Bài tập nhỏ số 2 trong môn Lịch sử Đảng tại trường Đại học Bách khoa TP.HCM (HCMUT) yêu cầu tìm hiểu và phân tích về ''''Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam.'''' Đây là một văn kiện quan trọng được thông qua tại Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam vào năm 1951. Chính cương này đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản và định hướng chính trị cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Thông qua việc nghiên cứu Chính cương, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về những mục tiêu, nhiệm vụ và chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam trong việc lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, bài tập còn giúp sinh viên nắm vững các giá trị tư tưởng mà Đảng đã đề ra, cũng như tầm quan trọng của các văn kiện chính trị trong lịch sử phát triển của Đảng và đất nước.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BÀI TẬP NHỎ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG
LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
GVHD: Đào Thị Bích Hồng Học kỳ 231 - Lớp: CC09 - Nhóm: 02
Trang 21.2 Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam 3
2 Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân 6
Trang 3CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1 Chính cương Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951
1.1 Bối cảnh lịch sử
Tình hình quốc tế
Cuối tháng 8 năm 1945, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh, cùng với sự đóng góp không ngừng từ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng, cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống lại thực dân Nhật Bản đã chấm dứt ào tháng 9 năm 1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng Minh, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II Sự kiện này mở ra cơ hội lớn cho việc thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949, là một đòn đau đối với chủ nghĩa thực dân Sự thành lập của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ của các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội Song song với đó, Mỹ cũng đang thực hiện sự can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương
Tình hình trong nước
Tuy, nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Thế nhưng, việc cấp bách phải thực hiện lúc này đó là yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam và Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng
Điển hình là khi Chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện một kế hoạch mới và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ thông qua việc triển khai Kế hoạch Rơ-ve Như vậy, lúc bấy giờ ta không chỉ chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Pháp mà còn phải đối diện với sự can thiệp của Mỹ, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp và cuộc chiến càng trở nên khó khăn hơn
Nhận thức sâu rộng về tầm quan trọng của việc liên kết cách mạng của Việt Nam với các phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội Vào ngày 2 tháng 1 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc, đồng thời hai bên cũng đã công nhận lẫn nhau Cùng với đó, Trung Quốc cam kết hỗ trợ cuộc
Trang 4kháng chiến của nhân dân Việt Nam và đề nghị Liên Xô chấp thuận việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Ngày 15 tháng 1, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 3 tháng 2 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô Trước đó, vào ngày 30 tháng 1 năm 1950, Liên Xô công nhận Chính phủ Việt Nam
Không lâu sau đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 (2/1951) đã đề ra được Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đồng thời, chủ trương chia tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành 3 đảng cách mạng mà tại Việt Nam có tên là Đảng Lao động Việt Nam Quan trọng nhất, Đại hội cũng đồng thời báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội Đây cũng là nội dung của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Những yêu cầu đặt ra đòi hỏi cách mạng Việt Nam cần giải quyết
Để đạt được sự công nhận là một quốc gia độc lập và tự chủ, đồng thời để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác, Việt Nam cần phải:
Thứ nhất, đặt nhiệm vụ giải phóng lên hàng đầu Thứ hai, củng cố chính quyền cách mạng, chống lại sự xâm lược của thực dân
và loại bỏ nội phản là một ưu tiên hàng đầu
Thứ ba, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động một cách minh bạch và công
khai
1.2 Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
1.2.1 Về tính chất xã hội Việt Nam
Trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam có ba đặc điểm chính: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa, nửa phong kiến Ba đặc điểm này đang tương đối đối kháng lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chính ở thời điểm này là giữa tính chất dân chủ nhân dân và
Trang 5tính chất bị áp đặt Mâu thuẫn này đang được giải quyết trong quá trình cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ1
Lúc này, Chính cương Đảng đặt ra các nhiệm vụ căn bản là phải đánh đổ đế quốc xoá bỏ những tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, ban phát ruộng đất cho dân cày, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là độc lập dân tộc và giải phóng đất nước
Có thể nói, lúc bấy giờ, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng là phân tích đúng đắn tính chất xã hội và mâu thuẫn chính trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Đây cũng là nền tảng vững chắc để Đảng đề ra những chiến lược và biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề then chốt và thúc đẩy sự phát triển của đất nước
1.2.2 Về đối tượng cách mạng
Lúc này, mục tiêu chính yếu của chúng ta là chống lại chủ nghĩa đế quốc xâm lược Thế nhưng, vẫn cần phải đối mặt với kẻ thù chính vẫn là thực dân đế quốc Chỉ khi tiêu diệt được kẻ thù này, chúng ta mới giành được độc lập dân tộc hoàn toàn Bên trong nước, tàn dư của chế độ cũ vẫn tồn tại, biến thành tay sai phản động Đó là bọn phong kiến, tay sai, sẵn sàng hợp tác với giặc ngoại xâm để chống lại cách mạng Do đó, việc nhận diện rõ ràng kẻ thù là vô cùng quan trọng để đề ra chiến lược đấu tranh phù hợp
Thế nên, Đảng xác định về đối tượng cách mạng, có 2 đối tượng là đối tượng chính (chủ nghĩa đế quốc xâm lược- đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ) và đối tượng phụ (phong kiến phản động)
Trang 6https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ii/chinh-cuong-Thứ nhất, đánh đuổi thực dân đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho
đất nước Nhiệm vụ này là then chốt, không chỉ thể hiện quyết định sự thành công của cách mạng, mà còn khi và chỉ khi giành được độc lập dân tộc, Việt Nam mới có thể tự do phát triển và xây dựng đất nước
Thứ hai, xóa bỏ tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện "người cày có
ruộng" và phát triển chế độ phản phong kiến Mục tiêu này nhằm giải phóng người nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện phát triển kinh tế và xã hội
Thứ ba, phát triển chế độ dân chủ nhân dân và xây dựng nền tảng cho chủ nghĩa
xã hội Đây là nhiệm vụ lâu dài, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và giàu mạnh
Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất Việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất là điều kiện tiên quyết để thực hiện hai nhiệm vụ sau Hai nhiệm vụ sau là sự tiếp nối và phát triển của nhiệm vụ thứ nhất, góp phần củng cố và phát triển thành quả cách mạng
1.2.4 Về lực lượng cách mạng
Mục tiêu chính là tập hợp tất cả lực lượng Từ giai cấp công nhân - những người bị bóc lột trong các nhà máy, xí nghiệp Giai cấp nông dân - những người bị cướp mất ruộng đất cũng là một lực lượng quan trọng Ngoài ra, còn có tiểu tư sản, tư sản dân tộc yêu nước, những người sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến tranh chính nghĩa Thành phần trí thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, cổ vũ cho cách mạng Địa chủ yêu nước và tiến bộ cũng có thể tham gia vào mặt trận thống nhất dân tộc
Đồng thời, Đảng cũng chỉ ra giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân cùng với mục tiêu phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội
1.2.5 Về triển vọng cách mạng
Chính cương khẳng định rằng cách mạng Việt Nam sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Lý do cho điều này là vì đây là một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo - một đảng của giai cấp công nhân Quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ diễn ra lâu dài và trải qua nhiều giai đoạn, với những nhiệm vụ trung
Trang 7tâm cụ thể cho từng giai đoạn Những nhiệm vụ này bao gồm: hoàn thành giải phóng dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân, tiến tới xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa xã hội
1.2.6 Về con đường lên xã hội chủ nghĩa
Chính cương Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra một lộ trình rõ ràng cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Hoàn thành giải phóng dân tộc Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xóa bỏ ách áp bức của thực dân phong kiến
Giai đoạn 2: Xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, để người cày có
ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân Sau khi giành được độc lập, mục tiêu đặt ra là cần tập trung xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội mới, xóa bỏ tàn dư phong kiến, thực hiện cải cách ruộng đất, phát triển công nghiệp và hoàn thiện hệ thống chính trị dân chủ nhân dân
Giai đoạn 3: Xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa
xã hội Khi đã hoàn thành hai giai đoạn trước, ta sẽ tập trung xây dựng nền kinh tế tập trung, thống nhất, phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tiến dần đến xã hội chủ nghĩa
2 Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
Những nội dung của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) kể trên đã bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930), đồng thời khắc phục những sai lầm của Luận cương chính trị ở những điểm sau:
Một là, tính chất của xã hội Việt Nam
Cương lĩnh chính trị xác định Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, trong đó mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với bọn đế quốc là chủ yếu
Trang 8Luận cương chính trị tiếp tục thừa nhận tính chất nửa thuộc địa, nửa phong kiến của xã hội Việt Nam Song, Luận cương lại đề cao mâu thuẫn giai cấp (giữa thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc) diễn ra gay gắt hơn
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) nhận định xã hội Việt Nam gồm ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa, một nửa phong kiến Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau, song mâu thuẫn chủ yếu là giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa, giữa các tầng lớp nhân dân với thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ
Như vậy, so với Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã bổ sung tính chất dân chủ nhân dân của xã hội, bắt nguồn từ sự kiện nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2/9/1945) đã đem quyền lực thật sự về tay nhân dân Chính cương cũng đã khẳng định mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa Như vậy, Chính cương đã đánh giá đúng đắn tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị là đánh giá quá mức mâu thuẫn giai cấp
Hai là, đối tượng của cách mạng
Cương lĩnh chính trị xác định đối tượng chính cần phải đánh đổ là đế quốc, phong kiến Trong đó, nhiệm vụ bức thiết nhất là đánh đổ đế quốc Pháp, còn việc lật đổ phong kiến chỉ tiến hành về mặt chính trị
Luận cương chính trị nhận định phải đánh đuổi hai đối tượng đế quốc và phong kiến, hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau Trong đó, quan trọng nhất là chống phong kiến, giải quyết vấn đề mâu thuẫn giai cấp
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam chia đối tượng cách mạng thành hai nhóm: đối tượng chính (chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ) và đối tượng phụ (phong kiến phản động)
Như vậy, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã quay lại với ưu tiên quan trọng nhất là giải phóng dân tộc trong Cương lĩnh chính trị, tạm gác việc lật đổ phong kiến quyết liệt như trong Luận cương chính trị Chính cương cũng khẳng định chỉ đấu
Trang 9tranh chống một bộ phận phong kiến phản động, phản cách mạng, đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc chứ không đánh đồng toàn bộ giai cấp phong kiến như Luận cương đã đề cập Nhờ đó, cách mạng có thể tập trung vào một mục tiêu quan trọng và bức thiết nhất, đồng thời có thể vận dụng sức mạnh của một bộ phận phong kiến yêu nước, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đem lại khả năng thành công cao
Ba là, nhiệm vụ của cách mạng
Cương lĩnh chính trị khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là ưu tiên đánh đổ đế quốc Pháp trên cả mặt kinh tế lẫn chính trị để giải phóng dân tộc Tuy nhiên, sau khi giải phóng dân tộc sẽ tiến hành giải quyết vấn đề ruộng đất, xóa bỏ chế độ phong kiến
Luận cương chính trị cho rằng hai nhiệm vụ của cách mạng là chống phong kiến và chống đế quốc có vai trò mật thiết với nhau, nhưng chống phong kiến quan trọng hơn vì “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”2
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đưa ra ba nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng Việt Nam Một là, nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh đuổi thực dân Pháp, làm cho dân tộc Việt Nam thật sự được độc lập và thống nhất Hai là, xóa bỏ di tích phong kiến, nửa phong kiến Ba là, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, chuẩn bị cơ sở cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội
Như vậy, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, điều này thống nhất với nhận định của Cương lĩnh chính trị và tình hình Việt Nam lúc bấy giờ, qua đó khắc phục nhược điểm của Luận cương chính trị Mặt khác, Chính cương có điểm mới so với hai văn kiện trước là bổ sung nhiệm vụ phát triển chế độ dân chủ nhân dân, chuẩn bị cơ sở cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội
Bốn là, lực lượng cách mạng
Cương lĩnh chính trị cho rằng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, phải dựa vào dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất Các lực lượng còn lại trong xã hội phải tích cực vận động, lôi kéo họ về phe cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.101
Trang 10Việt, v.v để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”3
Luận cương chính trị cho rằng lực lượng cách mạng chủ yếu là nông dân, công nhân và thành phần lao khổ (thợ thủ công, tri thức thất nghiệp) tại Đông Dương; trong đó, giai cấp vô sản là động lực chính, dân cày là động lực mạnh của cách mạng Song, Luận cương không đề cao khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác: “bọn thủ công nghiệp” đối với cách mạng rất do dự, “bọn tiểu thương gia” không tán thành cách mạng, “Bọn trí thức, tiểu tư sản, học sanh” không ủng hộ cách mạng lâu dài vì “có dây dướng với bọn địa chủ”
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam nhận định phải quy tụ nhiều tầng lớp cho lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc yêu nước, trí thức, địa chủ yêu nước và tiến bộ… Trong đó, “Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân”4
Như vậy, so với Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã bổ sung vào lực lượng cách mạng một số tầng lớp mới: tiểu tư sản, trí thức, địa chủ yêu nước và tiến bộ, … với mục tiêu quy tụ toàn bộ giai cấp của dân tộc tham gia cách mạng Đây cũng là bước khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị chỉ xem công nhân và nông dân là nòng cốt, đánh giá thấp sức mạnh của các giai cấp khác, qua đó đã củng cố thêm sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
Năm là, phương hướng chiến lược của cách mạng
Cương lĩnh chính trị chủ trương tiến hành cách mạng gồm hai giai đoạn: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”5
Luận cương chính trị cho rằng cách mạng cần phải trải qua hai giai đoạn Đầu tiên là cách mạng tư sản dân quyền với tính chất thổ địa phản đế Sau khi cách mạng tư 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.4
4 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2018), Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ii/chinh-cuong-dang-lao-dong-viet-nam-1448, truy cập ngày 10/3/2024
5 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.2