Lightroom là phần mềm chỉnh sửa ảnh được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ ưu điểm đơn giản, dễ dùng, phù hợp với các nhiếp ảnh gia muốn chỉnh màu nhanh cho các bức ảnh.. Chương IX: Tạo Gall
PHẦN MỀM LIGHTROOM
Giới thiệu, cài đặt Lightroom
- Phần mềm Lightroom hay còn gọi đầy đủ là Adobe Lightroom là một phần mềm chỉnh sửa màu sắc tuyệt đẹp, thích hợp cho những nhiếp ảnh chuyên chụp ảnh và muốn chỉnh lại màu cho bức ảnh thêm lung linh và huyền bí Lightroom và Photoshop đều thuộc Adobe
- Phần mềm Adobe Lightroom được tích hợp thích ứng trên cả hai nền tảng là Windows và MacOS
- Chức năng tiêu biểu nhất của Adobe Lightroom là quản lý và chỉnh sửa hàng loạt, đặc biệt là các bức ảnh kĩ thuật số
Hình 1.1 Giao diện khởi động Adobe Lightroom
1.1 Về tính năng Điểm chung của cả hai phần mềm là chỉnh sửa hình ảnh, File Raw, màu sắc độ
Chương I: Phần mềm Lightroom 2 sáng, mỗi phần mềm có những đặc trưng riêng Trong khi Photoshop thiên về cắt ghép thậm chí là sử dụng như một công cụ thiết kế đồ họa Còn Lightroom lại thể hiện sức mạnh ở khả năng quản lý hình ảnh vô cùng ưu việt Lightroom cho phép sắp xếp, phân loại hình ảnh theo thư mục và bộ sưu tập một cách tuyệt vời
Lightroom còn có khả năng chỉnh sửa hình ảnh hàng loạt Tính năng đặc biệt này không có ở Photoshop Thời gian xử lý hỉnh ảnh nhanh chóng, cho ra những bức ảnh tuyệt vời
Lightroom còn có những tính năng khác như khả năng tự động cân bằng, tính năng lưu trữ File ảnh gốc trước khi chỉnh sửa
1.2 Về đối tượng sử dụng
Lightroom hướng đến đối tượng khách hàng chính là nhiếp ảnh gia, những người chuyên làm việc trong lĩnh vực chụp ảnh Họ là những người có số lượng ảnh vô cùng lớn, đồng thời lại không phải là người có nhiều nhu cầu về cắt ghép, thay đổi chi tiết bức ảnh
Photoshop hướng đến đối tượng là những nhà thiết kế đồ họa Những người thường xuyên tập trung vào việc cắt ghép, tô vẽ tạo ra nhiều bản thiết kế hoặc hình ảnh đặc biệt
Như vậy, đối tượng sử dụng Lightroom và Photoshop là khác nhau nhưng nếu biết cách sử dụng kết hợp ưu thế của hai phần mềm này sẽ cho ra những bức ảnh chất lượng nhất
2 Những tính năng nổi bật của Lightroom
2.1 Khả năng Lend màu ảnh
Lightroom cho phép biên tập hình ảnh với hàng trăm bộ lọc màu Những hiệu ứng chỉnh ảnh, Preset được thiết kế và tích hợp sẵn
Các thông số cân chỉnh về hiệu ứng màu sắc, độ tương phản, cân bằng màu, cân bằng trắng được thực hiện dễ dàng Giao diện của Lightroom thân thiện, các Tab, bảng điều khiển, thanh quản lý thư viện, biên tập ảnh, trình chỉnh sửa, Slideshow, trực quan
2.2 Quản lý bộ sưu tập
Lightroom cung cấp khả năng quản lý hỉnh ảnh thông minh Với Lightroom mọi bức ảnh trước khi chỉnh sửa đều được lưu trữ ảnh gốc Lightroom như một trung gian chỉnh sửa, mọi hình ảnh trước và sau khi chỉnh sửa đều được lưu trữ riêng biệt nên không làm thay đổi chất lượng ảnh ban đầu, bảo toàn được chất lượng ảnh gốc
Những bộ ảnh được lưu trữ thành các Album Lightroom chỉ cần một File duy nhất để lưu trữ mọi thay đổi Hàng ngàn bức ảnh trước và sau chỉnh sửa được lưu trữ với
Chương I: Phần mềm Lightroom 3 dung lượng nhẹ, truy xuất nhanh chóng và không chiến dụng ổ cứng như khi lưu ảnh chỉnh sửa ở phần mềm Photoshop Mặt khác, khi nhập ảnh vào Lightroom, người dùng có thể chỉnh sửa tiêu đề, chú thích, thêm từ khóa… cho mỗi bức ảnh
2.3 Khả năng xử lý ảnh Raw
- Ảnh Raw là định dạng ảnh giữ nguyên toàn bộ chi tiết hình ảnh thu nhận được từ thiết bị chụp hình Lighroom cho phép chỉnh sửa ảnh Raw một cách hoàn hảo Việc thay đổi màu sắc của bức ảnh gần như không làm thay đổi chi tiết của ảnh gốc Ảnh Raw được xử lý trực tiếp không qua nén ảnh
- Ảnh Raw chứa nhiều thông tin, tính nguyên bản và độ chi tiết Vì vậy chúng được đánh giá rất cao Nếu bị nén về các định dạng khác như JPEG sẽ làm thay đổi rất nhiều chất lượng bức ảnh Với những công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp Lightroom, các File ảnh Raw sẽ được chỉnh sửa trở nên chất lượng hơn
3 Ứng dụng Lightroom vào công việc Đối tượng chính mà Lightroom hướng tới là nhiếp ảnh gia và người đam mê chụp ảnh Phần mềm này là một sự lựa chọn hoàn hảo Đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa, khả năng làm việc của Lightroom cho phép kết hợp tốt với các phần mềm khác Photoshop có trước và hoàn toàn có thể xử lý mọi vấn đề của hình ảnh nên được sử dụng nhiều hơn Lightroom
Tuy ra đời sau Photoshop nhưng Lightroom thừa hưởng được tất cả những tinh hoa của Photoshop và ai đã biết về Photoshop thì chuyển sang sử dụng Lightroom là không trở ngại gì vì nó đơn giản hơn (Develop của Lightroom giống Camera Raw của Photoshop) Tuy nhiên Lightroom là một phần mềm thương mại nên Lightroom được thiết kế rất hoàn chỉnh, khoa học và phát triển riêng ra một hướng để đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu ngày càng cao về hình ảnh của người dùng nên Adobe chỉ cần phát triển Lightroom với những tính năng cơ bản và những tiện ích mới nhắm tới nhu cầu của một tầng lớp người dùng với mức giá hợp lý hơn
Cách sử dụng hiệu quả nhất là kết hợp sử dụng cả 2 phần mềm: Lightroom là phần mềm chính trong Workflow giúp quản lý dữ liệu và thực hiện phần hậu kỳ cơ bản (Correction), Photoshop dùng để làm sâu hơn, kỹ hơn nếu có nhu cầu can thiệp vào nội dung bức ảnh (Edit, Retouch và Design….) và các phần mềm xử lý ảnh khác (nếu cần).
Thực hành cài đặt
Cấu hình tối thiểu để sử dụng Lightroom 6 tương đương với Photoshop CC 2015 - CPU (Bộ xử lý): Đề xuất là Pentium 4 hoặc cao hơn
- Hệ điều hành hỗ trợ: Tương thích với Windows 7, 8, 8,1 và 10 (Windows 64-bit) - Raw (bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên): 2GB Raw hoặc cao hơn
- Dung lượng trống của ổ cứng: 10GB hoặc cao hơn
- Độ phân giải màn hình: 1024 x 768 hoặc cao hơn
Bước 1: Ngắt kết nối Internet
- Trong Windows 10, Windows 8, Windows 7 và Windows Vista có thể tìm thấy tùy chọn này bằng cách bấm vào “Network and Internet” trong Cài đặt
- Trong Windows XP, bỏ qua bước này Thay vào đó, chọn Network and Internet Connections trong Control Panel (trong Category View) và sau đó chọn Network Connections ở phía dưới, và sau đó chuyển xuống
+ Nhấp vào “Change adapter settings” ở bên trái của Control Panel để chuyển đến phần kết nối mạng “Network Connections”
- Nếu đang sử dụng Windows Vista, hãy chọn “Manage network connections”
+ Nhấp chuột phải và chọn vào “Disable” để tắt trong menu Biểu tượng kết nối sẽ chuyển thành màu xám là đã bị tắt kết nối mạng trên Windows thành công
- Nếu được yêu cầu xác nhận, hãy nhập mật khẩu Admin nếu chưa đăng nhập với tư cách quản trị viên (Admin)
Lưu ý: Nếu không thấy tùy chọn tắt, điều đó có nghĩa là kết nối đã bị tắt Chuyển xuống phần tiếp theo để bật lại
Hình 1.3 Reset mạng windows PC
- Để bật mạng lại thì hãy lặp lại các bước trên để chuyển vào phần Network Connections (Bước 1 đến Bước 3)
+ Nhấp chuột phải và chọn Anable để bật Biểu tượng sẽ có màu trở lại để biết rằng nó đã được kích hoạt lại
+ Nếu được yêu cầu, hãy nhập mật khẩu Admin để xác nhận Bước 2: Chọn Try
Bước 4: Chọn Sign In Later
Bước 7: Chờ cài đặt xong
Bước 8: Hướng dẫn sử dụng Patcher Mở File Adobe.snr.patch-painter.exe ở trong Universal.Adobe.Patcher.v1.4, chọn Patch, nếu hiện bảng Cannot Find… tìm đến File amtlib.dll, rồi Open, OK
Hình 1.9 Hướng dẫn sử dụng Patcher
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
Câu 1: Tính năng nổi bật phần mềm Lightroom là gì?
Câu 2: Tìm điểm khác nhau giữa phần mềm Lightroom và Photoshop
Câu 3: Thực hành cài đặt phần mềm Lightroom.
