1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ngũ đại binh thư - Đông A Sáng.pdf

308 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngũ đại binh thư - Đông A Sáng.pdfNgũ đại binh thư - Đông A Sáng.pdfNgũ đại binh thư - Đông A Sáng.pdfNgũ đại binh thư - Đông A Sáng.pdf

Trang 3

NGŨ ĐẠI BINH THƯ TRUNG HOA(LỤC THAO, TÔN TỬ, NGÔ TỬ, TAM LƯỢC, TÂN THƯ)By Đông A Sáng

Trang 9

3.Cái chết của người đẹp Đát Kỷ

Chương 2 : TÔN TỬ & TÔN TỬ BINH PHÁPA.TÔN TỬ

B.TÔN TỬ BINH PHÁP1.Thủy kế

2.Tác chiến3.Mưu công4.Quân hình5.Binh thế6.Hư thục7.Quân tranh8.Cửu biến9.Hành quân10.Địa hình11.Cửu địa12.Hỏa công13.Dụng gián

Trang 10

E.ĐẠI THẦN CÒN THAM TIỀN HUỐNG CHI CHÚNG TA

G.ÔNG VUA ĐÃ MẤT NƯỚC RỒI! CÒN CHỞ LÀM CHI

Chương 3 : NGÔ KHỞI & BINH THƯ NGÔ TỬA.NGÔ KHỞI

B.BINH THƯ NGÔ TỬI.QUYỂN THƯỢNG1.Hình quốc

2.Liệu địch3.Trị binhII.QUYỂN HẠ1.Luận tướng2.Ứng biến3.Lệ quânC.ĐỘI QUÂN GIÀ YẾU NƯỚC LỖ

Chương 4 : HOÀNG THẠCH CÔNG & THÁI CÔNG TAM LƯỢC

Trang 11

B.TRƯƠNG LƯƠNG – NGƯỜI HỌC TRÒ KIỆT XUẤT CỦA HOÀNHTHẠCH CÔNG

Trang 12

Chương 5 : GIA CÁT LƯỢNG & TÂN THƯ

Trang 19

“Ngũ đại binh thư Trung Hoa” là một cuốn sách bổ ích và đặc sắc, vì những lýdo sau:

Thứ nhất, đã tập hợp năm cuốn binh pháp lừng danh kim cổ:1 Khương Tử Nha – Lục thao

2 Tôn Võ – Tôn Tử binh pháp.3 Ngô Khởi – Ngô tử

4 Hoàng Thạch Công – Tam lược.5 Gia Cát Lượng – Tân thư

Từ Khương Tử Nha đến Gia Cát Lượng đều là những người hùng tài đại lược; lànhững bậc thầy, quân sư, phò tá đắc lực cho các bậc vương bá

Thứ hai là những bộ giáo khoa của các bậc vua chúa có chí lớn, đã học và ápdụng thành công trong việc tranh hùng thiên hạ, lừng lẫy một thời như Vănvương, Vũ vương, Ngô Hạp Lư, Ngụy Văn hầu, Vũ hầu, Sở Điệu vương, LưuBang, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền

Thứ ba là những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ danh tướng hoặc bấtcứ ai tham gia chiến trận: Tôn Tẩn, Bàng Quyên, Trương Lương, Hàn Tín, Các danh tướng không những thuộc nằm lòng những cuốn binh thư trên mà còntham gia chú thích, chú giải, biên soạn lại cho phù hợp với thực tiễn

Có thể nói, những cuốn binh thư trong sách này là tiền đề căn bản cho hàng mấytrăm cuốn binh thư khác của Trung Quốc

Ở nước ta, Trần Hưng Đạo – Hịch tướng sĩ, đã khẳng định, đại ý: Nếu tướng sĩai không học Binh thư yếu lược là kẻ nghịch thù, đủ biết học binh thư là mộtnhiệm vụ hàng đầu của tướng sĩ trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc

Trang 20

Thứ tư, những cuốn binh thư được tuyển chọn trong sách có tầm ảnh hưởng rấtsớm và rộng rãi đối với nhiều nước trên thế giới: “Tôn Tử binh pháp” đã đượcdu nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 7, phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ) từ thế kỷ18 “Lục thao” cũng đã được người Nhật biết đến rất sớm và truyền rộng đến cácnước Triều Tiên, Pháp, Anh,

Thứ năm, ngoài kiến thức phong phú về quân sự, theo các nhà nghiên cứu nhữngcuốn binh thư này còn liên quan đến 25 ngành học khác: tâm lý học, tình báohọc, quản lý học, quyết sách học,

Thứ sáu, người Nhật sớm nhận định: Thương trường là chiến trường, tuy khôngcó tiếng gươm khua, không có tiếng trống chiêng dậy đất, cờ xí ngất trời nhưnglại rất quyết liệt và họ đã đưa binh pháp vào dạy trong các trường thương nghiệp.Vì vậy, cuốn sách là cẩm nang cho những người kinh doanh, quản lý doanhnghiệp một cách thông minh, khoa học và thắng lợi trên thương trường.Thứ bảy, những cuốn binh thư đã xuất hiện lâu đời trong lịch sử, lời văn rất côđọng, súc tích, có chỗ khó hiểu; nhiều khi phải trai giới, chay tịnh mới ngheđược ?

