Tình hình nghiên cứu đề tàiVấn dé mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nói chung và tính daođức trong pháp luật nói riêng về mặt lý luận là mang dé tài đã được khai tháckhá sâu trong mộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRƯƠNG THỊ HÀNG
TÍNH ĐẠO ĐỨC TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng nghiên cứu)
HÀ NỘI - 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRƯƠNG THỊ HÀNG
TÍNH ĐẠO ĐỨC TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lich sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 8380106
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN VĂN NĂM
HÀ NỘI - 2024
Trang 3Tôi là Trương Thị Hang, mã học viên: 29NC06207, chuyên ngành Lý
luận nhà nước và pháp luật định hướng nghiên cứu, khóa 29 đợt 2 Tôi xin
cam đoan rằng đây 1a công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viênhướng dẫn là TS Nguyễn Văn Năm Các nội dung nghiên cứu va kết quảtrong dé tai nay là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat cứ côngtrình nghiên cứu nảo trước đây Những số liệu trong đề tài được chính tác giảthu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phân tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất ky sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trương Thị Hang
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thay cô giáo, su giúp đỡ,
động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bay tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Năm - người đã tận tình hướngdẫn, đành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Lý
luận nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa đảo tạo sau đại học trường
Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện
dé tài và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đãtạo mọi điều kiện thuận lợi va giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2024
Tác giả Luận văn
Trương Thị Hằng
Trang 5LOI CAM ONDANH MUC CAC CHU VIET TATTONG QUAN VE DE TÀI 52 E2 1122112112112 E1 re
1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tai1.2 Tình hình nghiên cứu dé tài - 5 2S SE222221212 E1 eerree
1.3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - +5: 6
1.5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn 5 5css¿ 716 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - S2 S222 ee 81.7 Kết cấu của luận văn - 2222121112 2 ng 8Chuong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE TINH DAO DUC TRONG5711007000073 9
1.1 Khái niệm tính đạo đức trong pháp luật . -:5 22522 2x cscey 9
1.1.1 Khái quát về dao đức, pháp luật 5s na 91.1.2 Khái niệm, đặc điểm tính đạo đức trong pháp luật 17
1.2 Cơ sở của tính đạo đức trong pháp luật -22:c2c<csxcs+2 22
1.3 Biéu hiện của tính đạo đức trong pháp luật . -: 23
1.3.1 Pháp luật được hình thành trên cơ sở đạo đức 231.3.2 Pháp luật truyền bá, bảo vệ những quan điểm, quan niệm, fưtưởng, chuẩn mực đạo đức của lực lượng cầm quyền "— 241.3.3 Pháp luật bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống của dân lỘc 5+ SE SE 121121112112 E1 E1 1kg 251.3.4 Pháp luật ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức 271.3.5 Pháp luật loại trừ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức lạc hậu,phản tiễn bộ, trái ý chí của lực lượng CGM Quy€N c5: 28
1.3.6 Pháp luật được thực hiện bởi các biện pháp mang tinh đạo đức 30
1.4 Các yếu tố chi phối tính đạo đức trong pháp luật - se: 30
Trang 61.4.1 Tôn tại xã hội 5c n2 1a 301.4.2 Hệ tư tưởng thong trị xã hội ST re 311.4.3 Truyền thống dân tộc
1.4.4 Yếu tổ quốc tế và yếu tô thời đạiChương 2: THỰC TRẠNG TÍNH ĐẠO ĐỨC TRONG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIEN NAY - 22222 222112222111212122211222111112112222212 11g 37
2.1 Khái quát quá trình vận động, phát triển về điều kiện kinh tế-xã hội của
dân tộc Việt Nam L1 1122111111115 11T kg 111111111 ky 37
2.2 Những thành tựu của pháp luật trong việc thé hiện tính đạo đức ở Việt
Nam hiện nay và nguyên nhân - 2 2 122 12112212212221151 15111111 te 43
2.3 Những hạn chế của pháp luật trong việc thé hiện tinh dao đức ở Việt
Nam hiện nay và nguyên nhân - - 2 2: 122122 12212212221151 5111111 ke 57
Chương 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO TÍNH ĐẠO ĐỨCTRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIEN NAY -:5552:-ce 703.1 Quan điểm nâng cao tinh đạo đức trong pháp luật Việt Nam hiện nay 70
3.2 Giải pháp nâng cao tính đạo đức trong pháp luật Việt Nam hiện nay 73
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tinh dao đức trong pháp luật 733.2.2 Tiếp thu kinh nghiệm dam bao tinh dao đức trong pháp luật củalịch sử dân tộc cũng như của các nước trên thé giới 55s: 773.2.3 Hoàn thiện nguyên tắc, quy trình xây dựng pháp luật; nâng caonăng lực phẩm chất của nhà làm luật 5s SE 112 22cteg 813.2.4 Kế thừa hệ giá trị dao đức truyền thống của dân tộc trong xây
dung và hoàn thiện pháp luật, ghi nhận, luật hóa các giá trị đạo đức
mới, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiỆp S2 SH Hà nhe 843.2.5 Đầy mạnh giáo dục đạo đức trong toàn xã hội - 87TONG KẾT 225 2212221222112211221121112212112221212 2222212222 eeg 98DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7: Trung học phô thông
: Giáo dục công dân
: Trung học cơ sở
: Xã hội chủ nghĩa
: Phổ biến giáo dục pháp luật: Nhà xuất bản
Trang 8TONG QUAN VE DE TÀI
1.1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tàiNhững hành vi của con người được tác động, điều chỉnh bởi rất nhiềuyếu tố khác nhau Nhà nước va xã hội có những công cụ nhất định dé tác độngkhiến cho con người hành động theo những quy tắc, chuẩn mực ứng xử chungvới mong muốn con người có hành vi, thái độ chuân mực phù hợp với yêu
câu, lợi ích chung của cộng đồng Pháp luật và đạo đức chính là hai công cụ
vô cùng quan trọng dé thực hiện vai trò này, giữa chúng có sự tác động qua
lại bỗ khuyết cho nhau Bởi vì muốn xã hội phát triển hài hòa thì phải có sự
cân bằng va kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tô là pháp luật và đạo đức Dao đứcvà pháp luật thống nhất với nhau ở việc mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vicủa con người dé dam bảo hoạt động bình thường của xã hội Trong rất nhiều
trường hợp, một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật va
ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức Dao đức và pháp luật
không tự nhiên mà có bởi con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp
luật đều là kết quả của sự giáo dục lâu dải
Từ trước đến nay, xã hội dùng các quy phạm xã hội đề điều chỉnh hànhvi XỬ sự của con người, trong đó bao gồm đạo đức và pháp luật Đây đều lànhững hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đíchduy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thông
trị Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau nhằm
thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự
xã hội Hiện nay mặc dù các quy phạm pháp luật có xu hướng được ban hành
nhiều hơn, pháp luật ngay càng chặt chế mà tội phạm lại ngày càng gia tăng,xã hội ngay một phức tạp Một số câu hỏi cần được đặt ra là có phải khi phápluật lên ngôi cũng có nghĩa là đạo đức đã xuống cấp hay không? Con người
Trang 9ai có thê phủ nhận vai trò của mỗi quan hệ tương tác giữa pháp luật và daođức Xã hội không thé tổn tại một ngảy mả thiếu đi sự điều chỉnh của hai loạiquy phạm này vi đó là nhu cầu mang tính tat yếu.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dén” (khoản 1 điều 2, chương 1) Bởi vậy, việc xây dungnha nước pháp quyển đã trở thành một trong những nhiệm vụ vô cùng quantrọng của Dang, Nha nước và nhân dân Trong điều kiện xây dựng nhà nướcpháp quyên, pháp luật được đặc biệt coi trọng, thượng tôn pháp luật và tôn chi“không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đang được cụ thể hoá trong quátrình thanh kiểm tra, phòng chéng tham nhũng nói riêng và các hoạt động vìan ninh quốc gia, an sinh xã hội khác nói chung Tuy nhiên, Việt Nam là mộtquốc gia Á Đông, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coi trọng đạolý, ứng xử theo đạo ly đã trở thành truyền thống của dân tộc Truyền thống đóbén rễ trong tâm lý xã hội, an sâu chặt chẽ trong tư duy con người Rất dễ để
nhận thay rang, hiện nay ở nước ta, thói quen xử sự theo đạo lý vẫn còn “ngự
trị” trong lối sống của không ít người
Qua may chục năm tién hành công cuộc cải cách, xây dựng nên kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có sự phát triểnvượt bậc Tuy nhiên, cùng với nó, mặt trái của nên kinh tế thị trường và việchợp tác, hội nhập quốc tế cũng gây ra không ít phức tạp, đó là sự coi thườngcác giá trị truyền thống, lối sống thực dụng, cá nhân vị ký, chạy theo đồngtiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trên hết, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã gây ra những hệ lụy to lớn, làm đảo lộn
các giá trị của cuộc sông, cản trở sự phát triên của xã hội, làm xã hội vận
Trang 10động, phát triển một cách không lành mạnh, thiếu vững chắc Do vậy, pháttriển kinh tế phải đi đôi với dam bảo tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết haihòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Phát triển kinh tế phải đi đôi vớixây dựng một nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thông, thuan phong mỹ tục của dân tộc.
