1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Tác giả Phạm Thị Mai Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, kỳ vọng của cha mẹ dành cho con của họ được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, những điều mà cha mẹ có con là học sinh trung học cơ sở thường quan t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ MAI DUNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA KỲ VỌNG CỦA CHA MẸ VÀ RỐI LOẠN LO ÂU Ở

HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ MAI DUNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA KỲ VỌNG CỦA CHA MẸ VÀ RỐI LOẠN LO ÂU Ở

HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Mã ngành: 8310401.03

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Hồng Thuận người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, khích lệ và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên, các phụ huynh và học sinh 3 trường THCS Tố Như, THCS Cành Nàng, THCS Hoằng Quang thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ tôi khi thực hiện lấy số liệu nghiên cứu

Xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm học tập và làm việc

Tuy đã rất cố gắng nhưng trong đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô, các chuyên gia và quý độc giả quan tâm về đề tài để tôi có thể sửa chữa, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 01/2023

Tác giả Phạm Thị Mai Dung

Trang 4

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, kỳ vọng của cha mẹ dành cho con của họ được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, những điều mà cha mẹ có con là học sinh trung học cơ sở thường quan tâm đến như phẩm chất đạo đức, năng lực học tập, năng lực xã hội, năng lực thể chất, mối quan hệ và định hướng tương lai Qua nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đa phần cha mẹ có con ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở kỳ vọng vào con ở mức độ khá cao ở trên hầu hết các lĩnh vực Trong đó cha mẹ kỳ vọng nhất con cái “hiếu thảo, lễ phép” Điều này cho thấy kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây rằng cha mẹ Việt Nam vẫn quan tâm và coi trọng sự “hiếu thảo, lễ phép” ở con của mình, và coi đó như yếu tố cốt lõi trong quá trình nuôi dạy con cái Tuy nhiên, để hòa nhập với xu thế của thời đại, đáp ứng kịp với những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, các bậc phụ huynh ngày nay đã quan tâm, định hướng phát triển, nuôi dạy con một cách toàn diện hơn trên nhiều phương diện khác nhau

Thứ hai, thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở hiện nay sử dụng thang đo lo âu Zung phản ánh tỉ lệ lo âu (với các mức độ khác nhau) ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở chiếm khoảng 21,8% Trong đó có sự khác biệt về tỉ lệ lo âu ở các trường học đại diện cho 3 vùng thành thị, nông thôn và miền núi

Thứ ba, có mối tương quan thuận giữa kỳ vọng của cha mẹ và tình trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở với r = 0,569; p<0,001 Thông qua phân tích các nhân tố cho thấy hệ số tác động của nhân tố kỳ vọng học tập, năng lực đạo đức và năng lực xã hội lần lượt là 0,197, 0,318 và 0,268 Các nhân tố kỳ vọng về thể chất và định hướng tương lai có hệ số tác động thấp hơn Kết quả mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng tới rối loạn lo âu ở trẻ theo mức độ kỳ vọng của cha mẹ trên các tiêu chí (đạo đức, học tập, năng lực xã hội, thể chất, định hướng tương lai) đã giải thích được 56,9% sự biến thiên mức độ rối loạn lo âu, còn 43,1% các trường hợp còn lại do các yếu tố khác

Nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về kỳ vọng của cha mẹ đối với con là học sinh THCS, rối loạn lo âu ở học sinh THCS và mối quan hệ giữa hai yếu tố trên, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện thực trạng

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VTN Vị thành niên

ICD-10 International Classification of Diseases, 10th Revision (Phân

loại thống kê quốc tế về bệnh, phiên bản thứ 10) DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth

Edition (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần, phiên bản 5)

DASS The Depression Anxiety and Stress Scale (Thang đo trầm cảm lo

âu và căng thẳng) AFES Adolescent Future Expectations Scale (Thang đo sự kỳ vọng

tương lai ở trẻ vị thành niên) AFES- p Adolescent Future Expectations Scale for Parents (Thang đo sự

kỳ vọng tương lai ở trẻ vị thành niên dành cho cha mẹ) SDQ The Strengths and Difficulties Questionnaire (Bảng hỏi về điểm

mạnh và khó khăn) CBCL The Child Behavior Checklist (Bảng kiểm về hành vi trẻ em)

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “phẩm chất đạo đức” 43

Bảng 2 2 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực học tập” 44

Bảng 2 3 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “năng lực xã hội” 45

Bảng 2 4 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất” 47

Bảng 2 5 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai” 47

Bảng 3 1 Một số đặc điểm của nhóm khách thể cha mẹ 56

Bảng 3 2 Một số đặc điểm của nhóm khách thể học sinh 57

Bảng 3 3 Kỳ vọng của cha mẹ so sánh trên các tiêu chí thứ tự sinh con và tình trạng kinh tế 59

Bảng 3 4 So sánh kỳ vọng của cha mẹ đánh giá trên từng tiêu chí: Năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực học tập, năng lực xã hội, năng lực thể chất và định hướng tương lai tại 3 trường 61

Bảng 3 5 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí hiếu thảo của con mình 62

Bảng 3 6 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí vâng lời và biết tiết kiệm 63

Bảng 3 7 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí trung thực và lễ phép 64

Bảng 3 8 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí chăm chỉ, kiên trì, khiêm tốn 65

Bảng 3 9 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí học tập 67

Bảng 3 10 Kỳ vọng của cha mẹ học sinh trung học cơ sở tiêu chí năng lực xã hội69 Bảng 3 11 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất” 73

Bảng 3 12 Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai” 74

Bảng 3 13 Thực trạng rối loạn lo âu theo ZUNG 76

Bảng 3 14 Thực trạng tình trạng lo âu theo DASS-21 77

Bảng 3 15 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 81

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân phối điểm kỳ vọng của cha mẹ 59 Biểu đồ 3.2 So sánh phân bố điểm kỳ vọng giữa 3 trường đại diện cho 3 vùng địa lý khác nhau Thành phố (HQ: Hoằng Quang); Miền núi (CN: Cành Nàng); Nông thôn (TN: Tố Như) 60 Biểu đồ 3 3 Mối tương quan điểm DASS21 và điểm ZUNG của các đối tượng tham gia nghiên cứu 75 Biểu đồ 3 4 Thực trạng rối loạn lo âu theo ZUNG của ba địa điểm nghiên cứu 76 Biểu đồ 3 5 Mối tương quan giữa kỳ vọng của cha mẹ với tình trạng rối loạn lo âu theo điểm ZUNG 78 Biểu đồ 3 6 Mối tương quan giữa kỳ vọng của cha mẹ với tình trạng rối loạn lo âu theo DASS-21 79 Biểu đồ 3 7 Mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn lo âu 82

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Đóng góp của nghiên cứu 4

5.1 Đóng góp cho lý luận 4

5.2 Đóng góp cho thực tiễn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về kỳ vọng của cha mẹ đối với con 5

1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến lo âu ở tuổi học sinh trung học cơ sở 12

1.1.3 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa Kỳ vọng của cha mẹ và Rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở 16

1.2 Cơ sở lý luận 19

1.2.1 Các khái niệm 19

1.2.1.1 Khái niệm “kỳ vọng” và “kỳ vọng của cha mẹ dành cho con” 19

1.2.1.2 Khái niệm “rối loạn lo âu” 25

1.2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu của trẻ ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở 28

1.2.2.1 Lý thuyết về kỳ vọng của cha mẹ dành cho con ở độ tuổi trung học cơ sở 28

1.2.2.2 Lý thuyết về lo âu 30

1.2.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 36

1.2.3.1 Sự phát triển về thể chất 37

1.2.3.2 Sự phát triển về tâm lý 38

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 42

2.1 Tổng quan về thiết kế nghiên cứu 42

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 42

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 42

2.2.2 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý 42

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn 48

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 49

2.3 Khách thể nghiên cứu 49

2.3.1 Cỡ mẫu 49

Trang 9

2.3.2 Chiến lược chọn mẫu 49

2.4 Quy trình nghiên cứu 51

2.4.1 Quy trình lựa chọn khách thể nghiên cứu 51

2.4.2 Đặc điểm địa bàn và cơ sở nghiên cứu 53

2.5 Đạo đức nghiên cứu 54

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55

3.1 Mô tả thành phần các khách thể tham gia vào nghiên cứu 55

3.2 Thực trạng kỳ vọng của cha mẹ đối với con là học sinh trung học cơ sở 58

3.3 Thực trạng sự rối loạn lo âu của học sinh trung học cơ sở 75

3.4 Mối quan hệ giữa kỳ vọng cha mẹ với tình trạng rối loạn lo âu của học sinh trung học cơ sở 78

3.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 83

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng hiện đại hơn, song đi kèm với đó, con người phải chịu thêm nhiều áp lực đến từ công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội Những áp lực này có tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm thần của mỗi người [19, 55] Về mặt tích cực, lo lắng là trạng thái tâm lý thường gặp và cần thiết trong cuộc sống, giúp cho mỗi người có những điều chỉnh phù hợp với môi trường, là động lực để mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu [72] Mặt khác, sự lo âu sẽ trở thành bệnh lý nếu có gây ảnh hưởng quá mức đến chất lượng cuộc sống cũng như các hoạt động hằng ngày của cá nhân Tình trạng rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi Những người trẻ khi mắc rối loạn lo âu nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như kết quả học tập, năng suất công việc và hạnh phúc trong các mối quan hệ hiện tại và sau này [59]

Độ tuổi thiếu niên hay còn gọi là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn[8], là độ tuổi có nhiều đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng, thời kỳ mà có các nội tiết tố sinh trưởng và sinh sản phát triển mạnh nhưng thiếu tính ổn định, tạo nên nét đặc thù về các mặt: thể chất, trí tuệ, đạo đức, xã hội Mặt khác, ở độ tuổi này trẻ đang tồn tại song song cả tâm lý trẻ con và tâm lý người lớn, sự thiếu cân bằng cảm xúc trong mỗi cá nhân và các mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè khiến cho trẻ ít nhiều gặp phải khó khăn [31], [54] Áp lực từ phía gia đình đặc biệt là việc đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ khiến trẻ không tránh khỏi những lo lắng, bất an và mệt mỏi [40] Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là giai đoạn dễ có rối nhiễu tâm lý trong đó có rối loạn lo âu [13] Các khảo sát mang tầm quốc gia trên thế giới cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ thanh thiếu niên ở mức khá cao Tỉ lệ rối loạn lo âu của cả trẻ em và trẻ vị thành niên ở Anh là 3,3% (Green, McGinnity và cộng sự, 2004) và ở Mỹ là 9,5% (Canino, Shrout và cộng sự, 2004) Ở các quốc gia có thu nhập bình quân ở mức trung bình và thấp tỉ lệ còn có xu hướng cao hơn Tại Ấn Độ, tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ vị thành niên ghi nhận ở mức khá cao, khoảng 22,7%, trong đó tỉ lệ trẻ gái (27,6%), cao hơn trẻ trai (18,3%) (Balsan & Batman, 2011) Trong bối cảnh đó, Việt Nam, một quốc gia có

Trang 11

nền kinh tế đang phát triển và dân số xếp thứ hai tại Đông Nam Á cũng không nằm ngoài cuộc Tác giả Weiss và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 591 học sinh độ tuổi 12-16 trên 10 tỉnh thành cho biết tỉ lệ mắc rối loạn sức khỏe tâm thần tại Việt Nam khoảng 10,7% khi sử dụng thang đo SDQ; khoảng 12,4% khi sử dụng thang đo CBCL Nghiên cứu thực trạng ở Cần Thơ (Nguyễn Đạt Tân, 2013) tỉ lệ trẻ có biểu hiện lo âu rõ rệt ở học sinh từ 15-19 tuổi là khoảng 23% Tiến hành đồng thời bài phỏng vấn bán cấu trúc trên 55 học sinh trong cùng độ tuổi cho thấy 27,3% học sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng [22] Trong và sau đại dịch Covid-19, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ này có xu hướng gia tăng rõ rệt Trẻ được chẩn đoán mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch tại thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi từ 10 - 19 là trên 13% (Nguyễn Thanh Trúc Quỳnh, 2021) Nghiên cứu đánh giá tác động của đợt dịch covid 19 tại Hà Nội vào tháng 4, tháng 5 năm 2020 sử dụng Bảng câu hỏi về điểm mạnh và khó khăn (SDQ) của tác giả Đặng Hoàng Minh và cs cho thấy có 5,1% trẻ có điểm số cao và rất cao Hầu hất các vấn đề được báo cáo là thiếu các hành vi xã hội, không có bạn bè và các vấn đề cảm xúc

Nhiều tác giả đã đề cập đến các nhóm nguyên nhân gây ra lo âu ở học sinh như các yếu tố liên quan đến gia đình, áp lực học tập, yếu tố đến từ bản thân học sinh và các mối quan hệ xã hội Trong đó nguyên nhân liên quan đến yếu tố gia đình, đặc biệt là đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ được nhấn mạnh [9] Trong quá trình sinh ra và lớn lên, cha mẹ là nhân tố vô cùng quan trọng, tác động lên mọi mặt về cả sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ Cuộc sống ngày càng đầy đủ, cha mẹ ngày nay sẵn sàng đầu tư cho con môi trường học tập và vui chơi tốt để con có thể phát triển một cách toàn diện và đạt thành tích cao nhất [45] Đồng thời với đó, cha mẹ luôn đặt vào con mình những kỳ vọng nhất định Kỳ vọng của cha mẹ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống tinh thần của trẻ [11] Trong đó, nếu kỳ vọng không phù hợp sẽ có thể gây ra những rối nhiễu tâm lý cho trẻ trong đó có rối loạn lo âu Hệ quả là gây ra suy giảm đáng kể đến chất lượng cuộc sống của trẻ em và thanh niên như ảnh hưởng đến kết quả học tập, cuộc sống gia đình, hoạt động xã hội, ăn uống và giấc ngủ Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu có xu hướng trở thành một bệnh mạn tính và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành

Trang 12

Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra ảnh hưởng giữa mối quan hệ của cha mẹ và trẻ thanh thiếu niên đến các mặt như: (i) thành tích học tập (Wang, 2002) [56]; (ii) sự tự đánh giá (Nguyễn Thị Anh Thư, 2017); (iii) vấn đề xung đột tâm lý (Trần Lê Thanh, 2019); (iv) chất lượng cuộc sống (Tô Thị Hoan, 2017) Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào nhận diện rõ ràng tương quan giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở trẻ em Việt Nam

Xuất phát từ thực trạng trên, vấn đề “Mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ

và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu,

với mong muốn làm mới và bổ sung cơ sở lý luận về lo âu ở trẻ thiếu niên, sự kỳ vọng của cha mẹ có con ở lứa tuổi này cũng như nhận diện được mối quan hệ giữa hai yếu tố trên Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị với gia đình, nhà trường nhằm cải thiện mức độ lo âu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ thiếu niên hay lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở và kỳ vọng của cha mẹ đối với các em, xác định mối tương quan giữa hai yếu tố trên Từ đó đưa ra đề xuất một vài giải pháp nhằm cải thiện thực trạng

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cha mẹ có con ở độ tuổi thiếu niên thường có kỳ vọng như thế nào đối với con của mình?

Câu hỏi 2: Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở Câu hỏi 3: Kỳ vọng của cha mẹ có tương quan như thế nào với rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở ?

4 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Cha mẹ có con tuổi trung học cơ sở thường kỳ vọng ở con mình khá cao trên nhiều tiêu chí khác nhau

Giả thuyết 2: Tình trạng rối loạn lo âu đang gặp phải ở một bộ phận học sinh trung học cơ sở và có xu hướng gia tăng, trong đó có sự tương quan với yếu tố kỳ vọng của cha mẹ

Trang 13

Giả thuyết 3: Nếu cha mẹ có kỳ vọng phù hợp sẽ tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần của con cái và ngược lại

5 Đóng góp của nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về kỳ vọng của cha mẹ đối với con

Kỳ vọng từ trước đến nay đã được nhiều nghiên cứu khẳng định có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ [52],[42] Theo tác giả Rosenthal và Jacobson khi ta đặt kỳ vọng vào một người nào đó, việc kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử của ta đối với người đó, điều này khiến cho cá thể được kỳ vọng có xu hướng đáp lại ta bằng những hành vi phù hợp, từ đó tiến gần đến những kỳ vọng mà ta dành cho họ Nghiên cứu của hai nhà khoa học nổi tiếng trên, sau này đã được phát triển thành

“Hiệu ứng Rosenthal” hay “Hiệu ứng Pygmalion” và được sử dụng trong nhiều lĩnh

vực, được các nhà giáo dục và tâm lý học quan tâm và ứng dụng Họ tin rằng sức mạnh của niềm tin có thể giúp định hướng phát triển con trẻ Trong đó, kỳ vọng và niềm tin của cha mẹ dành cho con cái được nhắc tới rất nhiều Điều này hoàn toàn có

căn cứ, vì theo Mô hình sinh thái của Bronfen brenner (1979), hệ thống vi mô quan

trọng nhất đối với sự phát triển của một đứa trẻ là gia đình và cha mẹ là yếu tố xã hội

hóa quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách và hành vi của trẻ (Collins, Maccoby, 2000) Chính tình yêu thương, sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ

đã góp phần quan trọng nuôi dưỡng thể chất và tinh thần trẻ [62]

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỳ vọng của cha mẹ có vai trò rất lớn trong sự thành công của con cái Điều này đã được thể hiện trong thành tích học tập, sự phát triển về mặt ngôn ngữ, định hướng tương lai hay những quyết định quan trọng trong đời

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và thành tích học tập của trẻ M.Castro và cộng sự (2015) đã thực hiện một phân tích tổng hợp 37 nghiên cứu ở các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2013 [37] Kết quả cho thấy rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa kỳ vọng của cha mẹ với thành tích học tập của trẻ Bằng chứng được tìm thấy khi các gia đình đặt kỳ vọng cao về học tập cho con cái của họ, họ sẽ đầu tư về cả vật chất và tinh thần lên đứa trẻ, quan tâm về mọi hoạt động tại trường qua việc phát triển và duy trì thông

Trang 15

tin liên lạc với bạn bè, thầy cô giáo và nhà trường, đồng thời cha mẹ cũng can thiệp vào các hoạt động học tập và vui chơi của con để nhằm mục đích hiện thực hóa kỳ vọng của mình

Đồng quan điểm đó, Pinquart, Martin (2019) thực hiện phân tích tổng hợp từ 169 nghiên cứu lớn, nhỏ về mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và thành tích học tập của trẻ em và vị thành niên Phân tích hồi quy đã chỉ ra rằng, kỳ vọng của cha mẹ dự đoán sự thay đổi trong thành tích của trẻ đồng thời ảnh hưởng của kỳ vọng đến

sự thay đổi trong thành tích thậm chí còn mạnh hơn (r  = 0.15) so với tác động của thành tích đối với sự thay đổi trong kỳ vọng (r = 0.09) Nghiên cứu cũng chỉ ra kỳ

vọng của cha mẹ có xu hướng cao hơn thành tích thật của trẻ Mối liên hệ giữa kỳ vọng và thành tích đã được dàn xếp một phần bởi sự tham gia học tập của trẻ, khái niệm về bản thân trong học tập, và một phần bởi các hành vi hỗ trợ của cha mẹ Tác giả cũng kết luận rằng các bậc cha mẹ nên truyền đạt những kỳ vọng giáo dục tích cực cho con cái của họ Việc truyền tải những kỳ vọng tích cực cho con cái và khuyến khích sự tham gia học tập dường như hiệu quả hơn trong việc hiện thực hóa những kỳ vọng của cha mẹ hơn là sự tham gia vào hành vi học tập của cha mẹ như kiểm tra bài tập về nhà, và giữ liên lạc với giáo viên nhằm kiểm soát trẻ

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp quy mô lớn trên gần hai triệu học sinh,

sinh viên về Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh, tác giả

Schneider & Preckel (2017) đã chỉ ra điểm chung của các em học sinh có thành tích tốt là: “tự tin vào năng lực của bản thân”, “đã có những thành tích học tập tốt”, “thông minh”, “tận tâm”, “chiến lược học tập phù hợp” Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “tự tin vào năng lực bản thân” được cho là có tác động rất lớn đến thành tích học tập Cụ thể, khi quá tự tin, cho rằng bản thân thừa sức có thể làm một việc nào đó có thể khiến trẻ không nỗ lực, không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ Ngược lại, khi học sinh cho rằng nhiệm vụ là quá khó thực hiện sẽ dễ xuất hiện suy nghĩ chán nản, tự ti, cho rằng mình không thể làm được Sự tự tin vào năng lực bản thân vừa đủ khiến trẻ có động cơ học tập tốt, trẻ nỗ lực, cố gắng hết sức để phát huy hết khả năng, vì vậy thường đạt được thành tích cao trong học tập và làm việc Tác giả cũng nêu lên các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ bao gồm “những trải nghiệm về

Trang 16

thành công trước đó, sự công nhận của những người xung quanh”, “noi theo hình mẫu”, “sự thuyết phục” và “các phản ứng tâm lý” Trong đó “sự công nhận” của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ sẽ giúp cho trẻ có thể giảm được căng thẳng hiệu quả, tự tin hơn vào bản thân, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và cải thiện các mối quan hệ [67]

Cha mẹ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định lớn trong cuộc

đời của con cái Alvin Leung và cộng sự (2011) đã thực hiện nghiên cứu về “Tác

động của khác biệt thế hệ về văn hóa và kỳ vọng của cha mẹ đối với những khó khăn trong việc ra quyết định nghề nghiệp của sinh viên đại học” tại ba thành phố ở Trung

Quốc (n=1342) Tác giả nhận định sự khác biệt về văn hóa giữa các thế hệ và những kỳ vọng không phù hợp với năng lực của con có liên quan đến sự khó khăn hơn trong việc ra quyết định nghề nghiệp đối với sinh viên ở các thành phố

Có thể nhận thấy rằng, kỳ vọng của cha mẹ là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của trẻ ở nhiều phương diện khác nhau Dựa trên nền tảng kiến thức, quan điểm của mình, cha mẹ thông qua việc yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ, góp phần trong sự hình thành, phát triển nhân cách, trí tuệ và định hướng tương lai

Nhiều tác giả cũng có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái họ như: hoàn cảnh kinh tế gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, và độ tuổi của cha mẹ

Wang và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu về “Tình trạng kinh tế gia

đình và sự tham gia của cha mẹ; liên quan giữa kỳ vọng của cha mẹ và nhận thức”

Nghiên cứu được tiến hành trên một mẫu lớn có thu nhập thấp từ vùng Tây Bắc Trung Quốc trên 12724 cặp bố mẹ và con, kết quả cho thấy tác động rõ ràng giữa tình trạng kinh tế gia đình và trình độ học vấn của cha mẹ với sự tham gia giáo dục của cha mẹ cũng như sự kỳ vọng về tương lai và thành công của con cái Quả thật, khi các nhu cầu cơ bản về cơm, áo, gạo, tiền trong gia đình không được đảm bảo, cha mẹ phải lo vật lộn kiếm sống, lo sao cho đủ ăn, đủ mặc thì sẽ không còn nhiều thời gian và công sức để phát triển những năng lực vốn quý của trẻ và vì thế sự gắn chặt, ràng buộc vào

Trang 17

gia đình trở thành mục tiêu để đảm bảo sự an toàn, sống còn cho mỗi cá thể (Larsen & Lê Văn Hảo, 2015)

