1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

[SLIDE ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH] Phân tích công ty

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Công ty
Chuyên ngành Tài chính
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 510,65 KB

Nội dung

•Phân tích công ty nhằm mục đích định giá cổ phiếu và phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tài chính... Vai trò của phân tích công ty •Đối với hoạt động q

Trang 1

Đề tài:

PHÂN TÍCH CÔNG TY

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH

CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

1 Khái niệm và vai trò của phân tích công

ty và định giá cổ phiếu

2 Phương pháp phân tích công ty và định

giá cổ phiếu

Trang 4

1 Khái niệm và vai trò của phân tích công

và phân tích bên trong doanh nghiệp

Trang 5

1.1.1.Khái niệm phân tích công ty –

company analysis.

•Phân tích công ty bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng

•Phân tích công ty nhằm mục đích định giá

cổ phiếu và phục vụ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tài

chính

Trang 6

1.1.2 Khái niệm định giá cổ phiếu

•Định giá cổ phiếu là quá trình tính toán và xác

định giá trị lý thuyết (hay giá trị nội tại- intrinsic value) của cổ phiếu dựa trên những phân tích cơ bản ước lượng các dòng tiền trong tương lai và khả năng sinh lời của công ty

Trang 7

•Định giá cổ phiếu của công ty để phục vụ cho

các mục đích: đưa ra các quyết định mua, bán

và nắm giữ cổ phiếu; cổ phần hóa doanh nghiệp; phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng

IPO (Initial Public Offering); mua lại và sáp

nhập doanh nghiệp M&A (Mergers &

Acquisitions)

Trang 8

•Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu,

là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu

•Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan gì đến giá trị thị trường của

cổ phiếu đó

Trang 9

•Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với công

ty tại thời điểm phát hành, nó thể hiện được

số tiền tối thiểu mà công ty có thể nhận được

từ mỗi cổ phiếu phát hành

Trang 10

Giá trị sổ sách (book value) và giá trị thị trường

•Giá trị sổ sách là 1 giá trị kế toán của một tài sản

hoặc một doanh nghiệp

•Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc được giao dịch trên thị trường Thường thì giá thị trường của tài sản hoặc doanh nghiệp thường

cao hơn giá trị kế toán

Trang 11

Khi định giá cổ phiếu cần tuân theo hai nguyên tắc:

•Nguyên tắc thứ nhất là giá trị thời gian của tiền tệ: Giá trị tiền theo thời gian, trên cơ sở toán học,

là số tiền nhận được hôm nay có giá trị hơn số

tiền nhận được vài tháng hoặc vài năm sau với

cùng số lượng Vì thế, khi định giá cổ phiếu luôn phải chiết khấu các dòng tiền trong tương lai về hiện tại

Trang 12

•Nguyên tắc thứ hai là mối quan hệ giữa lợi suất

và rủi ro Trong tài chính, lợi suất và rủi ro có

mối quan hệ cùng chiều Nghĩa là công ty càng rủi ro cao thì lợi suất yêu cầu phải cao và ngược lại

Trang 13

1.2 Vai trò

1.2.1 Vai trò của phân tích công ty

•Đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp nói chung, phân tích công ty là công cụ đắc lực trong quá trình lập kế hoạch, quản lý và đưa ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả

Trang 14

•Các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp một cái nhìn chuyên sâu về từng mảng, từng

bộ phận hoạt động của công ty

Trang 15

•Đối với hoạt động tài chính nói riêng, các kết quả phân tích công ty về tình hình hoạt động tài chính (phân tích định lượng) giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính, khả năng sinh lời

và là công cụ dự báo tài chính bao gồm dự báo dòng tiền, dự báo doanh thu, dự báo lợi nhuận

Trang 16

•Đối với các cổ đông, nhờ các kết quả phân tích công ty các cổ đông có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty và định giá được khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra Từ đó có thể đưa ra các quyết định tăng thêm vốn góp, chuyển nhượng vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp

Trang 17

•Đối với các đối tác trong đó có nhà cung cấp, các kết quả phân tích công ty sẽ cung cấp những thông tin về uy tín về triển vọng của công ty và khả năng thanh khoản các khoản nợ ngắn hạn, từ

đó đưa ra các chính sách bán chịu, chiết khấu hay giảm giá

Trang 18

•Đối với các nhà phân tích và tư vấn tài chính, phân tích công ty sẽ giúp họ tư vấn các nhà đầu

tư là các khách hàng của mình trong việc mua, bán, nắm giữ cổ phiếu

•Đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước, các phân tích công ty sẽ giúp họ đưa ra quyết định về phân bổ ngân sách, cấp vốn, quốc hữu hóa hoặc phục vụ mục đích thống kê về tình hình kinh tế

Trang 19

1.2.2 Vai trò của định giá cổ phiếu

Trang 20

• Thứ nhất, định giá cổ phiếu là công cụ giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn

• Khi xác định giá cổ phiếu, người ta xác định giá trị

thực của nó

• Thị trường càng hiệu quả, giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường sẽ càng gần với mức giá mà nó đã được xác định bằng các phương pháp định giá chính xác nhất

Trang 21

•Thứ hai, định giá cổ phiếu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được giá trị của doanh nghiệp mình từ đó đề ra các giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và chiến lược cạnh tranh thích hợp

Trang 22

•Thứ ba, định giá cổ phiếu sẽ đưa ra mức giá trị

thực để đề xuất đấu giá cổ phần hay giá chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần

Từ đó xác định được số cổ phần được chia cho

các cổ đông

Trang 23

1.3 Mối quan hệ giữa phân tích công ty và định giá cổ phiếu

• Phân tích công ty là nền tảng để định giá cổ phiếu Theo Warrant Buffet, quy trình phân tích cơ bản nhằm định giá

cổ phiếu bao gồm 3 bước: Phân tích vĩ mô, phân tích ngành

và phân tích công ty

Trang 24

•Phân tích công ty cung cấp các dữ liệu phục vụ

cho việc định giá cổ phiếu Phân tích công ty sẽ cho các số liệu về thu nhập trong tương lai của

công ty, chi phí vốn bình quân WACC (hay tỷ

suất chiết khấu), khả năng sinh lời, dự báo dòng tiền, kế hoạch cổ tức, lợi nhuận… để xác định

giá trị thực của cổ phiếu một cách chính xác nhất

Trang 25

•Định giá cổ phiếu là sự lượng hóa bằng con số, là kết quả của phân tích công ty

•Giá trị thực của cổ phiếu phản ánh các yếu tố tài chính, kinh tế và các yếu tố định tính cũng như

định lượng khác của công ty và môi trường vĩ

mô Bằng phương pháp đính giá chính xác nhất, giá trị thực của cổ phiếu sẽ phản ánh đúng giá trị của công ty thể hiện trong kết quả phân tích về

công ty đó

Trang 26

2 Phương pháp phân tích công ty và định giá cổ phiếu

2.1 Phân tích định tính (qualitative analysis) 2.1.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô

PESTEL

Trang 27

•Phân tích PESTEL là phân tích tổng hợp các yếu tố mà tác động đến công ty bao gồm: Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Công nghệ - Môi trường

tự nhiên - Pháp lý

Trang 28

a) Môi trường chính trị (potical environment):

•Một môi trường chính trị là yếu tố đầu tiên quyết định đến môi trường kinh doanh của doanh

nghiệp Thay đổi chính trị sẽ dẫn đến thay đổi

các chính sách kinh tế và các chính sách về kinh

tế sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Trang 29

b) Môi trường kinh tế (Economic environment)

•Thứ nhất là môi trường kinh tế trong nước Môi trường kinh tế trong chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chỉ báo

kinh tế vĩ mô Trước hết, sự tăng giảm thu nhập GDP làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa đối với doanh nghiệp

Trang 30

•Khi kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng doanh số hay chú

trọng đến nhu cầu của người tiêu dung.

•Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, doanh

nghiệp tập trung vào các kế hoạch cắt giảm chi phí, quy mô hoạt động, để sinh tồn

Trang 31

•Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào

•Lãi suất tác động đến chi phí vốn vay

•Sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến chi phí nhập khẩu, doanh thu từ xuất khẩu

•Tiếp theo là các chính sách thuế của chính

phủ Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng

Trang 32

•Thứ hai là môi trường kinh tế quốc tế Đặc điểm của thị trường nước ngoài quyết định đến nhu

cầu về hàng hóa xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa), đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài (xuất khẩu vốn) đồng thời tác động đến

nguồn cung cấp các đầu vào như công nghệ, vốn (các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, vốn từ nước ngoài)

Trang 33

c) Môi trường văn hóa-xã hội (Socio-cultural

Environment):

•Thứ nhất là môi trường xã hội và nhân khẩu học

Về dân số, tốc độ tăng trưởng dân số càng cao sẽ

là nguồn cung ứng lao động dồi dào cho doanh nghiệp, chi phí nhân công sẽ thấp hơn, đồng thời tăng dân số sẽ tăng thị trường tiêu thụ cho sản

phẩm của doanh nghiệp

Trang 34

•Về địa lý, mỗi khu vực địa lý có đặc điểm khí hậu, địa hình khác nhau thì lĩnh vực ngành nghề kinh

doanh của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với mỗi khu vực đó

•Về cấu trúc xã hội, mỗi một xã hội đều phân chia thành những tầng lớp, giai cấp và nhóm người

khác nhau Mỗi tầng lớp đó sẽ có những đặc trưng

về tâm lý tiêu dùng và nhu cầu về hàng hóa, dịch

vụ cũng khác nhau

Trang 35

•Bên cạnh đó, thu nhập trung bình của người dân, số người có việc làm càng cao thì càng thúc đẩy tiêu thụ hàng, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng khắt khe.

•Từ đó, doanh nghiệp biết cách đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Trang 36

•Thứ hai, là môi trường văn hóa Văn hóa bao

gồm tín ngưỡng và các giá trị, phong tục, tập

quán, các nghi lễ và nghệ thuật Văn hóa quyết định thị hiếu và phong cách của người tiêu dùng,

do đó buộc doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với văn hóa của họ, nếu không sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị họ đào thải

Trang 37

d) Môi trường công nghệ (Technological

environment):

•Sự phát triển công nghệ được coi là cuộc cách

mạng vĩ đại của loài người và có ảnh hưởng to

lớn đến tổng thể nền kinh tế và bản thân doanh

nghiệp Trên phương diện nền kinh tế nói chung, công nghệ có tác động làm tăng năng suất, giảm chi phí và tạo ra nhiều sản phẩm mới ưu việt hơn

Trang 38

•Sự ra đời của công nghệ thông tin cho phép giao dịch từ xa, làm việc tại nhà, dùng máy tính để

thay thế cho con người, tinh vi hơn, hiện đại hơn, tiết kiệm thời gian hơn; giúp tạo ra được nguồn lực con người có trình độ và kĩ năng cao hơn,

lành nghề là yếu tố quan trọng nhất quyết định

đến sự thành bại của công ty

Trang 39

e) Môi trường tự nhiên (Environmental

protection):

•Thứ nhất, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Môi trường tự nhiên tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản

xuất kinh doanh bằng việc cung cấp nguyên liệu đầu vào dồi dào, đó là nguồn tài nguyên thiên

nhiên vô giá: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng

Trang 40

•Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng có thể gây

ra những thảm họa cho con người nói chung và doanh nghiệp nói riêng như: thiên tai, lũ lụt, động đất,… Hậu quả của những thảm họa này các nhà máy, công xưởng bị tàn phá, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn Thêm vào đó

là nguy cơ đe dọa từ các nguồn tài nguyên không tái sinh khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí tìm

ra các nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế khác

Trang 41

• Thứ hai, vấn đề bảo vệ môi trường tạo sức ép không nhỏ đến doanh nghiệp Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của các luật liên quan về môi trường và ô nhiễm môi trường Doanh nghiệp có thể phải đóng nhiều loại thuế hoặc phí liên quan đến tài nguyên và môi trường.