Vi vậy, việc nghiên cứu dé tài: “Tính đạo đức trong pháp luật Việt Namhiện nay”, về mặt lý luận cũng như qua đánh giá thực tiễn dé tìm ra bản chấtvai trò của mỗi quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, tìm ra nguyên nhân vì đâumà đôi khi vai trò đó lại bị hoài nghi để đưa ra hướng khắc phục là một yêucầu hết sức bức thiết Trên cơ sở đó dé ra những giải pháp dé tăng cường quanlý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức, đảm bảo sự tôn nghiêm của luậtpháp, giữ gìn va phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống, thuần phong mỹtục của dân tộc, củng có, giữ gìn ôn định, trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ cácquyên, tự do, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tàiVấn dé mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nói chung và tính daođức trong pháp luật nói riêng về mặt lý luận là mang dé tài đã được khai tháckhá sâu trong một số công trình nghiên cứu, sách tham khảo và trên các diễnđản, trong đó đáng chú ý là một số những công trình nghiên cứu sau:
- Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh hanh vicon người trong quản ly xã hội (Tap chi Đại học Quốc gia, chuyên dé khoahọc xã hội, số 4/1997);
- Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật vả đạo đức trong hệthống điều chỉnh xã hội (Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số 7/1999);
- Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức (Tạpchí Nhà nước vả pháp luật, số 3/2000),
- Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức(Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002),
Trang 11- Những van dé hôm nay của pháp luật va đạo đức (Tạp chí Luật học số
- Tác gia Nguyễn Thúy Hoa có luận văn thạc sĩ với dé tài Kết hợp pháp
luật và đạo đức trong quan ly nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006)
- Luong Hồng Quang với dé tài 7 tưởng Hồ Chi Minh về kết hợp phápluật và đạo đức trong quan ly xã hội (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chi
Trang 12- “May van dé dao đức trong diéu kién kinh té thi trường ở nước ta hiệnnay” do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đồng
chủ biên.
- “Xây dựng đạo đức mới trong nên kinh tế thị trường định hướng xã
hội chu nghĩa ` của TS Trinh Duy Huy;
- “Một số vấn dé về lỗi sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” doGS.TSKH Huỳnh Khái Vinh chủ biên;
- Cuén Anh hưởng của dao đức phong kiến trong cán bộ lanh dao quảnlý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thế Kiệt chủ biên;
- Tiến sỹ Nguyễn Văn Năm với bài “Nhận thức về mối quan hệ giữapháp luật và đạo đức ”, Tạp chí Luật học, số 4/2006;
- Luận án Tiên sỹ Moi quan hệ giữa pháp luật với dao đức trong diéukiện xây dựng Nhà nước pháp quyên ở Việt Nam (2012) của Tiên sỹ Nguyễn
1.3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiền cứu của luận văn
Muc dich nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn dé lý luận về tinh đạo đức trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyển ở Việt Nam
- Xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng về tính đạo đức trong
phap luat Viét Nam hién nay.
- Dé xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua của việc áp
dụng tính đạo đức trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng và bảo vệ Nhà
nước pháp quyền
Trang 13tính đạo đức trong pháp luật;
- Nêu và phân tích biểu hiện của tính đạo đức trong pháp luật, các yếutố chi phối tinh đạo đức trong pháp luật
- Nghiên cứu thực trạng của tính đạo đức trong pháp luật Việt Nam
hiện nay, chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật trong việc thê hiện
tính đạo đức ở Việt Nam hiện nay và chỉ rõ nguyên nhân.
- Để xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao tính đạo đức trong pháp
luật Việt Nam hiện nay.
Pham vi nghiên cứu
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, dé tài giới hạn nghiên cứutrong phạm vi phân tích một số khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của pháp luậtva đạo đức, nêu cao vai tro của tính đạo đức trong pháp luật, đúc kết thực tiễnnhững mặt tích cực và hạn chế của việc áp dụng tính đạo đức trong pháp luật.Qua đó, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao tính đạo đức trong phápluật hiện hành cũng như làm nổi bật vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ vàtầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội dé làm cơ sở cho việc vận dụng
vào thực tiễn
1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuĐề hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu như: Kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp xã hội học, phương phápphân tích tong hợp, phương pháp luật học lich sử, phương pháp luật học sosánh, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, các phương pháp cụ thê trênđược thực hiện trên nên tang phương pháp biện chứng dé rút ra các luận điểmtông kết ý nghĩa lý luận và thực tiễn dé khẳng định giá trị của dé tài
Luan văn được thực hiện dựa trên cách tiếp cận:
Trang 14- Cách tiếp cận giá tri: coi dao đức là giá trị xã hội, có tác dụng to lớntrong đời sống con người.
- Cách tiếp cận liên ngành: đề tải được nghiên cứu với sự phối kết hợp của
nhiều ngành khoa học khác nhau như Luật học, Triết học, Sử học, Xã hội học.
- Cách tiếp cận lịch đại: coi gia tri đạo đức được xem xét theo sự biếnđổi qua các giai đoạn lịch sử của chúng
- Cách tiếp cận thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu gắn với thực tiễn xâydựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Các luận cứ khoa học được nghiên cứucả từ góc độ ly luận và thông qua điều tra đư luận xã hội
Tác giá đã vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thê như phân tích và tônghợp, giải thích, so sánh, tong kết thực tiến dé lý giải các vấn đề đã được đặt ra
1.5 Những đóng góp mới về khoa học của luận vănLuận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về tínhđạo đức trong điều kiện xây dựng nha nước pháp quyên Việt Nam hiện nay.Luận văn có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Mot là, phân tích toàn diện, sâu sắc vai trò của đạo đức và tính đạo
đức trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
- Hai là, xây dựng và phân tích biểu hiện của tính đạo đức trong phápluật, các yêu tố chỉ phối tính đạo đức trong pháp luật
- Ba la, nghiên cứu, phân tích một cach sâu sắc và toàn điện thực trạngcủa tính đạo đức trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những ưu điểm vàhạn chế của pháp luật trong việc thé hiện tính dao đức ở Việt Nam hiện nay
va chi rõ nguyên nhân
- Bon là, đề xuất được những quan điểm và giải pháp nâng cao tính daođức trong pháp luật Việt Nam hiện nay Các giải pháp được đề xuất không chỉ cóý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa sâu sắc về lâu dài
Trang 15sâu sắc những van dé lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, quađó góp phan phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luận về nhà nước pháp
luật nói riêng, Luật học, Đạo đức học nói chung
Luan văn là tài liệu tham khảo hữu ich cho các nhà nghiên cứu và giảng
dạy khoa học pháp lý cũng như các nhả hoạt động thực tiễn
Các giải pháp mà luận văn dé xuất góp phan hoàn thiện chính sách vềkế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quan lyxã hội trong diéu kiện hiện nay Nó cũng góp phan hoan thiện hệ thống phápluật, trọng tâm là pháp luật về các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dân sự, hình
sự, văn hóa, xã hội, cán bộ, công chức, viên chức
Các giải pháp mà luận văn đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơquan có thâm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật
1.7 Kết cầu của luận vănNgoài phần mở đầu và tông kết thì luận văn được kết cấu 3 chương:Chương 1: Một số van dé lý luận vé tinh đạo đức trong pháp luật
Chương 2: Thực trạng tính đạo đức trong pháp luật Việt Nam hiện nay
Chương 3: Quan điểm vả giải pháp nâng cao tính đạo đức trong pháp
luật Việt Nam hiện nay
Trang 16Dao đực và vai tro của đạo đức
Dao đức là một khai niệm có từ lâu đời, tuy nhiên lại chưa có một định
nghĩa thống nhất được đưa ra Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các họcgia đưa ra những định nghĩa vé đạo đức Thuật ngữ "đạo đức" trong tiếng Anhlà Morality, trong tiếng Pháp là Morale , có gốc từ Latinh là Moris, có nghĩalà lề thói, đạo nghĩa Thuật ngữ này được hình thành từ rat sớm trong xã hộichiếm hữu nô lệ, khoảng thé kỷ IV trước công nguyên, gắn với tên tuôi nhà tư
tưởng vĩ dai Aristote (384-322) trước công nguyên Thời kỳ xa xôi người ta
quan niệm đạo đức là những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi conngười nhằm tạo nên mối quan hệ hải hòa giữa con người với nhau, giữa conngười với xã hội Theo tiếng Hy Lạp cổ Ethos là luân lý, là thói quen, làphong tục tập quán, thông qua đó mà điều chỉnh hành vi của con người Saunày, người phương Tây cũng dùng từ "Ethique" với nghĩa là đạo đức học Ởphương Đông, Trung Quốc là noi ma các nhà tư tưởng nói đến đạo đức nhiềunhất, điển hình là Nho giáo Trong tiếng Trung Quốc, chữ "đạo đức" có nghĩalà Đạo lý và Đức hạnh, là con đường đúng đắn (phép tắc) mà hành vi con
người phải theo Trong Nho giáo đạo đức được lý giải ở cương thường, haymở rộng ra lả luân thường Đó là mối quan hệ vua - tôi, cha mẹ - con cái,
chồng - vợ, anh - em, bạn bè Từ điển Bách Khoa Toản Thư Mé định nghĩa:
“Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mả nhờ đó con
người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
Trang 17cộng đồng, xã hội” Một khái niém khác: “Đạo đức 1a toàn bộ những quanniệm về thiện, ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về côngbằng, hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hanh vi ứng xửgiữa người với người, giữa cá nhân với xã hội Còn theo Phạm Khắc Chương,Hà Nhật Thăng thì “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợpnhững quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người tự giácđiều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của conngười và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa
cá nhân với xã hội”.
