1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn luật wto tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ wto liên quan đến nguyên tắc nt

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO liên quan đến nguyên tắc NT
Tác giả Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Danh Tuan, Vũ Thị Hà Trang, Dương Minh Tỳ, Lộ Quy Vương, Tăng Vũ Hoàng Minh, Pham Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật WTO
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Cuộc tranh chấp giữa các bên tập trung vào việc nguyên đơn cho rằng Luật thuế với đồ uống có cồn của Nhật Bản đã đưa ra mức thuế cao hơn cho đồ uống có cồn có xuất xứ từ các quốc gia này

Trang 1

BO TU PHAP TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

BAI TAP NHOM

MON: LUAT WTO

DE BAI:

Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khô

WTO liên quan đến nguyên tắc NT

NHÓM: 08 LỚP: N01-TL2

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIEN BAN XAC DINH MUC DO THAM GIA

VA KET QUA THAM GIA LAM BAI TAP NHOM

Nhóm: 08 Lớp: N01-TL2 Khoa: Luật TMQT Khóa: K46

Tổng số sinh viên của nhóm: 07

+ Có mặt: 07

+ Vắng mặt: 0 Có lý do: Không có lý do:

Môn học: Luật WTO Đề bài: Tìm hiểu 1 vụ tranh chấp trong khuôn khô WTO liên quan đến nguyên tắc NT Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: Đánh giá của sự Đánh giá của giáo viên Ma so SV

STT SV Họ và tê 9 va ten SV kí " | piém | Diem | GV ki ¬ _ AIBIC|I ten (số) | (chữ) | tên 462451 | Nguyễn Thị Hà Trang 462452 | Vũ Thị Hà Trang 462453 | Nguyễn Danh Tuan 462454 | Dương Minh Tú 462455 | Lé Quy Vương 462456 | Tăng Vũ Hoàng Minh “STE

DN] ny] BY] GO] NR] eR 462457 | Pham Thu Trang

Hà Nội, ngày 18 thang 04 nam 2023 TRƯỞNG NHÓM Kết quả điểm bài viết + Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

Kết quả điểm thuyết trình:

Giáo viên cho thuyết trình:

Điểm kết luận cuối cùng: Giáo viên đánh giá cuối củng:

Trang 3

MUC LUC

1 Bên nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu (EC), Canada, Hoa Kỳ - << 3

Ill Y KIEN CUA CO QUAN GIAI QUYET TRANH CHAP - BINH LUAN VE Y KIEN.7

1 Y kiến của cơ quan giai quyét tranh chap 8

2 Binh luận về y kiến của cơ quan giải giải quyết tranh chấp 10

Trang 4

MO DAU

Ngày nay, Đối xử quốc gia (Nation treatment — NT) duoc coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế nói chung cũng như các quan hệ thương mại quốc tế nói riêng NT thường được hiểu là việc một quốc gia đành cho hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia khác những ưu đãi không kém thuận lợi hơn so với ưu đãi mà quốc gia đó đang và sẽ áp dụng cho hàng hóa nội địa Chính vì tác động to lớn tới thương mại hàng hóa, nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi giữa các quốc gia, tạo tiền đề đề thúc đây việc thiết lập quan hệ thương mại trên cơ sở hợp tác, bình đăng và cùng có lợi Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa trên toàn thế giới, chế định Đối xử quốc gia trong các hiệp định dần được hoàn thiện về

cả nội dung pháp lý lẫn cơ chế vận hành Trong đó, sự ra đời của Tô chức thương mại thế giới (WTO) bao gồm hầu hết các nền kinh tế đã tạo lập vị thế mới cho NT Từ đây, NT không còn đơn thuần là việc đối xử ưu đãi như tên gọi vốn có mà trở thành tiêu chuân ứng xử tối thiêu mà quốc gia đành cho các đối tác thương mại của mình Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng nguyên tắc NT cho thấy, trên thế giới, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như những nguyên nhân chủ quan nên vẫn còn phát sinh vô số những tranh chấp khác nhau dẫn tới mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO bị ảnh hưởng nhất định Do Vậy, VỚI mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về việc áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại quốc tế, nhóm chúng em quyết dinh Iva chon an 1é “Japan — Taxes on Alcoholic Beverages II, W1/DS8/⁄1B/R (1996)” — Vụ kiện giữa Cộng đồng Châu Au (EC), Canada, Hoa Ky va Nhat Ban về việc đánh thuế lên các đồ uống có cồn

