế có sự tương đồng Vì vậy những thành công và thách thức của quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile cùng những vấn đề xung quanh quan hệ này cần được nghiên cứu để đưa ra hàm ý cho Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển Cụ thể là Việt Nam nên chăng thúc đẩy FTA song phương với Mỹ
Mỹ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều lên đến khoảng 90 tỷ USD vào năm 2023 Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa từ mối quan hệ này, Việt Nam cần xây dựng một thể chế thương mại ổn định và bền vững với Mỹ Nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Chile sau Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) năm 2004 đã cho thấy sự thành công nổi bật khi Chile đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu của họ đến Mỹ chỉ sau vài năm thực hiện FTA Việc học hỏi từ những kinh nghiệm này có thể giúp Việt Nam phát triển mối quan hệ thương mại vững chắc và có lợi với Mỹ trong tương lai
Nói tóm lại tìm hiểu quan hệ kinh tế Mỹ - Chile sau FTA 2004 không chỉ làm phong phú và sâu sắc hơn những nghiên cứu về khu vực Châu Mỹ, cụ thể hơn là xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ở khu vực, mà còn có thể có có những khuyến nghị giúp cho quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam
2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: nghiên cứu làm rõ quan hệ kinh tế (cụ thể là quan hệ thương mại và đầu tư) Mỹ - Chile trong giai đoạn từ 2004 từ khi hai nước ký Hiệp
Trang 10định thương mại tự do đến nay , chỉ ra những thành công, hạn chế của quan
hệ kinh tế này Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan các công trình liên quan đến thương mại quốc tế, quan hệ thương mại song phương, hiệp định thương mại tự do, các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ giữa Chile và Mỹ hiện nay (những nhân tố nội tại của hai nước và những nhân tố khu vực, quốc tế), các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư giữa hai nước Từ đó đánh giá và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án
- Thu thập dữ liệu, hệ thống hóa các dữ liệu có liên quan tới thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Chile
- Phân tích và đánh giá được thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Chile từ sau FTA 2004 đến nay; thự trạng dòng vốn FDI giữa Mỹ và Chile từ 2004 đến nay
- Đưa ra những nhận xét về quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp giữa Mỹ và Chile kể từ sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại
- Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại, đầu tư FDI Mỹ - Chile - Rút ra những bài học kinh nghiệm của Chile trong xử lý quan hệ với Mỹ, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, hàm ý của mối quan hệ này đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Chile và Mỹ nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi đối tượng nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là
quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Chile trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trực tiếp giữa hai nước FTA giữa hai nước được đánh dấu mốc thời gian bắt đầu chuỗi thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu để thấy sự thay đổi trong quan hệ hai nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Mốc thời gian nghiên cứu là từ 2004 và cập nhật cho tới hiện nay Các
Trang 11thành phần của quan hệ kinh tế có thương mại, đầu tư, hỗ trợ phát triển, tài chính và lao động Tuy nhiên do các vấn đề về tài chính, lao động và các lĩnh vực khác là khá rộng, vì vậy, luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại và đầu tư trực tiếp giữa Mỹ và Chile từ năm 2004 sau khi FTA giữa hai nước có hiệu lực cho tới nay
Phạm vi không gian: Luận án tập trung phân tích quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Chile Tuy nhiên, quan hệ kinh tế Mỹ - Chile chịu tác động của nhiều nhân tố khác, và vì vậy, trong quá trình phân tích các nhân tố Trung Quốc, hoặc các nước Mỹ latinh khác sẽ được đề cập tới
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận (cách tiếp cận):
Luận án áp dụng phương pháp luận phân tích quan hệ kinh tế quốc tế trong quá trình phân tích Một cách cụ thể, luận án sẽ phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Chile tới quan hệ thương mại song phương giữa hai nước nhằm đánh giá những tác động thuận lợi hoặc khó khăn của việc ký kết Hiệp định thương mại tới thương mại và đầu tư trực tiếp giữa Mỹ
và Chile
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
(1) Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương, mục, tiểu mục của luận án
(2) Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 của luận án Thông qua thống kê phân tích kết quả của quan hệ thương mại Mỹ - Chile sau 2004 sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về quan hệ kinh tế hai nước dưới sự điều chỉnh của FTA 2004
Trang 12(3) Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án, giúp trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo một trình tự, bố cục logic, chặt chẽ, các nội dung bám sát chủ đề nghiên cứu
(4) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong một số chương, mục, tiểu mục của luận án, giúp so sánh, đối chiếu nhiều khía cạnh, giá trị trong cùng một vấn đề hoặc nhiều vấn đề trong một lĩnh vực, nhằm đưa ra những đánh giá đúng đắn
Số liệu được dùng trong luận văn là các thống kê từ các Bộ, ngành của Chile và Mỹ, luận án sẽ sử dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có uy tín và có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của Chile và Mỹ như WTO, WB, CEPAL, DIRECON,USITC…
4.2 Khung phân tích
Luận án dựa trên những khung lý thuyết về quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia Mỹ và Chile để phân tích thực trạng quan hệ kinh tế hai nước trên lĩnh vực cụ thể là thương mại và đầu tư trực tiếp Có nhiều yếu tố có tác động tới quan hệ thương mại- đầu tư giữa hai quốc gia bao gồm: bối cảnh quốc tế và khu vực, lợi ích (động cơ thúc đẩy quan hệ), chính trị-an ninh, chia sẻ giá trị, chính sách (FTA), sự tham gia của các đối tác khác Các yếu tố đó cùng tác động và tạo nên thực trạng tổng thể về những biến thiên trong chất, lượng và cơ cấu trong thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Chile Từ đó luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đồng thời chỉ ra triển vọng quan hệ này trong thời gian tới cùng với một số hàm ý cho Việt Nam
Trang 135 Đóng góp mới của Luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu đầu tiên ở Việt Nam quan hệ kinh tế Mỹ và Chile cho thấy rõ về quá trình phát triển, bản chất và biến động của mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên
- Từ nghiên cứu thực trạng mối quan hệ thương mại - đầu tư giữa một nước có quy mô và trình độ kinh tế lớn mạnh nhất thế giới như Mỹ với một nền kinh tế nhỏ hơn và trình độ phát triển thấp hơn là Chile có thể đánh giá được những thách thức và thời cơ giữa hai đối tác bất tương xứng trong thương mại và đầu tư Sau FTA quan hệ kinh tế giữa 2 nước có bước tăng trưởng tốt mang lại nhiều thuận lợi cho Chile Tuy nhiên cũng có những hạn chế không trong như kỳ vọng Thêm vào đó mối quan hệ này sẽ còn gặp nhiều thách thứ trước bối cảnh Trung Quốc vân gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực Mỹ Latinh về cả kinh tế và chính trị
- Mặc dù hiện nay Mỹ đã trở thành đối tác thương mại thứ 2 sau Trung Quốc ở Chile nhưng FDI từ Mỹ là dòng vốn quan trọng đối với nền kinh tế Chile Quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn có triển vọng phát triển vì những lý
CHI - LÊ MỸ
- Thành tựu - Hạn
chế
Triển vọng Cơ
hội
Thách thức
Trang 14do thuận lợi về mặt khoảng cách địa lý và quan hệ đối tác chiến lược gần gũi cũng như chia sẻ những giá trị chung
- Về mặt chính sách, từ thực thế phân tích quan hệ thương mại - đầu tư Mỹ-Chile luận án rút ra một số bài học trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ cũng như giữa Việt Nam và Chile
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa về mặt lý luận, luận án đã hệ thống và cung cấp khung phân
tích rõ ràng để phân tích thực trạng và đánh giá quan hệ thương mại-đầu tư giữa Mỹ và Chile, một thí dụ cho sự khác biệt về quy mô trong quan hệ giữa hai đối tác Thông qua đó thấy được sự vận động của những lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh (tương đối) là động lực để thúc đẩy thương mại, tạo ra cải cho mỗi quốc gia Đối với FDI, lý thuyết chiết trung (mô hình OLI) giải thích rõ những lợi ích của Mỹ khi trở thành nhà đầu tư FDI số 1 tại Chile; lý thuyết về các bước phát triển đầu tư (IDP) giải thích cho thực trạng Chile đang ở giai đoạn nhận đầu tư FDI từ Mỹ và mới bắt đầu có một phần nhỏ dòng FDI theo hướng ngược lại từ Chile sang Mỹ
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đã cung cấp những mô tả, phân tích,
đánh giá quan hệ kinh tế của Mỹ và Chile, tập trung vào lĩnh vực đầu tư và thương mại thời gian từ 2004, sau khi FTA giữa hai bên có hiệu lực, đến nay
Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra dự báo về triển vọng quan hệ thương mại, đầu tư giữa Mỹ và Chile đồng thời đề xuất một số hàm ý cho Việt Nam trong tăng cường và phát triển hợp tác quốc tế với Mỹ và Chile
7 Kết cấu của luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận
Phần Mở đầu
Trang 15Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Chile sau FTA 2004 đến nay
Mỹ-Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ kinh tế Mỹ - Chile Chương 3: Quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ- Chilesau FTA 2004 đến nay
Chương 4: Triển vọng quan hệ kinh tế giữa Mỹ - Chilesau FTA và một số hàm ý cho Việt Nam
Phần kết luận: Trình bày kết quả rút ra từ quá trình nghiên cứu.
