1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển và những vấn Đề Đang Đặt ra với luật nhân Đạo quốc tế

15 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự phát triển và những vấn đề đang đặt ra với luật nhân đạo quốc tế
Tác giả Vũ Cụng Giao, Nguyễn Anh Đức
Người hướng dẫn PTS. Vũ Cụng Giao
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Sự phát triển và những vấn đề đang đặt ra với luật nhân đạo quốc tế Sự phát triển và những vấn đề đang đặt ra với luật nhân đạo quốc tế

Trang 1

SU PHAT TRIEN VA NHUNG VAN DE DANG ĐẶT RA

VỚI LUẬT NHÂN ĐẠO QUOC TE

PGS.TS Vũ Công Giao — ThS NCS Nguyễn Anh Đức

1 Khái niệm, mục tiêu và sự phát triển của luật nhân đạo quốc tế Luật nhân đạo quốc tế (international humanitarian law) còn được gọi

là Luật về xung đột vũ trang (law of armed conflict) Hién nay quan điểm phổ biến cho rằng đây là ngành luật tập hợp những nguyên tắc và quy định pháp lí được cộng đồng quốc tế thừa nhận nhằm giảm thiểu những thiệt hại cho con người trong các cuộc xung đột vũ trang, đặc biệt là bảo vệ những người không tham chiến hoặc không còn khả năng tham chiến, cũng như nhằm hạn chế việc sử dụng các phương tiện chiến tranh, Những quy tắc này được áp dụng trong mọi cuộc xung đột vũ trang, bất kế các bên tham chiến và phạm vi chiến sự

Cuộc tranh luận về vai trò của pháp luật trong các cuộc xung đột vũ trang đã được khởi xướng từ lâu trong lịch sử Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng không thé tin tưởng vào khá năng điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi trong bối cảnh xảy ra chiến tranh mà ở đó, nếu có thể thì chỉ có sự hiện hữu của các quy phạm đạo đức Quan điểm này còn được củng cổ bởi sự khác biệt giữa việc thực thi pháp luật các quốc gia (có đặc trưng là tính cưỡng, chế) với việc thực thi pháp luật chưng cho các bên tham chiến (vốn chủ yếu dựa trên sự thuyết phục, vận động thi hành) Mặc dù vậy, những người ủng hộ quan điểm này đã không chú ý tới bản chất của các cuộc chiến nói chung đều được thực hiện theo những quy tắc nhất định như quy tắc xác định thời điểm giao chiến, ngưng chiến hoặc chấm dứt chiến tranh, trong khi đó chính là những nền tảng ban đầu của việc định hình và bổ sung các quy tắc khác nhằm hạn chế khả năng leo thang của xung đột với mục tiêu tối thượng là bảo vệ và hạn chế tối đa những tàn phá đối với sinh mạng hoặc môi trường do chiến tranh gây nên

! Viên nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2005), Luội nhân đạo quốc tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lý luận chính trị, tr2ó

Trang 2

Luat nhan dao quéc tế được hình thành sau khi nhân loại đã chứng kiến những tôn thất nhân mạng khủng khiếp trong các cuộc chiến tranh Ngành luật này không nhằm ngăn ngừa và chấm đứt chiến tranh, mà thay vào đó nhằm đạt được các mục tiêu: (1) Giéi han tối đa việc sử dụng bạo lực vũ trang: (2) Bảo vệ những người không tham chiến hoặc không còn khả năng tham chiến (như tủ, hàng binh); (3) Bảo vệ những di sản văn hóa của nhân loại tránh khỏi sự tàn phá của các cuộc chiến; (4) Buộc những chủ thể phạm

các tội ác chống lại loài người, điệt chủng, tội ác chiến tranh, phải chịu

những chế tài thích đáng Để đạt được hiệu quả tối đa về các mục tiêu đó, trong từng trường hợp cụ thê, luật nhân đạo quốc tế hướng tới các nhóm gồm: (1) các chủ thể tham chiến, (2) các nạn nhân của xung đột, và (3) các chủ thế

có liên quan đến xung đột Đặc biệt, để đạt các mục tiêu đó, luật nhân đạo

quốc tế xác lập, củng cố và duy trì các cơ chế để các nguyên tắc nền tảng sau đây phải được các bên tham chiến và các bên liên quan tôn trọng:

- Những người nằm ngoài và những người bị loại khỏi vòng chiến phải được tôn trọng về sinh mạng, được đảm bảo toàn vẹn về thân thé và tinh than Trong mọi trường hợp, các đối tượng trên phải được bảo hộ và đối xử nhân đạo không có bất kỳ sự phân biệt nào

- Nghiêm cấm việc giết hoặc làm bị thương đối phương khi họ đã quy

hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu

- Người bị thương hoặc bị ốm phải được thu gom lại và chăm sóc bởi bên đối phương đang cầm giữ họ Các nhân viên y tế, các trạm và phương tiện vận chuyển và trang thiết bị y tế phải được tôn trọng và bảo vệ Biểu tượng chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng là dấu hiệu bảo hộ những người và vật dụng nói trên nên phải được tôn trọng

- Tù binh và dân thường bị phía đối phương bắt giữ phải được tôn

trọng về sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do và tư tưởng cá nhân, chính trị, tín ngưỡng và tập tục tôn giáo Cấm sử dụng các hành động bạo lực

hoặc trả đũa đối với họ Họ được bảo đâm quyền liên lạc với gia đình và

tiệp nhận sự cứu trợ

Trang 3

- Mỗi người đều có quyền hưởng các bảo đảm luật pháp chủ yếu Không ai phải chịu trách nhiệm về những việc mà họ không vi phạm Không được tra tấn về thể chất và tinh than, dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo hoặc

làm mất nhân phẩm đối với họ

- Các bên tham chiến và thành viên các lực lượng võ trang phải tuân thủ việc hạn chế sử dụng các biện pháp và phương tiện chiến tranh gây ra những tác hại không cần thiết hoặc quá đau đớn

- Các bên tham chiến phải luôn luôn phân biệt rõ dân thường và tài sản của họ Đại bộ phận nhân dân cũng như mỗi con người đều không thể bị coi là mục tiêu để tấn công Chỉ được tấn công vào các mục tiêu quân sự

Xét về sự phát triển, khởi đầu từ Công ước Geneve lần thứ nhất năm

1864, đến nay, Luật Nhân đạo quốc tế đã phát triển qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ được đánh dấu bởi một biến cố trong đời sống của nhân loại mà cần thiết phải có ngành luật này điều chỉnh Những biến cố đó liên quan đến việc cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, hoặc đến việc phát triển, sử dụng các loại vũ khí và các kiểu xung đột mới Có thê thấy sự phát triển của ngành luật này qua danh mục những văn kiện cơ bản của nó được xây dựng và ban hành từ trước tới nay như sau:

e 1864: Công ước Geneve về cải thiện điều kiện các thương binh trên chiến trường

e 1868: Tuyên bế Xanh Pê-téc-bua về cấm sử dụng một số loại vũ khí tên lửa trong chiến tranh

s 1899: Công ước La-hay về tôn trọng những luật và tập quán liên quan đến chiến tranh và vận dụng những nguyên tắc của Công ước Genève năm

1864 cho chiến tranh trên biển

e 1906: Kiểm điểm và phát triển Công ước Genève 1864

s 1907: Kiểm điểm và phát triển Công ước La-hay năm 1899 và thông qua các Công ước mới

ø 1925: Nghị định thư Genève về việc cấm sử đụng chất gây ngạt, chất độc hoặc các loại khí độc hại hoặc sứ dụng vii khi vi tring trong chiến tranh

Trang 4

s1929: Hai Công ước Genève: 1) Kiểm điểm va phat triển các Công ước Genève năm 1906; 2) Công ước Genôve liên quan tới việc đối xử với tà

binh chiến tranh (mới)

e 1949: Bến Công ước Geneve: I Công ước về cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; II — Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đấm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; HI — Công ước về đối xử với tà

binh chiến tranh; IV -Công ước về bảo vệ thường dân trong thời gian chiến

tranh (mới)

e1954: Công ước La-hay bảo vệ các tài sản văn hóa khi xảy ra xung đột vũ trang

e 1972: Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ các loại vũ khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc hại cũng như về sự hủy diệt của các loại vũ khí đó

e1977: Hai nghị định thư bố sung cho bốn Công ước Genève: Nghị định thư I về bảo hộ các nạn nhân của xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế; Nghị định thư II về bảo hộ các nạn nhân của xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế

® 1980: Công ước về cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ khí

có thê gây nên số thương vong quá mức hoặc những hậu quả không lường hết được Kèm theo là các Nghị định thư bao gồm: Nghị định thư Ï về những

mảnh vỡ không phát hiện được Nghị định thư II về cấm hoặc hạn chế sử

dụng mìn, bẫy chông hoặc các loại vũ khí khác Nghị định thư TT về việc cấm hoặc hạn chế sử đụng những vũ khí gây cháy

se 1993: Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tảng trữ và sử dụng các loại vũ khí hóa học và về sự hủy diệt của chúng

e1995: Nghị định thư liên quan tới các loại võ khí la-de gây mù mắt (Nghị định thư TV mới đối với Công tước 1980)

e 1996: Nghị định thư về cấm hoặc hạn chế sử dụng min, bẫy chông và các

loại vũ khí khác (Nghị định thy Il duoc sửa đôi đối với Công ước năm 1980).

Trang 5

e 1997: Công ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao các loại mìn sát thương cá nhân và về sự hủy diệt của chúng

Theo một góc nhìn rộng va chi tiết hơn, sự phat triển của luật nhân đạo quốc tế được thể hiện qua sơ đồ sau đây”:

Devtiowment of Vawter [mtierrialloeual [huaa

fagiaet luaw#

- Intemational Gennes ter

the Belief of Hiiliery ound wee, ea be ee

inary Dnrenions

Seoul Pomme Bes Palit

iadees

oaviesions gui

flirsl Issoenalans

l@fiÊ8tfiioe of

? American Red Cross: Development of International Humanitarian Law, tai http:/hvww.redcross.org/images/MEDIA_CustomProductCatalog/m21968852_37310- 12_Development_of THL pdf

Trang 6

| PRobooal on Beading Laser Wespons™ Chinwa Trealy

Đương Rậybifiis

fl af

Side! Prope &

Cord

tần tin ox

stich Vag be 1iaprosdl ln lầu ÈisseouSyy

ke aera ee

2 Những vẫn đề đang đặt ra với luật nhân đạo quốc tế

Có thể khẳng định rằng, quá trình phát triển của Luật nhân đạo quốc tế

đã giúp thiết lập những quy tắc quan trọng nhằm bạn chế những hành động

Trang 7

bạo lực tùy tiện nhân danh xung đột vũ trang, qua đó góp phần bảo vệ có hiệu quả đối với những chủ thể chịu tác động từ các cuộc xung đột Thực tế, nếu như các quy tắc Luật nhân đạo quốc tế được tôn trọng đúng mức thì nhân loại

đã giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại về tài sản và nhân mạng

Về vấn đề trên, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “những

vi phạm đối với pháp luật nhân đạo quốc tế không phải do các quy tắc có thiếu sót, mà đúng hơn là chúng xuất phát từ sự thiếu thiện chí, không muốn tôn trọng các quy tắc, và từ việc thiếu những biện pháp thực thi, áp dụng thiếu

rõ ràng trong một số tình huống, cũng như từ việc các nhà lãnh đạo chính trị, các cấp chỉ huy, các chiến binh và công chúng nói chung nhận thức thiếu đầy

”3, Đây có thể coi là thách thức cơ bản với luật nhân đạo

đủ về ngành luật này

quốc tế ở mọi thời kì

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức cơ bản có tính chất truyền thống nêu trên, cùng với thời gian, đã xuất hiện một số thách thức mới đối với Luật

nhân đạo quốc tế mà đòi hỏi phải nghiên cứu tìm ra cách thức giải quyết,

trong đó bao gồm: các phương tiện tác chiến từ xa, chiến tranh trên không gian mạng, van dé ngwoi ti nan chiến tranh,

2.1 Các phương tiện tác chién tir xa

Khái niệm tác chiến từ xa hiểu theo nghĩa giản dị nhất đó là việc thực

hiện các hành động chiến tranh với các loại vũ khí mà không cần có binh sĩ và nhân viên quân sự sử dụng trực tiếp trên chiến trường Cụ thể, tác chiến từ xa

là việc tiến hành các hoạt động quân sự bằng những phương tiện chiến tranh không có người điều khiển, mà trong đó phương tiện (máy bay) không người

lái là một ví dụ tiêu biểu,

Những phương tiện không người lái (UAV) từ lâu đã được sử dụng để thực hiện các hoạt động giám sát ở những khu vực trọng yếu đối với lợi ích quốc gia Ngay trong cuộc chiến tranh phá hoại mà Hoa Kỳ tiến hành chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong những thập kỷ 60,70 của thế kỷ

3 Jean-Marie Henckaerts (2005), Nghiên cứa về pháp luật tập quán quốc tế: Góp phân vào việc hiểu biết và tén trọng quy tắc luật trong xung đội vũ trang, International Review of the Red Cross, tập 97 số 857, tr.2.