NOI DUNG

I TOM TAT DIEN BIEN VU VIEC

1 Các bên tham gia

- Nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ

- Bi don: Nhat Ban

2 Sự kiện pháp lý

Ngày 14/09/1995, Cộng đồng Châu Âu (EC) yêu cầu thành lập Ban hội thắm dé xem xét khiếu nại chống lại Nhật Bản liên quan tới luật thuế áp đụng với đồ uống có cồn của Nhật Bán (Shuzeiho), sửa đôi luật số 6 năm 1953 (Luật thuế đối với đồ uống có cồn) mà cụ thể là

mức thuế đối với bốn sản phẩm: Vodka, gin, rum, generver Cung ngay, Canada va Hoa Ky căn cứ theo các Điều XXIII GATT 1994 va Điều 4, 6 DSU yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB thành lập Ban hội thâm để xem xét cùng các vẫn đề như trên với các sản phâm whisky/brandy, liqueurs từ Canada và Rượu spirits trắng và Spirits nâu

Cuộc tranh chấp giữa các bên tập trung vào việc nguyên đơn cho rằng Luật thuế với đồ uống có cồn của Nhật Bản đã đưa ra mức thuế cao hơn cho đồ uống có cồn có xuất xứ từ các quốc gia này so với những sản phẩm tương tự hay cạnh tranh trực tiếp tại thị trường nội địa

Cụ thê, Nguyên đơn cáo buộc rằng Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản năm

1987, chia nhóm rượu whisky/brandy thành nhóm whisky và brandy, trong đó chia nhóm whisky thành 3 nhóm nhỏ là: nhóm đặc biệt, nhóm 1 và nhóm 2 Trong khi đó, nhóm rượu shochu (sản phẩm nội địa Nhật Bản) được chia thành 2 nhóm là nhóm A va nhom B Mire thuế cụ thê được áp dụng với mỗi loại và mỗi phân nhóm nhỏ của loại đồ uống đó Đặc biệt,

Trang 5

thuế đánh phần trăm (ad valorem) có thế được áp dụng với các phân nhóm nhỏ của nhóm whisky là nhóm đặc biệt, nhóm 1, nhom 2 khi giá của các sản phẩm này vượt quá một mức nhất định Nhưng mức thuế này lại không được áp dụng với shochu nhóm A và B

Ngày 2/2/1989, Nhật Bản ra thông cáo chính thức với các đối tác thương mại rằng mức thuế tinh theo phần trăm và hệ thống phân loại như vậy đã bị xóa bỏ hoàn toàn, kết quả là chỉ còn một mức thuế chung áp dụng với tất cả các nhóm whisky/brandy, cùng với đó sự khác biệt về mức thuế giữa whisky/brandy va shochu dA duoc thu hep đáng kê thông qua việc giảm mức thuế cụ thể với whisky/brandy và tăng mức thuế cụ thê với rượu shochu Tuy nhiên, bên nguyên đơn vẫn cho rằng đạo Luật này vẫn có sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm

nhập khâu và nội dia

Ngoài ra, Luật thuế với đồ uống có cồn của Nhật Bản, sau khi được ra thông báo sửa đổi vào năm 1989, đã đưa ra một hệ thống tính thuế nội địa áp dụng với tất cả các sản phẩm

dé uống có cồn được sản xuất trong nội địa hoặc được nhập khâu với nồng độ cồn không

dưới 1 độ để tiêu thụ tại Nhật Ban

Ngày 11/07/1996, báo cáo của Ban hội thâm được chuyên tới các thành viên Trong báo cáo, Ban hội thâm kết luận rằng Hệ thống thuế của Nhật Bản đã dành sự ưu đãi hơn cho sản phẩm shochu nội địa so với nhóm sản phẩm whisky/brandy Do vậy mà Nhật Bản đã vi phạm

Điều III:2 của GATT 1994

Ngày 8/8/1996, Nhật Bản nộp đơn kháng cáo Bản báo cáo của Cơ quan Phúc thâm tán thành với kết luận của Ban hội thâm răng Luật thuế áp dụng đối với đồ uống có cồn của Nhật

Bản là không phù hợp với Điều III:2 GATT 1994, nhưng cũng chỉ ra một số kết luận chưa

phủ hợp với các căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn giải quyết vụ việc của Ban hội thâm

Ngày 01/11/1996, Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo của cơ quan phúc thâm và báo cáo của Ban hội thâm được sửa đôi bởi Cơ quan phúc thâm Đồng thời, cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra thời hạn hợp lý đề Nhật Bản thực hiện các khuyến nghị, biện pháp khắc phục là 15 tháng kế từ ngày Báo cáo được thông qua, tức thời hạn đặt ra kết thúc

vào ngày 1/2/1998 Nhật Bản đã trình bày những phương án nhằm thực thi phán quyết và

được nguyên đơn chấp thuận

3 Các vấn đề pháp lý đặt ra

- Các sản phẩm thuộc nhóm rượu shochu và nhóm rượu mạnh, whisky/brandy liệu có phải là các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, có khả năng thay thế trực tiếp sản phẩm trực tiếp của sản phẩm nội địa?

- Việc Nhật Bản áp dụng mức thuế với nhóm sản phẩm đỗ uống có cồn xuất xứ từ EC, Hoa Kỳ, Canada cao hơn so với nhóm sản phẩm rượu shochu có phải những biện pháp kém thuận lợi hơn mà Nhật Bản dành cho các đồ uống có cồn nhập khẩu so với sản phẩm nội địa?

- Việc Nhật Bản áp dụng mức thuế cho đồ uống có cồn xuất xứ từ nguyên đơn so với nhóm sản phẩm nội địa liệu có nhằm mục đích bảo hộ thị trường trong nước?

4 Luật áp dụng

1 Trong đó, Luật này chia các đồ uống có cồn thành 10 nhóm và những phân nhóm nhỏ khác nhau gồm: sake, sake có nồng độ kết hợp

(compound sake), shochu (Nhém A, nhóm B), whisky/brandy, mirin, bia, rượu (rượu thông thường, rượu ngọt), spirifs, liqueurs, các loại khác Theo Luật này, thuế được đánh căn cứ vào giá bán sỉ Các mức thuế khác nhau áp dụng đối với mỗi nhóm và các phân nhóm khác nhau trong đó có nhóm shochu và nhóm whisky/brandy

Trang 6

- Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 (GATT 1994): Các Điều

IH.1, IIL2 GATT 1994

- Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

(DSU): Các Điều 3.2, 4, 6, 9 DSU

H LẬP LUẬN CỦA CÁC BEN

1 Bên nguyên đơn: Cộng đồng Châu Âu (EC), Canada, Hoa Kỳ

a Cong đồng Châu Âu (EC)

Thứ nhất, với câu thứ nhất Điều IIL2 GATT 1994, EC cho rằng đề đánh giá việc tuân thủ câu thứ nhất của III.2 bắt buộc phải xem xét tới 2 điều kiện: (1) Phải xác định sản phâm

nội địa và sản phâm nhập khâu có phải sản phẩm tương tự nhau hay không: (2) Nếu thỏa mãn điều kiện thứ nhất thì buộc phải xem xét sản phẩm nhập khâu có bị “phân biệt đối xử” về mức thuế suất so với sản phẩm trong nước hay không.! Theo đó, EC khắng định nhóm sản phẩm “spirits” (bao gồm các sản phâm vodka, gin, rum, ouzo va korn) theo cach phan loai của Luật thuế Nhật Bản, là sản phẩm tương tự với nhóm rượu shochu Bởi 2 nhóm sản phẩm này các đặc tính vật lý và quy trình sản xuất rượu mạnh và rượu shochu A và B là giỗng nhau? Bên cạnh đó, EC còn chỉ ra rượu shochu và rượu mạnh về cơ bản có cùng mục đích sử dụng Cả hai sản phẩm đều có thể được sử dụng trực tiếp, uỗng với đá hoặc phô biến hơn là pha loãng với nước hoặc với đồ uống không có cồn khác và đều được sử dụng một cách rộng rãi, bất kế tuôi tác, giới tính hay nghề nghiệp (được minh chứng bằng 2 bản nghiên cứu thị trường của EC Đồng thời, EC đã đệ trình một minh hoạ nổi bật về sự “tương tự” giữa shochu và rượu mạnh, thông qua sự thay đổi của thương hiệu Juhyo.? Theo truyền thống, thương hiệu này được nhà sản xuất địa phương Suntory bán dưới dạng rượu vodka và chiếm gan một nửa sản lượng rượu đó của Nhật Bản Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 1993, Suntory bat đầu tung ra thị trường sản phẩm tương tự là "Juhyo shochu" và vẫn được nhóm khách hàng

cũ ủng hộ mạnh mẽ Tắt cả những gì cần thiết để đạt được sự thay đôi về sản phẩm này là ngừng sử dụng than củi bạch đương làm vật liệu lọc Hơn nữa, rượu shochu và tất cả các loại

"rượu mạnh" khác ngoài rượu gin và rượu rum đều thuộc cùng một phân nhóm HS (HS

2208.90) Điều này khăng định rằng sự khác biệt giữa shochu và loại "rượu mạnh" là không

quá đáng kê

Theo EC, Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản áp dụng mức thuế khác nhau với 2 phân nhóm sản phẩm của shochu và nhóm rượu mạnh Tỷ lệ thuế đánh vào mỗi lít

“shochu B” luôn luôn thấp hơn mức thuế áp dụng với nhóm rượu mạnh Mức thuế áp dụng với các sản phâm shochu A cũng thấp hơn với nhóm rượu mạnh nếu nồng độ cồn trong đồ uống dưới mức 36-37% Trên tỷ lệ này, mức thuế với shochu A sẽ cao hơn nhóm rượu mạnh Tuy nhiên, theo định nghĩa sản phẩm shochu A theo Luật thuế của Nhật Bản, nồng độ côn tối

đa của loại đồ uống này là 36% Do vậy mà trong thực tiễn, mức thuế áp dụng với rượu mạnh luôn cao hơn so với shochu Cu thé hon, Cộng đồng lập luận rằng chỉ số phân biệt thuế giữa

1_ Điều IIIL.2 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 (GATT 1994)

? Hai loại rượu shochu và hầu hết các loại rượu thuộc danh mục "rượu mạnh" là đồ uống có màu trắng/trong với hàm lượng côn tương

đối cao được sản xuất bằng cách chưng cất từ củng một lượng lớn nguyên liệu thô (ví dụ: ngũ cốc, khoai tây )

° Đoạn 4.53, Báo cáo của cơ quan phúc thâm

Trang 7

rượu shochu B có độ mạnh phé biến nhất (25%) và "rượu mạnh" có độ mạnh phé biến nhất

(40%) là 389%, Nếu so sánh thuế suất tính trên lít rượu nguyên chất thay vì thuế suất tính

trên lít từng loại nước giải khát thì mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng “rượu mạnh” còn cao hơn rất nhiều và chỉ số phân biệt đối xử về thuế lên tới 243%' Bắt chấp cách theo cách tính thuế mới của Nhật Bản, là việc đánh thuế trên từng lít rượu nguyên chất, thay vì đánh thuế trên lít của từng loại rượu, thì mức thuế áp dụng với rượu mạnh vẫn sẽ cao hơn Với khăng định nhóm rượu mạnh và nhóm shochu là các sản phẩm tương tự nhau, theo như báo cao cua EC truce đó, thi việc Nhật Bản áp dụng mức thuế suất khác nhau với 2 loại sản phẩm

này là không phù hợp với câu đầu tiên của Điều IIL2 GATT 1994

Thứ hai, với câu thứ 2 của Điều IIL2 GATT 1994, thuế suất áp dụng với mỗi lít rượu