Chuân mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xãhội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chínhxác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới han của cái có thể, cái được phép, cáikhông được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của
mỗi nguoi, nhằm dam bao sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội
Trong cuộc sống xã hội thường ngày, con người (các cá nhân vả nhóm xã hội)thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thỏamãn những nhu câu, lợi ích nhất định Các chuân mực đạo đức trong nghiên
cứu không phải là luật pháp, nên không có tính pháp lý.
C Mác và Ph Ang-ghen nhấn mạnh: “Trong xã hội có giai cấp, daođức trước hết phan ánh và bảo vệ lợi ich, địa vi của giai cấp thống tri trong xãhội đó” Khi đạo đức đứng ra bảo vệ lợi ích của các giai cấp tiến bộ, cách
mạng, thì đạo đức đó đóng vai trò thúc đây xã hội phát triển Trong xã hội tư
bản, chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc co ban của dao đức tư san Trongbuổi bình minh của xã hội tư ban, chủ nghĩa cá nhân tư sản đóng một vai trò
tích cực Dưới khâu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ai” của cách mạng tư sản,
động lực lợi ích của chủ nghĩa cá nhân tư sản đã chiến thắng những quan hệ
đẳng cấp chật hẹp của chế độ phong kiến Trong mọi xã hội, từ cỗ đại đến
Trang 18hiện đại, trên phạm vi toàn thế giới, ở đâu có con người, ở đó có đạo đức Làmột trong những phương tiện quan trọng hàng đầu để quản lý xã hội, đạo đứcthé hiện những vai trò nồi bật sau đây:
Thứ nhát, đối với cá nhân thì dao đức xã hội là hệ thông chuân mực démỗi người tự tu thân, đưỡng tính, rèn luyện phâm cách, lối sống
Chủ tịch Hồ Chi Minh coi “đức” là gốc, là nguồn, Người khẳng định,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có
đức sẽ trở thành người vô dụng Đây chính là minh chứng rõ nhất về tam quantrọng của đạo đức đối với mỗi cá nhân, về tầm quan trọng của việc “tu thân”đúng nghĩa Đạo đức góp phan hoàn thiện nhân cách con người, đạo đức giúpcá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối
với Tổ quốc Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phâm chất khác sẽ không còncó ý nghĩa.
Nhân cách của mỗi người, những phẩm chất đạo đức cá nhân không
phải tự nhiên mà có, nó dựa vào nhiều yếu tố Tùy thuộc vao hệ chuẩn mực
đạo đức của từng xã hội mà hình thành nên con người với những phâm chấtnhất định, phù hợp với yêu câu, đòi hỏi của xã hội đó Trên cơ sở hệ thốngquan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội, các cá nhân lay đó làm tiêu chuẩn détu thân, dưỡng tâm, rèn luyện nhân cách, lối sống của mình Nói một cách cụthể hơn, đạo đức xác định những chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử mà chủthê cần hướng tới, nó xác định hành vi nên làm, cần phải làm, không được
làm Nó làm hình thành ở mỗi người thói quen suy nghĩ và hanh động phù
hợp chuẩn mực xã hội Đạo đức góp phân quan trọng tạo nên tính kiểm chế,hình thành phong cách sống điểm tĩnh, chủ động trong mọi tình huéng
Chính bởi vai trò quan trọng như vậy nên khi nói về tư tưởng cốt lõitrong trị quốc của Không Tử - Triết gia nỗi tiếng từng nói: “Tu thân, té gia, trịquốc, bình thiên hạ” Có “tu thân” thì mới làm gương được cho gia đình, dạy
Trang 19bảo được người trong nhà, tức là “té gia” “Tu thân” 1a nền tảng co ban của“bát mục”, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến,tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoản thiện Chỉ có “tu thân” tốt thìmới nói đến “tê gia, trị quốc, bình thiên hạ” Thực tiễn ngày nay, ta thấy conngười ta ở đời thường dé bị tình cam chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảmxúc thiên vị cá nhân Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình Như vậy, đạo đức
xã hội là “khuôn vàng thước ngọc” cho mỗi người trong suy nghĩ và hành
động Tuy nhiên, phải rèn luyện hàng ngày, hang giờ thì “tu thân” mới có hiệu
quá, như Bác Hồ từng nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống Ma do dau tranh rèn luyện bên bỉ hàng ngay ma có”
Thứ hai đối với gia đình, đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình,
tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình Gia đình là một hình
thức cộng đồng người được xây dựng chủ yếu trên quan hệ hôn nhân và quanhệ huyết thống, các thành viên gắn bó hết sức chặt chẽ trong sự chi phối sâusắc của tinh cảm Gia đình là môi trường lý tưởng trong việc giáo dục conngười, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thanh và phát triểnnhân cách con người Gia đình tốt, cá nhân sẽ tốt, không có gia đình, conngười không có điều kiện dé phát triển và hoan thiện Gia đình là cái nôi của
tình thương và trách nhiệm, tình cảm và trách nhiệm trong gia đình, là cơ sở
của tình cảm và trách nhiệm trước đồng loại Đạo đức là nhân tố không thêthiểu của một gia đình hạnh phúc Sự tan vỡ của một gia đình thường cónguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuân mực đạo đức
như con cái không nghe lời cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn
trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thúy Lại nói về Không Tử, ông chorằng, sau khi tu thân thì phải té gia, gia đình là đơn vị nhỏ mà “té” được thi
mới mong tri được nước, tri được nước với chính sách đạo đức nhân nghĩa thì
mới làm cho dân chúng được thái bình.
Trang 20Thứ ba, đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cái cây, thì đạo đức có thêđược coi là bộ rễ của cái cây đó Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mựcđạo đức được tôn trọng và luôn được củng có, phát triển thi xã hội có thé pháttriển bền vững Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mựcđạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ay dé xay ra sự mat ổnđịnh, thậm chí còn có thê đẫn đến sự đồ vỡ Xây dựng, phát triển và củng cốnền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chi trongchiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay mà còn gópphân xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà ban sắc dan
tộc Nói về bản sắc dân tộc, bất kì dân tộc nảo cũng đều có những truyền
thống nhất định Các giá trị truyền thông, thuần phong, mỹ tục tạo nên bản sắc
của một dân tộc Nó có tác dụng gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức tự hảo
dân tộc, là co sở vững chắc dam bảo cho các mối quan hệ hợp tác quốc tế
Đối với dân tộc Việt Nam, lịch sử đã chứng tỏ rằng, yếu tổ đảm bảo cho dan
tộc này ton tại và phát triển không phải chỉ là sức mạnh vật chất mà chủ yếulà sức mạnh tính thần - những giá trị văn hoá, những truyền thống tốt đẹp,những thuần phong mĩ tục của dân tộc đã được gom gộp đúc kết từ ngàn đời.Văn hoá, truyền thống không chi là nền tang tinh than mà còn là động lực va
mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Truyền thống chính là cơ sở dé
phát triển, “quá khứ chính là nền tảng của tương lai” Chính vì vậy, giữ gìn,củng cô và phát huy những giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục, ban sắccủa đân tộc là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mọi quốc gia trên thế ĐIỚI
Đạo đức giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống,
lòng tự hao dân tộc, xây dựng thai độ tôn trong truyền thống, khơi dậy và phát
huy tình cảm đối với các giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc
Pháp luật và vai trò của pháp luật
Nhà triết gia Đức - Kantơ từng nhận xét rằng: Các luật gia luôn đi tìmmột định nghĩa về pháp luật Điều đó thé hiện ở việc trong mỗi thời kỳ, tại
Trang 21mỗi nên luật pháp đều có những quan niệm, khái niệm về pháp luật được đưara Ngay từ thời kỳ cỗ đại pháp luật đã được định nghĩa rằng: “Pháp luật lànghệ thuật của điều thiện và công bằng” (Jus est ars boni et aegui) Tronglich sử, trên thế giới đã từng tồn tại nhiều trường phái quan điểm khác nhauvề pháp luật như trường phái pháp luật tự nhiên, trường phái pháp luật thựcđịnh, trường phái xã hội học pháp luật Bên cạnh những luận điểm hợp lý,có giá trị, các trường phái này đều chưa thoát khỏi những vướng mắc, hạn chếnhất định Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay, pháp luậtđược hiểu theo nhiễu nghĩa khác nhau, tiêu biểu như: Theo Giáo trình Ly luậnnhà nước — pháp luật của Đại học Luật Ha Nội thì: “Pháp luật là hệ thốngnhững qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ychi của giai cấp thong trị trong xã hội, là nhân tổ diéu chỉnh các quan hệ xã
hội [2:64] Trong giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của KhoaLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì đưa ra định nghĩa rằng: “Pháp luật là hệ
thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừanhận, thể hiện y chi của Nhà nước, của giai cấp thống tri trên cơ sở ghi nhậncác nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đảm bảo thực hiện bằng Nhà nướcnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ấn định xã hội visự phát triển bên vững của xã hội”[13:295]
Tóm lại, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nướcđặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽvề mặt hình thức và tính bặt buộc chung thé hiện ý chi của giai cấp nắmquyền lực Nhà nước và được Nha nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
Với tính cách là công cụ điều chỉnh hành vi con nguoi, điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội, quản lý xã hội, pháp luật thể hiện những vai trò nỗi
bật sau đây:
Trang 22Thứ nhất, đổi với nhà nướcMột là, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tổn tại củaNhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nảo được tạo nên đều phải đảm bảotính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm báo sự hợppháp đó Sự hợp pháp tạo ra cho chính quyền một sự “chính danh”, tạo ra thé
và lực cho nhà nước, tạo cho nhà nước tư cách và khả năng cai quản xã hội.
Sự hợp pháp không chi có ý nghĩa đối với bản thân chính quyển mà còn có ýnghĩa chi phối mạnh mẽ đối với cả những lực lượng chống đối chính quyền.Bởi vì, chính quyển giành được bằng các biện pháp trái pháp luật là không“chính danh”, một khi “danh bất chính” sẽ dẫn đến “ngôn bất thuận”, chínhquyển đó khó có thé du tư cách cai quản xã hội Chính vi vậy, ngay từ hàngnghìn năm trước, các chính quyển nhà nước cho dù được tạo nên bằng conđường nào thì sự tổn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp
Hai là, pháp luật là công cu kiểm soát quyên lực Nhà nước va được théhiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động củacơ quan nha nước; quyển hạn, nghĩa vu, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân;các chế tai xứ lý đối với hành vi vi phạm Pháp luật là công cụ đề ngăn chặncác hành vi coi thường chính quyển, làm suy giảm uy tin va sức mạnh củachính quyền, chống đối, nhằm lật đổ chính quyền Nhờ có pháp luật, nhà nướcđược bảo vệ an toàn, tính tôn nghiêm của chính quyền được nâng cao Nhờ cópháp luật, các nhân viên nhà nước được sống, lảm việc trong môi trường antoàn, trật tự, tạo tiên đề đề thực hiện tốt chức năng tô chức va quản lý các mặtcủa đời sống xã hội Quyên lực Nhà nước phải được rang buộc hay kiểm soátbằng thể chế, ma quan trọng nhất là Hiến pháp va pháp luật, nhằm giới hanphạm vi của quyền lực, bao đảm việc sử dụng quyền lực không vượt quá giớihan được xác định Việc xác định rõ rang giới hạn quyển lực và thủ tục thựchiện quyển lực của thiết chế quyển lực vừa bảo đảm tính thống nhất của
Trang 23quyền lực, để quyển lực được thực hiện đúng và có hiệu quả, vừa bảo đảmkhông một thiết chế quyển lực nào có thê nằm ngoai sự kiểm soát.
Ba là, pháp luật là công cụ dé Nhà nước quan ly mọi mặt của đời sống
xã hội Pháp luật phải bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ; thống nhất; phù hợp;
được ban hành kip thời với kỹ thuật pháp lý cao; thé hiện chính xác, đầy đủ ýchi nha nước bằng các quy phạm pháp luật; công khai, rõ rang, minh bach; ônđịnh, dé tiếp cận; thé hiện ở mức cao nhất công lý trong xã hội; là những quytắc xử sự chặt chẽ, chính xác, khoa học và là khuôn mẫu, chuẩn mực thốngnhất cho hành vi con người Theo đó, với những đặc điểm của mình như tínhquy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế pháp luật co khanăng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộngkhắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật Quađó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hìnhphát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước Nhờ có pháp luật, việc tô
chức bộ máy nhà nước trở nên khoa học, bộ máy nhà nước trở nên nhịp
nhàng, đồng bộ, tránh được sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trồng trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Quản lý xã hội là công việc khó
khăn, phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống thé chế rõ
rang, minh bạch Dưới góc độ này, pháp luật thiết lập khuôn khổ, giới hạn cho
hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyêntắc, cách thức hoạt động, giúp cho các cơ quan, nhân viên nhà nước thực hiện
chức năng quản ly xã hội một cách dé dang, có hiệu quả
Thứ hai, đối với xã hội.Pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, báo vệ quyểnvà lợi ích hợp pháp cho công dân Rat dé nhận thấy trong đời sống xã hội việc
phát sinh các mâu thuẫn là điều đương nhiên, một khi mâu thuẫn phát sinh, cần
phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mâu thuẫn của mình
Trang 24Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất Có thể nói pháp luật là khuônmẫu ứng xử của mọi ca nhân, tô chức trong xã hội Trong cùng một điều kiệnhoản cảnh, các chủ thê xử sự không giống nhau, trong đó có những xử sự phùhợp với yêu cầu của xã hội, nhưng cũng có những xử sự làm tôn hại tới lợi íchcủa chủ thê khác, đi ngược lại mong muốn chung của cộng đồng, gây mat ônđịnh, trật tự xã hội Chính vì vậy, dé xã hội tổn tại trong én định, trật tự, các
quyên, lợi ích của các thành viên trong cộng đồng được bảo dam và bảo vé, đòi
hỏi xử sự của mỗi người phải dựa trên những chuẩn mực nhất định, theo nhữngkhuôn mẫu nhất định Có nhiều loại chuẩn mực cho hanh vi con TEƯỜI, trongđó pháp luật là một loại chuẩn mực quan trọng ví dụ, pháp luật quy định công
dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, còn Nhà nướcphải bảo đảm các quyên, tự do cá nhân, lợi ích, danh dự của công dân, tạo điều
kiện để chúng được thực hiện và không bị xâm hại
Ngoai ra, pháp luật còn là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyển conngười, bao dam dân chu, công bằng, bình đẳng trong xã hội
Ngày nay, quyên con người đã trở thành một giá trị chung được cả loaingười công nhận Và trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật thực sự đóngvai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền ấy
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm tinh đạo đức trong pháp luậtĐạo đức người Việt Nam được hình thành trong suốt chiều dai lịch sửdân tộc Việt Nam, đúc kết những tư tưởng đạo đức phương Đông, và tinh hoađạo đức nhân loại Đạo đức xã hội là cơ sở để xây dựng pháp luật, tạo điềukiện cho pháp luật được mọi người thực hiện đây đủ, nghiêm minh Pháp luật
và đạo đức có sự gắn bó chặt chẽ và thống nhất với nhau Nhiều quy tắc xử sự
trong xã hội vừa là quy tắc đạo đức vừa là quy phạm pháp luật như nghĩa vụgiữa cha mẹ và con cái; nghĩa vụ tôn trọng, chung thủy giữa vợ chồng; nghĩa
vụ chăm sóc, hiệu thuận đôi với ông bà, người lớn tudi,
Trang 25Trong nhiều trường hợp, đạo đức và pháp luật có sự đánh giá thống
nhất về các hành vi của con người ví dụ hành vi trộm cắp, giết nguoi, bipháp luật trừng phạt va dao đức lên an; hành vi cứu giúp người gặp khó khan
được pháp luật khen thưởng, đạo đức hoan nghênh Nhiều quan hệ xã hội được đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không
điều chỉnh như quan hệ bạn bè, quan hệ trong lĩnh vực tình yêu, Ngược lại,pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan quyển lực, hành chính
nhưng đạo đức thì không.
