1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Chương trình văn hoá giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương trình văn hóa giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long
Tác giả Nguyen Thi Hong Tham
Người hướng dẫn PGS.TS VU QUANG HAO
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 29,11 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài ........................----- 5-5 S222 22221221071 2121211211 2112111111 4 2. Lịch sử van đề nghiên cứu........................----- ¿55225225222 2xe£xeEerxzrerxerxerxereee 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài...............................-- 2-5552 ccScczverxrerrerrrervees 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................------55255+ 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...............................-.-- - -- ô<< <<<+ 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................-----5-ccccsccsc¿ II 7. Kết cầu của luận văn.......................... ¿2-52-5222 22xEE 2 EeEEEEkrrkrerrrrrrerrrrrrrrer II (10)
  • CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYEN HÌNH, CHUONG TRÌNH (0)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...............................----- 5-5555: 12 1. Truyềằ hÌHÌa...........................- 55 5c St TT 1111112121 ereo 12 2. Chương trình truyền Ninh ........................- 2-52 5SEccEcEEeEEcEEErrrkerkerkerree 14 3. Truyền hình văn hoá, giải trí......................------cscckcctecterterrrrrrrrererkerkee 16 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với việc truyền thông văn hóa - giải trí trên báo chÍ............................... .-- --- c1 vn HH HH HH HH He 18 1.3. Các dang chương trình văn hoá, giải trí phố biến hiện nay và các yêu cầu về chất lượng chương trình văn hóa giải trí trên truyền hình (18)
      • 1.3.1. Các dạng chương trình văn hoá - giải fFÍ,.............................-- ---cc<<<<c+sseeess 21 1.3.2. Yêu cầu về chất lượng các chương trình văn hoá giải trí (0)
    • 1.4. Vài nét giới thiệu Đài PT —- TH Vĩnh Long, Cà Mau va công chúng địa phương ...........................-- --- - c2 211kg TH HH Hưng 25 1. Giới thiệu về Đài PT-TH Vĩnh Long, Đài PT-TH Cà Mau ............... 25 2. Vài nét về công chúng miền Tây Nam Bộ...............................----5-5cc55e- 27 Tiểu kết chương ........................-- -- 2 ¿52 S22SE+EE2EEEEEESEEEEEvSExerkrerkrrrrerrrrrrrrer 30 (0)
    • 2.1. Nội dung các chương trình văn hoá, giải trí điển hình trên Đài PT- (37)
      • 2.2.2. Format các chương trình van hoá - giải trí ở Đài PT - TH Vinh Long ơ— (0)
    • 2.3. Quy trình sản xuất các chương trình văn hóa giải trí (73)
      • 2.3.1. Quy trình sản xuất các chương trình văn hóa giải trí của Đài PT - TH Cà (73)
      • 2.3.2. Quy trình sản xuất các chương trình văn hóa - giải trí của Đài PT - /⁄,84;75/,.nẽnn..ốẦẦố.ẦốỐố (75)
    • 2.4. Thành công và hạn chế..........................-- 2-2-2 + x2x2E+2E2Everxerxerxerxerkees 71 1. Thành! CÔN................................- - ST nh HH HH tre 77 2. Hạn NE! coccccccccccssssssesssessssssssssssscsssssssssesssessessusssscsusssscssessecasessesasecaseeses 78 3. Nguyên nhân của thành công và hạn CUE o.ccecceccecceccessessessssssessesesseees S1 Tiểu kết chương 2.........................-- -- 2-52 ©522S22EEE2EEEEESEEEEEEEEEEEerkrrrrerrrrrrrrer 84 (83)
  • CHUONG 3: DE XUAT GIAI PHAP VA KIEN NGHI NANG CAO (0)
    • 3.1.3. Thay doi suy nghĩ để tiếp cận nhu cau và thị hiéu của khán giả (92)
    • 3.1.4. Mở rộng hướng tiếp cận với các nguồn sản xuất chương trình văn hoá (0)
    • 3.2.1. Hình thành, xây dựng ê kíp tổ chức sản xuất chương trình truyền hình giải trí chuyên HghỆD............................ - --- HH ngư, 88 3.2.2. Đối mới, thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất chương trình truyền (94)
    • 3.3. Các khuyến nghị.............................-- 2-22 52 ©S222ESEeEESEEeEEerkerkrerkrrrrerrrrrrrrer 99 1.Hình thành é kip riêng dé tiếp cận với các nhóm sáng tạo để viết ra những chương trình mang format riéng .................................. 2-5 Sex 99 2. Tạo mạng lưới youtuber làm tin giải ẨFÍ............................- 55 sô se seeees 100 3.Thúc day mỗi quan hệ cùng những kênh truyền hình lớn chuyên sản xuất DIGI cies (105)
      • 3.3.4. Biến những phóng viên, biên tập ở những báo mang nỗi tiếng thành những nhân to làm chương trình cho đài ......................... 5555 ccccccccerecrea 101 (107)

Nội dung

Bảng Bang2.1: Nội dung chương trình phát sóng trên Dai PT-TH Cà MauBảng 2.2: Nội dung chương trình phát sóng trên Đài PT-TH Vĩnh LongBang 2.3: Số lượng các chương trình truyền hình văn h

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRUYEN HÌNH, CHUONG TRÌNH

Một số khái niệm liên quan đến đề tài . - 5-5555: 12 1 Truyềằ hÌHÌa - 55 5c St TT 1111112121 ereo 12 2 Chương trình truyền Ninh - 2-52 5SEccEcEEeEEcEEErrrkerkerkerree 14 3 Truyền hình văn hoá, giải trí cscckcctecterterrrrrrrrererkerkee 16 1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với việc truyền thông văn hóa - giải trí trên báo chÍ . - c1 vn HH HH HH HH He 18 1.3 Các dang chương trình văn hoá, giải trí phố biến hiện nay và các yêu cầu về chất lượng chương trình văn hóa giải trí trên truyền hình

Ra đời vào những năm đầu thé ki XX, truyền hình đã nhanh chóng xác lập được vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời đã tạo cho mình một lớp công chúng đông đảo Công chúng tiếp nhận thông tin mà truyền hình mang lại, đồng thời theo sự phát triển của xã hội và xu thế phát triển chung, lớp công chúng này lại có tác động trở lại với nguồn phát thông tin Chính vì thé, giữa truyền hình (nguồn phát thông tin) với công chúng (đối tượng tiếp nhận) có quan hệ hết sức chặt chẽ va cũng là một quan hệ mang tính đặc thù.

Truyền hình có đặc điểm ưu việt hơn hắn các loại hình báo chí khác bởi nó được thừa hưởng và là sự kết hợp của phát thanh và báo in Ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh, chúng hòa quyện với nhau một cách hữu cơ, gắn bó và tạo tiền đề bố xung, nâng đỡ nhau va cùng tác động đến công chúng một lúc Với kí hiệu thông tin đặc trưng là hình ảnh và âm thanh tổng hợp, quá trình cảm thụ thông tin truyền hình của khán giả diễn ra với hiệu quả cao Những thông tin do truyền hình mang lại có tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức của khan giả, hiệu quả thông tin trên truyền hình có thé tạo nên những dư luận rộng lớn nhờ tính xác thực, sống động, khả năng biểu cảm cao và phủ sóng rộng khắp.

Vì thông tin truyền tải bằng cả âm thanh và hình ảnh nên truyền hình tạo cho khán giả cảm giác họ được chứng kiến những sự kiện, việc thật đang diễn ra ngay trước mắt Chúng ta vẫn nói “trăm nghe không bằng một thay” dé nhắn mạnh tam quan trọng của hình ảnh khi chúng tác động trực tiếp đến thị giác Lợi thế, hiệu quả tác động của hình ảnh trong truyền hình cộng với sự bổ sung của các yếu tố nhu thông tin trả lời phỏng vấn của nhân vật (hiện hữu gần như nguyên vẹn khi đến với công chúng), lời bình của PV tạo nên hiệu qua, sức mạnh tổng hợp của truyền hình Trong thời đại xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, truyền hình đã vượt khỏi biên giới cứng, đưa người xem nhập cuộc, xóa bỏ ranh giới không gian và những

12 rào cản về tâm lí, ngôn ngữ Người xem không phải hình dung ra sự kiện mà còn có thé trực tiếp tham gia vào sự kiện, dẫn tới hiệu ứng lan truyền, tạo ra dư luận xã hội.

