1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu

80 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và đặc điểm xuất khẩu hàng hóa (12)
    • 1.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa (12)
    • 1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa (12)
  • 1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá (14)
    • 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp (14)
    • 1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp (14)
    • 1.2.3. Xuất khẩu ủy thác (15)
    • 1.2.4. Buôn bán đối lưu (16)
    • 1.2.5. Tạm nhập tái xuất (16)
    • 1.2.6. Gia công quốc tế (17)
  • 1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế (18)
  • 1.4. Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá (19)
    • 1.4.1. Các nhân tố kinh tế (19)
    • 1.4.2. Các nhân tố chính trị, luật pháp của nước sở tại (21)
    • 1.4.3. Các nhân tố văn hoá, xã hội, môi trường tự nhiên (21)
    • 1.4.4. Các nhân tố khoa học công nghệ (21)
    • 1.4.5. Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh (22)
    • 1.4.6. Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp (22)
  • 1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của một số nước sang thị trường EU (23)
    • 1.5.1. Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Brazil sang EU (23)
    • 1.5.2. Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Costa Rica sang EU (25)
    • 1.5.3. Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kì sang EU (26)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT (29)
    • 2.1. Tổng quan về thị trường EU (29)
      • 2.1.1. Giới thiệu về EU (29)
      • 2.1.2. Đặc điểm, thị hiếu và xu hướng tiêu thụ mặt hàng rau quả tại EU (31)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất và nhập khẩu rau quả của EU (34)
      • 2.1.4. Các quy định quản lý nhập khẩu mặt hàng rau quả của thị trường EU (36)
    • 2.2. Tổng quan về thị trường rau quả Việt Nam (38)
      • 2.2.1. Khái quát về thị trường rau quả Việt Nam (38)
      • 2.2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam (39)
      • 2.2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam (43)
      • 2.2.4. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam (44)
    • 2.3. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU (46)
      • 2.3.1. Sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU (46)
      • 2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU (48)
      • 2.3.2. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU theo đối tác (49)
      • 2.3.3. Sản phẩm xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU (52)
      • 2.3.4. Giá cả và chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU (0)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường (58)
      • 2.4.1. Những kết quả đã đạt được (58)
      • 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (59)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (63)
    • 3.1. Dự báo về thị trường rau quả của EU, định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả của Việt Nam (63)
      • 3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường rau quả của EU đến năm 2035 (63)
      • 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam (64)
      • 3.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả của Việt Nam (66)
    • 3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU (68)
      • 3.2.1. Giải pháp về phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế (68)
      • 3.2.2. Giải pháp về sản phẩm (68)
      • 3.2.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý xuất khẩu (70)
      • 3.2.4. Giải pháp về vận chuyển (71)
      • 3.2.5. Giải pháp chủ động thích ứng với các rào cản kỹ thuật (0)
      • 3.2.6. Giải pháp đối với Hiệp hội rau quả Việt Nam (72)
      • 3.2.7. Giải pháp từ kinh nghiệm của các nước xuất khẩu rau quả hàng đầu (73)

Nội dung

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu rau quả đã có những bước tiến đáng kể, trở thành ngu

Khái niệm, nhiệm vụ và đặc điểm xuất khẩu hàng hóa

Khái niệm và nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ của một quốc gia mà sang quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ các tập quán quốc tế cũng như các luật lệ khác nhau Không chỉ vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao… Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia

Theo điều 28, Luật Thương mại 2005 quy định: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Xuất phát từ các mục tiêu phong phú, đa dạng, để thực hiện tốt các mục tiêu đó thì hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất Đối với những quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng- là điều kiện tốt cho việc thúc đẩy sản xuất, tạo ra lợi thế cho ngành sản xuất của mình

Thứ hai hoạt động xuất khẩu cần tạo được động lực để các quốc gia nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa nhằm tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh đó chất lượng hàng hóa cũng cần được chú trọng và cải thiện Cụ thể là những mặt hàng hoặc nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao.

Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hoá thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học quản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của từng quốc gia, như yếu tố luật pháp, kinh tế văn hoá Về các nguồn lực cho phát triển, xuất khẩu góp phần cải thiện đời sống nhân dân, gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần thúc đẩy các quốc gia tiến tới xã hội công bằng văn minh Trong điều kiện hiện nay xuất khẩu hàng hoá là một trong những mục tiêu đang trở nên cấp bách và tạo cho nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi trong quá trình đẩy nhanh sự phát triển kinh tế văn

Thư viện ĐH Thăng Long

2 hoá xã hội Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia, và trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ Vì vậy, chúng ta không thể lấy kinh nghiệm trao đổi hàng hoá thông thường trong một quốc gia để áp đặt hoàn tòan cho hoạt động trao đổi hàng hoá với nước ngoài

Hoạt động xuất khẩu được tiến hành có thể bởi tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước nhằm đáp ứng các mục đích hoặc nhu cầu của họ, mục đích kinh doanh tư nhân chủ yếu là nhằm tối đa hoá lợi nhuận, còn đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ có nhiều mục tiêu khác nhau như văn hoá, ngoại giao, chính trị… Do đó, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ có thể hiện hoặc không hoàn toàn hướng về lợi nhuận

Phương thức cơ bản nhất để mở rộng hoạt động trong nước ra thị trường nước ngoài là thông qua xuất khẩu Xuất khẩu cũng là một hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động này tiếp tục cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình và có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc xuất khẩu có hai ưu điểm rõ nét:

- Tránh được đầu tư cho các hoạt động sản xuất ở nước sở tại, mà các chi phí này thường là đáng kể

- Có thể thực hiện được lợi thế chi phí và lợi thế vị trí Bằng việc sản xuất sản phẩm ở một địa điểm tập trung và sau đó xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài khác , công ty có thể thực hiện lợi thế qui mô đáng kể qua khối lượng bán cho thị trường toàn cầu của mình

Hiệu quả của chiến lược xuất khẩu là nhằm hướng tới làm cho sản phẩm hàng hoá thích ứng và thoả mãn được các nhu cầu của khách hàng và sự ưa thích của thị trường (hoặc không bị thay đổi nếu phù hợp với thị trường) Đồng thời làm cho chính sách giá cả, phân phối và truyền thông được liên kết chặt chẽ trong một chiến lược marketing tổng thể Tuy nhiên xuất khẩu hàng hóa cũng tồn tại một số nhược điểm : - Các sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ cơ sở cuả công ty ở chính quốc có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện thị trường địa phương

- Chi phí vận chuyển cao có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các sản phẩm cồng kềnh, hàng rào thuế quan cũng có thể làm cho việc xuất khẩu không kinh tế

- Những rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân ít kinh nghiệm xuất khẩu, ít am hiểu thị trường của các công ty vừa mới bắt đầu xuất khẩu Để khắc phục những nhược điểm trên, công ty có thể chuyển giao những hoạt động marketing ở các nước mà họ kinh doanh cho các đại diện địa phương, nhưng không có giò đảm bảo rằng đại diện đó sẽ hành động theo cách tốt nhất vì lợi ích của công ty

Trường các đại diện cũng chào bán sản phẩm của công try cạnh tranh và vì thế, sự trung

3 thành bị chia sẻ Do đó, đại diện nước ngoài có thể thực hiện không tốt hoạt động marketing như công ty thực hiện.

Các hình thức xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức mà hàng hóa được mua hay bán trực tiếp của nước ngoài mà không thông qua trung gian Các cuộc đàm phán, thương lượng với đối tác sẽ đều do chính doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trực tiếp bao gồm các trách nhiệm về hợp đồng, hoạt động tiếp thị, bán hàng,… để đem khách hàng về cho doanh nghiệp của mình

Doanh nghiệp phải tự kiểm soát được mọi giao dịch và đại diện cho thương hiệu của mình để đem lại các nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp

+ Chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm và biến động thị trường để đưa ra phương án phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả mua bán

+ Trực tiếp đàm phán, thỏa thuận để đưa ra được mức giá phù hợp và lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp

+ Giảm được các khoản chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và chủ động trong việc vận chuyển, làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu,… từ đó chọn được những đơn vị hợp tác phù hợp với doanh nghiệp của mình

+ Đòi hỏi một số vốn khá lớn để sản xuất và thu mua hàng, gặp nhiều rủi ro Bên cạnh đó, hình thức này đòi hỏi một sự hiểu biết về thị trường xuất khẩu và những kinh nghiệm cần thiết để tiến hành giao dịch

+ Ngoài ra, để bù đắp được chi phí giao dịch thì lượng hàng hóa xuất khẩu yêu cầu phải đủ lớn Bên cạnh đó, xuất khẩu trực tiếp còn gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhỏ có kinh nghiệm và nguồn lực hạn chế

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho doanh nghiệp có đủ tiềm năng về tài chính, có quy mô lớn, phát triển đủ mạnh để thành lập riêng tổ chức bán hàng của mình.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa ra nước ngoài thông qua trung gian (bên thứ ba) Các trung gian chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu là: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng

Ngoài ra người trung gian còn có thể giúp người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn thông qua quan hệ với công ty vận tải hay ngân hàng

Thư viện ĐH Thăng Long

+ Đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bước vào hoạt động giải trí kinh doanh thương mại xuất khẩu thì chắc như đinh cần đến những đơn vị chức năng trung gian để hoàn toàn có thể thuận tiện trong quy trình chuyển dời sản phẩm & hàng hóa sang quốc tế một cách thuận tiện

+ Tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với xuất khẩu trực tiếp, vì lợi nhuận sẽ được chia cho bên ủy thác/bên thứ ba

+ Bị động, quá phụ thuộc vào các cam kết với đối tác Trong trường hợp trung gian kém năng lực hơn, điều này có thể cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty

+ Ít kiểm soát hơn đối với giá sản phẩm và cách thương hiệu của công ty bạn được thể hiện với thế giới

+ Không có mối quan hệ khách hàng và không thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

+ Không thể thực hiện nghiên cứu thị trường; không phát triển được khả năng truyền thông và hiểu biết về thị trường, xu hướng tiêu dùng

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế, và những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp.