của nhóm “whisky/brandy” cao hơn so với mức thuế áp dụng với nhóm shochu Tương tự, thuế đánh vào “rượu mùi” cũng cao hơn với shochu B Với shochu A, mức thuế áp dụng với sản phẩm này thấp hơn “rượu mùi” trong trường hợp nồng độ côn trong sản phâm thấp hơn 33% Vượt quá tỉ lệ này, mức thuế áp dụng với shochu A sẽ cao hơn Nhưng, phần lớn sản phẩm shochu A trên thị trường Nhật đều có nồng độ cồn dưới 25% Vì vậy, mức thuế áp dụng với shochu A về cơ bản là đều thấp hơn rượu mùi Trong khi đó, EC nhận thấy rằng rượu mùi, whisky/brandy là những sản phâm có thể cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế nhóm sản phâm shochu Bởi lẽ, EC chứng minh được rằng một tỷ lệ rất cao người tiêu dùng shochu cũng là người tiêu dùng thường xuyên rượu whIsky/brandy, rượu mùi và tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ người tiêu dùng đồ uống có cồn nói chung Bên cạnh đó, sự thay thé va cạnh tranh trực tiếp của 2 loại sản phẩm này thể hiện ở trong thực tế là quảng cáo của nhiều nhãn hiệu rượu shochu có xu hướng nhân mạnh sự tương đồng của chúng với rượu whisky và/hoặc rượu mạnh về nguyên liệu thô, thành phần, quy trình sản xuất quá trình và truyền thống? Trong một số trường hợp, chính sách này đã được theo đuổi đến mức cực đoan trong việc sửa đôi các phương pháp sản xuất rượu shochu truyền thống nhằm cô găng tạo cho nó vẻ ngoài và hương vị giống như rượu whisky

Ngoài ra, theo EC, để xác định khả năng cạnh tranh/thay thế trực tiếp giữa các sản phẩm, cần căn cứ vào độ co giãn của cầu theo giá chéo Về độ co giãn của cầu theo giá chéo giữa các sản phâm, Cộng đồng đã đưa ra kết quả của một nghiên cứu do Ủy ban Rượu của Cộng đồng Doanh nghiệp Châu Âu tại Tokyo ủy quyền và được thực hiện vào tháng 2 năm

1996 bởi ASI Market Research Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mức giá hiện tại (có tính thuế) cho chai rượu whisky màu nâu 0,72 lít giảm 500 (nghĩa là thấp hơn mức chênh lệch thuế hiện hành giữa rượu shochu và "rượu whisky/rượu mạnh") và giá cho chai rượu shochu 0,72 lít vẫn cô định ở mức hiện tại, tỷ lệ người được hỏi sẽ mua chai rượu shochu 0,72 lít thay vì chai rượu whisky tương đương sẽ giảm từ 65,4% xuống chỉ còn 37% Một kết quả tương tự cũng đạt được khi khoảng cách giá gây ra bởi sự khác biệt vẻ thuế hiện hành được lấp đầy bằng cách tăng giá rượu shochu và giảm giá rượu mạnh đồng thời Điều này, theo quan điểm của Cộng đồng, xác nhận rằng tất cả chúng, ít nhất là có sự co giãn theo giá chéo

1 Đoạn 4.59, Báo cáo của cơ quan phúc thâm

? Đoạn 4.55, Báo cáo của cơ quan phúc thâm

> Doan 4.82, Bao cáo của cơ quan phúc thâm

Trang 8

Do đó, có thê kết luận rằng, sự cạnh tranh về giá piữa rượu shochu với các loại rượu mạnh vả rượu mùi khác bị bóp méo bởi mức thuế thấp hơn áp dụng cho rượu shochu

Cộng đồng EC cũng chỉ ra thêm rằng rượu shochu và các loại rượu whisky/brandy hay rượu mùi khác cạnh tranh lẫn nhau bởi chúng đều có sẵn trong các kênh thương mại giỗng nhau và được xúc tiễn và quảng cáo theo cách tương tự nhau Cộng đồng đã đệ trình rằng kết quả của một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng ở khu vực Tokyo! chứng tỏ rang ca nha ban

lẻ và công chúng đều coi chúng là sản phẩm cạnh tranh và có thê thay thế Cả với nhóm rượu mạnh, trong trường hợp Ban hội thâm không coi đó là sản phẩm tương tự với shochu, EC cho rằng nhóm sản phâm này vẫn có thế coi là cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế trực tiếp shochu

EC lưu ý rằng whisky/brandy và phần lớn sản phẩm rượu mạnh, rượu mùi hiện có trên thị trường Nhật Bản, Nhật Bản không thê tự sản xuất mà đều phải nhập khâu với số lượng lớn Trong khi đó, shochu được sản xuất chủ yếu tại Nhật bản và hầu hết rượu shochu tiêu thụ tại Nhật đều được sản xuất trong nước Cụ thể, nhập khâu rượu shochu chiếm một phần không đáng kề trong tổng doanh số bán rượu shochu ở Nhật Bản (1,7% năm 1994), nhưng doanh số bán rượu shochu sản xuất trong nước chiếm gần 80% tông doanh số bán rượu chưng cất sản xuất trong nước và rượu mùi Ngược lại, trong cùng năm đó, hàng nhập khâu

từ các nước thứ ba chiếm 27% tổng đoanh số bán rượu whisky, 29% tổng doanh số bán rượu mạnh, 18% tong doanh số bán rượu mạnh và 78% tong doanh số bán rượu mạnh bán rượu mui đích thực

Với những lập luận nêu trên, EC khẳng định việc Nhật Bản áp mức thuế suất khác biệt

giữa các nhóm sản phẩm cạnh tranh hay có thể thay thế trực tiếp lẫn nhau là nhằm bảo hộ thị trường nội địa cho shochu, do vậy mà đã vi phạm câu số 2, Điều III.2, GATT 1994

b Canada

Tương tự như Cộng đồng Châu Âu, Canada cho rằng các sản phẩm whisky, brandy, các loại đồ uống có cồn khác rượu mùi và shochu đều là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và

là các sản phẩm có thê thay thế cho nhau Vì vậy, việc Nhật Bản áp mức thuế với 4 san pham này cao hơn so với mức thuế đánh vào rượu shochu, là đang bảo hộ thị trường nội địa và do vậy mà đã vi phạm nghĩa vụ Đối xử quốc gia theo Điều III.2, câu thứ hai

c Hoa Ky

Hoa Kỳ hoàn toàn nhất trí với các lập luận cũng như dẫn chứng của Cộng đồng Châu

Âu, Hoa Kỳ lập luận rằng rượu spirits trắng và nâu là các sản phẩm tương tự với shochu Do vậy, sự khác biệt trong việc Nhật Bản đánh thuế rượu shochu và vodka, spirits trang, nau va

các loại rượu mạnh khác là không phù hợp với Điều III2 GATT, câu thứ nhất Trường hop

Ban hội thâm không cho rằng đó là các sản phẩm tương tự thì Hoa Kỳ cho rằng tất cả các loại rượu mạnh trăng đều là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp và có thé thay thé shochu Do d6,

Nhật Bản đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo câu thứ nhất Điều III.2 GATT 1994

2 Bên bị đơn: Nhật Bản

1 71% "quán ăn nhanh" (một loại cửa hàng mà rượu kiểu phương Tây theo truyền thống chiếm ưu thế) hiện phục vu ca brandy va shochu Cá tại các cửa hàng tại chỗ và tại các cửa hàng bán đồ tiêu dùng tại nhà, rượu shochu được định vị và quảng bá song song với các loại rượu mạnh và rượu mùi khác

Trang 9

a Với nghĩa vụ được quy định trong câu thứ nhất Điều HIL2 GATT 1994

Thứ nhất, về liệu shochu và rượu mạnh có phải sản phẩm tương tự, Nhật Bản lập luận rằng nếu bốn tiêu chí của Cộng động được áp dụng chính xác vào thực tế thì hai sản phẩm này sẽ không phải là các sản phẩm tương tự nhau Xét đặc tính vật lý, bản chất của sản phẩm, nồng độ côn của shochu (đúng với nghiên cứu của EC) vào khoảng 20-25%, tỷ lệ này gần với rượu vang và rượu sake (12-15%) hơn là rượu mạnh (khoảng 40%) Hầu hết rượu shochu không gia tăng mùi vị, chất lượng sau khi chưng cất (hơn 99% không được ủ trong thùng gỗ) trong khi chất lượng rượu mạnh được thể hiện rõ ràng qua hương liệu, tính chế bằng than bạch đương hoặc ủ.'! Về mục đích sử dụng, thói quen của người sử đụng, 60% người tiêu dùng uống shochu trong bữa ăn nhưng 63% người lại uỗng rượu mạnh sau bữa ăn Nhật Bản còn thống kê được rằng có 42% người tiêu dùng shochu, nhưng chỉ có lần lượt 4%, 2% và không có ai đùng rượu vodka, gin và gum uống sản phẩm nêu trên với nước nóng Đối với quan điểm của Nhật Bản về thương hiệu Juhyo mà EC đề cập tới, "Juhyo Vodka" và "Juhyo Shochu" là hai sản phẩm riêng biệt với nguyên liệu thô khác nhau và phương pháp sản xuất khác nhau được bán dưới cùng một thương hiệu đã được thiết lập và đương nhiên không phải

là "sản phâm tương tự"

Ngoài ra, Nhật Bản trình bày rằng điểm chung về các cửa hàng bán hàng và phong cách quảng cáo giữa "rượu mạnh" và rượu shochu như Cộng đồng đã chỉ ra, cũng được quan sát thấy ở tất cả các loại đồ uống có cồn và không cồn và do đó không chứng minh được rằng các sản phâm đó là "giống nhau” Đặc biệt, chỉ có 6% người tiêu đùng được phỏng vấn, trả lời rằng họ sẽ uống rượu mạnh nếu không có rượu shochu Với cách phân loại sản phẩm trong bang HS ma EC dé cap, Nhat Ban dé trinh rang HS không được thiết lập cho các mục đích khác ngoài việc áp thuế và không đưa ra các tiêu chí thích hợp để đánh giá "sự giống nhau" theo Điều III

Thứ hai, Nhật bản cho rằng việc kiếm tra xem mức thuế áp dụng có được coi là phân biệt giữa các sản phẩm với nhau hay không nên được thực hiện thông qua việc so sánh giữa

tỷ lệ thuế/giá Đối với Nhật Bản, tỷ lệ thuế/giá là thước đo ưu việt để kiểm tra việc phân biệt

đối xử về thuế vì nó cho thay tác động tốt hơn đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng (và do

đó là sự phân biệt đối xử) so với tỷ lệ thuế trên khối lượng sản phâm hoặc nồng độ cồn Người tiêu dùng chọn sản phẩm bang cách so sánh giá cả và giá trị tông thê của sản phẩm, dựa trên hương vị, hương vị và các tính năng khác và thường không mua một sản phâm dựa trên kích thước hay nồng độ cồn của rượu Nhật Bản đệ trình rằng tỷ lệ thué/gia ruou binh quân gia quyền đối với 20 nhãn hiệu bán chạy nhất của rượu shochu A, rượu shochu B trong nước, rượu vodka nhập khẩu, rượu rum nhập khâu và rượu gin nhập khẩu lần lượt là 22%,

13%, 18%, 12% và 18% Do đó, Nhật bản kết luận rằng thuế đánh vào rượu mạnh sẽ không

được coi là phân biệt đối xử với rượu shochu khi một cách thức xác định mức thuế thích hợp được áp dụng

b Với nghĩa vụ quy định trong câu thứ hai Điều III.2 GATT 1994

Trước hết, về sản phẩm có thể cạnh tranh va thay thé trực tiếp, Nhật Bản lập luận rằng whisky/brandy và shochu khác nhau cơ bản về nguyên liệu (shochu có mạch nha so với

1 Đoạn 4.54, Báo cáo của cơ quan phúc thâm

Trang 10

whisky không có mạch nha), việc xử lý sau chưng cất (ủ trong thùng gỗ so với trên 99% không ủ trong thùng gỗ), nồng độ cồn (khoảng 40% so với 20 đến 25%) và màu sắc (0,2 đến 0,8 mật độ quang học so với 0,08 mật độ quang học) Không có bất kỳ người tiêu dùng nào

