Mục tiêu: Sản lượng thực tế đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng Sản lượng quốc gia Y: là giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một khoảng thời gia
Trang 1II MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ 3
1 Mục tiêu: Sản lượng thực tế đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng 3
2 Mục tiêu: Tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
4
3 Mục tiêu:Mức giá chung tương đối ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải 6
4 Mục tiêu: Cán cân thanh toán thuận lợi 7
III CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ 7
IV TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU 82 Tổng cung 8
2 Tổng cầu 9
Chương II:CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 10
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 10
1 Các quan điểm về sản xuất 10
2 Hệ thống tài khoản quốc gia SNA 11
II CÁCH TÍNH MỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ 121 Dòng chu chuyển kinh tế 12
2 Gía trị gia tăng 133 Tiết kiệm và đầu tư 13
4 Hàng tồn kho hay dự trữ 14
5 Khấu hao (De - Depreciation) 14
6 Chính phủ 14
7 Khu vực nước ngoài 16
III CÁC CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG SNA 171 Tổng sản phẩm quốc nội GDP 17
2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)193 Sản phẩm quốc nội ròng: NDP 19
Trang 24 Sản phẩm quốc dân ròng: NNP 20
5 Thu nhập quốc dân: NI206 Thu nhập cá nhân (PI) 207 Thu nhập khả dụng (DI) 20IV CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA GDP 21
Chương III: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA 22
I TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ ĐƠN GIẢN 221 Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm 22
2 Nhu cầu đầu tư 253 Hàm tổng cầu dự kiến hay tổng chi tiêu dự kiến 26
II XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 26
1 Các lý thuyết 262 Xác định mức sản lượng cân bằng 29
3 Phân biệt “dự kiến” và “thực tế” 30
III MÔ HÌNH SỐ NHÂN 311 Khái niệm về số nhân 312 Công thức tính 31
Chương IV: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG 33
I.TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 33
1 Thành phần thu-chi của ngân sách chính phủ 33
2 Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng 35
3 Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại 36
II XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 381 Cân bằng tổng cung và tổng cầu 38
2 Cân bằng tổng rò rỉ và tổng bơm vào 39
II.MÔ HÌNH SỐ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 391 Số nhân tổng quát 39
2 Các số nhân cá biệt 40
IV CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 41
1 Mục tiêu 41
2 Công cụ của chính sách tài khóa 41
3 Nguyên tắc hoạch định chính sách tài khóa 41
4 Định lượng cho chính sách tài khóa 42
Trang 35 Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế 42
6 Hạn chế khi thực hiện chính sách tài khóa 43
V Chính sách ngoại thương 431 Mục tiêu 43
2 Các công cụ của chính sách ngoại thương 43
Chương V: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 45
I TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 451 Tiền tệ 45
2 Hoạt động của ngân hàng 46
3 Cách tạo tiền và phá hủy tiền qua ngân hàng trung gian 474 Số nhân tiền ( k M)47
II THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 481 Cung tiền 48
2 Cầu tiền tệ 49
3 Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 50
4 Hàm đầu tư tư nhân theo lãi suất 50III.CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 50
1 Mục tiêu 50
2 Công cụ513 Nguyên tắc hoạch định chính sách 51
4 Định lượng cho chính sách tiền tệ 51
5 Những hạn chế của chính sách tiền tệ 51Chương VI:MÔ HÌNH IS-LM 53
I.THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA VÀ ĐƯỜNG IS 531 Khái niệm về đường IS 53
2 Cách hình thành đường IS 53
3 Phương trình đường IS 554 Sự chuyển dịch đường IS 55
II.THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƯỜNG LM 56
1 Khái niệm về đường LM 56
2 Sự hình thành đường LM 563 Phương trình đường LM 57
4 Sự dịch chuyển đường LM 57
Trang 4III TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 58
1 Sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ 582 Tác động của chính sách tài khóa 59
3 Tác động của chính sách tiền tệ 59
4 Tác động hỗn hợp của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 60
Chương VII: MÔ HÌNH TỔNG CUNG TỔNG CẦU 62
I TỔNG CẦU 621 Tác động của sự thay đổi giá cả đối với đường LM 622 Sự hình thành đường AD 63
3 Sự dịch chuyển của đường AD 644 Phương trình đường AD 64
II TỒNG CUNG 651 Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn (SAS) 65
2 Hình thành đường tổng cung dài hạn LAS 66
CHƯƠNG VIII: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 67
I.LẠM PHÁT 67
1 Khái niệm 672 Phân loại lạm phát 683 Nguyên nhân gây ra lạm phát 684 Tác động của lạm phát70
5 Biện pháp giảm lạm phát 70II.THẤT NGHIỆP 71
1 Khái niệm 71
2 Các dạng thất nghiệp 713 Tác hại của thất nghiệp 71
III.MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 72
1 Đường cong Phillips ngắn hạn (SP) 72
2 Đường cong Phillips dài hạn (LP) 72
I.THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 741 Các khái niệm 74
2 Các hệ thống tỷ giá hối đoái 753 Tỷ giá hối đoái thực (er) 75
4 Tỷ giá cân bằng sức mua PPP 75
Trang 5II.CÁN CÂN THANH TOÁN 761 Khái niệm 76
2 Tài khoản vãng lai (CA) 773 Tài khoản vốn(K) 77
4 Sai số thống kê EO 78
5 Khoản tài trợ chính thức OF 78
6 Đường BPSự hinh thành đường BP 78
III CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 80
1 Cân bằng bên trong và bên ngoài 80
2 Tác động của các chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở 813 Tác động của các chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở 824 Tác động của chính sách ngoại thương 83
Trang 6Chương I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
Yêu cầu: Chương này giới thiệu cho sinh viên những vấn đề mà kinh tế vĩ mô quan tâm; các chính sách; cũng như các công cụ chủ yếu để phân tích vĩ mô; mô hình tổng cầu tổng cầu
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM1 Kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng
hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm (đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực, nguồnvốn…) để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọithành viên trong xã hội
2 Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở giác độ chi tiết, bộ phận riêng
lẽ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải sự hìnhthành và vận động của giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua
các biến số: tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiềntrong nền kinh tế…; trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách
khách quan và khoa học
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách
giải quyết các vấn đề kinh tế
4 Ba vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế.
4.1 Ba vấn đề cơ bản
Xuất phát từ khả năng sản xuất của nền kinh tế bị giới hạn, trong khi nhu cầucủa con người là vô hạn, buộc các quốc gia phải giải quyết 03 vấn đề cơ bản:
Sản xuất sản phẩm gì?
Trang 7 Sản xuất bằng phương pháp nào? Phân phối sản phẩm cho ai?
