Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, đồng thời là diễn đàn củanhân dân, báo chí địa phương hiện hoạt động với đầy đủ các loại hình báo chí từ báo in, báo mạng điện tử, phát thanh và tr
Kết cầu luận văn Ngoài phan Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phu lục, kết cau
Chương |: Cơ sở lý luận báo chí địa phương va sự hình thành, phat triển của báo chí Tiền Giang trước thời kỳ Đôi mới.
Chương 2: Báo chí Tiền Giang trong chặng đường đầu Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000.
Báo chí Tiền Giang trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ năm 2001 đến nay
Chương 4: Một số nhận xét và kiến nghị về việc phát triển báo chí Tiền Giang trong thời kỳ 4.0.
CƠ SỞ LÝ LUẬN BAO CHÍ DIA PHƯƠNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN CUA BAO CHÍ TIEN GIANG TRƯỚC THỜI KY DOI MỚI
Báo chí thời kỳ Doi mới
Tính từ Đại hội VI của Dang (1986), nước ta nước vào giai đoạn Đôi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Như đã trình bày ở trên báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, phản ánh hơi thở của cuộc sông cho công chúng Do đó, trong bối cảnh đổi mới của đất nước, Báo chí thời kỳ Đồi mới có vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc truyền tải về công cuộc đôi mới toàn diện nhất của đất nước đến toàn thé nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, khích lệ động viên nhân dân đôi mới sáng tạo trong sản xuất lao động, từng bước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Và bản thân báo chí trong thời kỳ đổi mới cũng phải đổi mới dé đáp ứng được nhiệm vụ, trọng trách quan trong nay Điều đó được thê hiện tại Đại hội V, Hội Nhà báo Việt Nam (10/1989), với tiêu đề: Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đôi mới của đất nước.
Vài nét về tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam Nằm trải đài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,8 km2, chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện tích ĐBSCL [4, tr.19] Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dia bàn tỉnh Mỹ Tho cũ.
Trung tâm thành phố Mỹ Tho - tỉnh ly Tiền Giang cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc.
Tỉnh Tiền Giang tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh - Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre - Phía Đông giáp biển Đông
Hiện nay, Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phó, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vi hành chính cấp xã, bao gồm 7 thị trấn, 22 phường và 143 xa’.
Tiền Giang còn là vùng đất có truyền thống yêu nước Trong kháng chiến tỉnh Tiền Giang có vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây, nối liền Sài Gòn - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu quốc tế của Nam Bộ; bằng 2 trục giao thông thủy bộ Về đường bộ có con đường số 4
(thời kỳ Pháp thuộc còn gọi lộ 16A, lộ Đông Dương nay Quốc lộ 1A) Về đường thủy là kênh Bưu Điện (nối sông Bảo Định với sông Vàm Cỏ Tây), sông Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo và sông Tiên.
Lịch sử khai phá đất Mỹ Tho - Gò Công cũng gan liền với lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc Người dân Mỹ Tho - Gò Công và nhân dân cả nước tự hào với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm Giáp
Thìn (ngày 18, 19-01-1785) của nghĩa quân Tây Sơn trước 5 van quân
Xiêm xâm lược Đây không chỉ là thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn mà còn là thăng lợi của lòng dân Dưới sự lãnh đạo tài ba của anh hùng Nguyễn Huệ (vua Quang Trung), nhân dân Mỹ Tho - Gò Công đã phối hợp cùng nghĩa quân Tây Sơn làm nên chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài
Mút giữ vững nên độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc.
Khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào, phong trào công nhân và phong trào yêu nước chỉ phối mạnh đến phong trào cách mạng Mỹ Tho,
Gò Công cùng với đó là sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Nhờ vậy, Đảng bộ đã tạo ra được sự đoàn kết, nhất trí về chính trị, tư tưởng và tô chức trong các lực lượng cách mạng Đây là một trong những nhân tổ cơ ban đưa phong trào cách mạng ở tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công đi từ thắng lợi này đến thăng lợi khác Tiêu biểu trong số đó là chiến thắng Ấp Bắc năm 1963; tham gia đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ (1965-1968), chiến lược Việt Nam hóa - Đông Dương hóa chiến tranh (1969-1973).
? Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang
1.2 Sự hình thành và phát triển của báo chí Tiền Giang trước thời kỳDoi mới.
Báo chí Tiền Giang trong thời kỳ thực dân Pháp cai tri (1930-1945)
Thời ky 1930-1945 là thời kỳ phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” Sự trỗi dậy của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do những người cộng sản Việt Nam phát động và lãnh đạo buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương phải có những thay đổi trong lĩnh vực quản lý báo chí.
Một mặt, thực dân Pháp tạo điều kiện cho dòng báo chí thân chính thực dân phát triển dé phục vụ cho những lợi ích của Pháp ở Việt Nam như tăng cường truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam, ca ngợi chính sách khai hóa văn minh của Pháp, ca ngợi sự cai trị của Pháp, tuyên truyền các chính sách của Pháp, phản đối các hoạt động chống Pháp của người bản xứ, đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, v.v
Mặt khác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp dòng báo chí đối lập.
Chính quyền thuộc địa tăng mức án phạt tiền, phạt tù đối với những người làm báo chống chính quyên, nhất là vận động dân chúng đứng lên dau tranh đòi lật đồ chính quyền thuộc địa Việc kiểm duyệt bị xiết chặt hơn Những tờ bao nào vi phạm các quy định về báo chí nhẹ thì sẽ bị phạt tiền, nặng thì rút giấy phép hoạt động Tuy nhiên, trong thời kỳ 1930-1945, có một thời đoạn từ năm 1936 đến năm 1939 báo chí Việt Nam phát triển khá thuận lợi.
Trong thời đoạn nay, Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền do đó chính quyên thuộc địa đã có những nới lỏng trong quan lý báo chí Một số quyền tự do báo chí được thực thi Do đó, báo chí đối lập, trong đó có dòng báo mác xít ra hoạt động nửa bí mật - nửa công khai, nửa hợp pháp - nửa công khai dé đây mạnh công tác tuyên truyền đến các tang lớp nhân dân.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930, đến tháng 10-1930 được đổi tên thành Dang Cộng sản Đông Dương.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dòng báo chí cách mạng theo khuynh hướng mác xit vẫn tiếp tục phát triển, cho di có những thời điểm bị chững lại do bị chính quyền thuộc địa đàn áp Báo chí cách mạng ở Tiền Giang trong thời kỳ 1930-1945 có những bước phát triển đáng kể Một số tờ báo tiêu biéu của Tiền Giang trong thời kỳ này như sau:
Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Mỹ Tho cho ra tờ báo Lao nông, đánh dấu sự ra đời của báo chí Mỹ Tho (Tiền Giang hiện nay) Tờ báo được in và phát hành bi mật, kích thước nhỏ (loại bỏ túi), nội dung ngắn gọn, chủ yếu tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênm, giác ngộ lý tưởng cộng sản cho các tang lớp nhân dân yêu nước, tiến bộ ở địa phương.