Hai tác giả người Pháp Brigitte Besse và Didier Desormeaux, trong cuốn Phóng sự truyền hình, quan niệm răng truyền hình là “truyền thanh có minh họa”.

Theo đó, “Làm thông tin trên truyền hình, cũng là nói Và nói tức là mô tả bằng cách trả lời những câu hỏi: Ai? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Tại sao?”, [5, tr.66].

PGS, TS Dương Xuân Sơn, trong Tập bài giảng môn Truyền hình của Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu: “Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ phương tiện kỹ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tin trong truyền hình gồm hình anh và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và hình ảnh tĩnh” [30, tr.3].

Trong cuốn Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 tác gia Ta Ngoc Tan cho rang: “Truyền hình là một loại phương tiện thông tin đại chúng chuyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là “ở xa” và Vision nghĩa là

“thấy được”, tức là “thay được ở xa” [31, tr.143].

Hai định nghĩa trên đều xác định phương tiện ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh và âm thanh Đây chính là đặc trưng của truyền hình Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng những phương tiện biéu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ thuật riêng của mình Cho dù có những khác biệt về nhiều phương diện thì điện ảnh và truyền hình vẫn có chung một cơ sở ngôn ngữ cũng như một phương pháp tiếp nhận thông tin.

Về mặt kỹ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc Do là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khi được xử lý khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến đèn hình

13 dé biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế dé rồi đưa ra loa.

So với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình là phương tiện ra đời muộn, song nó là sản phẩm của nền khoa học công nghệ phát triển Truyền hình kết hợp phương pháp tạo hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh Truyền hình tổng hợp được nhiều ưu điểm từ các loại hình báo chí khác như có sự khái quát triết ly của báo in, có tính chuan xác cụ thé bang hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh Có thé xem “truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí”

Chính nhờ kết hop các yếu tố kỹ thuật hiện đại, truyền hình có ưu điểm là cùng lúc cung cấp cả hình và tiếng cho người xem Do đó, truyền hình có sức hấp dẫn cao hơn so với các loại hình báo chí khác Tuy nhiên, do phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật nên truyền hình phụ thuộc vào phát sóng và phải có máy thu hình để theo dõi Cũng vì truyền hình có đặc tính riêng nên việc xây dựng một chương trình truyền hình khó khăn hơn so với các loại hình báo chí khác. Đội ngũ những người tham gia làm chương trình truyền hình mang tính tập thé cao, bao gồm sự tham gia của biên tập viên, phóng viên, đạo diễn, quay phim, họa sỹ, kỹ thuật viên và các bộ phận hành chính hỗ trợ khác dưới sự điều hành tổ chức chặt chẽ của một cơ chế thống nhất.

Chương trình là toàn bộ những nội dung theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định.

Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình viết:

“với sự xuất hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình Đây là thuật ngữ mang tính bản chất của chúng Có thê đưa ra khái niệm như sau về chương trình: “Là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [29, tr.30] và “chương trình tạo thành chu kỳ khép kín những mắt xích trong chuỗi giao tiếp” [29,tr.31].

Chương trình truyền hình là khái niệm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực truyền hình.

Thuật ngữ chương trình có nhiều nghĩa như chương trình của Đài Truyền hình, chương trình của tháng, chương trình tuần, chương trình ngày và một tác phẩm cu thé cũng được gọi là chương trình.

Thuật ngữ chương trình trong tiếng Anh là “program” được hiểu gồm các chương trình, ví dụ như chương trình Thời sự, chương trình Kinh tẾ, chương trình

Khoa học và Đời sống Các chương trình được phân bồ theo các kênh chương trình và được thé hiện bang nội dung cu thể qua tin, bai, tác phẩm truyền hình.

Nội dung các chương trình văn hoá, giải trí điển hình trên Đài PT-

Chương trình văn hóa, giải trí luôn thu hút được khá nhiều đối tượng khán giả theo dõi Lịch sử của truyền hình đã chứng kiến sự thay đổi vai trò của khán giả một cách ngoạn mục Từ vi trí người hưởng thu bi động, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp nội dung truyền hình, từ giờ phát sóng đến chương trình phát sóng, khán giả từ thập niên 1960 đã bắt đầu có thêm lựa chọn khi truyền hình phát triển thêm nhiều thé loại và nhiều kênh phát sóng Sự phát triển của công nghệ vào đầu thập niên 1990 đã trao thêm quyền chủ động cho khán giả khi họ có thé quyết định thời điểm theo dõi chương trình phù hợp với điều kiện làm việc và nghỉ ngơi của mình Thời đại kỹ thuật số ngày nay lại dường như dang mở ra cho khán giả một thứ quyền lực vô hạn để họ có thể quyết định theo dõi nội dung truyền hình yêu thích của mình vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và bằng bất cứ phương tiện nào nhờ vào sự hội tụ công nghệ trên truyền hình cũng như trên các phương tiện truyền thông mới.

Nội dung là cái còn lại của truyền hình khi đã mất hết các ưu thế về tay các phương tiện truyền thông mới, nhưng cũng chính nội dung là cái khán giả vẫn luôn thấy thiếu khi đã có tat cả các quyền lực do công nghệ đem lại Nhu cầu và thái độ của khán giả đối với nội dung của sản phẩm truyền hình có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của truyền hình nói chung và truyền hình giải trí nói riêng trong tương lai, vì điều đó quyết định mục tiêu sản xuất nội dung, cách thức phân phối nội dung của công nghiệp truyền hình.

2.1.1 Đối với Đài PT-TH Cà Mau

Từ năm 2015 đến nay, Đài phát thanh truyền hình Cà Mau trực tiếp sản xuất các chương trình giải trí điển hình do các phòng: Chuyên đề, phòng thư ký biên tập va văn nghệ giải trí chủ trì thực hiện, gồm: Chuyển động ngày mới; Chap cánh ước mơ; Câu chuyện giao thông; Ca cô theo yêu cầu; Ca nhạc theo yêu cầu; kể truyện thiếu nhi; Tài tử cải lương Thời lượng của chương trình từ 20 phút đến 50 phút

31 cung cấp cho công chúng khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ và thông tin kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn.

@ Phin túi liêu, kí sự ® Quang cao

Biểu do 2.1: Biéu đô về tỷ lệ đóng góp trên khung sóng của chương trình giải tri tai Đài PT-TH Cà Mau so với các chương trình khác.

Dựa theo biểu đồ có thé thấy, chương trình giải trí đang chiếm 70% tương đương 13 giờ phát sóng trên khung sóng của Đài PT-TH Cà Mau so với các nhóm chương trình khác Trong đó, 10% chương trình văn hóa giải trí của đài là tự sản xuất.

Mỗi ngày Đài PT-TH Cà Mau phát sóng từ 5h đến 23h59 với tổng số 43 chương trình liên tục luân phiên Trong số đó, chương trình văn hoá giải trí chiếm 17 chương trình ở 17 khung giờ (13 khung giờ phim và 4 khung giờ dành cho chương trình thuộc các thể loại văn hoá giải trí) Đài PT-TH Cà Mau phát lại 1 chương trình văn hoá giải trí 1 lần vào những ngày sau đó được chọn Riêng phim truyện sẽ được phát lại 4 lần/1 ngày Các chương trình văn hoá giải trí sẽ diễn ra theo định kì hết cả năm mà không có chương trình nào thay thế Phim truyện nước ngoài và phim truyện Việt Nam giúp lắp đầy giờ phát sóng trên khung sóng mỗi ngày.

Vì chiếm nhiều giờ phát sóng và nội dung tương đối nhẹ nhàng hơn các chương trình khác như: thời sự, chuyên đề nên chương trình thuộc văn hóa giải trí sẽ có lượt khán giả xem đông hơn Đài PT-TH Cà Mau thực hiện đánh giá số lượng người xem theo từng nhóm chương trình do các phòng ban tương đương đảm nhận Đài không thực hiện khảo sát dựa trên từng chương trình phát sóng dé tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khán giả để có chiến lược cải thiện và đổi mới về nội dung cụ thê từng chương trình.

