Trước thực tế làng là đối tượng nghiên cứu được các các nhà khoa học tìm hiểu từ nhiều góc độ khá tách biệt, như lịch sử Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, 2009, kinh tế Nguyễn Thị Bích Đảo, 2
Đóng góp của đề tài
Về lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về vốn xã hội và sinh kế làng nghề và thúc đây cách phân tích vốn xã hội trong sinh kế ở làng nghề ven đô hiện nay Luận văn là một công trình nghiên cứu thúc đây cách tiếp cận dân tộc học trong khám phá, phân tích và lý giải vốn xã hội trong sinh kế ven đô thị Hà Nội trên nhiều chiều cạnh, trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dưới góc nhìn lịch đại và đồng đại.
Về thực tiễn, công trình này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vốn xã hội trong sinh kế ở làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu trong bối cảnh Đồi mới và nền kinh tế thị trường Dựa vào cách tiếp cận dân tộc học, luận văn phân tích và lý giải được các chuỗi sản xuất thông qua các quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ, lợi nhuận kinh tế của từng công đoạn, mạng lưới xã hội gắn với sự vận hành của các công đoạn nêu trên, bên trong cộng đồng làng và giữa cộng đồng làng nghề với khu vực xung quanh Luận văn cũng làm rõ được quan điểm, thái độ, cách ứng xử của người dân làng nghề và chính quyền địa phương trước những thay đổi về chính sách của Nhà nước, sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường Trên cơ sở đó, luận văn phác thảo được nghề chế biến miễn ở làng Dương Liễu như một phương thức mưu sinh và vai trò của vốn xã hội trong phương thức mưu sinh này của người dân làng trong quá trình chuyền đổi sang nên kinh tế thị trường.
Kết cấu Luận văn Cấu trúc của luận văn dự kiến gồm các phan như sau
Mở đầuChương I: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu.
Chương II: Vốn xã hội trong công đoạn chuẩn bị sản xuất miễn thủ công.
Tầm quan trọng của vốn xã hội ở làng nghề Dương Liễu
Tài liệu tham khảoPhụ lục
TỎNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tiếp cận lý thuyết
1.3.1 Tiếp cận von xã hội
Vốn xã hội là một khái niệm quan trọng được sử dụng dé phan tich chuỗi miến thủ công của các hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu của luận văn Dù có không ít định nghĩa khác nhau về vốn xã hội, khái niệm này thường được hiểu xoay quanh ba yếu t6 có liên hệ mật thiết với nhau là: khả năng làm việc chung với nhau, sự tin cậy gitra con người với nhau và các mạng lưới xã hội (HJollund,
Paldam, Svendsen, 2001) Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID xác định năm loại vốn sinh kế, bao gồm vốn tự nhiên (natural capital), vốn vat chất (physical capital), vốn tài chính (financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital) Đây là những loại vốn có ý nghĩa cho cả đầu vào và đầu ra của sinh kế bền vững Trong năm lại vốn này, vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng dé theo đuôi các mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm các mối quan hệ, mạng lưới, tư cách thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau, v.v.
Theo cả hai cách hiểu trên thì các mạng lưới xã hội là một phần quan trọng tạo thành vốn xã hội Vượt qua cách tiếp cận tập trung vào cá nhân và hành xử của cá nhân, cách phân tích mạng lưới xã hội giúp nhà nghiên cứu tập trung vào các môi quan hệ giữa cá nhân với các chủ thê xã hội khác trong các
20 mạng lưới xã hội rộng lớn hơn.” Phân tích mạng lưới xã hội là phân tích các điểm nút (node) và các mối quan hệ (tie) Các điểm nút có thê là các cá nhân, nhóm xã hội, các tô chức, các thiết chế, các công ty, v.v Các mối quan hệ có thé là mối quan hệ bạn bè, gia đình, dòng họ, đồng hương, đồng nghiệp, v.v.
Các mối quan hệ giữa các điểm nút này tạo thành một mạng lưới xã hội nhiều mỗi quan hệ khác nhau của mỗi cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức cụ thé nao đó.
Các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội của cá nhân hay tổ chức cũng có thé mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đôi thông tin cho đến việc trao đôi hàng hóa, trao đổi các dịch vụ, v.v (Lê Minh Tiến, 2006) Khi phân tích về nguồn vốn xã hội trong hoạt động kinh doanh ở Mỹ Latinh, Francis Fukuyama (2003) cho rang quan hệ chắc chan nhất, tin cậy nhất chỉ có ở phạm vi gia đình, hoặc trong nhóm bạn bè thân thiết Như vậy, nguồn vốn xã hội trước hết nằm trong mạng lưới các quan hệ họ hàng, và về nhiều khía cạnh, những mang lưới đó cau thành một tài sản xã hội quan trọng Tuy nhiên, chủ nghĩa gia đình đôi khi cũng biểu lộ sự thiếu niềm tin với những người xa lạ, là điểm node giới hạn cho việc mở rộng mạng lưới xã hội ra bên ngoài Có thể nói phân tích mạng lưới xã hội là một phần quan trọng đề hiểu vốn xã hội của cá nhân hay hộ gia đình.)
Mang lưới xã hội có thể trở thành vốn xã hội khi chúng được các chủ thé sử dụng cho các mục đích nào đó Ở Việt Nam, một số nhà khoa học đã đánh giá cao vai trò của vốn xã hội trong đời sống con người, như trong các hoạt động thương nghiệp của tiểu thương ở chợ Ninh Hiệp (Nguyễn Giáo, 2016), trong các hoạt động kinh tế (Trần Hữu Dũng, 2006), hay trong y tế (Phạm Gia Cường, 2018) Tác giả Nguyễn Vũ Hoàng (2008) sử dụng vốn xã hội như một
? Trích lại: Nguyễn Văn Sửu, ban thảo “Mới số tiếp cận lý thuyết cho nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam đương đại ”.
3 Trích lại: Nguyễn Văn Sửu, bản thảo “Mét số tiếp cận lý thuyết cho nghiên cứu sinh kế ở Việt Nam đương
21 khái niệm quan trọng để lý giải sự kết nối và quy tụ các hành vi đấu tranh cá nhân thành hành động tập thé dé đạt được các mục tiêu của người dân trong quá trình bị thu hồi đất ở một dự án phát triển đô thị ở Hà Nội Ngoài ra, tác giả Đặng Nguyên Anh (1998) cho thấy đối với người di cư, mạng lưới xã hội góp phan quan trọng giúp họ giảm bớt chi phí di cư và tìm kiếm việc làm, giảm thiểu rủi ro, bat trắc khi dịch chuyền đến nơi nhập cư.
Phân tích vốn xã hội có ngu6n gốc từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây Dù họ có quan điểm và định nghĩa khác nhau về vốn xã hội, song đều cho thấy tầm quan trọng của vốn xã hội trong đời sống và sinh kế của con người (Portes, 1998) Nhờ nó, những cá nhân, gia đình hay tổ chức càng giàu vốn xã hội thì càng có nhiều cơ hội, lợi thế và khả năng dé sử dụng vốn xã hội nhằm dat được các mục tiêu cụ thé của mình Luận văn này nhìn nhận mạng lưới xã hội như một loại vốn mà các hộ gia đình có, kiến tạo và sử dụng chúng dé duy tri va phát triển chuỗi sinh kế miễn thủ công của họ ở làng Dương Liễu.
Thay vì phân tích cấu trúc của mạng lưới, học viên tập trung vào cách tiếp cận phi cấu trúc Cách tiếp cận phi cấu trúc trong phân tích mạng lưới xã hội coi một cá nhân (ego) là trung tâm của một mạng lưới và tìm hiéu tổng thé các quan hệ trong mạng lưới đó, các tiếp xúc có ý nghĩa đối với các quan hệ mà người đó thực hiện trong đời sống hàng ngày (Pannier, 2008). Đối với các hộ gia đình thực hành chuỗi miến thủ công ở Dương Liễu, vốn xã hội được hiểu là toàn bộ các mỗi quan hệ xã hội của mỗi hộ và các thành viên hộ Đó là các mối quan hệ dòng họ, quan hệ bạn bè, quan hệ theo hội, theo họ, quan hệ đồng niên, quan hệ hàng xóm, v.v Các mối quan hệ này được phân tích theo cả chiều ngang dé xem sự tương tác qua lai, và theo chiều dọc dé hiểu tính thứ bậc của từng mối quan hệ, nếu có Các mối quan hệ này được coi là vôn xã hội Vôn xã hội được các hộ sử dụng đê tiêp cận các loại vôn khác, như
22 vôn vật chât, vôn tài chính, vôn con người và triên khai các công đoạn trong chuôi miên từ khâu thu mua nguyên liệu cho đên khâu bán sản pham.
Dĩ nhiên, vốn xã hội chỉ là một trong các loại vốn của các hộ gia đình làm mién thủ công Các loại vốn khác là những hình thức cụ thể của vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người, như Khung sinh kế bền vững của DFID đã chỉ ra (xem ở trên) Điểm quan trọng trong luận văn này là học viên tìm hiểu vốn xã hội trong việc đạt được các loại vốn khác và trong toàn bộ quá trình thực hiện chuỗi miến thủ công của hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu.
Vấn đề tiếp theo cần được làm rõ là chuỗi miễn có nghĩa là gì?
1.3.2 Tiếp cận chuỗi giá trị
Thứ nhất là định nghĩa tiếp cận chuỗi giá trị Tiếp cận chuỗi giá trị đối với sinh kế miễn thủ công của các hộ gia đình ở Dương Liễu là việc phân chia quy trình sản xuất miễn thành các công đoạn hay các khâu khác nhau dé phân tích Kết hợp các công đoạn này với nhau tạo thành một chuỗi bao gồm toàn bộ các hoạt động và qua mỗi hoạt động đó thì giá trị thành phẩm gia tăng Tiếp cận chuỗi giá trị theo cách này cho phép học viên tìm hiểu từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khâu tạo nên thành phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu đã sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị dé phân tích nhiều các quy trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm cụ thể Đối với lĩnh vực Nhân học, một số khoá luận và luận văn đã sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị và mang lại nhiều lý giải lý thú Chang hạn, Nguyễn Thi Hải Giang (2019) nghiên cứu chuỗi cá sông Đà ở huyện Đà Bắc, thành phố Hòa Bình Lĩnh vực kinh tế có Tô Linh Hương (2018) nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn câu ngành hàng chè của Việt Nam.
