1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Việt Nam Trong Bối Cảnh Đông Nam Á Đề Tài Các Đặc Điểm Chính Của Đna Asean Là Gì Asean Giống Và Khác Gì Eu.pdf

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Đặc Điểm Chính Của ĐNA/ASEAN Là Gì? ASEAN Giống Và Khác Gì EU?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Việt Nam Trong Bối Cảnh Đông Nam Á
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 với 5thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện,chặt chẽ với 10 thành viên và trở

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-

-TIỂU LUẬN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

ĐÔNG NAM Á

(Học kì 2 nhóm 3 năm học 2022 – 2023)

ĐỀ TÀI: CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐNA/ASEAN LÀ GÌ?

ASEAN GIỐNG VÀ KHÁC GÌ EU?

LỚP : VNBOICANHĐNA.1

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀNMÃ SINH VIÊN : A44174

SỐ ĐIỆN THOẠI : 0778571759 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : GS.TS NGUYỄN CẢNH TOÀN

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

MÔN: VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á

CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ĐNA/ASEAN LÀ GÌ? ASEAN

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ………1

1.1 Lý do chọn đề tài……… 1

1.2 Đối tượng và phạm vi tiểu luận………1

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận……….1

1.4 Phương pháp sử dụng trong quá trình làm tiểu luận……….2

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ASEAN………3

2.1 ASEAN là gì? ……….3

2.1.1 Sự ra đời của ASEAN… ………3

2.1.2 ASEAN bao gồm những quốc gia nào? 4

2.1.3 Chức năng của ASEAN……….5

2.1.4 Mục tiêu và hoạt động của ASEAN………6

2.1.5 Vai trò của ASEAN……… 8

2.1.6 ASEAN có những dấu mốc quan trọng nào trong quá trình hình thành và phát triển? 11

PHẦN 3 ASEAN GIỐNG VÀ KHÁC GÌ EU……… 14

3.1 Liên minh EU là gì… ……… 14

3.1.1 Quá trình thành lập EU……….15

3.2 Giống và khác nhau ASEAN VÀ EU……… 17

3.2.1 So sánh bối cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hội nhập……….18

3.2.2 So sánh về trình độ và mức độ hội nhập………20

Trang 4

3.2.3 Bài học kinh nghiệm cho ASEAN qua sự hội nhập của EU……… 22

PHẦN 4 KẾT LUẬN………24TÀI LIỆU THAM KHẢO……….25

Trang 5

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoànkết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạngbạo động và bất ổn tại những nước thành viên

Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980 Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên)

Dựa vào kiến thức đã được học cũng như hiểu biết của bản thân, trong bài tiểuluận em sẽ tìm hiểu về chủ đề: Các đặc điểm chính của Đông Nam Á/ASEAN.ASEAN giống và khác gì EU?

Trong quá trình làm bài cũng như tìm kiếm thông tin, do tầm hiểu biết của em vẫn còn những điểm hạn chế nên việc sai sót nhầm lẫn không thể tránh khỏi Vì vậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như góp ý từ phía thầy để có thể khắc phục lỗi sai cũng như tăng thêm tầm hiểu biết của em về mọi mặt của vấn đề

1.2 Đối tượng và phạm vi tiểu luận

- Các đặc điểm chính của Đông Nam Á/ASEAN ASEAN giống và khác gì EU?

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận

- Tìm hiểu các đặc điểm chính của Đông Nam Á/ASEAN ASEAN giống và khácgì EU?

1

Trang 6

1.4 Phương pháp sử dụng trong quá trình làm tiểu luận

 Tập hợp các thông tin, các nguồn tài liệu được lưu trữ trong sách hoặc trênInternet

 Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ đưa ranhững nhận xét, đánh giá,… cho từng mục trong tiểu luận Sau đó viết rakết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận

 Sử dụng máy tính để soạn thảo

2

Trang 7

PHẦN 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA ASEAN2.1 ASEAN là gì?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện,chặt chẽ với 10 thành viên và trở thành “mái nhà chung” của 10 quốc gia ĐôngNam Á

Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thứcthành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới ngườidân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEANvà Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025

Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tậptrung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm Chính trị-An ninh,Kinh tế và Văn hóa-Xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vaitrò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăngcường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển

Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thốngnhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trìnhhợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển củakhu vực và trên thế giới

2.1.1 Sự ra đời của ASEAN:

Với những người thuộc quốc gia Đông Nam Á, chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cáitên Asean Asean là tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore

Cộng đồng Asean là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới

Tại Hội nghị cấp cao Asean 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột

3

Trang 8

chính về trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa – xã hội (ASCC).

Hiệp hội Asean hiện có 10 quốc gia tham gia và tổng diện tích của Asean là hơn 4,5 triệu km2, dân số 575 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hội có khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, chính điều này là tiền đề cho sự phát triển xuất nhập khẩu của các quốc gia thuộc Đông Nam Á

Các tài nguyên được xuất khẩu đi chủ yếu là những nguyên liệu thô cơ bản mà người dân ở các nước khai thác được như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa… Bên cạnh nông nghiệp, Đông Nam Á còn rất phát triển về công nghiệp có thể kể đến một số ngành như: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh Đây là những sản phẩm được xuất khẩuđi với khối lượng lớn và chất lượng, chính điều này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường thế giới

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”

2.1.2 ASEAN bao gồm những quốc gia nào?

Hiện nay, Asean có 10 nước thành viên tham gia bao gồm:5 quốc gia sáng lập và tham gia Asean vào ngày 8/8/1976:- Cộng hoà Indonesia

- Liên bang Malaysia- Cộng hoà Philippines- Cộng hòa Singapore- Vương quốc Thái Lan- Các quốc gia gia nhập sau:- Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)

4

Trang 9

- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)- Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)

- Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)Hai quan sát viên và ứng cử viên:

- Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.- Đông Timo: hiện là ứng cử viên của ASEAN

Ảnh 1.1 Quá trình gia nhập ASEAN.

2.1.3 Chức năng của ASEAN:

Như quy định trong Tuyên bố ASEAN, chức năng của ASEAN là:– Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nềntảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á;– Để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng cônglý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

– Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chungtrong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính;

5

Trang 10

– Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;

– Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp,mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông vànâng cao mức sống của người dân các nước;

– Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;– Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau

2.1.4 Mục tiêu hoạt động của ASEAN

Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2008, khẳng định lại các mục tiêu cơ bản nêu trong Tuyên bố Bangkok và nêu rõ các mục tiêu của Hiệp hội như sau:

- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;

- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội;

- Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

- Bảo đảm rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tàinăng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;

6

Trang 11

- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;

- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dụcvà đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN:

- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;

- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọithành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;

- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực;

- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trongquan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp

Hiện nay, mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN, được chính thức hóa trong văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 là đưa ASEAN trở thành một cộng đồng được thiết lập với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đan xen và hỗ trợ chặt chẽ nhau vì mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực; một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng và vai trò trung tâm quan trọng hơn trong khu vực, với năng lực được nâng cao nhằm ứng phó hiệu quả các 7

Trang 12

thách thức; một Cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Cộng đồng Chính trị-An ninh nhằm tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng cao hợp tác chính trị-an ninh, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài

Cộng đồng Kinh tế nhằm tạo ra một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; một khu vực pháttriển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và có trách nhiệm xã hội, tạo dựng và củng cố đoàn kết, thốngnhất và xây dựng bản sắc chung của các dân tộc ASEAN, hướng tới xây dựng một xã hội đùm bọc, chia sẻ Cộng đồng Văn hóa-Xã tập trung vào duy trì và phát huy các nguồn lực về con người, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo đảm pháttriển bền vững và hài hòa ở khu vực

2.1.5 Vai trò của ASEAN:

ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới Vai trò của ASEAN thể hiện:Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới: ASEAN là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp,nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao

ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực như: Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hoà Bình, Tự do và Trung Lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉđạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước 8

Trang 13

ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khíhạt nhân (SEANWSZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển đông…

ASEAN khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấnđề chính trị an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai…

ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định tình hình chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ Sự kiện gần đây khi xảy ra tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ASEAN đã thể hiện rõ lập trường và cách thức giải quyết xung đột theo những thoả thuận mà ASEAN và Trung Quốc đã cam kết.Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực và thế giới: Hợp tác vì mục tiêuphát triển kinh tế bền vững là một trong những định hướng ưu tiên của ASEAN Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5% Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN

Việc thực hiện các thoả thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt những tiến triển quan trọng Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng…

Đồng thời, ASEAN cũng tích cực tăng cường hợp tác kinh tế- thương mại với các đối tác bên ngoài, nhất là việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrâylia và Niu Di Lân…ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục 9

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w