Quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số Liên hệ với bối cảnh Việt Nam Quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số Liên hệ với bối cảnh Việt Nam Quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số Liên hệ với bối cảnh Việt Nam
Trang 1QUYỀN RIÊNG TƢ TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ:
LIÊN HỆ VỚI BỐI CẢNH VIỆT NAM
Lê Trần Như Tuyên - Vũ Công Giao
Quyền riêng tư là một quyền cơ bản, cần thiết cho sự tự chủ và bảo vệ ph m giá con người Trong khi quyền riêng tư đã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng nhất của thời hiện đại, thì mức độ bảo vệ quyền riêng tư lại giảm do tiến bộ công nghệ tăng nhanh Thời đại kỹ thuật số đã dẫn đến các tác động xã hội rộng rãi và thay đổi lối sống Nó làm tăng và cải thiện khả năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, thúc đ y quá trình toàn cầu hóa, dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, mặt khác, thời đại kỹ thuật số có thể gây ra những rủi ro cực kỳ phức tạp đối với quyền riêng tư Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, luật pháp không theo kịp công nghệ, để lại những lỗ hổng đáng kể trong việc bảo vệ quyền riêng tư Hiểu các vấn đề riêng tư là rất quan trọng và cần thiết để xác định con đường hiệu quả cho sự riêng tư trong tương lai kỹ thuật số
1 Tổng quan về thời đại kỹ thuật số và quyền riêng tƣ
Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số Sự phát triển của kỹ thuật số đã mở ra một kỉ nguyên mới cho khoa học công nghệ của nhân loại, là yếu tố đóng vai trò cốt lõi thúc đ y cách mạng công nghiệp 4.0
Thời đại kỹ thuật số (còn gọi là Thời đại máy tính, Thời đại thông tin hay Thời đại truyền thông mới) là thời kỳ lịch sử ở thế kỷ XXI được đặc trưng bởi sự chuyển đổi nhanh chóng từ ngành công nghiệp truyền thống mà Cách mạng công nghiệp mang lại qua công nghiệp hóa, sang nền kinh tế dựa trên công nghệ thông tin Những tiến bộ công nghệ trong thời đại kỹ thuật số không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà nhiều khía cạnh khác của xã hội Nó tạo ra một xã hội dựa trên tri thức được bao quanh bởi công nghệ cao Bên cạnh vai trò cơ bản của Internet, tâm điểm của thời đại kỹ thuật số hiện nay là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn, v.v Thời đại kỹ thuật số là thời đại phát triển khoa học và kỹ thuật quan trọng, cho phép nhân loại tiến lên một bước lớn Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhận thức được những thách thức trong thời đại này, đặc biệt là những khó khăn trong việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng
Quyền riêng là quyền cơ bản, thiết yếu đối với sự tự chủ và bảo vệ ph m giá con người, đóng vai trò nền tảng cho nhiều quyền con người khác được xây dựng Sự riêng tư đã trở thành một trong những vấn đề nhân quyền quan trọng nhất của thời đại hiện đại
Mặc dù quyền riêng tư chỉ trở thành một quyền được thừa nhận rộng rãi từ thế kỷ XIX-XX, nhưng thực tế quyền riêng tư đã tồn tại từ rất lâu trước thời gian này Quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, thậm chí từ các xã hội cổ đại Ngay cả Kinh thánh cũng có một số đoạn mà sự vi phạm quyền riêng tư xuất hiện ở dạng sơ khai721 Từ quan điểm pháp
721 Richard Hixson (1987), Privacy in a Public Society: Human Rights in Conflict 3 See Barrington Moore (1984), Privacy: Studies in Social and Cultural History
Trang 2lý, Bộ luật Hammurabi có một đoạn chống lại sự xâm nhập vào nhà của người khác, hoặc luật La Mã cũng quy định về vấn đề tương tự722
Những sự bảo vệ này chủ yếu tập trung vào quyền cô độc Ý tưởng về quyền riêng tư theo truyền thống xuất phát từ sự khác biệt giữa nhóm ―cá nhân‖ và ―công cộng‖, và sự khác biệt từ nhu cầu tự nhiên của cá nhân để tạo sự khác biệt giữa bản thân và thế giới bên ngoài Các giới hạn giữa cá nhân và công cộng khác nhau theo thời đại và xã hội nhất định, điều này gây ra sự thay đổi đang diễn ra trong suốt lịch sử của những thảo luận về quyền riêng tư
