1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ - THỂ CHẾ CỘNG HOÀ PHÁP VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ MANG TÍNH THỜI ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN LÝ LUẬN

37 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thể chế cộng hòa Pháp và những giá trị mang tính thời đại dưới góc nhìn lý luận
Chuyên ngành Thể chế chính trị thế giới
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 334,41 KB

Nội dung

Tiểu luận THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ - THỂ CHẾ CỘNG HOÀ PHÁP VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ MANG TÍNH THỜI ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN LÝ LUẬN

Thể chế cộng hòa Pháp hiện nay 2.1 Hiến phápThể chế nhà nước

Pháp là nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập quyền Thể chế Nhà nước Cộng hòa Pháp gồm ba cơ quan: Lập pháp, hành pháp,tư pháp và được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập.

Cơ quan lập pháp gồm Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện (Hạ viện và Thượng viện Về cơ bản, nghị viện pháp có chức năng cơ bản như sau: lập hiến, lập pháp, giám sát quyền lực nhà nước, thông qua các vấn đề quan trọng của đất nước, chế ước các nhánh quyền lực khác, tham gia thiết định nên các cơ quan nhà nước, chức năng tài chính, phê chuẩn các điều ước quốc tế, tổ chức trưng cầu dân ý,

Về thành phần, Hạ viện gồm 577 đại biểu do dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm Trong đó, có 555 đại biểu được bầu trên lãnh thổ Pháp, 22 đại diện cho các liên vùng địa phương và các lãnh thổ hải ngoại Từ năm 1958 trở lại đây, không có đảng nào chiếm quá bán số đại biểu (289) nên Chính phủ được thành lập trên cơ sở liên minh các đảng phái Các đảng có từ 20 đại biểu trở lên có quyền lập nhóm chính trị Hạ viện có thể bị giải tán trước thời hạn theo quyết định của Tổng thống, khi mối tương quan trong Hạ viện bất lợi cho Tổng thống.

Về cơ cấu tổ chức, Hạ viện lập Ban thường vụ, các ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời Ban thường vụ có 22 thành viên, gồm Chủ tịch, 6 Phó chủ tịch (Chủ tịch và Phó chủ tịch Hạ viện), 12 thư ký và 3 quản trị viên Chủ tịch được bầu theo nhiệm kỳ Hạ viện, còn các thành viên khác theo nhiệm kỳ 1 năm Số thành viên Ban thường vụ bầu theo tỷ lệ số ghế các đảng trong Hạ viện Ban Thường vụ lãnh đạo việc chuẩn bị và tiến hành các kỳ họp Hạ viện, công tác tổ chức phục vụ và các công việc liên quan đến hoạt động của Hạ viện, soạn thảo chương trình nghị sự bằng tuần của Hạ viện

Chủ tịch Hạ viện chủ tọa các phiên họp Hạ viện: khai mạc và điều khiển,duy trì nội quy, đảm bảo an ninh, chủ tọa phiên họp chung với Thượng viện, cùng với Tổng thống, chủ tịch Thượng viện, được quyền bổ nhiệm 3 Thẩm phán Hội đồng Hiến Pháp Khác với chủ tịch Hạ viện Anh, chủ tịch Hạ viện Pháp vẫn tiếp tục duy trì liên lạc với Đảng của mình Các Phó chủ tịch giúp việc Chủ tịch một lĩnh vực công tác nhất định Các thư ký có nhiệm vụ theo dõi các phiên họp của Hạ viện và ghi biên bản, tiến hành kiểm phiếu, giúp ban Thường vụ liên hệ với các đảng đoàn và các đại biểu Các quản trị viên thực hiện công tác quản lý ngân sách, soạn thảo việc thực hiện ngân sách của Hạ viện.

Khác với các nước khác, Hạ viện Pháp chỉ thành lập 6 ủy ban thường trực để xem xét các dự án luật và các kiến nghị về luật trước khi trình Hạ viện và để thực hiện chức năng giảm sát của hoạt động của Chính phủ Mỗi đại biểu buộc phải tham gia 1 trong 6 ủy ban này Trong trường hợp cần thiết, Hạ viện thành lập các ủy ban lâm thời để thẩm tra một dự luật hay một vấn đề nhất định.