sử dụng rượu whisky đề trộn với nước nóng hoặc nước trái cây, trong khi 42% và 37% người tiêu dùng rượu shochu làm tương ứng Nhật Bản tiếp tục trích dẫn câu trả lời của người tiêu dùng đối với các câu hỏi của Shakai-Chosa Kenkyujo (Viện Nghiên cứu Xã hội) Nhật Bản lập luận rằng theo khảo sát, nếu không có rượu whisky, 32% người tiêu dung sé chon bia, 32% sẽ chọn rượu mạnh và chỉ 10% chọn rượu shochu Nếu không có rượu shochu, 35% sẽ chọn bia, 30% sé chon ruou sake va chi có 69 va 4% tương ứng chọn "rượu mạnh” (ví dụ:

gin, rum, vodka) va Scotch whisky.'

Dap lại cáo buộc của Cộng đồng về tính co giãn theo giá chéo, Nhật Bản đã gửi phản bác lại các lập luận của Cộng đồng về những thay đôi trong việc tiêu thụ rượu whisky và rượu shochu kê từ năm 1989, phản hồi của người tiêu dùng đối với các câu hỏi của Shakai- Chosa Kenkyujo (Viện Nghiên cứu Xã hội) và kết quả phân tích kinh tế lượng của thống kê khảo sát hộ gia đình quốc gia Cụ thể, những nghiên cứu này đã sử dụng 16 phương trình đã được phát triển để giải thích mức tiêu thụ rượu shochu và mức tiêu thụ rượu whisky tương ứng Kết quả chỉ ra rằng: giá rượu whisky không thê giải thích một cách logic về sự tăng hay giảm trong nhu cầu rượu shochu; thậm chí là khi giá rượu shochu cảng cao thì mức tiêu thụ rượu shochu càng lớn hoặc giá rượu whisky cảng cao, mức tiêu thụ shochu càng thấp Ngược lại, tính co giãn theo giá chéo giữa shochu và bia lại được thể hiện một cách rõ ràng hơn rất nhiều Nói cách khác, rượu shochu và rượu whisky không cạnh tranh với nhau tại thị trường Nhật Bản

Thứ: hai, vỀ việc áp dụng mức thuế suất khác biệt giữa sản phẩm nội địa và nhập

khẩu, căn cứ theo câu thứ 2, Điều III.2 GATT 1994, Nhật Bản cho răng cần xem xét sự khác

biệt đó có nhằm bảo hộ thị trường nội địa hay không và nếu Luật thuế với đồ uống có cồn của nước này không nhằm mục đích bảo hộ thị trường thì không vi phạm Đối với Nhật Bản, Luật thuế rượu không làm biến dạng mối quan hệ cạnh tranh giữa sản phẩm nhập khâu và sản phẩm trong nước vì những lý do sau Đầu tiên, tỷ lệ thuế/giá của tất cả các loại sản phẩm gần như giống nhau Về việc kiểm tra tác động mả thuế tạo ra, tỷ lệ thué/gia là thước đo tốt hơn (như đã trình bày ở phần trên) Ngoài ra, khi xem xét vấn đề bảo hộ nội địa, điều cần xem xét

không phải là ty lệ nhập khâu mà là liệu sản phẩm nội địa có được sản xuất ở các nước khác

hay không và liệu sản phâm nhập khẩu cũng được sản xuất trong nước hay không Và shochu cũng được sản xuất và tiêu thụ bên ngoài Nhật Bản với số lượng lớn tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đồng thời các sản phâm rượu whisky/brandy cũng được sản xuất với quy mô tương đối lớn ngay tại Nhật Bản? như đã lập luận ở phần trên, giữa rượu shochu và rượu nhập khẩu, do đó loại trừ mọi khả năng xảy ra tác động bảo hộ thị phần nội địa Do đó, Luật thuế rượu của Nhật Bản không thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào dé được coi là nhằm bảo hộ thị trường nội địa nên hoàn toàn không mâu thuẫn với Điều III:2

1 Đoạn 4.80, Báo cáo của Cơ quan phúc thâm

? Cụ thể, thị phần rượu whisky nội địa chiếm 27% năm 1988 và 19,6% vào năm 1990, Đồng thời, không có mối quan hệ cạnh tranh

trực tiếp hoặc thay thế (không có sự co giãn theo giá chéo)

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w