1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE FORD FOCUS MODEL 2018

216 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu hệ thống điện trên xe Ford Focus model 2018
Tác giả Võ Trần Minh Anh, Nguyễn Lê Phương Hiền
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Thình
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 15,47 MB

Cấu trúc

  • 1. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHUNG (13)
  • 2. KÝ HIỆU CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ MÔ ĐUN (14)
  • 3. KÝ HIỆU CÁC CẢM BIẾN, CÔNG TẮC (15)
  • CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ (16)
    • 1.2. Khái quát chung (17)
    • 1.3. Nguyên tắc hoạt động (18)
    • 2.2. Khái quát chung (20)
    • 2.3. Nguyên tắc hoạt động (20)
    • 3.2. Khái quát chung (35)
    • 3.3. Nguyên tắc hoạt động (36)
  • Chân 2 3 4 6 lần lượt đi qua các chân TP1, ETCRTN, ETCREF, TP2 của PCM (42)
    • 5.2. Khái quát chung (46)
    • 5.3. Nguyên tắc hoạt động (47)
  • CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE (48)
    • 1. HỆ THỐNG ĐÈN HIỂN THỊ XUNG QUANH TÁP LÔ VÀ MÀN (48)
      • 1.2 Khái quát chung (52)
      • 4.2. Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động (67)
    • 6. ĐÈN ĐỖ XE, ĐÈN HẬU VÀ ĐÈN BIỂN SỐ (80)
      • 6.1. Sơ đồ mạch điện (80)
      • 6.2. Khái quát chung (81)
    • 8. ĐÈN LÙI (87)
      • 8.1. Sơ đồ mạch điện (87)
    • 9. KHÓA CỬA ĐIỆN TỬ (91)
      • 9.1. Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động (91)
    • 12. HỆ THỐNG GHẾ ĐIỆN (113)
      • 12.1. Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động (113)
    • 13. TRỢ LỰC LÁI ĐIỆN (115)
      • 13.1. Sơ đồ mạch điện (115)
    • 14. HỆ THỐNG GẠT MƯA, RỬA KÍNH (116)
      • 15.2. Khái quát chung (126)
      • 15.3. Nguyên tắc hoạt động (127)
      • 16.2. Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động (132)
    • 17. ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ (134)
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TIỆN NGHI (140)
    • 2.2. Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động (163)
    • 4.2. Nguyên tắc hoạt động (177)
    • 5.2. Nguyên tắc hoạt động (182)
  • CHƯƠNG 4: CÁC HỆ THỐNG KHÁC (199)

Nội dung

I. Lời giới thiệu Trong thời đại ngày nay, các hệ thống tiện nghi trên ô tô phát triển nhanh chóng, các hãng xe chạy đua với nhau về các công nghệ, tiện ích có trên xe. Góp phần quan trọng trong việc phát minh ra các tiện ích mới lạ, an toàn đó chính khả năng tự động xử lý thông minh của các máy tính, sức mạnh của các ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc đến sự phức tạp và tinh vi của hệ thống điện trong ô tô ngày nay. Do đó, việc đọc và nắm rõ sơ đồ các hệ thống điện trên các đời mới không hề dễ dàng dù đã có một số thiết bị tiên tiến hỗ trợ. Vì vậy, nhằm củng cố lượng kiến thức đã được học và mở rộng những hiểu biết về hệ thống điện trên ô tô, nhóm đã đồng ý thực hiện đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu hệ thống điện xe Ford Focus 2018”. II. Mục tiêu nghiên cứu Đọc, hiểu, nắm rõ nguyên tắc hoạt động của hệ thống điện xe Ford Focus 2018 thông qua các sơ đồ mạch điện. Nắm được kiến thức về mạch điện, áp dụng thực tiễn với các hệ thống điện trên xe khác. Tạo nền tảng kiến thức phục vụ cho việc sửa chữa, cung cấp ý tưởng nâng cấp cải tiến mô hình một số hệ thống điện. III. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu là nắm vững nguyên tắc hoạt động hệ thống điện trên xe Ford Focus 2018 nên phương pháp nghiên cứu chính ở đây là quan sát, phân tích sơ đồ mạch điện của xe Ford Focus 2018 và nghiên cứu các tài liệu liên quan về điện ô tô, điện động cơ, điện thân xe, sau đó thực nghiệm, kiểm tra lại trên ô tô. IV. Phạm vi nghiên cứu Các thiết bị, mô đun và cảm biến của các hệ thống điện. Phân loại hệ thống điện trên xe Ford Focus 2018 thành 4 hệ thống: động cơ, điện thân xe, tiện nghi và các hệ thống điện khác, tham khảo thêm các thiết bị và nguyên tắc hoạt động từ các xe Ford khác hoặc xe Toyota.

KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHUNG

LHD Left Hand Drive (Tay lái thuận)

RHD Right Hand Drive (Tay lái nghịch)

LH Left Hand (Phía tay trái)

RH Right Hand (Phía tay phải)

MPX Các phương thức truyền dữ liệu

(Mạng kết nối cục bộ)

(Mạng điều khiển khu vực)

MS-CAN Medium Speed – CAN (Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ trung bình)

HS-CAN High Speed – CAN (Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao)

BJB Battery Junction Box (Hộp đấu nối)

RJB Rear Junction Box (Hội đấu nối dây phía sau)

A/T Automatic Transmission (Hộp số tự động)

AAT Ambient Air Temperature (Nhiệt độ khí trời)

ABS Anti-lock Braking system (Hệ thống chống bó cứng phanh)

CAC Charge Air Cooler (Làm mát khí được tăng áp)

CACCT Charge Air Cooler Coolant Temperature (Nhiệt độ nước làm mát khí được tăng áp)

CKP Crankshaft Position (Vị trí trục khuỷu)

COP Coil On Plug (Bô bin)

CHT Cylinder Head Temperature (Nhiệt độ nắp máy)

CMP Camshaft Position (Vị trí trục cam nạp/xả)

ECT Engine Coolant Temperature (Nhiệt độ nước làm mát động

PATS Passive Anti-Theft System (Hệ thống chống trộm)

PSC Power Sterring Control (Trợ lực lái điện)

RFA Remote Function Actuator (Bộ chấp hành khởi động từ xa)

SRS Supplemental Restraint System (Hệ thống túi khí)

Turbocharger Boost Pressure/ Charge Air Cooler Temperature (Turbo tăng áp /Nhiệt độ làm mát khí được tăng áp)

TCBY Turbocharger Bypass Valve (Van giảm áp turbo tăng áp)

TCC Torque Converter Clutch (Ly hợp điện từ)

TCWRVS Turbocharger Wastegate Regulating Valve Solenoid (Van điện từ điều áp cửa xả turbo tăng áp)

Variable Camshaft Timing 12/11 (Biến thiên thời điểm trục cam)

VDS Vehicle Dynamic System (Hệ thống cân bằng động)

KÝ HIỆU CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ MÔ ĐUN

ECU Electronic Control Unit (Bộ điều khiển bằng điện tử)

BCM Body Control Mô đun (Mô đun điều khiển thân xe)

PCM Powertrain Control Mô đun (Mô đun điều khiển đường truyền lực)

ACM Audio Control Mô đun (Mô đun điều khiển âm thanh)

AFCM Audio Front Control Mô đun (Mô đun điều khiển âm thanh trước)

DDM Driver Door Mô đun (Mô đun cửa người lái)

PDM Passenger Door Mô đun (Mô đun cửa hành khách)

APIM Accessory/Protocol Interface Mô đun (Mô đun cụm nút điều khiển tiện nghi)

FCIM Front Control Interface Mô đun (Mô đun điều khiển giao diện phía trước)

FCDIM Front Control/Display Interface Mô đun (Mô đun cụm nút điều khiển xung quanh màn hình và màn hình hiển thị)

FDIM Front Display Interface Mô đun (Mô đun màn hình hiển thị phía trước)

HCM Headlamp Control Mô đun (Mô đun điều khiển đèn đầu)

Heating, Ventilating, Air Conditioning Mô đun, Dual Automatic Temperature Control (Mô đun sưởi, thông gió và điều hòa, điều hòa tự động kép)

PAM Parking Aid Mô đun (Mô đun hỗ trợ đỗ xe) lái)

RCM Restraints Control Mô đun (Mô đun điều khiển hệ thống túi khí)

SASM Steering Angle Sensor Mô đun (Mô đun cảm biến góc lái)

TCM Transmission Control Mô đun (Mô đun điều khiển hộp số)

KÝ HIỆU CÁC CẢM BIẾN, CÔNG TẮC

Ký hiệu Ý nghĩa APP Accelerator Pedal Posittion Sensor (Cảm biến vị trí bàn đạp ga)

BPP Brake Padel Posittion (Công tắc vị trí bàn đạp phanh)

HO2S Heated Oxygen Sensor (Cảm biến khí oxy nóng)

TSS Turbine Shaft Speed Sensor (Cảm biến tốc độ trục)

HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ

Khái quát chung

Hệ thống sạc của Ford Focus gồm có 4 thiết bị chính:

1 Máy phát: Gồm 12 diot, tụ điện, roto, stato và 1 bộ tiết chế.

4 Cảm biến kiểm tra ắc quy: Đo dòng, điện thế và nhiệt độ ắc quy.

Và các mô đun, thiết bị khác:

Nguyên tắc hoạt động

Chân 1 giắc C1104B của máy phát sẽ đi qua hộp đấu nối dòng cao, qua cầu chì MEGA 150A đến motor khởi động và đến dương của ắc quy Khi nổ máy, công tắc motor đóng lại làm motor hoạt động-> Máy phát hoạt động sạc điện cho ắc quy Chân 1 của giắc C1104A LIN của máy phát qua mối nối S195 tới lưới tản nhiệt chủ động và tới chân 54 giắc C1926E của PCM PCM sẽ điều khiển đóng mở lưới tản nhiệt chủ động qua chân 54 AGS LIN giắc C175B.

Chân 58 và 59 giắc C175B của PCM trao đổi thông tin với hệ thống mạng giao tiếp mô đun, gửi tình trạng ắc quy hiển thị trên bảng táp lô.

Một dây khác cũng từ dương của ác quy sẽ nối với chân 1 giắc C1646 của cảm biến, đi ra ở chân 2, qua mối nối S183 và đến hệ thống lau rửa kính,BCM, từ đó đến các hệ thống điện khác trên xe.

2 QUẠT LÀM MÁT 2.1 Sơ đồ mạch điện:

Khái quát chung

Hệ thống quạt làm mát của Ford Focus 2019 gồm 2 quạt vận hành với tốc độ thấp và cao Ngoài ra còn có hệ thống cửa hút gió chủ động được điều khiển bởi PCM.

Nguyên tắc hoạt động

Tốc độ thấp: PCM sẽ kích chân LFC bằng cách cấp mass cho dòng qua chân 1 giắc C175B đi qua cuộn dây của rơ le quạt làm mát 1, làm chân 3 và 5 rơ le thông nhau, cho dòng đi qua motor quạt làm mát 1 Dòng từ motor quạt 1 sẽ đến chân 3 và 4 lúc này đang thông nhau của rơ le quạt làm mát 2 đi theo mạch điện SBB46, qua cầu chì F46 và đến motor quạt làm mát 2 Cả hai quạt đều hoạt động với tốc độ thấp Cuối cùng về mass qua mối nối S105 và điểm mass G105.

Tốc độ cao: PCM sẽ nối mass thêm chân HFC, từ chân 2 giắc C175B qua mối nối S147 sẽ có một dòng đi qua cuộn dây của rơ le quạt làm mát 2, làm chân 3 đóng vào chân 5, ngắt dòng qua mạch SBB46 từ motor quạt làm mát 1 đến motor quạt làm mát 2 Quạt làm mát 1 sẽ về mass G105 qua chân 3 và 5 của rơ le quạt làm mát 2 Lúc này motor quạt làm mát 2 hoạt động độc lập với motor quạt làm mát 1 Tại S147 sẽ có một dòng khác đi qua cuộn dây của rơ le quạt làm mát 3, làm chân 3 và 5 thông nhau Một dòng điện đi qua cầu chì

MEGA F8, qua chân 3 và 5 rơ le quạt làm mát 3, đến motor quạt làm mát 2 và về mass G105 Cả hai quạt đều quay độc lập với tốc độ cao. Đối với hệ thống cửa hút gió chủ động, PCM sẽ điều khiển thông qua chânLIN PCM sẽ cho đóng mở cửa hút gió tùy thuộc vào nhiệt độ động cơ Khi động cơ khởi động (chìa khóa ở vị trí ON hoặc START), một dòng điện sẽ đi qua chân 3 VPWR giắc C1651 và ra điểm mass G105 cấp nguồn cho bộ hút gió hoạt động.

3 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3.1 Sơ đồ mạch điện:

Khái quát chung

Hệ thống điều khiển động gồm các mô đun: Mô đun điều khiển thân xe, mô đun điều khiển truyền lực, mô đun điều khiển bướm ga điện tử.

Các tín hiệu đầu vào bao gồm:

 Các công tắc: Công tắc áp suất dầu, công tắc đèn lùi, công tắc vị trí bàn đạp phanh.

Các cơ cấu chấp hành: Van điện từ điều tiết khí xả tăng áp, van tuần hoàn tăng áp, bơm làm mát khí nạp, bơm nước làm mát, van điện từ biến thiên thời điểm trục cam, van đẩy hơi xăng, bô-bin đánh lửa, kim phun nhiên liệu, van đo nhiên liệu, bộ chuyển đổi áp suất điều hòa, bơm nhiên liệu, van điều khiển nhiệt độ làm ấm dầu hộp số.

Nguyên tắc hoạt động

Một nguồn điện được cấp vào chân số 99 ISP-R (Ignition Switch Position – Run) của Power Control Module (PCM) khi chìa khóa ở vị trí IG hoặc ST.

Mô đun điện thân xe sẽ cấp thêm dòng qua chân 32 PCM WAKE giắc C2280A để PCM hoạt động Một dòng thường trực đi qua cầu chì F12 -> cuộn dây rơ-le nguồn PCM -> chân số 37 PCMRC (Power Control Module Relay Control) giắc C175B PCM Khi có dòng điện đi qua cuộn dây của rơ-le thì chân 3 và 5 của rơ-le thông nhau và đi qua cầu chì F32 và đến 3 chân 101,102,103 VPWR (Vehicle Power) giắc C175B PCM, dòng này kết hợp cùng với nguồn điện cấp nguồn cho PCM hoạt động Các chân 4,96,97,98,99 giắc C175B PCM nối điểm mass G113 (Hình 3.1.1). Điều khiển nhiên liệu nạp vào:

Chân 2 CAC PCM điều khiển hoạt động bơm làm mát khí nạp và chân 18 LIN điều khiển bơm nước làm mát Nguồn điện được cấp khi chìa khóa ở vị trí

IG hoặc ST đi qua cầu chì F34 và đến chân số 2 VPWR của 2 bơm, về điểm mass G113 đối với bơm làm mát khí nạp và điểm mass G105 đối với bơm nước làm mát Nguồn cũng được cấp qua mối nối S184 cho van điều tiết khí xả tăng áp và van tuần hoàn tang áp PCM sẽ cấp mass và điều khiển 2 van đó bằng chân số 4 TCWRVS PCM đối với van điện từ điều tiết khí xả tăng áp và chân số 47 đối với van tuần hoàn tăng áp (Hình 3.1.2).

Khi chìa khóa ở vị trí IG hoặc ST, nguồn điện cấp đến chân 4 của cảm biến oxy #11 và chân 1 của cảm biến oxy #12, làm nóng cuộn dây của 2 cảm biến,PCM cấp mass qua chân số 76 UO2SHTR11 và qua chân số 100 HTR12 Hai cảm biến oxy loại dây sấy này sẽ đo lượng oxy bằng cách tính toán lượng nhiệt giảm đi khi có oxy bay qua và gửi tín hiệu về chân 52 UO2S11 và chân74 HO2S12 của PCM Hai van điện từ biến thiên thời điểm trục cam vớiVCT12 là trục cam xả và VCT11 là trục cam nạp, cũng tương tự được cấp mass và điều khiển bởi PCM Van đẩy hơi xăng là một phần của hệ thống kiểm soát sự bốc hơi nhiên liệu, có nhiệm vụ ngăn không cho hơi xăng từ bình xăng bay ra ngoài môi trường bên ngoài Khi động cơ không hoạt động, bầu lọc than hoạt tính của hệ thống sẽ trữ một lượng hơi xăng Đến khi động cơ hoạt động, PCM sẽ mở dần dần van đẩy để đưa lượng hơi xăng từ bầu lọc than hoạt tính vào, đốt trong động cơ (Hình 3.1.3). Đối với kin phun số 1, chân 84 INJ sẽ gửi tín hiệu dạng xung đến kim phun, nhấc van kim và sau đó dòng trở về mass ở chân 83 INJ1RTN Hoạt động điều khiển tương tự đối với 3 kim phun còn lại Đối với van đo nhiên liệu, PCM sẽ cấp mass qua chân 81 SVRC-, nguồn hoạt động qua chân 86 SVRC+ Van đo nhiên liệu có nhiệm vụ kiểm soát lượng xăng đi vào máy bơm, duy trì áp suất nhiên liệu ổn định PCM điều chỉnh lượng xăng bằng cách điều chỉnh vị trí của piston trong van, thông qua điện thế gửi đến van.

Khi xe khởi động, lượng áp suất nhiên liệu thấp, PCM sẽ điều khiển van tăng lượng xăng đi vào bơm Khi lượng áp suất nhiên liệu đã đủ duy trì tốc độ cầm chừng, PCM sẽ hạ điện thế xuống, duy trì hoạt động của động cơ Khi động cơ tăng tốc thì nguyên tắc hoạt động của van đo nhiên liệu cũng tương tự (Hình 3.1.5).

PCM sẽ kết hợp với BCM điều khiển hoạt động của bộ bơm nhiên liệu.

BCM cấp nguồn vào chân 1 VPWR FUEL của mô đun điều khiển bơm PCM sau khi nhận và xử lý các tín hiệu đầu vào cần thiết sẽ cấp thêm nguồn vào chân 7 FPM của mô đun và gửi tín hiệu dạng xung từ chân 41 PEM PWM đến chân 3 FPC của mô đun Chân 4 mô đun nối mass G300 Chân 5 FPPWR cấp điện và chân 8 FPRTN cấp mass điều khiển motor máy bơm theo nguồn và tín hiệu từ PCM và BCM Bộ motor bơm nhiên liệu sử dụng 1 biến trở để đo mức nhiên liệu và gửi tín hiệu về chân 53 của BCM PCM còn có 1 chân an toàn số

CRASH để ngừng hoạt động của bơm trong trường hợp xe bị tai nạn (Hình 3.1.10). Điều khiển hệ thống đánh lửa:

Nguồn điện sẽ được cấp khi chìa khóa ở vị trí IG hoặc ST, đi qua cầu chì

F33 và đến mối nói S173 Từ mối nối đó các dòng điện sẽ được đưa đến 4 cuộn sơ cấp của 4 bô bin và về mass G114 qua mối nối S100 PCM sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến nhiệt độ nước làm mát, vị trí trục khuỷu, vị trí trục cam,

Chân số 25 KS1+ và chân số 24 KS1- cấp điện cho cảm biến tiếng gõ 1 hoạt động, chân số 50 KS2+ và số 36 KS2- của PCM cho cảm biến tiếng gõ 2.