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
MỸ-CHILE SAU FTA 2004 ĐẾN NAY 1.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ thương mại và đầu tư là hai hình thức thể hiện quan hệ kinh tế quốc tế rõ và phổ biến nhất Ngoài ra còn có các các quan hệ về trao đổi khoa học công nghệ (quan hệ quốc tế về sở hữu trí tuệ trong FTA liên quan đến thương mại), dịch chuyển sức lao động, tài chính quốc tế, viện trợ, Từ những năm đầu thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới ngày càng gắn chặt với nhau thông qua các công cụ như thương mại hàng hóa, dịch vụ; dòng đầu tư; sự di chuyển của tài chính tiền tệ và dòng lao động [1] [2]
Ở Nam Mỹ, Chile là một trong những quốc gia có quan hệ gần gũi với Mỹ kể từ khi hai nước "hâm nóng" lại quan hệ từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng phát triển Một trong những dấu mốc quan trọng của quan hệ này là Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên được ký năm 2003, có hiệu lực ngày 1/1/2004 Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở châu Á, các nghiên cứu về các chính sách ngoại giao và kinh tế Mỹ, các nghiên cứu về khu vực Mỹ Latinh và một số nước lớn trong khu vực Tuy nhiên những nghiên cứu về quan hệ về Mỹ và Chile, đặc biệt là quan hệ kinh tế vẫn còn một khoảng trống lớn
Chỉ có một số ít các công trình về quan hệ kinh tế, chính trị của Mỹ đối với khu vực Mỹ latinh trong đó có soi chiếu đến quan hệ Mỹ-Chile Hoặc một số những công trình về kinh tế khu vực Mỹ Latinh có bàn đến chính sách thương mại ưu tiên thúc đẩy các FTAs của Chiletrong đó có FTAs với Mỹ
Bàn về vai trò của FTA Mỹ-Chile đối với quan hệ 2 nước và khu vực Mỹ Latinh Nguyễn Xuân Trung (2006-a) cho rằng: Mỹ xúc tiến FTA với
Trang 17Chile chậm hơn một số nước khác do ban đầu nước này theo đuổi các Hiệp định thương mại đa phương (NAFTA và FTAA) hơn là song phương Tuy nhiên sau một thời gian khi FTAA thất bại và các lợi thế thương mại của các nước đối tác có FTAs với Chilengày càng rõ ràng, Mỹ đã chuyển hướng sang BFTA, bắt đầu với Chile Về góc độ kinh tế, sau hai năm có hiệu lực, rõ ràng FTA này đã mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt cho cả Mỹ và Chilekhi trao đổi thương mại hai bên tăng lên hơn 30% ngay vào năm sau đó Thêm vào đó khả năng cạnh tranh của Mỹ ở Chile đã được cải thiện rất nhiều Đồng thời khả năng cạnh tranh của Chile trên trường quốc tế cũng được nâng lên Hơn thế nữa, theo tác giả, hiệp định thương mại tự do này mang màu sắc chính trị thể hiện những toan tính địa kinh tế và địa chính trị" rất rõ ràng Đó là tiến sâu hơn vào khu vực Mỹ Latinh bằng cách thúc đẩy tự do hóa và cải cách, vai trò của Mỹ ở khu vực sẽ tăng lên nhờ các ràng buộc về kinh tế, thúc đẩy những hợp tác và liên minh, liên kết trong khu vực và tìm ra lối thoát cho bế tắc FTAA bằng các hiệp định song phương [9]
Tiếp tục với các nghiên cứu về chính sách thương mại của Mỹ, vai trò với các nước thành viên, Nguyễn Xuân Trung (2006-b) đã chỉ ra những lợi ích của các công ty Mỹ và các nước thành viên tham gia FTA, lấy ví dụ điển hình với Chile, Singapore và Úc Các chính sách miễn giảm thuế quan thúc đẩy thương mại tăng trưởng tạo nhiều việc làm Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi thuế quan giảm, cạnh tranh khắc nghiệt hơn làm giá thành sản phẩm giảm và chất lượng được nâng cao Các FTA với Mỹ không chỉ tạo giá trị thương mại gia tăng mà còn có tác động tích cực tới dòng vốn đầu tư FTA với Chiletạo một khuôn khổ pháp luật an toàn và có thể dự báo được cho các nhà đầu tư Mỹ và cũng đảm bảo cho họ có cơ hội công bằng với các nhà đầu tư khác tại Chile Đầu tư phát triển sẽ giúp gia tăng hơn nữa tiềm năng tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa các nền kinh tế dịch vụ và phổ biến
Trang 18công nghệ cao cũng như công nghệ quản lý hiệu quả của Mỹ cho Chilecũng như các nước khác Để phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra khi kí kết, FTA thúc đẩy đổi mới, cải cách và tái cơ cấu kinh tế ở các nước đối tác với Mỹ FTA sẽ hướng các nước đối tác phát triển các ngành thế mạnh xuất khẩu của mình, đồng thời tăng cường và hiện đại hóa các ngành sản xuất, kinh doanh liên kết FTA giữa Mỹ-Chilecó vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao, hướng tới việc thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tự do hóa hoàn toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực trước đây không phải là thế mạnh của Chile Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, BFTA còn là công cụ các nước đối tác có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi hơn về chính trị và an ninh Ngoài ra tác giả còn chỉ ra những mặt trái của BFTA chủ yếu là những tác động tiêu cực tới các nước đối tác kém phát triển hơn Đó là những áp lực do cạnh tranh có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, phân bổ lợi ích không đồng đều và các nước yếu hơn như Chile, Úc hay Singapore sẽ bị yếu thế hơn khi đàm phán FTA với Mỹ [10]
Đề cập tới thực tiễn và những vấn đề trong tiến trình tự do thương mại của Mỹ, Bùi Thành Nam (2002 và 2006) nhận định có những điều chỉnh chính sách thương mại của Mỹ từ phát triển thương mại đa phương dưới thời Clinton sang ưu tiên các hiệp định thương mại song phương dưới thời tổng thống Bush Năm 2004, Mỹ đã hoàn thành FTAs với Chilevà tiếp đó là 5 nước Trung Mỹ (Costa Rica, EL Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua" Nếu không có FTA với Chile các nhà nhập khẩu Mỹ mỗi năm mất 800 triệu USD và ảnh hưởng tới khoảng 10.000 lao động Thêm vào đó, FTA giữa Mỹ và Chilelà bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu hoàn tất FTAA ở khu vực Mỹ Latinh khi Chile trở thành điển hình của sự thành công sẽ cuốn hút các nước khác đi theo vòng xoáy của thương mại tự do [5] [6]
Trang 19Bàn về khía cạnh chính trị của các FTA của Mỹ, Nguyễn Lan Hương (2013), đề cập đến thời điểm điều chỉnh chính sách thương mại Mỹ từ đa phương sang song phương từ năm 2002, khi tiến trình FTAA bị tạm dừng Bắt đầu là FTA với Chilevà sau đó là một loạt các FTAs ở Mỹ Latinh và nhiều khu vực khác Chiến lược đàm phán FTAs ở khu vực theo trục nan mà Mỹ là trục chính tạo cho Mỹ có lợi thế trên phương diện kinh tế và các nhiều phương diện khác khi kết hợp chúng trong quan hệ thương mại Để đổi lấy những nhượng bộ của Mỹ trong tiếp cận thị trường thì Chile phải tuân theo những nguyên tắc ràng buộc trong tất cả các lĩnh vực được đề cập: thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, thu mua chính phủ, [12]