QUẢN LÝ THƯ VIỆN HÌNH ẢNH VỚI LIGHTROOM
Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom
Để sử dụng Lightroom, việc Import là bắt buộc, Import hình ảnh từ bất cứ nguồn dữ liệu nào được kết nối với máy tính kể cả trực tiếp từ máy ảnh đang kết nối với máy tính
Vào File/ Import Photoshop, chọn Source, chọn ảnh, chọn nơi lưu trữ, chọn Import
Trong một Catalog, 1 bức ảnh chỉ có thể Import 1 lần duy nhất, Lightroom sẽ cảnh báo Already in Catalog (khi có ảnh trùng lặp trong Catalog) Đối với File ảnh gốc, để tránh lưu trữ trùng lặp cần lưu ý:
Nếu Import từ nguồn bên ngoài (thẻ nhớ, USB…) có 2 lựa chọn: chuyển qua DNG hoặc giữ nguyên Format, lưu vào một chỗ (tùy chọn) trong máy tính và Add thông tin vào Catalog (copy as PNG, copy) Nếu File ảnh đã được lưu trong ổ cứng (kể cả ổ cứng di động), ngoài 2 lựa chọn trên, Lightroom cho thêm 2 lựa chọn là Move (chuyển tới vị trí mới), nên (giữ nguyên vị trí) và mở thông tin vào Catalog Nên chọn Move hoặc Add để không bị trùng
Hình 2.1 Cách mở File bằng Lightroom Để thuận tiện cho quản lý nên tạo các Collection phù hợp, nhập ngay Keywords cho từng ảnh hoặc Collection để sau này tìm kiếm dễ dàng
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 11
Hình 2.2 Cách mở File bằng Lightroom
2 Nguyên lý cốt lõi của Lightroom (Develop)
Develop là tập hợp các công cụ chỉnh sửa hình một cách trực quan, so với Photoshop thì nhanh và tiện hơn trong việc Blend màu Nó giúp chỉnh sửa bức hình trở nên đẹp, mới hơn với hình cũ Đặc biệt, Develop cũng cung cấp chức năng History chi
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 12 tiết và dễ thao tác Bên cạnh đó, Photoshop có Action thì Lightroom có Preset Quy trình chỉnh sửa bao gồm:
- Bước 1: Crop hình - Bước 2: Chỉnh cân bằng trắng (WB) - Bước 3: Chỉnh ánh sáng (Expose) - Bước 4: Chỉnh lại độ tương phản, màu và giá trị Tone - Bước 5: Chỉnh lại Vignett
- Bước 6: Làm sắc nét ảnh
3 Xem File đã chỉnh sửa
- Bước 1: Chọn ảnh muốn xuất và chọn File, chọn Export Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctr + Shift + E để mở bảng Export
- Bước 2: Chọn Export to Hard Drive để lưu về ổ đĩa trên máy tính
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 13
- Bước 3: Trên bảng Export Location chọn Export To, chọn Specific Folder
- Bước 4: Chọn Choose và chọn thư mục cần lưu ảnh
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 14
- Bước 5: Thiết lập các tùy chọn xuất như định dạng ảnh, hệ màu, chất lượng và Size ảnh
- Bước 6: Để thiết lập cách lưu cho những lần sau, chọn Add, gõ tên lưu và chọn Create
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 15
- Bước 7: Chọn Export, ảnh đã được lưu đến thư mục chọn
4 Backup tài liệu, Restore lại dữ liệu trong Lightroom
Sau khi Import vào Catalog, Lightroom cho phép người dùng phân loại hình ảnh bằng cách đánh dấu hình ảnh vào bất cứ lúc nào, chỉ cần chọn vào 1 ảnh hoặc nhiều ảnh sẽ có nhiều cách đánh dấu để lựa chọn
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 16
5 Tính năng quản lý ảnh theo kiểu Keywords, phân loại ảnh và phim bằng cách đánh giá gắn màu Đánh dấu theo Flag và Rejected, đánh dấu theo số sao
Hình 2.11 Đánh dấu theo số sao
Hoặc đánh dấu theo màu
Hình 2.12 Đánh dấu theo màu
Việc đánh đấu này giúp ích cho việc phân loại để tiện cho việc quản lý, xử lý và sử dụng ảnh Ví dụ trong 1 Collection ảnh cưới, đánh 3 sao cho những ảnh định in khổ 10×15, đánh 4 sao cho ảnh muốn in 13×18 hay 5 sao cho những ảnh cần xử lý kỹ để in
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 17 ra khổ lớn…
Khi Catalog phải quản lý một số lượng lớn hình ảnh được chụp ở nhiều thời điểm khác nhau với nhiều loại máy, loại ống kính khác nhau (ví dụ như Lab làm hậu kỳ cho nhiều Photographer chụp dịch vụ ngoài công viên), việc sử dụng Library Filter đúng cách sẽ dễ dàng khi cần tìm kiếm hay thống kê phân loại hình ảnh một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian hơn
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 18
Nếu dùng hình ảnh (Logo): sau khi thiết kế logo, save ở định dạng PNG để hình ảnh có BG trong suốt
5.3 Export ảnh Ảnh sau khi đã chỉnh sửa, phân loại trong Lightroom cần phải được Export ra để sử dụng cho những mục đích khác nhau Giả sử trong một Collection muốn Export những hình đã đánh dấu 3 sao để đi in khổ 10×15, có cả Watermark
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 19
Nhấn Ctrl+A để chọn hết
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 20
Copy in 10×15 chuyển ra Lab, nếu muốn Export
Thực hành và ứng dụng phần mềm Adobe Photoshop để kết nối với trang Web Pexels,
Cách xuất File ảnh trong Photoshop ở các định dạng PGN, JPG, GIF, JPEG được thực hiện như sau:
Bước 1: Từ thanh menu -> chọn File -> chọn Save As (Ctrl+Shift+S) Bước 2: Trong hộp thoại Save As Option -> Chọn thư mục lưu trữ muốn lưu trữ ảnh trên máy tính
Bước 3: Trong phần File Name đặt tên cho bức ảnh
Bước 4: Tiếp theo lựa chọn định dạng ảnh muốn lưu trữ Trong phần Save As Typer -> chọn định dạng phù hợp (có thể chọn IPG, PNG, SVG, TIF…) Sau đó chọn Save
Bước 5: Xuất hiện ra bảng điều khiển với các thiết lập phù hợp với định dạng, nhấn chọn OK
Lưu ý, mỗi một định dạng lựa chọn khác nhau sẽ có cách thiết lập các thông số khác nhau Đồng thời mỗi định dạng ảnh có những ứng dụng nhất định của nó
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 21
Hình 2.20 Xuất ảnh trong Photoshop
Xuất File định dạng Jpg Đây là định dạng phổ biến trong thiết kế đồ hoạ Chúng được sử dụng khi xuất ảnh trong Photoshop để in ấn hoặc đăng lên Web Khi thực hiện đến bước 4 đã nêu ở trên; lựa chọn định dạng Jpeg (*.jpg; *.jpeg; *.jpe) Đây là định dạng ảnh gọi là Jpg, chọn Save Một bảng Jpeg Option hiện ra, lưu ý các thuộc tính sau:
Image Options: Thuộc tính giúp lựa chọn chất lượng của ảnh và nén dung lượng của hình ảnh Trên thanh trượt kéo tự do hoặc điền số từ 1 – 12 Chất lượng ảnh càng tốt thì dung lượng ảnh càng lớn Nếu sử dụng để in nên để chất lượng là Maximum
Preview: Thuộc tính cho phép xem dung lượng của ảnh trước khi xuất File
Hình 2.21 Xuất ảnh định dạng JPEG
Format Option: Có 3 lựa chọn cho thuộc tính bao gồm: Baseline (“Standard”), Baseline Optimized, Progressive trong đó:
Baseline (“Standard”): Là lựa chọn phổ biến thường được sử dụng nhất Lựa chọn
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 22 này sử dụng một định dạng dễ nhận biết cho hầu hết các trình duyệt Web
Baseline Optimized: Tối ưu hóa chất lượng màu của bức ảnh Đồng thời nó tạo ra các ảnh có kích thước tệp nhỏ hơn so với ảnh gốc Tuy nhiên, tất cả các trình duyệt Web không hỗ trợ tùy chọn này
Progressive: Là lựa chọn rất ít được sử dụng Nó cho phép tạo một hình ảnh được hiển thị trong quá trình tải xuống trình duyệt Web Tuy nhiên, cần nhiều RAM hơn để xem và không được hỗ trợ bởi tất cả các ứng dụng và trình duyệt Web
Xuất ảnh trong Photoshop định dạng PNG
PNG là định dạng ảnh có nền trong suốt Khi có một Layer ảnh đã cắt ảnh ra khỏi nền và muốn lưu nó và sử dụng cho những lần sau Nếu lưu ảnh này ở định dạng JPEG thì ảnh sẽ được Photoshop tự động thêm phần nền màu trắng Lúc này định dạng PNG sẽ phát huy tác dụng Cách làm như sau: Ở bước 4 chọn lệnh Save Xuật hiện bản PNG Option có các lựa chọn sau:
None: Chỉ hiển thị hình ảnh trong trình duyệt Web sau khi được tải xuống hoàn toàn
Interlaced: Hiển thị các phiên bản độ phân giải thấp của hình ảnh trong khi tệp hình ảnh đầy đủ đang tải xuống trình duyệt
Hình 2.21 Xuất ảnh định dạng PNG
2 Kết nối với trang Web Pexels
Bước 1: Truy cập Website https://www.Pexels.com/vi-vn/
Chọn mục Tham gia ở bên góc phải màn hình
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 23
Bước 2: Lựa chọn mục đích tham gia
Hình 2.23 Chọn mục đích tham gia
Tiến hành nhập mật khẩu và tài khoản đã đăng ký trước đó hoặc sử dụng Facebook để liên kết
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 24
Hình 2.24 Đăng ký tài khoản
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, để tải hình và Video lên Pexels nhấn vào thanh duyệt hoặc kéo thả
Hình 2.25 Tải lên ảnh và video
Bước 4: Xác nhận và nhấn đăng để hoàn tất thao tác
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 25
Bước 5: Bảng thông báo xem xét ảnh và sẽ nhận được Email sau khi quá trình hoàn tất
3 Kết nối với trang Lightroom
Bước 1: Truy cập Website https://Lightroom.adobe.com/
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 26
Bước 2: Tiến hành nhập mật khẩu và tài khoản đã đăng ký trước đó hoặc sử dụng Facebook để liên kết
Hình 2.29 Đăng ký tài khoản
Bước 3: Đăng nhập thành công, tải hình và video lên Lightroom bấm vào thanh bắt đầu dùng thử và tải lên
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 27
Hình 2.30 Thanh bắt đầu dùng thử
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 28
Chương II: Quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom 29
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II
Câu 1: Trình bày cách quản lý thư viện hình ảnh với Lightroom
Câu 2: Thực hành và ứng dụng phần mềm Adobe Photoshop để kết nối với trang Web Pexels, Lightroom
Câu 3: Kết nối và đăng năm ảnh tự chọn lên trang Pexels
Câu 4: Kết nối và đăng năm ảnh tự chọn lên trang Lightroom.
CHỈNH SỬA VÀ CHUẨN HÓA ẢNH BẰNG LIGHTROOM
Giới thiệu các tính năng chỉnh sửa và ý nghĩa của từng công cụ, khái niệm nhiệt độ màu và cân bằng trắng
1 Chỉnh sửa từng ảnh và hàng loạt ảnh
Công cụ Develop đáp ứng hầu hết các nhu cầu về chỉnh sửa ảnh thông thường như Crop, chỉnh ánh sáng, màu sắc, blend màu, tăng giảm độ nét, khử nhiễu… Chức năng này giống Camera Raw trong Photoshop Điểm mạnh của Lightroom khi chỉnh sửa ảnh hàng loạt là chỉ cần cân chỉnh các thông số trên một bức ảnh mẫu cho đúng yêu cầu rồi nhấn Presets và chọn những thông số chỉnh sửa cần đưa vào rồi nhấn Creater Sau đó chọn từng ảnh hoặc một loạt ảnh tương tự như ảnh làm mẫu rồi nhấn vào Preset đã tạo
Hình 3.1 Mở công cụ Develop
Công cụ Devolop ngoài khả năng chỉnh sửa các thông số kỹ thuật chung trên toàn bức ảnh, Adobe đã không ngừng cải tiến khả năng chỉnh sửa riêng cho từng vùng ảnh, từ bảy thông số chính được kiểm soát trong vùng chọn bởi Brusch và Gradurated Filter trong Lightroom3 thì trong Lightroom4 trở lên tất cả các thông số cơ bản được đưa vào
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 31 điều chỉnh để có thể chỉnh sửa một bức ảnh lúc chụp chỉ ở mức bình thường trở thành một bức ảnh nghệ thuật
Trong Lightroom, việc điều chỉnh chỉ làm trên một lớp duy nhất nên việc điều chỉnh đơn giản và nhanh chóng Chọn vùng bằng Brusch rồi điều chỉnh các thông số cho vừa ý (có thể điều chỉnh trước khi quét) Các thuộc tính như Size, Feather, Flow và Density có thể điều chỉnh được dễ dàng nên có thể tạo ra một vùng ảnh hưởng của sự điều chỉnh mượt mà, tinh tế Việc điều chỉnh Size của Brusch có thể bằng phím cuộn trên con chuột, thao tác dễ dàng; bỏ vùng chọn, chỉ cần ấn Alt và quét Brusch đè lên vùng đã chọn Bộ lọc màu của Lightroom cho phép điều chỉnh riêng 3 thuộc tính cơ bản của 8 màu đơn sắc giúp điều chỉnh màu sắc của bức ảnh hài hòa đẹp mắt
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 32
Với chức năng Split Toning có thể điều chỉnh và hòa trộn màu sắc giữa vùng sáng và vùng tối của bức ảnh tạo nên các hiệu ứng màu sắc rất ấn tượng không kém gì việc Blend màu phức tạp trong Photoshop và không bị bết màu