Xuất khẩu ủy thác

Ủy thác xuất khẩu là một phương pháp mà doanh nghiệp thuê một công ty thứ ba (forwarder hoặc công ty chuyên dịch vụ ủy thác) thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa sang đối tác nước ngoài Đơn vị này đại diện cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu lô hàng Đây dựa trên cơ sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, tuân thủ theo quy định của luật pháp

+ Tối ưu chi phí: Thuê công ty ủy thác tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc tự thành lập một bộ phận xuất nhập khẩu riêng Bên cung cấp dịch vụ chỉ tính phí cho mỗi lần xuất nhập khẩu hàng hóa, và chi phí này thường thấp hơn so với tự thực hiện Công ty ủy thác thường làm việc với hãng tàu và hải quan, khiến cho chi phí thực hiện cũng được giảm bớt

+ Thời gian nhanh chóng: Công ty ủy thác có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các chứng từ và thủ tục hải quan, do đó họ có kinh nghiệm và giải quyết vấn đề nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

+ Giảm bớt rủi ro: Việc thuê công ty ủy thác giúp hạn chế rủi ro trong quá trình xuất khẩu hàng hóa Công ty ủy thác chịu trách nhiệm khi có sai sót về chứng từ và thủ tục

+ Đảm bảo sự ổn định: Công ty ủy thác lưu trữ và quản lý hồ sơ chứng từ quan trọng, đảm bảo không có gián đoạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa

+ Nâng cao chất lượng và hiệu suất: Nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tìm cách tiết kiệm thời gian và rút ngắn quá trình vận chuyển, giúp hàng hóa nhanh chóng đến đích

+ Phải trả phí dịch vụ ủy thác

+ Thiếu quyền chủ động do phải làm việc qua bên trung gian

+ Nguy cơ bị cạnh tranh trực tiếp từ công ty nhận ủy thác hoặc mất đối tác, khách hàng do các vấn đề liên quan

+ Không nắm rõ quy trình dẫn đến bị doanh nghiệp nhận ủy thác yêu cầu những chi phí không cần thiết

+ Để lộ thông tin nhà cung cấp và giá cả hàng hóa cho bên nhận ủy thác

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm

Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ gái trị lô hàng xuất khẩu Doanh nghiệp sử dụng hình thức này để nhập khẩu nhiều loại hàng hóa mà thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba

+ Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức buôn bán đối lưu có thể giúp cho các công ty ít phải sử dụng ngoại tệ mạnh để thanh toán, nên tiết kiệm được chi phí tài chính và ảnh hưởng của tỉ giá

+ Ít tốn kém và phù hợp với những nước kém phát triển nên được các công ty xuất khẩu sử dụng nhiều khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường các nước này

+ Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức buôn bán đối lưu có thể gây khó khăn cho các công ty bởi vì nó yêu cầu công ty phải gắn hoạt động xuất khẩu với hoạt động nhập khẩu

+ Hình thức này đòi hỏi các công ty xuất khẩu phải có chuyên môn sâu về các loại hàng hóa nên có thể gây bất lợi cho họ trong xuất khẩu do trong một số trường hợp, nhập khẩu hàng hóa không phải là mục đích chính của công ty và cũng không phù hợp với khả năng kinh doanh của công ty

- Điều kiện áp dụng: Các bên đều thiếu ngoại tệ để thanh toán và có nhu cầu cao về hàng hóa

Tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Tái xuất theo đúng nghĩa có nó, trong đó hàng hóa đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rrooif

Thư viện ĐH Thăng Long

6 lại xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngược chiều với sự vận động hàng hóa là sự vận động của đồng tiền được xuất phát từ nước nhập khẩu sang nước tái xuất và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu

- Ưu điểm: doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao, không phải tổ chức sản xuất, đầu vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn nhanh hơn

- Nhược điểm: Các doanh nghiệp lợi dụng hình thức này bằng cách tạm nhập các sản phẩm như rác thác công nghiệp, linh kiện điện tử… Nhưng không tái xuất nhằm trục lợi, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phá hoại thị trường trong nước

- Điều kiện áp dụng: Áp dụng với các quốc gia có hệ thống thông tin chính xác về thị trường, giá cả hàng hóa

Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ Một bên chấp nhận thuê bên kia gia công là muốn mua phí gia công rẻ của bên nhận gia công Bên nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động để có thu nhập Do đó, xét về khía cạnh quốc tế hóa thì gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ Phần lớn các công ty kinh doanh ở các quốc gia phát triển đều thiếu lao động phổ thông nên chi phí lao động rất cao

+Gia công quốc tế đóng vai trò rất lớn trong việc luân chuyển hàng hóa vô hình

+ Thúc đẩy việc chuyên môn hóa lao động trên phạm vi toàn cầu, giúp cho việc phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ

+ Có tác dụng lớn trong việc giúp các doanh nghiệp nhận gia công tiếp thu nhiều kinh nghiệm quốc tế và người lao động được tiếp cận với nhiều trang thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn

+ Đây là hình thức được áp dụng tất yếu trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển lực lượng lao động bản địa thành lực lượng lao động quốc tế hùng hậu

+ Bên nhận gia công thường là bên yếu kém về nhiều mặt như vốn, công nghệ, kĩ năng, nên nhận được thù lao rẻ mạt Do đó, khó có loại hình gia công trường tồn cho các bên tham gia

+ Mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế Thông thường, bên đặt gia công luôn luôn muốn khai thác triệt để lao động nên áp dụng nhiều phương pháp quản lí công nghiệp mạnh hay giảm thiểu các chế độ đãi ngộ trong khi lao động ở bên nhận

7 gia công chưa quen với cường độ và phong cách làm việc mới Đây là nguyên nhân đổ vỡ của không ít các quan hệ kinh tế bạn hàng

- Điều kiện áp dụng: Chủ yếu nước đặt gia công là những nước phát triển có công nghệ tiên tiến nhưng nguyên nhiên liệu khan hiếm Nước nhận gia công thường là nước đang phát triển có tài nguyên phong phú và giá nhân công rẻ.

Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế

Phương thức cơ bản nhất để mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài là thông qua xuất khẩu Xuất khẩu cũng là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp Hoạt động này tiếp tục cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình và có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trước hết, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ và bền vững Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để tổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tác động này thể hiện qua việc xuất khẩu hàng hóa tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi

Chẳng hạn, khi phát triển ngành nông sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như gạo, cà phê, chè, Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu cũng có thể kép theo sự phát triển của ngành công nghiệp bao bì phục vụ nó Ngoài ra, xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển bởi việc tiêu thụ hàng hóa không chỉ diễn ra trong nội địa mà còn mở rộng phạm vi ra toàn thế giới Điều này đã tạo điều kiện phát triển và làm bệ phóng cho khả năng cung cấp đầu vào đối với sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong nước

Thứ hai, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường mà ngày càng cạnh tranh Sự tồn tại và phát triển của hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật công nghệ sản xuất chúng Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh, đòi hỏi phải nâng cao tay nghề người lao động.Nâng cao tay nghề của người lao động sẽ đóng góp cho sự phát triển trong hầu hết các ngành nghề

Thư viện ĐH Thăng Long

8 bởi con người là lao động chính và đóng vai trò cốt lõi trong việc quyết định tạo ra sản phẩm chất lượng, mang lại lợi nhuận cao, từ đó kích cầu cho nền kinh tế

Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện đời sống của con người Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập không thấp, từ đó giải quyết được vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú hơn của nhân dân Khi những yếu tố cơ bản về lao động và xã hội ngày càng được hoàn thiện hơn, có thể thấy xuất khẩu hàng hóa chính là một nhân tố quan trọng trong việc giúp xã hội và nền kinh tế phát triển

Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước đó trên thương trường quốc tế, xuất khẩu song hành cùng công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu

Có thể nói, xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, lao động, nguồn tiêu thụ thị trường Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ một nước nào và trong thời kỳ nào đẩy mạnh được xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao Từ đó, thông qua xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước.

Các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Các nhân tố kinh tế

Thứ nhất, ảnh hưởng của cán cân thanh toán và chính sách tài chính tiền tệ Nhân tố này quyết định phương án kinh doanh, mặt hàng và quy mô sản xuất của doanh nghiệp

Sự thay đổi của những nhân tố này gây ra sự xáo trộn lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu

Nhân tố tỷ giá ảnh hưởng mạnh đến công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Đó là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qủa hoạt động thương mại quốc tế Nếu tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và ở mức thấp thì mới khuyến khích được doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và ngược lại

Thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng Hệ thống tài chính, nân hàng chi phối rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thông qua lãi suất tiền cho vay hoạt động

Lãi suất thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vay vốn đầu tư và ngược lại Mặt khác, lợi ích của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhân hàng do hình thức thanh toán của các hợp đồng mua bán đều được thực hiện thông qua các ngân hàng Nếu các nghiệp vụ ngân hàng được bảo đảm thuận lợi, nhanh và chính xác thì sẽ tránh được rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp

Thứ ba, các nhân tố thuộc về chính sách Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi ích to lớn và vì lý do khác nhau mà hầu hết các quốc gia đều có chính sách thương mại quốc tế thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nên kinh tế quốc dân chẳng hạn như hạn ngạch và các quy chuẩn kĩ thuật

Hạn ngạch là qui định của nhà nước về lượng hàng hóa tối đa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định thường là 1 năm Hạn ngạch thường dùng để tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây thiệt hại cho nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu Được áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường

Xuất phát từ các nhu cầu thực tế của đời sống, nhu cầu về vệ sinh an toàn, chất lượng…Một loạt các hệ thống tiêu chuẩn được đưa ra bao gồm các qui định về bao bì, đóng gói vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh phòng dịch bệnh…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu vì hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và các mức tiêu chuẩn của mỗi quốc gia là khác nhau

Thuế quan là công cụ quản lý chính của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình Thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả cảu hoạt động xuất khẩu, góp phần bảo vệ cho sự phát triển sản xuất của hàng hoá trong nước Nếu chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó, họ sẽ giảm thuế xuất khẩu nhằm mục đích cho nhiều nhà doanh nghiệp hơn tham gia vào hoạt động xuất khẩu Còn ngược lại nếu hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nào đó, chính phủ sẽ tăng thuế, điều này sẽ hạn chế lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này

Thư viện ĐH Thăng Long

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp có tác dụng mở rộng thúc đẩy xuất khẩu đối với những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn nhiều so với tiêu thụ trong nước Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được thể hiện dưới nhiều hình thức: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi vốn vay cho hoạt động xuất khẩu

Các nhân tố chính trị, luật pháp của nước sở tại

Chính trị có ổn định thì mới tạo đà cho kinh tế phát triển Yếu tố này là nhân tố khuyến khích hoặc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Môi trường chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước mình, do vậy phải có sự hiểu biết nhất định về những yếu tố này để tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động xuất khẩu Quốc gia xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán, thị hiếu, thói quen mà điều này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia Do vậy hiểu biết về môi trường văn hoá sẽ giúp ích trong việc quốc gia thích ứng được với thị trường để từ đó có chiến lược đúng đắn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu của mình

Các nhân tố văn hoá, xã hội, môi trường tự nhiên

Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán, những quy tắc, những điều cấm kỵ của riêng mình Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu khỏi thất bại, nhà xuất khẩu phải nghiên cứu thật kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao Môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu thường gây ra những đột biến khó lường Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia cũng ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển… Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên những tác động khác biệt Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét và dự đoán được xu hướng biến động của chúng để phát hiện cơ hội hay nguy cơ của doanh nghiệp.

