1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ Cao Đẳng.pdf

102 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Adobe Indesign
Tác giả Nguyễn Minh Thuận
Trường học Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết Kế Đồ Hoạ
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,54 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: LÀM CHỦ PHẦN MỀM INDESIGN (7)
    • I. KHÔNG GIAN LÀM VIỆC (7)
      • 1. Khởi động Indesign (7)
      • 2. Không gian làm việc Indesign (xem Hình 1.1) (7)
    • II. XEM, CHỈNH SỬA CÁC THÀNH PHẦN TRÊN TRANG (9)
      • 1. Tạo trang làm việc mới (9)
      • 2. Thay đổi lề và các tùy chọn cột (11)
      • 3. Thay đổi các tùy chọn cho trang tài liệu (12)
    • III. ĐỐI TƯỢNG (OBJECT) VÀ SMART GUIDE (13)
      • 1. Chọn đối tượng trong một nhóm bằng Selection Tool (13)
      • 2. Chọn tất cả hoặc một số đối tượng (14)
      • 3. Làm việc với các thước đo (Guide) và Smart guide (14)
      • 4. Tạo và di chuyển các đường Guide (15)
      • 5. Sử dụng các Smart Guide (16)
    • IV. TEXT (16)
      • 1. Sử dụng các công cụ Type (16)
      • 2. Tạo type trong một khung Text (17)
      • 3. Tạo một khung hình chữ nhật hoặc hình elip cho Type (17)
      • 4. Tạo một khung hình đa giác cho type (18)
      • 5. Tạo type trên một đường Path (20)
  • Chương 2: CÁC THAO TÁC VỚI FILE (22)
    • I. KHỞI TẠO TRANG MỚI VÀ TRANG CHỦ (22)
      • 1. Thiết lập trang và thêm trang mới (22)
      • 2. Thay đổi kích cỡ trang (22)
      • 3. Di chuyển các trang (23)
      • 4. Tạo một trang chủ từ một trang tài liệu hiện có (24)
      • 5. Tạo một trang chủ ngay từ đầu (25)
    • II. TẠO TEXT TRÊN TRANG CHỦ (26)
    • III. ÁP DỤNG TRANG CHỦ CHO TẬP TIN (27)
      • 1. Áp dụng trang chủ cho tập tin (27)
      • 2. Làm việc với trang chủ (28)
    • IV. CHỈNH SỬA TRANG CHỦ (29)
    • V. THAY ĐỔI VÀ CHỈNH SỬA TEXT (31)
      • 1. Thêm một số chương (chapter) vào một tài liệu (31)
      • 2. Xác lập các tùy chọn đánh số chương (chapter) (31)
  • Chương 3: LÀM VIỆC VỚI FRAME (34)
    • I. LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN TRANG (34)
      • 1. Tạo một hình dạng chữ nhật hoặc Elip (34)
      • 2. Tạo một hình dạng đa giác (34)
      • 3. Vẽ một đường (35)
      • 4. Tạo nhiều đối tượng trong một lưới (36)
      • 5. Chọn một đối tượng bằng công cụ Selection (37)
      • 6. Chọn một đối tượng và các điểm neo bằng công cụ Direct Selection (38)
      • 7. Nhân đôi và sao chép các đối tượng (39)
      • 8. Tạo một nhóm đối tượng (40)
      • 9. Rã nhóm các đối tượng (41)
    • II. LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG LAYER (42)
      • 1. Tạo và đổi tên một Layer mới (42)
      • 2. Nhân bản (duplicate) một layer (43)
      • 3. Xóa các layer (44)
      • 4. Khóa và mở khóa các layer (44)
    • III. LÀM VIỆC VỚI CÁC GRAPHIC FRAME, TEXT FRAME (45)
      • 1. Graphic frame (45)
      • 2. Text frame (45)
  • Chương 4: MÀU SẮC (48)
    • I. QUY TRÌNH LÀM VIỆC VỚI MÀU SẮC (48)
      • 1. Làm việc với panel Color (48)
      • 2. Thêm hoặc hiệu chính một mẫu màu Swatch (49)
    • II. ÁP DỤNG MÀU SẮC CHO ĐỐI TƯỢNG (50)
      • 1. Áp dụng các màu vào một đối tượng (50)
      • 2. Áp dụng các màu và thuộc tính bằng công cụ Eyedropper (52)
    • III. MÀU SẮC ĐẶC BIỆT (52)
      • 1. Thêm các màu từ thư viện mẫu màu (52)
      • 2. Tạo và hiệu chỉnh một mẫu sắc độ (53)
  • Chương 5: HÌNH ẢNH (56)
    • I. PLACE NHIỀU HÌNH ẢNH (56)
      • 1. Place một ảnh vào một khung hiện có (56)
      • 2. Place ảnh bằng các tùy chọn (57)
    • II. SỬ DỤNG BẢNG LINK (BẢNG LIÊN KẾT) (59)
      • 1. Thay thế một ảnh được bằng link panel (59)
      • 2. Hiệu chỉnh một ảnh được liên kết trong nguồn (60)
    • III. PLACE HÌNH ẢNH DẠNG VECTOR (61)
    • IV. SỬ DỤNG CÔNG CỤ PEN (64)
      • 1. Các bước sử dụng pen tool trong vẽ ngôi sao (64)
      • 2. Vẽ đường thẳng theo đường cong (64)
      • 3. Vẽ đường cong theo đường thẳng (65)
    • V. TẠO HIỆU ỨNG CHO ĐƯỜNG VIỀN (66)
    • VI. CÁC DẠNG ĐƯỜNG PATH (67)
      • 1. Import các đường path dưới dạng các khung (67)
      • 2. Tạo và tách rời một đường Path phức hợp dưới dạng khung (frame) (68)
    • VII. KỸ THUẬT TEXT (70)
  • Chương 6: CÁC KỸ THUẬT NÂNG CAO (74)
    • I. SỬ DỤNG BẢNG PATHFINDER (0)
      • 1. Unite (0)
      • 2. Minus Front (0)
      • 3. Intersect (0)
      • 4. Exclude (0)
      • 5. Divide (0)
      • 6. Trim (0)
      • 7. Merge (0)
      • 8. Crop (0)
      • 9. Outline (0)
      • 10. Minus Back (0)
    • II. LÀM VIỆC VỚI HIỆU ỨNG VÀ STYLE CỦA ĐỐI TƯỢNG (0)
      • 1. Giới thiệu về hiệu ứng trong Adobe InDesign (77)
      • 2. Style hiệu ứng thông dụng (81)
    • III. LÀM VIỆC VỚI TRANG NHIỀU KÍCH THƯỚC (0)
    • IV. THIẾT KẾ VỚI NHIỀU TẬP TIN (0)
  • Chương 7: THIẾT KẾ SÁCH HOÀN CHỈNH (90)
    • I. TẠO TAB CHO TRANG (90)
      • 1. Sử dụng Tabs trên thanh control (0)
      • 2. Xác lập các Tab (0)
      • 3. Thêm text bullet hoặc đánh số vào một đoạn text (0)
      • 4. Định dạng các Bullet và số (0)
    • II. TẠO BẢNG (TABLE) (94)
      • 1. Tạo một bảng mới (0)
      • 2. Chuyển text thành một bảng (0)
      • 3. Import một bảng từ word hoặc Excel (0)
    • III. TẠO FILE SÁCH (98)
      • 1. Tạo một Book mới (0)
      • 2. Mở một book hiện có (0)
      • 3. Thao tác cơ bản thêm, loại bỏ, di chuyển các tài liệu trong một book (0)
    • IV. TẠO TRANG MỤC LỤC VÀ INDEX (99)
      • 1. Chuẩn bị và tạo một bảng mục lục (99)
      • 2. Biên tập một danh sách index (99)
      • 3. Tạo một Index (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (102)

Nội dung

- Thêm vào panel: Rê đến một panel cho đến khi một đường xanh dương xuất hiện dọc theo cạnh của panel - Mở neo một panel - Chọn một panel, click vào một panel có tên hoặc click menu Win

LÀM CHỦ PHẦN MỀM INDESIGN

KHÔNG GIAN LÀM VIỆC

- Cách 1: Click đôi biểu tượng Adobe Indesign ngoài desktop - Cách 2: Vào Start > menu Window trong All Program tìm biểu tượng Adoeb Indesign

2 Không gian làm việc Indesign (xem Hình 1.1)

Hình 1.1 Không gian làm việc Adobe Indesign

- 1 Thanh tiêu đề - Chứa biểu tượng của chương trình, tên và đường dẫn chứa tài liệu hiện hành, biểu tượng phóng to thu nhỏ và đóng chương trình

- 2 Thanh menu - Chứa các menu lệnh làm việc của chương trình

- 3 Control palette - Thể hiện các tính chất, trạng thái hay tùy chọn của công cụ hiện hành hay đối tượng được chọn Để ẩn hay hiện control palette, chọn menu Window nhấp chọn hoặc bỏ phần control (Hoặc nhấn phím tắt F6)

- 4 Thước (Rulers) - Thể hiện thước làm việc dọc và ngang của chương trình Để ẩn hay hiện thước chọn menu View chọn Show/Hide Rulers (Hoặc ấn tổ hợp Phím tắt Ctrl + R)

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 2

- 5 Hộp công cụ (Tool box) - Chứa các công cụ làm việc của chương trình, để ẩn hoặc hiện Tool box chọn menu Window nhấp bỏ hay chọn phần Tool

- 6 Các bảng (palette) - Chứa các lệnh làm việc của chương trình Để ẩn hiện các Palette chọn menu Window nhấp chọn hoặc bỏ Palette

- 7 Vùng làm việc - Nơi làm việc thiết kế

- 8 Vùng căn lề (Margins) - Khu vực dùng để căn lề

- 9 Vùng nháp - Nơi đặt tạm các nội dung cũng như các thao tác phục vụ cho tài liệu Các nội dung đặt trên vùng này sẽ không được thể hiện khi in ấn

- 10 Thanh cuộn - Dùng để cuộn màn hình trong quá trình dịch chuyển vị trí làm việc

- 11 Thanh trạng thái - Thể hiện trạng thái trang làm việc

1.1 Mở và đóng một panel

- Click menu Window - Nhấp trỏ vào một menu con, chẳng hạn như Color, Editorial, Extensions, Interactive, Object & Layout, hoặc Type & Tables

- Click một tên panel chẳng hạn như Animation, Color Layers hoặc Swatches

Hình 1.2 Cách mở và đóng một panel

- Chọn một panel; click vào một panel có tên hoặc click menu Window và sau đó click một tên panel