2 Kết hợp Lightroom với các phần mềm xử lý ảnh khác
Lightroom là một phần mềm dùng để quản lý và làm hậu kỳ cơ bản (chỉnh sửa ánh sáng và màu sắc) Khi cần Edit hình ảnh ở mức độ cao hơn thì phải cần kết hợp
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 33
Lightroom với Photoshop hoặc phần mềm xử lý ảnh khác
Hoặc nhấn chuột phải vào hình ảnh là có thể chọn để Edit trong Photoshop hay một phần mềm xử lý ảnh đã được cài trên máy tính
Hình 3.6 Edit với các Plugin khác
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 34
Nếu chọn mục thứ nhất Photoshop sẽ tự động mở ra một File ảnh mới có đuôi TIFF hoặc PSD (tùy chọn) đã áp những kết quả được chỉnh sửa bằng Lightroom Sau khi Edit bằng Photoshop (hoặc phần mềm khác), chỉ cần đóng File thì Lightroom sẽ cập nhật ngay File này
3 File ảnh gốc được giữ nguyên vẹn khi xử lý trong Lightroom
Khi chỉnh sửa trong Lightroom, File ảnh gốc được giữ nguyên, dữ liệu chỉnh sửa được lưu trong một File khác có dung lượng rất nhỏ trong Catalog History sẽ thể hiện đầy đủ các bước đã chỉnh sửa và có thể trở lại trạng thái của bất kỳ bước nào kể từ lúc Import
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 35
Các Folder chứa File ảnh gốc cần được giữ nguyên vị trí trong máy tính lúc Import để tránh trường hợp Lightroom không tìm thấy trong lần xử lý tiếp theo
Hình 3.9 Các Folder chứa File ảnh gốc
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 36
4 Khái niệm nhiệt độ màu và cân bằng trắng
4.1 Khái niệm nhiệt độ màu
Khi chúng ta đun nóng một thanh kim loại màu đen, nó sẽ thay đổi màu sắc Nó bắt đầu từ màu đen chuyển sang màu đỏ, sau đó màu vàng, rồi đến màu trắng, rồi màu xanh
Nhiệt độ màu là đại lượng đặc trưng của ánh sáng, cho biết ánh sáng phát ra có màu gì Đơn vị đo nhiệt độ màu là Kevin (Kelvins = nhiệt độ theo độ C + 273)
Nói đơn giản, khi đun nóng một thanh kim loại màu đen đến điểm nó bắt đầu phát ra ánh sáng màu vàng, vào khoảng 3600K, ánh sáng phát ra được cho là có nhiệt độ màu 3600K Nếu đun nóng đến 5600K, sẽ phát ra ánh sáng với sự phân phối quang phổ giống như ánh sáng ban ngày bình thường vào buổi trưa Nếu đun nóng hơn, khoảng 10000K, nó sẽ phát ra ánh sáng màu xanh
Ví dụ, ánh sáng phát ra từ ngọn lửa của một cây nến có màu cam hoặc đỏ Khi đun nóng ánh sáng từ ngọn nến được cho là có nhiệt độ màu khoảng 1900K Ánh sáng bóng đèn Vonfram thông thường (được tìm thấy ở hầu hết các gia đình) có nhiệt độ màu khoảng 2800K; đèn tròn, đèn Studio khoảng 3200K; ánh sáng ban ngày vào buổi trưa trung bình khoảng 5500K; trong khi đèn Flash ấm hơn một chút khoảng 5600K Ánh sáng của bầu trời khoảng 11000K – 18000K
4.2 Nhiệt độ màu và cân bằng trắng
Như đã trình bày ở trên, khi được bao quanh bởi ánh sáng của một nhiệt độ màu sắc cụ thể, đôi mắt sẽ điều chỉnh với nhiệt độ màu, và có hiệu ứng lọc màu sắc tạo ra bởi nguồn ánh sáng Vì vậy, ngay cả khi nhìn một đối tượng màu trắng dưới ánh sáng màu vàng rực rỡ của ánh sáng Vonfram, cũng thấy đối tượng như là màu trắng
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có thể đạt được hiệu quả tương tự bằng cách điều chỉnh bộ cảm biến phù hợp với phổ quang màu sắc của nguồn ánh sáng cụ thể
Khái niệm Tint, độ phơi sáng, xử lý chất lượng ảnh, lỗi ảnh Tone Curve, công cụ xử lý cân bằng màu và Histograma
Tint là một trong hai công cụ chỉnh màu chính dùng để điều khiển màu của bức ảnh nghiêng về Tone xanh lá hoặc hồng
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 38 2 Độ phơi sáng
Hình 3.11 Độ phơi sáng ảnh
Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, độ phơi sáng tối ưu là những tín hiệu ánh sáng của khung cảnh đang chụp, được cảm biến máy ghi nhận vào File ảnh một cách đầy đủ nhất đến mức tối đa mà khả năng cảm biến máy có thể thu hết được
2.2 Ích lợi của độ phơi sáng tối ưu
Cảm biến máy có giới hạn, nên cần phải biết cách dùng một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất để thu dãy tín hiệu ánh sáng lớn hơn trong cảm biến nhỏ hơn Khi làm được điều đó sẽ chụp được ảnh có chất lượng tốt nhất mà khả năng máy cho phép và ảnh sẽ đạt được nhiều ưu điểm kỹ thuật như sau:
- Màu sắc đậm đà và tươi sáng tăng sự thu hút ban đầu vào ảnh - Tương phản cao tăng thêm cảm giác sắc nét của thị giác - Trong trẻo và mịn màng vì không Noise
- Biên độ chỉnh sửa cao với phần mềm, không ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh gốc
- Thể hiện được những chi tiết nhẹ nhàng nhất
3 Sử dụng tính năng Snapshot xử lý chất lượng ảnh
Tương tự như Snapshot trong Palette History của Photoshop Có thể lưu Snapshot không giới hạn, lưu các chỉnh sửa ở nhiều thời điểm cho ra nhiều phiên bản khác nhau
Một đặc điểm của Lightroom là phần mềm biên tập ảnh theo phương pháp
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 39
“Nondestructive Edit” do đó không làm thay đổi cấu trúc của Pixel trong File ảnh số hiện hữu
Sử dụng tính năng Vitural Copy: Tạo Copy ảo (Virtual Copy) là một chức năng cho phép tạo ra một phiên bản khác của bức ảnh mà không cần mất thêm dung lượng của máy tính cũng như không cần phải copy một File nào
4 Tinh chỉnh thang màu bằng Tone Curve
Hiện tại, các Tone Curve sẽ được lưu dưới dạng Preset để đồng bộ chúng trên hệ sinh thái ứng dụng Lightroom
Tone Curve trong bảng Light cung cấp nhiều quyền kiểm soát phạm vi màu và tương phản hình ảnh hơn so với bản trước đây Chọn Icon để mở rộng bảng phụ trên Tone Curve
Trục ngang đại diện cho các giá trị màu gốc với màu đen ở bên trái và tăng dần các giá trị sáng hơn ở bên phải Trục dọc đại diện cho các giá trị thay đổi màu sắc, với màu đen ở bên dưới và giá trị sáng hơn tiến dần tới màu trắng ở trên cùng
Nếu một điểm trên đường cong di chuyển lên trên, nó sẽ thành màu nhạt hơn và ngược lại Đường thẳng góc 45 độ thể hiện không có thay đổi nào trong thang màu, các giá trị ban đầu kết hợp chính xác với giá trị đầu ra Để điều chỉnh Tone Curve, chọn đường cong và kéo lên hoặc xuống Khi kéo, vùng bị ảnh hưởng và giá trị màu mới sẽ hiện ở góc phải bên dưới của Tone Curve Hoặc cũng có thể chọn điều chỉnh Point Curve trong từng kênh đỏ, xanh lá hoặc xanh dương hay toàn bộ 3 kênh cùng lúc Dưới đây là cách chọn một Channel và chỉnh Point Curve
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 40
- Bước 1: Chọn một Point Curve được cung cấp ở trên: RGB Channels, Red Channel,
Green Channel hoặc Blue Channel - Bước 2: Chọn đường cong thêm một Control Point Để bỏ một Control Point trên đường cong, bấm chuột phải (Windows) hoặc Ctrl-click (MacOS) và chọn Delete Control Point từ menu
- Bước 3: Kéo một điểm để chỉnh sửa - Bước 4: Chọn một tùy chọn từ Curve thả xuống (ở góc dưới bên phải): Linear, Medium Contrast hoặc Strong Contrast
- Bước 5: Để quay lại một đường cong tuyến tính bất kỳ, bấm chuột phải (Windows) hoặc Ctrl-click (MacOS) ở bất cứ nơi đâu trong đồ thị và chọn Reset Channel
5 Xử lý cân bằng màu và Histogram
Biểu đồ Histograma biểu diễn sự phân bố của số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp Biểu đồ này thường xuất hiện trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh như: Lightroom, Photoshop hoặc trong thiết bị chụp ảnh
- Trong đó, trục dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh, các đỉnh càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh ở khu vực đó và độ chi tiết càng nhiều
- Trục ngang tính từ trái qua phải với mốc giá trị từ 0 đến 255 biểu diễn độ sáng của mỗi khu vực ảnh Gốc giá trị 0 được coi là tối nhất tựa như màu đen tuyền trong khi càng dịch sang phải giá trị này càng tăng, ngọn sáng nhất của ánh sáng ở giá trị 255
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 41
Hình 3.14 Các giá trị trên biểu đồ Histograma
- Khu vực giữa hai giá trị này có độ sáng trung bình Như vậy, biểu đồ Histogram càng có nhiều điểm ảnh ở gần khu vực gốc (giá trị 0) thì ảnh càng tối, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn 255 thì ảnh càng sáng Những điểm ảnh nằm trên cột dọc của một trong hai giá trị này sẽ bị mất chi tiết (hoặc tối quá hoặc sáng quá) Một hình ảnh vừa đủ sáng và rõ nét thì biểu đồ sẽ có dạng hình quả núi với đỉnh nằm trong khu vực sáng trung bình và thoải dần sang tận gốc hai bên trái phải của đồ thị Tuy nhiên, “biểu đồ lý tưởng” này không phải lúc nào cũng áp dụng trong mọi tình huống cho mọi cảnh
- Hình 3.15 Biểu đồ lý tưởng
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 42
- Đây là một biểu đồ lý tưởng, phân bố đều, từ cạnh này sang cạnh khác, không trồi lên hai bên quá nhiều
- Hình 3.16 Biểu đồ cho một đối tượng tối
- Đây là biểu đồ của một chủ thể tối Nó chỉ được chuyển sang bên trái nhiều hơn để thể hiện tông màu của đối tượng
Hình 3.17 Biểu đồ cho một đối tượng sáng
- Đây là biểu đồ cho một đối tượng sáng
Chương III: Chỉnh sửa và chuẩn hóa ảnh bằng Lightroom 43 5.2 Xử lý cân bằng màu và Histogram
Hình 3.18 Cân bằng màu và Histogram
- Trục hoành của biểu đồ Histogram là nơi biểu thị tông sáng của tấm ảnh, từ mức cháy sáng cho đến tối ảnh Thông thường, người ta chia trục hoành thành 4 khu vực:
+ Shadows: là khu vực nằm trên Black, thường có màu xám đậm Tính là khu vực tối nhưng mắt người có thể nhìn thấy trên ảnh
+ MidTones (Lightroom gọi là Exposures): Đây là khu vực nằm ở giữa Histogram, có độ xám trung tính Các Pixel ở khu vực này được thể hiện với độ sáng / tối vừa đủ để chi tiết có thể nổi bật trên bức hình ngay sau khi chụp xong
Hiểu bản chất của công cụ xử lý vùng màu Hsl
Hue, Saturation and Luminance (HSL) nằm dưới công cụ Tone Curve, nó cho phép chỉnh sửa các dãy màu cá nhân trong ảnh Trong đó:
Hue: Tông màu Saturation: Cường độ màu hay còn gọi “Độ bão hòa”
Luminance: Độ sáng của màu
Tùy thuộc vào quy trình làm việc mà công cụ có thể được thiết lập theo một vài
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 54 cách Nếu nhấn vào HSL, Lightroom sẽ bố trí tất cả các màu theo thứ tự từ đỏ đến đen
Thiết lập sẵn các thông số trong công cụ Chỉnh trong thanh trượt sẽ cho cường độ khác nhau hoặc sắc thái của màu sắc khác nhau
2 Nút tùy chọn như công cụ Tone Curve
Hình 4.4 Nút tùy chọn như công cụ Tone Curve Điều chỉnh nhiều giá trị cùng một lúc
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 55
Hình 4.5 Sự thay đổi màu
Di chuyển chuột qua các phần khác nhau của hình ảnh, sẽ thấy màu nào bị ảnh hưởng bởi thanh trượt nào Như ta thấy khi kéo lên và xuống trên cỏ xanh, thanh trượt màu xanh lá cây và thủy tinh bị ảnh hưởng
Nếu bấm vào All ở trên cùng bên phải, nó sẽ mở Hue, Saturation và Luminance cho mỗi màu (xem hình 4.6) Cách khác để tổ chức công cụ HSL là chọn vào Color Để thay đổi tông của màu sắc nhất định và tự chọn thao tác phù hợp (xem hình 4.7)
Hình 4.6 Bảng All mở Hue, Saturation và Luminance
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 56
Bấm chuột vào B&W công cụ HSL sẽ thay đổi bức ảnh thành một hình ảnh màu đen và trắng Từ đây có thể kiểm soát phạm vi màu cá nhân sử dụng công cụ điều chỉnh được chọn Công cụ này hữu ích khi sử dụng nút điều chỉnh chọn theo cách kéo lên hoặc xuống qua các phần của hình ảnh muốn thay đổi Điều này rất thuận tiện khi điều chỉnh nhiều kênh cùng một lúc.
Nhận biết vùng màu và xử lý bằng HSL, công cụ Split Toning
1 Cách sử dụng công cụ HSL
Xác định các màu chính Nếu chưa xác định được vị trí màu sắc đang thao tác, di chuyển thanh trượt Luminance qua lại sẽ thấy sự thay đổi đang ở khu vực nào.