Các nhân tố khoa học công nghệ

Dịch vụ logistics (dịch vụ vận tải) có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, kết nối và phát triển kinh tế – xã hội Với vai trò xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho sản xuất, sản xuất ra hàng hóa, đưa hàng hóa vào các kênh lưu thông và phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng, logistics được coi là xương sống của hoạt động thương mại giữa các nước Hội nhập dịch vụ logistics được kỳ vọng sẽ là

11 phương tiện để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình liên kết giữa các ngành sản xuất trong nội bộ từng quốc gia với mạng sản xuất khu vực Do vậy, cải thiện chất lượng logistics thương mại sẽ cải thiện được tình hình xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu

Nhân tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Ví dụ, nhờ sự phái triển của hệ thống dịch vụ bưu chính viến thông giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua telex, điện tín, fax đặc biệt là Internet, công nghệ truyền tin nhanh nhất hiện nay, nó làm giảm thiểu chi phí đi lại, hơn nữa doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin mới nhất về thị trường Ngược lại nếu quốc gia không nắm bắt, cập nhật những công nghệ tiên tiến hiện đại áp dụng vào sản xuất thì sẽ có nguy cơ tụt hậu Những công nghệ tiên tiến ra đời càng đẩy khoảng cách giữa các quốc gia đi xa hơn.

Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh

Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cả trong và ngoài nước luôn đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp Xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay càng là áp lực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài mà không còn sự bảo hộ của Nhà nước, điều đó có nghĩa là buộc các 11 doanh nghiệp phải luôn tìm cách đổi mới cả trong quản lý và đổi mới sản phẩm để tồn tại trong xu hướng kinh tế mới này.

Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp

- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao trên thị trường quốc tế Thực tế, năng lực cạnh tranh càng cao thì khả năng chiến thắng để giành thị phần cung ứng hàng hóa càng lớn Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và là yếu tố then chốt trong hoạt động xuất khẩu của các quốc gia Do vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn mở rộng sản xuất, giành lấy lợi thế trong cạnh tranh xuất khẩu thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất quan trọng

- Trình độ quản lý của doanh nghiệp

Bộ máy năng động, gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp luôn biến đổi để thích nghi với điều kiện kinh doanh mới, doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những khóp khăn trong cạnh tranh Bộ máy quản trị cần những người năng động và sáng tạo chịu được áp lực cạnh tranh

- Trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp Đó là năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân, thiết bị máy móc và công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng và sử dụng cho việc sản xuất và

Thư viện ĐH Thăng Long

12 chế biến những mặt hàng xuất khẩu Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp, trình độ công nghệ của doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với chất lượng và giá thành phẩm Có trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện đại thì mới có điều kiện tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp với một nguồn lực tài chính mạnh dễ dàng đáp ứng với đơn đặt hàng của khách hàng còn đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ và phân tán thường gặp khó khăn khi cạnh tranh đẻ nhận được đơn đặt hàng Tài chính tác động trực tiếp và toàn bộ tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp

Mạng lưới sản xuất khu vực là một hệ thống các doanh nghiệp nhưng trong phạm vi một khu vực địa lý vượt khỏi biên giới quốc gia Các doanh nghiệp hợp tác với nhau trong mạng lưới dựa trên sự chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế trong quá trình sản xuất, trong đó các công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm Tham gia vào mạng sản xuất khu vực, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động đem lại giá trị cao hơn và đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường quốc tế có thể giúp các nước chuyển dịch lên tầm cao mới trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu

Ngoài ra, việc tham gia vào mạng sản xuất khu vực cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại, đặc biệt là thương mại nội ngành Giữa các khâu trong sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho dù bị chia tách ra các khu vực địa lý khác nhau, đầu ra của khối sản xuất này sẽ trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác Để phối hợp hoạt động trong mạng sản xuất, đầu ra của từng khối sản xuất phải được trao đổi với nhau thông qua hoạt động thương mại Vì vậy, các mạng sản xuất càng phát triển thì trao đổi thương mại giữa các nước càng tăng lên Như vậy, đây được coi là yếu tố cơ bản thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển của mạng sản xuất toàn cầu cùng với sự dịch chuyển nhanh chóng của dòng vốn FDI.

Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của một số nước sang thị trường EU

Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Brazil sang EU

Brazil, quốc gia có diện tích và dân số lớn thứ năm và lớn nhất về đất canh tác, nằm trong số ít quốc gia có tiềm năng tăng năng suất nông nghiệp Trong hai thập kỷ qua, Brazil đã củng cố vị thế là nhà sản xuất lớn các mặt hàng nông sản và các sản phẩm thực phẩm liên quan cũng như là nhà cung cấp cho thị trường quốc tế Hiện nay, nước này nằm trong top 5 nhà sản xuất 34 mặt hàng và là nhà xuất khẩu ròng lớn nhất thế giới

Năm 2021, Brazil là nhà cung cấp hàng nông sản chính từ bên ngoài EU

Về ngành hàng rau quả, số loại trái cây và rau chính được sản xuất tại Brazil là cam, chuối, cà chua, dưa hấu và hành tây Chuối và cam cùng nhau chiếm khoảng 5.45%

13 tổng sản lượng trái cây và rau quả ở Brazil, trong khi cà chua đóng góp khoảng 47% rau

Brazil có hơn 300 loại trái cây bản địa và gần 40% tổng sản lượng cam của thế giới với 16.524 nghìn tấn vào năm 2021 và một nửa sản lượng nước cam, đưa Brazil trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất cam Các nước nhập khẩu phổ biến nhất từ Brazil là Vương quốc Anh, EU, Đức, Argentina, Uruguay, Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha Như vậy, sự xuất khẩu mạnh mẽ của Brazil tới thị phần thị trường EU là không thể phủ nhận, sự thành công của Brazil là do:

- Quản lý đất đai thông minh

Trong những năm qua, ngành công nghiệp rau quả tại Brazil đã có thể phát triển các quy trình để sản xuất ngày càng nhiều hơn ở những khu vực nhỏ hơn, làm cho toàn bộ chuỗi bền vững bằng cách giảm chi phí, tăng năng suất, tạo ra nhiều ngoại hối và giá trị gia tăng bền vững khi tiết kiệm đất, có thể được sử dụng cho các loại cây thâm canh theo mùa Tính đến năm 2016, cây mía và cam của Brazil cho năng suất cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tính theo sản lượng trên mỗi mẫu đất Để đạt được mức năng suất cao này và đưa Brazil trở thành một trong những nước dẫn đầu về công nghệ sản xuất (xét trên thị trường trong và ngoài nước), ngành công nghiệp này đã đầu tư rất nhiều trong những năm gần đây và tiếp tục nỗ lực hết mình trong đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, góp phần vào các quy trình sản xuất thông minh và bền vững hơn

- Tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác rau quả

Nông dân Brazil đang ngày càng áp dụng công nghệ canh tác thông minh trong nông nghiệp, bao gồm phần mềm quản lý trang trại, IoT và điện thoại thông minh Một số nền tảng AI về nông nghiệp của Brazil cũng cho phép nông dân theo dõi chặt chẽ năng suất cây trồng hàng năm và mô hình tăng trưởng của chúng Bằng các xác định chính xác hiệu suất dựa trên thực địa, nó giúp nhà sản xuất đưa ra quyết định tối ưu hơn về việc sử dụng tài nguyên

Hơn nữa, máy bay không người lái có thể là máy bay không người lái (UAV) là một trong những công cụ công nghệ được áp dụng trong canh tác thông minh Tính đến tháng 8/2019, đã có gần 1.400 máy bay không người lái được đăng ký hợp pháp tại Brazil để sử dụng trong nông nghiệp Hơn một phần ba số máy bay không người lái đã được đăng ký tại bang São Paulo, theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc gia (ANAC) Brazil là một trong những nước sử dụng máy bay không người lái chính trong nông nghiệp và là nhà phát triển máy bay không người lái (UAV) được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành công nghiệp khác

- Áp dụng đa dạng các biện pháp cải thiện để phát triển ngành nông nghiệp

Các yếu tố khác bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô định hướng xuất khẩu hiệu quả , khuyến khích chính sách nông nghiệp dành riêng cho cây trồng, cải thiện các biện

Thư viện ĐH Thăng Long

14 pháp kiểm soát vệ sinh, mua lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, và sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia và đầu tư nước ngoài vào trong nước

Cùng với đó là sự giúp đỡ từ cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Chính phủ Brazil, được gọi là Embrapa, nông dân đã áp dụng các giống cây trồng và kỹ thuật nhân giống mới để chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của thảo nguyên nhiệt đới Cerrados của Brazil Qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu và chuyên gia nông nghiệp Brazil đã tập trung vào làn sóng đổi mới tiếp theo: công nghệ sinh học Nhiều startup ở Brazil đang sử dụng vật liệu từ thiên nhiên, gồm các loài động thực vật, vi khuẩn và khoáng chất khác nhau, để cân bằng các phương pháp hóa học nhằm mục đích ngăn chặn sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Costa Rica sang EU

Tương tự Brazil và Việt Nam, Costa Rica cũng đã tham gia ký kết Hiệp định Liên minh Châu Âu-Trung Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2013 Hiệp định này hướng tới loại bỏ hầu hết các loại thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp, chỉ để lại các loại thuế đối với “các khu vực nhạy cảm” Tất nhiên, cùng với giảm thuế để thúc đẩy tự do hoá thương mại nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, xuất khẩu rau quả của Costa Rica sang EU sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến các rào cản phi thuế quan Trong bối cảnh đó, Costa Rica cũng đã có những hành động thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường EU Theo báo cáo của EU, kim ngạch xuất khẩu của Costa Rica sang EU tăng từ 1.465 triệu Euro năm 2016 lên 2.100 triệu Euro năm 2022; trong đó hoa quả nhiệt đới, các loại hạt và gia vị chiếm đến 75% trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU Để xuất khẩu rau quả sang thị trường EU, Costa Rica đã xây dựng chiến lược xuất khẩu phục vụ xuất khẩu bao gồm:

- Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia Costa Rica Họ chú trọng việc xây dựng thương hiệu tại chỗ vững chắc bao gồm định hướng hướng tới sự bền vững và chăm sóc môi trường Từ đó thu hút sự chú ý hấp dẫn của thị trường như EU, Nhật Bản vốn cũng là một thị trường có văn hóa vì môi trường

- Costa Rica chú trọng áp dụng kinh nghiệm và công nghệ cao trong sản xuất, chế biến để tạo nên các sản phẩm có chất lượng cao Ngoài ra còn chú trọng đến việc có các chứng chỉ bao gồm Carbon Neutral, Costa Rica thiết yếu, FDA và Global GAP Những công cụ này giúp sản phẩm của họ nổi bật trong số những công cụ khác và được coi là lựa chọn mua hàng của thị trường EU và thị trường quốc tế

- Tăng cường sử dụng công nghệ vào phát triển thương mại để mở rộng cánh cổng của họ ra thị trường quốc tế Nỗ lực để sử dụng số hóa kể cả từ những DN vừa và nhỏ, tới các phòng thí nghiệm đổi mới để đáp ứng nhu cầu và giải quyết những thách thức, rào cản kỹ thuật của thị trường EU

- Hỗ trợ 43 nguồn vốn không hoàn lại để chuyển đổi sản xuất cho hàng nghìn DN vừa và nhỏ ở Costa Rica Cả Bộ Ngoại thương, Bộ Nông Nghiệp và Chăn nuôi đều xúc tiến chương trình với nguồn vốn do Quỹ CRUSA, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) và Hệ thống Ngân hàng Phát triển (SBD) cung cấp Từ đây, các doanh nghiệp tìm kiếm lợi thế cạnh tranh hoặc giá trị gia tăng trong tính bền vững và chuyển đổi sản xuất

- Costa Rica đã thực hiện rất tốt việc tham gia vào chuỗi cung ứng Mục tiêu chính của chuỗi cung ứng là đạt được dòng sản phẩm liên tục giữa các mắt xích khác nhau trong chuỗi cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Mặt khác, chuỗi giá trị xác định giá trị được tạo ra và phân phối ở đâu, bao nhiêu và như thế nào trong các mắt xích khác nhau của chuỗi (cái mà thị trường EU rất quan tâm)

Kinh nghiệm xuất khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kì sang EU

Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong nền kinh tế của 20 nước công nghiệp hàng đầu thế giới, sản xuất nông nghiệp vẫn là nghề chiếm đa số, và là một trong số ít nước tự túc trên thế giới về lương thực Các sản phẩm rau, củ, quả chiếm 76% tổng sản lượng nông nghiệp (bắp cải, cà chua, khoai tây, dưa leo, hành tây, các loại đậu Cà chua là một trong những loại rau quan trọng nhất được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ và có ý nghĩa xuất khẩu Khối lượng sản xuất cà chua tăng lên đáng kể qua từng năm, trong khi năm 1980 sản lượng lên tới 3,55 triệu tấn thì đến năm 2022 sản lượng đã tăng lên 25,8 triệu tấn.Với xuất khẩu 3,3 triệu tấn trái cây tươi và hơn một triệu tấn rau tươi mỗi năm, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu Khoảng 1/5 lượng rau quả tươi xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào EU Các nước EU quan trọng nhất đối với xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là Romania, Đức và Bulgaria

Bí quyết cốt lõi tạo ra sự xuất khẩu với số lượng lớn của nước này là do sự kết hợp hiệu quả của Chính phủ vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, mối liên kết giữa 4 nhà:

Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông luôn được phát huy hiệu quả

Một số giải pháp cụ thể được triển khai như sau:

Một là, việc áp dụng công nghệ Việc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp đang làm thay đổi cách trồng, thu hoạch và tiếp thị cây trồng Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư đáng kể vào công nghệ nông nghiệp, như nông nghiệp chính xác, tự động hóa trang trại và phân tích dữ liệu, giúp cải thiện hiệu quả, năng suất và lợi nhuận Việc áp dụng những công nghệ này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, khiến đầu tư vào nông nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ càng trở nên hấp dẫn hơn

Hai là, tính bền vững Thổ Nhĩ Kỳ có vị thế tốt để để tập trung vào canh tác hữu cơ và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp bền vững, như Kế hoạch hành động quốc gia về nông nghiệp hữu cơ, nhằm mục đích tăng tỷ trọng nông nghiệp hữu cơ trong tổng sản lượng nông nghiệp

Thư viện ĐH Thăng Long

Ba là , nông dân, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ, hệ thống phí bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện, giảm thuế, được hỗ trợ phân bón, giá điện, nhiên liệu diesel, cũng như đào tạo các kỹ thuật nông nghiệp mới nhất Ngân hàng Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (Ziraat Bankasi) cung cấp hầu hết các khoản vay cho nông dân và hợp tác xã, phần lớn các khoản cho vay của Ngân hàng Thế giới cho các dự án nông nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ được chuyển qua ngân hàng này Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp như ưu đãi thuế, trợ cấp và các chương trình hỗ trợ đầu tư Ví dụ, Bộ Nông Lâm đã đưa ra chương trình cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp nhằm mục đích đầu tư Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, như hệ thống thủy lợi, để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh trong ngành

Chương 1 đề tài đã khái quát những cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa Qua đó hiểu được khái niệm, nhiệm vụ, đặc điểm của xuất khẩu hàng hoá, vai trò, các hình thức xuất khẩu Chương 1 cũng đã tổng quan được các yếu tố tác động tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở góc nhìn đa chiều để thấy được phần nào lợi ích của việc xuất khẩu đối với một quốc gia, cùng với đó là những bài học kinh nghiệm quý giá từ các nước xuất khẩu hàng đầu rau quả tới thị trường EU như Brazil, Costa Rica và Thổ Nhĩ Kỳ

Muốn thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu thì cần phải nắm bắt rõ các nội dung này, có như vậy ngành rau quả Việt Nam mới đạt được những thành công và bước tiến mới trong quá trình xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài

Thư viện ĐH Thăng Long

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT

Tổng quan về thị trường EU

Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nước Châu Âu Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh Châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Mastricht Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh Châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân

Liên minh Châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC)

Lịch sử của Liên minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II Có thể nói rằng ý tưởng về hội nhập Châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn chiến tranh không xảy ra nữa Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950

Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu Âu Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên Năm 1981, tăng lên thành 10 Năm 1986, tăng lên thành 12 Năm 1995, tăng lên thành 15 Năm 2004 tăng lên thành 25 Năm 2007 tăng lên thành 27

Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của EU xếp theo năm gia nhập:

1957: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ailen, Anh

1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển Ngày 1/5/2004; Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Kypros

Với dân số 446,83 triệu dân vào thời điểm 2022, chiếm 5.8% dân số toàn cầu, Liên minh châu Âu đóng góp khoảng 19% (18,5 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2022) GDP danh nghĩa của nền kinh tế thế giới

Hơn nửa thế kỉ trước, chính sự tàn phá ở Châu Âu sau Thế chiến II đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái diễn Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert Schumann đã đưa ra triết lý: “Cái

19 tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết Châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế” Triết lý này là nền tảng cho:

- Hiệp ước Paris được kí năm 1951: Cộng đồng Than Thép Châu Âu (ECSC) được thành lập

- Hiệp ước Roma (1957) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC)

- Từ năm 1967, cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng Châu Âu (EC)

- Năm 1987, EU bắt đầu triển khai xây dựng “Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu”

- Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Mastricht, Hà Lan đã chính thức khai sinh Liên minh Châu Âu thay thế cho EC với mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đồng tiền chung và một ngân hàng trung ương độc lập thành lập một liên minh chính trị Từ ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển

- Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 02/10/1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:

+Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử

+ Tư pháp và đối nội

+ Chính sách xã hội và việc làm

+ Chính sách đối ngoại và an ninh chung

- Hiệp ước Schengen: Ngày 19/06/1990, Hiệp ước Schengen được thỏa thuận xong Đến ngày 27/11/1990, 6 nước gồm Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/06/1991

Ngày 26/03/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên

- Hiệp ước Nice (11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu, thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RRF)

EU có bốn cơ quan chính là: Hội đồng Bộ Trưởng, Ủy ban Châu Âu, Nghị Viện Châu Âu, Tòa án Châu Âu

- Hội đồng Bộ trưởng Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kì 6 tháng Giúp việc cho Hội đồng có Ủy ban đại diện thường trực và Ban Tổng Thư

Thư viện ĐH Thăng Long

20 ký Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc Chính phủ, các Ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU Cơ chế này gọi là Hội đồng Châu Âu hay Hội nghị thượng đỉnh EU

- Hội đồng Bộ Trưởng là cơ quan lãnh đạo tối cao của EU 2.2 Ủy ban Châu Âu Là cơ quan điều hành gồm 20 Ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu Dưới các Ủy viên là các Tổng vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề từng khu vực

- Nghị viện Châu Âu Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Trong nghị viện, các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo Quốc tịch Chức năng của Nghị viện Châu Âu là thông qua ngân sách, cùng Hội Đồng Châu Âu ra quyết định trong một số lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban Châu Âu

- Toà án Châu Âu Đặt trụ sở tại Lucxămbua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Ủy ban Châu Âu văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU

2.1.2 Đặc điểm, thị hiếu và xu hướng tiêu thụ mặt hàng rau quả tại EU

2.1.2.1 Đặc điểm thị trường rau quả EU

Tổng quan về thị trường rau quả Việt Nam

2.2.1 Khái quát về thị trường rau quả Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lí trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, thổ nhưỡng đa dạng Chính vì vậy, Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới Rau quả hiện là một trong những nhóm ngành nông sản có sự bứt phá tốt nhất về năng lực sản xuất trong 5 năm trở lại đây với sản lượng và chất lượng ngày càng cải thiện, phục vụ dồi dào cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Hiện tại, Việt Nam có khoảng 120 loại rau và hàng trăm loại quả khách nhau

Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ, các loại rau quả trái mùa cũng có thể trồng và thu hoạch được, đáp đứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đến nay Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp được 998 mã số vùng trồng các loại trái cây để xuất khẩu vào thịtrường chất lượng cao như: Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và 47 mã số cơ sở đóng gói cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này Sản xuất rau quả an toàn áp dụng tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) và GlobalGAP có xu hướng được

Thư viện ĐH Thăng Long

28 nhân rộng, chiếm khoảng 10-15% trên tổng diện tích trồng trọt Tại nhiều địa phương, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm

Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa với ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng đa dạng và khí hậu phù hợp cho sản xuất nhiều chủng loại rau quả Đây là một lợi thế lớn đáp ứng được phong phú nhu cầu tiêu dùng và giúp mở rộng thị trường xuất khẩu Nước ta có nguồn cung lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, nông dân có kinh nghiệm lâu đời về nông nghiệp Lợi thế nhân công giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá

Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu trong sản xuất rau quả ở nước ta hiện nay là quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên khó đầu tư cơ sở hạ tầng và tổ chức liên kết sản xuất; hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thiếu vắng các doanh nghiệp lớn tham gia sản xuất, xuất khẩu Việt Nam chưa xây dựng được nhiều mô hình sản xuất rau quả tập trung với quy mô lớn nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với từng hộ nông dân còn khó khăn Trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị cao, nhưng công nghệ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu, Mỹ không còn tươi ngon nên khó bán Do đó, cần đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả

2.2.2.Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 40 loại trái cây đang được trồng tại các địa phương, trong đó 27 loại có giá trị thương mại Diện tích trồng rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây ( chiếm tỉ lệ lớn trong diện tích đất trồng trọt), tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/ năm Diện tích trồng áp dụng mô hình VietGAP và GlobalGAP cũng có xu hướng tăng, hiện chiếm khoảng 15-20% tổng diện tích trồng Theo thống kê đến hết năm 2021 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam đã có 463.000 ha cây trồng được đạt chứng nhận VietGAP Sản xuất rau quả an toàn theo VietGAP hay Global GAP tuy có xu hướng tăng nhưng quy mô còn khá khiêm tốn nên doanh nghiệp gặp hạn chế trong huy động lượng hàng lớn, đạt tiêu chuẩn để thực hiện các đơn hợp đồng xuất khẩu

Hình 2.2 Diện tích cây ăn quả giai đoạn 2013- 2022 Đơn vị : Nghìn ha

Nguồn: Tổng cục Thống kê(2023)

Trong giai đoạn 2013-2022, trung bình diện tích đất trồng cây ăn quả đạt 972 nghìn ha/ năm cùng tốc độ tăng trưởng trung bình 6,3%/ năm Diện tích cây ăn quả có xu hướng tăng dần đều theo các năm, đạt 706,9 nghìn ha vào năm 2013 và cao nhất vào năm 2022 với 1,2 triệu ha Điều này cho thấy mức tăng trưởng đáng kể trong việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả trong nước Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ cây ăn quả trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng cao qua từng năm, đồng thời kết hợp cùng các dự án phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế trọng điểm đã giúp mở rộng diện tích trồng cây ăn quả Bên cạnh đó nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân và các doanh nghiệp trồng cây ăn quả, như hỗ trợ vốn, thuế suất ưu đãi, thúc đẩy đầu tư trong ngành nông nghiệp và phần mềm quản lý nông sản

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước (chiếm trên 50% diện tích và 60% sản lượng trái cây của cả nước) Về cơ cấu: chuối là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (chiếm khoảng 19% diện tích), tiếp theo là xoài, vải, chôm chôm, nhãn…Trên địa bàn cả nước, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung, cho sản lượng lớn như mận Bắc Hà – Lào Cai; cam Vị Xuyên – Hà Giang, bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ, vải Lục Ngạn – Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên… Đã có một số vùng sản xuất quả tập trung

Thư viện ĐH Thăng Long

30 như Thanh Long – Bình Thuận, sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò Rèn… của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 2.3 Sản lượng và diện tích rau màu giai đoạn 2013- 2022 Đơn vị : Triệu tấn , Nghìn ha

Nguồn: Tổng cục thống kê (2023)

Theo Hình 2.3, sản lượng và diện tích quy hoạnh rau có khuynh hướng tăng đều qua từng năm Cụ thể, cùng với việc lan rộng ra diện tích quy hoạnh trồng rau màu thì sản lượng rau tăng từ 14,5 triệu tấn/ năm 2013 lên đến 19,2 triệu tấn năm 2022 , tăng trưởng trung bình 5 % / năm, đạt sản lượng trung bình 16,8 triệu tấn/ năm Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng theo từng năm

Giai đoạn 2013- 2022, trung bình diện tích đất trồng rau màu đạt 942 nghìn ha/ năm, tốc độ tăng trưởng 2,3%/ năm, cao nhất vào năm 2022 với 1,1 triệu ha Nguyên dân là do nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường nội địa và quốc tế chính là một động lực lớn để nông dân tăng diện tích trồng rau màu, ngoài ra, việc áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến và sử dụng kỹ thuật tưới tiêu, gieo mầm chọn lọc, sử dụng phân bón làm tăng năng suất đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích canh tác

Việt Nam hiện trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, bán nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất các loại rau trái vụ cũng phát triển Khu vực Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Những tỉnh có năng suất cao điển hình như

Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hồ Chí Minh… năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNTN), trong những năm gần đây các loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau… phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường

Với nhu cầu về mặt hàng rau quả chế biến ngày càng tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế, rất nhiều nhà máy chế biến đã được thành lập ở Việt Nam thời gian qua Nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực thay đổi, đầu tư các trang thiết bị, dây chuyền chế biến, sản xuất các sản phẩm phù hợp, dần đáp ứng các thị trường cao cấp Trong vài năm gần đây, lĩnh vực chế biến rau quả khởi sắc nhờ có sự đầu tư lớn của các tập đoàn như Vingroup, T&T, LaviFoods, Đồng Giao…với các nhà máy chế biến hiện đại công suất lớn Đây được nhận định là phân khúc có dư địa phát triển rất lớn, một mặt do nhu cầu thị trường cao, mặt khác do trình độ chế biến sâu của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với khu vực và thế giới

Hiện chỉ có khoảng 30% sản lượng trái cây được đưa vào chế biến, xuất khẩu; số còn lại chủ yếu xuất khẩu tươi và tiêu thụ trong nước Việc đưa trái cây, rau củ vào chế biến sâu sẽ tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch, giúp hạn chế tình trạng dư cung

Ngoài ra, khi phát triển theo hướng chế biến, rau quả Việt Nam có thể kiểm soát được giá thành, nâng cao giá trị hàng hoá gấp 3 - 4 lần so với giá sản phẩm tươi và mở rộng được thị trường tiêu thụ

Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

2.3.1 Sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 2.5 Sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2013- 2022 Đơn vị : tấn

Theo Số liệu thể hiện ở Hình 2.5, sản lượng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU nhìn chung vẫn có khuynh hướng tăng đều qua từng giai đoạn Cụ thể, sản lượng rau quả tăng từ 65.258 tấn năm 2013 lên đến 203.857 tấn năm 2022, tăng trưởng trung bình 16,4 %/năm, đạt sản lượng trung bình 149.285 tấn/ năm Nhờ áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và ngày càng đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU, sản lượng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU giữ ở mức ổn định, đạt được mức tăng trưởng cao trong cả giai đoạn

Cụ thể, trong giai đoạn 2013- 2018, sản lượng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU biến động nhẹ, trung bình đạt 112.423 tấn/năm, cao nhất vào năm 2017 với sản lượng 152.005 tấn và giảm 23.462 tấn ( tương ứng giảm 15,4%) vào năm 2018 do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai tại Việt Nam nên sản lượng xuất khẩu giảm, đồng thời trong thời gian này, EU cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về an ninh và kinh tế như: lạm phát thấp, đồng euro tăng giá, khủng hoảng chính trị tại các quốc gia và những mâu thuẫn nội bộ đến từ các thành viên phía Đông Đến năm 2019, sản lượng rau quả xuất khẩu sang EU có sự cải thiện rõ rệt, tăng 55.632 tấn, tương đương tăng 43,2 % so với năm 2018 Sau năm 2019, hiệp định EVFTA cũng bắt đầu có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0% đã thúc đẩy sản lượng rau quả xuất khẩu sang EU tăng đều và ổn định trong cả giai đoạn 2019- 2022 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19

Như vậy có thể thấy, sản lượng rau quả xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2013- 2022 có sự khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao và sản lượng luôn ổn định qua từng

37 năm Tuy nhiên, sản lượng vẫn còn hạn chế và chưa đáng kể so với nhu cầu và tiềm năng phát triển tại thị trường này

2.3.2 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU

Hình 2.6 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2013- 2022 Đơn vị: triệu USD

Dựa vào Hình 2.6 và như phân tích ở phần 2.2.4 có thể thấy rằng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam và EU còn ở mức khiêm tốn khi so sánh với kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thế giới, nhưng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU lại luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013-2022 Kim ngạch xuất khẩu rau quả trung bình hàng năm của Việt Nam sang EU đạt 140 triệu USD/ năm, tăng trưởng bình quân 11%/năm Xuất khẩu trái cây ở EU tăng một phần do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe gia tăng Nhưng do sản xuất trong nội khối không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng nên sản lượng nhập khẩu của EU cũng tăng lên Sản xuất nông nghiệp mặc dù là ngành cơ bản nhưng số lượng trang trại trồng cây ăn trái ở EU đang giảm Nông dân EU lựa chọn sử dụng công nghệ và phát triển giống để tăng năng suất, kéo dài mùa sản xuất, cải thiện chất lượng và đặc tính sản phẩm

