1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Doanh nghiệp trốn thuế như thế nào?

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn cô - giảng viên bộ môn Nhập môn tài chính tiền tệ vìnhững góp ý dành cho chúng em cũng như sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình giúp nhómhoàn thành bài thảo luận về đề tài “Doanh nghiệp trốn thuế như thế nào?”

Tuy chúng em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi những hạn chếtrong bài vì kiến thức và kinh nghiệm còn non trẻ, mong sẽ nhận được ý kiến đóng góptừ cô để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

LỜI MỞ ĐẦU

Như mọi người đều biết, trốn thuế là một vấn đề nóng mà tất cả các quốc giađều gặp phải Điều này đã và đang gây ra những ảnh hưởng đến sự cân bằngtrong vấn đề thu chi ngân sách Nhà nước, tác động nghiêm trọng tới nhiềulĩnh vực: kinh tế, chính trị, quốc phòng, y tế, Hơn nữa điều này còn khiếnlòng dân bất an và phẫn nộ khi phải gánh những khoản tiền lớn bù vào phầnthuế bị mất, gây mất niềm tin vào sự quản lý của bộ máy Nhà nước Điềuđáng báo động hơn là trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp trốn thuếngày càng nhiều với đủ loại hình thức tinh vi hơn Vì vậy, việc cần có cácbiện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn doanh nghiệp trốn thuế là vấn đề vôcùng cấp thiết với đất nước ta Để có cái nhìn rõ hơn xoay quanh vấn đề trên,nhóm em đã tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày về đề tài “Doanh nghiệp trốnthuế như thế nào?”.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái quát về thuế

1.1.1 Khái niệm

- Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế Đứngở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác

Trang 2

nhau về thuế.- Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp bắt buộc

đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông qua hệ thống phápluật, dựa trên các tiêu chí như thu nhập, giá trị tài sản, hoặc hoạt động kinh tế đặcbiệt Đồng thời, đây là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước

- Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng vàsự xuất hiện của nhà nước Từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện các khoảnthu (đảm phụ) bằng hiện vật, các khoản này cộng với các nguồn thu từ việc cưỡngbức lao động, bóc lột, nô dịch và chinh phục các dân tộc khác đã tạo ra mâu thuẫn xãhội và chính sự đấu tranh chống lại mâu thuẫn đó làm cho xã hội ngày càng pháttriển Cùng với sự phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thuế cũng có nhữngphát triển đáng kể so với ngày đầu hình thành: từ chỗ mang hình thức hiện vật, thuếđã dần dần chuyển sang hình thức tiền tệ

1.1.2 Vai trò của thuế

- Thuế là công cụ để điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô, như kiểm soát lạm phát,cân bằng ngân sách, ổn định chu kỳ kinh doanh… Thuế cũng là công cụ để điềuchỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngănchặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá Ngoài ra, thuếcòn là công cụ để điều chỉnh sự phân phối lại thu nhập xã hội, giúp giảm bớt khoảngcách giàu nghèo, bằng cách áp dụng các loại thuế có tính chất tiến (thu nhập caođóng góp tỷ lệ cao hơn) hoặc các loại miễn giảm thuế cho các đối tượng có thu nhậpthấp hoặc gặp khó khăn

- Đây là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tếcàng phát triển thì khoản thu này càng tăng Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngânsách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước Mộtphần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, bộ phận còn lại được chicho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợxã hội, nghiên cứu khoa học… Mọi người đều sử dụng chung một hệ thống an sinhxã hội, một con đường…

- Đây chính là sức mạnh cơ sở vật chất đảm bảo cho sự hoạt động và tồn tại của nhà

Trang 3

nước Mặc dù nhà nước có nhiều phương pháp mở rộng hay thu hẹp quy mô ngânsách nhưng việc sử dụng công cụ thuế tỏ ra là có ưu thế hơn cả Điều đó được phảnánh bằng tỷ trọng thu từ thuế trong tổng thu ngân sách của các nước luôn ở mức caonhất, ở hầu hết các nước, con số này lên đến 90% Bất cứ nhà nước nào cũng phải cầncó ngân sách để tối thiểu là duy trì bộ máy hoạt động của bản thân nhà nước Khôngchỉ các nhà kinh tế học tư sản mà ngay cả K Marx cũng phải thừa nhận rằng: Thuế,đó là “Nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng nhà nước pháp quyền, thuế là nguồn sống…đối với nhà nước hành pháp Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồngnhất.”