Hình 4.8 Bảng color khu vực 1
Tông màu cho da người: sử dụng các kênh Red, Orange, Yellow
Hình 4.9 Bảng color khu vực 2 Đối với quần áo màu tối, bầu trời và các nguồn nước: dùng kênh Aqua và Blue
Khi sử dụng thanh trượt Saturation, có thể đạt đến con số âm (-) Khi đặt ở số 0 hoặc cao hơn, có thể cho kết quả quá mức bão hòa Thanh trượt bão hòa, hiệu quả cực kỳ tuyệt vời trong việc làm giảm màu sắc nhất định không muốn trong ảnh
Ví dụ: nếu muốn nhấn mạnh màu đỏ và xanh lục bổ sung, có thể làm giảm màu xanh của bầu trời, vách đá và đại dương Xem minh họa dưới đây
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 57
Sự thay đổi trong ví dụ khá tinh tế nhưng phương pháp này thực sự có thể giúp nhấn mạnh một số màu nhất định
Công cụ Split Toning cho phép thay đổi tông màu theo mức độ sáng, tối của các vùng trong ảnh chứ không phải căn chỉnh trực tiếp trên từng kênh màu Vì vậy rất dễ dàng để có thể đạt được màu sắc như ý muốn mà không cần tốn quá nhiều thời gian Ở cửa sổ Develop của Lightroom, có thể thấy Tab Split Toning bên phải Trong đó có 3 thanh công cụ bao gồm: Highlights, Shadows, Balance Có thể chọn màu sắc muốn đổi tông lên ảnh bằng cách nhấn vào bảng màu Chọn màu sẽ hiện ra những lựa chọn màu sắc ưng ý
Hình 4.11 Chọn màu cho khu vực Highlights
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 58
Chọn màu cho khu vực Shadows
Hình 4.12 Chọn màu đối lập và đưa vào vùng Shadows
Kéo thanh trượt Balance để có kết quả cuối cùng Lưu ý có thể tuỳ chỉnh các thanh Balance và Saturation một các phù hợp để có được bức ảnh hoàn chỉnh
Từ những công cụ dễ dùng như Split Tone trong Lightroom, người dùng hoàn toàn có thể khám phá và sáng tạo trên những bức ảnh
Thực hành các bước chỉnh sửa cơ bản trong Lightroom để tạo tông màu Vintage
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 59 cho bức ảnh thêm hấp dẫn
Hình 4.14 Blend màu cổ điển (Vintage) Lightroom
Bước 1: Mở Lightroom > Nhấn (góc trái bên dưới màn hình) để mở hộp thoại > Chọn ảnh > Nhấn Import một lần nữa để hoàn tất
Hình 4.15 Chọn ảnh đưa vào Lightroom
Bước 2: Chọn mục Develop để chuyển sang trình chỉnh sửa ảnh
Hình 4.16 Chọn Devolop để bắt đầu hiệu chỉnh ảnh trong Lightroom
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 60
Bước 3: Điều chỉnh tại Tab Basic theo bộ thông số dưới để điều chỉnh độ sáng của tổng thể ảnh và độ nét của chi tiết
Contrast: +20 Hightlights: -60 Shadows: +43 Blacks: -30 Clarity: +10 Vibrance: -10
Hình 4.17 Hiệu chỉnh thông số tại mục Basic
Bước 4: Đây là phần quan trọng nhất cho việc Blend màu cổ điển cho Lightroom
Chú trọng vào thông số điều chỉnh vùng tối của ảnh là Shadows sẽ tăng khá nhiều để tạo chiều sâu cho các chi tiết có vùng màu tối Các chỉ số còn lại sẽ điều chỉnh nhẹ
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 61
Hình 4.18 Hiệu chỉnh thông số tại mục Tone Curve
Bước 5: Với màu Vintange sẽ chú trọng tăng Hue với các Tone màu nóng là cam (+10) và đỏ (+40), ví dụ có nhiều chi tiết xanh lục (+10) và xanh Blue (-18) nên sẽ điều chỉnh 2 màu này
Hình 4.19 Hiệu chỉnh thông số Hue tại mục HSL/Color
Bước 6: Điều chỉnh độ bão hòa màu cho tổng thể ảnh Tất cả thông số đều sẽ được điều chỉnh sẽ tập trung vào 3 màu chủ đạo trong ví dụ là cam (+55), xanh lục (-
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 62
55) và Aqua (-50) chưa đạt đủ độ bão hòa nên có sự thay đổi thông số khá lớn để tạo ra điểm ấn tượng cho các mảng màu lớn
Hình 4.20 Hiệu chỉnh thông số Saturation tại mục HSL/Color
Bước 7: Tăng độ chói (độ rực) cho các màu tại mục Luminance Bởi Vintage là phong cách hoài cổ nên các màu không nên quá rực, vì vậy nên điều chỉnh gạt thanh trượt sang trái để giảm bớt thông số của tất cả các màu
Hình 4.21 Hiệu chỉnh thông số Luminance tại mục HSL/Color
Bước 8: Đặc biệt, để Blend màu cổ điển Lightroom, cần thêm ít hạt nhiễu cho ảnh để tạo độ cũ cho ảnh tại mục Detail
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 63
Sharpening: +25 (không thay đổi các thông số còn lại) Color: +25 (không thay đổi các thông số còn lại)
Hình 4.22 Hiệu chỉnh thêm độ nhiễu trong phong cách Vintage tại mục Detail
Bước 9: Phong cách Blend màu Vintage Lightroom cần điều chỉnh là Effects để tạo hiệu ứng tối 4 góc ảnh
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 64
Vignetting: -25 (tránh quá cao hoặc quá thấp sẽ mất tự nhiên)
Grain: +25 (để có kích cỡ hạt nhiễu vừa phải, dễ nhìn nhưng vẫn không làm rối ảnh)
Hình 4.23 Tạo hiệu ứng mờ góc ảnh tại mục Effects
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 65
Bước 10: Hoàn thiện ảnh, nên cần cân bằng tỉ lệ các màu một lần nữa tại mục Calibration sau khi chỉnh sửa từng màu tại HSL/Color giúp màu sắc đạt hiệu quả thị giác tốt nhất
Hình 4.24 Hiệu chỉnh lại các vùng màu tại mục Calibration
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 66 Kết quả
Thực hành Áp dụng những kiến thức đã học để Blend màu Vintage bức ảnh sau:
Chương IV: Công cụ xử lý vùng màu, xử lý tông màu cho ảnh 67
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Câu 1: Trình bày bản chất của công cụ xử lý vùng màu, Luminace và Saturation trong HSL
Câu 2: Trình bày cách nhận biết vùng màu và xử lý bằng HSL, công cụ Split Toning
Câu 3: Blend 5 hình theo Tone Vintage chủ đề tự chọn.
CÔNG CỤ XỬ LÝ HIỆU ỨNG ẢNH NÂNG CAO
Công cụ Graduated Filter, kết hợp Brush
Công cụ Graduated Filter dùng để chỉnh ảnh, hiệu ứng chuyển màu (Graduated) trong Lightroom (Lr) được áp dụng với tất cả các thông số cơ bản của hình ảnh, giúp giải quyết các trường hợp có sự chênh lệch (các thông số) khá nhiều giữa các phía của bức ảnh Với bức ảnh dưới đây màu sắc chưa được hài hòa, rõ ràng, bằng công cụ Graduated Filter sẽ thay đổi toàn bộ màu sắc của bức ảnh này
Bức ảnh hình 5.1, trên Histogram thấy vùng Shadows bị thiếu nên chỉnh phần thông số của thanh công cụ Basic sẽ có kết quả như hình 5.2
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 69
Tuy nhiên cũng chưa có ấn tượng về bức ảnh nên cần sử dụng Graduated Công cụ Graduated cho phép chỉnh thông số màu của từng vùng, từng điểm trên bức ảnh
Graduated lần thứ nhất để chỉnh lại cho bầu trời cao xanh trong hơn
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 70
Dùng Graduated chỉnh phần dưới của bức ảnh cho bức ảnh sáng hơn bằng cách chỉnh thêm cho màu có nắng vằng, bức ảnh sẽ ấn tượng hơn
Kết quả ảnh cũ và mới sau 3 lần chỉnh sửa, rõ ràng ảnh mới đã tạo ra sự mới mẻ hoàn toàn
Hình 5.5 Ảnh cũ và mới
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 71 Ảnh cũ Ảnh mới
Hình 5.6 Ảnh cũ và mới
Xử lý ảnh bằng cách kết hợp Photoshop và Lightroom, Brush nâng cao
1 Xử lý ảnh bằng cách kết hợp Photoshop và Lightroom
Hai phần mềm Photoshop và Lightroom đều có chức năng chỉnh sửa ảnh, có rất nhiều các công cụ trong hai phần mềm này giống nhau để chỉnh sửa ảnh Tuy nhiên, phần mềm Lightroom sẽ chỉnh sửa nhiều ảnh được cùng một lúc Ví dụ có một thư viện ảnh, gồm 9 ảnh có thể ghép lại một ảnh hoàn chỉnh, mỗi bức ảnh chỉ chụp một phần của cảnh vật Hai phần mềm này tuy độc lập nhưng có thể kết hợp với nhau trong quy trình xử lý ảnh để tạo ra một bức ảnh đẹp
- Mở phần mềm Lightroom, chọn 9 ảnh trong thư viện ảnh có sẵn, bấm chuột phải vào một ảnh trong 9 ảnh, chọn Photo Merge, chọn Panorama
Hình 5.7 Mở ảnh trong thư viện
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 72
Sau khi Panorama chạy xong, sẽ được một bức ảnh tổng thể như sau:
Nhìn vào bức ảnh, bức ảnh bị co lại 4 góc và nhiều vùng bị trống, để khắc phục chọn vào Boundary Warp kéo thanh trượt đến cuối hoặc vào Auto Crop, hình sẽ thẳng và tự động thêm vào những vùng bị trống
Hình 5.9 Hình tổng thể sau khi chỉnh lần 1
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 73
Mở lại thư viện ảnh, ảnh tổng thể sẽ được cập nhật, lúc này có thể chỉnh sửa màu sắc sáng tối tùy ý
Hình 5.10 Hình tổng thể sau khi chỉnh lần 2
Muốn xóa, thay đổi một số tiểu tiết trên bức ảnh, bấm phải chuột vào bức ảnh chọn
Edit In, Edit in Adobe Photoshop, lúc đó hình ảnh tổng thể sẽ chuyển qua màn hình Photoshop để chỉnh sửa ảnh
Hình 5.11 Mở màn hình Photoshop
Ví dụ xóa cây đèn đường, con tàu, màu đỏ trên tầng nhà, xóa trong Photoshop, đạt được bức ảnh mới Sau khi chỉnh sửa xong, lưu lại, bức ảnh tự động sẽ được cập nhật vào thư viện ảnh của Lightroom
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 74
Hình 5.12 Chỉnh ảnh trong Photoshop
Trở về màn hình Lightroom ảnh sẽ được lưu bằng đuôi Edit.tif Đây là lợi thế rất lớn vì phần mềm sẽ lưu tất cả các Layer của hai phần mềm, có thể dễ dàng thay đổi các layer đã được lưu
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 75
Công cụ Brush gọi là công cụ chổi vẽ, giúp tùy chỉnh từng phần nhỏ trong ảnh Tên chuyên ngành gọi là Adjustment Brush, phím tắt trên bàn phím là K hoặc bấm vào biểu tượng Công cụ Brush (xem hình 5.14), bảng điều chỉnh sẽ xuất hiện Lr sẽ hiển thị bảng gồm có hai phần (xem hình 5.15), phần trên là Effect cho phép thay đổi những thanh Slider để tạo ra những thuộc tính, phần dưới là Brush để kiểm soát thuộc tính vật lý như là kích thước, độ mềm biên, độ liên tục, độ trong suốt của các hiệu ứng đang sử dụng
- Temp & Tint: điều chỉnh cân bằng trắng
- Exposure, Contrast, Highlights chính là độ tương phản, ánh sáng và từng vùng sáng trên bức ảnh
- Shadows: di chuyển sang phải để làm sáng bóng, di chuyển sang trái để làm tối
- Clarity: thêm độ giòn, giảm để làm mềm vùng
Hình 5.15 Các lệnh trong Brush
Hình 5.14 Bảng công cụ Brush
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 76
+ Size: kiểm soát độ lớn của ngòi bút + Feather: kiểm soát độ cứng và mềm của ngòi bút + Flow: kiểm soát độ liên tục của ngòi bút
+ Density: kiểm soát độ đậm nhạt của ngòi bút Ví dụ ảnh dưới đây là ảnh gốc, để xóa các mụn trên mặt và cổ, vào công cụ Brush sẽ thay đổi diện mạo mới cho bức ảnh
Hình 5.16 Ảnh gốc Để tô Brush vào bức ảnh, đầu tiên phải xác định được vùng ảnh cần chỉnh sửa, ví dụ ảnh này xác định vùng cần chỉnh là da mặt và vùng mụn ở cổ
Bấm M, dùng Graduted Filter để làm nổi bật hướng sáng chính, chỉnh Ratio cho phù hợp
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 77
Bấm K, dùng Brush với Graduted Filter và brush Ngoài cách chỉnh ngay bằng cách di chuyển các thanh trượt, có thể vào menu của Effect để sử dụng
Hiệu chỉnh lại thông số của các Brush, Graduted đã làm: đây là bước ứng dụng các tính năng Edit Graduted, Brush rất hữu ích của Lr để đồng hiệu chỉnh các thông số toàn bộ các Graduted, Brush đã thực hiện để tạo nên sự hài hòa trên bức ảnh Lần lượt bấm K, M, các hình tròn trắng hiện lên, mỗi hình tròn đánh dấu một Graduted, hay Brush đã áp dụng, bấm chuột vào thanh công cụ, bảng thông số brush đó hiện ra, ta nên tinh chỉnh lại các thông số cho tổng thể có sự hài hòa nhất
Tăng Exposure, Shadows và giảm Clarity để làn da trắng hơn Sau đó tô vào phần mặt và cổ của cô gái
Hình 5.18 Chỉnh sáng khuôn mặt và cổ
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 78
Sau khi hình chỉnh xong sẽ tạo ra một bức ảnh đẹp, xử lý tất cả các dấu vết trên mặt và cổ
Hình 5.19 Ảnh trước và sau khi chỉnh sửa
Dựa vào các công cụ Brush, điều chỉnh lại má hồng, màu nền, màu tóc hoặc chỉnh thành hình đen trắng
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 79
Hình 5.21 Chỉnh màu tạo thành những bức ảnh đa dạng
Preset, Công cụ Radial Filter, Công cụ xóa mụn – Spot Removal
Preset on Lightroom được hiểu là những thông số của một hình ảnh đã được chỉnh sửa Từ đó có thể áp dụng những File Preset để có thể tạo được những hình ảnh có sắc thái, độc đáo và bức ảnh có hồn hơn
Preset có 2 loại tương ứng, bao gồm:
- Preset dùng trong phần mềm Lightroom và có đuôi File tương ứng là lrtemplate
- Một loại preset còn lại được dùng ở trong Camera Raw, đuôi hình ảnh tương ứng là xml
1.2 Ưu điểm của Preset on Lightroom
- Preset hỗ trợ thực hiện những thao tác chỉnh sửa hình ảnh hàng loạt, chỉnh sửa ảnh nhanh với điều kiện hình ảnh cần phải có thông số tương tự nhau
- Preset sẽ rút ngắn được thời gian làm hình ảnh
- Preset tạo ra nhiều màu sắc lạ từ quá trình tùy chỉnh sửa trên đó nhưng yêu cầu phải hiểu rõ về tất cả những thông số tương ứng ở trên phần mềm
- Thông qua Preset có thể tham khảo được nhiều mẫu màu mới do những người thiết kế trước sử dụng hoặc đã từng dùng đến
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 80
Hình 5.22 Ảnh chỉnh trong Preset
1.3 Những hạn chế của Preset
- Khi lựa chọn Preset nếu không hiểu rõ về tất cả những thông số ở trên đó sẽ không thể tạo ra được những sản phẩm như mong muốn
- Do thông số của mỗi bức ảnh khác nhau nên khi lựa chọn Preset sẽ cho ra kết quả khác nhau Áp dụng Preset cho bức ảnh này sẽ cho ra kết quả đẹp, nhưng không chắc nó sẽ đẹp trên bức ảnh khác
Hình 5.23 Ảnh chỉnh trong Preset
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 81
1.4 Các bước sử dụng Preset Lightroom Để có thể tạo được những Preset Lightroom đẹp, cần phải biết được những thao tác trên phần mềm Đặc biệt, cần phải hiểu rõ được bản chất và cần phải có con mắt tinh tế khi đó mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, độc đáo và không nhầm lẫn vào bất kỳ sản phẩm của người khác
Hình 5.24 Ảnh chỉnh trong Preset
- Mở phần mềm Lightroom, chọn Develop
- Bấm chuột vào vùng trống ở trên Preset nằm ở phía bên trái, chọn Import (xem hình 5.25)
- Chọn nơi đã lưu File preset và lựa chọn hết các ảnh muốn chỉnh sửa, chọn Open
- Sau khi Import sẽ xuất hiện một File User Presets và những File ở trong Folder đó sẽ là những Preset vừa được đưa vào trong phần mềm Lightroom Chọn một bức ảnh muốn chỉnh sửa màu và bấm chuột lên một Preset bất kỳ và lựa chọn màu theo mong muốn cần chỉnh sửa Hình 5.25 Chọn Import
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 82
Hình 5.26 Chỉnh tông màu cho ảnh
Những tùy chọn khác trong Preset Lightroom:
- Apply in Import: hỗ trợ tự động áp Preset vào tất cả những hình ảnh đã Import vào phần mềm
- New Folder: tạo ra một nhóm Preset mới
- Rename: tùy chọn hỗ trợ thay đổi tên tương ứng để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý
- Delete: hỗ trợ xóa Preset
- Update with Current Setting: áp dụng các tinh chỉnh trong những thao tác làm việc với Preset vào trong Preset gốc
- Show in Explorer: có khả năng tìm Folder chứa Preset
- Export: hỗ trợ xuất Preset ra File
- Import: tương ứng đưa một preset mới bên ngoài vào phần mềm Lightroom
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 83
Sử dụng bộ lọc Graduated Filter để thay đổi các thành phần của ảnh, tạo nên hiệu ứng chọn lọc theo vùng Một trong số các tùy chọn khá hay của Graduated Filter là mức phơi sáng (Exposure khoảng 33), sau đó bấm chuột vào cuối bức ảnh và kéo công cụ sang nửa còn lại Thao tác này sẽ tạo nền riêng cho không gian phía dưới bức ảnh, bức ảnh có thêm chiều sâu Để chọn công cụ này, chọn biểu tượng ở phía dưới biểu đồ Histogram, chọn biểu tượng thứ 4 từ trái sang Khi thao tác chưa ưng ý, cần nhấn chuột để chọn, sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+ Z để bỏ lệnh vừa thực hiện
3 Công cụ xóa mụn – Spot Removal
Tạo Brush Clarity khoảng 100, Shapness lớn hơn 40, quét lên các phần da (dùng Brush lớn tô khắp vùng da cần chỉnh, rồi nhấn Atl+ quét Brush vào phần không phải là da như quần áo, mắt, môi…
Nếu cẩn thận hơn có thể áp dụng nhiều loại Brush (thay đổi giá trị Clarity sẽ có khác biệt chi tiết, bảo tồn những nét đẹp tự nhiên của làn da nhất là những vùng da nhạy cảm; có thể tăng Noise, chọn Save Current setting, lưu File tên “Mịn da” để sử dụng sau này
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 84
Sau khi làm mịn da, các vết nhăn, sẹo đã giảm thiểu, ta có thể dùng Spot removal để xóa hoặc chuyển qua Photoshop kết hợp làm Liquify.
Chỉnh các khuyết điểm trên khuôn mặt, tạo được kết quả như hình sau khi chỉnh ảnh
Chương V: Công cụ xử lý hiệu ứng ảnh nâng cao 85
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
Câu 1: Trình bày được công cụ Graduated Filter, công cụ Brush, công cụ Spot, công cụ Radial Filter, Preset
Câu 2: Chỉnh năm bức ảnh với công cụ Brush kết hợp với Graduated
Câu 3: Chỉnh năm bức ảnh với công cụ Brush nâng cao với Auto Mask
Câu 4: Chỉnh ba bức ảnh với công cụ Preset
Câu 5: Chỉnh ba bức ảnh với công cụ Spot Removal.
CROP ẢNH, VIGNETTING, DISORTION, LENS CORRECTION VÀ CÔNG CỤ TRANSFORM
Kỹ thuật Crop ảnh xử lý chất lượng ảnh, Vignetting, Disortion, Lens correction
Trong nhiếp ảnh, bố cục là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên bức ảnh đẹp, có chiều sâu Lúc chụp, nếu chọn bố cục thiếu cân nhắc, chưa định hình chính xác đối tượng, sắp xếp và bố trí các yếu tố khác nhau chưa phù hợp, khi hậu kỳ cần cắt xén, sắp xếp cho chủ đề và bối cảnh cân xứng để đạt được những bức ảnh đẹp, cân đối và hài hòa, thu hút ánh nhìn của người xem
Hình 6.1 Kỹ thuật chỉnh hình Crop
Nhấn R hoặc nhấp chuột vào biểu tượng để chọn công cụ Crop, một khung trắng
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 87 xuất hiện, ngoài tỉ lệ của khung Original, Lr còn có sẵn nhiều khung hình có tỉ lệ khác nhau và cho tự nhập thêm (chẳng hạn cần Crop theo tỉ lệ 13×18 để in), bấm Enter Custom rồi nhập số liệu vào, khi đã chọn tỉ lệ có thể di chuyển, thay đổi kích thước và xoay để Crop lại bức ảnh theo tỉ lệ đã chọn, nếu chọn Custom và mở khóa ra có thể thay đổi luôn tỉ lệ khung hình tùy ý Nhờ Crop có thể bố cục lại bức ảnh, cắt bỏ những phần thừa hay chọn những vùng ảnh đẹp dễ dàng
Trong Crop, nhấn O nhiều lần có các khuôn thước chuẩn để bố cục bức ảnh cho đúng luật
Ví dụ: Đang làm có khung hình tỉ lệ 4×6, muốn in ra ở khung hình tỉ lệ 13×18, chỉ cần Crop 13×18 trên một bức, Ctrl+A (Chọn tất cả) rồi nhấn Sync Tuy lệnh Sync có thể áp cả góc xoay và vị trí khung Crop chung cho tất cả nhưng cần kiểm tra, di chuyển khung Crop để chọn vùng hình ảnh phù hợp với từng bức ảnh
Trong một số trường hợp chụp, mặc dù đã lựa chọn góc chụp hợp lý, bố cục rõ ràng cũng như thiết lập thông số máy ảnh một cách kỹ lưỡng nhưng hình ảnh vẫn còn mắc phải những lỗi nhỏ không thể khắc phục ngay chính lúc bấm máy
Trên thực tế, không có một máy ảnh hay ống kính nào hoàn hảo một cách tuyệt đối cho dù là máy rất đắt tiền, chúng sẽ có nhược điểm và hạn chế riêng do đặc tính kỹ thuật hoặc phát sinh trong quá trình sử dụng, có lúc không thể tránh khỏi bụi bẩn xâm nhập vào ống kính hay cảm biến máy ảnh Những chấm trắng khi bật chế độ Visualize Spots trên Lightroom chính là bụi dính trên cảm biến bị chụp lại Để khắc phục điều này với Lightroom, có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Hình 6.2 Những hạt sạn trên ống kính
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 88
- Bước 1: Mở chế độ Develop, chọn tính năng Spot Removal Tool (hoặc nhấn phím Q trên bàn phím)
- Bước 3: Đánh dấu tick kế bên dòng chữ Visualize Spots bên dưới ảnh, kéo thanh trượt kế bên để điều chỉnh mức cân bằng trắng, càng cao càng tốt
- Bước 4: Phóng to ảnh Những chấm trắng li ti chính là vết bụi từ cảm biến bị chụp lại
- Bước 5: Điều chỉnh kích thước vòng tròn chọn khu vực vừa với kích thước hạt bụi
- Bước 6: Nhấp vào vết bụi (hoặc bấm giữ chuột trái rồi kéo vòng tròn xung quanh)
- Bước 7: Lặp lại với những hạt bụi khác đến khi hoàn tất.
Hình 6.3 Những hạt sạn trên hình
Tính năng Spot Removal Tool sẽ thay thế đối tượng với chi tiết và màu sắc được pha trộn từ những điểm xung quanh sao cho hòa hợp với bức hình nhất
- Bước 1: Chọn ảnh đã xử lý
- Bước 2: Trong chế độ xem Film Strip, nhấn giữ phím Ctrl (Windows) hoặc Cmd (Mac) rồi chọn hết các bức ảnh còn lại
- Bước 3: Chọn Sync, chọn Spot Removal, chọn Synchronize Điểm ảnh chết (Dead Pixel, Stuck Pixel và Hot Pixel)
- Dead Pixels là một số điểm ảnh bị hỏng hoàn toàn và không còn nhận điện trên cảm biến (do cảm biến bị chết) nó không hiện bất cứ màu gì ngoài đốm đen hoặc trắng
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 89
- Stuck Pixel chỉ xuất hiện ở 1 trong 3 màu: đỏ, xanh lá cây, xanh dương hoặc một màu pha trộn giữa 3 màu này
- Hot Pixels là các điểm ảnh sẽ là dữ liệu hình ảnh không được ghi nhận chỉ xuất hiện khi cảm biến bị nóng khi phơi sáng lâu (Long Exposure) hay chụp ở chất lượng cao Bụi và Dead Pixel trên cảm biến là 2 vấn đề tuy khác nhau hoàn toàn nhưng đều có chung cách xử lý Với các điểm ảnh chết cũng có cách khắc phục tương tự Hầu hết Camera đều có Firmware xử lý Pixel, một số còn có thể xử lý Stuck Pixel hay Dead Pixel Lightroom có thể tự nhận diện các điểm ảnh trên và xử lý theo thuật toán riêng
Hình 6.4 Nhận diện các điểm trên ảnh
Xử lý tình trạng méo ảnh (Lens Distortions) Méo ảnh là hiện tượng phổ biến thường gặp do thiết kế quang học của ống kính
Tình trạng méo ảnh có thể chia làm 2 dạng sau:
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 90
Hình 6.5 Méo ảnh Lens Distortions
- Biến dạng lồi (Barrel distortion): Những đường thẳng trong ảnh bị lồi ra xung quanh giống như mắt cá hay thùng rượu, thường gặp trên ống kính góc rộng
- Biến dạng móp (Pincushion distortion): Ngược với biến dạng lồi, biến dạng móp là tình trạng đường thẳng trong ảnh bị méo vào trong, thường gặp trên ống kính tele
- Lightroom hỗ trợ nhiều ProFile cho nhiều ống kính khác nhau giúp tự động khắc phục tình trạng méo ảnh Nếu ống kính được Lightroom hỗ trợ, có thể thực hiện việc chỉnh sửa theo các bước sau:
- Bước 1: Mở chế độ Develop, kéo chuột xuống đến mục Adjustment, chọn Lens Corrections
- Bước 2: Chọn ô Enable ProFile Corrections, nếu ống kính có ProFile được hỗ trợ, Lightroom sẽ tự động áp dụng
- Bước 3: Nếu không, bỏ chọn ô Enable ProFile Corrections rồi chuyển sang tab Manual
- Bước 4: Trượt thanh trượt phía dưới phần Distortion sang trái để chỉnh ảnh bị méo vào trong, sang phải để chỉnh ảnh bị lồi ra ngoài
- Bước 5: Nếu trượt sang phải, chọn mục Constrain Crop để Lightroom tự xử lý các phần màu trắng có thể xuất hiện xung quanh viền ảnh khi bị bóp lại cho thẳng Sau khi sửa xong, lưu lại thiết lập thành một Preset để sử dụng sau này mà không cần chỉnh lại Trong chế độ Develop, chọn New Preset, nhập tên Preset, bỏ chọn hết trừ Lens Corrections > Lens Distortion Chọn Create để tạo preset mới.
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 91
Hình 6.6 Ảnh chỉnh bằng Lens Distortions
Hình 6.7 Hình chỉnh bằng Lens Distortions
Chỉnh ảnh bị tối ở 4 góc (Vignetting) là hiện tượng do thiết kế vật lý của ống kính hoặc do điều chỉnh góc ánh sáng vào cảm biến, ảnh cho ra bị tối hơn ở 4 góc Ống kính được Lightroom hỗ trợ cũng có thể tự khắc phục ảnh bị Vignetting Nếu không, đây là cách thực hiện trong phần Lens Correction, chọn Manual Ở chức năng Vignetting, trượt mũi tên trên thanh Amount đến khi độ sáng ở 4 góc
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 92 khớp với phần còn lại của ảnh Có thể lưu thiết lập ảnh thành một preset riêng
Quang sai (Chromatic aberration) là hiện tượng mà các bức sóng khác nhau của ánh sáng sau khi khúc xạ qua ống kính không hội tụ vào cùng 1 điểm, tạo ra viền màu chạy quanh vật thể trong ảnh (thường là những vật ở vùng sáng, độ tương phản cao).
Hình 6.9 Chỉnh lại cánh hoa
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 93
Chọn ô Remove Chromatic Aberration ở phần Lens Corrections để Lightroom tự động xóa bỏ phần viền màu xung quanh vật thể Để tinh chỉnh hiệu ứng bằng tay, chuyển sang Tab Manual, trượt thanh trượt Defringe, dùng công cụ Eyedropper để chọn phần viền màu trong ảnh, sau đó trượt thanh Amout để xóa chúng Dù là hiện tượng gây ra bởi ống kính, nhưng không phải tấm ảnh nào cũng bị quang sai nên chỉ cần lưu vào Preset riêng, ảnh nào bị thì mới áp dụng.
Xử lý hiệu ứng viền tím, Transform, tạo ảnh Pandaroma trong Lightroom
1 Xử lý hiệu ứng viền tím
Khi chụp ảnh, nếu bị ngược ánh sáng sẽ xuất hiện các viền tím như chụp khuôn mặt, cái khuyên trên mũi bị viền tím, cách sử lý như sau:
Hình 6.10 Viền tím khi chụp cái khuyên trên mũi
Hình 6.11 Xử lý vùng tím trên cây
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 94
- Chọn bảng Lens Correction Panel ở bên phải Lr và ở các ô của Basic, chọn hai ô trống Enable và Remove Chromatic Aberration
- ProFile chọn hãng ống kính nếu có trong List - Color: Kéo các thanh trượt chỉnh sửa thêm cho đến khi vùng rìa tím biến mất hẳn
Hoặc vào Fringe Color Selector, chọn vào vùng cần chỉnh, màu viền tím sẽ biến mất.
Hình 6.12 Xử lý viền tím bằng công cụ Fringe Color Selector
2 Sử dụng Transform trong Lightroom
Hiệu chỉnh lại hình dọc, ngang, độ xoay, độ cân hình hoặc tạo viền trắng cho hình Đây là một chức năng dành cho hiệu chỉnh ảnh nâng cao
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 95
3 Tạo ảnh Pandaroma trong Lightroom
Trước tiên Import tất cả các ảnh cần ghép Panorama (ảnh Raw hay JPG)
Lightroom giữ đặc tính của File Raw sau khi ghép Panorama
Hình 6.14 Import ảnh Sau đó giữ phím (Ctrl + Click), để chọn những ảnh cần ghép theo thứ tự nhất định để ghép thành bức ảnh hoàn chỉnh Nếu các bức ảnh trong thư viện đã sắp xếp theo thứ tự nhất định, bấm giữ phím Shift, chọn ảnh đầu và ảnh cuối Tiếp theo bấm chuột phải, chọn Photo Merge, chọn Panorama hoặc sử dụng phím tắt (Ctrl+M) để thao tác nhanh hơn
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 96
Sau khi ghép xong ảnh sẽ cho ra kết quả là một hình tổng hợp của tất cả các bức ảnh trên
Hình 6.16 Ảnh được ghép xong Tùy vào loại ảnh và số lượng ảnh, thời gian ghép sẽ thay đổi rất nhiều Ảnh sau khi ghép rất lớn và bị co lại bốn góc Phải cắt lại (crop) để ảnh thẳng
Hình 6.17 Ảnh được chỉnh cho thẳng
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 97
Sử dụng tính năng Auto Crop Chỉ cần đánh dấu Auto Crop, ảnh sẽ thẳng và các chỗ trống sẽ được lấp đầy Tất cả những phần dư được loại bỏ hoàn toàn Nhưng đôi khi Auto Crop làm ảnh hẹp chiều cao
Hình 6.18 Ảnh được chỉnh bằng Auto Crop
Nếu ảnh bị hẹp chiều cao có thể kéo Boundary Warp, để mở rộng chiều cao của ảnh Chọn vào Merge để xuất ra ảnh Panorama
Như vậy quá trình xuất ảnh Panorama bằng Lightroom đã hoàn tất sẽ nhận được một ảnh có đuôi PNG có chất lượng rất tốt Ảnh PNG giữ được những đặc tính của ảnh Raw Để bức ảnh hoàn mỹ hơn có thể chọn lại ProFile, khử tối góc, khử méo như Raw gốc Trong khi ảnh có dung lượng rất nhẹ, so với cách ghép bằng Camera Raw
Sưu tập bộ ảnh gồm 9 ảnh, dựa vào kiến thức đã học ghép 9 ảnh thành ảnh Pandaroma trong Lightroom
Chương VI: Crop ảnh, Vignetting, Disortion, Lens Correction 98
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
Câu 1: Xử lý mười ảnh bằng kỹ thuật Crop
Câu 2: Trình bày được cách xử lý hiệu ứng viền tím và xử lý viền tím hai ảnh
Câu 3: Quay và lật hai ảnh trong Transform với Lightroom
Câu 4: Ghép hai bộ sưu tập ảnh Panorama với Lightroom.
KẾT HỢP LIGHTROOM VÀ PHOTOSHOP
Kết hợp Lightroom và Photoshop
- Chọn Dodge tool dùng để làm sáng vùng nơi tô vào
Hình 7.1 Chọn công cụ Dodge
- Chọn Range, chọn vùng sáng, trung tính, vùng tối
- Chọn Exposure từ 0 đến 100% là độ mạnh yếu của hiệu ứng áp dụng vào ảnh, tô vào vùng cần làm sang
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 100
Hình 7.3 Tô vào vùng cần làm sáng
- Công cụ Burn dùng để làm tối vùng nơi tô vào, ngược với Dodge
Hình 7.4 Tô vào vùng cần làm tối Ảnh sau khi tô màu sáng cho bức ảnh hoàn mỹ hơn
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 101
- Chọn công cụ Sponge Tool loại bỏ sự bão hòa màu’
Nhìn vào hình 7.6, con vẹt có màu sắc sặc sỡ, muốn bão hòa màu để màu sắc được nhẹ nhàng hơn, chỉnh sửa bằng công cụ Sponge Tool
Chọn Mode, chọn Saturate tăng độ bão hòa màu
Chọn vào vùng cần làm màu tươi lên
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 102
Hình 7.7 Trước và sau chỉnh màu
2 Khử nhiễu (Noise) với Photoshop
- Mở ảnh bị nhiễu, ảnh bị nhiễu có thể do chụp thiếu ánh sáng, hoặc do độ phân giải thấp
- Sao chép ảnh thành 2 Layer, một layer đen trắng để giữ lại các nét chi tiết của hình, một layer để khử nhiễu
- Với Layer đen trắng, chọn Shift+Ctrl+U đổi ảnh đen trắng, phải chuyển ảnh thành đối tượng, bấm chuột phải vào đối tượng, chọn Convert to Smart Object để bảo toàn được chất lượng của ảnh
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 103
Hình 7.9 Đổi ảnh đen trắng
- Với Layer khử nhiễu, cũng chuyển ảnh thành đối tượng để khi chỉnh sửa không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh
- Chọn Filter, chọn Camera Raw Filter
- Chọn Detal, chọn Noise Reduction
- Điều chỉnh thông số trong bảng Noise Reduction, sẽ làm mất đi độ nhiễu Tuy nhiên, mỗi bức ảnh tùy vào độ nhiễu để chọn các thông số cho phù hợp
Sau khi chỉnh xong độ nhiễu của bức ảnh, tiếp theo sẽ lấy lại nét cho bức ảnh bằng cách mở Layer đen trắng
- Chọn Filter, chọn Other, Chọn Hight Pass dùng lấy lại nét cho bức ảnh như lỗ chân long
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 104
- Chỉnh Radius xuống 1 để ảnh có đường nét và mềm, chọn OK
- Chọn Overlay để hòa trộn ảnh giữa layer đen trắng và Layer khử nhiễu
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 105
3 Xử lý bù ảnh với Photoshop
Chọn Image, chọn Adjustments, chọn Brightness / Contrast hoặc chọn công cụ trên một Adjustment Layer
Hình 7.13 Chỉnh ảnh tổng thể
Brightness / Contrast là một lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả đối với bức ảnh có tổng thể quá tối Tùy chỉnh Brightness chủ yếu hướng mục tiêu đến Tone màu trung bình, do đó nó loại bỏ những điểm tối nhất mà không làm ảnh hưởng đến các điểm sáng nhất
Chọn Preview sau đó di chuyển thanh trượt sang phải cho đến khi bức ảnh đạt độ sáng Điều chỉnh tông màu trung bình đôi khi có thể gây hiệu ứng “làm phẳng” bức ảnh, do đó cần điều chỉnh Contrast để bù vào
Chọn Exposure muốn chỉnh sửa bức ảnh thiếu sáng, trong khi Brightness hướng mục tiêu đến tông màu trung bình thì Exposure đồng nhất tăng hoặc giảm các giá trị trong ảnh Nó sẽ đẩy cả tông màu của những vùng sáng trong khi chỉ cần làm sáng các vùng tối Điều này làm cho bức ảnh trở nên mất chi tiết, thậm chí gây ra nhiều vùng trắng không có bất cứ chi tiết nào
Vì vậy, Exposure hoạt động hiệu quả nhất cho các lỗi gây ra bởi máy ảnh hoặc cho những điều chỉnh tối thiểu
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 106
Khi chụp ảnh có độ tương phản cao, các vùng tối sẽ thường xuyên xuất hiện thiếu sáng Công cụ Shadows / Highlights được dùng để khắc phục lỗi này
Chọn Image, chọn Adjustments, chọn Shadows / Highlights hoặc tạo ra một Adjustment Layer mới Một hộp thoại mở ra và tự động áp dụng các cài đặt mặc định
Trong đó có hai thanh trượt: thanh trượt Shadows làm sáng các phần tối nhất và thanh trượt Highlights làm tối đi các vùng sáng nhất của bức ảnh Điều chỉnh thanh trượt Highlights nếu cần thiết để làm nổi bật thêm các chi tiết trong vùng sáng, chẳng hạn như bầu trời
Levels là một công cụ kiểm soát phạm vi tông màu và màu trên bức ảnh Sử dụng bằng cách nhấn phím tắt Ctrl + L trên Windows hoặc Cmd + L trên Mac hoặc áp dụng trên một Adjustment Layer
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 107
Hình 7.15 Kiểm soát tông màu
Phần chính của màn hình Levels là biểu đồ với ba thanh trượt nằm bên dưới nó, thanh trượt trái và phải điều chỉnh điểm sáng và tối trên bức ảnh, thanh trượt ở giữa ảnh hưởng đến tông màu trung bình
Hình 7.16 Chỉnh thông số cho màu
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 108
Nếu các phần sáng của bức ảnh bị thiếu sáng, kéo thanh trượt bên phải sang bên trái để làm sáng bức hình ảnh Định vị thanh trượt với cạnh của nhóm điểm ảnh trong biểu đồ
Curves gần giống với Levels nhưng nó có khả năng kiểm soát phạm vi tông màu chính xác hơn, rất hiệu quả và dễ sử dụng
Mở công cụ Curves bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + M hoặc Cmd + M hoặc mở trên một Adjustment Layer
Giống như công cụ Levels, Curves dựa trên biểu đồ, thao tác điều chỉnh phạm vi màu cho ảnh trên một đường chéo Phần kết thúc bên trái biểu thị các điểm tối và phần kết thúc bên phải biểu thị các điểm sáng
Hình 7.17 Chỉnh thông số cho tông màu Để làm sáng tấm ảnh, bấm vào đường chéo đó và kéo lên trên Nếu bức hình nhìn chung là thiếu sáng thì nên nhấp vào phần giữa của đường chéo Điểm nổi bật của công cụ Curves là có thể lặp lại quá trình này nhiêu lần Nếu làm sáng các điểm tối làm cho các điểm sáng trở nên quá sáng thì bấm về phía bên cạnh phải của đường chéo và kéo xuống để làm tối chúng
Mỗi lần bấm chuột sẽ tạo ra một điểm mới trên đường thẳng ban đầu, sẽ tạo thành đường cong Để loại bỏ bất cứ điểm nào không cần, hãy chọn nó và nhấn Backspace
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 109
Hình 7.18 Chỉnh đường cong màu
3.6 Chế độ Blend Để làm sáng bức ảnh bị thiếu sáng là sử dụng các lớp và chế độ Blend Sử dụng các lớp bằng cách nhấn Ctrl + J hoặc Cmd + J Trên lớp mới đó, thiết lập chế độ Blend lên Screen Bức ảnh sẽ lập tức trở nên sáng hơn
Có thể điều chỉnh nhiều hơn để tạo ra nhiều lớp theo ý muốn và tinh chỉnh các hiệu ứng bằng cách giảm độ mờ đục của các lớp trên cùng Chế độ Blend hoạt động hiệu quả trên các bức ảnh bị thiếu sáng cục bộ
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 110
Thực hành 110 CHƯƠNG VIII: DÀN TRANG CHO ALBUM ẢNH PHỤC VỤ IN ẤN SỬ DỤNG
Áp dụng kiến thức đã học chỉnh sửa ảnh một thành ảnh hai
Chương VII: Kết Hợp Lightroom và Photoshop 111
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII
Câu 1: Trình bày được cách kết hợp Photoshop xử lý tông màu với công cụ Dodge, Burn, Sponge
Câu 2: Trình bày được cách khử nhiễu, cách xử lý bù ảnh với Photoshop
Câu 3: Sử dụng được Transform trong Lightroom
Câu 4: Chỉnh sửa hai hình tự chọn, yêu cầu hình bắt buộc phải sử lý tông màu và khử nhiễu.