Hình thức còn đơn giản, số lượng ít, nhưng đây là viên gạch đầu tiên xây dựng báo chí ở Tiền Giang [3, tr.20].
Một số tờ báo tiêu biểu trong giai đoạn 1930 - 1945: ơ Năm xuất ơ
TT Tờ báo „ Don vi chủ quản bản ˆ Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên Mỹ Tho Kỳ bộ Nam kỳ Việt Nam
2 | Công - Nông - Binh 1929 Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội
3 | Dân cày 1930 Tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho
4 | Nông dan 1932 Tinh ty My Tho
5 | Phan dau 1933 Tinh uy My Tho
6 | Dong phuong Tap chi 1938 Tinh uy My Tho
Mat tran Thong nhat Dan 7 | Tiến lên 1940 tộc Phan dé Đông Duong tinh Mỹ Tho
` Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Mỹ 8 | Tiên phong 1943
Tho 9 | Giải phóng 1943 Xứ ủy Nam Kỳ
Về nội dung, các tờ báo giai đoạn này chủ yếu tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ lý tưởng cộng sản cho các tầng lớp nhân dân yêu nước, tiến bộ ở địa phương, chống chế độ cai trị của thực dân Pháp, giác ngộ quan chúng, hướng dẫn các chi bộ, đảng viên lãnh đạo quan chúng dau tranh; chống chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản và tay sai; vạch trần âm mưu của phát xít Nhật và của các đảng phái phản động và tay sai thân
Nhật; tập hop quan chúng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 [67].
Về hình thức, các tờ báo được in ấn khá đơn giản như: in khuôn xu xoa, in giấy sáp với một số khổ báo: 22cm x 29cm, 30cm x 44cm và 15cm x 21,5cm.
Báo chí Mỹ Tho xuất bản trong thời ky 1930-1945 không hề đơn giản, nhất là các báo công khai Đề một tờ báo ra đời là cả một nghệ thuật chỉ đạo tài tình, linh hoạt của Đảng bộ tỉnh Ra đời đã khó, nhưng chiến đấu như nào dé tồn tại, phát triển lại càng khó hơn bao giờ hết bởi thực dân Pháp luôn tìm cách “bóp chết” hay ít nhất kiềm chế khi nó mới xuất hiện.
Báo chí Mỹ Tho nói riêng, báo chí Nam Kỳ nói chung, trong thời kỳ này nhìn chung chưa hoạt động sôi nổi như báo chí Bắc Kỳ, nhất là về phương diện văn học, văn phong Tuy nhiên, báo chí Mỹ Tho đã đi sâu vào quần chúng hơn và nó mang màu sắc đặc biệt của địa phương.
Báo chí Tiền Giang trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc được cô vũ, trở thành nguồn lực mạnh mẽ trong công cuộc giữ vững thành quả cách mạng Sau khi tổng khởi nghĩa thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ đứng trước nhiều thách thức vô vàn khó khăn Cùng với nạn đói, nạn đốt là nạn thù trong giặc ngoài Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch dưới danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào Việt
Nam dé tước vũ khí quân đội Nhật nhưng mục tiêu là phá tan Việt Minh dé lập chính quyền tay sai cho ho Ở miền Nam, quân Anh kéo vào, thực chat là cấu kết với Pháp đàn áp cách mạng Đông Dương Ngày 23-09-1945, dưới sự trợ giúp của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp nỗ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
Trong cơ cầu Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin - Tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng Bộ đã sớm ban hành những văn bản nhằm tổ chức quản lý hệ thống báo chí hiệu quả:
- Tôn trọng tuyệt đối quyền tự do dân chủ của báo chi.
- Tạo điều kiện cho báo chí hoạt động tốt nhất, ké cả những tờ báo của đảng phái chính trị đối lập.
- Hoạt động báo chí phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, bảo vệ chính quyền nhân dân.
- Khi cần thiết báo chí phải đoàn kết chống kẻ thù chung.
- Mở rộng hệ thống báo chí địa phương dé báo chí ngày càng gần gũi VỚI quần chúng nhân dân [26, tr 153].
Trong điều kiện chiến tranh, giao thông liên lạc không thuận lợi cũng như chiến sự mỗi nơi khác nhau Dang và Nhà nước luôn quan tâm khuyến khích phát triển báo chí ở địa phương Điều này đã tạo điều kiện cho dòng báo chí địa phương giai đoạn này phát triển mạnh mẽ.
Báo chí tỉnh Mỹ Tho cũng không nằm ngoài dòng chảy đó Đảng bộ Mỹ Tho, Gò Công chủ trương: Phải tăng cường khối đoàn kết toàn dân, thu hút va quy tu mọi thành phần vào Mặt trận Việt Minh, để thực hiện nhiệm vụ chung của dan tộc là kháng chiến và kiến quốc Đảng bộ tinh Mỹ Tho và Đảng bộ tỉnh Gò Công xem báo chí là mặt trận quan trọng trong đấu tranh chính tri, tư tưởng.
Một số tờ báo tiêu biểu gian đoạn 1945 - 1954:
TT Tờ báo Năm xuất bản Đơn vị chủ quản
; Tinh bộ Việt Minh tinh Mỹ 1 | Cứu quốc 1945
2 | Chién dau 1945 Đảng bộ Mỹ Tho 3 | Kháng chiến 1946 Tỉnh ủy Gò Công
Hội Liên hiệp Quốc dân
Việt Nam tỉnh Mỹ Tho 5 | Thông tin Mỹ Tho 1948 Ty Thông tin tinh Mỹ Tho
Về hình thức, các tờ báo của tinh đã được in theo công nghệ hiện đại thời bay giờ - in bằng chữ chi, phát hành từ 2 số/tháng đến 3 ngày/số, sau này là mỗi ngày/số.
Về nội dung, báo chí giai đoạn này chủ yếu tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền và Mặt trận Việt Minh đến các tầng lớp nhân dân; phân tích và vạch trần âm mưu xâm lược thực dân Pháp dưới sự bảo trợ của thực dân Anh, động viên tinh thần quân và dân trong tỉnh xây dựng đời sống mới và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; kêu gọi toàn dân đoàn kết bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Tám; chuẩn bi mọi mặt tiền hành cuộc kháng chiến lâu dài, gian khô chống thực dân Pháp xâm lược; đưa tin, bai phan ánh tình hình chiến sự; tuyên truyền về chính sách ruộng đất của cách mạng, giúp cho nhân dân hiểu thêm chính sách của Đảng về ruộng đất, làm cho nhân dân tin tưởng, hăng hái tăng gia sản xuất, góp phần xây dựng kinh tế và tự nguyện đưa con em tham gia lực lượng vũ trang phục vụ cho kháng chiến.
