1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf

697 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Dịch
Tác giả Đông A Sáng
Định dạng
Số trang 697
Dung lượng 1,65 MB

Cấu trúc

  • 1. Theo Bốc thư (34)
  • 3. Theo nghĩa của chữ (34)
  • 5. Theo con vật (34)
  • NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH SOÁN TỪ, HÀO TỪ (55)
  • Phần hai : KINH DỊCH (THƯỢNG KINH) (107)
  • TÊN QUẺ (107)
  • SOÁN TỪ (110)
  • SOÁN TRUYỆN (115)
  • ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN (116)
  • HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN (117)
  • TIỂU KẾT (147)
    • 2. THUẦN KHÔN (150)
    • 3. THUỶ LÔI TRUÂN (179)
  • Dưới là Chấn - lôi , trên là Khảm - thuỷ gọi là Thuỷ Lôi Truân (180)
    • 4. SƠN THUỶ MÔNG (200)

Nội dung

Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf Kinh Dịch (Quyển thượng) - Đông A Sáng.pdf

Theo Bốc thư

Dịch là biến, dịch giả, biến giả, đây là cách giải thích phổ biến.

Chữ dịch gồm 2 chữ, trên là chữ Nhật, mặt Trời, dưới là chữ Nguyệt, mặt Trăng ;sự biến hoá của mặt Trời mặt Trăng, biến hoá của âm dương.

Theo nghĩa của chữ

Dịch tức là con chim không ngừng bay lên, chỉ sự biến động không ở một nơi, sinh mệnh của con chim không ngừng vận động.

Ngẩng lên nhìn tượng trời, cúi xuống xem hiện tượng của đất, trên trời thành tượng, dưới đất thành hình (tượng thiên pháp địa) là nghĩa căn bản của chữ Dịch.

Theo con vật

Dịch tức là con tích di, con thằn lằn, loài bò sát có bốn chân, tuỳ theo hoàn cảnh mà biến hoá để tự bảo vệ mình Tức mọi vật muốn tồn tại, phát triển phải thích nghi với hoàn cảnh khách quan.

6 Sinh sinh gọi là Dịch (sinh sinh chi vị Dịch), biến hoá là Dịch, được xem là nghĩa chung nhất.

Chương 2:NẺO VÀO KINH DỊCH

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẺ

Như đã nói, kinh Dịch gồm có 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 2 quẻ đơn thuộc tám quẻ (bát quái) chồng lên nhau.

Quẻ đơn dưới gọi là nội quái hay còn gọi là hạ quái ; quẻ đơn trên gọi là ngoại quái hay còn gọi là thượng quái.

Khi đọc tên quẻ, đọc ở trên xuống.

Quẻ Thái, trên là Khôn (Địa), gọi là ngoại quái hoặc thượng quái.

Dưới là Càn (Thiên), gọi là nội quái hoặc hạ quái. Đọc từ trên xuống là Địa Thiên Thái.

Quẻ Bĩ, trên là Càn - Thiên, gọi là ngoại quái hoặc thượng quái.

Dưới là Khôn - Địa, gọi là nội quái hoặc thượng quái. Đọc từ trên xuống là Thiên Địa Bĩ.

Ngày nay, người ta cũng chưa tìm ra hết những căn cứ, nguyên tắc, ý nghĩa về việc đặt tên quẻ.

Sách Chu Dịch cổ kinh kim chú, Cao Hanh đã nêu 8 nguyên tắc để đặt tên quẻ :

Một, lấy một chữ trong phệ từ (lời đoán), nguyên tắc này chiếm đa số (47 quẻ).

Ví dụ : Càn, Truân, Mông, Nhu, Tụng.

Hai, lấy hai chữ trong phệ từ (4 quẻ).

Ví dụ : Đồng nhân, Vô vọng, Minh di, Quy muội (4 quẻ).

Ba, lấy một chữ trong phệ từ và thêm một chữ nữa.

Ví dụ : Phệ hạp, Đại tráng, Tiểu quá.

Phệ, Tráng, Quá là những chữ thêm vào.

Bốn, lấy nội dung của phệ từ.

Phệ từ là ngựa, trâu, lợn.

Năm, lấy một chữ trong phệ từ cùng với nội dung.

Ví dụ : Gia nhân, Vị tế.

Sáu, lấy một chữ trong phệ từ cùng với nội dung và thêm một chữ nữa.

Ví dụ : Đại quá, Kí tế.

Bảy, lấy hai chữ đầu trong quái từ để đặt tên.

Ví dụ : Đại hữu, Trung phu.

Tám, tên quẻ không liên quan đến phệ từ.

Ví dụ : Khôn, Thái, Tiểu súc.

3 Bốn cách giải thích tên quẻ :

Một, lấy vị thứ của một hào.

Q uẻ Phong Thiên Tiểu Súc, xét toàn quẻ chỉ có một hào âm - nhu, ở vị trí âm, đắc vị, một hào âm mà súc được năm hào dương ở trên ở dưới ; âm gọi là tiểu, nên gọi tên quẻ là Tiểu Súc (Nhu đắc vị thượng hạ nhi ứng, viết Tiểu Súc).

Hai, lấy tượng để giải thích.

Quẻ Sơn Thuỷ Mông, trên là núi có tính dừng, dưới là nước có tính hiểm Thoán viết : Dưới núi có vũng nước hiểm tối tăm, vì hiểm nên ngừng lại, nên gọi là mù mờ (Sơn hạ hữu hiểm, hữu hiểm nhi chỉ, Mông).

Quẻ Sư, thoán truyện giải thích : Sư là đông người (Sư, chúng dã).

Bốn, giải thích theo hình.

Quẻ Lôi Phệ Hạp, hình dung cái miệng, có cái que chắn ngang, cắn cái que đi thì mới ngậm được miệng, gọi là Phệ Hạp.

Q uẻ Sơn Lôi Di, giống cái miệng mở rộng để nuốt thức ăn, biểu thị nuôi nấng, nên đặt quẻ là Di.

4 Thứ tự 64 quẻ : Để dễ nhớ thứ tự các quẻ, sách Chu Dịch bản nghĩa, Chu Hy đã viết bài Quái danh thứ tự ca, tạm chia làm 2 đoạn, đoạn trên 30 quẻ, thượng kinh, đoạn dưới 34 quẻ, hạ kinh :

Càn Khôn Truân, Mông, Nhu, Tụng Sư.