Chúng ta thấy rằng, đa phần những người có đạo đức tốt là những
người có ý thức thực hiện pháp luật cao và ngược lại, người không có đạo đức
tốt dé vi phạm pháp luật Pháp luật là vũ khí sắc bén khi nó được thực hiện
bởi những người có đạo đức.
Theo Tuân tử: “Người ta sinh ra là có lòng muốn, muốn mà khôngđược thì không thé không tìm, tìm mà không có chứng mực, giới han thìkhông thê không tranh Tranh thì loạn, loạn thì khốn cùng” Vậy nên đề xãhội có thé tôn tại với trật tự, trạng thái én định, cân bằng thì phải có nhữngkhuôn khổ, chuân mực nhất định Cả pháp luật và đạo đức đều là tập hợpnhững quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫncon người cách xử sự trong xã hội nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng nhấtđó là góp phan bảo vệ các giá trị chân, thiện, mỹ điều chỉnh hanh vi của cáccá thể trong xã hội nhằm bảo vệ những lợi ích chung của con người của cảcộng đồng và xã hội Pháp luật cưỡng chế người ta phải có những hành độnghoặc không hanh động bằng những tác động đến từ quyền lực nha nước, conđạo đức sẽ buộc con người hành động với áp lực của lương tâm, bằng sự giác
ngộ bên trong tâm trí, nhận thức của mỗi người Giữa pháp luật của nhà nước
và đạo đức truyền thống không có sự đối lập, cả hai đều hướng tới mục tiêu vì
sự công bằng và lẽ phải, vì con người, lấy con người làm trung tâm, là đối
Trang 26tượng bảo vệ, nhằm thiết lập nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội Nếu
như đạo đức truyền thống đưa ra những quan niệm về tình yêu thương giữacon người Với con người, về cái thiện cái ác, về lòng vi tha, sự trung thành thì pháp luật của Nhà nước lại thể hiện tính nhân dân, nhân đạo sâu sắc, là đạilượng của sự công bằng và lẽ phải Pháp luật va đạo đức là hai hình thái ýthức xã hội thuộc thượng tang kiến trúc
Trong chế độ nha nước cai trị, độc tài chuyên chế, có thê nói không cósự kết hợp nay, ở đó, hau như không có giáo dục thuyết phục mà chi có cưỡngchế Nhu đã dé cập trong phan trên, trong pháp luật phong kiến Việt Nam,biện pháp cưỡng chế được coi trọng đến mức gần như trở thành biện pháp duy
nhất, nha nước luôn sử dụng hình phạt dé tác động vào các mối quan hệ xã
hội Trên thực tế, các quy phạm pháp luật do nhà nước phong kiến Việt Namban hành đều được cấu tạo dưới dạng một quy phạm pháp luật hình sự, vớihình phat danh cho các hành vi tương ứng Nhìn chung, pháp luật đều quyđịnh các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc, đặc biệt cách thứcthi hành các biện pháp cưỡng chế thì hết sức dã man, gây đau đớn về thê xácvà tinh than cho con người Bộ Hoang Việt luật lệ của nha nước phong kiếnViệt Nam quy định các hình thức thi hành án tử hình là: lăng trì (cắt xẻo, rocthịt phạm nhân), trảm khiêu (chém bêu đầu), lục thi (giết chết rồi băm nhỏxác) Bộ Luật Hồng Duc được coi là một văn bản chứa đựng nhiều tư tưởngpháp lý tiễn bộ, nhưng với tên gọi là một bộ hình luật cho nên ngay phần mởđầu của bộ luật đã quy định về các công cụ dé thi hành hình phạt (hình cụ),trong đó có quy định “trượng”:“đầu lớn năm phân, đầu nhỏ hai phân năm ly,dai ba thước năm tac, làm bằng cây song lớn không roc bỏ mau mắt” Đặcbiệt, “trong luật Dracon (Hy Lap), mọi tội lớn nhỏ đều có quy định mức án tửhình” Ngày nay, những van dé trên đây đã lùi dần vao trong quá khứ Trong
điều kiện của nhà nước pháp quyên, pháp luật thé hiện sự nhân đạo hết sức
Trang 27cao cả và sâu sắc, nó nhằm phục vụ con người, bảo đảm, bảo vệ các quyên,các gia tri con người.
Đặc điểm của tính đạo đức trong pháp luậtKhi xây dựng khái niệm tính đạo đức trong pháp luật, điều quan trọnglà cần làm rõ tính đạo đức khác gì với những tính khác của pháp luật như tính
giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, tính mở, tính chủ quan, tính khách
quan để từ đó góp phan làm sâu sắc thêm khái niệm pháp luật, giúp việc
nhận diện hiện tượng pháp luật được toản diện hơn Theo tác giả, tính đạo đức
trong pháp luật có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tính đạo đức là nhân lõi của tính xã hộiNhư đã phân tích ở trên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin vềpháp luật, trong bản chất của pháp luật luôn tổn tại hai thuộc tính là thuộc tínhgiai cấp và thuộc tính xã hội Trong đó, pháp luật của bất kì quốc gia nàocũng luôn thé hiện thuộc tính xã hội vì pháp luật xuất hiện đo yêu cau, đòi hỏicủa đời sống cộng đồng đề điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mốiquan hệ xã hội Pháp luật là sự mô hình hóa những nhu cầu khách quan, phổbiến trong xã hội Mỗi quy định trong pháp luật được xem như kết quả của
quá trình chọn lọc tự nhiên các cách xử sự trong xã hội Các cách xử sự này
thực chất đã có sẵn trong xã hội, và một trong những nguồn cung cấp cách
mẫu chuẩn mực về hành vi quan trọng nhất trong mọi xã hội chính là đạo đức
của xã hội đó Đạo đức là tổng hợp những quan điểm, quan niệm của mộtcộng đồng dân cư về cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong đời sống Và chính nhữngquan điểm, quan niệm nảy chi phối hành vi của cộng đồng, thúc đẩy cộngđồng thực hiện và nhân rộng nhiều hành vi tốt trong ứng xử giữa người vớingười Nói cách khác, đạo đức là nên tảng của pháp luật, ảnh hưởng mạnh mẽđến nội dung của pháp luật Bat kì nha cầm quyền nào khi xây dựng pháp luậtthì việc trước tiên phải làm là quan tâm xem quan điểm đạo đức nao đang
Trang 28chiém wu thé trong xã hội dé từ đó chọn lọc và nâng thành khuôn mẫu chungcho cá xã hội làm theo bằng con đường nhà nước Chính vì vậy, bên trongthuộc tính xã hội đã an chứa tinh đạo đức trong pháp luật
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi nói đến bản chất của pháp luật thì vẫnchỉ bao gồm hai thuộc tính là tính giai cấp và tính xã hội, tính đạo đức khôngphải là một thuộc tính độc lập dé đánh giá bản chất của pháp luật Tinh đạo
đức đã có sẵn trong tính xã hội, pháp luật nào có thuộc tính xã hội thì pháp
luật đó cũng có tính đạo đức Không thê tách tính đạo đức ra khỏi tính xã hội
khi đánh giá pháp luật.
Thứ hai, tính đạo đức là kết quả của sự thống nhất giữa đạo đức va
pháp luật và phản ánh sự phát triển của pháp luật khi điều chỉnh các quan hệ
xã hội
Trong quá trình hình thành va phát triển của pháp luật, đạo đức đóngvai tro vô cùng quan trọng Nhu đã đề cập ở trên, đạo đức ảnh hưởng mạnhmẽ đến nội dung của pháp luật Thêm vảo đó, sự ra đời của pháp luật thựcchất là nhằm đáp ứng nhu cầu diéu chỉnh các quan hệ xã hội trong bối cảnhkinh tế - xã hội có nhiều thay đổi và các quy tắc xử sự chung cũ, đã xuất hiệntrước đó như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo không có khả năng điềuchỉnh hiệu quả nữa Vì vậy, pháp luật luôn phải quan tâm và kế thừa nhữngchuân mực hanh vi chứa đựng trong những quan niệm dao đức đúng đắn, phùhợp Khi nhà làm luật chọn lọc, kế thừa các quan điểm, quan niệm đạo đứcđúng đắn va đưa vào pháp luật thì đã giúp pháp luật phát trién hơn, mở rộng
tính xã hội của pháp luật, gia tăng tính khách quan cho pháp luật Việc thừa
nhận và đưa đạo đức vào pháp luật là một biểu hiện cho thay nha lam luật đãthực sự lắng nghe tiếng nói của xã hội, xác lập các quy tắc xử su chung phùhợp với nguyện vọng của xã hội và không phủ nhận những giá trị mà truyềnthống đem lại trong thời đại mới
Trang 29Đồng thời, sự tồn tại song song của pháp luật va đạo đức trong điềuchỉnh quan hệ xã hội là tất yếu trong mọi xã hội Khi cùng tén tai, có nhtingtrường hop pháp luật va dao đức có thé mâu thuẫn nhau khi cùng điều chỉnhhành vi của chú thé trong một quan hệ xã hội Dé giúp người dẫn dé dang đưara sự lựa chọn về công cu sẽ tác động lên hành vi của mình, nha nước thườnggiải quyết mâu thuẫn giữa đạo đức và pháp luật bằng cách thừa nhận và đưanhững quan điểm dao đức phủ hợp vào pháp luật hoặc sử dụng pháp luật déloại bỏ những quan điểm đạo đức lỗi thời, không phù hợp Cho dù giải quyếtbằng cách nào thì nhà nước cũng đã làm tăng sự thống nhất giữa pháp luật với
đạo đức, từ đó giúp pháp luật có tính đạo đức cao hơn, rõ ràng hơn Nhà nước
nào cũng sẽ phải giải quyết mâu thuẫn giữa đạo đức và pháp luật nên tính đạođức trong pháp luật cũng là tất yếu và không thé loại bỏ
Tom lại, từ những phân tích trên đây, có thé hiểu tính dao đức trongpháp luật là sự phản ánh đạo đức trong hệ thống pháp luật của một quốc gia,
được thê hiện trong quả trình hình thành, trong nội dung các qui định pháp
luật cũng như trong quả trình thực hiện pháp luật.
