1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

46 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá Trình Hoàn Chỉnh Đường Lối Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân Từ Cương Lĩnh Chính Trị Đầu Tiên Đến Chính Cương Đảng Lao Động Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Phúc, Nhân Thiện Phúc, Ngô Trí Quân, Đoàn Minh Quân, Trần Trung Quân, Võ Hồng Quân, Nguyễn Thanh Quang
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại báo cáo bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 712,62 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (4)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (6)
    • I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (6)
      • I.1. Bối cảnh lịch sử (0)
        • 1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên (13)
    • II. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ tháng 10-1930 đến tháng 5-1941. 15 2.1. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) (17)
      • 2.2 Quá trình khắc phục hạn chế và hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc từ tháng 3-1945 đến tháng 5-1941 (22)
    • III. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân (36)
      • 3.1. Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (36)
      • 3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh của Đảng so với Cương lĩnh và Luận cương chính trị (40)
  • KẾT LUẬN (44)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)

Nội dung

QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM...................................................................................................................

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất nước Việt Nam đã trải qua bao chặng đường dài khó khăn, gian khổ, để giành được độc lập, thắng lợi Vì đó “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Vì thế với mỗi người dân Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng, việc học tập và nghiên cứu lịch sử đường lối của Đảng là để hiểu được phần nào những chặng đường khó khăn, gian khổ mà cách mạng đã đi qua Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam là một tài sản vô giá, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực,vượt qua thách thức khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập cho đất nước.

Nhìn lại quá trình lịch sử cách mạng Việt Nam, chúng ta đã thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo tinh thần cách mạng triệt để, khi thắng lợi cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai lầm khuyết điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong thời đại mới. Để nhận thức rõ hơn về lịch sử Đảng, bài tiểu luận của nhóm em giải quyết vấn đề“Quá trình hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân từ cương lĩnh chính trị đầu tiên đến chính cương Đảng lao động Việt Nam” Nhóm em làm bài tiểu luận này với mong muốn củng cố, tìm hiểu thêm kiến thức về quá trình hoàn chỉnh đường lối của Đảng cho bản thân cũng như đó là sự cần thiết với thế hệ trẻ hiểu được, học tập lịch sử Đảng không chỉ là tiếp thu kiến thức mà ta phải thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường mà Đảng đã lựa chọn.Nhưng do chưa được tiếp xúc nhiều tài liệu, cũng như các kiến thức chuyên sâu liên quan, nên không tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế Nên chúng em rất mong sự giúp đỡ của thầy để tiểu luận trở nên tốt hơn. Đề tài sẽ giải quyết cũng như trình bày những bối cảnh lịch sử Việt Nam trong các giai đoạn Hiểu rõ được bản chất, thực trạng của đất nước Việt Nam bấy giờ Hiểu rõ chính sách chủ trương, quan điểm đường lối của Đảng, và quá trình hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong việc xây dựng phát triển đất nước.

PHẦN NỘI DUNG

Bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. a) Về chính trị:

Chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án, , biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai.

Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc,chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Campuchia, Lào,đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành:

Dùng chính sách "chia để trị": thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp Ở Việt Nam, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau) Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác, giữa miền xuôi - miền núi, giữa các tôn giáo Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu các xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức tịch địa phương cai quản Bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương đều do thực dân Pháp chi phối Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta và khủng bố, cấu kết với địa chủ Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. b) Về kinh tế:

Nông nghiệp: năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng Ngay sau đó, Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai, lập các khu đồn điền lớn để trồng cao su, thứ cây công nghiệp mà Pháp coi trọng khi đó.

Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại Tuy nhiên Pháp không xây nhà máy luyện kim tại Việt Nam, tất cả kim loại khai thác được chở về Pháp Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp Phương thức hoạt động là tận dụng nhân công lao động rẻ mạt, sao cho chi phí sản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao.

Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.

Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu Tất cả hàng hoá Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác, những hàng hoá mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hoá của các nước khác thì Việt Nam vẫn phải mua của Pháp.

Tiến hành chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt,mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của tư bản Pháp, độc quyền về kinh tế để dễ bề ve vét, độc hành về thuế và phát hành giấy bạc, duy trì hình thức bóc lột phong kiến, kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Đặc biệt chúng độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:

Về muối: muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, đặc biệt lại là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam, là thành phần vô cùng cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn Muốn muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua các thứ rau, tất cả đều phải có muối Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm nếp, ăn cháo trắng lót lòng cũng phải có muối Nói tóm lại, bất kỳ món ăn nào cũng phải có muối Chính vì thế mà đối với người Việt Nam, muối trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo Hơn nữa, nước ta không có mỏ muối Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được sản xuất qua phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi hết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán Do tình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát lài lài, thoai thoải bằng bằng mới có điều kiện để sản xuất muối Những vùng bờ biến dốc đứng không có điều kiện sản xuất muối Những yếu tố này đã khiến cho muối trở nên khan hiếm ở trên thị trường Biết được những yếu tố quan trọng này, các nhà làm chính sách thuế khoá trong chính quyền Liên Minh Pháp - Vatican nghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp - Vatican một khoản tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương.

Về rượu: Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sống văn hoá của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu Với các quốc gia Đông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hoá của người dân Cũng vì thế mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ lạc, đám cưới, đám tang, cúng tế và những cuộc hội ngộ giữa các bạn bè thân thiết hay trong những bữa tiệc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong bữa cơm vui đón mừng người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu Ở nước ta, rượu cũng vô cùng quan trọng, trong thời xưa, bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng, không bao giờ khan hiếm Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp sống văn hoá của người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắm trọn quyền kiểm soát tất cả mọi ngành sinh hoạt trong xã hội, Giáo Hội La Mã và thực dân Pháp bèn quyết định nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ số lượng rượu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra Với việc nắm trong tay độc quyền sản xuất rượu trong nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm, mà còn có khả năng khống chế và đầu độc nhân dân ta.

Về thuốc phiện: Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vô cùng nguy hiểm cho những người hút và gia đình họ Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách thống trị của Liên Minh Pháp - Vatican, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối, khuyến khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này. Như vậy là chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thành phần khá giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư hại cả cuộc đời Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện như vậy,thì dân nước sẽ không còn ý chí đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp - Vatican còn có chính sách độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phi cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột dân ta chế và đầu độc nhân dân ta. c) Về văn hoá:

Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá, giáo dục thực dân; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông dương: “chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm bằng thuốc phiện, bằng rượu chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.

Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam Thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ,hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp Các bậc học càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn Những thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế Ngoài những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn…

Tệ nạn uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên cả nước Loại rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá học “Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện Nhưng cũng trong số 1.000 làng đó lại chỉ vẻn vẹn 10 trường học Hàng năm người ta cũng đã tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con”.

Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng từ tháng 10-1930 đến tháng 5-1941 15 2.1 Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)

2.1 Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)

Luận cương chánh trị do đồng chí Trần Phú (1904 - 1931) dự thảo từ mùa hè đến mùa thu năm 1930, sau khi được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phái về nước, cử bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luậnMác - Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) Quốc tế Cộng sản về Đảng Cộng sản và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới; các tài liệu, văn kiện Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930) và khảo sát các phong trào công nhân, nông dân một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, khu mỏ than Hồng Gai - Cẩm Phả

2.1.2 Nội dung, ý nghĩa lịch sử và hạn chế

Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc

Luận cương vạch ra phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương là: lúc đầu cách mạng Đông Dương là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.

Ngoài ra, luận cương còn khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là: Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa Trong 2 nhiệm vụ này, “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.

Về lực lượng cách mạng, giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách cách mạng Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc

Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.

Về phương pháp cách mạng, để đạt được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động” Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.

Về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, cách mạng Đông

Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp,và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

Về vai trò lãnh đạo của Đảng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên hệ với quần chúng Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

2.1.3 So sánh Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị (2/1930) a) Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cương lĩnh của Đảng

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.

Mâu thuẫn cơ bản, đều chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản của nước ta trong thời điểm đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp Hai mâu thuẫn này được ngầm thể hiện thông qua hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc và đánh phong kiến Trong đó, đánh đế quốc để giản quyết mâu thuẫn dân tộc, đánh phong kiến để giải quyết mâu thuẫn giai cấp.

Về nhiệm vụ cách mạng, đều thực hiện hai nhiệm vụ là chống đế quốc, đánh phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc

Về lực lượng cách mạng, đều chỉ ra lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình

Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng” Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam” Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917. b) Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng

Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ) Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc và có quan hệ khăng khít với nhau Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vẫn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân

3.1 Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam

3.1.1 Những yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam

Trong bối cảnh Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho hòa bình và phong trào cách mạng Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương Ở trong nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng Cách mạng Lào và Campuchia cũng có những chuyển biến tích cực. Điều kiện lịch sử đó đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng phù hợp với mỗi nước ở Đông Dương để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.

Theo sáng kiến của những người cộng sản Việt Nam, được những người cộng sản Lào và Campuchia nhất trí tán thành, Đại hội quyết định: Do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng riêng. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội đã tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, dự báo những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau, rút ra bài học trong 21 năm hoạt động của Đảng. Báo cáo vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháp nhằm tích cực tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng Lao động Việt Nam thành “một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để” để lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

3.1.2 Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam

Về thế giới và Việt Nam:

Một là, sau chiến tranh thế giới thứ hai, chế độ phát xít sụp đổ, cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thêm trầm trọng, Liên Xô ngày càng cường thịnh, phong trào dân chủ lên cao Thế giới chia làm hai phe: phe dân chủ chống đế quốc do Liên Xô lãnh đạo, phe đế quốc phản dân chủ do Mỹ cầm đầu Phe dân chủ ngày một mạnh, phe đế quốc ngày một suy yếu Cán cân lực lượng giữa hai phe đã nghiêng hẳn về phe dân chủ. Muốn thoát khỏi nạn khủng hoảng, đế quốc Mỹ và các đế quốc khác đang ra sức chuẩn bị chiến tranh thứ ba và mở rộng các cuộc chiến tranh xâm lược Nguy cơ chiến tranh đã rõ rệt Nhiệm vụ trung tâm của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới lúc này là đấu tranh bảo vệ hoà bình Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô đứng đầu là thống chế Xtalin, phe dân chủ mở rộng thành mặt trận hoà bình thế giới, kiên quyết chống bọn gây chiến Phong trào hòa bình sâu rộng, mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử Đế quốc gây ra chiến tranh thứ ba tức là tự sát.

Hai là, trong chiến tranh và sau chiến tranh thứ hai, nhờ chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa phát xít, cách mạng dân chủ nhân dân lan rộng và đã thành công ở nhiều nước Trung Đông Âu và Viễn Đông Chế độ dân chủ nhân dân thành lập, tách những nước đó ra khỏi hệ thống đế quốc chủ nghĩa Cách mạng dân chủ nhân dân ngày càng có tính chất phổ biến Nó là con đường chung cho các nước tiên tiến cũng như các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, cho những nước gần Liên Xô cũng như những nước xa Liên Xô

Ba là, một đặc điểm của thế giới sau chiến tranh thứ hai là phong trào giải phóng thuộc địa và nửa thuộc địa sôi nổi làm lay chuyển hệ thống đế quốc chủ nghĩa đến tận nền tảng Phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa đã trở thành một bộ phận khǎng khít của phong trào chống bọn đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình và giành dân chủ trên thế giới Hiện nay bọn đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan… đang dùng thủ đoạn xảo quyệt thừa nhận độc lập giả hiệu, mua chuộc giai cấp tư sản và địa chủ bản quốc để duy trì quyền thống trị của chúng ở các thuộc địa Đế quốc Mỹ cũng ra sức biến những thuộc địa đó thành thị trường và cǎn cứ quân sự của mình Nhưng các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa đã nhận rõ con đường cứu sống duy nhất của mình là: đoàn kết dân tộc, mật thiết liên lạc với nhân dân thế giới, đặc biệt với nhân dân lao động chính quốc, kiên quyết tiến hành đấu tranh võ trang lâu dài dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Họ nhất định sẽ thắng lợi.

Bốn là, Việt Nam là một tiền đồn của phe dân chủ ở Đông Nam Á Cách mạng

Việt Nam là một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hoà bình và dân chủ trên thế giới Trong khi giành tự do, độc lập cho mình, dân tộc Việt Nam bảo vệ hoà bình thế giới và làm cho chế độ dân chủ phát triển ở Đông Nam Á Nhờ những thắng lợi của phe dân chủ trên thế giới, đặc biệt là sự thành công vĩ đại của nhân dân Trung Quốc, và do sự cố gắng của toàn thể dân tộc, cách mạng Việt Nam nhất định sẽ thành công.

Về xã hội Việt Nam:

Một là, trước hồi thuộc Pháp, xã hội Việt Nam cǎn bản là một xã hội phong kiến.

Nền tảng của xã hội đó là kinh tế nông nghiệp phần lớn có tính chất kinh tế tự nhiên. Ruộng đất là của vua quan và địa chủ phong kiến Nông dân bị bóc lột áp bức nặng nề hơn, sống rất cực khổ Họ càng thống khổ hơn khi có bọn phong kiến nước ngoài đến thống trị Họ cần được giải phóng Họ cần có ruộng đất Vì vậy nông dân đã nhiều lần khởi nghĩa Những lần họ đấu tranh rộng rãi và quyết liệt đều đưa đến một cuộc thay đổi triều đại trong nước, hoặc một cuộc giải phóng dân tộc vẻ vang Nhưng vì điều kiện kinh tế và xã hội chưa đầy đủ, thiếu một giai cấp tiền tiến lãnh đạo, cho nên trải qua bao nhiêu thế kỷ, cuộc đấu tranh của nông dân không thay đổi được tính chất phong kiến của xã hội Việt Nam.

Hai là, từ khi bị đế quốc Pháp chinh phục, Việt Nam biến thành một thị trường độc chiếm, một nguồn cung cấp nguyên liệu, một nơi cho vay lấy lãi và một cǎn cứ đóng quân của thực dân Pháp Tính chất tự cấp, tự túc của kinh tế phong kiến Việt Nam bị lay chuyển Sau chiến tranh thứ nhất, do chính sách "đặc biệt khai thác thuộc địa" của đế quốc Pháp, kỹ nghệ khai mỏ và kỹ nghệ nhẹ của Pháp được mở mang thêm ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam thành hình và trưởng thành mau chóng Tư bản Việt Nam ra đời nhưng bị tư bản độc quyền Pháp đè nén nên không phát triển được mấy Chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp ở Việt Nam là một chính sách hẹp hòi, bảo thủ Chính sách ấy làm cho Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nước Pháp Nó kìm hãm sức phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam Nó kết hợp những hình thức áp bức, bóc lột tư bản với những hình thức áp bức bóc lột phong kiến và nửa phong kiến, làm cho nhân dân Việt Nam nhất là công nhân và nông dân vô cùng thống khổ Trong chiến tranh thứ hai, phát xít Nhật xâm chiếm Việt Nam, chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam cũng phát xít hoá Nhân dân Việt Nam càng thống khổ hơn Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ Các khu cǎn cứ du kích phát triển và chính quyền nhân dân thành lập ở khu giải phóng Việt Bắc. Song nói chung, dưới thời thuộc Pháp, xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến.

Ba là, nǎm 1945, bị quân đội Xô Viết đánh bại, phát xít Nhật đầu hàng Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa thắng lợi Nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam thành lập Những cải cách dân chủ được thực hiện Xã hội Việt Nam bước vào con đường dân chủ nhân dân. Nhưng đế quốc Pháp trở lại xâm lược Cuộc kháng chiến trường kỳ và toàn diện của dân tộc Việt Nam bắt đầu Hiện nay được sự can thiệp Mỹ viện trợ và bù nhìn phản quốc giúp sức, đế quốc Pháp đã đặt lại chế độ thuộc địa, phát xít trên một phần đất nước ta Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và bọn can thiệp.

Về cách mạng Việt Nam:

Một là, hiện nay cách mạng Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân Việt Nam và những thế lực phản động, khiến cho chế độ ấy phát triển mạnh mẽ và thuận chiều tiến lên chủ nghĩa xã hội Thế lực phản động chính đang ngǎn cản sự phát triển của xã hội Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.

Hai là, nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội Ba nhiệm vụ đó khǎng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược.

Ba là, động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp thành nhân dân Nền tảng của nhân dân là công, nông và lao động trí thức Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.

3.2 Sự bổ sung, hoàn chỉnh của Đảng so với Cương lĩnh và Luận cương chính trị

Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của xã hội Việt Nam, trải qua nhiều thời kỳ với các kẻ thù xâm lược khác nhau từ năm 1930 đến năm 1951, Đảng đã cho thấy vai trò to lớn của mình trong công cuộc xây dựng và lãnh đạo cách mạng Qua từng thời kỳ, Đảng đã có những đổi mới về mặt tư tưởng và những sự sáng tạo, nhạy bén qua các bản Cương lĩnh chính trị, Luận cương chính trị và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam Từ Cương lĩnh chính trị, Đảng đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là đánh đuổi bọn Đế quốc,làm cho độc lập dân tộc Nhiệm vụ này được thay đổi thành cuộc cách mạng ruộng đất, đánh đổ phong kiến trong Luận cương nhưng đã được khẳng định lại rõ ràng trong Chính cương Nhiệm vụ căn bản nhất của cách mạng Việt Nam phải là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho đất nước, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội

Qua từng chính sách, Đảng luôn đề cao tầm quan trọng của giai cấp, liên minh côngnông, lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân Chính cương cũng chỉ ra động lực của cách mạng Việt Nam lúc này là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc, những thân sĩ yêu nước và tiến bộ, phải đoàn kết tất cả các giai cấp yêu nước của dân tộc Việt Nam Điều này khẳng định tư tưởng đúng đắn được nêu trong Cương lĩnh và giải quyết hạn chế về mặt xác định lực lượng của Luận cương Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng qua các thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1945, tên gọi của Đảng có sự thay đổi từ Đảng Cộng sản Việt Nam sang Đảng Cộng sản Đông Dương và được đổi lại thành Đảng Lao động Việt Nam Những lần đổi tên Đảng ứng với sự thay đổi chính sách về phạm vi của cuộc cách mạng Ở Cương lĩnh chính trị, Đảng chưa đề cập đến vấn đề cách mạng ở Đông Dương, chỉ tập trung vào cách mạng Việt Nam là chủ yếu Cuộc cách mạng Việt Nam được mở rộng quy mô ra thành cuộc cách mạng Đông Dương ở trong Luận cương chính trị, nhưng chính sách này đem lại một số hạn chế trong việc tập trung lực lượng và lãnh đạo cách mạng Ở Chính cương, Đảng đã tách cuộc cách mạng chung ở ba nước Đông Dương thành cuộc cách mạng riêng lẻ ở từng nước, tập trung giải quyết vấn đề của từng dân tộc và đồng thời các tổ chức lãnh đạo cũng có sự hỗ trợ, đoàn kết với nhau Đảng Lao động Việt Nam đã nêu những quan điểm cơ bản về xây dựng quân đội, phát triển kinh tế tài chính, cải cách ruộng đất, phát triển văn hóa giáo dục, chính sách đối với tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách đối với vùng tạm chiếm, chính sách ngoại giao, chính sách đối với Việt kiều… thông qua bản Chính cương Ngoài ra, Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ cách mạng, đề cao vai trò của giai cấp công nhân và liên minh công-nông, và thực hiện các chính sách đa dạng và toàn diện.

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w