Những nỗ lực này khiến chất lượng sản phẩm cao hơn, nhưng sản lượng hầu như không tăng Do đó, sản lượng trái cây tại EU trong dài hạn có xu hướng giảm nhẹ, góp phần tạo ra nhu cầu nhập khẩu trái cây

Trong giai đoạn 2013-2016, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU tăng trưởng ổn định, đạt 110 nghìn USD năm 2016, tăng 17% so với cùng kì năm trước

Hai năm 2017- 2018, trong khi xuất khẩu của của Việt Nam ra thế giới năm ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, thì kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU chỉ tăng nhẹ,

Thư viện ĐH Thăng Long

38 không có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng giảm 4% so với 2016, và duy trì mức tăng trưởng 13% vào năm 2018 Đến năm 2019, mặc dù kim ngạch Việt Nam xuất khẩu ra thế giới có xu hướng giảm dần so với cùng kì năm trước nhưng kim ngạch xuất khẩu sang EU lại có sự cải thiện rõ rệt, tăng 33 triệu USD, tương đương tăng 24% so với năm 2018, và là năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cả giai đoạn 2013-2022 Nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng cao này là do nhu cầu tăng mạnh của người dân EU về thực phẩm trong thời kì đại dịch Covid 19 Đây là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến chuỗi sản xuất cung ứng, giao thương và mức tiêu thụ hàng hóa trên toàn cầu Đặc biệt, giai đoạn 2020-2022, trong bối cảnh chung khi kinh tế EU bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch khiến sức tiêu thụ và nhập khẩu hàng hóa tại thị trường suy giảm, nhập khẩu rau quả của EU từ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng trung bình gần 7% so với cùng kỳ; thị phần cạnh tranh của rau quả Việt Nam đang dần có dấu hiệu cải thiện tại thị trường EU Ngoài ra, năm 2020, hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, dẫn tới nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU nhờ xóa bỏ 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dừa, bưởi; EVFTA cũng tạo ra lợi thế rất lớn về giá cho rau quả Việt Nam, đặc biệt trong cạnh tranh xuất khẩu vào EU với các nước trong khu vực chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

Qua các phân tích có thể thấy, trong những năm gần đây xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU đã đạt được những kết quả tăng trưởng đáng kể, song mức độ tăng trưởng chưa ổn định và tốc độ tăng còn chậm Tuy nhiên, với ưu đãi thuế quan từ EVFTA mang lại, rau quả Việt Nam đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần tại EU – thị trường nhập khẩu rau, quả có quy mô lớn nhất thế giới

2.3.2 Xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU theo đối tác

Hình 2.7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn

Nguồn: European Commission (2023) và tính toán của tác giả Rau quả Việt Nam đã hiện diện ở gần như toàn bộ các nước thành viên EU Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất sang các thị trường Hà Lan, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Phần Lan Cụ thể, Hà Lan chiếm tỉ trong cao nhất với 45,37%, theo sau đó là các nước Pháp, Đức, Ý với tỉ trọng lần lượt là 17,71%, 10,96% và 6,59%

Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam trong EU, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Điều này chủ yếu xuất phát từ thực tế Hà Lan được coi là cửa ngõ trung chuyển rau, củ, quả vào thị trường EU Từ cảng

Rotterdam- điểm nhập khẩu chính, các thương nhân Hà Lan và quốc tế sẽ phân phối sản phẩm đến nhiều nước châu Âu khác Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn xuất khẩu vào EU cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng rau quả vào Hà Lan và qua đó vào EU Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Bắc và Tây Âu và các nước thành viên Đông Âu mới

Theo thống kê của International Trade Center (ITC),Việt Nam thường xuất khẩu mặt hàng quả và quả hạch sang thị trường Hà Lan, phổ biến với mã HS 0801 - Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ; mã HS 0805

- Quả thuộc họ cam quýt, tươi hoặc khô; mã HS 0810- Quả loại khác, quả tươi ( bao

Hà Lan Pháp Đức Italia Bỉ Ba Lan Các thị trường khác

Thư viện ĐH Thăng Long

40 gồm quả mâm xôi, quả chôm chôm, quả vải, ) Đối với nhóm sản phẩm chế biến, Hà Lan cũng nhập khẩu đáng kể các loại sản phẩm với mã HS 2008- Quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác hoặc rượu, ; mã HS 2009- Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác; và mã HS 2007- Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nuts), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác

Pháp là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU và là một trong những thị trường tiêu thụ rau quả nhiều nhất của EU Pháp có dân số lớn thứ hai ở châu Âu, khiến đất nước này trở thành một trong những thị trường mục tiêu chính của Việt Nam tại thị trường EU Pháp ưa chuộng những sản phẩm quả nhập khẩu đến từ Việt Nam phải kể đến các loại quả thuộc mã HS 0801- Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ; mã HS 0810- Loại quả khác( bao gồm nhãn, vải, chôm chôm, bòn bon, mít, me, khế, thanh long, ); mã HS

081069- Quả sầu riêng và mã HS 0811- Quả và quả hạch (nuts), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh ( như dâu tây, mâm xôi, lý chua đen, ) Đối với nhóm sản phẩm đã chế biến, Pháp ưa chuộng sản phẩm với mã HS 200410- Khoai tây đã qua chế biến hoặc bảo quản đến từ Việt Nam

Đánh giá hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường

2.4.1 Những kết quả đã đạt được

- Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU tăng trưởng ổn định:

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có một bước tiến lớn trong nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 25 trong số các thị trường cung ứng rau quả vào EU-27, với thị phần chỉ khoảng 1%, nhưng là nước Đông Nam Á duy nhất trong top 30 nước cung ứng lớn nhất rau quả vào thị trường này trong hai năm trở lại đây Chứng tỏ, Việt Nam rất biết tận dụng tối đa lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp của mình Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, 49% trong độ tuổi lao động, 70% dân số sống ở nông thôn

Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm lâu đời về nông nghiệp Chi phí lao động nông nghiệp tương đối thấp Lợi thế nhân công rẻ giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh về giá

Về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn 2013-2022, qua Hình 2.5 và 2.6 phân tích cho thấy, tốc độ tăng trưởng nhanh qua từng năm, kim ngạch và sản lượng luôn đạt mức ổn định và tăng đều kể cả trong thời gian suy thoái kinh tế toàn cầu, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Bên cạnh đó, nhờ tận dụng tốt hiệp định EVFTA trong thời gian 2020-2022, sản lượng cũng như kim ngạch tăng nhanh trong thời gian trên, rau quả Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần tại EU

Về cơ cấu thị trường, hàng rau quả của Việt Nam được xuất khẩu sang 25 nước thành viên EU với các thị trường xuất khẩu chủ lực là Hà Lan, Pháp, Đức, Italy, Bỉ Các doanh nghiệp đã nỗ lực khai thác, gia tăng xuất khẩu vào những thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn như Pháp, Hà Lan; đồng thời, khai thác khá tốt các thị trường ngách tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Đan Mạch, CH Séc, Ai Len, Hungary Mặc dù EU là thị trường khó tính với các hàng rào kỹ thuật, nhưng các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng thử thách đó, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu vào từng thị trường, cho thấy các doanh nghiệp sẵn sàng học hỏi, cải thiện để từng bước đa dạng thị trường rau quả xuất khẩu Đó là điểm lớn, trong đó cho thấy tư duy của doanh nghiệp đã thay đổi để đáp ứng nhu cầu của EU và đưa mặt hàng rau củ vào một cách bài bản

- Xuất khẩu đa dạng sản phẩm : Cơ cấu chủng loại hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU khá đa dạng, lên tới 150 sản phẩm (nếu tính theo mã HS) Việt Nam có điều kiện thuận lợi về khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) Hơn nữa, diện tích nông nghiệp lớn thích hợp cho việc trồng trọt canh tác rau quả Do vậy, trái cây của Việt Nam không chỉ đa

Thư viện ĐH Thăng Long

48 dạng về chủng loại mà mùa nào cũng có rau quả đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới

Nhiều sản phẩm rau quả chế biến ( mã HS20) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao Rau quả xuất khẩu của Việt Nam hiện có tới 90% là rau quả tươi Chất lượng cao và chủng loại rau quả nhiệt đới phong phú Tốc độ phát triển của ngành hàng này rất nhanh, đặc biệt ở những vùng trọng điểm: Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên

Hơn nữa nông dân Việt Nam còn có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng trọt và sản xuất rau quả

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu xuất sắc đạt được trong giai đoạn 2013- 2022, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế cần cải thiện như :

- Tỷ trọng xuất khẩu còn rất thấp và chưa đáng kể so với xuất khẩu rau quả của Việt

Nam ra thế giới mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU có sự tăng trưởng ổn định qua các năm

- Đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam còn phụ thuộc vào Hà Lan và tỉ trọng phân phối sản phẩm đến các nước tiềm năng trong khu vực EU còn thấp và chưa đồng đều

- Về sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu vẫn đang xuất khẩu các mặt hàng chế biến thô hoặc sơ chế như mã HS08, dẫn đến kim ngạch và doanh thu thu về không đáng kể và chưa đạt giá trị cao

- Giá cả mặt hàng rau quả xuất khẩu chưa có tính cạnh tranh so với các nước trong và ngoài khu vực, đặc biệt với mã HS08- là mã hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU nhưng giá cả vẫn còn cao và khó cạnh tranh với các quốc gia khác

Nguyên nhân làm cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường EU còn một số hạn chế như trên là do:

- Về định dạng thương hiệu: Thương hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém Hầu hết rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải qua trung gian dưới thương hiệu của nước khác nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm rau quả Việt Nam Do vậy xây dựng thương hiệu rau quả Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và nâng cao vị thế của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế Do đó việc nhận thức về vai trò của phát triển và khẳng định thương hiệu thường không được quan tâm đúng đắn hoặc phải tốn rất nhiều thời gian mới được chú trọng

Không những thế, quá trình xây dựng thương hiệu Việt cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, năng lực chế biến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp còn hạn chế Hầu hết rau quả Việt Nam xuất ra nước ngoài nói chung và vào EU nói riêng đều