Nhận định này cũng được D Sam (2013) nhấn mạnh khi thực hiện nghiên cứu

“Sự khác biệt về kỳ vọng của cha mẹ liên quan đến nền tảng văn hóa, giới tính và vị trí anh chị em ruột trong gia đình” Cuộc điều tra được thực hiện trên các sinh viên

đại học người Trung Quốc đang học tập tại Ma Cao 344 sinh viên đã hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm các thước đo về kỳ vọng của cha mẹ và nỗi lo lắng về tâm lý, cũng như thông tin về giới tính, thứ tự con cái trong gia đình và nền tảng văn hóa của họ (Trung Quốc Đại lục hoặc Ma Cao) Những người tham gia sinh ra ở Trung Quốc đại lục cho biết rằng kỳ vọng của cha mẹ họ cao hơn đáng kể so với sinh viên đến từ Ma Cao Trái với dự đoán, không có bằng chứng về sự khác biệt trong kỳ vọng của cha mẹ liên quan đến giới tính hoặc là thứ tự anh chị em trong gia đình Những phát hiện này được thảo luận về những thay đổi trong giá trị gia đình và thái độ của cha mẹ trong xã hội Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị và chính sách về việc cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội cho người dân, bởi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành tích chung trong tương lai của trẻ

Hầu hết cha mẹ chịu ảnh hưởng trong cách nuôi dạy con cái của chính cha mẹ mình, họ có thể chấp nhận và làm theo nhưng cũng có thể loại bỏ, bài trừ cách làm mà họ cho là không phù hợp [10] Trong 4 phong cách làm cha mẹ cơ bản (Baumrind,1967; Maccoby &Martin,1983), cha mẹ nuôi con kiểu độc đoán và có thẩm quyền dành nhiều kỳ vọng dành cho con hơn là nuôi con kiểu dễ dãi và kiểu phớt lờ Trong nuôi dạy con kiểu độc đoán, con cái phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt mà cha mẹ thiết lập Khi không tuân theo quy luật thường sẽ dẫn đến hình phạt và thường thì phụ huynh độc đoán không giải thích được lý do đằng sau những quy tắc này Theo Baumrind, những bậc cha mẹ này “có khuynh hướng mong đợi mệnh lệnh của họ được tuân theo mà không cần giải thích”

Trong cách nuôi con có thẩm quyền, khi con cái không đạt được kỳ vọng, những bậc cha mẹ này cũng thiết lập các quy tắc và hướng dẫn con của họ phải tuân theo Tuy nhiên phong cách này dân chủ ở chỗ các bậc cha mẹ có thẩm quyền luôn trả lời con cái của họ và sẵn sàng lắng nghe các câu hỏi cha mẹ có xu hướng sẽ nuôi

Trang 18

dưỡng và tha thứ hơn là trừng phạt Baumrind cũng cho rằng những bậc cha mẹ này “giám sát và truyền đạt các tiêu chuẩn rõ ràng cho con cái họ Họ quyết đoán, nhưng không xâm phạm và hạn chế con Các phương pháp kỷ luật của họ là hỗ trợ, thay vì trừng phạt Họ muốn con cái của họ trở nên quyết đoán cũng như có trách nhiệm với xã hội, và tự điều chỉnh cũng như hợp tác ”

Cha mẹ nuôi dạy con kiểu dễ dãi thường nuông chiều con cái, rất ít đưa ra yêu cầu hoặc kỷ luật con và đặt sự kỳ vọng tương đối thấp về sự trưởng thành và tự chủ [34] Còn cha mẹ nuôi dạy con kiểu phớt lờ ít đòi hỏi, khả năng đáp ứng thấp và ít giao tiếp với con, họ thường tách rời khỏi cuộc sống của con thậm chí có thể từ chối hoặc bỏ mặc nhu cầu của con cái họ [50]

Ngoài nghiên cứu ban đầu của Baumrind, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu khác dẫn đến một số kết luận về tác động của phong cách nuôi dạy con cái Cụ thể phong cách nuôi dạy con cái độc đoán thường dẫn đến những đứa trẻ ngoan ngoãn và thành thạo, nhưng chúng xếp hạng thấp hơn về mức độ hạnh phúc, lòng tự trọng và năng lực xã hội, chúng thường gặp phải các rối nhiễu về cảm xúc như rối loạn lo âu, trầm cảm, stress Phong cách nuôi dạy con có thẩm quyền có xu hướng tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, có năng lực và thành công (Maccoby,2002) Việc nuôi dạy con dễ dãi và kiểu bỏ mặc thường dẫn đến những đứa trẻ có xếp hạng thấp về mức độ hạnh phúc và khả năng tự điều chỉnh Những đứa trẻ này có nhiều khả năng gặp vấn đề quyền hạn, hành vi không thích nghi và có xu hướng học kém hơn ở trường [21] Baumrind cũng khẳng định cha mẹ thường áp dụng đồng thời các phong cách giáo dục trên đối với con và việc lựa chọn phong cách giáo dục nào là chính phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân, trình độ học vấn, văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ

Chao (2001) cho rằng các cha mẹ châu Á có xu hướng nghiêm khắc và điều này được lý giải do phong cách nuôi dạy con của người châu Á chịu ảnh hưởng nhiều bởi những quan niệm về Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo cũng như các quy luật về tôn ti trật tự, quan niệm về chữ hiếu trong gia đình [39] Cụ thể “cái tôi” người châu Á thường mang tính phụ thuộc lẫn nhau, còn ở người châu Âu thì thường mang tính độc lập (Markus and Kitayama, 1991) Cũng vì thế, “cái tôi phụ thuộc” đã phần nào quyết

Trang 19

định đến các kỳ vọng cha mẹ người Châu Á dành cho con như “ngoan ngoãn” hoặc “biết nghe lời” Các thuộc tính này cũng có nhiều ưu thế và là một trong năm nét nhân cách phổ quát thuộc mô hình Big Five [48] Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, những đứa trẻ ngoan và dễ bảo đôi khi lại gặp nhiều khó khăn về cảm xúc Cha mẹ thường tỏ ra yên tâm và hài lòng về thành tích của con, nghĩ rằng “chúng ổn” nhưng chưa chắc thực tế là như vậy Khi con cái cố gắng làm vừa lòng cha mẹ mà quên đi chính mình có thể làm mất đi tư duy phản biện và sáng tạo, mất khả năng cân bằng cảm xúc và có thể gặp nhiều rối nhiễu về tâm thần như lo âu, stress, trầm cảm [46]

Điều đó có thể thấy rằng, các bậc cha mẹ luôn có những kỳ vọng nhất định vào con cái của họ và những kỳ vọng này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Mục tiêu, kỳ vọng nuôi dạy con cái sẽ cung cấp động lực và khuôn khổ cho những gì cha mẹ nghĩ là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái họ (theo Masumoto và Juang) Mức độ kỳ vọng của cha mẹ sẽ định hình phong cách nuôi dạy con của họ

Tuy vậy, mỗi cha mẹ thể hiện tình yêu, sự nuôi dạy con cái theo các cách khác nhau Nhất là trong bối cảnh hiện nay, kinh tế xã hội phát triển mạnh, cha mẹ cũng dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để đầu tư cho con một môi trường học tập và vui chơi tốt nhất với kỳ vọng rằng con mình sẽ thành công trong tương lai Kỳ vọng và niềm tin vào con cái của cha mẹ rất đa dạng và trên nhiều phương diện khác

nhau [23] Tác giả Bùi Đình Tuân (2015), khi nghiên cứu “Kỳ vọng của cha mẹ đối

với sự thành đạt của con cái” đã chỉ ra có tới 96% cha mẹ kỳ vọng con của mình sau

này sẽ thành công, trong đó mỗi cha mẹ lại có mong muốn riêng như hiếu thảo với cha mẹ (88%), học hành giỏi giang (72%), hôn nhân, gia đình hạnh phúc (86%), phẩm chất nhân cách tốt (81%), kiếm được nhiều tiền (25%), công việc ổn định (90%), có địa vị trong xã hội (52%) Có thể thấy kỳ vọng cha mẹ dành cho con cái là rất lớn và ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống

Nghiên cứu về “Sự hài lòng của cha mẹ với con ở học sinh trung học cơ sở”

của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2021) thực hiện trên mẫu gồm hơn 500 cặp cha mẹ và con ở tuổi học sinh trung học cơ sở bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu Thang đo mức độ hài lòng được phân độ tăng dần từ 1-10 trên 7 lĩnh vực

Trang 20

gồm: phẩm chất đạo đức, lĩnh vực học tập, thói quen hằng ngày, hành vi ứng xử, định hướng tương lai, quan hệ bạn bè và mối quan hệ của con với cha mẹ Kết quả cho thấy, cha mẹ có con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở về cơ bản hài lòng với con mình ở mức cao Trong đó, cha mẹ hài lòng nhất ở con mình ở phẩm chất đạo đức và mối quan hệ cha mẹ - con cái và ít hài lòng nhất ở thói quen hằng ngày của con Hầu như không có sự khác biệt rõ rệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm cha mẹ theo đặc điểm nhân khẩu xã hội Có sự khác biệt đáng kể về mức độ hài lòng giữa các nhóm cha mẹ có con đạt kết quả học tập và rèn luyện khác nhau, cũng như giữa nhóm cha mẹ có số lượng con khác nhau

Trong gia đình Việt, những kỳ vọng và mục tiêu dạy con lại xuất phát từ quan

niệm của cha mẹ về hình mẫu đứa con lý tưởng Đề tài cấp bộ nghiên cứu về “Quan

niệm và kỳ vọng của cha mẹ trong giáo dục con lứa tuổi trung học cơ sở” (Lê Văn

Hảo, 2020) trong đó thì “ngoan, vâng lời, hiếu thảo” được đặt lên hàng đầu, tiếp đến là các thuộc tính liên quan đến học tập như “học giỏi, cố gắng học hành” Khái niệm “con ngoan, trò giỏi” vẫn được xem là mục tiêu giáo dục cơ bản của các bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam, “độc lập, tự giác” cũng đã được đề cập tới nhưng không phải phẩm chất được ưu tiên hàng đầu Mặc dù trong thời gian gần đây cũng đã có quan điểm đi ngược lại và cho rằng “con ngoan, trò giỏi” ngày nay đang dần trở thành quan điểm lỗi thời

Có thể thấy cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, trình độ văn hóa nâng lên, sự du nhập và giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, đồng thời để phù hợp với nhu cầu của thời đại mới, những quan điểm và phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt cũng dần có những đổi thay Tác giả Trần Thị An tại Hội thảo quốc tế giáo dục (2019) cho rằng giữa thời đại toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, sự giao thoa giữa các nền văn hóa đã định hình phẩm chất, đặc tính của một người công dân toàn cầu cần thiết phải đạt được như: trách nhiệm, độc lập, tự giác, có tư duy phản biện tốt, giỏi ngoại ngữ và công nghệ

Và để con tiến bộ cũng như có thể tiến gần hơn đến những kỳ vọng của cha mẹ, các bậc phụ huynh có những cách rất khác nhau nhằm can thiệp và hành động cụ

Trang 21

thể đối với con (Bùi Đình Tuân, 2015) như: đặt ra mục tiêu, kế hoạch cho con (70%); kiểm soát thời gian và các mối quan hệ của con (52%); đặt ra những phần thưởng cho con phấn đấu (46%); động viên nhắc nhở (85%); trừng phạt nghiêm khắc khi mắc lỗi hoặc không đạt được kỳ vọng cha mẹ mong muốn (32%)

Tóm lại, nhiều nghiên cứu cho thấy kỳ vọng của cha mẹ dành cho con là rất lớn, góp phần không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như sự thành công hay thất bại của trẻ trong tương lai Đồng thời, những kỳ vọng cũng sẽ là động lực và định hình khuôn khổ cho những gì cha mẹ nghĩ là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái của họ Nhiều nhận định cho rằng cách thể hiện kỳ vọng của cha mẹ theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quan điểm, phong cách nuôi dạy con cái, nhận thức, trình độ học vấn, độ tuổi của cha mẹ, điều kiện kinh tế gia đình- xã hội và đặc điểm văn hóa, tôn giáo Cũng đã có một số ít nghiên cứu ở Việt Nam về đặc điểm kỳ vọng của cha mẹ đối với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nhưng sự tiếp cận chỉ dừng lại ở một vài tiêu chí nổi bật, chưa có sự đánh giá đa chiều trên nhiều lĩnh vực khác nhau Từ đó mở ra cần có sự nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm kỳ vọng của cha mẹ đối với con ở lứa tuổi này, từ đó đưa ra nhận định, bổ sung cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

1.1.2 Nghiên cứu liên quan đến lo âu ở tuổi học sinh trung học cơ sở

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có nhiều đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng và khác biệt với những lứa tuổi khác Thời kỳ này các nội tiết tố thay đổi rõ rệt, thúc đẩy sự sinh trưởng và sinh sản phát triển của cá thể, chuẩn bị và bước vào giai đoạn dậy thì [44] Đồng thời đây cũng là giai đoạn dễ có nhiều rối nhiễu về mặt tâm lý do những thay đổi về sinh lý, cảm xúc và nhu cầu xã hội [44]

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn lo âu nói riêng ở lứa tuổi này Nhiều nghiên cứu mang tầm quốc gia của một số nơi trên thế giới cho thấy khoảng 10-20% trẻ vị thành niên có ít nhất một dạng rối loạn tâm thần mỗi năm Tại Anh, theo tác giả H.Green, trong khảo sát nghiên cứu quốc gia về sức khỏe tâm thần cho thấy khoảng 11,6% trẻ em và vị thành niên từ 11-16 tuổi có ít nhất một dấu hiệu rối loạn tâm thần dựa theo Phân loại thống kê quốc tế về bệnh, phiên bản thứ 10 (ICD -10) Trong đó tỉ lệ rối loạn lo âu của cả trẻ em và trẻ

Trang 22

VTN ở Anh là 6,3% và ở Mỹ là 9,5% (M Canino và cộng sự, 2004) Ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp và trung bình, nhiều báo cáo cho thấy tỉ lệ trẻ lo âu cao hơn Tại Ấn Độ, theo thống kê có khoảng 20,2% học sinh từ 10-15 tuổi có dấu hiệu rối loạn tâm thần [33]

Tỉ lệ này có xu hướng gia tăng đáng kể trong đại dịch Covid - 19 Với sự áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt của chính phủ như phong tỏa, giãn cách, thay đổi môi trường đột ngột, những căng thẳng trong gia đình khiến cho trẻ em - đối tượng dễ tổn thương, dễ chịu ảnh hưởng và mắc các bệnh lý tâm thần nhiều hơn [68] Tại Trung Quốc, một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid -19, Zhou và Cs năm 2020 đã thực hiện một khảo sát trên 8.079 học sinh trung học lứa tuổi 12-18 thuộc 21 tỉnh trên cả nước bằng hình thức trực tuyến Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có triệu chứng lo âu là 43,7%, trầm cảm là 37.5% [74]

Những con số này cho thấy tình trạng đáng lo ngại về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi vị thành niên trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và đông dân

Trong bối cảnh đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển có số dân đông thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (theo kết quả của tổng điều tra dân số và nhà ở 2020, Tổng cục thống kê Việt Nam), trong đó có khoảng 7% dân số ở độ tuổi thiếu niên Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trẻ vị thành niên Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, dẫn đến nguy cơ mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần ngày càng cao đặc biệt là rối loạn lo âu và trầm cảm [15]

Để có cái nhìn tổng quan, tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh (2021) đã tổng hợp tất cả các nghiên cứu về tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam từ trước đến nay từ các nghiên cứu quy mô lớn, độ tin cậy cao và đã được công bố trên các tài liệu nước ngoài Trong bài báo cáo có đề cập tới nghiên cứu của tác giả Amstadter và cộng sự (2011) bằng sử dụng bảng hỏi về điểm mạnh và khó khăn của trẻ SDQ-25, nghiên cứu được thực hiện trên 1.368 phụ huynh của trẻ VTN từ 11-18 tuổi tại miền Trung Việt Nam cho thấy có 9,1% trẻ có dấu hiệu của rối loạn

Trang 23

tâm thần Nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2020, sử dụng thang đo SDQ, tiến hành trên 757 học sinh THPT ở ba thành phố lớn đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỉ lệ này là 16,4%

Tác giả Đào Thị Tuyết (2014) thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 224 học sinh các khối lớp 6,7,8,9, sử dụng thang đo SDQ25 và bảng tìm hiểu các yếu tố liên quan để đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ trên độ tuổi 11-15 tuổi, kết quả nghiên cứu thấy tỉ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần là 21,9% và 15.2% có các vấn đề về cảm xúc

Tác giả Đặng Hoàng Minh (2012) cho rằng trẻ em ở Việt Nam trong độ tuổi từ 6-16 có 12-13% số trẻ có các vấn đề về sức khỏe tâm thần rõ rệt Nguyễn Đạt Tân

và cộng sự (2011) nghiên cứu đánh giá Thực trạng rối loạn lo âu vị thành niên ở

thành phố Cần Thơ ghi nhận tỉ lệ trẻ rối loạn lo âu trên 1,159 học sinh từ 15-19 tuổi

là 23% Và khi phỏng vấn bán cấu trúc trên 55 học sinh trong cùng độ tuổi cho thấy 27,3% các em học sinh phải thường xuyên trải qua cảm giác lo lắng

Nghiên cứu điều tra Tỉ lệ trẻ mắc các rối loạn tâm thần tại các tỉnh miền Bắc

Việt Nam, sử dụng bộ công cụ YSR đã được Việt hóa và thích nghi (2008) tác giả

Nguyễn Cao Minh (2012) cho rằng tỉ lệ trẻ vị thành niên có vấn đề lo âu chiếm khoảng 5% dân số

Trong đại dịch Covid-19, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc các triệu chứng tâm thần cũng được ghi nhận là có xu hướng gia tăng Trẻ dưới 18 tuổi mắc các triệu chứng lo âu, trầm cảm, mất ngủ lần lượt là 36,7%; 40,8%; 41,8% (Hà Thị Thanh Hương và cs, 2021) Trẻ được chẩn đoán mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch tại thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi từ 10 - 19 là trên 13% (Nguyễn Thanh Trúc Quỳnh, 2021)

Mặc dù các nghiên cứu được thực hiện tại nhiều tỉnh thành khác nhau, trong các thời điểm và không cùng sử dụng một bộ thang đo, kết quả giữa các nghiên cứu cũng không hoàn toàn nhất quán nhưng có thể thấy rằng tỉ lệ trẻ có các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung và rối loạn lo âu nói riêng ở trẻ thanh thiếu niên Việt Nam là không hề nhỏ và đáng để lưu tâm

Trang 24

Nghiên cứu về Các yếu tố liên quan đến vấn đề rối loạn cảm xúc ở học sinh

trung học cơ sở, được thực hiện trên 1118 khách thể tại thành phố Hà Nội, tác giả Vũ

Thị Loan và cs (2016) đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến rối loạn cảm xúc ở trẻ lứa tuổi này bao gồm: yếu tố nhân khẩu học và gia đình (giới; mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái); khối lớp (khối lớp cuối cấp lớp 8,9 có tỉ lệ mắc rối loạn cảm xúc cao hơn khối 6,7);bị mắc bệnh tật (động kinh, đau bụng tái diễn, đau đầu, mất ngủ); sử dụng các chất kích thích (thuốc lá) và trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2014), khi nghiên cứu “Thực trạng Rối loạn lo âu

ở học sinh THCS sống trong gia đình bạo lực” đã chỉ ra rằng, học sinh trung học cơ

sở là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình khi phải hứng chịu những trận đòn, những lời xúc phạm hay lạm dụng, ép buộc trẻ làm những công việc quá sức hoặc có khi là sự bao bọc quá mức của cha mẹ, sự đòi hỏi quá cao so với khả năng của con em mình

Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Hằng (2014) khi nghiên cứu Rối loạn lo âu

ở học sinh THPT chuyên Quảng Bình, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây ra rối loạn

lo âu ở học sinh bao gồm: nhóm các yếu tố liên quan đến gia đình, nhóm các yếu tố liên quan đến học tập, nhóm các yếu tố đến từ bản thân học sinh, và nhóm các yếu tố mối quan hệ xã hội Trong đó, tác giả nhận thấy nguyên nhân liên quan đến học tập và yếu tố gia đình là chiếm tỉ lệ cao nhất

Nghiên cứu đánh giá “Thực trạng lo âu ở học sinh THPT và các hình thức

ứng phó” của tác giả Nguyễn Thanh Tâm và cs.(2016) thực hiện trên 390 học sinh

sử dụng thang đo đánh giá lo âu MASC và thang đo ứng phó CCSC Nhóm tác giả nêu ra 4 nhóm nhân tố lo âu chính liên quan đến lo âu ở học sinh trung học phổ thông

gồm “xu hướng hoàn hảo” (như cố gắng làm mọi việc hoàn hảo; cố gắng làm vừa lòng mọi người); “lo lắng về các biểu hiện cơ thể” (trẻ gặp khó khăn khi hít thở, cảm thấy hoa mắt, đau đầu, đau bụng); “lo lắng về sự đánh giá của người khác” (sợ các bạn cười chê, sợ mọi người nghĩ mình ngu ngốc và “lo lắng về các nguy cơ trong

cuộc sống” (bố mẹ chia tay, phải đi đâu đó mà không được ở cùng với gia đình) Kết

quả cho thấy nhân tố lo âu liên quan đến “xu hướng hoàn hảo” là cao nhất, liên quan đến “các biểu hiện cơ thể” là thấp nhất, sự khác biết có ý nghĩa thống kê Điều này

Trang 25

có thể giải thích được rằng giai đoạn học sinh trung học phổ thông các em đa phần đã vượt qua giai đoạn dậy thì, cơ thể đã ổn định hơn trước nên các em lo lắng ít hơn về các biểu hiện cơ thể Mặt khác, giai đoạn này các em đứng trước áp lực lựa chọn nghề nghiệp, áp lực thi cử cũng như kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh nên các em thường xuyên lo lắng làm sao để mọi việc trở nên hoàn hảo Nghiên cứu cũng chỉ ra những cách ứng phó với rối loạn lo âu được học sinh thường sử dụng như chia sẻ, tránh né, dựa vào suy nghĩ- nhận thức, tập thể dục thể thao hoặc sử dụng các biện pháp giải trí (lướt web, chơi điện tử, nghe nhạc)

Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng về rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn lo âu nói riêng ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên Đã có tác giả đề cập đến đặc điểm lo âu ở lứa tuổi này, những cách mà các em đã sử dụng để đối phó với lo âu và một số nhân tố chính gây ra lo âu ở lứa tuổi này đã được đề cập như: yếu tố liên quan đến gia đình, các yếu tố liên quan đến học tập, yếu tố đến từ bản thân học sinh, yếu tố mối quan hệ xã hội Trong đó, yếu tố gia đình được các tác giả nhấn mạnh và kỳ vọng của cha mẹ cũng được nhắc đến Mặc dù mọi so sánh chỉ mang tính chất tương đối và các kết quả đưa ra chưa nhất quán, chưa mang tính đại diện, vẫn có thể thấy rằng tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên ngày nay đang có chiều hướng ngày một gia tăng và là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm

1.1.3 Các nghiên cứu về mối tương quan giữa Kỳ vọng của cha mẹ và Rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở

Suy nghĩ về tương lai và định hướng nhận thức về bản thân trong tương lai đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ thanh thiếu niên so với các giai đoạn phát triển khác của cuộc đời (Trempala & Malmberg, 2002) Khi trải qua các giai đoạn từ thời thơ ấu đến tuổi vị thành niên, trẻ dần tiến bộ về khả năng nhận thức, hình thành và phát triển bản sắc cá nhân, đồng thời trẻ cũng có những kỳ vọng về bản thân trong tương lai Đó là những kế hoạch, nguyện vọng, sự lo lắng của thanh thiếu niên về những điều có thể xảy ra liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, đây được xem là con đường dẫn đến sự trưởng thành (Seginer, 2008) Tác giả nhấn mạnh rằng giai đoạn thanh thiếu niên giúp trẻ hiểu được định nghĩa “tôi là ai?” và “tôi muốn

Trang 26

trở thành người như thế nào trong tương lai?” Đây được xem như tiền đề để trẻ điều chỉnh hành vi và tâm lý xã hội một cách phù hợp, là động cơ thúc đẩy những hành vi hằng ngày và ảnh hưởng đến sự lựa chọn, quyết định và hoạt động trong tương lai

Đồng quan điểm đó, nghiên cứu về “Mối liên quan giữa sự tự điều chỉnh tâm

lý xã hội và những kỳ vọng về tương lai ở trẻ lứa tuổi đầu vị thành niên” (tác giả

Laura Verdugo và Salchez Saldovas) được thực hiện trên 781 học sinh đến từ 11 trường học (tuổi trung bình 12,37), kết quả cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa lòng tự trọng, niềm tin vào bản thân, sự hài lòng trong cuộc sống, sự tự điều chỉnh tâm lý xã hội và định hướng tương lai của trẻ

Liên quan đến kỳ vọng của cha mẹ, nếu những gì bố mẹ mong muốn về tương lai của trẻ phù hợp với những gì trẻ hướng tới, trẻ sẽ có được sự ổn định về tâm lý từ đó có nhiều động lực tự thân để phát triển và định hướng phát triển bản thân một cách tối ưu và lành mạnh [67]

Nghiên cứu của Assor và c.s (2004) đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ đối với sự phát triển tâm lý của con cái “Sự quan tâm có điều kiện” ở đây có thể hiểu rằng đó là sự quan tâm phụ thuộc vào việc con cái có đáp ứng được các kỳ vọng của cha mẹ hay không Qua đó tác giả đã nhấn mạnh sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ có thể thúc đẩy con cái thực hiện những hành vi được kỳ vọng nhưng đồng thời cũng gây ra những hệ quả tiêu cực như con cảm thấy bị ép buộc thay vì được tự chủ đối với hành vi của mình, thấy tiêu cực về bản thân, khó cảm thấy hài lòng dù thành công, và trở nên hổ thẹn mỗi khi thất bại

Roth và cs (2009) thực hiện nghiên cứu so sánh về phương pháp nuôi dạy con cái dựa trên sự quan tâm có điều kiện và phương pháp ủng hộ quyền độc lập, tự chủ ở con Nghiên cứu được thực hiện trên 325 học sinh lớp 9 ở Isarel, trong nghiên cứu, tác giả có đề cập đến sự quan tâm có điều kiện với hai chiều hướng tác động là sự quan tâm có điều kiện tích cực và quan tâm có điều kiện tiêu cực Cụ thể, ở chiều hướng quan tâm tích cực có điều kiện, cha mẹ tỏ ra yêu thương, tình cảm và coi trọng với con hơn khi con có hành động được cho là phù hợp với kỳ vọng của cha mẹ Ngược lại, quan tâm tiêu cực có điều kiện, cha mẹ tỏ ra bớt yêu thương, bớt coi trọng, bớt quan tâm với con khi con cái có những hành vi khiến cha mẹ không hài lòng Kết

Trang 27

quả cho thấy, sự quan tâm có điều kiện tạo ra sự thôi thúc cần phải nỗ lực và dành nhiều thời gian trong học tập ở trẻ Mặt khác, trẻ có xu hướng bỏ qua sở thích, đam mê của mình để dành thời gian vào các hoạt động để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, dần dần con cái học được rằng bản thân chỉ có giá trị khi đạt được những tiêu chí mà bố mẹ hoặc người khác đề ra mà quên đi mất chính mình Điều này để lại nhiều hệ quả tiêu cực đời sống tinh thần trong đó các vấn đề về cảm xúc như lo âu, trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những kỳ vọng của cha mẹ góp phần không

nhỏ đến tâm lý con cái Tác giả Lansford và cs khi nghiên cứu “Kỳ vọng của cha mẹ

về bổn phận của con cái trong gia đình” đã chỉ ra nhận thức về sự kỳ vọng của cha

mẹ và khả năng thực thi của bản thân là yếu tố dự báo cho sự khỏe mạnh về trạng thái tâm lý, sự khác biệt về mặt nhận thức giữa kỳ vọng của cha mẹ và năng lực bản thân có thể gây ra những rối nhiễu cảm xúc, khiến tỉ lệ trẻ dễ trải qua các cảm xúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm, giận giữ cao hơn

Tác giả Tô Thị Hoan (2014) nhận định có mối liên hệ giữa mức độ kỳ vọng của cha mẹ và sự căng thẳng tâm lý của học sinh Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống giữa những trẻ đáp ứng được và không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ Việc làm thế nào để có thể đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ Nhiều em cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước những mong đợi của bố mẹ, trẻ sợ và lo lắng làm bố mẹ thất vọng, hoặc cảm thấy buồn bã, xấu hổ khi không đạt được kỳ vọng đó

Tác giả Văn Thị Kim Cúc (2005) đã chỉ ra rằng mức độ kỳ vọng của cha mẹ vào sự thành đạt của con cái có mối quan hệ với sự tự đánh giá bản thân của trẻ Việc bố mẹ không mong đợi vào sự thành công của con mình hoặc mong đợi thái quá có thể gây ra những khó khăn về mặt cảm xúc cho trẻ, những rào cản trong cuộc sống học đường và những hạn chế trong việc hoạch định các kế hoạch tương lai Tác giả cũng đưa ra nhận định rằng sự kỳ vọng ở mức vừa phải phù hợp với khả năng của con cái là tối ưu cho sự phát triển của trẻ

Cùng quan điểm đó, trong nghiên cứu“Áp lực học tập ở học sinh, vai trò và

trách nhiệm của cha mẹ” tác giả Phạm Thị Hồng Thắm & Phạm Thị Phương Thức

(2021) nhấn mạnh kỳ vọng phù hợp sẽ là động lực lớn, là đòn bẩy giúp cho học sinh

Trang 28

đạt được thành tích tốt trong học tập Ngược lại, áp lực căng thẳng đến từ kỳ vọng không hợp lý của cha mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến cả thể chất và tâm thần của trẻ

Trong nghiên cứu tìm hiểu mức độ căng thẳng của học sinh trung học của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2019) nguyên nhân gây căng thẳng ở trẻ đến từ kỳ vọng của cha mẹ chiếm tỉ lệ khá cao (19,9%) Tiến hành phỏng vấn sâu các trường hợp này, đa phần các em có mong muốn được bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của mình nhiều hơn, chú ý khen ngợi quá trình nỗ lực cố gắng của các em thay vì chỉ chú trọng thành quả cuối cùng

Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đều có những công trình nghiên cứu về vấn đề kỳ vọng của cha mẹ và về vấn đề lo âu ở trẻ Có số ít nghiên cứu đề cập tới ảnh hưởng của kỳ vọng cha mẹ đến sức khỏe tâm thần của trẻ như căng thẳng, xung đột tâm lý, hoặc sự tự đánh giá bản thân Những nghiên cứu này chủ yếu là hướng đến các rối nhiễu tâm lý nói chung và lo âu chỉ là một phần nhỏ trong những bệnh rối loạn tâm thần Điều này mở ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để xem xét sự tác động của những kỳ vọng từ phía cha mẹ đến rối loạn lo âu ở trẻ em là như thế nào Từ đó, có thể có cái nhìn đa chiều hơn đồng thời gợi ý các chiến lược thích hợp trong phương pháp nuôi dạy con cái cũng như cải thiện các rối nhiễu cảm xúc, phòng ngừa lo âu, stress và nâng cao đời sống tâm thần cho trẻ

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Khái niệm “kỳ vọng” và “kỳ vọng của cha mẹ dành cho con”

Trong Từ điển Tiếng Anh Cambridge, “kỳ vọng” (Expectation) có nghĩa là sự

mong chờ điều gì đó xảy ra, được thực hiện hoặc tin rằng một điều gì đó sẽ xảy ra theo một cách cụ thể

Theo Từ điển Tiếng Việt tác giả Hoàng Phê chủ biên (2018), động từ “kỳ vọng”

có nghĩa là việc đặt nhiều tin tưởng, hi vọng vào một người nào đó sẽ có những phẩm chất, năng lực hoặc hành vi nhất định Ví dụ: bố mẹ kỳ vọng con cái mình sau này sẽ trở thành người có vị trí cao trong xã hội; thầy cô giáo kỳ vọng học sinh của mình sẽ đạt thành tích cao trong kỳ thi, bố mẹ kỳ vọng các con sẽ tự giác học hành Với vai

Trang 29

trò danh từ, kỳ vọng là điều mong mỏi, mong chờ điều gì sẽ xảy ra hoặc hy vọng ở ai đó có những năng lực, phẩm chất và hành vi nhất định

Trong nghiên cứu này, “kỳ vọng” được hiểu là đặt niềm tin hoặc sự tin tưởng vào một sự vật hoặc hiện tượng nào đó với mong muốn rằng hiện tượng đó sẽ xảy ra theo cách cụ thể hoặc người được kỳ vọng sẽ đạt được thành tích hoặc những năng lực, mục tiêu nhất định

“Kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái” là việc cha mẹ đặt niềm tin, sự mong mỏi vào con của mình, mong muốn rằng con có thể đạt được những năng lực, thành tích nhất định hoặc sẽ định hướng bản thân theo một mẫu mà cha mẹ mong muốn

Kỳ vọng của cha mẹ dành cho những đứa con khác nhau thường không giống nhau và có thể phù hợp hoặc không với năng lực thực của con cái họ

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu về kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái ở các khía cạnh sau: phẩm chất đạo đức, năng lực học tập, năng lực xã hội, năng lực về thể chất và sự định hướng phát triển trong tương lai

Sự đánh giá của cha mẹ về mức độ kỳ vọng dành cho con dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân, chủ quan của cha mẹ đối với từng đứa con cụ thể Và nhận thức của con về kỳ vọng mà cha mẹ dành cho mình cũng như khả năng trẻ thấy mình có thể đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ cũng mang tính so sánh, ước lệ giữa thực trạng của con cái đánh giá với những tiêu chuẩn mà cha mẹ đang mong đợi

* Đo lường mức độ kỳ vọng của cha mẹ dành cho con

Trong nghiên cứu nhằm xây dựng và phát triển một thang đo kỳ vọng của cha mẹ đối với con ở lứa tuổi vị thành niên, tác giả và cộng sự thực hiện trên 660 học sinh tuổi từ 12 đến 16 tuổi (trung bình 13,4 tuổi) đến từ 11 trường học khác nhau ở Tây Ban Nha và cha/mẹ của họ (có tính đến các yếu tố như quốc tịch, tuổi tác, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân, cấu trúc gia đình) Nghiên cứu đánh giá trên các lĩnh vực như học tập, nghề nghiệp, kinh tế tài chính, hạnh phúc cá nhân và gia đình trong tương lai Thang đo được dựa trên thang đo kỳ vọng gốc AFES (cùng tác giả) gồm 38 items sau đó được phân tích và rút gọn còn 14 items, đánh giá kỳ vọng của phụ huynh về tương lai của con cái họ trên thang điểm likert 5 mức độ khác nhau Nghiên cứu sử dụng đồng thời hai thang đo AFES và AFES-p để cùng so

Trang 30

sánh và đánh giá Kết quả nghiên cứu phân tích đa nhân tố EFA và CFA đã chứng minh sự phù hợp của thước đo mới AFES -p của mô hình ban đầu với độ tin cậy của thang đo ở mức độ cao và thể hiện tính nhất quán với thang đo gốc 14 items đều có chỉ số độ tin cậy Cronbach's α > 0.8 Nhóm tác giả kết luận rằng thang đo AFES-p có thể sử dụng một cách khách quan cho cha mẹ có con vị thành niên tại Tây Ban Nha, đồng thời công cụ cũng được ứng dụng trong việc xác định sự không phù hợp giữa kỳ vọng của cha mẹ và con cái họ [66]

Nghiên cứu của Wang & Hepner khi tìm hiểu về mối liên quan giữa việc sống theo kỳ vọng của cha mẹ và những căng thẳng tâm lý ở sinh viên tại Đài Loan được thực hiện năm 2002, hai tác giả đã xây dựng và phát triển thang đo kỳ vọng của cha mẹ Cấu trúc thang đo gồm 32 câu likert 6 mức độ nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về mức độ kỳ vọng của cha mẹ và mức độ đáp ứng của bản thân với kỳ vọng đó dựa trên hai câu hỏi chính: “Mức độ cha mẹ kỳ vọng vào em là bao nhiêu?” và “Mức độ em đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ là bao nhiêu?” Thang đo đánh giá kỳ vọng dựa trên 3 thành phần cốt lõi chính: sự trưởng thành của cá nhân, năng lực học tập và các mối quan hệ Trong đó đánh giá “sự trưởng thành của cá nhân” dựa trên các cấu phần: trách nhiệm, độc lập, tự tin, lịch sự, khả năng tự kiểm soát và phục tùng; về “năng lực học tập” dựa trên các cấu phần như: đạt được thành tích tốt, có công việc, sự nghiệp lý tưởng; về “mối quan hệ lãng mạn” dựa trên cách lựa chọn người hẹn hò hoặc bạn đời trong tương lai Từ đó nhà nghiên cứu đưa ra đánh giá mức độ sống theo kỳ vọng của cha mẹ và sự ảnh hưởng của điều này đến chất lượng cuộc sống của trẻ Kết quả cho thấy có sự thống nhất giữa các tiểu thang đo với độ tin cậy khá cao Chỉ số Cronbach's α≥0,7 ở đa phần các tiểu thang đo và độ tin cậy của thang là α≥0,8) [56]

Sau này, Tô Thị Hoan (2017) đã Việt hóa và điều chỉnh phù hợp với văn hóa

tại Việt Nam cũng như mục đích nghiên cứu khi tìm hiểu về Mối tương quan giữa

việc sống theo kỳ vọng của cha mẹ và chất lượng cuộc sống ở học sinh trung học cơ sở [13] Tác giả đã điều chỉnh phù hợp với khách thể là học sinh trung học phổ thông

và vẫn giữ nguyên cấu trúc của thang đo gốc với 32 items

Bảng 1 1 Cấu trúc thang đo Kỳ vọng của cha mẹ dành cho con

Trang 31

Các tiêu chí trong thang đo kỳ vọng

cha mẹ

Sự trưởng thành của cá nhân

- Sự trách nhiệm - Sự độc lập - Sự tự tin - Sự lịch sự - Khả năng tự kiểm soát bản thân - Sự phục tùng

Gồm 16 câu hỏi đánh giá về các phẩm chất năng lực của cá nhân: là người khiêm tốn, lịch sự, độc lập tự giác; biết hỗ trợ, giúp đỡ người thân; có mối quan hệ tốt với mọi người; biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ, người thân; có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, không bị sa đà vào các tệ nạn xã hội và lạm dụng chất kích thích; nghe theo sự dạy dỗ và chỉ bảo của cha mẹ

Năng lực học tập

- Thành tích học tập - Sự lựa chọn nghề nghiệp

- Sự nghiệp lý tưởng trong tương lai

Gồm 9 câu hỏi đánh giá: Thành tích học tập xuất sắc, khiến cha mẹ tự hào, theo học các chương trình học tập/chuyên ngành theo lý tưởng của cha mẹ

Các mối quan hệ lãng mạn

Cách thức lựa chọn người để hẹn hò và bạn đời trong tương lai

Gồm 7 câu hỏi đánh giá: Cách lựa chọn người hẹn hò và bạn đời: môn đăng hộ đối, có tài chính tốt, có bằng cấp cao, người được cha mẹ đồng ý/ủng hộ

(Dẫn theo Wang & Hapner, 2002)

Nhận thấy các thang đo trên hướng đến lứa tuổi vị thành niên nói chung, có nhiều items trong thang đo hướng tới các em ở độ tuổi trung học phổ thông hơn là lứa tuổi trung học cơ sở Mặt khác, dường như yếu tố văn hóa cũng cần được chú ý đến khi có nhiều sự khác biệt trong phong cách nuôi dạy con và kỳ vọng con cái ở các gia đình phương Tây và các nước Châu Á Trong đó, gia đình Việt lại có ít nhiều khác biệt, những kỳ vọng và mục tiêu dạy con lại xuất phát từ quan niệm của cha mẹ

Trang 32

về hình mẫu đứa con lý tưởng Đề tài cấp bộ nghiên cứu về “Quan niệm và kỳ vọng

của cha mẹ trong giáo dục con lứa tuổi trung học cơ sở” (Lê Văn Hảo, 2020) [9]

nghiên cứu được thực hiện trên 626 cặp bố/mẹ và con độ tuổi thiếu niên ở bốn tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Cần Thơ, Trà Vinh Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên, có tính đến các yếu tố nông thôn, thành thị; miền núi, đồng bằng; dân tộc kinh, dân tộc khác; tôn giáo; trình độ học vấn của cha mẹ Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, khảo sát quan niệm của cha mẹ và con cái về “một người con tốt” và “một người cha mẹ tốt”, những điều cha mẹ mong đợi ở con trong cuộc sống và học tập Cha mẹ sẽ được yêu cầu ghi 3 đặc điểm/phẩm chất của một người con tốt thứ tự 1,2,3 theo chiều dọc Kết quả thu được thì “ngoan, vâng lời, biết lắng nghe, không cãi lại lời bố mẹ” được đặt lên hàng đầu (thứ tự xuất hiện đầu tiên là 51,6%, xuất hiện lần thứ hai 27,1%), tiếp đến là các thuộc tính liên quan đến “hiếu thảo, nhớ ơn bố mẹ, chăm sóc quan tâm đến bố mẹ”; về học tập như “học giỏi, cố gắng, tự giác học hành”

Bảng 1 2 Đánh giá của cha mẹ về “một người con tốt”

Phẩm chất

Xuất hiện đầu tiên

Xuất hiện thứ 2

Xuất hiện thứ 3

Ngoan, vâng lời, biết lắng nghe, không

Giúp bố mẹ việc nhà, trông em, tiết

Hiếu thảo, nhớ ơn bố mẹ, chăm sóc giúp

Lương thiện, biết điều, yêu quý GĐ,

Trang 33

Phẩm chất

Xuất hiện đầu tiên

Xuất hiện thứ 2

Xuất hiện thứ 3

Tự giác trong mọi việc, sống tích cực, tự

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa về Sự hài lòng của cha mẹ về con học sinh trung học cơ sở được thực hiện trên 550 cặp phụ huynh-học sinh bằng hai phương pháp kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu Thang đo mức độ hài lòng của cha mẹ dành cho con được tác giả xây dựng gồm 7 items dựa trên 7 lĩnh vực mà cha mẹ hiện nay quan tâm, chú ý nhiều gồm phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử với cha mẹ và người thân, mối quan hệ cha mẹ - con cái, học tập, thói quen hàng ngày, định hướng tương lai và mối quan hệ bạn bè Thang đo sự hài lòng của cha mẹ được tính trên thang điểm 10, tăng dần từ 1 đến 10, 1 là hoàn toàn không hài lòng, 10 là hài lòng tuyệt đối Qua phân tích đa nhân tố, kết quả thu được thang đo có độ tin cậy khá

cao Cronbach's α 0,87

Tóm lại, có thể thấy rằng, kỳ vọng của cha mẹ cho con cái là một khái niệm rộng và được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau tùy quan điểm cá nhân Sự đánh giá, phân chia mức độ kỳ vọng của cha mẹ mang tính định ước lệ dựa trên những thông tin thu được từ hai nguồn là đánh giá từ chính phụ huynh và đánh giá từ con

Trang 34

cái họ Nhưng nhìn chung cha mẹ có con ở lứa tuổi trung học cơ sở thường kỳ vọng con ở các năng lực như: phẩm chất đạo đức (hiếu thảo, trung thực, lễ phép, chăm chỉ, quyết tâm, tự giác, tự tin, khiêm tốn); năng lực học tập (tư duy khoa học, thành tích học tập, khả năng tự học); năng lực xã hội (khả năng giao tiếp, hợp tác, trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ); năng lực thể chất (khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết tự chăm sóc bản thân) và định hướng tương lai (nghề nghiệp ổn định, công việc được xã hội tôn trọng, phù hợp với năng lực bản thân)

1.2.1.2 Khái niệm “rối loạn lo âu”

Rối loạn lo âu theo ICD - 10 là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ

Cần phân biệt giữa lo âu thông thường trong đời sống và lo âu bệnh lý Sự khác biệt này có thể dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài Lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tác nhân gây lo âu và mất đi khi tác nhân đó đã được giải quyết Rối loạn lo âu là những lo âu mà không có nguyên nhân rõ rệt hoặc quá mức, các triệu chứng thường nặng và gây nhiều khó chịu, kéo dài căng thẳng, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh

Lo âu về cơ bản là có lợi, lo âu giúp cho chúng ta có những phương án, chiến lược phù hợp nhằm ứng phó, thích nghi với ngoại cảnh (các mối nguy hiểm, tác động không có lợi bên ngoài), đồng thời lo âu khiến cho chúng ta có thể nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch đã đề ra [28] Tuy nhiên khi lo âu xuất hiện quá thường xuyên, không còn phù hợp về mức độ cũng như không tương xứng với kích thích đe dọa bên ngoài và gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng hằng ngày thì gọi là lo âu bệnh lý

Lo âu bệnh lý xuất hiện có thể liên quan trực tiếp đến một tình huống cụ thể khiến cho người bệnh đáp ứng bằng cách né tránh thường hay gặp trong rối loạn ám

Trang 35

sợ hoặc lo lắng các vấn đề, nội dung lan man, không khu trú cụ thể ở đâu, trong hoàn cảnh nào, sự kiện nào (thường gặp trong rối loạn lo âu lan tỏa)

Lo âu có thể xuất hiện thành cơn, xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ trong khoảng thời gian ngắn vài phút đến hàng chục phút hoặc xuất hiện với mức độ nhẹ hơn nhưng bồn chồn, lo lắng kéo dài nhiều ngày (hay gặp trong lo âu lan tỏa hoặc các rối loạn liên quan đến stress) [14]

* Đo lường mức độ lo âu

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán dựa trên Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM là phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc Tuy nhiên, đây là một công cụ dài, phức tạp do đó các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng thường sàng lọc sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của rối loạn bằng cách sử dụng công cụ đo lường tâm lý đã được chuẩn hóa Tại Việt Nam có nhiều thang đo lo âu đã được thích nghi và

sử dụng rộng rãi trong đó có thang đo lo âu Zung và thang đo DASS 21

- Thang đo DASS 21

Thang đo DASS-21 là bộ công cụ tích hợp đánh giá được cả 3 rối loạn tâm thần phổ biến stress – lo âu – trầm cảm do nhóm các nhà nghiên cứu tâm lí, khoa Tâm lý của Đại học New South Wales (Úc) phát triển và rút gọn từ thang đo DASS-42 (Lovibond, 1995) DASS-21 có 21 câu hỏi chia làm 3 phần, mỗi phần gồm 07 câu hỏi để đánh giá 3 vấn đề sức khoẻ stress, lo âu, trầm cảm Mỗi câu hỏi sử dụng 4 thang đo Likert để chỉ ra mức độ từng triệu chứng được mô tả mà họ đã trải qua trong

tuần trước đó với 0 (không đúng với tôi chút nào cả) cho đến 3 (Hoàn toàn đúng với

tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng) Tổng điểm kết quả của mỗi nhóm sẽ được nhân

2 và so sánh với tham chiếu Thang đo DASS-21 có sự thống nhất nội bộ cao trong từng mục cũng như tổng thể, cụ thể điểm số Cronbach’s alpha cho từng phần trầm cảm, lo âu, stress lần lượt là 0,83; 0,80; 0,82 và tổng điểm cho cả thang đo DASS-21 là 0,92 [65]

Có bằng chứng về giá trị sử dụng của DASS trong cả môi trường lâm sàng và cộng đồng ở các quốc gia nói tiếng Anh bao gồm Úc, Hoa Kỳ, Canada và Anh Công cụ này cũng đã được dịch và xác nhận bằng các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Trung, tiếng Malaysia, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha Cả phiên bản tiếng Anh và không phải

Trang 36

tiếng Anh đều có tính nhất quán nội tại cao (điểm Cronbach's alpha > 0,7) Các cuộc điều tra trước đây ở các quốc gia nói tiếng Anh và không nói tiếng Anh đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa điểm số DASS và các biện pháp khác bao gồm Thang đo Lo âu Beck và Trầm cảm Beck (hệ số tương quan r nằm trong khoảng từ 0,58 đến 0,78) [64]

Thang đo DASS 21 đã được nhóm tác giả Trần Thạch Đức & cs Việt hóa và thích nghi tại Việt Nam năm 2016 [71] DASS-21 đã được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, được xem xét về mặt văn hóa, dịch ngược và sử dụng cho khách thể cũng đã hoàn thành một cuộc Phỏng vấn lâm sàng có cấu trúc do bác sĩ tâm thần thực hiện để chẩn đoán các rối loạn trầm cảm và lo âu theo phân loại chẩn đoán của DSM IV Mẫu là một nhóm đại diện trong cộng đồng gồm phụ nữ trưởng thành có con nhỏ sống ở tỉnh Hà Nam, miền bắc Việt Nam Các phân tích Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và đặc tính hoạt động của người tham gia (ROC) đã được thực hiện để xác định các thuộc tính đo lường tâm lý của các tiểu thang đo Trầm cảm, Lo âu và Căng thẳng cũng như thang đo tổng thể Kết quả cho thấy tính nhất quán bên trong (Cronbach's alpha) của từng thang đo phụ và thang đo tổng thể đều cao, dao động từ 0,70 đối với thang đo mức độ Căng thẳng đến 0,88 đối với thang đo tổng thể Điểm số trên mỗi trong số ba thang đo phụ và sự kết hợp của hai hoặc ba trong số chúng có thể phát hiện các rối loạn tâm thần phổ biến của trầm cảm và lo âu ở phụ nữ với độ nhạy 79,1% và độ đặc hiệu 77,0% Qua nghiên cứu, tác giả kết luận rằng tổng số điểm của 21 mục xác thực DASS21-Việt Nam dễ hiểu và nhạy cảm để phát hiện các rối loạn tâm thần phổ biến ở phụ nữ có con nhỏ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ở vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam và do đó cũng có thể hữu ích để sàng lọc các tình trạng này ở các vùng khác

- Thang đo lo âu Zung

Thang đo lo âu Zung là thang đo 20 mục, trong đó các mục khai thác các triệu chứng tâm lý và sinh lý và được người trả lời đánh giá trong tuần qua, sử dụng thang

điểm từ 1 (không có) đến 4 (hầu hết hoặc mọi lúc)

Trong nghiên cứu nhằm kiểm tra lại độ tin cậy của thang Zung bằng cách so sánh chúng với Thang đo căng thẳng lo âu trầm cảm (DASS) về khả năng dự đoán

Trang 37

chẩn đoán lâm sàng về lo âu và trầm cảm được thực hiện bằng Bảng câu hỏi sức khỏe tâm thần PHQ [58] Mẫu gồm 376 người trưởng thành, trong đó 87 người cho biết đang được điều trị tâm lý, đã hoàn thành phiên bản dài hai trang của PHQ liên quan đến trầm cảm và lo âu, cùng với thang đo Zung và DASS Kết quả cho thấy mặc dù các thang DASS tương ứng nổi lên như những yếu tố dự đoán mạnh hơn về chứng lo âu và trầm cảm, nhưng các chỉ số Zung lại có độ nhạy lớn hơn khi so sánh DASS cũng có lợi thế về khả năng phân biệt 3 loại rối loạn căng thẳng, lo âu, trầm cảm [58]

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đồng thời sử dụng hai thang đo lo âu Zung và DASS 21 để sàng lọc và đánh giá rối loạn lo âu ở các khách thể là học sinh trung học cơ sở

1.2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu của trẻ ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở

1.2.2.1 Lý thuyết về kỳ vọng của cha mẹ dành cho con ở độ tuổi trung học cơ sở

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kỳ vọng của cha mẹ có tác động lớn đến sự phát triển của trẻ Nếu những kỳ vọng này phù hợp, sẽ là nguồn động lực lớn giúp con phát huy được năng lực bản thân, học tập, rèn luyện tốt và trở thành người có ích cho xã hội Ngược lại, nếu những kỳ vọng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thể chất và tinh thần của trẻ [9],[13]

Kỳ vọng của cha mẹ đối với con nhiều nghiên cứu cho thấy chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, thứ tự sinh trong gia đình, trình độ văn hóa, học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội [49];[41]

Kỳ vọng đối với con cái là điều xuất phát từ trong tâm trí, trong suy nghĩ của mỗi người cha, người mẹ Điều này được thể hiện qua các đặc điểm bên ngoài theo nhiều cách khác nhau

Nếu như kỳ vọng của giáo viên dành cho học sinh thường là những đánh giá chi tiết, chú trọng nhiều về kỹ năng thì kỳ vọng của cha mẹ dành cho con thiên về kết quả đạt được, mang tính khái quát hoặc định hướng [13]

Trong nghiên cứu nhằm xây dựng và phát triển một thang đo kỳ vọng của cha mẹ đối với con ở lứa tuổi vị thành niên Tác giả Sanchez Saldovas và cộng sự thực hiện trên 660 học sinh tuổi từ 12 đến 16 tuổi (trung bình 13,4 tuổi) đến từ 11 trường

Trang 38

học khác nhau ở Tây Ban Nha và cha/mẹ của họ (có tính đến các yếu tố như quốc tịch, tuổi tác, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân, cấu trúc gia đình) Nghiên cứu đánh giá trên các lĩnh vực như học tập, nghề nghiệp, kinh tế tài chính, hạnh phúc cá nhân và gia đình trong tương lai Thang đo được dựa trên “thang đo kỳ vọng” gốc (cùng tác giả) gồm 38 items sau đó được phân tích và rút gọn còn 14 items, đánh giá kỳ vọng của phụ huynh về tương lai của con cái họ trên thang điểm likert 5 mức độ khác nhau Bằng phương pháp phân tích đa nhân tố đã chứng minh sự phù hợp của thước đo của mô hình ban đầu với độ tin cậy của thang đo ở mức độ khá cao cronbach anpha > 0,8; r= 0,59; p=0,001 Kết luận rằng thang đo có thể sử dụng một cách khách quan cho cha mẹ có con vị thành niên tại Tây Ban Nha, đồng thời công cụ cũng được ứng dụng trong việc xác định sự không phù hợp giữa kỳ vọng của cha mẹ và con cái họ [66]

Dựa trên “Thang đo đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ” dành cho học sinh của hai tác giả Wang và Hapner (2002), Tô Thị Hoan đã Việt hóa và điều chỉnh phù hợp với khách thể và mục đích nghiên cứu của mình Cấu trúc thang đo được giữ nguyên gồm 32 câu likert 6 mức độ nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về mức độ kỳ vọng của cha mẹ và mức độ đáp ứng của bản thân với kỳ vọng đó dựa trên hai câu hỏi chính:

“Mức độ cha mẹ kỳ vọng vào em là bao nhiêu?” và “Mức độ em đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ là bao nhiêu?” Thang đo đánh giá kỳ vọng dựa trên 3 thành phần

cốt lõi chính: sự trưởng thành của cá nhân, năng lực học tập và các mối quan hệ Trong đó đánh giá “sự trưởng thành của cá nhân” dựa trên các cấu phần: trách nhiệm, độc lập, tự tin, lịch sự, khả năng tự kiểm soát và phục tùng; về “năng lực học tập” dựa trên các cấu phần như: đạt được thành tích tốt, có công việc, sự nghiệp lý tưởng; về “mối quan hệ lãng mạn” dựa trên cách lựa chọn người hẹn hò hoặc bạn đời trong tương lai Từ đó nhà nghiên cứu đưa ra đánh giá mức độ sống theo kỳ vọng của cha mẹ và sự ảnh hưởng của điều này đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Trong gia đình Việt lại có ít nhiều khác biệt, những kỳ vọng và mục tiêu dạy con lại xuất phát từ quan niệm của cha mẹ về hình mẫu đứa con lý tưởng Đề tài cấp

bộ nghiên cứu về “Quan niệm và kỳ vọng của cha mẹ trong giáo dục con lứa tuổi

trung học cơ sở” (Lê Văn Hảo, 2020) nghiên cứu được thực hiện trên 626 cặp bố/mẹ

Trang 39

và con độ tuổi thiếu niên ở bốn tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Cần Thơ, Trà Vinh Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên, có tính đến các yếu tố nông thôn, thành thị; miền núi, đồng bằng; dân tộc kinh, dân tộc khác; tôn giáo; trình độ học vấn của cha mẹ Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, khảo sát quan niệm của cha mẹ và con cái về “một người con tốt” và “một người cha mẹ tốt”, những điều cha mẹ mong đợi ở con trong cuộc sống và học tập Cha mẹ sẽ được yêu cầu ghi 3 đặc điểm/phẩm chất của một người con tốt thứ tự 1,2,3 theo chiều dọc Kết quả thu được thì “ngoan, vâng lời, biết lắng nghe, không cãi lại lời bố mẹ” được đặt lên hàng đầu (thứ tự xuất hiện đầu tiên là 51,6%, xuất hiện lần thứ hai 27,1%), tiếp đến là các thuộc tính liên quan đến “hiếu thảo, nhớ ơn bố mẹ, chăm sóc quan tâm đến bố mẹ”; về học tập như “học giỏi, cố gắng, tự giác học hành”

Từ kết quả trên, quan niệm về một người con tốt của cha mẹ Việt nổi bật trên các nhóm thuộc tính: liên quan đến mối quan hệ trong gia đình (ngoan, hiếu thảo, vâng lời cha mẹ, yêu thương gia đình, anh chị em); liên quan đến học tập (học giỏi, cố gắng học hành, tự giác học tập, đạt được kỳ vọng của bố mẹ), liên quan đến sức khỏe - phẩm chất đạo đức (khỏe mạnh, lương thiện, biết điều, tự giác, tự tin, trưởng thành, sống tích cực) và các hành vi ứng xử ngoài xã hội (không đua đòi, không tham gia tệ nạn xã hội, không phá phách)