- Ta cũng có thể tóm tắt vai trò của thuế thành 2 loại chính: thuế bình thường và thuếđặc biệt Trong đó, thuế bình thường nhằm mục đích cân bằng thu nhập, tạo dựngnguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết cho xã hội Đối với thuế đặc biệt, đâylà loại thuế nhằm vào các mục đích đặc biệt, ví dụ như thuế rượu bia, thuốc lá, cácmặt hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu, nhằm hạn chế lượng tiêu thụ đối với các sản phẩmnày

1.2 Thuế doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, được đánh trực tiếp vào khoảnthu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồmcác khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thunhập khác theo quy định của pháp luật

1.2.2 Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm:

- Cá nhân kinh doanh theo hộ gia đình.- Các văn phòng luật sư, văn phòng chứng từ.- Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng phân chia sản phẩm dầu

khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí.- Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở

Trang 4

thường trú tại Việt Nam.- Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài hoạt động tại

Việt Nam

1.2.3 Các loại thuế cho doanh nghiệp

- Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ

trong suốt các giai đoạn từ sản xuất, kinh doanh đến khi hàng hóa, dịch vụ đó đượctiêu thụ.

● Thuế giá trị gia tăng được khai theo tháng, trừ trường hợp phải khai theo quý theoquy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC Việc khai và nộp thuế giá trị gia tăng cụthể sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính thuế của từng công ty Theo điều 15 Thôngtư 151/2014/TT-BTC quy định thông tin về đối tượng thực hiện khai thuế theo quýnhư sau:

+) Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanhthu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trởxuống

+) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khaithuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá,dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trịgia tăng theo tháng hay theo quý

● Đối tượng nộp thuế: Theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được hướng dẫnbởi Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC) quy định đối tượng chịu thuế GTGT nhưsau: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sảnxuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua củatổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫntại Điều 4 Thông tư này

Như vậy, căn cứ theo 2 quy định pháp luật trên, thì người phải đóng thuế giá trị giatăng là cá nhân, tổ chức… Cụ thể đối tượng chịu thuế có thể là hàng hóa, dịch vụ.● Thời hạn nộp thuế:

+) Đối với công ty kê khai theo tháng: Hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế

Trang 5

+) Đối với công ty kê khai theo khai theo quý: Hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

● Hiện nay, đối với doanh nghiệp, có 2 phương pháp tính thuế là: phương pháp khấutrừ và phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT

+) Phương pháp khấu trừ: được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả Lúc này mứcthuế phải nộp được quy định tương ứng 3 loại mức thuế suất sau:

a) Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Điều 9Thông tư 219/2013/TT-BTC)

b) Thuế suất 5%: Được áp dụng đối với một số mặt hàng quy định tại Điều10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư26/2015/TT-BTC)

c) Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại (Điều11 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Cách tính:

Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

+) Phương pháp trực tiếp: Nộp thuế theo quy định tại điều 13 thông tư BTC với tỷ lệ thuế như sau:

219/2013/TT-a) Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu

nguyên vật liệu: 3%;d) Hoạt động kinh doanh khác: 2%.Cách tính:

Thuế GTGT = GT hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT

Với trường hợp công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quý:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT x 10%

Trong đó: GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán được bán ra - Giá thanh toán mua vào tương ứng

Trang 6

-Lệ phí môn bài (hay thuế môn bài): là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh

doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàngnăm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lýthuế trực tiếp.

● Từ ngày 01/01.2017, cách gọi “thuế môn bài” được thay thế bằng “lệ phí môn bài”là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hàng năm

● Đối tượng nộp thuế: Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư65/2020/TT-BTC, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia

đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cụ thể là các đối tượng sau (Chỉ

trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được quy định tại Điều 3 Nghị định số139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 139):

1 Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật2 Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã

3 Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.4 Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

5 Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.6 Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tạicác khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có)

7 Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh● Thời hạn nộp thuế: tại Khoản 9 Điều 18 được quy định như sau:

a) Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.b) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cảđơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gianđược miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thìthời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

Trang 7

b.1) Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 thángđầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết

b.2) Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 thángcuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 nămliền kề năm kết thúc thời gian miễn

● Cách tính mức đóng lệ phí môn bài: Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh để xác định mức đóng lệ phí môn bài như sau:

Mức vốn điều lệ/Vốn đầu tư Mức đóng lệ phí môn bài Bậc

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp

vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế bao gồm các khoản thu nhập củadoanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thunhập khác theo quy định của pháp luật và là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuốicùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

● Đối tượng nộp thuế: bao gồm tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ có thu nhập chịu thuế và tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại ViệtNam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập tại Việt Namnộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

● Thời hạn nộp thuế: Thuế TNDN là loại thuế tạm nộp theo quý và quyết toán theonăm, cụ thể như sau:

a) Quý: Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN hàng quý, thời hạn nộp thuế thườnglà trước ngày 30 của tháng sau quý kết thúc Ví dụ, nếu quý kết thúc vào ngày31/3, thời hạn nộp thuế là trước ngày 30/4

b) Năm tài chính: Một số doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán từ tháng 4 năm

Trang 8

ngoái đến tháng 3 năm hiện tại Trong trường hợp này, thời hạn nộp thuếTNDN cho cả năm tài chính là trước ngày 31/3 của năm sau.