Tỉ Tiểu Súc chừ Lí, Thái, Bĩ. Đồng nhân Đại hữu, Khiêm, Dự, Tuỳ.

Cổ, Lâm, Quán chừ, Phệ hạp, Bí.

Bác, Phục, Vô vọng, Đại súc, Di. Đại quá, Khảm, Li, tam thập bị.

Hàm, Hằng, Độn chừ và Đại tráng.

Tấn và Minh di, Gia nhân, Khuê.

Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tuỵ.

Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, tiếp Đỉnh, Chấn.

Cấn, Tiệm, Quy muội, Phong, Lữ, Tốn. Đoài, Hoán, Tiết chừ tới Trung Phu.

Tiểu quá, Kí tế kiêm Vị tế.

5 Cách sắp xếp thứ tự quẻ :

Có hai cách giải thích về việc sắp xếp thứ tự quẻ :

Một, vũ trụ sinh thành có tính quy định bên trong Do đó, các quái kề nhau, 64 quái, đều phải giữ mối quan hệ, dựa vào nhau để sinh tồn.

Càn và Khôn, trời và đất tương giao sinh vạn vật.

Vì vạn vật mới sinh sôi, nên tiếp Khôn là Truân.

Do vạn vật mới sinh còn ấu trĩ mông muội, nên tiếp là Mông…

Cứ suy luận tiếp theo, đến hết 64 quẻ.

Hai, sách Chu Dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt cho rằng, 64 quẻ sắp xếp theo từng cặp, mỗi cặp 2 quẻ, theo quy tắc không biến thì phục.

(Trên : Càn biến thành Khôn)

(Dưới : Khảm biến thành Li)

Biến là các hào dương biến thành hào âm hoặc ngược lại.

(Trên : Quẻ Truân biến thành quẻ Mông)

(Dưới :Quẻ Nhu biến thành quẻ Tụng)

Phục là quẻ trên đảo xuống dưới, quẻ dưới đảo lên trên Phục quái còn có những cách gọi khác là tổng quái, phản quái, đối nghịch tượng, đảo tượng, giao quái.

Trừ 8 quái không đảo được là Càn, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Li, Trung phu, Tiểu quá, những quái còn lại đều đảo được.

6 Quẻ âm – quẻ dương : Đơn quái:

Các nhà nghiên cứu Dịch học cho rằng, hai quẻ Càn – Khôn là thể, sinh ra 6 con (lục tử), theo nguyên tắc dương sinh ra âm, âm sinh ra dương.

Càn sinh ra Tốn, Li, Đoài, tức là dương sinh ra âm.

Vậy, Tốn, Li, Đoài là những quẻ âm.

Khôn sinh ra Chấn, Khảm, Cấn, tức là âm sinh ra dương.

Vậy, Chấn, Khảm, Cấn là những quẻ dương.

Hoặc, theo nguyên tắc trong dương có âm, trong âm có dương làm gốc (Dương trung hữu âm, âm trung hữu căn).

T ức đơn quái nào hào dương ít hơn hào âm là quẻ dương ; đơn quái nào hào âm ít hơn hào dương là quẻ âm Ta cũng có kết quả tương tự :

Quẻ dương (hàng trên) gồm : Chấn - Khảm - Cấn (trái sang phải).

Quẻ âm (hàng dưới) gồm : Tốn - Li - Đoài.

Có sách xếp 6 con, không xếp hai quẻ Càn, Khôn Nhưng cũng có sách xếp Càn vào nhóm quẻ dương, Khôn vào nhóm quẻ âm.

Vẫn theo nguyên tắc trên hoặc còn gọi là ít làm chủ nhiều (chúng dĩ quả vi chủ), quẻ nào có dương ít, là quẻ dương ; quẻ nào có hào âm ít, là quẻ âm.

Q uẻ Dự, 5 hào âm, 1 hào dương, là quẻ dương.

Quẻ Quải,5 hào dương, 1 hào âm, là quẻ âm.

N HỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TƯỢNG

Tượng là hình tượng, hiện tượng, tượng trưng, vốn là tên con thú, một thuật ngữ thường gặp khi đọc Kinh Dịch.

Sách Kinh Dịch, cụ Ngô Tất Tố cho rằng, xem Dịch nên tựa chắc vào tượng mà xem thì nhiều ý vị, nếu chỉ xem nó là trống không, thì chẳng có ý tứ gì.

Cụ Ngô Tất Tố phân biệt, tượng Dịch có ba thứ :

Nét tự nhiên sẵn có.

Bắt chước hình tượng các vật.

Thánh nhân tự ý lấy cái hình này làm rõ nghĩa cái kia. Để tiện cho việc đọc Kinh Dịch, chúng ta tạm chia làm 5 loại chính :

1 Tượng tự nhiên sẵn có của nét dương (-) , nét âm) ) :

Quẻ Càn (phải), hào 1 dương tượng trưng cho khí dương mới sinh ra.

Quẻ Khôn (trái), hào 1 âm tượng trưng khí âm mới bắt đầu.

2 Tượng bắt chước các hình tượng, còn gọi là quái tượng :

Quái tượng, tượng của bát quái, còn gọi là đại tượng, biểu thị cho sự vật trong tự nhiên hoặc động vật, các bộ phận cơ thể… mà quẻ đó tượng trưng hoặc đại biểu.

C hẳng hạn, tượng trưng cho tự nhiên gọi là tượng lớn, tượng các bộ phận cơ thể, gọi là tượng gốc… cứ vậy mà suy diễn, bát quái sẽ tượng trưng mọi hiện tượng, mọi sự vật, trên quy mô rất rộng, khó mà nói hết được.

Chúng ta tham khảo bảng kê sau :

3 Tượng quẻ liên quan đến hình quẻ :

Càn, 3 hào dương cương kiện, mạnh mẽ, tượng trưng Trời.

Khôn, 3 hào âm- nhu, tượng trưng Đất.

Cấn, 1 hào dương trên, 2 hào âm song song mà rỗng, tượng trưng Núi.

Li, trên dưới đều dương, âm ở giữa, chỉ rỗng ở giữa, tượng trưng Lửa.

Khảm, 1 hào dương - cương ở giữa, 2 hào âm - nhu ở ngoài, tượng trưng Nước. Đoài, 1 hào âm hiện trên mặt 2 hào dương, tượng trưng Đầm.

Tốn, 2 hào dương - cương, 1 hào âm - nhu, trên cương dưới nhu, tượng trưng Gió.

Tượng của hào từ còn gọi là tiểu tượng, nhằm giải thích cho mỗi hào.

Các hào từ của quẻ Càn, lấy con Rồng làm tượng, biểu thị sự phát triển, biến hoá của sự vật : tiềm long hiện long tại điền dược tại uyên phi long tại thiên kháng long quần long vô thủ.

Các hào từ của quẻ Hàm, lấy cơ thể con người từ dưới lên trên làm tượng, biểu thị sự phát triển cảm ứng : Mẫu (ngón chân cái) phì (bắp chân) cổ (bắp vế) muội (thịt lưng) phụ (mép), giáp (má), thiệt (lưỡi).

5 Lấy tượng cái này, làm rõ nghĩa cái kia

Quẻ Khuê , hào 3 âm (ở giữa 2 hào dương), hào từ viết : Dư duệ, kì ngưu xiết (Xe bị người ta kéo lui, con trâu bị người ta ngăn lại) Mục đích, diễn ý là lui tới đều khó khăn.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH SOÁN TỪ, HÀO TỪ

Do sự biến đổi, biến hoá của vị trí các hào trong nội bộ quẻ, sinh ra quẻ biến.

Mục đích, dùng quẻ biến để giải thích soán (thoán) từ.

Thoán từ quẻ Ích (bên trái) viết : Tổn thượng ích hạ, dân duyệt vô cương, tự thượng há hạ, kì đạo đại quang. Để giải thích được lời thoán, ta xét : Quẻ Ích, nguyên quẻ Bĩ (bên phải), gồm 3 nét âm ở dưới, ba nét dương ở trên, nay bớt hào dương ở trên, đem thêm vào dưới cùng, tổn trên ích dưới (tổn thượng ích hạ), dân tình vui vẻ không biết chừng nào (dân duyệt vô cương), ở trên mà chiếu cố đến người dưới (tự thượng há hạ), thời đạo lí của mình càng rõ rệt (kì đạo quang dã).

Quẻ Bĩ gọi là bản quái (quẻ gốc), quẻ Ích gọi là chi quái (quẻ nhánh).

Sở dĩ, quái từ chỉ nêu mà không giải thích sự vật thì phải tìm hỗ quái để giải thích Có 3 phép tìm hỗ quái :

Một, lấy hào 2, hào 3, hào 4 hợp thành một quẻ :

Quẻ Truân , hào từ 2 âm viết : Nữ tử trinh, bất tự thập niên nãi tự (Người con gái giữ trinh chính 10 năm không lấy chồng, sau mười năm mới lấy).

Truân, quẻ dưới là Chấn, tượng trưng trưởng nam Dưới là quẻ Khảm, tượng trưng trung nam Vì sao hào từ lại nhắc đến phụ nữ (nữ tử) ? Muốn hiểu, phải vận dụng hỗ quái.

Lấy hào 2 âm, hào 3 âm, hào 4 âm, hợp thành quẻ Khôn (bên dưới) tượng trưng cho phụ nữ, mục đích giải thích nên hào từ nhắc đến phụ nữ (nữ tử).

Hai, gọi là phép liên hỗ 5 vạch, có thể lấy 5 vạch làm hỗ quái :

Quẻ Đại súc , lấy từ hào 1 đến hào 5, 5 vạch.

Tính từ dưới lên 3 hào dương là Càn, tính từ hào 5 xuống, ta có quẻ Cấn.

C àn dưới, Cấn trên, hỗ quái là Đại tráng :

.Ba, phép liên hỗ 4 vạch, lấy từ hào 1 đến 4, 4 vạch, làm hỗ quái :

Q uẻ Đại súc (bên trái) , lấy từ hào 1 đến hào 4.

Tính từ hào 1 lên hào 3, ta có quẻ Càn Tính từ hào 4 xuống hào 2, ta có quẻ Đoài Càn dưới, Đoài trên, hỗ quái là quẻ Quải (bên phải)

Bốn, lấy hào 2 của quẻ dưới đếm lên, sẽ có một quẻ mới ; rồi lấy hào 3 đếm lên, sẽ có một quẻ mới :

Quẻ Mông , dưới là Khảm, trên là Cấn.

Lấy hào 2 dương, 3 âm, 4 âm, ta có quẻ Chấn.

Lấy hào 3 âm, 4 âm và 5 âm, ta có quẻ Khôn.

V ậy, hỗ quái là quẻ Lôi địa dự.

Người ta cho rằng, quẻ Mông đã có hai tượng (Khảm, Cấn), thêm hai tượng nữa(Chấn, Khôn) ; tức sinh tứ tượng là Khảm, Cấn, Chấn, Khôn.

Quẻ Ích , hào từ hào 3 âm viết : Ích chi dụng hung sự, vô cữu Hữu phu trung hành, cáo dụng khuê. Để giải thích vì sao hào từ nhắc đến chữ vô cữu ?

Người ta xét, hào 2 âm, hào 3 âm, hào 4 âm, hợp thành quẻ Khôn, Khôn tượng trưng tính thuận, cho dân chúng Thuận theo dân chúng, nên không tội lỗi (vô cữu).

Năm, đôi khi các nhà nghiên cứu Kinh Dịch còn cho một hào nào đó biến đổi, hào dương thành hào âm, hào âm thành hào dương, để tìm hỗ quái :

Quẻ Ích , hào từ hào 3 âm viết : Ích chi dụng hung sự, vô cữu Hữu phu trung hành, cáo dụng khuê. Để giải thích hai chữ hung sự, người ta xét : Nếu hào 3 âm biến thành dương,hợp với hào 2 âm, hào 4 âm (hỗ quái) sẽ thành quẻ Khảm Khảm tượng cho nguy hiểm, hung hiểm, nên hào từ đề cập đến hung sự.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀO

Cửu không phải là số 9 mà chỉ hào dương, lục không phải là số 6 mà chỉ hào âm.

K hi đếm hoặc đọc theo thứ tự đếm từ dưới lên trên : Hào thứ nhất gọi là sơ, thứ hai là nhị, thứ ba là tam, thứ tư là tứ, thứ năm là ngũ, thứ sáu gọi là thượng.

Hào đầu không đọc là nhất, mà đọc là sơ, hào trên hết không đọc là lục mà đọc là thượng.

Khi đếm hoặc đọc kết hợp thứ tự hào với hào âm là lục và hào dương là cửu.

