1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO TÊN SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC PHẨM CHẤT HỌC SINH QUA GIỜ DẠY NÓI VÀ NGHE TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚ
Trang 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
TÊN SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC PHẨM CHẤT HỌC
SINH QUA GIỜ DẠY NÓI VÀ NGHE TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 10’
Các tác giả:
- Đinh Thị Hương - Lại Thị Lan - Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Đơn vị: Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình, tháng 04 năm 2023
Trang 2Trình độ chuyên
môn
Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo ra
sáng kiến 1 Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: : “ Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục (Bộ môn Ngữ văn lớp 10 – sách Cánh diều)
2 Nội dung
Năm học 2022-2023 học sinh lớp 10 - đầu cấp THPT chính thức sử dụng chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018 Chương trình Sách giáo khoa mới xuất phát dựa trên năng lực, phẩm chất người học với những mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và Tiếng Việt Bên cạnh đó, chương trình Ngữ văn mới đã lấy kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học Hoạt động nói và nghe tập trung vào việc trình bày một nội dung dựa trên kết quả hoạt động viết hoặc đọc Bằng cách đó, học sinh được nói và nghe, thảo luận, trao đổi và tương tác trên cơ sở những gì mình đã viết hoặc đọc Chương trình Ngữ văn 10 đặc biệt quan tâm tổ chức dạy học kỹ năng nói và nghe cho HS vì nó không chỉ tạo cơ hội cho các em phát triển năng lực giao tiếp mà còn phát triển hiệu quả năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở người học
Với CT Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kĩ năng nói và nghe rất ít, chỉ 7% tổng số thời lượng (khoảng 8 tiết/ năm) Tuy nhiên cần lưu ý việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kĩ năng giao tiếp thông thường Số tiết 7% mà CT quy định được hiểu là dạy nói nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc Cụ thể đề tài, chủ đề nói nghe ấy
Trang 33 phụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói nghe sẽ tổ chức để HS rèn luyện theo nội dung ấy Điều này vừa thực hiện tích hợp nội dung các kĩ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết
Sáng kiến đưa ra các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh trong giờ học nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT, tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói – nghe tốt nhất của học sinh Qua giờ học nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt Những năng lực đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin…Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
2.1 Giải pháp cũ thường làm
Chương trình Ngữ văn 2018 thiết kế trong 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nói và nghe thì kỹ năng nói và nghe là một trong những điểm sáng, điểm mới Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các tiết nói và nghe (trước đây còn gọi là tiết Luyện nói) còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: trong quá trình giảng dạy các tiết nói và nghe, giáo viên còn nặng hướng dẫn lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian cho học sinh luyện nói, lắng nghe và phản hồi Chưa chú trọng chỉ ra ưu điểm, hạn chế của từng học sinh để tìm cách khắc phục Các em học sinh tuy đã học lớp 10 nhưng còn khá nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn trước đám đông, chưa tự tin thể hiện mình trước tập thể Tâm lý sợ sai, e ngại đã khiến các tiết nói và nghe trở nên trầm hơn Bên cạnh đó, việc chuẩn bị bài tại nhà chưa tốt, các em chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể kết hợp phương tiện, đồ dùng trực quan để nói
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ việc dạy kỹ năng nghe, nói cho học sinh + Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói và nghe
Từ đó, tiết nói và nghe trở thành “chán” nhất đối với giáo viên và học sinh Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tính tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động; bồi dưỡng cho học sinh thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và hình thành những chuẩn mực trong bài nói, nhằm nâng cao chất lượng tiết luyện nói đạt hiệu quả
Trang 44 Tiến hành khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Trần Hưng Đạo đầu năm học 2022 – 2023 cho kết quả như sau: hơn 50%
học sinh tham gia khảo sát ở mức trung bình và còn đuối ( Phụ lục 1 Phiếu khảo sát thực trạng về kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 10)
Vì vậy, hiệu quả các tiết nói và nghe còn chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Sử dụng kinh nghiệm giảng dạy trong các tiết Luyện nói trước đây, áp dụng và điều chỉnh trong các tiết nói và nghe của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, chúng tôi đã tổ chức được một số tiết học nói và nghe thực sự có hiệu quả
Chúng tôi mạnh dạn chia sẻ tới quý đồng nghiệp đề tài: “ Một số biện pháp phát huy năng lực phẩm chất học sinh qua giờ dạy nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10” với một số giải pháp được cải tiến như sau:
2.2 Giải pháp mới cải tiến
a Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp mới:
Giải pháp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh tại nhà
Phần chuẩn bị ở nhà là vô cùng quan trọng để tổ chức thành công một tiết dạy luyện nói Công việc của phần này chủ yếu là của học sinh nhưng để học sinh chuẩn bị tốt góp phần vào sự thành công của tiết dạy thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà đúng yêu cầu Nếu như là tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn lớp 10, yêu cầu hướng dẫn của giáo viên càng cần thiết hơn Sự hướng dẫn giúp học sinh chuẩn
bị tốt hơn, có cơ sở hơn và tạo thói quen cho học sinh ở những tiết học sau
Khi chuẩn bị cần chú ý:
* Chuẩn bị nội dung nói cho đầy đủ và cẩn thận - Nội dung nói là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng Người có năng khiếu
thế nào đi nữa nhưng vốn kiến thức và hiểu biết nghèo nàn thì khó mà nói hay được
- Muốn có nội dung để nói hay, cần thường xuyên học kỹ những kiến thức Văn học, tiếng Việt, những kiểu bài, kỹ năng Tập làm văn trong sách giáo khoa Nếu có điều
kiện hãy đọc thêm những cuốn sách và báo chí phù hợp với lứa tuổi của mình
* Cần viết ra giấy những điều sẽ nói thành một dàn bài:
- Phải là chính mình lập dàn bài Nhờ một người khác lập dàn bài thay mình thì
khó mà nói hay được Chỉ nên làm một dàn bài ngắn gọn Dàn ý phải đủ các phần: Mở
bài, thân bài, kết bài với các ý trong từng phần
* Chuẩn bị nội dung sẽ nói ra giấy, chỉ nên ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch
đầu dòng):
- Sau khi lập dàn bài học sinh cần nghiền ngẫm về chính dàn bài đó và có thể triển khai dàn ý thành một bài văn với các gợi ý ở trong sách giáo khoa, không nên viết
thành một bài nói hoàn chỉnh để học thuộc, bởi như thế sẽ thường hay bị quên
- Chuẩn bị nội dung nói càng kỹ, càng cẩn thận thì khi nói càng vững vàng, tự
tin, không bị cuống, bị lặp hay bí từ
Cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh Cách 1: Giao nhiệm vụ cá nhân thông qua phiếu học tập
Để việc chuẩn bị của học sinh được hiệu quả, GV có thể yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập từ nhà (hoàn thiện phiếu học tập theo từng chủ đề bài nói và nghe) Để sử dụng phiếu học tập hiệu quả, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập của
Trang 55 học sinh, chúng tôi đã áp dụng linh hoạt phương pháp lớp học đảo ngược và chuyển đổi số (áp dụng công nghệ)
- GV thiết kế phiếu học tập, trong phiếu xác định rõ nhiệm vụ học tập của học sinh gửi cho học sinh nghiên cứu, làm bài trước bài học Phiếu học tập có thể in trên
giấy hoặc gửi bản mềm qua Zalo nhóm lớp, Gmail ( Phụ lục 2 Mẫu phiếu học tập hướng dẫn học sinh bước tìm ý)
- Học sinh hoàn thiện yêu cầu trong phiếu học tập HS nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo và hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập Nếu là phiếu học tập được giao để về nhà làm thì HS phải hoàn thiện và nộp sản phẩm trước buổi học cho GV Đồng thời GV ứng dụng công nghệ số để giám sát, kiểm tra bài làm của các em
- Sau đó HS lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo (HS có thể báo cáo sản phẩm học tập qua bản mềm gửi Zalo; quay video; làm powerpoi…)
Cách 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án hoặc hoàn tất một nhiệm vụ
- Cách thức giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm về xác định nội dung
dự định sẽ trình bày, tìm ý cho nội dung nói và nghe
+ Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy
+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bài
nói theo cách của riêng mình
Hay giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm thống nhất dàn ý chung trong bài nói và nghe với 3 nội dung cơ bản như: Xác định yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói của
Ví dụ: Em xin kính chào cô giáo, tôi xin chào tất cả các bạn Tôi xin tự giới
thiệu, tôi tên là … học sinh lớp…
+ Giới thiệu về nội dung nói và nghe mình định trình bày Phần nội dung chính của bài nói: trình bày và sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định
Phần kết thúc bài nói
+ Người nói cần phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình trước nội dung đề cập tới
trong bài nói
+ Thể hiện mong muốn được chia sẻ, tham gia đóng góp ý kiến của người nghe
Ví dụ: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe những chia sẻ của tôi Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của thầy cô và các bạn về bài nói của tôi để lần sau
tôi sẽ trình bày bài nói tốt hơn!
Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức tổ chức cho HS nói Bước 1: Nói trong nhóm
Trang 613
Tiết: 49 NÓI VÀ NGHE
THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN VỀ MỘT ĐỊA CHỈ VĂN HÓA I Mục tiêu
1 Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo
- Tự tin thể hiện ý kiến của bản thân - Biết lắng nghe
II Thiết bị và học liệu 1 Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, 2 Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá III.Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về
kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Kĩ thuật động não
Yêu cầu: Trong 01 phút, hãy nói những hiểu
biết của em về một địa chỉ văn hoá mà em biết hoặc địa chỉ văn hoá ở nơi em đang sinh sống (lễ hội, di tích,…)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
GV gọi 1 số HS thực hiện nhiệm vụ theo HS thực hiện xong, có thể chỉ bạn tiếp nối
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV dẫn dắt vào nội dung tiết học:
Đất nước Việt Nam với ngàn năm văn hiến tự hào là một quốc gia có rất nhiều những lễ hội dân gian, những di tích lịch sử, văn hoá ở khắp các vùng miền từ bắc chí
- Câu trả lời của học sinh
Trang 714 nam Điều đó đã làm nên sự phong phú, độc
đáo trong văn hoá Việt Nam Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá mà em biết hoặc nơi em sinh sống
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1 Tìm hiểu các yêu cầu của bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá a Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa, mục đích và các yêu cầu chung của việc thuyết
trình về một địa chỉ văn hoá
b Tổ chức thực hiện:
Bước 1:GV giao nhiệm vụ:
+ Thế nào là thuyết trình về một địa chỉ văn hoá?
+ Mục đích của việc thuyết trình về một địa chỉ văn hoá là gì?
+ Để thuyết trinh về một địa chỉ văn hoá, các em cần làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK) + GV quan sát, khuyến khích
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
I Tìm hiểu chung về thuyết trình về một địa chỉ văn hoá
1 Định nghĩa: Thuyết trình về một địa chỉ văn
hoá là trình bày bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,… ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới
2 Mục đích: Nhằm cung cấp thông tin về địa
chỉ văn hoá, quảng bá hoặc giáo dục ý thực bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại
2 Yêu cầu chung: Để thuyết trình về một địa chỉ văn hoá, các em cần:
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình - Xác định rõ đối tượng nghe thuyết trình (người nghe là ai, đã có hiểu biết gì về địa chỉ văn hoá đó chưa, bao nhiêu người tham dự?) - Xác định những thông tin quan trọng mà em muốn người nghe sẽ nắm bắt về địa chỉ văn hoá đó Từ đó, nhấn mạnh những thông tin này trong lúc thuyết trình hoặc tìm kiếm các phương thức làm chúng trở nên nổi bật, gây ấn tượng với người nghe
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá
- Xác định thời lượng, cách nói từng phần trong bài thuyết trình để duy trì sự chú ý, thu hút với người nghe
- Một số lưu ý khác: + Chọn trang phục phù hợp với văn hoá được
Trang 815 trình bày để tạo nên ấn tượng tốt với người nghe và giúp các em tự tin hơn
+ Sử dụng kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,… một cách phù hợp và hiệu quả
2.2 Thực hành nói và nghe a.Mục tiêu:
- Biết cách thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá
- Luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe và phản hồi nội dung trình bày của bạn - Biết đóng góp ý kiến thảo luận về một địa chỉ văn hoá
b Tổ chức thực hiện GV hướng dẫn HS thuyết trình và thảo luận với đề bài 3
Đề 3: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long
TRƯỚC KHI THUYẾT TRÌNH a Mục tiêu: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài thuyết trình, có kĩ năng, tự tin
trình bày sản phẩm trước tập thể lớp
b Tổ chức thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đề bài: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa
Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?
……… Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đó thế nào? ……… Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với
cuộc sống, con người ra sao?
………
? Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Vấn đề thuyết trình ở đề bài 3 là gì?
- Bài thuyết trình nhằm mục đích gì?
- Người nghe là ai? - Em chọn không gian nào để thực hiện bài thuyết trình?
- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút? - Em dự định lựa chọn hình thức thuyết trình
II Thực hành thuyết trình 1 Bước 1: Chuẩn bị - Vấn đề thuyết trình: thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá
Hoàng Thành Thăng Long - Mục đích: Cung cấp cho người nghe những hiểu biết về di tích văn hoá Hoàng Thành Thăng Long, qua đó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
- Người nghe: cô (thầy) giáo và các bạn trong lớp - Không gian: lớp học
- Thời gian: khoảng 3- 5 phút - Hinh thức thuyết trình:lời nói kết hợp với trình chiếu slide, kết hợp tranh, ảnh, video liên quan, (nếu có) để bài nói thêm sinh
động và hấp dẫn hơn
- Chọn trang phục; xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét
Trang 916 nào?
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho nhóm thông qua phương pháp dự án
- Cách thức giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng 4 tổ, giao nhiệm vụ cho các nhóm về tìm ý cho bài thuyết trình bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo mẫu trên + Hướng dẫn các nhóm thống nhất và lập dàn ý theo kỹ thuật sơ đồ tư duy
+ Từ hệ thống sơ đồ tư duy thống nhất của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị bài nói theo cách của riêng mình + Sau đó, mỗi nhóm học sinh sẽ lựa chọn hình thức trình bày để chia sẻ bài nói của mình trước lớp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về một địa chỉ văn hoá
- Sau khi lập dàn ý xong, HS có thể tập thuyết trình trước bằng cách:
+ Đứng trước gương để tập thuyết trình
Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét
mặt,… cho phù hợp với nội dung thuyết trình - Tìm hiểu các tài liệu khác về di tích Hoàng Thành Thăng Long qua sách, báo hoặc nguồn tài liệu Internet
2 Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý *Tìm ý cho bài thuyết trình:
Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương/vùng miền nào?
- Hoàng Thành Thăng Long nay thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội - Di tích Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn
Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?
- Mục đích: Cung cấp cho người nghe những hiểu biết về di tích văn hoá Hoàng Thành Thăng Long, qua đó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
- Nội dung chính: Trình bày về lịch sử phát triển của di tích; các giá trị nổi bật; các địa điểm tham quan,…
Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đó thế nào?
- Là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội; được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam - Khu di tích có tổng diện tích là 18.395ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn
- Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc ( UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới
- Cùng với những di tích kiến trúc độc
Trang 1017 mặt… cho phù hợp để
tạo sức hấp dẫn cho bài
nói
Em có thể nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau + Tập thuyết trình bài nói cho bạn bên cạnh nghe, góp ý lẫn nhau
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ
đáo, hàng chục ngàn hiện vật tiêu biểu cho các tầng văn hoá các thời kỳ được phát hiện đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn
Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người ra sao?
- Là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài - Là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải dài từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh - Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với các vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay
- Là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới
*Lập dàn ý cho bài thuyết trình về địa chỉ văn hoá - Mở đầu: Giới thiệu vấn đề thuyết trình: giới thiệu khái quát về
di tích Hoàng Thành Thăng Long và mục đích của bài thuyết trình
Ví dụ: Di tích Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc
đồ sộ, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích của Việt Nam Thông qua việc giới thiệu về nhứng nét đặc sắc của khu di tích, em mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về những giá trị lịch sử của Khu di tích đặc biệt này, từ đó thêm tự hào và nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
- Nội dung chính: Thuyết trình tuần tự nội dung một cách hợp
lí: + Trình bày cụ thể các đặc điểm của di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long: tên gọi, lịch sử phát triển, các địa điểm tham quan,… Có thể đan cài cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng nội dung
+ Trình bày ý nghĩa của di tích Hoàng Thành Thăng Long đối với cuộc sống, con người