1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[SLIDE ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH] Phân tích vĩ mô nền kinh tế

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vĩ mô nền kinh tế
Tác giả Nguyễn Minh Duy, Nguyễn Tấn Tài, Võ Hữu Phúc
Người hướng dẫn ThS. Nghiêm Phúc Hiếu
Trường học DH16TN
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Bài thuyết trình
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Lãi Suất• Tỷ giá đồng USD trên thị trường quốc tế rớt xuống mức thấp nhất 7 tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED phát tín hiệu cắt giảm lãi suất đ

Trang 1

Phân tích vĩ mô nền

kinh tếGiảng viên : ThS.Nghiêm Phúc Hiếu

Nhóm 1 –DH16TN

Trang 2

Các thành viên trong nhóm

Nguyễn Minh Duy

Nguyễn Tấn Tài

Võ Hữu Phúc

Trang 4

Lãi Suất

• Tỷ giá đồng USD trên thị trường quốc tế rớt xuống mức thấp nhất 7 tuần trong

phiên giao dịch ngày thứ Tư, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát tín hiệu cắt giảm lãi suất để ứng phó với rủi ro suy giảm tăng trưởng ngày càng lớn do chiến tranh thương mại.

• Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ

chốt khác dao động trong khoảng 94,04-94,07 điểm trong phiên sáng ngày thứ Tư tại thị trường châu Á, sau khi rớt xuống dưới 97 điểm trong phiên ngày thứ Ba tại New York - mức thấp nhất kể từ ngày 18/4/2019

Trang 5

Fed đã nhượng bộ chính quyền Trump, tác động tích cực

FED ngày 19/12 đã có lần nâng lãi suất thứ tư trong năm 2019 và thông báo dự kiến tiếp tục cắt giảm sự

hỗ trợ đối với nền kinh tế Mỹ mà FED cho là đang tăng trưởng mạnh Trong tuyên bố này, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới phát tín hiệu "tiếp tục nâng dần lãi suất thêm vài lần" và duy trì chương trình cắt giảm danh mục trái phiếu có quy mô khổng lồ Trong khi trước đó, Tổng thống Donald Trump kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dừng tăng lãi suất do lo ngại rằng nếu tiếp tục chủ trương này, FED có thể gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Đồng thời, lãi suất được cho là sẽ đạt đỉnh 2,6% vào một thời điểm nào đó trong năm 2020.

Trang 6

Giá vàng

• Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh mới trong 6 năm qua do căng thẳng giữa Mỹ

và Iran không ngừng gia tăng, trong khi đồng USD tiếp tục xu hướng giảm trước tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

• Giá vàng thế giới sụt về sát mốc 1.400 USD/oz trong phiên sáng nay (26/6), kéo giá vàng miếng trong nước giảm tới 800.000 đồng/lượng so với mức đỉnh của 6 năm Giá USD tự do và ngân hàng cùng tăng theo sự phục hồi của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế

Trang 7

• Vàng có một tác động mạnh mẽ đến các loại giá trị tiền tệ trên thế giới Sự tăng lên của giá vàng sẽ dẫn đến sụt giảm giá cổ phiếu Điển hình là giá vàng tăng thì các nhà đầu tư

sẽ rút vốn đầu từ để đầu tư vào thị trường vàng hơn là cổ phiếu do suất sinh lợi trên thị trường vàng cao hơn trên

• Giá vàng tăng nóng nên đã xảy ra tình trạng phân hóa giá giữa một số doanh nghiệp với vàng SJC Các nhà phân tích cho rằng việc vàng duy trì trên ngưỡng tâm lý quan trọng trên 1.400 USD là tín hiệu tích cực để củng cố đà tăng.

Trang 8

Giá dầu

• Mặc dù có lúc tăng lên các mức cao trong nhiều tuần, giá dầu thế giới tuần qua vẫn ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong năm, trước sự gia tăng nguồn dầu dự trữ

và mối lo về triển vọng kinh tế toàn cầu

• Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 4,5%, còn giá dầu chuẩn Tây

Texas (WTI) giảm 6,4%

Trang 9

• Ảnh hưởng đối với các nền kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau Giá dầu tăng cao sẽ tác động xấu đến thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình và có thể đẩy lạm phát lên.

• Khi giá dầu tăng cao, những nền kinh tế mới nổi có thâm hụt cán cân vãng lai và tài khóa lớn sẽ đối mặt với nguy cơ giới đầu tư nước ngoài thoái vốn và đồng tiền mất giá, kéo theo đó là lạm phát tăng mạnh Trong trường hợp như vậy, chính phủ

và ngân hàng trung ương của các quốc gia đó phải cân nhắc giữa các lựa chọn: tăng lãi suất cho dù tăng trưởng giảm tốc; hoặc giữ nguyên lãi suất mặc cho vốn tháo chạy.

Trang 10

Tỷ lệ hối đoái

• Tỷ giá hối đoái là giá trị của đồng đô la Mỹ đối với các đồng tiền khác Giá trị của đồng đô la được gây ra và phản ánh bởi lãi suất mà lãi suất thì liên quan rất nhiều đến giá cổ phiếu

Trang 11

• Theo nhiều dự báo, tỷ giá ngoại tệ năm nay sẽ ổn định, bởi kiều hối chuyển về Việt Nam, thặng

dư thương mại của Việt Nam và giải ngân vốn FDI đều tăng…, hỗ trợ tích cực cho tỷ giá.

• tỷ giá năm 2019 sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành động của Fed và quan hệ thương mại Mỹ -

Trung Có thể sau thời hạn trì hoãn áp thuế 90 ngày kể từ cuối năm 2018, xung đột thương mại

Mỹ - Trung có thể lại gia tăng Nếu điều đó xảy ra sẽ tác động tiêu cực đến tỷ giá USD/VND Bởi khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tăng lên, Trung Quốc không thể dùng đòn thương mại với Mỹ, mà sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ.

Trang 12

Thị trường chứng khoán nước ngoài

• Thị trường chứng khoán và các phiên giao dịch cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế

Trang 13

Sự phát triển của thị trường phái sinh cộng với việc tập trung thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ là những điểm mới của thị trường chứng khoán trong năm 2019 Dự kiến vào cuối năm 2019 các sản phẩm được thị trường chờ đợi lâu nay như bán, giao dịch chứng khoán T0 sẽ được ứng dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nhà đầu tư.

Một số nhà đầu tư đánh giá đây là thông tin khá tích cực đối với thị trường chứng khoán 2019

Trang 14

1.2 Thực trạng nền kinh tế thế giới

• 1.2.1 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

• 1.2.2 Giá cả toàn cầu

• 1.2.4 Thị trường tiền tệ

• 1.2.5 Thị trường chứng khoán

Trang 15

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

• Kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2019, đạt 3,2% và là mức tăng trưởng quý I cao nhất trong vòng 4 năm qua Thâm hụt thương mại với Trung Quốc tháng 3/2019 giảm xuống 20,7 tỷ USD, thấp hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước Tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,6% trong tháng 4/2019 (giảm so với 3,8% trong tháng 3)

Trang 16

• Tuy nhiên, chỉ số PMI ngành công nghiệp có dấu hiện tăng chậm lại trong tháng 4/2019 Tiêu dùng tư nhân tăng thấp nhất trong vòng một năm, đầu tư kinh

doanh không có biến động Căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang và triển vọng kinh tế thế giới yếu đi có thể khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong những tháng tới

Trang 17

Giá cả toàn cầu

• Giá cả hàng hóa thế giới diễn biến phức tạp trong 5 tháng đầu năm 2019 do bất

ổn địa chính trị thế giới và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Giá dầu sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 4/2019 đã có xu hướng sụt giảm mạnh do lo ngại nhu cầu dầu thế giới giảm, nhưng sau đó đã tăng do tâm lý về việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt ở Trung Đông Giá nông sản trong tháng 5 tăng mạnh (giá ngô tăng 4,36%, giá gạo thô tăng 3,65%, giá lúa mỳ tăng 3,74%)

Trang 18

Thương mại toàn cầu

• Theo Báo cáo Chỉ số Triển vọng Thương mại Toàn cầu (World Trade Outlook Indicator) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố vào ngày

19/02/2019, sự yếu kém của thương mại toàn cầu có thể kéo dài trong quý đầu tiên của năm 2019 thể hiện qua việc Chỉ số Triển vọng Thương mại Toàn cầu trong quý I/2019 chỉ đạt 96,3 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2010

Trang 19

Thị trường tiền tệ

• Ngày 27/6, ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.065 đồng (giảm 2 đồng so với ngày hôm qua) Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi)

và bán ra ở mức 23.707 đồng

• Hôm 25/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã khẳng định một cách rõ ràng về tính độc lập của Fed với tuyên bố cho rằng, Fed không chịu những “sức ép chính trị ngắn hạn”, sau khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu Fed cắt giảm mạnh lãi

suất

Trang 20

Thị trường chứng khoán

• Thị trường sụt giảm bất chấp các thông tin ngày càng nhiều về cuộc gặp Mỹ - Trung được tung ra Các thị trường thế giới cũng không khác gì Việt Nam, đều biến động lình xình giảm Sáng nay VN-Index đánh mất hơn 4 điểm cũng vẫn là lặp lại diễn biến của các phiên trước: Độ rộng quá hẹp và blue-chips không giữ nhịp được

Trang 21

Vĩ mô trong nước

• 2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố

• 2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội

• 2.1.2 Thâm hụt ngân sách

• 2.1.3 Thị trường chứng khoán

Trang 22

Tổng tài sản quốc nội

• Chỉ số kinh tế GDP ảnh hưởng hầu như toàn chính sách của một quốc gia về lãi suất, tiền tệ, kinh tế

• Một sự thay đổi đáng kể trong GDP, cho dù lên hay xuống, thường tác động

mạnh đến thị trường chứng khoán và tiền tệ

• Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng

kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I/2018 nhưng cao hơn mức tăng trưởng quý I các năm từ 2011 đến 2017

Trang 23

• GDP quý I/2019 đạt mức tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm 2017 - 2019 Môi trường đầu tư kinh doanh

được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây

Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần An sinh xã hội được

quan tâm thực hiện Năng lực sản xuất của nền kinh tế mở rộng, tạo đà cho kinh

tế nước ta phát triển trong những quý tiếp theo

Trang 24

Thâm hụt ngân sách

• Thâm hụt NSNN chính là nguyên nhân gây nên tác động tiêu cực tới đời sống người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế: thoái lui đầu tư, thâmhụt cán cân thương mại…

• Thâm hụt NSNN là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng

Thông qua đó mà nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế

Trang 25

• Thâm hụt làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất Sau nữa, thâm hụt

sẽ tác động đến tâm lí công chúng về gia tăng lạm phát và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất thông thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ thường phát hành trái phiếu Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên Hơn nữa, tài sản

có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất cũng sẽ tăng

Trang 26

Thị trường chứng khoán

• Việc Fed giảm lãi suất điều hành nằm trong xu thế chung của các ngân hàng trung ương thế giới là nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc rõ rệt và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng

Trang 27

• Việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động đến nhà đầu tư tổ chức hơn Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân đang chiếm 70% giao dịch thường xuyên Trước đây, mỗi lần Fed thực hiện tăng lãi suất, nhà đầu tư cá nhân

vì tâm lý e dè, có chút khựng lại để quan sát thị trường, nên sẽ bị chậm lại trong vài ngày, nhưng tâm lý không bị sốc, bởi Fed đã công bố lộ trình từ trước

• Bên cạnh đó, dòng tiền đang đổ vào các kênh đầu tư trú ẩn như vàng, Bitcoin…, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục suy giảm cho thấy, dòng tiền

đổ vào kênh đầu tư an toàn vẫn lớn, khiến triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán chưa thực sự rõ ràng. 

Trang 28

Kết luận

• Thị trường chứng khoán Việt Nam đang thật sự là thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư Đài Loan khi các thị trường Việt Nam đang được đánh giá là thị

trường còn non trẻ và còn rất nhiều tiềm năng phát triển Đồng thời, với quy

mô về thị trường nội địa lớn và nền kinh tế đang có mức độ hội nhập thương mại cao, thị trường chứng khoán Việt Nam đang được nằm trong danh sách những điểm đến đầu tư hàng đầu của nhà đầu tư Đài Loan Với tình hình vĩ mô

dự báo là tiếp tục tăng trưởng và ổn định trong năm 2019 và nhiều sản phẩm phái sinh dự kiến sẽ được triển khai, nhà đầu tư Đài Loan sẽ tiếp tục đầu tư

mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 29

• Cơ hội chính của thị trường năm 2019 là mức định giá đã rất hấp dẫn khi thị trường liên tục giảm mạnh vào cuối năm 2018 và xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam được đẩy mạnh Thách thức sẽ tiếp tục đến từ những biến động bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ Trung (tác động sẽ thấy rõ hơn vào năm 2019, và khả năng có thể diễn biến xấu hơn nếu hai bên không đạt được thỏa thuận), chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục

được thắt chặt ở Mỹ do thị trường lao động khá căng thẳng tại đây, các bất ổn có thể có tại châu Âu khi khối này đã dừng nới lỏng tiền tệ và có rất nhiều các cuộc bầu cử tại đây vào năm 2019 rong năm 2019.

• Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ không thể chấm dứt sớm mà sẽ còn kéo dài, điều này mang đến cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới Bên cạnh

thách thức là sự bất ổn trên toàn cầu dẫn đến nguồn tiền đầu tư có thể bị rút khỏi thị trường mới nổi như Việt Nam để tập trung vào thị trường trọng điểm, còn có cơ hội là bắt đầu có làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, thu hút đầu tư cho sản xuất tăng cao.

Ngày đăng: 25/08/2024, 08:10