Hào dương (-), vạch liền, thường gọi là hào thực. Đôi khi các nhà nghiên cứu dùng để nêu tính trung thực của hào.

Hào âm ( ), vạch đứt, trống ở giữa, nên cũng gọi là hào hư. Đôi khi, các nhà nghiên cứu, tuỳ theo vị trí của hào để phân tích về sự hư tâm, hoặc hư nguỵ của hào.

Hào dương được gọi là cương, hào âm còn gọi là nhu.

Quẻ Truân , thoán truyện viết : Truân cương nhu thỉ giao.

Nguyên là quẻ Càn, thuần cương, quẻ Khôn, thuần nhu.

Nay một hào cương (dương), một hào nhu (âm), bắt đầu giao với nhau mà thành quẻ Truân (Cương nhu thỉ giao).

Hào dương còn được gọi là lớn (đại), hào âm còn gọi là nhỏ (tiểu).

Quẻ Thái , thoán truyện viết : Tiểu vãng đại lai cát hanh.

Các hào âm đi ra quẻ ngoài (tiểu vãng), các hào dương vào quẻ trong (đại lai), hanh thông.

3 Ba tính chất của một quẻ:

Khi đọc Kinh Dịch cần lưu ý ba tính chất là hình tượng tính, thời gian tính và không gian tính, được thể hiện qua hào từ.

Vị trí các hào : trung, chính ; thời và sự tương ứng :

Nội quái có 3 hào : hào 1 là sơ, hào hai là trung, hào 3 là mạt.

N goại quái có 3 hào : hào 4 là sơ, hào 5 là trung, hào 6 (thượng) là mạt.

Hào trung là những hào ở giữa nội quái (hào 2) hoặc ngoại quái (hào 5), dù bản thể là âm hoặc dương đều được.

Chính và bất chính (thất chính) :

T heo quy ước, trong sáu hào, các hào mang số lẻ : sơ (1), tam (3), ngũ (5) là dương ; những hào mang số chẵn : nhị (2), tứ (4), thượng (6) là âm.

Nếu bản thể hào âm ở đúng vào vị trí âm là chính ; bản thể là hào dương, ở đúng vào vị trí dương là chính.Ngược lại, bản thể hào âm ở vào vị trí dương là bất chính (thất chính), bản thể hào dương ở vào vị trí âm là bất chính.

Nói cách dễ hiểu là ở đúng vị trí thì chính, ở không đúng vị trí là bất chính hoặc thất chính.

Hào dương ở vị trí trung (5) gọi là cương trung hoặc đức cương trung, hào âm ở vị trí trung (2) gọi là nhu trung hoặc có đức nhu trung ; hào 2, hào 5 vừa trung vừa chính là tốt.

Trung hơn chính, đã trung thì không thể không chính.

Sách Trung dung định nghĩa : Hễ cái tâm không chênh bên này, không lệch bên kia, ở được mức giữa, gọi là trung (Bất thiên chi vị trung).

Kinh Dịch cho rằng : Đạo lí trong thiên hạ chỉ là khiến việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính.

Như đã nói trung tốt hơn chính, vì đã trung thì chính nhưng chính chưa chắc đã trung.

Hào đắc trung, đắc chính là hào tốt Hào đắc chính không đắc trung, chưa chắc đã tốt.

Xét nhân sự, thời chưa đến mà làm gọi là bất cập Thời đến rồi, bỏ lỡ cơ hội là thái quá Làm việc gì đúng với thời gọi là trung.

Trung còn đọc là trúng, trúng với đạo lí, trúng mục tiêu, mục đích.

T hái tử Thân Sinh làm con có hiếu với cha là chính, nhưng vì chữ hiếu vừa tự hại thân mình, vừa để vua cha lọt vào lưới tình của nàng Li Cơ, mất cơ nghiệp, thiệt thân là bất trung.

Ngũ Tử Tư trả thù cho cha là chính nhưng đem quân nước ngoài về đánh nước mình, là hại nước, đem voi về giày mã tổ ; rồi quật thây kẻ thù lấy roi sắt nện cho nát xương, là bất trung Bất trung sinh ra bất chính.

Phần hai : KINH DỊCH (THƯỢNG KINH)

TÊN QUẺ

1 Theo cổ thể và kim văn, chữ Càn tạm chia thành hai nhóm bên trái và bên phải :

Bên trái có ba bộ phận, trên tượng trưng cho cờ xí những vật trang trí, giữa dùng để khắc , dưới là cái cọc bằng trúc, còn gọi là tiêu chí thần thánh, dùng để đo bóng mặt trời, mặt trăng, tinh tú.

Bên phải có hai bộ phận, trên , tượng trưng người đứng đo hoặc đứng bói, dưới tượng trưng vật sinh trưởng, chỉ việc nhà nông.

Dụng cụ để đo mặt trời, mặt trăng, tinh tú gọi là khuê trượng, phương pháp đo gọi là thổ khuê. Để ghi nhớ, ban ngày sáng rõ, khi đo bóng mặt trời, người ta khắc lên nét liền ; ban đêm, ánh sáng mờ mờ, nên đo bóng mặt trăng, tinh tú người ta khắc nét đứt.

Sách Chu lễ viết : Người ta dùng phương pháp thổ khuê (thổ : đất, khuê : thước) để đo bóng mặt trời bốn mùa, biết sự sâu rộng của bốn phương, xác định được phương vị, biết được vị trí trung tâm, khí hậu và đất đai trong thiên hạ.

Hoặc, muốn lập quốc, xây dựng bang quốc, phải dùng phương pháp thổ khuê đo bóng mặt trời, chế định cương thành, đất đai, thu thuế.

Chẳng hạn : Đất vương kì, nơi vua ở, là vuông tròn 1000 dặm, cương giới có hào, trồng cây dọc theo hào. Đất của tước công cương giới ngang dọc rộng 500 dặm, được thu thuế một nửa lương thực được sản xuất trong vùng. Đất của tước hầu, rộng ngang dọc 450 dặm, được thu thuế một phần ba sản vật sản xuất trong vùng. Đất của tước bá, rộng ngang dọc 300 dặm, được thu thuế một phần ba lương thực sản xuất trong vùng.

Căn cứ vào bộ phận của chữ và cách giải thích của sách Chu lễ, chữ Càn phản ánh sự ra đời của thiên văn học thời cổ đại, phục vụ cho đời sống nông nghiệp, đo đạc đất đai để lập nước, phong đất cho các tước vị và quy định việc thu thuế khoá.

2 Càn còn có nghĩa là Trời, nhưng lời quẻ không nói đến chữ Trời, không giảng chữ Trời ?

Vì con người là chủ thể chỉ quan sát đo bóng mặt Trời, từ đó ứng dụng vào thực tiễn, nên tên quẻ không trực tiếp gọi là Trời mà gọi là Càn ; Càn cũng có nghĩa ứng dụng đạo Trời vào trong cuộc sống.

3 Do qua nhiều năm tháng quan sát, đo bóng mặt Trời, người xưa đã phát hiện ra được sự vận hành của Trời không ngừng (Thiên hành kiện).

Từ đó, phát minh đạo lí bắt chước Trời mà tự cường không ngừng nghỉ (quân tử tự cường bất tức).

Dưới Càn, trên Càn, gọi là Thuần Càn.

Như đã nói, ban ngày, đo bóng mặt Trời, thấy rõ nên người ta vạch nét liền (còn gọi là nét dương) ; ban đêm đo bóng mặt Trăng, tinh tú, mờ mờ không thấy rõ, nên ghi bằng nét ngang đứt ( còn gọi là nét âm).

Càn có 6 nét dương, biểu thị những vạch ghi nhớ khi đo bóng mặt Trời, mỗi vạch là một giờ đồng thời là phù hiệu của quẻ Càn.

Càn tượng trưng trời, tròn ; cha, vua ; đầu, đại não Đức của Càn là cường kiện,vận động ngày đêm không giây phút nghỉ.

SOÁN TỪ

Càn, nguyên hanh lợi trinh*

Có nhiều cách giải thích bốn chữ nguyên, hanh, lợi, trinh :

Giáp cốt văn viết , kim văn viết , trên là chữ nhị , dưới là chữ nhân

Nhị tượng trưng Trời – Đất, nhân là người, là con vật tối linh, đại biểu cho vạn vật, con người sinh ra không phải cô độc mà được trời che đất chở.

Như vậy, chữ nguyên hàm nghĩa tam tài là Thiên, Địa, Nhân ; âm đọc của chữ nguyên tương tự Thiên viên, hàm nghĩa Trời tròn.

Căn cứ vào mặt chữ và âm đọc, nguyên có mấy nghĩa là : trời đất, vạn vật bắt đầu, sáng tạo, khai sinh Ban đầu khí không thấy được gọi là vô cực, khí bắt đầu gọi là thái sơ ; nguyên là vô cực sinh thái sơ.

Về không gian, thì lực lượng nguyên khí rất rộng, rất lớn, rộng lớn vô cùng.

Về hình tượng, nguyên khí như con rồng bơi lội, bay nhảy, không thấy đầu, không thấy đuôi Tương tự, việc nghiên cứu vũ trụ, không có chỗ bắt đầu, cũng không bao giờ kết thúc.

Giáp cốt văn viết , kim văn viết , tượng trưng vật đựng đồ cúng, trong những cuộc tế lễ trời đất hoặc tổ tiên, dâng vật lễ gọi là hiến.

Sách Chu lễ giải thích, ở triều người ta thường dùng đồ bằng ngọc như hiến, ngọc tước… để đựng đồ cúng tế ; có nơi dùng con vật như ngựa, dê, heo, chó, gà… để hiến tế ; có nơi chọn 6 loại ngũ cốc như tắc, đạo, lương, mạch, qua, thử để hiến tế Về đồ dùng đựng rượu gọi là tôn, gồm các loại

* Ghi chú: Cách chấm câu, chúng tôi theo sách Chu Dịch đích trí huệ của Trân Tuyền, Cam Túc xuất bản xã. trứ tôn, hiến tôn, đại tôn, sơn tôn Cho nên, trước hết chữ hanh chỉ những đồ vật cúng tế.

Theo chữ cổ viết chữ hanh giống chữ hưởng , đồng nghĩa với chữ hưởng, có nghĩa tổ tiên hưởng những vật tế lễ. Âm chữ hanh cũng gần với âm thanh thường nghe trong những việc chặt cây, lăn đá, khai phá, mở đường… của người xưa, hanh có nghĩa giải quyết vấn đề nan giải.

Chữ lợi , tượng trưng dụng cụ để cắt lúa, là thu hoạch, là thu lợi, là thành công.

Giáp cốt văn viết , kim văn viết ; tương tự cái đỉnh (vạc), dưới có 3 chân ; trên đỉnh có chữ bốc (bói), tượng trưng cái cọc dùng để đo bóng mặt trời.

Sách Thuyết văn định nghĩa : Trinh là bói để hỏi (Trinh, bốc vấn dã) Bói không có nghĩa chỉ là bói toán mà quan sát thiên tượng, thời gian, dự đoán phương vị, dự đoán sự vật và sự việc.

Chữ trinh thường đi với những từ như trinh vấn, trinh sát, trinh thám, nên có nghĩa là tìm hiểu.

Tượng của chữ trinh là cái đỉnh, cái vạc, ba chân vững vàng còn gọi là lập như thành lập, kiến lập. Đứng vững, lập, thì mới thẳng, chính ; lập liên quan đến trinh, thì chính cũng liên quan đến trinh, vì vậy thường nói là trinh chính.

Muốn bói, muốn quan sát thiên tượng, thời gian, dự đoán phương vị, dự đoán sự vật, sự việc (trinh), trước hết tâm phải chính ; do đó, chữ trinh có nghĩa là chính, tâm chính, thân chính, chính hành vi.

Có sách giảng, những chữ nguyên hanh lợi trinh bắt nguồn từ tế lễ, sau khi sắp xếp đồ tế lễ, nhà vua đứng giữa, văn võ bá quan đứng hai bên, quan thái tế lo việc tư tế xướng lên : Tựu vị, vua đứng vào vị trí, tiếp là xướng nguyên, tức là bắt đầu tấu nhạc và hành lễ, tiếp xướng lên để cho quan chấp sự dâng rượu, tuỳ theo quan thái tế xướng mà dâng loại chén rượu và rượu cho đúng cách, tiếp là hô hưởng, mời những vị được tế hưởng.

Bắt đầu một năm, một mùa, người ta cũng thường tế lễ, đồ tế là các loại nông phẩm Người chủ tế xướng lợi, thì người chấp sự tuần tự dâng các thực phẩm và đáp lại là trinh.

Có học giả cho rằng, sinh ra loài người (nguyên), con người hành động theo mục đích tốt của nguyên, thì được hanh (thông), thuận lợi (lợi), phải giữ đức nguyên cho đến tận cùng mới được (trinh).

Nguyên hanh lợi trinh gắn kết với nhau, tuần hoàn, chung thuỷ, không ngừng nghỉ, trước sau bất tận như sự vận hành của trời, là bốn đức của trời.

Theo nghĩa hẹp là thiện, nghĩa rộng là việc thiện ; thiện thuộc quẻ Càn có nghĩa : trời đất bắt đầu sơ khai, Trời có ánh sáng, mưa, sương, không khí để nuôi dưỡng vạn vật, đó là đại thiện.

SOÁN TRUYỆN

Đại tai Càn nguyên ! Vạn vật tư thỉ, nãi thống thiên Vân hành vũ thí, phẩm vật lưu hình Đại minh chung thỉ, lục vị thì thành Thời thừa lục long, dĩ ngự thiên.

Càn đạo biến hoá, các chính tính mệnh Bảo hợp đại thái hoà, nãi lợi trinh Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh. Đức nguyên của Càn lớn vậy thay (Đại tai Càn nguyên) ! Nhờ đức nguyên của Càn, bao nhiêu sinh vật trong vũ trụ nẩy nở (đức nguyên) mới thực là thống quát thiên đạo (vạn vật tư thỉ nãi thống thiên) Khi vạn vật đã bắt đầu (nhờ nguyên khí của Càn) mà càng ngày càng phát triển, làm ra mây mà có biến hoá, làm ra mưa mà thấm nhuần, bao nhiêu phẩm vật, các giống, tất cả thành hình thành sắc mà trưởng dục mãi mãi đến vô cùng (vận hành vũ thí, phẩm vật lưu hình) Bậc thánh nhân có đức sáng suốt cả sau, cả trước (Đại minh chung thỉ), thấy được sáu hào của quẻ (Càn), mỗi thời một hào thành một vị (lục vị thì thành) ; lúc ẩn thì ẩn, lúc hiện thì hiện, lúc tĩnh thì tĩnh, lúc động thì động, giống như cưỡi 6 con rồng, tức 6 hào, mà thống ngự khắp vùng trời (thời thừa lục long dĩ ngự thiên). Đạo Càn là biến hoá (Càn đạo biến hoá), khiến vật gì ra vật ấy (các chính tính mệnh) và hoàn thành, vì do nguyên thuỷ có hai khí âm – dương ngưng kết mà thành (bảo hợp thái hoà), thế là lợi, là chính (nãi lợi trinh).

Vì đức thánh nhân có đức, có tài hơn tất cả, nên vạn nước đều nghe theo, nước nào cũng bằng an vô sự (Thủ xuất, vạn quốc hàm ninh).

ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN

Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức.

Xét hình quẻ là sáu hào dương, quẻ dưới Càn, biểu thị cương kiện hết mực ; xem đó biết là trời đi rất mạnh (thiên hành kiện).

Người quân tử học tượng ấy, mà tự cường không ngừng nghỉ (Quân tử dĩ tự cường bất tức).

HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN

Sơ cửu, tiềm long vật dụng.

Hào 1 dương, rồng còn ẩn náu, chưa đem tài ra dùng được.

Tượng viết : Tiềm long vật dụng, dương tại hạ dã.

Tượng viết : Rồng còn ẩn náu, chưa dùng được, hào dương ở dưới.

Hào 1 dương, ở vị dương, đắc chính.

Theo truyền thuyết, rồng là con vật thần kì, thuộc tính của nó do trời phái sinh, cương kiện, sung mãn khí dương, có thể bay lên trời, núp dưới đất, biến hoá vô cùng, khi mới sinh nó ẩn dưới nước.

Tiềm long là con rồng ẩn dưới vực sâu, tượng trưng dương khí tiềm tàng, như rồng còn ẩn núp, hoặc đức của con rồng mới sinh phải ẩn náu (long đức nhi ẩn).

Nói về thần vật, rồng đang nhỏ, đang yếu, chưa bay lên được (vật dụng), nhưng rồng có thể nhào lộn ở vực sâu, tập luyện để bay lên.

Nói về nhân sự, chưa đủ lực lượng, chuẩn bị chưa kĩ, chưa nên hành động ; vật dụng không có nghĩa là không làm gì cả, vật dụng chính là cách tu dưỡng đạo đức, giữ gìn chí hướng, chuẩn bị tư tưởng, vạch ra sách lược, rèn luyện tài năng cho hữu dụng, cho đại dụng, khi thời cơ đã đến.

(1) Hào 1 dương tuy là rồng, nhưng mới sinh nên chưa đủ sức (vật dụng) hiện lên trên mặt đất, bay lên trời, nên phải ẩn dưới nước, để bảo toàn mạng sống ; đó là lẽ tự nhiên.

Hào từ không đề cập đến tốt - xấu (cát – hung), nhưng hàm ý tiềm long vật dụng là tốt (cát), không tiềm long vật dụng là xấu (hung).

(2) Tuy rồng có đức cương kiện, có tài biến hoá, nhưng mới sinh ra, nên chưa thể hiện lên, bay lên, chỉ ẩn vực sâu.

Người anh hùng tuy có lực bạt sơn, khí cái thế nhưng địa vị còn thấp, thế lực còn yếu, nên học cách tiềm ẩn của con rồng, như khí dương còn thấp, chưa nên hành động (Tiềm long vật dụng, dương tại hạ dã), nhưng lại chuẩn bị tất cả cho đại dụng.

Gia Cát Lượng, tuy là Ngoạ Long ở Long Trung, nhưng xem xét thời thế, phân tích tình hình, biết thiên hạ chia ba.

(3) Càn văn ngôn giải thích : Ẩn là đức tính của con rồng nhỏ Những bậc thánh hiền, hiền nhân, quân tử, anh hùng, lúc chưa gặp thời cơ, lực lượng còn yếu, nên bắt chước đức tính của con rồng nhỏ, tu dưỡng đạo đức bằng những phương pháp sau :

Một, con rồng non ẩn dưới vực là đức tính tự nhiên của nó (long đức nhi ẩn dã). Ẩn dật, trốn giữa đời, che giấu chí hướng, tài năng, cũng là đức tính, là lẽ tự nhiên của thánh nhân, hiền nhân, quân tử, anh hùng.

Hai, ẩn dật, trốn giữa đời nhưng không vì chiều theo thế tục mà thay đổi chí hướng của mình (bất dịch hồ thế), không chạy theo hư danh (bất thành hồ danh).