Trang 8

trước, máy bay không người lái đã được sử dụng để tiễn hành do thám các vị

trí quân sự ở Miền Bắc Việt Nam” Kế từ đó, các phương tiện bay không người lái đã được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các chiến dịch quân sự lớn nhỏ do quân đội Hoa Kỳ và quân đội của một số nước khác tiến hành ở khắp các châu lục trên thế gidi, tr Bosnia, Kosovo’ cho dén Iraq, Afganistant, Syria Hién nay, các phương tiện không người lái đã được phát triển ngày càng tỉnh vi, có sức phá hoại ngày càng lớn, và ngày càng được sử dụng nhiều hơn cho các mục tiêu quân sự Thậm chí có quan điểm cho rằng một trong những đặc điểm nỗi bật của các cuộc chiến tranh hiện đại là chúng được thực hiện bằng các loại vũ khí hoàn toàn tự động, do con người tạo ra, sử dụng trí tuệ nhân tạo, trong đó đặc biệt là các phương tiện bay không người lái

Do sự phát triển rất nhanh chóng của khoa học, công nghệ, các phương tiện bay không người lái hiện không còn là vũ khí của riêng bất kỳ quân đội nước nào, mà hầu như tất cả các lực lượng vũ trang, thậm chí cả những nhóm

phiến quân, đều có thể sở hữu, dù mức độ hiện đại, tỉnh vi của trang thiết bị

được các chủ thể sở hữu là rất khác nhau Hiện tại, các phương tiện bay không người lái chủ yếu được sử dụng để trinh sát, do thám và tấn công các mục tiêu đơn lẻ ở quy mô nhỏ (ví dụ như Mỹ và Israel thường sử dụng máy bay không người lái để phóng tên lửa ám sát những nhân vật bị họ cho là khủng bố), tuy nhiên, trong tương lai không xa, nhân loại sẽ chứng kiến các phương tiện bay không người lái được sử đụng cho những cuộc tấn công quy mô lớn, tàn phá trên điện rộng, bao gồm cả việc phóng, thả hay reo rắc các loại vũ khí hạt nhân, võ khí hoá học, vũ khí vi trùng, hay những loại vũ khí thông thường nhưng gây sát thương quá mức và không phân biệt mà bị cắm theo luật nhân đạo quốc tế

Từ một góc độ khác, các phương tiện tác chiến từ xa hiện không dừng lại ở phương tiện bay không người lái, mà đã mở rộng đến các dạng thiết bị

* Samuel Moyn@013), Drones and Imagination: A Response to Paul Kahn, the European Journal of International Law s6 24, tr 231

5 Stuart Casey-Maslen (2012), Pandora's Box? Drone Sirikes under Jus ad Bellum, Jus in Bello, and International

Human Rights Low, International Review of the Red Cross số 94, tr.397, 598-599,

Trang 9

chiến tranh khác tương tự như chiến xa dạng rô-bốt không người lái chiến đầu trên mặt đất, tầu ngầm không người lái dưới mặt biển, và các vệ tỉnh trên khoảng không vũ trụ Mặc đù mức độ sử dụng cho mục đích chiến tranh của các phương tiện này không phố biến bằng máy bay không người lái, song chúng cũng đặt ra những thách thức lớn và trực tiếp với việc thực thi các nguyên tắc cơ bản của luật nhân đạo quốc tế

Cho đến nay, các cuộc thảo luận về những vẫn đề đặt ra với luật nhân đạo quốc tế từ sự phát triển của các phương tiện tác chiến từ xa vẫn chưa có hồi kết Xét riêng về dạng phương tiện tác chiến từ xa nổi bật nhất là máy bay không người lái, có quan điểm cho rằng không thể xem các UAV là những phương tiện chiến tranh mới, bởi vì chúng đã được dùng từ lâu trong lịch sử” Thêm vào đó, sẽ không thể cắm các quốc gia sử dụng UAV như là với một số loại vũ khí khác đã bị cắm theo luật chiến tranh/luật nhân đạo quốc tế Điều này là bởi UAV về mặt hình thức không phải là vũ khí giết người hàng loạt, hay giết người bừa bãi, không phân biệt hoặc quá tàn độc như vũ khí hạt nhân,

vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, bơm chùm, bom na-pan hay mìn sát thương