Trong Hạ viện có Hội nghị các chủ tịch, gồm chủ tịch, các Phó chủ tịch Hạ viện, chủ nhiệm các ủy ban thường trực, thủ lĩnh các đảng đoàn đại biểu, một Bộ trưởng do Thủ tướng cử và Thư ký của Ủy ban tài chính Hội nghị này có nhiệm vụ bàn bạc và quyết định trình tự thảo luận các vấn đề thuộc chương trình kỳ họp Hạ viện còn thành lập Đoàn đại biểu về công tác Cộng đồng Châu Âu, với nhiệm vụ thông báo thường xuyên về hoạt động của các tổ chức trong Cộng đồng Châu Âu.

Ngoài ra, Hạ viện và Thượng viện còn có một ủy ban chung: Ủy ban Đánh giá dự án khoa học và kỹ thuật, gồm 16 thành viên.

Thượng viện đại diện cho các đơn vị hành chính lãnh thổ, chủ yếu cho lợi ích của vùng nông thông, thị trấn Thượng viện trước đây có 321 đại biểu, được bầu gián tiếp bởi các đại cử tri, nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1/3 Ở Thượng viện, các Đảng có từ 15 Nghị sĩ trở nên lập Nhóm chính trị Do cơ chế bầu gián tiếp, các đại biểu thường không phải là các Nghị sĩ chuyên nghiệp Tuy nhiên, từ ngày 26/09/2004, nước Pháp đã áp dụng bầu cử một phần Thượng viện, nhiệm kỳThượng viện giảm xuống còn 6 năm và số ghế tăng lên là 331 ghế.

Cơ cấu của Thượng viện cũng có Ban thường vụ, 6 ủy ban thường trực, Hội nghị chủ tịch, Đoàn đại biểu Thượng viện về công tác Cộng đồng Châu Âu Ban thường vụ gòm 16 thành viên, gồm Chủ tịch Thượng việm, 4 Phó chủ tịch, 8 thư ký, 3 quản trị viên, nhiệm kỳ 3 năm Ban thường vụ có vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Thượng viện Trong trường hợp khuyết danh Tổng thống thì Chủ tịch Thượng viện tạm thời thực hiện các nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia

2.2.1.3 Thủ tục hoạt động của Quốc hội:

Trước đây Quốc hội Pháp họp mỗi năm hai kỳ với tổng thời gian không quá 170 ngày Từ năm 1995, Hiến pháp sửa đổi quy định mỗi năm Quốc hội họp từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 6 năm sau Các kỳ họp bất thường được triệu tập theo đề nghị của Thủ tướng hoặc đa số tuyệt đối thành viên Hạ viện Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể họp kín.

Về lập pháp, sáng kiến luật thuộc về Thủ tướng và thành viên Quốc hội.

Trước hết dự luật được xem xét ở Hội đồng Nhà nước (cơ quan tư vấn của Chính phủ), rồi được chuyển đến Hội đồng bộ trưởng, sau đó đến Ban thường vụ của một trong hai viện Dự luật về tài chính nhất thiết phải chuyển cho ban thường vụ hạ viện trước Ban Thường vụ quyết định việc tiếp nhận dự luật, thông báo tại phiên họp của viện rồi chuyển cho một ủy ban để tiếp tục chỉnh lý Tiếp theo dự luật được đọc toàn văn tjai viện và được thảo luận Sau đó viện tiến hành biểu quyết từng điều hoặc toàn dự luật Sau khi được thông qua, dự luật được chuyển sang viện thứ hai để thảo luận và quyết định Nếu hai viện cùng quan điểm, dự luật sẽ được chuyển lên Tổng thống Ngược lại, nếu viện thứ hai thông qua với những sửa đổi bổ sung, thì dự luật được hcuyeenr lại qua viện thứ nhất để thảo luận Sau khi thảo luận, biểu quyết những điều bổ sung, dự luật lại chuyển lên viện thứ hai và dự luật tiếp tục được thảo luận lần thứ ba, tư cho đến khi hai viện đạt được sự nhất trí chung.

Mặc dù không có quyền lập pháp, nhưng Chính phủ có khả năng tác động mạnh đến quá trình lập pháp: quyền yêu cầu Nghị viện không thảo luận một vấn đề nào đó, hoặc hạn chế thời gian để thảo luận vấn đề, yêu cầu thông qua dự luật một lần hoặc từng phần, chấm dứt các cuộc thảo luận về dự án luật, quyền chấm dứt trình trạng bất đồng giữa hai viện bằng cách thành lập ủy ban hỗn hợp để thương lượng rồi thông qua theo ý của Chính phủ Khi vẫn còn tồn tại bất đồng ý kiến giữa Hạ viện và Thượng viện, Nội các có thể họp Ủy ban liên viện để thương lượng.