Tên chương trình Thời | Số lần Nội dung Số năm gian phát lại phát sóng phát sóng

Chuyên động ngày mới | 6h-6h25’ 1 Truyền tải tới cộng| 3naim

(Mỗi đồng với những bản ngày) nhạc nhẹ nhàng, thư giãn tiếp thêm năng lượng cho ngày làm VIỆC moi.

Chap cánh ước mơ 6h50’- 1 Ké về một mơ ước thực 5 năm

7h10” hiện dở dang, hoặc một

(Thứ 7) kế hoạch trong tương lai tự bản thân không thé thực hiện; Thông qua chuyên mục này nhằm kêu gọi các mạnh thường quân chung tay giúp sức “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ, giúp họ hoàn thành ước mơ

Cảnh báo răng khi người dân tham gia giao thông thì phải tuân thủ luật giao thông, khi có sử dụng chất có cồn thì không tham gia giao thông, hiểu biết luật giao thông, khi xảy ra tai nạn thì báo ngay đến cảnh sát, công an để có biện pháp xử lý kịp thời Tránh trường hợp khi tai nạn xảy ra thì ai cũng bảo là người thân của mình luôn đúng và có những hành động không đúng dẫn đến hậu quả không tốt, mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân Công thêm quan niệm từ trước đến nay khi xe lớn va chạm với xe hai bánh thì lúc nào cũng cho rằng là xe lớn bị lỗ, van đề này pháp luật không quy định.

Ké chuyện thiếu nhi 6h50’- 1 Kế vê những câu | 10 nim

(Chủ văn, mang tính giáo nhật) dục rất cao giúp cho các em hiểu, sống có đạo đức, mang tính ôn hoà “ở hiền gặp lành”.

Tài tử cải lương 22h05’- 1 Giúp cho khan gia} 10nam

22h40’ thưởng thức những bai (Thứ 3) hát mang tính nghệ thuật trôi qua theo thời gian nhưng vẫn sống mãi trong lòng khán giả.

Ca cô theo yêu câu | 22h05’- 1 Gửi đến khán gia| 16nam

(Thứ 6) lương hay ca cổ giao duyên theo chủ đề hoặc theo yêu cầu.

Ca nhạc theo yêu cầu | 22h05’- 1 Giúp cho khan gia trẻ| 10 năm

(Thứ 4) tặng bạn bẻ và người thân những bản nhạc hay làm nao nức lòng người.

Ca nhạc quốc tế 8h30’- Các ca khúc quốc tế| 10 nim

9h đến từ nhiêu nước như:

Trung Có thể thực hiện theo chủ đề, theo ca sĩ hay theo những album cũ hoặc đang hot trên thị trường.

Bảng 2.1: Nội dung chương trình phat sóng trên Dai PT-TH Ca Mau Ở Đài PT-TH Cà Mau, các nội dung giải trí đang ở mức an toàn, nghĩa là đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền và giải trí của Đảng và nhà nước đặt ra Chưa kể, chương trình hiện nay, chưa có những chương trình đầu tư sâu, chưa có chương trình đinh, hầu hết chỉ mang tính giải trí chung chung cho hết thời lượng phát sóng hàng ngày Chưa xác định được thời gian nào, chương trình nào dành cho lứa tuổi, giới nào là phù hợp nhất Từ đó, mới có định hướng sản xuất phù hợp thì chương trình mới hấp dẫn khán giả.

Số năm phát sóng của các chương trình tại Đài PT-TH Cà Mau là từ 3 năm đến 16 năm Nó không có sự thay thế của các chương trình khác, nghĩa là mỗi năm chi 8 chương trình với những nội dung đã được ban biên tập hoạch định mà tiễn hành Cách thay đổi và làm mới được thực hiện là đổi tên chương trình hay thay đổi dé tài trong câu chuyện Ví dụ chương trình Ca nhạc theo yêu cầu phát sóng 16 năm được nhiều lần đổi tên thành: Sóng nhạc Vpop, Chuyên động cùng âm nhạc, Am nhac và khán giả Nội dung của nó cũng được đảo di đảo lại như: Doc thư khán giả và phát nhạc, phát nhạc theo chủ đề mà khán giả gửi thư yêu cầu

Nội dung các chương trình chủ yếu do ê kíp đài là các phóng viên, biên tập của phòng Văn nghệ giải trí thực hiện Các chương trình không có yếu tố ngôi sao tham gia MC dẫn dắt là những phóng viên, biên tập của đài nên cách dẫn dắt không hấp dẫn Chưa kể, phong cách và trang điểm không mấy bắt mắt và theo kịp xu

36 hướng hiện đại của các MC chuyên nghiệp, càng khó cạnh tranh với các MC là các nghệ sĩ.

Mỗi chương chương trình văn hóa, giải trí hiện nay có những ưu khuyết điểm và những có khăn trong quá trình thực hiện riêng. Đối với chương trình chuyển động ngày mới: Day là chương trình mới được thực hiện trong 3 năm Nó được ban lãnh đạo đải vô cùng kì vọng và được đầu tư nhân lực lẫn vật lực Nguồn tin sẽ được mua từ những cơ quan thông tin uy tín như báo Tuổi trẻ, Đài PT-TP Hồ Chí Minh (VOH) Vi thông tin được chon lọc nên hấp dẫn và được cắt dựng chuyện nghiệp Tuy nhiên, khuyết điểm của chương trình này là các tin đều bị đưa lên sóng sau khi các nguồn tin đã phát sóng mới bán lại cho đài Vì thế, khó tránh nhiều tin tức bị cũ Ê kíp thực hiện Chuyên động ngày mới ưu tiên các phát thanh viên trẻ và có ngoại hình Thế nhưng, các phát thanh viên này không đầu tư về trang phục và ngoại hình khi xuất hiện trên sóng dẫn đến tính thâm mĩ kém, giảm sức hút với khan giả Hiện tại, dai đang kha chat vật với việc mua những tin mới dé cập nhật trong mỗi chương trình. Đối với Chắp cánh ước mơ: Chương trình đã thực hiện được 5 năm và đang có bị đuối về nguồn mạnh thường quân tài trợ cho chương trình Ưu điểm của Chắp cánh ước mơ là có sự phối hợp của các sợ ban ngành như: Hội phụ nữ, Tỉnh đoàn, Sở Công thương nhằm tìm kiếm và vận động các doanh nghiệp, công ty hay các mạnh thường quân hỗ trợ chi phí thực hiện Biên tập viên phụ trách chương trình cùng đội ngũ quay phim theo sát mỗi lần trao quà và giao lưu để thực hiện một chương trình trọn vẹn Chương trình có tính sinh động và gây xúc động với khán giả Tuy nhiên, vì kinh phí đài hạn hẹp nên đội ngũ thực hiện không may năng nỗ thực hiện chương trình Vì là chương trình an sinh xã hội nên sự sáng tạo, làm mới cho chương trình là gần như không có Tất cả phải tuân theo một nội dung đã vạch sẵn, câu hỏi phỏng vấn cũng rập khuôn một kiểu. Đối với Câu chuyện giao thông: Chương trình này đã thực hiện được 4 năm.

Dù là chương trình đậm chất tuyên truyền an toàn giao thông nhưng nó lại gây được an tượng và giữ chân khán giả nhờ được dàn dựng tình huống thành những câu chuyện và cách thê hiện là các điệu vọng cô Đây là chương trình do Đài PT-TH Cà

Mau phối hợp với Đoàn cải lương Hương Tràm thực hiện Biên tập viên đưa ra tình huống giao thông, còn ê kíp của Đoàn cải lương Hương Tràm sẽ viết kịch bản, phân công các nghệ sĩ tham gia Vì chương trình đã kéo dài khá lâu, các nghệ sĩ của đoàn

Hương Tràm cũng đã quá quen mặt với khán giả nên tạo sự nhàm chán Chưa kể, theo xu hướng hiện tại, các khán giả vẫn yêu chuộng những nghệ sĩ nổi tiếng tại

TPHCM hơn kiểu “Cây nhà lá vườn”.

Quy trình sản xuất các chương trình văn hóa giải trí

Mỗi đơn vị công ty truyền thông, các Đài Phát thanh — Truyền hình đều có một quy trình sản xuất riêng của họ, tùy theo nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc, quy mô của các chương trình sản xuất Đối với Dai PT — TH Cà Mau, các chương trình văn hoá, giải trí phải tuân thủ theo một quy trình sản xuất cơ bản như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất các chương trình truyền hình giải trí của Đài PT-TH

67 Đầu tiên là phải hoạch định được các khấu như kịch bản, kinh phí và ê kíp thực hiện Đặc biệt là việc sáng tạo kịch bản (ý tưởng ban đầu) phải được chú trọng.