Trong thế kỷ XIX, những đổi mới trong nền kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự thay đổi cách sống của con người và những đổi mới này cũng gây ra ảnh hưởng tới sự riêng tư, vì sự riêng tư về thể chất và tinh thần được tách ra và bắt đầu phát triển theo hai cách khác nhau Một thay đổi rất quan trọng nữa là sự xuất hiện và phát triển của các tờ báo (báo lá cải), vốn là một lĩnh vực màu mỡ cho tin đồn và phóng sự ảnh723 Samuel D Warren và Louis D Brandeis là những người đầu tiên nhận ra các mối đe dọa đối với quyền riêng tư từ sự phát triển công nghệ và xã hội, thể hiện trong bài báo nổi tiếng ―Quyền riêng tư‖ của họ năm 1890 Trong bài báo này, các tác giả lập luận rằng khi những thay đổi chính trị, xã hội và kinh tế xảy ra, luật pháp phải phát triển và tạo ra các quyền mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo sự bảo vệ toàn diện của người và tài sản724 Họ đã nhận ra hai hiện tượng gây ra mối đe dọa đối với quyền riêng tư: phát triển công nghệ (cụ thể là ảnh chụp đương thời) và tin đồn trên báo chí Xem xét những thay đổi này, họ là những người đầu tiên yêu cầu sự công nhận quyền riêng tư (mà họ xác định là quyền được ở một mình) là một quyền riêng biệt và phổ quát Mặc dù khái niệm pháp lý mơ hồ ban đầu này không mô tả quyền riêng tư theo cách giúp dễ dàng tạo ra các biện pháp pháp lý bảo vệ quyền riêng tư một cách rộng rãi, nhưng nó đã củng cố khái niệm về quyền riêng tư cho các cá nhân, về cơ bản đảm bảo chống lại sự tiết lộ không mong muốn sự thật, suy nghĩ, cảm xúc và bắt đầu những thảo luận về quyền này
Mặc dù quyền riêng tư là một quyền phổ quát, nhưng thực tế không có định nghĩa chung về quyền riêng tư Giới hạn và nội dung của những gì được coi là riêng tư khác nhau giữa các nền văn hóa và cá nhân, nhưng có chung nền tảng Có rất nhiều cách khác nhau để giải thích về khái niệm hay các khía cạnh tồn tại của quyền riêng tư Quyền riêng tư có thể được hiểu là quyền của cá nhân được ở một mình, hạn chế sự tiếp cận của người khác tới bản thân, giữ bí mật cá nhân, kiểm soát thông tin cá nhân, nhân trạng và tự quyết trong mối quan hệ với các cá nhân khác
Bảo vệ quyền riêng tư thường được xem là một cách để vạch ra giới hạn mà xã hội có thể can thiệp vào vấn đề của một người Một tổ chức Bảo mật quốc tế đã công bố một báo cáo vào năm 2004, với tựa đề ―Quyền riêng tư và quyền con người – một cuộc khảo sát quốc tế về luật pháp và thực tiễn thi hành‖ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng riêng tư ở 50 quốc gia
Trang 3trên toàn thế giới Theo báo cáo này, quyền riêng tư có thể được chia thành các khía cạnh sau725: 1) Quyền riêng tư thông tin; 2) Quyền riêng tư về cơ thể; 3) Quyền riêng tư về thông tin liên lạc; 4) Quyền riêng tư về nơi cư trú Theo Luật Nhân quyền Quốc tế, quyền riêng tư là quyền cơ bản nhưng không phải là quyền tuyệt đối của con người Mọi người được bảo vệ chống lại sự can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp cho dù sự can thiệp đó xuất phát từ các cơ quan nhà nước hay từ các thể nhân hoặc pháp nhân Nhưng như tất cả mọi người sống trong xã hội, việc bảo vệ quyền riêng tư chỉ có thể là tương đối Dù vậy, các cơ quan công quyền có th m quyền chỉ có thể yêu cầu những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân, nếu những những thông tin đó cần thiết cho lợi ích chung của xã hội Quyền riêng tư củng cố ph m giá con người và các giá trị quan trọng khác như quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận
Khi công nghệ tiếp tục phát triển, các khái niệm về quyền riêng tư cũng phát triển Các mối quan tâm về quyền riêng tư hiện nay tập trung chủ yếu vào việc người dùng kiểm soát thông tin/dữ liệu cá nhân của họ Luật sư Daniel J Solove đã viết rất nhiều về chủ đề này trong cuốn ―Một phân loại về quyền riêng tư‖ Ông liệt kê bốn loại hoạt động gây tổn hại đến quyền riêng tư bao gồm: thu thập thông tin, xử lý thông tin, phổ biến thông tin và chiếm đoạt thông tin Sau đó, ông chia nhỏ từng loại này, tạo ra một phân loại ấn tượng không dưới 16 cách mà quyền riêng tư có thể bị vi phạm Thách thức của quyền riêng tư dữ liệu là sử dụng dữ liệu trong khi bảo vệ sự lựa chọn riêng tư của cá nhân và thông tin nhận dạng cá nhân của họ
2 Quyền riêng tƣ trong luật nhân quyền quốc tế
Tiêu chu n riêng tư hiện đại ở cấp quốc tế có thể được tìm thấy trong Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu năm 1948 (UDHR), trong đó đặc biệt bảo vệ quyền riêng tư về lãnh thổ và thông tin liên lạc726 Từ nội dung của Điều 12 UDHR có thể thấy nội hàm của các giá trị đời tư cần được bảo vệ không chỉ là cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân mà còn bao gồm cả những khía cạnh đời sống có sự gắn kết mật thiết với cá nhân như gia đình, nơi ở, thư tín và cả những giá trị định tính như danh dự, uy tín cá nhân Mặc dù chưa thể hiện hết các thuộc tính của quyền riêng tư nhưng có thể nói đây là một cách diễn giải tương đối cụ thể và chi tiết về các giá trị đời tư trong Luật quốc tế, giúp cho việc nội luật hóa quy định này vào pháp luật quốc gia được thuận lợi hơn, thay vì để các quốc gia tự ―sáng tạo‖ ra các giá trị đời tư Nhiều công ước quốc tế về quyền con người cũng công nhận quyền riêng tư như một quyền cơ bản như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Điều 17; Công ước Liên hợp quốc về người lao động nhập cư, Điều 14; Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Điều 16; Công ước về quyền của người khuyết tật, Điều 22
Qua những quy định và diễn giải về quyền được bảo vệ đời tư cho thấy, Luật Nhân quyền quốc tế chủ yếu hướng đến nghĩa vụ của các nhà nước trong việc bảo vệ quyền này thông qua pháp luật Nếu xem xét trong bối cảnh ra đời của Luật Nhân quyền quốc tế thì thấy rằng lý do dẫn đến việc ghi nhận sự bảo vệ quyền đời tư là do ―sự gia tăng mức độ nguy hiểm
Trang 4của việc can thiệp‖ với ―những hình thức can thiệp tinh vi thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ (như giám sát điện tử của cơ quan nhà nước) Do đó, giới hạn sự tùy tiện của các nhà nước trong việc can thiệp vào đời tư của cá nhân công dân là thật sự quan trọng.Việc nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của pháp luật như vậy tuy phù hợp với tinh thần của Luật Nhân quyền quốc tế nói chung nhưng vô tình đã làm lu mờ nghĩa vụ của chính mỗi cá nhân đối với việc tự bảo vệ quyền đời tư của bản thân, mà thông thường việc tự bảo vệ của mỗi cá nhân sẽ đem lại hiệu quả tổng thể cao hơn thay vì đợi nhà nước giúp đỡ, bởi lẽ việc áp dụng pháp luật nói chung cần trải qua những trình tự thủ tục nhất định mà có thể làm chậm quá trình khôi phục những giá trị đời tư bị xâm phạm
Ở cấp độ khu vực, quyền riêng tư đang trở nên có hiệu lực hơn Công ước 1950 về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản727, Điều 8 quy định: (1) Mọi người đều có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và đời sống gia đình, nhà và thư từ của mình; (2) Sẽ không có sự can thiệp của cơ quan công quyền đối với việc thực thi quyền này trừ khi luật pháp quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc kinh tế của đất nước, để ngăn ngừa rối loạn hoặc tội phạm, để bảo vệ đạo đức, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do của người khác Công ước đã tạo ra Ủy ban Nhân quyền Châu Âu và Tòa án Nhân quyền Châu Âu để giám sát việc thực thi Cả hai đều đặc biệt tích cực trong việc thực thi quyền riêng tư và luôn xem xét các biện pháp bảo vệ Điều khoản của công ước
Điều 11 của Công ước Nhân quyền Hoa Kỳ quy định quyền riêng tư với các điều khoản tương tự như UDHR728 Năm 1965, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ tuyên bố Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của con người, kêu gọi bảo vệ nhiều quyền con người bao gồm cả quyền riêng tư729 Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ cũng đã bắt đầu giải quyết các vấn đề riêng tư trong các vụ kiện của mình Hiến chương châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em730, Hiến chương Ả Rập về quyền con người731, tuyên bố nhân quyền của ASEAN732
cũng có các điều khoản về bảo vệ quyền riêng tư
Sự quan tâm về vấn đề quyền riêng tư tăng lên trong những năm 1960 và 1970 với sự ra đời của công nghệ thông tin Tiềm năng giám sát của các hệ thống máy tính đã thúc đ y nhu cầu có các quy tắc cụ thể chi phối việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân, hai công cụ quốc tế quan trọng đã phát triển Công ước 1981 của Hội đồng châu Âu về bảo vệ cá nhân liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân tự động733
và Hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế điều chỉnh việc bảo vệ quyền riêng tư và chuyển đổi dữ liệu của dữ liệu cá nhân734