Tóm lại, có thể thấy rằng, kỳ vọng của cha mẹ cho con cái là một khái niệm rộng và được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau tùy quan điểm cá nhân Sự đánh giá, phân chia mức độ kỳ vọng của cha mẹ mang tính định ước lệ dựa trên những thông tin thu được từ hai nguồn là đánh giá từ chính phụ huynh và đánh giá từ con cái họ Nhưng nhìn chung cha mẹ có con ở lứa tuổi trung học cơ sở thường kỳ vọng con ở các năng lực như: phẩm chất đạo đức (hiếu thảo, trung thực, lễ phép, chăm chỉ, quyết tâm, tự giác, tự tin, khiêm tốn); năng lực học tập (tư duy khoa học, thành tích học tập, khả năng tự học); năng lực xã hội (khả năng giao tiếp, hợp tác, trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ); năng lực thể chất (khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, biết tự chăm sóc bản thân) và định hướng tương lai (nghề nghiệp ổn định, công việc được xã hội tôn trọng, phù hợp với năng lực bản thân)

1.2.2.2 Lý thuyết về lo âu

Trang 40

a) Cơ chế bệnh sinh của lo âu

Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích về cơ chế hình thành lo âu

- Giả thiết di truyền: Các yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong sự phát triển rối loạn lo âu Con cái của cha mẹ mắc chứng rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc chứng này Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các cặp song sinh đã chỉ ra rằng một số gen có liên quan đến rối loạn lo âu như CRHR1 (có vai trò trong mã hóa thụ thể gắn với corticotropin-1); gen COMT (có vai trò mã hóa chất Catechol -Omethyltransferase); gen SLC6A4 (mã hóa vận chuyển serotonin), ngoài ra nhiều nghiên cứu còn nhắc đến vai trò của các nhóm gen FKBP5, FAAH, PACAP [73]

- Giả thiết sinh học: nhiều nhà khoa học đã đề cập và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của hạnh nhân (Amygdala) não bộ [3] Hạnh nhân là một cấu trúc nằm ở phần trước thùy thái dương có chức năng đánh giá các kích thích sau khi nhận được thông tin phóng chiếu từ vỏ não, đồi thị và hồi hải mã Sau đó, hạnh nhân sẽ dẫn truyền xung thần kinh đến các hệ thống đáp ứng tương ứng như vùng hạ đồi và thân não (các đáp ứng thần kinh thực vật; điều hòa cortisol); vùng thể vân; vùng trán (lựa chọn hành vi); vùng hồi hải mã (giúp củng cố trí nhớ) Đây là những chuỗi phản ứng phức tạp của nhiều hệ thống liên quan trong cơ thể chứ không phải đơn lẻ bởi một chất dẫn truyền thần kinh hay hoạt chất sinh học cụ thể nào

Bên cạnh đó, các chất dẫn truyền thần kinh cũng đóng vai trò lớn liên quan đến rối loạn lo âu Trong đó tập trung nhắc đến vai trò của gammaaminobutyric acid(GABA) và serotonin (5-HT) Các thuốc chống lo âu (thuốc bình thần) dùng trên lâm sàng như Benzodiazepine hay các thuốc ức chế sự tái hấp thu chất Serotonin (SSRI) dựa trên cơ chế ức chế hoặc kích thích các thụ thể gắn vào các chất này [30], [36] Lý thuyết về yếu tố sinh học trong rối loạn lo âu cũng nêu ra vai trò quan trọng của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận Cụ thể, vùng dưới đồi tiết ra Corticotropin-releasing hormone (CRH) sẽ kích thích tuyến yên tiết adrenocorticotropic hormone (ACTH), ACTH sẽ kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisol Cortisol đóng vai trò là hormon “sinh mạng” trong cơ thể giúp điều chỉnh các đáp ứng hành vi, cảm xúc và hệ thống nội tiết chịu ảnh hưởng bởi cơ chế điều

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn Thị Kim Cúc (2005), Tìm hiểu mức độ kỳ vọng của bố mẹ và sự đánh giá bản thân của trẻ, tr. 17-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu mức độ kỳ vọng của bố mẹ và sự đánh giá bản thân của trẻ
Tác giả: Văn Thị Kim Cúc
Năm: 2005
2. Bạch Ngọc Chiến và Vương Quân Hoàng (2015), Bằng chứng cuộc sống: Suy ngẫm về phát triển bền vững Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật (Hà Nội, Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bằng chứng cuộc sống: Suy ngẫm về phát triển bền vững Việt Nam
Tác giả: Bạch Ngọc Chiến và Vương Quân Hoàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật (Hà Nội
Năm: 2015
3. GS. Phạm Thị Minh Đức (2011), Giáo trình sinh lý học, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học
Tác giả: GS. Phạm Thị Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2011
4. Phan Thiệu Xuân Giang (2019), Các yếu tố sinh học thần kinh liên quan đến lo âu, Sinh lý học thần kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố sinh học thần kinh liên quan đến lo âu
Tác giả: Phan Thiệu Xuân Giang
Năm: 2019
5. Trần Long Giang (2017), Nghiên cứu sự thay đổi hình thái tuổi dậy thì làm cơ sở xây dựng các hình thức giáo dục giới tính phù hợp cho học sinh trung học cơ sở Hà Nội, Tạp chí khoa học trường đại học Tân Trào 3(6), tr. 75-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự thay đổi hình thái tuổi dậy thì làm cơ sở xây dựng các hình thức giáo dục giới tính phù hợp cho học sinh trung học cơ sở Hà Nội
Tác giả: Trần Long Giang
Năm: 2017
6. Trương Thị Khánh Hà (2011), Phong cách giáo dục của cha mẹ, Tạp chí khoa học ĐHQGHN Khoa học xã hội và Nhân văn 27(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách giáo dục của cha mẹ
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà
Năm: 2011
7. Trương Thị Khánh Hà (2013), Giáo trình tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 179-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học phát triển
Tác giả: Trương Thị Khánh Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
8. Nguyễn Minh Hà (2022), Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên
Tác giả: Nguyễn Minh Hà
Năm: 2022
9. Lê Văn Hảo (2020), Quan niệm và kỳ vọng của cha mẹ trong việc giáo dục con lứa tuổi trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học 4(3), tr. 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm và kỳ vọng của cha mẹ trong việc giáo dục con lứa tuổi trung học cơ sở
Tác giả: Lê Văn Hảo
Năm: 2020
10. S.Larsen và Lê Văn Hảo (2015), Tâm lý học xuyên văn hóa, tr. 307-311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xuyên văn hóa
Tác giả: S.Larsen và Lê Văn Hảo
Năm: 2015
11. Nguyễn Thị Hoa (2021), Sự hài lòng của cha mẹ với con ở học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học 2(2), tr. 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hài lòng của cha mẹ với con ở học sinh trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2021
12. Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (2013), DSM-V, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: DSM-V
Tác giả: Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2013
13. Tô Thị Hoan (2017), Đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và chất lượng cuộc sống của học sinh Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đáp ứng kỳ vọng từ cha mẹ và chất lượng cuộc sống của học sinh Trung học phổ thông
Tác giả: Tô Thị Hoan
Năm: 2017
14. Bùi Quang Huy (2019), Rối loạn Lo âu, Nhà xuất bản y học, tr. 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn Lo âu
Tác giả: Bùi Quang Huy
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2019
15. Nguyễn Cao Minh (2012), Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần, Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần
Tác giả: Nguyễn Cao Minh
Năm: 2012
16. Trần Thành Nam; Nguyễn Phương Hồng Ngọc (2022), Tâm lý học đường thực hành tốt khi làm việc trong nhà trường, Tổ chức GNI tr. 19-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đường thực hành tốt khi làm việc trong nhà trường
Tác giả: Trần Thành Nam; Nguyễn Phương Hồng Ngọc
Năm: 2022
17. Nguyễn Quang Ngọc (2020), Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái, tr. 7-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên hệ giữa sự quan tâm có điều kiện của mẹ với mức độ lo âu và trầm cảm của con cái
Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc
Năm: 2020
18. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực.Luận văn ThS. Tâm lý học, Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Năm: 2013
20. Nguyễn Thị Phương Hằng (2009), Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình, Tạp chí tâm lý học, Tháng 6 - 2009 tr. 67-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hằng
Năm: 2009
21. Phạm Thị Bích Phượng (2012), Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn hành vi, Luận văn ThS. Tâm lý học, Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn hành vi
Tác giả: Phạm Thị Bích Phượng
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 2. Đánh giá của cha mẹ về “một người con tốt” - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 1. 2. Đánh giá của cha mẹ về “một người con tốt” (Trang 32)
Bảng 2. 1.  Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “phẩm chất đạo đức” - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2. 1. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “phẩm chất đạo đức” (Trang 52)
Bảng 2. 2. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực học tập”. - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2. 2. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực học tập” (Trang 53)
Bảng 2. 3. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “năng lực xã hội” - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2. 3. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “năng lực xã hội” (Trang 54)
Bảng 2. 4. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất”. - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2. 4. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất” (Trang 56)
Bảng 2. 5. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai”. - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2. 5. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai” (Trang 56)
Bảng 2.6. Mô tả khách thể đủ điều kiện tham gia nghiên cứu - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 2.6. Mô tả khách thể đủ điều kiện tham gia nghiên cứu (Trang 59)
Bảng 3. 1. Một số đặc điểm của nhóm khách thể cha mẹ - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 1. Một số đặc điểm của nhóm khách thể cha mẹ (Trang 65)
Bảng 3. 2. Một số đặc điểm của nhóm khách thể học sinh - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 2. Một số đặc điểm của nhóm khách thể học sinh (Trang 66)
Bảng 3. 3. Kỳ vọng của cha mẹ so sánh trên các tiêu chí thứ tự sinh con và tình trạng - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 3. Kỳ vọng của cha mẹ so sánh trên các tiêu chí thứ tự sinh con và tình trạng (Trang 68)
Bảng 3. 4. So sánh kỳ vọng của cha mẹ đánh giá trên từng tiêu chí: Năng lực phẩm  chất đạo đức, năng lực học tập, năng lực xã hội, năng lực thể chất và định hướng  tương lai tại 3 trường - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 4. So sánh kỳ vọng của cha mẹ đánh giá trên từng tiêu chí: Năng lực phẩm chất đạo đức, năng lực học tập, năng lực xã hội, năng lực thể chất và định hướng tương lai tại 3 trường (Trang 70)
Bảng 3. 5. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí hiếu thảo của con mình - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 5. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí hiếu thảo của con mình (Trang 71)
Bảng 3. 6. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí vâng lời và biết tiết kiệm - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 6. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí vâng lời và biết tiết kiệm (Trang 72)
Bảng 3. 7. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí trung thực và lễ phép - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 7. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí trung thực và lễ phép (Trang 73)
Bảng 3. 8. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí chăm chỉ, kiên trì, khiêm tốn - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 8. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí chăm chỉ, kiên trì, khiêm tốn (Trang 74)
Bảng 3. 9. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí học tập - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 9. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí học tập (Trang 76)
Bảng 3. 10. Kỳ vọng của cha mẹ học sinh trung học cơ sở tiêu chí năng lực xã hội - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 10. Kỳ vọng của cha mẹ học sinh trung học cơ sở tiêu chí năng lực xã hội (Trang 78)
Bảng 3. 11. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất” - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 11. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực thể chất” (Trang 82)
Bảng 3. 12. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai” - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 12. Kỳ vọng của cha mẹ về tiêu chí “Năng lực định hướng tương lai” (Trang 83)
Bảng 3. 13. Thực trạng rối loạn lo âu theo ZUNG - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 13. Thực trạng rối loạn lo âu theo ZUNG (Trang 85)
Bảng 3. 14. Thực trạng tình trạng lo âu theo DASS-21 - mối quan hệ giữa kỳ vọng của cha mẹ và rối loạn lo âu ở học sinh trung học cơ sở
Bảng 3. 14. Thực trạng tình trạng lo âu theo DASS-21 (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN