1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học văn hoá học đường ở việt nam hiện nay

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễn ra tại trường học...4 Hình 2: Bạo lực tinh thần gây nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến người bị bạo lực...5 Hình 3: Khảo sát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -*** -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học kỳ 1/2022-2023NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

MÃ HP: 221XH5003 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TP.HCM, 12/2022

STT Họ tên MSSV Mức độ hoàn thành

công việc1 Ngô Võ Hồng Anh K224111377 100%2 Nguyễn Thị Thu Hương K224060787 100%3 Nguyễn Lê Hoàng Thiên K224070911 100%4 Lâm Thảo Nhi K224070893 100%5 Lý Nhật Huy K224040475 100%6 Nguyễn Đức Phú K224070901 100%

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục hình ảnh 0

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Đối tượng nghiên cứu 1

III Mục đích nghiên cứu 1

IV Phương pháp nghiên cứu 2

Phần 2: NỘI DUNG 3

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3

1 Khái niệm “Văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay” 3

2 Khái niệm “Bạo lực học đường ở sinh viên Việt Nam hiện nay” 3

II THỰC TRẠNG 6

1 Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực học đường 6

2 Mức độ quan tâm của học sinh/sinh viên đến bạo lực học đường 7

3 Nhận thức, hành vi khi đối diện với bạo lực học đường và các xu hướnghành động khác 10

III NGUYÊN NHÂN 15

IV HỆ QUẢ 17

1 Đối với nạn nhân 17

2 Đối với người chứng kiến 18

3 Đối với gia đình và nhà trường 19

4 Đối với người gây bạo lực: 20

5 Đối với xã hội: 21

V GIẢI PHÁP VÀ THÁCH THỨC 23

1 Giải pháp 23

1.1 Đối với học sinh 23

1.2 Đối với gia đình 23

1.3 Đối với giáo viên và nhà trường 23

1.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 24

2 Thách thức 24

2.1 Đối với học sinh, sinh viên 24

2.2 Đối với giáo viên và nhà trường 24

2.3 Đối với gia đình 24

2.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 24

Phần 3: KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễn ra tại trường học 4

Hình 2: Bạo lực tinh thần gây nhiều tổn thương, ảnh hưởng đến người bị bạo lực 5

Hình 3: Khảo sát số lượng sinh viên từng tiếp xúc với nạn bạo lực học đường 6

Hình 4: Khảo sát các loại BLHĐ hiện có 7

Hình 5: Khảo sát độ quan tâm của sinh viên về sự kiện trên 8

Hình 6: Khảo sát tâm lý người chứng kiến 8

Hình 7: Khảo sát giả sử đặt bản thân vào tình huống 9

Hình 8: Khảo sát cách xử lý tình huống của sinh viên 10

Hình 9: Khảo sát giả sử cách xử lý tình huống của sinh viên 11

Hình 10: Khảo sát giả sử tình huống 2 11

Hình 11: Khảo sát giả sử tình huống 3 12

Hình 12: Khảo sát giả sử tình huống 4 12

Hình 13: Khảo sát ảnh hưởng của stress về bạo lực đối với sinh viên 13

Hình 14: Khảo sát sự kiện ảnh hưởng đến tâm lý bạo lực 14

Hình 15: Khảo sát nguyên nhân dẫn đến tâm lý bạo lực học đường 15

Hình 16: Khảo sát khả năng đồng cảm với nạn nhân 17

Hình 17: Bạo lực học đường khiến nạn nhân trầm cảm 17

Hình 18: Khảo sát ảnh hưởng của BLHĐ đến người chứng kiến 18

Hình 19: Người chứng kiến cười đùa, ủng hộ khi thấy đánh nhau 18

Hình 20: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của BLHĐ đến gia đình nạn nhân 19

Hình 21: Bạo lực học đường gây nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ 19

Hình 22: Khảo sát mức độ ảnh hưởng của BLHĐ đối với nhà trường 20

Hình 23: Sinh viên UEL tham gia xuân tình nguyện 23

Trang 5

Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tàiTrong suốt bề dày lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Việt Nam, giáodục tồn tại, phát triển song song và luôn đóng một vai trò quan trọng như nền tảng đểgây dựng nên nền văn hiến ngàn đời của dân tộc Nếu giáo dục là cầu nối gắn kết trithức với con người thì trường học chính là nơi được xây dựng để truyền đạt lại nguồntri thức vô tận đó Trường học là nơi kiến thức ở mọi lĩnh vực được truyền đạt, học hỏivà tiếp thu, là nơi học sinh, sinh viên được bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong vànhân cách để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cũng là giúp cho học sinh, sinhviên hình thành một trái tim nhân ái, giàu lòng vị tha Tuy nhiên, trong môi trườnggiao lưu, trao đổi và gặp gỡ nhiều mối quan hệ mới, xung đột hay xích mích giữa họcsinh, sinh viên là điều không thể tránh khỏi Những mâu thuẫn đó, có thể chỉ là nhữngcuộc cãi vã nhỏ giữa các em, cũng có thể lớn hơn và mở rộng thành hành vi nghiêmtrọng hơn là bạo lực học đường

Bạo lực học đường lâu nay vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quantâm bởi tính chất cấp bách cần được quan tâm của nó Hiện nay, trước tình trạng bạolực học đường ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, các phương thức bạo lựcthay đổi từ đánh nhau bằng vũ lực, sức mạnh cá nhân đến sử dụng các vũ khí, công cụhỗ trợ khác khiến cho mức độ của các vụ việc ngày càng nghiêm trọng và không hề códấu hiệu thuyên giảm Thêm vào đó, mức độ bị gây hại của nạn nhân và phương phápxử lý các vụ việc đó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm

Từ đó, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra rằng: Thực trạng bạo lực học đườngtrong học sinh, sinh viên đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tìnhtrạng đó? Đã có những giải pháp nào được đề ra hay những giải pháp mới nào nênđược đề xuất để giải quyết vấn đề đó? Tình trạng đó ảnh hưởng thế nào đến học sinh,sinh viên hiện nay? Từ những lí do trên, nhóm chúng tôi khẳng định rằng “Ảnh hưởngcủa bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên” là vấn đề cấp thiết và cần đượcnghiên cứu kỹ càng

II Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh,sinh viên

 Khách thể nghiên cứu: Học sinh, sinh viên (Đã từng tham gia, chứng kiến,nghe qua hay không tham gia bạo lực học đường)

III Mục đích nghiên cứuĐề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên”với mục đích giúp người đọc hiểu rõ được thực trạng, nguyên nhân, hệ quả, đặc biệt làsức ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với học sinh, sinh viên hiện nay, từ đó rút ra

Trang 6

được bài học, kinh nghiệm để hạn chế, giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường trong môitrường giáo dục.

IV Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Đo lường mức độ xảy ra của vấn đề, từ đó rút ra kếtluận tổng thể

 Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu về nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường. Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin vàtổng hợp kiến thức thông qua các bài báo, mạng xã hội, Internet,

 Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin vềhiện trạng bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên hiện nay

 Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phântích Cụ thể hơn là từ những kết quả rút ra được bằng phân tích, đề tài sử dụng phươngpháp tổng hợp dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng để có thể nhận định được vấn đềmột cách khách quan và đúng đắn nhất

Trang 7

Phần 2: NỘI DUNG

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN1 Khái niệm “Văn hóa học đường ở Việt Nam hiện nay”

1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liênquan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Có thể nói văn hóa làmột khái niệm đa nghĩa, tùy theo từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà vănhóa được hiểu theo những cách khác nhau Có thể hiểu văn hóa là văn học, những loạihình nghệ thuật dân tộc như thi ca, chèo, tuồng, hay thông thường văn hóa được hiểulà lối sống bao gồm phong cách ăn mặc, ẩm thực, cách ứng xử, thậm chí là cả tri thứcmà chúng ta tiếp nhận, Ở bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóađược định nghĩa là những chuẩn mực hành vi, chuẩn mực ứng xử đạo đức Theo đó, cóthể hiểu văn hóa là những hành vi, ứng xử hàng ngày của mỗi cá nhân từ cách nóichuyện đến cách đi đứng, hành động

1.2 Khái niệm học đường

Học đường có thể hiểu là môi trường, không gian để mỗi học sinh, sinh viên cóthể học tập, rèn luyện, cùng nhau sinh hoạt và là nơi đáp ứng quyền được học tập củamỗi cá nhân Ở đây học sinh, sinh viên sẽ được giảng dạy, học tập những kiến thứcliên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như xã hội, kinh tế, chính trị, Bên cạnh đó,mỗi cá nhân cũng sẽ được rèn luyện cả về những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trungthực, thật thà, bản lĩnh, và sức khỏe để trở thành một công nhân có ích cho xã hội.Không chỉ vậy, đây cũng là môi trường để học sinh, sinh viên có thể thỏa niềm đammê của bản thân, là cơ hội để mỗi cá nhân thử sức trước khi bước ra đời

1.3 Khái niệm văn hóa học đường

Từ hai khái niệm ở trên, văn hóa học đường có thể hiểu là những chuẩn mực hànhvi, ứng xử trong không gian trường học, là môi trường quan trọng hàng đầu trong việcgiáo dục, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về cả 4 mặt: đức- trí - thể - mỹ, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao, trở thành một công nhâncó ích cho xã hội Tuy nhiên, văn hóa học đường không chỉ áp dụng cho đối tượng làhọc sinh, sinh viên mà ngày cả nhà trường, thầy cô, cha mẹ, Hay chúng ta có thểhiểu theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực,giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em họcsinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”

2 Khái niệm “Bạo lực học đường ở sinh viên Việt Nam hiện nay”2.1 Khái niệm bạo lực

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổnhại đến một ai đó Có thể nói bạo lực là những hành vi sử dụng sức mạnh vật lý để

Trang 8

thực hiện những hành vi gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của người khác vớinhững mức độ nặng nhẹ khác nhau Có thể kể đến các hành động như đánh đập, tátmắng, xô đẩy, cào cấu, sử dụng vũ khí, ép buộc quan hệ tình dục, Bạo lực không chỉgiới hạn giữa 2 cá nhân mà nó diễn ra trên một quy mô rộng lớn hơn nữa có thể lànhóm, cộng đồng, thậm chí là quốc gia với nhau Khái niệm bạo lực xuất hiện khi cácmối quan hệ giữa con người bắt đầu có mâu thuẫn và diễn ra xung đột Và cho đếnhiện nay bạo lực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi xã hộivà đang được nỗ lực để ngăn chặn và giải quyết.

2.2 Khái niệm bạo lực học đường

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP đã định nghĩa bạo lực học đườnglà hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúcphạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại vềthể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập Hiệnnay, khái niệm “Bạo lực học đường” ngày được phổ biến rộng rãi đến mọi cá nhân đặcbiệt là lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay - lứa tuổi dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm nhấtvấn đề này Bạo lực học đường có thể hiểu theo nhiều lớp nghĩa nhưng nhìn chung cóthể hiểu là những hành vi có chủ đích của người thực hiện nhằm gây ảnh hưởng mộtcách tiêu cực đến người khác cả về thể xác và tinh thần, được thực hiện thông qua lờinói hoặc hành động hoặc cả hai Đây

là một vấn đề trái với những quy địnhcủa pháp luật và vi phạm các chuẩnmực đạo đức của xã hội Tuy nhiên,hiện nay bạo lực học đường ngày cànggia tăng và đa dạng hơn với sự xuấthiện nhiều biến dạng của bạo lực họcđường như bạo lực mạng, bạo lựclạnh, Điều đó đã đặt ra thách thức tolớn cho các nhà đứng đầu quốc gia vềviệc đưa ra giải pháp để giải quyếtvấn đề này