Sau FTA với Chileở Mỹ Latinh, Mỹ đã thúc tiến một loạt các FTA với các nước trong khu vực và ngoài khu vực khác nước Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là các hội nhập về kinh tế Quan hệ Mỹ- Chilecàng trở nên gần gũi và có vai trò quan trọng trong các quan hệ đa phương khác Như Liên minh Thái Bình Dương gồm 4 thành viên sáng lập là Chile Mexico, Peru và Colombia đều là những nước theo đuổi thương mại tự do và được sự ủng hộ rất lớn của Mỹ đều là các nền kinh tế phát triển ở khu vực, luôn ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới có nhiều bất lợi Gần đây nhất là sự hình thành của TPP với sự tham gia của Mỹ, Chile, Peru, Mexico và một số nước thuộc châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam
Các nghiên cứu trên chủ yếu chỉ ra các nhân tố dẫn tới FTA Mỹ- Chile hoặc vai trò chính trị của FTA đối với khu vực và quốc tế, hoặc xu hướng theo đuổi các FTA của Mỹ và Chileđể đạt được mục tiêu kinh tế và chính trị nói chung Chưa thực sự có những nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ Mỹ - Chile cũng như phân tích được thực trạng quan hệ và tác động của FTA 2004 đến quan hệ kinh tế giữa hai nước
Trang 201.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Chile chính thức được thiết lập từ năm 1823 tuy nhiên hai bên không có nhiều liên hệ vì trong suốt thế kỷ XIX, Chile coi Châu Âu là đối tác thương mại chính chứ không phải Mỹ Trải quan nhiều mối thăng trầm, quan hệ hai bên đã nồng ấm trở lại từ cuối những năm 1980 và liên tục phát triển Mỹ và Chilekhẳng định là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau thông qua FTA 2004 Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân hình thành FTA Mỹ - Chile; những lợi ích và thách thức tiềm tàng cho cả phía Mỹ và Chilekhi thực hiện FTA; nhiều báo cáo về thực trạng thương mại và đầu tư của hai bên trong thời gian qua, một số chủ đề nghiên cứu được của các học giả thế giới như sau:
Những nghiên cứu về chính sách thúc đẩy thương mại tự do của Mỹ và Chile
Stallings B (2014)[85] đã mô tả rõ chính sách ưu tiên thương mại tự do của Chile đã được manh nha và thực hiện từ những năm cuối thể kỷ XX.Chile đã thực hiện tự do thương mại từ những năm 1973, khi đơn phương giảm thuế quan trung bình từ mức 150%- 200% xuống còn ở mức 15% từ năm 1988 Bước vào giai đoạn 2 từ 1990 đến 1998, mức thuế quan trung bình giảm xuống còn 11% và chính phủ đã phê duyệt sẽ giảm 5% nữa trong 5 năm tiếp theo Chile quyết đinh khởi xướng đàm phán một loạt các hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh cả Mỹ và EU đều hướng tới các hiệp định song phương hoặc đa phương để tăng khả năng tiếp cận thị trường Giai đoạn 3 của Chile có những bước tiến lớn trong thương mại tự do, đã có hàng loạt FTA có hiệu lực với nhiều các quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới
Chile áp dụng chính sách đa phương và song phương nhằm tham gia
vào một số lượng lớn các tổ chức và hiệp định thương mại Sébastien Dubé
(2019) [89] chỉ ra sự tham gia của Chile vào các tổ chức quốc tế đều có
Trang 21những cân nhắc chiến lược và hợp lý, trong đó chủ quyền vẫn là ưu tiên tối ưu Tuy nhiên, các lợi ích kinh tế luôn được đưa lên hàng đâu khi thực tế ở Chile các vấn đề thương mại chi phối chính sách đối ngoại của Chile hơn các vấn đề chính trị
Chile tham gia mạnh mẽ vào toàn cầu hóa, và đều có các hiệp ước thương mại tự do với Mỹ, Trung Quốc và EU Trong nghiên cứu về ảnh
hưởng của toàn cầu hóa đến kinh tế Chile, Tsvetkov, Tsvetomir Stoyanov y
Ivanova, Lyubok (2020)[95] khẳng định toàn cầu hóa ảnh hưởng tới kinh tế Chile qua 3 kênh kinh tế (tự do và hội nhập về kinh tế), chính trị và xã hội Tuy nhiên những ảnh hưởng của chính trị lại lớn hơn kinh tế và xã hội Trong đó chính trị từ Mỹ có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của Chile
Những nghiên cứu về quan hệ thương mại, đầu tư Mỹ- Chile
Theo Fact Sheet của Nhà Trắng tháng 6 năm 2013, Mỹ và Chile đều chia sẻ cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm thông qua thương mại tự do, tăng cường hội nhập Sau 5 năm FTA Mỹ-Chile có hiệu lực xuất khẩu của Mỹ sang Chile tăng 4,5 lần còn Chile xuất sang Mỹ tăng 2,3 lần Đến năm 2012 Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Chile Chile năm 2003 là thị trường đứng thứ 35 trong xếp hạng nhập khẩu từ Mỹ thì năm 2012 đã vươn lên vị trí thứ 19 Trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòng vai trò quan trọng trong dòng thương mại giữa hai bên Chiến lược Năng lượng quốc gia (National Energy Strategy) giai đoạn 2012-2030 nhằm giải quyết nhu cầu tự chủ về năng lượng của Chile mở ra nhiều cơ hội hợp tác, tạo điều kiện cho Mỹ thâm nhập thị trường này [95]
Đánh giá về quan hệ thương mại giữa Mỹ và Chile, Barbara Kotschwar (2009) cho rằng đây là một trong những quan hệ được xây dựng hết sức thành công Mặc dù trong FTA có những điều khoản chính thức quy định về giải quyết tranh chấp nhưng giữa Mỹ và Chile chưa có một tranh chấp thương mại
Trang 22nào phải đem ra giải quyết theo các quy định trong hiệp định Tất các các vấn đề thương mại đều được giải quyết trước khi trở thành tranh chấp
Nghiên cứu của Meyer (2014), đề cập nền tảng kinh tế và chính trị của mối -quan hệ Mỹ- Chile Trong đó, khẳng định FTA là một nhân tố thúc đẩy sự gắn bó hơn của quan hệ hai bên Mỹ và Chilecàng thắt chặt hơn quan hệ truyền thống thông qua quan hệ thương mại, đầu tư, những sáng kiến khu vực, Một số "bằng chứng" cụ thể cho mối quan hệ "thân thiết" này có thể thấy rõ trong nghiên cứu của Meyer Theo chương trình VWP, bắt đầu từ tháng 6 năm 2014 người dân Chilecó thể lưu trú ở Mỹ trong 90 ngày mà không cần visa Những viện trợ của Mỹ cho Chiletrong những năm gần đây trên dưới 1 triệu đô hàng năm Trong quan hệ thương mại, FTA đã mang đến quyền ưu tiên thâm nhập thị trường cho cả hai bên Tổng kim ngạch thương mại hai bên năm 2012 đã gấp 3 lần năm 2004, khi FTA bắt đầu có hiệu lực Về quan hệ đầu tư, theo các số liệu tổng hợp của tác giả, dòng FDI hầu như chỉ theo một chiều từ Mỹ vào Chile Tính đến năm 2012, FDI của Mỹ vào Chileđạt 39,9 tỷ đôla Mỹ Hiệp ước thuế thu nhập song phương năm 2010, đưa ra quy định cụ thể về việc đánh thuế lên các nhà đầu tư, làm giảm các rào cản đầu tư nên có tác động khuyến khích dòng đầu tư FDI mạnh hơn từ Mỹ vào Chile Ngoài ra tác giả cho rằng FTA này đã thúc đẩy quan hệ của hai nước trong các hợp tác năng lượng sạch, giữ gìn ổn định khu vực và tham gia vào các hiệp định đa phương khác
Đánh giá về triển vọng quan hệ đầu tư giữa hai nước, Carl Meacham (2014) nhận định Mỹ vẫn sẽ tiếp tục là nhà đầu tư trực tiếp hàng đầu vào Chile Các ngành thu hút FDI từ Mỹ chủ yếu là giáo dục đại học, sản xuất và phân phối năng lượng, khai thác mỏ Theo tác giả mối quan hệ kinh tế song phương này vẫn theo xu hướng đi lên khi các nhà doanh nghiệp của hai bên vẫn tiếp tục khai thác được lợi ích kinh doanh trên cả hai thị trường, dựa trên
Trang 23nền tảng những cam kết chung trong FTA và những giá trị chung về dân chủ, cũng như tôn trọng điều khoản của cả hai bên
Theo Brian (2010[38], mức tăng trưởng dự kiến giữa hai nước là từ 18% đến 52% cho thời gian 6 năm từ 2004-2010, nhưng thực tế mức tăng trưởng thương mại là hơn 345% Hơn thế nữa FTA này đã tạo ra những lợi ích đáng kể cho người lao động: người dân Chile có thể ở lại Mỹ tối đa là 18 tháng mà không cần phải xin visa Đây là một trong những yếu tố thể hiện sự cam kết sâu sắc trong lĩnh vực lao động và nhân quyền của hai nước theo FTA Các ngành tăng trưởng mạnh nhất (theo quan điểm xuất khẩu của Mỹ) là nhiên liệu khoáng sản, máy bay và thép Tốc độ tăng trưởng trong 6 năm 2004-2010 dao động từ mức tăng trưởng 689% (thép) đến tăng trưởng 5,698% (nhiên liệu khoáng) Tại thời điểm này, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại số một của Chile
Trong nhiều những lĩnh vực hợp tác quan trọng Mỹ và Chile khẳng định thương mại giữa hai nước kể từ sau khi có FTA đã có bước tăng trưởng đáng kể, đem lại lợi ích kinh tế thực sự cho cả hai bên và người tiêu dùng của
hai quốc gia Báo cáo của Nhà Trắng (2014)[94] đã khẳng định Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) Mỹ-Chile năm 2004 đã là một thành công to lớn trong việc gia tăng xuất khẩu và các cơ hội kinh tế của quốc gia Kể từ khi FTA có hiệu lực, thương mại song phương hai chiều đã tăng lên 28 tỷ USD (tính đến năm báo cáo-2014) Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Chile đã tăng 545% và nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Chile đã tăng 180% kể từ năm 2003 Ngoài ra Mỹ và Chile còn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, khoa học và công nghệ, giáo dục; và giải quyết các thách thức toàn cầu về an ninh và phát triển Thể hiện mối quan hệ đối tác lâu đời và bền chặt, làm nền tảng thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại tăng trưởng
Trang 24Benjamin Henderson (2022)7 chỉ ra Chile là thị trường Nam Mỹ lớn nhất cho các sản phẩm nông nghiệp hướng tới người tiêu dùng của Mỹ (886,4 triệu USD vào năm 2021) và là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn thứ 2 của Mỹ ở khu vực (sau Colombia) Các sản phẩm chủ yếu của Mỹ xuất sang Chile gồm có bia, thức ăn chăn nuôi và thức ăn gia súc, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, các sản phẩm từ sữa, thịt bò và sản phẩm từ thịt bò Tác động tổng hợp của sự phục hồi kinh tế sau Covid, việc tiếp tục nới lỏng các rào cản gia nhập thương mại của Mỹ và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có giá trị cao của Mỹ tạo ra cơ hội đáng kể để tăng cường xuất khẩu các hàng hóa nông nghiệp vào thị trường Chile
Hằng năm Mỹ và Chile đều có các báo cáo tổng hợp của Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) và Tổng vụ Hợp tác kinh tế quốc tế Chile (DIRECON) về tổng quan tình hình thương mại, đầu tư giữa hai bên Tuy nhiên các báo cáo này mới dừng lại ở phần số liệu khá tổng quát, chưa có chi tiết tới các lĩnh vực và ngành nghề cụ thể cũng như chưa có những đánh giá xuyên suốt trong một quãng thời gian mà chỉ là các báo cáo cập nhật số liệu hằng năm
Báo cáo năm 2010 và 2014 của DIRECON đã có đánh giá khá chi tiết về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Chile sau 6 và 10 năm sau khi FTA có hiệu lực Các báo cáo đều cho thấy kết quả tích cực trong thương mại, đầu tư giữa hai bên đồng và những tiến bộ trong tiến trình thực hiện các điều khoản khác trong Hiệp định như về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ,
Phân tích năm 2014 của DIRECON "Análisis de las relaciones comerciales entre Chiley Estados Unidos en el marco del Tratado de Libre
Comercio" (Phân tích quan hệ thương mại của Chile-Mỹ dưới tác động của
Hiệp định thương mại tự do) là một báo cáo tổng hợp về những số liệu thương
7 Benjamin Henderson (2022) Opportunities for U.S Consumer-Oriented Products in Chile International Agricultural Report, USDA, April 2022
Trang 25mại giữa hai nước trong 10 năm vừa qua, kể từ sau khi FTA Mỹ-Chile có hiệu
lực năm 2004 Các số liệu phân tích tập trung vào thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và đầu tư hai chiều Bên cạnh đó, phân tích này còn chỉ
ra những thuận lợi và thách thức của thương mại hai bên Đây là một tài liệu có tính tham khảo sát nhất đối với đề tài nghiên cứu đang đặt ra Tuy nhiên, trong báo cáo chỉ trình bày thực trạng vấn đề, chưa có những phân tích, đánh giá về xu hướng hay vai trò của FTA tới quan hệ kinh tế và một số ngành cụ thể của Chilehay những tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai bên cũng chưa được đề cập tới
Những nghiên cứu về bối cảnh, nguyên nhân hình thành và đặc điểm của FTA Mỹ-Chile
Hudson (1994) đã có một công trình nghiên cứu về Chiletrên tất cả các khía cạnh: từ lịch sử, văn hóa, đến kinh tế, chính trị và các mối quan hệ quốc tế Trong quan hệ Mỹ - Chile, tác giả nhấn mạnh, đã có những bước thăng trầm trong quan hệ chính trị ngoại giao hay những bất đồng trong thương mại thí dụ như việc loại bỏ các loại hoa quả Chiletừ siêu thị Mỹ vào năm 1991 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, sau khi nho bẩn bị cáo buộc đã phát hiện ra hay Mỹ đã phản đối luật sở hữu trí tuệ của Chile, đặc biệt là việc sao chép bằng sáng chế thuốc Tuy nhiên những bất đồng nhỏ đó không đáng kể so với quan hệ kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Chính phủ luôn sẵn sàng để gian tăng hơn nữa sự gắn kết của quan hệ kinh tế này thông qua ký kết hiệp đinh thương mại FTA
Từ những năm 1990, đã có những nghiên cứu về tiềm năng và cơ hội ký kết FTA giữa hai nước Mỹ-Chile Wilson (1992) đã có nghiên cứu về một FTA giữa Mỹ và Chiletrong tương lai sẽ là động lực cho sự thịnh vượng châu Mỹ Tác giả đã khái quát quan hệ thương mại gần gũi Mỹ-Chilevà phân tích các lý do tại sao Mỹ nên sớm ký kết FTA với Chile Các phân tích đều xuất
Trang 26phát từ lợi ích của Mỹ: thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại-đầu tư với Chile, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ phát triển, mở rộng thị trường, Hơn thế nữa 9 nguyên nhân từ phía Chileđược tác giả cho là nguyên nhân thực chất khiến Mỹ nên có FTA với Chileđó là những điều kiện về kinh tế, xã hội của Chilehoàn toàn phù hợp với yêu cầu về một đối tác FTA của Mỹ, FTA này sẽ không có nhiều phản đối từ phía người dân vì có thể tạo thêm công ăn việc làm và đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp của Chilevà Mỹ có tính chất bổ sung theo mùa cho nhau, Bên cạnh đó một yếu tố quan trọng cũng được nhắc tới đó là FTA này sẽ là một tấm gướng, động lực thúc đẩy kinh tế xu hướng kinh tế tự do trong khu vực Mỹ tinh
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và Chile được Hornbeck (2003) đánh giá cao và rất có triển vọng Năm 2002, Mỹ là đối tác thương mại số 1 của Chile: 20% sản lượng xuất khẩu sang Mỹ và 15% nhập khẩu của Chilelà từ Mỹ Chính sách kinh tế mở với mục tiêu ưu tiên thương mại tự do của Chiletại thời điểm đó là một trong những nhân tố thúc đẩy Mỹ ký FTA với Chile Hơn thế nữa công cuộc cải các kinh tế thành công và ổn định chính trị khiến Chilelà điểm sáng trong khu vực, có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia Nam Mỹ khác khi có FTA với Mỹ Xét trên khía cạnh kinh tế, FTA Mỹ-Chilesẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên Với Mỹ sẽ là khôi phục được phần lợi ích kinh tế bị thiệt hại do Canada và một số nước khác đã ký FTA với Chiletrước Mỹ Với Chile, đây là một cơ hội lớn để gia tăng hơn nữa sản lượng thương mại với Mỹ và đặc biệt là thu hút dòng đầu tư trực tiếp từ Mỹ Trên khía cạnh phi kinh tế thì FTA với Chilelà một bước trong chiến lược của Mỹ thúc đẩy FTAA trên toàn khu vực châu Mỹ
Rodrigo Pizarro (2006) cho rằng FTA của Chile với Mỹ có hai điểm khác biệt với các FTA khác của Chile tính đến thời điểm đó Thứ nhất đây là FTA thế hệ thứ 3 Bởi vì với FTA này không chỉ thông quan tự do hóa thương
Trang 27mại với việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan (FTA thế hệ 1), hay mở cửa thị trường dịch vụ thông qua nới lỏng các điều kiện tiếp cận thị trường dịch vụ (FTA thế hệ 2) mà ngoài những đòi hỏi trên còn bao gồm các điều kiện phi kinh tế như lao động, môi trường, mua sắm công, Điểm khác biệt thứ hai là: đây là hiệp định của Chile với một nước siêu cường về kinh tế và quân sự do đó những cam kết trong Hiệp định là bền vững, lâu dài và không thay đổi Có nghĩa là Chile sẽ có những hạn chế trong thay đổi về mô hình hay chính sách nếu nằm ngoài cam kết với Mỹ thông qua FTA này Theo đó FTA này không chỉ có ảnh hưởng kinh tế mà còn có tác động về chính trị tới quan hệ hai nước và trong khu vực
Những nghiên cứu về dòng FDI của Mỹ vào Chile:
Các nghiên cứu quốc tế về FDI và tầm quan trọng của nó với kinh tế hay tác
động của FTA tới dòng FDI rất đa dạng David A Gantz, (2003) đã phân tích
về những tiến bộ trong các điều khoản đầu tư phân tích trong NAFTA và FTA của Mỹ với Chile Theo đó những điều khoản đầu tư trong FTA với Chile và với các quốc gia có FTA thế hệ mới sau này đều hướng tới bảo vệ cho nhà đầu tư Mỹ từ việc đăng ký, thực hiện, giải quyết tranh chấp đến những điều khoản cụ thể về việc chuyển vốn, lợi nhuận đầu tư, Tuy nhiên tất cả đều thuận theo thông lệ quốc tế không còn quá ngặt nghèo như truyền thống
José Eduardo Alatorre và Carlos Razo (2010) đã phân tích chính sách của
Chile từ những năm 1970, vào thời điểm nhiều quốc gia đang theo đuổi các
chính sách kinh tế hướng vào bên trong những năm 1970, Chile đã hướng về phía ngoài và tìm kiếm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một phần của chiến lược phát triển Ngày nay, nước này có trữ lượng FDI lớn thứ ba ở Mỹ Latinh, chỉ đứng sau hai nền kinh tế lớn nhất khu vực Chilê đã có những nỗ lực chính sách khác nhau để sử dụng FDI để thúc đẩy đa dạng hóa xuất khẩu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất của đất
Trang 28nước Kết quả là Chile đã thu hút các công ty hoạt động trong các lĩnh vực
chuyên sâu hơn
Guimón , José & Chaminade , Cristina & Maggi , Claudio (2015) phân tích
vai trò quan trọng của R&D trong FDI đối với những nước như Chile Đối với các hệ thống đổi mới quốc gia sẽ có lợi từ FDI liên quan đến R & D, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các liên kết phù hợp được thiết lập với các đối tượng địa phương có năng lực hấp thụ Quan trọng không kém đối với một nền kinh tế đang nổi lên nhỏ như Chilê là ưu tiên đầu tư vào R & D trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược nơi mà đất nước có thể thực tế đạt được khối lượng quan trọng để cạnh tranh trên toàn cầu
Barbara Stallings (2008) đã có những phân tích về các dòng tài chính,
chủ yếu là dòng FDI, từ Mỹ vào Mỹ Latinh cùng với xu hướng và những nhân tố ảnh hưởng tới dòng FDI này Theo đó ngoài các yếu tố về ổn định kinh tế chính trị, độ mở nền kinh tế thì việc ký kết cá hiệp định thương mại tự do hay hiệp định đầu tư song phương đều có tác dụng tích cực tới dòng FDI từ Mỹ tới Mỹ Latinh Bên cạnh đó yếu tố cạnh tranh giữa các nước trong khu vực cũng được xem xét đến Tuy nhiên nghiên cứu này tập trung đến một Mỹ Latinh nói chung chứ không xét đến từng quốc gia riêng biệt
Các báo cáo về đầu tư trực tiếp ở Mỹ Latinh và Caribe”Foreign Direct Investment in Latin America and Caribbean” của ECLAC từ năm 2006 đến 2017 đều mô tả về dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh nói chung và các quốc
gia trong khu vực nói riêng trong đó có Chile Báo cáo cung cấp số liệu và những đánh giá hết sức khái quá về dòng FDI ra vào Chile theo các năm và trên một số lĩnh vực chủ yếu: khai khoáng, sản xuất và dịch vụ Bên cạnh đó
các Báo cáo thống kê tổng hợp “Statistical Synthesis of Chile 2008-2013 ” của
ngân hàng trung ương Chile có tổng hợp thống kê, số liệu về FDI theo DL600, nhưng chưa có thống kê FDI điều chỉnh theo quy định khác
Trang 29Thomas Cromwell (2006) đánh giá một số lý do cơ bản về hai xu hướng
ngược chiều nhau của thương mại và đầu tư từ Mỹ vào Chile từ 2004 đến 2006 Thương mại Mỹ-Chile tăng lên nhanh chóng sau FTA nhưng dòng FDI từ Mỹ đến Chile lại có xu hướng giảm Năm 2005 Mỹ vẫn chỉ là nhà đầu tư lớn thứ 5 chiếm 2,5% tổng FDI vào Chile, thấp hơn rất nhiều so vị trí trước đó (từ năm 1974 cho tới 2003, FDI của Mỹ vào Chile chiếm 25% tổng giá trị FDI) Nguyên nhân là do có sự suy giảm đầu tư vào ngành mỏ, điện, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng Ngay sau đó Chile đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại một số bang ở Mỹ nhằm cải thiện tình hình, hút vốn đầu tư trở lại Hơn thế nữa tác giả cho rằng nguyên tắc giữ cho thặng dư ngân sách ở con số 1% là một quy tắc vàng đảm bảo quyền tự chủ tài chính quốc gia, khiến cho Chile vẫn là một điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư
Jaime Gallegos Zúñiga (2016) phân tích một số ảnh hưởng có thể có
của luật đầu tư mới 20848 năm 2015 thay thế cho DL600 từ năm 1974 tới dòng FDI Thay đổi này bao gồm cả về mặt chính sách và thể chế điều phối dòng FDI Theo luật mới này Chile hướng tới dòng đầu tư có chất lượng hơn với cơ quan quan lý đầu tư theo cơ cấu mới Tuy nhiên những đánh giá ban đầu cho thấy FDI có giảm nhẹ đôi chút trong những năm gần đây một phần là do tác động của luật đầu tư mới này
Báo cáo thường niên của DIRECON năm 2014, 2015 có khái quát tình
hình đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Chile theo các năm, hay báo cáo tổng hợp nhất của DIRECON “Tổng kết thương mại Mỹ-Chile sau 10 năm” (2014) về thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Chile cũng là những thông tin về thực trạng thương mại và đầu tư trong thời gian từ 2004-2014 Những thông tin ở dạng hết sức khái quát và không có nhiều bình luận hay đánh giá về thực trạng này
Các báo cáo thường niên của cơ quan đại diện thương mại Mỹ trong đó có
thống kê khái quát tình hình thương mại và đầu tư giữa hai nước Mỹ và Chile
Trang 30Trong đó phần về đầu tư trực tiếp thường nhấn mạnh đến những thay đổi về môi trường đầu tư tại Chile có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dòng đầu tư trực tiếp giữa hai nước (chủ yếu là chiều từ Mỹ tới Chile)
Những nghiên cứu về tác động của FTA Mỹ-Chile lên kinh tế Mỹ và Chile
Theo những cam kết trong FTA Mỹ - Chile có hiệu lực năm 2014, ngay lập tức sẽ có khoảng 85% trao đổi thương mại được miễn thuế và thuế quan trên những sản phẩm khác sẽ giảm từ từ, tiến tới miễn thuế hoàn toàn trong vòng 12 năm (năm 2016) Bên cạnh đó các vấn đề khó khăn trước đây cũng được giải quyết như môi trường, các quy định về lao động, tăng cường tiếp cận các dịch vụ thương mại, tăng cường luật bảo vệ đầu tư và sở hữu trí tuệ FTA này đã trở thành một FTA mẫu cho một số các FTA khác với Mỹ
Đánh giá nhanh tác động của FTA Mỹ- Chiletới sản xuất ở Mỹ, Honrnbeck (2003) đã so sáng những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mỹ từ Chilevà thuế quan áp lên các mặt hàng này Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu này đều có mức thuế quan gần ) theo quy tắc MFN và GSP Tác giả kết luận, những sản phẩm nhập khẩu chính từ Chilesang Mỹ (chủ yếu là đồng, cá hồi, nho, rượu và gỗ) đều đã có mức thuế suất gần bằng 0, vì thế nên chú ý đến điều chỉnh chi phí nhập khẩu để tăng tính cạnh tranh
Rodrigo Pizarro (2006) đã một đánh giá định tính tác động của FTA Mỹ tới lợi ích của Mỹ sau hai năm có hiệu lực không chỉ trên góc độ kinh tế mà còn có cả những tác động phi kinh tế Tác giả kết luận rằng, ngoài một số những lợi ích đáng kể ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ và dược phẩm thì FTA với Chilekhông mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Mỹ sau 2 năm có hiệu lực Vì vậy, FTA giữa Mỹ- Chilethực chất là một công cụ để nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực và tập trung lợi ích chiến lược của Mỹ vào một số lĩnh vực
Trang 31mũi nhọn là sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và đầu tư Tuy nhiên đây cũng chỉ là những đánh giá ban đầu khi FTA này mới có hiệu lực được gần 2 năm
Báo cáo của Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ năm 2003 bao gồm những nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình cân bằng tổng thể dự báo tác động của FTA Mỹ-Chilelên tổng quan thương mại Mỹ, một số ngành sản xuất và lợi ích người tiêu dùng Mỹ Theo ước lượng của nhóm tác giả báo cáo sau khi xóa bỏ hoàn toàn thuế quan thì xuất khẩu của Mỹ sang Chiletăng từ 18% lên 52%, trong khi nhập khẩu tăng từ 6% lên 14% Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế Mỹ thì sự gia tăng này cũng chiếm tỷ lệ nhỏ Đối với từng ngành cụ thể báo cáo cho thấy FTA có tác động lớn đối với những ngành có thuế suất ban đầu (trước khi có FTA) cao Cụ thể, FTA được ước lượng sẽ tác động mạnh nhất tới ngành xuất khẩu thiết bị vận tải của Mỹ , tiếp đó là các ngành dệt may và sản phẩm da thuộc; Các sản phẩm nhập khẩu trước đây có thuế suất cao, sau khi có FTA được giảm thuế quan ước tính gia tăng mạnh nhất là các thực phẩm hằng ngày (tăng từ 169% lên 575%), các mặt hàng dệt may và da thuộc và sản xuất lương thực cũng gia tăng Nói chung FTA, có ảnh hưởng không đáng kể tới các ngành sản xuất của Mỹ Kể cả đối với các ngành dịch vụ, tác động này cũng không đáng kể bởi Nói chung lại, theo ước lượng của báo cáo này cho đến năm 2016 khi lộ trình xóa bỏ thuế quan hoàn tất, tác động của FTA Mỹ-Chileđối với lợi ích kinh tế Mỹ là rất nhỏ (nằm trong khoảng -0,0002% cho tới + 0,0003% GDP hàng năm của Mỹ).[97]
Theo đánh giá của Jackson James K (2013) dựa vào mô hình kinh tế lượng về tác động của các hiệp định thương mại tới nền kinh tế Mỹ: cụ thể là những đánh giá và tác động tới ngành nông nghiệp, sản xuất Những đánh giá về tác động của việc giảm rào cản thương mại dịch vụ và đầu tư cũng được đưa ra tuy nhiên không rõ ràng như tác động tới các ngành hàng Trong đó, những phân tích về tác động của FTA Mỹ-Chiletới nền kinh tế Mỹ được kể
Trang 32đến vẫn là những dự báo và ước lượng Sử dụng kết quả của Brown (2006) thì ước lượng đóng góp của FTA Mỹ-Chilevào nền kinh tế Mỹ là 4,41 triệu đôla hằng năm [37], thấp hơn đóng góp của các FTA khác (Singapore, Hàn Quốc, Australia, FTAA, SACU, )
Các tài liệu chủ yếu tập trung vào các mô hình định lượng để ước lượng các tác động của FTA đến xuất khẩu, nhập khẩu từ đó có tác động đến kinh tế và sự phát triển của một số ngành Chưa có công trình nào kiểm chứng lại những ước lượng này bằng đánh giá thực tế sau khi FTA có hiệu lực từ 2004 đến nay
Theo Barbara Kotschwar (2009) đánh giá, FTA Mỹ-Chile đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng và thịnh vượng của Chile Là một nền kinh tế nhỏ (thị trường Mỹ lớn gấp 148 lần Chile), Chileđã rất thành công trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường Mỹ Các sản phẩm hoa quả và rượu của Chileđược người Mỹ rất ưa chuộng Năm 2008, Chile đã xuất khẩu 2000 mặt hàng sang Mỹ trong đó 35 sản phẩm chủ đạo chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ so với năm 2003 thì 35 sản phẩm chủ đạo này chỉ chiếm 44% Sau khi FTA có hiệu lực Chileđã xuất khẩu thêm 71 sản phẩm mới sang Mỹ đóng góp rất nhiều vào giá trị xuất khẩu của Chile như hoa, sữa, Theo tác giả những bài học cho sự thành công của Chile trong thương mại với Mỹ đó là duy trì ổn định kinh tế chính trị, mở rộng quan hệ đối tác thương mại, chú trọng vào nguồn nhân lực, xây dựng thể chế phù hợp, linh động và kịp thời thay đổi chính sách khi điều kiện thay đổi,
Về mặt "chi phí" khi có FTA với Mỹ, Rodrigo Pizarro, 2006 đánh giá Chile chấp nhận những điều khoản ngặt nghèo về sở hữu trí tuệ là và gặp nhiều cản trở gia nhập Mercosure khi ký kết FTA với Mỹ Nhưng Chilesẵn sàng chấp nhận tất cả những tổn thất đó để có được FTA này nằm nhiều ở lý do muốn thay đổi và cải cách chính sách từ chính quyền quân sự trước đó, và
Trang 33kiên trì với mô hình kinh tế hướng tới thương mại tự do dựa vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.[87]
Bên cạnh đó là các báo cáo, tài liệu phân tích từ phía Tổng cục Kinh tế đối ngoại Chile DIRECON các năm đều trình bày rất cụ thể thực trạng về
quan hệ thương mại của Chilevới Mỹ: Evaluación TLC entre Chiley EE.UU
từ 2004 đến 2006 (Đánh giá FTA Mỹ- Chile hằng năm), Relaciones económicas entre Chiley Estados Unidos, evaluación a seis años del TLC (2010)(Quan hệ kinh tế Chile-Mỹ sau 6 năm dưới tác động của FTA) , Evaluación de las relaciones comerciales entre Chiley Estados Unidos a diez años de la entrada en vigencia del Tratado de Libre Comercio (2014) (Đánh giá quan hệ thương mại ChileMỹ sau 10 năm có hiệu lực của FTA)
Theo báo cáo đánh giá về thực hiện FTA với Mỹ năm 2006 của DIRECON, 46% xuất khẩu của Chilesang Mỹ Hàm lượng các sản phẩm sản xuất gia tăng và chủ yếu làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là yếu tố thúc đẩy lao động việc làm trong nước FTA với Mỹ cũng đem lại nhiều cơ hội đổi mới cho nhiều ngành khác như hệ thống ngân hàng hay các ngành sản xuất với giá trị gia tăng cao hơn Tuy nhiên, để tận dụng mang lại lợi ích hơn nữa cho quốc gia thì Chile cần phải có những cải tiến và đổi mới hơn nữa về chất lượng doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm,
Khoảng trống nghiên cứu:
Nghiên cứu về quan hệ kinh tế Mỹ-Chile đến nay còn có nhiều hạn chế Các nghiên cứu từ phía Mỹ thường tập trung vào việc đánh giá các tác động và lợi ích mà Mỹ có thể thu được thông qua các mô hình định lượng, trong khi những nghiên cứu mới từ Chile chỉ đề cập chung đến lợi ích thương mại và dòng vốn đầu tư của Mỹ vào Chile mà chưa đi sâu vào từng ngành cụ thể
Các tài liệu chính để tham khảo là các Báo cáo từ USITC (U.S International Trade Commission) và DIRECON (Dirección General de
Trang 34Relaciones Económicas Internacionales) về thực trạng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa hai quốc gia Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào từ cả hai phía Mỹ và Chile đã thực hiện lại và kiểm chứng lại các kết quả từ các nghiên cứu trước đây
Thực tế, FTA chỉ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế Mỹ-Chile, và còn rất nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu toàn diện nào xem xét các yếu tố này và ảnh hưởng của chúng đến thực trạng và xu hướng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước sau hơn 20 năm thực hiện FTA Vì vậy, việc đánh giá và nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư Mỹ-Chile sau FTA 2004 và vai trò của FTA này là rất cần thiết
Hơn nữa, mối quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi FTA giữa Mỹ và Chile cũng là một trường hợp mà các nước khác, như Việt Nam, có thể tham khảo và học hỏi Do đó, nghiên cứu về quan hệ kinh tế Mỹ-Chile sau FTA 2004 không chỉ mang tính chất lý thuyết mà còn rất cần thiết để đưa ra những chính sách và quyết định thực tiễn trong quan hệ thương mại quốc tế
Trang 35Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
MỸ-CHILE 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý thuyết về FTA và vai trò của các FTA
Hiệp định thương mại tự do theo quan điểm truyền thống:
Theo quan niệm của lý thuyết thương mại truyền thống (Viner, 1950), khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA) tương ứng với khái niệm Hiệp định thương mại khu vực (RTA) với cấp độ cam kết chỉ dừng lại ở mức cắt giảm thuế quan Xét về mặt vị trí địa lý của các bên tham gia, thì các thành viên của FTAs không nhất thiết phải thỏa mãn điều kiện có vị trí địa lý gần nhau hay có quan hệ láng giềng như đối với RTA
Xét về bản chất, “Hiệp định Thương mại Tự do là một hiệp định giữa hai hoặc một nhóm nước trong đó các hàng rào thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định được xóa bỏ Song mỗi thành viên của hiệp định có quyền duy trì các hàng rào thương mại riêng đối với các nước không phải là thành viên hiệp định” [53]
Hiệp định thương mại tự do song phương:
Khái niệm về Hiệp định Thương mại Tự do song phương được hình thành những năm 1980 của thế kỷ XX với sự khởi đầu là việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Mỹ và Israel năm 1985 tạo tiền đề phát triển mạnh về đầu tư, thương mại giữa hai nước Từ giữa những năm 1990 trở lại đây, các Hiệp định Thương mại tự do song phương (Bilateral Free Trade Agreement - BFTA) xuất hiện ngày càng nhiều và được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa Từ đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã ký một loạt các BFTA với nhiều nước trên thế giới Năm 2004, ngoài FTA
Trang 36với Chile, các BFTA với Australia và Singapore cũng có hiệu lực BFTA chính là một loại Hiệp định thương mại tự do chỉ với hai thành viên tham gia ký kết và thực thi các điều khoản đã thống nhất trên văn bản Do là sự điều chỉnh và ký kết mang tính chất song phương giữa hai quốc gia nên loại Hiệp định này chỉ có giá trị ràng buộc giới hạn trong phạm vi đối với hai quốc gia đó mà thôi
Cụ thể, mỗi bên sẽ dành cho bên đối tác của mình các mức độ ưu đãi cao hơn, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của khung khổ WTO nhằm tiến đến tự do hóa hoàn toàn trong giao lưu thương mại với thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% giữa hai đối tác thương mại Quy tắc xuất xứ là một phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương này nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhất định tại nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do Điều này nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một trong hai nước tham gia hiệp định sau đó có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định mà không phải chịu thuế
Ngày nay, phạm vi điều chỉnh của các BFTA có xu hướng mở rộng hơn so với phạm vi điều chỉnh của WTO, không chỉ đối với các sản phẩm hàng hóa mà còn với các sản phẩm dịch vụ, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp Những thỏa thuận được ghi nhận trong các Hiệp định Thương mại Tự do song phương BFTA ngoài lợi ích về kinh tế còn nhằm đến những mục đích khác như mang lại cho mỗi bên quyền hưởng ưu đãi về thương mại và đầu tư, giúp tạo đồng minh kinh tế và chính trị, đồng thời coi các BFTA như công cụ để khai thác tối đa các cơ hội mở rộng thương mại tự do sang các vùng lãnh thổ cũng như các cơ hội ngoại giao khu vực và quốc tế
Trang 37Vì vậy các cuộc đàm phán thương mại song phương thường mang đặc điểm pha trộn nhiều mục tiêu có thể về kinh tế, chính trị hoặc phát triển nên mức độ nhân nhượng là rất khác nhau, khuôn khổ nhân nhượng cũng không giống nhau giữa các Hiệp định Thương mại Tự do song phương
Quan niệm mới về hiệp định thương mại tự do
Kể từ những năm 1990 tới nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa gọi là các FTA “thế hệ mới” Sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động thương mại toàn cầu Trước đây, giao dịch chủ yếu tập trung vào hàng hóa hữu hình, nhưng hiện nay, dịch vụ và sản phẩm phi vật thể ngày càng phổ biến Các phương thức giao dịch cũng trở nên hiện đại hơn, với sự ra đời của nhiều dịch vụ thương mại mới và sự tăng cường hợp tác trong đầu tư, công nghệ, và thủ tục hải quan Do đó, phạm vi cam kết trong các FTA hiện đại đã mở rộng, bao gồm cả các lĩnh vực như đầu tư, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, và các vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường, dân chủ, và nhân quyền Những FTA này, còn được gọi là FTA thế hệ mới, có tác động mạnh mẽ đến thể chế của các quốc gia liên quan Một số dấu hiệu nhận biết của FTA thế hệ mới:
Mức độ tự do hóa thương mại cao: Các FTA thế hệ mới thường xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ tự do luân chuyển giữa các quốc gia thành viên
Phạm vi cam kết rộng: Ngoài tự do hóa thương mại, các FTA này còn bao gồm nhiều nội dung phi thương mại như sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, và mua sắm công, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng
Trang 38Cam kết cao nhưng linh hoạt: Các FTA thế hệ mới cung cấp lộ trình điều chỉnh linh hoạt cho các nước đang phát triển, giúp họ thích nghi với các tiêu chuẩn mới theo mức độ phát triển của mình
Cơ chế giám sát chặt chẽ hơn: Các FTA thế hệ mới có yêu cầu giám sát nghiêm ngặt hơn trong quá trình thực thi, với các quy tắc xuất xứ và kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ
Cơ chế giải quyết tranh chấp mới: Các FTA này thiết lập cơ chế pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà nước, hoặc nhà đầu tư và nhà nước, điều mà các FTA cũ không có
Thành viên có trình độ phát triển cao: FTA thế hệ mới thường bao gồm các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao, khác biệt với các FTA truyền thống chủ yếu gồm các nước đang phát triển
Tóm lại, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hiện nay không còn gói gọn trong ranh giới truyền thống của các hình thức tự do hóa và hội nhập kinh tế như trước đây nữa Nó đã được hiểu theo nghĩa của một “FTA thế hệ mới” với phạm vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả các quy định và phạm vi cam kết của khung khổ WTO
Vai trò của các FTA:
Viner (1950) [98] đã đề xuất một phương thức đánh giá tác động tới lợi ích của một FTA bằng cách phát triển khái niệm tạo lập thương mại (trade creation) và chuyển hướng thương mại (trade diversion) trong đó có cả những tác động tiêu cực và tích cực của FTA gọi chung là tác động tĩnh (Static effects)
Tác động tạo lập thương mại : khi vào FTA, các nước thành phải cắt
giảm thuế quan, rào cản phi thuế quan để thúc đẩy thương mại tự do, do đó sẽ xuất hiện những sản phẩm của các nước thành viên FTA có giá thấp hơn sản phẩm sản xuất trong nước Vì vậy các quốc gia sẽ nhập khẩu sản phẩm rẻ về hơn là sản xuất trong nước với giá cao hơn Điều này dẫn tới hai lợi ích căn
Trang 39bản là phân bổ nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn và người tiêu dùng, các công ty thương mại sẽ được hưởng lợi từ việc xuất nhập khẩu và dùng hàng giá rẻ Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa nó sẽ gây áp lực cho sản xuất trong nước
của nước nhập khẩu
Tác động chuyển hướng thương mại: sau khi hạ thuế quan, các nước
thành viên có xu hướng chuyển từ nhập khẩu của các nước không phải thành viên FTA sang nhập từ các nước thành viên của FTA Tuy các nước ngoài FTA có thể giá sản phẩm thấp hơn các thành viên FTA, hàng hóa của các nước này phải chịu thuế cao các nước thành viên FTA Kết quả là các nước sẽ có xu hướng chuyển từ nhập hàng có lợi thế của các nước ngoài FTA sang nhập khẩu hàng của các nước thành viên FTA Từ phân tích trên, ta thấy tác động tĩnh sẽ gây bất lợi cho các nước không phải thành viên chuyển thành phúc lợi cho các nước thành viên FTA Hiệu ứng này có xu hướng thúc đẩy các quốc gia không là thành viên FTA đàm phán để tham gia FTA hay ký các FTA mới
Tác động mang tính động (Dynamic effects) của FTA là mở rộng thị
trường (market expansion), thúc đẩy cạnh tranh (competition promotion), và thu hút đầu tư (FDI attraction) Thứ nhất, FTA mở rộng thị trường bằng cách giảm thuế quan và các rào cản thương mại, giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và phân phối nhờ vào quy mô lớn hơn Thứ hai, FTA thúc đẩy cạnh tranh bằng cách tạo ra một môi trường cạnh tranh quốc tế, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cải tiến hoạt động và đổi mới công nghệ để đối phó với hàng hóa nhập khẩu giá thấp hơn Cuối cùng, FTA kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng cách giảm các rào cản đầu tư và mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, qua đó thu hút nhiều vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào các quốc gia thành viên
Từ các tác động như vậy các FTA có vai trò to lớn đó là thúc đẩy hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn do các quốc gia đều sẽ phát sinh nhu cầu muốn gia
Trang 40nhập các FTA để có đối xử công bằng đối với hàng hóa của họ Thêm vào đó, các FTA thế hệ mới với những yêu cầu và ràng buộc cao về chuẩn mực của các lĩnh vực cam kết do đó bắt buộc các nước tham gia phải nâng cao chuẩn mực của mình bao gồm cả các lĩnh vực khác ngoài thương mại và đầu tư thì dụ như lao động, bảo vệ môi trường,…
Các FTA thế hệ mới còn góp phần củng cố và bảo đảm an ninh kinh tế, nâng cao vị thế đối với các quốc gia thành viên Trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển độc lập một mình mà không tham gia vào thị trường và các liên kết quốc tế Vì vậy, việc gia tăng liên kết với nhau là giải pháp hữu hiệu nhằm mục tiêu phòng và chống lại những cuộc khủng hoảng chu kỳ hoặc khủng hoảng cơ cấu, bảo đảm an ninh kinh tế cho tăng trưởng
Như vậy ta có thể thấy FTA thế hệ mới đem lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức với các quốc gia thành viên Đó là những cơ hội và thách thức xung quanh quy mô thị trường, thu hút đầu tư kèm với cạnh tranh gia tăng Đó là cơ hội và cũng là thách thức nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống quản trị quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh thể chế Các cơ hội và thách thức luôn đan xen và chuyển hóa nhau Để có thể tận dụng cơ hội và đối phó hiệu quả với thách thức tốt nhất thì ngoài trình độ phát triển quốc gia còn là sự năng động và chủ động hội nhập mỗi quốc gia thành viên tham gia FTA
2.1.2 Lý thuyết về thương mại quốc tế
Khái niệm: Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hóa và
dịch vụ giữa các quốc gia tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên TMQT là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu những xu hướng, đặc điểm, động thái, cách thức trao đổi quan biên giới và tác động của chúng đến nền kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu Một số các lý