thể hiện các quy tắc cụ thể về việc xử lý Dữ liệu điện tử Các quy tắc trong hai tài liệu này tạo thành cốt lõi của luật Bảo vệ dữ liệu của hàng chục quốc gia Các quy tắc này mô tả thông tin cá nhân là dữ liệu
O.A.S Res XXX, adopted by the Ninth Conference of American States, 1948 OEA/Ser/ L./V/I.4 Rev (1965)
730 African Charter on the Rights and Welfare of the Child, Article 10, http://www.achpr.org/instruments/child/
Trang 5được bảo vệ ở mọi bước từ thu thập đến lưu trữ và phổ biến Quyền của mọi người truy cập và sửa đổi dữ liệu của họ là một khía cạnh chính của các quy tắc này, yêu cầu tất cả thông tin cá nhân phải là: 1) Có được một cách công bằng và hợp pháp; 2) Chỉ được sử dụng cho mục đích ban đầu được biết rõ; 3) Đầy đủ, phù hợp và không quá mục đích; 4) Chính xác và cập nhật; và 5) Loại bỏ sau khi mục đích được hoàn thành
Hai thỏa thuận này đã có tác động sâu sắc đến việc áp dụng luật pháp trên toàn thế giới Hơn hai mươi quốc gia đã thông qua công ước của Hội đồng châu Âu và sáu quốc gia khác đã ký kết nhưng chưa thông qua luật Các hướng dẫn của OECD cũng đã được sử dụng rộng rãi trong luật pháp quốc gia, thậm chí bên ngoài các quốc gia OECD Quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người và là kỳ vọng hợp lý của mỗi người Với sự đổi mới công nghệ, quyền riêng tư thông tin ngày càng trở nên phức tạp hơn khi nhiều dữ liệu được thu thập và trao đổi Khi công nghệ trở nên tinh vi hơn, việc sử dụng dữ liệu cũng vậy Và điều đó khiến mọi người phải đối mặt với những rủi ro vô cùng phức tạp để đảm bảo thông tin cá nhân được bảo vệ
3 Sự cần thiết của luật pháp về quyền riêng tƣ trong kỷ nguyên số
Thời đại kỹ thuật số bắt đầu với việc sử dụng rộng rãi Internet735, không có công nghệ nào tiếp cận được nhiều người hơn trong một khoảng thời gian ngắn như Internet736 Internet là một trong những lĩnh vực trong đó quyền riêng tư thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Người dùng Internet "không muốn bị bỏ lại một mình"; họ muốn sử dụng các dịch vụ của internet - một trong những lĩnh vực xã hội quan trọng nhất thời hiện đại Ngày nay, mối quan tâm về quyền riêng tư tập trung phần lớn vào thông tin cá nhân chia sẻ hoặc tạo trên internet, thường là công khai, thay vì những gì cá nhân muốn che giấu trong giới hạn riêng tư của nhà mình Khái niệm về quyền riêng tư đã thích nghi với những hoàn cảnh thay đổi đó và ngày nay, trọng tâm chủ yếu tập trung vào việc người dùng kiểm soát thông tin/dữ liệu cá nhân của họ Có ba trụ cột lâu dài về quyền riêng tư thông tin xuất phát từ Nguyên tắc OECD là:
1) Giới hạn thu thập: việc thu thập thông tin cá nhân chỉ nên giới hạn ở những gì cần thiết; thông tin cá nhân chỉ nên được thu thập bằng các biện pháp hợp pháp và công bằng; và khi thích hợp, nên được thu thập khi cá nhân biết và/hoặc sự đồng ý của cá nhân
2) Mục đích rõ ràng: mục đích thu thập thông tin cá nhân nên được định rõ cho cá nhân tại thời điểm thu thập
3) Giới hạn sử dụng: thông tin cá nhân chỉ nên được sử dụng hoặc tiết lộ cho mục đích thu thập thông tin, trừ khi có yêu cầu của cơ quan pháp lý có th m quyền
Mục tiêu cơ bản của các nguyên tắc đan xen này là để giảm thiểu lượng thông tin mà
735 Victor X Wang (Florida Atlantic University, USA) (2012), Handbook of Research on Technologies for Improving the 21st Century Workforce: Tools for Lifelong Learning, Chapter 3: Engaging Adult Learners with Innovative Technologies - Dennis Beck (University of Arkansas, USA) and Claretha Hughes (University of Arkansas, USA), p.41 736 Richard Hodson (2018), Digital revolution, An explosion in information technology is remaking the world, leaving few
aspects of society untouched, https://www.nature.com/articles/d41586-018-07500-z
Trang 6bất kỳ tổ chức nào nắm giữ về một cá nhân và để đảm bảo rằng cách xử lý thông tin phù hợp với mong đợi của cá nhân đó AI về cơ bản thách thức cả ba nguyên tắc này Bản chất của nhiều kỹ thuật AI, đặc biệt là học máy, dựa vào việc ăn một lượng lớn dữ liệu để đào tạo và kiểm tra các thuật toán Trên thực tế, nhiều cá nhân thường không nhận thức đầy đủ về lượng thông tin được thu thập từ thiết bị của họ và sau đó được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho các hệ thống AI Điều này tạo ra một xung đột khi giới hạn việc thu thập thông tin cá nhân không tương thích với chức năng của các công nghệ AI và các thiết bị thu thập dữ liệu để hỗ trợ nó, việc thu thập lượng thông tin khổng lồ như vậy tạo ra rủi ro riêng tư rất lớn