1.2 Cơ sở của tính đạo đức trong pháp luậtSự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức không chỉ thê hiện ở đối tượngtác động mà quan trọng là sự thông nhất về quan điểm, tư tưởng, nội dung vảphương pháp điều chỉnh Trong nhà nước pháp quyên, pháp luật được xâydựng trên nên tảng đạo đức của nhân dân, thé hiện ý chí và phục vụ lợi íchcủa nhân dan, là công lý, phù hợp với lẽ phải ở đời, là mẫu số chung của tự dovà công bang Có thể nói, quan niệm vẻ quyên, tự do của con người, giá trịcon người trong nhà nước pháp quyên là thống nhất với các quan điểm, tưtưởng, chuẩn mực đạo đức xã hội Cả pháp luật và đạo đức đều thống nhất ởmục đích vì con người, phục vụ con người, bảo đảm, bảo vệ các quyển con
người, các giá tri con người, dam bảo cho cuộc sông con người môi người
Trang 30ngay càng hạnh phúc Bản chất của sự kết hợp pháp luật va dao đức trongquan ly xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chếcủa hai công cụ pháp luật và đạo đức Ở phương Tây có câu thành ngữ “Cuộcđi săn không đáng sợ bằng lúc chia phân”, cho thấy phương Tây dé cao phápluật hơn đạo đức, kết quả là xã hội nhiều luật nhưng đôi khi đạo đức thì ít đếntối thiêu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không sợ thiếu, chi sợ không côngbằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” Ngay sau khi Cách mạngTháng Tám (1945) thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay rõ pháp luật là rấtcan thiết để nhanh chóng đưa xã hội đi vào én định Người chỉ đạo xây dựngHiến pháp và ban hành các sắc lệnh dé quản ly xã hội Và trong khi pháp luậtmới chưa kịp ban hành, Người chủ trương giữ lại những luật lệ cũ có thể sửdụng được cho chế độ mới Đồng thời, Người gửi thư cho ủy ban nhân dâncác cấp, yêu cầu cán bộ không được phép thực hiện những hành vi trái đạođức và pháp luật như cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Ngườinhấn mạnh, nếu cán bộ không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoandung Trong tư tưởng của Người, thì nhà nước phải đồng thời ban hành phápluật mới và xây dựng đạo đức mới Sau đó là phải tuyên truyền, giáo dục pháp
luật và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Có thê thấy, tính đạo đức trong pháp luật
luôn được dé cao và là đặc tính không thé thiếu
1.3 Biểu hiện của tính đạo đức trong pháp luật
1.3.1 Pháp luật được hình thành trên cơ sở đạo đức
Đạo đức là nên tang tinh than của xã hội, vì vậy nó được xem như là môitrường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, là chất liệu làm nêncác quy định của pháp luật Có thể nói, bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờcũng ra đời, tén tại và phát triển trên một nên tảng đạo đức nhất định Nhữngquan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền dé tưtưởng chi đạo việc xây dựng nên các quy định cụ thé của pháp luật
Trang 31Khác với pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản “cho pháp luật dựavào đạo đức” dé che giấu ban chất giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chu trươngpháp luật phải dựa trên nên đạo đức thì mới thuyết phục được đa số nhân đântự giác thực hiện và ủng hộ Người cho rằng pháp luật phải ghi nhận và đảmbảo thực hiện nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, đồng thời phải phù hop với
đạo đức xã hội Người khẳng định đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền tảng,là sức mạnh của người cách mạng: “Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nên tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”, là“làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới” Gốc có bên thì câymới đứng được vả tươi tốt lên Có đạo đức thì mới có pháp luật, pháp luật
chính là hình thành dựa trên cơ sở đạo đức.
1.3.2 Pháp luật truyền bá, bao vệ những quan diém, quan niệm, twtướng, chuẩn mực đạo đức của lực lượng cam quyển
Trong xã hội có áp bức giai cấp, tư tưởng là một loại vũ khí sắc bén để
duy trì sự thống tri gial cap Dao đức, tôn giáo, van hoc nghệ thuật là những
công cụ dé thực hiện sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp thống trị đốivới toàn xã hội Thông qua đạo đức, giai cấp thông trị truyền bá, áp đặt hệ tưtưởng của gial cấp mình đến toàn xã hội, buộc xã hội phải phục tùng hệ tưtưởng của chúng, nghe theo, làm theo, thậm chí nghĩ theo yêu cau, đòi hỏi củachúng Tuy nhiên, những quan điểm, tư tưởng đạo đức của giai cấp thông trị,tự nó khó đi vào đời sống, vì vậy, giai cấp thống trị thông qua nhà nước đãghi nhận, thê chế hóa những quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức thanhpháp luật Thực tế lịch sử cho thấy, pháp luật phong kiến Việt Nam và cácnước A Đông chính là sự thé chế hóa quan điểm đạo đức Nho giáo; pháp luậtphong kiến Tây Âu là sự thê chế hóa quan điểm đạo đức Thiên chúa giáo;
pháp luật của các nước theo đạo Hồi là sự thê chế hóa tư tưởng đạo đức Héi
giáo Nhờ có pháp luật, những tư tưởng, quan điểm dao đức của giai cấp
Trang 32thống tri được truyền bá một cách nhanh chóng va rộng khắp trên toàn xã hội,
trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọingười Chính vì vậy, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thôngtri đi vào đời sống một cách dé dàng, đảm bảo sự thống trị về mặt tư tưởngcủa giai cấp thông trị đối với toàn xã hội
Nhờ có pháp luật, các quan điểm, tư tưởng đạo đức của giai cấp thốngtrị được truyền bá rộng khắp trong đời sống, dần dan trở thành những quanđiểm, chuẩn mực đạo đức chung của toàn xã hội
Nhìn chung, các quan điểm, tư tưởng đạo đức của Nhà nước ta phù hợpVỚI quy tắc đạo đức, tap tục của nhân dân, hai hoà với chuẩn mực đạo đức Dovậy, pháp luật dé đi vào lòng dân, dẫn tới sự thuận lợi nhất định khi áp dụng
1.3.3 Pháp luật bảo vệ, giữ gin và phát huy những giá tri đạo đức
truyền thống của dân tộc
Là hệ thống quy tắc xử sự đo nhà nước ban hành và được bảo đảm thựchiện bởi bộ máy quyên lực chuyên nghiệp nên pháp luật có tác động mạnh mẽtới đạo đức Nó không chỉ làm cho các quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạođức trở nên phô biến trong toản xã hội, mà quan trọng hơn, nó đảm bảo chođạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, đồng thời nó góp phân quan trọngtrong việc giữ gìn, bảo tôn và phát huy giá trị của chúng Trải qua hang nghìnnăm dựng nước và gitt nước, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng, bồidap, hun đúc nên các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp Các giá trị đó đãlàm nên cốt cách và bản sắc văn hóa; là nền móng, sức mạnh nội sinh dé dântộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước độc lập,tự do, ngày cảng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Đất nước Việt Nam, noi sinh
sống của nhiều đân tộc khác nhau, mỗi đân tộc có những tập tục truyền thốngkhác nhau Tập tục là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền
thống, là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn chứa đựng những triết lý
Trang 33sâu xa về nhân sinh, cội nguồn Tập tục là chuẩn mực cho hành vi của con
người trong những hình thức tô chức xã hội ở những phạm vi dòng họ, xóm,ngõ, làng, bản Những chuẩn mực này được tuân thủ qua nhiều thế hệ, trởthành những “thông lệ pháp lý” và là “cương lĩnh về nếp sống” của từng cộngđồng dân cư Việt, một công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, một trithức dân gian về quản ly cộng đồng
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc có thé kể đến như:Long yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh than tập thé, ý thức cộng đồng, lòng
nhân ái, tinh thần can cù, chịu khó, tiết kiệm, tự lực cánh sinh, truyền thống
uống nước nhớ nguồn, khiêm tốn, gián dị, truyền thống tôn sư trọng đạo, coitrọng nghề dạy học, kính trọng người già Các giá trị đạo đức - văn hóatruyền thống tiêu biểu được kết tinh từ lịch sử dựng nước và giữ nước của đântộc Việt Nam, được các thế hệ không ngừng kế thừa, bé sung, phát triển vàlàm phong phú thêm Các giá trị đạo đức không tôn tại riêng lẻ mà liên quanđến nhau, đức tính này là điều kiện, là biểu hiện của đức tính kia Toàn bộnhững tinh hoa đạo đức ấy đã được pháp luật bảo vệ, giữ gin và phát huy
Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng đạo đức, các nhà làm luật đặt ra các
qui phạm pháp luật không trái với đạo đức xã hội, mà phù hợp với những
quan điểm, tư tưởng đạo đức ấy, và cao nhất là thể chế hóa chúng thành
những qui phạm pháp luật Nói cách khác, pháp luật chính là sự thừa nhận
một cách chính thức của nhà nước đối với đạo đức Với tư cách là hệ thốngqui tắc xử sự đo Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật tác độngmạnh mẽ đến đạo đức, nó góp phân củng cố, bảo vệ và phát huy những giá trịđạo đức tố đẹp và làm cho các chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toànxã hội Việc pháp luật ghi nhận, củng cố các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mựcđạo đức diễn ra theo hai cách: Một là, ghi nhận trực tiếp, nâng lên và thê chếhóa thành luật; hai là, ghi nhận gián tiếp thông qua việc pháp luật qui định
“nghiêm cam các hành vi trái với dao đức xã hội”.
Trang 341.3.4 Pháp luật ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của dao đức
Như đã trình bày, đạo đức được hình thành dựa trên sự thừa nhận của
cả cộng đồng, vì vậy, thông thường nó sẽ được thực hiện một cách khánghiêm chỉnh Mặt khác, đạo đức lại được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xãhội, sự tác động có khi còn có sức mạnh hơn cả biện pháp cưỡng chế nhànước Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người có đạo đức, dư luận sẽtrở nên vô tác dụng đối với những kẻ that đức, trong trường hợp này, nếu chibằng sự tác động theo kiểu “nói suông” của dư luận xã hội sẽ không thé có kếtquả Trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, do sự nhận thức hạn chế, doảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội , din đến không nhận thứcđược một cách đây đủ vai trò của đạo đức, làm cho đạo đức xã hội bị xuốngcấp Trong những trường hợp đó, pháp luật được xem lả một trong nhữngcông cụ quan trọng dé diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của
dao đức, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các gia trị dao đức của dân tộc.
Đặc biệt, bằng việc xử lý nghiêm những chú thể có hành vi đi ngượcvới các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trịđạo đức của xã hội, ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức Sự viphạm các chuẩn mực đạo đức xã hội không chỉ bị lên án bởi dư luận xã hộimà còn bị tác động bởi các biện pháp nhà nước Có thé nói, khi được thể chếhóa thành pháp luật, nha nước bằng khả năng và trách nhiệm của minh, nó cóthé làm tất cả mọi việc để tác động đến xã hội, làm cho đạo đức được quan
tâm đúng mức trên toàn xã hội, làm “thức tinh” ý thức xã hội trong việc gitr
gìn và phát huy giá trị của đạo đức Nhờ đó, những quan niệm, chuẩn mực
đạo đức xã hội đã được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, qua
đó, chúng được giữ gin, bảo vệ va phát huy.
Hiện nay ứng xử thiếu chuẩn mực, thiếu đạo đức, thiếu văn hóa, cáchành vi bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường 1a vấn dé nhiều người lo
Trang 35ngại, bởi tính chất phức tap, tinh vi, manh động, nguy hiểm của hành vi vàhậu quả đau lòng của nó Nhiều vụ việc chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhưng một sốngười đã dùng bạo lực, hung khí dé giải quyết van dé, gây ra những vụ án đaulòng Có những vụ án mà cả nạn nhân và hung thủ đều là những người thântrong gia đình Còn có những vụ án gây chết người chỉ vì “nhìn thấy ghét” rồicãi vã đâm chém nhau Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có nhữngđảng viên giữ vi trí lãnh đạo, quan lý, kế cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống với những biểu hiện khác nhau về sự
phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy
theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện,vô nguyên tắc ” Lúc này, việc hoàn thiện hành lang pháp lý là vô cùng quantrọng Chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực, để cao trách nhiệm của cácngành, các cấp, phan đấu xây dựng và hoan thiện hệ thống pháp luật vẻ sốlượng và chất lượng Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật bảo đảm tính thống nhất nội tại, rõ rang về thứ bậc, chính xác, minhbạch va dé hiểu, dé thực hiện, có tính khả thi cao Nhu vậy mới kip thời ngănchặn được sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức
1.3.5 Pháp luật loại trừ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức lạchậu, phan tiến bộ, trái ý chí của lực lượng cam quyền
Bên cạnh việc truyền bá, giữ gin, bảo vệ những quan điểm dao đức chínhthông trong xã hội, pháp luật còn giữ vai trò quan trọng trong việc loại trừ những
quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức lạc hậu, phản tiễn bộ ra khỏi đời sống xãhội Đạo đức không chính thông trước tiên là những quan niệm, quan điểm đạođức của các lực lượng đối lập, không cầm quyên, bên cạnh đó là những tàn dư đạođức của xã hội cũ, những quan niệm đạo đức đang manh nha hình thành nhưng
trái tiễn bộ xã hội, vì thế không được cộng đồng công nhận
Trang 36Như đã trình bay ở trên, Việt Nam là quốc gia co rat nhiéu tap tuc Taptục rin day mọi người không nên lam những việc xấu, không lam những điềuác, không trộm cắp, không loạn luân, không uống rượu say, không đánh đậpvo con, ; lay việc khoan dung, hoa giải lam trọng Bên cạnh đó, cũng cókhông ít những tập tục lạc hậu, không phù hợp với nếp sống văn minh hiệnnay, thậm chí có tập tục trái với cả các quy định tiến bộ của pháp luật, cản trở
việc thực hiện pháp luật, chúng ta có thê goi đó là hủ tục, là những thói hu, tậtxấu, tôi tan làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển Những hủ tục thường
mang mau sắc mê tin đã trở thành vật can, là gánh nặng truyền đời đối với cáccộng đồng nguoi, nhất là các dan tộc thiêu số chẳng hạn như tục tảo hôn,trọng nam, khinh nữ, mê tin di đoan v.v Đối với những tập tục có nội dụngtrái pháp luật, có hại cho tiến bộ xã hội sẽ bị pháp luật kìm hãm, cấm đoánhay loại trừ Biết rằng, pháp luật chi có thé xử lý hành vi phạm tội, có tácdụng trừng phạt để ngăn ngừa chứ không thê giải quyết triệt để về mặt nhận
thức Bởi vậy, với vấn dé bài trừ hủ tục, biện pháp tuyên truyền, giáo dục và
nêu gương sinh động từ cuộc sống phải đặt lên hàng đầu Một mặt, pháp luậtquy định các biện pháp tuyên truyền, vận động các thành viên trong xã hộikhông thực hiện những hành vi theo các quan niệm, quan điểm đạo đức cũ,lạc hậu Mặt khác, pháp luật nghiêm cấm những hành vi đó, quy định các biệnpháp chế tài nghiêm khắc đối với các chủ thể thực hiện những hành vi đó.Đồng thời, pháp luật khuyến khích, bắt buộc các thành viên trong xã hội thựchiện những hành vi phù hop với các chuẩn mực dao đức mới Đạo đức là mộthình thái ý thức xã hội có tính bảo thủ tương đối mạnh mẽ, các quan niệm đạođức truyền thống ăn sâu bám rễ trong tâm lý mỗi người dân, nó trở thành thói
quen xử sự được lặp đi lặp lại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ hay của
cả cộng đồng Việc trong thói quen ứng xử ấy có những quan niệm, tư tưởng
đã lạc hâu, bảo thủ thì cũng không để gì ngày một ngày hai mà từ bỏ, bởi lẽ
Trang 37có những quan niệm, qui tắc hành xử đã tồn tại hang trăm, thậm chí hang
nghìn năm nay.
Trong những trường hợp này, pháp luật với tính cách là những qui
phạm mang tính bắt buộc, đảm bảo thực hiện, được xem là phương tiện hữuhiệu để loại bỏ những tư tưởng đạo đức lạc hậu Điều nảy thể hiện ở chỗ, mộtmặt thông qua tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các chuẩnmực đạo đức cũ đã lỗi thời (tục cưới xin linh đình, bắt buộc sinh con trai );có những qui định xử phạt rõ ràng nếu vi phạm Mat khác, pháp luật ghi nhận
những chuẩn mực đạo đức mới, khuyến khích các chủ thé hưởng ứng, thực
hiện theo những chuẩn mực đạo đức mới tiễn bộ hơn
1.3.6 Pháp luật được thực hiện bởi các biện pháp mang tính đạo đức
Khi pháp luật phù hợp với đời sống hiện thực, phản ánh đúng ý chí vảnguyện vọng cộng đồng, nó sẽ được cộng đồng thừa nhận và thực hiện
nghiêm chỉnh, tự nguyện, tự giác Trong trường hợp nảy, pháp luật đã mang
tính đạo đức Các quan điểm, quan niệm về pháp luật vì thế cũng trở thànhcác quan niệm, tư tưởng đạo đức Khi đó, sự đánh giá của cộng đồng đối vớimột cá nhân nào đó không chỉ về mặt đạo đức mà còn cả ý thức pháp luật củahọ Một người có đạo đức tốt mà vi phạm pháp luật thì cũng cần xem xét lại
tư cách đạo đức của họ.
Hơn nữa, hiện nay việc thực thi pháp luật ở nước ta chủ yếu là ưu tiêncác biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, lấy đạo đức xã hội làm chuẩnmực để tác động vào tâm lý nhận thức của người dân Do vậy tính đạo đứccảng được thé hiện một cách sâu sắc hơn
1.4 Các yếu tổ chỉ phối tinh đạo đức trong pháp luật1.4.1 Tôn tại xã hội
Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, đa dân tộc với nhiều phong tục tậpquán và quy phạm dao đức Trải qua hang nghìn nam hun đúc, vận động va
Trang 38phat triển đã hình thành nên hình thái như hiện nay Cũng phải nói rằng, các giá
trị đạo đức truyền thông dân tộc được hình thành, tổn tại và phát triển trongđiều kiện xã hội tiểu nông, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên, gắn bó chặt chẽ với chế độ tự trị, khép kín của làng xã, đồng thời, bị ảnh
hưởng khá mạnh bởi hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa
giáo Vì vậy, khi điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi như ngày nay,nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hợp tác, hội nhập quốc tế, anhhưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 , các giá trị dao đức truyền thốngdân tộc cũng có sự biến đổi mạnh mẽ Xã hội vận động phát triển không ngừngdẫn đến tính đạo đức cũng thay đổi và phat triên theo để phù hợp với nhu cau,
sự thúc đây của xã hội, kip thời điều chỉnh hành vi của con nguoi.
1.4.2 Hệ tw tưởng thong trị xã hộiTrong triết học Mac, hệ tư tưởng thống trị hay ý thức hệ thống tri làmột tập hợp các ý tưởng về xã hội được sử dụng để biện minh cho một nhómlợi ích cụ thé Hệ tư tưởng thống trị là hệ tư tưởng được chia sẻ rộng rãi nhấttrong xã hội: bao gồm hệ tư tưởng tiên tiễn của giai cấp thống trị (hoặc giaicấp tư sản) Pháp luật và đạo đức của giai cấp thống trị luôn có sự thống nhấtvới nhau, cả pháp luật và đạo đức đều dựa trên quan điểm, chủ trương, đườnglối của giai cấp thống trị Khi đó, pháp luật và đạo đức của giai cấp thống trịcó sự kết hợp chặt chế với nhau, cùng thực hiện những mục dich, bảo vệnhững lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Trong trường hợp cách mạngxã hội làm thay đổi giai cấp cầm quyền, quan hệ giữa pháp luật với đạo đức sẽcó sự thay đổi rất lớn Một hệ thống pháp luật mới ra đời thay thé hệ thốngpháp luật cũ, những chuẩn mực đạo đức mới cũng sẽ dan được hình thành déthay thế những chuẩn mực đạo đức cũ Vì vay, Sự thống nhất, sự khác biệtcũng như sự tác động qua lại giữa chúng sẽ có sự thay đổi theo Trái lại, sựbiến đổi của đạo đức thường diễn ra một cách chậm chạp, những chuẩn mực
Trang 39đạo đức mới chưa thể thâm nhập vào đời sống, trong khi những quan niệm,
chuẩn mực đạo đức tàn du còn tổn tại dai dang.
Văn kiện Hội nghị Trung ương Dang lần thứ 8, khóa 7 ghi: “Quan lý xãhội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức” Quandiém này đã thé hiện rõ đường lối xứ lý mối quan hệ giữa pháp luật va đạođức của Đảng ta Đảng đã xác định một cách đúng đắn rằng, đạo đức không
chỉ là cơ sở chỉ đạo việc xây dựng pháp luật, nó còn có vai trò đặc biệt quan
trọng cả trong hoạt động tô chức thực hiện cũng như hoạt động bảo vệ pháp
vệ pháp luật Giáo dục đạo đức chính là nhằm phát huy vai trò to lớn của nó
trong việc thúc đây các chủ thê thực hiện pháp luật
Việc xây dựng nhà nước pháp quyển có ánh hưởng rất mạnh mẽ tớitính đạo đức trong pháp luật Trong nha nước pháp quyền, pháp luật giữ vi tritối thượng trong điều chỉnh hanh vi con người, quan lý xã hội Đó là một hệthống pháp luật dân chủ, nhân đạo, nhân văn, thê hiện đây đủ ý chí, nguyệnvọng, nhu cau, lợi ich của nhân dân, phù hợp với quy luật của đời sống, phùhợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Đạo đứckhông chỉ là nền táng của pháp luật mà còn trở thành động lực mạnh mẽ thúcđây việc thực hiện pháp luật
1.4.3 Truyền thống dân tộcĐây cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh đạo đức trong phápluật Ở các nước Á đông, trong đó có Việt Nam, đạo đức rất được coi trọng,nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ cả trong việc hình thành các quy định trong hệthống pháp luật, cả trong việc thực hiện pháp luật Trong tiến trình lịch sử
của dân tộc đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức
vô cùng phong phú Cùng với thời gian, các giá trị đạo đức nay được lưutruyền qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp là sức mạnh và độnglực của dân tộc.
Trang 40Những truyền thống đạo đức tốt đẹp có tác động khá lớn đến việc thực
hiện pháp luật Những tập quán tốt đẹp, phù hợp với pháp luật, đạo đức, lẽcông bằng chính là môi trường thuận lợi dé thực hiện pháp luật và đạo đức,
Những hành vi vô đạo đức, trái pháp luật hay những tập tục đã lõi thời, lạc
hậu sẽ bị pháp luật điều chỉnh cho phủ hợp với “thời thế”
Ví dụ, điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởiđiểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: “Khoanhồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khân khai báo, tố giác đồng phạm,
lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc
phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn nan hối cải, tựnguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra” Đây là quy định thé hiện
sự nhân văn của Nhà nước, thé hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trên tinh
thân: “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” Đây chính là một trong
số rất nhiều vi dụ thé hiện rõ nhất yếu tố truyền thống dân tộc tác động như
thế nào tới tính đạo đức trong pháp luật
1.4.4 Yếu tổ quốc tế và yếu tổ thời đạiỞ cấp độ quốc tế, không có gì ngạc nhiên nếu một nhà nước nói về vấndé đạo đức trong ứng xử quốc tế giữa các nhà nước với nhau, ké cả các nhànước phương Tây Theo Rogacheva Elena, “Y thức dao đức quốc tế đó là hiệntượng không chỉ đặc biệt phức tạp mà còn hết sức không đồng nhất, điều nàyđược lý giải bởi tính chất mâu thuẫn và đa điện của các quá trình xã hội — làcơ sở của hiện tượng đó — mà trước hết là do sự tác động qua lại giữa nhànước với chế độ chính trị — xã hội hoàn toàn không như nhau” Đạo đức trongtrường hợp này được phản ánh bởi các hệ giá trị và tiêu chuân mà quốc gia đótheo đuổi Mỗi nha nước, với những đặc thù văn hoá, lịch sử, chính trị riêng,lại có những quan niệm riêng về đạo đức, về những giá tri được coi là tốt đẹp,chuân mực Vấn dé hợp tác, hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng đến tính đạo