Nửa cuối năm 1953, các tờ báo của tỉnh và những bản tin của các huyện tập trung tuyên truyền thắng lợi chiến dịch Đông - Xuân (1953- 1954), đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ dé khích lệ tinh thần nhân dân.
Những nội dung chiến thắng từ mặt trận đưa về đã làm nức lòng nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, báo chí của Đảng bộ tỉnh đã đóng vai trò xung kích trong công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc, nâng cao quyết tâm vượt qua khó khăn, vừa chiến đấu vừa kiến thiết, góp phần xứng đáng vào chiến thăng chung của dân tộc. Đề hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin - tuyên truyền, báo chí của Đảng bộ Mỹ Tho đã vận dụng khéo léo phương thức hoạt động linh hoạt Để che mắt địch, các tờ báo đã sử dụng đội ngũ ký giả nổi tiếng đã được giác ngộ cách mạng Các khẩu hiệu dau tranh cũng thay đổi tùy theo tình hình miễn là không trực tiếp tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản Những nội dung đấu tranh luôn được thể hiện bằng sự khôn khéo, mềm dẻo Nếu tình hình không quá căng thang, báo chí cách mạng có thé đề cập đến van dé xã hội toàn diện về cả chính trị, kinh tế, văn hóa Khi kẻ thù đàn áp dã man, báo chí lại thu mình, chủ yếu đấu tranh trên phương diện văn hóa.
Nhìn chung, trong suốt toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, báo chí tỉnh Mỹ Tho, Gò Công (Tiền Giang ngày nay) đã bám sát thực tiễn cuộc sống, cùng chia sẻ hiểm nguy gian khổ với nhân dân, bộ đội Trong chiến trận ác liệt, mỗi dòng tin tức đều trở nên vô cùng quý báu, củng cố niềm tin, cổ vũ đồng bào, chiến sĩ - đặc biệt là nhân dân vùng sau địch Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khăng định tại Đại hội lần II Hội Nhà báo Việt
Nam, vai trò của báo chí trong giai đoạn này là “đã đóng góp vào cuộc chiến thang lợi” [26, tr.245].
1.3 Báo chí Tiền Giang trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Hiệp định Genève ký ngày 21-07-1954 đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn cdi Đông Dương Miền Bắc hoàn toàn Giải phóng, bắt đầu chuyên sang thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, làm hậu thuẫn cho cách mạng cả nước Miền Nam tạm thời do quân Pháp kiểm soát, lực lượng cách mạng thực hiện chuyên quân tập kết, 2 năm sau sẽ tiễn hành tong tuyến cử tự do dé thống nhất đất nước Thông qua chính quyền và
22 quân đội Việt Nam Cộng hòa do Ngô Dinh Diệm đứng dau, dé quốc Mỹ từng bước trực tiếp can thiệp vào miền Nam nhằm thực hiện âm mưu “tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của dé quéc Mỹ” [15, tr.15].
Trong may năm đầu hòa bình lập lại, hoạt động báo chí đã có bước khởi sắc Khác với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, báo chí chủ yếu tập trung vào tuyên truyền của Đảng, đoàn thể, báo chí thời kỳ này phát triển đồng bộ hơn Ngoài những tờ báo lớn của Trung ương như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Cứu quốc còn có các tờ báo của các đoàn thé như báo Lao động, Phụ nữ, Tiền Phong Điểm nổi bật nữa là trong giai đoạn này, Luật
Báo chí ra đời nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho các hoạt động báo chí, đánh dau một bước phát triển mới của báo chí cách mạng. Đối với hoạt động báo chí ở vùng Giải phóng miền Nam có nhiều thuận lợi Đã không còn sự ngăn cách về tư tưởng, tình cảm của công chúng Báo chí đã từ lâu trở thành món ăn tinh thần quen thuộc và là nhu cầu cần thiết của người dân Song do phải hoạt động trong rừng sâu, kẻ địch lại luôn tìm cách phá hoại nên việc đi vào thực tế quần chúng dé đưa tin, in ấn và phát hành gặp nhiều khó khăn.
Cuối tháng 8-1954, sau khi được thành lập, cơ quan Tỉnh ủy Mỹ Tho về đóng ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành; cơ quan Tỉnh ủy Gò Công về đóng ở xã Hòa Nghị, huyện Gò Công Hai Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị xã ủy và hơn 120 chi bộ xã, khu phố chuyền vào hoạt động bí mật, bám vào quan chúng, hoạt động theo phương châm: ngăn cắt, bí mật, sinh hoạt đơn tuyến qua hệ thống “chuỗi - rễ” Phương thức này vừa giữ kín lực lượng lãnh đạo, vừa đảm bảo Đảng bám chắc quần chúng.
Sự ra đời Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang
Trước năm 1975, Ty Thông tin Định Tường (địa giới hành chính chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập - một phần của tỉnh Tiền Giang ngày nay) chỉ có hệ thống truyền thanh phát trên loa công cộng do đơn vị nay quản lý với 18 máy (từ những năm 1960) Sau đó phát triển hệ thống truyền thanh cho các chi Thông tin cấp quận và một số trạm thông tin xã.
Năm 1977, Đài Phát thanh tỉnh Tiền Giang được thành lập trên cơ sở lay Đài Truyền thanh Thành phố Mỹ Tho làm nền tảng Ông Cao Văn Sáu là Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc đài Ông Trần Ngọc Khải Hoàn làm Phó Giám đốc thường trực Ông Sáu Do là Đại uý quân đội được chuyển sang làm Phó Giám đốc Bà Liên Thị Hoài Thu khi đó đang là Trưởng dai truyền thanh thị xã Gò Công về làm Trưởng Phòng Biên tập, sau đó được dé bạt làm Phó Giám đốc Ban đầu đài chỉ có khoảng 10 người vừa là cán bộ vừa là nhân viên [1ó, tr L7].
Hoạt động ban đầu của đài như là một trạm truyền thanh Trụ sở được đặt tạm tại Sở Van hoá - Thông tin và tại Đài Truyền thanh Thành phô Mỹ Tho Sau đó, Công an Tiền Giang giao căn nha số 125 Lê Thị Hồng Gam làm trụ sở chính cho đến ngày hôm nay.
Năm 1977, Tiền Giang được Trung ương cấp một máy phát sóng phát thanh 1 Kw, máy do Đài Loan san xuất và được đặt trong khuôn viên UBND tỉnh có dây truyền dẫn về trụ sở của Sở Văn hóa - Thông tin và do
Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh quản lý Tuy nhiên máy phát đã bị hỏng không hoạt động được Cuối năm, Ban Giám đốc đài mời ông Lê Thanh Nhương - chuyên gia kỹ thuật phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam về nghiên cứu sửa chữa các thiết bị Sau khoảng 3 tháng sửa chữa đến tháng 2 năm 1978, Đài tiến hành lên sóng thử Do chưa có hệ thong anten nên dùng tam anten dây căng lên trời dé phat sóng Lúc nay đài cũng không có may do sóng nên bước sóng không chuẩn Vì vậy công suất máy phát chỉ được khoảng
Khoảng 3 tháng sau, đải liên hệ với tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình
Dương) dùng gạo để đổi lấy 30m anten trụ tam giác Nhưng 30m van không đủ, nên đài được UBND tỉnh cho phép đàm phán với công ty cấp nước dé mua ống dẫn nước, hàn lại theo mẫu mã anten có san làm tiếp 30m anten Sau khi có đầy đủ thiết bi đài tiến hành xây dựng anten tại số 125 Lê Thị Hồng Gam. Đến tháng 8-1978, đài tiến hành phát sóng thử Ngày 16-09-1978, đài tổ chức lễ tuyên bố lên sóng phát thanh Ông Nguyễn Công Binh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cắt băng và tuyên bố phát sóng Tiền Giang là tỉnh cuối cùng trong cả nước đã lên sóng phát thanh.
Công suất máy là Ikw, phát trên tần số 1225khz, phạm vi phủ sóng khoảng 60km, trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Bến Tre, Vĩnh Long,
Lịch phát sóng khi đó chia ra làm 3 budi/ngay:
- Sáng: Bắt đầu từ 5 giờ phát sóng 30 phút bao gồm thời sự, ca nhạc.
- Chiều: Bắt đầu từ 13giờ 30 phút có thời lượng 60 phút bao gồm thời sự, ca nhạc, cải lương,
- Tối: Bắt đầu từ 17 giờ, thời lượng 30 phút.
Thời gian sau, đài phát sóng thêm lúc 19 giờ Ngày thứ 7 có chương trình câu chuyện truyền thanh Chủ nhật có chương trình nông thôn Đến khi chương trình 6n định có tổng thời lượng mỗi ngày là 6 giờ.
Khi đó, đài có 3 phòng, gồm: Hành chánh, Biên tập, Kỹ thuật, tổng cộng có 41 người Lực lượng phóng viên có 4 người tốt nghiệp đại học, còn lại trình độ lớp 12 Công nhân kỹ thuật có 20 người, chỉ có ông Lê Thanh
Nhương là chuyên gia kỹ thuật, còn lại không có tay nghề phải đưa đi đào tạo cấp tốc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1979, đài tiếp tục dùng gạo dé lên tỉnh Sông Bé đổi gach và mút cách âm về cải tạo lại phòng ở thành phòng thu âm Máy thu âm thì sử dụng máy R6 của Hungary sản xuất.
Nguồn thông tin do lực lượng phóng viên thu thập còn có thêm thông tin từ Thông Tan xã cung cấp Các cán bộ viên chức làm việc không kể ngày hay đêm Đến ngày 16-12-1979, đài phát thanh chính thức phát sóng.
Nhân dân và các cán bộ nhân viên trong tỉnh rất phân khởi Theo ghi chép của Thanh Thảo, trong cuốn kỷ yếu Kỷ niệm 40 năm thành lập Đài PT-TH Tiền Giang, nhà báo Liên Thị Hoài Thu (Phó Giám đốc 1981-1983) ké lai:
“Năm 1979, tôi được điều động về phụ trách Trưởng Phòng biên tập của
36 Đài Phát thanh Tiền Giang từ đài truyền thanh Gò Công Trong không khí khan truong chuan bi phát song, với nhiệm vụ lo nội dung chương trình, tôi chú trọng vao khâu nhân sự Tổ chức đưa nhân sự đi tập huấn các tỉnh bạn, Đài Phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh và phối hợp tốt các đài truyền thanh cơ sở hoạt động mạnh lúc bấy giờ Thời đó, đội ngũ phóng viên thừa nhiệt huyết nhưng hau hết chưa có chuyên môn nghiệp vụ Phòng biên tập lúc đó làm việc gần như cắm trại tại cơ quan, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật trong suốt may tháng đầu phát sóng [24, tr.18].
Phát thanh viên Châu Tỷ ké lại: “Chưa hết năm thứ nhất niên khóa 1974-1975, miền Nam hoàn toàn Giải phóng, tôi khăn gói về quê Vài tháng sau đó, tôi vác ba lô đầu quân vào Ty Thông tin văn hóa tỉnh Mỹ Tho lúc bay giờ Trong thời gian mấy tháng chờ phân công công việc liên quan đến mảng văn hóa, tôi ngủ tại trụ sở làm việc ở Cai Lậy Tại đây, mỗi sáng, khoảng gần 5 giờ, tôi được tiếp xúc với bộ phận truyền thanh qua hệ thống ampli với độ chục cái loa Lúc ấy, bộ phận này có 2 anh phụ trách biên tập va đọc trực tiếp hàng ngày Vì tò mò, tôi đứng sau theo déi các anh làm việc và thấy răng các anh, đường như đọc không trôi chảy lắm Vì vậy, tôi mạnh dạn đề nghị được đọc thay, nhưng không được chấp nhận với lý do
“Có gì thì chết tao.” Không nản, tôi năn ni mãi cuối cùng cũng được chấp nhận Tiếp rồi sau lần phát thanh sáng hôm ấy, lãnh đạo Ty gọi tôi lên và chính thức phân công tôi làm phát thanh viên truyền thanh trực thuộc Ty.
Cái nghề phát thanh viên “không mơ ước” ấy đến với tôi như vậy đó và gắn bó với tôi suốt 41 năm Lé di nhiên sự phân công rất đột ngột ấy cũng có lý do Đó không phải là nhận định của lãnh đạo Ty mà còn là sự khen ngợi của các cơ quan, ban ngành cũng như người dân xung quanh thị tran Cai Lay lúc bay giờ.” [16, tr.82].
Chủ trương của Đảng bộ, chính sách của tỉnh Tiền Giang
Thang 10 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ IV được tiến hành Day là đại hội của sự vận dụng sáng tạo đường lối đôi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của Tiền Giang, nhằm thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: “Phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội vừa tạo ra động lực phát triển kinh tế, vừa trực tiếp tác động vào việc xây dựng nên văn hóa mới xã hội chủ nghĩa”.