49 được bán dưới dạng thô hoặc sơ chế nên cũng chưa tạo giá trị cao để tăng lợi nhuận cho nông dân Việc phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng cho mình cần có sự đầu tư lâu dài mới đánh giá chính xác về giá trị mang lại của thương hiệu trong tổng giá trị của một doanh nghiệp

- Về chất lượng sản phẩm:

Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao của EU còn thấp Trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị cao, nhưng công nghệ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu không còn tươi ngon nên khó bán Hiện chỉ có khoảng 30% sản lượng trái cây được đưa vào chế biến, xuất khẩu; số còn lại chủ yếu xuất khẩu tươi và tiêu thụ trong nước Nông dân cũng chưa được hướng dẫn kỹ về các biện pháp xử lý trong trồng trọt rau quả Khu vực trồng rau quả rải rác, phân tán, khó xử lý cho ra hoa đồng loạt, màu sắc chưa phong phú nên thu hoạch chưa đồng loạt, sản phẩm không đồng đều, số lượng ít gây khó khăn cho việc chế biến, xuất khẩu Cả nước có 60 nhà máy chế biến rau quả với công nghệ, thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường như EU Tuy nhiên, công suất hoạt động thực tế của những nhà máy này chỉ đạt 20-30%

- Về tổ chức, quản lý xuất khẩu

Sự liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp còn mong manh, dễ đổ vỡ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Dự báo về thị trường rau quả của EU, định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả của Việt Nam

ngành rau quả của Việt Nam

3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển thị trường rau quả của EU đến năm 2035

Mặc dù nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhưng nhu cầu về sản phẩm rau quả của EU vẫn không ngừng tăng, ngày càng đa dạng cả về chất lượng, giá cả và chủng loại, EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn, chiếm 45 - 50% lượng rau quả nhập khẩu thế giới.Từng đất nước trong khu vực EU có xu hướng tiêu dùng và ưa chuộng các sản phẩm rau quả đặc trưng khác nhau

Thị trường rau quả có xu hướng tăng trưởng gấp 1,5 lần trong giai đoạn 2023- 2035, đạt gần 350 triệu USD vào năm 2035 Theo báo cáo của Fact.MR dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm trong khoảng thời gian 2022-2035 là 9,4 % Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả của EU chiếm đến gần 30% thị trường được thúc đẩy bởi xu thế hướng đến lối sống xanh, ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ, được tiến hành bởi các tập đoàn bán lẻ lớn và các nhà bán buôn nhập khẩu của từng nước trong khu vực Ví dụ Nauy, bán lẻ thực phẩm ở Na Uy gần như độc chiếm bởi 4 tập đoàn lớn là NorgesGroup, Reitan, Coop Norge và ICA Norge, chiếm trên 80% thị phần cung cấp thực phẩm cho toàn bộ thị trường tạp hóa

Hình 3.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả của EU đến năm 2026 Đơn vị: triệu USD

Người tiêu dùng có thể trở nên ngày càng quan tâm đến lợi ích cho sức khỏe và môi trường của việc tiêu thụ rau quả Điều này có thể dẫn đến một tăng trưởng trong nhu cầu về rau quả hữu cơ và sản phẩm có nguồn gốc bền vững trên thị trường Xu hướng ăn chay và chế độ ăn ít thịt tiếp tục gia tăng, khiến cho người tiêu dùng tìm kiếm sự đa dạng trong thực đơn của họ Rau quả hẳn sẽ trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn của nhiều người

Công nghệ như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và nuôi cây không đất có thể tăng cường năng suất và hiệu suất trong việc sản xuất rau quả Công nghệ cũng có thể hỗ trợ theo dõi nguồn gốc và chất lượng của rau quả từ người tiêu dùng Sự phát triển của thị trường trực tuyến và các mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn như mô hình đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, có thể thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm rau quả Sự thâm nhập ngày càng tăng của công nghệ 4.0, thương mại điện tử và kết nối Internet đang thúc đẩy mạnh mẽ doanh số bán lẻ rau quả trên thế giới

3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam 3.1.2.1 Cơ hội

- Cơ hội, triển vọng từ hiệp định EVFTA

Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang EU còn rất lớn khi EU là một trong những thịtrường nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới song thị phần hàng rau quả của Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của EU từ thị trường ngoại khối Cơ cấu sản phẩm trái cây của Việt Nam và EU phần nhiều mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp Quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là cơ hội thuận lợi cho các nhà cung ứng ở các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Với thế mạnh về sản xuất rau quả nhiệt đới đặc trưng, có hương vị thơm ngon vượt trội so với rau quả từ các nước khác, điển hình như chuối, thanh long, xoài, vải , Việt Nam có triển vọng trở thành nguồn cung ứng rau củ quả ổn định cho thị trường EU khi thị trường này ngày càng có nhu cầu nhập khẩu cao đối với các sản phẩm rau quả nhiệt đới, đặc sản

EVFTA sẽ là cơ hội để rau quả Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu và mở rộng thị phần; đồng thời cũng tạo sức ép để ngành nông sản nâng cao năng lực sản xuất nội tại, sức cạnh tranh, chinh phục thành công các thị trường cao cấp Đồng thời, EVFTA cũng thúc đẩy mạnh mẽ thu hút đầu tư trực tiếp từ EU và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng nông sản nói chung, rau quả nói riêng của Việt Nam, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Hiện nay các doanh nghiệp châu Âu đang có xu hướng liên kết xây dựng chuỗi sản xuất với các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt

Thư viện ĐH Thăng Long

Nam đứng trước nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác châu Âu để tham gia vào chuỗi giá trị

- Nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả chế biến tại EU có xu hướng tăng

Người tiêu dùng nói chung có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn tiện lợi Với công nghệ chế biến ngày càng phát triển hiện đại, các sản phẩm chế biến cũng ngày càng phong phú về chủng loại, hương vị và mẫu mã sản phẩm, cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn Các sản phẩm chế biến sẵn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, thời hạn sử dụng thường lâu hơn các sản phẩm tươi nên cũng thuận tiện cho việc lưu trữ sản phẩm Đối với thị trường EU, người tiêu dùng châu Âu từ lâu đã hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm rau quả sơ chế và chế biến sẵn Nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm này vẫn tăng cường ở mức ổn định 2-3%/ năm Hơn nữa, người tiêu dùng châu Âu đang có xu hướng đa dạng hóa nguồn rau quả, đặc biệt với các sản phẩm nhiệt đới không có sẵn ở EU Đồng thời, cùng với xu hướng di cư, cộng đồng người châu Á vốn có nhu cầu cao về các sản phẩm rau quả nhiệt đới quen thuộc với họ ở EU cũng đang gia tăng nhanh chóng Do đó, trong tổng thể, cầu ở thị trường này đối với các sản phẩm rau quả sơ chế, chế biến sẵn từ các khu vực như Việt Nam rất là triển vọng

Hơn nữa, việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA, hàng hóa của Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng được hưởng ưu đãi thuế quan càng có thêm lợi thế về giá trong lựa chọn của người tiêu dùng EU Vì vậy, theo nhiều dự báo, trong thời gian tới, các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhu cầu ở thị trường này Đặc biệt, một số sản phẩm rau quả Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại tất cả các nước thành viên EU Nếu tận dụng hiệu quả, đây sẽ là cơ hội có ý nghĩa để các sản phẩm rau quả này quảng bá thương hiệu, giữ giá và được bảo vệ khỏi các hành vi gian lận chỉ dẫn địa lí từ sản phẩm rau quả từ các nguồn khác

- Sản lượng trái cây sản xuất ở khu vực Eu còn hạn chế

Sản lượng trái cây ở khu vực EU gần như không tăng Sản xuất nông nghiệp mặc dù là ngành cơ bản nhưng số lượng trang trại trồng cây ăn trái ở EU đang giảm Nông dân EU lựa chọn sử dụng công nghệ và phát triển giống để tăng năng suất, kéo dài mùa sản xuất, cải thiện chất lượng và đặc tính sản phẩm Những nỗ lực này khiến chất lượng sản phẩm cao hơn, nhưng sản lượng hầu như không tăng Do đó, sản lượng trái cây tại EU trong dài hạn có xu hướng giảm nhẹ, góp phần tạo ra nhu cầu nhập khẩu trái cây, từ đó góp phần tăng cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này

- Yêu cầu an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật của EU ngày càng khắt khe hơn Thị trường EU từ lâu vẫn được xem là một trong các thị trường khó tính và yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm

55 rau quả tươi Người tiêu dùng châu Âu rất quan tâm về các vấn đề sức khỏe, vì vậy yêu cầu sản phẩm thực phẩm phải tuyệt đối an toàn, không được gây ra các nguy cơ tới sức khỏe Do đó, bên cạnh các quy định nhập khẩu bắt buộc của EU, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU ngày càng có thêm nhiều yêu cầu về các chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu

Kể cả với lợi thế từ EVFTA, hiện nay các mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng rau quả vẫn gặp khó trong việc tiếp cận thị trường EU do chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao của EU đặt ra từ các hiệp định như hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại( TBT), tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, đến các vấn đề môi trường, xã hội, phát triển bền vững… Các quy định của EU cũng liên tục được rà soát, điều chỉnh thường xuyên khiến các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp không kịp nắm bắt, thích ứng

- Thách thức từ xu hướng bảo hộ thương mại

Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày càng leo thang do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lo ngại rằng khi hàng rào thuế quan được cắt giảm theo EVFTA và các Hiệp định thương mại tự do khác của EU, các doanh nghiệp sản xuất rau quả nội địa EU có thể sẽ vận động để EU tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan, công cụ phòng vệ thương mại và hàng rào bảo hộ mới đối với rau quả nhập khẩu nhằm bảo vệ mình khỏi áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu Trong khi đó, về bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia thương mại quốc tế còn hạn chế, đồng thời chưa thực sự chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại Một thực trạng nữa là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chủ động tìm hiểu về thị trường và các ưu đãi FTA Theo khảo sát gần đây của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 45% doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa biết đến cam kết thuế quan liên quan đến ngành hàng của mình

Xu hướng củng cố chuỗi cung ứng trong nội khối EU cũng tạo ra sức ép cạnh tranh về thương mại và đầu tư đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam Vậy nên, Việt Nam cần phải tìm ra những giải pháp để chống lại chủ nghĩa bảo hộ và phi nhuận lợi hóa thương mại

3.1.3 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành rau quả của Việt Nam

Ngành công nghiệp rau quả được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng sản phẩm rau quả chế biến, công nghệ và kĩ thuật xử lí cao so với các sản phẩm tươi thô, sơ chế Giai đoạn 2022-2035 ngành rau quả vẫn được coi là ngành xuất khẩu chiến lược của nước nhà

Thư viện ĐH Thăng Long

Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU

3.2.1 Giải pháp về phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế

Xây dựng thương hiệu cho hàng rau quả xuất khẩu đòi hỏi một chiến lược tổng thể, từ chất lượng sản phẩm đến quảng cáo và mối quan hệ với khách hàng, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên nền tảng vững chắc cho sản phẩm Đối với doanh nghiệp, trước tiên cần có chiến lược nghiên cứu thị trường hợp lí, hiểu rõ người tiêu dùng tại nước nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường, từ đó định rõ giá trị cốt lõi mà thương hiệu rau quả Việt Nam mang lại như có vị ngọt dễ chịu, đa dạng và độc đáo Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu Đảm bảo rằng mặt hàng rau quả đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU, rau quả chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng cho khách hàng trung thành và tạo ra uy tín tích cực Khi đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU thì cần phải giữ ổn định chất lượng sản phẩm, các lô hàng phải đồng đều nhau, tránh tình trạng những lô đầu tốt, những lô sau kém chất lượng là sẽ bị trả về và mất khách hàng

Tập trung và nắm bắt xu thế sản xuất và xuất khẩu rau quả bền vững và hữu cơ Điều này không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí của người tiêu dùng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược quảng cáo sáng tạo để tạo ấn tượng mạnh mẽ, sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng, chia sẻ nội dung bổ ích và tạo cộng đồng trực tuyến; tham gia vào các sự kiện thương mại quốc tế để tạo cơ hội kết nối, xây dựng mối quan hệ và quảng bá thương hiệu Đối với Nhà nước, Nhà nước cũng cần hỗ trợ nghiên cứu và phát triển bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và chính sách để khuyến khích nghiên cứu phát triển sản phẩm và kỹ thuật mới, cung cấp chương trình đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và quản lí, từ đó tạo nền móng vững chắc cho chất lượng của thương hiệu rau quả Việt Nam trên thị trường EU Trong khi các doanh nghiệp nỗ lực tham gia các sự kiện thương mại quốc tế nhằm tạo dấu ấn về thương hiệu Việt, nhà nước đồng thời cũng hỗ trợ các chiến dịch quảng bá hình ảnh quốc gia để tăng cường uy tín và hấp dẫn của sản phẩm, phát triển và duy trì mối quan hệ ngoại giao vững chắc để tạo điều kiện cho xuất khẩu và hợp tác quốc tế

3.2.2 Giải pháp về sản phẩm - Đối với doanh nghiệp: Để bán được rau quả ra thị trường thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo chất lượng Mà yêu cầu của mỗi thị trường về tiêu chuẩn chất lượng này lại khác nhau, do vậy điều đầu tiên cần quan tâm là tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm Ví dụ

Thư viện ĐH Thăng Long

58 như muốn chính phục được một thị trường như thị trường Ba Lan chẳng hạn thì việc đầu tiên người có rau quả muốn xuất khẩu phải hiểu rõ tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể hàng hoá nhập khẩu vào Ba Lan

Bên cạnh đó, muốn đi được thị trường xa thì thời gian thu hoạch và thời gian sản phẩm lên kệ ở siêu thị của nước ngoài phải được tính toán hợp lý Hầu hết hiện nay sản phẩm tươi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu rau quả xuất khẩu Vì vậy, bài toán đặt ra là phải đầu tư khoa học công nghệ vào khâu bảo quản sản phẩm trái cây xuất khẩu ra nước ngoài bởi hiện nay thời gian bảo quản dài nhất cho rau quả ra nước ngoài khoảng 30- 35 ngày

Mỗi doanh nghiệp cần chủ động đầu tư hơn nữa cho khâu bảo quản này để có thể xuất khẩu rau quả sang các thị trường xa Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến hiện nay như công nghệ Cells alive system, công nghệ điều chỉnh khí quyển, công nghệ đông lạnh nhanh, tiệt trùng bằng nước nóng, công nghệ chiếu xạ để loại bỏ tác nhân gây bệnh hay đầu tư các phương tiện vận chuyển đường dài có hệ thống bảo quản mát Đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu, để vào được các thị trường khó tính, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụXUẤT KHẨU Các doanh nghiệp nên áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, ISO, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tổng thể (TQM) Việc áp dụng các tiêu chuẩn này cần được thực hiện nghiêm túc, liên tục, tránh tình trạng thực hiện đối phó

Cần xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm tạo nguồn cung ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng và an toàn về mặt chất lượng Bộ NN& PTNT đã phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng 7 nhà máy chế biến với quy mô vùng và khu vực Sản xuất và xuất khẩu theo chuỗi liên kết nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả xuất khẩu Cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đi cùng với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao Để khắc phục đặc tính tươi sống của rau quả, cần các doanh nghiệp nghiên cứu chuyển hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ rau quả, vừa khắc phục được hạn chế, bên cạnh đó còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn

Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ chế biến, xuất khẩu trái cây Xây dựng các phòng thí nghiệm cấp quốc gia đạt chuẩn quốc tế để xử lý những lỗi thường gặp với trái cây Việt Nam xuất khẩu là vi phạm giới hạn dư lượng thuốc

59 bảo vệ thực vật và tạp chất Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cần tiếp tục được nâng cấp giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển từ vùng trồng đến khu vực chế biến và ra cảng xuất khẩu Điều này không chỉ tốt cho lĩnh vực trái cây mà còn tốt cho cả nền kinh tế Cuối cùng là đầu tư vào hoạt động nghiên cứu phát triển để đưa ra những giống cây chịu sâu bệnh tốt hơn, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất; nghiên cứu cải tiến quy trình thu hoạch giảm tỷ lệ quả hỏng và nâng cấp công nghệ bảo quản giữ trái cây tươi lâu để đi thị trường xa như EU

Tận dụng triệt để Hiệp định EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Theo quy định tại Điều 10 về Công nhận tương đương của Chương SPS thuộc EVFTA, Việt Nam có thể yêu cầu EU công nhận tương đương biện pháp SPS với một số sản phẩm cụ thể Sau khi nhận được yêu cầu này, EU sẽ bắt đầu quy trình tham vấn và xem xét tính tương đương để đưa ra quyết định Nếu chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được công nhận bởi EU mà không cần thêm quy trình đánh giá sự phù hợp ở biên giới EU sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các nhà xuất khẩu Việt Nam Đồng thời việc này còn giúp giảm nguy cơ các lô hàng Việt Nam bị từ chối vì không vượt qua các cuộc kiểm tra của EU ở biên giới (mặc dù đã vượt qua các kiểm tra ở Việt Nam) Bên cạnh đó, EU đã cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể được yêu cầu liên quan đến việc tuân thủ các biện pháp SPS của EU

Thí điểm đầu tư theo PPP mô hình cụm liên kết ngành trái cây: quy hoạch phát triển hệ thống nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống vựa thu gom, cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản rau quả tươi, các đơn vị cung ứng dịch vụ (vd: chiếu xạ) kết nối với nhau trong cụm nhằm tăng hiệu suất sử dụng, điều tiết được nguồn nguyên liệu, tránh phụ thuộc vào thời vụ, giảm các tổn thất sau thu hoạch

3.2.3 Giải pháp về tổ chức, quản lý xuất khẩu

Cần có các quy định, hướng dẫn, gợi mở các sản phẩm cũng như thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục chỉđạo tổ chức lại sản xuất trên cơ sở rà soát quy hoạch, đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, vùng, miền, tiến tới xây dựng cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường Bên cạnh đó, Bộ cũng thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị nông sản nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹthuật của các thị trường nhập khẩu

- Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu

Một là, chủ động nghiên cứu, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, tìm đến những thị trường mới Trong quá trình giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý phải giải thích rõ về các sản phẩm rau quả mà doanh

Thư viện ĐH Thăng Long

60 nghiệp cung cấp, nêu được quy trình sản xuất, những chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phát triển các ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng website, dùng email, facebook để giới thiệu, trao đổi thông tin Các doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên trách về công tác XUẤT KHẨU, tìm tòi nhằm đa dạng hóa hình thức xuất khẩu, đa dạng hóa điều kiện giao nhận hàng nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu Doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá và tận dụng tốt hơn nữa hình thức giao dịch thương mại điện tửđểthúc đẩy tiêu thụ Phối hợp với các Đại sứ, thương vụ Việt Nam tại các thị trường, hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại các quốc gia để tham gia vào các chương trình hội chợ, triển lãm, tuần hàng nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm

Hai là, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Việc đầu tư áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như HACCP và Global GAP không chỉ giúp các nhà sản xuất trái cây Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang EU mà còn có thể tiếp cận những thị trường khó tính khác

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Kim ngạch nhập khẩu rau củ quả và chế phẩm rau quả vào EU giai - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.1. Kim ngạch nhập khẩu rau củ quả và chế phẩm rau quả vào EU giai (Trang 35)
Hình 2.2. Diện tích cây ăn quả giai đoạn 2013- 2022                                                                                                           Đơn vị : Nghìn ha - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.2. Diện tích cây ăn quả giai đoạn 2013- 2022 Đơn vị : Nghìn ha (Trang 40)
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam giai đoạn 2013 - - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam giai đoạn 2013 - (Trang 43)
Hình 2.5. Sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.5. Sản lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai (Trang 47)
Hình 2.6. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.6. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai (Trang 48)
Hình 2.7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn (Trang 50)
Hình 2.8 .  Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU phân chia theo - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 2.8 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU phân chia theo (Trang 53)
Hình 3.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả của EU đến năm 2026 - phân tích hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng rau quả của việt nam sang thị trường eu
Hình 3.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả của EU đến năm 2026 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w