Tiép cận chuôi giá tri được thê hiện rõ trong các nghiên cứu cua Micheal
Porter (1985), Kaplinsky và Morris (2000) Micheal Porter (1985) chia “chuỗi
23 giá trị” thành các khâu: thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị khách hàng, v.v từ đó doanh nghiệp có thể xác định được chuỗi giá trỊ của mình và phân tích được lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Cho đến 2000,
VON XA HOI TRONG CONG DOAN CHUAN BI SAN XUAT MIEN THU CONG
Các thành viên thuộc 2 thế hệ trong cùng một gia đình
đang tráng bột, làm miên.
Nguôn: Tư liệu điên dã của tác giả. Đối với những hộ không thể tận dụng các mối quan hệ thân tộc hoặc hộ sản xuất quy mô lớn, thì phải thuê thêm lao động từ bên ngoài Việc thuê lao động nghĩa là phải dùng vốn tài chính để có được vốn con người Trong quá trình này, vốn xã hội được xem là phương tiện hữu hiệu cho sự lan truyền các thông tin việc làm trong thị trường lao động, kết nối mỗi cá nhân với các công việc (Phạm Huy Cường, 2014) Nhiều hộ thường hướng đến thuê lao động trong làng hoặc các xã cùng khu vực, sau đó là những người lao động ở các tỉnh khác như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn,
Khảo sát ở địa bàn nghiên cứu cho thấy có hai xu hướng chọn lựa lao động Một số hộ luôn ưu tiên chọn thuê người tại địa phương, bởi họ có suy nghĩ là “người làng, người nước” thì dễ tin tưởng nhau hơn, mang lại cho họ sự an tâm trong quá trình sử dụng lao động Xu hướng thuê lao động này cho thấy ý nghĩa quan trọng của lòng tin hay niềm tin trong sự hình thành vốn xã hội, nó chi mức độ tin tưởng của cá nhân với cá nhân, gia đình, họ hàng, các nhóm xã
41 hội Nghiên cứu về vai trò của lòng tin trong sự phát triển sinh kế, tác giả F.
Fukuyama cho rằng, mức độ lòng tin cao trong các quan hệ xã hội sẽ làm giảm đi các chi phí giao dịch, thông tin và tao ra quá trình giám sát hiệu qua hơn.
Mỗi người là trung tâm của một hình tròn và họ có bán kính tin tưởng với những người xung quanh, bán kính này càng lớn thì càng có tác động tích cực tới sinh kế (dẫn theo Nguyễn Quý Thanh, 2016: 51) Một minh chứng rõ nét của nhận định này đó là theo khảo sát tại địa phương, số hộ sản xuất ưu tiên lựa chọn thuê lao động sinh sống cùng khu vực lên tới hơn 63% (19/30 hộ) Ngay cả khi đặt trong sự so sánh về cơ hội việc làm giữa những người sinh sống cùng địa phương và những lao động lành nghề mà ở nơi khác tới thì việc sống cùng làng với chủ thuê lao động vẫn là một ưu thế, chiếm tới gan 57% sự lựa chon của các hộ tham gia khảo sát Lý giải cho điều này, nhiều hộ gia đình cho rằng làm mién không phải là một nghề đòi hỏi nhiều kĩ thuật vì thế họ ưu tiên chọn thuê người sống cùng địa phương nhăm tìm kiếm cảm giác an tâm, tin tưởng khi làm việc chung, đổi lại là họ chấp nhận bỏ thêm thời gian đào tạo (nếu cần).
Một số ít hộ (11 hộ, tương đương khoảng 37%) thì lại ưu tiên thuê lao động di cư vì cho răng thuê “người thiên ha” dé quản lý, góp ý hơn khi có điểm gi không hài lòng Trong khi đó, thuê người tại địa phương phải “vuốt mặt né mũi” nhiều khi nhân công làm việc không tận tâm, không thỏa đáng, chủ cũng ngại góp ý vì sợ mang tiếng hoặc động chạm đến người làng. Ở Dương Liễu, có hai hình thức thuê lao động là theo tháng hoặc theo ngày Nguồn lao động công nhật thường là người dân tại địa phương, những người đã quá tuôi lao động, người không có trình độ hoặc những nông dân đang trong giai đoạn nông nhàn Anh Q chủ một xưởng sản xuất thủ công cho biết:
“Miễn là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ, tity vào nhu cau thị trường, vì vậy có những đợt hàng tiêu thụ kém, ví dụ như ra Tết, không
42 đòi hỏi sản xuất với cường độ cao thì chỉ cần người trong gia đình là đủ, cứ túc tắc vừa làm vừa chơi Thi thoảng, vào những ngày có đơn đặt hàng nhiêu mới phải di thuê thêm người làm ”
Mức lương lao động công nhật hiện tại dao động trong khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/người/ngày công, không quy định cụ thê về giờ công, việc xong lúc nao thì nghỉ lúc đó Chị L lao động thời vụ, 47 tuổi, ngụ tại Đội 12, làng Dương Liễu chia sẻ:
“Thường trước khi nhận việc thì sẽ trao đổi về lương lậu và công việc Những người phụ nữ như chị, không bê vác được lại ít chuyên môn tráng, hấp bột thì người ta chỉ thuê đến cân, bó miễn Việc này nhẹ nhàng nhưng tính ra mat nhiễu thời gian, lương lại thấp, cùng là gan 300 nghìn/] ngày công nhưng thanh niên trai tráng họ làm xay dong, ép bột chỉ từ buổi sáng đến dau giờ chiéu là xong, còn những người có tuổi hoặc sức khỏe kém như chị đóng gói từ 5h sáng đến 10h đêm cũng chỉ có 300 nghìn, tính ra chưa được 17 nghìn I tiếng.”
Việc thuê lao động với số lượng lớn và theo ngày như trên dẫn đến sự hình thành ở Dương Liễu một chợ lao động làm công nhật được người dân tại địa phương gọi là “chợ người.” Từ khoảng 5h sáng hàng ngày, trên dé sông
Day đoạn từ chợ Sau cho đến dốc chùa Hương Trai (Dương Liễu) có rất nhiều người lao động đứng ở đây chờ người đến thuê Nguồn lao động này được gọi là “thợ Hiệp,” vì họ chủ yếu đến từ xã Tam Hiệp, chỉ cach Dương Liễu con đê sông Đáy.
Lao động công nhật tập trung trên đê sông Đáy, đoạn dốc chùa Hương
Trai (Dương Liêu) từ sáng sớm.
Nguôn: Tư liệu điên dã cua tac giả.
Một số hộ có sản xuất quy mô lớn hơn thường ưu tiên hình thức thuê lao động theo tháng Các lao động làm công ăn lương cé định theo tháng thường là dân từ nơi khác đến, làm việc, sinh hoạt và ăn ngủ luôn tại hộ sản xuất Mức lương trung bình đối với nhóm lao động làm theo tháng dao động từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng/tháng tùy vào cơ sở và khối lượng công việc Nếu so với lao động thuê theo tháng thì lao động thuê theo ngày là người tại địa phương thường được trả lương cao hơn Lý giải cho điều nay, bác B 52 tuôi, chủ cơ sở sản xuât miên B.H chia sé:
“Thuong thì trả lương cho người làng phải cao hơn người thiên hạ Thứ nhất là vì người làng người nước, trả bèo bọt quá cũng mang tiếng Thêm cái nữa là người thiên hạ họ đến đây, sinh hoạt ở nhà mình, mình nuôi ăn nuôi ở rồi nên đương nhiên lương sẽ thấp hon Người làng họ đến làm, hết việc là họ về nhà, có khi nhiều việc thì chỉ nuôi thêm bữa trưa cũng không đáng kể.”
Người lao động di cư từ xa tới Dương Liễu về cơ bản có ba hình thức lưu trú: thứ nhất là ở luôn tại cơ sở sản xuất (được bao ăn, ở), thứ hai là ở nhờ
44 nhà người quen thông qua mạng lưới xã hội của cá nhân, cuối cùng là phải đi thuê nhà Khu vực Dương Liễu có khá nhiều hộ cho công nhân thuê nhà với mức giá từ 2-4 triệu đồng/tháng, tùy diện tích; tiền điện nước được tính riêng theo mức độ sử dụng của người thuê Nhóm công nhân di cư thường thuê chung nhà ở với mức chi phí trung bình mỗi tháng hết khoảng hơn | triệu đồng/ 1 người, bao gồm cả điện nước sinh hoạt Đối với những người ở nhờ nhà người thân tuy không phải đóng tiền thuê nhà nhưng vẫn phải góp các khoản khác như điện, nước, tiền thực phẩm ăn uống Như vậy, việc có một mạng lưới các mối quan hệ xã hội hay nói cách khác là vốn xã hội déi dào tại nơi ở mới là một ưu thé lớn đối với người lao động di cư Nó không chỉ giúp họ tìm kiếm được việc làm (thông qua giới thiệu, thông tin được người thân, bạn bè cung cấp) mà còn đảm bảo được cho họ có một sự an toàn nhất định về chỗ ở, phúc lợi làm việc, sức khỏe, kinh tế (giúp đỡ nhau khi ốm đau, thiếu thốn), chỉ phí sinh hoạt (chăng hạn, ở nhà nhờ người thân sẽ đỡ tốn kém hơn đi thuê nha) Ngoài ra, xét trên khía cạnh giới, phụ nữ di cư đôi khi còn phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe, bị quấy rối tình dục hay su di nghị tại quê nhà khi sống xa gia đình.
Lúc này, mạng lưới xã hội của người phụ nữ đóng vai trò đảm bảo cho họ trong việc hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, chăng hạn như việc ở trọ với các chị em cùng quê sẽ giúp họ giảm thiêu nghi ngờ về đạo đức, lối sống của ban thân khi xa nhà Bên cạnh những điểm thuận lợi, lao động di cư cũng phải đối mặt với một số bất cập về điều kiện sinh hoạt và sức khỏe Những người lao động di cư thường tối đa hóa thu nhập và tối thiểu hóa chi phí sinh hoạt bằng cách làm thêm giờ (đa dạng các công việc dé tăng thêm thu nhập) và chia sẻ phòng, không gian sống dé giảm thiểu chi phí sinh hoạt Việc lao động với cường độ cao và điều kiện sinh hoạt hạn chế gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người di cư, dễ dàng lây lan các dịch bệnh, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nỗ đại dịch COVID-19 Trong một số trường hợp, khi người lao động đem theo con nhỏ, và không chuan bị đủ giấy tờ về mặt pháp lý thì sẽ gặp khó khăn trong việc cho con theo học tại các cơ sở giáo dục công lập Việc trông trẻ phân lớn
45 phải nhờ vào mạng lưới xã hội san có (bạn bè, người thân) nếu không muốn phải chi số tiền lớn cho các cơ sở tư nhân Tóm lại, việc xây dựng và vận dụng khéo léo vốn xã hội giúp cho người lao động nâng cao khả năng tìm được việc làm, tối ưu nguồn thu nhập, nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt khi tạm trú tại địa phương Đặc biệt với lao động di cư, họ có điều kiện để tăng nguồn thu nhập cao hơn so với nơi ở cũ, từ đó, góp phần xóa đói nghèo ở quê nhà Việc tăng thu nhập là tiền đề giúp các gia đình có người lao động di cư được cải thiện điều kiện sống và điều kiện vật chất, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao, chăm sóc sức khỏe và giáo dục Như vậy, trong trường hợp này, vốn xã hội đã giúp người lao động trong làng nghề đạt được vốn tài chính và vốn vật chất.
Ngược lại, đối với những người sử dụng lao động, vốn xã hội giúp cho họ có thê tìm được nhân công với trình độ và mức lương vừa ý Trong khi nhiều hộ sản xuất tận dụng luôn nguồn lao động có sẵn trong gia đình, họ hàng hoặc người cùng địa phương thì một số khác lại ưu tiên hơn trong việc tuyển chọn những người làm công ăn lương ngoài địa phương vì đề cao tính sòng phẳng và hiệu quả công việc Dù dựa trên tiêu chí gì, Dương Liễu vẫn là một làng nghề mà chủ thuê lao động với người lao động có nhiều điều kiện dé tìm thấy nhau nhờ vào mạng lưới xã hội với rất nhiều mối quan hệ Khác với cách tìm lao động hông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, việc tìm kiếm người lao động tại làng nghề này chủ yếu thông qua truyền miệng, người nọ giới thiệu người kia.
E Cần tìm người làm biết giữ mì, hoặc dun mi, làm việc luôn
@ Nhạn Nguyễn va 89 người khác 15 bình luận eas ữ Thích C) Bình luận Ge Chia sẻ Ảnh 6 Người lao động thông qua các trang mạng xã hội
Nguôn: Tư liệu nghiên cứu dân tộc học mạng của tác giả.
Thêm vào đó, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng trở thành một công cụ đắc lực trong tìm kiếm lao động và tìm việc làm Với các tài khoản Facebook cá nhân có số lượng bạn bè lên tới vài trăm thậm chí cả nghìn người, các tin tìm kiếm lao động thu hút được rất nhiều lượt
‘like’ và chia sẻ giúp cho chủ thé nhanh chóng tìm được lao động cũng như người lao động nhanh chóng nắm bắt được thông tin tuyển dụng Như vậy, dù băng cách này hay cách khác, tận dụng mối quan hệ sẵn có, được người quen giới thiệu hay dựa vào công nghệ thông tin thì vốn xã hội tại địa phương vẫn là yếu t6 quan trọng đã và đang giúp cho các chủ hộ sản xuất tăng thêm vốn con người mà không cần qua trung gian, tiết kiệm chi phí môi giới.
Có thé nói, vốn xã hội là nguồn lực được hình thành thông qua các mạng lưới xã hội; niềm tin giữa các cá nhân với nhau; và sự tham gia của cá nhân vào các nhóm, các hoạt động mang tính chât xã hội vì thê nó có ảnh hưởng trong
47 mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có thị trường lao động - nơi tồn tại mối quan hệ cung (người lao động) và cầu (người sử dụng lao động) Vốn xã hội trong thị trường lao động làng nghề đóng vai trò quan trong, bằng cách sử dụng nó, người lao động và người sử dụng lao động có thê kết nối được với nhau và đạt được các mục đích của từng cá nhân hoặc nhóm.
Mặc dù Dương Liễu có thé coi là vùng trồng nông sản nhưng muốn ôn định sản xuất cần phải có đủ vốn dé dự trữ nguyên liệu nham tránh được biến động về giá cả từ thị trường bên ngoài Vào những tháng ngoài vụ sản xuất, nhiều hộ thường gặp khó khăn từ khâu nguyên liệu: không đủ nguyên liệu sản xuất hoặc phải ngừng sản xuất do giá nguyên liệu đầu vào quá cao Đây cũng là đặc thù của sản xuất chế bién nông sản Ngoài ra còn hàng loạt những van đề khác cần vốn tài chính như đổi mới công nghệ, bổ sung máy móc, lương nhân công, chi phí vận chuyên hàng hóa, v.v Chính vì thé van đề tích lũy và vay vốn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi miễn.
Số lượng doanh nghiệp, hộ sản xuất cùng với quy mô vốn gia tăng, nhưng thực tế cho thay sản xuất tư nhân tai địa phương vẫn còn gap nhiéu rao can trong tiép cận vốn tín dụng chính thức, nhất là với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới thành lập Trong hoàn cảnh đó, phần lớn nguồn vốn đầu tư đều là tài sản cá nhân của hộ gia đình Nhiều hộ đã có thâm niên làm miến nhiều năm, trải qua nhiều thế hệ, vốn ban đầu bỏ ra khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng nhưng qua quá trình xoay vòng vốn, tái đầu tư đến nay họ đã xây dựng được nhà xưởng, mua sim máy móc, trang thiết bị, cơ ngơi trị giá hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng Thực tế cho thấy, sản xuất miễn quy mô càng lớn thì giá nhập nguyên liệu càng rẻ Thêm vào đó, máy móc thay thế được sức lao động của con người, chủ hộ sản xuât giảm được tiên lương chi trả cho nhân
48 công Như vậy, đầu tư máy móc một lần tốn kém nhưng về lâu về dài lại có lợi về mặt kinh tế Tuy nhiên, muốn có bước đột phá đổi mới phương thức sản xuất, hạ giá thành nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhăm tiếp cận thị trường lớn cần đến nguồn vốn kinh tế đồi đào mà muốn huy động được vốn kinh tế thì việc vận dụng vốn xã hội đóng vai trò quan trọng Nghiên cứu về nghèo cho biết những người nghèo, hộ nghèo thường bị loại trừ về mặt xã hội hoặc có mức vốn xã hội thấp, thể hiện qua việc có ít liên hệ xã hội hay bị cô lập về xã hội, ít được tin tưởng (nhất là khi tiếp cận với các khoản tín dụng chính thức hay phi chính thức); sự tham gia xã hội cũng thấp do e ngại hoặc thiếu sự tôn trọng từ chính quyền (Nguyễn Tuấn Anh, 2021) Chính vì vậy, người nghèo bị giảm cơ hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ và các chương trình hỗ trợ ở cộng đồng (Ngân hàng Thế giới, 1999) Trong luận văn này, tôi không dé cập sâu tới van đề giàu-nghèo nhưng có một thực tế rõ ràng là những cá nhân hoặc hộ sản xuất có tiềm lực kinh tế mạnh thường có cho mình một uy tín nhất định giúp họ có nhiều thuận lợi trong làm kinh tế chăng hạn như nhập sản phẩm mà chưa cần thanh toán ngay hoặc dễ dàng hơn trong việc vay thêm vốn từ các đơn vị tài chính như ngân hàng, tín dụng hoặc đối tác làm ăn Trong khi đó, những hộ có thu nhập thấp, khó lòng đảm bảo các tài sản thế chấp khi vay vốn của các đơn vị tài chính hay kêu gọi vốn đầu tư từ các đơn vị tư nhân, lúc này, vai trò của mạng lưới xã hội như anh em, họ hàng, bạn bè thân thiết mới thực sự cho thấy tính cần thiết Một số hình thức cho vay cũng ra đời từ nguyên do này, điển hình như việc “đóng họ”, tức là những người trong cùng một họ hoặc một nhóm có quan hệ thân quen sẽ hùn tiền với nhau theo tháng gần giống như hình thức gửi tiết kiệm, tạo thành một khoản vốn Số tiền này sẽ cho một hoặc một số thành viên vay với lãi suất hợp lý đề đầu tư làm ăn Sau một năm, số tiền lãi thu về sẽ được chia lại cho những người đã “đóng họ” theo thỏa thuận ban đầu.
Trong sô các hộ sản xuât tham gia khảo sát, việc van dung von xã hội nham
49 vay vốn tài chính là một cách phé biến do những ưu thé về mặt thủ tục, phần lớn các khoản vay họ hàng, bạn bè đều dưới hình thức tín chấp, không cần thế chấp tài sản với lãi suất thấp hoặc không mất lãi suất Đối với những mối quan hệ gần gũi như bố mẹ, con cái, anh em ruột thịt thì việc huy động vốn tài chính lại càng trở nên đơn giản và nhanh gọn, thậm chí nhiều khoản vay mượn còn có thé trở thành khoản tiền biếu, tặng bố mẹ, anh em trong trường hợp người cho vay có điều kiện dư đả Một lần nữa, việc huy động vốn tài chính nhờ vốn xã hội lại cho thay tầm quan trọng của lòng tin hay uy tín mà cá nhân gây dựng trong mạng lưới xã hội và quá trình tham gia xã hội của mình, giúp cho các cá nhân đạt được lợi ích về mặt kinh tế một cách nhanh chóng và thuận lợi.
con, con trai sinh năm 1991, lây vợ ở Cát Qué; con gai sinh nam 1993,
lay chồng Tuyên Quang (lao động di cư đến Dương Liễu làm thuê).
Vốn xã hội trong khâu huy động vốn tài chính: Hộ bắt đầu sản xuất từ năm 1982, do bố đẻ của anh P học nghề của nhà bà cô ruột Trước đó, gia đình sống chủ yếu băng lao động chân tay, làm thuê cho các hộ trong khu vực nên khi mở xưởng tự sản xuất thiếu khá nhiều vốn Ông B (bố của anh P.) vay tiền của quỹ dòng họ được 3 triệu đồng, biết gia cảnh nhà ông khó khăn nên họ không lay lãi Ké về quá trình này, ông bồi hồi:
“Ông vay của họ, quỹ là ông trưởng họ cam, không phải người ta gây khó dễ nhưng trong họ nhiều người túng thiếu, quỹ chả được bao nhiêu mà chia ra thì không bð Cùng đợt day có may nhà nữa muốn vay.
Kể cũng may, người quen bên dang vợ ông ban con po-giô!) Tân Đảo đẹp long lanh, biết ông trưởng họ mê xe, ông dắt sang tận nơi, mua được giá rẻ hơn vài trăm nếu bán cho người ngoài Ông này cũng chịu chỉ, mua con xe theo thời bấy giờ là triệu bẩy, triệu tám gì day, bằng nghìn tam tram ca gạo, mỗi ca dong được 1,5kg tính ra cái xe bằng mấy tan gạo Nhung cũng nhờ vu day mà ông trưởng ho nghe chừng có cảm tình, dé cho nhà ông vay vốn, lời lãi cũng không tinh.”
Như vậy, nhờ vào mối quan hệ bên dang vợ, ông B giúp trưởng họ mua được xe ưng ý đồng thời ông cũng vay được vốn tài chính vì sự nhanh nhạy, vận dụng vôn xã hội khéo léo đê tạo ưu thê.
Von xã hội trong khâu nhập nguyên liệu: Có von, việc dau tiên ông làm là săm nôi quân dụng, đũa cả, phên tráng bột và dựng thêm lán nhỏ ở ngoài sân dé tiện làm hàng Thời gian đâu, do chưa săm sửa đủ máy móc và dựng bê chứa
!3 Xe đạp Peugeot là thương hiệu nổi tiếng của Pháp, thời Pháp còn cai trị Việt Nam, loại này khá phô biến, nhưng sau năm 1954 thì trở nên hiếm và mắt dan.
59 nên hộ này nhập luôn bột của bà cô Dù lúc bấy giờ hình thức này không phô biến, nhà nào tự làm nhà nấy, bột sản xuất ra chỉ đủ làm miễn, không dư dé bán ra ngoài thị trường Nhưng do có quan hệ ruột thịt và trước đây ông B từng có thời gian làm thuê ở nhà bà nên bà cũng tạo điều kiện giúp đỡ Thêm vào đó, những dot tiêu thụ mién chậm, nhà bà làm tinh bột khô dé tích trữ khi vào vụ, ông B và anh P thi thoảng cũng đến làm cùng, không lấy tiền công nhưng bà thường giữ ở lại cho ăn hoặc “dui” tiền mua quà cho cháu, gọi là có qua có lại- một đặc tính quan trọng dé tạo dựng và duy trì vốn xã hội Sau này, nhà bà cô chuyền sang làm mạch nha, gia đình anh cũng sản xuất khám khá, thu hồi lại vốn, bố con anh P quyết định mua dong riéng qua thương lái ở chợ nông sản đầu làng về tự sản xuất tinh bột cho chủ động va không bị cắt lãi qua nhiều khâu trung gian.
Tận dụng vốn xã hội sẵn có dé khai thác nguồn lao động: Hiện nay, lao động chính trong xưởng là hai vợ chồng anh P và vợ chồng con trai cả Ngoài ra, vào mỗi dip cao điểm như sát Tết Nguyên Đán, vợ chồng con gái út từ Tuyên Quang sẽ lên phụ việc Anh chia sẻ thêm, con rễ trước đây là lao động di cư tới Dương Liễu làm thuê, sau đó yêu và lay con gái anh rồi về Tuyên Quang trồng chuối, nuôi gà Cuối năm nào cũng gửi con cái và vườn cho ông bà nội chăm, đánh chuối va gà lên chợ đầu mối ở đây bán dan theo các lứa rồi ở lại làm miễn phụ gia đình luôn, một công đôi việc Như vậy thì gia đình không cần thuê thêm người ngoài mà vợ chông con gái cũng có thêm một khoản thu nhập.
Sơ đồ 4 Các thành viên trong gia đình anh Phương (Ego) cũng tương đồng với lực lượng lao động trong chuối sản xuât miên của hộ này.
Nhóm lao động của chị B.T.T (lao động đến từ Tam Hiệp, Phúc Thọ)
Chị T sinh năm 1970, qué ở Tam Hiệp, Phúc Thọ Vài năm trở lại day, thấy sức khỏe vẫn còn tốt, chị cùng hội chị em rủ nhau sang Dương Liễu làm thợ công nhật, ngày làm ngày chơi, vẫn có đồng ra đồng vào mà không bị gò bó về mặt thời gian Hằng ngày, khoảng 5 giờ kém, chị cùng nhóm của mình bắt đầu xuất phát từ Tam Hiệp sang đến dốc chùa Hương Trai đứng đợi người đến thuê, ai thuê gì thì làm việc nấy, kể cả hỗ trợ sản xuất lẫn giúp việc gia đình với mức lương theo thỏa thuận Khoảng từ tháng 9 âm lịch đồ đi đến sát Tết Nguyên Đán, công việc chủ yêu xoay quanh phơi mì, bó miến, Những công việc này chủ yếu là tốn nhiều thời gian nhưng không yêu cầu chuyên môn Vào những dip cao điểm như sát Tết, chị em cùng nhóm với chị thường rủ nhau đi
61 làm theo đội, nhận khoán việc cân dong và đóng gói cho các hộ sản xuất miễn theo một thời gian và sỐ lượng nhất định, sau khi xong việc thì sẽ lại nhận nhà khác Việc san sẻ cơ hội việc làm này cho cả nhóm thoạt nghe có vẻ thiệt thòi nhưng trên thực tế chị T cho biết, điều này giúp cho chị em có công ăn việc làm liên tục do tận dụng được các mối quan hệ của nhiều chị em trong nhóm cùng một lúc dé nhận việc Vì thé, ngay cả khi chị không có hộ nào gọi đi làm thì vẫn có thê đi theo chị em nhận việc, có thêm thu nhập Trường hợp này cho thấy, quan hệ họ hàng không phải là cơ sở duy nhất để những người lao động gan kết với nhau và chia sẻ lợi ích kinh tế, họ còn có thé là những mối quan hệ láng giềng, bạn bè hoặc có chung hoàn cảnh, gắn kết với nhau dựa trên niềm tin là chính, chứ không có thỏa thuận hay hợp đồng nào Niềm tin ở đây được hiểu là ý thức, trách nhiệm của chị em trong nhóm với nhau khi làm việc (có thê ảnh hưởng tới uy tín của người đứng ra nhận việc) hoặc niềm tin cho rằng khi chia sẻ cơ hội việc làm với các thành viên trong nhóm thì bản thân cũng sẽ nhận lại được những cơ hội tương đương với tần suất liên tục hơn do kiếm công việc thông qua mạng lưới quan hệ của cả nhóm thay vì chỉ một cá nhân Trên thực tế, việc lập thành một nhóm lao động như của chị T khá phổ biến, không chỉ xuất hiện ở các nhóm thợ Hiệp mà còn ở các nhóm lao động di cư từ xa tới, họ hợp lại thành các nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí như có quan hệ họ hàng, bạn bè, cùng quê, v.v dé tới Dương Liễu cùng nhau làm ăn, sinh sống.
Trong công đoạn đầu chuẩn bị của chuỗi miến, vốn xã hội đã cho thấy vai trò của mình trong việc vận hành các khâu chuẩn bị sản xuất riêng lẻ và tác động của vốn xã hội tới những loại vốn khác Các chủ thể của chuỗi miễn thủ công tại Dương Liễu đã vận dụng vốn xã hội mang đặc trưng cá nhân bao gồm các thành tố: mạng lưới xã hội, lòng tin và sự tham gia xã hội của mình dé tìm kiêm các lợi ích trong khâu chuân bị sản xuât, cụ thê là tăng thêm vôn tài chính,
62 vôn vật chât, vôn con người, v.v Và bản thân những người lao động cũng được hưởng nhiêu lợi ích từ vôn xã hội của mình như có thêm cơ hội việc làm từ đó đảm bảo kinh tê gia đình, cải thiện điêu kiện sông và sinh hoạt, trau dôi kinh nghiệm làm viỆc, v.v.
VON XÃ HOI TRONG CONG DOAN SAN XUẤT MIEN THỦ CÔNG
3.1 Quy trình sản xuất miễn thủ công
Những người làm nghề lâu năm ở Dương Liễu chia sẻ rằng dù là nghề sản xuất thủ công nhưng làm mién dong lại không có bí quyết hoặc công thức gì đặc biệt do không cần thêm phụ gia trong quá trình sản xuất Ngoài ra, các khâu như cách trộn bột, thời gian lắng, ủ bột đều theo công thức chung Vì vậy, để có những mẻ miến dai, ngon, chất lượng, quan trọng là mẻ bột sạch sẽ và khi phơi đủ năng để mién không bị âm, mốc hoặc lên men gây chua Trên thực tế, kỹ năng hay tay nghề sản xuất miến thủ công không đòi hỏi quá nhiều sự tham gia của vốn xã hội Bằng chứng là người dân trên địa bàn có thé dé dang chỉ dạy cho nhau cách làm miến dù không nhất thiết phải có mối quan hệ quá thân quen hay họ hàng ruột thịt Đồng thời, người lao động được thuê bên ngoài tới cũng có thê tham gia vào mọi công đoạn của quy trình sản xuất miễn đủ trình độ Tuy nhiên, chỉ khi bóc tách ra từng công đoạn riêng lẻ, ta mới có thê thay vai trò của vốn xã hội được thé hiện rõ trong quy trình sản xuất mién nơi đây Nếu như ở công đoạn chuẩn bị sản xuất, vốn xã hội đóng vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào, đất đai, vốn tài chính dé xây dựng nhà xưởng, mua máy móc hoặc trở thành phương tiện dé kết nói chủ thuê lao động và người lao động thì ở công đoạn sản xuất, vai trò của vốn xã hội được thể hiện rõ nét nhất ở khả năng khắc phục khó khăn do sự thiếu hụt các loại vốn khác gây nên hay nói cách khác là tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất Trong đó, có thể kể tới như thiếu vốn con người mà cụ thể là thiếu lao động hoặc lao động không đủ trình độ chuyên môn, thiếu vốn vật chất về máy móc, nhà xưởng, thiếu vốn tài chính để vận hành nhà xưởng, trả tiền nhân công, v.v Những sự thiếu hụt này khiến cho quy
64 trình sản xuất mién thủ công không phải lúc nào hay trong trường hợp nao cũng có thê thực hiện từ đầu tới cuối ở một hộ duy nhất Về cơ bản, băng việc vận dụng mạng lưới xã hội, các hộ gia đình kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới liên kết sản xuất trên cơ sở phân công qua từng công đoạn cụ thé: một số hộ đứng ra thu mua và bán lại củ dong tươi cho các hộ gia đình; các hộ này lại sản xuất tinh bột nhằm cung ứng nguyên liệu cho cơ sở làm miễn, trong khi đó, một số khác lại chịu trách nhiệm đóng gói hoặc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm Theo đó, quy trình làm mién dong thủ công bao gồm những khâu như sau:
Trước đây, khi máy móc, công nghệ chưa phát triển, các công đoạn làm miến phải thao tác hoàn toàn là thủ công Dong riềng sau khi nhập về phải rửa rồi gọt từng củ mất nhiều thời gian và công sức Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều hộ đã có máy rửa giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian hơn Tại các xưởng, củ dong riềng sau khi nhập về sẽ được rửa trong guồng xoay không cần gọt vỏ giúp cho nguyên liệu không bị hao, tăng lợi nhuận đáng kẻ.
Sau công đoạn sơ chế, nguyên liệu được cho vào máy xay, rồi chuyển qua h6/bé lắng tinh bột Những h6/bé lắng này sâu chừng Im, rộng, hẹp tùy theo không gian từng cơ sở Tĩnh bột sau đó được cho vào thùng cùng một lượng nước sạch nhất định Người thợ tiến hành khuấy bột đều trong 15 phút rồi ngâm trong khoảng 3-5 giờ đồng hồ sau đó tháo bỏ nước ban Quy trình ở khâu này được thực hiện lặp lại như vậy khoảng 3 lần Sau khi kết thúc rửa thì bột có thể chưa trắng hoàn toàn, lúc này tùy vào cơ sở sản xuất mà có thê sử dụng những hóa chất tây trắng bột dong riềng Điều này thường không được công khai vì các loại hóa chất tây trắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
65 người tiêu dùng Trước đây, nhiều khách hàng lầm tưởng rằng, miễn trắng mới là mién sạch, mién xin màu là miến ban, nguyên liệu không được sơ chế sạch sẽ khiến cho làng nghề suốt một thời gian dài vì chạy theo thị hiểu của khách hàng mà gây ra nhiều tranh cãi gay gắt về vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm miến thủ công Tuy nhiên, một vai năm gần đây, nhận thức của khách hàng đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực Xu hướng hiện nay được ưa chuộng lại là tiêu đùng các sản phẩm tự nhiên, organic, không qua hóa chất độc hại dù mẫu mã có thể chưa thực sự bắt mắt Bởi miễn mộc không tây trăng thường có màu xám nhạt tự nhiên của bột dong riềng Ngoài ra, tùy vào thị hiếu và nhu cầu sử dụng của khách hang mà trong quá trình làm tinh bột, người sản xuất có thể cho thêm màu thực phẩm, màu tự nhiên từ các loại hoa, củ, quả như hạt dành dành, củ dén, v.v dé tạo màu sắc hoặc thêm tinh bột săn để hạ giá thành của sản phẩm.
Bên cạnh đó, đây cũng là khâu bã dong riềng và nước phục vụ sản xuất thải ra môi trường khiến hệ sinh thái làng nghề chịu 6 nhiễm tram trọng cả về nguồn nước và không khí Dù vậy, trong bối cảnh làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu ngoài sản xuất miễn còn đa dang các mặt hàng khác, do vậy dé giải quyết triệt dé van dé này trong thời gian ngăn là khó thực hiện Tuy nhiên, nhận thức được tình trạng này, sau 10 tháng thi công, ngày 8/10/2016, Ủy ban
Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức khánh thành Dự án Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà, tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Duc, đối diện cụm
Công nghiệp Dương Liễu Nhà máy xử lý rác thải có công suất thiết kế xử lý 20.000m khối nước thải/ngày, nhà máy này có thé thu gom và xử lý triệt dé nước thải đầu vào, không phát sinh mùi hôi, xử lý chất thải cho các hoạt động làng nghé lớn ở 3 xã Dương Liễu, Cát Qué và Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Nhà máy còn có thể xử lý phân bùn tự hoại, đảm bảo vệ sinh môi trường Nhờ
66 vậy, van đề về 6 nhiễm môi trường làng nghề cho tới nay đã được cải thiện đáng kẻ.
Hồ hóa Ở khâu này người thợ có thé sử dụng bột đem hoà đều trong nước lạnh rồi sau đó cho vào nước sôi và tiền hành khuấy đều hỗn hợp dé hồ hóa tạo thành dịch hồ sánh Sau đó đem đồ toàn dịch này vào khối tinh bột ướt rồi đánh đều lên và cho thêm nước lã sạch sao cho chúng tạo thành dung dịch đồng nhất và ở dạng sên sệt.
Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả.
Như vậy, phải trải qua 3-4 khâu bao gồm sơ chế, xay, ngâm bột và hồ hóa đòi hỏi các hộ sản xuất phải trang bi máy móc cỡ lớn (guéng quay sơ chế dong riéng có kích thước khá lớn so với các loại máy móc khác), chi phí và diện tích xây bê chứa bột, thùng hồ hóa mới có thể đến công đoạn bắt đầu sản xuât miên Trong bôi cảnh không phải hộ nào cũng có thê đáp ứng đủ các điêu
67 kiện dé tự sản xuất tinh bột tai nhà, ở Dương Liễu xuất hiện nghề chỉ chuyên sản xuất tinh bột dong riềng khô và ướt đề phục vụ nhu cầu làm miến thủ công trên địa bàn và sau này phát triển đến độ phân phối ra cả các khu vực lân cận.
Bằng chứng là theo thống kê của UBND xã Dương Liễu, tinh bột dong riéng dù là ngành sản xuất thứ phát, phục vụ nghề làm miễn dong nhưng lại trở thành một trong những sản phẩm chủ yếu của địa phương, xuất ra thị trường tới 54 nghìn tân, chỉ xêp sau tinh bột san.
STT Sản phẩm Số lượng
3 Mién dong 5.000 4 Ving lac sơ chế 2.000
Bảng 3 Thống kê các sản phẩm chủ yếu năm 2021-2022 !4 Đây có thé xem là quy luật cầu — cung Một số hộ trên địa bàn thay đã vận dụng vốn xã hội của minh dé thu mua tinh bột dong riéng, thay vi cu dong tươi về tự sản xuất Hình thức san xuất này làm chuyên môn hóa theo cấp độ hộ gia đình mà luận văn sẽ đề cập rõ hơn ở phần sau Rõ ràng, việc vận dụng vốn xã hội giúp cho các hộ sản xuất bột dong riềng đảm bảo được nguồn thu mua ôn định sau sản xuất Điều này là vô cùng quan trọng vì không giống các loại bột khác như bột mì, bột săn, v.v có thê sử dụng đê sản xuât nhiêu mặt
'4 Theo Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghé chế biến nông sản Dương Liễu trong
02 năm 2020-2021 và dự kiến kết quả năm 2022, UBND Xã Dương Liễu (05/07/2022).
68 hàng, thậm chí bã sắn dây sau khi làm tinh bột còn có thé tái chế dé làm bìa các tông, thức ăn chăn nuôi, v.v bột dong riềng là sản phẩm có tính đặc thù, chỉ được sử dụng dé làm miễn dong Chính vì thế, thông qua việc sử dung các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội của chủ hộ sản xuất tinh bột, vốn xã hội có vai trò duy trì sản xuất và đảm bảo tinh bột chế biến ra có nguồn tiêu thụ Đồng thời, nó cũng trở thành phương tiện kết nối giữa cung với cầu, giúp người sản xuất tinh bột và người có nhu cầu thu mua tìm thấy nhau, đảm bảo chuỗi miễn được vận hành liên mạch và trơn tru. Ảnh 8 Máy hấp, tráng bột dong bán tự động tại một cơ sở sản xuất miễn.
Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả.
Sau khâu hồ hóa thì cần tiến hành hap chín và tráng mỏng bột dong riêng.
Trước đây, khi chưa có máy hiện đại, người sản xuất sử dụng nổi đun nước và làm nóng bang hơi nước, sau đó tiễn hành tráng bột dong trên miệng nôi Độ dày mỏng tùy cơ sở và kỹ thuật, song mức trung bình khoảng 1-1,2 mm là tốt nhất Từ năm 2003-2004, nhiều hộ gia đình ở Dương Liễu đã đầu tư thêm máy
SAN PHAM MIEN THU CONG
4.1 Quá trình phân phối sản phẩm mién thủ công
Miến thủ công Dương Liễu được ưa chuộng tại địa phương cũng như một số tỉnh thành khu vực miền Bắc Khi hàng sản xuất ra, các chủ đại lý, siêu thi ở nhiều nơi về tận xưởng lấy hang đã đặt, chở ô tô mang di đóng gói, gan nhãn mác Cũng có những chủ hàng do khối lượng lớn, hoặc cần đưa hàng gấp nên họ đặt luôn cơ sở sản xuất đóng bao gói sẵn và vỏ hộp là do họ mang tới.
Theo các hộ làm nghề, giá mién tương đối bình ôn qua các năm vì là mặt hàng giá rẻ Miễn thành phẩm thường có giá bán tại nơi sản xuất dao động khoảng 40.000 đồng /kg khi khách hang mua trên 1 tạ, 45.000 đồng/kg khi mua lẻ, ngoài ra còn tùy vào loại miễn Với các sản phẩm mién đã đóng bao bì, giá tri có thé dao động trong khoảng 50.000-60.000 đồng /1kg hoặc hơn tùy vào chất lượng Theo đó, mức thu nhập trung bình của mỗi hộ sản xuất mién thủ công dao động trong khoảng 500.000 - 800.000 đồng/ngày tùy thuộc vào quy mô của hộ sản xuất và thời điểm Ví dụ, một chủ cơ sở sản xuất mién chia sẻ, vào các đợt cao điểm, mỗi ngày gia đình chị sử dụng 250kg bột nguyên liệu, cho ra khoảng 150kg thành phẩm Với giá bán buôn và bán lẻ đao động từ 40.000- 45.000đồng/kg, mỗi năm gia đình chị có nguồn thu nhập 6n định trên dưới 300 triệu đồng.
Miến thủ công làng nghề Dương Liễu là mặt hàng quen thuộc với người dân tại địa phương cũng như nhiều huyện, tỉnh trong khu vực Mỗi dịp Tết, có nhiều cơ sở lớn mỗi tháng xuất xưởng từ 30-40 tan sản phẩm miến Cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất theo hộ gia đình cũng bán khoảng 10-15 tấn sản phẩm Theo
79 khảo sát 30 hộ sản xuất có 7 hộ (23,3%) chỉ bán sản phẩm của mình trong huyện, 4 hộ (13,3%) bán hàng cho một số cơ sở như chợ, đại lý, siêu thị trên toàn thành phó, 14 hộ (46,7%) có phân phối cả ra các tỉnh ngoài và 5 hộ (16,7%) có mién bán tại nước ngoài theo hình thức có người thân, bạn bè xách tay sang các nước đang du học hoặc xuất khâu lao động để bán cho đồng hương.
Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả.
Các hộ sản xuất miễn sử dụng vốn xã hội của mình để tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Ở đây, tính chủ động của vốn xã hội đóng một vai trò qua trọng.
Tính chủ động của vốn xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con người: sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết con người va các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn (Cohen & Prusak, 2001, trích lại Nguyễn Tuan Anh, 2021).
Theo phỏng vấn, nhiều hộ gia đình chủ động lựa chọn hợp tác, làm ăn với các đối tượng là anh em, bạn bè thân thiết hoặc sinh sống trong cùng một làng, một địa phương chủ yếu là bởi cảm giác yên tâm mà các mối quan hệ này mang lại Họ cho răng làm ăn với những mối quan hệ có ràng buộc, liên quan về mặt huyết thống hoặc trong cùng một mạng lưới xã hội làng xã, có với nhau nhiều mối quan hệ chung thì long tin sẽ được củng cố vững vàng hơn, tính né trọng nhau cũng cao hơn hoặc đôi khi chỉ đơn giản là sợ mang tiếng mà sẽ làm ăn, hợp tác tử tế hơn Chính tâm lý này khiến cho nhiều hộ sản xuất tại làng nghề Dương Liễu, dù có mức phân phối ồn định, nhưng thiếu bứt phá do bị giới hạn bởi vốn xã hội co cụm Sự ưu tiên hợp tác có chủ ý hoặc vô thức của các hộ sản xuất với những người có quan hệ dòng họ, bạn bè, làng xóm thân thiết có thể làm cho cơ hội tiếp cận các nguồn lực của những cá nhân khác (không có quan hệ này) bị giảm sút hoặc thậm chí mắt đi và đồng thời điều này cũng khiến bản thân hộ gia đình (chủ thể) đó khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới xã hội, vận dụng vôn xã hội đê tạo ra các loại vôn khác.
Dù vậy, không thê khăng định rằng đây là ảnh hưởng tiêu cực mà vốn xã hội đem lại vì rõ ràng là ở khía cạnh khác, vốn xã hội sẵn có lại là yếu tố, là điều kiện đảm bảo cho chuỗi sản xuất được duy trì và ồn định sinh kế gia đình, dù hộ đó chưa có kế hoạch mở rộng mạng lưới xã hội, tiếp cận thị trường mới.
Phần đông các hộ sản xuất thủ công tại Dương Liễu chỉ tập trung khai thác các thị trường truyền thống như chợ hoặc đại lý trong khu vực Ở Dương Liễu, chợ
Sau được coi là thị trường lớn, là nơi phân phối mién mà nhiều hộ sản xuất hướng tới bởi đây là chợ đầu mối và chợ tiêu dùng lớn nhất tại địa phương thu hút nhiều khách hàng của cả khu vực Hoài Đức cùng các huyện lân cận, có diện tích lớn thứ 2 của tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội (chỉ sau chợ Hà Đông).
Hoạt động trao đôi, buôn bán diễn ra tại đây diễn ra rất sôi nồi Miễn sau khi xuất xưởng được đưa đến chợ cho các tiêu thương Mỗi chủ cửa hàng thường
81 có một mạng lưới khách hàng thân thiết còn gọi là khách quen, đó có thể là bạn bè, người thân, ho hàng hoặc những người tin tưởng vào chat lượng sản pham của cửa hàng đó Trong bối cảnh còn có những lo ngại của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với miễn thì người tiêu dùng cũng tỏ ra khắt khe hơn Họ thường chỉ chọn mua miến ở những cửa hàng có uy tín hoặc chủ cửa hàng là bạn bẻ, người thân của mình Cách ứng xử này làm tăng cường mạng lưới trao đổi, buôn bán dựa trên tính cộng đồng, quan hệ thân tộc, đối tác tin tưởng và những mỗi quan hệ thân quen khác Chính vì vậy mà các phương thức, chiến lược quảng bá sản phẩm, củng có vốn xã hội nhằm làm đa dạng thêm các mối quan hệ đối tác chưa được tập trung, linh hoạt, khiến cho khả năng phân phối sản pham của các hộ sản xuất thủ công dù ôn định nhưng lại khó khăn trong việc mở rộng thị trường Bởi vậy, có thể nói, sản xuất thủ công theo mô hình hộ gia đình là một hoạt động quan trọng dé dam bảo cuộc sống của mỗi hộ dân Tuy nhiên, nó khó có thé tạo ra bước phát triển lớn nếu họ tiếp tục duy trì chuối miên thủ công trong các điêu kiện và nhận thức như hiện tai.
Một phương thức bán hàng khác tại địa phương dựa vào vốn xã hội bằng cách nhắm vào đối tượng khách hàng là mạng lưới bạn bè, họ hàng, hội nhóm, v.v có tương tác trên mạng xã hội mà cụ thé là Facebook, Zalo Thực tế cho thấy các hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất miến thủ công ở Dương Liễu thường xuyên sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, và trong sản xuất
(không chỉ ở khâu tìm kiếm lao động như đã đề cập ở trên) và trong phân phối sản phẩm trên thị trường Việc kết nối và tham gia vào các mạng xã hội của họ thông qua nền tảng Zalo, Facebook cho thấy bán hàng online tại địa phương đang trở nên phô biến và được ưa chuộng với đa dạng các mặt hàng nông sản nói chung và miễn dong nói riêng, nhờ ưu điểm vượt trội, như không mat chi phí thuê mặt băng, tiền quảng cáo, không bị hạn chế thời gian đóng-mở cửa hàng, v.v Bên cạnh đó, các nên tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo có độ
82 phủ sóng rộng, khả năng tiếp cận khách hàng cao, nhờ vào mạng lưới bạn bè sẵn có và bạn bè chung của Facebook, Zalo Từ đó, các chủ thé dé dang củng cô vốn xã hội, có thêm cho mình một lượng khách hàng đáng kể bằng việc kinh doanh online.
OD Thich C Bình luận Ge Chia sé
@ Trang Coi và 114 người khác
Anh 15 Bán mién thông qua các trang mang xã hội (Facebook)
Nguồn: Tu liệu nghiên cứu dân tộc học mang của tác giả.
O LANG NGHE DUONG LIEU
Vai trò của vốn xã hội ở làng nghề Dương Liễu
Vốn xã hội trong làng nghề được tạo dựng và duy trì thông qua quan hệ họ hàng, sinh hoạt tôn giáo cộng đồng, tang ma, cưới hỏi và tham gia vào các tô chức, hội nhóm tự nguyện Vốn xã hội được xem là chất keo kết dính những chủ thé làng nghề với nhau, từ đó tao ra những liên kết có lợi ích khác về mặt tài chính, con người, cơ hội việc làm, v.v đem lại những ý nghĩa tích cực cho làng nghề và sinh kế làng nghề.
5.1.1 Von xã hội hỗ trợ các cá nhân khi gặp khó khăn
Vốn xã hội hỗ trợ các cá nhân khi họ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh miến Nguyễn Quý Thanh (2016: 99) cho rằng, cấu trúc của vốn xã hội bao gồm mạng lưới quan hệ xã hội, lòng tin xã hội và sự tương tác của hai thành tố này là “sự tham gia xã hội” Một người muốn có nguồn von xã hội mạnh phải hội tụ đủ ba thành tố trên, đặc biệt là “sự tham gia xã hội”, bởi nếu một cá
90 nhân sinh hoạt trong môi trường năng động, chan hòa nhưng lại chọn cho mình lối sống khép kín, ít cởi mở thì dù có nhiều mối quan hệ sẵn có cũng không thê vận dụng và tìm kiếm lợi ích từ chúng Ngược lại, một người nếu biết tận dụng một cách tối ưu mạng lưới quan hệ và gây dựng uy tín cá nhân, hòa nhập và đoàn kết với cộng đồng thì vốn xã hội của họ sẽ trở thành phương tiện hữu ích giúp người đó nhận được nhiều sự hỗ trợ khi gặp khó khăn Điều này được thé hiện cu thé trong các công đoạn của chuối miên như sau.
Thứ nhất, vốn xã hội bao gom các mỗi quan hệ thân tộc, bạn bè, hàng xóm, v.v giúp các chủ thé vay được vốn tài chính một cách dé dàng với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, đặc biệt được thấy ở khâu chuẩn bị sản xuất Tác giả Nguyễn Tuan Anh (2012) đã cho thay sự cô kết trong mối quan hệ họ hàng có thể tạo ra nguồn vốn xã hội được người dân sử dụng dé tìm kiếm lợi ích Khác với một số làng trên địa bàn Hoài Đức, là nơi cư trú của một dòng họ lớn nhất định chiếm phan đông dân sé, ví dụ làng Luu Xá (dong họ Lưu), Cát Qué (họ
Trần) thì Dương Liễu hiện nay là nơi mà nhiều dòng họ cùng chung song, cé thê kế tới 5 họ như Phi, Phi, Danh, Tiến, Lệnh, Viết Trong đó, đông nhất là họ
Danh và họ Phí, tính riêng định (con trai) đã lên tới khoảng hơn 1.200 định, ít nhất có thê ké tới họ Tiến, họ Viết chỉ bao gồm khoảng 50-70 đinh Thông qua các hoạt động như góp quỹ, tảo mộ, chia gid, góp gid, chap họ, v.v giúp cho các dòng họ tạo thành một mạng lưới liên kết, có tính tô chức, kết câu chặt chẽ giữa những thành viên trong nội tộc, không chỉ mang lại chỗ dựa về mặt tinh thần, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn mà còn có cả những lợi ích kinh tế, cụ thể như các cơ hội việc làm, tạo ra thu nhập cho bản thân và đảm bảo sinh kế gia đình, cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất, lập quỹ khuyến học, giúp đỡ các gia đình khó khăn đủ điều kiện cho con/em đi học, khen thưởng
91 học sinh có thành tích tốt trong chạp họ.!5 Ví dụ, trường hợp của gia đình bố con ông B, anh P cho thấy thay vì đi vay vốn của người ngoài hoặc các tổ chức tài chính, hộ này lựa chọn vay vốn từ quỹ của dòng họ, đồng thời với việc vận dụng vốn xã hội khôn khéo, ông B đã lay được thiện cảm từ trưởng họ bằng cách dân đi mua được xe đạp giá rẻ từ một người có họ hàng bên đăng nhà vợ.
Thứ hai, trong giai đoạn sản xuất, nhiều hộ sử dụng vốn xã hội dé đôi đất, mượn đất hoặc thuê đất với giá rẻ nhằm khắc phục khó khăn thiếu đất sản xuất Trong bối cảnh đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng, quỹ đất dùng đề phục vụ sinh kế như phơi mién, canh tác, trồng cây ăn quả, v.v ngày càng trở nên hạn hẹp dẫn đến sự hình thành nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn này như đôi, mượn hoặc thuê đất Tuy nhiên, các hình thức trao đôi này thường ít có sự công nhận hay bảo chứng của pháp luật mà phần nhiều dựa trên lòng tin, uy tín của các bên liên quan Ví dụ như trường hợp hộ sản xuất anh P.Đ.S. mượn dat của người anh trong nội tộc mà không mất tiền, sau này còn được mua lại với giá rẻ so với thị trường (chưa tới 1 triệu đồng/m2) Ở đồng bằng sông Hồng, ngoài quan hệ họ hàng, Nguyễn Đức Truyén (2003) cho rằng chính tính chất gần gũi về không gian và sự cộng cư từ lâu đời của mối quan hệ theo đơn vị cư trú là hàng xóm láng giéng dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau thật sâu sắc giữa các thành viên của nó Các hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cộng đồng như lễ hội làng, ma chay, cưới hỏi, v.v được coi là dịp dé mọi người gap gỡ, trò chuyện, cùng nhau làm việc, thực hành các phong tục, tập quán truyền thống giúp tăng tính cô kết xã hội Sự có kết cộng đồng này giúp cho các cá nhân, các hộ sản xuất miễn nói riêng và các hộ sản xuất nông sản nói chung đoàn kết với nhau hơn, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ, phong cách xử sự hợp
!6 Ngày lễ gid họ tại địa phương còn được gọi là chap họ.
92 tác làm ăn nghiêm túc, đáng tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn nêu đủ điêu kiện, tạo thành các liên kêt chặt chẽ trong sản xuât.
Thứ ba, vốn xã hội tạo điều kiện sản xuất cho các chủ thể ở mọi khâu của chuỗi mién vì nó mang tinh bao quát hơn cả Chang hạn, cho vay vốn tài chính hay cho thuê, mượn, đôi đất như đã đề cập ở trên cũng là hình thức hỗ trợ của vốn xã hội dé tạo điều kiện sản xuất cho chủ thé Dù vậy, ở đây tôi muốn đề cập tới các chi tiết cụ thể hơn Một minh chứng rõ nét là hộ sản xuất của anh P.B.P giai đoạn những nam đầu 1980, khi còn thiếu thốn về mọi mặt, từ kinh nghiệm sản xuất, cơ sở vật chất khiến cho gia đình chưa thé tự chế biến bột dong riéng, lại trong bối cảnh thị trường còn nặng về tự cung tự cấp chưa có nhiều cơ sở bán tinh bột, gia đình anh đã được nhà bà cô ruột của ông bố anh P hỗ trợ nguyên liệu đầu vào, bán cho máy móc giá rẻ, rồi được hàng xóm cho mượn xe cải tién dé vận chuyên miễn, nhờ em vợ trông con hộ dé sản xuất, v.v.
Hay hộ anh S, nhận được các mối làm ăn từ bố, được anh trai giới thiệu cho chỗ mua máy móc chế tạo từ mô tơ cũ của Nhật bền và rẻ, được mua chung nguyên liệu giá tận vườn v.v Tất cả sự giúp đỡ này đều có được từ việc vận dụng vốn xã hội của các chủ thé Dù vậy, các bên nhận được sự giúp đỡ cũng có sự đáp lại như hỗ trợ sản xuất tinh bột cho bà cô lúc nhàn rỗi, buôn miễn giá rẻ cho em vợ (hộ anh P.) hay liên kết sản xuất đáp ứng các đơn đặt hàng lớn với gia đình anh trai (hộ anh S.) Đây có thé coi là nguyên tắc 'có đi có lai’ của vốn xã hội Vốn xã hội dựa trên nguyên tắc các bên tham gia đều có lợi ích, vì thé nó có khả năng chi phối cách ứng xử của các thành viên trong mạng lưới xã hội đó.
5.1.2 Vốn xã hội làm giảm các chỉ phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh tế
Một vai trò khác của vốn xã hội đó là làm giảm các chỉ phí giao dịch và tăng hiệu quả kinh tê Y nghĩa tích cực này của vôn xã hội thê hiện ở mọi công
93 đoạn trong chuỗi miến nói riêng và các nghề sản xuất nông sản khác nói chung tại làng Dương Liễu Ngay từ khâu nhập nguyên liệu, ta đã thấy được lợi ích của von xã hội vươn ra khỏi địa phương giúp cho nhiều hộ sản xuất giảm thiểu một cách tối đa các chi phí phát sinh khi mua qua trung gian đồng thời tăng lãi suất bán hàng khi nhập được nguồn nguyên liệu giá rẻ Như trường hợp của hộ anh P.Đ.T và em trai đã liên kết thu mua nhằm tối ưu hóa giá nguyên liệu đầu vào do kí bao tiêu với chủ vườn dong tại Bắc Kạn-vùng nguyên liệu chất lượng cao nhờ vào người nhà giới thiệu.
Bên cạnh đó, ở cả ba trường hợp nghiên cứu ta đều thấy vai trò của vốn xã hội trong việc vận hành tín dụng không chính thức theo như cách tiếp cận vốn xã hội từ Woolcock và Narayan (2000) (trích lại Nguyễn Tuấn Anh, 2021).
Nói cách khác, các chủ thé sử dụng vốn xã hội dé vay tiền từ những mối quan hệ như bạn bè, họ hàng, v.v đồng thời cũng cho các mối nhập hàng thân quen của mình mua chịu hoặc thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyến sau gối đầu chuyến trước mà không cần thế chấp hoặc có sự bảo chứng của pháp luật.
Tác động của vốn xã hội đến quá trình chuyên môn hóa sản xuất tại
địa phương Đề làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với chuyên môn hóa sản xuất tại Dương Liễu, trước hết, ta cần xác định rõ chuyên môn hóa ở đây là gì và ở cấp độ nào? Chuyên môn hóa có thể hiểu là một dang phân công lao động trong đó mỗi cá nhân, hộ hay doanh nghiệp tập trung nỗ lực và khả năng của mình vào một hoặc một vài hoạt động sản xuất nao đó Chuyên môn hóa có nhiều cấp độ như: cấp địa phương, cấp doanh nghiệp, cấp hộ gia đình hay cấp cá nhân, v.v.
Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, làng nghề muốn sống được phải đáp ứng một số yêu cầu căn bản như chất lượng ngày càng nâng cao, chi phí phải giảm, mẫu mã phong phú và đáp ứng được thị hiểu người tiêu dùng.
Nhận thức được điều này, trong giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn thành phó Hà Nội có khoảng hon 100 cụm công nghiệp làng nghề xây dựng mới Vị trí dé xây dựng các cụm công nghiệp đều được quy hoạch tại các địa phương có các ngành nghề sản xuất truyền thống như chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí và các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ làng nghề.
Diện tích bình quân mỗi một cụm công nghiệp làng nghề khoảng 10 ha.'Š Tại Dương Liễu, bat đầu từ năm 2014, chính quyền địa phương cùng một doanh nghiệp địa phương đã và đang trong quá trình xây dựng Cụm công nghiệp
Dương Liễu Dự án này được thực hiện nhằm giải quyết một số vấn đề khó khăn nhất định còn tôn tại trong cộng đồng làng nghề đó là: e Thiếu mặt băng, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cho mở rộng sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. e Hệ thống xử lý chat thải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. e Triển khai quy hoạch phát triển làng nghề ứng dụng công nghệ mới, liên kết các ngành nghề trong sản xuất và đưa giải pháp thích hợp dé giải quyết van dé thị trường trong quá trình phát triển làng nghề.
'8 Theo bài: “Hà Nội: Dau tư xây dung các cụm công nghiệp dé phát triển công nghiệp nông thôn bền vững,”
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương Mại-Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương Mại Bộ Công Thương, đăng ngày 24/04/2020.
IJI1IIRRIHII
Bản đồ 4 Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Cụm công nghiệp Dương Liễu !°
Dự án Cụm công nghiệp Dương Liễu liên kết các hộ lại, thành lập không gian chung cho chuỗi sản xuất, hoạt động dưới phương thức cho thuê lại đất đã có san co sở hạ tầng, tức là từng gia đình vẫn thực hiện sản xuất miễn riêng nhưng trang thiết bị, máy móc sử dụng trong sản xuất, cơ sở hạ tầng có sự nhất quán Ngoài ra, trong tương lai, khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động, khâu nguyên liệu dé làm miến, chính quyền địa phương đang bàn bạc dé có thể thành lập hợp tác xã lo đầu vào chung cho toàn bộ hộ sản xuất trong cụm nhằm hạ giá nhập nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng đồng đều và bình 6n giá bán ra cho sản phẩm Bên cạnh đó, việc cụm công nghiệp Dương Liễu nói riêng và các cụm công nghiệp khác nói chung được đầu tư đồng bộ máy móc công nghiệp hiện đại giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong xã và các vùng lân cận từng bước tiếp cận và phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Theo kì vọng, việc xây dựng cụm công nghiệp
Dương Liêu nhăm mục đích đặt chuỗi sản xuât riêng biệt của từng hộ vào câu
!2 Trang web: https://tapdoanminhduong.vn/du-an-cum-cong-nghiep-duong-lieu- I-3-34836.html
101 trúc không gian chung góp phan tăng cường tính chuyên môn hóa của dia phương.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 6 năm ké từ khi bắt đầu thực hiện dự án, việc vận động di dời các hộ sản xuất tại địa phương vao khu công nghiệp gần như bắt khả thi Hiện nay, ở bên trong cụm công nghiệp thay vì là các cơ sở, máy móc sản xuất miễn và các sản phẩm nông sản lại mọc lên hàng loạt những ngôi nhà tầng khang trang, quán cà phê, quán ăn, v.v các suất đất trong khu công nghiệp giờ đây trở thành hàng hóa bất động sản, không đúng với dự định ban đầu của chính quyền và chủ đầu tư Như vậy, quá trình chuyên môn hóa cấp độ địa phương theo dự án của chính quyền và chủ đầu tư chưa thực sự phù hợp với vốn xã hội của các chủ thê làng nghề dẫn đến sự trì hoãn, khó thực hiện.
Sở dĩ có thực trạng như vậy là bởi hầu hết các hộ sản xuất đều e ngại VIỆC di đời cơ sở sản xuất đi nơi khác đo: thứ nhất, viéc chuyén nơi sản xuất, buôn bán có thê khiến hộ gia đình bị mat đi một số khách quen van hay tới cơ sở thu mua tận nơi; thứ hai là phần lớn xưởng sản xuất đều được dựng trên đất của gia đình, nếu chuyên vào khu công nghiệp sẽ mat thêm một khoản chi phí tương đối lớn để mua hoặc thuê lại đất; thứ ba là chính quyền địa phương dự định thành lập hợp tác xã lo nguyên liệu đầu vào và bình 6n giá bán ra cho toàn bộ hộ sản xuất trong cụm Tuy nhiên, có một thực tế là khi sản xuất riêng lẻ, tùy thuộc vào mạng lưới quan hệ xã hội, quy mô sản xuất, đối tượng khách hàng muốn hướng tới của từng hộ mà giá nguyên liệu đầu vào cũng như giá bán ra sẽ có sự chênh lệch, nếu bị quy định giá nguyên liệu và giá thành phẩm theo một mức chung có thê sẽ giúp cho một số hộ sản xuất nhỏ được hưởng lợi nhưng cũng trở thành bắt lợi đối với một số hộ sản xuất quy mô lớn.