Sau khi Chỉ thị 22-CT/TW được ban hành, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tô chức các hội nghị học tập quán triệt Chỉ thị 22 trong cán bộ, công chức, trong đó có ngành Văn hóa - Thông tin, Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các đơn vi này thực hiện các nội dung của Chỉ thị 22, đặc biệt là chấn chỉnh về công tac xuất bản, in ấn, trong đó nhấn mạnh việc tránh in ấn các ấn phẩm chạy theo lợi nhuận, xa rời tôn chỉ mục đích, bị tư nhân thao túng; củng cô bộ máy tô chức, đào tạo cán bộ trong cơ quan báo chí có chuyên môn sâu; xuất bản nhiều ấn phẩm có giá tri, có tính nhân văn sâu sắc, cô vũ cho công cuộc đổi mới của Đảng và quy hoạch báo chí - xuất bản đến năm 2000 [26, tr.397].
Ngày 20-04-1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 133- HDBT “Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí” Sau khi có Chỉ thị 08 và nghị định 133, Tỉnh ủy chủ trương sắp xếp lại hệ thống báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả.
2.2 Nội dung và nhiệm vụ báo chí Tiền Giang Đối với báo chí tỉnh Tiền Giang, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ IV tháng 10-1986 xác định các nhiệm vụ:
- Thông tin, tuyên truyền về đường lối Đổi mới của Đảng Báo chí phải hướng dẫn, giải thích các chủ trương của Đảng và phản ánh thiết thực phong trào sản xuất, chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới, đấu tranh chống các hiện tượng trì trệ, tiêu cực.
Thời gian này, 5 chương trình phát triển kinh tế có mục tiêu là: Vùng lúa cao sản, vùng cây công nghiệp, vùng cây ăn trái, vùng chăn nuôi công nghiệp, vùng nuôi trồng - đánh bắt - chế biến thủy sản đã thực hiện đến năm thứ 2; việc quy hoạch vùng sản xuất bước đầu mở ra khả năng phát triển kinh tế tập trung và toàn diện dựa trên cơ sở tiềm năng phong phú của vùng đất Tiền Giang Hai chương trình lớn của Tiền Giang là “Khai hoang Đồng Tháp Mười” và “Ngọt hóa Gò Công” tiếp tục được thực hiện, đã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phân bố lại lao động và dân cư.
Trong nhiều số báo Ap Bắc và chương trình phát thanh Tiền Giang thời kỳ này phản ánh về tình hình sản xuất kinh tế của tỉnh nhà như bài phân tích: “Ngành HTXMB Tiền Giang với hai van đề cấp bách cần giải quyết”, “Hợp tác xã Bình Tây”, Xí nghiệp sấy chuối Cái Bè khoán sản phẩm đến từng công đoạn: năng suất chất lượng tăng”, HTX dệt Tiến Lực chăm lo đời sống xã viên gắn với việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất”,
“HTX An Phú thử nghiệm giống lúa mới trên đất Chợ Gạo”, “Thuy lợi ở Tiền Giang tiền đề cho những vụ mùa thang loi”
- Báo chí phải hướng dẫn tốt dư luận quần chúng, chống mọi thủ đoạn gieo rắc nghi ngờ, hoang mang, chống các hoạt động chiến tranh tâm lý của địch Với các bài báo mang tính hướng dẫn quần chúng, để quần chúng biết, hiểu về chủ trương của đảng bộ và chính sách của nhà nước: “Đồi mới công tác tư tưởng, góp phần xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh”,
“Trước hết phải công bằng và dân chủ ở trong Đảng”, “Vài nét về sự tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ xí nghiệp liên hợp rau quả xuất khâu Tiền Giang”, “Yên tâm về khoán 10” Trong mục “Ý đảng lòng dân” của báo
44 Ấp Bắc thường xuyên đăng tải những thắc mắc, ý kiến của bà con nhân dân về hoạt động của các cán bộ chính quyền, quyền lợi chính đáng của nhân dân và nhận được những trả lời phúc đáp của chính quyền với bà con nhân dân Day là những thông tin mang tính 2 chiều qua lại giữa chính quyền và nhân dân rất hữu ích để mối quan hệ cán bộ - nhân dân thêm hiểu nhau hơn và quyền lợi của nhân dân được đảm bảo.
Song song với việc phô biến, hướng dẫn dư luận về chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, báo chí giai đoạn này rất tích cực trong việc chỉ ra những âm mưu chia rẽ nội bộ, chống pha cua kẻ thu: “Kẻ cơ hội và chân dung của nó”
- Báo chí phải cổ vũ tinh thần lạc quan, phan khởi vượt qua khó khăn của quan chúng: phát hiện, giới thiệu, c6 vũ những mô hình kinh tế mới, cách làm ăn có hiệu quả, những gương người tốt, việc tốt; thê hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc Trong giai đoạn này, những yếu tố mới, gương người tốt việc tốt luôn cần thiết được phổ biến rộng rãi dé nhân dân có niềm tin vào sự phát triển của đất nước.
- Ngăn chặn văn hóa xấu; khơi dậy va biến những hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội Việc phản ánh những tiêu cực trong xã hội trên báo chí luôn được thể hiện một cách chân thực và không có sự kiêng dè để cái xấu bị phơi bày và ngăn chặn: “Vai trò của đoàn thé trong đấu tranh chống tiêu cực”, “Một Bí thư chi bộ xã nhậu say, bắt người trái phép và thỉnh thoảng còn “ợ ngáp”, “Cán bộ cơ sở và những vấn đề cần đặt ra”. Đối với hoạt động từ thiện xã hội, báo chí luôn là kênh thông tin kịp thời các cá nhân, tập thể, tổ chức xã hội có những việc làm đóng góp cho hoạt động giúp đỡ những người khó khăn: “Những tam lòng từ thiện của chi hội phụ nữ chợ Mỹ Tho”. Đánh giá về báo chí Tiền Giang, báo Ap Bắc số ra ngày 24-06-1992 đăng bài “Báo chí Tiền Giang có những chuyền biến quan trọng” được
45 trích từ ý kiến của ông Trần Văn Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhân kỷ niệm 67 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-06:
“Hòa trong dòng đổi mới của toàn Dang và toàn dân, báo chí của tinh ta đã có những chuyên biến quan trọng Chúng ta đã khắc phục cơ bản việc thông tin đơn điệu, một chiều trước đây, thay vào đó là hướng đi mới, thông tin đa dạng, phong phú, nhiều chiều, phản ánh được những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống Có thể nói chúng ta đã trả lại cho báo chí trong thời kỳ đổi mới này chức năng vốn có của nó Nếu đánh giá về thành tựu đổi mới của báo chí, có lẽ đây là sự chuyển biến đáng ghi nhận, nhờ sự chuyền biến này mà báo chí được thừa nhận là món ăn tinh thần không thể thiếu được của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Cũng từ sự chuyển hướng đúng đắn của báo chí như vậy nên mới phát huy, khơi dậy được tiềm năng sáng tạo, sự nhiệt tình hăng say, hứng thú của anh chị em làm báo trong tỉnh Bây giờ anh chị em làm báo viết tốt hơn trước kia, viết mạnh tay hơn, phản ánh trung thực hơn những van dé của cuộc sống Nhiều anh chị em cầm máy, cầm bút bước đầu đã tự khẳng định được mình trong sự nghiệp báo chí Chúng ta rất tự hào có được những phóng viên trẻ, tuổi nghề chưa là bao nhưng đã có mặt bằng những tác phẩm sáng tạo của mình trong các lần dự thi trong nước và quốc tế đạt giải cao Đây là những nhân tố mới rat đáng trân trọng”.
2.3 Hoạt động của báo chí
Báo Ấp Bắc
Sau Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ban lãnh đạo báo Ấp Bắc bắt tay vào việc củng có tổ chức, xây dựng chương trình hành động nhằm đáp ứng được yêu cầu đối mới tờ báo của Đảng bộ tỉnh và sự mong đợi của nhân dân.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nhân sự làm báo.
Năm 1986, bà Nguyễn Thị Bạch Vân được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc, sau bà về làm Phó tổng Biên tập Thang 8 năm 1986, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định cử ông Trần Bửu, Tổng Biên tập báo Ấp Bắc đi học tại Liên Xô 2 tháng Lúc này báo Ấp Bắc có 31 cán bộ, công chức, viên chức Ngoài lực lượng phóng viên còn tổ chức mở rộng mạng lưới cộng tác viên Thời kỳ này báo Ấp Bắc có mạng lưới cộng tác viên khá đông, có những cộng tác viên ở tận Cà Mau (Võ Đắc Danh) và ở các thành phố lớn như Hà Nội (Đắc Lê), Huế (nhà nguyên cứu Nguyễn Đắc Xuân),
Thành phố Hồ Chí Minh (Vũ Đức Sao Biển, Hoàng Ngọc Tuấn, )
Thứ hai, đổi mới về nội dung và hình thức báo.
Từ tháng 5-1987, báo Ap Bắc tăng thêm 1 kỳ với báo Ap Bắc Chủ nhật Như vậy, báo Ấp Bắc mỗi tuần ra 2 số: thứ tư và chủ nhật.
Báo Ấp Bắc ra ngày thứ Tư được đổi mới hình thức va nâng cao chất lượng nội dung Trên trang nhất là những tít lớn, bao gồm những tin, bai quan trọng, đăng chủ trương của Đảng, những hoạt động chính trên địa bàn tỉnh, những van đề bạn doc đặc biệt quan tâm, những tin nóng hồi Ở trang 2 là những bài ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự phân tích định hướng cho người đọc về quan điểm chính trị đúng đắn, phê phán những quan điểm sai trái, đi ngược lại đường lối đổi mới của Đảng, hoặc lợi dụng sự đổi mới để gieo rắc tâm ly đòi dân chủ quá tron, vu khống, nói xâu cá nhân hoặc tô chức; những bai lý giải chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước dé quan chúng dé dàng tiếp nhận, thông hiểu.
Trang 3 là Trang bạn đọc để nhân dân, các cơ quan, tô chức phản ánh những nguyện vọng với các mục nhỏ, như: “Trao đôi ý kiến”, “Tiếp thu phê bình”, “Trả lời thư bạn đọc”, “Qua thư bạn đọc”, “Y kiến bạn đọc”, “Kết quả thư bạn đọc”, “Hộp thư”, v.v tạo không khí dân chủ, cởi mở trên trang báo Đây chính là diễn đàn của nhân dân Sự công khai, dân chủ được thé hiện một cách rõ ràng, minh bạch, tạo được sự tin
47 cậy của nhân dân Với “Trang bạn đọc” quần chúng đã được nói lên tiếng nói của chính mình.
Trang 4 và trang 5, là “Trang huyện” bao gồm những thông tin quan trọng về các hoạt động ở huyện được đăng trên mặt báo Ở số cuối tháng, trang 4 và 5 là trang “Văn hóa - văn nghệ”, dành cho độc giả thưởng thức các tác phẩm văn học - nghệ thuật và là nơi dé giải tri, thư giãn, tao cho tờ báo có sự nhẹ nhàng, tươi mát hơn, đáp ứng sự yêu thích văn học - nghệ thuật của độc giả.
Trang 6, trang 7 là “Trang kinh tế” và các chuyên mục “Thông báo và quảng cáo”, “Góc những người thích đùa” Trang kinh tế đăng tải các bài viết về hoạt động kinh tế, phản ánh những cách làm hay, đạt hiệu quả cao của các đơn vị kinh tế; các phong trào thi đua ở các cơ quan, đơn vị, các ngành, các địa phương hoặc những biểu hiện tham ô, gian lận, tắc trách, gây thiệt hại tiền bạc của nhân dân, làm thất thoát tài sản của nhà nước.
Còn “Góc những người thích đùa” tạo ra nụ cười thâm thúy, dành cho những người thích được suy ngầm từ những vụ việc cụ thể, đặc biệt trong quan niệm sống, lối sống, các mối quan hệ thiếu minh bạch, tệ mê tín di doan, dé rút ra những bài học bồ ích cho riêng mình.
Trang 8 là trang cuối của tờ báo, tập trung cho các chuyên mục: “Thể thao”, “Hoa đẹp Tiền Giang”, “Đầu làng cuối phố”, “Hộp thư Tòa soạn”, các tin vắn, Chuyên mục “Hoa đẹp Tiền Giang” đưa những gương
“Người tốt, việc tốt” trong các phong trào thi đua, trong cuộc sống biểu dương những người đã có những đóng góp cho xã hội, đây lùi những cái xấu, cái ác tồn tại trong xã hội, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chuyên mục “Đầu làng cuối phố” phản ánh những vụ việc ở một địa phương nào đó; có thé là những việc làm không tốt, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, nhằm giúp người đọc rút ra những bài học từ những vụ việc được nêu trên mặt bao Chuyên mục “Thể thao” thường cập nhật các hoạt
48 động thể thao trong tỉnh và trong nước, đặc biệt là các sự kiện thể thao quốc tế mà người hâm mộ quan tâm.
Trong trường hợp đặc biệt, báo có thé tăng số trang và tăng chuyên đề. Đơn cử như vụ án giết người, cướp tài sản do Nguyễn Hữu Phước, ngụ xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, nay là Thành phố Mỹ Tho cầm đầu Báo Ấp Bắc đã tăng trang, tăng chuyên đề để cung cấp cho người đọc những tình tiết, những người có liên quan đến vụ án mà người đọc đang mong đợi được thông tin Chưa bao giờ tờ báo được người đọc đón đợi như trong thời điểm mở rộng điều tra và xét xử vụ án.
Cùng với việc đổi mới nội dung, tăng trang, tăng các chuyên mục, được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả, Ban Biên tập báo Ấp Bắc mạnh dạn nâng số lượng phát hành từ 1.000 tờ lên 5.000 tờ; những số đặc biệt, có vụ án hoặc có những van đề nôi cộm, số lượng được nâng lên nhiều hơn, từ 30.000 đến 50.000 tờ, nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Trong thời gian này có một nội dung được nhiều người quan tâm là van đề ruộng dat Đề có cơ sở giải quyết van đề về ruộng đất, báo Ap Bắc thứ Tư số 594, ra ngày 14-9-1988 đăng toàn văn Chỉ thị số 47-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “Ve việc giải quyết một số van dé cấp bách về ruộng đất”.
Dé góp phan chống tiêu cực, xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, từ số báo 597, ra ngay 05-10-1988, Ban Biên tap mở chuyên mục “Diễn đàn nhân dân” nhằm tạo cho công dân được nói lên tiếng nói của mình trước những hiện tượng tiêu cực, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh Chuyên mục luôn được độc giả đón đợi, bởi tính thời sự, tính cụ thé của các vụ việc do chính người dân cung cấp thông tin. Đội ngũ phóng viên trong thời gian này đã có mặt ở hầu hết các “điểm nóng” dé viết tin, bài, mô xẻ những van đề nhằm đưa ra ánh sáng mọi ngóc ngách cua sự việc Từ năm 1988 đến năm 1991 báo Ấp Bắc xuất bản lên tới
50.000 bản/kỳ, nhờ đó báo đã tự cân đối được tài chính.
Báo Ap Bắc Chủ nhật có khổ nhỏ 20 x 28 cm và có 16 trang, có nhiều chuyên mục như: An ninh - Xã hội, Câu chuyện hàng tuần, Trao đổi tâm tình, Theo dòng thời sự, Thế giới tuần qua, Hom hinh, Giao lưu - Kết bạn,
TỪ NĂM 2001 DEN NAY Trong giai đoạn nay, tiềm lực của đất nước bắt đầu tăng mạnh, vi thế
Báo Ấp Bắc
Về tô chức bộ máy, lãnh đạo cơ quan báo Ấp Bắc là Ban Biên tập, bao gom Tổng Biên tập và từ 1 đến 2 Phó tổng Biên tập Ban Biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ quản, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông về mọi hoạt động của báo Ấp Bắc.
Báo Ấp Bắc tổ chức thành 4 phòng trực thuộc gồm: 2 Phòng Phóng viên, Phòng Thư ký - Xuất bản và Phòng Trị sự.
Cùng với sự đối mới tư duy về báo chí, sự mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, lượng thông tin về mọi mặt đời sống tại địa phương, trong nước và quốc tế nhiều hơn, đến với người đọc, người nghe, người xem nhanh hơn.
Báo chí tỉnh Tiền Giang cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
Từ đầu năm 2001, báo Ấp Bắc ra 2 số: thứ Tư và thứ Sáu Các số đều có 8 trang, vẫn giữ khô 28 x 42 cm Các số đặc biệt in 16 trang.
Thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quan ly công tác báo chi, xuất bản”, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tòa soạn quy hoạch lại việc xuất bản các tờ báo Báo Ap Bắc Văn hóa Thé thao ngừng xuất bản, tập trung cho tờ báo chính, dé ra 3 s6/tuan Báo Ap Bắc Chủ nhật được thay đôi khổ báo, giống báo Áp Bắc thứ Tư Một số chuyên mục của báo Ấp Bắc Văn hóa Thể thao được chuyên sang báo Ap Bắc Chủ nhật Trong điều kiện khó khăn về tài chính, báo Ap Bắc Chủ nhật chỉ kéo dài đến năm 2002 Báo Ấp Bắc thứ Tư vẫn là tờ báo chính, vẫn giữ § trang Trang 1 đăng các tin chính; trang 2 dành cho chuyên mục “Chính tri - Xã hội”; trang 3 với chuyên mục “Nông nghiệp -
Nông dân - Nông thôn”; trang 4 và 5 là các chuyên mục “An ninh - Quốc phòng” và “Bạn đọc”; trang 6 và 7 đăng các tin, bài về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và một phần dành cho mục “Thông báo - Quảng cáo”; trang
8 có các chuyên mục “Hoa đẹp Tiền Giang”, “Thể thao”, “Tin văn” Nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm của các ngành, các sự kiện chính tri,
72 có thêm các phụ trang, phụ bản (gồm 4 trang) như: phụ trang Chữ Thập Do, phụ trang Vì Trẻ em, phụ trang Dân số, phụ trang Cảnh sát nhân dân, phụ bản Đại hội Đảng bộ tỉnh, phụ bản Đại hội các đoàn thé,
Nam 2004, báo Ap Bắc xuất bản thêm 1 kỳ, ra ngày thứ Hai, như vậy mỗi tuần báo Ap Bắc xuất ban 3 kỳ (thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu) Dé có thêm báo Ap Bắc thứ Hai, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên tòa soạn phải nỗ lực phan đấu dé có đủ tin, bài cho 3 số báo Sự có mặt của báo Ấp Bắc thứ Hai đã giúp bạn đọc tỉnh nhà có thêm thông tin về nhiều mặt trong đời sống thường nhật, giúp bạn đọc nắm được thông tin nhanh hơn,nhu cầu được thông tin của nhân dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Thường trực Tỉnh ủy tô chức hội nghị bàn việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về cơ sở Tại hội nghị này Thường
Từ năm 2007, báo Áp Bắc được tăng từ 8 lên 12 trang Các chuyên trang, chuyên mục có sự thay đổi chút ít Trang 1 vẫn như trước; trang 2 và 3 là chuyên trang “Chính trị - Thời sự”; trang 4 và 5 là trang Kinh tế; trang 6 và 7 là trang Văn hóa - Văn nghệ; trang 8 thường có chuyên mục “Thế giới hôm nay” và “Thế giới 360 độ”; trang 9 dành cho Thể thao; trang 10 va 11 là trang “Xã hội” và Thông báo - Quảng cáo - Rao vặt; trang 12 có chuyên mục “Hoa đẹp Tiền Giang” và Quảng cáo Với 12 trang, mỗi tuần xuất bản 3 kỳ, tin, bài, hình ảnh phong phú, chuyên tải nhiều nội dung, phản ánh nhiêu khía cạnh của cuộc sông, tờ báo trở nên sinh động hơn.