4.2 Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản
Tạo ra sự độc quyền. Thông tin không cân xứng giữa người sản xuất và người tiêu dùng
4.2.3 Hệ thống kinh tế chỉ huy (kế hoạch):
03 vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh do ủy ban kế hoạch nhà nước ban hành
Trang 8II MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là sự hoạt động hiệu quả, công bằng, ổn định vàtăng trưởng của nền kinh tế, được thể hiện bẳng bốn mục tiêu cụ thể như sau
1 Mục tiêu: Sản lượng thực tế đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng
Sản lượng quốc gia (Y): là giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng mà một quốc
gia có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định Nếu theo hệ thống các tàikhoản quốc gia (SNA) thì sản lượng quốc gia được thể hiện bằng các chỉ tiêu nhưGDP, GNP, Trong thực tế, xét tại một thời điểm nào đó, sản lượng quốc gia có thểtăng, giảm nhanh hay chậm, nhưng thời gian dài thì nó thường có xu hướng tăng lên
Sản lượng quốc gia tiềm năng (Yp) là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt
được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải
Trong thời gian, các nguồn lực trong nền kinh tế có khuynh hướng tăng lên, nênYp cũng có khuynh hướng tăng lên
Sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng tạo ra các lỗ hổngsản lượng, bao gồm lỗ hổng suy thoái và lỗ hổng lạm phát
Lỗ hổng suy thoái xuất hiện khi sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng tiềm năng.Lỗ hổng lạm phát xuất hiện khi sản lượng thực vượt mức sản lượng tiềm năng.Các nhà kinh tế cũng đưa ra khái niệm chu kỳ kinh doanh để mô tả sự thăngtrầm của sản lượng thực
Chu kỳ kinh doanh có thể được định nghĩa là sự biến động của sản lượng thực
dao động xoay quanh sản lượng tiềm năng (sản lượng thực theo xu hướng) Độ dài củachu kỳ kinh doanh thường không xác định được vì các cú sốc trong nền kinh tế khôngtheo quy luật, nó có thể kéo dài trong hàng chục năm cũng có khi vài năm
Một chu kỳ kinh doanh bao gồm bốn thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưngthịnh, suy thoái, đình trệ và phục hồi
Trang 9Hình 1.1: Chu kỳ kinh doanh
Điểm A là điểm hưng thịnh, đỉnh của chu kỳ Tại B thời kỳ suy thoái bắt đầu vàtiếp tục đến khi đình trệ Tại C, đó là đáy của nền kinh tế Sau đó là thời kỳ phục hồi,bắt đầu tại D cho đến khi thời kỳ phục hưng tiếp sau tại E – một chu kỳ mới bắt đầu
Giữa mức sản lượng cao làm tăng tỷ lệ lạm phát và mức sản lượng thấp làm tỷlệ thất nghiệp tăng cao, thì sản lượng đáng mong muốn là mức trung dung giữa hai tháicực đó, một mức sản lượng không quá cao để tỷ lệ lạm phát vừa phải và cũng khôngthấp để tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên Đó là mức sản lượng mà các nhà kinh tế gọilà sản lượng tiềm năng hay sản lượng xu hướng
2 Mục tiêu: Tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mứctự nhiên.
Thực ra trong mục tiêu thứ nhất về sản lượng đã bao hàm cả mục tiêu này, vìrằng sản lượng thực có mối quan hệ chặt chẽ với mức nhân dụng, nhưng việc tách biệtnó thành mục tiêu riêng để phân tích cũng là cần thiết Một nền kinh tế toàn dụng hayđầy đủ công ăn việc làm, điều đó không có nghĩa là trong nền kinh tế đó không cóngười thất nghiệp hay nói cách khác không có một nền kinh tế nào có tỷ lệ thất nghiệpở mức bằng không Ví dụ có thời kỳ nền kinh tế Mỹ toàn dụng ở mức thất nghiệp xấpxỉ 6%
Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm của người trong độ tuổi lao động cóđăng ký tìm việc và sẵn sàng làm việc
Chu kỳ KDY
YAaY
P0
YPY
EY
D
CB
BA
tt2
t1t0
Trang 10Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả nănglao động có việc làm hay chưa có việc làm đang đăng ký tìm việc làm.
Lý do khiến người ta không tìm được việc làm lại là tiêu chí để xếp họ vào mộtloại thất nghiệp cụ thể, bao gồm các dạng
(1) Thất nghiệp tạm thời và dai dẳng: là mức thất nghiệp tối thiểu không thể loại trừ
trong một xã hội năng động Đó là: học sinh, sinh viên mới ra trường, những ngườithất nghiệp do chuyển việc hay thay đổi nơi cư trú
(2) Thất nghiệp cơ cấu: đề cập đến con số thất nghiệp do nền kinh tế chuyển đổi cơ
cấu, tạo ra sự không đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội làm việc
(3) Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp xuất hiện trong những thời kỳ nền kinh tế
suy thoái hay đình trệ, vì vậy số lao động bị sa thải Do đó thất nghiệp chu kỳ còngọi chung là thất nghiệp bắt buộc
Tóm lại: nếu nền kinh tế chỉ tồn tại hai dạng thất nghiệp đầu là thất nghiệp tạm
thời và thất nghiệp cơ cấu thì xem đã toàn dụng nhân công, hay nói cách khác đang ởmức thất nghiệp tự nhiên Như vậy khi nào tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thấtnghiệp tự nhiên thì mới xuất hiện mức thất nghiệp chu kỳ
Mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ lệ thất nghiệp
Quy luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế (Y)với tỷ lệ thất nghiệp thực tế (U) Có hai cách tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế phổ biến là:
Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus
Khi sản lượng thực tế (Y ) thấp hơn sản lượng tiềm năng (YP ) 2% thì tỷ lệ thấtnghiệp thực tế tăng thêm 1%so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un)
Công thức tính
Khi tốc độ tăng của Y tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp=2,5%, thì U giảm bớt1% so với thời kỳ trước đó
Công thức tính
Trang 11Với: Ut: tỷ lệ thất nghiệp năm tU0: tỷ lệ thất nghiệp năm gốc.g: Tốc độ tăng trưởng của Y.p: tốc độ tăng của Yp
Trong đó:
Yt: Sản lượng thực năm tY0: Sản lượng thực năm gốc
Ypt: Sản lượng tiềm năng năm tYpo: Sản lượng tiềm năng năm gốc
Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng sản lượng quốc gia thực của nền kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ phần trăm gia tăng hằng năm của sản lượng
quốc gia thực, hay của thu nhập bình quân đầu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính:
100*
11
ttt
YYg
gt: là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm tYt-1: sản lượng thực năm t – 1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (g) trong giai đoạn ( 1-t ) đượctính:
100*)1(1
11t t t
YYg
3 Mục tiêu:Mức giá chung tương đối ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong mộtkhoảng thời gian nhất định
Tỷ lệ lạm phát hàng năm (If hay π ) của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tănglên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước đó
Trang 12Với Pt là chỉ số giá năm tP t-1 : là chỉ số giá năm t-1Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:
Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con sốLạm phát phi mã còn gọi là lạm phát hai, ba số nghĩa là tỷ lệ tăng mức giáchung từ 10% đến 1000%
Siêu lạm phát hay lạm phát bốn số trở lên, nghĩa là tỷ lệ lạm phát lớn hơn1000%
4 Mục tiêu: Cán cân thanh toán thuận lợi
Cán cân thanh toán là bảng ghi chép một cách có hệ thống các giao dịch củacông dân và chính phủ một nước với công dân và chính phủ của một nước khác Nóicách khác cán cân thanh toán được lập nên là để tóm tắt các giao dịch tài chính củamột nước với thế giới bên ngoài,
Cán cân thanh toán có thể ở một trong ba tình trạng:Cán cân thanh toán cân bằng khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ngang bằngvới lượng ngoại tệ đi ra
Cán cân thanh toán thặng dư khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước nhiều hơnngoại tệ đi ra
Cán cân thanh toán thâm hụt khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ít hơn lượngngoại tệ đi ra
Tình trạng cán cân thanh toán phản ánh kho dự trữ quốc tế một nước, dự trữquốc tế của ngân hàng trung ương sẽ tăng (giảm) khi cán cân thanh toán thặng dư(thâm hụt)
III CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ
Các chính sách kinh tế vĩ mô chính là các công cụ điều tiết nền kinh tế baogồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sáchthu nhập
Trang 13Chính sách tài khóa có thể tăng sản lượng và số việc làm, bằng cách chính phủtăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế suất Ngược lại để kiềm chế lạm phát, chính phủ cóthể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế suất.
Chính sách tiền tệ tác động đến hai biến số kinh tế chủ yếu là cung tiền và mứclãi suất
Chính sách ngoại thương: tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanhtoán thông qua chính sách về tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch…
Chính sách thu nhập: bao gồm chính sách giá cả và chính sách tiền lương
IV TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU2 Tổng cung
Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các doanhnghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong mộtkhoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định
Tổng cung trong ngắn hạn SAS thường có dạng như chữ L ngược (đồ thị hình 1.2)
Hình 1.2: Tổng cung trong ngắn hạn (AS)
Tổng cung trong dài hạn (LAS) sẽ là một đường thẳng đứng tại mức sản lượngtiềm năng
SASY
C
BA
YP
P2
P1P0
max
Trang 14Hình 1.4: Tổng cầu
Hình 1.3: Tổng cung trong dài hạn2 Tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế
(dân cư, doanh nghiệp, Chính phủ và nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung
trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.Đường tổng cầu dốc xuống về phải thể hiện mối quan hệ nghịch biến với mức giáchung hay chỉ số giá Mức giá chung tăng lên người ta sẽ giảm lượng cầu về các hànghóa và dịch vụ
LASB
A
YYP
P2P
1
P
ADB
A
YP
P2
Y2P1
Y1
Trang 15Chương II:CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được các vấn đề sau:- Các khái niệm của các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường sản lượng quốc gia và ý
nghĩa trong phân tích kinh tế.- Các phương pháp tính toán, đo lường tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân theo
các mức giá khác nhau.- Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và các đồng
nhất thức kinh tế vĩ mô.Các cách tính sản lượng quốc gia được dùng để ước lượng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế
Ở Mỹ, sản lượng quốc gia được tính bởi cục phân tích kinh tế (BEA) ở Việt Nam, sản lượng quốc gia được tính bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị, các tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các cục thống kê tỉnh, thành
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN1 Các quan điểm về sản xuất
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều tính sản lượng quốc gia theo hệ thống tàikhoản quốc gia (SNA – System of National Accounts) với quan điểm về sản xuất làtạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội
Để có quan điểm sản xuất rộng rãi và đầy đủ như trên, nền kinh tế thế giới trảiqua một quá trình phát triển lâu dài Vào thế kỷ 16, những người theo phái trọng nôngchỉ nhìn nhận ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vì tạo ra sản phẩm thuần tăng
Đến thế kỷ thứ 18, trường phái cổ điển cho rằng sản xuất là những ngành phảitạo ra sản phẩm hữu hình có thể nhìn thấy được, sờ mó được Theo quan điểm này chỉmột số ngành như công, nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng là được tính vào sảnlượng quốc gia
Sau đó, Karl Marx mở rộng quan điểm của trường phái cổ điển với định nghĩasản xuất bao gồm những ngành sản xuất các sản phẩm hữu hình và một số ngành sảnxuất dịch vụ phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất Quan điểm này là cơ sở để hình
Trang 16thành hệ thống sản xuất vật chất (MPS – Material Production System) được các nướcxã hội chủ nghĩa sử dụng để tính sản lượng quốc gia.
2 Hệ thống tài khoản quốc gia SNA
Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System ò National Accounts) được sửdụng đầu tiên trên thế giới năm 1940
Ở Việt Nam, hệ thống tài khoản quốc gia được thực hiện đầu tiên năm 1993 vàđược tính trở lại cho cả thời kỳ 1986 – 1992, và chính thức áp dụng từ năm 1996, thaycho cách tính chỉ tiêu tổng hợp như Tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân theoMPS
2.1 Các chỉ tiêu trong SNA
Các chỉ tiêu theo lãnh thổ hay các chỉ tiêu quốc nội bao gồm: Tổng sản phẩmquốc nội (GDP) và sản phẩm quốc nội ròng (NDP)
Các chỉ tiêu theo sở hữu hay các chỉ tiêu quốc gia bao gồm: Tổng sản phẩmquốc gia (GNP), sản phẩm quốc nội ròng (NNP), thu nhập quốc gia (NI), thu nhập cánhân (PI) và thu nhập khả dụng (DI)
Trong hệ thống các chỉ tiêu trên, GDP và GNP là hai chỉ tiêu cơ bản nhất đểđánh giá thành quả kinh tế một nước Ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau:
2.2 Giá cả trong SNA
Đơn vị tính của các chỉ tiêu trong SNA là tiền, do đó vấn đề giá cả được đặt ra.Có 4 loại giá được sử dụng để tính các chỉ tiêu trong SNA là giá thị trường, giá cácyếu tố sản xuất, giá hiện hành và giá cố định Tùy thuộc vào mặt bằng giá mà chúng tacó các chỉ tiêu tương ứng
Nếu tính theo giá thị trường – còn gọi là giá tiêu thụ - là giá mà người muaphải trả, nó bao gồm cả thuế gián thu; thì chỉ tiêu được gọi là chỉ tiêu theo giá thịtrường Ví dụ GDP theo giá thị trường, ký hiệu là GDPmp hay GDP
Nếu tính theo giá sản xuất hay còn gọi là chi phí của các yếu tố sản xuất – giámà người bán thực nhận – thì chỉ tiêu tính được gọi là chỉ tiêu theo giá sản xuất haychỉ tiêu theo chi phí yếu tố Ví dụ NDP theo chi phí yếu tố ký hiệu là NDPfc Chỉ tiêutheo chi phíyếu tố sản xuất và chỉ tiêu theo giá thị trường chỉ lệch nhau phần thuế giánthu (Ti)
Trang 17Ví dụ: GDPfc = GDP mp - Ti
Nếu tính theo giá hiện hành – giá của năm sản xuất – thì chỉ tiêu tính được gọilà chỉ tiêu dnah nghĩa Ví dụ GDP của năm 2008 thì gọi là GDP danh nghĩa (theo giáthị trường) của năm 2008, ký hiệu GDPN 2008 hay GDP 2008
Nếu tính theo giá cố định – giá của năm được chọn làm gốc – thì chỉ tiêu tínhđược gọi là chỉ tiêu thực Ví dụ GDP của năm 2008 được tính theo giá năm được chọnlàm năm gốc ( ví dụ năm 2000) thì được gọi là GDP thực của năm 2008, ký hiệu làGDPR2008
2.3 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố có thể được tính từ việc trừ các khoản thuế gián thu(Ti) ra khỏi các chỉ tiêu theo giá thị trường
Ví dụ: GDPfc = GDP - Ti
GNPfc = GNP - Ti
Chỉ tiêu thực của một năm nào đó, có thể được tính bằng cách lấy chỉ tiêu danhnghĩa chia cho chỉ số giá của năm đó Chỉ tiêu thực được dùng để tính tốc độ tăngtrưởng kinh tế qua các năm
Mối quan hệ giữa GDP thực và GDP danh nghĩa được hiểu qua chỉ số điềuchỉnh lạm phát (hay chỉ số giảm phát) thoe GDP (Id) như sau:
Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thay đổi của giá cả ở một thời điểm nào đóso với năm gốc
Chỉ tiêu quốc gia có thể tính được bằng cách cộng thêm thu nhập yếu tố ròng từnước ngoài (NFFI) vào chỉ tiêu quốc nội tương ứng
II CÁCH TÍNH MỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ1 Dòng chu chuyển kinh tế
Chu chuyển kinh tế được định nghĩa như là sự trình bày đơn giản những mốiquan hệ giữa các tác nhân kinh tế khác nhau:
Trang 18Để có thể hiểu được các quan hệ này, các nhà kinh tế đã đưa ra 3 mô hình kinhtế là:
Nền kinh tế đơn giản: là nền kinh tế không có chính phủ, không có ngoạithương, nghĩa là nền kinh tế chỉ có 2 khu vực là các hộ gia đình và doanh nghiệp
Nền kinh tế đóng: nền kinh tế có chính phủ, không có khu vực nước ngoài, nềnkinh tế có ba khu vực đó là: các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ
Nền kinh tế mở: là nền kinh tế có chính phủ, ngoại thương; nền kinh tế có bốnkhu vực là: hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và khu vực nước ngoài
Để tính mức hoạt động của nền kinh tế (được ký hiệu là Y) ta có thể tính theomột trong ba cách sau:
- Tính tổng giá trị sản xuất.- Tính tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất- Tính tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
2 Gía trị gia tăng
Giá trị gia tăng (VA– Value Added) là lượng gia tăng trong giá trị hàng hóa dokết quả của quá trình sản xuất, nó là phần chênh lệch giữa giá trị sản lượng và giá trịsản phẩm trung gian
Vậy sản phẩm trung gian là gì? Câu trả lời sẽ rõ ràng khi nắm rõ các quy ước vềsản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng
Sản phẩm trung gian là sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của một quátrình sản xuất và được sử dụng hết trong quá trình sản xuất đó
Còn sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm mà người sử dụng cuối cùng mua,gồm hàng hóa hộ gia đình mua để tiêu dùng, hàng hóa doanh nghiệp mua để đầu tưsản xuất và hàng hóa dành cho xuất khẩu
3 Tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi chi dùng để mua hàng hóa haydịch vụ, nó dược xem là một khoản rò rỉ
Khoản rò rỉ khỏi dòng luân chuyển là lượng tiền mà các hộ gia đình nhận đượcnhưng không trở lại các hãng
Trang 19Theo định nghĩa tiêu dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tài sản tưbản dưới dạng hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng được gọi là đầu tư (I -investment) nó được xem là một khoản bơm vào (injection).
Khoản bơm vào dòng luân chuyển là lượng tiền các hãng nhận được, mà khôngbắt nguồn từ hộ gia đình
Khi Y biểu hiện cho tổng thu nhập thì một phần thu nhập này được các hộ giađình tiêu dùng (C) và phần còn lại sẽ là tiền tích lũy hay tiền tiết kiệm (S)
Y = C + S
4 Hàng tồn kho hay dự trữ
Theo quy ước trong tầm vĩ mô, những sản phẩm hiện được giữ lại để sản xuấthay tiêu dùng sau này được xem như một khoảng đầu tư Ví dụ: nếu một hộ gia đìnhchỉ mua một lượng ô tô có giá trị là 4000 USD, thì giá trị ô tô không bán được trongkỳ này là 1000 USD Lượng ô tô và tồn kho này được xem là một khoản đầu tư
5 Khấu hao (De - Depreciation)
Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất sẽ hao mòn theo thời gian Vì vậy mộtphần giá trị sản lượng của nền kinh tế phải được sử dụng để thay thế phần hao mòn đó.Phần giá trị này sẽ hình thành nên quỹ khấu hao và đầu tư lấy từ quỹ khấu hao nhằmmục đích thay thế các máy móc đã hư hỏng, gọi là khấu hao (De)
Do đó theo nguồn vốn đầu tư, đầu tư gồm có 2 loại là:Đầu tư ròng, ký hiệu là In là đầu tư dùng dể mở rộng năng lực sản xuất.Khấu hao, ký hiệu De, là đầu tư dùng nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có:
I = De + IN
6 Chính phủ
Trong khuôn khổ phân tích dòng chu chuyển kinh tế, nếu đưa thêm khu vựcchính phủ vào, thì sẽ có những yếu tố làm mở rộng mức hoạt động của nền kinh tế (cáckhoản bơm vào) Bên cạnh đó cũng có những yếu tố làm hạn chế mức hoạt động củacác tác nhân khác (các khoản rò rỉ), vì:
Trang 20(1) Chính phủ thu thuế từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp Các khoản thuế
gộp chung được ký hiệu là Tx, trong đó bao gồm 2 loại thuế trực thu và giánthu Việc phân chia này có thể được phân biệt theo cách đơn giản
(2) Thuế trực thu (Td) là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các thành phần
như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế tài sản, là những loại thuế mà người nộp thuế cũng là người chịu thuế
(3) Thuế gián thu hay thuế chi tiêu, ký hiệu Ti :là loại thuế đánh vào thu nhập
thông qua việc mua sám hàng hóa và dịch vụ gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế khai thác sử dụng tài nguyên, thuế trướcbạ là những loại thuế mà người nộp thuế không hoàn toàn là người chịu thuế
(4) Chính phủ chi mua hàng hóa và dịch vụ, ký hiệu Tr, là các khoản chi không
đòi hỏi phải đáp lại bằng việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ như chi trợ cấpthất nghiệp học bổng cho sinh viên, chi trợ cấp hưu trí, Các khoản này có thểxem như một khoản thuế ấm, chỉ biểu hiện sự tái phân phối thu nhập hiện có,nên không làm tăng mức hoạt động của nền kinh tế
(5) Thu nhập khả dụng, ký hiệu là Yd là phần còn lại của tổng thu nhập sau khi trừđi toàn bộ các khoản thuế và nhận lại các khoản chi chuyển nhượng
Nguồn thu từ thuế (Tx) trừ đi phần chi chuyển nhượng Tr được gọi là thuế ròng,Ký hiệu là T, Với T = Tx – Tr
Do vậy có thể viết đơn giản là Yd = Y – TKhi có chính phủ, thu nhập khả dụng mới là phần thu nhập mà các hộ gia đìnhcó thể sử dụng theo ý muốn (trong mô hình kinh tế đơn giản, không có chính phủ, thìtổng thu nhập cũng chính là thu nhập khả dụng, vì không có thuế và chi chuyểnnhượng), một phần trong thu nhập khả dụng được hộ gia đình tiêu dùng (C) và phầncòn lại được tiết kiệm (S)
Yd = C +SDo đó Y được thể hiện như sau: Y = C + S + T (1)Khi Y là tổng chi tiêu: Y = C + I + G (2)
Từ hai biểu thức (1) và (2) ta có: S + T =I + G