2.3 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là những bạn trẻ lứa tuổi thường từ 16 đến 25 tuổi theo học ở các trườngđại học, cao đẳng, trung cấp - nơi cung cấp cho họ những kiến thức chuyên sâu về mộtngành nghề và những kỹ năng mềm nhằm định hướng, chuẩn bị cho công việc tươnglai sau này Bên cạnh đó, đây cũng là lứa tuổi vô cùng năng động, sáng tạo, dễ tiếp thuvà nếu được định hướng tốt sẽ trở thành những công nhân tốt trong xã hội đặc biệt làtrong thời kỳ hội nhập quốc tế và chuyển đổi số hiện nay

2.4 Khái niệm dư luận xã hội

Theo cách hiểu thông thường, dư luận xã hội là tập hợp những ý kiến đến từ mỗicá nhân về những vấn đề, những sự kiện, hiện tượng trong đời sống hàng ngày củachúng ta dưới dạng lời nói hay thông qua hình thức “comment”, “caption” trên các

Hình 1: Một số hình ảnh về bạo lực thể xác diễnra tại trường học

Trang 9

trang mạng xã hội Dư luận xã hội có thể tích cực cũng có thể tiêu cực tùy vào cáchnhìn nhận, đánh giá của mỗi cá nhân đối với các sự việc, hiện tượng.

2.5 Khái niệm ảnh hưởng bạo lực học đường

Ảnh hưởng bạo lực học đường có thể được hiểu là những hậu quả mà nó đem lạicho nạn nhân bị bạo lực học đường Đó là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả vềthể xác và tinh thần và có thể để lại di chứng lâu dài thậm chí vĩnh viễn cho nạn nhânbị bạo lực học đường và cả gia đình, người thân của nạn nhân đó Và nó cũng đem lạidi chứng lâu dài cho cả quốc gia và toàn xã hội

Một số hậu quả mà bạo lực học đường mang lại có thể kể đến: nạn nhân bị bạolực luôn mang trạng thái tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức; có những biểu hiện rốinhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, ngại tiếp xúc vớimọi người, dẫn đến sức học giảm sút, thậm chí xuất hiện các vấn đề về tâm lý nhưtrầm cảm; những cá nhân chứng kiến bạo lực học đường cũng bị ảnh hưởng ít nhiều,cảm thấy tội lỗi khi nhìn thấy thậm chí là quá sợ hãi và không dám ngăn chặn bạo lựchọc đường, mất niềm tin vào cuộc sống; bạo lực học đường còn ảnh hưởng đến cả bốmẹ của nạn nhân bị bạo lực, họ cũng sẽ rơi vào tình trạng hoảng hốt và lo lắng,

2.6 Khái niệm về hình thức bạo lực

Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi,đánh đập, làm tổn thương tới sức khỏe, tínhmạng của người khác

Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, tháiđộ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhânphẩm, tâm lý của người khác Hình 2: Bạo lực tinh thần gây nhiều tổn

thương, ảnh hưởng đến người bị bạo lực

Trang 10

II THỰC TRẠNG1 Mức độ phổ biến của tình trạng bạo lực học đường

Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệbạo lực học đường cao nhất và đang có xu hướng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.Không chỉ số vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng mà mức độ cũng ngày càngnghiêm trọng

Điều đáng chú ý là bạo lực học đường phần lớn bắt nguồn từ những mâu thuẫnnhỏ sau đó trở nên nghiêm trọng Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với một người,một vụ việc mà đã lan rộng ra nhiều môi trường học đường, từ nông thôn đến thành thị

Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từtiểu học đến đại học Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ởnữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà cònxảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh

Chủ đề bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi cấp học từtiểu học đến đại học Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn xảy ra ởnữ giới (đặc biệt ở cấp THCS và THPT), không chỉ giữa học sinh với học sinh mà cònxảy ra giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh

Chúng em đã tiến hành khảo sát 124 học sinh/sinh viên (sinh viên chủ yếu là sinhviên UEL) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó học sinh/sinh viên có giớitính nữ chiếm 76,7% và giới tính nam là 23,4% Cuộc khảo sát chủ yếu được nhiềubạn sinh viên năm nhất quan tâm, chiếm 86,3% so với học sinh THPT và sinh viênnăm hai, năm ba, năm tư Từ số liệu, hơn một nửa các bạn học sinh/sinh viên đến từnông thôn, số còn lại đến từ thành thị Việc xuất thân từ thành thị hay nông thôn cũnglà yếu tố quan trọng để xác định xem mức độ phổ biến của bạo lực học đường ở vùngmiền đó như thế nào

Hình 3: Khảo sát số lượng sinh viên từng tiếp xúc với nạn bạo lực học đường

Trang 11

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy có tới 71,8% người đã từng chứng kiến/nghe quavề bạo lực học đường, tỉ lệ người chưa từng chứng kiến/nghe qua hoặc là nạn nhân củabạo lực học đường là 12,9% và 15,3% là tỉ lệ người là nạn nhân trực tiếp của bạo lựchọc đường Nhìn sơ qua thì 15,3% có vẻ nhỏ hơn nhiều so với con số 71,8% nhưng nóthật sự không nhỏ như vậy bởi những hệ quả mà nó để lại cho chính nạn nhân vànhững người xung quanh Môi trường giáo dục là nơi tiếp thu tri thức cho những tàinăng tương lai của đất nước, ngoài ra còn truyền dạy đạo đức, văn hóa, nhân cách làmngười cho học sinh Sự xuất hiện của bạo lực học đường đã làm xấu đi hình ảnh đúngđắn của ngành giáo dục, mối quan hệ tương thân tương ái giữa thầy và trò, giữa bạn bèđồng trang lứa Vì thế loại bỏ vấn nạn bạo lực học đường đang là vấn đề cấp bách vàcần sự thay đổi về mặt nhận thức của cả học sinh/sinh viên, gia đình, nhà trường và xãhội.

Hình 4: Khảo sát các loại BLHĐ hiện cóTrên đây là số liệu thống kê những loại bạo lực học đường nào là phổ biến nhấtđối với các bạn học sinh/sinh viên Từ số liệu, ta có thể thấy, đến 96,8% biết đến/từngphải hứng chịu bạo lực bằng lời nói; bạo lực xã hội chiếm 84,7%; kế đến là bạo lựcthân thể chiếm 77,4% và cuối cùng là bạo lực mạng với 71% Nhìn chung, bốn loạibạo lực học đường trên gần như đều được đa số học sinh/sinh viên biết đến, chiếm trên70% Điều đó cho thấy bạo lực học đường đã phổ biến ở mức đáng báo động, đến mứcngày càng xuất hiện thêm nhiều loại/hình thức bạo lực học đường khác nhau với cáchành vi và hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều

2 Mức độ quan tâm của học sinh/sinh viên đến bạo lực học đường

Mới đây, xảy ra vụ việc một học sinh lớp 9 ở Hà Nội đã nhảy từ tầng 3 xuống đấtnghi do bạn trêu đùa Cụ thể, ngày 21/10 trong khi tham gia các hoạt động nhóm mônGDTC, một số bạn đã chơi đùa, trêu chọc nhau tụt quần em H.X.Q Dù đã bị giáo viênnhắc nhở, khi lên lớp, các học sinh này tiếp tục chế giễu em Q Sau đó, em Q xin phépcô giáo ra khỏi lớp, sau ít phút, mọi người phát hiện em đã nhảy lầu từ tầng 3.Theo hồsơ bệnh án, em H.X.Q bị gãy tay, gãy chân, vỡ xương chậu Trường hợp của em Qchính là ví dụ điển hình cho hành vi bạo lực học đường và hệ quả nghiêm trọng của nó