Bên cạnh đó, mỗi năm báo Ap Bắc còn phát hành 2 an phâm đặc biệt, đó là ấn phẩm báo Xuân và ấn phẩm chào mừng 30-4.
Tháng 5-2012 là báo Ấp Bắc điện tử đi vào hoạt động Tháng 8-2014, báo Ap Bắc điện tử xuất bản trang tiếng Anh dé phục vụ kiều bao và góp phan thông tin thu hút đầu tư từ nước ngoai vào tỉnh Tiền Giang.
Trong thời gian tới báo Ap Bắc hướng đến phát triển theo mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp 3 loại hình báo chi: Báo in, Báo điện tử, Truyền hình.
3.3.2 Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang
Thời gian đầu, chương trình phát thanh chỉ phát sóng 2 giờ/ngày đến nay đã nâng lên 18 giờ/ngày; truyền hình từ 3,5 giờ/ngày đến năm 1998 đã tăng lên 2 buổi với thời lượng phát sóng 7 giờ/ngày, năm 2000 tăng lên 3 buổi với thời lượng phát sóng 9 giờ/ngày, năm 2006 tăng thời lượng phát sóng lên 17 giờ/ngày, năm 2011 phát sóng 19 giờ/ngày và đến ngày 30 tháng 01 năm 2014 đã chính thức phát sóng liên tục 24 giờ/ngày sau khi
UBND tỉnh chấp thuận và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Đây là bước đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang.
Các chương trình thời sự và chuyên, tiết mục được nâng chất theo hướng nhanh nhạy, chính xác, kịp thời, tạo được thông tin hai chiều giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Ngoài các chương trình phục vụ công tác tuyên truyền còn có nhiều chương trình văn hóa văn nghệ, chương trình gây quỹ, vận động xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách và người nghèo trong tỉnh, thu hút được bạn nghe và xem đài như chương trình Âm vang miền Tây, Chuyện nhà nông, Thay thuốc của bạn, Qua tặng âm nhạc, Ngày cuối tuần, Mái 4m nghĩa tình, Dat nước mến yêu, Dia chỉ nhân đạo,
Ngày 27-3-2004, kênh truyền hình THTG bị dừng phát sóng đột ngột
3 ngày liên tục, do trục trặc kỹ thuật ở bộ chia tín hiệu truyền sóng trên đỉnh ăng-ten vì đã sử dụng liên tục từ năm 1996 Sau 3 ngày khẩn trương
74 khắc phục sửa chữa, đến 16 giờ 15 phút ngày 30 tháng 3 kênh truyền hình
THTG chính thức phat sóng trở lại bình thường Cũng trong năm 2004, do phải bàn giao mặt bằng để xây dựng công trình cầu Rạch Miễu nên đài đã ngưng phát sóng chương trình phát thanh AM và được thay thế bằng chương trình phát thanh FM (trên tần số 102,7 MHz, từ ngày 23 tháng 12 năm 2010 thay đổi sang tần số 96,2 MHz) từ đó đến nay.
Năm 2013, UBND tỉnh chấp thuận cho Đài PT-TH Tiền Giang thực hiện đề án phát sóng chương trình lên vệ tinh Vinasat Sau thời gian thử nghiệm, đến ngày 19-07-2013, chương trình phát thanh, truyền hình của Đài PT-TH Tiền Giang đã chính thức phát lên vệ tinh Vinasat ở 132° kinh Đông thông qua đối tác VTC.
Tháng 4-2015, được sự đầu tư của UBND tỉnh, Đài thực hiện Dự án số hóa sản xuất và phát sóng chương trình PTTH, là bước khởi đầu lộ trình số hóa truyền hình của Chính phủ Qua đó, nâng cao chất lượng sản xuất, phát sóng và lưu trữ chương trình thông qua công nghệ sé.
Ngày 16-09-2014, nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, Đài PT-TH Tiền Giang vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.
Ngày 15-08-2017, Đài PT-TH Tiền Giang đã ngừng phát sóng kênh truyền hình Tiền Giang (THTG) trên hạ tầng truyền hình tương tự (Analog Television) để chuyên sang phát sóng trên hạ tầng truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT - Digital Terrestrial Television) theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Chính phủ.
Ngày 04-01-2020, Đài PT-TH Tiền Giang phát sóng kênh truyền hình THTG theo chuẩn phân giải độ nét cao HDTV (High-Definition Television) trên hạ tầng kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 và các hạ tầng truyền dẫn phát sóng khác Đánh dau bước ngoặt phát triển, quyết tâm đôi mới dé tạo đột phá và là cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất, truyền dẫn phát sóng.
75 Đến nay đài đã mở rộng diện phủ sóng thông qua việc hòa vào các mang cap va số của HTVC, SCTV, MyTV, Vietel, FPT, sóng vệ tinh cua Vinasat, truyền hình cáp Sông Thu Đà Nẵng, phát trực tuyến trên trang thông tin điện tử của dai, riêng chương trình phát thanh FM của dai cũng đã hòa vào mạng Radio Internet của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Theo theo lộ trình số hóa của Chính phủ và Đề án Phát triển tổng thể của Đài PT-TH Tiền Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt, đài sẽ đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Kỹ thuật PT-TH Tiền Giang, phim trường ngoài trời và trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành đồng bộ, hiện đại tại khu đất thuộc quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang; xin chủ trương mở thêm kênh truyền hình THTG2 nhăm đa dạng chương trình và đến năm 2021 sẽ hoàn toàn tự chủ về tài chính.
Ngày 16-9-2009, Đài PT-TH Tiền Giang chính thức ra mắt trang thông tin điện tử tông hợp nhân kỷ niệm 30 năm thành lập đài Ngoài chức năng cung cấp thông tin bằng hình thức tin, bài, ảnh, trang thông tin còn cho phép khán giả xem trực tuyến kênh truyền hình THTG và nghe trực tuyến chương trình phát thanh FM 96,2 MHz trên máy vi tính Đặc biệt, ngày 9-6-2015, Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang chính thức đưa vào sử dụng phiên bản di động Hướng tới sẽ nâng cấp trở thành báo điện tử PT-TH Tiền Giang.