Ví dụ, Trương Lương học thuộc Thái công binh pháp nhưng khi bàn luận ít aihiểu rõ, chỉ có Lưu Bang là người có thiên lư mới hiểu được Văn vương chaytịnh 7 ngày, làm lễ thầy trò; Thái công mới truyền cho đạo lý trị quốc

Nhưng chúng tôi dịch qua lời bình giảng của những học giả có uy tín của TrungQuốc như Hoa Phong, Vương Hưng Nghiệp – nên rất thú vị, không cần trai giớivẫn nghe và rất dễ hiểu

Ngoài việc dịch chúng tôi biên soạn minh họa thêm những câu chuyện hấp dẫnvề tác giả của các cuốn binh thư, về các trận chiến nghiêng ngửa sơn hà để bạnđọc thư giãn, có thể đối chiếu với binh pháp, luận cổ suy kim và rút tỉa kinhnghiệm cho đời sống

Thú vui tao nhã của việc đọc sách là được bàn luận, được đối thoại tâm tình với

Trang 21

Thứ tám, ngày xưa, mẫu người lý tưởng là phải văn võ toàn tài, am tường lụcthao, tam lược

Từ Hải, ánh sao băng trong Truyện Kiều, dám rạch đôi sơn hà của Gia Tĩnh,tung hoành bể Sở sông Ngô, vì côn quyền hơn sức lược thao gồm tài (NguyễnDu – Truyện Kiều)

Vì thế, nàng Kiều hàng quốc sắc thiên hương, mới gặp lần đầu đã mắt liếc lòngưa

Lục Vân Tiên thì Văn đà khởi phụng đằng giao, võ thêm ba lược, sáu thao ai bì(Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên) Với tài võ như thế, hễ thấy việc nghĩa làlàm Để cứu người đẹp Nguyệt Nga, một mình dám nhổ cây bên đường, tả xunghữu đột, đánh bọn cướp phải quăng gươm vất giáo chạy trốn, Phong Lai bịphang một gậy đã mạng vong

Tài hoa, vũ dũng và nghĩa hiệp của Vân Tiên đã khiến cho Nguyệt Nga phải tạctượng, đi tận chân trời góc bể cũng mang theo ôm ấp vào lòng

Cuốn sách trên tay bạn đã bàn đến tam lược, lục thao và những kiến thức cơ bảnnhất về quân sự giúp sự hiểu biết của chúng ta toàn diện hơn

Ngày nay, nhiều người cũng cho rằng, nếu đọc binh thư sẽ vượt qua được nhiềutình huống gay cấn nhất của đời sống

Thứ chín, cuốn sách bàn luận rất nhiều vấn đề, những hàng chữ lớn như khẩuquyết, ẩn hiện qua từng trang sách là:

Biết mình không biết người hoặc biết người không biết mình thì thắng bại chưarõ?

Không biết mình, không biết người thì hoàn toàn thất bại!Biết mình biết người trăm trận trăm thắng

Thông thường, một cuốn sách hay là một vương quốc trù phú, hiếu khách và hàophóng, ai vào thăm lúc thơ thẩn dang tay ra về cũng được quà tặng

Trang 22

Chương 1 : KHƯƠNG TỬ NHA & LỤC THAOA KHƯƠNG TỬ NHA

Khương Tử Nha, họ là Khương, tên là Thượng, tự Tử Nha.Tổ tiên có công phò tá vua Vũ trị thủy nên được phong đất Lữ, nên còn gọi là LữThượng

Khương Tử Nha là một nhân vật lịch sử thời cổ, được cuốn Phong thần diễnnghĩa, tiểu thuyết hóa, đậm nét màu sắc thần thoại, cho rằng Khương Tử Nha làngười nhà trời, điều khiển được thiên binh thiên tướng, biết đằng vân giá vũ,thần thông quảng đại, rải đậu thành binh, xuống giúp Văn vương và Võ vương.Theo truyền thuyết, Khương Tử Nha rất giỏi về bát quái, chiêm bốc và tổ sư củamôn học này

Theo các sách khác, thân thế Khương Tử Nha được khắc họa những nét đặc biệtnhư sau:

1 Tuổi trẻ ăn nhờ ở đậu, chuyên nghề đồ tễThời trai trẻ Khương Tử Nha vì trốn sự chinh phạt tàn sát của vua Trụ ở bộ tộcĐông Di, trong đó có bộ tộc Lữ thị (Bộ tộc của Tử Nha), lưu lạc đến Triều Ca ởđậu nhà Lâm Hổ

Ở đây, Khương Tử Nha làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng không thành công:Buôn bột mì bị xe hất ngã, lỗ vốn; buôn lợn thì lợn bị bệnh dịch, mất vốn

Túng thế phải đi xin làm nghề mổ bò Nhờ có sức khỏe, mổ bò lại khéo, đượcchủ lò dùng, nhờ thế mà có công ăn việc làm

Sau này Khương Tử Nha đã được viên quan đại thần coi xây Lộc Đài tiến cử vớivua Trụ, bạn chức Đại Phu, chuyện lo việc mổ heo, bò, dê cho cung đình

Trang 23

Buộc lòng hai người phải xa nhau Nghe đâu bà vợ đã tự tử.Buồn chuyện tình, chuyện đời mình lận đận Khương Tử Nha bỏ Triều Ca về BànKhê ở với cô con gái Bàn Khê là một thung lũng hẹp nằm giữa hai ngọn núi TầnLĩnh, phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ, tươi đẹp; có dòng sông Vị, nên sau này têntuổi của Tử Nha gắn liền với sông Vị

3 Tuổi già ngồi câu cá ở Bàn KhêỞ Bàn Khê, Khương Tử Nha thường ngồi câu cá.Một anh chàng tiều phu tò mò thấy Khương Tử Nha câu chẳng được con cá nào,vì lưỡi câu thẳng như cây kim Tưởng Tử Nha nghễnh ngãng bèn bày cho cáchlàm lười câu

Thế là hai người, một ngư một tiều quen nhau.4 Trổ tài bói toán

Tử Nha thường xem tướng cho anh tiều phu, đoán về việc buôn may bán đắt,nhưng anh ta không tin lắm

Một hôm, Tử Nha khuyên anh ta không nên gánh củi vào thành bán sẽ gặp taihọa

Anh tiểu phu nửa tin nửa ngờ nhưng cứ gánh củi đi, không may đụng chết ngườilính gác cửa thành, bị Văn vương bắt đứng trong một vòng tròn, chờ khi xongviệc sẽ xét xử

Nguyên Văn vương cũng rất giỏi chiêm bốc, bát quái, dù có trốn ra khỏi vòngtròn ông ta cũng có thể tìm và bắt được

Anh chàng tiều phu vốn có mẹ già 80 tuổi không ai nuôi dưỡng, bèn táo gan trốn

Trang 24

Lúc về, Văn vương thấy anh chàng bán củi trốn, liền gieo quẻ, đoán anh này đãtự tử, không để ý đến việc xét xử nữa

Ba năm sau, Khương Tử Nha sai đệ tử, tức anh tiều phu, gánh củi đến kinhthành; bị lính gác nhận mặt, bắt ngày giao nộp cho Văn vương, làm cho Vănvương rất ngạc nhiên và hỏi đầu đuôi

Anh chàng đệ tử của Tử Nha cứ tình thực tâu trình về tài năng của ông thầymình Văn vương rất khâm phục liền tìm đến Bàn Khê để gặp Tử Nha, cung kínhmời ông về Tây Kỳ và phong làm quân sư Lúc ấy, Tử Nha đã ngoài 80 tuổi.Sau khi Văn vương mời được Tử Nha, ông thường nói: Trẫm như hổ mọc thêmcánh, như cá gặp được vực sâu Đủ biết giữa hai người rất tâm đầu ý hợp.Văn vương mất, Từ Nha phò tá Vũ vương Công lớn nhất của Tử Nha là giúp Vũvương phạt Trụ

Theo Hán thư nghệ văn chí và các sách khác thì Khương Tử Nha là nhân vật cóthật trong lịch sử Người đời yêu mến đức độ và tài năng của ông nên thâm thắt,thêu dệt xung quanh ông những chuyện thần kỳ

B VUA TRỤ - TIẾNG XẤU TRÊN BA NGÀN NĂM!Mỗi lần nhắc đến ông vua tăm tối, dâm dật, tàn bạo làm cho dân lầm than và điđến mất nước; người ta nêu vua Kiệt, vua Trụ để so sánh và ví dụ

Hai ông vua này được xem là xấu xa nhất trong lịch sử Trung Quốc, người thờixưa cũng như thời này còn ghét cay, ghét đắng, ghét vào trong tâm

Tiếng xấu vua Trụ bêu trên 3000 năm chưa dứt!Sau đây là một số tội lỗi điển hình của vua Trụ:1 Quá chiều người đẹp

Trang 25

Một hôm ăn cơm, Đát Kỷ cho rằng nếu có đũa bằng ngà voi thì ăn sẽ ngon hơn.Thế là Trụ vương vội vã cho tướng sĩ đi bắt voi, lấy ngà làm đũa cho người đẹpăn cơm ngon miệng, khiến nhiều người phải thiệt mạng

Mùa đông, Đát Kỷ mặc áo da beo ấm áp, ngồi nhìn ra xa thấy một người nôngphu cởi hài để đi qua khe nước buốt giá Đát Kỷ có vẻ ngạc nhiên, vì sao đôichân của người nông phu ấy lại có thể chịu rét đến thế ? Để giải quyết thắc mắccủa người đẹp, vua Trụ sai quân hầu bắt người nông dân vào cung, chặt béng đôichân cho Đát Kỷ nghiên cứu!

Có lần, Đát Kỷ có thai, băn khoăn không biết bào thai trong bụng hình dạng nhưthế nào?

Vua Trụ giải quyết băn khoăn của người đẹp khá gọn: Bắt một người phụ nữđang mang thai, mổ bụng để cho Đát Kỷ xem xét!

Đát Kỷ ghen, tìm cách xúi vua Trụ xử trảm cô con gái Cửu Hầu Sợ Cửu Hầu trảthù, cô xúi vua Trụ giết luôn Cửu Hầu để làm mắm

Để vui thú với người đẹp, vua Trụ cho xây Lộc Đài ròng rã suốt bảy năm, nguynga, tráng lệ

Trong Lộc Đài thì có tửu trì (ao rượu) để chứa tất cả loại rượu quý trong thiênhạ; có nhục lâm (rừng thịt) treo đầy thịt ngon

Nơi đây, nhà vua, người đẹp Đát Kỷ, bọn nịnh thần, cung nữ tha hồ vui hưởngnhục dục, lúc vui quá mọi người trần truồng như nhộng cũng không sao.Có lần cuộc vui kéo dài đến 7 ngày 7 đêm, không ai còn biết trời trăng ngày giờgì nữa Hỏi ai cũng ngớ ra, vua Trụ sai người đi tìm Thúc phụ Tử Dư để hỏi Dưnghĩ bụng:

Làm vua mà không biết ngày, đó là sự lâm nguy của nước Khi cả nước khôngbiết hôm nay là ngày nào, một mình ta biết, ta tất sẽ bị hại

Biết thì biết, nhưng Tử Dư cũng không có cách nào trốn thoát khỏi Lộc Đài,đành giả điên giả dại Cuối cùng, ngón giả điên cũng bị phát hiện và bị bắt nhốt

Trang 26

Anh chăn trâu thấy vậy, khuyên Đào Tiềm: Người đời ăn bẩn thì ta ăn luôn cảcám, người đời say hết thì ta nốc luôn cả hèm rượu !

Đại loại, phải về hùa với người đời mà sống ! Vui gượng mà sống ! Giả điên giảdại để sống ! Đó là bi kịch của kẻ tỉnh như Tử Dư và Đào Tiềm

2 Hình phạt nặng nềCùng với việc hưởng lạc, vua Trụ tăng cường các loại hình phạt nhằm răn đe bọnphản loạn như: cắt mũi, xâm mặt, thiến

Chắc là những người chống vua Trụ không gờm, nên ông bày thêm vài hình phạtmới mẻ, tàn khốc là Bào lạc (ống đồng rỗng trong đốt lửa) Người nào phạm tộibắt cởi hết áo quần cho ôm cái cột đồng cháy đỏ này Nghe đâu Đát Kỷ rất khoáimùi mỡ người cháy!

Bên cạnh Bào lạc là Sai bồn (bồn đựng bò cạp), ai bị tội thì bị bỏ vào đó.3 Giam giữ và giết trung thần

Các trung thần can gián vua Trụ, chẳng những ông không nghe còn tìm cáchgiam giữ hoặc giết đi

Tỷ Can khuyên vua Trụ tỉnh ngộ và thực hành nhân nghĩa, ông mỉa mai cho TỷCan là thánh nhân Nếu đã thánh nhân thì tim bao giờ cũng có thất khiếu (bảylỗ) Do đó, cần phải mổ tim Tỷ Can để xem Và ông ta đã mổ thật!

Vua Trụ cũng đã đuổi trung thần Vi Tử, từng giam giữ Cơ Xương, tức Vănvương ở ngục Dữu Lý Con trai và những người tâm phúc của Cơ Xương phảichạy chọt đút lót vàng bạc, gái đẹp với bọn cận thần, tay chân của Trụ vươngmới được thả về

Trước khi về nước Chu, Cơ Xương phải ăn một bữa tiệc độc đáo, do vua Trụ đãi:Thịt của con mình là Bá Ấp Khảo

Trang 27

Người trong nước gồng gánh bỏ trốn đi nơi khác; những vương tôn quý tộc cũngtrở mặt lìa xa

Những bang quốc gần đây cũng đua nhau chống lại Thương Trụ, khiến ông taphải điều động đại quân đi đàn áp

Ruộng hoang cỏ phủ đầy.Trong triều, bọn dua nịnh áp đảo kẻ ngay thẳng.Ở địa phương, bọn quan lại tùy tiện giết người không xem luật pháp ra gì!Đó là dấu hiệu của diệt vong!

5 Không biết kẻ thù đang nghĩ gì, làm gì ?1 Trong khi vua Trụ ngất ngưỡng, say đắm trong Lộc Đài thì kẻ thù lớn nhất củaông là Văn vương ra đồng cày cấy dầm sương dãi nắng cũng những người nôngdân

2 Vua Trụ không nghe lời Tỷ Can thực hành nhân nghĩa, ông còn cho việc thựchiện nhân nghĩa chỉ dành cho các bậc thánh; trong lúc đó Văn vương khẩn cầuKhương Tử Nha để học bài học nhân nghĩa

3 Trong lúc vua Trụ đuổi hiền tài, xa lánh những người trung nghĩa, thân cậnvới bọn nịnh thần đua đòi xa xỉ, quên cả đất trời; Văn vương lại đem xe cungkính đi đón Khương Tử Nha tôn lên làm thầy, nghe sách lược của ông, khôngngừng làm trong sạch bộ máy cầm quyền

4 Vua Trụ bòn rút của thiên hạ về xây Lộc Đài, vét rượu quý đổ vào tửu trì, sănbắt thịt ngon chất đầy nhục lâm; trong lúc ấy Văn vương không ngừng thi ân bốđức cho thiên hạ, lo cho lợi ích của thiên hạ

Trang 28

6 Văn vương không ngừng thu phục nhân tâm các bộ lạc, các chư hầu; trong lúcvua Trụ đàn áp khốc liệt các bộ tộc, mất dần các nước chư hầu

7 Cuộc duyệt binh ở Mạnh Tân, Vũ vương tuyên thệ với 800 bộ tộc, diệu võgiương oai; vua Trụ cũng không đánh giá hết được sức mạnh quân sự của Vũvương

8 Tử Nha cho rằng Trụ vương là người không biết lo xa, sẽ dẫn đến cái họa thiệtthân, mất nước: Trụ vương chỉ thấy cái vui trước mắt, chưa biết cái buồn ẩn náusau lưng, biết cái còn mà không biết cái mất

Tóm lại, lực lượng của Văn vương, Vũ vương ngày càng lớn mạnh Trụ vươngngày một suy yếu, như trái chín cây lắt lẻo, chỉ đợi cơn gió thời cơ lay động sẽrụng xuống

C LỤC THAOTương truyền, Lục thao là cuốn binh thư của Khương Tử Nha Nhưng nhữngnhà nghiên cứu rất hoài nghi về việc này, bởi 3 lý do:

Một là, nội dung của cuốn binh thư đề cập đến nhiều vấn đề khá mới mẻ, có thểchưa xuất hiện thời đó

Hai là, Lục thao có 2 vạn chữ, lúc ấy chỉ khắc trên thẻ tre thì chắc không khắcnổi, nếu thành sách phải dùng xe trâu để chở

Thứ ba, một số binh khí được đề cập trong Lục thao có lẽ chưa xuất hiện vàothời Văn vương, Vũ vương

Theo Hưng Nghiệp Hiểu, Lục thao là do người đời sau trước tác.Tuy vậy, Lục thao được các bậc đế vương và các tướng lĩnh nhiều thế hệ nghiêncứu học tập và áp dụng

Thời Tam quốc, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Tôn Quyền rất coi trọng Lụcthao

Trang 29

Lục thao được phân: Văn thao, vũ thao, long thao, hổ thao, báo thao và khuyểnthao Gồm 6 quyển, 60 thiến

I VĂN THAO1 Văn sư1 Câu cá, câu nhân tài, câu nước láng giềng, câu cả thiên hạ.Thái công nói với Văn vương:

- Vị quốc quân muốn giăng câu bủa lưới để dò tìm nhân tài trong thiên hạ cũngtương tự như câu cá Câu cá thì dùng mồi móc vào lưỡi câu, còn tìm nhân tài thìdùng lộc hậu để tìm người cố vấn, dùng trọng thưởng để tìm dũng sĩ và quanchức

Ý nghĩa và đạo lý của việc câu cá rất uyên bác, thâm sâu.Văn vương nói:

- Tôi muốn được nghe đạo lý ấy!Thái công nói:

- Sông sâu, rộng, nước trôi chảy thì có nhiều cá tôm sinh sống Đó là đạo lý tựnhiên

Cây có sâu rễ, cành lá sum sê thì mới đơm hoa kết quả Đó là đạo lý tự nhiên.Những người quân tử tâm đầu ý hợp, hợp tác với nhau và cùng nhau kiến tạo sựnghiệp thì cũng là đạo lý tự nhiên

Do đó, ngài cũng không nên hỏi quanh co làm gì! Mong ngài hãy bỏ qua nhữnglời bộc trực của tôi!

Văn vương nói:

Trang 30

- Căn cứ vào việc câu cá mà nói, dùng mồi tầm thường, ở nơi cạn thì chỉ câuđược cá nhỏ; dùng mồi thơm ngon hơn, ra giữa sông thì câu được cá vừa vừa;còn như mồi thật ngon thật lớn, dây nhợ thật chắc, buông cần thật sâu thì câuđược cá lớn

Cá đã cắn câu rồi thì bị ta kiềm chế Tương tự, người đã ăn lộc của quốc quân thìphải phục tòng quốc quân

Câu được cá thì có thể moi tim xẻ thịt để ăn, thu phục được người thì người sẽđem tim óc tận trung với mình Nếu thu phục được một nhà thì có thể thu phụcđược nước láng giềng làm sở hữu, nếu sở hữu được nước láng giềng thì chinhphục được cả thiên hạ

Đó là, phương pháp thu phục nhân tâm của những bậc thánh nhân Họ dùng đứcđể cảm hóa, thu phục nhân tài và làm cho thiên hạ quy thuận

2 Độc chiếm lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ.Văn vương nói:

- Xin cho biết phương pháp làm cho thiên hạ quy thuận?Thái công đáp:

- Một người không thể thành thiên hạ, những người trong thiên hạ cộng lại mớithành thiên hạ; thiên hạ không phải của một người mà của toàn thiên hạ

Do đó, người vì lợi ích của thiên hạ thì được thiên hạ Người muốn độc chiếmlợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ

Trời bốn mùa biến hóa làm cho tài vật của đất sinh trưởng phong phú, phải đểcho mọi người trong thiên hạ được thụ hưởng Đó chính là nhân ái Ai có lòngnhân ái thì thiên hạ sẽ quy thuận

Trang 31

Ai thực hành đạo đức thì thiên hạ sẽ trông mong.Ai có tình có nghĩa với thiên hạ, đồng cam cộng khổ, tử sinh cùng với thiên hạthì thiên hạ đi theo

Ai là người nhân đức, mưu cầu và đem lại lợi ích cho thiên hạ, thực hành vươngđạo thì thiên hạ sẽ quy thuận

Văn vương nghe xong liền vái Thái công, mời Thái công lên xe cùng về vàphong Thái công làm Quốc sư

2 Doanh hư1 Thiên mệnh hay vua?Văn vương hỏi Thái công:- Thiên hạ rất phức tạp, có thời cường thịnh có thời suy yếu, có khi yên ổn có lúcloạn lạc là vì sao?

Do quốc quân hiền minh hay u tối? Hoặc do sự biến hóa hoặc an bài của thiênmệnh?

Thái công nói:- Quốc quân u tối thì đất nước nguy nan, nhân dân loạn lạc Quốc quân hiềnminh thì đất nước thái bình, nhân dân yên vui

Đất nước hạnh phúc hay tai họa là do quốc quân hiền minh hay ngu tối Khôngphải là sự biến hóa hoặc an bài của thiên mệnh

2 Thế nào là vua hiền minh ?Văn vương hỏi:

- Thời xưa, vua nào được gọi là hiền?- Vua Nghiêu, Thuấn được gọi là những vị vua hiền

Trang 32

- Vua Nghiêu không dùng vàng bạc châu báu để trang sức, không mặc lụa là gấmvóc, không thưởng thức những vật quý hiếm, không nghe nhạc dâm dật Cungđình không sơn phết trang hoàng, chạm trổ cầu kỳ

Dùng da huowu để chống mùa đông giá rét, quần áo bằng vải thô, ăn uống raudưa đạm bạc, tự làm lấy mọi việc không có kẻ hầu người hạ, phục dịch Tự chếngự dục vọng của mình và thực hành vô vi nhi trị

Quan lại tận trung, chính trực, sống liêm khiết dành bổng lộc cho nhân dân.Trăm họ trung hiếu, kính trọng cha mẹ, yêu thương trẻ nhỏ, mọi người đem hếtsức cày cấy, phát triển tằm tang

Phân biệt người thiện kẻ ác, người tốt kẻ xấu Người phẩm đức cao thượng đượctôn kính Những người công bình, tiết tháo ngay thẳng được đề cao Người cócông thì tưởng thưởng, người có tội thì bị trừng phạt

Chăm sóc an ủi những người quả phụ, những người cô đơn.Vua Nghiêu coi trọng việc tiết kiệm và rất ít trưng dụng lao dịch.Trăm họ giàu có, lạc nghiệp, mùa đông không bị đói lạnh, tượng được thụ hưởngmặt trăng mặt trời, thân thiết với vua như thân thiết với cha mẹ

Văn vương khen:- Vị quân chủ hiền minh, thi hành đức trị Thật là vĩ đại!3 Quốc vụ

1 Vua giỏiVũ vương nói với Thái công:- Quả nhân muốn nghe những điều căn bản về đạo lý trị quốc làm cho nhân dân

Trang 33

- Bảo vệ lợi ích, sự nghiệp và tính mệnh của nhân dân Không làm tổn hại đếnlợi ích và sự nghiệp của nhân dân; không sát hại tính mạng nhân dân

Ít trưng thu thuế khóa; giảm thiểu hình phạt; ít xây lâu đài đình tạ; làm cho nhândân an cư lạc nghiệp

Quan lại thanh liêm, không sách nhiều nhân dân, để nhân dân vui vẻ.Đó là người giỏi cai trị đất nước

2 Vua tồiNgược lại, làm tổn hại đến lợi ích, sự nghiệp của nhân dân; không để nhân dânyên ổn trong thời gian cày bừa; nhiều người vô tội bị bức hại

Thuế khóa nặng nề, hình phạt gia tăng; nay xây lâu đài, mai cất đình tạ, làm chonhân dân thống khổ

Quan lại tham ô, sách nhiễu nhân dân, làm cho nhân dân oán ghét.Đó là người cai trị đất nước tồi

3 Vua yêu dânBậc quan chủ giỏi cai trị đất nước là bảo vệ nhân dân như cha mẹ bảo vệ con cái,như người anh cả bảo vệ cho đàn em; thấy nhân dân đói rét thì lo buồn; thấynhân dân khổ nhọc thì khổ tâm; thấy nhân dân bị trừng phạt, đau xót như mìnhbị trừng phạt; thấy nhân dân khổ sở vì thuế khóa nặng nề; cũng chính là nỗi khổsở của bản thân mình

Đó chính là bậc quân chủ có lòng yêu dân.4 Đại lễ

1 Vua và thần dân như trời với đất.Văn vương hỏi Thái công:

Trang 34

- Phải nhân đức với thần dân gần cũng như xa Quân chủ nhân đức thì thần dânkhiêm cung thuận theo và làm tròn chức phận của mình

Quân chủ nhân đức, tựa như trời che chở vạn vật; thần dân khiêm cung thuậntheo và làm tròn chức phận tựa như đất dày nặng, chứa vạn vật

Quân chủ là hiệu quả phép tắc của trời, thần dân là hiệu quả phép tắc của đất.Đại lễ chính là đạo quân thần là mối quan hệ quân thần

2 Cách xử lý chính sự.Văn vương hỏi:

- Việc xử lý chính sự nên như thế nào?Thái công nói:

- Việc xử lý chính sự phải khoan thai, yên tĩnh; có khoan có nhu, khiêm tốn, cẩnthận, cứng rắn; xử sự công bằng, chính trực; vì người Tránh kiêu căng tự đắc, vìquyền lợi riêng tư

Phải biết lắng nghe ý kiến người khác Không nghe, coi thường ý kiến ngườikhác sẽ dẫn đến bế tắc về đường ngôn luận, là sai nguyên tắc xử lý chính sự.Đức độ, sự anh minh, công chính, an tĩnh của quân chủ phải đến cảnh giới nhưnúi cao không nhìn thấy đỉnh, như nước sâu thẳm không nhìn thấy đáy

3 Dùng mắt, tai, đầu và bụng dạ của thiên hạ.Văn vương hỏi:

- Phương pháp quan sát của bậc quân chủ như thế nào?Thái công đáp:

- Mắt quý ở chỗ nhìn xa; tai quý ở chỗ nghe rõ; đầu, bụng dạ quý ở chỗ linh hoạt

Trang 35

Lúc ấy, ý kiến, tình huống từ bốn phương, tám hướng sẽ tập trung về quân chủ.5 Minh truyền

1 Nguyên nhân hưng vượngVăn vương lâm bệnh nặng, cho vời Thái công đến bên giường; lúc ấy thái tử CơPhát cũng ngồi bên cạnh

Văn vương vừa thở, vừa nói:- Ngày xưa, những người trị nước có lúc thì hưng vượng cũng có lúc bị phế truấtlà vì sao?

Thái công đáp:- Thấy việc thiện mà lười biếng không làm, thời cơ đến mà không quyết đoán,biết rõ đạo lý mà thản nhiên Đó là ba tình huống bị phế truất

Đối với mình thì yên tĩnh, nghiêm khắc Đối với người thì khiêm tốn, giữ lễ Xửlý công việc thì có như có cương Hành động thì nhẫn nại và quả đoán Đó làbốn nguyên nhân hưng vượng

2 Nghĩa lý và tư dụcNghĩa lý thắng tư dục thì quốc gia hưng thịnh; tư dục thắng nghĩa lý thì quốc giasuy vong Cần mẫn, khiêm cung thắng lười biếng thì quốc gia thịnh vượng Lườibiếng thắng cần mẫn, khiêm cung thì quốc gia họa vong

6 Lục thủ1 Sáu tiêu chuẩn để chọn ngườiVăn vương hỏi:

Trang 36

Thái công đáp:- Những việc cần làm trước tiên là chọn lựa, đề bạt nhân tài với 6 tiêu chuẩn vàba việc lớn

- Sáu tiêu chuẩn và ba việc lớn đó là gì?Thái công đáp:

- Sáu tiêu chuẩn, gọi là lục thủ để chọn người là nhân ái, chính nghĩa, trung thực,thành tín, dũng cảm và mưu lược

Văn vương hỏi:- Làm cách nào để tuyển chọn?Thái công đáp:

- Tạo điều kiện làm cho họ giàu có; làm cho họ được tôn quý; giao cho họ xử lývấn đề quan trọng liên quan đến của cải vật chất; cử họ đến nơi nguy hiểm; giaocho họ những việc phức tạp Đó là những thử thách

Người giàu có nhưng không vi phạm lễ pháp Đó là người nhân.Người được tôn quý nhưng không khinh thường người khác Đó là người chínhnghĩa

Người được giao xử lý hoàn thành vấn đề quan trọng nhưng của cải vật chất,không hề suy suyển Đó là người trung thực

Người được giao nhiệm vụ nguy hiểm nhưng không sợ hãi, thoát được hiểmnguy và hoàn thành nhiệm vụ Đó là người dũng cảm

Người được giao công việc phức tạp nhưng không hề bối rối, biết ứng biến để xửlý thành công Đó là người đa mưu túc trí

2 Ba bảo vật của đất nước

Trang 37

- Ba việc lớn được gọi là tam bảo, ba vật quý của đất nước Đó là nông, công vàthương

Khuyến khích nông dân siêng năng cày cấy, để cho lương thực dồi dào.Khuyến khích thợ thuyền cần mẫn sản xuất, để cho khí cụ sung túc.Khuyến khích những người buôn bán gắng gỏi kinh doanh, để cho hàng hóa đầyđủ

Tạo ra những vùng nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp để những ngườicùng gia tộc hoặc ngoài gia tộc tụ họp, cùng nhau làm lụng, sản xuất, buôn bánvà an cư lạc nghiệp Nhân dân không còn phải lo lắng về sự nghiệp, lo toan đờisống kinh tế thì đất nước ổn định

Lục thủ là tiêu chuẩn chọn người phải được thi hành trường kỳ lâu dài để quốcgia vững mạnh

Tam bảo cũng phải thực hiện liên tục không nên gián đoạn để quốc gia phúcường

Quốc gia vững mạnh, phú cường thì ngôi vị của quân chủ tồn tại lâu dài.7 Thủ thổ

1 Cách bảo vệ đất đaiVăn vương hỏi Thái công:- Làm thế nào để bảo vệ được đất đai của đất nước?Thái công đáp:

- Không nên xa rời tông tộc, không nên lãnh đạm đối với quần chúng, vỗ về cácnước lân bang, khống chế chư hầu bốn phương

Trang 38

Thông thường, người ta không lên độ cao của núi để tìm nguồn nước hoặc đốncây chặt ngọn rồi bứng luôn cả gốc

Mặt trời đứng ngọ thì phơi phong, đã cầm dao thì chặt; đã nắm phủ việt thì phảichinh phạt, tức là nắm bắt thời cơ

Mặt trời lên đỉnh đầu không phơi phong, cầm dao không chặt, cầm phủ việt màkhông chinh phạt là để mất thời cơ

Không ngăn những dòng nước nhỏ, lâu có thể biến thành sông suối; không dậptắt đốm lửa nhỏ có thể tạo thành những đám cháy to; những việc nhỏ mới manhnha không trừ khử sẽ sinh ra chuyện lớn, khi đã xảy ra chuyện lớn phải dùng phủviệt để chinh phạt

Tại sao xảy ra tình trạng trên? Vì quân chủ không làm cho đất nước giàu mạnh,đất nước không giàu mạnh do không thi hành nhân chính; không thi hành nhânchính thì không kết thân được với tông tộc và dân chúng; xa tông tộc thì tai họa,mất dân chúng thì thất bại

Quân chủ giao quyền chính trị cho người khác là tai họa, không thể giữ ngôi vịlâu dài

2 Thế nào là thi hành nhân chính, nhân nghĩaVăn vương hỏi:

- Thế nào gọi là nhân nghĩa?Thái công đáp:

- Tôn trọng bá tính, kết thân với tông tộc Tôn trọng bách tính thì thiên hạ thuậnhòa; kết thân với tông tộc thì lòng người vui sướng Đây chính là chuẩn tắc củanhân nghĩa

Phải tự mình suy xét, không nhân nhượng với người xâm phạm uy quyền củamình; xử sự sự việc đúng theo đạo lý thông thường

Trang 39

8 Thủ quốc1 Quy luật biến hóa của tự nhiênVăn vương hỏi Thái công:

- Làm cách nào để bảo vệ đất nước?Thái công nói:

- Mong bệ hạ, trước tiên hãy trai giới, sau đó mới nghe thần nói về quy luật củađất trời, sự biến hóa sinh trưởng của vạn vật theo bốn mùa; nguyên tắc trị quốccủa thánh nhân là dựa theo sự biến hóa của dân tâm

Văn vương nghe theo, trai giới 7 ngày, sau đó dùng lễ của một người đệ tử đểhỏi Thái công Thái công nói:

- Trời có bốn mùa đắp đổi là xuân, hạ, thu, đông; nhân đó vạn vật ở trên đất sinhtrưởng Thiên hạ thì có bách tính Bách tính do các bậc thánh nhân dùng đứcnhân để trị lý

Mùa xuân vạn vật nẩy mầm sinh sôi, mùa hạ thì trưởng thành đơm hoa kết trái,mùa thu thì thu hoạch, mùa đông thì vạn vật tàng ẩn Đó là quy luật tự nhiên củavạn vật

2 Đạo trị quốc của các bậc thánh nhânThời xưa, các bậc thánh nhân nắm vững quy luật tự nhiên để trị lý thiên hạ.Thiên hạ thái bình nên đức nhân của các bậc thánh nhân hiển lộ để khuôn trịthiên hạ

Đạo lý này căn bản không khác biệt đạo lý, quy luật của trời đất.Bậc thánh nhân ở trong trời đất, địa vị và tác dụng của họ vô cùng lớn lao.Họ an nhiên chiếu vào đạo lý thông thường để giáo dục dẫn bắt bá tính, làm cho

Trang 40

Các bậc thánh nhân âm thầm phát triển lực lượng, khi thời cơ đến thì khởi binh.Trước tiên là phải đề xướng (chính nghĩa) để thiên hạ hướng về

Khi sự tình đã biến hóa đến cực điểm thì quay ngược lại.Khi quốc gia đã khôi phục thì không tranh công trạng, không thối lui nhượng vị.Chăm lo việc giữ nước thì thanh danh sáng mãi giữa đất trời

9 Thượng hiền1 Sáu điều bại hoạiVăn vương hỏi:- Quân chủ cần có những phẩm chất gì? Sử dụng người như thế nào? Nên trừkhử những ai? Nghiêm trị những ai? Những vấn đề nào bại hoại và tai hại nhất?Thái công đáp:

- Quân chủ tại vị phải kiêm cả đức và tài Thành tín trong việc sử dụng nhân tài.Trừ khử bọn gian nịnh Nghiêm trị bọn loạn hành Và tránh xa hoa Nói chung,gồm sáu vấn đề gọi là bại hoại và bảy vấn đề gọi là tai họa nên tránh

- Xin giảng giải rõ hơn!Thái công nói:

- Một là, ở cung điện nguy nga, tổ chức đàn ca hát xướng om sòm nhảy múaloạn xạ Quân chủ sẽ bại hoại đức chính

Hai là, hạng người không chịu cày cấy, trồng dâu nuôi tằm; tụ tập du đãng, mạodanh hành hiệp lêu lổng, không phục tòng quan chức Tức là làm bại hoại sựgiáo hóa của quân chủ

Ba là, bọn quan chức vì tư lợi kết bè kết cánh bài xích những người hiền năng và

Ngày đăng: 02/09/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN