LỜI GIỚI THIỆU - Đồ họa chuyển động là những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay Video/ Animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động.. - Trong những lĩnh vực mà thiết kế
GIỚI THIỆU VỀ HÌNH ĐỘNG MÁY TÍNH
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
- Đồ họa chuyển động là những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay Video/
Animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động
- Đồ họa là một lĩnh vực rộng lớn trong cuộc sống, sự xuất hiện của đồ họa ở khắp mọi nơi, và kể từ khi có công nghệ truyền hình thì đồ họa tiếp tục góp mặt với cái tên Motion Graphic – đồ họa chuyển động
- Trong những lĩnh vực mà thiết kế đồ họa có thể tham gia, thì Interactive Design và Motion Graphic có thể gộp vào một nhóm về việc sử dụng công nghệ để áp dụng, vì chúng đều cần công nghệ vô tuyến để tới với người xem
- Sự khác biệt duy nhất của đồ họa tương tác và đồ họa chuyển động là sự giao tiếp với người dùng của đồ họa tương tác (Website, phần mềm…)
- Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm Motion Graphics đã dần trở nên quen thuộc vì chúng ta thường xuyên bắt gặp nó ở trong các dạng quảng cáo Animation Nhờ vào sự hỗ trợ của các phần mềm Graphic Design nổi tiếng như Adobe After Effects, Adobe
Animated, Discreet Combustion, và Apple Motion,…hay những phần mềm ứng dụng như 3D Maxon Cinema 4D, Softimage XSI, Autodesk Maya… việc thiết lập và sáng tạo nên các đồ họa chuyển động ngày càng dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí sản xuất hơn Ngày nay, Motion Graphics chủ yếu được hiển thị qua các phương tiện truyền thông điện tử
- Có thể nói, Motion Graphics không chỉ là xu hướng thịnh hành nhất trong lĩnh vực đồ họa truyền thông đa phương tiện mà nó còn là một trong những hình thức quảng bá, truyền tải thông điệp mới mẻ đang được rất nhiều các cá nhân doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay nhờ tính đa dạng và linh hoạt của nó
1 Đồ họa chuyển động – Motion Graphic
- Đồ họa chuyển động thường kết hợp với âm thanh sử dụng trong các dự án đa phương tiện (Multimedia) Đồ họa chuyển động được hiển thị qua các phương tiện truyền thông điện tử, tuy nhiên cũng có thể hiển thị qua các công nghệ khác như:
(Thaumatrope, Phenakistoscope, Stroboscope, Zoetrope, Praxinoscope, Flip Book)
- Thuật ngữ Motion Graphic - đồ họa chuyển động rất hữu ích để phân biệt với kiểu đồ họa mà hình thức không biến đổi theo thời gian quy định
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 2
2 Lịch sử đồ họa chuyển động
- Kể từ khi khái niệm đồ họa chuyển động xuất hiện thì hình thức này vẫn chưa được phân loại rõ ràng trong các hình thức nghệ thuật Vào những năm 1800 mới bắt đầu có những bài thuyết trình đề nghị phân loại riêng đồ họa chuyển động
- Có lẽ một trong những ứng dụng đầu tiên của "đồ họa chuyển động" là của nhà thiết kế chuyển động John Whitney, người đã thành lập một công ty có tên là Motion Graphic vào năm 1960
- Saul Bass là người tiên phong quan trọng nhất trong đồ họa chuyển động, với công việc khởi đầu thực sự là những gì thường được gọi là chuyển động đồ họa
- Các tác phẩm của ông bao gồm các trình tự tiêu đề cho bộ phim nổi tiếng như Man With The Golden Arm (1955), Vertogp (1958), Anatomy of Murder (1959), North By Northwest (1959) Những thiết kế của ông đơn giản, nhưng truyền đạt đúng chủ đề của phim
3 Máy tính tạo ra các hình ảnh đồ họa chuyển động
- Đồ họa chuyển động phát triển bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính để chỉnh sửa những đoạn phim, có lẽ để bắt kịp với công nghệ máy tính lúc bấy giờ
- Trước khi máy tính là một phần không thể thiếu, thì đồ họa chuyển động đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức và cả hạn chế về ngân sách sản xuất
- Cho đến khi có sự xuất hiện của các chương trình dành cho máy tính để bàn như Adobe After Effects, Discreet Combustion và Apple Motion thì đồ họa chuyển động ngày càng trở nên dễ tiếp cận
- "Motion Graphic" được phổ biến rộng rãi hơn nhờ cuốn sách của Trish và Chris Meyer về việc sử dụng Adobe After Effect, có tiêu đề "Creating Motion Graphics" Đây là sự khởi đầu cho việc sử dụng máy tính để bàn cho việc sản xuất Video hay các chương trình 3D, nhưng không phải để chỉnh sửa
CÁC KỸ THUẬT TẠO HÌNH ĐỘNG
- Làm một bộ phim hoạt hình 2D cũng phải trải qua 1 quá trình rất dài trước khi có được sản phẩm cuối cùng Xem 1 bộ phim mất khoảng 80' nhưng để có được nó thì người ta phải tốn hàng nhiều năm
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 7
Giới thiệu về quá trình làm phim hoạt hình 2D
Mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng (Idea) Khi kịch bản (Script) được viết xong, 1 đội ngũ các họa sĩ bắt đầu phát triển kịch bản phân cảnh (Storyboard) Những người họa sĩ này là những chuyên gia có khả năng phân tích, hiểu biết về phim ảnh tương đối lớn
Thông thường, trong Storyboard thường có luôn vắn tắt đối thoại và âm thanh trong phim
1.2 Kỹ thuật âm thanh lồng tiếng
Sau khi Storyboard đã được duyệt qua thì tới phần thu thanh (Sound Recording) Đạo diễn cũng phải thân chinh đến Studio để làm việc với các diễn viên lồng tiếng Phần âm thanh sau đó sẽ được xử lý, phân chia theo số Frame của phim và ghi lại trên 1 tờ giấy gọi là Dope Sheet hay x Sheet Nói thêm về x Sheet: là tên viết tắt của Exposure Sheet (thỉnh thoảng gọi là Dope Sheet) Một bản miêu tả những gì diễn ra trong từng Frame hình Có thể hình dung như bản viết nhạc của các nhạc sĩ
Rough Layout (tạm gọi là các bản vẽ nháp) được vẽ ra trước Những họa sĩ vẽ phần này cũng tương tự như các họa sĩ vẽ cho các phim Live Action - sử dụng phần lớn là bút chì để phối cảnh, sắp xếp và thiết kế Trong suốt giai đoạn này, đạo diễn sẽ nhìn vào các bản vẽ này cộng với tờ "x Sheets" và hình thành trong đầu các ý tưởng về chuyển động trong phim Trong lúc đó, Art Director (tạm gọi là chỉ đạo nghệ thuật) sẽ xem toàn bộ phần chuyển cảnh cùng với hình nền của các bản vẽ nháp (Rough Layout) Người này sẽ thêm "hồn" vào từng cảnh phim bằng màu sắc và ánh sáng Phần cảnh nền sẽ do một ê kíp họa sĩ tô nền thực hiện Sau khi phần phông nền hoàn tất, họ tiếp tục chờ đợi bộ phận thiết kế nhân vật hoàn tất phần việc của mình
Những họa sĩ vẽ chuyển động (Animators) sẽ dựa trên ghi chú, chỉ dẫn của đạo diễn và vẽ các hình ảnh chuyển động cho nhân vật Animator là họa sĩ có kĩ năng cao nhất trong cả đoàn làm phim Họ phải thấu hiểu câu chuyện, cảm xúc và hành động của từng cảnh phim, từng nhân vật Cùng với từng nét vẽ của mình, những họa sĩ này phải điều chỉnh, xử lý hình ảnh để tạo cảm giác sức nặng, không gian, tỉ lệ và độ cân bằng được chính xác ở mức cao nhất Đây là bước quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt trong toàn bộ quá trình làm phim hoạt hình Những họa sĩ này không những phải nắm vững chính xác hình ảnh nhân vật mà còn phải tạo những chuyển động sao cho có "hồn"
Một nhân vật đang buồn rầu thì không thể đi giống như người đang vui
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 8
- Phần chuyển động sẽ được chiếu thử bằng bản vẽ bút chì (Digital Pencil Test)
Animator sẽ đặt các bản vẽ dưới máy chiếu và xem các chuyển động Ngày nay, người ta sử dụng máy thử kỹ thuật số hiện đại, có thể xử lý, Test hình ảnh chỉ trong vài giây
Cần nhớ rằng phim mà các bạn xem trên TV hoàn toàn khác với bản vẽ nguyên thủy Đầu tiên các họa sĩ phải vẽ "nháp" các chuyển động, sau đó mới thêm thắt chi tiết vào các hành động trong từng Frame Quá trình chắt lọc này diễn ra hết sức tỉ mỉ và cẩn thận đến từng chi tiết Quá trình này nói 1 cách ngắn gọn là phác thảo
- Sau khi đạo diễn bản phim chuyển động sau khi đã được "Clean Up", toàn bộ bản vẽ được gửi đến bộ phận Scan Các hình vẽ được Scan vào máy tính thành hình kỹ thuật số và ghép vào hình nền Các họa sĩ vẽ kỹ thuật số (Digital Designer) sẽ tô màu và xử lý phông nền Trước bước xử lý kỹ thuật số, từng bước vẽ phải được vẽ bằng tay lên
"Cel" Bộ phận quay phim (Camera Operators) sẽ sử dụng những máy quay đặc biệt chuyên dụng để chuyển thành phim
- Cuối cùng, toàn bộ quá trình làm phim hoạt hình 2D được tóm tắt thành sơ đồ sau: Ý tưởng câu chuyện -> Kịch bản phân cảnh -> Thu âm -> Dope Sheet Timing -> vẽ chuyển động -> thử bản chì -> Kiểm tra lại bản phim -> Thêm màu và phông nền ->
Chuyển vào máy vi tính -> Lồng âm thanh -> Chuyển sang băng từ & DVD -> công chiếu
Các ứng dụng phổ biến
- Để tạo ra đồ họa chuyển động cần có sự trợ giúp của một số phần mềm Graphic Design tương đối phổ biến, ví dụ như:
- Adobe After Effect - Autodesk Combustion - Apple Motion/Shake - Max/MSP
- Apple Quartz Composer - Adobe Flash
- Adobe Animated - Nếu đơn giản thì thậm chí Microsoft Powerpoint
- Để đáp ứng nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp có thể thay thế phần mềm PaintShop PRO; Macromedia Director thành những phần mềm ứng dụng được nêu trên
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 9
Giới thiệu phần mềm Macromedia
- Macromedia Director 8.5 là một sản phẩm phần mềm đa phương tiện mới, hiện đại dùng để hỗ trợ cho việc tạo ra các phim ảnh chuyển động trong lĩnh vực làm phim hoạt hình, lĩnh vực truyền thông
- Macromedia Director 8.5 cung cấp các công cụ để tạo ra các Kiots quảng cáo, các sản phẩm cho thông tin, giải trí, sản phẩm cho ngành giáo dục và các hình ảnh chuyển động, đẹp mắt và sống động
- Một bộ phim được tạo ra bởi một chuỗi các hình ảnh di chuyển có vận tốc, có thể kèm âm thanh, chữ viết, tranh ảnh đồ khác hoặc Video kỹ thuật số
- Macromedia Director 8.5 sẽ là sự lựa chọn tốt nhất trong các trang Web hay Website muốn có được hình ảnh, âm thanh sống động, bởi một bộ phim có thể liên kết một cách dễ dàng tới một trình duyệt Internet để chọn lựa
Giới thiệu phần mềm Adobe Flash Player
- Adobe Flash Player là sản phẩm của tập đoàn phần mềm máy tính Adobe Systems
- Thực chất, Flash là một chương trình điện toán sử dụng kỹ thuật đồ họa Vector và đồ họa điểm được sử dụng chủ yếu trên các trình duyệt Web Bằng cách sử dụng ngôn ngữ riêng là ActionScript, Flash có khả năng truyền dẫn và tải về những dữ liệu dạng hình ảnh hoặc âm thanh
MỘT SỐ MINH HỌA VÀ GIẢI THÍCH
- Motion Graphics thường được sử dụng để thu hút người dùng trong việc sử dụng sản phẩm hoặc khi truy cập vào trang web của doanh nghiệp Motion Graphic giúp các sản phẩm truyền thông nhận được sự chú ý hơn của khách hàng
- Motion Graphics có thể truyền tải một lượng lớn thông tin mà chỉ tóm gọn trong vài phút Video, hiển thị nhiều hình ảnh khác nhau, sử dụng Video và âm thanh để mang
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 11 đến cho khách hàng một bức tranh toàn cảnh, đầy đủ những thông tin Doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng
- Đồ họa chuyển động có thể thay thế cho các Pano quảng cáo, Poster quảng cáo nhàm chán, khi tiến hành xây dựng thương hiệu doanh nghiệp Đặc biệt, khi phát trên truyền hình, đồ họa chuyển động giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian phát, chiếm ít hơn một Video quảng cáo thông thường nhưng vẫn có thể truyền tải đầy đủ mọi thông điệp mà doanh nghiệp nhắm đến
Dưới đây là một số ví dụ minh họa về đồ họa chuyển động:
- Đây là dạng Explainer Video, sử dụng những mảng hình, nhân vật, để truyền tải nội dung về sự trợ giúp của Student Life Care Pass cho sinh viên toàn cầu để giải quyết mọi băng khoăn khi đi du học Giúp người xem có thể tổng hợp thông tin về doanh nghiệp cần mang đến cho người xem một cách cụ thể, rõ ràng nhanh chóng và tiện lợi hơn Để tạo được những Video quảng bá, cần sử dụng phần mềm Adobe After Effect với sự kết hợp cùng với các phần mềm Adobe Illustrator dễ dàng tạo nên những đoạn Video Clip ngắn khoảng 1-3 phút
- https://www.youtube.com/watch?v2tLFnj1k (xem Hình 1.4)
Hình 1.4 Video Motion Graphic Student Life
- Video giải thích cho việc sử dụng kết hợp các thể loại Motion Graphic cùng với Kinetic Typography để giới thiệu phần mềm Knock Knock Sự kết hợp chữ nghĩa và nhân vật được trình bày bắt mắt và sắp xếp đặc biệt giúp người xem lôi cuốn hơn, muốn tải ứng dụng ngay lập tức, thay vì các poster 2D nhàm chán không có sự cuốn hút
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 12
- https://www.youtube.com/watch?v=0V7JVbpUvbQ (xem Hình 1.5)
Hình 1.5 Video Motion Graphic Knock Knock
- Giải thích cho việc kết hợp của các con số, thông tin kèm theo cùng với những hình ảnh minh họa kèm theo trong ví dụ bên dưới đã chỉ rõ cho việc kết hợp Animated Infographic cùng với Motion Graphic giúp người xem dễ dàng tổng hợp các thông tin số liệu chính, trở nên hấp dẫn, dễ nhớ các số liệu rắc rối hơn
- Thay vì đọc một bảng số liệu bằng những File Word, ở đây có sự kết hợp các phần mềm Adobe Illusrtrator cùng với Adobe After Effect để tạo những hiệu ứng chuyển động kèm theo âm thanh tạo nên sự phong phú, đa dạng hơn cho Video
- https://www.youtube.com/watch?v=0KHB9nzbWw4 (xem Hình 1.6)
Hình 1.6 Video Motion Graphic Vietnam Protect
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 13
- Không những Motion Graphic là sử dụng những mảng hình màu sắc hay nhân vật tạo từ các phần khác, Motion Graphic còn làm những Intro, Trailer quảng cáo 1 đoạn ngắn về bộ phim sắp được công chiếu Sử dụng các hiệu ứng biến chữ, nổ tung, hay âm thanh của tiếng súng nổ, sấm sét, lửa cháy trong chữ Ví dụ sau đây sẽ minh họa cụ thể hơn về các Effect trong Motion Graphic
- https://www.youtube.com/watch?v=y9VOCiPWj_w (xem Hình 1.7)
Hình 1.7 Video Motion Graphic Title Animation
- Có thể giải thích cho sử dụng motion graphic để dựng phim, trailer quảng cáo thay vì sử dụng những nhân vật 2D, không chỉ kết hợp trong dựng phim mà còn dùng các hiệu ứng tạo những video theo xu hướng mạng xã hội.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH ĐỘNG ĐỒ HỌA
- Với sự pha trộn phong cách liên tục giữa các Motion Graphic, không dễ chút nào để tìm ra sự khác biệt giữa đồ họa 2D và 3D Phần lớn chỉ thấy minh họa 2D đơn giản nhưng thực chất lại được dựng bằng 3D
- Đồ hoạ 2D và 3D đều có thế mạnh riêng Nếu việc pha trộn nhịp nhàng và đa dạng các chuyển động có thể nâng cao việc kể chuyện và tạo ra một Video thật hấp dẫn!
Với sự pha trộn này đòi hỏi có sự tư duy và tưởng tượng được chuyển động 3D trên các đối tượng 2D (xem Hình 1.8)
- Link video: https://vimeo.com/181037978
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 14
Seamless transitions - chuyển tiếp liền mạch
- Xu hướng này không mới, nhưng vẫn liên tục phát triển phổ biến, nên được xem xét để ứng dụng hoàn toàn vào Motion Graphic trong năm nay
- Việc một khung hình được biến chuyến đần dần làm cho khung hình trở nên rối và phức tạp đối với cảm nhận của nhiều người Mặc dù thế thì không thể không nói rằng những Video sử dụng phong cách này lại rất mềm mượt và uyển chuyển trên tường khung hình
- Ngoài ra còn tạo cảm giác "chạy" theo cốt truyện cho người xem bằng cách loại bỏ các đoạn chuyển cảnh hoặc gián đoạn giữa các phân cảnh liền kề nhau (xem Hình 1.9)
- Link video: https://vimeo.com/212724388
Hình 1.9 Chuyển tiếp liền mạch
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 15
Liquid Motion - Chuyển động dạng lỏng
- Không khó để bắt gặp các chuyển động Liquid Motion trong một Video Motion Graphic Dường như khẩu hiệu cho xu hướng Motion Graphic đang hot hiện nay là “Càng nhiều Liquid Motion càng tốt”
- Tuy nhiên, để có thể nắm bắt và tạo ra một chuyển động mượt nhất phải cho quá trình chuyển đổi nhịp nhàng giữa các cảnh quay hoặc hình ảnh Sự thay thế mới mẻ này có thể trở thành một giải pháp thay đổi cuộc chơi cho những người muốn thử trải nghiệm các hiệu ứng chuyển tiếp tân tiến nhất (xem Hình 1.10)
- Link video: https://vimeo.com/147475900
Hình 1.10 Chuyển động dạng lỏng
Grain và Noise - hiện tượng nhiễu hạt
- Thêm một xu hướng nữa trong danh sách Hầu hết các nhà thiết kế đều quen hai hiệu ứng này Trong Motion Graphic, Grain thường được ứng dụng để phong cách hóa các hiệu ứng mô phỏng noise từ máy quay Về phần Noise, Noise thường được thêm vào và được trình bày như một biến dạng thị giác của Animation
- Cả hai đều hỗ trợ thiết lập tâm trạng phù hợp hoặc kết hợp các yếu tố đồ hoạ giúp kể một câu chuyện sinh động hơn, thương hiệu và mục đích (xem Hình 1.11)
- Link video: https://vimeo.com/199793263
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 16
Chương 1: Giới thiệu về hình động máy tính 17
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
Câu 1 Anh chị hãy cho biết Motion Graphic hay còn gọi thiết kế đồ họa chuyển động là gì?
Câu 2 Anh chị hãy cho biết có những thể loại nào trong Motion Graphic?
Câu 3 Anh chị hãy cho biết xu hướng phát triển của hình động đồ họa hiện nay?
Câu 4 Anh chị hãy cho biết các kỹ thuật tạo hình động?
PHƯƠNG PHÁP TẠO CHỮ ĐỘNG
KỸ THUẬT TẠO KÝ TỰ
- Đầu tiên, cần tạo chữ trong phần mềm After Effect bằng công cụ Type trong bảng Composition Panel và sử dụng công cụ Selection Tool để đặt chữ trong Layer
- Chọn lựa các kích cỡ chữ, màu, các Font chữ, cùng các thuộc tính căn bản khác trong bảng Character và công cụ Paragraph và Panel
- Kiểm tra phần chữ trên các Layer trên thanh Timeline Sau đó lựa chọn Drop- Down phông chữ trong bảng Character Panel
- Khi chữ trên Layer được tạo sẵn trong After Effects và có chỉ số riêng biệt bên cạnh các thuộc tính khác nhau của mỗi liên kết Layer Sau đó, thực hiện quá trình thêm chữ vào Compositions (xem Hình 2.1)
Hình 2.1 Cách tạo hiệu ứng chữ trong After Effect
2 Tạo Animation Text Letter bằng Letter
- Để có thể tạo Animation với Text Presets thực hiện các bước sau:
- Khi tạo Text After Effect, trên Timeline mở các tham số Layer bằng hình tam giác ở bên trái của Layer Text Layer có bộ chỉ số riêng của chúng ngoài các lựa chọn thông thường dành cho Layer
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 19
- Các chỉ số Text Layer từ Animate Sau đó bấm vào chuột phải từ Animate chọn một thông số bất kỳ để tạo hiệu ứng Khi một thông số đã được chọn, Text Animator sẽ được áp dụng cho văn bản
- Bấm vào Scrub Range Selector để xem trước các thông số của Animate Song bạn có thể loại bỏ Animate bằng cách thêm các Keyframe với các chỉ số lựa chọn khác nhau
- Để loại bỏ các chỉ số đang được áp dụng, Range Selector hoặc Animator, bấm trực tiếp vào các dòng chữ trên Timeline thực hiện nhấn Delete
3 Tạo Animation bắt mắt, hiệu quả với Text Presets
- Khi thực hiện quá trình tạo Animation bắt mắt với Text Presets thực hiện các bước sau
- Tìm và cài đặt các văn bản trong bảng Effect và Presets Panel
- Sau đó, tiến hành duyệt các cài đặt để có hình ảnh động bằng Adobe Bridge CC
- Tiến hành thao tác kéo thả một giá trị từng có sẵn từ trong bảng Efects và Presets Panel
- Sủ dụng Keyframes để thay đổi thời gian khởi chạy của hình ảnh động Ngoài ra để kéo dài hoặc nén Keyframes giữ Alt (trên Window) hoặc giữ Option (trên Mac OS)
4 Tạo kiểu với các yếu tố đồ họa
- Trước tiên, cần đảm bảo không có Layer nào được chọn ở phần Timeline Sau đó, lựa chọn công cụ Shape Tool từ bảng Tools Panel Nhấp và giữ bất kỳ công cụ nào trong bảng để nhận biết sự thay đổi của các công cụ Shape khác Trong bảng công cụ chọn màu Fill và Stroke Color cho Shape Nhấn và kéo trong bảng Composition Panel để thêm một Shape Layer và Composition
- Thao tác kéo một lớp Shape Layer lên và xuống theo chiều dọc trong Timeline, mục đích để định vị đối tượng bất kỳ bên trên hoặc dưới trong Composition
- Shape Layer giống như Text Layer giống nhau về các chỉ số biến đổi Layer
Khi các thuộc tính của bất kỳ nào hiển thị Stopwatch đều có thể lưu trữ lại các Keyframes để tại hiệu ứng chuyển động
5 Cách tạo hiệu ứng chữ chuyển động trong After Effect
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 20
- Hiệu ứng chuyển động trong Text After Effects, cần thêm thuộc tính mới trong chuyển động của Animator Chọn 1 trong 3 hiệu ứng đơn giản cho Animator gồm: Line Spacing, Tracking, Rotation
- Chỉnh sửa các chỉ số trong Range
- Đoạn Text chuyển động theo Timeline và đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc Sau đó thay đổi các thông số
- Thay đổi hiệu ứng như: Line Spacing, Tracking và Rotation Song, có thể tùy ý chỉnh Characters, Words, Lines, hoặc 1 số tùy chọn khác để được hoàn thiện hơn
- Cài thời gian cho các hình ảnh chuyển động - Chỉnh lại các điểm kết thúc cho các chuyển động để chúng phù hợp với âm thanh (xem Hình 2.2)
Hình 2.2 Cách tạo hiệu ứng chữ trong After Effect đơn giản
CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỘNG
- Sử dụng phổ biến trong Video Intro (giới thiệu)
- Tại Tab Efects & Presets, Animation Presets -> Mở rộng -> Text -> Chọn nhóm Effect -> Tìm kiếm Effect (xem Hình 2.3)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 21
- Animate In (Effect liên quan đến sự xuất hiện của văn bản) – Animate Out (Effect liên quan đến sự biến mất của văn bản)
- Ưu điểm: Sử dụng nhanh khi đã thuộc hiệu ứng
- Nhược điểm: Không xem trước được cách mà hiệu ứng xuất hiện
Text -> Chọn nhóm Animate -> Chọn Effect
- Bấm 1 lần: Xem trước hiệu ứng – Double Click: Chọn hiệu ứng Bấm chạy Video (phím cách) để Render Effect
Hình 2.4 Các Effect liên quan
2 Tạo hiệu ứng chữ Neon
- Tạo Background tường - Tạo Background cho Composition Trong cửa sổ làm việc của After Effects, Import File Background vào thanh Project của After Effects bằng cách bấm đúp chuột
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 22 vào bảng Project hoặc nhấn phím tắt Ctrl + I Tạo một Composition mới với kích thước là 1920 x 1080 px Sau đó chèn hình Background vào Footage đã tạo
- Chỉnh màu cho Background Vì Background hơi sáng nên sẽ sử dụng hiệu ứng Curves để giảm độ sáng xuống Đồng thời sử dụng hiệu ứng Tint để giảm độ Saturation của Background (xem Hình 2.6)
Hình 2.6 Điều chỉnh màu cho Background
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 23
- Tạo Mask để làm tối xung quanh Tạo một Mask hình Elips lên một Layer Solid màu đen để làm tối xung quanh (xem Hình 2.7)
Hình 2.7 Tạo Mask làm tối viền
- Thiết kế Logo bằng Text Layer và Shape Layer - Để tạo Text trên After Effects sử dụng công cụ viết Text (phím tắt là Ctrl + T)
Sử dụng Font Dynalight và Font Clip để tạo Đồng thời sử dụng 2 màu Neon là màu xanh (#00FFFF) và màu hồng (FF00CC) (xem Hình 2.8)
Hình 2.8 Tạo Text trên After Effect
- Thêm Layer Style cho Logo (xem Hình 2.9) - Bevel And Emboss: Tạo cảm giác 3D cho Layer - Drop Shadow: Đổ bóng cho Layer
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 24
- Inner Glow: Tạo phần sáng cho Text
- Thêm hiệu ứng Blur trong After Effects để tạo phát sáng ra xung quanh
Hình 2.10 Thêm hiệu ứng Blur
- Để tăng độ phát sáng thêm hiệu ứng Glow vào Layer Content đã tạo ở trên
- Thông số Glow Threshold: 60%; Glow Radius: 10 và Glow Intensity: 1
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 25
- Giả ánh sáng với hiệu ứng 4-Color Gradient Tạo một Solid màu đen và đặt tên là Light Sử dụng hiệu ứng 4-Color Gradient ở bảng Effect and Preset Chỉnh các thông số cho trùng với màu của Logo
Hình 2.12 Tạo ánh sáng giả
- Chuyển chế độ hòa trộn của Layer Light về dạng Vivid Light Tạo một Mask xung quanh Logo ở Layer Light Tăng Feather để làm mềm đường viền (xem Hình 2.13)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 26
Hình 2.13 Sau khi hòa trộn
- Làm chuyển động cho Logo trong After Effects
- Sử dụng thuộc tính Opacity để làm hiệu ứng chập chờn Vào Composition Logo để thay đổi thông số Opacity cho các Layer này
Hình 2.14 Thay đổi thuộc tính Opacity
- Sử dụng Expression để làm sự chập chờn ngẫu nhiên Sử dụng Expression Wiggle để tạo sự chập chờn ngẫu nhiên của thông số Opacity Để mở được Expression, nhấn giữ phím Alt + bấm chuột vào biểu tượng đồng hồ Expression: Wiggle (60, 20)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 27
- Tạo dự án mới, đặt tên Jabberwoky Trong Menu Preset chọn NTSC DV và thiết lập khoảng thời gian của Video (Duration) bằng 10 giây (00;00;10;00) Thiết lập màu nên (Background Color) thành màu đen
- Chọn Title/Action Safe để hiển thị các đường canh lề Title-Safe và Action-Safe
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 28
Hình 2.16 Giao diện dự án mới
- Nhấn vào công cụ Horizontal Type (chữ nằm ngang) trong bảng Tools để kích hoạt công cụ
- Trong bảng Character và Paragraph như thiết các giá trị khớp với những giá trị (xem Hình 2.17)
- Trong bảng Composition, nhấn và rê chuột từ góc trên cùng bên trái tới góc dưới cùng bên phải trong khoảng lề Title-Safe để tạo ra một khung văn bản
- Nhập đoạn văn bản sau:
- Beware the Jabberwock, My Son!
- The Jaws That Bite, The Claws That Catch!
- Lewis Carroll (1832-1898) - Với File Jabberwocky, kích hoạt đoạn văn bản trong bảng Composition
- Trong bảng Character, điều chỉnh các thuộc tính Font Size (kích cỡ Font), Leading và Tracking (xem Hình 2.18)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 29
Hình 2.18 Thông số Size chữ
- Với File đang mở, công cụ Seclection được kích hoạt, nhấn đúp vào tên của layer văn bản trong bảng Timeline để chọn Layer này
- Nhấn đúp vào từ Jebberwock (xem Hình 2.19 và Hình 2.20)
Hình 2.19 Thông số Character Hình 2.20 Jebberwock được chọn
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 30
- Với công cụ Type vẫn đang được kích hoạt, nhấn vào khoảng trống giữa ký tự R và ký tự W trong từ Jabberwock Nhấn vào giá trị Kerning trong bảng Character và nhập 70 (xem Hình 2.21 và Hình 2.22)
Hình 2.21 Kerning Hình 2.22 Con trỏ giữa 2 ký tự
4 Tạo hoạt hình cho các thuộc tính văn bản
- Chọn Layer Jabberwocky trong Timeline, nhấn vào nút tam giác ở bên trái để hiển thị thuộc tỉnh Text và Transform
- Nhấn vào nút tam giác ở bên phải nhãn Animate và từ danh sách xuất hiện, chọn Position để thêm một nhóm animator cho Layer
- Kích hoạt tùy chọn Per-Character 3D để thiết lập không gian 3 chiều
- Thay đổi giá trị tọa độ Z (giá trị Position thứ ba) bằng -800 (xem Hình 2.24)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 31
Hình 2.24 Thay đổi giá trị Posotion
- Nhấn vào nút tam giác bên trái Range Selector 1 để hiển thị các thuộc tính của Selector này
- Tại vị trí bắt đầu của Timeline (0;00: 00: 00) tạo một Keyframe mới tại thuộc tính Start của Range Selector (xem Hình 2.25)
Hình 2.25 Các Keyframe được thiết lập
- Di chuyển Playhead tới vị trí giây thứ 4 (0;00: 04: 00) của Timeline và thay đổi giá trị của thuộc tính Start bằng 100%
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 32
- Nhấn vào nút tam giác bên phải menu Add và chọn Property -> Opacity từ danh sách xuất hiện (xem Hình 2.26)
- Thay đổi giá trị Opactity bằng 0 và xem trước hoạt hình để quan sát kết quả
- Thêm thuộc tính Scale và thay đổi một trong ba giá trị tỷ lệ thành 1000 Quan sát đoạn hoạt hình sau đó lưu file (xem Hình 2.27)
Hình 2.27 Thuộc tính Scale thay đổi giá trị
5 Các tùy chọn của bảng Character
- Font Family (hệ Font): Chính xác hơn về kỹ thuật, thuộc tính này được gọi là Typeface (mặt chữ), đây là một tập các ký tự, chữ số và biểu tượng (Symbol)
- Font Style (kiểu Font): Biến thể của một Typeface thường được thay đổi các thuộc tính như độ đậm ký tự hay hướng xoay
- Leading (khoảng cách dòng): Thiết lập khoảng cách giữa các dòng văn bản khác nhau
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 33
- Kerning (khoảng cách ký tự): Thiết lập khoảng cách giữa các cặp ký tự
- Tracking: Thiết lập khoảng cách chữ - Stroke Width (độ đậm nét): Xác định độ dày của đường viền xung quanh văn bản
- Vertical Scale (tỷ lệ chiều dọc): Thiết lập tỷ lệ kích cỡ chiều dọc trên các ký tự văn bản Thiết lập này không ảnh hưởng tới kích cỡ Font
- Horizontal Scale (tỷ lệ chiều ngang): Thiết lập tỷ lệ kích cỡ chiều ngang trên các ký tự văn bản Thiết lập này không ảnh hưởng tới kích cỡ Font
- Baseline Shift (độ dịch đường cơ sở): Thiết lập này xác định độ dịch để di chuyển văn bản lên trên hoặc xuống dưới đường cơ sở
- Tsume: Giảm khoảng cách bên trái và bên phải của một ký tự được chọn bằng một tỷ lệ phần trăm xác định
- Các tùy chọn của bảng Paragraph - Paragraph Alignment (căn chỉnh đoạn văn): Thuộc tính này thiết lập kiểu căn chỉnh của tất cả các dòng trong đoạn văn
- Left Margin (khoảng lề trái): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía bên trái của ô văn bản
- Right Margin (khoảng lề phải): Thiết lập khoảng cách lùi văn bản tính từ phía bên phải của ô văn bản
- Space Before Paragraph (khoảng cách phía trước đoạn văn): Thiết lập khoảng cách giữa đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay trước nó
Space After Paragraph (khoảng cách phía sau đoạn văn): Thiết lập khoảng cách giữa đoạn văn bản được áp dụng thiết lập này và đoạn văn bản ngay sau nó
- First Line Indent (khoảng lùi đầu dòng của dòng đầu tiên): Thiết lập khoảng lùi đầu dòng chỉ áp dụng cho dòng đầu tiên của đoạn văn Điều này tương tự như trong các chương trình soạn thảo văn bản khi nhấn tạo dòng đầu tiên.
CÁC CHUẨN ĐỒ HỌA
- Frame rate được hiểu ngắn gọn là tốc độ khung hình Đó là tần số xuất hiện các khung hình riêng lẻ mà máy ảnh của bạn chụp trong một giây
- Tưởng tượng vẽ hình chú chó ra tờ note, giờ hãy vẽ thật nhiều tờ note khác miêu tả sự di chuyển rất nhỏ sang bên trái, để khi gộp lại và lật nhanh sẽ nhìn thấy chú chó đang chạy trước mắt, những tờ note riêng biệt đó được gọi là khung hình (xem Hình 2.28)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 34
Hình 2.28 Khung hình vẽ bước chạy của chú chó
- Mặc dù những dòng máy quay hiện đại ngày nay cho phép lưu trữ frame rate với số lượng lớn, nhưng phụ thuộc vào concept và nội dung quay video để quyết định
Số lượng frame rate càng nhiều, video càng chậm, trong khi lưu trữ ít hơn, video sẽ hiển thị với tốc độ nhanh hơn
- Về bản chất, Video là một chuỗi các ảnh tĩnh riêng biệt được hiển thị với tốc độ nhanh, ảnh này nối tiếp ảnh kia Tốc độ khung hình (Frame Rate) của Video được tính bằng số lượng khung hình được ghi hay được phát trong mỗi giây và được ký hiệu bằng FPS – chữ viết tắt của " Frame Per Second (khung hình trên giây)
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 35
- Các chuẩn Video khác nhau sử dụng tốc độ khung hình khác nhau, song có sau:
Truyền hình Mỹ phát quảng bá với tốc độ khung hình 30fps, chuẩn PAL sử dụng tốc độ khung hình 25 fps, còn phim ảnh sử dụng tốc độ khung hình 24fps
Người xem sẽ gần như không thể thấy hiệu ứng chuyển động Hiếm khi sử dụng trong sản xuất phim và video hiện nay Thường được sử dụng để tái hiện những bộ phim không tiếng ngày xưa
Frame rate tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay Mang lại giao diện điện ảnh, hiệu ứng giống với mắt người nhìn nhất cho video Sử dụng cho các máy chiếu ở rạp chiếu phim trên toàn thế giới Tiêu chuẩn lí tưởng cho phim truyện, ngành công nghiệp điện ảnh và trên TV
Giúp tăng chất lượng của các video cần sự chính xác trong điều kiện di chuyển nhanh và trực tiếp Giúp ghi lại các chuyển động chạy hoặc nhảy trông thật và rõ nét hơn Sử dụng phổ biến trên các kênh tin tức, quảng cáo, chương trình truyền hình, sự kiện thể thao hay bất cứ sự kiện nào phát sóng trực tiếp Những tính năng live stream hay quay video trên điện thoại cho ứng dụng Instagram, Facebook…
Mang lại những cảnh quay chuyển động chân thực và chi tiết Thông thường những video sẽ được chỉnh sửa sang tốc độ này sau khi quay để mang lại hiệu ứng di chuyển chậm ( Slow – motion ) Để tạo ra chuyển động chậm mượt mà và chân thực hơn, cameraman sẽ quay video ở tốc độ 60 FPS, sau đó sẽ giảm thành 24 FPS hoặc 30 FPS ở khâu hậu kì Sử dụng quay video khi chơi game tốc độ cao như đua xe, chiến đấu
Hoặc những cảnh quay slow- motion
Chương 2: Phương pháp tạo chữ động 36
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Câu 1 Anh chị hãy cho biết các kỹ thuật tạo ký tự động? Có bao nhiêu kiểu tạo ký tự động?
Câu 2 Anh chị hãy cho biết cách tạo hiệu ứng chữ chuyển động trong After Effect? Thực hiện thao tác đó bằng phần mềm After Effect?
Câu 3 Anh chị hãy cho biết cách chèn text trong Adobe After Effect? Thao tác chèn 1 đoạn văn bản và tạo hiệu ứng Expression cho đoạn văn bản đó?
CÁC THIẾT BỊ TẠO HÌNH
CÁC THIẾT BỊ ĐỒ HỌA NGOẠI VI
- Định nghĩa đồ họa chuyển động Adobe After Effects là công cụ chuẩn ngành dùng để tạo ra các tác phẩm đồ họa chuyển động sử dụng cho truyền hình quảng bá (Broadcast Television), phim ảnh cũng như những tác phẩm đồ họa chuyển động và Video khác After Effects được dùng để tạo ra nội dung xuất hiện trong các tác phẩm đồ họa trình diễn (Presentation Graphics) và thiết bị di động Đây là công cụ kể chuyện (Storytelling), sáng tạo ra các tác phẩm đồ họa chuyển động thị giác hấp dẫn có thể tích hợp vào bất cứ phương tiện nào để làm nổi bật một bài thuyết trình, câu chuyện, hình ảnh hay tâm trạng
1 Thiết bị di động, thiết bị truyền hình và internet
- Đồ họa truyền hình: After Effects là công cụ quan trọng đối với các nhà thiết kế quảng bá chuyên nghiệp Họ sử dụng After Effects để tạo ra Logo kênh cách điệu (Interstitial), bảng chữ (Lower Third), hình cắt chương trình (Bumper) và đoạn mở màn chương trình (Show Opening) Nhiều nhà làm Video chuyên nghiệp coi After Effects là một công cụ thiết yếu phục vụ công việc hàng ngày của họ Thực tế, bạn có thể bắt gặp
After Effects trên các mạng MTV, Spike, TruTV và Food Network; tại đây, phần mềm này được dùng để nhanh chóng tạo ra những tác phẩm đồ họa ấn tượng, chất lượng cao và các gói thiết kế chuyển động (Motion Design Package) với chi phí hợp lý
- Internet và thiết bị di động: Ngày nay, Internet và thiết bị di động đang trở thành phương tiện giải trí chủ yếu Những tác phẩm đồ họa chuyển động After Effects chất lượng cao đang được ứng dụng rộng rãi cho các nội dung trực tuyến và di động (Online And Mobile Content) Những trang Web chia sẻ Video như Vimeo.com và
YouTube.com cho phép các nhà làm nội dung tiếp cận với đông đảo khán giả, từ đó giúp cá nhân cũng như tổ chức gia tăng cơ hội phân phối
2 Phân phối màn hình và đồ họa thuyết trình
- Các công nghệ hiển thị kỹ thuật số như ti vi, màn hình, máy chiếu độ nét cao (High - Definition - HD) còn được sử dụng để tăng thêm hiệu ứng cho các Slide bài trình chiếu), biểu đồ và đô thị tỉnh đã tạo ra những phương tiện mới để trưng bày tác phẩm đồ họa chuyển động Mặt khác, After Efect sự gia tăng nhanh chóng kèm theo chi phí ngày càng rẻ của ti vi độ nét cao và các thiết bị hiển thị kỹ thuật số khác, nhiều địa điểm công cộng như trung tâm mua sắm, cửa hàng bán lẻ, trường học, thậm chí cả căn
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 38 cứ quân sự đều đang dùng đồ họa chuyển động để vừa cung cấp thông tin vừa nhằm mục đích giải trí
- Bất kể định sử dụng After Effects theo cách nào, cũng sẽ nhận thấy đây là một công cụ mạnh mẽ, đa năng và chỉ với một chút thực hành, nó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều
3 Tìm hiểu cơ bản về Video kỹ thuật số
- Có thể mở After Effects và bắt đầu tạo tác phẩm đồ họa mà không cần biết cách hoạt động của Video Tuy nhiên, để tạo ra tác phẩm đồ họa thành công cho Video hay phương tiện khác, nhất thiết phải nắm rõ một số yêu cầu kỹ thuật Nếu không biết đến những yêu cầu này, công việc sẽ chỉ đơn thuần là nhấn nút và đánh dấu các hộp kiểm
Do vậy, ít nhất nên dành ít phút để tìm hiểu cơ bản về Video kỹ thuật số Khi làm việc trong After Effects, quan tâm tới mục đích cuối cùng của dự án Dự án sẽ được sử dụng trên ti vi, trong Video hay trên thiết bị di động
- Biết được thông tin này cho phép tạo ra nội dung After Effects một cách chính xác, phù hợp với mục đích đã đề ra Dự án dành cho ti vi độ nét cao (HD Television) khác với dự án dành cho thiết bị di động màn hình nhỏ Mỗi phương tiện này có những chuẩn riêng dành cho các thành phần, như tốc độ khung hình (Frame Rate), tỷ lệ khuôn hình (Aspect Ratio) và Bit Rate (tốc độ truyền Bit)
- Có một số định dạng Video phổ biến cho các sản phẩm Video chuyên nghiệp, trong khi một số định dạng khác lại chỉ phù hợp với truyền hình bằng rộng hay các phương tiện màn hình nhỏ Có hai chuẩn chính dành cho truyền hình quảng bá, bao gồm một nhóm chuẩn cạnh tranh dành cho Video màn hình và Video trên Web, cùng với đó là một loạt chuẩn dành riêng cho thiết bị sử dụng trong những thiết bị di động cầm tay
Các tiêu chuẩn kỹ thuật, như những chuẩn được đề cập ở đây, rất phức tạp, và việc mô tả đầy đủ về từng chuẩn nằm ngoài phạm vi Nhìn chung, đang tạo nội dung Video cho nền tảng nào, hãy ghi nhớ ba thuộc tính cơ bản dưới đây:
- Kích thước (Dimension): Thuộc tính này xác định kích thước tính bằng Pixel của một File Video - số lượng Pixel theo chiều ngang và chiều dọc tạo thành một ảnh hay khung hình Video (Video Frame) Giá trị này thường được viết dưới dạng một cặp số phân tách nhau bởi dấu “ X ”, trong đó giá trị đầu tiên là kích thước chiều ngang còn giá trị thứ hai biểu diễn kích thước chiều dọc, ví dụ như 720 x 480 Pixel (điểm ảnh) là thuật ngữ kết hợp giữa từ Picture (hình ảnh) với từ Element (phần tử) và là thành phần đơn lẻ nhỏ nhất trong một ảnh kỹ thuật số (Digital Image) Xử lý tĩnh (Still Image) hay
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 39 khung hình Video thì đều không có sự khác biệt; mọi thứ hiển thị trên màn hình đều được tạo thành từ các Pixel Kích thước của một File Video hay ảnh tĩnh xác định tỷ lệ giữa các đơn vị chiều ngang và đơn vị chiều dọc của Video hay ảnh tĩnh đó Tỷ lệ khuôn hình thường được viết dưới dạng sau: Đơn vị chiều ngang: Đơn vị chiều dọc/ hai tỷ lệ khuôn hình phổ biến nhất trong các màn hình hiển thị Video hiện nay là 4: 3 và 16: 9
- Tốc độ khung hình (Frame Rate): Thuộc tính này xác định số lượng mỗi giây của Video Tốc độ khung hình được tính bằng Fps, đây là chữ viết tắt của Frame Per Second (khung hình trên giây)
CÁC THIẾT BỊ THU NHẬN DỮ LIỆU ĐỘNG
- Canon PowerShot G7 X Mark II - Kích thước 2,4 x 1,65 x 4,15 Inch và nặng 1,4 Pound, Canon G7X Mark II là một trong những máy ảnh nổi tiếng nhất dành cho Vlogger Với sự kết hợp tuyệt vời của Video 1080p ở cả 30 và 60 khung hình/giây kèm với âm thanh sống động Màn hình LCD loại 3,0 inch có khoảng 1.040.000 điểm và cho phép thực hiện các thao tác trên màn hình cảm ứng Ngoài khả năng nghiêng lên bình thường 180°, nó còn có thể nghiêng xuống 45° Bên cạnh đó nó còn tích hợp khả năng chống rung ấn tượng, đó là một tính năng mà bất kỳ Vlogger nào cũng cần phải có (xem Hình 3.1)
Hình 3.1 Canon PowerShot G7 X Mark II
- Sony A6400 - Một Vlog ấn tượng đòi hỏi nhiều góc máy đa dạng, sáng tạo vì vậy một chiếc máy ảnh có màn hình cảm ứng, xoay lật là điều không thể thiếu Hiểu được điều đó, Sony đã cải tiến góc mở của A6400 lên đến 180 độ thay vì 90 độ như người tiền nhiệm A6300 Với màn hình lật 180 độ và 921,6K điểm ảnh chắc chắn trải nghiệm Selfies và ghi hình của V-logger sẽ trở nên thú vị và nhiều sáng tạo hơn
- Sony A6400 hoàn toàn làm hài lòng nhu cầu của mọi V-logger với khả năng quay Video 4K 30fps, FullHD ở 120 khung hình/giây với Bit Rate 100MPs, hỗ trợ lấy nét tự động, và công nghệ Fast Hybrid đảm bảo chủ thể luôn nằm trong vùng nét một cách mượt mà (xem Hình 3.2)
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 44
- Panasonic Lumix G7 - Panasonic Lumix G7 là máy ảnh rẻ nhất trong dòng máy ảnh G của Panasonic, sở hữu màn hình LCD Flip-out và nhiều tính năng hữu ích khác đối với các nhiếp ảnh gia Khả năng quay Video 4K 30p, Input Microphone, AF trong lúc ghi hình và các chức năng như Focus Peaking và Zebra Dùng sẽ không sử dụng tất cả những tính năng này trong một Vlog, tuy nhiên nếu muốn một đoạn phim chân dung hoàn chỉnh với các clip phụ thì G7 sẽ là cộng sự phù hợp
- Phim 4K phơi sáng tốt và có màu sắc đẹp mắt, nhưng đổi lại sẽ bị Crop nhẹ Ống kính Kit Lumix G Vario 14-42mm f/3.5 -5.6 II ASPH MEGA O.I.S vẫn cho góc nhìn hợp lý với đầu kết góc rộng, tuy vậy nếu dùng chọn Kit với ống kính cao cấp Lumix G Vario 12- 60mm f/3.5-5.6 ASPH POWER O.I.S thì sẽ đồng thời có được góc nhìn rộng hơn và chất lượng hình ảnh cao hơn
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 45
- Chân máy Velbon M45 - Tripod Velbon M45 là dòng chân máy Compact đặc biệt siêu nhẹ của Velbon
Với thiết kế gọn nhẹ, trọng lượng chỉ 1kg
- Chân máy Velbon được làm bằng nhôm để tăng cường độ vững nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng nhẹ
- Chân máy sử dụng miếng Plate theo dạng thao tác nhanh giúp cho việc lắp và tháo máy ảnh khỏi chân được dễ dàng
- Chân vít cắm Head chuẩn UNC 1/4 thông dụng với bất kỳ máy ảnh nào
- Trục trung tâm có thể kéo lên được, đảm bảo chiều cao tác nghiệp (xem Hình 3.4)
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 46
- Chân máy ảnh Benro T600 EX - Benro T600 EX thiết kế dành riêng cho những chiếc máy ảnh, máy quay phim gọn nhẹ Không chỉ giúp bạn chụp ảnh dễ dàng, giảm tình trạng mờ nhòe do rung tay, máy còn đem lại sự linh động để thoải mái sáng tạo cho những khung hình đẹp nhất
Hình 3.5 Chân máy ảnh Benro T600 EX
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 47
- Gimbal chống rung - Gimbal chống rung Zhiyun Crane 2 là gợi ý chúng tôi dành cho bạn, với Gimbal chống rung Zhiyun-Tech Crane 2 bạn sẽ được tăng cường khả năng kiểm soát các Shoots ảnh một cách trọn vẹn nhất Gimbal chống rung Crane 2 hỗ trợ các loại máy ảnh
DSLR, máy ảnh không gương lật và các máy quay có trọng lượng đến 7 lb Kết nối máy ảnh của bạn (với ống kính lấy nét tự động) sang cáp gimbal, sau đó điều chỉnh lấy nét bằng ngón tay trên tay cầm Crane-2 cung cấp ba cấp độ điều khiển tập trung, cho phép bạn điều chỉnh lấy nét dựa trên ống kính được sử dụng
- Để tạo một Video chất lượng, hình ảnh chất lượng thôi là chưa đủ Bên cạnh đó còn một yếu tố quan trọng khác là âm thanh Có thể lựa chọn một trong những chiếc Microphone chúng tôi gợi ý sau đây:
- Microphone Rode VideoMic Go - Nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ theo thiết kế, VideoMic Go mang đến âm thanh rõ ràng, sắc nét, định hướng với sự dễ sử dụng đáng kinh ngạc Khu vực thu hẹp của nó tập
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 48 trung trực tiếp vào phía trước Micro và giảm các âm thanh xung quanh khác, đảm bảo rằng đối tượng của bạn được cách ly khỏi nhiễu nền
- Video Mic Go không có các công tắc hoặc cài đặt phức tạp và được cung cấp bởi đầu vào Micro bên ngoài của máy ảnh của bạn, không yêu cầu phải có Pin để hoạt động, đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lỡ một cảnh quay tuyệt vời
Hình 3.6 Microphone Rode Video Mic Go
- Micro thu âm Boya BY-WM8 - BY-WM8 sử dụng tần số UHF với 48 kênh giúp âm thanh rõ nét trung thực loại bỏ tạp âm cho máy ảnh, máy quay Khả năng thu âm xa lên đến 100m với điều kiện không có vật cản Micro Boya-WM8 rất thích hợp để làm Vlog (xem Hình 3.7)
- Đèn chuẩn nhất cho Vlog là Led Ring – đèn Led dạng vòng tròn, ánh sáng đều từ trái qua phải
Hình 3.7 Micro thu âm Boya BY-WM8
- Đèn Led Ring RL-18 có dạng tròn gồm 240 bóng Led siêu sáng có thể có được hiệu ứng ánh sáng mong muốn
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 49
- Đèn có Dimmer để bạn điều chỉnh độ sáng tối Đèn tương thích với hầu hết các loại chân đèn trong Studio
- Đi kèm còn có 2 Filter màu trắng và màu cam giúp bạn có hiệu ứng ánh sáng phù hợp Ngoài ra còn có túi đựng giúp bạn mang theo đèn đến các địa điểm khác nhau một cách thuận tiện
Hình 3.8 Đèn Led Ring RL-18
MỘT SỐ PHẦN MỀM TẠO HÌNH ĐỘNG
- Adobe Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh vô cùng quen thuộc và rất chuyên nghiệp, hỗ trợ chỉnh sửa ảnh từ cơ bản tới nâng cao và Photoshop cũng có công cụ tạo ảnh động rất chuyên nghiệp Bạn có thể tạo Banner độc đáo với những dòng chữ chuyển
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 50 động cho Website,… Việc tạo ảnh động trên Photoshop rất đơn và bạn có thể tham khảo cách thực hiện trong bài viết
2 Tạo ảnh động trên Beneton Movie Gif
- Beneton Movie Gif hỗ trợ tạo ảnh động từ hình ảnh trên máy tính và kèm theo các hiệu ứng khác cho ảnh động Người dùng lựa chọn các ảnh tĩnh để làm ảnh động và có thể thay đổi thứ tự hiển thị trong ảnh Gif sau khi hoàn chỉnh Đặc biệt phải kể đến nhóm hiệu ứng chỉnh ảnh, với nhóm hiệu ứng động và nhóm hiệu ứng thông thường
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 51
- Người dùng được lựa chọn áp dụng hiệu ứng nào cho hình ảnh nào, thời gian sử dụng hiệu ứng cho hình ảnh Bên cạnh đó Beneton Movie Gif cũng có thêm chế độ trong suốt cho ảnh động và chế độ lặp lại hiệu ứng cho ảnh động (xem Hình 3.11)
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 52
Hình 3.11 Các bước Beneton Movie Gif
3 Easy Gif Animator tạo ảnh Gif
- Công cụ Easy Gif Animator là phần mềm để tạo và chỉnh sửa ảnh động nhanh nhất, chất lượng Bạn có thể sử dụng Easy Gif Animator tạo ảnh động, những Banner động thu hút người xem hơn trên Website, những Icon trên trang Web,… rất nhiều nội dung ảnh động có thể tạo ( xem Hình 3.12)
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 53
- Giao diện Easy Gif Animator rất dễ sử dụng, có các tính năng chỉnh ảnh động như chỉnh kích thước khung ảnh động, thêm chữ viết, chèn Background, chỉnh thời gian chạy ảnh động Từng đoạn trong ảnh động được chia thành từng khung hình khác nhau
Hình 3.13 Giao diện Easy Gif Animator
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 54
4 Instagiffer làm ảnh Gif trên PC
- Instagiffer có 3 lựa chọn tạo ảnh động từ ảnh tĩnh thông thường, ảnh chụp màn hình và làm ảnh từ Video YouTube Mỗi một kiểu tạo ảnh động sẽ có những phần chỉnh sửa khác nhau Với những Video làm ảnh Gif sẽ có nhiều phần chỉnh sửa hơn như thời gian chọn làm ảnh động, kích thước khung hình cho ảnh động, chất lượng cho ảnh động, hay có thêm phần chỉnh chế độ sáng tối cho ảnh
- Các kiểu hiệu ứng cho ảnh động cũng được Instagiffer cung cấp như hiệu ứng Slow-Motion, chế độ làm mờ, chỉnh màu sắc cho ảnh động (xem Hình 3.15)
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 55
5 Làm ảnh động trên Plotagraph
- Cách làm ảnh động trên Plotagraph rất thú vị, khi từ những ảnh tĩnh, phần mềm có các công cụ để thêm điểm ảnh động trên hình ảnh Có bức ảnh chụp mưa rơi và Plotagraph sẽ biến chúng chuyển động (xem Hình 3.16)
- Người dùng sẽ chọn những điểm ảnh giữ nguyên và những điểm ảnh muốn tạo hiệu ứng động Và số lượng các điểm ảnh chuyển động phụ thuộc vào người dùng chọn lựa, không có bất cứ quy tắc hay ràng buộc nào Rất đơn giản để có được ảnh Gif trên Plotagraph từ ảnh tĩnh
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 56
6 GIF Animator tạo ảnh Gif
- Cũng giống như những công cụ tạo ảnh động bên trên, Gif Animator cũng hỗ trợ tạo ảnh Gif và rất dễ sử dụng Người dùng sẽ tạo được những ảnh động đẹp, những Banner quảng cáo, các dòng chữ chuyển động nhằm thu hút người xem hơn Người dùng có thể lựa chọn các ảnh tĩnh để tạo thành ảnh động, hoặc chuyển từ Video sang ảnh động Có rất nhiều định dạng mà Gif Animator hỗ trợ như JPEG, PNG, TIFF, GIF, BMP, PSD, ICO, PCX, PIC, RLE, DIB, PCD, AVI, WMF (xem Hình 3.18)
- Những công cụ chỉnh sửa cho ảnh động cũng được cung cấp đầy đủ Đặc biệt dung lượng ảnh động sau khi tạo xong sẽ không quá lớn, do phần mềm tiến hành tối ưu hóa kích thước cho File
- Phần mềm làm Motion Graphic phổ biến nhất hiện nay chính là Adobe After Effects Đây là phần mềm thiết kế đồ họa chuyển động số và tổng hợp của hãng Adobe Systems Adobe After Effects có cho phép thực hiện các thao tác thiết kế tạo nên những sản phẩm đồ họa chuyển động hấp dẫn, đẹp mắt và cũng không kém phần sinh động
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 57
Hình 3.19 Phần mềm Adobe After Effects
- Biết đến những hiệu ứng đặc biệt trong bộ phim nổi tiếng King Kong thì Nuke chính là phần mềm tạo nên những hiệu ứng đặc biệt đó Nuke là phần mềm được sử dụng tạo ra các hiệu ứng đặc biệt trong nhiều bộ phim cũng như là những Video ca nhạc trên thị trường Đây là phần mềm làm Motion Graphic được sử dụng trong xử lý hậu kỳ cuối cùng, làm Video và phim tài liệu cũng như việc tạo ra các sản phẩm quảng bá thương mại khác
- Fusion 8 là một trong những ứng dụng dùng để xử lý kỹ xảo điện ảnh được Hollywood sử dụng trong các bộ phim nổi tiếng như: The Amazing Spider-man 2, The Hunger Games, Maleficent Phần mềm này được phát hành bởi công ty Blackmagic
Chương 3: Các thiết bị tạo hình 58
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
Câu 1 Anh chị hãy kể hai chuẩn Video thịnh hành khác nhau cho truyền hình quảng bá ở Mỹ và Châu Âu?
Câu 2 Anh chị hãy nêu rõ sự khác biết về tốc độ khung hình giữa truyền hình Mỹ, truyền hình Châu Âu và phim ảnh?
Câu 3 Anh chị hãy cho biết các thiết bị dành cho ghi hình? Và các phần mềm đồ họa chuyển động hiện nay?
TRÍCH CHỌN VÀ TÍCH HỢP CÁC ĐOẠN PHIM
PHIM VIDEO
- Trong truyền thông, Media nói chung và Video nói riêng – Video đã mang lại nguồn thu vô cùng to lớn về mặt giá trị thương hiệu và hình ảnh của Doanh nghiệp trong mắt khách hàng Vai trò của việc sản xuất Video là yếu tố quan trọng bật nhất, nên ngày nay Doanh nghiệp vừa và lớn đều có bộ phận truyền thông riêng
- Video hay Video Clip là một chuỗi các tín hiệu điện tử được sử dụng để tạo ra nguồn ảnh tĩnh ổn định, mô phỏng chuyển động Video có thể sử dụng đồ họa, hình ảnh hoặc văn bản và được sử dụng cho mục đích giải trí, giáo dục hoặc các mục đích khác
Ngày nay, nhiều trang Web có Video có thể tải xuống hoặc phát trực tuyến mà khách truy cập có thể xem trên máy tính hay thiết bị hỗ trợ xem Video của họ
- Sản xuất Video hay dịch vụ làm phim là quá trình sản xuất nội dung Video Nó gần giống với làm phim, nhưng với hình ảnh được ghi lại bằng kỹ thuật số
- Chuẩn bị: Phải có đầy đủ các chi tiết cụ thể về Ekips, hậu cần dựa vào kịch bản và nhiệm vụ từng khâu, trong đó quan trọng nhất là diễn viên và Camera Man
- Thực quay: Sản xuất Video là giai đoạn sản xuất Video ghi lại nội dung Video (hình ảnh chuyển động/quay phim) và liên quan đến việc quay (các) chủ đề của Video bao gồm hoạt động và thời gian cụ thể (tính bằng giây, phút)
- Dựng phim: (hay gọi là hậu kỳ) là hành động kết hợp có chọn lọc các Video Clip đó thông qua chỉnh sửa Video thành sản phẩm hoàn chỉnh
- Hiện tại, phần lớn Video được ghi lại qua các phương tiện điện tử như thẻ SD, CF cho máy ảnh, máy quay hoặc trên bộ lưu trữ trạng thái rắn và bộ lưu trữ Flash
- Nội dung Video được phân phối kỹ thuật số thường xuất hiện ở các định dạng phổ biến như định dạng mpeg,.mpg,.mp4, QuickTime (.mov), Interleave Audio Video (.avi), Windows Media Video (.wmv ) và DivX (.avi,.divx)
- Các thể loại hình sản xuất Video:
- Có nhiều kiểu sản xuất Video khác nhau Phổ biến nhất là sản xuất phim và truyền hình, quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên Web, dịch vụ quay phim sự kiện, quay Video sản phẩm, quay Video phỏng vấn khách hàng, Video quảng cáo, Video đám cưới
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 60
- Thuật ngữ sản xuất Video hay dịch vụ làm phim là tên gọi chung cho các dịch vụ này
- Quy mô của dịch vụ sản xuất Video được xác định bởi số lượng thành viên Ekip, chứ khong phụ thuộc vào nội dung sản xuất
- Một số ví dụ về quy mô dịch vụ sản xuất - Người quay phim cá nhân với một máy quay - Ekip 2 người một người quay phim và một người thu âm - Công ty dịch vụ với nhiều máy quay
- Ekip lớn từ 5 người trở lên với nhiều phượng tiện hiện đại
- Một số kỹ thuật quay phim cơ bản
- Tất cả các kỹ thuật này đều sử dụng trong làm phim, không phân biệt quay phim dịch vụ hay làm phim chiếu rạp
- Sử dụng chân máy - Quay cầm tay cho cảm giác tự nhiên - Quay với góc máy thấp
- Các động tác máy: Lia, Pan, Zoom
- Quay sử dụng cẩu hoặc Slider - Quay sử dụng Stedicam chống rung…
- Các thể loại Video cơ bản trong dịch vụ làm phim - Video phim Doanh nghiệp:
- Video giới thiệu Doanh nghiệp với kịch bản rõ ràng với nhiều mục đích như quảng cáo, đào tạo, hội nghị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ
- Trong đó loại Video phổ biến nhất là “Phim giới thiệu Doanh nghiệp” Là Video giới thiệu tổng quan về Công ty, giới thiệu đội ngũ điều hành, sản phẩm dịch vụ của Công ty
- Video thường được sử dụng để đưa ra các thông điệp về sứ mệnh và giá trị cốt lõi
- Video sự kiện, hội nghị Công ty
- Đây là Video ghi lại sự kiện của Công ty diễn ra tại các hội nghị hoặc triển lãm thương mại Video quay sự kiện bao gồm diễn giả và khác hàng
- Video lễ trao giải thưởng hoặc các hoạt động giải trí của Doanh nghiệp Sản phẩm có thể là một Video dài ghi lại toàn bộ sự kiện hoặc một Video ngắn tóm tắt sự kiện
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 61
- Khi quay Video dạng này cũng có thể phỏng vấn khách hàng hoặc nhân viên của Công ty vì đây là lúc tập trung đông đủ và dễ dàng thực hiện
- Giả sử bạn làm sự kiện giới thiệu sản phẩm hoặc đào tạo, thì trong buổi quay có thể hỏi phỏng vấn luôn khách hàng cảm nhận về sản phẩm ra sao…
- Video phim giới thiệu sản phẩm - Đây là dạng Video được tạo ra nhằm mục đích bán sản phẩm
- Video sẽ giới thiệu tất cả các đặc điểm nổi bật và tính năng của sản phẩm với hình ảnh và âm thanh hấp dẫn lôi cuốn
- Video này thường có độ dài 2-3 phút vừa truyền tải đầy đủ thông tin mà vẫn thu hút khán giả
TẠO CÁC HOẠT HÌNH
- Khi làm việc trong After Effects, điều quan trọng là hiểu rõ chương trình này thường được dùng để tạo ảnh động hoặc dàn dựng các tài nguyên vốn được tạo ra ở những ứng dụng khác Hầu hết người dùng After Effects chuyên nghiệp đều thành thạo những chương trình độ họa và thiết kế khác Họ thường sử dụng Adobe Photoshop và đôi khi là Illustrator, cùng với nhiều gói phần mềm đồ họa 3D như 3D Studio Max, Maya hay Cinema 4D để tạo ra Media sẽ làm việc cùng trong After Effects
- Từ việc tạo Composition đến việc nhập vào nhiều nội dung Media khác nhau, cuối cùng là thông qua quy trình tạo hoạt hình và xem trước Làm việc với nhiều tài nguyên Media khác nhau để tạo ảnh Logo động cho một Công ty giả tưởng có tên Dison Worldwide
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 62
2 Tạo và làm việc với Composition
- Trong Adobe After Effects, Composition là làm toàn bộ công việc tạo ảnh động và dàn dựng các phần tử Bên trong Composition, mỗi thành phần Media sẽ nằm trên Layer riêng Hãy coi mỗi Composition như một Timeline độc lập trong dự án Ngoài những loại Footage khác nhau nhập vào After Effects, Composition còn có thể chứa các Composition khác, tạo ra một môi trường thiết kế có tổ chức và những dự án hoạt hình vô cùng phức tạp Việc đặt một Composition bên trong một Composition khác được gọi là lồng Composition
- Composition giống 1 Group lớn chứa các Layer
- 1 File làm việc After Effects là 1 Project lớn Composition là 1 Project nhỏ trong Project lớn 1 Project lớn có thể chứa nhiều Composition khác nhau
- Click Icon Composition tại Tab Project (xem Hình 4.1) - Chuột phải -> New Composition
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 63
- Bấm chuột phải để tạo Composition mới
- Tạo Composition mới bằng cách bấm Icon (xem Hình 4.2)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 64
- Name: Đặt tên - Preset: Độ phân giải Video Vd: Full HD, 4K, HD720, Có thể chọn các Preset có sẵn hoặc tùy chỉnh thông số (Custom)
- Width: Chiều dài - Height: Chiều rộng - Lock Aspect Ratio to 16: 9 (1.78) Nếu bấm chọn, khi bạn thay đổi chiều dài/ rộng Video thì chiều còn lại cũng sẽ thay đổi tương ứng Video thay đổi kích thước mà vẫn giữ tỉ lệ ban đầu
- Pixel Aspect Ratio: Dùng cho các kiểu màn hình Video khác nhau - Square pixels: Vuông
- Frame Rate: Số khung hình trên s.Frame Rate càng nhỏ, số hình ảnh càng ít, AE xử lý càng nhanh
- Với Video Motion Graphic, Frame Rate rơi vào khoảng 25 – 30 - 30, 24 thông thường thấy trên Tivi
- 24 tạo cảm giác Motion Blur, có độ mờ mờ khi Video chuyển động - Thường dùng từ 23,976 – 30
- Resolution (độ phân giải Preview): Thông thường chọn Full - Start Timecode: Bạn muốn bắt đầu từ lúc nào – bấm Play thì Video sẽ phát từ giây thứ mấy Thông thường để 0
- Duration: giờ: phút: giây: Frame – thời lượng Video - Background Color: Màu của nền (xem Hình 4.3) - Sau đó, bấm OK để tạo Composition mới.
TRÍCH CHỌN CÁC ĐOẠN HOẠT HÌNH
- Bấm chuột phải vào khung Project chọn Import và chọn File (phím tắt Ctrl + I) (xem Hình 4.4)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 65
- Bấm chuột vào vào khung Project rồi chọn Import và chọn File - Chọn Video muốn cắt chọn Import (xem Hình 4.5)
- Kéo Video xuống khung làm việc bên dưới (xem Hình 4.6)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 66
Hình 4.6 Kéo Video xuống khung làm việc bên dưới
- Chuyển qua thanh Timeline để tiến hành cắt Video Kéo và đặt thanh thời gian màu xanh ở đoạn Video muốn cắt Ví dụ Video là 3 phút 15 giây và muốn cắt khoảng thời gian từ giây thứ 30 giây thứ 50 sẽ đặt thanh dọc ở giây thứ 30 Quan sát thời gian chuẩn ở khung thời gian bên trên (xem Hình 4.7)
Hình 4.7 Kéo và đặt thanh thời gian màu xanh ở đoạn Video muốn cắt
- Chọn Edit và chọn Split Layer (phím tắt Ctrl + Shift + D) (xem Hình 4.8)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 67
Hình 4.8 Chọn Edit và chọn Split Layer
- Tiếp theo, tiến hành cắt ngắn đoạn Video đó để kết thúc ở giây thứ 50 Ở Layer Video thứ hai vừa được cắt ra, kéo thanh màu xanh đến giây thứ 50 và chọn Edit > Split Layer (phím tắt Ctrl + Shift + D) (xem Hình 4.9)
- Có được một đoạn Video ở khoảng thời gian mong muốn từ giây thứ 30 đến giây thứ 50 Nếu không muốn giữ 2 đoạn Video kia hãy nhấn vào đó và nhấn phím Delete để xóa (xem Hình 4.10)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 68
TÍCH HỢP CÁC ĐOẠN HOẠT HÌNH
- Bấm chuột phải vào khung Project rồi chọn Import và chọn File (phím tắt Ctrl + I) (xem Hình 4.11)
- Chọn các đoạn Video muốn ghép lại với nhau > chọn Import
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 69
Hình 4.12 Import các File cần ghép
- Chọn Create A New Composition (xem Hình 4.13)
- Ở mục Duration, nhập thời lượng Video muốn tạo ra Tính khoảng thời gian cộng lại của các Video ghép và nhập thời gian lớn hơn Nhấn OK (xem Hình 4.14)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 70
Hình 4.14 Nhập thời lượng Video
- Kéo lần lượt các Video muốn ghép xuống khung làm việc bên dưới (xem Hình 4.15)
Hình 4.15 Kéo lần lượt các Video
- Chuyển qua thanh Timeline để tiến hành ghép Video, sẽ xuất hiện hai Layer Video có xuất phát bằng nhau như thế này (xem Hình 4.16)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 71
- Kéo Video xuất hiện sau để ở sau đoạn Video kia sao cho điểm đầu và điểm cuối trùng nhau (xem Hình 4.17)
Hình 4.17 Kéo Video trùng nhau điểm đầu và cuối
- Nếu ở Video thứ 2 có khung đen bao quanh không khớp với đoạn Video 1 -> nhấn giữ Alt và kéo Video (xem Hình 4.18)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 72
Hình 4.18 Nhấn giữ Alt và kéo Video
- Nếu thời lượng Video ban đầu bạn tạo lớn hơn thời lượng thực và Video hoạt động liên tục -> kéo thời lượng video (nút Work Area End) đến điểm kết thúc của Layer Video cuối cùng (xem Hình 4.19)
Chương 4: Trích chọn và tích hợp các đoạn phim 73
Câu 1 Vận dụng kiến thức đã học, anh chị hãy tạo 1 Composition với thời gian 3 phút Độ phân giải video Full HD Màu nền Background là màu trắng?
Câu 2 Vận dụng kiến thức đã học và File Composition đã tạo ở câu 1, anh chị hãy tùy chọn 1 Video phim hoạt hình dài 5 phút, sau đó cắt thành 3 phút tương ứng với thời gian Composition ở câu 1?
Câu 3 Vận dụng kiến thức đã học tạo File Composition 6 phút, độ phân giải Video Full HD Màu nền Background là màu trắng, anh chị hãy tùy chọn 2 Video phim hoạt hình mỗi phim dài 3 phút Sau đó ghép thành 1 Video với thời gian là 6 phút?
XÂY DỰNG KỊCH BẢN HOẠT HÌNH
XÂY DỰNG KỊCH BẢN
- Việc lên kịch bản Video quảng cáo là bước cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng chính đến khâu sản xuất và hậu kỳ cho sản phẩm Việc chia cảnh, phân cảnh, thể hiện, diễn viên… ảnh hưởng chính đến yếu tố truyền tải nội dung của Video quảng cáo
- Chia kịch bản thành 4 phần chính để có thể dễ dàng hiểu và triển khai kịch bản được tốt nhất
- Cảnh: Phân cảnh của Video, mỗi cảnh là một khung hình
- Lời thoại: Là phần lời được người đọc thu âm và thể hiện trong Video
- Text: Là phần chữ xuất hiện trong Video
- Mô tả: Mô tả yêu cầu, bố cục, diễn xuất, hoạt cảnh… cho phân cảnh đó
- Để có được một kịch bản quảng cáo chất lượng nhất không đơn thuần chỉ thông qua việc lên ý tưởng và nội dung cho kịch bản mà đòi hỏi cần nắm bắt được một số lưu ý cần thiết dưới đây:
- Ngắn chính là chìa khóa
- Điều quan trọng là làm Video quảng cáo của bạn ngắn – khoảng 60 giây là lý tưởng – vì điều này giúp giữ sự chú ý của khách hàng Một Video dài không cần thiết có thể khiến khách hàng bỏ qua và lướt qua nó
- Nguyên tắc này quy định sử dụng 40% thời gian để nói về các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất và 60% khác để nói về doanh nghiệp, kể một câu chuyện hấp dẫn để thu hút khách hàng
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 75
- Bắt đầu với “Ai?” và “Cái gì?”
- Ngay từ đầu Video quảng cáo, cần phải nói rõ là ai và sản phẩm là gì Bất cứ ai nhấp vào Video đều có nhu cầu tìm kiếm một cái gì đó và phải cho họ biết là họ đã đến đúng nơi Cũng có thể đặt tin nhắn, thông điệp của Video, trong 30 giây đầu tiên; Chỉ cần tóm tắt nó thành một câu và đặt nó vào Khách hàng sẽ biết họ cần phải làm gì
- Tốc độ Video quảng cáo phù hợp - Con người trung bình có thể nói 200-250 từ một phút trong cuộc trò chuyện bình thường, nhưng trong một Video, tốt hơn là nên tạo những khoảng trống và tốc độ nói trung bình và rõ ràng Nên giữ cho cuộc đối thoại giữa 125-150 từ một phút hoặc ít hơn
- Lưu ý khi viết kịch bản Video mà để khách hàng có thể hiểu và cảm nhận, đừng để câu chuyện diễn ra quá vội vàng và chóng vánh, khách hàng sẽ cảm thấy hụt hẫng.
QUI TRÌNH XÂY DỰNG KỊCH BẢN
- Đầu tiên để lên được một kịch bản cần có ý tưởng, ý tưởng giới thiệu về sản phẩm sao cho hấp dẫn nhất Ý tưởng càng mới mẻ càng tốt, càng độc đáo lại càng hấp dẫn và thú vị Hàng ngày khách hàng có thể nhìn thấy hàng trăm Video quảng cáo qua nhiều kênh khác nhau, nhưng chỉ một số Video có thể để lại ấn tượng sâu sắc
- Vậy nên không tạo ra được một ý tưởng hay và mới lạ hoặc độc đáo, thú vị thì khó có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng, cũng không thể gây ấn tượng mạnh trong tâm trí của họ
- Cần phải lên ý tưởng cho Video sao cho sáng tạo nhất, hấp dẫn nhất, đặc sắc nhất để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng
- Bước đầu tiên này đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ chi phối toàn bộ những bước tiếp theo của một kịch bản để có một Video quảng cáo hiệu quả nhất
- Khi lên ý tưởng cho Video quảng cáo, cần nghiên cứu đến thị hiếu của khách hàng, các xu hướng quảng cáo hiện đang được ưa chuộng, xác định phải xây dựng nhân vật đại diện cho sản phẩm sẽ như thế nào, và viết nội dung quảng cáo
- Ngoài ra việc lên ý tưởng Video còn cần chú ý đến các hình thức để quay Video, ví dụ định quay Video tại cửa hàng hay quay tại Studio, muốn quay ở công trình hay hội chợ, muốn quay ngoài trời hay trong nhà
1.2 Lên bản thảo kịch bản
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 76
- Sau khi đã xác định được ý tưởng Video, cần lên một bản thảo kịch bản Review sản phẩm Bản thảo kịch bản có thể là bản tóm tắt, là bộ khung của nội dung Video được viết tay hay là đánh máy hoặc bằng một phương tiện nào đó Hoặc ghi lại những ý chính
- Để viết được một kịch bản Video hoàn chỉnh không phải cứ nghĩ đến đâu rồi viết đến đấy Cần phải tạo một bản thảo, bản thảo ban đầu không nên quá dài Nên là một bản thảo ngắn hoặc vừa phải với độ dài vừa phải
- Để sau khi chỉnh sửa, cắt gọt hay thêm thắt sẽ có một kịch bản với độ dài hợp lý Sau đó khi thực hiện kịch bản thành Video sẽ tạo một Video đủ và không rườm rà
- Lưu ý nếu chọn giữa Video dài và Video ngắn nên chọn Video ngắn để nội dung hấp dẫn hơn và người xem đỡ cảm thấy nhàm chán
- Cuối cùng tạo ra kết quả là một Video ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn Bên cạnh đó cần chỉnh sửa cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều
- Việc lên bản thảo cần phải lưu ý đến những điều mấu chốt, những câu hỏi có thể được đặt ra ví dụ như:
- Mục tiêu của Video Review sản phẩm này là gì?
- Đâu là chủ đề của Video?
- Trọng tâm chính cần đưa vào Video là gì?
- Người xem Video cảm nhận và rút ra được điều gì?
- Muốn khách hàng làm gì sau khi xem xong Video?
1.3 Hiện thực hóa kịch bản
- Sau khi viết xong kịch bản nên chỉnh sửa sao cho kịch bản trở lên hoàn chỉnh nhất và trọn vẹn nhất
- Bây giờ đã đến lúc truyền tải toàn bộ nội dung ấy lên máy quay để hiện thực hóa kịch bản
- Chuẩn bị một bối cảnh quay đẹp nhất, phù hợp nhất với sản phẩm và quan trọng là phải có chất lượng ánh sáng tốt nhất Điều này quyết định phần lớn đến chất lượng của hình ảnh và sẽ tác động rất nhiều đến thị giác của người xem
- Có thể sử dụng thêm các loại đèn Flas, Led hay Kino để hỗ trợ ánh sáng - Cũng cần chú ý đến thiết bị quay, đó là một chiếc Smartphone hay là máy quay chuyên dụng, có cần thêm các thiết bị hỗ trợ quay như máy ảnh, giá đỡ, thiết bị chống rung, thanh trượt Microphone, thiết bị thu âm
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 77
- Chưa đủ thiết bị quay hoặc thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu, có thể thuê quay phim quảng cáo sản phẩm để giảm bớt gánh nặng công việc và tập trung vào khâu bán hàng
2 Quy trình xây dựng kịch bản phim hoạt hình
2.1 Lên kịch bản làm phim hoạt hình 3d – Storyboard
- Kịch bản của phim sẽ được thể hiện thông qua bản vẽ Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi thiết kế đồ họa phim hoạt hình – giai đoạn triển khai ý tưởng thành một câu chuyện Nhà thiết kế sẽ triển khai ý tưởng thành các bản vẽ và xem xét câu chuyện có vấn đề không Khi đã chắc chắn nội dung mạch lạc, hấp dẫn sẽ lồng ghép Storyboard lại với nhau để được một bộ phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh (xem Hình 5.2)
- Đây là quá trình tạo vật thể đơn giản Thiết lập Camera để làm một đoạn phim và trình bày ý tưởng với đoàn làm phim Dựng Layout là một bước cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến giai đoạn làm phim hoạt hình 3D sau
2.3 Dựng vật thể trong không gian ba chiều – Modeling
Modeling – dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo Người dựng phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính xác hơn
2.4 Tô màu và tạo chất liệu – Texturing
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 78
- Sau khi tạo vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo bạn cần là tô màu và tạo chất liệu để chúng trở nên sống động hơn Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể
2.5 Tạo xương cho vật thể – Rigging
TÍCH HỢP DỮ LIỆU HOẠT HÌNH THEO KỊCH BẢN
- Vẽ Storyboard 2D: Dựa trên kịch bản phân cảnh sẽ bắt đầu vẽ Storyboard, đây là một bản vẽ 2D, thể hiện tất cả mọi thông tin của một cảnh quay của 1 bộ phim sẽ diễn ra theo diễn tiến như thế nào Quá trình này cực kỳ quan trọng, nó sẽ cho thấy toàn bộ quá trình của một bộ phim Trên Storyboard này mình sẽ vẽ tất cả nội dung cần diễn xuất (Animation) trong đó, thậm chí ghi cả lời thoại, hành động, nhân vật sẽ làm gì
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 80
Hình 5.5 Biểu hiện nhân vật
2 Dữ liệu có sẵn để tạo Intro
- Clean Opener - Template này là sự lựa chọn lý tưởng cho các mẫu quảng cáo theo hình thức Pre-roll (là một loại quảng cáo có thanh cuộn cho phép xem trước các quảng cáo, xuất hiện một lần trước khi xem video) Mẫu Intro này là sự kết hợp giữa hình ảnh và thiết kế Typography để tạo ấn tượng với người xem
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 81
- Modern Opener With Title - Mẫu Intro này tập trung vào việc trình chiếu các bức ảnh với hiệu ứng và chuyển động bắt mắt đi kèm với Title được lồng ghép phù hợp
Hình 5.7 Modern Opener With Title
- Liquid Motion Elements - Một đoạn Intro đầy màu sắc, năng động và độc đáo kiểu Liquid Motion Elements
- Việc sáng tạo màu sắc kết hợp với các hiệu ứng chuyển động sẽ tạo ra sự khác biệt đầy ấn tượng đó
Chương 5: Xây dựng kịch bản hoạt hình 82
Câu 1 Vận dụng kiến thức đã học, anh chị hãy xây dựng 1 kịch bản về giới thiệu bản thân đang học tại Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM Có thể xây dựng 1 kịch bản về CV xin việc sau khi ra trường?
Câu 2 Anh chị hãy tìm dữ liệu theo yêu cầu ở câu 1, trên internet hoặc tạo dữ liệu bằng những phần mềm khác nhau (Adobe Illustrator) tập hợp thành 1 Folder?
Câu 3 Sau khi tập hợp những dữ liệu ở câu 2, anh chị thực hiện tạo 1 Video đồ họa chuyển động ngắn Intro giới thiệu bản thân đang học tại Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM hoặc CV xin việc sau khi ra trường, với kích thước Full HD màn hình ngang, độ dài tùy chỉnh theo nhu cầu kịch bản?