Biên kịch lên ý tưởng kịch bản, viết nội dung và hoàn thiện theo yêu cầu hoặc theo ý tưởng của mình Người đạo diễn hoặc biên tập sẽ tạo lập kịch bản, format hoặc biên tập dựa trên kịch ban có san dé chuyên thé thành một chương trình truyền hình.

Phần kịch bản này có hai dạng là kịch bản quay và kịch bản dựng Kịch bản quay và kịch bản dựng càng chỉ tiết sẽ giúp cho quay phim và dựng phim dễ dàng thực hiện đạt chất lượng tốt nhất.

Lập kế hoạch và quyết định về nhân sự trong đoản sản xuất, lịch quay, địa điểm quay, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng Kế hoạch càng chỉ tiết trong quá trình sản xuất càng thuận lợi.

Khâu này người viết ý tưởng kịch bản khi thông qua phải bảo vệ tốt ý tưởng của mình nếu không khi đóng góp sẽ có thé đi vào hướng khác không như ý định ban đầu (có thé tốt hơn, cũng có thé xấu hơn) Kịch bản chương trình là kim chỉ nam dé hoạt động của ê kip và người chỉ đạo sản xuất tiến hành một cách thống nhất và theo một quy trình logic Thông thường, kịch bản chương trình truyền hình chi mang tinh dự kiến chứ không ổn định Đây chính là sự sắp xếp các hình ảnh theo một trật tự hợp lí các chuỗi hành động và tâm trạng.

Sau khi mọi thứ đã sẵn sảng từ kịch bản đến địa điểm, phương tiện sản xuất, chương trình sẽ được bắt đầu bằng việc quay, ghi hình bởi xe lưu động hoặc làm việc trực tiếp tại studio Các ý tưởng của đạo diễn sẽ được quay trước bởi những thiết bị truyền hình lưu động Sản phẩm của tiền kỳ sản xuất chính là những file gốc đưa vào khâu hậu kỳ sản xuất.

Ghi hình là khâu quay lại các cảnh sẽ xuất hiện trong kịch bản Ở khâu này đòi hỏi các đạo diễn quay phim có thé chọn được góc quay chuan, bắt trọn những khoảnh khắc của đối tượng Không chỉ có máy chính mà còn cần sự phối hợp của nhiều máy phụ và cả flycam Đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động Khi tiến hành quay hình, cần chú ý cỡ cảnh ghi lại Chọn cỡ cảnh phù hợp giúp khâu dựng tiến hành tốt hơn.

Kết thúc sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên và dựng phim tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thành phần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CHI như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh, kénh CH2 như tiếng cử động, nhạc.

Tiếp đó là duyệt và kiểm tra nội dung Để chương trình có thể phát sóng, cần vượt qua sự kiểm duyệt của nhà đài Kết quả sẽ được trả vào phiếu nghiệm thu chương trình truyền hình Nếu không được lên sóng và cần chính sửa, nhà sản xuất buộc phải trở lại khâu hậu kỳ.

Các file chương trình truyền hình đã có đầy đủ thủ tục phát sóng sẽ được trình chiếu và phát sóng trực tiếp các chương trình ở qua hệ thống cáp quang, vệ tinh Dé có thé nâng cao chất lượng âm thanh của chương trình, trước khi phát sóng, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành hòa âm chuẩn một lần nữa.

Cuối cùng, sau khi chương trình lên sóng, nhà đài sẽ có đội ngũ đánh giá chất lượng nội dung và chất lượng hình ảnh trên sóng dé rút kinh nghiệm cho những số phát sóng tiếp theo Phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt còn yếu kém trong khả năng của đội ngũ nhà đài.

2.3.2 Quy trình sản xuất các chương trình văn hóa - giải trí của Đài PT - TH

Các chương trình văn hóa — giải trí của Đài PT — TH Vĩnh Long thường được thực hiện theo các dạng liên kết với các công ty truyền thông, theo đó, phương thức một là “liên kết giao quyền sản xuất và khai thác”, và phương thức hai là “liên két sản xuât và khai thác”.

Phương thức 1: Đối với mô hình 'liên kết giao quyền sản xuất và khai thác ”:

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất các chương trình truyền hình thuộc mô hình liên kết

“Giao quyên sản xuất và khai thác ” Các chương trình này được thực hiện bởi các công ty truyền thông có năng lực sản xuất khá tốt và phần lớn đã có quá trình liên kết sản xuất cùng đài PT-TH

Vinh Long trong một thời gian dài, như: Công ty Sen Vàng, Vietfims Media,

Vietcom, Gia Cát, ADC group Công ty truyền thông chịu trách nhiệm sản xuất, tìm kiếm tài trợ quảng cáo dé bu dap chi phí sản xuất và thu lợi nhuận Đài PT-TH Vĩnh Long thu phí xã hội hóa khung giờ với mức dao động từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng tùy thuộc vào khung giờ (sáng - trưa - chiều) và thời lượng chương trình

(chương trình dài hơn sẽ có giá cao hơn).

Thành công và hạn chế 2-2-2 + x2x2E+2E2Everxerxerxerxerkees 71 1 Thành! CÔN - - ST nh HH HH tre 77 2 Hạn NE! coccccccccccssssssesssessssssssssssscsssssssssesssessessusssscsusssscssessecasessesasecaseeses 78 3 Nguyên nhân của thành công và hạn CUE o.ccecceccecceccessessessssssessesesseees S1 Tiểu kết chương 2 . 2-52 ©522S22EEE2EEEEESEEEEEEEEEEEerkrrrrerrrrrrrrer 84

Thành công của Đài PT-TH Cà Mau:

Với những gì Đài PT-TH Cà Mau nỗ lực xây dựng và thực hiện các chương trình văn hoá giải trí thì thành công đầu tiên nằm ở việc phủ sóng đủ các khung giờ do đài đề ra.

Về tính tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Đài hoan thành khá xuất sắc Các chương trình an sinh xã hội theo sát những chủ đề và đối

77 tượng do đải xác định và đề ra Bên cạnh đó, hàng năm, Đài PT-TH Cà Mau cũng tích cực tham gia các giải thưởng về phát thanh truyền hình có liên quan đến văn hoá giải trí từ giải khu vực đến giải quốc gia.

Thành công của Đài PT-TH Vĩnh Long:

Một lý do “địa lợi” làm truyền hình Vĩnh Long phất lên là do những người xem truyền hình miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung thường dành nhiều thời gian cho các chương trình giải trí Trong đó, phổ biến là các chương trình hài kịch, âm nhạc và các bộ phim truyền hình dài tập mang tính tâm lý xã hội, chính là những nội dung chương trình mà đài Vĩnh Long đang khai thác.

Là một nhà đài của một tỉnh miền Tây, các lãnh đạo của đài Vĩnh Long dễ dàng thắm nhuan yếu t6 văn hóa này, và từ đó đưa ra định hướng các chương trình sao cho phù hợp nhất với “cái dân dã, bình di, mà chân thành” của người miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung, dé thu hút người xem dai ở khu vực này.

Như vậy, lựa chọn một chiến lược đúng đắn nắm bắt đúng tâm lý người xem, biết kết hợp với một nhà sản xuất có những chương trình chất lượng và mạnh dạn tiếp cận người xem trên những kênh mới, có thể khăng định chính những điều đó đã mang lại thành công cho truyền hình Vĩnh Long như đến lúc này.

Tập trung vào giải trí chưa đủ, truyền hình Vĩnh Long tiếp tục làm mạnh mảng phim Những nỗ lực này đã giúp cho độ nhận diện thương hiệu truyền hình Vĩnh Long ngày càng tăng cao, tạo sự kết nối và tăng` độ trung thành của người xem với nhà đài này.