Đưa ra một lời giải thích về mục đích của việc thu thập (thường là thông qua một thông báo thu thập) là cách mà hầu hết các tổ chức tuân thủ việc nêu rõ mục đích Trong một số trường hợp, các tổ chức có thể không nhất thiết phải biết trước về việc AI sẽ sử dụng thông tin như thế nào trong tương lai Thực tế có nhiều nguy cơ thu thập dữ liệu vượt quá những gì cần thiết bằng việc sử dụng các thông báo thu thập quá rộng Điều này cho phép các tổ chức đạt được sự tuân thủ nghĩa vụ đối với quyền riêng tư về mặt kỹ thuật, nhưng trên thực tế nó không phù hợp với mục tiêu cơ bản của nguyên tắc giới hạn thu thập Hơn nữa, nó làm suy yếu khả năng của các cá nhân khi thực hiện kiểm soát đối với thông tin cá nhân của họ Sau khi dữ liệu được thu thập, nguyên tắc thứ ba đặt ra giới hạn để đảm bảo thông tin cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích mà nó được thu thập Thông thường, các tổ chức cũng được phép sử dụng thông tin cá nhân cho mục đích thứ cấp sẽ được ―mong đợi một cách hợp lý‖ bởi cá nhân Điều này đặt ra câu hỏi liệu thông tin được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho hệ thống AI có thể được coi là "mục đích thứ cấp được mong đợi hợp lý" hay không Các tổ chức có thể thấy khó khăn để đảm bảo thông tin cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích mà nó được thu thập khi sử dụng các công nghệ AI
Ở nhiều quốc gia, luật bảo vệ dữ liệu không đầy đủ hoặc thậm chí không tồn tại, do đó dữ liệu được phân tích mà không có sự đồng ý trước của người dùng Ngoài ra, việc n danh an toàn của dữ liệu không thể được đảm bảo nữa khi khối lượng dữ liệu lớn có thể được được thu thập và đối chiếu Sự hội tụ làm cho dữ liệu thường được tự động tham chiếu chéo, các công cụ máy tính cho phép các cá nhân được xác định lại từ các bộ dữ liệu n danh Sau khi được tiết lộ, những dữ liệu này có thể được lưu giữ mãi mãi trong khi các cá nhân liên quan có thể không biết tới điều này và những dữ liệu này cũng rất khó để loại bỏ Do đó, việc quản lý và kiểm soát các lĩnh vực riêng tư của cá nhân trở nên khó khăn hơn Với các quyền khác, cá nhân nhận thức được sự can thiệp và cũng nhận thức được người vi phạm Nhưng có lẽ thách thức quan lớn nhất đối với quyền riêng tư dữ liệu đó là quyền có thể bị xâm phạm mà cá nhân không nhận thức được hai vấn đề trên Rất nhiều các công ty chuyên sâu về dữ liệu trên thế giới đến từ Mỹ, đã bị chỉ trích vì được cho là tích lũy quá mức và sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng Một trong những vụ việc tiêu biểu đó là tiết lộ của Edward Snowden, một nhân viên hợp đồng tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) của Hoa Kỳ đã đi đầu trong một nhóm các cơ quan tình báo xây dựng một cơ sở dữ liệu bí mật khổng lồ chứa thông tin về hàng triệu người sống ở mọi nơi mà thông tin và công nghệ máy tính ngày nay đạt tới
Sự tinh vi ngày càng cao của công nghệ thông tin với khả năng thu thập, phân tích và
Trang 7phổ biến thông tin về các cá nhân đã đặt ra nhu cầu cấp bách về lập pháp Trong thời đại kỹ thuật số hiện đại của chúng ta, bên cạnh Big data và AI, IoT cũng ngày càng đưa tới những vấn đề nan giải về quyền riêng tư Philip N Howard, một giáo sư và tác giả, viết rằng Internet vạn vật mang lại tiềm năng to lớn để trao quyền cho công dân, làm cho chính phủ minh bạch và mở rộng truy cập thông tin Tuy nhiên, Howard cảnh báo, các mối đe dọa riêng tư cũng như tiềm năng kiểm soát xã hội và thao túng chính trị là rất lớn737
Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ trong một báo cáo chưa được phân loại cho rằng các cơ quan tình báo xem IoT là một nguồn dữ liệu phong phú738 Big data và IoT sẽ khiến cá nhân khó kiểm soát cuộc sống của chính mình hơn, khi các cá nhân ngày càng minh bạch thì các tập đoàn và chính phủ hùng mạnh lại đang trở nên mờ nhạt hơn trong mắt công chúng