Trang 12

Chúng em đã đưa ví dụ thực tế trên vào cuộc khảo sát của mình để lấy ý kiến từ cácbạn học sinh/sinh viên về vấn đề trên Cụ thể là:

Hình 5: Khảo sát độ quan tâm của sinh viên về sự kiện trênTừ biểu đồ trên, hơn một nửa các bạn học sinh/sinh viên là biết đến vụ việc, nhờvào sự lan truyền nhanh chóng của các trang mạng xã hội cũng như các trang báo điệntử Có đến 32,3% các bạn không hề biết đến vụ việc trên và 8,1% còn lại là đặc biệtquan tâm và có tìm hiểu thêm về vụ việc Những con số trên là những con số biết nóibởi nó cho thấy được mức độ quan tâm của mọi người về các trường hợp bạo lực họcđường Sự nhận thức tốt về mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường đã được thểhiện qua tỷ lệ 8,1% Tuy con số này không nhiều nhưng nó cũng là tín hiệu đáng mừngkhi vẫn có những cá nhân để tâm tới vụ việc bạo lực học đường và dành thời gian tìmhiểu kĩ hơn về nó

Hình 6: Khảo sát tâm lý người chứng kiếnTrong số những người biết về vụ việc trên, có 63,4% học sinh/sinh viên là đồngcảm, thương cảm với nạn nhân; 17,9% cảm thấy sợ hãi với sự việc trên; 13,4% nhậnthấy quyết định hành động như vậy của nạn nhân là dại dột; 3,6% cảm thấy bìnhthường vì nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra và 1,8% còn lại là muốn cổ vũ bạo lực.Chắc hẳn sẽ có vài thành phần nghĩ rằng sự việc không nghiêm trọng đến mức em Q.phải nhảy lầu Tuy nhiên, em Q đang ở độ tuổi dậy thì, có nhiều chuyển biến về mặt

Trang 13

cảm xúc cũng như suy nghĩ, nhận thức nên điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hànhđộng của em Mọi người hãy nhìn vào hành động của những người bạn đã trêu đùa em,đó không phải là “trêu đùa”, đó là bạo lực tinh thần Từ đó cho thấy vai trò của giađình và nhà trường trong việc giáo dục các em ảnh hưởng rất lớn đến hành động củacác em sau này, và khía cạnh này sẽ được chúng em đề cập trong phần IV Giải pháp

Một điều đáng nói nữa chính là con số 3,6% - tỉ lệ người cảm thấy bình thường vìcó nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra Điều này cũng dễ hiểu và nó càng khẳng địnhthêm cho luận điểm: Bạo lực học đường đã phổ biến đến mức báo động

Ngoài ra, có 2 bạn (1,8%) có xu hướng trái chiều, chọn vào mục “Muốn cổ vũ bạolực” Dù nó chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đối với chúng em, đó lại là một con số đáng quanngại bởi bạo lực học đường là một hành động sai trái, đáng lên án và cần loại bỏ càngsớm càng tốt và nhóm chúng em cũng như mọi người không thể nào đồng tình với lốisuy nghĩ sai lệch này

Đặt giả định là nạn nhân trong vụ việc trên, chúng em nhận được kết quả sau:

Hình 7: Khảo sát giả sử đặt bản thân vào tình huốngCó đến 79,8% các bạn học sinh/sinh viên sẽ nói lại với ba mẹ/thầy cô để giảiquyết; 8,9% chọn bạo lực để đáp trả lại bạo lực; 6,5% chọn trả thù bằng những hànhđộng khác và 4,8% chọn giải quyết vấn đề như cách em Q đã làm Nhìn chung, đa sốcác bạn sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn vì họ có nhiều quyền năng hơn là họcsinh/sinh viên chúng ta Ngoài ra, một số bạn chọn cách trả đũa bằng hình thức bạo lựchoặc là hình thức khác và tiêu cực hơn là làm giống cách mà nạn nhân Q đã làm Thậtđáng lo lắng cho con số 4,8% này bởi nếu cái kết cho nạn nhân của bạo lực học đườnglà cái chết thì quả thật là quá bất công với họ Chính vì thế mà chúng ta phải cùngchung tay xóa bỏ vấn nạn này

Khi được hỏi về cách giải quyết vụ việc trên với tư cách là người ngoài cuộc, cácbạn học sinh/sinh viên đã trả lời như sau:

Trang 14

Hình 8: Khảo sát cách xử lý tình huống của sinh viênCó hình phạt thích đáng cho nhóm học sinh có hành vi bạo lực học đường là lựachọn của 42,7% học sinh/sinh viên Tiếp đến là đẩy mạnh giáo dục về bạo lực họcđường trong môi trường học tập (29,8%) và cuối cùng là trấn an, điều trị tâm lý chonạn nhân chiếm 27,4%.

Qua sự việc bạo lực học đường thực tế ở trên đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát vềthực trạng của bạo lực học đường đang ở mức nguy hiểm như thế nào, bao gồm mứcđộ phổ biến của bạo lực học đường, mức độ quan tâm đến bạo lực học đường, cách cácbạn đối diện với sự việc đó và cách giải quyết

3 Nhận thức, hành vi khi đối diện với bạo lực học đường và các xuhướng hành động khác

Như số liệu từ biểu đồ 3, có 71,8% các bạn từng chứng kiến/nghe qua về bạo lựchọc đường, tuy nhiên chưa phải là nạn nhân của bạo lực học đường Như vậy, nếu đặtcác bạn trong những tình huống cụ thể thì các bạn sẽ phản ứng lại như thế nào? Nhómchúng em đã đặt ra vài câu hỏi tình huống để khảo sát cách mà các bạn đối diện vớicác tình huống dưới đây

Trang 15

Hình 9: Khảo sát giả sử cách xử lý tình huống của sinh viênTheo số liệu, 87,9% các bạn sẽ chọn đi cầu cứu người khác để họ giúp đỡ; 41,1%các bạn sẽ tiếp cận học sinh/sinh viên bị bắt nạt đó và giúp đỡ họ ngay lập tức; số cácbạn làm ngơ để tránh rắc rối chiếm 15,3% và cuối cùng là quay phim lại để tung lênmạng chiếm 4% Nhìn chung, các bạn đều có tinh thần giúp đỡ khá tốt và rất đángkhen với những bạn giúp đỡ nạn nhân của bạo lực học đường ngay lập tức Bên cạnhđó cũng có những bạn không muốn rước thêm phiền phức, rắc rối cho mình nên chọncách làm lơ Cách ứng xử trên cũng có thể hiểu được bởi một số trường hợp khi một aiđó ra tay cứu giúp người là nạn nhân của bạo lực học đường, chính người đó cũng trởthành nạn nhân của bạo lực học đường.

Hình 10: Khảo sát giả sử tình huống 2Với tình huống này, đa số các bạn đều chọn từ chối và khuyên bạn thân của mìnhnên dừng lại 79%; một số thành phần khác lại chọn cách báo cáo lại với giáo viên, phụhuynh, chiếm 30,6%; một nhóm thành phần khác cũng gần tương đương với 30,6% lànhóm từ chối và không quan tâm 29,8% và cuối cùng là khuyến khích, tham gia bắtnạt cùng với bạn thân chiếm 2,4% Phần lớn các bạn đều có nhận thức đúng đắn và

Ngày đăng: 28/08/2024, 18:35

w