1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải cách Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông và Minh Mạng

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải cách Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông và Minh Mạng
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 8,61 MB

Cấu trúc

  • 2. Theo em, cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành chính ở (12)
  • 1/ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật, tôn trọng pháp luật; (28)
  • 2/ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau, trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài (28)
  • 3/ Quy định rõ chức trách và nhiệm vụ cho từng cơ quan nhà nước, từng chức danh công (28)
  • 4/ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn người hiền tài đáp ứng yêu (29)
  • 5/ Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức (29)
  • 6/ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “Hồi tị” để giảm bớt những tiêu cực trong nền (29)

Nội dung

Cải cách Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông và Minh Mạng Cải cách Hồ Quý Ly Câu 1. Khái quát bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly. *Bối cảnh lịch sử - Về chính trị + Từ nửa sau thế kỉ XIV, vua quan quý tộc nhà Trần sa vào con đường ăn chơi sa đọa làm cho triều Trần nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. Vua Trần Dụ Tông ăn chơi hưởng lạc. Trong triều đình thì bị … lũng đoạn, việc nước không còn được quan tâm. Tầng lớp quý tộc Trần cũng bị suy thoái, không còn giữ được kỉ cương, phép nước. + Triều Trần suy yếu làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước. Ở phía Nam chia thành liên tục… Ở phía Bắc nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nạp nhiều vật phẩm, chuẩn bị xâm lược nước ta. + Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm… - Về kinh tế - xã hội: từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều,… nên nhiều năm nước ta bị mất mùa, đói kém. Ruộng tư vương hầu quý tộc, địa chủ tăng lên nhanh chóng. Ruộng đất công ngày càng thu hẹp. Ở các làng xã, tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất và gian dân nên phổ biến, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì đã diễn ra như Khởi nghĩa Ngô Bệ ở Hải Dương, Khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Hôn ở Hà Tây (nay là Hà Nội). - Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly nhờ tài năng và lợi dụng các mối quan hệ của mình với vua Trần Nghệ Tông đã từng bước thâu tóm quyền lực, trở thành một đại thần của triều Trần và bắt đầu tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực. - Sau khi phế truất vua Trần lập ra nhà Hồ (từ năm 1400), Hồ Quý Ly đã đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc cải cách nhằm củng cố chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội xuất hiệ cuối thời Trần. *Kết quả - Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã đưa đất nước bước đầu thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương; bước đầu xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt theo đường lối quân chủ chuyên chế quan liêu. - Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm. - Tuy nhiên những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả còn nhiều hạn chế. Câu 2. Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Hồ Quý Ly và triều Hồ tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV. Nội dung chính của cuộc cải cách này. *Thuận lợi - Cuộc cải cách diễn ra dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Hồ Quý Ly – một con người có tài năng, tính quyết đoán và có quyền lực. - Được sự ủng hộ, giúp đỡ, cố vấn của một bộ phận là trí thức, quan lại nho học vốn ủng hộ xu hướng cải cách chế độ theo hướng quan liêu. - Được sự hưởng ứng của một bộ phận nhân dân lao động, đặc biệt là dân nghèo không có hoặc có ít ruộng đất, nô tì – những người bị tước đoạt quyền lợi và có tân phận thấp kém dưới triều Trần. *Khó khăn - Cuộc cải cách nhằm giải quyết một cuộc khủng hoảng trầm trọng, toàn diện và kéo dài của đất nước nửa sau thế kỉ XIV nên rất khó khăn; mặt khác, trước đó chưa có một mô hình hay bài học để cuộc cải cách có thể học tập và kế thừa kinh nghiệm. - Cuộc cải cách diễn ra khi chưa có một cơ sở xã hội vững chắc, chưa có đủ một lực lượng xã hội đông đảo hậu thuẫn để làm chỗ dựa. - Cuộc cải cách gặp phải sự chống phá quyết liệt của các thế lực họ Trần và các lực lượng bảo thủ khác. - Cuộc cải cách diễn ra trong bối cảnh khó khăn là nhà Minh liên tục có những động thái chuẩn bị xâm lược nên vừa cải cách nhưng lại vừa phải gấp rút chuẩn bị cho công cuộc chống ngoại xâm. - Cuộc cải cách diễn ra ở giai đoạn đầu thì mang tiếng lộng quyền, ở giai đoạn sau thì mang tiếng tháng đoạt, giết vua, lại là người gốc ngoại bang.

Theo em, cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành chính ở

Việt Nam hiện nay? ( 2 điểm) - Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

Câu 5 (4,0 điểm) a Lập bảng về các cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) và Minh Mạng (thế kỉ XIX) theo mẫu sau:

Nội dung Cải cách Lê Thánh Tông Cải cách Minh Mạng

Chính quyền trung ươngChính quyền địa phương b Rút ra điểm tương đồng giữa hai cuộc cải cách trên. a Lập bảng về các cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) và Minh Mạng (thế kỉ XIX) theo mẫu sau:

Nội dung Cải cách Lê Thánh Tông Cải cách Minh Mạng

- Cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay vua Tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát

- Bãi bỏ chức Thừa tướng, Đại hành khiển , lập ra Lục bộ do Thượng Thư dùng dầu, chịu trách nhiệm trước vua Lục bộ chịu sự giám sát của Lục khoa

- Đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn như Thông chính tỵ, Quốc Tử Giám,

- Bộ máy nhà nước cơ bản giữ như cũ, lập thêm 1 số cơ quan giúp việc khác.

- Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Nội các, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.

- Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện là những cơ quan mới được thành lập có vai trò đặc biệt quan trọng.

- Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá

- Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên gồm: Đô ty, thừa ty, hiến ty

- Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ thiết lập hệ thống phủ, huyện châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu tương ứng

- Xoá bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, chia cả nước thành 30 tỉnh đặt dưới sự quản lý trực tiếp của triều đình trung ương

- Dưới tỉnh là các Phủ, huyện/châu, tổng, xã và các cơ quan, chức quan phụ trách.

- Bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng, thiết lập cấp tổng như ở miền xuôi, đặt lưu quan đối với vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. b Điểm tương đồng của hai cuộc cải cách

- Hai cuộc cải cách đều chủ trương xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, tăng cường quyền lực vào tay vua.

- Nhà nước được tổ chức một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương Chính quyền trung ương có vai trò rất lớn, chi phối mạnh mẽ chính quyền địa phương - Chú trọng xây thang bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ và có tính thống nhất cao Trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được phân định cụ thể để tránh tình trạng chồng chéo.

Câu 1 (1, 5 điểm) Phân tích kết quả của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Câu 2 (1, 5 điểm) Nội dung cải cách của Minh Mạng có những giá trị như thế nào trong đời sống xã hội Việt Nam sau này?

Câu hỏi Câu 1 Phân tích kết quả của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

- Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, đề cao quyền hành toàn diện của hoàng đế

- Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giảm sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ

- Các giá trị chính trị - pháp lý của Luật Hồng Đức phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của chế độ đất nước hiện tại như: bảo vệ chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, tôn trọng tính tối cao của luật, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc…

- Kế thừa, tiếp thu luôn đi đôi với phát huy, nhân lên một tầm cao mới các giá trị của truyền thống pháp lý, góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc

Câu 2 Nội dung cải cách của Minh Mạng có những giá trị như thế nào trong đời sống xã hội Việt Nam sau này?

- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

- Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn giản, gọn nhẹ, chặt chẽ.

- Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

- Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

Câu 2 (1,0 điểm) Hãy nêu sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu dưới đây.

“Trong thị Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngủ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.

(Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435) Sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu:

- Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính

- Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tốc cơ bản để đưa đến sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau, trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài

Quy định rõ chức trách và nhiệm vụ cho từng cơ quan nhà nước, từng chức danh công

chức theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;

Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn người hiền tài đáp ứng yêu

cầu cải cách hành chính;

Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức

Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “Hồi tị” để giảm bớt những tiêu cực trong nền

Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong cải cách của Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX)

Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong cải cách của Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX)

- Thông qua cuộc cải cách, vua Minh Mạng đã sắp xếp lại toàn bộ bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương Các đơn vị hành chính như: Bắc Thành, Gia Định Thành, các doanh, trấn,… (tồn tại ở thời kì đầu của nhà Nguyễn), đặc biệt là Bắc Thành và Gia Định Thành - những cơ quan quản lí có quyền lực rất lớn, ảnh hưởng đến quyền lực tập trung của nhà nước, gây nguy cơ cát cứ, chia cắt đất nước - đã bị xóa bỏ, thay vào đó là các đơn vị hành chính mới, được phân cấp rõ ràng và thống nhất trong cả nước

- Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống gồm tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã Đơn vị hành chính cấp tỉnh lần đầu tiên được xuất hiện Phạm vi của các tỉnh bị thu hẹp lại so với trước đó, nhằm hạn chế xu hướng cát cứ, phân tán quyền lực Điều này khẳng định uy quyền tuyệt đối của nhà vua trong việc quản lý, điều hành đất nước, giúp vua Minh Mạng loại bỏ một số quan lại không đủ năng lực và phẩm chất Việc thi hành chế độ Hồi tị cũng đã ngăn chặn được tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương

- Những thành tựu của cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng đã tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Nam, đồng thời, đưa Nhà nước quân chủ chuyên chế quan liêu Nguyễn trở thành một nhà nước mạnh ở khu vực Đông Nam Á

=> Như vậy, thành công nhất, cũng là cống hiến lớn nhất cho lịch sử dân tộc trong cải cách hành chính của Minh Mạng là sự phân chia lại địa giới hành chính từ tỉnh đến xã trong cả nước, thống nhất đất nước về mặt hành chính, hoàn thiện sự nghiệp thống nhất đất nước mà triều đại Tây Sơn đã mở đầu.

- Việc bố trí chức quan căn cứ vào quy mô, diện tích, dân số, ruộng đất, mức độ công việc và trình độ phát triển ở địa phương Việc phân chia địa giới hành chính được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương, đặc điểm kinh tế - xã hội

 Chính vì thế, cuộc cải cách này không những đã đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó, mà còn để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.

- Nhiều tên gọi cấp tỉnh, huyện,… trong bộ máy hành chính thời Nguyễn vẫn được duy trì đến hiện nay như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái

Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định,

- Cuộc cải cách chú trọng củng cố vương quyền hơn là cải thiện dân sinh Đời sống người dân bị chìm đắm nhiều thế kỉ, bị chiến tranh hoành hành, cuộc sống cơ cực Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần phải cải cách kinh tế - xã hội nhưng Minh Mạng lại chú trọng cải cách hành chính, nhằm củng cố quyền lực vương triều Nguyễn.

- Cải cách của vua Minh Mạng cơ bản chưa đổi mới về tư duy, quá chú trọng xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến đã lỗi thời so với xu thế phát triển của thời đại, không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử nước ta bấy giờ…

- Từ đó, đưa đến hậu quả mất lòng dân…làm cho Nhà nước trì trệ, bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước, không hội nhập được với thế giới bên ngoài… Hạn chế đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Nguyễn trước cuộc chiến tranh xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha nửa sau thế kỉ XIX).

- Từ đó, cuộc cải cách của Minh Mạng đã để lại nhiều bài học học kinh nghiệm quý báu về mục tiêu, định hướng, nội dung cải cách phải xuất phát từ việc đáp ứng yêu cầu của lịch sử và phù hợp với xu thế của thời đại.

Câu 6 Vì sao vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính vào đầu thế kỉ XIX?

Trình bày và nhận xét nội dung cuộc cải cách đó.

* Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính vào đầu thế kỉ XIX vì:

- Nhà Nguyễn được thành lập trong bối cảnh đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

- Bộ máy nhà nước thời Gia Long chưa hoàn chỉnh, tính phân quyền còn đậm nét…

- Vào đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn xác lập được biên giới chủ quyền trên đất liền và biển đảo như Việt Nam hiện nay Việc mở rộng lãnh thổ như trên rất cần phải có một bộ máy hành chính thống nhất từ trung ương đến địa phương…

- Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngồi hoàng đế, vua Minh Mạng đã thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

- Ở trung ương: Đứng đầu triều đình là nhà vua nắm mọi quyền hành Giúp việc và tham mưu cho nhà vua có một số cơ quan như Nội các quyền lực giảm lại, Cơ mật viện thành lập năm 1834 là cơ quan trọng yếu bên cạnh nhà vua, giúp giải quyết các công việc

Ngày đăng: 01/09/2024, 16:54

w