Tuy nhiên, quan trọng hơn, việc sử dụng những phương tiện tác chiến

từ xa có sức thu hút mãnh liệt với các lực lượng và nhóm vũ trang Công cụ này được cho là giúp giảm thiểu những chỉ phí quân sự đắt đỏ hoặc giảm

nguy cơ thương vong đối với thường dân và cả với những người lính” Bên

cạnh đó, công cụ này phần nào giúp tránh được cảm giác tội lỗi của người

lính khi buộc phải có những hành động giết chóc và tàn phá trên chiến trường

Dù vậy, cần thấy rằng các phương tiện tác chiến từ xa về bản chất không phải là loại vũ khí tự động mà vẫn phải vận hành dưới sự điều khiến (từ xa) của con người Điều này rõ ràng cho thấy con người có trách nhiệm với những gì các phương tiện đó gây ra Thậm chí ngay cả với các vũ khí tự động, trách nhiệm này về nguyên tắc cũng không bị huỷ bỏ, bởi mọi dạng vũ

* Adam Bodnar và Irmina Pacho (2013), Targeted Killings (Drone Strikes) and the European Convention on Human Rights, Polish Yearbook of International Law sé 32, tr190

7 Rosa Brooks (2013), Drones and Cognitive Dissonance, in trong séch DRONES, REMOTE TARGETING AND THE PROMISE OF LAW (Peter Bergen & Daniel Rothenberg, cling cdc tac gid khac, New York: Cambridge University Press) Xem tại: http://scholarship.law.georgetown.edu/facpub/1256.

Trang 10

khí, đù tự động hay không tự động, đều do con người tạo ra, vì thế con người phải có trách nhiệm về những hoạt động của chúng

Theo cách tiếp cận nêu trên, gần đây Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Hội đồng châu Âu đưa ra quan điểm của khối này về với việc sử dụng máy bay không người lái cho mục đích quân sự Cũng theo Nghị quyết đó, Nghị viện châu Âu cho rằng việc sử dụng vũ lực gây chết người được thực hiện một cách tự động bởi máy bay không người lái phải được coi là hành động bất hợp pháp”

Nghị quyết nêu trên là sự phản ứng của Nghị viện châu Âu với thực trạng máy bay không người lái ngày càng được sử dụng phổ biến trong xung đột võ trang và đã gây ra những thiệt hại to lớn về sinh mạng và của cải ở nhiều quốc gia Cụ thể, theo một báo cáo của tổ chức Ân xá quốc tế công bố năm 2013, việc sử dụng máy bay không người lái cho các nhiệm vụ giám sát

và ám sát đã gây ra những thiệt hại tài sản thay thế đáng kể ở Pakistan Chẳng

hạn, Hoa Kì đã sử dụng khoảng 330 — 374 lượt tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan trong khoảng từ 2004 đến 2013, làm thiệt mạng ước chừng 400 — 900 dân thường và khoảng 600 người bị thương nặng” Không chỉ Hoa Kì, ước tính có khoảng 70 quốc gia (hoặc hơn, vào thời điểm 2012)

đang sở hữu và vận hành những thiết bị tương tự'”

Xét về khía cạnh pháp lí, việc sử dụng các phương tiện này vì phạm những nguyên tắc, quy tắc đã được thể hiện trong pháp luật quốc tế nói chung

và Luật nhân đạo quốc tế nói riêng, như nguyên tắc phân biệt (dân thường và các lực lượng vũ trang), cấm tấn công bừa bãi, nguyên tắc tương xứng, hay các quy tắc đòi hỏi sự thận trọng Nghị định thư bỗ sung số 1 của các Công ước Geneva'" đòi hỏi các quốc gia khi tiến hành nghiên cứu, phát triển các vũ khí, phương tiện chiến tranh mới phải có nghĩa vụ cân nhắc khả năng các võ

* European Parliament (2014), Resolution on the use of armed drones (2014/2567(RSP),

http://www.europarl.europa.ew/sides/getDoc.do?type-MOTION&reference=B7-20 14-0201 &language=EN

* Amnesty International (2013), Will I be next? US Drone Strikes in Pakistan,

https://www.amnestyusa.org/reports/will-i-be-next-us-drone-strikes-in-pakistan/

'° Peter Bergen va Jennifer Rowland (2012), A dangerous new world of drones,

https://www.cnn.com/2012/10/0 |/opinion/bergen-world-of-drones/index html]

_ Điệu 36.

Ngày đăng: 26/08/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w