Hạn chế của Đài PT-TH Cà Mau:

Chất lượng nội dung của chương trình truyền hình giải trí chưa cao, nội dung sơ sài, ; hình thức thể hiện chương trình truyền hình giải trí chưa theo kịp xu hướng truyền hình giải trí trong nước và quốc tế Truyền hình có thế mạnh chính là hình ảnh, nhưng có những chương trình chưa được đầu tư công phu về hình ảnh, các hình ảnh sử dụng không thật công phu, dù cho chương trình có nội dung hay đến đâu thì thông điệp gửi đến khán giả vẫn chưa được đầy đủ, thậm chí sẽ gây nhàm

78 chán cho người xem, gây phản tác dụng đối với thông điệp mà phóng viên muốn gửi tới khán thính giả.

Khuyết điểm là kết cấu một chương trình phát sóng chưa hấp dẫn, chưa logic, còn rời rạc Đặc biệt, là chưa có điểm nhấn trong việc kết cau một chương trình, còn một số chương trình khung giờ chưa phù hợp.

Nội dung một sỐ chương trình văn nghệ chưa được chọn lọc kỹ càng, hình thức thê hiện còn đơn điệu chưa phù hợp với đòi hỏi của khán giả hiện nay Một vài chương trình mang tính lắp vá cho day thời lượng chưa chú trọng đến các yếu tố khác như: Phim hoạt hình, Ca nhạc theo yêu cầu, ca nhạc quốc tẾ

Về quy trình t6 chức sản xuất sản truyền hình giải trí: Quy trình sản xuất sản truyền hình giải trí còn chưa thống nhất Một tác phẩm báo chí tốt là một sản phẩm có tính độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận, sản phẩm ay bao giờ cũng chứa đựng lượng thông tin có giá trị nhất, đó là tính hap dan, kịp thời, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao Với đặc thù là truyền hình giải trí, các tác phẩm, chương trình hầu hết đòi hỏi người tổ chức sản xuất phải có tính sáng tạo, tư duy Chính vì vậy nên sẽ mắt thời gian cho khâu biên tập và xây dựng kịch bản, duyệt bài

Tổ chức bộ máy sản xuất chưa thống nhất và còn thiếu hợp lý: Tổ chức bộ máy sản xuất, các phòng ban, việc phân công công việc chưa tương ứng với năng lực, chồng chéo công việc giữa các cá nhân và các phòng ban Nếu tình trạng này không có một hướng giải quyết rõ ràng thì sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực Hay như việc phân công công việc cho các phóng viên - biên tập viên trong nội bộ từng phòng - ban cũng vậy, nên phân công công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân dé nâng cao chất lượng công việc tránh gây lãng phí tiền của, công sức, cũng như chất lượng của chương trình.

Hạn chế của Đài PT-TH Vĩnh Long:

Thứ nhất, các chương trình truyền hình xã hội hóa của đài PT-TH Vĩnh Long có nội dung phong phú và chất lượng tốt nhưng chưa có nhiều sự đột phá về mặt đề tài Đặc biệt đối với mảng chương trình thực tế và gameshow Hiện tại Dai vẫn chủ yêu khai thác lại các format đã thành công, thể loại chương trình cũng tập trung chủ

79 yêu ở hình thức ca hát và trình diễn thay vì đột phá ở những hình thức khác như vận động, trí tuệ, talkshow

Trong thời gian game show bùng nô, Việt Nam mua bản quyền nhiều chương trình hay trên thé giới về sản xuất Hễ thấy game show nao thu hút khán giả thì các nhà đài, nhà sản xuất lại cho ra đời những chương trình khác na ná nhau Một thời rộ lên các chương trình hai, một thời nhạc bolero chiếm song, rồi đến hàng loạt cuộc thi ca nhạc Game show nào cũng giông giống nhau, chất lượng ngày một giảm, khán giả quay lưng là điều đương nhiên Và một lý do quan trọng khác khiến game show thoái trào là khán giả đã chán người chơi Những gương mặt tài năng về giọng ca, diễn xuất không phải năm nào cũng xuất hiện, màn ảnh nhỏ lại toàn những gương mặt nghệ sĩ quen thuộc.

Bên cạnh đó, các chương trình giải trí khác cũng đang bão hòa vì không tìm được nội dung hay hình thức thê hiện khác Việc mua các format nước ngoài cũng không còn khả thi vì không phải chương trình nào cũng phù hợp với thị hiếu và văn hoá của Việt Nam.

DE XUAT GIAI PHAP VA KIEN NGHI NANG CAO

Thay doi suy nghĩ để tiếp cận nhu cau và thị hiéu của khán giả

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội và các kênh giải trí mạng xã phát triên Điêu này đồng nghĩa với việc khán giả ngày càng chủ động hơn trong việc lựa

86 chọn các kênh thông tin giải trí phù hợp với độ tuổi, giới tính, sở thích Các chương trình truyền hình về văn hoá giải trí được thực hiện chỉ thành công khi đáp ứng nhu cầu và thị yếu của khán giả, tức là cho khán giả cái họ muốn, không phải cho ho cái nhà đài muốn Đây là một bat cập tồn đọng trong tư duy xây dựng chương trình của các đài tỉnh nói riêng và đài PT-TH Cà Mau nói chung.

Hầu hết các chương trình tại Đài PT-TH Cà Mau như: Ca nhạc theo yêu cầu, Tài tử cải lương, Kê chuyện thiếu nhi đều là những chương trình cũ từ format đến nội dung Trải qua nhiều năm lên sóng, các chương trình này hoàn toàn không còn phù hợp với nhu cầu giải trí của công chúng hiện đại Tuy nhiên, những người làm chương trình tại Đài PT-TH Cà Mau luôn trong tâm thế bám sát vào đặc điểm của vùng đất và con người dé đưa ra định hướng xây dựng chương trình Vô hình trung, các chương trình sản xuất ra không bắt kịp nhu cầu hiện đại Ví dụ như bắt buộc khán giả theo dõi chương trình Tài tử cải lương theo khung giờ và trình tự sắp xếp các trích đoạn là hoàn toàn không thể Vì cùng thời điểm đó, khán giả có thể xem trích đoạn họ thích trên kênh YouTube Hay để thu hút đối tượng thiếu nhi ngồi xem một chương trình Kê chuyện thiếu nhi với câu chuyện do chính nhà đài chọn cũng là điều bất khả thi Vì hiện tại, các phim hoạt hình nước ngoài, các kênh dành cho thiếu nhi trên mạng xã hội phát triển với số lượng chóng mặt Các bé hoàn toàn có thể tự chủ động chọn chương trình mình muốn xem bằng các thiết bị khác như Ipad, điện thoại thông minh Thay vì ngồi trước màn hình tivi dé đón xem một chương trình thiếu nhi với nội dung không hợp sở thích Phụ huynh cũng không đủ kiên nhẫn và cũng không sắp xếp được thời gian để ngồi xem một chương trình thiếu nhi được ấn định giờ cùng các con.

3.1.4 M6 rộng hướng tiếp cận với các nguồn sản xuất chương trình văn hoá giải trí Đối với các Đài PT-TH thực hiện xã hội hoá sẽ theo hình thức tư nhân được quyền liên kết, liên doanh với nhà đài để sản xuất một phần (giờ phát sóng) hoặc toàn bộ sản phẩm truyền hình (kênh phát sóng) Nhà đài chịu trách nhiệm về nội dung, biên tập và truyền dẫn phát sóng; đơn vị liên kết lo đầu tư kinh phí, sản xuất chương trình Nếu liên kết dé sản xuất phim hoặc chương trình phát sóng, đơn vị liên kết phải tự bỏ tiền sản xuất, mua bản quyền chương trình (hoặc phim) sau đó

87 được nhà đài trả lại bằng các đoạn clip quảng cáo Khi đơn vị liên kết nhận cả một kênh, ngoài kinh phí sản xuất, mua bản quyền còn phải trả cho nhà đài chỉ phí truyền dẫn phát sóng (con số này thường ở mức hàng chục tỷ đồng mỗi năm) Bởi vậy mới nói đầu tư làm truyền hình là cuộc chơi “đốt tiền” với bài toán sống còn trong việc thu hồi vốn, muốn vậy nhà dau tư phải làm sao thu hút được càng nhiều quảng cáo càng tốt Và những đơn vị liên kết thường chọn đầu tư sản xuất các chương trình giải trí dé thu hút khán giả. Đối với thực tế của một số Đài tỉnh như Đài PT-TH Cà Mau, để thu hút được đối tác cùng xã hội hoá chương trình văn hoá giải trí, sự cởi mở trong điều khoản và các chính sách là điều cần thiết.