Như chúng ta đã biết, Quyền riêng tư là một quyền cơ bản, cần thiết cho sự tự chủ và bảo vệ ph m giá con người Mặt khác, sự phát triển của công nghệ trong thời đại kỹ thuật số đã cải thiện xã hội và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhưng nó cũng gây ra những rủi ro cực kỳ phức tạp đối với quyền riêng tư Công nghệ đang phát triển theo cấp số nhân và số lượng người dùng internet đang tăng lên theo từng phút Quyền riêng tư của hàng triệu người có thể bị đe dọa Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, luật pháp không theo kịp công nghệ, để lại những lỗ hổng đáng kể trong việc bảo vệ quyền riêng tư Vì vậy, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp pháp lý đóng vai trò cực kì quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư và (tái) thiết lập quyền kiểm soát của các cá nhân
4 Quyền riêng tƣ ở Việt Nam
4.1 Bối cảnh
Bản chất của tiến bộ công nghệ trong thời đại kỹ thuật số đó là sự phát triển mạnh của các công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến, cho phép thu thập khối lượng dữ liệu lớn từ đời sống xã hội Nếu như xăng dầu hay điện là nhiên liệu để vận hành các thành tựu máy móc trong thời đại công nghiệp thì dữ liệu có thể coi là ―nhiên liệu‖ để vận hành các thành tựu công nghệ trong thời đại kỹ thuật số ngày nay Dữ liệu là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, then chốt nhất cho mọi sự tiến bộ của thời đại Hầu như mọi thành tựu mới của thời kỳ này như AI, Big data hay IoT đều phát triển dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu Mặc dù có nhiều tiện ích, nhưng công nghệ cũng đi kèm với các nguy cơ, khi các dữ liệu cá nhân bị thu thập trái phép, xâm phạm đến quyền riêng tư, hay bị sử dụng cho những mục đích xấu như thao túng, định hướng thông tin dư luận… Với vai trò quan trọng của mình, dữ liệu đang dần trở thành một loại ―hàng hóa‖ hấp dẫn có giá trị Ví dụ như việc thông tin cá nhân có thể bị thu thập, phân tích và sử dụng trong lĩnh vực marketing để giới thiệu sản ph m, dịch vụ Xa hơn nữa, đã có những chính phủ - nắm trong tay bộ máy cưỡng chế và có tiềm lực tài chính, công nghệ hùng mạnh - tham vọng quản lý xã hội thông qua một hệ thống chấm điểm công
dân (social credit system) như Trung Quốc Tiềm năng của công nghệ số càng lớn, thì sức hấp
737
Liam Tung (13 October 2015), Android security a 'market for lemons' that leaves 87 percent vulnerable, https://www.zdnet.com/article/android-security-a-market-for-lemons-that-leaves-87-percent-insecure/
738 Liu, Ximeng; Yang, Yang; Choo, Kim-Kwang Raymond; Wang, Huaqun (24 September 2018), Security and Privacy
Challenges for Internet-of-Things and Fog Computing, Wireless Communications and Mobile Computing, pp.1–3
Trang 8dẫn đối với những thế lực muốn xâm phạm đến quyền riêng tư càng mạnh mẽ
Đối với trường hợp Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều ứng dụng của AI, IoT hay Big data gắn bó với đời sống con người, song lại đã hình thành một ―thị trường‖ buôn bán dữ liệu cá nhân Việc mua bán dữ liệu cá nhân đã diễn ra từ rất nhiều năm nay ở Việt Nam khá dễ dàng, công khai với chi phí thấp Chỉ cần gõ từ khóa ―mua thông tin cá nhân‖ hay ―danh sách khách hàng‖ lên google, lập tức có ngay hàng loạt trang điện tử hoặc tài khoản Facebook rao bán đủ loại data cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, email, ngành nghề, chức vụ và thậm chí cả thu nhập hay số dư tài khoản ngân hàng… Mặc dù việc rò rỉ dữ liệu cá nhân là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, song chưa có bất kỳ hành động thực thi nào được ghi nhận liên quan đến việc xử lí rò rỉ đó Với sự trợ giúp của khoa học dữ liệu, thông tin về mỗi cá nhân sẽ được phân tích để chỉ ra xu hướng hành vi mua sắm, tiêu dùng … của cá nhân đó, từ đó ứng dụng vào thương mại Muốn hiểu dữ liệu nói lên điều gì, phải dựa vào AI, học máy Dữ liệu được khai thác, rồi làm một số thuật toán AI để phán đoán người này có thể cần mua nhà, người kia cần mua bảo hiểm… Vấn đề này, ở bề mặt có thể đem lại lợi ích cho người dùng bởi khả năng phân tích dữ liệu nhạy bén của AI mang đến những gợi ý chu n xác về lĩnh vực mà người dùng quan tâm Tuy nhiên, mặt chìm của tảng băng mà ít người nhận thức được đó chính là nguy cơ bị theo dõi, bị đánh cắp giữ liệu trên môi trường mạng
