Càng ngàyngười ta càng đi đến nhận thức rõ ràng rằng văn hóa là cái cốt tử đối với đời sốngcon người, thậm chí đó chính là bản thân đời sống con người: nó được hình thành từ chính sự trả
Cơ sở lý luận và phương pháp luậnCơ sở lý luận của luận văn là quan điểm triết học Mac-Lênin về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng, về mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về hệ chủ-khách thể, về thực tiễn và về con người.
Cơ sở phương pháp của luận văn là phép biện chứng duy vật Phương pháp cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu là khai thác tài liệu, so sánh, phân tích-tổng hợp và logic-lịch sử.
Đối tượng và cách tiếp cận nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa Việt Nam đặt trong hệ tọa độ không-thời gian của nó.
Nghiên cứu được tiến hành song song trên cả hai bình diện: đồng đại và lịch đại, logic và lịch sử, kết hợp địa-văn hóa và sử-văn hóa trên một nền chung là hướng nghiên cứu tiếp cận tổng thể-hệ thống, liên ngành.
Luận văn góp thêm một ý kiến trong việc định vị, nhận diện và phát triển văn hóa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước hiện nay.
Kết cấuLuận văn gồm có phần mở dau, nội dung chính, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, trong đó phần nội dung chính gồm hai chương, năm tiết.
QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA VA BẢN SAC VĂN HOAQUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA1.1.1 Quan niệm về văn hóa xét từ khía cạnh từ nguyên học a) Văn hóa trong cách hiểu truyền thống phương Đông!
Trong cách hiểu truyền thống phương Đông tất cả những từ ngày nay gọi là văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật, văn vận - tuy có những nội dung phân biệt rạch ròi nhất định song đều có gốc từ chữ “văn”.
“Văn” trong ngôn ngữ cổ Trung Quốc trước tiên được hiểu là hình thức, cấu trúc bên ngoài, cái vẻ bề ngoài, cái được biểu hiện ra bên ngoài Ví dụ: văn của trời là mặt trời, mặt trăng, tinh tú, mây mưa, sấm chớp , văn của muông thú chính là màu sắc, màu lông của nó , và theo nghĩa đó văn của người chính là những cái được biểu hiện ra trong đời sống xã hội: điển chương, chế độ, phong tục, đạo đức - biểu hiện trật tự trong quan hệ giữa người va người.
Kinh dịch viết: “Đạo hữu biến động cố viết hào; hào hữu sai đẳng cố viết vật; vật tương tạp cố viết văn; văn bất dáng cố cát hung sinh yên” (hệ từ hạ) Theo cách chú giải của các sách cổ như: Chính nghĩa, Bản nghĩa, Tập giải câu này có nghĩa là: Hào của các quẻ trong Kinh dịch bắt chước sự biến động trong tự nhiên mà vạch ra; Hào đều có trật tự trên dưới biểu đạt tượng của vật; Vạn vật là nhiều, biến hóa nên có nhiều tượng; Do sự lẫn lộn, xen kẽ giữa nhiều vật và vật tương sinh nên sinh ra văn (Lời sớ của sách Chu dich
Chính nghĩa: Vạn vật xen kẽ nhau, lẫn lộn với nhau như màu đen và màu vàng ở cạnh nhau cho nên nói là “văn”).
* Trong từ Hán Việt “văn minh” văn là vẻ đẹp, minh là sáng, văn minh có nghĩa chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp độ, văn học, nghệ thuật.
Lời soán trong quẻ Bí, Kinh dịch viết: “Bí, hanh nhu lai nhi văn cương, cố hanh; phân cương thượng nhi văn nhu, cố tiểu lợi, hữu vãng, thiên văn đã.
Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến; quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ”.
' Theo Nguyễn Tri Nguyên (2000): Văn hóa tiếp cận từ vấn dé và hiện tượng, NXB Văn hóa Dân tộc, tr7-14 - Phân biên soạn từ bài giảng của cố GS Trần Đình Hượu.
Can cứ vào Chu dịch Tập giải và Chu dịch Trình thị truyện, bản dịch của NXB Thượng Hải Cổ tịch năm 1989 hiểu chữ văn minh ở câu trên là: “Cái đẹp của cương (dương) và nhu (âm) xen ké nhau đó là văn của trời Văn sáng rõ rực rỡ, dừng lại ở lễ nghĩa, đó là văn của người Xem xét văn của trời có thể hiểu được sự chuyển biến của bốn mùa Xem xét văn của người có thể thúc đẩy việc giáo hóa làm cho thiên hạ tốt đẹp (hóa)”.
Trong Chu dich có câu “thiên hạ văn minh”, trong Thượng thư nói đến
“nhuệ triết văn minh” đều hàm ý biểu thị sự khai hóa, quang minh diện mạo xã hội và quốc gia.
* “Văn hiến” cũng là từ đã được dùng phổ biến từ xa xưa ở phương Đông, trong đó có Việt Nam “Văn” trong văn hiến là (cái đẹp) về tư liệu, điển chương, chế độ ; “hiến” là người hiền tài, là người thông thạo điển chương, chế độ GS Đào Duy Anh giải thích “văn hiến” là “sách vở” và nhân vật tốt trong một đời [13; 527].
Như vậy, “văn hiến” có ba nghĩa cụ thể như sau: Thứ nhất, đó là truyền thống tinh thần lâu đời và tốt đẹp; thứ hai, đó là những giá trị tinh thần do những người có đức, có tài chuyển tải; thứ ba, đó là một xã hội đạt tới một trình độ nhất định về mặt tinh thân Một nước văn hiến là nước có phong tục thuần hậu, không còn thô bạo, đã man, nhân dân đã được giáo dục tốt, cư xử đẹp dé với nhau theo cương thường, lễ nghĩa Một nước văn hiến là nước có điển chương, chế độ, có điển tịch, có văn chương, và biểu hiện là nước có nhân tài Cốt yếu của một nước có văn hiến là đạo lý.
“Văn hiến” được bàn đến từ rất sớm, đầu tiên là trong Luận ngữ của Khổng Tử (551-479TCN) “Văn hiến” là một khái niệm thể hiện sâu sắc tính dân tộc va tính lịch sử Từ đời Lý (1010) người Việt đã rất tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang” Đến đời Lê (TKXV), Nguyễn Trãi viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến).
* Không chỉ có nghĩa là hình dáng bên ngoài, “văn” còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó gắn với cái có tính quy luật, cái có nguồn gốc từ Trời.
“Văn” có nguồn gốc linh thiêng, là cái trời trao cho những người được lựa chọn, những Thánh nhân như Văn Vương, Khổng Tử Nó được truyền nối và không bao giờ bị tuyệt duyệt “Văn” là Đạo, cũng là lời nói Thánh nhân, người được trời trao nhiệm vụ truyền bá Đạo.
Từ quan niệm về nguồn gốc linh thiêng đó sinh ra quan niệm về “van vận” thịnh/suy (của một nước, một địa phương, một dòng họ) Văn vận thịnh đạt là lúc có nhiều nhân tài, nhiều người học giỏi đậu đạt Văn vận thinh/suy cũng được coi là quốc vận thịnh/suy Ở Việt Nam, những triều đại như Triều đại Lê Thánh Tông cuối thế ky XV và Triều đại Tự Đức giữa thế kỷ XIX được coi là văn van phát đạt vì dưới hai triều đại đó có rất nhiều người học giỏi đậu đại khoa - Điều đó làm cho cả Lê Thánh Tông và Tự Đức rất tự hào.
* Trong Chu Dich, lời Soán qué Bí đã có từ “văn” và “hóa” “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” (Xem xét văn của người có thể thúc đẩy việc giáo hóa làm cho thiên hạ tốt đẹp).
Song người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (77-6TCN), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người - văn trị giáo hóa.
Văn hóa là cách nói gọn của “văn trị giáo hóa” Đó là căn bản đường lối trị nước của Thánh nhân - đức trị và lễ trị.
Durrant sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hóa, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích Văn minh được dùng theo nghĩa tổchức xã hội, tổ chức luân lý và hoạt động văn hóa.
Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết.
Theo Ph.Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước.
Như vậy, khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: đô thị, nhà nước, chữ viết và các liệu pháp kỹ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lý, tiện lợi cho cuộc sống của con người Văn minh là sự tổng hòa những thành quả của loài người trong quá trình cải tạo thế giới; là tiêu chí của tiến bộ xã hội và trạng thái khai hóa của con người Bước khởi đầu của văn minh là khi loài người tách mình khỏi giới động vật.
* Cũng xuất hiện sớm như ở phương Đông, thuật ngữ cultura (nghĩa là văn hóa) được tìm thấy ngay trong các tác phẩm của Xixêrông (106-43TCN).
“Văn hóa” với tư cách là khái niệm trung tâm trong khoa học văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latin ở phương Tây kultur Danh từ tiếng Đức kultur được dẫn xuất từ động từ: Colo, Colui, kultur Các từ này có nghĩa là chăm sóc, xây dựng, xếp đặt và tập quán, cày cấy, canh tác.
Danh từ kultur có nghĩa gốc ban đầu liên quan đến hoạt động gieo nuôi, canh tác va quản lý nông nghiệp Chang hạn: từ monokultur có nghĩa là độc canh, kulturlandschaft có nghĩa là nông nghiệp, bakterienkultur có nghĩa là nuôi, cấy vi trùng. Đến thế kỷ XVII-XVIII bên cạnh nghĩa gốc, từ này chuyển nghĩa thành
“trồng trọt, canh tác tinh thần” (cultus animi) Vậy thì chữ kultur là văn hóa với hai khía cạnh: thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên (gieo nuôi, canh tác) và bồi dưỡng, giáo dục cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên và họ có những phẩm chất tốt đẹp.
Xuất phát từ chữ gốc Latin chung ấy người Đức có từ kultur, người
Anh - Pháp có từ culture, người Nga có từ kultura để chỉ “văn hóa”.
Vào thế ky XIX thuật ngữ “văn hóa” (với nghĩa là “canh tác tinh thần”) được các nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính, một khái niệm khoa học.
Như vậy, trong tầng tầng lớp lớp nghĩa của từ văn hóa mà chúng ta đang bàn đến hôm nay phải kể đến ý nghĩa trước nhất, căn bản nhất, nên tang nhất - văn hóa là sự biến đổi tự nhiên nhờ vào hoạt động của con người, văn hóa là thế giới thứ hai do con người sáng tạo ra.
Và xem ra hoàn toàn có lý khi sử dụng một danh từ bắt nguồn từ tiếng
Latin với nghĩa gốc là Nông nghiệp để chuyển thành “canh tác tinh thần” Bởi vì nông nghiệp chính là hình thức đầu tiên của hoạt động lao động của con người, cũng chính là điểm bắt đầu của sự sinh thành tư duy, ý thức, do đó đây chính là bước ngoặt trong sự phát triển sinh giới đánh dấu sự phân tách con người với động vật Chính từ đó con người đã từ bỏ tình trạng tự nhiên nguyên thủy và bước vào không gian mới do mình sáng tạo ra, không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa.
Hiểu như thế, văn hóa có nghĩa căn bản là sự thay đổi tự nhiên bên ngoài và bên trong bởi lao động, nội dung cốt lõi của văn hóa là lao động và kiến tạo; cảnh quan tự nhiên, môi trường, môi sinh xung quanh nhờ con người mà trở thành cảnh quan, môi trường, môi sinh văn hóa Và không chỉ chinh phục, biến đổi, cải tạo giới tự nhiên bên ngoài, với lao động con người thay đổi cả cái tự nhiên trong bản thân mình, thuân hóa và chế ngự cái bản năng, ham muốn và tính vị kỉ của con người.
Như vậy, theo truyền thống ở cả phương Đông và phương Tây văn hóa được hiểu theo nghĩa chung nhất là cái đặc trưng riêng của thế giới người, là trạng thái không còn hoang dã, tự nhiên nguyên thủy mà đã được biến đổi theo cái tốt, cái đẹp Tuy nhiên, ở phương Đông có thiên nhiều hơn về hàm ý truyền thống, tinh thần, đạo lý, đạo đức, điều thiện, lễ giáo, trật tự trong quan hệ giữa người với người Trong khi đó, ở phương Tây thiên nhiều hơn về hàm ý nhấn mạnh tính sáng tạo, khai hóa của con người trong hoạt động kiến tạo đời sống người.
1.1.2 “Văn hóa” trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người Do tính đa diện, phức hợp của bản thân khách thể nên khái niệm “văn hóa” mang rất nhiều tầng bậc ý nghĩa rất phức tạp Nội hàm của khái niệm là quá rộng, bao quát quá nhiều lĩnh vực thuộc đời sống con người, nói một cách hình ảnh là một nửa thế giới mà ta đang sống Wolfgang Marschall trong cuốn sách Thiên nhiên thứ hai của con người với những quan niệm lý luận văn hóa trong nhân học đã nêu lên một định nghĩa tổng quát rằng: “Nếu người ta định mô tả thế giới này, thì hai khái niệm tự nhiên và văn hóa đủ để đạt tới điều đó”
[Dẫn theo 28; 16] J.Derrida thì lại đưa ra ý tưởng về tính vô cùng của văn hóa:
“Văn hóa là cái tên mà người ta đặt cho điều bí ẩn không cùng đối với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó” [Dẫn theo 32; 28] Chẳng thế mà
Hecder đã chỉ ra tính không xác định của thuật ngữ này trong công trình chủ yếu của mình là Những tư tưởng về triết học của nhân loại (1784-1791) rằng:
“Văn hóa - không có gì thiếu tính xác định hơn (mông lung hơn) là chính từ này (khái niệm này)” [Dẫn theo 28; 15-16].
Từ năm 1952, hai nhà dân tộc hoc-nhan học Mỹ A.L.Kroibo va
L.Khuchon trong cuốn Văn hóa tổng thuật có phê phán các quan điểm và địnhnghĩa (A.Krober, A.Khuchol (1952): A critical review of concepts and defemition, Cambridge, Massachusets) đã trích luc được gần ba tram định nghĩa về văn hóa.
Do đó, không có gì lạ khi hiện nay số lượng các định nghĩa về văn hóa đã lên tới hàng trăm, thậm chí có học giả còn cho là con số đó lên tới trên một nghìn.
“Không có một vật gì chỉ là văn hóa mà không đồng thời không là cái gì khác nữa Thứ hai, không có cái gì lại không có mặt văn hóa của nó” [27; 16].
Văn hóa không phải là một vật, văn hóa tồn tại giữa các sự vật, ẩn giấu ở đằng sau hoặc ở bên trên các sự vật (được đặt trong mối liên hệ với con người).
Khái niệm văn hóa không phải là khái niệm bản thể luận mà chỉ là khái niệm biểu thị một khía cạnh, một thuộc tính bản chất của thế giới người Mỗi ngành khoa học, mỗi học giả, mỗi đề tài lại nhìn nhận, khai thác văn hóa theo những cách khác nhau ở những khía cạnh có liên quan trực tiếp đến vấn đề của mình.
Song dù có nhìn nhận văn hóa theo những khía cạnh riêng biệt thế nào đi nữa vẫn không nằm ngoài những nét nghĩa căn bản, nền tảng của nó Dưới đây, tôi xin sơ lược trình bày những nét nghĩa, nền tang ấy của văn hóa thể hiện trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. a) Văn hóa - giới tự nhiên thứ hai Có một định nghĩa rất hàm súc về văn hóa ““Tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa” [2; 53].
Tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.
Tự nhiên bao gồm toàn bộ thế giới hữu sinh và thế giới vô sinh, hay toàn bộ sinh giới với tất cả môi trường, môi sinh của nó Trước hết, giới tự nhiên là một thế giới tự sinh, nó tự vận động và cân bằng, biến đổi và phát triển theo những quy luật thường tồn của nó Trong khi đó “Văn hóa đó là cái được sáng tạo nên bởi con người trong sự khác biệt với cái được tạo nên bởi tự nhiên” (Sơ khảo về
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Matxcova, 1981, tr231) - [Dẫn theo 14; 126] Con người với tư cách là một sinh vật trước hết là một bộ phận của tự nhiên, không thể tồn tại ngoài tự nhiên Văn hóa với tư cách là sản phẩm của con người đương nhiên là cái phái sinh, cái có tính thứ hai, chịu sự chi phối, quyết định của cái có tính thứ nhất là giới tự nhiên.
Văn hóa là cái được sinh ra và tồn tại trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (bao gồm cả tự nhiên trong ta và tự nhiên ngoài ta) Trong ứng xử với tự nhiên, một mặt với tư cách là một sinh vật con người buộc phải thích nghi; mặt khác với tư cách là một sinh vật bậc cao có ý thức con người không chỉ thích nghi một cách thụ động mà bằng lao động của mình còn tham gia tích cực vào khai thác, cải tạo, biến đổi tự nhiên phục vụ cho mục đích cuộc sống của bản thân Văn hóa chính là sự thể hiện trình độ chinh phục, chiếm lĩnh và hòa hợp với tự nhiên của con người.
Như vậy, văn hóa không gì khác là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” [Dẫn theo 2; 53] Và nói như M.J.Herskovits văn hóa chính là cái phần nhân vi nhân tao (man-made) của môi trường tự nhiên [Xem 50; 177] Theo nghĩa đó, văn hóa vừa là một bộ phận của tự nhiên vừa vượt lên trên tự nhiên, vừa đồng nhất vừa đối lập với tự nhiên Và với tư cách là giới tự nhiên thứ hai (thế giới của con người), văn hóa cũng chịu sự phán xét cuối cùng của giới tự nhiên. b) Văn hóa với tư cách là đặc trưng của xã hội loài người Trong quan hệ với tự nhiên, xã hội là một bộ phận đặc thù Trong quan hệ với con người, “Xã hội - cho dù có hình thức gì đi nữa? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người” [24; 657] Như vậy, xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng Xã hội luôn tồn tại và vận động trong một thể thống nhất với tự nhiên, chịu sự quy định trực tiếp và cuối cùng bởi tự nhiên, ngược lại cũng có những tác động không nhỏ tới tự nhiên Theo nghĩa rộng, xã hội chính là toàn bộ đời sống của con người.
Văn hóa hình thành nên trước tiên từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và đồng thời từ mối quan hệ giữa con người với nhau.
Nhấn mạnh tính chất xã hội của văn hóa, E.A.Orlôva cho rằng: “Văn hóa được xác định là tất cả những gì do con người tạo ra; là một thành tố giá trị; là tổng thể các chuẩn mực; là phương diện biểu tượng của cuộc sống và hoạt động hiện đại của con người; là công nghệ thích nghi của con người với môi trường chung quanh; là các phương thức chuyển tải thông tin có ý nghĩa xã hội; là các hệ thống giao tiếp trong xã hội và Ở mọi nơi đều có mặt ý muốn nhấn mạnh phương diện đặc thù của việc xem xét đời sống xã hội; tiến hành sự phân loại các
24 khách thể nghiên cứu theo sự phát sinh loài (chứ không phải về mặt siêu hình học) hay là theo các cơ sở tự nhiên; xây dựng bức tranh tích hợp về lĩnh vực hiện tượng được nghiên cứu là lĩnh vực do con người tạo ra và duy trì” (Động thái của văn hóa và tính tích cực có mục đích của con người, Hình thái học văn hóa - cấu trúc và động thái, Matxcova, tiếng Nga, 1994, tr14- L7) - [Dẫn theo 34; 297].
Phoroidơ cũng cho rằng: “Văn hóa là dòng thác tư tưởng xuyên từ cá nhân này sang cá nhân khác, thông qua những ứng xử, biểu tượng, những từ ngữ và sự bắt chước” [Dẫn theo 28; 231].
Theo nghĩa rộng, văn hóa chính là bản thân xã hội người, đồng thời theo một nghĩa nào đó là một thành tố căn bản trong xã hội Theo đó, văn hóa có ba nội dung căn bản là: Chuẩn mực, Giá trị và Biểu tượng.
Nhà xã hội học L.Oát viết: “Van hóa là tên gọi dé chỉ một trật tự hay một lớp các hiện tượng đặc biệt, mà chính là các sự vật và hiện tượng phụ thuộc vào sự thực hiện năng lực trí tuệ đặc thù đối với loài người, chúng ta gọi nó là “sự biểu tượng hóa” Nói chính xác hơn, văn hóa cấu thành từ các khách thể vật chất - công cụ, thiết bị, trang trí, lá bùa cũng như các hành vi, tín ngưỡng và tâm thế hoạt động trong văn cảnh biểu tượng hóa” [Dẫn theo 34; 296].
Khang định nội dung nay, GS Trần Quốc Vượng viết: “Mô hình văn hóa là mẫu số chung của những ứng xử (lối sống, nếp sống) được gói ghép
(trong một cấu trúc) và bộc lộ ra ở những mã số, biểu tượng, giá trị, chuẩn mực Tổng hợp lại nó là lối sống và cái nhìn cuộc đời của một thời đại, một dân tộc, một trường phái, thậm chí một tác gia nghệ thuật được xây dựng trên toàn bộ những dữ kiện của đời sống vật chất và tinh than” [50; 446].
White cũng khẳng định rằng nhu cầu của mỗi cá nhân phải thuộc một cộng đồng người là một nhu cầu an sinh thuộc bản chất con người [Xem 21; 51-52]° Một số định nghĩa văn hóa tiêu biểu:
I.Cantơ: “Khả nang con người đặt ra cho chính mình những vấn đề tự do, không phụ thuộc vào tính tất yếu của tự nhiên bên ngoài và thể xác mình chính là mục đích cuối cùng của tự nhiên đồng thời cũng chính là văn hóa”
L.G.lônin: “Tuy nhiên, có thể hình dung một cách gần đúng các tác giả của tất cả những định nghĩa nêu trên nhất trí với nhau ở một điểm nào Đương nhiên, họ nhất trí rằng, văn hóa là cái phân biệt con người với động vật; văn hóa là đặc trưng của xã hội người Ngoài ra, có lẽ họ cũng nhất trí rằng, văn hóa không được kế thừa một cách sinh học, mà giả định phải có sự học hỏi.
Tiếp theo, có lẽ họ cũng thừa nhận rằng, văn hóa có liên hệ trực tiếp với các tư tưởng tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng (thông qua ngôn ngũ) (Xã hội học văn hóa, Matxcơva, tiếng Nga, tr471) - [Dẫn theo 34; 297].
UNESCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những phong tục và tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” (Tuyên bố về những chính sách văn hóa, Hội nghị Quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7-06/8/1982 tại Mehicô) - [Dẫn theo 49; 24].
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [25; 431].
Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử cốt lõi của sức sống là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [7; 16].
GS Trần Quốc Vượng: “Văn hóa, theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người” [50; 27-28].
PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thân do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [36; 20].
TS Phạm Văn Chung: “Nói đến văn hóa, người ta nói đến tất cả những giá trị, sản phẩm mà con người đã sáng tạo ra và những giá trị, sản phẩm ấy phải được nhìn theo quan điểm chủ đạo là phái triển” [5; 5].
Vậy văn hóa là cái được hình thành từ chính sự sống trải của con người với tự nhiên và với nhau, là phương thức sống của con người và là toàn bộ lịch sử loài người được dồn nén lại.
1.2 QUAN NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA
1.2.1 Lich sử vấn dé và mối quan hệ của văn hóa với văn minh a) Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử tư tưởng ở cả phương Đông và phương Tây, các từ “văn hóa” và “văn minh” đều xuất hiện từ rất sớm Song hau như chúng được sử dụng như những từ đồng nghĩa, thậm chí đồng nhất Ngay cả đối với
E.B.Tylor (1832-1917) - nhà dân tộc học, nhà nhân chủng học người Anh, một cây đại thụ về văn hóa, tác giả của cuốn Văn hóa nguyên thủy nổi tiếng, thì hai khái niệm này cũng được coi là không cần thiết phải phân biệt Ông cho rằng:
“Văn hóa hay là văn minh là một tổng thể được hình thành từ tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và một số phương thức và tập quán khác mà con người với tính cách là thành viên của xã hội đã lĩnh hội được” [Dẫn theo 32; 63] Không phải lúc đó người ta không biết tới những sắc thái khác biệt của hai khái niệm này, song có thể lúc đó quan niệm giá trị giữa hai phương diện văn hóa và văn minh trong các hiện tượng xã hội cụ thể chưa đối lập tới mức đòi hỏi phải phân biệt một cách rạch ròi giữa văn hóa và văn minh.
Sự tiến triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu kỳ diệu do
Cách mạng Khoa học - Công nghệ mang lại đã làm cho sự phát triển lộ ra ngày càng rõ cái mặt trái của nó Rõ ràng là văn minh thì có sự tiến bộ Nhưng văn hóa thì ở nhiều nơi, nhiều lúc lại thụt lùi Văn hóa không đơn giản chỉ là kết quả thụ động của những tiến bộ về mặt kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà còn có vai trò và vị trí to lớn hơn nhiều so với người ta vẫn hình dung Sự khác biệt về văn hóa và văn minh là cái mà con người buộc phải đặt ra và giải quyết.
Từ giữa Thế ky XVII, bat đầu từ những tác phẩm của J.Loke (John
Locke, 1632-1704) - nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học người Anh thuộc Trào lưu Ánh sáng thì việc đi tìm ý nghĩa của những nét đặc thù trong hoạt động sống của các cộng đồng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các học giả Chính J.Loke đã làm cho các nhà tư tưởng sau ông chú ý đến vai trò và ý nghĩa của các dạng văn hóa, mà đặc biệt là văn hóa tộc người. Ý niệm về văn hóa với tư cách là một khái niệm phản ứng chống lại niềm tin của Thế kỷ Ánh sáng vào sự thuần nhất của loài người và sự tiến bộ phổ biến đã nổi lên vào cuối Thế ky XVIII Và cột mốc đâu tiên đáng chú ý hơn cả trong lich sử tri thức nhân loại về việc dé cao vai trò của nhân tố văn hóa có lẽ phải kể đến nhà triết học Đức J.G.Hecder (1744-1803) Ông chính là người đã xem xét một cách có hệ thống mối quan hệ đặc biệt giữa văn hóa - cái tao ra “tinh thần của mỗi dân tộc” với sự tiến triển bình thường của các dân tộc và của toàn bộ xã hội Nhấn mạnh tính đa nguyên của toàn bộ xã hội loài người, theo J.G.Hecder, mỗi nền văn hóa đều khác biệt, đều có những hệ thống ý nghĩa và giá trị riêng của mình và không thể được sắp xếp trên một thang bậc phổ biến nào Mặc dù trong quan điểm của mình ông khó tránh khỏi rơi vào một thuyết tương đối văn hóa song phải thừa nhận vai trò của J.G.Hecder ở việc phủ nhận sự tập trung hóa, chế độ quan liêu, sự loại bé tinh đa dạng văn hóa và hơn hết là Chủ nghĩa Đế quốc Trong Những lá thư vì sự tiến bộ của nhân loại (Berlin I Vico and Hecder (1976): Chatto & Windus, London, p.160-161) ông viết: “Anh có thé nêu tên mảnh đất ở đó người chau Au bước vào mà không tự bôi nhọ mình đến muôn đời trước con người không được bảo vệ và san lòng tin? Vai trò của chúng ta trên trái đất này không phải là vai trò sáng suốt nhất, nhưng là ngạo mạn, hiếu chiến và hám tiền nhất: những gì mà
đặc điểm của triết học văn hóa thế kỷ XX là dân dân tách hai kháiBản sắc văn hóa trong một số mối quan hệa) Bản sắc văn hóa và văn hóa
Trong nghiên cứu về văn hóa, có một nhóm định nghĩa được viết theo cùng một dòng tư tưởng chung như sau:
“Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng quy định thế ứng xử của con người và làm cho số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt (Định nghĩa của Từ điển danh mục tiêu dé phát triển văn hóa do UNESCO đưa ra) - [Dẫn theo 1; 164].
“Văn hóa, đó là toàn bộ những phương thức, ít hay nhiều đều được hình hài hóa, của tư duy, cảm nhận và hành động và cả về mặt vật chất khách quan và biểu tượng, nó có tác dụng khiến cho một cư dân - chủ thể của một nên văn hóa - trở thành một cộng đông chuyên biệt, rõ ràng” (Introduction to intercuetural studies UNESCO, 1983) - [Dẫn theo 50; 175].
“Văn hóa với tư cách là tổng thể các dấu hiệu tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc biệt, xác định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội.
Nó bao hàm không chỉ các nghệ thuật và khoa học, mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của sự tồn tại nhân sinh, những hệ thống giá trị, các truyền thống và các quan niệm ” (Tuyên ngôn của “Hội nghị quốc tế về chính sách vấn hóa ” do UNESCO tổ chức vào tháng 8/1982, được hầu hết các nước tham gia nhất trí - Final Report, chương 4, Paris, 1984, tr41) - [Dan theo 28; 31].
Như vậy, bên cạnh hàm ý chỉ đặc trưng mang tính tộc loại phổ biến phân biệt với thế giới các loài động vật, văn hóa còn hàm ý chỉ tính khu biệt, tính độc đáo, đặc thù Nói đến văn hóa là nói đến khía cạnh bản sắc của nó.
Bản sắc chính là văn hóa ở phương diện đa dạng sắc thái biểu đạt của các cộng đồng khác nhau của cùng một bản thể người thống nhất về mặt tộc loại, thường là về mặt tinh than Ban sắc của một cá nhân hay của một cộng đồng chính là sự tự khẳng định tính chủ thể của cá nhân hay cộng đồng đó.
Thậm chí, PGS.TS Hồ Sĩ Quý còn đưa ra kết luận: “Văn hóa là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng, là cái nhỏ nhất và cũng là cái lớn nhất để mỗi dân tộc cũng như mỗi cộng đồng tu khẳng định mình trong sự phân biệt với các dân tộc hoặc các cộng đồng khác” [32; 65].
“Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa khác là bản sắc.
Như vậy, khái niệm bản sắc có hai quan hệ cơ bản: thứ nhất, nó là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau (quan hệ bên ngoài) và thứ hai, nó chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong một cộng đồng văn hóa phải có (quan hệ bên trong)” [47; 13].
Như vậy, nói đến bản sắc văn hóa trước hết là nói đến nét đặc trưng phổ biến giúp nhận diện một cộng đồng văn hóa.
Vừa mang nghĩa là cái căn tính, bản nguyên, vừa mang nghĩa là cái được hun đúc nên từ một quá trình lịch sử lâu dài (một mặt của những thay đổi phát triển nội sinh và mặt khác của những yếu tố pha trộn, giao thoa và thay thế ngoại sinh), bản sắc văn hóa chính là phản ánh cái ổn định, cái hạt nhân, cái logic của thực thể văn hóa mà bất cứ một nhân tố nào trong đó và vào đó đều phải ít nhiều xoay quanh nó.
Và nói như Phan Ngọc: Nói đến ban sắc văn hóa tức là nói đến cái mat bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử Cái tạo thành tính bất biến là những nhu cầu tâm thức của con người Các nhu cầu này về cơ bản là như nhau ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không liên quan tới tài sản, học vấn, và khá ổn định, mặc dầu một tầng lớp người có thể chiếm ưu thế so với các tầng lớp khác Đồng thời, từng yếu tố một tất nhiên có những thay
37 đổi nhất định về biện pháp thể hiện do hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống, tiếp xúc văn hóa; tức là do những yếu tố bên ngoài tạo nên, trong khi các nhu cầu vẫn không thay đổi bao nhiêu [Xem 27; 30].
Những dòng trên đây của Phan Ngọc đã khẳng định trong chỉnh thể văn hóa luôn tồn tại cái mặt bất biến của nó, mà cơ sở nền tảng của cái mặt bất biến, của bản sắc văn hóa ấy chính là nhu cầu tâm thức của con người Và thực chất cái nhu cầu ấy không gì khác hơn trước hết là nhu cầu sống còn trong cuộc mưu sinh.
Vậy bản sắc là cái thuộc về văn hóa nếu buộc phải phân biệt một cách rạch ròi giữa văn hóa và văn minh, trong sự so sánh ấy văn hóa thể hiện rõ nhất chính là bản sắc văn hóa Và một cách đại thể có thể hiểu bản sắc văn hóa chính là nét đặc trưng, bản chất, bất biến của văn hóa Song cần phải chỉ ra là cái đặc trưng, đặc thù ấy là cái gì và thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với cái chung, cái phổ biến.
Với tư cách là cái đặc thù của mỗi chủ thể văn hóa, bản sắc văn hóa là sự thể hiện ra, thậm chí có thể nói là sự hiện thân của chính cái văn hóa nhân loại phổ biến dưới những dạng khác nhau Với tư cách đó nó không tồn tại đơn độc, tồn tại một mình, tồn tại tự nó mà trong sự tồn tại đích thực nó luôn nằm trong vô lượng mối liên hệ với những cái đặc thù khác (kết nối với nhau, lồng ghép vào nhau, tồn tại trong nhau, biểu hiện thông qua nhau, chuyển hóa lẫn nhau ) và cùng nhau hướng về cái phổ biến bằng những cách khác nhau Giữa những nền văn hóa, giữa những cái gọi là bản sắc văn hóa luôn luôn diễn ra những quá trình giao lưu - tiếp biến với nhau đồng thời với cái gọi là tự nhiên thuần túy Nghĩa là, một mặt giữa các nền văn hóa khác nhau luôn có sự giao lưu, học hỏi, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp, một cách cố ý hoặc vô ý, dù muốn hay không); hơn nữa, mặt khác các nền văn hóa dù có biểu hiện khác nhau thế nào chăng nữa thì chúng vẫn là cái thuộc về loài người nói chung, là cái phân tách loài người với loài vật, chúng vẫn xuất phát từ một gốc chung, đứng chung trên một nền tảng cơ sở, thể hiện phương thức tồn tại của con người trước tự nhiên nói chung, được sinh thành từ chính cuộc giao lưu giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau Cơ sở để khẳng điều đó chính là tính thống nhất của tự nhiên Tự nhiên dù có muôn màu
BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAMHƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAMV.M.Megiuép (trong tác phẩm Mô hình cổ điển của văn hóa: vấn đề văn hóa trong triết học cận đại ! Văn hóa: Các lý luận và các vấn dé,
Matxcova, 1995, tiếng Nga, tr38) cho rằng: “Văn hóa học thực ra là một tên gọi chung để chỉ cả một tổ hợp các khoa học khác nhau, nghiên cứu hành vi văn hóa của con người và của các cộng đồng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của họ” [Dẫn theo 34; 78] Thật ra, mọi khoa học nói chung và văn hóa học nói riêng nếu muốn đi thật sâu đến tận cùng kỳ lý của nó rốt cuộc đều cần phai/nén đặt ra vấn đề/dựa trên cơ sở phương pháp luận tiếp cận tổng thể liên ngành, bởi lẽ khách thể tự nó là chỉnh thể tồn tại trong vô lượng mối liên hệ phổ biến và sự phát triển không cùng, mọi sự nghiên cứu dù sâu sắc đến mấy cũng đều chỉ là sự trừu xuất đối tượng nghiên cứu theo một cách nào đó, cũng đều đứng trước ngưỡng giới hạn của “vật tự nó”.
Vấn đề là đối với mỗi đề tài cần lựa chọn ra trong đó những phương pháp cụ thể chủ yếu nào căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và tình hình cụ thể.
2.1.1 Hướng tiếp cận bản sắc văn hóa Việt Nam Khái niệm “dân tộc” được sử dụng cho hai phương diện ý nghĩa phân biệt với nhau Thứ nhất là dân tộc-tộc người (ethnic) và thứ hai là dân tộc-quốc gia (nation).
Bộ môn khoa học miêu tả văn hóa tộc người (Ethonography, ethnology), từ nhiều thế kỷ trước, đã đặc biệt hấp dẫn các học giả phương Tây, cùng với quá trình khám phá những miền đất lạ và mở rộng thuộc địa của các quốc gia châu Âu Môn khoa học ấy trước tiên chủ yếu giành cho việc nghiên cứu các xã hội ngoài châu Âu, các xã hội sơ khai - cổ sơ, bán khai, các xã hội nông nghiệp truyền thống, xã hội của các nhóm thổ dân.
Theo nhà giáo Doan Văn Chúc (trong cuốn Văn hóa học, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1997), sử gia Hy Lạp Herodote (484-420TCN) được xem là cha đẻ của môn dân tộc chí (Ethonography) Ông chu du nhiều, trong Những chuyện kể (Histories) ông thuật lại mọi sự cố, truyền thuyết hay sự tích làm nổi bật sự đối lập của thế giới hoang dã như Ai Cập, Ba Tư, Medi (Iran ngày nay) với thế giới văn minh khi ấy là Hi Lap “Dân tộc chí là sự khảo cứu và mô tả các tộc người khác nhau về phương diện sinh học và xã hội (Letit Larouse, 1981) - [Dẫn theo 21; 32].
Bat đầu từ Thế kỷ XVIII-XIX người châu Âu đã phát hiện nhiều vùng đất mới, tiếp tục mở rộng thuộc địa (Anh thâm nhập Nam Phi, chinh phục Ấn Độ, Miến Điện ; Pháp chinh phục Angiêri, hàng loạt quần đảo ở Pôlinêdi, Nam Việt Nam ) Sự mở rộng những cuộc tiếp xúc về kinh tế, trao đổi hàng hóa đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng các thông tin về dân tộc học Dân tộc học (Ethnology) được xem là bước phát triển của dân tộc chí, gắn liền với sự phát triển giai cấp tư sản ở châu Âu “Dân tộc học là bước thứ nhất đi tới sự tổng hợp Không loại trừ sự quan sát trực tiếp, nó hướng tới những kết luận đủ rộng, những kết luận mà người ta khó có thể lập dựng duy nhất bằng một sự hiểu biết trực tiếp” (Claude Lðvi Strauss) - [Dẫn theo 21; 32] Chính những nguồn lợi to lớn về kinh tế đã sản sinh và thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu văn hóa các tộc người, phục vụ trực tiếp cho việc quản lý họ Trong khoảng một nghìn năm của thời kỳ này, những kiến thức tương đối toàn diện về các xã hội và các nền văn hóa tộc người ở khu vực châu Mỹ, châu Phi, châu Á đã được thu thập và chúng thực sự trở thành công cụ đắc lực cho quá trình thực dân hóa.
Chú ý nghiên cứu các dân tộc thuộc địa song trọng tâm họ đặt vào hầu như chỉ là khoa học mô tả diện mạo tộc người Chẳng hạn, về các tác phẩm người Pháp viết về Việt Nam có thể kể đến G.Dumoutier với những công trình nghiên cứu về người Việt (chùa ở Hà Nội, phong tục tập quán ăn trầu, tín ngưỡng dân gian, đạo thờ cúng, phù thủy và bói toán), Bounifacy Auguste viết về tục nhuộm răng đen ở người Việt, P.Gourou về Phác thảo về nhà ở của người Việt từ Thanh Hóa đến Bình Định; E.M.Durand viết về tục hỏa táng của người Chăm, L.Finot viết về những công trình kiến trúc, về tôn giáo Chăm qua các di tích, văn bia ở Mỹ Son; J.Boulbet nghiên cứu về xứ người Ma, Cunhac viết về người Mạ ở Đồng Nai Thượng; J.Cuisinier với các công trình nghiên cứu về người Mường, Eveline Maspero và Guypore viết về phong tục tập quán của người Khome, J.Cassaigne viết về luật tục Coho
Vấn đề dân tộc-quốc gia (nation), ít được giới nghiên cứu phương Tây chú ý Thậm chí cho đến ngày nay, vì những mục đích nằm sau vấn đề, họ vẫn nhìn nhận văn hóa dân tộc, nguồn lực hướng tâm tạo nên sức bền của nên độc lập dân tộc như là trở ngại của xu hướng toàn cầu hóa, họ khích lệ bản sắc của mỗi tộc người với tư cách là những lực ly tâm trong mỗi quốc gia.
Văn hóa tộc người là hiện tượng có từ xa xưa, rất lâu trước khi hình thành văn hóa dân tộc-quốc gia Nói đến văn hóa tộc người là nói đến yếu tố chủng, nói đến các đặc điểm cấu tạo hình thể con người (physical anthropology, ví dụ như màu da, nét mặt, răng, tóc, mắt, mũi ), đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán, ý thức tự giác tộc người Song nói đến văn hóa dân tộc-quốc gia chắc chắn phải nói đến biên giới lãnh thổ Người Thái ở bờ bên này hay bờ bên kia sông Mêkông, ở Bắc Việt Nam hay ở Nam Trung Hoa thì vẫn là tộc người Thái.
Thậm chí người Việt ở Pháp hay ở Mỹ vẫn là người Việt, người Hoa ở khắp thế giới vẫn là người Hoa Người Khơmer ở Nam Bộ hay ở Campuchia cũng là người Khơmer, nhưng văn hóa Campuchia, văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Quốc, văn hóa Thái Lan thì phải hoạch định biên giới rõ ràng Điều ấy Nguyễn Trãi đã nêu thành luận điểm từ Thế kỷ XV trong Bình Ngô đại cáo “Sơn xuyên chi cương vực ký thù” Văn hóa dân tộc-quốc gia không chỉ có nội dung văn hóa mà tự thân nó còn bao hàm một nội dung chính trị sâu sắc, vấn dé dân tộc-quốc gia có những định hướng khác với văn hóa tộc người. Ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm, mỗi cộng đồng người trong từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mà có sự đồng nhất hay phân tách ý thức tự giác tộc người với ý thức dân tộc-quốc gia, nổi bật lên khuynh hướng thiên về tộc người hay dân tộc-quốc gia.
Người Do Thái tuy sống lưu tán ở nhiều nơi trên thế giới (đông nhất là ở Nga, Mỹ, Tây Đức ) song họ vẫn được xem là một cộng đồng văn hóa riêng, dựa chủ yếu trên một ý thức hệ thống nhất, tự ý thức dân tộc cao Theo nghiên cứu của V.M.Rôdin, tự ý thức dân tộc của người Do Thái ở Nga mang tính hai mặt: đại bộ phận những người Do Thái vẫn luôn tự nhận mình là người Do Thái (nhất là trong những trường hợp lấy kết quả điều tra tự nguyện và trong những lúc xảy ra những cuộc bài trừ người Do Thái), mặc dù hành vi, lối sống, cách ứng xử của họ không khác người Nga là mấy, biểu hiện trong cách lựa chọn bạn đời và nhất là khi đăng ký quốc tịch cho con mình (đến mức mà trong giới nghiên cứu có xu hướng cho rằng người Do Thái ở Nga không phải là một cộng đồng văn hóa riêng mà chỉ là một bộ phận trong cộng đồng người
Nga) Rõ ràng, ý thức hệ thống nhất mà biểu hiện ở người Do Thái là tự ý thức dân tộc cao đã tạo ra một sức sống bên bỉ, dẻo dai của một cộng đồng văn hóa
54 dù các thành viên của nó không có điều kiện cư trú tập trung trên một lãnh thổ thống nhất Đó là một hiện tượng văn hóa - chính trị thu hút được rất nhiều sự quan tâm, song người ta vẫn chưa tìm được cơ sở nền tảng của sự tự ý thức tộc người cao như vậy Phải chăng, nó liên quan đến lịch sử hình thành cộng đồng người Do Thái thuở ban đầu, do điều kiện ban đầu của họ quy định. Đồng thời có một xu hướng trái ngược là tự ý thức dân tộc-quốc gia cao hơn tự ý thức tộc người Thực tế cho thấy văn hóa quốc gia với sự hỗ trợ của cơ cấu hành chính, của cơ chế quyền lực thực sự trở thành tác nhân, một mặt đẩy nhanh quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại, cào bằng sự khác biệt, đồng hóa và xích lại gần nhau giữa các tộc người, các địa phương trong phạm vi quốc gia; mặt khác, lại tách biệt chúng với những bộ phận tộc người nằm ngoài lãnh thổ quốc gia Tác nhân này mạnh đến mức có thé dan dần phân hóa một cộng đồng tộc người theo những xu hướng khác nhau Chẳng hạn, trường hợp thanh thiếu niên học sinh người Mường và một số tộc ít người khác con em các gia đình công chức, sống ở thành phố đã “Kinh hóa” đến mức khó có thể nhận biết nếu không được giới thiệu hoặc nhìn vào bản khai lý lịch Và cũng có thể nói như vậy về một bộ phận người Việt hiện nay ở Hà Nội, Hải
Phòng, Sài Gòn vốn là con cháu nhiều đời sau của các nhóm cư dân miền Nam Trung Hoa đã lưu tán và định cư ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước.
Nhiều nhân vật để lại dấu ấn tích cực trong lịch sử văn hóa Việt Nam như những “Danh nhân đất Việt” vốn là những lưu dân Trung Hoa đã sinh sống nhiều đời ở Việt Nam và thực sự đã trở thành người dân bản địa Có thể kể đến Sĩ Nhiếp - Nam Giao Học Tổ, Lý Bí - Người khởi dựng nước Vạn Xuân; Hồ
Quý Ly - Người “anh hùng di hận kỷ thiên niên” hay Trịnh Hoài Đức - Tác giả Gia Định thành thông chí.
Thậm chí trên đường đi sứ sang Trung Quốc, Ngô Nhân Tịnh, một nhà
Nho Việt gốc Hán vẫn cảm thấy bơ vơ trên đất khách:
“Hương thù tục di nại hà như”
(Quê người tục lạ biết làm sao)
VĂN HÓA VIỆT NAMVị trí địa lý, điều kiện tự nhiên a) Điều kiện tự nhiênKhi nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường không nên và không chỉ giới hạn ở lãnh thổ dân tộc quốc gia Việt Nam từ Đồng Đăng đến Mũi Cà Mau mà trở về cội nguồn của nó, “không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với lãnh thổ”, nó bao quát toàn bộ Đông Nam Á cổ đại, khu vực cư trú của người Bách Việt, hoặc rộng hơn, xa xưa hơn, khu vực cư trú của người Indonesien lục địa Đó là một khu vực đảo và bán đảo, bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn, các dòng sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này Việt Nam nằm trọn trong context (Bối cảnh-đại đồng văn) Đông Nam Á.
Về địa hình Đông Nam Á có đủ núi - rừng - đồng bằng - biển, được nối với nhau bằng mạng lưới sông ngòi chằng chịt, với đặc trưng là cao độ có sự chênh lệch khá lớn giữa núi rừng và bình nguyên, nhưng lại chênh lệch khá nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển PGS Từ Chi phân chia vùng này thành năm cảnh quan: Trên sườn núi cao và cao nguyên thích hợp với nông nghiệp khô, con người làm rẫy và sống trong mối tương quan rừng - rẫy Vùng thung lũng có những bồn địa tích tụ bởi các dòng sông giữa hai cánh núi, con người làm ruộng, làm rẫy theo kết cấu ruộng - rẫy Vùng trung du có ruộng - nương đồi.
Vùng châu thổ có ruộng - vườn - ao và duyên hải là nông - lâm - ngư nghiệp.
Biển cũng là môi trường truyền thống của cư dân Đông Nam Á Biển Đông là một biển nóng nằm trong vành đai nhiệt đới, với hiện tượng thủy triều và dòng biển đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp sống của con người và sinh vật biển Các cửa sông nước lợ, các cánh rừng ngập mặn vùng duyên hải giàu phù du cho năng suất sinh học cao gấp hai mươi lần ngoài biển khơi, là môi trường lý tưởng để nuôi, trồng thủy sản.
Về khí hậu, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là về phía xích đạo, tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung bình của nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á.
Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp Dưới tác động của khí hậu, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo thành lớp phủ thực vật giàu có, đa dạng, phì nhiêu Nhiệt độ cao, nhiệt bức xạ cao, nắng lắm, mưa nhiều tập trung theo mùa, độ ẩm cao, vi khuẩn dé hoạt động, chất hữu cơ phân hủy quanh năm làm cho đất tơi rừng xum xuê, rậm rạp, nhiều tầng, cây cối quanh năm xanh tốt Ở đây, chỉ số đa dạng giống loài rất cao nhưng chỉ số cá thể lại thấp (ít và nhỏ bé) Động vật khó phát triển thành đàn lớn do thiếu nguồn thức ăn, lại nhiều dịch bệnh trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm, gió mùa.
Vì vậy, thời kinh tế hái lượm phổ rộng vượt trội hơn săn bắt, săn bắn.
Trong khẩu phần ăn, đạm thủy sản là chính Trong các di tích khảo cổ học, dấu tích chủ yếu là quả, hạt cây, các động vật dưới nước như vỏ sò, vỏ ốc, xương cá, hiếm có xương động vật và chủ yếu là động vật nhỏ.
Thời kinh tế nông nghiệp, trồng trọt vượt trội hơn chăn nuôi và là trồng trọt đa canh giữa các hệ sinh thái phổ quát của tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo trong quá trình đi từ trồng trọt rau củ phổ rộng đến trồng lúa nước.
Nông nghiệp lúa nước đi liền với hệ thống thủy lợi Các hình thức thủy lợi đa dạng nhưng đều dùng nước mưa trên các sông, suối, ao, hồ - hoàn toàn khác phương thức khai thác nước ngầm trong lòng đất. Ở đây, thủy lợi quan trọng đến mức nó là cơ sở tạo nên kết cấu dân cư của người làm nông nghiệp lúa nước.
Nông nghiệp lúa nước luôn kèm theo một hệ thống nghề phụ, tự cung tự cấp khép kín trong gia đình, trong làng bản Nữ có nghề chăn tằm dệt vai, nam có nghề chài lưới, mộc, rèn Tổ hợp nghề nghiệp này thích ứng với thời vụ và phân công lao động, in đậm dấu ấn trong sinh hoạt văn hóa của cư dân Dong Nam A.
Trong bữa ăn của người Việt thường xuất hiện ba thành phần chính là Cơm - Rau - Cá Hai thành phần đầu tiên thuộc truyền thống “văn hóa thực vật”, còn thành phần sau này thuộc về “văn hóa sông nước”.
Về mặc, người Việt thường sử dụng các chất liệu thực vật có sẵn trong tự nhiên (sợi đay, gai, chuối, bông) và sau này là lụa tơ tằm nhằm tạo ra các trang phục mỏng và nhẹ (lụa tơ tằm, nhiễu, the, ) nhằm phù hợp với thời tiết nóng ẩm.
Về ở, người Việt cũng tan dụng những vật liệu có s4n trong tự nhiên, do đó chất liệu cũng như kết cấu và kiểu dáng kiến trúc thường thay đổi tùy theo vùng nguyên liệu: Vùng đồng bằng thường là nhà gạch và tre; vùng cao - nhà sàn bằng gỗ; vùng sông nước - nhà lá gồi dừa Về hướng nhà thường được xây cất theo hướng Đông - Tây để tránh nắng; mái phủ dày và kéo sát xuống hiên để tránh gió; trổ nhiều cửa để lấy gió; và nền nhà cao để tránh ngập nước Ngoài ra, các vùng đất nơi người Việt cư trú là những vùng đất có các tầng kết cấu về mặt địa chất không ổn định, bởi đó thường là những vùng đất bồi ven sông, biển nên khó xác định được các công trình kiến trúc lớn mang tính lâu dài. b) Vị trí địa lý (tự nhiên - xã hội)
Thứ nhất, nói đến vị trí địa lý tự nhiên, nước Việt Nam nằm trọn trong context Đông Nam Á - giữa hai đại lục Nam Á (Ấn Độ) và Dong A (Trung Quốc) của lục địa Á Châu, nơi hòa lưu sóng nước Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương Thậm chí khi phân tích vị trí địa lý của Việt Nam, GS Trần Quốc
Vượng thấy nó gần như chính xác nằm ở trung tâm Đông Nam Á.
Từ Hà Nội đến Rănggun: 1 120km đường chim bay;
Từ Ha Nội đến Malina: 1170km;
Từ Sài Gòn đến Singapo: 1 100km;
Từ Sài Gòn đến Giacacta: 1890km.
“Cũng là Đông Nam Á song có Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương (Indo China), lại chiếm trọn phần Đông của bán đảo này nên tinh chất bán đảo càng nổi bật Về mặt địa-văn hóa, bản sắc văn hóa Việt là bản sắc bán đảo, tiếp nhận và hội nhập
(intergration) ca ảnh hưởng lục địa lẫn các ảnh hưởng hải đảo Cái bản sắc văn hóa ấy trước hết được phản ánh rõ nét trong huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt toàn quốc: Mẹ tổ Âu Cơ (Tiên) từ Núi xuống lấy Bố tổ Lạc Long
Giao lưu, tiếp biến văn hóaTheo tiến sỹ khảo cổ học Úc Pamela Gutman, các cư dân, tộc người, quốc gia cổ ở Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương qua đường biển đã biết hội nhập nhiều thành tựu văn hóa - văn minh Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tư, La Mã về kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc, chữ phạn và các tôn giáo Bàlamôn giáo, Phật giáo,
Hồi giáo Trong đó ảnh hưởng của văn hóa An Độ và Trung Hoa rất đậm nét.
Văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua kiến trúc, tín ngưỡng và những pho tượng tạc theo phong cách Amaravati ven biển Nam Ấn và Grandhara (Bắc Ấn).
“Hơn một ngàn năm Bắc thuộc đã phân hóa Việt Mường thành hai tộc
Kinh (Việt, Mường (Môn), người Việt sinh thành và kết tụ ở đồng bằng châu thổ sông Hồng với đậm đà yếu tố Hán Khi không gian - xã hội của họ đã là miền Kinh kỳ - Kẻ chợ, thì không gian cũ trở thành xứ Đoài, miền đất nhớ, không gian tâm linh, xứ sở của thần Núi, Thánh Tản, của Bà chúa Thượng Ngàn GS Trần Quốc Vượng không phủ nhận ông Tổ - vua Hùng thời cổ đại ở xứ Doai Nhưng ông đã nói và viết rằng, nếu lich sử chỉ dừng lại ở đó thì ta chi có Việt - Mường và văn hóa cổ, rằng phải có Luy Lâu - Long Biên - Vũ Ninh đau thương anh dũng, chính trị đô hộ đi qua mà tỉnh hoa văn hóa phương Đông Hoa Ấn còn ở lại và hòa nhập vào vốn liếng truyền thống xưa thì ta mới có người Việt và văn hóa Việt (Xem Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam, cái nhìn địa văn hóa) - [Dẫn theo 21; 283].
“Chỉ nhấn mạnh đến cái giống nhau và về cái giống nhau, người ta chỉ nói đến và cắt nghĩa là do Việt Nam học, vay mượn, tiếp thu của Trung Quốc (thậm chí thế giới tưởng đâu Việt Nam là một “vùng phía trước” (Avant Monde) của văn minh Trung Hoa ở khu vực Đông Nam Á”, người ta thường “quên” đi một sự kiện là từ Tần Hán trở về sau, khi Trung Quốc đã thôn tính xong lưu vực Trường Giang thì nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước ở phương Nam được chồng lên (surimpostion) nền nông nghiệp trồng khô ở Hoa Bắc và hội nhập (intégrer) vào nền văn minh Trung Quốc Trung Quốc đã “chữ nghĩa hóa”
(nhờ ưu thế văn tự) nhiều thành tựu của văn hóa phương Nam và nhận làm của mình Qua sách vở Trung Quốc, về sau người Việt học lại nhiều điều vốn là kinh nghiệm, ký ức của tổ tiên mình nhưng đã qua sự sửa đổi “khái niệm hóa” của hoc giả Trung Quốc Thân Nông vốn là “Anh hùng văn hóa” (héros culturel) của người Việt; Truyện Ngưu Lang - Chức Nữ gắn với hiện tượng “mưa ngâu” ở phương Nam cũng là một tích Việt được ghi lại bằng Hán văn; các lễ hội 5-5 âm lịch (lễ hội Hạ chí), 15-7 âm lịch, 15-8 âm lịch (trung thu) vốn đều không xuất phát từ Hoa Bắc mà đều có gốc tích ở miền Sở, Việt tức vùng trồng lúa nước phương Nam Rõ ràng, rất nhiều cái giống nhau nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc là do Trung Quốc đã tích hợp văn hóa lúa nước vào cấu trúc văn hóa Trung Hoa [50; 68-70].
“Song dù có bao nhiêu sự giống nhau thì cũng không xóa mờ được những sự khác nhau, đặc biệt ở dưới bề sâu, trong dân gian Làng Việt là một cấu trúc xã hội thuần Việt còn bảo lưu đậm nét tính chất công xã hơn nhiều những tổ chức “lân”, “li”, “hương” của Trung Quốc” Nó dựa trên kinh tế tiểu nông là phổ biến Trong khi đó ở Trung Quốc, bên cạnh kinh tế tiểu nông có hẳn một cơ cấu kinh tế trang viên của một giai cấp đại địa chủ, đại thương nhân, có nhiều đô thị lớn, có chữ viết sớm, nhiều sách vở, có cả một nền văn minh đế chế, một nền văn hóa đế vương (culture impériale) tách biệt han va đè nén mạnh dân cày nơi nông trang Văn hóa cổ truyền Việt Nam, vẻ bản chất, là một nền văn hóa xóm làng (culture villageose) Cơ cấu tâm lý dân tộc tiểu nông hạn hẹp, chủ tình (sentimentalisme), ưa dung hòa (compromis), làm ăn nhỏ, biện pháp nửa vời (demimesure) [50; 70-71] “Qua các sách xưa, ta thấy
Việt Nam không tiếp thu mặt thiên triều của văn hóa Hán, trái lại có xu hướng thu hẹp văn hóa này vào khuôn khổ một nước nhỏ, đặc biệt vào khuôn khổ làng xã” [27; 241].
“Cái giống nhau ở kiến trúc thượng tang, ở trên bề mặt - mà cũng không hoàn toàn như nhau: vua Việt khác hoàng đế Trung Hoa, chức danh quan lại có thể giống nhau mà chức năng và sự vận hành của bộ máy cũng có khác.
Thời Tống, Trung Quốc theo Tống - Nho (néo - Confucianisme); thời Lý - Tran, ngang thời Tống, Đại Việt sing Phật nhưng không bài Nho, Lão Luật Hồng Đức soạn ngay dưới thới ông vua sùng Nho, thích mô phỏng Trung Quốc là Lê Thánh Tông, mà do áp lực của lịch sử - vẫn phải tôn trọng những nhân tố nội sinh trong nền văn hóa, phong tục dân gian ” [50; 69]
Thời Bắc thuộc không phải Nho giáo là trào lưu tư tưởng chính và những người uyên bác nhất trong nhân dân lại là các nhà sư Nhân dân học chữ Hán ở các chùa, chứ không phải các trường do người Trung Quốc dựng lên và các chùa đóng vai trò là các trung tâm văn hóa Thời đó đã có một số ít người gidi chữ Hán, nhưng vẫn chưa có chế độ học tập chữ Hán quan trọng ngoài các chùa Những người tiêu biểu cho văn hóa vẫn là các nhà sư Đời Đường, Vô
Ngại Thượng Nhân, Phụng Đình pháp sư, Duy Giám pháp sư đã từng xướng họa với các nhà thơ nổi tiếng là Thẩm Thuyên Kì và Trương Tịch Tình hình van còn như vậy cho đến trước thế kỷ XI, hai nhà sư La Thuận và Khuông Việt phải đón tiếp và xướng họa với sứ giả Tống trong thời Lê Đại Hành.
Việc học tập chữ Hán có quy mô chỉ mới bắt đầu với thời độc lập - do nhu cầu củng cố độc lập bằng văn hóa Tuy so với Triều Tiên, Việt Nam làm có muộn hơn và không sâu bằng Năm 1070, Lý Thánh Tông sai dựng Văn Miếu ở phía Nam Hoàng thành và cho Hoàng Thái Tử đến học Năm 1076, lập trường
Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài Năm 1086, mở khoa thi chọn người vào
Hàn Lâm Viện Nho học lúc này còn bó hẹp trong tầng lớp quý tộc và quan lại.
Sự học tập ở Việt Nam chỉ bó hẹp trong khuôn khổ triều đình, công xã.
Số người hiểu biết chữ Hán rất nhiều nhưng không mấy ai học tiếng Hán, không mấy ai giao thiệp với người Trung Quốc để tìm hiểu kinh tế, văn hóa, xã hội của họ Trong thực tế, sự học tập không sâu.
Nằm giữa ngã ba đường của các nền văn minh lớn, bản sắc văn hóa Việt
Nam không gì khác hơn là bản sắc giao thoa, hội nhập văn hóa Song mọi sự giao tiếp văn hóa đều diễn ra trên cơ tầng văn hóa bản địa với cơ sở ý thức tự chủ, tự ý thức, chống sự đồng hóa và cưỡng bức văn hóa, giữ vững bản sắc văn hóa Không phải từ khi mới tràn xuống phương Nam Nho giáo đã được chấp nhận, cũng không phải ngay từ khi có mặt văn minh phương Tây đã bị cự tuyệt ở Việt Nam Củng cố độc lập bằng văn hóa là một truyền thống của Việt Nam.
BAC TRƯNG CHUNG CUA VĂN HOA VIỆT NAMVan hóa Việt Nam là sự giao thoa, hội nhập của văn hóa Trung Hoa, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, văn hóa phương Tây (đặc biệt là văn hóa Pháp) trên nền tang ban địa văn hóa Dong Nam A Đó là văn hóa (văn minh) nông nghiệp lúa nước là chủ yếu và có cả yếu tố văn hóa du mục Đặc trưng đó do và quy định nên nếp sống, nếp sinh hoạt, nét tâm lý và cách ứng xử của cộng đồng trong trường kỳ lịch sử tồn tại và phát triển.
* Lòng yêu nước và quan niệm về Nhà nước-Tổ quốc Việt Nam”
Văn hóa Hán là xuất phát từ văn hóa du mục ở sa mạc Tây Bắc rồi chuyển xuống đồng bằng làm nông nghiệp Nông nghiệp ấy là nông nghiệp khô, trồng lúa mỳ, cao lương, đậu nành Đồng bằng này là do thiên nhiên ban cho người Trung Quốc, không phải do người Trung Quốc giành giật lấy từ biển cả Cách canh tác không đòi hỏi nhiều nước, nước mưa, nước giếng có thẻ đủ cung cấp Tự thân một gia đình có thể đủ sức lo nông nghiệp này Cái
3 Theo Phan Ngọc (2006): Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Van học, Hà Nội, tr32-36, 179-186.
70 nạn lớn nhất của người Hán là nạn lụt do sông Hoàng Hà dâng lên Cách chống là đào sông dẫn nước ra biển, điều mà vua Hạ Vũ, người sáng lập triều đại đầu tiên cha truyền con nối ở Trung Quốc thực hiện Người Trung Quốc chỉ có quan hệ nước nhà, không có một giới trung gian nào nữa Nước theo quan niệm của Trung Quốc là của vua, là cái mà vua có quyền cắt xẻ để ban cho các chư hầu.
Khái niệm nước Việt Nam cũng khác khái niệm về nước của văn hóa châu Âu với phong kiến phân quyền trong đó nhân dân chỉ biết có lãnh chúa không biết đến vua, trong đó người dân khi thì thuộc nước này lúc thì thuộc nước khác do những chuyện ngẫu nhiên chiến tranh, hôn nhân, chia gia tài, tranh giành giữa các lãnh chúa. Ở Việt Nam, nước xuất phát trước tiên từ nhu cầu tồn tại chung của mọi người dân thích ứng và cải tạo một thiên nhiên khắc nghiệt Từ xa xưa, người
Việt phải tạo nên đồng bằng bằng mồ hôi nước mắt của mình Cái nôi của văn hóa Việt Nam là châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả Đất nước ấy là do người Việt giành lấy từ thiên nhiên, từ biển cả, bằng cách khai khẩn, trị thủy, quai đê lấn biển Để tiến hành nông nghiệp lúa nước, họ phải đào sông dẫn nước, đắp đê ngăn sông, phòng úng, phòng lụt, lúc đâu cho những vùng đất hẹp rồi sau cho cả đồng bằng Kiến trúc lớn nhất, phi thường nhất phản ánh tâm thức Việt Nam là hệ thống đê điều kênh lạch Chính mối quan tâm thường trực suốt ngàn năm cho đến hôm nay để bảo vệ đồng bằng chống lụt và han hán đã tạo nên tinh thần yêu nước đặc biệt của dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Đồng thời lịch sử đất nước Việt Nam không gì khác hơn là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống lại sự bành trướng và thôn tính, sự nô dịch và đồng hóa của những kẻ thù khổng lồ, trên đó thấm đẫm xương máu của biết bao thế hệ Vì lẽ sinh tồn các tộc người nhỏ bé đã liên kết với nhau thành một khối thống nhất đoàn kết bền chặt tạo nên nguồn nội lực phi thường.
Như vậy, sự cố kết của các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc từ nhu cầu tồn tại chung của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nằm ở đầu mối giao lưu giữa các khu vực khác nhau và bên cạnh những nền văn hóa lớn, nghĩa là chính bản thân các thành viên trong cộng đồng luôn tồn
71 tại nhu cầu cần có nhau để sống, chỉ có liên kết với nhau họ mới có thể tồn tại được trước những thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và giặc ngoại xâm Đối với người Việt Nam, nước là của dân, không phải của vua, cũng không thuộc dòng họ nào hết Ông vua và dòng họ của ông ta chỉ là người thay mặt dân cai quản đất nước, không phải là người sở hữu đất nước Nhà vua phải là người lãnh đạo nhân dân chống lại xâm lăng và bảo vệ đê điều.
Trong óc người Trung Quốc, nước chỉ là sở hữu của dòng họ Cho nên không phải ngẫu nhiên mà các tên nước của Trung Hoa trước đây như Hạ,
Thương, Chu, Tần, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều gắn liền với triều đại, dòng họ Triều đại, dòng họ là đồng nhất với nước Trong tâm thức
Trung Hoa nước ngày xưa gắn liền với dòng họ cai trị đến mức Hàn Phi nói:
“Người ta nói nước Tề mất không phải vì đất đai thành quách của nó mất, mà vì họ Lữ không cầm quyền mà họ Điền được dùng Sở di người ta gọi nước Tần mất, cũng không phải vì đất đai của nó đã mất, mà vì họ Cơ không cầm quyền mà các quan khanh cai trị” (Hàn Phi Tử, quyền 4) Ai đọc Tam quốc chí dién nghĩa đều thấy người ta giết nhau không phải vì Trung Quốc mà vì để họ Lưu, họ Tào hay họ Tôn cai trị thiên hạ, và tất cả những người hi sinh như vậy đều được người Trung Quốc gọi là trung thần.
Trong khi đó ở Việt Nam tên nước là độc lập với tên triều đại Triều Tiền Lê tiếp sau triều Dinh vẫn giữ tên nước là Đại Cồ Việt Các triều đại Lý, Tran, Lê đều có chung tên nước là Đại Việt Rồi sau đó Đại Việt được đổi tên thành Đại Nam và Việt Nam.
Kết quả quan niệm này là những điều rất khác nhau trong tâm thức hai dân tộc, mặc dù cùng nói đến nước.
Thứ nhất, khái niệm chọn nước mà thờ Nước là đất phong dưới quyền sở hữu của người cầm đầu theo thứ bậc lớn nhỏ (công, hầu, bá, tử, nam).
Trung Quốc không có khái niệm “trung với nước” của Việt Nam mà theo khái niệm “trung quân, ái quốc” Chữ quân chỉ người nuôi mình, không nhất thiết là vua (ông chồng là “phu quân”) theo cái nghĩa như Hàn Tín nói “mặc áo người ta thì chết cho người ta”, các học giả thời Xuân thu - Chiến quốc chu du hết nước này sang nước khác để tìm người nuôi mình, thực hiện chủ trương chính trị của mình và sẵn sàng vì người nuôi mình mà tiêu diệt nước của mình.
Ai dùng thì họ theo, khi thấy không được trọng dụng thì họ bỏ sang nước khác mà không có mặc cảm gì về một sai lầm trong hành động Đối với họ không có khái niệm nước như một tồn tại cao nhất đòi hỏi người dân phải hi sinh cho nó như Việt Nam.
Trái lại ở Việt Nam, nước là gắn liền với sự sống của con người, không có ai chọn nước cả Vào thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân tìm mọi cách chia tách đất nước, lợi dụng một ông vua bù nhìn để làm chiêu bài, nhưng mọi mưu đồ đều thất bại.
Thứ hai, đối với người Việt Nam đất nước là của dân, không ai có thể mượn cớ gì mà chia cắt nó Vua Trung Hoa đã bao lần chia cắt đất nước mà chẳng thấy phản ứng của các nhà trí thức Điều ngược đời là trong sách vở, các nhà nho của hai nước nói chẳng khác gì nhau nhưng trong ứng xử cụ thể thì lại trái ngược nhau Từ Thế kỷ thứ IV đến Thế kỷ thứ VI, lưu vực Hoang Hà bị các dị tộc (Hồ, Khiết, Đan, Tiên, Tỷ ) cai trị Miền Nam thuộc lưu vực Dương Tử vẫn thuộc người Hán, nhưng lập ra những triều đại khác nhau (Liêu, Té, Luong, Trần, Đông, Tấn) Các dị tộc lại tràn vào Trung Quốc vào cuối đời Đường tạo thành thời Ngũ Đại Rồi vua Tống lại nhường vùng Hoàng
Mac - Ph.Angghen, Hệ tw tưởng Đức) Đối với văn hóa gốc nông nghiệp - còn gắn bó chặt chẽ với tự nhiên - thì ý nghĩa của việc sinh nở, giao hòa là rất lớn đốivới cả hai dang sản xuất nói trên Do đó, ở các nước thuộc nền văn hóa này, tin ngưỡng phồn thực phát triển mạnh và được bảo tồn lâu dài hơn so với những nước thuộc văn hóa gốc du mục.
Bên cạnh đó, cũng với tư cách là văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước, văn hóa Việt Nam có truyền thống trọng nữ, có một sự tôn trọng đặc biệt đối với các nữ thần, đặc biệt là Mẹ lúa mà ta thấy biểu hiện một cách mới trong tục thờ các Thánh Mẫu Điều này phân biệt cơ tầng Đông Nam Á với lớp phủ Hoa hóa trong tảng nền văn hóa dân tộc. §4
John King Fairbank trong quyển China a new history (Trung Quốc là một quyển lịch sử mới) đã viết về những điều sau ở Trung Quốc: “Con gái dễ bị giết hơn con trai Con gái lấy chồng do thu xếp không phải do tình yêu Lấy chồng là bỏ gia đình cha mẹ đẻ và ở dưới sự kiểm soát của bà mẹ chồng Cô ta có thể bị chồng bỏ vì nhiều lý do khác nhau Nếu chồng chết cô ta rất khó lấy được chồng nữa Người đàn bà không có chút độc lập nào về kinh tế Lao động của cô ta không đem đến cho cô ta thu nhập nào hết Con gái là thuộc nguyên lý âm để chỉ mọi cái gì mang tính đàn bà: yếu đuối, tối tăm và bị động Con trai là thuộc yếu tố dương để chỉ mọi cái mang tính đàn ông: chói sáng mạnh mẽ, hoạt động Con gái phải lệ thuộc vào con trai từ khi còn bé”
[Dẫn theo 27, 192] Ngay cả đến cách xưng hô Trung Quốc cũng theo khuôn mẫu triều đình: người chồng là “tướng công”, người vợ tự xưng là “thiếp”. Ở Trung Quốc đàn ông đi chợ Trong khi đó ở Việt Nam, đàn bà đi chợ mua bán, đàn bà quản lý kinh tế, đàn ông đi chợ là bất đắc di Con gái lấy chồng tự do về nhà cha mẹ mình, chàng rể phải quan tâm tới cha mẹ và gia đình bên vợ.
“Lệnh ông không bang cồng bà” Day là còn chưa kể đến các dân tộc mẫu hệ.
Trong Luật Hồng Đúc thời Lê Thánh Tông có các diéu quy định: con trai và con gái đều có quyền thừa hưởng đất đai của người đã chết; Nếu không có con trai để thờ cha mẹ thì con gái thay Người vợ hầu không có con cũng có quyền này; Người chồng bỏ nhà ra đi 5 tháng nếu không có con, 1 năm nếu có con thì người vợ có quyền lấy chồng khác.
Do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ rất mạnh đối với văn hóa gốc nông nghiệp nên người Việt có truyền thống thờ các nữ thần Xuất phát từ truyền thống này và kết hợp với sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam dần dần phát triển thành một hệ thống mang tính thứ lớp và được lưu hành phổ biến trong nhân dân Vũ trụ quan của người Việt là một không gian mang tính thứ bậc do các nữ thần (các Thánh mẫu) cai quản:
Thánh mẫu Thượng Thiên (mặc đồ đỏ) cai quản trời và làm chủ mây mưa sấm chớp; Thánh mẫu Thoải (mặc đồ trắng) cai quản thủy phủ; Thánh mẫu
Thượng Ngàn (mặc đồ lam) cai quản núi rừng, cây cối; Thánh mẫu địa phủ (mặc đồ vàng) cai quản đất đai, sinh vật.
Nền văn hóa/văn minh nông nghiệp lúa nước, thể chế làng xã tiểu nông và căn tính nông dân của người Việt Nam được hình thành từ nguồn gốc sâu xa là điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác và sinh hoạt của cộng đồng cư dân từ ngàn đời trước và nó vẫn đang tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay Bao hàm trong đó là những mặt mạnh và cả những mặt yếu, ưu điểm cũng như nhược điểm, song nó là cội rễ của nền văn hóa Việt Nam, hầu như mọi hiện tượng văn hóa diễn ra đều là sự phóng chiếu của nó, chịu sự quy định phổ biến của nó.
* Đô thị - ngoại thương Việt Nam Đô thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị rồi sau mới là trung tâm kinh tế, văn hóa và không nảy sinh bằng con đường tự nhiên, tức là không phải bằng hệ quả của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại; mà trái lại do
Nhà nước sinh ra Bởi vậy, đô thị thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước phong kiến Đặc điểm nổi bật của lịch sử đô thị Việt Nam là tất cả những “đô thị - kinh tế” đều hưng thịnh một thời, rồi lần lượt suy tàn và nông thôn hóa (Ví dụ Thời Lê Trịnh (1592-1786), trong thời buổi chiến tranh Trịnh-Nguyễn (1627-1672) có mở Phố Hiến để đón thuyền buôn Trung Hoa, phương Tây, chủ yếu là để mua vũ khí (súng đạn, đồng, sắt ) phục vụ chiến tranh Đã có một thời “Thứ nhất Kinh kỳ (Thăng Long-Hà Nội nay), thứ nhì phố Hiến (gần thị xã Hưng Yên nay)”, mặc dù Phố Hiến là một cảng sông chứ không phải cảng biển Nhưng sau chiến tranh Trịnh-Nguyễn, nó cũng mau chóng suy tàn, để trở lại là một vùng quê mùa, thôn dã (ngoại thị
Hưng Yên nay)), chỉ các đô thị hành chính - kinh tế mới tồn tại lâu đài.
Số lượng và quy mô của đô thị ở Việt Nam không đáng kể so với nông thôn: cho đến tận thế kỷ XVI, Đại Việt mới chỉ có một đô thị, một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa là Kẻ Chợ (Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội), còn tất cả là “kẻ quê” với một hệ thống “chợ quê” và những luồng buôn bán nhỏ, chứ hau như không có những luồng thương mại lớn Trong khi đó từ Xuân thu
Chiến quốc qua Đường, Tống, Minh, Thanh ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều đô thị vương công với những luồng thương mại lớn (đường lụa, đường trà ) và một tầng lớp đại thương nhân Kẻ sĩ Trung Quốc nằm ở các đô thị vương công này và phục vụ vương công; xuất hiện các “chư tử” với rất nhiều học thuyết chính tri xã hội - triết hoc
Từ sau thế kỷ XVI ở Việt Nam mới xuất hiện thêm một số đô thị mà chủ yếu là gắn với ngoại thương (Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Nước Man, Sài Gon )
Thể chế làng xã của Việt Nam mang tính bao trùm tới mức tất cả các cộng đồng lớn hơn (đô thị, nhà nước) đều là sự phóng chiếu của chính nó Văn hóa Việt Nam xưa không phải là văn hóa thành thị, không có hiện tượng thành thị chỉ huy nông thôn, ngược lại chính thành thị phụ thuộc vào nông thôn, bị nông thôn hóa Tổ chức hành chính của đô thị sao phỏng theo tổ chức nông thôn (ví dụ chia đô thị thành các cấp độ hành chính như: phủ, huyện, tổng, thôn) Ngoài ra, đô thị còn có một khu vực hành chính mà nông thôn không có đó là phường Nhưng phường vốn là nơi tụ cư của những người cùng làm một nghề, cùng có xuất xứ từ một làng quê và thực chất từng phường chỉ là cái đuôi của từng làng nghề với thành hoàng làng, do các làng độc quyền chiếm giữ, bán các sản phẩm của làng hoặc dân làng ra thành phố vừa sản xuất vừa bán tại chỗ, gắn chặt chẽ với làng Thậm chí đô thị lớn nhất và quan trọng nhất như Thăng Long chỉ là cửa hàng bán các sản phẩm nông thôn, do đó vẫn mang tính chất thôn làng và chịu sự chi phối của thôn làng Phố nằm xen ké với làng, văn hóa đô thị chịu sự níu kéo da dạng va dai dang của văn hóa nông thôn, thậm chí, chịu số phận thua kém trong quan hệ cộng sinh với văn hóa nông thôn Lối sống của đô thị Việt Nam cũng tương tự như ở nông thôn, tư duy nông nghiệp, căn tính nông dân đã in đậm dấu ấn trong văn hóa đô thị của Việt Nam.
Các làng nghề của Việt Nam không thể phát triển được thành các thị trấn để từ đó phát triển tiếp lên thành các đô thị được vì: Nghề chỉ là một hoạt động phụ thu so với canh tác nông nghiệp của làng Các làng nghề không có sức ép về sự khan hiếm đất đai canh tác đến độ phải chuyển sang sống bằng nghề thủ công, người nông dân được chế độ công hữu bảo đảm có ruộng cày trên danh nghĩa; Hệ thống giao thông không phát triển, bởi vậy việc lưu thông và trao đổi các sản phẩm thủ công giữa các vùng địa lý khác nhau trở nên hết sức khó khăn; Tính khép kín của nên kinh tế tự cấp tự túc trong cộng đồng làng xã và sự khống chế nghiệt ngã từ phía nhà nước phong kiến quan liêu, tập quyền, bảo thủ đối với các hoạt động thương nghiệp; Thị trường tiêu thụ không mở rộng được, do hàng hóa tiểu thủ công nghiệp mà các làng nghề sản xuất ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nhỏ hẹp của tầng lớp quan lại phong §7 kiến Các hoạt động buôn bán những sản phẩm này lại do chính tang lớp quan lại phong kiến quản lý Hệ quả là thủ công nghiệp và thương nghiệp bị bóp nặn đến kiệt sức, và do đó không có đủ lực để bứt ra khỏi quỹ đạo của làng xã nông thôn để trở thành một bộ phận kinh tế độc lập.
Làm nông nghiệp lúa nước phải sống định cư, ngôi nhà là không gian thiêng Và cá nhân không có quyền lợi độc lập, chỉ có cộng đồng, từ gia đình đến làng xã, rời khỏi gia đình anh thành kẻ vô gia cư, kẻ ngụ cư, tha hương cầu thực “Vì cá nhân không có quyền lợi và địa vị độc lập, người ta chỉ biết gần thì có gia đình, xa thì có làng mạc, cho nên rời gia đình và làng mạc ra thì người ta thất cước ngay” (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương) - [Dẫn theo 21; 192] Dân thành thị là dân tứ chiếng, sống nơi đất khách quê người, đứng ở bậc cuối trong bảng giá trị “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt” nên lại càng có nhu cầu gắn bó chặt chế với quê hương bản quán Những người sản xuất và buôn bán ở đây không phải là thị dân tự do, mà thuộc về làng quê của mình Họ gắn bó nghĩa tình với làng, đóng góp nghĩa vụ với làng, với họ Giỗ tết, hội hè vẫn về làng tham dự Khi đã an cư lạc nghiệp ở thành phố, họ xây cổng làng, xây nhà thờ họ và tổ chức các hoạt động văn hóa như ở quê Làm ăn khá giả thì họ về làng tậu ruộng, khi loạn lạc thì về quê ẩn náu Ở Việt
sách Đô thi cổ ở Việt Nam của Văn Tạo, Viện Sử học xuấtbản năm 1998, có dẫn lại những nhận xét sâu sắc của ông Vũ Quốc Phúc:
“Thị dân Thăng Long không tách hẳn làng xóm và nông nghiệp, họ vẫn nối cái cuống rốn với làng xã được gọi là “nơi chôn rau cắt rốn”, nơi có mồ mả tổ tiên Họ không có ý thức thị dân mà vẫn mang ý thức thôn làng Thường họ còn mang cả bát hương thờ thần làng và bát hương nhà thờ họ ra Thăng
Long để lập nơi thờ cúng Thăng Long day rẫy đình thờ thành hoàng làng ở các phố phường Một tác giả phương Tây đến Việt Nam thế kỷ XVIII đã nhận xét thành thị Việt Nam, chủ yếu là Thăng Long cũng không khác làng xã bao nhiêu Mỗi làng là một công xã, thành thị lớn thì phân chia thành các phường, mà mỗi phường cũng là một công xã” [Dẫn theo 21; 171-172].
Canh tác lúa nước tạo nên cho cư dân của nó lối sống, nếp sống phụ thuộc, nương nhờ hơn là chiếm lĩnh, làm chủ tự nhiên, và mặt trái của sự thích nghi, hòa hợp đó là tôn trọng, sting bái quá mức các lực lượng tự nhiên, tâm lý tự ty, ý lại, không đám tin tưởng vào con người, vào cá nhân Tính di động, lưu động, lãng du, chu du, viễn du là một đặc điểm của thị dân và văn hóa đô thị, trong khi đó người Việt Nam tiểu nông luôn luôn thường trực nỗi lo thiên tai, địch họa, lo mất mùa, giặc giã, lúc nào cũng cẩn thận, lo để giành với tâm lý an phận thủ thường, ăn chắc, mặc bền, ưa ổn định hơn thay đổi, thường không dám phiêu lưu (adventure), liều lĩnh, mạo hiểm, chỉ cốt an cư lạc nghiệp, không muốn cạnh tranh với ai, chỉ loanh quanh với những tính toán, làm ăn nhỏ lẻ, biện pháp nửa vời, dễ thỏa mãn Thêm vào đó mặt trái của tinh thân cố kết cộng đồng, cộng cảm là sự xét nét nhau, giả nghèo giả khổ, ỷ lại người khác, thiếu tính quyết đoán, xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí, để tình cảm điều phối quan hệ bà con, họ hàng, quan hệ làng xóm, bạn hữu, cả quan hệ trao đổi buôn bán Sĩ sư lại có tâm lý nhà nho thanh bạch, an bần lạc đạo Người Việt không có tư tưởng làm thương nghiệp, thậm chí thành kiến rất nặng với nghề buôn, gọi những người buôn bán là con buôn, xem họ chỉ là những người xảo trá chuyên đi lừa lọc người khác Quốc sách “trọng nông ức thương” và tâm lý “trọng nông khinh thương” bám rễ quá sâu trong nhân dân biểu hiện ở mọi tâng lớp, từ quý tộc đến bình dân đã kìm chế nghiệt ngã sự phát triển văn hóa đô thị.
“Thi” là sự mở rộng hệ thống chợ quê Phần “thị” phụ thuộc vào phan
“đô”, chịu sự khống chế của “đô” lấy sự đáp ứng nhu cầu thường nhật của
“đô” làm lý do tồn tại, “thị” không thể chủ động phát triển, chỉ có thể dựa dẫm và đóng vai trò phục vụ bộ máy cái trị, chịu sự kiểm soát và khai thác của bộ máy cai trị “Thị” và thị dân không bao giờ có quyền tự quản trong thành phần cư dân đô thị, tầng lớp quan lại đại diện cho nhà nước quân chủ có địa vị cao nhất “Thị” chẳng những không được nhà nước quân chủ coi trọng mà bộ mặt kiến trúc “thi” cũng bị khống chế nghiệt ngã từ phía quý tộc quan liêu:
“Dân phường nhà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có cần làm chỗ chứa hàng Chiều cao không được cao bằng kiệu quan” §9
Mảng văn hóa phi vật thể của “đô” lại còn nghèo nàn hơn Khác với
Phương Tay và Trung Hoa, giới trí thức Việt Nam không tập trung ở đô thị mà phần lớn nam ở làng qué, là các sư sai, thầy đồ, thay lang, thầy cúng, thay bói gắn với nông dân và không xuất hiện nhiều “tử” lớn Ngay cả những quan lại trị nhậm trong “đô” khi thành đạt vinh quy bái tổ, khi hưu trí cũng về với quê hương bản quán, sống ở làng Họ tham gia tích cực và hữu hiệu vào hoạt động sáng tác ngôn từ, sáng tạo, bảo quản và lưu truyền các giá trị văn hóa dân gian.
Mang sách viết về văn hóa ẩm thực, chủ yếu ở Thăng Long, Huế và Sài
Gon, thú ăn choi ở đô thị, dù đế vương hóa hay kiểu cách hóa thì vẫn mang dấu ấn của ngon vật lạ chợ quê và thi vị phong lưu nông nhàn Và nói về thương nghiệp sách xưa hầu như không có quyển nào Nếu trong xã hội thương nhân bị xếp vào hạng bét thì đối với các nhà nho Việt Nam thương nghiệp tự nó là trái đạo đức Không những thế các nghề thủ công cũng bị coi khinh Đọc các sách viết về thủ công chỉ thấy sự liệt kê các sản vật ở một địa phương, các nghề như tơ tằm, nghề dệt, nghề làm lụa, làm giấy Có tiểu sử tổ sư các nghề và có thơ văn Nhưng không có một chỉ dẫn nào có tính chất kỹ thuật cả Không có một công trình nào về hội họa, nghề thêu, mặc dù người
Việt Nam nổi tiếng thế giới bởi bàn tay vàng Không có sách dạy nấu ăn, mặc dù nông thôn Việt Nam là nông thôn khao vọng linh đình Chỉ có một vài chỉ dẫn về cách tạc tượng Phật.
Một không gian văn hóa “thị” mang đậm tính mô phỏng văn hóa làng, một tầng lớp thị dân nửa mùa không có ý thức thị dân mà mang đậm ý thức làng xã tiểu nông, một nhà nước quân chủ chuyên chế và quan liêu đóng vai trò kìm hãm sự phát triển của đô thị, xu hướng nông thôn hóa thành thị là tất yếu, phổ biến và lâu dai.
Và căn bản nhất một hoạt động thương nghiệp không phát triển thì không thể có một thứ văn hóa đô thị theo đúng nghĩa của từ này được.
Cho đến nay, do sự phát triển kinh tế công thương nghiệp, bộ mặt đô thị Việt Nam đã có những sắc diện mới, thay da đổi thịt từng ngày, có được sự độc lập tương đối so với nông thôn Song văn hóa đô thị chưa có được sự phát triển thực sự mà căn bản vẫn dựa trên lối sống, nếp sống của người dân quê.
90 Đô thị vẫn chỉ là mang tính chất nửa mùa, nửa quê nửa tỉnh, nửa thành thị nửa nông thôn Đô thị, văn hóa đô thị đích thực chỉ có thể được xây dựng trên một cơ sở vững chắc nhất là một hoạt động công thương nghiệp độc lập, mạnh bền.
Về ngoại thương, Phan Ngọc cũng như rất nhiều học giả đều cho rằng
Việt Nam đã nổi tiếng bảo thủ, là nước duy nhất ở Đông Nam Á và cực kỳ hiếm trên trái đất là không có ngoại thương ở vào một điểm địa lý thuận lợi nhất cho ngoại thương Và ngoại thương Việt Nam thời quân chủ nổi bật lên một đặc điểm cơ bản sau: Đó là ngoại thương một chiều, không bế môn tỏa cảng được thì phải mở cảng, nhưng chỉ tiếp nhận tàu thuyền ngoại quốc đến các cảng của mình nhưng chưa bao giờ pháp luật Quân chủ Đại Việt cho phép tàu thuyền của người Việt đi ra các cảng ngoại quốc để buôn bán Các thương nhân người Hoa đã khôn ngoan lợi dụng đặc điểm cơ bản đó để “mua rẻ bán dat” Họ mua tơ lụa, gốm sứ ở Đại Việt rồi tái xuất sang Nhật Ban và các nước khác, đó là lụa Trung Hoa, sứ Trung Hoa Phố xá chính ở Hội An, phố
Hiến, Sài Gòn là phố Khách (của Hoa Kiểu) Chợ Lớn (Sài Gòn) là một chợ
Tàu lớn nhất Đông Nam Á đương thời.
Sách Đảo di chỉ lược của Uông Dai Uyên chép: “Thuyền buôn chỉ lên xuống ở vùng Đoạn Sơn (Vân Đồn) chứ không được ghé vào đất liền, sợ người nước ngoài dò thấy hư thực của nước đó” [Dẫn theo 50; 520].
Về căn bản chính sách chủ yếu mà Việt Nam thời quân chủ thực hiện là đường lối đóng cửa (close-door policy), hướng nội (inwards looking policy).
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hòa nhập với thị trường thế giới chắc chắn là điều không thể khác được, nó tạo ra rất nhiều cơ hội và thử thách, đặc biệt là thử thách với các nước đang phát triển Vấn đề cần bàn ở đây là mở cửa hội nhập như thế nào Với một nước nông nghiệp quá quen với lối sống bản vị, cục bộ, khép kín, tự cấp tự túc như Việt Nam thì các thách thức lại càng không nhỏ, vì có quá nhiều các vấn đề mới lạ, chúng ta phải tập làm quen với những điều đã trở thành quá quen thuộc đối với các nền văn hóa khác.
* Kinh tế, quân sự - quốc phòng vùng biển Việt Nam Vùng châu thổ và gần các cửa sông đổ ra biển nơi người Việt sinh sống, lượng mưa lớn hàng năm, đã hình thành một hệ thống giao thông tự nhiên- giao thông đường thủy trên mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và đầm phá chang chit.
Chính vì thế mà người Việt thường sử dụng đường thủy để vận tải và rất thạo nghề sông nước Các phương tiện vận tải của người Việt khá thô sơ; đường bộ - sử dụng sức kéo, đường thủy tận dụng sức gió, sức nước Các sách cổ Trung Hoa đều ca ngợi “người Việt thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”, “ra khơi vào lộng”.
Những tập đoàn xâm lược nước ta trước đây và gần đây (Tống, Nguyên,
đến giờ như Việt Nam, có một số người viết sách đông đảo đến như vậyTheo Di sản Hán Nôm, thư mục dé yếu do viện Hán Nom biên soạn với sự
101 cộng tác của nhóm học giả trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1993 gồm ba tập thì số thư mục là 5038 quyển, nếu kể cả những bản trùng lặp thì trên 8000 quyển, nếu kể số tác phẩm cũ có 7000 tác phẩm Một nhà nho Việt Nam trước hết là một nhà văn, một nhà thơ Số lượng áp dao các sách về văn thơ đã chứng minh điều đó (Theo GS Trần Nghĩa phân loại theo mười chủ đề thì trong đó ngữ văn có 2536 quyển) Không những thế, bất cứ quyển nào dù nói về địa lý, nông nghiệp, y được học thế nào cũng kèm theo thơ, phú, văn.
Viện Hàn lâm Trung Quốc và Việt Nam xưa không có nghĩa như chữ
Academy của châu Âu, mà chỉ có mục đích là một cơ quan chuyên viết các công văn, chế, chiếu, biểu của nhà vua Việt Nam là một nước phương Đông rất coi trọng cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, các công văn không phải theo những khuôn mẫu có sắn như ở phương Tây Trái lại, mỗi công văn phải thích hợp với từng đối tượng theo những phong cách đã định sẵn, trong đó các hình thức chế, chiếu, biểu đều phải có quy tắc riêng Cho nên, nếu không phải là người hay chữ thì không thể làm thư ký, tức là vào Viện Hàn lâm được.
Hàng loạt các công trình lịch sử theo những chủ dé khác nhau cho thấy xu hướng tôn trọng lịch sử tiếp thu được của Trung Quốc là rất mạnh mẽ Viết gia phả là xuất phát từ truyền thống văn hóa Hán Trung bình một người Việt biết họ hàng của mình trên mười đời Điều này phản ánh sâu đậm xu hướng chú trọng về lịch sử của văn hóa Hán, rất khác xu hướng chú trọng tới cuộc sống kiếp sau của Đông Nam Á do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Do ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa, trong đó Ngũ kinh đều là sử, người Việt Nam rất chú ý đến lịch sử nước mình, dù cho đi thi hương, lịch sử
Việt Nam không thuộc chương trình lịch sử Đây là một cơ sở quan trọng tạo nên tinh thần yêu nước, biểu hiện cụ thể của lòng tự hào của người Việt về điểm nước Việt là một nước có văn hóa cao Tuy nhiên cách nhìn sử Việt Nam vẫn mang nặng tính chất Nho giáo: coi nhẹ sinh hoạt vật chất và sản xuất, chú trọng văn học, cách bàn luận vẫn theo những tiêu chuẩn về lễ của Kinh Xuân Thu Sử Việt Nam cũng viết theo kiểu Trung Quốc đầy đủ năm tháng, sự kiện, theo lối chủ yếu là biên niên, không viết theo lối phân tích của châu Âu, chia ra từng chương mục chính trị, quân sự cho nên người đời sau có cơ sở khách quan để nghiên cứu mà không bị quan điểm của các sử gia chỉ phối.
Do ảnh hưởng của tâm thức Việt Nam thích văn chương, cũng như thói quen làm thơ, phú dựa trên đề tài lịch sử, có nhiều sách thuộc loại vịnh sử bằng thơ.
Do ảnh hưởng từ Nho giáo Trung Quốc tư tưởng trọng văn khinh võ, trọng đức khinh tài, coi sản xuất vật chất là tam thường, không có tư tưởng học khoa học tự nhiên nên khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật ở Việt Nam nhìn chung là kém phát triển.
Xét về mặt khoa học, không kể y dược là có nhiều đóng góp, các nhà Nho không làm quan thì làm thay thuốc, chỉ có vài ba quyển về toán học như sách dạy cách đo đạc ruộng đất: Toán điền cửu trù pháp, các phép tính, toán pháp đại thành của Lương Thế Vinh có nói đến phép khai phương, còn lại chỉ là sách dạy các phép tính thông thường chủ yếu áp dụng vào việc đo đạc ruộng đất.
Về nông nghiệp, mặc dầu kinh nghiệm của Việt Nam hết sức phong phú, kết tỉnh bao công sức, trí tuệ của nhân dân hầu như vẫn không có một tác phẩm nào của trí thức Nho học nói về kỹ thuật làm đất, canh tác, chọn giống, bón phân, trừ sâu, dẫn nước, tháo nước, trồng trọt (Chỉ có vài quyển về đê điều và cách đắp đê và bàn về ảnh hưởng của thời tiết đối với mùa màng) Tất cả chỉ nói lên kinh nghiệm quản lý ruộng đất, địa bạ, thu thuế, lấy thổ sản, chúc thư, giải quyết kiện tụng về ruộng đất, phần còn lại chìm trong tục lệ, văn học, nghi lễ, ruộng tế Đây là cách nhìn, lập trường của quan lại về ruộng đất, không phải cách nhìn của người sản xuất Không phải các nhà Nho không biết nông nghiệp (vì đa số đều là nông dan) nhưng cái học của họ đẩy họ về phía từ chương.
Chỉ xem các câu ca dao ở một làng là làng Liễu Đôi thôi đã thấy rất nhiều bài nói đến võ nghệ, cách chiến đấu, cũng như trong ca dao không thiếu những bài nói về kỹ thuật nông nghiệp Nhưng các nhà Nho mang tâm lý quan lại cho nên bỏ qua.
Còn về Nho giáo, trong bộ Tu mục hiện có 129 quyển, và với quan niệm “thuật nhi bất tác” Ngũ kinh, tứ thư đã được các nhà nho Việt Nam lược bớt để cho dễ học, chứ không có thêm vào lời giải thích nào của riêng mình.
Không chỉ học mà chế độ thi ở Việt Nam xưa cũng mang tính từ chương rất nặng Thi hương gồm ba phần: Giảng nghĩa: nhớ thuộc lòng các lời giảng rồi trình bày lai; Trường nhì: thi phú và thơ bát cú Đường luật (có đối và có van): Các đề mục chỉ quanh quan trong chính sự, điển cố, vịnh cảnh, vịnh
103 sử, mà tất cả đều là chuyện bên Tàu Cái khó nhất khiến người ta hỏng là vần, nó phải theo Đường vận, tức là phải làm thơ bát cú Đường luật kiểu Đỗ Phủ.
Cái khó nữa là dùng các điển cố sao cho kêu, dùng các chữ sao cho mới lạ; Kỳ thứ ba gọi là trường Đệ tam thi văn sách, chế, biểu, chiếu Đối với thời quân chủ không gì quan trọng bằng tài ca ngợi, việc ca ngợi là phải mỹ hóa chính trị, làm sao cho tính chất công chức trong các công văn, giấy tờ bị hạn chế và được bao phủ bởi cái đẹp của văn chương Trong “văn sách” đề ra là một câu hỏi nhà vua hỏi quần thân Câu hỏi này lấy ở một chuyện đã xảy ra ở Trung Quốc hay một câu trong Ngũ kinh, Tứ thư Sau đó, thí sinh thử trả lời thay mặt ông quan Sách văn thi hương phải dài trên 1000 chữ, thi hội trên 1500 chữ Dĩ nhiên, nội dung câu trả lời là ở những lời bàn của Tống Nho ai cũng biết cả, nhưng khó nhất là viết sao cho nhịp nhàng, đọc thú vị, đúng nghi lễ vua tôi.
Chế, chiếu là mệnh lệnh vua ban ra vào những dip long trọng: Chiếu doi đô của Lý Công Uẩn, chiếu Câu hiền Biểu là loại văn do vua viết trong những dip đặc biệt quan trọng.
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAOBùi Thanh Quất (2005): Ban sắc và giao lưu văn hóa trong điều kiện toàncầu hóa - Từ góc nhìn triết học, Tạp chí Triết học số 8/2005.
32.Hồ Si Quý (1998): Tim hiểu về văn hóa và văn minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33.Hồ Sĩ Quý (2006): Về giá trị châu A (The value and Asian values), NXB.
Chinh tri Quéc gia, Ha N6i, tai ban.
34.V.M.R6din (2000): Văn hóa học, NXB Chính tri Quốc gia, Ha Nội.
35.Tran Đức Thao (2004): Sự hình thành con người, NXB Dai học Quốc gia,
36.Trần Ngọc Thêm (1995): Co sở văn hóa Việt Nam, Trường Dai hoc Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
37.Đỗ Lai Thúy (2006): Theo vết chân những người khổng lô - Tân Guylivo phiêu lưu ký về các lý thuyết văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin - Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
38.Arnold Toynbee (2002): Nghiên cứu về lich sử - một cách thức diễn giải,
NXB Thế giới, Hà Nội.
39.Fons Trompenaars & Charles Hampden-Turner (2006): Chỉnh phục các làn sóng văn hóa (Riding the waves of culture) - những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng, NXB Tri thức, Ha Nội.
40.Trung tam Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1996): Văn hóa trong phát triển và toàn cầu hóa.
41.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (University of Social Sciences and Humanities) - Khoa Triết học (Faculty of Philosophy) (2007): Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
42.Đặng Nghiêm Van (2002): Toàn cầu hóa với vấn dé bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Tạp chí Văn học Nghệ thuật s67 (217)/2002.
43.Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, 2001.
44.Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1998): Đại Việt sử ký toàn thư, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.