Trang 42

e) Môi trường pháp lý (Legal Environment)

•Trước hết, môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện các nguồn luật chung

•Quan trọng hơn, các nguồn luật riêng điều chỉnh lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 43

2.1.2 Phân tích SWOT

•SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên

của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh),

Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội)

và Threats (Nguy cơ) Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết

định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong

kinh doanh Cụ thể, khi phân tích SWOT, cần đánh giá doanh nghiệp trên các phương diện sau:

Trang 44

•Thứ nhất, phân tích SWOT là nhìn nhận doanh nghiệp từ yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh và điểm yếu Các mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là đặc điểm nổi bật của sản phẩm, các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức, nguồn lực và những lợi thế

mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ cạnh tranh

•Ngược lại, những mặt yếu của doanh nghiệp thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 45

•Thứ hai, phân tích SWOT là đánh giá triển vọng của doanh nghiệp từ yếu tố bên ngoài bao gồm

cơ hội và nguy cơ Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập

Trang 46

•Ngược lại, các nguy cơ đối với doanh nghiệp có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những bất lợi về chính sách của Chính phủ có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị

trường chủ chốt, sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu, nguy

cơ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới,…

Trang 47

2.2 Phân tích định lượng – quatitative

analysis

•Phân tích định lượng (hay phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính)

là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của

doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Tài liệu sử dụng cho phân tích định lượng là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 48

•Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính Phân tích định lượng bao gồm phân tích theo tỷ số; phân tích

Dupont;…

Trang 49

2.2.1 Phân tích theo tỷ số - Ratio analysis

•Phân tích theo tỷ số là phương pháp thông dụng nhất khi phân tích tình hình tài chính của một

doanh nghiệp

•Phân tích các tỷ số tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm xác định

Trang 50

•Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong một hay nhiều kì kế toán; xác định cấu trúc tài chính; tìm hiểu mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh và hiệu quả công ty; và khắc phục sự khác biệt về quy mô hoạt động giữa các công ty trong ngành

•Để đạt được kết quả chính xác và tin cậy khi phân tích các tỷ số dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cần tuân thủ năm bước

Trang 51

• Bước 1: xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo tài chính

• Bước 2: xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính

để lắp vào công thức

• Bước 3: giải thích ý nghĩa của các tỷ số vừa tính toán

• Bước 4: đánh giá các tỷ số tài chính vừa tính toán theo hai tiêu chuẩn là so sánh với trung bình ngành (cao,

thấp hay phù hợp) và so sánh với quá khứ (tăng hay

giảm, tốt hơn hay xấu đi)

• Bước 5: rút ra kết luận về tình hình tài chính của

doanh nghiệp

Trang 52

•Các tỷ số phân tích tài chính bao gồm tỷ rủi

ro hoạt động, tỷ số thanh khoản, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số

cơ cấu vốn, tỷ số tăng trưởng và các tỷ số

khác liên quan đến giá cổ phiếu

Trang 53

2.2.2 Phân tích Dupont.

Khái quát về mô hình Dupont

•Phân tích Dupont là phân tích mối quan hệ tương tác giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu thông qua triển khai hệ số ROE

Trang 54

•Phân tích Dupont cho phép yếu tố nào tạo nên điểm mạnh và điểm yếu của DN, đồng thời cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của công ty, trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp quản trị phù hợp

Ngày đăng: 25/08/2024, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w