Sự phổ biến của internet cũng đem lại những nguy cơ đối với bảo vệ quyền riêng tư Giới báo chí đã xâm phạm quyền riêng tư bằng cách truyền tải thông tin, hình ảnh cá nhân trên Internet Nhiều cá nhân, đặc biệt là các nhân vật nổi tiếng đã trở thành nạn nhân của vi phạm loại này Thực tế đã xảy ra hàng loạt những vụ việc có hậu quả thương tâm vì thông tin cá nhân bị tiết lộ Ví dụ như vụ việc một bé gái 15 tuổi tại Đồng Nai bị tung video sex lên mạng, tủi hổ, không chịu được áp lực của những bình luận ác ý từ cư dân mạng, bé gái này đã uống thuốc diệt cỏ và tử vong739
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, bên cạnh nhưng lợi ích từ các tiến bộ công nghệ mang lại thì vấn đề quyền riêng tư cũng đang ngày càng trở nên cấp bách hơn Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng công nghệ về bảo vệ quyền riêng tư vẫn chưa cao, khiến cho những nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Một hành lang pháp lý đồng bộ, phát triển, theo kịp những tiến bộ công nghệ của thời đại số thực sự là một thách thức đối với nhà làm luật
4.2 Khuôn khổ pháp lý
- Quyền riêng tư trong hiến pháp
Vấn đề bảo vệ các giá trị riêng tư cơ bản của một cá nhân đã được ghi nhận ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập mà thể hiện nổi bật ở Điều 11 Hiến pháp năm 1946 Tuy Điều 11 của Hiến pháp năm 1946 mới chỉ ghi nhận quyền của công dân không bị xâm phạm trái pháp luật về nhà ở và thư tín, song đặt trong bối cảnh chính quyền mới vào thời điểm đó thì việc ghi nhận những giá trị riêng tư cơ bản như vậy cũng đã là một
739 Thanh Bình (2018), Đau lòng những vụ tự tử vì bị đăng clip lên mạng xã hội, https://baomoi.com/dau-long-nhung-vu-tu-tu-vi-bi-dang-clip-len-mang-xa-hoi/c/25232269.epi
Trang 9tiến bộ lớn Hiến pháp năm 1959 (Điều 28), Hiến pháp năm 1980 (Điều 71) và Hiến pháp năm 1992 (Điều 73), tiếp tục bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân ở các khía cạnh nhà ở và thư tín nhưng rõ ràng hơn
Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới quan trọng mà nổi bật là ở chế định quyền con người, quyền công dân Cùng với nhiều quyền khác, quyền riêng tư của cá nhân trong Hiến pháp năm 2013 được mở rộng, bám sát hơn nội dung quyền riêng tư trong luật nhân quyền quốc tế (Điều 12 UDHR) So với các bản Hiến pháp trước đó, các điều 21 và 22 của Hiến pháp năm 2013 thể hiện một số điểm mới về quyền riêng tư nổi bật:
Thứ nhất, lần đầu tiên Hiến pháp xác định rằng các quyền con người là vốn có (chứ không phải do nhà nước hay chủ thể nào ban phát), qua đó gián tiếp thừa nhận vai trò, nghĩa vụ chủ động của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người nói chung, thể hiện ở Điều 3 và khoản 1 Điều 14 của Hiến pháp Với tinh thần như vậy, quy định về bảo vệ những trao đổi riêng tư của cá nhân tại khoản 2 Điều 21 đã phần nào thể hiện nguyên tắc nhà nước không can thiệp một cách bất hợp pháp thông qua việc kiểm soát, thu giữ trái luật những hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân
Thứ hai, thay vì sử dụng từ ―công dân‖ với tư cách chủ thể quyền riêng tư như các bản
Hiến pháp trước đó thì Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận chủ thể của quyền này là ―mọi người‖ Việc thay đổi thuật ngữ như vậy đã phản ánh đúng bản chất của quyền là không chỉ giới hạn cho những người có tư cách công dân Việt Nam mà còn dành sự bảo vệ cho tất cả những người không có quốc tịch Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
Thứ ba, phạm vi nội dung quyền riêng tư được bảo vệ mở rộng hơn, bám sát với Quyền riêng tư được bảo vệ trong luật Nhân quyền quốc tế Từ chỗ chỉ xác lập quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như trong Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã công nhận quyền bất khả
xâm phạm về riêng tư cá nhân, bí mật cá nhân và bí mật gia đình Việc mở rộng phạm vi bảo
vệ quyền riêng tư trong Hiến pháp 2013 thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, tránh được tình trạng luật thiếu bao quát Bên cạnh đó, cùng với việc bảo vệ quyền riêng tư đối các hình thức thông tin liên lạc truyền thống như thư tín, điện thoại, điện tín, Hiến pháp 2013 còn bổ sung thêm sự bảo vệ đối với các hình thức trao đổi thông tin cá nhân khác nhằm đảm bảo bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại số
- Quyền riêng tư trong một số luật chuyên ngành
Năm 2015, Bộ luật Dân sự mới được Quốc hội thông qua với nhiều thay đổi, trong đó có những sửa đổi về quyền riêng tư khác với Bộ Luật Dân sự 2005 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 có tiêu đề - ―Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình‖ – nhấn mạnh vào Quyền riêng tư Quy định quyền riêng tư trong Bộ luật Dân sự 2015 là một quy định cần thiết, quan trọng và là một điểm nhấn phản ánh quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp ở Việt Nam hiện nay Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm quyền riêng tư Quyền con người không chỉ được bảo đảm thực hiện đối với mỗi cá nhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình, mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại một quốc gia khác Luật Dân sự 2015 đã thay đổi về mặt thuật ngữ, sửa đổi từ
Trang 10"quyền bí mật đời tư" sang "quyền về đời sống riêng tư" và bổ sung thêm cụm từ bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Giá trị riêng tư được pháp luật công nhận rộng rãi và được bảo vệ Tuy nhiên, ngoài các nguyên tắc chung, không có luật riêng biệt điều chỉnh vấn đề quyền riêng tư ở Việt Nam Quyền riêng tư được bảo vệ trong một số luật khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực điều chỉnh Ví dụ, tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án (khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009); Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép (khoản 4, Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bô phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006); Bảo đảm bí mật thư (khoản 2 Điều 4 Luật Bưu chính năm 2010); Bảo đảm bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân; không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp (khoản 3, 4 Điều 6 Luật Viễn thông năm 2009) Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền riêng tư của cá nhân
Người làm lộ bí mật đời tư của người khác với tính chất nghiêm trọng còn có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về ― Tội xâm phạm bí
mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác‖ tại Điều 159 Bên cạnh những quy phạm về luật nội dung, quyền đối với đời tư của cá nhân cũng như quy định khá đầy đủ trong các luật tố tụng Các điều khoản của những luật này quy định việc xét xử công khai, công bố các tài liệu chứng cứ, cung cấp lời khai của nhân chứng có thể không được thực hiện để đảm bảo yêu cầu chính đáng về riêng tư của người có liên quan, và việc xét xử kín cũng để nhằm mục đích này
Việc thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền riêng tư trong các đạo luật vẫn đang được tiến hành thông qua chương trình sửa đổi cũng như xây dựng mới nhiều văn bản luật Trong khi đó, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong thời đại số đã bắt đầu gây ra những tác động không nhỏ đối với quyền riêng tư ở Việt Nam Những tác động này chủ yếu là đối với quyền riêng tư về thông tin/dữ liệu của cá nhân
Điều 21, 22, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 đặt ra những yêu cầu đối với việc bảo vệ thông tin riêng tư của cá nhân khi thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trên môi trường mạng Cụ thể: Luật công nghệ thông tin yêu cầu các cá nhân tổ chức khi thu thập và xử lý hay sử dụng, tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng trên môi trường mạng phải có sự đồng thuận của cá nhân đó, phải thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân và chỉ được sử dụng những thông tin này ―đúng mục đích" Tuy nhiên, luật lại không xác định rõ những điều kiện để được coi là đúng Quy định này của luật công nghệ thông tin tương đối phù hợp với ba trụ cột chính theo OECD bao gồm Giới hạn thu thập, mục đích rõ ràng, giới hạn sử dụng
Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch điện tử bằng cách cấm các tổ chức và cá nhân tiết lộ "một phần hoặc tất cả thông tin liên quan đến các vấn đề cá nhân và cá nhân mà không có thỏa thuận trước" Luật Bảo vệ Quyền của