● Cách tính: thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức quy định tại Thôngtư 96/2015/TT-BTC như sau:

Tính thuế TNDN phải nộp:

Số thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN

(nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:+) Tính thu nhập tính thuế:

Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản

lỗ được kết chuyển theo quy định

+) Tính thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác+) Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC

như sau:a) Thuế suất 20% (Áp dụng từ 01/01/2016).b) Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác

tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wolfram, antimon,đá quý, đất hiếm trừ dầu mỏ) áp dụng thuế suất 50%

c) Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thácdầu khí tại Việt Nam là 32% đến 50%

d) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham giadự án đầu tư và quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quyđịnh của pháp luật thì phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế doanhnghiệp với thuế suất là 20%

e) Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giaotrở lên nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khănthuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp ban hành kèm theoNghị định số 118/2015/ NĐ-CP của chính phủ áp dụng thuế suất thuếTNDN là 40%

- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ

Trang 9

chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trướckhi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

● Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:a) Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập

b) Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng laođộng dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhậpcó tổng mức chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ giacảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chứctrả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này

c) Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừtheo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ giacảnh trước khi khấu trừ Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thaycho các cá nhân có ủy quyền

● Đối tượng nộp thuế: Căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quyđịnh về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14: Các cánhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cánhân cho Nhà nước Và khi này, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện khấutrừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệmkhai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước

● Thời hạn nộp thuế: Cá nhân có trách nhiệm khai thuế TNCN chậm nhất là ngàythứ 10 (mười) kể từ ngày phát sinh thu nhập hoặc nhận được thu nhập

● Cách tính:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất+) Theo Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007, bảng biểu thuế luỹ tiến từngphần được xác định như sau:

Trang 10

+) Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm:a) Giảm trừ gia cảnh:

○ Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;○ Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.b) Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt

1.2 Trốn thuế

1.2.1 Khái niệm

- Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thuế, thể hiện ở việc người nộp thuế cố ýthực hiện các hành vi nhằm che giấu thu nhập, tài sản, hoặc lợi nhuận chịu thuế, hoặc sử

Trang 11

dụng các thủ đoạn gian lận khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định củapháp luật thuế.

- Phân biệt trốn thuế với gian lận thuế:● Trốn thuế: là hành vi cố ý thực hiện các hành vi nhằm che giấu thu nhập, tài sản,

hoặc lợi nhuận chịu thuế, hoặc sử dụng các thủ đoạn gian lận khác nhằm trốn tránhnghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế

● Gian lận thuế: là hành vi cố ý khai báo sai thu nhập, tài sản, hoặc lợi nhuận chịuthuế hoặc sử dụng các thủ đoạn gian lận khác nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theoquy định của pháp luật thuế

1.2.1 Nguyên nhân và hậu quả

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trốn thuế+) Khách quan: Do sự thay đổi thường xuyên về chính sách thuế của Nhà nước đểphù hợp với điều kiện hội nhập gây khó khăn trong công tác quản lý, tính cập nhậtcủa doanh nghiệp hạn chế (ít xảy ra ở doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệplớn)

+) Chủ quan:● Nhận thức pháp luật kém: Một số người nộp thuế chưa hiểu rõ hay lơ là về quy định

của pháp luật thuế hoặc cố tình vi phạm.● Thiếu hụt hệ thống quản lý thuế: Hệ thống quản lý thuế chưa hoàn thiện và còn yếu

kém đã tạo điều kiện cho người nộp thuế trốn thuế.● Tham nhũng: Một số cán bộ thuế tham nhũng, móc ngoặc với người nộp thuế để

trốn thuế Mức độ tham nhũng tăng cao tác động đến tâm lý, lòng tham của ngườitrốn thuế

● Cạnh tranh không lành mạnh: Một số doanh nghiệp trốn thuế để hạ giá thành sảnphẩm, dịch vụ, gây mất cân bằng thị trường

● Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và hội nhập thế giới: Mọi thứ tồn tạiđều là con dao hai lưỡi, mặt tiêu cực luôn song hành cùng sự tích cực Hiện nay sự

Ngày đăng: 29/08/2024, 11:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w