(Hình 3.1.5). Để tính toán thời điểm phun nhiên liệu và thời điểm đánh lửa, PCM cần đến tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục khuỷu Chân 11 VREF cấp nguồn đến chân 3 của cảm biến vị trí cam nạp lẫn cam xả và về mass qua mối nối S176 đến chân 26 SIGRTN của PCM Chân 23 CMP11 nhận tín hiệu vị trí trục cam nạp và chân 22 CMP12 nhận tín hiệu vị trí trục cam xả (Hình 3.1.6) Tương tự đối với cảm biến vị trí trục khuỷu, chân 9 VREF cấp nguồn đến chân 1 của cảm biến, chân 26 SIGRTN cấp mass cho chân 2 của cảm biến và cảm biến gửi tín hiệu từ chân 3 đến chân 38 CKP của PCM (Hình 3.1.7). Đối với các cảm biến đo nhiệt độ của hệ thống, chúng đều dùng biến trở nhiệt để cảm nhận sự thay đổi Vì thế nguyên tắc hoạt động cũng như đường điện đi đều tương tự nhau Ví dụ trong sơ đồ Hình 7, cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cảm biến nhiệt độ nắp xylanh, chân 14 SIGRTN cấp mass cho cả hai cảm biến qua mối nối S165 Chân 59 ECT cấp điện cho cảm biến nhiệt độ nước làm mát và chân 39 CHT cấp cho cảm biến nhiệt độ nắp xylanh PCM sẽ tính toán lượng điện thế thay đổi ở chân mass để xác định giá trị tín hiệu cảm biến gửi về.

Các cơ cấu chấp hành:

Mô đun điều khiển bướm ga điện tử: Chân 43 TACM+ và chân 10 TACM- điều khiển motor Cảm biến vị trí bướm ga sử dụng loại tuyến tính có công tắc không tải Chân 2 của mô đun gửi tín hiệu điện thế góc mở bướm ga về chân 58 TP1 và chân 6 gửi tín hiệu không tải về chân 92 TP2 PCM Chân 87 ETCREF PCM cấp nguồn và chân 12 ETCRTN cấp mass cho mô đun bướm ga (Hình 3.1.8).

Cảm biến bàn đạp chân ga của xe Ford sử dụng dạng biến trở kép Chân 16 APPVERF1 và 28 APPVREF2 PCM cấp điện qua chân 1 và 6 của cảm biến.

Chân 15 APPRTN1 và chân 27 APPRTN2 cấp mass đến chân 3 và 4 của cảm biến Chân 2 và 5 của cảm biến sẽ gửi tín hiệu góc đạp xuống/nhả ra của bàn đạp ga về chân 14 APP1 và 47 APP2 của PCM (Hình 3.1.8).

Khi lượng dầu có áp suất bình thường, chân 49 OP SIGNAL của PCM không nối mass, động cơ vẫn hoạt động bình thường Nếu áp suất thấp, chânOP SIGNAL nối mass, PCM sẽ điều khiển ngừng động cơ và hiển thị cảnh báo áp suất dầu trên táp lô Khi chìa khóa ở vị trí ON, chân OP SIGNAL vẫn sẽ nối mass do máy bơm dầu chưa hoạt động -> chưa xuất hiện đường dầu.

Bộ chuyển đổi áp suất điều hòa chuyển đổi giá trị áp suất ga lạnh đo được thành điện thế và gửi về PCM PCM sẽ ngừng hoạt động của máy nén khi nhiệt độ dàn lạnh nóng hoặc lạnh bất thường để tránh hư hỏng hệ thống điều hòa PCM nhận điện thế đo được từ chân 2 của bộ chuyển đổi đến chân 67 ACP của PCM PCM còn gửi tín hiệu AAT (Ambient Atmosphere Temperature) nhiệt độ khí trời đến hệ thống điều hòa tự động (Hình 3.1.9)

Khi tài xế đạp phanh hoặc phanh tay chưa nhả, công tắc bàn đạp phanh ở vị trí 2 Có một nguồn điện đi từ hộp nối qua cầu chì F21 đến mối nối S251, một hướng về BCM, làm sáng đèn phanh, hướng còn lại về chân 33 BPP của PCM Khi đó chân 71 BPS bị ngắt mass, PCM sẽ ngừng các hoạt động làm tăng tốc xe, hỗ trợ lực phanh Khi tài xế không sử dụng phanh, công tắc bàn đạp phanh ở vị trí 2, ngắt nguồn từ hộp xuống BCM, đèn phanh tắt Chân 71 BPS của PCM nối mass, PCM sẽ hoạt động bình thường (Hình 3.1.11). Đối với xe hộp số tự động, để xe có thể trong trạng thái sẵn sàng để chạy thật nhanh, người ta sử dụng một bộ làm nóng hộp số và dầu hộp số đến nhịp độ thích hợp khi xe khởi động PCM điều khiển qua chân 17 ATWU2 giắc C175E (Hình 3.1.11).

Giao tiếp với hệ thống khác:

PCM giao tiếp với các hệ thống thông qua mạng giao tiếp các mô đun như hệ thống khởi động, hệ thống điều hòa, hệ thống sạc, táp lô, quạt làm mát, hệ thống điều khiển hộp số và hệ thống AUTO-START-STOP.

4 ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ 4.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Mô đun điều khiển thân xe (BCM) -> cấp nguồn SASM thông qua chân VBATT của cảm biến góc lái

Mô đun cảm biến góc lái (SASM):

 HS CAN+ và HS CAN- truyền tín hiệu đến mạng giao tiếp mô đun

 Hành trình SIG1: chân 8 giắc C226B nối với ClockSpring chân 8 giắc C218C -> chân 8 nối với chân 2 của cụm công tắc vô lăng dưới bên trái.

 Hành trình GND: Chân 1 giắc C226C nối với clockspring chân 1 giắc C218D -> chân 15 nối với chân 4 của cụm công tắc vô lăng dưới bên trái.

 Hành trình SIG2: chân 2 giắc C226C nối với clockspring chân 2 giắc C218D -> chân 16 nối với chân 3 của cụm công tắc vô lăng dưới bên trái.

Cụm công tắc vô lăng dưới bên trái: sẽ điều khiển các tín hiệu bật/tắt,SET+/SET, reset/cancel.

Mô đun kiểm soát bướm ga điện tử (ETC):

 Chân 5 và chân 1 giắc C1368 của motor sẽ được nối với chân 43 và chân 10 giắc C175E (cổng tín hiệu TACM+ và TACM-).

3 4 6 lần lượt đi qua các chân TP1, ETCRTN, ETCREF, TP2 của PCM

Khái quát chung

Hệ thống khởi động của xe gồm:

4 Mô đun điều khiển truyền lực.

5 Mô đun điện thân xe.

6 Chìa khóa thông minh, công tắc ENGINE START/STOP và mô đun chấp hành từ xa.

7 Mạng giao tiếp giữa các mô đun.

Nguyên tắc hoạt động

Mô đun chấp hành từ xa sẽ hoạt động chung với chìa khóa thông minh My Key, nhận tín hiệu khi chìa khóa ở trong phạm vi 3m, nhận tín hiệu LOCK, UNLOCK và TRUNK trên chìa khóa.

Nguồn thường trực qua cầu chì F78 đến mối nối S257, 1 dòng sẽ đi qua diot quang làm sáng đèn công tắc START/STOP và về mass ở chân 12 ILLUM giắc C2280C của BCM, 1 dòng khác sẽ cấp nguồn đến chân 22 VBATT giắc C2153A cho mô đun chấp hành từ xa hoạt động Khi xe đang ở tay số P hoặc N, tài xế nhấn công tắc ENGINE START/STOP, công tắc SW1 và SW2 đóng lại gửi tín hiệu về cho chân 28 và 22 giắc C2280C của BCM

Tại mối nối S233 ở SW1, 1 dòng sẽ đi qua chân 4 giắc C214 -> hộp đấu nối, ra chân 2 giắc C1035C -> chân 31 CRANK DETECT giắc C175B của PCM Từ chân 21 SMC giắc C175B PCM có 1 dòng đi qua hộp đấu nối, đến cuộn dây rơ le khởi động, về lại chân 52 SMCS của PCM, làm đóng tiếp điểm 3 và 5 của rơ le Nguồn thường trực đi qua tiếp điểm 3 và 5 -> hộp đấu nối ->

Cuộn giữ, cuộn hút và motor -> Mass -> Động cơ nổ máy.

HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

HỆ THỐNG ĐÈN HIỂN THỊ XUNG QUANH TÁP LÔ VÀ MÀN

HÌNH 1.1 Sơ đồ mạch điện:

Hệ thống đèn hiển thị ở các công tắc nút bấm bên trong trong xe xung quanh vị trí tài xế và màn hình hiển thị trung tâm Sơ đồ điện của hệ thống bao gồm:

1 Mô đun điện thân xe.

2 Mô đun cảm biến góc đánh lái.

4 Cụm các công tắc ở trần xe.

6 Nút bấm AUTO ở màn hình trung tâm của mô đun điều khiển điều hòa (HVAC) tự động.

7 Cụm nút bấm điều khiển điều hòa ở màn hình trung tâm của mô đun điều khiển điều hòa (HVAC) thủ công.

8 Cụm công tắc điều khiển ở màn hình trung tâm.

9 Đèn hiển thị tay số ở cần số.

10 Công tắc lock cửa phía tài xế.

11 Cụm các nút bấm trên vô lăng.

1.3 Nguyên tắc hoạt động:

Một nguồn thường trực đi qua 2 cầu chì dòng cao MEGA F9 và MEGA F4, cấp nguồn cho chân 1 VBATT và 2 VBATT giắc C2280G của BCM.

Chân 3 LOGIC GND giắc C2280A BCM về mass G107, chân 2 giắc C2280E BCM về mass G301 Chân 12 ILLUM giắc C2280C BCM đi đến làm sáng đèn của công tắc START/STOP.

Chân 20 SWITCH ILLUM giắc C2280H BCM cấp 1 dòng đi qua diot quang của cụm công tắc đèn trần, làm sáng cụm công tắc đó và về mass G202.

Khi người lái bật công tắc đèn nội thất, BCM gửi tín hiệu từ chân 14 IP SWITCH ILLUMINATION của giắc C2280C đi qua mối nối S247, đến tất cả các diot quang của công tắc HAZARD, mô đun DATC, mô đun EMTC, cụm các nút bấm điều khiển ở màn hình trung tâm, đèn hiển thị ở cần số, các cụm nút bấm trên vô lăng và làm sáng đèn hiển thị các hệ thống công tắc, nút bấm trên Cuối cùng, dòng điện đi qua mối nối S202, S243 và về mass G201.

Cụm công tắc lock cửa phía tài xế cũng được bật đèn hiển thị do có dòng từ BCM đến giắc C339 và chân 1 giắc C505, đến diot quang của công tắc và về điểm mass G303.

2 ĐÈN SƯƠNG MÙ 2.1 Sơ đồ mạch điện:

Hệ thống đèn sương mù gồm 2 cụm, phía trước và phía sau, bật/tắt độc lập nhau Mỗi cụm gồm có 2 đèn trái và phải Hệ thống đèn sương mù gồm các thiết bị:

2.3 Nguyên tắc hoạt động:

Nguồn thường trực đi qua cầu chì F23 đến chân 1 VBATT giắc C205 cấp điện cho công tắc đèn, chân 7 GND giắc C205 về mass G201 Để mở đèn sương mù thì cụm công tắc đèn đầu phải ở vị trí ON Công tắc đèn sương mù gồm 2 nút bấm nằm bên trái cụm đèn đầu Nút bấm trên cho cụm đèn phía trước Khi ấn, chân LIN cấp mass cho dòng thường trực qua cầu chì F75 và cuộn dây của rơ le đèn sương mù, đóng công tắc Đường điện sẽ đi qua đèn sương mù trước trái và trước phải sau đó qua mối nối S111 và về mass G105.

Nhấn thêm nút bấm phía dưới, dòng điện sẽ đi qua cụm đèn sương mù sau,qua mối nối S404, S402 và về mass G401.

3 ĐÈN ĐẦU/ĐÈN TỰ ĐỘNG 3.1 Sơ đồ mạch điện:

Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu của xe gồm các cảm biến, mô đun và thiết bị sau:

1 Công tắc đèn đầu: Có 4 chế độ: OFF, PARK (đỗ xe), ON (cốt) và

AUTO Ngoài ra còn 2 nút bấm cho cụm đèn sương mù trước và sau ở bên trái, 2 nút bấm chỉnh độ sáng của cụm đèn nội thất và đèn hiển thị ở táp lô, màn hình ở bên phải

7 Cụm đèn đầu trái, phải: Gồm đèn xi nhan (turn), đèn cốt (low), đèn vào cua (cornering) và dải đèn LED dùng cho 3 chế độ rẽ (turn), đỗ xe (park), đèn chạy ban ngày (DRL).

8 Cảm biến hệ thống treo phương thẳng đứng trước, sau: Gồm 3 chân, 2 chân nguồn dương âm và 1 chân tín hiệu.

3.3 Nguyên tắc hoạt động:

Nguồn thường trực qua cầu chì F23 đến chân 1 VBATT giắc C205 của cụm công tắc đèn đầu và về mass qua chân 7 C205 điểm mass G201 Cụm công tắc đèn đầu và công tắc đa chức năng ở vô lăng sẽ gửi tín hiệu qua chân LIN khi tài xế điều khiển đèn tới BCM để cấp dòng cho các cụm đèn đầu Khi bật chế độ AUTO, BCM sẽ nhận thêm tín hiệu từ cảm biến lượng bức xạ mặt trời và cảm biến lượng mưa để điều khiển chuyển đổi giữa hai chế độ DRL và

LOW phù hợp với điều kiện môi trường, thời tiết Mô đun điều khiển đèn đầu còn có nhiệm vụ trao đổi thông tin lên mạng giao tiếp các mô đun qua chân HS CAN+ và HS CAN-.

Nguồn thường trực qua cầu chì F43 đến chân 24 VPWR giắc C2129 cấp nguồn cho mô đun điều khiển đèn đầu, về mass qua chân 4 GND điểm mass G202 Mô đun điều khiển đèn đầu sẽ có nhiệm vụ cấp điện cho đèn vào cua và điều khiển motor của đèn vào cua Motor nhận nguồn từ dòng qua cầu chì F39.

HCM nhận thông tin tình trạng xe khi vào cua trái hoặc phải nhờ 2 cảm biến hệ thống treo phương thẳng đứng trước và sau -> Cấp dòng cho đèn sáng qua chân 13 hoặc 1 giắc C2129 và điều khiển motor của đèn vào cua trái/phải qua chân LIN.

4 BẢNG TÁP LÔ 4.1 Sơ đồ mạch điện:

4.2 Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động:

Bảng táp lô nhận nguồn qua cầu chì F69, qua chân 16 giắc C2280F đến chân 3 VBATT giắc C220 và ra mass G201 ở chân 10 GND Bảng táp lô sẽ sử dụng thông tin từ các hệ thống:

1 Mạng giao tiếp giữa các mô đun: Đóng vai trò trung gian truyền thông

3 Mô đun điều khiển truyền lực: Bảng táp lô lấy tín hiệu CRANK DETECT từ chân 20 SME giắc C175B của PCM Ngoài ra PCM còn gửi tín hiệu từ công tắc dầu báo hiệu mực dầu dưới dạng HS CAN đến mạng giao tiếp giữa các mô đun, đến mô đun điện thân xe và đến bảng táp lô Công tắc áp suất dầu từ chân 1 giắc C1624 đến chân 49 OPS giắc C175E của PCM Khi chìa khóa ở vị trí ACC/ON, máy bơm chưa hoạt động -> chưa xuất hiện đường dầu -> mực dầu thấp -> công tắc nối mass và làm sáng tín hiệu dầu trên táp lô.

Khi động cơ đang hoạt động, mực dầu bình thường thì công tắc mở ra, tín hiệu tắt Khi mực dầu thấp, công tắc nối mass -> sáng tín hiệu cảnh báo dầu. Ở hình 4, cảm biến nhiệt độ khí trời đi qua chân 11 và 12 của gương chiếu hậu phải, qua chân 37 và 38 giắc C238 hộp đấu nối, ra chân 28 và 1 giắc C1035C -> chân 72 AAT và chân 24 AAT RTN giắc C175B Cảm biến này sử dụng 1 biến trở để đo nhiệt độ không khí bên ngoài, gửi đến PCM PCM sẽ gửi tín hiệu này đến hệ thống điều hòa tự động

4 Mô đun điện thân xe: Nhận và gửi các thông tin qua HS CAN đến mạng giao tiếp các mô đun, từ đó mạng giao tiếp mô đun gửi đến bảng táp lô qua MS CAN Các thông tin gồm lượng nước rửa kính, lượng dầu phanh, lượng nhiên liệu và công tắc phanh đỗ.

ĐÈN ĐỖ XE, ĐÈN HẬU VÀ ĐÈN BIỂN SỐ

6.1 Sơ đồ mạch điện:

Gồm các thiết bị và mô đun:

2 Cụm công tắc đa chức năng ở vô lăng. của BCM, BCM sẽ cấp dòng cho các đèn gồm dải đèn LED ở cụm đèn đầu, đèn đỗ xe ở phía sau và đèn biển số Với các chân: Đèn trước trái: Chân 1 LEFT FRONT PARK giắc C2280A -> chân 12 giắc C1021 -> dải đèn -> điểm mass G105. Đèn trước phải: Chân 26 RIGHT FRONT PARK giắc C2280A -> chân 12 giắc C1041 -> dải đèn -> điểm mass G107. Đèn đỗ xe phía sau trái: Chân 1 LEFT REAR PARK giắc C2280B -> chân 2 giắc C412 -> đèn đỗ -> điểm mass G400. Đèn đỗ xe phía sau phải: Chân 13 RIGHT REAR PARK giắc C2280B -> chân 2 giắc C415 -> đèn đỗ -> điểm mass G401. Đèn biển số: Chân 21 LICENSE PLATE LAMPS giắc C2280B -> chân 1 giắc C4224 -> đèn biển số -> điểm mass G402.

7 ĐÈN TÍN HIỆU, ĐÈN DỪNG, ĐÈN KHẨN CẤP 7.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Mô đun cảm biến góc lái (SASM): bên trong mô đun sẽ có công tắc đa chức năng được điều khiển thông qua cổng LIN chân 2 giắc C226A -> LIN chân 3 giắc C2280C của mô đun điều khiển điện thân xe (BCM).

Mô đun điều khiển điện thân xe sẽ lấy tín hiệu từ mô đun cảm biến góc lái Đèn hazard và đèn xi nhan dùng chung 1 bóng tuy nhiên đi hai dây nên nếu công tắc đèn xi nhan bị hỏng thì đèn hazard vẫn hoạt động được.

Hình 7.1.2 Mô đun cửa người lái (DDM):

 VBATT: nhận nguồn dương từ acquy thông qua hộp cầu chì đặt trong khoang hành lý.

 MS CAN+ và MS CAN-: truyền tín hiệu đến mạng giao tiếp mô đun.

 Đèn rẽ VPWR: chân 5 giắc C501B đi qua chân 7 của mô đun gương chiếu hậu bên ngoài bên trái sau đó đi về MIRR GND.

Mô đun cửa hành khách (PDM):

 Mô đun gương chiếu hậu bên phải sẽ nhận tín hiệu từ chân 5 và chân 18 giắc C652B của mô đun cửa hành khách (PDM) để điều khiển tín rẽ và hazard.

Hình 7.1.3 Mô đun điều khiển điện thân xe (BCM):

 Dừng phía sau bên trái: chân 12 đi qua chân 1 của bóng đèn dừng ->

 Đỗ xe phía sau bên trái: chân 1 đi qua chân 2 của bóng đèn đỗ xe ->

Hình 7.1.4 Công tắc vị trí bàn đạp phanh (BPP):

 Khi đạp phanh: công tắc sẽ bật xuống vị trí 2 truyền tín hiệu thông qua chân 4 đến vị trí S251 đồng thời sẽ lấy tín hiệu công tắc đèn dừng từ hộp BCM đi qua mô đun điều khiển cơ cấu truyền động(PCM).

ĐÈN LÙI

8.1 Sơ đồ mạch điện:

 HS CAN+ và HS CAN- sẽ lấy tín hiệu HS CAN+ và HS CAN- của mô đun điều khiển hộp số (TCM).

 Khi người lái vào số lùi: công tắc số lùi hoạt động bật vào vị trí “1” khi đó moment từ hộp số sẽ cấp tỉ số truyền đến các bánh xe giúp xe di chuyển.