Ba, sống ẩn dật hoặc trốn giữa cuộc đời cũng không lấy đó làm buồn (độn thế vô muộn), dù đời không biết đến mình, cũng không lấy đó làm điều (bất kiến kì nhi vô muộn).

Bốn, trong lúc ẩn dật giữa đời, gặp khi thông thuận cũng không lấy đó làm vui sướng thoả mãn, gặp lúc gian nan cũng không lấy đó mà quá lo buồn (lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi).

Năm, lòng tin vững vàng, ngoại vật không thể chi phối, lay chuyển nổi, cũng là một trong những đức tính của rồng ẩn (xác hồ kì bất khả bạt, tiềm long dã).

Khổng Tử giải thích thêm : Tiềm có nghĩa thân ta còn ẩn núp, sự nghiệp công nghiệp trong tương lai đang còn nung nấu chưa thành.

Tương tự, mầm cây đang ẩn trong Đất, như kiếm sắt đang nung, như mũi nhọn còn trong bọc chưa lộ ra, chưa đem ra dùng (Tiềm chi vi ngôn dã, ẩn nhi vị hiện, hành nhi vị thành Thị dĩ quân tử phất dụng dã).

Hàn Tín, lúc hàn vi, chưa gặp thời phải ăn cơm Phiếu mẫu, lòn trôn anh hàng thịt, ẩn nhẫn, nhịn nhục.

Hoặc, lúc chưa gặp Lưu Bị, Gia Cát Lượng cày ruộng ở Long Trung, tự xưng là Ngoạ Long (Rồng nằm), là cách Tiềm long.

Lúc thấy vòi rồng lấy nước, Tào Tháo ngà ngà say, nói với Lưu Bị :

- Rồng có lúc thì to lúc thì nhỏ, lúc thì bay, lúc thì nấp Lúc to thì thổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng, khi bay ra thì liệng trong Trời Đất, khi ẩn thì lẩn núp ở dưới sóng Nay, đang mùa Xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bể Rồng ví như anh hùng trong đời.

Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng trong đời nay đều hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe ?

Lưu Bị dẫn chứng hết người này sang người khác Tháo cũng không công nhận là anh hùng Cuối cùng, Tháo chỉ Lưu Bị, nói :

- Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi !

Huyền Đức nghe nói giật cả mình, cái thìa, đôi đũa cũng rơi xuống đất Lúc bấy giờ, cơn mưa u ám có tiếng sét thật dữ Lưu Bị từ từ cúi xuống nhặt đũa và thìa, giả tảng nói :

- Gớm ghê ! Tiếng sét dữ quá !

- Trượng phu cũng sợ sấm à ?

- Đức thánh ngày xưa, gặp lúc sấm dữ gió to cũng đổi sắc, huống chi tôi đây, sao lại không sợ !

Nhờ phép tiềm long, giả sợ sấm, giả tảng, Lưu Bị đã đánh tan sự nghi ngờ của Tào Tháo.

Cửu nhị, kiến (hiện) long tại điền, lợi kiến đại nhân.

Hào 2 dương, rồng hiện ở cánh đồng, ra mắt đại nhân thì lợi.

Tượng viết : Kiến (hiện) long tại điền, đức thí phổ dã.

Tượng viết : Rồng hiện ở cánh đồng, đức lan rộng.

Hào 2 dương, ở vị trí âm, bất chính, ứng với hào 5 dương.

Xét hình quẻ, hào 1 dương - hào 2 dương tượng mặt đất ; hào 1 ở dưới mặt đất, hào 2 chính là mặt đất, khí dương đã lên đến mặt đất.

Như con rồng đã rời khỏi vực sâu, có cơ hội xuất hiện trên đất, trên cánh đồng, hào từ gọi là hiện long tại điền.

Hào 2 dương - cương ở vị trí âm - nhu là không đương vị, trái với quy tắc Dịch lí, lại ở giữa kinh quái ; nên cương hoá thành nhu.

Vì vậy, hào 2 dương có đức trung chính (đức nhi trung chính giả dã) Hào 2 dương hoá nhu ứng với hào 5 dương, hai hào gặp gỡ nhau, hào từ gọi là lợi kiến đại nhân.

TIỂU KẾT

THUẦN KHÔN

1 Sách Cẩm văn viết Khôn , sách Thích văn viết , bia đá đời Hán viết những nét mềm mại là chữ xuyên.

Chữ Khôn là tổ hợp giữa chữ thổ và chữ thân có nghĩa là sự trưởng thành, hình thành của vật thể ; thổ , tượng trưng cho đất, đá, núi, sông… hình thành đại địa.

S ách Quy tàng dịch, lấy quẻ Khôn đứng đầu các quẻ, vì cho rằng đất là chở hết thảy, chứa hết thảy, vạn vật đều quy về đất, vạn vật là quý (bảo), đất là kho chứa toàn bộ vật quý.

Dưới Khôn, trên Khôn,gọi là Thuần Khôn.

1 Sáu nét đều là những hào âm, gọi là thuần âm, mới nhìn qua đã hình dung ra được diện mạo của đất đai.

Dựa theo hiện tượng vật lí, tượng cho sự hoà thuận, rộng và xa, nuôi dưỡng vạn vật trưởng thành, rộng chở, và sự phối hợp giữa trời và đất.

Mỗi hào âm là nét khắc đánh dấu để ghi nhớ, trên cọc bằng trúc, dùng để đo ánh sáng của sao Bắc đẩu và mặt trăng Mỗi nét biểu thị cho một giờ tính theo giờ thời cổ ; sáu khắc là sáu giờ, hiện nay là 12 giờ ; vì ánh sáng sao, trăng ban đêm mơ hồ, nên dùng những nét đứt để biểu thị.

2 Khôn thuận và phục tùng theo Càn, tức là đất thuận và phục tùng theo trời.

Ví dụ : Trái Đất quay chung quanh mặt Trời một năm là 365 ngày, tự quay là 23 giờ 56 phút.

3 Khôn tượng trưng đất chở, chứa vạn vật ; người mẹ hiền từ, nhu thuận ; con tẫn mã thuận tòng, chịu lao khổ.

Khôn, nguyên, hanh, lợi tẫn mã chi trinh Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc chủ lợi, Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng An trinh cát.

Sách Hắc tiên sự lược viết, một số dân tộc thiểu số ở phía bắc (Trung Hoa),người ta lựa những con ngựa khoẻ mạnh (giống y lạt mã) giao phối với lừa khoẻ,sinh giống mới, gọi là loa mã Loa mã sống thành bầy, con đực gọi là mẫu mã,rất hung hăng, dữ tợn ; con cái gọi là tẫn mã, đặc điểm của con cái rất nhu thuận trung trinh, tự bảo vệ mình, bảo vệ bầy đàn (tẫn mã chi trinh).

Toàn bộ Kinh Dịch thuyết minh, một âm một dương, mới gọi là Đạo ; quẻ Thuần Càn có 4 đức là nguyên, hanh, lợi, trinh ; thì quẻ Khôn cũng có đủ 4 đức là nguyên, hanh, lợi, trinh ; chỉ khác là bốn đức này thuận theo Càn như con tẫn mã đi theo con ngựa đực (Khôn, nguyên, hanh, lợi, tẫn mã chi trinh).

Trời là chủ, đất là thuận ; trời vận hành trước, đi trước, đất vận hành sau, đi sau.

Cho nên, người quân tử theo sau đạo Trời mà hành động thì được ; nếu hành động trước, không theo đạo Trời, sẽ mất phương hướng, rơi vào mê lộ (Quân tử hữu du vãng tiên mê hậu đắc) ; tiến hành như vậy thì ích lợi (chủ lợi).

Nói cách khác, hành động tuân theo quy luật, quy tắc là đúng, là được ; hành động không theo quy luật, không theo quy tắc, là sai, là mất phương hướng.

Hậu Thiên, bát quái được chia làm hai nhóm, theo phương vị :

Những quẻ âm, Tây thuộc Đoài, Nam thuộc Li, Tây Nam thuộc Khôn, Đông Nam thuộc Tốn.

Những quẻ dương, Đông thuộc Chấn, Bắc thuộc Khảm, Đông Bắc là Cấn, Tây Nam là Khôn.

Các quẻ đồng loại, âm hoặc dương, thì tương hoà với nhau gọi là được ; các quẻ không đồng loại thì không tương hoà với nhau, gọi là mất.

Khôn, ở phương vị Tây Nam là tương hoà, nên được bạn (Tây Nam đắc bằng).

Vì không đồng loại với Cấn Đông Bắc, Khôn không tương hoà, gọi là mất bạn (Đông Bắc táng bằng).

Suy ra, làm việc gì, chọn phương hướng, mục tiêu đúng thì được, chọn phương hướng, mục tiêu sai thì mất.

An là an định, trinh là bền Sách Bạch thoại Dịch kinh, Tôn Chấn Thanh cho rằng : Giữ chính đạo như Địa thế thì an và tốt lành Kim Cảnh Phương trong Chu dịch toán giải, cũng cho rằng : Khôn tự động, tự giác thuận theo Càn nên được tốt (cát).

Thuận theo Thiên đạo, tâm mới bình tĩnh, tâm bình tĩnh, mới an định (an), mới bền (trinh), mới không mất phương hướng, mới tốt (cát).

Quẻ Càn có bốn đức nguyên, hanh, lợi, trinh, không có chữ cát, quẻ Khôn thêm hai đức an và có chữ cát Tức Càn – Khôn hỗ trợ nhau mới tốt, mới làm nên sự nghiệp, lập nên công nghiệp, hợp với Đạo nhất âm – nhất dương.

Chí tai Khôn nguyên ! Vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên, Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương Hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh Tẫn mã địa loại, hành địa vô cương Nhu thuận lợi trinh, quân tử du hành Tiên mê thất đạo, hậu thuận đắc thường Tây Nam đắc bằng, nãi dự loại hành ; Đông Bắc táng bằng ; nãi chung hữu khánh An trinh chi cát, ứng địa vô cương. Đất rất lớn nhưng không thể lớn bằng trời, đất tuy rộng nhưng không thể rộng bằng trời, đất tuy dày nhưng không thể dày bằng trời (Chí tai Khôn nguyên) ; đất có công sinh nở vạn vật (vạn vật tư sinh), là do đất thuận ứng với trời (nãi thuận thiên). Đức dày của đất hợp với đức lớn của trời, sinh nở nuôi dưỡng vạn vật, nên đức của đất - trời càng rộng lớn đến vô biên (đức hợp vô cương). Đức của đất vốn đã lớn, rộng, dày lại hợp với đức hạnh của trời, như tiếp nhận ánh sáng, nói đến ánh sáng là nói đến rộng lớn (hàm hoằng quang đại) Vì vậy, không có cái gì mà đất không che chở, không có cái gì mà đất không bảo bọc, không có cái gì mà đất không bao dung, khiến cho mọi vật hanh thông và tươi tốt (phẩm vật hàm hanh).

Khôn có đức nhu thuận, đi theo Càn, như con tẫn mã, thuộc loài đất, đi hoài trên đất không nghỉ (tẫn mã địa loại vô cương) Ta nên bắt chước lấy đức tính của Khôn nhu thuận, thật lợi, thật bền (nhu thuận, lợi, trinh).

Người quân tử làm việc gì (quân tử du hành) mà đi trước đạo Trời, không thuận theo quy luật, sẽ mất phương hướng, sẽ lạc đường (tiên mê thất đạo), đi sau đạoTrời, theo quy luật, thì mới thuận với đạo lí thường hằng (hậu thuận đắc thường).

Làm việc gì, chọn đúng phương hướng, xác định đúng mục tiêu thì được, chọn sai phương hướng, không đúng mục tiêu, thì mất.

Tương tự, đi về Tây Nam thì được bạn, vì đi theo cùng loại ; đi về hướng Đông Bắc thì mất bạn (Tây Nam đắc bằng, nãi dự loại hành ; Đông Bắc táng bằng).

Nếu chọn đúng phương hướng, mục tiêu, chọn đường lành mà đi, thấy đường dữ thì lánh, kết quả mới là tốt và phúc (nãi chung hữu khánh).

THUỶ LÔI TRUÂN

Chữ truân giáp cốt văn và kim văn viết , miêu tả cái mầm yếu nhô lên mặt đất , tượng trưng vật mới sinh gặp khó khăn.

Sách Thuyết văn giải thích : Truân là nạn (Truân, nạn giả), biểu thị cây cỏ mới sinh rất gian nan.

Dưới là Chấn - lôi , trên là Khảm - thuỷ gọi là Thuỷ Lôi Truân

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN