Chuẩn đầu ra của học phần Kiến thức: Môn học đặt trọng tâm vào việc trang bị cho học viên những khái niệm, mô hình, công cụ vềkĩ thuật tài chính căn bản, tài chính doanh nghiệp và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Phân tích kĩ thuật trong tài chính
- Mã học phần: 0101121653
- Số tín chỉ: 2 tín chỉ
- Học phần tiên quyết/học trước: Phân tích báo cáo tài chính, Toán tài chính, Phân tích cơ bản trong tài chính
- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Không
2 Chuẩn đầu ra của học phần
Kiến thức:
Môn học đặt trọng tâm vào việc trang bị cho học viên những khái niệm, mô hình, công cụ về
kĩ thuật tài chính căn bản, tài chính doanh nghiệp và hướng dẫn cách ứng dụng trong thực tiễn thông qua các nghiên cứu tình huống trên thị trường tài chính Việt Nam
Kỹ năng:
+ Kĩ năng cứng: Người học có thể sử dụng công cụ kĩ thuật như Excel để phân tích tài
chính, định giá tài sản chính Ứng dụng hàm Solver để xây dựng danh mục đầu tư bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và trên cơ sở đó ra quyết định đầu tư
+ Kĩ năng mềm: Nhận diện, phân tích, đề xuất các chính sách, và ra
việc phát triển doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích đó, người học có thể ra quyết định đầu tư, hoặc tư vấn chiến lược tài chính của doanh nghiệp
Thái độ:
- Có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, hợp tác, hứng thú trong quá trình học tập học phần
- Tích cực, chủ động trong ứng dụng, thực hành trên các phần mềm tin học giải các bài tập lớn
3 Tóm tắt nội dung học phần:
Trong môn học này, người học sẽ sử dụng các kiến thức căn bản đã học trong phân tích cơ bản trong tài chính để phân tích tài chính doanh nghiệp
Người học sẽ được giới thiệu khung và các công cụ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, tiếp cận lý thuyết cơ cấu vốn và thực hành định giá doanh nghiệp
Phần cuối cùng của môn học được dành cho nội dung phân tích rủi ro và các công cụ tài chính phái sinh Học viên sẽ thực hành phân tích rủi ro theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo, tiếp cận khái niệm và nguyên lý định giá các công cụ hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, và học sử dụng các công cụ này để quản lý rủi ro
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần
4.1 Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành:
Nội dung chi tiết Số tiết Mục tiêu cụ thể Nhiệm vụ cụ thể
của sinh viên
Lên lớp Thí
Phụ lục 3
Trang 2nghiệm, thực hành, điền dã
Lý thuyết
Bài tập, thảo luận
Chương 1: Tiến trình đầu
tư chứng khoán 3 0 0 Người học hiểu được quy
trình định giá chứng khoán và lý thuyết định giá như: Dòng thu nhập mong đợi, tỷ suất sinh lời mong đợi,
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu [1]: Phần 1,trang 7-18
1.1 Tổng quan về quá trình
định giá
1.2 Lý thuyết định giá
Chương 2: Lập mô hình
định giá trái phiếu
4 0 0 Sau khi học xong chương
này, sinh viên có thể định giá trái phiếu và ra quyết định đầu tư
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu bắt buộc [1]: Phần 1,
+ Đọc tài liệu tham khảo [1]: Mục 7.1, chương 7, trang 177-191
2.1 Trái phiếu là gì
2.2 Đặc điểm chính của trái
phiếu
2.3 Rủi ro khi đầu tư vào
trái phiếu
2.4 Định giá trái phiếu
Chương 3: Định giá cổ
phiếu
2 2 0 Học xong chương này,
người học có thể định giá
cổ phiếu và quyết định đầu tư
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu bắt buộc [1]: Phần 1, trang 19-24
+ Đọc tài liệu tham khảo [1]: Mục 5.1 đến 5.4, Chương 5, trang 48-68, Mục 7.2, chương 7, trang 191-199
3.1 Cổ phiếu
3.2 Các loại cổ phiếu
3.3 Chính sách cổ tức
3.4 Định giá cổ phiếu
Chương 4: Phân tích
Người học có thể phân tích và nhận định xu hướng phát triển của ngành Phân tích các tác động: lạm phát, lãi suất đến tăng trưởng của ngành
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu bắt buộc [1]: Phần 4, trang 164 – 224;
4.1 Tại sao phải phân tích
ngành
4.2 Phân tích thế mạnh kinh
tế của ngành
4.3 Chu kì kinh doanh và
các thành phần của ngành
4.4 Phân tích mức độ cạnh
tranh của ngành
4.5 Ước lượng tỷ suất sinh
lời của ngành
4.6 Phân tích ngành sử
dụng mô hình định giá
tương đối
Chương 5: Phân tích thị
trường chứng khoán
3 3 Người học có thể định giá
thị trường chứng khoán bằng các phương pháp:
DDM, FCFE, tỷ số tương đối, P/E, sinh lợi cổ phần thường
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu [1]: Phần 3, trang 87-149
5.1 Định giá thị trường sử
dụng mô hình DDM
5.2 Định giá thị trường sử
dụng mô hình
5.3 Mô hình định giá sử
Trang 3dụng tỷ số tương đối
5.4 Ước lượng thu nhập
mỗi cổ phần dự kiến
5.5 Ước tính tỷ số P/E
5.6 Tính toán tỷ suất sinh
lợi cổ phần thường
Chương 6: Phân tích
ngành ngân hàng
6 3 0 Học xong chương này,
người học hiểu được rủi ro liên quan đến ngân hàng:
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất Người học có thể nắm bắt được thành công của ngân hàng thông qua các dấu hiệu: ROE, ROA…
Nghiên cứu trước: + Đọc tài liệu [1]: Phần 8, trang 383 – 397
6.1 Lợi thế kinh tế của các
ngân hàng
6.2 Những dấu hiệu dự báo
sự thành công của các ngân
hàng
6.3 Những điều cần nhớ khi
đầu tư vào ngân hàng
4.2 Học phần thực hành: Không
Nội dung chi tiết tiết Số Mục tiêu cụ thể
Dụng cụ, thiết bị sử dụng
Định mức vật tư/SV, nhóm SV
Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần
5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần Hình thức thi: Tự luận
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần Hình thức thi: Tự luận
6 Tài liệu học tập:
6.1 Tài liệu bắt buộc:
1 Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên (2008) Phân tích tài chính NXB Lao Động –
Xã hội
6.2 Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Quang Thu (2015) Quản trị tài chính căn bản NXB Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
2 Nguyễn Năng Phúc (2009) Phân tích tài chính công ty cổ phần NXB Tài chính, Hà Nội.
7 Thông tin về giảng viên
Trần Nha Ghi, Viện Quản lý – Kinh doanh
Ngày tháng năm: 01/07/1988
Học vị: Thạc sĩ
Hướng nghiên cứu chính: Kinh tế lượng, Lập và thẩm định dự án đầu tư, phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Địa chỉ: 93 Lê Lợi, Vũng Tàu Center Email: ghitn@bvu.edu.vn Điện thoại: 0902462606
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 22 tháng 06 năm 2019
Trang 4HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN (DUYỆT)
Trần Nha Ghi