Nếu vẫn không thỏa thuận được, Nội các sau khi yêu cầu mỗi viện xem xét lại dự luật, sẽ đề nghị Hạ viện quyết định.

Sau khi được hai viện thông qua, dự luật chuyển lên Hội đồng Hiến pháp để kiểm tra tính hợp hiến rồi trình Tổng thống ký và công bố Trong thời hạn 15 ngày, Tổng thống có thể yêu cầu Quốc hội thảo luận lại toàn bộ hoặc một phần dự luật.

Quyền phủ quyết của Tổng thống bị vô hiệu hóa, nếu dự luật được đa số đại biểu ở hai viện biểu quyết thông qua lại.

Về vai trò giám sát hoạt động của Chính phủ, Hạ viện có thể đặt vấn đề tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Hạ viện về hoạt động của mình Khi Hạ viện thông qua nghị quyết khiển trách thì Chính phủ phải từ chức Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít khi Hạ viện thông qua nghị quyết bất tín nhiệm Chính phủ, vì Chính phủ được thành lập do Hạ viện, tức đa số của liên minh đảng cẩm quyền Trường hợp một đảng nào đó rút khỏi liên minh cầm quyền làm cho liên minh mất đa số ở Hạ viện thì Tổng thống sẽ can thiệp bằng cách giải tán Hạ viện Các Nghị sĩ còn giám sát Chính phủ bằng cách đặt câu hỏi cho các Bộ trưởng Mỗi tuần, mỗi viện phải dành một phiên họp cho việc đặt câu hỏi và trả lời miệng Tuy nhiên, trên thực tế, các câu hỏi này chỉ để thu nhập thông tin chứ không mang tính chất kiểm tra, giám sát.

Tổng thống Pháp là người đứng đầu Nhà nước Pháp và là trụ cột cho các thể chế Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt Đối với người dân Pháp việc chọn được một vị tổng thống xứng đáng để ủy quyền và thay mặt nhân cầm cân nảy mực, chèo lái đất nước là điều vô cùng quan trọng Đặc biệt, sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1962, Tổng thống cộng hòa được nhân dân toàn quốc trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực thi quyền lực Mọi công dân Pháp đang thừa hưởng quyền dân sự và chính trị, từ 23 tuổi trở lên, đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và được ít nhất 500 dân biểu tín nhiệm tại ít nhất 30 tỉnh, lãnh thổ hải ngoại bảo lãnh giới thiệu đều có thể ra ứng cử Tổng thống cộng hòa. Điều 5 Hiến pháp ghi rõ: “Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp Đóng vai trò trọng tài, Tổng thống bảo đảm sự hoạt động và điều hòa của các cơ quan công quyền và sự liên tục của quốc gia Tổng thống là người bảo đảm cho nền độc lập quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và việc tôn trọng các cam kết quốc tế”.

Các đảng chính trị và nhóm lợi ích

Hiện nay ở Pháp có trên 20 đảng, tập hợp thành hai phe: tả và hữu Trong phe tả lại chia thành tả, trung tả, cực tả Trong phe hữu có hữu, trung hữu và cực hữu Khác với Mỹ, sự khác biệt giữa hai đảng không lớn, ở Pháp các đảng phân thành hia cực đối lập và sự liên kết trong đảng rất chặt chẽ, các đảng viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nghị quyết của Đảng Đặc trưng của hệ thống Đảng của Pháp là chưa có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong các cuộc bầu cử, nên các đảng phải liên minh với nhau, khi thắng cử lập chính phủ liên hiệp của phe.

Ban đầu Đảng Xã hội gồm hai đảng: một đảng theo chủ nghĩa Mác và một đảng có xu hướng ly khai chủ nghĩa Mác (năm 1901) đã sáp nhập thành Phân bộ Pháp của Quốc tế Công nhân (1905) Cơ cấu tổ chức Đảng gồm ba cấp cơ bản:

Trung ương, tỉnh và đảng bộ cơ sở (không có chi bộ) Cơ quan Đảng cao nhất là Đại hội Đảng, đứng đầu là bí thư.

Thỏng 12 năm 1920, ắ số thành viờn Đảng này gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Tháng 6 năm 19721, Nhóm các thể chế cộng hòa thành lập Đảng Xã hội và ký Cương lĩnh chung về tranh cử Giai đoạn 1973 – 1984, Đảng Xã hội mở rộng qua các cuộg bầu cử Hạ viện và trở thành đảng cầm quyền với số phiếu tăng dần.

Sau năm 1988, Đảng Xã hội và phe cánh tả vẫn không giành được đa số phiếu để lập Chính phủ, kể cả trong cuộc bầu cử mới năm 1992 Năm 1993, Đảng Xã hội lâm vào khủng hoanrg cho đến năm 1995, Jacques Chirac – đảng viên cánh hữu trúng cử Tổng thống đã giải tán Quốc hội Quốc hội mới gồm đa phần là đảng viên Đảng Xã hội, nên đã nắm quyền hành pháp.

Năm 2002, Đảng Xã hội mất dần uy tín và thất bại cho trong cuộc bầu cử do chính sách tranh cử không nhất quá, cùng với chủ trương xây dựng nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, tư nhân hóa tói đa hệ thống xí nghiệp công nghiệp, Tuy nhiên, thực tế chủ trương trên không thể đạt được mục đích do Đảng này có xu hướng xa rời các tổ chức công đoàn và đảng cực tả, khả năng tập hợp quần chúng yếu, nội bộ không có sự đoàn kết nhất trí.

2.3.1.2 Đảng Tập hợp lực lượng vì nền Cộng hòa (RPR)

Tiền thân của đảng này là Đảng Tập hợp dân tộc do Dờ Gôn thành lập năm 1947 và được đổ tên nhiều lần: Tập hợp vì nền cộng hòa mới (1958), Liên minh Dân chủ vì nền cộng hòa (1968) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (từ 1976) Đến nay đổi tên thành Đảng Tập hợp vì một phong trào nhân dân.

Từ năm 1958 đến 1978, là Đảng cánh hữu lớn nhất nước Pháp do bảo vệ tư tưởng bảo thủ về các giá trị truyền thống văn hóa, giáo dục với chủ trương một Nhà nước cộng hòa mạnh với vai trò điều tiết của nền kinh tế và lập kế hoạch phát triển, đề cao bản sắc Pháp trước làn sóng nhập cư.

Năm 1995, Đảng RPR chủ trương thi hành chính sách khắc khổ nên bị thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn năm 1997.

Thời kỳ 1997 – 2002, do thực thi chính sách trung hữu, ôn hòa nên đảng OPR lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2002, Tổng thống Jacques Chirac tái đắc cử với nhiệm kỳ 5 năm Năm 2007, Đảng RPR lại giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện nên đã giành quyền thành lập Chính phủ, chấm dứt thời kỳ

“cộng sinh” – vừa giữ quyền lập pháp vừa giữ quyền hành pháp. Đảng RPR được tổ chức ở ba cấp: Trung ương, tỉnh và các đơn vị bầu cử.

Cơ quan cao nhất là Đại hội Đảng Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.

2.3.1.3 Đảng Cộng sản (PCF) Đảng Cộng sản thành lập năm 1920 do tách ra từ Đảng Xã hội, đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ Mặt trận Bình dân năm 1935 nhằm chống chủ nghĩa phát xít Đảng đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đảng có khoảng 60 vạn đảng viên, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, sinh hoạt theo đơn vị hành chính – lãnh thổ hoặc đơn vị sản xuất.

Năm 1939, Đảng Cộng sản bị Chính phủ phát xít cấm hoạt động nhưng vẫn bí mật hoạt động và tham gia liên minh với Đảng Xã hội trong một số giai đoạn bầu cử.

Sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội tan rã, uy tín của Đảng Cộng sản giảm sút do chính sách ra xời những giá trị truyền thống, nội bộ bị phân hóa do bất đồng về đường lối, chủ tưởng.

2.3.1.4 Đảng Xanh Đảng Xanh ra đời năm 1980, có ảnh hưởng lớn trong phe cánh tả do chủ trương đấu tranh bảo vệ môi trường, chống chiến tranh cùng với xây dựng nền kinh tế tương trợ, đáp ứng lợi ích chung Bên cạnh đó, Đảng Xanh kêu gọi tiết kiệm năng lượng, đa dạng hóa các nguồn năng lượng tái tạo và chống việc xây dựng các nhà máy nguyên tử.

2.3.1.5 Đảng Mặt trận Dân tộc (FN) Đảng Mặt trận Dân tộc là đảng cực hữu, thành lập năm 1972 do Giăng Mari Lơ Pen làm lãnh tụ Bản chất của Đảng này là chính sách quốc gia chủ nghĩa, bài ngoại, thân phát xít, chống cộng hòa Ngoài ra, Đảng này còn chủ trương thanh trừng sắc tộc, chấm dứt nhập cư, rút khỏi NATO và khối đồng tiền chung châu Âu,

Do chính sách như vậy, Đảng này chỉ giành được số ít phiếu và ghế trong Nghị viện châu Âu.

Ngoài các Đảng trên, ở Pháp còn tồn tại một số Đảng khác như Đảng Cộng hòa là đảng đại diện cho giới tư bản công nghiệp, tài chính; Đảng Liên minh dân chủ Pháp, Đảng Trung tâm dân chủ xã hội, Đảng Xã hội thống nhất,

Như vậy, hệ thống đảng phái chính trị ở Pháp tương đối phức tạp, số lượng Đảng nhiều nhưng các liên minh không chặt chẽ làm cho thiếu sự ổn định, dẫn đến Chính phủ thường xuyên thay đổi, không tạo ra được bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.

Thể chế bầu cử

Trước đây, Tổng thống Pháp có nhiệm kỳ 7 năm, được bầu gián tiếp thông qua đại cử tri gồm các quan chức địa phương và trung ương Năm 1962, thông qua cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống bắt đầu được bầu trực tiếp, phổ thông đầu phiếu.

Do đó, vai trò của đảng ngày càng tăng trong cuộc bầu cử, đề cử, vận động tranh cử cho ứng viên của đảng mình Từ năm 2002, nhiệm kỳ Tổng thống rút xuống còn5 năm.

Những giá trị mang tính thời đại dưới góc nhìn lý luận

Không thể phủ nhận mặc dù thể chế cộng hòa Pháp vẫn còn nhiều bất cập như việc thường xuyên xảy ra xung đột do đa số trong quốc hội và tổng thống được nắm giữ bởi hai phái khác nhau dẫn đến sự bất ổn trong đời sống chính trị, thể chế Pháp hiện nay cũng mang đến những giá trị mang tính thời đại, bài học kinh nghiệm cho đời sống chính trị thế giới.

Thứ nhất, các cuộc bầu cử cho phép người dân lựa chọn người cầm quyền và tạo ra một cơ chế dân chủ ổn định

Trong các thể chế cộng hòa hiện đại, việc áp dụng chế độ bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trao cho người dân quyền lựa chọn những người cầm quyền, chính là sự thực hiện một trong những quyền dân chủ quan trọng nhất của công dân Việc thiết lập một chính phủ thông qua sự ủy nhiệm quyền lực từ lá phiếu của người dân là một giá trị nổi bật của thể chế cộng hòa.

Tính thường xuyên của các cuộc bầu cử và tính nhiệm kỳ của các chức danh được bầu có nghĩa rằng, không một nhà chính trị, một đảng phái nào được đảm bảo sẽ nắm giữ quyền lực mãi mãi. Ở Pháp, rõ ràng, bầu cử là phương tiện để đạt được sự nhất trí trong xã hội bằng con đường dân chủ và phi bạo lực Hơn nữa, Tổng thống được nhân dân trực tiếp bầu ra, Hạ viện cũng do nhân dân toàn quốc trực tiếp bầu ra Sự cân bằng quyền lực được duy trì vì khi thực hiện quyền lực nhân dân – chủ quyền nhân dân thì Lập pháp và hành pháp đều thực hiện quyền lực mà nhân dân ủy quyền trực tiếp qua bầu cử và nhân dân quyền lực nhân dân.

Cơ chế bầu cử ở các nước cũng cho phép người dân loại bỏ các nhà chính trị thiếu năng lực, hoặc bị tha hóa, loại bỏ các đảng chính trị thiếu khả năng hành động, hoặc không biết giữ lời hứa, đồng thời cho phép người dân lựa chọn những người thay thế có phẩm chất và trí tuệ xứng đáng hơn Về thực chất, đảng thua cuộc chấp nhận “luật chơi” không phải vì họ trung thành hay ủng hộ các chính sách của đảng cầm quyền, mà là vì họ trung thành với hiến pháp, với quá trình dân chủ và tính hợp pháp của nhà nước.

Thứ hai, quyền lực của nhà nước được giới hạn trong những phạm vi quy định

Trong nền chính trị hiện đại, các ý tưởng của chủ nghĩa tự do có ý nghĩa quan trọng Nó trở thành nền tảng cho việc xây dựng lý thuyết tam quyền phân lập và thiết kế bộ máy nhà nước trong các thể chế chính trị cộng hòa Trong các thể chế cộng hòa, phạm vi của quyền lực nhà nước được thể hiện trong hiến pháp.

Trong thể chế chính trị Pháp thì quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống Là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang, Tổng thống chi phối mọi hoạt động cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp Tuy nhiên, tổng thống Pháp thực sự có quyền lực lớn thế nào phục thuộc vào sự ủng hộ đa số trong Quốc hội và phải nhường lại một phần quyền cho Thủ tướng.

Thứ ba, cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước Ưu điểm của chế độ lưỡng viện của Nghị viện Pháp là đảm bảo sự cân bằng quyền lực, vừa đại diện được quyền lợi của các địa phương vừa đại diện được quyền lợi của toàn thể nhân dân Chế độ lưỡng viện cũng cho phép chất lượng làm luật, xây dựng chính sách được chặt chẽ và có sự giám sát. Đặc biệt, mô hình cộng hòa lưỡng tính, là sự kết hợp của cả mô hình đại nghị và mô hình tổng thống Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ và có thể dẫn tới việc chính phủ phải giải tá Tuy nhiên, quốc hội không thể bỏ phiếu bất tín nhiệm với tổng thống, mà chính tổng thống, có quyền giải tán quốc hội trước kỳ hạn khi có các bế tắc chính trị Tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng trong chính phủ Hội đồng bảo hiến có nhiệm vụ kiểm soát các luật của quốc hội Nếu phát hiện có các dấu hiệu trái với hiến pháp, hội đồng có quyền phủ quyết các dự luật này Cơ chế này đảm bảo tính độc lập cao của các nhánh, ít nhất là về hình thức, từ đó, đảm bảo một mức độ nhất định sự kiểm soát lẫn nhau ngay trong bộ máy nhà nước.

Thứ tư, tính pháp lý cao và ổn định

Các quốc gia theo thể chế cộng hòa đều có nhà nước pháp quyền mạnh.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật đều đảm bảo các nguyên tắc, như: tính tối cao, tính ổn định và tính minh bạch của pháp luật.

Tất cả yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Pháp đều được điều chỉnh bởiHiến pháp và pháp luật Hiến pháp và pháp luật được xem là chuẩn mực và là căn cứ pháp lý của đời sống chính trị Pháp nói chung và của hệ thống chính trị Pháp nói riêng Những người cầm quyền buộc phải đặt mình trong môi trường thể chế đã được thiết lập Họ hoạt động trong môi trường đó và chỉ có thể tạo ra sự thay đổi trong mọt phạm vi nhất định Vì vậy, có thể khẳng định Pháp có hệ thống pháp luật mang tính tối cao và ổn định.

Ngày đăng: 29/08/2024, 22:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Ngọc Xuân (2003). Thể chế chính trị thế giới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế chính trị thế giới
Tác giả: Dương Ngọc Xuân
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia
Năm: 2003
2. Nguyễn Đăng Dung (2004). Thể chế, chính trị. Nhà xuất bản Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế, chính trị
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Năm: 2004
3. Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mĩ. Nhà xuất bản Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nhà xuất bảnLý luận chính trị
Năm: 2007
4. Phạm Quang Minh (2010). Thể chế chính trị, thế giới. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế chính trị, thế giới
Tác giả: Phạm Quang Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị -Hành chính
Năm: 2010
5. Lưu Văn Quảng (2015), Bài viết Thể chế chính trị cộng hòa, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(95) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế chính trị cộng hòa
Tác giả: Lưu Văn Quảng
Năm: 2015
6. Lưu Văn An (2017), Bài viết Báo chí và chính trị ở Cộng hòa Pháp, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1908-bao-chi-va-chinh-tri-o-cong-hoa-phap.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w