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 3

Hình 1.3 Các bước neo một panel

- Rê panel ra xa nhóm đến một panel khác (xem Hình 1.3) - Thêm vào nhóm panel: Rê đến một panel cho đến khi một hình chữ nhật màu xanh dương xuất hiện xung quanh panel

- Thêm vào panel: Rê đến một panel cho đến khi một đường xanh dương xuất hiện dọc theo cạnh của panel

- Mở neo một panel - Chọn một panel, click vào một panel có tên hoặc click menu Window và sau đó click một tên panel

- Rê panel ra khỏi nhóm - Thả trên cửa sổ Indesign (xem Hình 1.4)

Hình 1.4 Cách mở neo một panel

XEM, CHỈNH SỬA CÁC THÀNH PHẦN TRÊN TRANG

- Click menu File > New > Document (Ctrl + N) Hộp thoại New Document xuất hiện (xem Hình 1.5)

- Click mũi tên danh sách Document Preset và sau đó chọn một preset hoặc chọn các tùy chọn riêng theo yêu cầu tài liệu

- Click mũi tên danh sách Intent và sau đó chọn một loại dữ liệu đầu ra

- Chọn từ những tùy chọn sau đây:

- Number of pages : Xác định số trang cho tài liệu - Start page #: Xác định số trang cho tài liệu

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 4

- Facing Pages: Chọn để sử dụng các trang đối diện (trang đôi trái và phải) như một cuốn sách Hủy chọn để sử dụng trang đơn theo thứ tự

- Master Text Frame: Chọn để sử dụng một khung text chung từ một master

- Chọn từ những tùy chọn sau đây:

- Page size: Chọn một kích cỡ xác lập sẵn hoặc click Custom Page Size Đối với Custom Page size, nhập một tên, chiều rộng và chiều cao, sau đó click Add Để loại bỏ, chọn một tên sau đó click Delete

- Width and Height: Xác định một chiều rộng và chiều cao tùy ý cho một kích cỡ tài liệu

- Orientation: Chọn nút Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang)

Hình 1.5 Tạo một trang mới

- Chọn từ những tùy chọn Columns sau đây: (xem Hình 1.6) - Number: Xác định sốt cột mà bạn muốn cho các trang - Gutter: Xác định khoảng cách giữa các cột

- Chọn từ những tùy chọn Margins sau đây:

- Top và Bottom: Xác định kích cỡ lề đỉnh và đáy tại các mép trang - Inside và Outside: Nếu Facing pages được chọn, các định các lề inside cho khoảng cách giữa các trang và các lề out side cho các mép trang

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 5

- Make all settings the same: Click biểu tượng dây xích để làm cho tất cả xác lập tương tự nhau hoặc cho phép chọn những các lập khác nhau

- Click nút more Options (nếu muốn chuyển sáng Less Options) và sau đó chọn những tùy chọn nâng cao tùy ý

- Bleed: Xác định các giá trị bleed cho top, bottom, inside và outside

- Slug: Xác định các giá trị slug cho top, bottom, inside và outside

- Để lưu các xác lập tùy ý dưới dạng một preset, click Save Preset, nhập một tên và sau đó click Ok

2 Thay đổi lề và các tùy chọn cột

- Sau khi tạo một trang tài liệu mới, có thể thay đổi các lề và các tùy chọn cột theo yêu cầu của khách hàng

- Click menu Layout > Margins and Columns Hộp thoại Margins and Columns xuất hiện (xem Hình 1.7)

- Chọn từ những tùy chọn Columns sau đây:

- Number: Xác định số cột muốn thay đổi cho các trang - Gutter: Xác định khoảng cách giữa các cột muốn thay đổi

- Chọn từ những tùy chọn Margins sau đây:

- Top và Bottom: Xác định kích cỡ lề đỉnh và đáy trang

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 6

- Inside và Outside: Nếu Facing pages được chọn, xác định các lề Inside trong khoảng cách giữa các trang và các lề Outside cho các viền trang

- Make all settings the same: Click biểu tượng dây xích đế làm cho tất cả xác lập tương tự nhau hoặc cho phép chọn những các lập khác nhau

- Chọn hộp thoại Enable layout Adjustment để điều chỉnh layout hiện hành

Hình 1.7 Menu Margins and Columns

3 Thay đổi các tùy chọn cho trang tài liệu

- Click menu File và sau đó click Document Setup (Alt + Ctrl + P), hộp thoại Document Setup xuất hiện (xem Hình 1.8)

- Chọn những tùy chọn sau đây:

- Number of page: Xác định số trang cần thiết kế trong tài liệu

- Start page #: Xác định số trang bắt đầu cho tài liệu

- Facing page: Chọn để sử dụng các trang đối diện (trang đôi trái phải) Hủy chọn để sử dụng các trang đơn theo thứ tự

- Master Text Frame: Chọn để sử dụng một khung text chung từ một master

- Chọn từ những tùy chọn Page size sau đây:

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 7

- Page size: Chọn một kích cỡ các lập sẵn hoặc click Custom Page Size Đối với Custom Page Size, làm những việc sau đây:

- Thêm: Nhập một tên, chiều rộng và chiều cao, sau đó click Add

- Loại bỏ: Chọn một tên và sau dó click Delete - Biên tập: Chọn một tên và sau đó click Change

- Wigth and height: Xác định một chiều rộng và chiều cao tùy ý cho kích cỡ tài liệu

- Orientation: Chọn nút portrait hoặc nut Landscape

- Click nut More option để xác định các giá trị Bleed và Slug

ĐỐI TƯỢNG (OBJECT) VÀ SMART GUIDE

- Trong quá trình làm việc, để có thể gom nhóm các đối tượng lại có thể sử dụng Direct selection tool

- Chọn tất cả các đối tượng cần gom vào 1 nhóm bằng Direct Selection Tool

- Trong hộp thoại chọn Object > Group Hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + G - Để bỏ gom nhóm, chọn Object > ungroup, hoặc Ctrl + shift +G

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 8

- Khi chọn vào bất kì đối nào của nhóm đối tượng đó bằng công cụ Selection Tool, Indesign sẽ chọn tất cả cùng một lúc những đối tượng đã được gom

2 Chọn tất cả hoặc một số đối tượng

- Muốn chọn tất cả các đối tượng trên một trang nhấn tổ hợp phím: ctrl+ A

- Để có thể lựa chọn 1 đối tượng cụ thể trong Indesign:

- Selection Tool, trỏ đến bên cạnh đối tượng

- Giữ nút chuột và rê vùng cần chọn

- Sau khi rê chuột các đối tượng nằm bên trong sẽ được chọn

- Một cách khác để chọn một số đối tượng là nhấn Shift và sau đó nhấp vào từng đối tượng muốn chọn bằng Selection Tool hoặc Direct Selection Tool Luôn giữ shift khi thực hiện lệnh trên (xem Hình 1.9)

Hình 1.9 Kéo rê chuột chọn đối tượng

3 Làm việc với các thước đo (Guide) và Smart guide

- Hiển thị hoặc làm ẩn các thước đo: Click menu View > sau đó click Show Rulers hoặc Hide Rulers Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + R (xem Hình 1.10)

- Cũng có thể click menu View Option trên thanh Application và click Rulers

- Thay đổi các đơn vị đo: Click phải chuột một thước đo sau đó chọn một đơn vị đo cần thay đổi

- Thay đổi gốc thước đo: Click vào góc trái phía trên nơi các thước đo giao nhau và rê chuột đến nơi muốn thay đổi góc thước đo mới

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 9

- Xác lập lại góc thước đo Click đôi góc trái phía trên nơi các thước đo giao nhau

Hình 1.10 Thước đo trong Indesign

4 Tạo và di chuyển các đường Guide

- Click menu View > sau đó click Show Rulers để hiển thị các thanh thước đo bên trong cửa sổ tài liệu (xem Hình 1.11)

- Di chuyển đến thanh Ruler dọc hoặc ngang, sau đó click và rê vào tài liệu

- Quay trở lại thanh Ruler và tiếp tục rê cho đến khi tất cả đường guide được xác lập phù hợp

- Để khóa cố định các đường guide hiện có, click menu View trỏ vào Grids & Guides, sau đó click Lock Guides (xem Hình 1.12)

- Click công cụ Selection trên panel Tools để re các đường guide hiện có đến một vị trí mới

Hình 1.11 Các Guide được di chuyển trên tài liệu

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 10

5 Sử dụng các Smart Guide

- Mở hoặc tạo một tài liệu layer

- Để mở và tắt các Smart Guide, click menu View, trỏ vào Grids & Guide, sau đó click Smart Guide Cũng có thể click menu View Options trên thanh Application, sau đó click Smart Guide

- Để vẽ một hình dạng và sử dụng Smart Guide, chọn một công cụ Shape từ panel Tools, sau đó rê để vẽ hình dạng Khi vẽ hình dạng, các Smart guide xuất hiện để giúp tạo những hình dạng khớp và canh chỉnh với những đổi tượng khác

- Chọn công cụ Selection trên Panal Tools, sau đó chọn rồi rê những đối tượng muốn di chuyển và cảnh chinh Khi di chuyển đối tượng, các Smart Guide xuất hiện để giúp canh chỉnh nó với những đối tượng khác

- Nhả chuột và các đường guide biến mất.

TEXT

- Click công cụ Type trên panel Tools Click mũi tên nằm bên phải menu tools Type để tạo một panal có thể tách rời (xem hình 1.13)

- Click một trong các công cụ Type sau đây:

- Type: tạo một hộp khung text

- Type one path: tạo text dọc theo mép ngoài của một đường path mở hoặc đường path đóng

- Đói với công cụ Type, rê đẻ vẽ một hộp text Đối với công cụ Type on a path, click trên một đường path

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 11

2 Tạo type trong một khung Text

- Chọn công cụ Type trên panel Tools (xem Hình 1.13) - Rê chuột để chọn một hộp Text hình chữ nhật có kích cỡ mong muốn Một điểm chèn nháy xuất hiện trong khung text (xem Hình 1.14)

- Nhập một số kí tự Text tự động bao bọc sang hình dạng của khung Text Nhấn Enter nếu muốn bắt đầu một dòng mới Nếu biểu tượng Overflow xuất hiện, hủy chọn khung text, chọn công cụ Direct Selection trên panel Tools, sau đó rê một góc để định hình dạng khung Text

Hình 1.14 Nhập văn bản vào khung

3 Tạo một khung hình chữ nhật hoặc hình elip cho Type

- Chọn công cụ Rectangle Frame hoặc Ellipse Frame trên panel tools

- Rê chuột để tạo một khung hình chữ nhật hoặc hình elip có kích cỡ tùy ý Để tạo một khung theo một kích cỡ chính xác, click một vùng trống, xác định chiều rộng và chiều cao tương ứng, sau đó click OK

- Chọn công cụ Type trên panel Tools

- Chọn trong khung và sau đó nhập văn bản Text tự động bao bọc sang hình dạng định sẵn Nhấn enter nếu muốn sang đoạn văn bản mới Nếu biểu tượng overflow xuất hiện, hủy chọn khung text, chọn công cụ Direct Selection trên panel Tools và rê một góc để tái định hình dạng khung text (xem Hình 1.15 và Hình 1.16)

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 12

Hình 1.16 Các khung hình ấn định text

4 Tạo một khung hình đa giác cho type

- Click đôi công cụ Polygon Frame trên panel Tools

- Nhập một số giá trị Number of Sides cho hình đa giác

- Để giá trị Star Inset tại 0% để tạo một hình đa giác

- Click OK - Rê chuột để tạo một hộp khung đa giác có kích cỡ tùy ý Khi rê, nhẫn các phím mũi tên hướng lên hoặc hướng xuống để tăng hoặc giảm số cạnh

- Click trong khung bằng công cụ Type và sau đó nhập một đoạn văn bản Text tự động bao bọc hình dạng đã định Nhấn Enter nếu muốn bắt đầu một dòng mới (xem từ Hình 1.17 đến Hình 1.19)

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 13

Hình 1.19 Hình dạng kiểu Polygon

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 14

5 Tạo type trên một đường Path

- Chọn công cụ Type on a path trên panel Tools

- Click trên viền của đường path (đường path đóng hoặc mở đã tạo) Một điểm nháy xuất hiện trong khung text Bất kì vùng tô (fill) hoặc nét (stoke) trên đối tượng bị loại bỏ

- Nhập một số text (văn bản) Text tự động bao bọc hình dạng đã định Nhấn Enter nếu muốn bắt đầu một dòng mới Nếu biểu tượng overflow xuất hiện, hủy chọn khung text, chọn công cụ Direct Selection trên panel Tools và rê một góc để tái định hình dạng khung text

- Chọn một công cụ Selection hoặc chọn lại công cụ Type để kết thúc (xem Hình 1.20 và Hình 1.21)

Hình 1.20 Type on a path trên panel Tools Hình 1.21 Đường path ấn định text

Chương 1: Làm chủ phần mềm InDesign 15

- Câu 1: Anh chị hãy trình bày giao diện màn hình của phần mềm, page palette, trong Adobe Indesign?

- Câu 2: Anh chị hãy cho biết các công cụ cơ bản trong Adobe Indesign?

- Câu 3: Anh chị hãy tạo 1 tài liệu mới và nhập đoạn text và sử dụng công cụ Type on a Path?

CÁC THAO TÁC VỚI FILE

KHỞI TẠO TRANG MỚI VÀ TRANG CHỦ

- Thiết lập trang đôi: Chọn Facing Pages trong hộp thoại File > Document Setup hay New Document

- Thêm trang: Click ở cạnh dưới bảng lệnh Pages hoặc chọn trong Layout > pages

> add page trang mới sẽ được thêm sau trang cuối cùng

- Chèn trang: Trong bảng lệnh Page, click chọn > Insert Pages

- Pages: Nhập số trang muốn chèn thêm - Insert: Chèn trước hay sau trang cụ thể nào đó hoặc trước trang đầu tiên hay sau trang cuối cùng

- Master: Tùy chọn các trang mới sẽ theo định dạng trang chủ định sẵn - Thiết lập sau sẽ chèn 2 trang theo định dạng trang chủ B sau trang thứ 3 (xem Hình 2.1)

- Trong bảng lệnh Pages, click chọn trang muốn copy click > Duplicate Spread

- Xóa trang: Chọn trang muốn delete trong bảng lệnh Pages, click

- Chuyển trang: Click lên trang trong bảng lệnh pages hoặc chọn trong menu cạnh đáy nền dán

- Di chuyển trang (sắp xếp trang): Click > move pages hoặc drag trang trong bảng lệnh Pages

2 Thay đổi kích cỡ trang

Chương 2: Các thao tác với file 17

- Chọn các trang muốn thay đổi trong panel Pages

- Click nút Edit Pages Size - Chọn từ những tùy chọn sau đây:

- Preset Size: Thay đổi các trang được chọn thành kích cỡ trang xác lập sẵn

- Custom Page Size: Tạo và đặt tên các kích cỡ trang tùy ý Trong hộp thoại Custom Page Size, thay đổi bất kì kích cở mong muốn

- Thêm: Nhập một tên, chiều rộng và chiều cao và sau đó click Add

- Loại bỏ: Chọn một tên và sau đó click Delete - Biên tập: Chọn một tên và sau đó click Change

Hình 2.2 Thay đổi kích cỡ trang Custom Page Size

- Chọn panel Pages - Click menu Option và sau đó click Move Pages Hộp thoại Move Pages xuất hiện

- Xác định các trang muốn di chuyển Sử dụng một dấu nối để chỉ định một dãy trang cần thay đổi chẳng hạn như 1-4

- Click mũi tên danh sách Destination, chọn một tùy chọn và sau đó nhập một số trang nếu cần thiết

- Click mũi tên danh sách Move to và sau đó chọn một vị trí tài liệu

Chương 2: Các thao tác với file 18

- Nếu bạn di chuyển trang đến một file mở riêng biệt chọn hộp kiểm Delete Pages After Moving nếu muốn xóa các trang ra khỏi tài liệu hiện hành

4 Tạo một trang chủ từ một trang tài liệu hiện có

- Chọn panel Pages Cũng có thể click menu Window và sau đó click Pages

- Rê một trang hoặc một spread từ vùng trang tài liệu đến vùng trang chủ Có thể chọn một trang hoặc 1 spread, click menu Options, sau đó click Save As Master (xem Hình 2.4)

Chương 2: Các thao tác với file 19

Hình 2.4 Trang chủ mới từ một trang tài liệu có sẵn

5 Tạo một trang chủ ngay từ đầu

- Chọn panel Pages Hoặc có thể click menu Window và sau đó click Pages

- Click menu Options trên panel và sau đó click New Master Hộp thoại Master xuất hiện

- Chọn từ những lệnh panel Pages sau đây

- Prefix: Nhập một tiền tố lên đến bốn kí tự Tiền tố này nhận dạng trang chủ được áp dụng cho mỗi trang

- Name: Nhập một tên cho trang chủ

- Based on Master: Chọn một trang chủ hiện có mà trang chủ mới sẽ được dựa vào

- Numder of page: Nhập số trang (1-10) mà bạn muốn trong spread trang chủ

- Click OK (xem Hình 2.5 và Hình 2.6)

Chương 2: Các thao tác với file 20

Hình 2.6 Hộp thoại New Master

TẠO TEXT TRÊN TRANG CHỦ

- Chọn panel Pages Hoặc click menu Window và sau đó click Pages

- Click đôi trang chủ trong vùng trang chủ của panel Pages Trang chủ hoặc spread hai trang xuất hiện trong cửa sổ tài liệu

- Chọn công cụ Type trên panel Tools (xem Hình 2.7 và Hình 2.8)

- Click nơi muốn tạo một hộp text cho số trang hoặc số phần Bước 5: Click menu Type > Insert Special Character > Markers > sau đó click Curent Page Number hoặc Section Marker Một dấu kí tự đặc biệt xuất hiện trong hộp text Số trang hoặc số section hiện hành là tố cho trang chủ

- Đối với các trang đối diện, lập lại các bước 3-5 cho trang kia

Chương 2: Các thao tác với file 21

Hình 2.7 Kẻ hộp thoại Type trên trang master

Hình 2.8 Sau khi nhập lệnh đánh số trang

ÁP DỤNG TRANG CHỦ CHO TẬP TIN

- Chọn panel Pages Hoặc click menu Window và sau đó click Pages

- Rê một trang chủ hoặc spread từ vùng trang chủ đến một trang hoặc spread trong vùng trang tài liệu

- Để áp dụng một trang chủ vào nhiều trang, chọn các trang trong vùng trang tài liệu, sau đó nhấn giữ phím Alt và chọn trang chủ muốn áp dụng Hoặc click Menu Options > click Apply Master To Pages, xác định các tùy chọn sau đó click OK (xem Hình 2.8 và Hình 2.9)

Chương 2: Các thao tác với file 22

Hình 2.8 Chọn pages cần áp dụng Hình 2.9 Kết quả sau khi áp dụng trang chủ

2 Làm việc với trang chủ

- Xóa các trang chủ: Trong panel pages, rê một trang chủ mà bạn muốn xóa đến nút Delete Pages trên panel

- Sao chép các trang chủ: Trong panel pages, rê một trang chủ muốn sao chép đến nút Create New Page trên panel

- Làm ẩn các phần tử trang chủ: Trong panel pages, chọn trang tài liệu, click menu Options, sau đó click Hide Master Items

- Ghi đè một phần tử trang chủ: Trong panel Pages, click menu Options, sau đó Allow Master Item Overrides On Selection để chọn nó Trên một trang tài liệu, Crtl + Shift + phần tử Hoặc click trang chủ trong panel Pages, click menu Options, sau đó Override All Master Pages Items

- Tách rời một phần tử trang chủ: Trên một trang tài liệu Ctrl + Shift + Click một phần tử để ghi Trên panel Pages click menu Options, sau đó click Detach Selection From Master

Chương 2: Các thao tác với file 23

- Hủy chỉ định trang chủ: Trong panel Pages, rê trang chủ [None] từu vùng trang chủ đến vùng trang trong vùng trang tài liệu Tất cả thành phần trang chủ không còn được gắn vào trang tài liệu nữa (xem Hình 2.10)

Hình 2.10 Các tùy chọn trong panel pages

CHỈNH SỬA TRANG CHỦ

- Click đôi trang nơi muốn bắt đầu xác lập - Click menu Layout, sau đó click Numbering & Section Options Hộp thoại Numbering & Section Options xuất hiện

- Chọn hộp kiểm Start Section để bắt đầu một phần sextion mới

- Click tùy chọn Automatic Page Numbering hoặc Star Page Numbering At

- Nếu đã chọn tùy chọn Star Pgaes Numbersing At, hãy xác định các tùy chọn sau đây:

- Section Prefix: Nhập một tiền tố sẽ xuất hiện trước số trang nếu muốn

- Style: chọn một kiểu cho số trang

- Section Marker Click text chẳng hạn như section cho một phần trong tài liệu

- Include Prefix When Numbering Pages: chọn tùy chọn này nếu muôn thêm tiền tố section vào số trang

Chương 2: Các thao tác với file 24

- Bước 7: Click OK Một biểu tượng chỉ báo section (tam giác đen) xuất hiện trên ảnh thu nhỏ (thumnail) trang trong Panel Pages

- Bước 8: Click đôi trang nơi section kết thúc và sau đó lập lại các bước 3-7 cho việc đánh số section (ngoại trừ trong trường hợp này sẽ cần hủy chọn hộp kiểm Start Section) (xem từ Hình 2.11 đến hình 2.13)

Hình 2.11 Chọn trang cần thiết lập Hình 2.12 Menu Layout

Hình 2.12 Panel Numdering & Section Option

Chương 2: Các thao tác với file 25

THAY ĐỔI VÀ CHỈNH SỬA TEXT

- Click đôi trang trang chủ nơi đặt một số chapter (chương) - Chọn công cụ Type trên panel Tools

- Click nơi muốn tạo một text cho số chapter

- Click menu Type, trỏ Text Varianles, trỏ vào Insert Variable, sau đó click Chapter Number (xem từ Hình 2.13 đến Hình 2.15)

Hình 2.13 Bước 1 Panel Pages Hình 2.14 Bước 3 Kẻ khung Text

2 Xác lập các tùy chọn đánh số chương (chapter)

- Click đôi trang nơi muốn bắt đầu xác lập - Click menu Layout, sau đó click Numbering & Section Options Hộp thoại Numbering & Section Options xuất hiện

- Click mũi tên danh sách Style và sau đó chọn một kiểu đánh cố chương (chapter) - Chọn một trong những tùy chọn sau đây:

Chương 2: Các thao tác với file 26

- Automatic Chapter Numbering: tự động đánh số chương (chapter)

- Start Chapter Numbering At: nhập một số chương chapter bắt đầu

- Bước 6: Click OK (xem từ Hình 2.16 đến Hình 2.18)

Hình 2.16 Chọn trang cần thiết lập Hình 2.17 Menu Layout

Hình 2.18 Phần chapter tùy chọn

Chương 2: Các thao tác với file 27

Câu 1: Anh chị hãy trình bày về trang chủ, cách quản lý trang chủ?

Câu 2: Anh chị hãy cho biết cách tạo, thay đổi, chỉnh sửa Text trên trang chủ?

Câu 3: Anh chị hãy áp dụng kiến thức đã học ở chương này vận dụng vào 1 tài liệu có sẵn?

LÀM VIỆC VỚI FRAME

LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN TRANG

- Bước 1: Chọn công cụ Rectangle hoặc Rectangle Frame hoặc chọn công cụ Ellipse hoặc Ellipse Frame trên panel Tools Để tạo một khung theo một kích cỡ chính xác, click một vùng trốn, xác định chiều rộng và chiều cao, sau đó click OK

- Bước 2: Rê chuột để tạo một khung hình chữ nhật hoặc hình Ellip có kích cỡ muốn sủ dụng chiều rộng và chiều cao tùy ý

- Vẽ từ tâm: Nhấn giữ Alt khi rê

- Ràng buộc thành hình vuông hoặc hình tròn: Nhấn giữ Shift khi rê (xem Hình 3.1 và Hình 3.2)

Hình 3.1 Rectangle hoặc Rectangle Fram Hình 3.2 Khung được ấn định

2 Tạo một hình dạng đa giác

- Bước 1: Click đôi công cụ Polygon hoặc Polygon Frame trên panel Tools Hộp thoại Polygon Setting xuất hiện

- Bước 2: Nhập một giá trị Number of side cho hình đa giác

- Bước 3: Để giá trị Star Inset tại 0% để tạo một hình đa giác

Chương 3: Làm việc với Frame 29

- Bước 5: Rê chuột để tạo một hộp khung đa giác có kích cỡ muốn sử dụng chiều rộng và chiều cao tùy ý (xem từ Hình 3.3 đến hình 3.5)

Hình 3.3 Công cụ Polygon Hình 3.4 Polygon Settings

Hình 3.5 Kết quả sau khi rê tạo hình đa giác

- Bước 1: Click công cụ Line trên panel Tools

- Bước 2: Chọn một bề dày (Weight) đường trên panel Control

Chương 3: Làm việc với Frame 30

- Bước 3: Rê để tạo một đường có kích thước tùy ý (xem từ Hình 3.6 đến Hình 3.8)

Hình 3.6 Chọn công cụ Line Hình 3.7 Chọn bề dày cho đường line

4 Tạo nhiều đối tượng trong một lưới

- Bước 1: Chọn bất kỳ công cụ tạo khung trên panel Tools Các công cụ bao gồm

Rectangle, Rectangle Frame, Ellipse Frame, Polygon, Polygon Frame, Line và Type

- Bước 2: Rê để tạo một khung có kích cỡ với chiều rộng và chiều cao tùy ý

- Các cột: Nhấn các phím mũi tên trái và phải để thay đổi số cột

Chương 3: Làm việc với Frame 31

- Các hàng: Nhấn các phím mũi tên hướng lên và hướng xuống để thay đổi số hàng

- Khoảng cách giữa các khung: Nhấn giữ Ctrl và nhấn các phím mũi tên (xem Hình

Hình 3.9 Khu vực công cụ tạo đối tượng Hình 3.10 Kết quả

5 Chọn một đối tượng bằng công cụ Selection

- Bước 1: Click công cụ Selection trên panel Tools Con trỏ trở thành một mũi tên màu đen Khi trỏ vào một ảnh có thể chọn, một chấm đen xuất hiện ở bên phải dưới cùng và một hình trong xuất hiện được gọi là content grabber Đối với một nhóm, content grabber xuất hiện lên trên mỗi khung bên trong nó Để hiển thị hoặc làm ẩn content grabber, click menu View > Extras > sau đó click Show Content Grabber hoặc Hide Content Grabber

- Bước 2: Sử dụng bất kì phương pháp sau đây:

- Bật sáng viền khung: Trỏ vào viền của một đối tượng để hiện thị nó với màu của layer đối tượng (hoặc một đường nét gạch cho một nhóm)

- Chọn và di chuyển ảnh bên trong khung: Trỏ vào một ảnh bên trong trong khung, trỏ vào content grabber (một hình tròn), sau đó rê ảnh bằng cursor Hand

- Chọn khung hoặc ảnh: Click đôi khung hoặc ảnh để chọn cái còn lại Đối với với một nhóm, viecj click đôi một mục sẽ chọn nó Việc click đôi lại mục sẽ chọn lại nhóm

Chương 3: Làm việc với Frame 32

Hình 3.11 Công cụ Selection Tool và hiển thị Grabber

Hình 3.12 Các nhóm đối tượng hiển thị

6 Chọn một đối tượng và các điểm neo bằng công cụ Direct Selection

- Bước 1: Click công cụ Direct Selection trên panel Tools Cursor trở thành một mũi tên màu trắng Khi trỏ vào một điểm, một chấm đen xuất hiện gần mũi tên màu trắng Khi trỏ vào một viefn, một đường nhỏ xuất hiện gần mũi tên màu trắng

- Bước 2: Đặt mũi tên trên viền hoặc vùng tô (nếu có) của đối tượng và sau đó trỏ vào (đặt con trỏ chuột lơ lửng lên trên) hoặc click chọn nó Cũng có thể rê một marquee ngang qua tất cả hoặc một phần của đối tượng dể chọn toàn bộ đối tượng Các điểm neo vuông nhỏ xuất hiện trên mỗi góc

- Bước 3: Để di chuyển một điểm neo, rê nó đến một vị trí khác

Chương 3: Làm việc với Frame 33

- Bước 4: Để chọn một điểm neo, click điểm vuông nhỏ để chọn nó, điểm neo trở nên đặt

- Bước 5: Để thêm vào hoặc bớt đi các điểm neo hoặc các đoạn ra khỏi vùng chọn, nhấn giữ phím Shift, sau đó click các mục khoogn được chọn để thêm chúng vào hoặc các mục được chọn để bớt chúng ra khỏi vùng chọn (xem Hình 3.13 và Hình 3.14)

Hình 3.13 Công cụ Direct Selection Hình 3.14 Các điểm neo được hiển thị

7 Nhân đôi và sao chép các đối tượng

- Bước 1: Chọn công cụ Selection trên panel Tools Nếu đối tượng nằm trong một nhóm, chọn công cụ Direct Selection trên panel Tools

- Bước 2: Sử dụng bất kỳ phương pháp sau đây:

- Sao chép và dán: Chọn đối tượng, click menu Edit và sau đó click Copy Click trong đối tượng hoặc vùng đích, click menu Edit, sau đó click Paste hoặc Paste in Place

- Nhân đôi (duplicate): Chọn đối tượng, click menu Edit, sau đó click Duplicate

- Nhân đôi giữa các tài liệu: Mở các tài liệu nằm cạnh nhau và sau đó rê mép hoặc vùng tô của đối tượng từ một tài liệu này sang một tài liệu khác

- Nhân đôi khi rê: Nhấn giữ Alt và rê viền hoặc vùng tô của đối tượng

- Nhân đôi khi bạn rê trong một lưới: Nhấn giữ Alt, bắt đầu rê viền hoặc vùng tô của đối tượng, nhả phím Alt Nhấn phím mũi tên để thay đổi các cột hàng Rê một hình chữ nhật để xác định kích cỡ của lưới (xem Hình 3.15 và Hình 3.16)

Chương 3: Làm việc với Frame 34

Hình 3.15 Công cụ Selection Hình 3.16 Lưới các nhóm đối tượng

8 Tạo một nhóm đối tượng

- Bước 1: Chọn công cụ Selection trên panel Tools

- Bước 2: Sử dụng một phương pháp để chọn các đối tượng mà muốn nhóm

- Bước 3: Click menu Object > Group (Ctrl + G) (xem Hình 3.17 và Hình 3.18)

Hình 3.17 Công cụ Selection và nhóm đối được chọn

Chương 3: Làm việc với Frame 35

9 Rã nhóm các đối tượng

- Bước 1: Chọn công cụ Selection trên panel Tools

- Bước 2: Chọn các đối tượng đã tạo nhóm mà muốn rã nhóm đó ra

- Bước 3: Click menu Object > Ungroup (Shift + Ctrl + G) (xem Hình 3.19 và Hình

Hình 3.19 Các đối tượng đã được nhóm

Chương 3: Làm việc với Frame 36

LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG LAYER

- Bước 1: Chọn panel Layers Click menu Window sau đó click Layers

- Bước 2: Click nút New Layer trên panel Dder tạo một layer mới và xác định những tùy chọn, Click menu Options > click New Layers, xác định các tùy chọn và sau đó Click OK Một layer mới sẽ xuất hiện trong panel

- Bước 3: Đổi tên layer, Click đôi layer, nhập một tên và sau đó click OK (xem

Hình 3.21 Layer mới xuất hiện cách 1

Chương 3: Làm việc với Frame 37

Hình 3.22 Bước new layer cách 2

2 Nhân bản (duplicate) một layer

- Bước 1: Chọn panel Layers Click menu

Window và sau đó click Layers

- Bước 2: Rê layer mà muốn nhân đôi lên trên nút New Layer trên panel

- Bước 3: Để đôi tên layer, click đôi layer

> nhập một tên và đó click OK (xem Hình 3.23 và Hình 3.24)

Chương 3: Làm việc với Frame 38

- Bước 1: Chọn panel Layers Click Menu Window và click Layers

- Bước 2: Chọn các layer mà muốn xóa Nhấn giữ phím Ctrl và click để chọn nhiều mục layers

- Bước 3: Click nút Delete Layer

- Bước 4: Click OK để xóa bất kỳ đối tượng trên layer (xem Hình 3.25)

Hình 3.25 Các bước xóa layer

4 Khóa và mở khóa các layer

- Bước 1: Chọn panel Layers Click Menu Window và click Layers

- Bước 2: Click tam giác Expand/collapse để hiển thị các đối tượng trên layer

- Bước 3: Sử dụng bất kỳ tùy chọn sau đây:

- Lock/Unlock Individual: Click cột lock (thứ 2) cho mỗi layer mà muốn khóa hoặc mở khóa

- Lock/Unlock Multiple: Click và rê cột lock (thứ 2)

- Lock/Unlock Except One: Nhấn phím Alt + click một layer để khóa/mở khóa tất cả layer khác ngoại trừ layer mà bạn đã click (xem Hình 3.26)

Chương 3: Làm việc với Frame 39

Hình 3.25 Các hiển thị khi khóa/mở layer

LÀM VIỆC VỚI CÁC GRAPHIC FRAME, TEXT FRAME

- Bước 1: Bắt đầu bằng cách tạo ra một số lượng Frame hình để làm việc Chọn công cụ Rectangle Frame từ các công cụ panel Tools, rê để tạo ra các Frame

- Bước 2: Window> Object và Layout> Pathfinder

- Bước 3: Sử dụng công cụ Selection Tool, chọn những đối tượng muốn hợp nhất

- Bước 4: Click Add để hợp nhất Frame Các Frame hình sẽ mất đường chéo và một tập hợp các đường chéo sẽ trải rộng trên khắp các Frame

- Bước 1: Click File > Place (Ctrl + D)

- Bước 2: Click mũi tên danh sách Files Of Type sau đó click Importable Files hoặc chọn 1 định dạng text

- Bước 3: Hướng đến vị trí có file text muốn Import

- Bước 5: Chọn hộp kierm Replace Selected Item để thay thế một mục chọn bằng text import

Chương 3: Làm việc với Frame 40

- Bước 6: Click Open Text được import và được đặt trong cursor loaded text

- Bước 7: Click hoặc rê khung text để đặt text trong tài liệu

- Frame text mới: Rê để tạo một khung text có kích cỡ tùy ý

- Frame text mới bên trong các lề : Click để tạo một frame text có chiều rộng của các lề

- Frame text hoặc khung text chủ hiện có: Với frame text hoặc frame text chủ không được chọn, click bên trong khung text (xem Hình 3.26 và Hình 3.27)

Hình 3.26 Place panel Hình 3.27 Quy trình chọn file

Chương 3: Làm việc với Frame 41

Câu 1: Anh chị hãy cho biết các đối tượng trên trang là gì? Cách để tạo ra những đối tượng đó?

Câu 2: Anh chị hãy cho biết các lệnh với đối tượng Graphic Frame, Text Frame?

Câu 3: Anh chị hãy thao tác đối tượng trên trang tài liệu có sẵn và tạo thêm các đối tượng giống mẫu có sẵn?

MÀU SẮC

QUY TRÌNH LÀM VIỆC VỚI MÀU SẮC

- Bước 2: Để thay đổi một màu, click một hợp màu, sử dụng một thanh trượt, nhập các giá trị màu cụ thể hoặc click một màu trong phổ Hộp có đường chéo màu đỏ là màu None Giữ phím Shift trong khi rê mọt thanh trượt để làm cho tất cả thành trượt khác di chuyển Hoặc có thể rê một màu trực tiếp từ panel Color lên trên các đối tượng

- Bước 3: Để thay đổi một màu sử dụng Color Picker, click đôi một hợp màu, chọn một màu sử dụng các tùy chọn dây màu hoặc chế độ màu, sau đó Click OK

- Bước 4: Để them màu hiện hành vào panel Swatches, rê nó đến pasnel Swatch, hoặc click menu Options > click Add to swatch (xem Hình 4.1)

2 Thêm hoặc hiệu chính một mẫu màu Swatch

- Bước 2: Click menu Options > sau đó click New Color Swatch để thêm một mẫu màu mới hoặc click đôi mẫu màu để biên tập nó Để thêm một màu, có thể rê một màu từ xác hộp màu trên panel Tools hoặc panel Color đến panel Swatches

- Bước 3: Để nhập một tên mẫu màu mới, hủy chọn ô check Name with Color Value, sau đó nhập một tên

- Bước 4: Click mũi tên danh sách Color Type và sau đó click một trong những trùy chọn sau đây:

- Process: Các màu được in sử dụng các chấm mực CMYK nhỏ để tạo các tổ hợp màu

- Spot: Các màu được in sử dụng các mực riêng biệt theo màu

- Bước 5: Click mũi tên danh sách Color Mode và sau đó chọn một chế độ màu

- Bước 6: Điều chỉnh các thanh trượt màu để tạo màu

- Bước 7: Click OK (xem Hình 4.2 và Hình 4.3)

Hình 4.2 Hiệu chỉnh bảng Swatch

Hình 4.3 Bảng New Colour Swatch

ÁP DỤNG MÀU SẮC CHO ĐỐI TƯỢNG

- Bước 1: Chọn một đối tượng, vùng tô hoặc nét bằng cách sử dụng một công cụ chọn

- Bước 2: Click hợp màu Fill hoặc Stoke trên panel Tools để chọn màu đích

- Bước 3: Click nút Apply Color trên panel Tools để áp dụng một màu hoặc Apply

None để không áp dụng màu

- Bước 4: Sử dụng bất kỳ phương pháp sau đây để thay đổi màu fill hoặc stoke hiện hành

- Chọn panel Swatches và sau đó click một mẫu màu (swatch) đề thay đổi màu

- Click hộp màu Fill hoặc Stroke trên panel Control và click một mẫu màu để thay đổi màu

- Chọn panel Color, sau đó xác định một màu sử dụng các thanh trượt hoặc phổ màu

- Click đôi hộp màu Fill hoặc Stoke để mở hộp thoại Color Picker, chọn một màu hoặc nhập các giá trị màu và sau đó click OK

- Để xác lập màu mặc định là màu đen và màu trắng, click biểu tượng Default Fill and Stoke trên panel Tools

- Để chuyển đổi màu Fill và màu Stoke hiện hành click biểu tượng Swap Fill and Stoke trên panel Tools (xem từ Hình 4.4 đến hình 4.6)

Hình 4.4 Đối tượng cần tô màu

Hình 4.5 Panel Swatch Hình 4.6 Panel Color

2 Áp dụng các màu và thuộc tính bằng công cụ Eyedropper

- Bước 1: Nếu muốn áp dụng màu và các thuộc tính vào một hoặc nhiều đối tượng, trước tiên hãy chọn đối tượng

- Bước 2: Chọn công cụ Eyedropper trên panel Tools Eyedropper có dạng màu trắng, sẵn sàng lấy mẫu các thuộc tính đối tượng

- Bước 3: Click một đối tượng chứa màu và những thuộc tính mà bạn muốn chọn và áp dụng Eyedropper có dạng màu đen chứa đầy các thuốc tính đối tượng

- Bước 4: Click một đối tượng mới để áp dụng các thuộc tính (xem Hình 4.7)

Hình 4.7 Kết quả áp dụng Eyedropper

MÀU SẮC ĐẶC BIỆT

- Bước 2: Click menu Options > sau đó click New Color Swatch để thêm một mẫu màu mới hoặc click đôi mẫu màu để biên tập nó Hộp thoại New Color Swatch xuất hiện

- Bước 3: Click mữi tên danh sách Color Mode và sau đó chọn một thư viên mẫu màu (Swatch Library)

- Bước 4: Chọn một màu trong thư viện

- Bước 5: Click OK (xem Hình 4.8 và Hình 4.9)

Hình 4.8 New Color Swatch Hình 4.9 Thư viên màu

2 Tạo và hiệu chỉnh một mẫu sắc độ

- Bước 2: Làm 1 trong 2 cách sau

- Tạo mới: chọn một màu cơ sở trong panel Swatches làm cơ sở cho sắc độ màu, click munu Options > click New Tint Swatch

- Hiệu chỉnh: Click đổi mẫu màu sắc độ

- Bước 3: Nhập một giá trị phần trăm Tint hoặc rê thanh trượt để tạo một lưới sắc độ của màu

- Bước 4: Click OK Mẫu sắc độ mới xuất hiện trong danh sách panel Swatch với phần trăm sắc độ mới (xem từ Hình 4.10 đến 4.12)

Hình 4.10 New Tint Swatch Hình 4.11 Hộp thoại New Tint xuất hiện

Hình 4.12 Mẫu sắc độ được tạo mới

Câu 1: Anh chị hãy cho biết quy trình làm việc với màu sắc

Câu 2: Anh chị hãy cho biết cách sử dụng được màu sắc, màu sắc đặc biệt cho các đối tượng?

Câu 3: Anh chị vận dụng những kiến thức đã học ở chương này, hãy vẽ những hình cơ bản và tô màu Fill and Stoke cho đối tượng đó, bằng phần mềm Adoeb Indesign?

HÌNH ẢNH

PLACE NHIỀU HÌNH ẢNH

- Để place một ảnh vào một khung hiện có (hình chữ nhật, hình vuông, hình ellip hoặc hình đa giác, chọn khung sử dụng công cụ Selection hoặc Direct Selection trên panel Tools

- Click menu File > Place (Ctrl +D) - Click mũi tên danh sách Files Of Type sau đó click Importable Files hoặc chọn một định dạng files cụ thể

- Hướng đến vị trí có file mà muốn inport - Chọn file ảnh mà muốn place

- Chọn ô check Replace Selected Item để thay thế mục được chọn bằng ảnh được import

- Click OK (xem Hình 5.1 và Hình 5.2)

Hình 5.2 Hộp thoại Place xuất hiện

2 Place ảnh bằng các tùy chọn

- Click menu File > Place (Ctrl + D) - Click mũi tên danh sách Files Of Type sau đó click Importable Files hoặc chọn một định dạng files cụ thể

- Hướng đến vị trí có file mà muốn inport - Chọn file ảnh mà muốn place

- Chọn ô check Show Import Options để chọn các tuỳ chọn inport - Click Open

- Chọn các tùy chọn thay đổi phụ thuộc vào định dạng file được import

- Click OK (xem Hình 5.3 và Hình 5.4)

Hình 5.2 Hộp thoại place xuất hiện với mục Show Inporrt

SỬ DỤNG BẢNG LINK (BẢNG LIÊN KẾT)

- Chọn panel Links Click Menu Window và sau đó click Links

- Chọn ảnh được liên kết mà muốn tái liên kết - Click nút Relink trên panel

- Chọn file ảnh mà muốn sử dụng làm thay thế trong tài liệu hiện hành - Click OK Hoặc có thể chọn ảnh trong cửa sổ tài liệu, click menu File > click Place

> Chọn một ảnh thay thế > chọn Ô check replace Selected Item > click Open (xem Hình 5.3 và Hình 5.4)

2 Hiệu chỉnh một ảnh được liên kết trong nguồn

- Chọn panel Links - Click menu Window và sau đó click Links - Làm bấy kỳ điều sau đây

- Hiệu chỉnh bản gốc: Click nút edirt Original trên panel Links

- Edit with: click menu Options > Edit With và chọn một chương trình hiệu chỉnh

Chương trình hiệu chỉnh mở ra, hiện thị ảnh được liên kết

- Thực hiện những thay đổi đối với ảnh được liên kết - Click menu File > click Save

- Bước ^: Click menu File > sau đó click Exit Quit Các thay đổi được lưu sẽ cập nhật trong tài liệu (xem Hình 5.5)

Hình 5.5 Hiệu chỉnh Edit ảnh bằng phần mềm hiệu chỉnh

PLACE HÌNH ẢNH DẠNG VECTOR

Import các layer hoặc độ trong suốt transparency

- Click menu File > Place (Ctrl + D) - Chọn file (PSD,AI,INĐ, hoặc PDF) - Chọn ô check Show Importort Options để chọn các tùy chọn import - Click OK Hộp thoại Place PDF hoặc Image Import Options xuất hiện

- Để xác lập độ trong suốt, click tab Geneal, sau đó chọn ô check Transparent Backgroung

- Để xác lập sự hiểm thị layer, click tab Layers và sau đó thực hiện 1 trong những thao tác sau đây

- Hiển thị hoặc làm ẩn các layer: Click biểu tượng Visibility

- Cập nhật các link: Chọn các tùy chọn để xác lập lại sử dụng hoặc duy trì các lập ghi đè hiển thị layer

- Click hoặc rê chuột một khung hình chữ nhật bằng cursor để place ảnh (xem từ ảnh 5.6 đến ảnh 5.9)

Hình 5.7 Hộp thoại place xuất hiện

Hình 5.8 Hộp thoại Place PDF xuất hiện

Hình 5.9 Thao tác Image Import

SỬ DỤNG CÔNG CỤ PEN

- Định vị Pen Tool đoạn thẳng bắt đầu và nhấp để xác định điểm đầu tiên của neo

- Đoạn đầu tiên vẽ sẽ không hiển thị cho đến khi nhấp vào điểm neo thứ hai

- Click lại vào nơi bạn muốn phân đoạn kết thúc (Shift-click để hạn chế góc của phân đoạn đến nhiều của 45 °)

- Tiếp tục nhấn để thiết lập điểm neo cho các phân đoạn thẳng bổ sung

- Điểm neo cuối cùng luôn xuất hiện dưới dạng một hình vuông vững chắc, cho biết rằng đã được chọn Các điểm neo được xác định trước đây trở nên rỗng và không được chọn khi thêm nhiều điểm neo

- Hoàn thành đường dẫn bằng cách đóng đường dẫn, đặt Pen Tool qua điểm neo đầu tiên (rỗng) Một vòng tròn nhỏ xuất hiện bên cạnh con trỏ Pen Tool khi nó được đặt chính xác Nhấp hoặc kéo để đóng đường dẫn

2 Vẽ đường thẳng theo đường cong

- Sử dụng Pen Tool, nhấp vào các điểm góc ở hai vị trí để tạo một đoạn thẳng Định vị Pen Tool qua điểm cuối được chọn Để thiết lập độ dốc của đoạn cong sẽ tạo tiếp theo, nhấp vào điểm neo và kéo đường hướng xuất hiện

Hình 5.10 A Phân đoạn thẳng được hoàn thành B Công cụ Định vị Pen trên điểm cuối C Hướng điểm kéo

- Định vị bút nơi bạn muốn điểm neo kế tiếp; sau đó nhấp (và kéo, nếu muốn) điểm neo mới để hoàn thành đường cong

Hình 5.11 A Pen Tool định vị B Dời hướng đường C Đoạn đường cong mới hoàn thành

3 Vẽ đường cong theo đường thẳng

- Sử dụng Pen Tool, kéo để tạo điểm trơn đầu tiên của đoạn cong, và nhả nút chuột

- Đặt lại vị trí Pen Tool nơi muốn đoạn cong cong kết thúc, kéo để hoàn thành đường cong và nhả nút chuột

Hình 5.12 A Điểm mịn đầu tiên của đoạn cong được hoàn thành và Pen Tool đặt trên điểm cuối B Kéo để hoàn thành đường cong

- Định vị Pen Tool qua điểm cuối được chọn Biểu tượng điểm chuyển đổi xuất hiện bên cạnh Pen Tool khi vị trí chính xác Nhấp vào điểm neo để chuyển điểm mịn sang một điểm góc

- Đặt lại vị trí Pen Tool nơi muốn đoạn thẳng kết thúc và nhấp để hoàn thành đoạn thẳng

Hình 5.13 A Công cụ định vị Pen trên điểm cuối hiện tại B Nhấn điểm kết thúc C Nhấp vào điểm góc tiếp theo

TẠO HIỆU ỨNG CHO ĐƯỜNG VIỀN

Tạo các đường biên Outline type dưới dạng các khung - Bước 1: Chọn công cụ Selection trên panel Tools

- Bước 2: Chọn khung text hoặc click đôi text và sau đó chọn các ký tự

- Bước 3: Click menu Type > sau đó click Create Outline (Shift + Ctrl + O) Indesign tạp một đường path phức hợp từ text trong khung text

- Bước 4: Để tác rời dường path phức hợp, click menu Object > trỏ vào Paths > click

Release Compound Path (xem Hình 5.14 và Hình 5.15)

Hình 5.14 Khung text chứa nội dung cần place ảnh

CÁC DẠNG ĐƯỜNG PATH

- Bước 1: Mở chương trình có đường path mà muốn sao chép tào liệu Indesign

- Bước 2: Rê đường path từ chương trình gốc vào tài liệu Indesign Khi một đường màu đen xuất hiện xung quanh các biên của cửa sổ tài liệu, nhả chuột để place đường path

Hình 5.16 Đường path được import với một hình đồ họa

2 Tạo và tách rời một đường Path phức hợp dưới dạng khung (frame)

- Bước 1: Chọn công cụ Selection hoặc Direct Selection trên panel Tools

- Bước 2: Chọn các khung mà muôn sử dụng trong đường path phức hợp/ Nếu các khung phủ chông, một lỗ trong suốt xuất hiện nơi các khung phủ chồng

- Bước 3: Click menu Object > Path > sau đó click Make Compound Path (Ctrl +

8) Một đường path phức hợp hiển thị các đường chéo ngang qua toàn bộ tập hợp khung thay vì các khung riêng lẻ

- Bước 4: Để tách rời một đường path phức hợp, chọn đường path phức hợp, click menu Object > trỏ vào Paths và click Release Compound Path Nếu có một ảnh trong đường path phúc hợp, ảnh sẽ xuất hiện trong khung đầu tiên sau khi tách rời đường path phức hợp

Các khung còn lại sẽ trống (xem Hình 5.17 và Hình 5.18)

KỸ THUẬT TEXT

Thêm các chú thích vào ảnh - Click menu Object > Captions > click Caption Setup

- Click mũi tên danh sách Metadata, chọn dữ liệu chú thích, sau đó nhập text mà bạn muốn trước và sau metadata

- Để them nhiều hàng metadata, clikc dấu cộng và sau đó lập lại bước 2

- Xác lập bất kỳ các tùy chọn sau:

- Alignnment: Xác định nơi để đặt chú thích

- Offset: Xác định khoảng cách giữa khung text và ảnh

- Paragraph Style: Xác định layer nào để đặt chú thích

- Layer: Xác định layer nào để đặt chú thích

- Click OK - Để thêm một chú thích, click chọn ảnh > click menu Object click Generate State Caption hoặc lick Generate Live Caption

- Chú thích được thêm vào ảnh (xem từ Hình 5.19 đến hình 5.22)

Hình 5.20 Hộp thoại Caption Setup xuất hiện

Hình 5.21 Lệnh Generate State Caption

Hình 5.22 Kết quả sau khi thêm chú thích

Câu 1: Anh chị hãy cho biết cách Place hình ảnh trong Indesign?

Câu 2: Anh chị hãy trình bày công cụ Pen, công cụ tạo hiệu ứng cho đường viền trong Indesign?

Câu 3: Anh chị hãy trình bày các dạng đường Path, kỹ thuật Text trong Indesign?

Câu 4: Anh chị hãy vận dụng kiến thức đã học ở chương này và dựa trên một tài liệu có sẵn sau đó thao tác được bảng Link và công cụ Pen, tạo hiệu ứng đường viền, các dạng đường Path, Text, chèn hình ảnh bằng phần mền Indesign?

CÁC KỸ THUẬT NÂNG CAO

LÀM VIỆC VỚI HIỆU ỨNG VÀ STYLE CỦA ĐỐI TƯỢNG

- Đường dẫn Outline tạo ra phác thảo về các hình dạng được chọn Những phác thảo này sau đó có thể được chọn riêng với Công cụ lựa chọn (V) khi được ungroup (Shift + Ctrl + G) (xem Hình 6.9)

- Minus Back trái ngược với lệnh Minus Front Nó loại bỏ lớp hình dạng dưới cùng và lớp chồng lên nhau, để giữ lại lớp trên cùng của vòng tròn (xem Hình 6.10)

LÀM VIỆC VỚI HIỆU ỨNG VÀ STYLE CỦA ĐỐI TƯỢNG 1 Giới thiệu về hiệu ứng trong Adobe InDesign

Chương 6: Các kỹ thuật nâng cao 72

- Hiệu ứng trong Indesign có thể áp dụng hiệu ứng cho bất kỳ đối tượng trong thiết kế Bao gồm các hình dạng (ví dụ: đường, hình bầu dục, hình chữ nhật và đa giác), khung

Ví dụ: Khung văn bản và hình ảnh và hình ảnh nằm trong khung hình

- Khi xử lý với hình ảnh, có thể tự do lớp một số hiệu ứng khác nhau trên cả khung và hình ảnh chứa trực tiếp Điều này là hoàn hảo khi có sự linh hoạt tối đa trong việc áp dụng các hiệu ứng cho các yếu tố bố cục

- Có hai cách chính áp dụng hiệu ứng cho một đối tượng trong InDesign

- Mở bằng cách vào Window> Effect (xem Hình 6.11)

- Đây là một bảng điều khiển nhỏ, cho phép áp dụng một số hiệu ứng cơ bản cho một đối tượng, chẳng hạn như thay đổi Blending Mode (có ảnh hưởng đến màu sắc của các đối tượng chồng chéo xuất hiện) và Opacity (xem Hình 6.12)

Hình 6.12 Các tùy chọn trong effect

Chương 6: Các kỹ thuật nâng cao 73

- Cũng có thể knock-out (block-out) các đối tượng nằm bên dưới đối tượng đã chọn với hộp kiểm Knockout Group ở dưới cùng bên phải của bảng điều khiển

- Cũng có thể chọn loại bỏ tất cả các hiệu ứng (ngoại trừ chế độ pha trộn hoặc Opacity ) được áp dụng cho một đối tượng bằng cách nhấp vào biểu tượng thùng rác ở góc dưới cùng của bảng điều khiển

- Bằng cách nhấp vào nút FX, ở bên trái biểu tượng thùng rác, có thể truy cập trình đơn thả xuống có nhiều hiệu ứng nâng cao hơn (xem Hình 6.13)

- Nhấp vào một trong các tùy chọn này mở ra cửa sổ Hiệu ứng chi tiết hơn

Hình 6.14 Hộp thoại Effect xuất hiện

- Phương pháp tiếp cận thứ hai của cửa sổ Effects này là vào Object> Effects , khi chọn một đối tượng (xem Hình 6.15)

Chương 6: Các kỹ thuật nâng cao 74

Hình 6.15 Cách 2 tìm bảng effect

- Điều này là trực tiếp, nhanh chóng và dễ dàng để áp dụng hiệu ứng cho một đối tượng cụ thể Nhưng khi mở bảng Hiệu ứng trong khi bạn làm việc, đặc biệt nếu bạn áp dụng các hiệu ứng cho một số đối tượng khác nhau trong một tài liệu Cho phép xem các hiệu ứng được áp dụng cho một số đối tượng và để chỉnh sửa hoặc xóa chúng

Chương 6: Các kỹ thuật nâng cao 75

2 Style hiệu ứng thông dụng

- Làm tối hoặc làm sáng màu, tùy thuộc vào màu pha trộn Hiệu quả tương tự như việc chiếu sáng một điểm sáng trên tác phẩm nghệ thuật

- Nếu màu pha trộn (ánh sáng) nhẹ hơn 50% xám, tác phẩm nghệ thuật sẽ được làm sáng, như thể nó đã được né tránh Nếu màu hoà trộn có màu sẫm hơn 50% xám, tác phẩm nghệ thuật sẽ tối lại, như thể nó đã được đốt cháy Tranh với màu đen hoặc trắng tinh khiết tạo ra vùng tối hơn hoặc nhẹ hơn rõ rệt Nhưng không tạo ra màu đen hoặc trắng tinh khiết

- Nhân hoặc sàng màu, tùy thuộc vào màu pha trộn Hiệu ứng này tương tự như việc chiếu sáng một điểm nhấn khắc nghiệt về tác phẩm nghệ thuật

- Nếu màu pha trộn (ánh sáng) nhẹ hơn 50% màu xám, tác phẩm nghệ thuật sẽ được làm sáng, như thể nó được chiếu Điều này rất hữu ích khi thêm điểm nổi bật vào tác phẩm nghệ thuật Nếu màu pha tối hơn màu xám 50%, tác phẩm nghệ thuật sẽ tối lại, như thể nó được nhân lên Điều này rất hữu ích khi thêm bóng vào tác phẩm nghệ thuật Tranh với màu đen hoặc trắng thuần khiết kết quả bằng màu đen tinh khiết hoặc trắng

- Làm sáng màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn Trộn với màu đen không tạo ra sự thay đổi

- Làm tối màu cơ bản để phản ánh màu pha trộn Trộn với màu trắng không tạo ra sự thay đổi

- Chọn màu nền hoặc màu pha trộn – màu nào tối hơn – như màu kết quả Các khu vực nhẹ hơn màu hoà trộn được thay thế, và các vùng tối hơn màu hoà trộn không thay đổi

- Chọn nền hoặc màu pha trộn – bất kể cái nào nhẹ hơn – như màu kết quả Các vùng tối hơn màu hoà trộn được thay thế, và các vùng sáng hơn màu hoà trộn không thay đổi

- Tạo ra một hiệu quả tương tự, nhưng thấp hơn so với, chế độ Difference Trộn với trắng đảo ngược các thành phần màu cơ bản Trộn với màu đen không tạo ra sự thay đổi

Chương 6: Các kỹ thuật nâng cao 76

- Tạo màu với độ sáng và độ bão hòa của màu cơ bản và màu sắc của màu pha trộn

- Tạo một màu với độ chói và màu sắc của màu cơ bản và độ bão hòa của màu pha trộn Vẽ với chế độ này trong một khu vực không bão hòa (màu xám) không tạo ra sự thay đổi

- Tạo ra một màu với độ chói của màu cơ bản và màu sắc và độ bão hòa của màu pha trộn Điều này sẽ bảo vệ mức độ màu xám trong tác phẩm nghệ thuật Và hữu ích cho việc tô màu cho các tác phẩm nghệ thuật đơn sắc và cho việc tô màu các tác phẩm nghệ thuật

THIẾT KẾ SÁCH HOÀN CHỈNH

TẠO TAB CHO TRANG

Sử dụng Tabs trên thanh control - Trên thanh điều khiển bạn sẽ thấy xuất hiện các biểu tượng tương tự như trong bảng tác vụ Trong đó có các thuộc tính sau đây

- Left: Justified Tab: Căn lề trái - Central: Căn lề giữa

- Right: Căn lề phải - X: Khoảng cách tabs bạn muốn tạo - Leader: Tạo ra kí tự điền vào khoảng tab Xác lập các Tab

- Chọn công cụ Type trên panel Tools và sau đó click để đặt điểm chèn cho một khugn Text

- Click menu Type sau đó click Tabs

- Để sử dụng các lệnh tabs mặc định, nhấm phím tab để dịch chuyển text sang điểm dừng tab mặc định kế tiếp

- Để di chuyển text kế bên text, click nút Position Panel Above Text Frame trên panel

- Thực hiện bất kỳ lệnh sau đây

- Chèn (Insert): Click một trong các nút điểm dừng tab (tab stop) và sau đó click trong thước đo nơi muốn đặt nó Cũng có thể gõ nhập một số trong hộp X để chèn một tab tại một vị trí xác định

- Di chuyển (move): rê điểm dừng tab sang trái hoặc phải hoặc gõ nhập một vị trí chính xác trong hộp X

- Xóa (Deleta): rê một điểm dừng tab xuống ra khỏi thước đo

- Dấu đầu trang (Leader): nhập một ký tự lập lại trong khoảng trống được tạo tab chẳng hạn như một dấu chấm

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 85

- Bật canh lề (Align On): Nhập một ký tự được sử dụng với tab thập phân (Decimal) chẳng hạn như một dấu thập phân (xem Hình 7.1)

Hình 7.1 Bảng tab được bật trên hộp text

Thêm text bullet hoặc đánh số vào một đoạn text - Chọn các đoạn muốn thêm các bullet hoặc số

- Click nút Paragraph Formatting Controls để hiển thị các tùy chọn liên quan đến paragraph

- Click nút Bulleted List hoặc Numbered List trên panel controls Hoặc có thể click menu Type > Bulleted & Numbered Lists > click Apply Bullets hoặc Apply Numders (xem Hình 7.2)

Hình 7.2 Kết quả thêm Bulleted And Numdered list Định dạng các Bullet và số - Chọn panel Paragraph - Click menu Option > Bullets and Numbering - Chọn ô check Preview để thấy những thay đổi khi thực hiện

- Click mũi tên danh sách List Type và sau đó chọn Bullets hoặc Numbers

- Đối với Bullets, chọn từ những tùy chọn sau đây:

- Bullet Character: Chọn một ký tự bullet Thêm hoặc loại bỏ các ký tự cụ thể ra khỏi danh sách

- Text After: Xác định các ký tự để tách biệt bullet và text, - Character Style: Xác định một kiểu bullet

- Đối với numders, chọn từ những tùy chọn sau đây:

- Format: xác định một kiểu định dạng số

- Number: Xác định các ký tự để tách biệt số và text

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 86

- Character style: Xác định một kiểu số

- Mode: Xác định một số bắt đầu hoặc trình tự

- Chọn bất kỳ tùy chọn bullet or Numder Position sau đây:

- Alignment: Xác định một kiểu canh chỉnh

- Left Indent: Xác định một giá trị indent

- First Line Indent: Xác định một giá trị first line indent

- Tab Position: Xác định vị trí của ký tự đầu tiên sau bullet hoặc số

- Click OK (xem từ hình 7.3 đến hình 7.5)

Hình 7.3 Menu Bullets and Numbering

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 87

Hình 7.4 Hộp thoại Bullet and Numbering xuất hiện

Hình 7.5 Thôn số chỉnh sửa theo mẫu

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 88

TẠO BẢNG (TABLE)

- Click để đặt điểm chèn trong một hộp text muốn tạo một bảng mới

- Click menu Table > Insert Table (Alt + Shift + Ctrl + T) - Xác định các kích thước sau đó

- Body Rows: Nhập một số để xác định số hàng mà muốn trong bảng

- Columns: Nhập một số để xác định số cột mà muốn trong bảng

- Header Rows: Nhập một số để xác lập số hàng header ở phần trên cùng của bảng

- Footer Rows: Nhập một số để xác lập số hàng footer ở phân dưới cùng của bàng

- Click mũi tên danh sách table style và sau đó chọn một kiểu bảng (table style)

- Click OK (xem Hình 7.6 và Hình 7.7)

Hình 7.6 Menu Creat New Table

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 89

Hình 7.7 Hộp thoại Insert Table

Chuyển text thành một bảng

- Chọn text mà muốn chuyển đổi thành một bảng

- Click menu Table > Convert Text to Table

- Click mũi tên danh sách Column Separator và sau đó chọn một dấu phân cách, Tab, Comma, Paragraph

- Nhập một số Column để xác lập số cột trong bảng

- Click mũi tên danh cách Table Style, sau đó chọn một kiểu bảng

Hình 7.8 Menu Convert Text to Table

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 90

Hình 7.9 Hộp thoại Convert Text to Table

Import một bảng từ word hoặc Excel

- Click menu File > Place (Ctrl + D) - Hướng đến vị trí file import

- Chọn file place (import) - Chọn ô check Show Import Options để chọn các tùy chọn import

- Xác định những tùy chọn sau đây:

- Đối với word: Chọn các tùy chọn từ hộp thoại import options của Microsoft Word

- Preset và Include: Chọn một import preset và chọn các ô check để bao gồm các phần tử word

- Formatting: Chọn các tùy chọn định dạng cho remove styles and formatting from text and tables hoặc preserve styles and formatting from text and tables, hoặc import styles automatically

- Đối với excel: Chọn các tùy chọn từ hộp thoại import options cảu Microsoft excel

- Sheet, view, và cell Range: Chọn một sheet, view và dãy ô Excel Hoặc có thể import các ô ẩn không được lưu trong khung xem

- Formatting: Chọn các tùy chọn định dạng cho table, style, cell alignment (kiểu canh chỉnh ô), số hàng chữ số thập phân (number of decimal places) để sử dụng và các dấu lược thông minh (typographer’s quotes) (xem từ Hình 7.10 đến Hình 7.13)

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 91

Hình 7.10 Menu Place Hình 7.11 Hộp thoại place xuất hiện

Hình 7.12 Các tùy chọn từ import Word

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 92

Hình 7.13 Các tùy chọn từ import Excel

TẠO FILE SÁCH

- Click menu File > New > click Book

- Nhập một tên cho file book

- Hướng đến vị trí muốn lưu book

Mở một book hiện có

- Click menu File > Open (Ctrl + O) - Định hướng đến vị trí nơi book mà muốn mở được lưu trữ

- Chọn book mà muốn mở

Thao tác cơ bản thêm, loại bỏ, di chuyển các tài liệu trong một book

- Mở book mà muốn để biên tập

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 93

- làm bất kỳ thao tác sau - Thêm một tài liệu: Click nút Add Document trên panel, xác định tài liệu mà muốn thêm và sau đó click Open

- Loại bỏ một tài liệu: Chọn một tài liệu trong panel Book và sau đó click nút

Remove Document ở phần dưới cùng của panel

- Di chuyển một tài liệu: Rê một tài liệu đến một vị trí mới trong panel Book

- Mở một tài liệu: Click đôi một tài liệu trong panel Book Một biểu tượng cuốn sách mở xuất hiện, biểu thị book mở

- Xem một tài liệu trong Exploer: Chọn một tài liệu trong panel Book, click menu

Option và sau đó click Reveal in Exploer

- Click nút Save book trên panel - Click nút Close để đóng book.

TẠO TRANG MỤC LỤC VÀ INDEX

- Để chuẩn bị cho việc tạo một bảng mục lục, thực hiện các thao tác sau:

- Thêm trang cho TOC: Thêm một trang cho bảng mục lục

- Thêm các style paragraph: Áp dụng các style paragraph khác nhau vào text mà muốn sử dụng trong bảng mục lục

- Click menu Layout > Table of Contents

- Nhập text cho tiêu đề của bảng mục lục và sau đó sử dụng menu Styles để chọn một style cho text tiêu đề

- Chọn các style paragraph để áp dụng vào text trong tài liệu, sau đó clikc Add để đưa chúng vào danh sách

- Để định dạng một mục nhập trong bảng mục lục, chọn mục nhập, click mũi tên danh sách Entry Style, sau đó chọn một style

- Click More Options để hiển thị thêm các tùy chọn

2 Biên tập một danh sách index

- Mở tài liệu hoặc book muốn tạo index - Chọn panel Index Hoặc Window > Type & Tables > Index - Click tùy chọn Topic

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 94

- Để xem các mục nhập index về bất kỳ tài liệu mở trong một book, chọn hộp kiểm Book

- Click nút Create New Index Entry, để tạo một topic mới hoăc nhân đôi một topic để biên tập nó

- Nhập tên Topic Levels trong hộp kiểm đầu tiên bên dưới Topic Levels Mỗi mục được thịt vào một cách

- Để thay đổi thứ tự, click nút mũi tên hongsw lên và mũi tên hướng xuống

- Click Add để áp dụng nó vào sau đó click Done Hoặc OK

- Mở tài liệu hoặc book mà muốn tạo index - Chọn công cụ Type trên panel tools và click để đặt điểm chèn nơi muốn đặt marker index hoặc chọn trong tài liệu để sử dụng làm mục nhập

- Chọn panel Index - Click tùy chọn Reference - Để xem các mục nhập index từ bất kỳ tài liệu mới trong một book, chọn hộp kiểm Book

- Click nút Create New Index Entry để tạo một topic mới hoặc click đôi một topic để biên tập nó

- Để nhập tên topic trong hộp đầu tiên dưới topic levels

- Để thay đôi thứ tự, click nút mũi tên hướng lên và mũi tên hướng xuống - Để phân loại có thể chọn thứ tự phân loại của số, các symbol và ngôn ngữ

- Click mũi tên danh sách Type - Để nhấn mạnh một mục nhập index, chọn hộp kiểm Number Style Override sau đó chọn một style character

- Để thêm một mục nhập index, thực hiện trong những thao tác sau

- Add: Thêm mục nhập hiện hành vào index và để mở hộp thoại

- Add all: Xác định tất cả trường hợp của text được chọn và thêm các mục nhập cho mỗi trường hợp vào index

- Khi hoàn tất, click Done hoặc OK

Chương 7: Thiết kế sách hoàn chỉnh 95

- Câu 1: Anh chị hãy cho biết cách tạo tab, bảng, file trong Adobe Indesign?

- Câu 2: Anh chị hãy cho biết các tạo được mục lục, kết nối được dữ liệu cho file thiết kế trong Adobe Indesign?

- Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học ở chương này, anh chị hãy áp dụng những lệnh tạo bảng, mục lục vào bài tập đã làm chương 6?

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Cách mở và đóng một panel - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 1.2. Cách mở và đóng một panel (Trang 8)
Hình 1.12. Menu Lock Guide - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 1.12. Menu Lock Guide (Trang 16)
Hình 2.2. Thay đổi kích cỡ trang Custom Page Size - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 2.2. Thay đổi kích cỡ trang Custom Page Size (Trang 23)
Hình 2.3. Lệnh Move Pages - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 2.3. Lệnh Move Pages (Trang 24)
Hình 2.4. Trang chủ mới từ một trang tài liệu có sẵn - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 2.4. Trang chủ mới từ một trang tài liệu có sẵn (Trang 25)
Hình 2.5. New Masrter - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 2.5. New Masrter (Trang 26)
Hình 2.7. Kẻ hộp thoại Type trên trang master - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 2.7. Kẻ hộp thoại Type trên trang master (Trang 27)
Hình 3.12. Các nhóm đối tượng hiển thị - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 3.12. Các nhóm đối tượng hiển thị (Trang 38)
Hình 3.20. Lệnh Ungroup - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 3.20. Lệnh Ungroup (Trang 42)
Hình 4.1. Bảng Color Picker - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 4.1. Bảng Color Picker (Trang 48)
Hình 4.2. Hiệu chỉnh bảng Swatch - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 4.2. Hiệu chỉnh bảng Swatch (Trang 49)
Hình 4.8. New Color Swatch    Hình 4.9. Thư viên màu - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 4.8. New Color Swatch Hình 4.9. Thư viên màu (Trang 53)
Hình 4.12. Mẫu sắc độ được tạo mới - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 4.12. Mẫu sắc độ được tạo mới (Trang 54)
Hình 4.10. New Tint Swatch    Hình 4.11. Hộp thoại New Tint xuất hiện - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 4.10. New Tint Swatch Hình 4.11. Hộp thoại New Tint xuất hiện (Trang 54)
Chương 5: Hình ảnh  51 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 51 (Trang 57)
Hình 5.1. Menu Place - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 5.1. Menu Place (Trang 58)
Chương 5: Hình ảnh  54 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 54 (Trang 60)
Chương 5: Hình ảnh  55 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 55 (Trang 61)
Chương 5: Hình ảnh  56 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 56 (Trang 62)
Chương 5: Hình ảnh  57 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 57 (Trang 63)
Chương 5: Hình ảnh  61 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 61 (Trang 67)
Chương 5: Hình ảnh  62 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 62 (Trang 68)
Chương 5: Hình ảnh  63 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 63 (Trang 69)
Chương 5: Hình ảnh  66 - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
h ương 5: Hình ảnh 66 (Trang 72)
Hình 6.15. Cách 2 tìm bảng effect - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 6.15. Cách 2 tìm bảng effect (Trang 80)
Hình 7.3. Menu Bullets and Numbering - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 7.3. Menu Bullets and Numbering (Trang 92)
Hình 7.4. Hộp thoại Bullet and Numbering xuất hiện - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 7.4. Hộp thoại Bullet and Numbering xuất hiện (Trang 93)
Hình 7.5. Thôn số chỉnh sửa theo mẫu - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 7.5. Thôn số chỉnh sửa theo mẫu (Trang 93)
Hình 7.6. Menu Creat New Table - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 7.6. Menu Creat New Table (Trang 94)
Hình 7.8. Menu Convert Text to Table - Giáo Trình Môn Học Mô Đun Adobe Indesign (Ngành Thiết Kế Đồ Họa - Trình Độ  Cao Đẳng.pdf
Hình 7.8. Menu Convert Text to Table (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w