“Minh có nhà xưởng thì minh làm chứ toi gì phải di thuê ở đâu cho tốn kém Sản xuất ở nhà muốn ăn lúc nào thì ăn, nghỉ lúc nào thì nghỉ, nhà cửa thoải mái, đàng hoàng, giờ dọn vào trong day (cụm công nghiệp), có phải một chốc, một lát mà về được đâu, lại tốn thêm bao nhiêu là chi phí mua trang thiết bị rồi tiền xăng xe di lai.”
(Chủ hộ sản xuất miễn tại Dương Liễu)
“Chu nhập cu dong tận vườn, kí cam kết bao tiêu cho người ta là được giá rẻ nhát roi, lay đâu ra giá rẻ hơn nữa, vào khu công nghiệp, nguyên liệu qua tay người nọ, người kia mới đên tay mình xong roi chưa kê gia ban ra cũng bị quy định, quá băng đi làm thuê cho chúng no.”
(Chu hộ sản xuát miền tại Dương Liêu)
“Bình thường sản xuất ở nhà, làm được bao nhiêu thì mình ăn cả, giá nhập, giá bán mình tự cân đôi, giờ mà chuyên vào cụm công nghiệp thi coi nhu cao băng hết a?”
(Chu hộ san xuất miễn tại Dương Liễu)
Như vậy, dù việc đây mạnh chuyên môn hóa sản xuât địa phương nhăm phát triển các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của làng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng hàng loạt những lợi ích mà chính quyền và chủ đầu tư đã vạch ra, nhưng chỉ khi đi vào thực tế mới có thê thấy mạng lưới xã hội tại lang nghê sản xuât thủ công này đã kết nôi, đan xen vô cùng chang chit và ảnh hưởng đên chuỗi sản xuât tại địa phương Bởi vậy, phân đông hộ sản xuât sé khó lòng châp nhận việc từ bỏ nguôn vôn xã hội săn có của mình đê chuyên đôi sang phương thức sản xuất, kinh doanh mang tính “cào băng” như trong dự án xây dựng cụm công nghiệp Điều này khiến cho nhiều chủ thé cho rằng họ không thé tận dụng được von xã hội sẵn có của mình vào hoạt động sản xuất
103 kinh doanh, bị tước đi quyền tự chủ trong các quyết định và chịu sự giám sát chung của chính quyền cùng ban quản lý cụm công nghiệp Theo Đào Duy Anh (2000: 68; trích lại từ Nguyễn Tuan Anh, 2012: 57), đặc điểm quan trọng của các nghề thủ công truyền thống trước đây là hoạt động dựa trên quan hệ ho hàng và cho đến nay nó còn dựa trên quan hệ bạn bè, đối tác thân tín, mà những mối quan hệ này là không ai giống ai Bởi mỗi cá nhân hoặc hộ sản xuất lại có cho mình một nguồn vốn xã hội riêng và nguồn vốn này có dồi dao hay không còn phụ thuộc vào dia vi, uy tín, điều kiện kinh tế, sự tham gia của cá nhân vào các hoạt động cộng đồng, v.v Bởi thế, vốn xã hội mang tính đặc trưng của mỗi nguoi, mỗi đơn vị (hộ, doanh nghiệp, v.v.) Và rõ ràng là ai có vốn xã hội càng dồi dào, biết cách khai thác tối ưu nguồn vốn đó sẽ càng dễ dàng trong việc tìm kiếm các lợi ích (ở đây chủ yếu là lợi ích kinh tế) từ các mối quan hệ xã hội của mình Và ngược lại, với những cá nhân quá thụ động hay lệ thuộc vào các mối quan hệ san có thì cũng sẽ gặp phải những hạn ché, rào cản nhất định trong sản xuât và phân phôi sản phâm.
Như vậy, chuyên môn hóa sản xuất ở cấp độ địa phương theo dự án của chính quyền và chủ đầu tư, vốn xã hội làm trì hoãn quá trình này, nhưng rõ ràng là vốn xã hội đã và đang làm tốt vai trò phân công lao động làng nghề của nó nếu quay trở lại định nghĩa ban đầu của chuyên môn hóa Nhờ vào sự kết nối, liên kết với nhau giữa các chủ thể trong làng nghề, chuyên môn hóa ở cấp độ hộ sản xuất đang được thực hiện dé hộ này khắc phục khuyết thiếu, khó khăn cho hộ kia, hộ đủ điều kiện dé sản xuất tinh bột sẽ bán tinh bột, hộ đủ kinh nghiệm dé làm miến sẽ làm miễn, hộ có khả năng tiếp cận, khai thác và mở rộng thị trường sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm Từ đó, mỗi hộ sẽ tập trung nỗ lực vào một hoặc vài khâu nhất định trong chuỗi miến, phát huy tối đa khả năng mình có và hoàn thiện chuỗi mién của làng nghề Như vậy, ở khía cạnh này vôn xã hội không chỉ đang hồ trợ cho chuyên môn hóa ở câp hộ mà
104 còn ở cả cấp địa phương Vốn xã hội chỉ chưa phù hợp với chuyên môn hóa cấp độ địa phương theo dự án của chính quyền và chủ đầu tư đã đề ra, nhưng nó lại hoàn toàn phù hợp với chuyên môn hóa địa phương theo mong muốn và nhu cau của những chủ thé - người dân làm nghề Bang chứng là chuỗi mién nói riêng và nhiều chuỗi nông sản khác nói chung đang được sự vận hành của nhiều cá nhân, hộ hoặc doanh nghiệp trở thành một mạng lưới với nhiều mắt xích liên kết chặt chẽ đưa Dương Liễu trở thành làng nghé chế biến nông san có tiếng trên toàn khu vực Tóm lại, vốn xã hội của những chủ thể thực hành chuỗi miễn nói riêng và các nghề sản xuất nông sản nói chung tại làng Dương Liễu đã và đang hỗ trợ quá trình chuyên môn hóa sản xuất tại địa phương ở nhiều cấp độ khác nhau.
Chương này phân tích vai trò của vốn xã hội trong làng nghề Dương Liễu, qua đó cho thấy ảnh hưởng của nó đến sinh kế làng nghề cũng như quá trình chuyên môn hóa sản xuất ở nhiều cấp độ Vốn xã hội trong làng nghề có khả năng điều chỉnh ứng xử của các cá nhân trong nhiều hoạt động, tương trợ nhau khi gặp khó khăn, là phương tiện hữu ích giúp các hộ đạt được nhiều loại vốn khác, như vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con người trong thực hành sinh kế miễn thủ công Nhờ vốn xã hội, các thành viên trong cùng một mạng lưới gắn kết với nhau để cùng nhau phát triển Chính vì vậy, quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, cái này làm tiền đề cho sự phát triển của cái kia Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vốn xã hội lại trở thành rào cản cho sự đôi mới và phát triên.
Vốn xã hội đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và làng nghề nói chung Vốn xã hội là một bước trung gian quan trọng được người ta tạo dựng nhằm đạt được các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn con người, vốn vật chất, v.v Chính việc cùng nhau sinh sống, sản xuất, kinh doanh trong một không gian làng xã với đã gắn kết người dân tại Dương Liễu thành một mạng lưới xã hội khăng khít.
Chuỗi mién thủ công của các hộ gia đình tại làng Dương Liễu gồm ba công đoạn Trong mỗi công đoạn và trong tông thé chuỗi tồn tại một mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp Các chủ thể gan két voi nhau thông qua các mối quan hệ như thân tộc, đồng nghiệp, đồng hương, lòng tin, v.v., tạo nên nhiều sự liên kết đan xen chăng chịt ở trong cộng đồng làng, giữa cộng đồng làng với các cộng đồng làng lân cận và ở các khu vực xa hơn Nguồn vốn này giúp cho mỗi công đoạn và toàn bộ quy trình của chuỗi miễn được vận hành tương đối nhịp nhàng, trơn tru từ khâu nhập nguyên liệu, thuê lao động, vốn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ Thực tế này lý giải vì sao trong sinh kế miến tại Dương Liễu dù chưa có nhiều hộ ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại, cũng như đang gặp khó khăn trong quá trình quy tụ về không gian sản xuất, đồng nhất chất lượng sản phẩm, nhưng về cơ bản chuỗi miến thủ công đã có sự vận hành nhịp nhàng Các biểu hiện cụ thé là các chuỗi sản xuất miễn thủ công nói được vận hành và phát triển dựa trên cơ sở phân công và hợp tác trong toàn bộ quá trình chuẩn bị, sản xuất, phân phối: Một số cá nhân đứng ra thu mua và bán lại củ dong tươi cho các hộ gia đình; các hộ này lại sản xuất tinh bột nhằm cung ứng nguyên liệu cho cơ sở làm miến, trong khi đó, một số khác lại chịu trách nhiệm đóng gói hoặc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm Những mi liên kết
106 này đã mang lại hệ quả tích cực với biểu hiện cụ thé là các thành viên trong dòng họ, trong làng, trong xã cùng nhau tham gia các hoạt động kinh tế, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất mién thủ công Rõ ràng là các mạng lưới này đóng vai trò quan trọng giúp người sản xuất thực hiện một số công đoạn hoặc toàn bộ chuỗi miền.
Tóm lại, vốn xã hội mang lại những tác động và có ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi mién thủ công của các gia đình tại lang Dương Liễu Bang cách vận dụng của mỗi chủ thé mà vốn xã hội có thé trở thành vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất dé phục vụ cho một mục đích chung đó là đảm bảo sinh kế hộ gia đình Qua đó, chúng ta thấy quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau Trong nhiều trường hợp vốn xã hội trở thành nền tảng, giúp các hộ cùng phát triển sinh kế mién Nhưng ở một khía cạnh khác, khi kinh tế không đủ khả năng hỗ trợ vốn xã hội vươn ra xa hoặc khi chủ thê quá lệ thuộc vào vốn xã hội co cụm, sẵn có thì vốn xã hội cũng sẽ trở thành rào cản kìm kẹp sự phát triển của chuỗi mién ở làng nghề ven đô trong bối cảnh Đổi mới và nền kinh tế thị trường.