Mô đun điều khiển điện thân xe (BCM):

 Nguồn đi qua cầu chì F76 10A đến relay đèn lùi (không thể bảo dưỡng) relay này có nhiệm vụ bảo vệ các bóng đèn lùi khi có sự cố chỉ cần thay relay. Đèn lùi bên trái:

 “1” Đỗ xe: không sử dụng.

 “2” Đèn sương mù phía sau: chân 2 giắc C451.

 “3” Đèn lùi: chân 1 giắc C451. Đèn lùi bên phải:

 “1” Đỗ xe: không sử dụng.

 “2” Đèn sương mù phía sau: chân 2 giắc C461.

KHÓA CỬA ĐIỆN TỬ

9.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Hình 9.1.1Nguồn đi từ bình điện cấp vào cầu chì F79 của hộp BCM -> VBATT chân nguồn của FCIM -> LIN truyền tín hiệu đến hệ thống audio system -> công

Hình 9.1.2 Công tắc nguy hiểm (HAZARD):

 Chân 5 giắc C2240 -> chiếu sáng cụm đồng hồ và bảng điều khiển.

 Chân 2 giắc C2240 -> khi công tắt nguy hiểm hoạt động sẽ truyền tín hiệu đến hộp điều khiển điện thân xe (BCM).

Hình 9.1.7Các hình từ hình 9.1.1 đến 9.1.7 đã được giải thích ở hệ thống Chìa khóa thông minh và báo động.

Hình 9.1.8 Mô đun điều khiển điện thân xe (BCM):

 Đèn báo khóa: chân 13 đi qua chân 5 của công tắc điều khiển khóa cửa bên người lái.

 Mở khóa cửa SW: chân 26 đi qua chân 4 mở khóa tín hiệu của công tắc điều khiển bên người lái.

 Khóa cửa SW: chân 36 đi qua chân chân 2 tín hiệu khóa của công tắc điều khiển bên người lái và chân 1 tín hiệu khóa của công tắc trung tâm.

 Chiếu sáng SW: chân 18 đi qua chân 1 của công tắc điều khiển bên người lái.

 GND: các tín hiệu sẽ đi về mass thì mới hoạt động được.

10 HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH GƯƠNG CHIẾU HẬU 10.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Hình 10.1.2 Mô đun cửa hành khách (PDM):

 VBATT: nguồn được cấp từ hộp cầu chì đặt trong khoang hành lý F5 25A.

 MS CAN+ và MS CAN-: Mạng giao tiếp giữa các mô đun.

 LIN: truyền tính hiệu đến mô đun cửa phía sau bên phải.

Hình 10.1.3 Mô đun cửa người lái (DDM):

 Đèn xuống xe: Chân 6 giắc C501B -> chân 8 giắc C521 -> đi qua bóng đèn của gương chiếu hậu bên trái -> về GND.

 Bật đèn: chân 5 -> chân 7 -> đi qua đèn gương chiếu hậu bên trái -> về

Nguồn điện từ bình acquy được cấp vào cầu chì F76 10A -> relay đèn lùi -

> công tắc bật dòng điện đi từ chân 11 -> chân 3 của bộ điều khiển gương điện tử -> về GND.

11 HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 11.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Nguồn dương từ BATT -> Hộp đấu nối (RJB) -> rắc nối C339 nối LHD và

APA với nhau -> rắc nối C501A nối với hộp điều khiển mô đun cửa: giao tiếp mạng MS CAN+ (đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ trung bình) và MS

Hình 11.1.2 Mô đun cửa người lái (DDM) có các chân tín hiệu sau:

 Return: chân 17 sẽ nối với chân 6 của motor cửa sổ điện phía trước bên phía người lái.

 Cảm biến Hall 2: chân 9 nối với chân 5 của motor cửa sổ điện.

 Cảm biến Hall 1: chân 10 nối với chân 2 của motor cửa sổ điện.

 Cấp nguồn cảm biến Hall: chân 21 nối với chân 3 của motor cửa sổ điện.

Các cảm biến Hall này có nhiệm vụ sẽ dừng motor nâng lên hoặc hạ xuống khi có vật cản.

 Nâng cửa sổ: chân 1 nối với chân 1 của motor cửa sổ điện người lái nâng kính thông qua nút bấm đặt phía bên trái cửa người lái.

 Hạ cửa sổ: chân 12 nối với chân 4 của motor cửa sổ điện.

Hình 11.1.3 Mô đun cửa người lái (DDM):

 Các tín hiệu: mở khóa cửa, return, mở khóa, khóa sẽ gửi tín hiệu đến

Nguồn đi qua cầu chì F5 25A đến VBATT của mô đun cửa hành khách (PDM)

-> MS CAN+ và MS CAN- có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến mạng giao tiếp mô đun

-> LIN: sẽ truyền tín hiệu đến LIN của mô đun cửa phía sau bên phải và mô đun cửa phía sau bên trái.

Hình 11.1.5 Mô đun cửa hành khách (PDM):

 Công tắc điều khiển cửa sổ bên hành khách (có hai chế độ là Down và

Hình 11.1.6Tương tự hình 11.1.3

Hình 11.1.7Nguồn dương đi qua cầu chì F6 25A cấp vào VBATT của mô đun cửa phía sau bên trái.

Hình 11.1.8 Mô đun cửa phía sau bên trái:

 Hạ cửa sổ: bấm công tắc điều khiển cửa sổ -> công tắc điều khiển cửa số bật xuống vị trí down -> tín hiệu hạ cửa số sẽ truyền đến motor cửa sổ điện phía sau bên trái thông qua các cảm biến Hall.

 Nâng cửa sổ: tương tự như hạ cửa sổ nhưng motor đảo chiều.

Hình 11.1.10Mô đun cửa phía sau bên phải (nguyên lý hoạt động tương tự như mô đun cửa phía sau bên trái hình 11.1.8).

HỆ THỐNG GHẾ ĐIỆN

12.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Công tắc điều khiển ghế bên người lái: nguồn thường trực từ acquy đi qua cầu chì F9 25A sẽ được cấp vào 3 chế độ điều chỉnh:

 Điều chỉnh độ cao:

 Chế độ Up: nguồn -> chân 2 đi qua chân 2 của motor điện sau

 Trượt lên: nguồn -> chân 2 đi qua công tắc trượt -> chân 4 của motor -> chân 1 về mass.

 Trượt xuống: nguồn -> chân 2 đi qua công tắc trượt -> chân 3 của motor (đảo chiều) -> chân 1 về mass.

TRỢ LỰC LÁI ĐIỆN

13.1 Sơ đồ mạch điện:

HỆ THỐNG GẠT MƯA, RỬA KÍNH

14.1 Sơ đồ mạch điện, khái quát chung, nguyên tắc hoạt động:

Nóng toàn thời gian (tức là có dương trực tiếp BATT) (hot at all time)->

Hộp BCM-> Mô đun cảm biến góc lái (SASM) truyền giá trị góc lái qua HSCAN theo khoảng thời gian xác định trước.

Hình 14.1.2 S108: tên bó dây.

VMC34 WH: màu và thông tin về dây dẫn.

LIN cũng là mạng giao tiếp phổ biến thứ 2 sau CAN LIN là viết tắt của Local Interconnect Network thường được sử dụng trong mạng giao tiếp nội bộ trên hệ thống body không cần tốc độ truyền cao và có thể giao tiếp 2 chiều.

LIN thường sử dụng trên những hệ thống phụ “Sub system”, những hệ thống không cần tốc độ truyền cao và dữ liệu nhiều Một số hệ thống thường

Nóng toàn thời gian (tức là có dương trực tiếp BATT) -> hộp cầu chì F18 định mức 20A -> S108 -> motor cần gạt nước (151-1) gồm có 4 tín hiệu: nguồn, cổng COM, LIN, GND.

Nguồn cấp khi khởi động và chạy -> BCM bên trong có cầu chì F85 định mức 7.5A -> ngõ ra C2280E -> Hộp chức năng phía sau (11-6) -> rơ le gạt nước sau tiếp điểm 3 ->4 -> motor gạt mưa -> GND.

Một relay và một mạch transister bao gồm: tụ điện và điện trở được tích

Dòng điện chạy qua motor gạt nước được điều khiển bởi relay bên trong tương ứng với tín hiệu từ công tắc gạt nước làm motor gạt nước quay gián đoạn.

Hình 14.1.5Nguồn trực tiếp từ BATT -> cầu chì F29 định mức 20A -> relay nước đèn pha -> được điều khiển thông qua hộp BCM -> 3 -> 4 -> motor bơm -> mass

15 HỆ THỐNG HỖ TRỢ ĐỖ XE 15.1 Sơ đồ mạch điện:

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe gồm các mô đun, cảm biến sau:

1 Mô đun hỗ trợ đỗ xe.

2 Mô đun điện thân xe.

3 Mô đun cụm màn hình.

4 Sáu cảm biến phía sau xe.

5 Sáu cảm biến phía trước xe.

6 Mạng giao tiếp giữa các mô đun.

Và một số thiết bị khác:

3 Cụm công tắc ở xung quanh màn hình.

15.3 Nguyên tắc hoạt động:

Khi chìa khóa ở vị trí START/RUN, mô đun hỗ trợ đỗ xe sẽ được cấp dòng qua cầu chì F30 đến chân 1 VPWR giắc C4014A và về mass G401 ở chân 8 GND Chân 13 STATUS LED PAS giắc C4014A của mô đun hỗ trợ đỗ xe cấp dòng làm sáng nút bấm kích hoạt chức năng hỗ trợ đỗ xe Mô đun điện thân xe cấp dòng làm sáng đèn các cụm công tắc xung quanh màn hình qua chân 14 IP SW ILLUM giắc C2280C, chân 33 START/STOP SWITCH giắc C2280C sẽ cấp dòng cho công tắc START/STOP Khi tài xế nhấn nút hỗ trợ đỗ xe ở cụm công tắc xung quanh màn hình, công tắc PAS (Parking Assist Switch) đóng lại, gửi tín hiệu từ chân 5 giắc C358 đến chân 4 SWITCH PAS giắc C4014A kích hoạt chế độ hỗ trợ đỗ xe và hiển thị chế độ trên màn hình.

Khi chế độ hỗ trợ đỗ xe hoạt động, mô đun hỗ trợ đỗ xe sẽ cấp dòng và nhận tín hiệu từ 12 cảm biến xung quanh xe Chân 11 SENSOR PWR sẽ cấp dòng và chân 8 SENSOR GND giắc C4104C sẽ cấp mass cho 6 cảm biến phía sau Các chân 4 ROR, 3 RIL, 2 RIR, 5 ROL, 10 FL, 6 FR SENSOR IN sẽ nhận tín hiệu cảm biến trả về Chân 2 SENSOR PWR sẽ cấp dòng và chân 1 SENSOR GND giắc C4014B sẽ cấp mass cho 6 cảm biến phía trước Tương tự, các chân 5 FOL, 6 FIL, 7 FIR, 8 FOR SENSOR IN nhận tín hiệu trả về từ 4 cảm biến trước đầu xe, chân 9 FL nhận tín hiệu từ cảm biến bên phải và chân 10 FR SENSOR IN nhận tín hiệu cảm biến bên trái xe

Camera cũng được cấp dòng qua cầu chì F29 -> chân 1 VPWR giắc C4357-> mass chân 5 GROUND giắc C4357 -> điểm mass G204 Camera gửi tín hiệu video qua chân 4 VIDEO+ và chân 3 VIDEO- giắc C4357 đến màn hình hiển thị thông qua mô đun cụm màn hình.

16 HỆ THỐNG TÚI KHÍ 16.1 Sơ đồ mạch điện:

16.2 Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động:

Restraints control mô đun (RCM): Mô đun điều khiển hệ thống túi khí:

 Nhận tín hiệu từ hộp BCM thông qua chân ENS và VPWR

 HS CAN+, HS CAN-: truyền tín hiệu đến mạng giao tiếp mô đun.

 HS CAN YAW+ và HS CAN YAW-: truyền tín hiệu đến hệ thống phanh ABS

 Case grounded: đã tiếp mass vỏ.

Mô đun kiểm soát túi khí gồm có các cảm biến:

 Cảm biến mức độ va chạm phía trước giắc C1465 gồm có chân 1 và 2 lần lượt được nối với chân 17 và 18 của hộp RCM.

 Cảm biến va chạm bên phải giắc C3211 gồm có chân 1 và 2 nối với chân 44 và 43 của hộp RCM.

 Cảm biến va chạm bên trái giắc C3209 gồm chân 1 và 2 nối với chân 45 và 46 của hộp RCM.

 Cơ cấu đai an toàn hành khách giắc C303 gồm chân 2 và 1 nối với chân 49 và 50 của hộp RCM.

 Cơ cấu đai an toàn người lái giắc C323 gồm chân 2 và 1 nối với chân 52 và 51 của RCM.

Các mô đun có trong hộp RCM:

 Mô đun túi khí bên phải cửa sổ của hành khách.

 Mô đun túi khí ghế bên phải phía trước của hành khách.

 Mô đun túi khí ghế bên trái phía trước của tài xế.

 Mô đun túi khí bên trái cửa sổ của tài xế.

Mô đun túi khí bên hành khách giắc C256 chân 2 và 1 nối với chân 28 và

Mô đun túi khí bên người lái giắc C216 chân 1 và 2 nối với chân 29 và 30 giắc C310A của hộp RCM.

Mô đun cảm biến góc lái (SASM): được nối giữa RCM và mô đun túi khí bên người lái

Mô đun điều khiển hệ thống túi khí sẽ bao gồm các tín hiệu điều khiển:

 Khóa đai an toàn ghế người lái: chân 54 -> Công tắc khóa đai an toàn của người lái -> RTN -> GND.

 Khóa đai an toàn hành khách: chân 55 -> Công tắc khóa đai an toàn hành khách -> GND.

 Đèn nhắc nhở đai an toàn hiển thị trên màn hình: chân 24 -> Đèn báo (công tắc khóa đai an toàn hành khách) -> GND.

ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ

17.1 Sơ đồ mạch điện, khái quát chung, nguyên tắc hoạt động:

Solenoids là một dụng cụ được tạo ra bởi một vòng dây dẫn điện quấn theo dạng hình trụ Khi cho dòng điện chạy qua dây thì sẽ xuất hiện từ trường khá đều trong lòng ống Cường độ từ trường sinh ra phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua dây, số vòng dây trên một đơn vị đo chiều dài của ống dây và phụ thuộc vào kích thước của ống dây.

Mô đun điều khiển cơ cấu truyền động (PCM): vận hành các solenoids thay đổi điều khiển ON/OFF, PCM vận hành bộ ly hợp điện từ

TCC điều khiển biên độ xung (PWM) khác nhau.

 SSA (Shift solenoids) (1,2,3,4, CB): Bộ ly hợp tiến là một phanh giữ bánh răng phía trước và cụm vỏ Bộ ly hợp tiến được áp dụng ở số 1, 2, 3 và bánh răng thứ 4.

 SSB (NH, 3,5, R): Ly hợp trực tiếp là ly hợp truyền động truyền lực từ cụm trục và trung tâm truyền động trực tiếp đến bánh răng phía sau Ly hợp trực tiếp được áp dụng ở thứ 3, thứ 5 và số lùi.

 SSC (CB, 2, 6): Ly hợp trung gian là cụm bánh răng mặt trời và cụm

 Điện từ TCC ảnh hưởng đến hoạt động của ly hợp biến mô ở các tốc độ tiến.

 Áp suất TCC ảnh hưởng đến các vị trí của van điều áp bộ biến đổi và van điều khiển bộ biến đổi.

 SST+, SST-, SIG RTN truyền tín hiệu đến bộ điều khiển hộp số.

 TSS (Turbine Shaft Speed Sensor): Cảm biến tốc độ trục sẽ cho ra 2 tín hiệu:

 Chân 3 giắc C143 -> khối điều khiển động cơ bó dây S181.

 Chân 1 giắc C143 -> bó dây S178 -> chân 28 của TSS /OSS /TR GND

Cảm biến góc lái (SASM): Cảm biến góc lái có vai trò ghi lại góc xoay của vô lăng và gửi tín hiệu này về ECU để hệ thống biết người lái đang muốn xe di chuyển về phía nào Dữ liệu này sẽ được sử dụng để giúp cho xe cân bằng khi vào cua gấp và tránh được những vật cản bất ngờ.

Lấy tín hiệu từ transmission control thông qua cổng P và Q sau đó tín hiệu sẽ được truyền đến cuộn dây túi khí trên vô lăng (clock spring).

Cuộn dây túi khí trên vô lăng (Clock Spring): ngoài chức năng kết nối với túi khí vô lăng,mâm bấm còi nó còn được dùng để kết nối các hệ thống như volume control hay Cruise control Các hệ thống này kết nối với Clock Spring qua một sợi dây dẹt,cứng có 5 đến 6 lõi đặt trong lòng Clock Spring và được chia đều bên trái và bên phải (mỗi bên khoảng 2,5 vòng) Sự chia đều này chính là để khi ta đánh hết lái thì cuộn dây sẽ kéo hết về 1 bên không có hiện tượng cấn hoặc dây ngắn gây đứt Vì vậy mà khi đứt dây này không thể hàn lại được vì hàn nối sẽ làm sợ dây ngắn đi và chia không đều nữa.

Paddle Shifter left/right: lẩy chuyển số thủ công cho phép người lái chuyển số chủ động hơn trong các tình huống như: xuống dốc, lên dốc, tăng tốc mang lại cảm giác lái thể thao mạnh mẽ.

HỆ THỐNG TIỆN NGHI

Khái quát chung, nguyên tắc hoạt động

Gồm 3 diot quang BCM cấp điện qua chân 23 SUNL SENSOR đến chân số 4 của cảm biến Chân 5 của cảm biến qua mối nối S281 đến chân 29 SIGRTN của BCM Diot có chân 4 và 5 sẽ gửi tín hiệu cho BCM Diot quang ở chân số

2 của cảm biến sẽ nhận điện thế từ chân 25 RSUNL SENSOR của mô đun HVAC, diot quang ở chân 1 sẽ nhận điện thế từ chân 24 LSUNL SENSOR của mô đun HVAC Cả hai idiot này dùng chung mass ở chân số 3 cảm biến và được nối vào chân số 7 SENSOR GROUND của mô đun HVAC Ngoài ra, trên mạch điện ký hiệu RH104 còn có mối nối S255.Từ mối nối này sẽ có một tín hiệu được gửi đến từ cảm biến nhiệt độ/ độ ẩm trong xe qua mạch điện VH414 đến cho mô đun HVAC.

3 Cảm biến nhiệt độ/ độ ẩm trong xe:

Gồm 1 biến trở và 1 motor Motor dùng để hút gió vào trong cảm biến Motor của cảm biến được cấp nguồn từ chân 9 ASPIRATOR PWR của mô đun HVAC đến chân 1 VPWR Chân 3 GND của cảm biến được cấp mass từ chân 8 ASPIRATOR GND của mô đun Phần độ ẩm được cấp điện thế từ chân 11 HUMIDITY SENSOR của mô đun đến chân số 5 Biến trở đo nhiệt độ sẽ được cấp điện thế từ chân 10 IN-CAR SENSOR của mô đun đến chân 4 của cảm biến và phản hồi tín hiệu về chân 7 SENSOR GND của mô đun (Hình 2+

4 Cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe:

Gồm 1 biến trở Được cấp điện từ chân 24 DISC FLOOR R SENSOR của mô đun đến chân 1 Chân 3 nối mass ở chân 26 DISC GND SENSOR của mô đun. Điện thế đi qua biến trở, biến trở thay đổi điện trở theo nhiệt độ đo được và gửi về mô đun nhiệt độ bằng tín hiệu điện thế.

5 Cảm biến nhiệt độ gió ra sàn trái xe:

Tương tự cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe Được cấp điện từ chân 25 DISC FLOOR L SENSOR của mô đun và về mass ở chân 26 DISC GND SENSOR qua mối nối S246.

6 Cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa phải:

Tương tự cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe Được cấp điện từ chân 3 DISC PANEL R SENSOR của mô đun và về mass ở chân 4 SENSOR GND.

7 Cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa trái:

Tương tự cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe Được cấp điện từ chân 2 DISCPANEL L SENSOR của mô đun và về mass ở chân 4 SENSOR GND qua mối nối S258.

8 Bộ chuyển đổi áp suất điều hòa:

Chân 3 của bộ chuyển đổi nhận điện thế tham khảo 5V từ PCM Chân 1 nối mass ở chân 24 C-SIGRTN của PCM Sau khi đo áp suất và chuyển đổi thành điện thế thì bộ chuyển đổi sẽ đưa tín hiệu đo được qua chân 2 đến chân 67 ACPT của PCM

Các mô đun, thiết bị điều khiển:

1 Mô đun điều khiển thân xe (BCM): Đối với hệ thống điều khiển khí hậu tự động, BCM có nhiệm vụ cấp nguồn cho các cảm biến và mô đun, sử dụng các chân của các giắc nối sau đây:

 Chân 5 của C2280F: cấp nguồn cho chân 26 VBATT của mô đun HVAC.

 Chân 9 của C2280C: EVAP TEMP SENSOR cấp điện cho cảm biến nhiệt độ gió ra ở giàn lành.

 Chân 23 của C2280C: SUNL SENSOR, cấp điện cho một diot quang của cảm biến lượng bức xạ mặt trời.

 Chân 28 của C2280A: nối vào cuộn dây của rơ le motor thổi.

 Chân 29 của C2280C: SIGRTN cấp mass, nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ gió ra ở giàn lạnh và cảm biến lượng bức xạ mặt trời.

2 Mô đun điều khiển sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), điều khiển nhiệt độ tự động kép (DATC):

Danh sách các chân của mô đun:

 Các chân sử dụng của giắc nối C228A:

Chân 1: ACTUATOR POWER cấp nguồn cho bộ điều khiển cửa chọn chế độ gió vào, bộ điều khiển cửa tan băng, bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía hành khách, bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe, bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe.

Chân 2: RTEMP A cấp mass cho bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía

Chân 6: LTEMP A cấp mass cho bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe.

Chân 7: LTEMP B cấp mass cho bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe.

Chân 8: LTEMP C cấp mass cho bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe.

Chân 9: LTEMP D cấp mass cho bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe.

Chân 10: PA/FL A cấp mass cho bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe.

Chân 11: PA/FL B cấp mass cho bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe.

Chân 12: PA/FL C cấp mass cho bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe.

Chân 13: PA/FL D cấp mass cho bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe.

Chân 14: RECIRC A cấp mass cho bộ điều khiển cửa chọn ngõ gió vào.

Chân 15: RECIRC B cấp mass cho bộ điều khiển cửa chọn ngõ gió vào.

Chân 16: RECIRC C cấp mass cho bộ điều khiển cửa chọn ngõ gió vào.

Chân 17: RECIRC D cấp mass cho bộ điều khiển cửa chọn ngõ gió vào.

Chân 18: DEFR A cấp mass cho bộ điều khiển cửa tan băng.

Chân 19: DEFR B cấp mass cho bộ điều khiển cửa tan băng.

Chân 20: DEFR C cấp mass cho bộ điều khiển cửa tan băng.

Chân 21: DEFR D cấp mass cho bộ điều khiển cửa tan băng.

Chân 24: DISC FLOOR R SENSOR cấp điện qua điện trở của cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe.

Chân 25: DISC FLOOR L SENSOR cấp điện qua điện trở của cảm biến nhiệt độ gió ra sàn trái xe.

Chân 26: DISC GND SENSOR cấp mass cho cảm biến nhiệt độ gió ra sàn phải xe và cảm biến gió ra sàn trái xe.

 Các chân sử dụng của giắc nối C228B:

Chân 1: GND nối mass G201 cho chân 26 VBATT.

Chân 2: DISC PANEL L SENSOR cấp điện qua điện trở cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa trái.

Chân 3: DISC PANEL R SENSOR cấp điện qua điện trở cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa phải.

Chân 4: SENSOR GND cấp mass cho cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa phải và cảm biến nhiệt độ gió ra ốp nhựa trái.

Chân 5: MS CAN+ gửi thông tin đến mô đun mạng giao tiếp (DLC).

Chân 6: MS CAN- nhận thông tin từ mô đun mạng giao tiếp (DLC).

Chân 7: SENSOR GND cấp mass cho cảm biến lượng bức xạ mặt trời và cảm biến nhiệt độ/độ ẩm trong xe, nhận tín hiệu điện thế từ 2 cảm biến đó.

Chân 8: ASPIRATOR GND cấp mass cho motor quạt của cảm biến nhiệt độ/độ ẩm trong xe, nhận tín hiệu độ ẩm đo được của cảm biến.

Chân 9: ASPIRATOR PWR cấp điện cho motor quạt của cảm biến nhiệt độ/độ ẩm trong xe.

Chân 10: IN-CAR SENSOR cấp điện qua điện trở đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ/độ ẩm trong xe.

Chân 11: HUMIDITY SENSOR cấp dương qua phần đo độ ẩm cảm biến nhiệt độ/độ ẩm trong xe.

Chân 16: BLOWER CONTROL gửi tín hiệu điều khiển tới chân 3 BLOWER CONTROL mô đun điều khiển motor thổi.

Chân 24: LSUNL SENSOR cấp dương qua diot quang phía trái của cảm biến lượng bức xạ mặt trời.

Chân 25: RSUNL SENSOR cấp dương qua diot quang phía phải của cảm biến lượng bức xạ mặt trời.

Chân 26: VBATT nhận điện từ ắc quy.

Mô đun điều hòa tự động sẽ nhận tín hiệu từ tất cả 7 cảm biến được kể phía trên trừ bộ chuyển đổi áp suất điều hòa, kết hợp với mô đun điều khiển motor

CONTROL nhận tín hiệu từ chân 16 BLOWER CONTROL mô đun HVAC.

Khi có tín hiệu của mô đun HVAC, chân 1 MOTOR+ cấp điện và chân 2 MOTOR- cấp mass cho motor thổi hoạt động.

4 Mô đun điều khiển truyền động (PCM): Đối với hệ thống điều hòa tự động, PCM chỉ sử dụng cái chân sau:

 Chân 3 (C175B): ACCR nhận tín hiệu đảm bảo hệ thống điều hòa tự động vẫn hoạt động bình thường.

 Chân 17 (C175B): C-VREF chân điện thế 5V cấp cho bộ chuyển đổi áp suất điều hòa.

 Chân 24 (C175B): C-SIGRTN cấp mass cho bộ chuyển đổi áp suất điều hòa.

 Chân 67 (C175B): ACPT nhận tín hiệu áp suất đo được từ bộ chuyển đổi áp suất điều hòa.

PCM sẽ ngắt ly hợp từ, dừng hoạt động của máy nén nếu phát hiện tín hiệu áp suất từ bộ chuyển đội áp suất điều hòa cao hoặc thấp bất thường.

Các cơ cấu chấp hành:

1 Motor thổi: Được điều khiển bởi mô đun điều khiển motor thổi, thổi không khí từ dàn lạnh đến các đường ống của hệ thống điều hòa.

2 Bộ điều khiển chọn đường gió vào: Được điều khiển bởi mô đun HVAC, DATC Chọn nguồn lấy gió từ gió trời hoặc không khí trong xe.

3 Bộ điều khiển ngõ tan băng: Được điều khiển bởi mô đun HVAC, DATC Đưa khí nóng làm tan băng ở kính chắn gió.

4 Bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía hành khách: Được điều khiển bởi mô đun HVAC, DATC Điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa bên phía hành khách.

5 Bộ điều khiển nhiệt độ cửa trộn gió phía lái xe: Được điều khiển bởi mô đun HVAC, DATC Chỉnh nhiệt độ điều hòa phía lái xe.

6 Bộ điều khiển đường gió vào ốp/sàn xe: Được điều khiển bởi mô đun HVAC, DATC Chỉnh các đường vào bên trong ô tô của gió điều hòa (gió thổi vào người, vào chân và vào người lẫn chân, chế độ sưởi).

7 Ly hợp từ máy nén A/C: Gồm 1 diode và một lõi từ Khi có nguồn điện đi qua rơ le ly hợp điều hòa, chân 3 và 5 của rơ le thông nhau, máy nén của điều hòa hoạt động.

3 XÔNG KÍNH 3.1 Sơ đồ mạch điện:

Hệ thống sưởi kính giúp làm tan băng ở các mặt kính trên xe Gồm các mô đun thiết bị sau:

2 Mô đun điều khiển điều hòa tự động HVAC, DATC.

3 Rơ le xông kính sau và kính trước.

4 Mô đun cửa tài xế (DDM).

5 Mô đun cửa hành khách (PDM).

3.3 Nguyên tắc hoạt động:

Nguyên tắc hoạt động

Nguồn dương từ acquy đi qua hộp cầu chì F23 định mức 5A ngõ ra chân 9

Hộp BCM nhận tín hiệu LIN thông qua chân 4 giắc C2280C của công tắc đèn đầu để điều khiển các tín hiệu đóng mở cóp thông qua nút nhấn (Hình 4.1.1)

Hộp BCM lấy dương từ acquy đi qua cầu chì F65 định mức 10A, khi có nguồn cấp đến relay công tắc sẽ bật vào vị trí ON truyền tín hiệu ra chân 12 giắc C2280E -> chân 6 giắc C410 -> chân 1 giắc C4223 -> motor -> một đầu sẽ đi về mass qua chân 2 giắc C4223 -> một đầu còn lại công tắc bật qua vị trí

1 đi qua chân 4 giắc C4223 nối với chân 2 giắc C410 truyền tín hiệu đến đèn cốp.

Công tắc mở cốp đi qua chân 49 giắc C2280B truyền tín hiệu ON mở cốp -

> chân 3 giắc C410 nối với chân 3 giắc C4224 của bộ công tắc đèn -> đi qua chân 2 giắc C4224 đi về mass -> đầu còn lại đi qua chân 1 giắc C4224 nối với chân 13 giắc C410 của đèn hậu.

ANT + và ANT-: Thu thập và truyền dữ liệu cảm biến , được tích hợp trong các hệ thống điều khiển từ xa

Remote điều khiển (RFA) gồm có 3 chân tín hiệu:

 ANT+ chân 11 giắc C2153B truyền tín hiệu đến mô đun ăngten thông minh chân 1 giắc C4082.

 ANT- chân 23 giắc C2153B truyền tín hiệu đến mô đun ănten thông minh chân 2 giắc C4082.

 Công tắc cốp chân 16 giắc C2153B.

5 HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM 5.1 Sơ đồ mạch điện:

Nguyên tắc hoạt động

Hộp BCM( mô đun kiểm soát thân xe ) lấy nguồn từ dương accquy cấp cho relay công tắc bật đi qua cầu chì F59 định mức 5A -> chân 10 giắc C2280F -> truyền tín hiệu đến POWER của hộp chống trộm thụ động chân 1 giắc C252( các chân dùng chung giắc C252 gồm: 1 2 3 4 ) -> TX của bộ chống trộm thụ động nhận tín hiệu POWER cấp đến truyền thông tin đến PATS TS của bộ chấp hành BCM chân 54 giắc C2280C -> PATS( hệ thống chống trộm bị động) RX nhận tín hiệu sau đó truyền lại tín hiệu đó vào bộ chống trộm thụ động -> sau đó đi về mass

Sau khi bộ chấp hành BCM và bộ chống trộm thụ động truyền nhận dữ liệu cho nhau sau đó các tín hiệu đó sẽ được gửi đến HS CAN+ và HS CAN- để truyền đến các mô đun giao tiếp.

Hộp PCM (mô đun kiểm soát hệ thống truyền lực) có nhiệm vụ sẽ nhận tín hiệu của hệ thống chống trộm thụ động nếu tín hiệu đúng nó sẽ cho phép khởi động động cơ và nếu như tín hiệu sai nó sẽ khóa cửa và động cơ không cho phép kẻ trộm xâm nhập vào (Hình 5.1.1 và hình 5.1.2)

Remote điều khiển từ xa giao tiếp qua các chân ANT+ và ANT- qua 3 mô đun ăng ten trước, giữa và sau (Hình 5.1.3):

 Công tắc đóng mở truyềnn tín hiệu đến hệ thống khởi động.

 K- line là viết tắt của Keyword Protocol 2000 (KWP2000) thường sử dụng để chẩn đoán Trên giắc chẩn đoán OBD-II chúng ta dễ dàng nhận biết mạng K-line qua chân số 7 có nghĩa là giắc chẩn đoán OBD-II của xe nào có sử dụng chân số 7 thì chân đó là chân K-line theo quy ước chung của OBD-II.

Hộp BCM điều khiển công tắc khóa hệ thống lái -> công tắc bật nó sẽ cho ra tín hiệu ở hai chân:

 Chân 2 giắc C2280F truyền tín hiệu được mã hóa xuống chân 2 cổng VPWR của mô đun khóa hệ thống lái sau đó đi về mass.

 Chân 5 giắc C2280C truyền tín hiệu đến LIN thông qua chân số 4 giắc C2434 -> về mass (Hình 5.1.4).

Hộp BCM lấy nguồn từ acquy cấp vào cầu chì F68 15A và đi qua relay làm công tắc bật xuống khi đó nó sẽ đi qua chân 2 giắc C2280F đến chân 2 giắc C2434 (VPWR: điện áp nguồn cấp cho thân xe) của mô đun khóa trục lái-> về mass.

6 HỆ THỐNG CHÌA KHÓA THÔNG MINH VÀ BÁO ĐỘNG 6.1 Sơ đồ mạch điện, nguyên tắc hoạt động:

Hộp BCM lấy nguồn trực tiếp từ acquy đi qua chân 8 giắc C2280F -> chân 8 giắc C2402 (VATT) của mô đun điều khiển giao diện phía trước xe (FCIM) bên trong gồm có các chân:

 VBATT: nguồn lấy từ dương acquy cấp vào.

 LIN: chân 7 giắc C2402 gửi tín hiệu đến hệ thống AUDIO/điều hướng.

 Công tắc tín hiệu/cảnh báo nguy hiểm: chân 1 -> chân 27 giắc C2280C của mô đun điều khiển điện thân xe (BCM).

 GND: các tín hiệu đó sẽ đi về mass.

Hình 6.1.2 Công tắc hazard gồm có 3 chân:

 Chân 5 giắc C2440 truyền tín hiệu đến bảng hiện thị trên bảng điều khiển và chiếu sáng cụm đồng hồ.

 Chân 2 giắc C2240: thông công tắc gửi tín hiệu đến hộp BCM

Nguồn dương từ acquy sẽ cấp qua hộp cầu chì đặt trong khoan hành lý

(RJB) F4 định mức 25A -> chân 2 giắc C501A nối với VBATT của mô đun cửa (DDM) gồm có các chân:

 MS CAN+, MS CAN-: gửi tín hiệu đến mạng giao tiếp của mô đun.

 SET: chân 22 giắc C501A nối với chân 1 giắc C525 của chốt cửa bên tài xế khi công tắc bậc xuống 2 (set)thì sẽ gửi tín hiệu đến công tắc 1 sau đó sẽ truyền tín hiệu đến hộp BCM thông qua chân 3 giắc C525.

 RESET: chân 11 nối với chân 2 của chốt cửa phía trước bên trái khi công tắc bậc 3 (reset) -> gửi tín hiệu đến mô đun điều khiển thân xe( BCM ) thông qua chân 3 giắc C525.

 Door Unlock (mở khóa cửa): chân 19 nối với chân 4 cửa chốt cửa phía trước bên trái khi cong tắc bật xuống 4 (Unlock) thì sẽ gửi tín hiệu thông qua công tắc 1 (Ajar) của chốt cửa -> gửi đến BCM.

 Return chân 14 nối với chân 5 của chốt khóa cửa -> truyền tín hiệu đến hộp BCM

 Unlock (mở khóa): chân 4 nối với chân 8 của motor cửa kéo hạ chốt cửa xuống

 Lock (khóa): chân 3 nối với chân 7 của motor cửa đẩy khóa chốt lên và khóa cửa lại từ bên trong.

 Double lock (khóa kép): chân 5 nối với chân 6 của motor cửa đồng thời khóa cả 2 cửa phía bên trái.

 LIN: chân 8 giắc C501B nối với chân 3 giắc C535 của công tắc điều khiển cửa sổ chính nó điều khiển gập mở, mối nối S502 truyền tín hiệu thông qua giắc C339 đến hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa và cảnh báo.

 GND: tất cả các tín hiệu đều đi về mass.

Nguồn dương từ acquy đi qua hộp cầu chì đặt trong khoan hành lý (RJB) -

> VBATT của mô đun cửa hành khách (PDM) gồm có các chân:

 MS CAN+ và MSCAN-: gửi tín hiệu đến mạng giao tiếp mô đun.

 Unlock: chân 19 giắc C952A nối với chân 8 giắc C609 công tắc 2 (unlock) bật xuống -> công tắc 1 thông qua chân 6 giắc C609 của mô đun điều khiển thân xe (BCM).

 Return: Hộp BCM sau khi nhận tín hiệu sẽ gửi về tín hiệu phản hồi thông qua chân 4 đến chân 14 của mô đun cửa hành khách.

 Lock: chân 3 nối với chân 2 của motor cửa hành khách đẩy chốt cửa lên và khóa lại -> chân 1 motor sẽ nối với chân chân 4 của mô đun hành khách -> đi về mass.

 Double lock: chân 5 nối với chân 3 của motor khóa cửa hành khách khóa cả 2 cửa bên phải.

 LIN: tương tự mô đun cửa tài xế.

Hình 6.1.6 Ở sơ đồ hình 6.1.5 và hình 6.1.6 có thêm chức năng khóa trẻ em:

 Child lock: chân 19 được nối với chân 8 của switch PLC, chức năng của khóa trẻ em để tránh trường hợp xe đang chạy các bé vô tình bật cửa ra gây nguy hiểm cho chính phương tiện và các phương tiện tham gia giao thông khác.

Hình 6.1.7 Mô đun điều khiển điện thân xe (BCM):

 Chưa đóng kín cốp sau: chân 47 giắc C2280B được nối với chân 3 giắcC4223 của cụm chốt cốp sau/khoan để hành lý nếu chưa đóng kín công tắc sẽ bật qua 1 -> chân 4 giắc C4223 -> hiển thị đèn báo trên màn hình hiển thị

Nguồn dương từ acquy cấp vào mô đun điều khiển điện thân xe (BCM) -> chân 3 giắc C2280F-> chân 22 giắc C2153A -> VBATT của mô đun dẫn động chức năng từ xa (RFA) có các tín hiệu đầu ra:

 MSCAN+ và MSCAN-: chân 3 và chân 14 giắc C2153A truyền đến mạng giao tiếp mô đun.

 Công tắc cốp sau: chân 16 giắc C2153B -> Khoang hành lý.

 K-LINE: chân 11 giắc C2153A -> chân 55 giắc C2280C của mô đun điều khiển điện thân xe (BCM) -> chân 10 giắc C2280H -> K-LINE của mô đun bộ tiếp nhận chức năng từ xa (RFR).

Bó dây S321 chia ra 3 dây có 3 chân: G, H, C -> truyền tín hiệu đến hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa và cảnh báo (Hình 6.1.9) Mô đun dẫn động chức năng từ xa (RFA): (Hình 6.1.9).

 S329 chia thành 3 dây có 3 chân tín hiệu: D, E, F truyền tín hiệu đến hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa và cảnh báo.

Nguồn dương từ acquy cấp qua hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa và cảnh

GND: chân 7 giắc C645 -> Cổng D truyền đến hệ thống khóa cửa điều khiển từ xa và cảnh báo (Hình 6.1.10).

Các tín hiệu mở khóa cửa sẽ được điều khiển qua remote khóa cửa đến mô đun dẫn động chức năng từ xa.

CÁC HỆ THỐNG KHÁC

1 HỆ THỐNG CÒI VÀ CHÂM THUỐC 1.1 Sơ đồ mạch điện:

Ngày đăng: 01/09/2024, 22:52

w