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 112
Chương VIII: DÀN TRANG CHO ALBUM ẢNH PHỤC VỤ IN ẤN SỬ DỤNG
Trình bày được tính năng tạo Album, chế độ dàn trang cho Album, cách sử dụng Guide và Cell cho tinh chỉnh bố cục, sử dụng Text và Type cho Album Tính năng
Giới thiệu tính năng tạo Album, dàn trang cho Album, Page Layout trong Lightroom
1 Tạo Catalog (Album) trong Lightroom Đây là một trong những tính năng nổi bật của Adobe Lightroom, chúng giúp cho người dùng có thể dễ dàng sắp xếp cũng như phân loại ảnh một cách hợp lý nhất Đặc biệt là chúng có thể giúp chỉnh sửa tất cả ảnh một cách chuyên nghiệp và quy tụ về một vị trí dễ làm việc nhất Nói một cách dễ hiểu hơn, thì đây là một cơ sở dữ liệu cơ bản giúp ghi lại các thay đổi trên ảnh gốc trong quá trình chúng ta chỉnh sửa Các yếu tố cơ bản như ánh sáng, màu sắc Catalog lưu giữ theo từng vị trí ảnh Từ đó, giúp cho người dùng có thể xem lại ảnh mình đã chỉnh sửa một cách nhanh nhất
Thao tác khi Import ảnh vào ứng dụng Lightroom để bắt đầu làm việc có tác dụng tạo sự liên kết ảnh gốc với tính năng Analog Theo đó, Analog sẽ tự động lưu các thông tin của ổ cứng cũng như thư mục ảnh Chính thao tác này giúp cho Analog có thể dễ dàng yêu cầu thông tin từ ảnh gốc hiển thị mỗi khi khởi động Lightroom Một tính năng ưu việt nữa của Analog chính là lưu Keyword, điều này giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và quản lý hệ thống ảnh đồ sộ một cách chính xác, mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc
2 Tìm hiểu về Catalog, tối ưu tốc độ catalog
Tạo Catalog trong Lightroom rất đơn giản, Catalog trong Lightroom sẽ giúp lưu mọi thứ mà người dùng thực hiện chỉnh sửa ảnh Và đặc biệt cần chú ý nếu Catalog gặp vấn đề thì mọi công sức sửa ảnh sẽ mất Cách tạo mới và sao lưu catalog bởi vậy rất quan trọng
Catalog trong Lightroom sẽ được tạo mặc định khi người dùng vừa mới thực hiện khởi động ứng dụng Nó sẽ được nằm ở ngay trong ổ cài đặt của ứng dụng Lightroom, vã thường thấy sẽ được lưu ở ổ C Người dùng thực hiện chỉnh sửa hay Import ảnh sẽ được lưu hết ở những Catalog được khởi tạo này Để thuận tiện cho việc sử dụng thì người dùng hoàn toàn có thể thực hiện chuyển Catalog ở bất cứ ổ cứng nào
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 113
2.2 Tối ưu tốc độ của Catalog
Catalog có rất nhiều tập tin nhỏ Muốn chỉnh sửa hay hiển thị trên Lightroom, đều phải thông qua những tập tin này Để Lightroom hoạt động hiệu quả, hãy đặt Catalog trên ổ cứng tốt nhất trong máy tính (Thứ tự ưu tiên như sau: SSD M.2 > SSD Sata >
Lightroom quản lý tất cả ảnh và chỉnh sửa trong Catalog mặc định Catalog ngày càng lớn hơn và phực tạp hơn, sẽ làm hiệu năng của Lightroom giảm đi Để tránh tình trạng này thì người dùng có thể khởi tạo Catalog và chia riêng lẻ ra, chia nhỏ theo những dự án khác nhau Việc gom tất cả các dự án vào một Catalog sẽ khiến hiệu năng sử dụng Lightroom giảm đi đáng kể
3 Giới thiệu cách tạo catalog trong Lightroom cho người mới sử dụng
Việc tạo ra một Catalog trong Lightroom khá đơn giản nếu biết cách thực hiện Các thao tác thực hiện trên màn hình ứng dụng Lightroom như sau: Đầu tiên, chọn vào mục File, sau đó chọn vào mục New Catalog
Tiếp đến là bước đặt tên mới cho Catalog cần làm và chọn lựa ổ cứng muốn lưu lại
Một mẹo nhỏ cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn là hãy tiến hành lưu tên dự án mới một cách dễ hiểu, gọn nhẹ và theo đúng ngày chụp của ảnh Như vậy sẽ đảm bảo được việc tìm kiếm, mở chúng cũng như quản lý các Catalog được khoa học và hợp lý hơn
Ngoài ra, việc các Catalog được chia thành các mục nhỏ sẽ giúp cho Lightroom của máy hoạt động trơn tru hơn rất nhiều
Nếu trong trường hợp muốn tìm lại Catalog cũ hoặc có nhu cầu sử dụng thì hãy click vào mục Open Catalog (hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + O) Sau đó màn hình hiện lên click vào phần Catalog đang cần
Nếu muốn sử dụng mục Catalog mới sử dụng trong thời gian gần đây thì có thể thực hiện thao tác rất đơn giản sau: nhấn chọn Open, tiếp theo chọn Open Recent Catalog
Như vậy, việc học hỏi các tính năng có trong Lightroom sẽ giúp cho người dùng có thể nâng cao thêm tay nghề chỉnh sửa ảnh nghệ thuật của mình Ngoài ra tìm hiểu cách tạo Catalog trong Lightroom là bước tiền đề quan trọng giúp nâng cao kỹ năng trong việc thiết kế cũng như chỉnh sửa ảnh thành chuyên nghiệp
4 Chế độ dàn trang (Page layout) cho Album trong Lightroom
Bước 1: Mở Lightroom, chọn Library và kéo thả toàn bộ hình ảnh cần dàn trang Album vào
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 114
Bước 2: Vào menu Book chọn Auto Layout, Clear Layout.
Bước 3: Chọn chế độ xem 2 trang và kích thước Album 30cmx 30cm
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 115
Hình 8.3 Chế độ xem 2 trang, kích thước Album
Bước 4: Add Page (tự động thêm trang) + Front Cover: Bìa trước
Bước 5: Kéo ảnh thả vào ta có trang 1, có thể kết hợp với thanh zoom để phóng to hình ảnh nếu cần
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 116
Bước 6: Nhấn chọn công cụ , Modify Page sẽ hiện ra các tùy chọn sắp xếp hình ảnh trên trang
Hình 8.6 Công cụ Modify Page
Tiếp tục Add Page để dàn trang những hình còn lại Có thể thực hiện 10 đến 20 trang tùy ý
Bước 7: Xuất File PDF để in ấn
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 117
Hình 8.7 Tùy chọn xuất File PDF
Sử dụng Guide và Cell, Text và Type, Background cho Album
1 Sử dụng Guide và Cell, Text và Type cho Album
- Guide: là khu vực mà phần Text và ảnh được an toàn, không bao giờ bị cắt xén
Khi sử dụng in ấn lưu ý sẽ có sai số, đôi khi chúng ta làm Album rất đẹp nhưng khi in ra thì bị mất chi tiết Đây là vấn đề cần lưu ý, tinh chỉnh khi làm Album
- Cell: là tính năng áp dụng cho từng ảnh để di chuyển vị trí của nó, giúp tinh chỉnh bố cục cho hợp lý
Hình 8.8 Giao diện tùy chỉnh
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 118
Sau khi chỉnh sửa ảnh thật đẹp, khi nhấn vào biểu tượng Export bên góc phải Ta sẽ 4 lựa chọn Export nằm phía trên cùng Nên sử dụng lựa chọn đầu tiên để tùy chỉnh nhiều hơn
Màn hình Lightroom sẽ chuyển sang lựa chon tiếp theo Tại đây, chúng ta đánh dấu vào Include Watermak để thêm chữ ký vào ảnh Ngay sau khi đánh giấu, Lightroom sẽ hiện tên ngay giữa bức ảnh Tiếp tục nhấn vào biểu tượng bánh rang để tùy chỉnh chữ ký
Hình 8.10 Biểu tượng tùy chỉnh
Viết chữ ký vào dòng đầu tiên trong Watermark Chữ ký sẽ hiện ngay lên ảnh cho biết kết quả trước khi Export Trong đây còn nhiều tùy chỉnh nhỏ giúp chữ ký nằm đúng
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 119 vị trí và đẹp hơn nữa
- Font: Chọn Font để tạo kiểu chữ đẹp hơn Ta có thể cài thêm rất nhiều Font từ thư viện của Adobe
- Style: Chọn chữ đậm, nghiêng, gạch chân
- Rotate: Xoay chữ ký theo nhiều hướng khác nhau
- Color: Chọn chữ màu trắng hoặc đen
- Use Drop Shadow: Tạo bóng cho chữ ký
- Anchor: Chọn vị trí chữ ký
- Size: Thay đổi kích thước chữ ký
- Opacity: Thay đổi độ trong của chữ ký
- Horizontal Offset: Bù trừ vị trí chữ ký theo chiều ngang
- Vertical Offset: Bù trừ vị trí chữ ký theo chiều dọc
Sau khi tùy chỉnh, ta nhấn phím Done để quay lại phần Export ảnh Lưu ý, những gì đang thấy trên màn hình chỉ là xem trước (Preview) mà thôi
Chúng ta phải nhấn Export 1 Photo để xuất thành một tấm ảnh Chữ ký sẽ đi kèm tấm ảnh mới.
2 Tính năng Background của Album
Một trong những hiệu ứng được sử dụng khá phổ biến hiện nay chính là vignette hay là hiệu ứng mờ viền Background Đây là hiệu ứng giúp bức ảnh được phơi sáng ở giữa, nhưng độ sáng bắt đầu giảm tại các góc cạnh của hình ảnh Hiệu ứng này có thể thu hút được sự chú ý của người xem vào chủ thể bức ảnh
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 120
2.1 Nguyên nhân và các loại hiệu ứng mờ viền phổ biến
Trên thực tế, hiệu ứng mờ viền chỉ đẹp đối với các bức ảnh chân dung, động vật hoang dã, hoặc hình ảnh cưới hỏi Đối với các kiểu ảnh chụp cảnh quan, nội thất hoặc thương mại,… hiệu ứng này hoàn toàn phản tác dụng
Hình 8.12 Tác dụng của hiệu ứng xóa viền
2.2 Hiệu ứng mờ viền cơ học Đây là hiệu ứng xuất hiện khi chùm sáng lệch trục phát ra từ vật chụp bị các vật khác như bộ lọc, ống kính thứ cấp, nắp ống kính không thích hợp…chắn một phần Điều này sẽ làm thay đổi kích thước ảnh cùng với độ dừng khẩu độ tương ứng góc đến lệch trục Mà nguyên nhân chính là việc đường đi của tia sáng bị chắn một phần
Thông thường, hiệu ứng mờ viền cơ học có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột Hiệu ứng xảy ra đột ngột khi có sự thay đổi của góc lệch trục, do khẩu độ càng nhỏ Bức ảnh có thể có một phần không được ánh sáng chiếu đến do đường đi của tia sáng bị chắn hoàn toàn hiện tượng này gọi là giới hạn thị trường (FOV: Field of View) và phần đó sẽ có màu đen
2.3 Hiệu ứng mờ viền quang học
Hiện tượng này xảy ra do các ống kính có cấu tạo từ nhiều thấu kính Sự khác nhau về kích thước của các thấu kính sẽ dẫn đến hiệu ứng mờ viền quang học Những thấu kính rìa thường bị hạn chế bởi thấu kính đằng thước, ảnh hưởng đến góc mở của các thấu kính đối với các tia sáng lệch trục
Hiện tượng này sẽ làm ánh sáng chiếu đến bức ảnh bị giảm dần ở phần rìa Mở viền quang học thường phụ thuộc vào khẩu độ ống kính, và có thể điều chỉnh bằng cách giảm từ 2–3 mức đóng khẩu độ, hoặc tăng chỉ số khẩu độ tương đối
2.4 Hiệu ứng mờ viền tự nhiên
Hiện tượng này không bắt nguồn từ việc hạn chế tia sáng chiếu đến mà do nhòe
Chương VIII: Dàn trang cho Album ảnh phục vụ in ấn sử dụng Lightroom 121 sáng tự nhiên Điều này xảy ra do góc chụp và kỹ thuật chụp của từng nhiếp ảnh gia
Thông thường, độ nhòe thường xấp xỉ cos 4 , tuân theo luật nhòe sáng “Cos mũ 4” Dễ hiểu hơn là độ nhòe sáng tỉ lệ với bậc 4 Cosin góc đến của tia sáng chiếu lên phim hoặc mảng Sensor
Máy ảnh compact hoặc máy ngắm chụp có ống kính quan trắc góc rộng rất hay gặp tình trạng mờ viền tự nhiên Những loại ống kính khác như: ống kính Tele – chụp xa, ống kính góc rộng Angenieux – thấu kính Tele lật ngược ở máy cơ và ống kính viễn tâm thường không bị chịu quá nhiều ảnh hưởng của hiện tượng mờ viền
Hiện tượng này không thể chỉnh sửa bằng việc điều chỉnh ống kính Cần dùng đến kính lọc GND (Graduated Neutral Density hay Gradual Grey Filter) và các kỹ thuật xử lý hậu kỳ Nhiếp ảnh gia cũng có thể sử dụng một số ống kính hiện đại được đặc chế để ánh sáng chiếu đến phim là ánh sáng song song hay tương tự Những loại ống kính này có thể bỏ hoặc làm giảm đáng kể hiện tượng mờ viền như ống kính viễn tâm chẳng hạn
2.5 Hiệu ứng mờ viền điểm ảnh - đối với ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số
Hiệu ứng mờ viền điểm ảnh chỉ xảy ra ở các máy ảnh kỹ thuật số do đặc tính phụ thuộc góc chiếu đến của các bộ cảm biến số và cường độ ánh sáng thẳng góc bao giờ cũng mạnh hơn theo phương xiên Hầu hết máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp bên trong một bộ xử lý ảnh để khắc phục hiệu ứng mờ viền quang học và mờ viền điểm ảnh khi chuyển đổi dữ liệu gốc nhận được từ các bộ cảm biến sang định dạng ảnh chuẩn như JPEG hoặc TIFF Việc tích hợp thêm một ống kính điều chỉnh siêu nhỏ ngay trước các bộ cảm biến ảnh cũng có thể khắc phục hiện tượng mờ viền điểm ảnh
TẠO GALLERY ẢNH ONLINE VỚI CÁC TÍNH NĂNG CỦA
Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom
Khi tải ảnh lên một trang Web hoặc gửi Email cho khách hàng, việc nén hình là điều cần thiết để giảm kích thước File ảnh nhỏ nhấtnhưng hạn chế tối đa việc giảm chất lượng hình ảnh
Với hình ảnh Web, phải tìm sự cân bằng phù hợp giữa kích thước và độ phân giải Độ phân giải của ảnh càng cao, kích thước tệp sẽ càng lớn Khi in ấn, hình ảnh có độ phân giải cao thì chất lượng càng đẹp Nhưng trên Web, hình ảnh lớn có thể làm chậm tốc độ trang Web Điều này làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và cuối cùng là xếp hạng công cụ tìm kiếm của trang Web Hình ảnh lớn và thời gian tải chậm đặc biệt gây khó khăn khi truy cập trên thiết bị di động Hiện nay, hình ảnh chiếm 62% lưu lượng Web, giữ cho các hình ảnh ở kích thước tập tin nhỏ sẽ giúp các trang Web tải nhanh hơn
Như vậy, nén ảnh là một trong những cách thức tối ưu hoá hình ảnh giúp Website vận hành mượt mà và hiệu quả hơn
Khi xuất hình ảnh cho Web từ Adobe Photoshop Lightroom, phải xem xét hai khía cạnh chính: kích thước và chất lượng
Trước khi đi sâu vào việc tối ưu hoá việc xuất ảnh của chúng ta, hãy tìm hiểu sơ qua về xuất ảnh trong Lightroom
2.1 Chọn một hình ảnh Để bắt đầu xuất, chọn một hoặc nhiều hình ảnh để xuất Sau khi đã chọn hình ảnh để xuất, có thể nhấp chuột phải vào Windows hoặc Control + nhấp vào Mac để chọn Export > Export từ menu
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 125
Hình 9.1 Export hình ảnh Để xuất hình, chọn Export > Export từ menu
Sau khi bắt đầu xuất, một cửa sổ mới sẽ xuất hiện với nhiều tùy chọn Hãy cùng xem các cài đặt sẽ được chọn với mỗi lần xuất
Export Location chỉ định nơi mà các hình ảnh đã hoàn tất sẽ được lưu Có thể chọn một thư mục từ menu thả xuống, và đánh dấu vào ô “Put in Subfolder” nếu muốn các hình ảnh được lưu tất cả trong cùng một thư mục
Mỗi lần xuất cũng có thể cài đặt đổi tên của riêng nó Nếu tùy chọn mặc định, hình ảnh sẽ có cùng tên với các tập tin gốc nhưng được lưu dưới đinh dạng ảnh chuẩn JPEG, cũng có thể đánh dấu vào hộp “rename to” và chọn một trong nhiều mẫu đổi tên mà Lightroom cung cấp để tuỳ biến tên các hình ảnh được xuất ra
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 126
Bảng File Settings là một trong những công cụ giúp tạo sự cân bằng về chất lượng và kích thước tập tin Trên màn hình cài đặt bên dưới là những gợi ý cho mỗi tuỳ chọn:
- Image format: hầu như luôn luôn là JPEG, đặc biệt nếu hình ảnh dành cho Web - Color space: luôn luôn là sRGB
- Quality: thanh trượt này cho phép chọn chất lượng hình ảnh được xuất ra; thanh trượt càng thấp thì chất lượng càng thấp, tập tin càng nhỏ; kéo thanh trượt sang phải tăng cả chất lượng hình ảnh và kích thước tập tin
- Limit File size to: Chúng ta cũng có thể tích vào tùy chọn “limit File size” để đặt giới hạn kích thước tập tin của hình ảnh được lưu
Image Sizing dùng để thiết lập kích thước của hình ảnh, có thể chọn kích thước cũng như DPI của hình ảnh được xuất ra
Sử dụng hình ảnh trên Website không đơn giản là chèn hình vào bài viết Cần phải xem xét đến sự cân bằng giữa kích thước tập tin và chất lượng hình ảnh Bởi hình ảnh là một trong những nguyên nhân khiến Website tải chậm
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 127
Kích thước của một hình ảnh là số Pixel thực tế của hình ảnh đó Thông thường, hình ảnh được chụp bằng điện thoại Smartphone hay máy ảnh kỹ thuật số thì có độ phân giải (Pixel) rất cao và dung lượng rất nặng Nếu Upload những hình ảnh có kích thước lớn này lên Web sẽ chiếm nhiều dung lượng hosting, gây nặng Web, làm tốc độ tải trang
Web trở nên chậm chạp Vì vậy việc chỉnh sửa, thay đổi kích thước hình ảnh sẽ giúp giảm dung lượng hình ảnh, tăng tốc độ tải Web mà vẫn đảm bảm chất lượng hình ảnh
Chẳng hạn, hình ảnh 22 Megapixel từ Canon 5D Mark III đo được là 5760 × 3840 pixel Tuy nhiên, màn hình của máy tính xách tay chỉ là 1440 x 900 pixel Thực tế là các hình ảnh Web lại nhỏ hơn độ rộng của màn hình nên cầ n phải giảm kích thước tệp hợp lý hơn để có thể làm giảm đáng kể kích thước tệp hình ảnh
Hình 9.6 Kích thước hình ảnh từ Canon 5D Mark III
Có thể hiển thị kích thước ban đầu của một hình ảnh trong Lightroom bằng cách nhấn “i” trên bàn phím Nó sẽ hiển thị kích thước bằng Pixel của hình ảnh chụp được
Hình ảnh được lấy từ máy ảnh sẽ lớn hơn nhiều so với nhu cầu cho Web, nơi hình ảnh thường rộng 1000 pixel hoặc nhỏ hơn Đối với hình ảnh nếu được thay đổi thì nên tinh chỉnh kích thước thành 600 pixel và có kích thước tập tin tối đa 200 Kilobytes Điều này đảm bảo việc tải được nhanh chóng ngay cả khi việc kết nối chậm
Cách tốt nhất khi xuất hình ảnh từ Lightroom là chọn tùy chọn “Resize to Fit Long Edge” trong hộp thoại Export Điều này sẽ thay đổi kích thước tất cả các hình ảnh thành 600 pixel ở cạnh lớn nhất của chúng, dù đó là ảnh Portrait hoặc Landscape Cạnh kia sẽ được tính tự động Đây là một lựa chọn tuyệt vời khi xuất ảnh, nơi mà tất cả các hình ảnh có cạnh dài là 600 pixel
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 128
Một bức ảnh với chất lượng cao luôn đi kèm với dung lượng lớn Ở trên Web, sự khác biệt về chất lượng thường khó nhận ra nên việc xuất ảnh chất lượng tối đa không phải lúc nào cũng cần thiết Vì vậy, có thể giảm chất lượng và giảm kích thước tập tin tối đa để tăng tốc độ tải Web mà vẫn đảm bảm chất lượng hình ảnh
Thực hành
Nếu đã từng đồng bộ hóa bộ sưu tập (Album trong Lightroom CC) từ Lightroom Classic sang Lightroom CC (trước đây là thiết bị di động), thì có thể quen với chức năng chia sẻ bộ sưu tập đó bằng cách nhấp vào nút Đặt ở chế độ Công khai xuất hiện phía trên bộ sưu tập
1 Tạo thư viện từ một hoặc nhiều Album
Có thể tạo một thư viện Web bao gồm nhiều Album (bộ sưu tập) thay vì chỉ một Đó là một cách để tạo một thư viện Web độc lập với liên kết có thể chia sẻ, nhưng cũng được liên kết động với Lightroom CC Khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với ảnh trong Lightroom CC (hoặc được đồng bộ hóa qua Classic) luôn được phản ánh trong thư viện Web (phải luôn làm mới trình duyệt Web để xem ảnh mới nhất) Lưu ý, tại thời điểm này chỉ có thể tạo một trong các loại phòng trưng bày này
Truy cập Lightroom.adobe.com và đăng nhập bằng ID / mật khẩu Adobe đã đăng ký
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 130
Hình 9.10 Giao diện khi đăng ký xong
Từ màn hình chào mừng (hoặc trang tổng quan, như được hiển thị ở trên), nhấp vào biểu tượng quả cầu để xem các Album / bộ sưu tập đã được chia sẻ công khai và ở trên cùng sẽ thấy một nút cho thư viện
Hình 9.11 Tùy chọn xem các Album / bộ sưu tập
Nếu đây là lần đầu tiên đăng nhập, hãy nhấp vào nút Bắt đầu để kích hoạt chức năng thư viện và cho phép bắt đầu tùy chỉnh thư viện của mình
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 131
Hình 9.12 Kích hoạt chức năng thư viện
Có thể thay đổi hình ảnh được liên kết với hồ sơ của mình, tùy chỉnh cài đặt cho Cài đặt ảnh để cho phép hiển thị siêu dữ liệu, vị trí, lượt tải xuống, nhận xét và lượt thích Nhấp vào thêm Album để xem danh sách các Album hiện có mà ta có thể thêm vào thư viện này
Ta cũng có thể nhập mô tả cho thư viện của mình Sau khi được cấu hình, liên kết được hiển thị ở trên cùng và nhấp vào đó sẽ đưa đến tùy chọn xem thư viện
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 132
Hình 9.14 Liên kết đến xem thư viện Đây cũng là liên kết để chia sẻ với những tài khoản khác
Bộ sưu tập khi đã hoàn thành, về cơ bản, nó là một trang chủ (các loại) chứa các Album (bộ sưu tập) đã được đưa vào bộ sưu tập này và có thể thêm hoặc xóa Album bất kỳ lúc nào
2 Upload Gallery sử dụng công cụ Web
Khi xuất ảnh cho Web, luôn luôn đảm bảo đã chọn "sRGB" làm không gian màu để có kết quả tốt nhất
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 133
Hình 9.16 Nhúng profile màu sRGB
3 Các Preset cho việc xuất ảnh
Dùng preset là điều rất phổ biến trong Lightroom vì nó giúp việc chỉnh sửa hiệu ứng ảnh trở nên nhanh chóng hơn
Khi xuất ảnh cho Web, thì có một số tình huống khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phần cài đặt Mặc dù chúng ta đang tối ưu hóa kích thước tập tin, nhưng đôi khi cần phải có chất lượng cao hơn hoặc hình ảnh có độ phân giải cao hơn Việc sử dụng preset giúp tiết kiệm thời gian xử lý và có thể áp dụng cho hàng loạt ảnh cùng thông số hoặc xây dựng một số tùy chọn khác nhau cho các mục tiêu sủ dụng khác nhau
Trên cửa sổ Export, lưu các cài đặt xuất ảnh hiện tại rất dễ dàng Sau khi đã chọn tất cả các cài đặt, hãy nhấn nút "+" và lưu các preset
Hình 9.17 Lưu các cài đặt xuất ảnh hiện tại
Sau khi đã thêm các quy tắc thay đổi kích thước và chất lượng, nhấn vào Add để lưu một số "Preset Export"
Thực hành Áp dụng những kiến thức đã học hãy tạo Gallery trực tuyến với Lightroom (hình ảnh tùy chọn)
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IX
Chương IX: Tạo Gallery ảnh Online với các tính năng của Lightroom 134
Câu 1: Trình bày được cách tạo Gallery trực tuyến với Lightroom
Câu 2: Trình bày được tính năng Upload Gallery trực tuyến
Câu 3: Upload Gallery 5 ảnh sử dụng Lightroom
Câu 4: Upload Gallery 5 sử dụng công cụ Web.