3.2.1 Hình thành, xây dựng ê kíp tổ chức sản xuất chương trình truyền hình giải trí chuyên nghiệp Đề đáp ứng với yêu cầu phát triển của Ngành truyền hình và nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân, cần nghiên cứu kĩ lưỡng cơ cấu tô chức của các Đài địa phương, phương pháp tô chức sản xuất chương trình nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng chương trình Trong các cơ sở đào tạo phóng viên truyền hình của cả nước hầu như chưa có chuyên đề giảng dạy sâu về dao tạo, tổ chức các ê kíp phóng viên trong sản xuất chương trình truyền hình giải trí Tác phâm truyền hình bao giờ cũng là nỗ lực của một tập thể, một êkíp, thông qua tác phẩm Đạo diễn sẽ được đánh giá là một đạo diễn giỏi hay không thông qua tác phâm của mình Một cá nhân đơn lẻ không thể làm nên một chương trình thành công, mà chỉ với 100% khả năng của mỗi thành viên mới tạo nên sự thành công của tác phẩm Chính vì thế êkíp là yếu tô quan trọng nhất trong sản xuất các chương trình truyền hình.

Một êkíp sản xuất chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình giải trí nói riêng chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Mỗi thành viên phải làm tốt các công việc khác nhau, có kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp.

+ Sự hợp tác chặt chẽ đề thiết lập các chương trình truyền hình tốt.

+ Các thành viên đòi hỏi có sự sáng tạo.

Trong một êkíp sản xuất chương trình thường có hai nhóm Đó là nhóm sáng tạo và nhóm kỹ thuật Nhóm sáng tạo bao gồm: đạo diễn, người viết kịch bản, trợ lý đạo diễn và quay phim, và người dựng phim.

Nhóm kỹ thuật bao gồm: đạo diễn kỹ thuật, kỹ thuật hình, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng Vị trí vai trò của các thành viên trong êkíp được qui định hết

Nhà sản xuất: Là người có trách nhiệm trong toàn bộ chương trình và là người đứng đầu trong các kế hoạch từ viết kịch bản, sản xuất, biên tập lại đến ngân sách và tổ chức êkíp. Đạo diễn: Là người chịu trách nhiệm về hình ảnh âm thanh của tác phẩm, đồng thời là người tìm tòi êkíp làm việc và tập hợp các thành viên Đạo diễn là người chọn cảnh, hình ảnh và hướng dẫn cho quay phim những cảnh quay, các yếu tố liên quan đến sản xuất như : camera, ánh sáng, đồ hoạ, âm thanh và cả tài năng của các thành viên.

Trợ lý đạo diễn: Là người đọc kịch bản, chuẩn bị các camera, băng và giám sát về thời gian trong quá trình sản xuất Trợ lí đạo diễn giúp cho nhà sản xuất và các thành viên các công việc như ghi chép lại các thông tin cần thiết, in kịch bản, lưu giữ băng Trong trường quay trợ lí đạo diễn giúp cho các thành viên làm đúng hướng theo nội dung, ké cả việc kiểm tra người dẫn chương trình, kỹ thuật.

Ngoài ra trợ lí đạo diễn còn phải lo ca van đề ăn ở của êkíp. Đạo diễn kỹ thuật: Là người ngồi cạnh đạo diễn và điều khiến bàn điều khiến Ngoài ra đạo diễn kĩ thuật còn giám sát các kỹ thuật viên trong studio điều khiển.

Kỹ thuật âm thanh: Là người ngồi trước bàn điều khiển âm thanh, pha trộn âm thanh từ băng, micro cân bằng âm thanh đầu vào, tạo ra âm thanh hoàn hảo.

Giám sát các hoạt động, hợp tác với những người có liên quan đến âm thanh. Đạo diễn ánh sáng: Là người lập kế hoạch cho chương trình, chuẩn bị ánh sáng khi sản xuất chương trình Với sự góp ý của đạo diễn anh ta lập nên ánh sáng hoàn hảo cho chương trình Anh sáng là yếu tố quan trọng trong sản xuất chương trình bởi vì ánh sáng không chỉ cần thiết cho quay phim mà nó còn tạo ra cho

89 chương trình sự hoàn thiện, hoàn hảo Ngoài ra đạo dién ánh sang còn chỉ đạo các ki thuật viên công việc treo đèn ,thay đôi vị trí đèn cho tập trung vào tiêu điểm.

Thiết kế mỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm chính về bối cảnh nghệ thuật.

Người thiết kế mỹ thuật luôn có quan hệ chặt chẽ với đạo diễn chương trình, đạo diễn ánh sáng nhằm tạo ra bối cảnh cho cảnh quay. Đạo diễn trường quay: Là người thi hành nhiệm vụ của đạo diễn và ông ta được ví như như tai mắt của đạo diễn.

Hình thành, xây dựng ê kíp tổ chức sản xuất chương trình truyền hình giải trí chuyên HghỆD - - HH ngư, 88 3.2.2 Đối mới, thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất chương trình truyền

trí chuyên nghiệp Đề đáp ứng với yêu cầu phát triển của Ngành truyền hình và nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân, cần nghiên cứu kĩ lưỡng cơ cấu tô chức của các Đài địa phương, phương pháp tô chức sản xuất chương trình nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng chương trình Trong các cơ sở đào tạo phóng viên truyền hình của cả nước hầu như chưa có chuyên đề giảng dạy sâu về dao tạo, tổ chức các ê kíp phóng viên trong sản xuất chương trình truyền hình giải trí Tác phâm truyền hình bao giờ cũng là nỗ lực của một tập thể, một êkíp, thông qua tác phẩm Đạo diễn sẽ được đánh giá là một đạo diễn giỏi hay không thông qua tác phâm của mình Một cá nhân đơn lẻ không thể làm nên một chương trình thành công, mà chỉ với 100% khả năng của mỗi thành viên mới tạo nên sự thành công của tác phẩm Chính vì thế êkíp là yếu tô quan trọng nhất trong sản xuất các chương trình truyền hình.

Một êkíp sản xuất chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình giải trí nói riêng chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Mỗi thành viên phải làm tốt các công việc khác nhau, có kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp.

+ Sự hợp tác chặt chẽ đề thiết lập các chương trình truyền hình tốt.

+ Các thành viên đòi hỏi có sự sáng tạo.

Trong một êkíp sản xuất chương trình thường có hai nhóm Đó là nhóm sáng tạo và nhóm kỹ thuật Nhóm sáng tạo bao gồm: đạo diễn, người viết kịch bản, trợ lý đạo diễn và quay phim, và người dựng phim.

Nhóm kỹ thuật bao gồm: đạo diễn kỹ thuật, kỹ thuật hình, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng Vị trí vai trò của các thành viên trong êkíp được qui định hết

Nhà sản xuất: Là người có trách nhiệm trong toàn bộ chương trình và là người đứng đầu trong các kế hoạch từ viết kịch bản, sản xuất, biên tập lại đến ngân sách và tổ chức êkíp. Đạo diễn: Là người chịu trách nhiệm về hình ảnh âm thanh của tác phẩm, đồng thời là người tìm tòi êkíp làm việc và tập hợp các thành viên Đạo diễn là người chọn cảnh, hình ảnh và hướng dẫn cho quay phim những cảnh quay, các yếu tố liên quan đến sản xuất như : camera, ánh sáng, đồ hoạ, âm thanh và cả tài năng của các thành viên.

Trợ lý đạo diễn: Là người đọc kịch bản, chuẩn bị các camera, băng và giám sát về thời gian trong quá trình sản xuất Trợ lí đạo diễn giúp cho nhà sản xuất và các thành viên các công việc như ghi chép lại các thông tin cần thiết, in kịch bản, lưu giữ băng Trong trường quay trợ lí đạo diễn giúp cho các thành viên làm đúng hướng theo nội dung, ké cả việc kiểm tra người dẫn chương trình, kỹ thuật.

Ngoài ra trợ lí đạo diễn còn phải lo ca van đề ăn ở của êkíp. Đạo diễn kỹ thuật: Là người ngồi cạnh đạo diễn và điều khiến bàn điều khiến Ngoài ra đạo diễn kĩ thuật còn giám sát các kỹ thuật viên trong studio điều khiển.

Kỹ thuật âm thanh: Là người ngồi trước bàn điều khiển âm thanh, pha trộn âm thanh từ băng, micro cân bằng âm thanh đầu vào, tạo ra âm thanh hoàn hảo.

Giám sát các hoạt động, hợp tác với những người có liên quan đến âm thanh. Đạo diễn ánh sáng: Là người lập kế hoạch cho chương trình, chuẩn bị ánh sáng khi sản xuất chương trình Với sự góp ý của đạo diễn anh ta lập nên ánh sáng hoàn hảo cho chương trình Anh sáng là yếu tố quan trọng trong sản xuất chương trình bởi vì ánh sáng không chỉ cần thiết cho quay phim mà nó còn tạo ra cho

89 chương trình sự hoàn thiện, hoàn hảo Ngoài ra đạo dién ánh sang còn chỉ đạo các ki thuật viên công việc treo đèn ,thay đôi vị trí đèn cho tập trung vào tiêu điểm.

Thiết kế mỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm chính về bối cảnh nghệ thuật.

Người thiết kế mỹ thuật luôn có quan hệ chặt chẽ với đạo diễn chương trình, đạo diễn ánh sáng nhằm tạo ra bối cảnh cho cảnh quay. Đạo diễn trường quay: Là người thi hành nhiệm vụ của đạo diễn và ông ta được ví như như tai mắt của đạo diễn.

Quay phim: Trong trường quay phải tạo dựng nên các hình ảnh khác nhau về khuôn hình, tiêu điểm Người quay phim phải có óc thâm mỹ cao.10 Kỹ thuật video: Là người chịu trách nhiệm về hình ảnh của chương trình Kĩ thuật video là người điều hành các cảnh quay như ánh sáng, khuôn hình và có đóng góp quan trọng tạo nên hình ảnh hiệu quả thông qua sự lựa chọn của riêng mình.

3.2.2 Đối mới, thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất chương trình truyền hình giải trí

Sự nhàm chán va đơn điệu sẽ giết chết các sản phẩm truyền hình giải trí Nếu như với báo viết, các sản phẩm được thấy rõ về chất lượng một phần thông qua số lượng phát hành và xuất bản thì với truyền hình mức độ yêu mến của khán giả là rất khó “đo đếm” Đôi mới là yêu cầu bắt buộc đối với các chương trình truyền hình nói chung và truyền hình giải trí nói riêng Các chương trình giải trí truyền hình hiện nay tuy đáp ứng được nhu cầu của khán giả nhưng nếu dẫm chân tại chỗ sẽ đồng nghĩa với việc tụt lùi Do đó đổi mới nội dung và hình thức của các chương trình giải trí sao cho sinh động, đa dạng, mang màu sắc riêng là điều mà không chỉ các cấp lãnh đạo quan tâm mà ngay cả êkíp tổ chức sản xuất cũng luôn phải trăn trở.

Bên cạnh tính giải trí đơn thuần thì các chương trình giải trí truyền hình luôn cần dan cải thêm vao nội dung những thông tin cập nhật, tính văn hoá, giáo dục, chính trị, tư tưởng và đạo đức thâm mỹ những yếu tô này phải được đan cài trong từng lời dẫn dắt hay cách thé thức ra luật của chương trình hay đơn giản là hình hiệu, hình cắt, hình cô động và phần giao lưu với các đối tượng giải trí Đặc biệt cần nhân rộng những trò chơi giải trí dân gian truyền thong của Việt Nam dé khơi gợi niềm tự hào dân tộc, lông ghép thêm nhiêu yêu tô văn hoá xã hội và lịch sử của dân tộc đê

90 cho lớp khán giả trẻ có trách nhiệm nhận thức và hiểu biết rõ hơn về truyền thống hào hùng của thế hệ cha anh đi trước. Đa số các đài PT-TH từ trung ương đến địa phương đã có cách thức mới về sản xuất các chương trình truyền hình giải trí và đã mang lại hiệu quả thực tiễn tại các đài Đối với các chương trình truyền hình giải trí, các đài đã mạnh dạn chuyền hướng từ truyền hình trực tiếp sang ghi hình phát sóng Đây là điều khá lạ trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, đồng thời đòi hỏi của người xem cũng ngày càng nâng cao và xu hướng truyền hình trực tiếp đáng ra phải ngày càng chiếm lĩnh.

Hầu hết các đơn vị truyền thông, đơn vị phối hợp với các đài truyền hình sản xuất chương trình truyền hình giải trí đã tập trung lựa chọn hướng đi này với hàng loạt chương trình ghi hình phát lại Trong bối cảnh hiện nay, các đài PT-TH địa phương đều tự chủ về kinh phí nên sản xuất theo xu hướng này vẫn đảm bảo sản xuất một chương trình hiệu quả mà không phải đầu tư quá nhiều Có nhiều lý do khiến các chương trình ca nhạc giải trí quay về xu hướng ghi hình phát sóng nhưng một trong những lý do quan trọng mà các nhà sản xuất đều cùng chung nhận định đó là bài toán chỉ phí sản xuất Giải pháp sản xuất chương trình truyền hình giải trí trong bối cảnh tự chủ hiện nay không phải ngẫu nhiên truyền hình giải trí ngày càng phát triển trên thế giới bởi khán giả ngày càng thích xem những gi diễn ra “thật” hơn là dàn dựng Các nhà tài trợ cũng thích các chương trình truyền hình trực tiếp vì tính tương tác cao, chứa đựng những yếu tổ bất ngờ, gay can thu hút khán giả Tuy nhiên, làm trực tiếp bao giờ cũng phức tạp hơn chương trình ghi hình phát sóng Chi phí cho một chương trình truyền hình trực tiếp lại rất lớn, có khi gấp nhiều lần chi phí sản xuất một chương trình bình thường nên đôi khi lực bat tong tâm. Đối với các chương trình giải trí, các game show đòi hỏi yếu cầu đầu tư nguôn lực lớn, có thể thông qua hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết Phương thức liên kết cũng hết sức đa dạng và năng động, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp dich vụ truyền thông, kêu gọi tai trợ và tô chức sản xuất trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền lợi của mỗi bên tham gia hợp tác, ké cả lợi ích về quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm và lợi ích về kinh tế Có thể cùng hợp tác sản xuất các chương trình phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền như chương trình kết nối

Các khuyến nghị 2-22 52 ©S222ESEeEESEEeEEerkerkrerkrrrrerrrrrrrrer 99 1.Hình thành é kip riêng dé tiếp cận với các nhóm sáng tạo để viết ra những chương trình mang format riéng 2-5 Sex 99 2 Tạo mạng lưới youtuber làm tin giải ẨFÍ - 55 sô se seeees 100 3.Thúc day mỗi quan hệ cùng những kênh truyền hình lớn chuyên sản xuất DIGI cies

chương trình mang format riêng

Hiện tại, điều Đài PT-TH Cà Mau vẫn thiếu là sự mới lạ, sáng tạo trong các chương trình truyền hình giải trí Nhiều năm qua, đài đã đi theo lối mòn và dần đánh mat khán giả lẫn thương hiệu của chính mình Đội ngũ biên tập viên và phóng viên thuộc mảng văn hóa giải trí với kinh nghiệm làm việc lâu năm phần nào hiểu được thế mạnh của đải, những nguồn chương trình sẵn có dé tận dụng Tuy nhiên, sự sáng tạo bị giới hạn hơn sau nhiều năm ù lì thực hiện những chương trình có sẵn.

Chính vì thế, để cải thiện chất lượng chương trình giải trí sẽ phải cần một đội ngũ riêng xây dựng và sáng tạo các format chương trình mới.

Vì các chương trình mau format nước ngoài đang bão hòa và gần như cạn kiệt nên việc tự sáng tạo đề sản xuất chương trình giải trí mang đậm chất Việt Nam nhưng vẫn mới lạ, hấp dẫn đang được đây mạnh Tại TPHCM có khá nhiều nhóm sáng tạo chương trình Hầu hết các bạn đều có kinh nghiệm từng làm các công ty sự kiện,

99 công ty sản xuất chươg trình giải trí, công ty truyền thông Các nhóm này có thể viết các format chương trình theo nhà đài yêu cầu sao cho phù hợp với thị hiếu khán gia cùng miền và theo khả năng tài chính hiện có để việc thực hiện khả thi hơn.

Một nguồn format chương trình cũng đang được khai thác là các sinh viên ở các trường đại học chuyên ngành báo chí hoặc sự kiện Vì tính chất ngành học, các bạn được dip tiếp cận với công việc làm báo khá sớm Nhiều bạn còn trở thành cộng tác viện hoặc nhân viên thời vụ ở các công ty truyền thông, trực tiếp tham gia sản xuất chương trình giải trí Với kinh nghiệm tích lũy, sức trẻ và sự say mê sáng tạo, các bạn họp lại thành nhóm dé tạo ra format thú vị.

Dé tiếp cận với những nguồn tạo ra format như nói trên, cần những biên tập viên có kinh nghiệm, có tầm nhìn, chuyên môn giỏi, quan hệ tốt, có sức thuyết phục, đàm phán và làm việc nhóm theo tư suy mở Sự cứng nhắc và quá quy tắc theo quy chuẩn ở đài địa phương sẽ là rào cản trong cách nhìn nhận một chương trình tiềm năng và làm việc với những nhân tố trẻ.

3.3.2 Tạo mạng lưới youtuber làm tin giải tri

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đội ngũ những người làm báo không chỉ cạnh tranh với chính mình mà còn phải cạnh tranh với những một đối tượng mới đó chính là các youtuber Việc quay và dựng clip tại chỗ, đăng tải lên kênh youtube riêng sẽ nhanh gọn và tiếp cận công chúng hiệu quả hơn với các phóng viên, biên tập phải trải qua nhiều khâu cắt dựng. Đội ngũ youtuber không chi phát triển ở mảng tin tức thời sự mà còn lan sân sang nhiều lĩnh vực như: giải trí, ầm thực, công nghệ với cách làm tin mới lạ, góc nhìn cũng khá đa chiều và thay đổi không ngừng Bởi thế, sức cạnh tranh từ các clip do các youtube thực hiện cũng bắt đầu uy hiếp với những người làm báo mạng lẫn truyền hình.

Tuy nhiên, thay vì thù địch, những người làm truyền hình có thê chuyên sang hợp tác cùng các youtuber dé thực hiện các bản tin hay các chương trình về giải trí.

Chúng ta có thé lựa chọn các youtuber là những phóng viên, biên tập đang làm việc ở những trang báo mạng nổi tiếng để tạo nguồn cộng tác viên cho các chương trình giải trí của mình Họ không chỉ năm mối quan hệ, thông tin sự kiện nhanh mà còn có thể tự sản xuất được các chương trình talkshow có sự tham gia của những người

100 nổi tiếng ở những studio đẹp, đảm bảo về chất lượng phát sóng cho đài Sự thoả thuận chi phí cũng dé thở hơn Tuy nhiên, cần có người giám sat là các phóng viên, biên tập rành nghề và thường xuyên kiểm tra chất lượng chương trình hay bản tin trước ngày lên sóng dé xử lí kịp thời thông tin và kiểm duyệt chặt chẽ.

3.3.3.Thúc đây mối quan hệ cùng những kênh truyền hình lớn chuyên sản xuất phim

Ngoài việc thay đổi cách thức hợp tác sản xuất các chương trình giải trí, việc đây mạnh hợp tác phát sóng phim mới cũng là điều cần thiết Nếu quan sát lịch sử phát triển của đài PT-TH Vĩnh Long sẽ dé dàng nhận thấy kênh truyền hình này tạo được thương hiệu và có nguồn thu nhập quảng cáo nhờ vào việc chiếu phim với đủ thé lại từ tình cảm, tâm lí xã hội đến kiếm hiệp đến từ nhiều nước Sau đó, đài mới bắt đầu đầu tư xây dựng các chương trình văn hoá giải trí. Đài PT-TH Cà Mau cũng nên học tập bước khởi đầu “làm giàu” của Đài PT- TH Vinh Long Nếu các chương trình văn hoá - giải trí chưa đa dạng, có thé day mạnh mảng phim Tuy nhiên, không thé mua phim cũ bởi chỉ sau khi chiếu, các phim sẽ bị day lên kênh Youtube khá nhanh Người làm truyền hình cần phải tìm được những đầu mối phân phối phim dé có những đề nghị hợp tác hoặc hợp đồng mua phim hop li.

3.3.4 Biến những phóng viên, biên tập ở những báo mang nỗi tiếng thành những nhân t6 làm chương trình cho đài

Hiện tại, có khá nhiều phóng viên, biên tập ngoài làm tin cho các tờ báo họ làm việc thì họ cũng tự phát triển kênh youtube mang chính thương hiệu của bản thân Đây là một nguồn lực khá lớn mà những người làm truyền hình nên nắm bắt và tận dụng đề biến thành nguồn sản xuất tin và chương trình cho mình.

Với góc nhìn sáng tạo và mối quan hệ rộng, các phóng viên, biên tập này sẽ có khá nhiều cách khai thác các sự kiện giải trí, các nghệ sĩ nổi tiếng theo cách riêng và góc nhìn đa dạng hơn Chưa kể, vì phụ trách ở nhiều mảng như: phim, nhạc, sao trong mục giải tri, họ càng thuận tiện tao ra chuỗi tin bài phóng sự, tổng hợp theo định kì cực cuốn hút Điều mà những phóng viên, biên tập truyền hình tỉnh lẻ khó thể làm được vì không tiếp cận với làng giải trí theo từng giây từng phút.

Tiểu kết chương 3 Sự phát triển của công nghệ thông tin cộng với sự tiến bộ không ngừng của xã hội hiện đại đã nâng tầm giải trí của công chúng Chính vì thế, các chương trình truyền hình phải dam bảo cung cấp thông tin giải trí không chỉ b6 ich mà phải sáng tạo, thú vị và đầu mới lạ mới thoả mãn được nhu cầu đa dạng và khắt khe của khán giả Nội dung các chương trình cần phong phú có sự cân đối hài hoà giữa thông tin, giáo dục và giải trí Đó cũng là các nhiệm vụ mà các đài PT-TH Cà Mau đặt ra.

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong và nhu cầu thông tin giải trí của công chúng sẽ tạo điều kiện cho truyền hình khẳng định được vai trò tạo lập và định hướng dư luận của mình Trong định hướng nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, trong đó có chương trình truyền hình văn hoá giải trí tại các Đài PT-TH Cà Mau cần chú ý đến các giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm truyền hình, tăng cường sự học tập kinh nghiệm đầu tư sản xuất các chương trình truyền hình giải trí tại các đài đi trước, nhất là các đài truyền hình lớn như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh ; xây dựng đội ngũ những người làm truyền hình vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong sáng, chuyên môn nghiệp vụ cao, sớm tiếp cận với phương thức và phương tiện làm báo hiện đại; đôi mới tư duy quan lý và lãnh đạo công tác sản xuất chương trình của các cấp hữu quan theo xu thế chất lượng chương trình và lợi ích kinh tế

Việc khắc phục những nhược điểm trong quá trình tô chức sản xuất và tạo ra những chương trình mới, tiếp cận được với xu hướng mới và đối tượng đọc giả hiện đại trong các chương trình truyền hình giải trí tại Đài PT-TH Cà Mau là hết sức cần thiết Các giải pháp người viết đưa ra chủ yếu tập trung vào 3 thành tố chính là bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước và nhu cầu của công chúng về thông tin giải trí, nâng cao chất lượng nhân sự và sáng tạo hơn trong cách tạo ra các chương trình truyền hình giải trí trong bối cảnh hiện đại một cách hợp thời và hợp với khả năng kinh tế Đây là những yếu tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành công đối với chương trình của Đài

KET LUẬN Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận, Chương 2.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Nội dung chương trình phat sóng trên Dai PT-TH Ca Mau - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Chương trình văn hoá giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long
Bảng 2.1 Nội dung chương trình phat sóng trên Dai PT-TH Ca Mau (Trang 42)
Bảng 2.2: Nội dung chương trình phát sóng trên Đài PT-TH Vĩnh Long - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Chương trình văn hoá giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long
Bảng 2.2 Nội dung chương trình phát sóng trên Đài PT-TH Vĩnh Long (Trang 60)
Hình Cà Mau - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Chương trình văn hoá giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long
nh Cà Mau (Trang 64)
Hình Vinh Long - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Chương trình văn hoá giải trí trên sóng truyền hình Cà Mau và Vĩnh Long
nh Vinh Long (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w