Trang 21Ý nghĩa của biểu thức trên: Tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào.Thuế Tx là một khoản rò rỉ, chi chuyển nhượng Tr là một khoản bơm vào và T (hiệusố của Tx và Tr) là một khoản rò rỉ vì Tr thường có giá trị nhỏ so với Tx Chi tiêu củachính phủ G làm tăng thêm mức hoạt động của nền kinh tế do đó nó mới là một khoảnbơm vào
Có thể viết lại biểu thức 7 theo cách khác là
Ý nghĩa biểu thức: Toàn bộ nguồn thu của chính phủ là thuế ròng (T) trừ đi toànbộ khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ G, thể hiện ngân sách của chinhphủ:
Ngân sách của chính phủ, ký hiệu là B, có thể: Cân bằng khi B = T – G = 0
Thặng dư khi B = T- G > 0 Thâm hụt khi B = T – G < 0
Trong mô hình kinh tế đóng: khi ngân sách nhà nước có thâm hụt, thì khu vựctư nhân phải có thặng dư để bù đắp khoản thâm hụt đó và ngược lại
7 Khu vực nước ngoài
Trong phân tích dòng chu chuyển của nền kinh tế mở, ta có mô hình kinh tếhoàn chỉnh với 4 tác nhân:
Các hộ gia đình. Các doanh nghiệp Chính phủ
Khu nước ngoàiCó khu vực nước ngoài có thêm các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩuXuất khẩu X là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nướcđược csc nước khác mua
Hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng mức hoạt động của nền kinh tế vì khi xuấtkhẩu được hàng hóa và dịch vụ sẽ tạo thêm một khoản tiền bơm vào nền kinh tế, làmtăng thu nhập trong nước,
Trang 22Nhập khẩu M là giá trị toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nướcngoài được mua vào trong nước.
Khi nhập hàng hóa và dịch vụ sẽ có thêm một khoản rò rỉ ra khỏi dòng chuchuyển kinh tế, làm giảm thu nhập trong nước
Khái niệm xuất khẩu ròng (NX) biểu thị phần chi tiêu ròng của nước ngoài đểmua hàng hóa và dịch vụ của chúng ta NX = X – M
Như vậy theo dòng chi tiêu, mức hoạt động của mô hình kinh tế tổng quát haymô hình kinh tế mở được thể hiện như sau:
Y = C + I + G + X – MKết hợp với đẳng thức: Y = C + S + T ta cóS + T + M = I + G + X
Ý nghĩa đồng nhất thức trên là tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơmvào Có khu vực nước ngoài có thêm một khoản bơm vào X và một khoản rò rỉ M
III CÁC CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG SNA1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuốicùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước, tính trong khoàng thời gian nhấtđịnh, thường là một năm
Trang 23(1) Theo giá trị sản xuất
Theo SNA, GDP theo ngành kinh tế được chia theo 3 khu vực chính:
Khu vực 1 bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (bao gồm cả khai thácvà nuôi trồng)
Khu vực 2 bao gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuấtvà phân phối điện khí đốt và nước, xây dựng
Khu vực 3 bao gồm thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy đồdùng các nhân và gia đình khách sạn và nhà hàng
Hệ thống phân loại đang sử dụng ở Việt Nam là hệ thống phân ngành kinh tếtiêu chuẩn của VN (VSIC được xây dựng trên hệ thống phân ngành kinh tế theo tiêuchuẩn quốc tế (ISIC)
VA: giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thuộc lãnh thổ nước đó được tập hợptheo 3 khu vực như phân tích trên Ví dụ khi tính GDP của Việt Nam theo dòng sảnxuất thì ta sẽ cộng giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp nằm trên lãnh thổ ViệtNam cho dù trong đó có doanh nghiệp do người nước ngoài sở hữu
(2) Theo dòng chi tiêu: xác định tổng cầu hay tổng chi tiêu trong nước:Trong đó:
C: chi tiêu cuối cùng của hộ gia đìnhG: chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ.I: Đầu tư của tư nhân
X và M: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Trang 24R: Thu nhập của người cho thuê tài sản:Tiền thuêi: Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi
De: Khấu hao mặc dù không phải là một loại thu nhập đúng nghĩa nhưngđó cũng là khoản chi phí nên được tính vào GDP
Ti: Thu nhập của Chính phủ: Thuế gián thuTrong đó π là lợi nhuận trước thuế (gộp) của các doanh nghiệp, thường đượcchia thành 3 phần:
Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Hiện là thuế suất thu nhập doanh nghiệp là25% của lợi nhuận gộp
Chia cổ tức cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại, không chia của doanh nghiệp Phần này dùng để lập quỹ dự
phòng hay để tái đầu tư, quỹ phúc lợi
2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là chỉ tiêu phản ảnh giá trị bằng tiền của toàn bộsản phẩm cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời giannhất địnhm thường là một năm
Cách tính: Nếu tính trực tiếp, GNP cũng được tính theo 3 cách như GDP nhưngcác số liệu phải được tập hợp theo sở hữu Cũng có thể tính gián tiếp qua GDP dựa vàomối quan hệ giữa hai chỉ tiêu quốc gia và quốc nội:
IFFI: Thu nhập yếu tố xuất khẩu chuyển vào, do xuất khẩu các yếu tố như laođộng, vốn, kỹ năng quản lý
OFFI: thu nhập yếu tố xuất khẩu chuyển ra nước ngoài, do nhập khẩu các yếutố sản xuất như: lao động, vốn, kỹ năng quản lý
NFFI: Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài.Thường thì tại nhiều nước kém phát triển, thì GDP sẽ lớn hơn GNP rất nhiều
3 Sản phẩm quốc nội ròng: NDP
Sản phẩm quốc nội ròng (NDP) là giá trị bằng tiền của phần giá trị mới tạo ratrên lãnh thổ của một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Trang 25Cách tính:
Trực tiếp: Theo dòng thu nhập:
Theo dòng chi tiêu:
5 Thu nhập quốc dân: NI
Thu nhập quốc dân (NI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập do công dân mộtnước tạo ra tính trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm Nó chính làsản phẩm quốc gia ròng theo giá sản xuất (NNPfc)
Cách tính:
Trực tiếp theo dòng thu nhập: NI = W + R + i + π + NFFITừ GDP
6 Thu nhập cá nhân (PI)
Thu nhập cá nhân (PI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập thực sự được chia chocác cá nhân, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Cách tính:
Trong đó: : là lợi nhuận dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệpvà lợi nhuận giữa lại không chia cho doanh nghiệp
7 Thu nhập khả dụng (DI)
Trang 26Thu nhập khả dụng (DI) là giá trị bằng tiền của phần thu nhập cuối cùng màdân chúng có thể sử dụng theo ý muốn cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định,thường là một năm.
Tỷ giá hối đoái hiện hành: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái hiện hànhtrên các thị trường tiền tệ quốc tế
Tỷ giá cân bằng sức mua: GDP được tính theo sự ngang giá của sức muacủa mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn lựa chọn
2 Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi để đo lương thành tự kinh tế của các quốc gianhưng giá trị của nó vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi Tài khoản quốc gia chỉ đượctính một số lĩnh vực hoạt động không chính thức Một số hoạt động của lĩnh vựckhông chính thức bao gồm cả buôn lậu cac hoạt động trái pháp luật không đượctính trong GDP
3 Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng việc tìm một chỉ tiêu khác thay thế GDP cũng rấtkhó khăn Một sự thay thế được biết đến là Chỉ số tiến bộ thật sự GPI và chỉ tiêuphúc lợi kinh tế ròng NEW
Trang 27Chương III: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN
I TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ ĐƠN GIẢN1 Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm
Trong mô hình lý thuyết, thì Yd = Y- T và thu nhập khả dụng sẽ được phân bổcho tiêu dùng và tiết kiệm Yd = C + S, với giả định không có chính phủ nên thuế ròngT = 0 có nghĩa là Yd = Y cho phép chúng ta viết Y = C + S
Tiêu dùng C là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua các tư liệu tiêu dùngnhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân
Nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc vào các nhân tố như: thu nhậpkhả dụng Yd ; của cải hay tài sản (W) lãi suất r
Khuynh hướng tiêu dùng trung bình APC là tỷ lệ phần trăm tiêu dùng chiếmtrong thu nhập khả dụng
APC = C/Yd
Khuynh hướng tiết kiệm trung bình APS là tỷ lệ phần trăm tiết kiệm trong thunhập khả dụng
APS = 1 - APCKhuynh hướng tiêu dùng biên ký hiệu MPC là phần tiêu dùng tăng thêm khi thunhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị
Trang 28Khuynh hướng tiết kiệm biên, MPS là phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhậpkhả dụng tăng thêm 1 đơn vị
Suy ra MPS = 1 – MPCDựa vào quy luật ngẫu nhiên và phân tích tâm lý của người tiêu dùng Keynesđưa ra 3 nhận định định để phỏng đoán hàm tiêu dùng
Quy luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng là khi thu nhập tăng, người tiêudùng sẽ quyết định tăng tiêu dùng nhưng mức tăng ít hơn mức tăng thu nhập cónghĩa là khuynh hướng tiêu dùng biên MPC có giá trị 0< MPC < 1
Khuynh hướng tiêu dùng trung bình APC có xu hướng giảm khi thu nhập Yd
tăng. Thu nhập khả dụng là nhân tố quan trọng nhất quyết định tiêu dùng và tiết kiệm
của các hộ gia đình Khi thu nhập khả dụng tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệmcủa các hộ gia đình cũng tăng lên và ngược lại:C = f (Yd)
Tất cả các yếu tố như thu nhập khả dụng, lãi suất, tài sản đều có vai trò vàmức ảnh hưởng nhất định đến tiêu dùng và tiết kiệm tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp vàquan trọng nhất vẫn là thu nhập khả dụng
Do vậy hàm tiêu dùng và tiết kiệm sẽ được xây dụng trong mối quan hệ với thunhập khả dụng
C = f (Yd)S = f (Yd)Hàm tiêu dùng C phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng ở mỗi mức thunhập khả dụng của các hộ gia đình
Dựa vào số liệu có sẵn về thu nhập khả dụng và tiêu dùng qua nhiều năm nhiềukỳ, bằng phương pháp hồi quy tuyến tính chúng ta xây dựng hàm tiêu dùng có dạngtổng quát như sau:
C = C0 + CmYd (Cm>= 0)
Trang 29Về mặt ý nghĩa trong phân tích kinh tế: C0 được gọi là tiêu dùng tự định là mứctiêu dùng tối thiểu độc lập với thu nhập khả dụng Nói cách khác nều trong giai đoạnnào đó không có thu nhập Yd = 0 các hộ gia đình cũng phải tiêu dùng một mức tốithiểu C0 bằng cách đi mượn hay tiêu vào khoản tiết kiệm.
Cm là tiêu dùng biên hay được gọi đầy đủ là khuynh hướng tiêu dùng biên MPC,phản ánh mức thay đổi của tiêu dùng khi Yd thay đổi 1 đơn vị:
Nếu C > Yd thì S < 0; hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn thu nhập của họ Điềunày cũng đúng với những người đang nghỉ hưu họ tiêu dùng vào tài sản hiện có haytiền tiết kiệm và cũng đúng đối với những người kỳ vọng vào thu nhập cao trongtương lai, nên vay tiền để tiêu dùng trong hiện tại (hình 3.1)
Hàm tiết kiệm phản ánh mức tiết kiệm dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhậpkhả dụng của các hộ gia đình
Dựa vào mối quan hệ đã phân tích, hàm tiết kiệm được suy ra từ hàm tiêu dùngnhư sau:
S= Yd – C
Trang 30Hàm tiết kiệm có thể viết lại tương tự như cách chúng ta định dạng cho hàmtiêu dùng Ta đặt S0 = - C0 và Sm = 1 - Cm thì
Trong đó S0 được gọi là tiết kiệm tự định, là mức tiết kiệm độc lập với thu nhậpkhả dụng Khi Yd = 0 các hộ gia đình muốn tiêu dùng một lượng tối thiều C0 sẽ phảivay mượn hay tiêu vào khoản tiết kiệm lúc đó S có giá trị âm (S = S0 < 0)
Sm hay MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên (hay tiết kiệm biên) phản ánh mứcthay đổi của tiết kiệm khi Yd thay đổi 1 đơn vị
2 Nhu cầu đầu tư
Trong kinh tế học, đầu tư được đề cập là đầy tư vật chất mua bán tài sản vốn,không nói đến đầu tư tài chính (mua bán cổ phiếu) Đầu tư vừa ảnh hưởng đến tổngcầu trong ngắn hạn vừa ảnh hưởng đến tổng cung trong dài hạn
Đầu tư chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: lãi suất (r); sản lượng quốc gia(Y), thuế t, kỳ vọng nhà đầu tư (E)
I = f (r, Y, t, E ).Lãi suất (r): lãi suất là chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho vốn vay; hay lãi suấtlà chi phí cơ hội của vốn mà nhà đầu tư tự bỏ ra Đầu tư có quan hệ nghịch biến với lãisuất
Sản lượng quốc gia Y: đầu tư đồng biến với sản lượng quốc gia.Thuế suất t: cũng tác động đến đầu tư tương tự như lãi suất Khi thuế suất tănglên, nhu cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại
Hàm đầu tư
Hàm đầu tư phản ánh mức đầu tư dự kiến tương ứng ở mỗi mức sản lượng quốcgia Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hàm đầu tư là hàm đồng biến phụthuộc với sản lượng
I = f (Y)Hàm đầu tư có dạng I = I0 + ImYI0 là đầu tư tự định
Trang 31Im (MPI) là khuynh hướng đầu tư biên (đầu tư biên) phản ảnh mức thay đổi củađầu tư khi sản lượng Y thay đổi 1 đơn vị
3 Hàm tổng cầu dự kiến hay tổng chi tiêu dự kiếnAD = f (Y)
Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản chỉ có hộ gia đình và các doanh nghiệp: AD = C + I
Trong đó: C = C0 + CmYd
Do không có chính phủ nên C = C0 + CmYNhu cầu đầu tư I = I0 + ImY
Khi đó AD = C0 + I0 + (Cm + Im)YTrong đó C0 + I0 là tung độ góc của AD là phần tổng cầu tự định hay chi tiêu tựđịnh, ký hiệu là A0 phản ánh mức tổng chi tiêu độc lập với sản lượng Y
Và Cm + Im: là hệ số góc của hàm AD, là tổng cầu biên hay tổng chi tiêu biên,được ký hiệu là Am phản ánh mức tổng cầu dự kiến khi Y thay đổi 1 đơn vị
Chúng ta có thể viết lại hàm tổng cầu dưới dạng:
AD = A0 + AmYTổng cầu là hàm tuyến tính phụ thuộc và đồng biến với sản lượng quốc gia.Qua hàm tổng cầu chúng ta biết mức độ bị ảnh hưởng của tổng chi tiêu dự kiến khi thunhập quốc gia thay đổi và những thay đổi trong các yếu tố tự định liên quan khác
II XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA1 Các lý thuyết.
Mặc dù cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều lý thuyết kinh tế vĩ mô khác nhauvề việc xác định sản lượng quốc gia nhưng tập trung lại có hai vấn đề có thể được coilà cơ sở cho những tranh luận lâu dài trong kinh tế vĩ mô
Trang 32Một là nền kinh tế có những cơ chế nội tại đủ mạnh để duy trì mức toàn dụnglao động thông qua quá trình điều chỉnh tự động hay không?
Hai là vai trò của chính phủ trong hệ thống đó.Đây cũng có thể coi là cuộc tranh luân của những người theo trường phái cổđiển và những người theo trường phái của Keynes Do đó chúng ta sẽ tập trung phântích các tiền đề ý nghĩa và hạn chế của hai mô hình lý thuyết xác định sản lượng quốcgia của hai trường phái này
1.1 Quan điểm cổ điển
Trong điều kiện tự do cạnh tranh thì giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt,nghĩa là chúng biến động nhanh chống để lập lại sự cân bằng giữa tổng cung và tổngcầu
Đường tổng cung hoàn toàn thẳng đứng Mọi sự biến động của tổng cầu chỉ cóthể làm tăng hoặc giảm mức giá chung chứ không làm thay đổi sản lượng
Đồ thị:
Hình 3.1: Tổng cung và cầu theo phương pháp cổ điển
Ý nghĩa của mô hình cổ điển:
Nền kinh tế luôn đạt trạng thái toàn dụng nhân công.Chính sách kinh tế của chính phủ không có tác dụng Chính phủ không nên canthiệp vào nền kinh tế mà nên để thị trường tự điều chỉnh
Nhược điểm của mô hình cổ điển:
Trang 33Không giải thích được tình trạng thất nghiệp cao trong những năm 1930.Không giải thích được sự sụt giảm mức sản lượng do sự chậm biến động củagiá cả và tiền lương.
1.2 Quan điểm của Keynes
Giá cả và tiền lương không hoàn toàn linh hoạt do:Tiền lương được quy định theo hợp đồng dài hạn.Giá cả một số mặt hàng do Chính phủ quy định.Sức ỳ của các tổ chức lớn có quyền quyết định giá một số sản phẩm.Mô hình suy thoái của Keynes: Đường tổng cung hoàn toàn nằm ngang Sản lượng cânbằng có thể xác định dưới mức sản lượng tiềm năng khi tổng cầu sụt giảm
Đồ thị:
Hình 3.2: tổng cầu tổng cầu theo mô hình Keynes
Ý nghĩa của mô hình Keynes:
Thất nghiệp có thể xảy ra, thậm chí có thể kéo dài trong một khoảng thời gian.Vai trò của chính phủ là quan trọng: bằng cách kích thích tổng cầu qua chínhsách kinh tế, mức sản lượng có thể được nâng lên
Nhược điểm của Keynes: Không giải thích tình trạng nền kinh tế vừa suy thoái
vừa có lạm phát cao
AD
1
AD2P
AS
P
YYP
Trang 34Cho đến nay kinh tế học Keynes vẫn là kinh tế vĩ mô cơ bản được giảng dạy ởcác trường nhưng có kế hợp với các trường phái cổ điển Đường tổng cung theoKeynes được hiểu là tổng cung ngắn hạn SAS.Trong dài hạn, tổng cung trở nên thẳngđứng như phân tích của phái cổ điển.
Vấn đề lý thuyết vĩ mô trong tài liệu này sẽ bắt đầu phân tích từ mô hình đơngiản nhất của Keynes phát triển theo trường phái này cho đến khi mô hình đượcchuyển sang phân tích dài hạn với sự thay đổi của giá cả và tiền lương ở chương VII
Dựa trên các tiền đề tổng quát của Keynes: trong ngắn hạn tổng cung AS chínhlà mức sản lượng được cung ứng AS = Y Trên đồ thị có trục đứng là trục AS, trụcngang là trục Y, đường tổng cung AS sẽ là đường thẳng dốc lên từ gốc tọa độ 0, hợpvới trục ngang một gốc 450
Tổng cầu AD là tổng hợp nhu cầu dự kiến về hàng hóa của tất cả các tác nhântrong nền kinh tế
2 Xác định mức sản lượng cân bằng
Có hai cách xác định sản lượng cân bằng quốc gia:
2.1 Xác định sản lượng cân bằng dựa vào mối quan hệ tổng cung và tổng cầu
Theo định nghĩa sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó sản lượng cung ứngAS = Y bằng mức tổng cầu dự kiến AD Vì vậy mức sản lượng cân bằng được xácđịnh như sau:
Tổng cung AS = Y Tổng cầu AD = C + I = A0 + AmYMức sản lượng cân bằng được xác định khi :
Với A0 = (C0 + I0)Am = Cm + Im
Đồ thị:
Trang 35Hình 2.3: Sản lượng cân bằng tổng cung bằng tổng cầu2.2 Xác định sản lượng cân bằng bằng mối quan hệ giữa đầu tư tiết kiệm
Theo định nghĩa Yd = C + STheo giả định không có chính phủ nên: Yd = Y
Y = C + S (1)Điều kiện để xác sản lượng cân bằng:
Y = C + I (2)Từ (1) và (2) : I = S biểu thức này thể hiện điều kiện cân bằng khác là sản lượngcân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng mức tiết kiệm dự kiến bằng tổng mức đầu tưdự kiến
Với S = - C0 + Sm Y (vì giả định không có chính phủ Y = Yd)Và I = I0 + ImY
Giải phương trình S = I- C0 + Sm Y = I0 + ImYTa cũng có kết quả về mức sản lượng cân bằng
3 Phân biệt “dự kiến” và “thực tế”
Trong phân tích chương 2 tổng tiết kiệm luôn bằng tổng đầu tư Như vậy cần xem xétquá trình điều chỉnh số dự kiến về số thực tế diễn ra như thế nào
Trang 36Cdk = Ctt dk:dự kiếnSdk = Stt tt: Thực tế
Các trường hợp có thể xảy ra:
Sản lượng thực tế > sản lượng cân bằng dự kiến
Itt = Stt ; Idk< Sdk : Hàng tồn kho tăng ngoài dự kiến Sản lượng thực tế < sản lượng cân bằng dự kiến
Itt = Stt ; Idk> Sdk : Hàng tồn kho giảm so với dự kiến Sản lượng thực tế = sản lượng dự kiến
Itt = Stt ; Idk = Sdk : Hàng tồn kho bằng mức dự kiến.Trong mô hình lý thuyết xác định sản lượng cân bằng theo Keynes là mô hìnhtrọng cầu: tổng cầu quyết định mức sản lượng cân bằng Hay nói cách khác, sản lượngcân bằng chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của tổng cầu Keynes đã chứng minh đượcrằng khi tổng cầu tự định thay đổi thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi theo cấp số nhânmức thay đổi của tổng cầu Điều này sẽ được giải thích qua mô hình số nhân
III MÔ HÌNH SỐ NHÂN1 Khái niệm về số nhân
Số nhân (k)là hệ số phản ánh mức sản lượng thay đổi của sản lượng cân bằng (
Trang 38Chương IV: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH
kinh tế trở về trạng thái sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng
I TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
Tổng cầu AD trong nền kinh tế mở gồm có 4 thành phần:Tiêu dùng dự kiến của hộ gia đình C
Đầu tư dự kiến của doanh nghiệp IChi tiêu dự kiến của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ GXuất khẩu ròng dự kiến NX: là chênh lệch giữa giá trị hàng xuất khẩu và nhậpkhẩu dự kiến M: NX = X –M
Hai thành phần C và I đã được nghiên cứu kỹ trong chương 3 nên chúng ta chỉnghiên cứu hai thành phần còn lại của tổng cầu là G và NX
1 Thành phần thu-chi của ngân sách chính phủ
Chi ngân sách của chính phủ được chia làm hai loại:
Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ G Trong chi tiêu G gồm có 2 bộphận: chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) và chi đầu tư của chính phủ(Ig)
Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền chính phủ chi cho một đối tượng nào đómà không cần có hàng hóa và dịch vụ đối ứng: chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cấpngười già và người khuyết tật, trợ cấp học bổng…
Hàm G theo sản lượng Y
Trang 39Hàm G phản ánh mức chi tiêu dự kiến của chính phủ ở mỗi mức sản lượng quốcgia.
Trong dài hạn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào sản lượng quốc gia: G = f(Y)Tuy nhiên trong ngắn hạn chính phủ sẽ quyết định chi tiêu ngân sách dựa vào nhucầu của mình mà không phụ thuộc vào sản lượng quốc gia Như vậy trong ngắn hạn cảG và Tr đều độc lập với Y và có dạng:
G = G0
Tr = Tr0
Thu ngân sách:Nguồn thu của chính phủ từ các khoản sau:Thuế: gồm các loại thuế gián thu và thuế trực thu Đây là nguồn thu chính, lớn vàổn định của ngân sách quốc gia
Phí và lệ phíCác khoản nhận viện trợ từ nước ngoàiNgoài ra để tiện hạch toán, người ta quy ước xem các khoản vay trong nước và vaynước ngoài của chính phủ là bộ phận của tổng thu ngân sách
Trong các nguồn thu nêu trên thì nguồn thu quan trọng ổn định và lớn nhất củangân sách chính phủ là nguồn thu từ thuế Ba bộ phận còn lại tương đối nhỏ và khôngổn định; nên để đơn giản trong phân tích ta coi như nguồn thu ngân sách là thuế
Hàm thuế ròng T theo biến sản lượng YHàm thuế ròng T phản ánh mức thuế ròng dự kiến thu của chính phủ tương ứng ởmỗi mức sản lượng quốc gia Y
Thuế ròng là thuế thực thu của ngân sách, là chênh lệch giữa tổng mức thuế thu(Tx) với chi chuyển nhượng (Tr)
Trang 40Tx = Tx0 + TmY Tx0 : Thuế tự định (Thuế khoán) Tm : Thuế biên (MPT) là phần thuế thu tăng thêm khi thu nhập quốc gia (Y)
tăng thêm 1 đơn vị
Tm= MPT=
YTx
vì Tm>0
Như vậy :
T = Tx – TrT = (Tx0 – Tr0) + TmY
T = T0 + TmYvới T0 = Tx0 – Tr0
T0 là thuế ròng tự định, Tm vừa là thuế biên, vừa là thuế ròng biên vì:
YTYTxTm
Tm cho biết mức thay đổi của thuế (hoặc thuế ròng) khi thu nhập thay đổi 1 đơn vị
Tình hình ngân sách chính phủ B
Khi so sánh giữa thu và chi ngân sách sẽ cho ta biết tình trạng ngân sách củachính phủ
B = T – GBa trường hợp có thể xảy ra Khi thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách: T > G thì B > 0 ngân sách bội thu
(thặng dư). Khi thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân sách: T < G thì B < 0 ngân sách bội chi
(thâm hụt) Khi thu ngân sách bằng chi ngân sách: T = G thì B = 0 ngân sách cân bằng
2 Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng
Tiêu dùng là hàm phụ thuộc và đồng biến với thu nhập khả dụng (Yd) và có dạng: Trước thuế ròng:
C = C0 + Cm Yd = C0 + CmY (vì Yd = Y – T và T = 0) Sau khi có thuế ròng, với : T = T0 + TmY
C = C0 + CmYd